1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ MÙI VÀ KHÍ THẢI LÕ HƠI TẠI PHÂN XƢỞNG SỢI MỚI CỦA NHÀ MÁY THUỐC LÁ ĐỒNG NAI

79 177 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 2,1 MB

Nội dung

Đề tài “Thiết kế hệ thống xử lý mùi và khí thải lò hơi tại phân xưởng sợi mới của nhà máy thuốc lá Đồng Nai” nhằm đưa ra công nghệ xử lý phù hợp giúp giảm thiểu tác động ô nhiễm môi trư

Trang 1

KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ MÙI VÀ KHÍ THẢI LÕ HƠI TẠI PHÂN XƯỞNG SỢI MỚI CỦA NHÀ MÁY

THUỐC LÁ ĐỒNG NAI

SVTH: NGUYỄN THỊ PHÚC MSSV:09127105

GVHD: Th.S HUỲNH NGỌC ANH TUẤN Ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Niên Khóa: 2009-2013

Trang 2

- Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo môi trường tốt cho tôi được học và thực hành tại Trường

- Quí Thầy, Cô khoa Môi Trường và Tài Nguyên - Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã dạy tôi trong những năm học tại trường

- Thầy Huỳnh Ngọc Anh Tuấn đã tận tình định hướng, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

- Kỹ sư Đào Ngọc Hoàng tại Phân viện Khoa học Kỹ thuật Bảo hộ Lao động đã tận tình giúp đỡ hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận

- Ban lãnh đạo và toàn thể Anh, Chị công nhân viên Nhà máy thuốc lá Đồng Nai

đã tạo mọi điều kiện cho tôi được thực tập, đã truyền đạt cho tôi những kiến thức thực tế bổ ích

- Ba, Mẹ, Anh, Chị và các Bạn lớp DH09MT đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn và kính chúc mọi người Sức Khỏe, Hạnh

Phúc và Thành Đạt

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10/06/2013

Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Phúc

Trang 3

Đề tài “Thiết kế hệ thống xử lý mùi và khí thải lò hơi tại phân xưởng sợi mới

của nhà máy thuốc lá Đồng Nai” nhằm đưa ra công nghệ xử lý phù hợp giúp giảm

thiểu tác động ô nhiễm môi trường không khí xung quanh và đảm bảo sức khỏe người lao động

Bài khóa luận tốt nghiệp này đề xuất thiết kế hệ thống xử lý mùi cho phân xưởngvà thiết kế hệ thống xử khí khí thải lò hơi cho phân xưởng sợimới với công suất

4 (tấn sợi/h) đạt tiêu chuẩn 05:2009/BTNMT và đảm bảo về tiêu chuẩn vệ sinh lao động 3733/2002/QĐ-BYT

- Phương án thiết kế hệ thống xử lý mùi: Khí thải (bao gồm mùi và bụi tinh) được thu gom vào tuyến ống chính và đưa vào hệ thống buồng phun cao áp để tách bụi tinh  được đưa đến tháp than hoạt tính để xử lý mùi  thải ra ngoài nhờ quạt hút

- Phương án thiết kế hệ thống xử lý khí thải lò hơi: khí thải (tác nhân ô nhiễm là

SO2) được đưa vào tháp hấp thụ (dung dịch hấp thụ NaOH) xử lý SO2  thải ra ngoài bằng ống khói nhờ quạt hút

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

TÓM TẮT ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC HÌNH vi

DANH MỤC BẢNG vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT viii

Chương 1MỞ ĐẦU 1

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 1

1.3 NỘI DUNG THỰC HIỆN 2

1.4 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 2

1.4.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 2

1.4.2 Phương pháp khảo sát thực địa 3

1.4.3 Phương pháp phân tích và trình bày báo cáo 3

1.5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI 3

1.6 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 3

Chương 2TỒNG QUAN 4

2.1 TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY THUỐC LÁ ĐỒNG NAI 4

2.1.1 Vị trí địa lý 4

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 4

2.1.3 Điều kiện tự nhiên 5

2.2 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT 6

2.2.1 Sơ đồ quy trình công nghệ 6

2.2.2 Nhu cầu nguyên nhiên liệu cho sản xuất 9

2.2.3 Danh mục máy móc thiết bị 9

2.3 TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ KHÍ MÙI VÀ KHÍ THẢI LÒ HƠI NGÀNH THUỐC LÁ 12

Trang 5

2.3.3 Các quy trình, thiết bị thường được sử dụng trong công nghệ xử lý mùi thuốc lá

và khí thải lò hơi 14

2.3.3.1 Công nghệ xử lý mùi 14

2.3.3.2 Công nghệ xử lý khí thải lò hơi sử dụng nhiên liệu dầu FO 21

Chương 3XÂY DỰNG HỆ THỐNG XỬ LÝ MÙI VÀ KHÍ THẢI LÕ HƠI 28

3.1 ĐÁNH GIÁ BIỆN PHÁP XỬ LÝ KHÍ THẢI TẠI PHÂN XƯỞNG 28

3.1.1 Hệ thống xử lý mùi và bụi tinh trong phân xưởng sợi 28

3.2 XÂY DỰNG HỆ THỐNG XỬ LÝ MÙI VÀ BỤI TINH CHO PHÂN XƯỞNG SỢI 30

3.2.1 Cơ sở lựa chọn phương án thiết kế 30

3.2.2 Tính toán hệ thống xử lý mùi và bụi tinh 32

3.2.2.1 Vạch tuyến hệ thống hút và sơ đồ không gian hệ thống hút khí thải 32

3.2.2.2 Tính toán lưu lượng chụp hút 32

3.2.2.3Tính toán lưu lượng và đường kính cho từng đoạn ống 33

3.2.2.4 Tính toán khí động của hệ thống hút khí thải 34

3.2.2.5 Tính toán thiết bị xử lý mùi và bụi tinh 35

3.3 XÂY DỰNG HỆ THỐNG XỬ LÝ KHÍ THẢI LÒ HƠI 39

3.3.1 Lựa chọn phương án thiết kế 40

3.3.2 Tính toán thiết bị xử lý khói thải lò hơi 41

Chương 4TÍNH TOÁN KINH TẾ 48

4.1 TÍNH TOÁN KINH TẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ MÙI VÀ BỤI TINH 48

4.1.1 Giá thành của ống và phụ tùng nối ống 48

4.1.2 Giá thành thiết bị 52

4.1.3 Các chi phí khác 53

4.2 TÍNH TOÁN KINH TẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ KHÍ THẢI LÒ HƠI 54

4.2.1 Giá thành thiết bị 54

4.2.2 Các chi phí khác 55

Chương 5KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57

5.1 KẾT LUẬN 57

5.2 KIẾN NGHỊ 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

Trang 6

PHỤ LỤC 60

Trang 7

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Sơ đồ quy trình chế biến sợi thuốc 7

