Đối tượng của thiết kế cảnh quan là tạo hình đia hình với bậc thang, tường chắn đất, bề mặt trang trí từ vật liệu xây dựng và cây xanh, các tác phẩm điêu khắc, hình thức kiến trúc, công
Trang 1ĐÀO QUỲNH GIAO
THIẾT KẾ, CẢI TẠO CẢNH QUAN KHU VỰC QUẢNG TRƯỜNG KHU DU LỊCH VÀ NGHỈ DƯỠNG SAO VIỆT,
THÀNH PHỐ TUY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN
Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
**************
ĐÀO QUỲNH GIAO
THIẾT KẾ, CẢI TẠO CẢNH QUAN KHU VỰC QUẢNG TRƯỜNG KHU DU LỊCH VÀ NGHỈ DƯỠNG SAO VIÊT,
THÀNH PHỐ TUY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN
Chuyên ngành: Thiết kế cảnh quan
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: TS ĐINH QUANG DIỆP
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 1/2013
Trang 3
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo viên Bộ môn cảnh quan & kỹ thuật hoa viên về kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực thiết kế Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô, đặc biệt là thầy Đinh Quang Diệp, người trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này
Đồng thời trong thời gian thực tập, tôi xin cám ơn các cô chú anh chị khu du lich
và nghỉ dưỡng Sao Việt, đã tạo điều kiện cho tôi học hỏi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tôi thực tập, cung cấp cho tôi những tư liệu quý báu, sự chỉ dạy tận tình, là động lực
để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này
Cảm ơn gia đình tôi và những người bạn chung một mái nhà ký túc xá suốt 4 năm đại học đã luôn tiếp sức, bên tôi lúc khó khăn cũng như khi hoạn nạn
Và cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các bạn lớp DH09TK đã động viên
và giúp đỡ trong suốt thời gian tôi học tập tại trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM
Xin chân thành cảm ơn!
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 30/12/2012
Sinh viên
Đào Quỳnh Giao
Trang 4
TÓM TẮT
Đề tài “Thiết kế, cải tạo cảnh quan khu vực quảng trường khu du lịch và nghỉ dưỡng Sao Việt, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên” được tiến hành thời gian từ ngày 1/9/2012 đến ngày 30/12/2012
Diện tích nghiên cứu thiết kế: 1,2 ha
Nội dung thực hiện: Thiết kế cải tạo cảnh quan khu vực quảng trường khu du lịch
vầ nghỉ dưỡng Sao Việt, thành phố Tuy Hòa, Phú Yên
Kết quả thu được:
1 Đánh giá hiện trạng
2 Xây dựng danh mục thực vật hiện trạng
3 Thiết kế ,cải tạo cho từng khu vực
4 Lựa chọn cây thiết kế là cây bản địa và nhập nội Các loại cây có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của khu vực Cây lựa chọn thiết kế
là các loại cây có sức sống khoẻ, bộ rễ ăn sâu
5 Đề xuất danh mục cây che bóng và cây trang trí
Trang 5
MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa i
Lời cảm tạ ii
Tóm tắt iii
Mục lục iv
Danh sách các bảng viii
Danh sách các hình ix
Các bảng vẽ
Chương 1 MỞ ĐẦU 1
Chương 2 TỔNG QUAN 2
2.1 Khái niệm 2