Hình 2.2: Sơ đồ phát sinh khí thải tại phân xưởng sợi 12

Hình 2.3: Tháp đệm 15

Hình 2.4: Tháp phun rỗng 16

Hình 2.5: Sơ đồ quy trình hấp thụ bằng nước 17

Hình 2.6: Thiết bị tháp phun rỗng 17

Hình 2.7: Sơ đồ quy trình hấp thụ bằng dung dịch NaOH 18

Hình 2.8: Thiết bị tháp đệm 18

Hình 2.9: Sơ đồ quy trình hấp thụ bằng dung dịch Ca(OH)2 19

Hình 2.10: Tháp hấp phụ than hoạt tính 20

Hình 2.11: Sơ đồ quy trình công nghệ hấp phụ mùi 21

Hình 2.12: Hệ thống xử lý khí SO2 bằng nước 23

Hình 2.13: Sơ đồ hệ thống xử lý khí SO2 trong khói thải bằng đá vôi (CaSO3) 24

Hình 2.14: Sơ đồ hệ thống xử lý khí SO2 bằng amoniac kết hợp với vôi 25

Hình 2.15: Sơ đồ hệ thống hấp thụ SO2 bằng xút (NaOH) 26

Hình 3.1: Sơ đồ hệ thống xử lý mùi và bụi tinh của nhà máy thuốc lá Đồng Nai 28

Hình 3.2: Hệ thống xử lý mùi và bụi tinh của nhà máy 28

Hình 3.3: Sơ đồ hệ thống xử lý khí thải lò hơi 29

Hình 3.4: Hệ thống xử lý khí thải lò hơi của nhà máy 29

Hình 3.5: Sơ đồ hệ thống xử lý mùi và bụi tinh 31

Hình 3.6: Sơ đồ hệ thống xử lý khí thải lò hơi 40

Hình 1: Máy hấp kiện 68

Hình 2: Máy tách cọng 68

Hình 3: Máy gia ẩm lá 69

Hình 4: Hầm ủ 69

Hình 5: Máy cắt lá 69

Hình 6: Lò rang sợi 70

Hình 7: Máy phun hương 70

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Nguyên nhiên liệu cho sản xuất 9

Bảng 2.2: Danh mục máy móc thiết bị 9

Bảng 2.3: Nồng độ các chất trong khí thải lò hơi đốt dầu FO trong điều kiện cháy tốt 22

Bảng 2.4: Mức độ hòa tan của SO2 trong nước 22

Bảng 3.1: Chất lượng không khí trong phân xưởng sợi 31

Bảng 3.2: Bảng thống kê lưu lượng, đường kính và vận tốc các đoạn ống phụ 33

Bảng 3.3: Bảng thống kê lưu lượng, đường kính và vận tốc tuyến ống chính 34

Bảng 3.4: Kích thước chi tiết của quạt ly tâm cao áp CPL-5.2-8I 39

Bảng 3.5: So sánh nồng độ chất ô nhiễm từ lò hơi với quy chuẩn phát thải cho phép 43

Trang 9

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 10

Chương 1

MỞ ĐẦU

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Những năm gần đây ở nước ta ngày càng có nhiều nhà máy, xí nghiệp, các khu công nghiệp mọc lên góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Tuy nhiên, phần lớn các nhà máy, xí nghiệp chưa có hệ thống xử lý ô nhiễm hoặc có nhưng hoạt động không hiệu quả và mang tính chất đối phó Bên cạnh đó, với đặc điểm của một nền công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mang tính chất sản xuất nhỏ, công nghiệp lạc hậu, thiếu vốn nguyên vật liệu… nên ngày càng thải vào môi trường một khối lượng bụi, hơi khí độc và mùi hôi khổng lồ, gây ảnh hưởng không những cho công nhân trực tiếp sản xuất mà ngay cả cho dân cư khu vực lân cận

Thuốc lá là một trong những sản phẩm có số người sử dụng nhiều trên thế giới Việc sản xuất thuốc lá tuy không được khuyến khích nhưng ngày càng phát triển và

mở rộng cùngvới sự gia tăng mạnh về thị trường tiêu thụ Ngành công nghiệp thuốc lá

đã mang lại lợi ích không nhỏ về kinh tế cũng như xã hội cho nhiều quốc gia Tuy nhiên, xét về mặt tác hại thì thuốc lá là một ngành sản xuất có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động Trong khói và bụi thuốc lá chứa trên 40 chất có khả năng gây ung thư như nicotin, cacbon monoxit, các hợp chất vòng thơm… Trong đó nicotin là thành phần chính gây hại đến sức khỏe con người, nó là chất gây độc thần kinh rất mạnh, gây ảnh hưởng đến da, phổi, tim mạch

Đề tài “Thiết kế hệ thống xử lý mùi và khí thải lò hơi tại phân xưởng sợi mới

của nhà máy thuốc lá Đồng Nai” nhằm đưa ra công nghệ xử lý phù hợp giúp giảm

thiểu tác động ô nhiễm môi trường không khí xung quanh và đảm bảo sức khỏe người lao động

1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

Đề tài tập trung vào 2 mục tiêu chính:

- Thiết kế hệ thống xử lý mùi và bụi tinh cho phân xưởng sợi đạt tiêu chuẩn 05:2009/BTNMT và đảm bảo về tiêu chuẩn vệ sinh lao động 3733/2002/QĐ-BYT

- Thiết kế hệ thống xử khí khí thải lò hơi cho phân xưởng sợiđạt tiêu chuẩn

Trang 11

1.3 NỘI DUNG THỰC HIỆN

Để đạt được các mục đích trên, nội dung thực hiện gồm:

- Tổng quan về khí thải ngành thuốc lá và các công nghệ, thiết bị xử lý đang được

áp dụng phổ biến hiện nay

- Tổng quan về nhà máy thuốc lá Đồng Nai – Tổng Công ty Công Nghiệp Thực phẩm Đồng Nai

- Thông tin về hoạt động sản xuất, nhu cầu nguyên nhiên liệu và sơ đồ tổ chức hoạt động của phân xưởng sợi

- Chi tiết các trang thiết bị, nguyên liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra, hóa chất sử dụng và công suất hoạt động của từng dây chuyền

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí của nhà xưởng

- Đánh giá các biện pháp cải thiện chất lượng môi trường không khí đang được áp dụng tại phân xưởng

- Xây dựng phương án, tính toán và thiết kế hệ thống xử lý mùi và khí thải lò hơi cho phân xưởng

- Thực hiện các bản vẽ bao gồm:

Bản vẽ quy trình công nghệ

Bản vẽ sơ đồ không gian

Bản vẽ mặt bằng, mặt cắt

Bản vẽ chi tiết các thiết bị sử dụng

- Dự toán kinh tế cho phương án đề xuất

1.4 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

1.4.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Nghiên cứu tài liệu về các công nghệ xử lý mùi thuốc lá và khí thải lò hơi hiện nay

- Các văn bản pháp luật về môi trường có liên quan

- Tài liệu của công ty về cơ cấu tổ chức, quy trình sản xuất, sản phẩm, hoạt động kinh doanh và nhu cầu nguyên vật liệu của công ty

- Các số liệu về hiện trạng môi trường của công ty

Trang 12

- Nghiên cứu công nghệ và các thiết bị đang áp dụng tại công ty và các công ty cùng ngành sản xuất

1.4.2 Phương pháp khảo sát thực địa

- Tiến hành khảo sát thực tế về quy trình sản xuất của công ty

- Khảo sát được chính xác kích thước và vị trí của các loại máy móc, thiết bị bố trí trong nhà xưởng, xác định công suất và lưu lượng khí thải

- Tìm hiểu thực tế các nguồn phát sinh ô nhiễm

- Quan sát và nắm bắt được quy trình công nghệ xử lý đang áp dụng tại xưởng Các thiết bị, công suất, ưu điểm và nhược điểm của công nghệ hiện hữu

1.4.3 Phương pháp phân tích và trình bày báo cáo

- Thống kê và tính toán các số liệu thu thập được

- Sử dụng phần mềm Microsoft Exel để tính toán và vẽ biểu đồ

- Sử dụng công cụ Word đề soạn thảo văn bản

- Sử dụng phần mềm Autocad để lập bản vẽ thiết kế

1.5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI

Đối tượng: đề tài tập trung thiết kế hệ thống xử lý mùi phát sinh từ quá trình chế biến sợi và khí thải lò hơi phát sinh từ quá trình sấy sợi

Phạm vi: thiết kế hệ thống xử lý mùi và khí thải lò hơi cho phân xưởng sợi

1.6 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Kết quả của đề tài sẽ góp phần giảm phát thải khí ô nhiễm ra môi trường xung quanh và mở ra hướng lựa chọn cho vấn đề xử lý khí thải ngành

Đề tài sẽ góp phần xây dựng môi trường làm việc phù hợp hơn cho người lao động, đảm bảo sức khỏe người lao động trực tiếp Từ đó, có thể tăng năng suất lao động và giảm các nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp cho công nhân Đồng thời, cũng giúp công ty thực hiện tốt các chính sách về môi trường của nhà nước

Trang 13

Chương 2

TỒNG QUAN

2.1 TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY THUỐC LÁ ĐỒNG NAI

2.1.1 Vị trí địa lý

Tên: NHÀ MÁY THUỐC LÁ ĐỒNG NAI

Địa chỉ: Số 2A, KCN Biên Hòa 2, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

Đại diện: Bà Nguyễn Thị Lệ Hồng

Năm 1988: Chuyển Xí nghiệp thuốc lá Đồng Nai thành Xí nghiệp Liên hợp

Thuốc lá Đồng Nai trực thuộc Sở Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai

Năm 1991: Chuyển Xí nghiệp Liên hợp Thuốc lá Đồng Nai trực thuộc Ủy ban

nhân dân tỉnh Đồng Nai, sau đó đổi tên thành nhà máy Thuốc lá Đồng Nai

Năm 1993: Đổi tên Nhà máy Thuốc lá Đồng Nai thành Công Ty thuốc lá Đồng

Nai trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai

Năm 2004: Chuyển thành Công ty TNHH một thành viên Thuốc lá Đồng Nai

trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai

Năm 2005: Thành lập Tổng công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con trên cơ sở tổ chức lại Công ty TNHH một thành

viên thuốc lá Đồng Nai và doanh nghiệp trực thuộc tỉnh Đồng Nai

Trang 14

Năm 2010: Tổng công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai đổi sang loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoạt động theo mô hình công ty mẹ -

công ty con

Ngành nghề sản xuất kinh doanh

Sản xuất công nghiệp; cung cấp vật tư nông nghiệp và chế biến nông sản thực phẩm; khai thác tài nguyên và sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng; dịch vụ - du lịch – thương mại – xuất nhập khẩu

Sản phẩm chính

Thuốc lá điếu các loại; nông sản các loại; thực phẩm đóng hộp; bông vải; thịt, trứng gia cầm; bao bì giấy các loại; bia và nước giải khát; thức ăn gia súc; vật liệu xây dựng (đất, đá, cát); phân bón; giống cây trồng…

2.1.3Điều kiện tự nhiên

- Nhiệt độ:

Đồng Nai nằm ở vùng vĩ độ thấp, nhận được nguồn năng lượng bức xạ mặt trời khá dồi dào Đó là nhân tố quan trọng quy định chế độ nhiệt quanh năm luôn ở mức cao Nhiệt độ không khí trung bình năm ở Đồng Nai từ 25,7 – 26,7oC

- Chế độ gió:

Tại mỗi địa phương hướng và tốc độ gió không đồng nhất, do ảnh hưởng của địa hình Hướng gió thịnh hành trong năm ở Biên Hòa là hướng Nam – Tây Nam (tần suất 12,6 – 11%) Nhưng nhìn chung, tần suất lặng gió là cao nhất

Tốc độ gió trung bình ngày thông thường 1,5 – 3m/s Hàng ngày gió thể hiện khá

rõ tính chất của gió đất – biển, mạnh hơn từ khoảng 10 – 19 giờ và ban đêm phần lớn lặng gió

Tốc độ gió trung bình năm từ 1,3 – 2,8 m/s Nhưng tại thời kì đầu và giữa mùa mưa thường có những ngày mưa giông kèm theo gió mạnh

- Chế độ mưa và độ ẩm

Chế độ mưa: Lượng mưa ở khu vực Đồng Nai chịu tác động chính của hoàn lưu

gió mùa và đại hình Lượng mưa hằng năm phân bố theo không gian thể hiện rõ rệt ảnh hưởng của địa hình Nhìn chung, phân bố lượng mưa ở Đồng Nai giảm dần từ Bắc xuống Nam và từ giữa ra hai bên Đông Tây Mùa mưa thường bắt đầu vào giữa tháng

Trang 15

4 và kết thúc vào giữa tháng 10, tổng lượng mưa từ 1.500 – 2.400 mm, chiếm 86 -88% tổng lượng mưa trong năm

Độ ẩm: Độ ẩm tại tỉnh Đồng Nai biến đổi rõ rệt theo mùa Độ ẩm tương đối của

không khí trung bình năm từ 80 – 82% Độ ẩm trung bình mùa khô từ 74 -77%, thường thấp nhất vào tháng 2 hoặc 3 Độ ẩm trung bình mùa mưa từ 86 – 87%, thường đạt trị số lớn nhất vào tháng 9