2.2 Các qui luật chủ yếu 2
2.2.1 Bố cục cân xứng 2
2.2.2 Bố cục tự do 3
2.2.3 Trục và trung tâm bố cục trục chính phụ 3
2.2.4 Tỷ lệ 3
2.2.5 Tương phản 3
2.2.6 Tương tự 4
2.2.7 Đồng nhất 4
2.2.8 Sáng tối 4
2.2.9 Màu sắc 4
2.3 Bố cục tạo hình và trang trí các yếu tố tạo cảnh trong thiết kế cảnh quan 5
2.3.1 Địa hình 5
2.3.2 Mặt nước 5
2.3.3 Cây xanh 6
Trang 6
2.4 Một số công trình vườn – công viên và quảng trường 7
2.4.1 Đặc điểm chung vườn – quảng trường Ý thời phục hưng 7
2.4.2 Đặc điểm chung vườn – công viên Pháp 8
2.4.3 Đặc điểm chung vườn – công viên Anh 8
2.4.4 Đặc điểm chung vườn – công viên Mỹ 8
2.4.5 Đặc điểm chung vườn – công viên Ấn Độ 9
2.4.6 Đặc điểm chung vườn – công viên Trung Quốc 10
2.4.7 Đặc điểm chung vườn – công viên Nhật 10
2.4.8 Nghệ thuật vườn – công viên Việt Nam 11
2.4.8.1 Thời kỳ phong kiến 11
2.4.8.2 Thời kỳ Pháp thuộc 11
2.4.8.3 Từ năm 1945 đến nay 12
2.5 Đặc điểm tự nhiên và hiện trạng khu vực tiến hành cải tạo 12
2.5.1 Đặc điểm tự nhiên 12
2.5.1.1 Vị trí địa lý, ranh giới 12
2.5.1.2 Khí hậu thời tiết 13
2.5.1.3 Địa hình 13
2.5.1.4 Thổ nhưỡng 13
2.5.2 Hiện trạng khu đất thiết kế 13
Chương 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
3.1 Mục tiêu 15
3.2 Nội dung 15
3.3 Giới hạn của đồ án 15
3.4 Phương pháp nghiên cứu 16
3.4.1 Phương pháp điều tra hiện trạng và thu thập số liệu 16
3.4.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 16
3.4.3 Phương pháp thiết kế 16
Trang 7
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 17
4.1 Kết quả điều tra, khảo sát hiện trạng khu đất 17
4.1.1 Công trình xây dựng 19
4.1.2 Giao thông 20
4.1.3 Không gian xanh 20
4.2 Phân tích hiện trạng mảng xanh 24
4.2.1 Tình hình sinh trưởng cây trồng 24
4.2.2 Đề xuất cải tạo mảng xanh 24
4.2.3 Đề xuất cải tạo cơ sở hạ tầng 26
4.3 Đề xuất giải pháp, thuyết minh thiết kế cải tạo cho từng khu vực 26
4.3.1 Khu vực cổng chào 26
4.3.2 2 Khu vực quảng trường 27
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 29
5.1 Kết luận 29
5.2 Kiến nghị 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
Trang 8
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Công viên Versaille ……… 8
Hình 2.2 Biệt thự Vaux-le Vicomte ……… 8
Hình 2.3 Vườn lăng Taj Mahal ……… 9
Hình 2.4 Dự viên, Thượng Hải ……… 10
Hình 2.5 Vườn thiền Ryoan-ji ở Nhật Bản ……… 10
Hình 2.6 Công viên Tao Đàn ……… 12
Hình 2.7 Ranh giới khu thiết kế_ Tỷ lệ 1:2000 ……… 14
Hình 4.1 Cổng chính hiện tại ……… 18
Hình 4.2 Khu vực quảng trường nhìn từ lối đi chính ……… 18
Hình 4.3 Khu vực quảng trường nhìn từ lối đi chính ……… 19
Trang 9
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Cây che bóng ……… 20
Bảng 4.2 Cây trang trí ……… 20
Bảng 4.3 Cây nền ……… 21
Bảng 4.4 Cây che bóng ……… 25
Bảng 4.5 Cây trang trí ……… 25
Trang 10
CÁC BẢN VẼ
Trang