2.2 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT

2.2.1 Sơ đồ quy trình công nghệ

Quy trình chế biến sợi

Trang 16

Hình 2.1: Sơ đồ quy trình chế biến sợi thuốc

Thùng ủ cọng số 2

HT trương nở gia nhiệt sợi cọng

Máy thái cọng

Cân trọng lượng

HT trương nở gia nhiệt sợi cọng

Máy sấy sợi cọng

Phân ly sợi cọng

Thùng ủ sợi cọng

số 1

Thùng ủ sợi cọng

số 1

Trang 17

Thuyết minh quy trình công nghệ:

Lá thuốc sau khi thu mua sẽ được đưa đi hấp kiện trong chân không dùng hơi để ngấm hơi nước và diệt trừ các loại nấm mốc, rệp,…Sau đó, lá thuốc được đưa vào máy cắt rời phần ngọn và cuống lá Cuống lá đưa đi tước cọng để có được 2 phần riêng biệt

là lá mảnh và cọng thuốc Phần cọng thuốc sẽ được đưa vào dây chuyền chế biến cọng, còn phần ngọn lá và lá mảnh sẽ đi vào dây chuyền chế biến sợi Sau đó, sợi và cọng thuốc sau khi thái nhỏ được phối trộn với nhau Sau đó tất cả thuốc này sẽ được phun hương liệu Ở giai đoạn này, tùy thuộc vào chất lượng của từng loại sản phẩm mà tỷ lệ phối trộn cọng và lá khác nhau, và phun loại hương khác nhau Sau xông hương, sợi thuốc đưa đến kho bán thành phẩm

Dây chuyền chế biến sợi:

Sau khi đã được cắt lát, lá thuốc có dạng từng miếng nhỏ thích hợp hơn để đưa vào công đoạn làm ẩm – tẩm gia liệu Tại đây, thuốc lá được đánh tơi và cung cấp độ

ẩm, nhiệt độ, gia liệu dưới dạng tia và hơi nước nóng Lá thuốc sau đó sẽ được ủ từ

12-48 tiếng, quá trình này làm tăng chất lượng thuốc lá trước khi thái nhờ sự phân tán đều của phụ liệu và hơi ấm trong khi lưu lại kho ủ lá Lá thuốc phải xếp trong kho ủ theo thứ tự và theo chủng loại Tiếp đó, lá thuốc sẽ được đưa vào máy thái sợi để tạo dạng sợi phục vụ cho công đoạn vấn điếu Sợi sau thái sẽ được trữ và định lượng trước khi sấy nhằm cung cấp tự động nguyên liệu một cách đồng đều; liên tục với một khối lượng nhất định; chính xác cho thiết bị công nghệ chính đảm bảo các thông số công nghệ quan trọng của nguyên liệu Công đoạn sấy nhằm giảm độ ẩm thích hợp với quá trình phun hương tiếp theo, nhiệt độ và thời gian sấy tùy thuộc vào chủng loại thuốc muốn sản xuất

Sau khi sấy, sợi thuốc sẽ được làm nguội trước khi phối trộn với cọng thuốc

Dây chuyền chế biến cọng:

Nguyên liệu cọng sẽ được chế biến tương tự như chế biến nguyên liệu lá, nhưng cọng không qua khâu cắt lát, sẽ được đưa đi tẩm gia liệu, ủ và gia ẩm Sau đó, cọng sẽ được cán nhằm làm dập sơ lớp vỏ cứng của cọng cho dễ thái thành sợi và tạo điều kiện cho các tế bào bên trong dễ ngậm ẩm nhờ đó tăng được hiệu suất trương nở sau này Cọng sau khi được thái sẽ được đưa vào hệ thống trương nở sợi cọng nhằm làm tăng

Trang 18

thể tích sợi cọng Sau đó, cọng được đưa đi sấy để giảm độ ẩm Trước khi được phối trộn với sợi để đi vào công đoạn phun hương, sợi cọng sẽ được làm nguội, ủ sợi cọng

2.2.2 Nhu cầu nguyên nhiên liệu cho sản xuất

Bảng 2.1: Nguyên nhiên liệu cho sản xuất

(Nguồn: Tổng Công Ty Công nghiệp Thực Phẩm Đồng Nai)

2.2.3 Danh mục máy móc thiết bị

Bảng 2.2: Danh mục máy móc thiết bị

STT Tên máy móc thiết bị

Số lượng (cái)

Công suất Xuất xứ

I/ DÂY CHUYỀN CHẾ BIẾN SỢI

Trang 19

STT Tên máy móc thiết bị

Số lượng (cái)

Công suất Xuất xứ

14 Thiết bị HT trương nở sợi

18 Hệ thống cân định lượng

C/ CÔNG ĐOẠN PHỐI TRỘN SỢI

20 Băng tải rải sợi vào thùng

II/ MÁY SẢN XUẤT THUỐC LÁ

Trang 20

STT Tên máy móc thiết bị

Số lƣợng (cái)

Công suất Xuất xứ

Trang 21

2.3 TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ KHÍ MÙI VÀ KHÍ THẢI LÕ HƠI NGÀNH THUỐC LÁ

2.3.1 Các nguồn phát sinh ô nhiễmtrong phân xưởng sợi

Hình 2.2: Sơ đồ phát sinh khí thải tại phân xưởng sợi

Ồn Mùi

hơi

Khí:

SO2, NO2, CO

Khí:

SO2, NO2,

Thùng ủ cọng số 2

HT trương nở gia nhiệt sợi cọng

Máy thái cọng

Cân trọng lượng

HT trương nở gia nhiệt sợi cọng

Máy sấy sợi cọng

Phân ly sợi cọng

Thùng ủ sợi cọng

số 1

Thùng

ủ sợi cọng số

1

Trang 22

Thành phần chính của thuốc lá bao gồm các nhóm chính: Nhóm Alcaoit, các chất khoáng, nhóm chất thơm, nhóm gluxit, các chất Nitơ Trong quá trình gia công nguyên liệu ( đặc biệt là khi sấy) thành phần hóa học của thuốc lá thay đổi rất nhiều hầu hết các nhóm chất hữu cơ có trong thành phần của nó đều thay đổi cả về chất lượng và số lượng Tuy nhiên chất gây ô nhiễm mùi và có tính độc hại cao trong sản xuất thuốc lá

là nhóm Alcaoit

Do đặc trưng của ngành sản xuất thuốc lá là trong quá trình sản xuất phát sinh mùi chứa Nicotin và các hóa chất như hương liệu, axit… phát sinh chủ yếu từ các công đoạn: Rang, phun hương, gia liệu, kho chứa hương liệu…

Bụi và mùi phát sinh từ quá trình rang sợi: trong quá trình rang sợi do sự cọ sát giữa các sợi thuốc nên có phát sinh bụi, và do nhiệt nên mùi từ lá thuốc lan tỏa ra xung quanh