Mặt bằng hiện trạng ……… Phụ lục Mặt đứng cổng chính ……….Phụ lục Mặt bằng cổng chính ……… Phụ lục Mặt bằng quảng trường ……… Phụ lục Phối cảnh tổng thể ……… Phụ lục Góc phối cảnh khu vực cổng chào ……….Phụ lục Góc phối cảnh khu vực quảng trường ……… Phụ lục
Trang 11An cách trung tâm thành phố Tuy Hòa 10 km
Qua thời gian đưa và hoạt động và sử dụng, dưới tác động của thời gian, khu vực quảng trường khu du lịch đã có hiện tượng xuống cấp Bên cạnh đó, quảng trường là không gian công cộng đảm nhiệm chức năng mang đến khoảng không để mọi người dạo chơi, thư giản, ngắm cảnh, trò chuyện,… Thông qua đó có thể truyền tải tư tưởng văn hóa, đặc trưng của địa phương, nâng cao tính mỹ quan cho khu du lịch
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao tính mỹ quan của cảnh quan của khách du lịch, khu quảng trường cần được thiết kế cải tạo thành một môi trường thân thiện, mang lại không gian thư giãn gần gũi với thiên nhiên Đó là lý do tôi chọn và thực hiện đề tài:
“Thiết kế cải tạo cảnh quan quảng trường khu du lịch và nghỉ dưỡng Sao Việt thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên”
Trang 12Đối tượng của thiết kế cảnh quan là tạo hình đia hình với bậc thang, tường chắn đất,
bề mặt trang trí từ vật liệu xây dựng và cây xanh, các tác phẩm điêu khắc, hình thức kiến trúc, công trình nước, nghĩa là các thành phần của môi trường vật chất – không gian Quảng trường được định nghĩa là khoảng trống và rộng ở trong đô thị dùng làm nơi
tụ tập, dân cư trong sinh hoạt của dân cư đô thị vào những dịp kỉ niệm hoặc tổ chức mít - tinh, lễ hội cũng có thể là nơi tập trung giao thông ở chỗ giao nhau của nhiều tuyến giao thông quan trọng (quảng trường giao thông) cũng có thể là khoảng trống tạo tầm nhìn trước các công trình lớn,
Đường trục chính là đường dẫn từ cổng chính đến trung tâm Do đó, đường trục chính có lưu lượng người đi lại lớn nhất
2.2 Các qui luật bố cục chủ yếu
2.2.1 Bố cục cân xứng
Là tổ chức không gian hình học, các yếu tố hình khối đối xứng qua hệ thống trục bố cục Qui luật này thường áp dụng trên địa hình bằng phằng, các yếu tố cảnh thường có khối hình học, cây xanh có hình cân xứng trong quá trình sinh trưởng hoặc được cắt xén tạo hình Trên địa hình phẳng, việc xử lí bố cục đăng đối trọn vẹn hai phương dọc, ngang
Trang 13Các trung tâm bố cục chính của đường phố, quảng trường sử dụng các yếu tố hình khối có quy mô nhỏ, nhưng ảnh hưởng quyết định đến giải pháp bố cục các yếu tố tạo cảnh xung quanh Các trung tâm bố cục phụ có ý nghĩa hỗ trợ trung tâm bố cục chính Sự phân định trung tâm chính phụ rõ ràng sẽ thu hút sự chú ý ban đầu, tập trung đến chủ đề chính
2.2.4 Tỷ lệ
Là sự cân đối hài hòa của các yếu tố hình khối tạo không gian Có hai tương quan
tỷ lệ là hệ thống Module và “tiết diệnvàng” Cơ sở của hệ thống module là một số kích thước gốc làm chuẩn cho tất cả các phạm vi hình khối trung gian