Nhiệt phát sinh chủ yếu từ các công đoạn như: quá trình hoạt động của lò hơi, quá trình thổi hơi làm mềm nguyên liệu thuốc, từ công đoạn cắt nhỏ lá thuốc, công đoạn sấy, hoạt động của máy móc ( HT trương nở, thùng ủ…) Nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng đến tốc độ bốc hơi, phát tán bụi, khí thải cũng như tác động đến khả năng trao đổi khí của cơ thể con người

Khí thải bao gồm cả hơi khí độc hại và bụi từ quá trình đốt cháy nhiên liệu lò hơi Dầu FO khi cháy sẽ sinh ra các tác nhân ô nhiễm chủ yếu là SO2, NO2, CO, hơi nước, muội khói và một lượng nhỏ các khí CxHx, andehyde Trong đó tác nhân kiểm soát là

Trang 23

2.3.3Các quy trình, thiết bị thường được sử dụng trong công nghệ xử lý mùi

thuốc lá và khí thải lò hơi

2.3.3.1 Công nghệ xử lý mùi

Do đặc điểm của ngành sản xuất thuốc lá thường có Nicotin trong thuốc lá bay hơi vào không khí tạo mùi thuốc lá Ngoài ra, mùi còn có trong các hạt bụi thuốc lá có kích thước rất nhỏ bụi tinh) theo gió phát tán ra quanh nhà máy

Nicotin có trong thuốc lá có đặc tính tan trong nước, khi bay hơi vào không khí tạo mùi thuốc lá, tuy vậy lượng bay hơi rất nhỏ và có thể dùng phương pháp ướt để lọc Nicotin mặc dù nồng độ trong không khí rất nhỏ

Ngoài ra, hương liệu và hóa chất gia liệu (axit citric) sử dụng trong thuốc lá là hóa chất được phép dùng trong thực phẩm, không gây độc, tan trong cồn và nước Khi

ở nhiệt độ cao sẽ bay hơi vào không khí và tạo mùi, khi gặp các hạt nước sẽ bị hấp thụ

Ta có các phương pháp xử lý chống ô nhiễm mùi được áp dụng phổ biến như: quá trình hấp thụ,quá trình hấp phụ, phương pháp thiêu đốt, quá trình ngưng tụ, phương pháp pha loãng – khuếch tán, “ngụy trang” mùi Trong các phương pháp trên bài khóa luận đề cập đến 2 phương pháp: phương pháp hấp thụ và phương pháp hấp phụ

Phương pháp hấp thụ

Cơ sở của phương pháp là dựa trên sự tương tác giữa những chất cần hấp thụ (thường là khí hoặc hơi) với chất hấp thụ (thường là chất lỏng) hoặc dựa vào khả năng hòa tan khác nhau của các chất khác trong chất lỏng để tách chất

Tùy thuộc vào bản chất của sự tương tác nói trên mà người ta chia thành sự hấp thụ vật lý và sự hấp thụ hóa học Tuy nhiên, trong xử lý khí thải hấp thụ hóa học được ứng dụng rộng rãi hơn so với hấp thụ vật lý

Hấp thụ hóa học là quá trình hấp thụ luôn đi kèm với một hay nhiều phản ứng hóa học Sau quá trình khuếch tán là quá trình xảy ra các phản ứng hóa học Các loại tháp hấp thụ thường được sử dụng bao gồm:

Tháp hấp thụ loại đệm: Được dùng phổ biến nhất Trong tháp, người ta thường

nhồi các vật thể lồng cồng như ốc sành sứ, lò so kim loại, vụn than cốc để làm tăng diện tích tiếp xúc hai pha Khi vận hành, khí thải được đi từ dưới lên trên còn chất lỏng

Trang 24

thì đi từ trên xuống dưới Lưu lượng của hai pha luôn được tính toán trước để thiết bị đạt hiệu quả cao nhất

Các nghiên cứu thủy động học và chuyển khối trong các thiết bị hấp thụ đệm nổi cho thấy, tháp hấp thụ kiểu này có thể làm việc với tốc độ dòng khí lớn mà không bị tắc nghẽn Nhược điểm của tháp hấp thụ đệm nổi là khó thoát nhiệt trong quá trình hấp thụ Muốn tách nhiệt, người ta thường phải sử dụng làm lạnh tuần hoàn

Hình 2.3: Tháp đệm

Tháp hấp thụ sủi bọt:Thường được sử dụng trong trường hợp tải lượng cao, áp

suất khí thải lớn và quá trình hấp thụ có sự toả nhiệt, cần được làm lạnh Các kiểu tháp hấp thụ sủi bọt chính gồm: Sủi bọt qua lưới (hay vật xốp), sủi bọt qua các đĩa chụp xen

kẽ và trộn cơ học khí và chất lỏng Hấp thụ kiểu sủi bọt có nhược điểm lớn nhất là luôn có lớp bọt chiếm thể tích khá lớn trong thiết bị Việc chuyển động của chất lỏng gặp phải trở lực lớn Các nhà thiết kế đã có nhiều công trình làm giảm bớt những nhược điểm trên để có thể sử dụng kiểu hấp thụ này trong công nghiệp vì nó có hệ số chuyển khối rất cao Chiều cao lớp chất lỏng tăng sẽ làm tăng khả năng hấp thụ song đồng thời cũng tăng trở lực của thiết bị Thông thường người ta không tăng lớp chất

Trang 25

Tháp phun, buồng phun:Là loại thiết bị hấp thụ đơn giản Trong tháp phun, chất

lỏng được phun thành bụi (sương) từ phía trên xuống, khí thường đi từ dưới lên nhằm làm tăng diện tích tiếp xúc và để nồng độ thực tế chất cần hấp thụ trong pha khí giảm dần theo chiều từ dưới đi lên và nồng độ chất bị hấp thụ trong pha lỏng được tăng dần theo chiều từ trên đi xuống Quá trình này rất có lợi cho việc tăng hiệu quả xử lý Tháp hấp thụ phun có thể chia ra làm ba kiểu khác nhau: Thiết bị hấp thụ phun kiểu thùng rỗng, thiết bị hấp thụ phun thuận dòng tốc độ cao và thiết bị hấp thụ phun sương kiểu

cơ khí

Hình 2.4: Tháp phun rỗng

Trang 26

Hấp thụ bằng nước:

Hình 2.5:Sơ đồ quy trình hấp thụ bằng nước Hình 2.6:Thiết bị tháp phun rỗng

Thuyết minh quy trình:

Khí thải có lẫn bụi tinh và mùi được thu gom và đưa vào hệ thống phun cao áp với dung dịch là nước Nước phun ra từ áp xuất cao tạo thành các hạt sương rất mịn sẽ thu bắt các hạt bụi mịn và hấp thụ một phần mùi trong khí Sau khi qua buồng phun cao áp, khí thải được dẫn qua Cyclon hút ẩm để lọc hạt nước lẫn bụi và phần khí thải này sẽ được quạt ly tâm hút thải ra môi trường Nước được tuần hoàn và tái sử dụng

Trang 27

Hấp thụ bằng dung dịch NaOH

Hình2.7: Sơ đồ quy trình hấp thụ bằng dung dịch

NaOH

Hình2.8:Thiết bị tháp đệm

Thuyết minh quy trình:

Khí thải được thu gom và được dẫn vào tháp đệm Trong tháp đệm xảy ra quá trình hấp thụ khí thải (chứa mùi) Tại đây, dung dịch hấp phụ là dung dịch NaOH pha trộn với nước được bơm lên hệ thống giàn phun và đi vào xử lý khí thải Sau khi qua tháp đệm khí thải đã xử lý sẽ được thải ra ngoài Nước đi ra từ tháp đệm được đưa vào

hệ thống xử lý nước thải

- Ưu điểm:

 Hiệu quả xử lý cao

 Tạo ra Na2SO3 có thể tái sử dụng  tiết kiệm

Khí thải Tháp đệm

Pha trộn

NaOH Nước

Trang 28

Hấp thụ mùi và bụi tinh bằng dung dịch Ca(OH)2

Hình2.9:Sơ đồ quy trình hấp thụ bằng dung dịch Ca(OH)2

Thuyết minh quy trình:

Khí thải được thu gom và được dẫn vào tháp đệm Trong tháp đệm xảy ra quá trình hấp thụ khí thải (chứa mùi) Tại đây, dung dịch hấp phụ là dung dịch Ca(OH)2pha trộn với nước được bơm lên hệ thống giàn phun và đi vào xử lý khí thải Sau khi qua tháp đệm khí thải đã xử lý sẽ được thải ra ngoài Nước đi ra từ tháp đệm được đưa vào hệ thống xử lý nước thải

- Ưu điểm:

 Giá thành rẻ

 Dễ pha chế và chuẩn bị hóa chất

 An toàn cho người vận hành, không nguy hiểm

- Nhược điểm: thường đóng cáu cặn  dễ gây tắc nghẽn

Phương pháp hấp phụ

Nguyên tắc xử lý: Sử dụng chất hấp phụ dạng rắn giữ lại các khí và hơi độc hại

trên bề mặt khi cho khí thải đi qua

Khí thải

Trang 29

Thiết bị hấp phụ định kỳ: Trên một tháp hấp phụ người ta nhồi chất hấp phụ vào

và cho chất bị hấp phụ đi qua đó Sau một thới gian nhất định chất hấp phụ đã “no” (đã bão hòa chất bị hấp phụ) thì quá trình hấp phụ được dừng lại để tháo bỏ chất hấp phụ

đã “no” và đưa lượng chất hấp phụ mới vào Trong thực tế, người ta thường dùng biện pháp tái sinh lại chất hấp phụ để sử dụng lại và thu hồi chất bị hấp phụ

Thiết bị hấp phụ liên tục: trong đó chất hấp phụ được chuyển động ngược dòng

Quá trình hấp phụ thông thường được tiến hành trong các buồng hấp phụ có chứa các chất có khả năng hấp phụ Khí thải chứa các chất cần hấp phụ được dẫn qua lớp chất hấp phụ Các chất cần hấp phụ sẽ được giữ lại còn khí sạch sẽ được thải ra ngoài

Có nhiều loại tháp hấp phụ, tùy theo tính chất và lưu lượng của khí thải cũng như điều kiện thực tế của nhà xưởng mà chọn loại tháp phù hợp

Ngoài việc chọn kiểu tháp,chọn vật liệu hấp phụ cũng là một yếu tố quan trọng trong quá trình xử lý khí Có nhiều loại vật liệu như:than hoạt tính, silicagel, zeolit, và các chất hấp phụ tự nhiên khác…Tùy vào từng loại khí thải mà lựa chọn vật liệu hấp phụ

Trang 30

Quy trình công nghệ xử lý

Hình2.11:Sơ đồ quy trình công nghệ hấp phụ mùi

Thuyết minh quy trình:Khí thải được thu qua chụp hút và nhờ quạt hút dẫn lên hệ

thống đường ống đi đến tháp hấp phụ Tại đây, khí thải được làm sạch nhờ lớp vật liệu

hấp phụ trong tháp và khí sạch được thải ra môi trường thông qua ống khói

- Ưu điểm:

 Công nghệ đề xuất phù hợp với đặc điểm, tính chất của nguồn khí thải;

 Cấu tạo đơn giản

 Không gian lắp đặt nhỏ

- Nhược điểm:Vận hành phức tạp, đòi hỏi nhân viên vận hành phải có trình độ

chuyên môn cao

2.3.3.2 Công nghệ xử lý khí thải lò hơi sử dụng nhiên liệu dầu FO

Trong khí thải lò hơi đốt dầu FO người ta thường thấy các chất sau: CO2, CO,

NOx, SO2, SO3 và hơi nước, ngoài ra còn một hàm lượng nhỏ tro và các hạt tro rất nhỏ trộn lẫn với dầu cháy không hết tồn tại dưới dạng son khí mà ta thường gọi là mồ hóng

Quạt hút

Mùi hôi

Chụp hút

Hệ thống đường ống

Tháp hấp phụ Ống khói

Trang 31

Với dầu FO đúng theo tiêu chuẩn chất lượng, khi đốt cháy trong lò hơi sẽ có nồng độ các chất trong khí thải như trong bảng sau:

Bảng 2.3:Nồng độ các chất trong khí thải lò hơi đốt dầu FO trong điều kiện cháy tốt

Một số công nghệ xử lý khí thải lò hơi đốt dầu FO

Công nghệ xử lý khí thải lò hơi cũng có hai phương pháp xử lý phổ biến: phương pháp hấp phụ và phương pháp hấp thụ như đã được nêu ở phần trên Với tính chất khí thải lò hơi đốt dầu FO cho thấy SO2 vượt chỉ tiêu ô nhiễm và các ưu nhược điểm của hai phương pháp trên thì khí thải lò hơi được xử lý chủ yếu bằng phương pháp hấp thụ Sau đây là một số công nghệ xử lý khí thải lò hơi bằng phương pháp hấp thụ:

Hấp thụ khí SO 2 bằng nước:

Đây là phương pháp đơn giản được áp dụng để loại bỏ khí SO2 trong khí thải, nhất là trong khói các loại lò công nghiệp Mức độ hoà tan của khí SO2 trong nước giảm khi nhiệt độ nước tăng cao (xem bảng), do đó nhiệt độ nước cấp vào hệ thống hấp thụ khí SO2 phải đủ thấp