Kích thước gốc gọi là module Các yếu tố tạo hình khối tạo không gian có thể tăng lên hoặc giảm xuống số lần nào đấy của module Còn tiết diện vàng trong toán học đưa ra một tỷ lệ mà trong đó số đoạn ngắn trên đoạn dài bằng tỷ số của đoạn dài trên tổng của hai đoạn, nhờ đó sẽ tạo được mối liên quan bên trong giữa các yếu tố hình khối và cảnh quan chung
2.2.5 Tương phản
Là sự đối lập của các yếu tố hình khối và hiện tượng Sự tương phản của bóng râm với khoảng sáng rực rỡ của không gian trống, màu xanh lá với hoa đỏ,… sẽ làm sống
Trang 142.2.7 Đồng nhất
Là bố cục được lặp đi lặp lại cùng một yếu tố hình khối, không gian tạo nên sự nhất quán cùng một nhịp điệu của phong cảnh hay cảnh quan Sự nhất quán tạo nên ấn tượng về cảnh chung, đặc trưng cho các cảnh quan
Trang 15
2.3 Bố cục tạo hình và trang trí các yếu tố tạo cảnh trong thiết kế cảnh quan
2.3.1 Địa hình
Gồm hai nhóm chủ yếu: đia hình lớn và đại hình nhỏ
- Địa hình lớn: là bề mặt đất có độ lồi lõm lớn, chia cắt không gian mạnh mẽ Địa hình lớn được sử dụng trong kiến trúc cảnh quan ở hai giải pháp: giữ nguyên hình dáng địa hình và biến đổi hình dáng địa hình
Địa hình bị thay đổi trong trường hợp:
+ Nhấn mạnh đặc điểm hình dạng địa hình
+ Xử lý tạo dáng địa hình
- Địa hình nhỏ: không có độ lồi lõm lớn nhiều, thường là các gò, đống, mô nổi trên
bề mặt đất tương đối bằng phẳng, hay các triền sông, hồ Do đó, địa hình nhỏ ít khi chắn tầm nhìn, thường chỉ sử dụng trong các không gian nhỏ của sân quảng trường, đường phố
và vườn cảnh
2.3.2 Mặt nước
Được chia là 3 loại: lớn (sông, hồ), nhỏ (suối, thác, ghềnh), bể nước trang trí
- Mặt nước lớn
Nguyên tắc tổ chức phong cảnh cho mặt nước lớn chủ yếu là việc bố cục khu đất ven
bờ Bên cạnh đó mặt nước còn là trung tâm quần tụ của hệ thống vườn – công viên Người thiết kế sử dụng những đặc tính của nước để tạo ra những không gian đẹp với những âm thanh róc rách của tiếng nước chảy, mang lại nét mềm mại uyển chuyển, bên cạnh đó nước còn cải thiện môi trường mang lại không gian nghỉ ngơi giải trí đầy sống động
- Mặt nước nhỏ:
Thường được sử dụng trong bố cục trung tâm trong sân của quần thể kiến trúc, vườn nhỏ Mặt nước có thể ở dạng bố cục tự do hay hình học còn tùy thuộc vào bố cục chung của vườn, công trình kiến trúc, cũng như tính chất của công trình cần trang nghiêm hay vui nhộn
Trang 16
- Bể nước trang trí
Có 2 loại: bể nước động (có vòi phun) và bể nước tĩnh
+ Bể nước tĩnh: bể nước tĩnh kết hợp với các yếu tố tạo cảnh (non bộ, sen, súng), bể nước tĩnh thuần túy, thường được bố trí trong sân nhà, một số công trình làm nhiệm vụ trung tâm bố cục, trang trí, mang lại một không gian để thưởng thức nghệ thuật non bộ hay soi bóng các yếu tố phong cảnh,…
+ Bể nước động:
Bể nước động có tính trang trí cao nhờ sự sinh động của các tia nước, hay sự gợn sóng cũng như những âm thanh của các tia nước phát ra, đôi khi sự kết hợp của màu sắc kích thích sự thích thú cho người thưởng ngoạn, thường được bố trí ở trung tâm bố cục trong các quảng trường, trước cổng công viên, sân trung tâm công viên