Bảng 2.4:Mức độ hòa tan của SO2 trong nước

Lượng hoà tan SO2 ( g/100g H2O) 22,8 16,2 11,3 7,8 5,41 - Khi SO2 tan trong nước, dung dịch có tính acid Phần lớn SO2 hoà vào nước ở dạng hidrat hoá SO2 x 7H2O

Nếu dùng phương pháp phun nước để lọc SO2 trong khói lò đốt có nhiệt độ cao (từ 180 ~ 2000C) thì cần phải làm nguội khí và nước phun sao cho dung dịch phun luôn có nhiệt độ trong khoảng 25~300

C Chỉ khi đó thiết bị dùng phương pháp phun nước mới làm việc có hiệu suất cao Vì nước phun trong tháp đồng thời được dùng để

Trang 32

làm nguội khí lò, và phải tuần hoàn nhiều lần trước khi thải bỏ nên nhiệt độ nước tăng cao, gây nguy cơ dung dịch phun nhả khí SO2 đã hấp thu được vào khí thải

Khí SO2 sẽ bay hơi trở lại không khí khi nhiệt độ nước tăng Sau khi hấp thụ, muốn lấy lại khí SO2 thì phải tăng nhiệt độ của nước phải đủ cao trong thiết bị thu hồi

SO2 để giải phóng khí SO2 ra khỏi nước

Hình 2.12: Hệ thống xử lý khí SO2 bằng nước

Hệ thống xử lý khí SO2 bằng nước bao gồm 2 giai đoạn:

- Hấp thụ SO2 bằng cách phun nước vào dòng khí thải hoặc cho khí thải đi qua lớp vật liệu đệm (vật liệu rỗng) có tưới nước – scruber;

- Giải thoát khí SO2 ra khỏi tháp hấp thụ để thu hồi SO2 (nếu cần) và nước sạch

- Ưu điểm:

 Thu hồi được khí SO2

- Nhược điểm:Khá tốn kém cho giai đoạn giải thoát khí SO2 và sử dụng lại nước

Để hấp thụ cần phải đun nóng một lượng nước rất lớn tức phải có một nguồn cấp nhiệt công suất lớn  khá tốn kém

Hấp thụ khí SO 2 bằng đá vôi (CaSO 3 ):

Đây là phương pháp được áp dụng phổ biến trong công nghiệp vì hiệu quả xử lý

Trang 33

Phương trình phản ứng như sau:

CaCO3 + SO2 = CaSO3 +CO2

2CaSO3 + O2 = 2 CaSO4 (Phản ứng xảy ra chậm)

Hình2.13: Sơ đồ hệ thống xử lý khí SO2 trong khói thải bằng đá vôi (CaSO3)

Gypsum recycled: Bùn cặn (thải)

To wastewater treatment plant: Đến hệ thống xử lý nước thải

Slurry sent to sprays to be recirculate: Dung dịch sữa vôi đí đến hệ thống vòi phun và được tái tuần hoàn

Wet scrubber unit: Thiết bị hấp thụ

Cleaned emission: Phát thải khí sạch

Chimney: Ống khói

Water vapor: Hơi nước

Gypsum solieds are filtered out: Chất rắn thạch cao được lọc ra

Merrimack siation biolers: Hệ thống lò hơi

Khói thải sau khi lọc sạch bụi đi vào tháp đệm, trong đó xảy ra quá trình hấp thụ khí SO2 bằng dung dịch bột đá vôi tưới trên lớp đệm bằng vật liệu rỗng Trong nước chảy ra từ tháp có chứa nhiều sunfit và sunfat canxi dưới dạng tinh thể và một ít bụi còn sót lại được tách khỏi dung dịch tại thiết bị tách tinh thể Sau thiết bị tách tinh thể

Trang 34

chân không để lọc các tinh thể dưới dạng cặn bùn và thải ra ngoài Đá vôi được đập vụn và nghiền thành bột, rồi vào thùng pha trộn với dung dịch loãng chảy ra từ bình lọc chân không cùng với nước bổ sung để được dung dịch đá vôi mới Hiệu quả hấp thụ SO2 bằng sữa vôi đạt 98% Sức cản thuỷ lực của thiết bị không quá 120 kG/m2

- Ưu điểm:

 Hiệu quả xử lý cao

 Quy trình công nghệ đơn giản

Xử lý khí SO 2 trong khói thải bằng amoniac kết hợp với vôi

Hình2.14:Sơ đồ hệ thống xử lý khí SO2 bằng amoniac kết hợp với vôi

4- Thiết bị trao đổi nhiệt(làm nguội) 5- Máy lọc ly tâm 6- Thùng pha chế sữa vôi 7,8- Thùng chứa dung dịch mới

Trang 35

- Ưu điểm:Rất ít tốn amoniac và có thể áp dụng để khử SO2 trong khói thải có chứa nhiều bụi và ở nhiệt độ cao Hệ thống có thể làm việc với lưu lượng khói thải rất lớn

- Nhược điểm:Lượng phế thải nhiều

Xử lý khí SO 2 trong khói thải bằng xút

Có một vài ứng dụng trong nước dùng tháp phun kết hợp tháp đệm lọc SO2 bằng dung dịch xút 0,5~ 1% thay cho dung dịch vôi với hệ số phun 3 ( m3/m2.h) đã cho kết quả: Nồng độ SO2 trong khí thải lò đốt dầu FO giảm khoảng 85 ~ 90%

và bisunfit natri:

Trang 36

NaOH + H2CO3 = NaHCO3 + H2O 2NaOH + CO2 = Na2CO3 + H2O

Na2CO3 + SO2 = Na2SO3 +CO2 NaHCO3 + SO2 = NaHSO3 + CO2

Na2SO3 + SO2 + H2O = 2NaHSO3

Tuy vậy hệ thống này tiêu tốn nhiều xút, còn đòi hỏi khí thải phải được làm nguội trước khi xử lý và trên thực tế nước thải đã không được xử lý khi thải bỏ, vì nếu cộng thêm phần xử lý nước thì giá thành hệ thống rất cao Ngoài ra hệ thống này cần làm bằng vật liệu chịu được môi trường kiềm cao như Inox; Composite…

Trang 37

Chương 3

XÂY DỰNG HỆ THỐNG XỬ LÝ MÙI VÀ KHÍ THẢI LÕ HƠI

3.1 ĐÁNH GIÁ BIỆN PHÁP XỬ LÝ KHÍ THẢI TẠI PHÂN XƯỞNG

3.1.1 Hệ thống xử lý mùi và bụi tinh trong phân xưởng sợi

Hình 3.1: Sơ đồ hệ thống xử lý mùi và bụi

tinh của nhà máy thuốc lá Đồng Nai

Hình 3.2: Hệ thống xử lý mùi và bụi tinh

của nhà máy

Thuyết minh quy trình:

Khí thải trong phân xưởng sợi có lẫn bụi tinh và mùi được thu gom vào tuyến ống chính đưa vào hệ thống phun cao áp với dung dịch phun là nước Nước phun ra từ

áp suất cao tạo thành các hạt sương rất mịn sẽ thu bắt các hạt bụi mịn và hấp thụ một phần mùi trong khí thải Sau khi qua buồng phun cao áp, khí thải được dẫn qua cyclone lọc hạt nước lẫn bụi, sau đó nhờ quạt dẫn qua tháp than hoạt tính để hấp thụ mùi còn lại trong khí thải trước khí thải ra môi trường

Nước sau khi sử dụng được tuần hoàn lại từ buồng phun cao áp và cyclon lọc hạt nước lẫn bụi chảy về bể nước Bể nước được chia làm 2 ngăn được phân ra bởi vách

Trang 38

ngăn làm bằng lưới lọc, nước sẽ được lọc qua vách ngăn và được tái sử dụng và tại đây hạt bụi sau xử lý được lắng và thải ra ngoài theo định kỳ

Nhận xét:

Hệ thống xử lý mùi tại phân xưởng được bố trí phù hợp với xưởng Khí thải đi qua các thiết bị xử lý được xử lý và không làm ảnh hưởng tới môi trường làm việc trong phân xưởng Tuy nhiên, khí thải sau khi qua buồng phun cao áp và được hút qua thiết bị cyclone tách ẩm không đảm bảo hút triệt để và làm giảm khả năng tách nước khỏi dòng khílàm tăng trở lực của thiết bị cũng như cả hệ thống xử lý  khó khăn cho công đoạn khử mùi phía sau

Hệ thống hiện tại chủ yếu hút ở một số máy phát sinh mùi như phun hương, sấy… nên vẫn chưa thu bắt được toàn bộ mùi trong phân xưởng nên phải tăng cường thêm các vị trí hút cho phù hợp cũng như đảm bảo được môi trường làm việc trong xưởng

Thuyết minh quy trình:

Khí thải từ lò hơi được thu gom và theo đường ống dẫn đến tháp hấp thụ Khí

Tháp hấp thụ

Khuấy trộn

Khí thải

Khí thải

Nước

dd NaOH

Trang 39

qua vòi phun Sau đó khí sạch được hút ra ngoài bằng quạt hút ly tâm và được thải ra

ngoài ống khói

Dung dịch hấp thụ được pha trộn bởi dung dịch NaOH với nước Dung dịch này được bơm từ bể khuấy trộn lên hệ thống dàn phun và phun ra từ áp suất cao tạo thành các hạt sương mịn tăng khả năng tiếp xúc với khí thải làm tăng khả năng phản ứng hơn trong hệ thống

Nhận xét:

Hệ thống xử lý được đưa vào hoạt động khá lâu nên hiệu suất xứ lý khí thải hiện tại giảm đáng kể

Hệ thống châm NaOH tự động dễ quản lý hơn cho người vận hành

Bề mặt ngoài của công trình bị rỉ sét có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống xử lý sau này, vì NaOH dễ ăn mòn vật liệu nên cần phải kểm tra bảo trì định kỳ

Nước sau khi xử lý khí thải có nhiệt độ cao  khó khăn cho công đoạn xử lý nước thải phía sau

3.2 XÂY DỰNG HỆ THỐNG XỬ LÝ MÙI VÀ BỤI TINH CHO PHÂN XƯỞNG SỢI

Nhu cầu thị trường ngày một tăng cùng với xu hướng phát triển kinh tế trong nước và ngoài nước nên nhà máy thuốc lá Đồng Nai đã tăng công suất sản xuất thêm 4 (tấn sợi/h) Nhà máy đã xây dựng thêm phân xưởng sợi với công suất 4 (tấn sợi/h) và đang tiến hành thực hiện các biện pháp xử lý khí thải để bảo vệ môi trường làm việc cho công nhân và môi trường không khí xung quanh nhà máy

Trong xử lý khí thải của ngành, ngoài việc xử lý bụi thuốc lá thì xử lý mùi cũng được quan tâm Để góp phần thực hiện công tác bảo vệ môi trường không khí trong và ngoài nhà máy bài khóa luận xin đề xuất phương pháp xử lý mùi thuốc lá cho phân xưởng mới

3.2.1 Cơ sở lựa chọn phương án thiết kế

Từ những công nghệ xử lý đã nêu trên, việc lựa chọn phương án xử lý tối ưu đòi hỏi phải đáp ứng được nhiều yêu cầu, đồng thời phải đạt các tiêu chuẩn môi trường Vì thế, phương pháp lựa chọn sẽ dựa trên những nguyên tắc cơ bản như sau:

- Thiết bị phù hợp với thành phần, nồng độ và tính chất khí thải

- Hiệu quả xử lý đạt yêu cầu

Ngày đăng: 27/02/2019, 10:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Trần Ngọc Trấn – Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải Tập 1 – Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải Tập 1
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội
[2]. Trần Ngọc Trấn – Ô nhiễm không khí và xử lý khí thảiTập 3 – Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ô nhiễm không khí và xử lý khí thảiTập 3
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội
[3]. Trần Ngọc Trấn – Kỹ thuật thông gió – Nhà xuất bản Xây dựng, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật thông gió
Nhà XB: Nhà xuất bản Xây dựng
[4]. Hoàng Thị Hiền – Thiết kế thông gió công nghiệp – Nhà xuất bản Xây dựng, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế thông gió công nghiệp
Nhà XB: Nhà xuất bản Xây dựng
[5]. Các đồng tác giả Nguyễn Thiện Nhân, Phạm Tiến Dũng, Lê Vân Trình, Trần Phúc Tuệ. (1998 – 1999). Xử lý khói thải lò hơi. Sở Khoa học và Công nghệ Môi trường TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xử lý khói thải lò hơi
[6]. Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Đồng Nai – Báo cáo giám sát môi trường định kỳ nhà máy thuốc lá Đồng nai, 12/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo giám sát môi trường định kỳ nhà máy thuốc lá Đồng nai
[7]. Lâm vĩnh Sơn (2009). Bài giảng: Kỹ thuật xử lý khí thải, viewed 04/02/2013, from<: http://www.ebook.edu.vn/?page=1.41&view=941&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng: Kỹ thuật xử lý khí thải
Tác giả: Lâm vĩnh Sơn
Năm: 2009
[8]. Các đồng tác giả Trịnh Thị Thanh, Trần Yêm, Đồng Kim Loan. Giáo trình Công nghệ môi trường. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Công nghệ môi trường
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
[9]. Nhiều tác giả.(1998). Sổ tay hướng dẫn xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp – tập 2: Xử lý khói thải lò hơi. Sở Khoa học và Công nghệ Môi trường TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay hướng dẫn xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp – tập 2: Xử lý khói thải lò hơi
Tác giả: Nhiều tác giả
Năm: 1998

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w