- Khóm cây:
Khóm cây gồm một số cây được tổ hợp trong một bố cục trọn vẹn, riêng rẽ, bố cục tạo hình khóm rất đa dạng và phong phú Khóm cây được bố trí trong khoảng trống của vườn, công viên, trên các quảng trường để chuyển tiếp sự chú ý của con người từ chỗ phân tán đến tập trung vào những nhân tố chủ đạo Vì vậy, khóm cây cần có màu sắc, hình khối dáng đẹp, độc đáo, kết hợp với các yếu tố tạo cảnh khác
- Hàng cây:
Trang 17
Cây được trồng theo những đường nhất định, có thể thẳng hay cong, tròn,…Trồng cây theo hàng nhằm mục đích phân đoạn không gian, biểu hiện ý nghĩa và chức năng của không gian Có hai dạng trồng cơ bản: trồng thưa và trồng dày
- Rừng nhỏ: Là thành phần hình khối chủ yếu tạo không gian trống trong công viên Rừng nhỏ có thể trồng một hay nhiều loài
Rừng cây một loài thường gây ấn tượng về một vùng miền nào đó, là nơi nghỉ ngơi tốt do không có lớp cây dưới tán rừng, dễ thống thoáng, tầm nhìn tốt, có điều kiện tổ chức các hoạt động nghỉ ngơi vui chơi, giải trí,…
- Cây leo: Có tác dụng trang trí trực tiếp trên bề mặt kiến trúc, mang lại hiệu quả trang trí cao lại chiếm ít diện tích đất trồng, cải thiện môi trường, vi khí hậu
-Cỏ: Được sử dụng làm nền, hoàn chỉnh bố cục và tạo nên sự hài hòa giữa các yếu
tố tạo cảnh
-Hoa: Tạo không gian vui tươi, có giá trị thẫm mỹ cao Tùy ý nghĩa trang trí của cảnh quan mà lựa chọn các loài hoa thích hợp Trong cảnh quan, hoa thường được trồng bồn, chậu, trồng theo hoa văn
2.4 Một số công trình vườn – công viên và quảng trường
Theo Lê Đàm Ngọc Tú (2010) một số đặc điểm về vườn qua các thời kỳ như sau:
2.4.1 Đặc điểm chung Vườn – quảng trường Ý thời phục hưng
Nghệ thuật phản ánh hiện thực, đề cao vai trò con người trong ý đồ và thủ pháp bố cục vườn Con người phải có vị trí khống chế trong thiên nhiên Sử dụng mặt nước với nhiều hình dạng phong phú, địa hình dốc được sử dụng triệt để, nhiều độ cao khác nhau
để tạo thác
Vườn thường trải rộng về phía trước, các yếu tố hình khối đăng đối qua trục bố cục này Các parterre hoa với các hàng cột bao quanh là những yếu tố tạo hình khối chính Dạng bồn hoa hình học được lặp đi lặp lại trong bố cục vườn với nhiều loài cây hoa có mùa nở hoa khác nhau Cây bóng mát thường được cắt xén tạo khối hình học, cây bụi được cắt xén theo hình thức phức tạp
Trang 18
2.4.2 Đặc điểm chung vườn – công viên Pháp
Cuối TK XV đầu TK XVI, sự đăng đối trong bố cục và việc sử dụng các yếu tố hình khối tạo không gian trong vườn – công viên chủ yếu trên nền tương đối phẳng Vườn được tạo trên các sân chênh cốt (terrasse) như vườn Ý nhưng thấp, các sân nối liền nhau tạo các “bậc lớn” Mặt nước là nhân tố nhấn trục bố cục của vườn, tùy thuộc vào tính chất
và chức năng của mỗi khu vực mà mặt nước có thể tĩnh hoặc động Mặt nước tĩnh thường nằm phía trước lâu đài nhằm soi bóng và in hình lâu đài
Hình 2.1 Công viên Versaille Hình 2.2 Biệt thự Vaux-le Vicomte
(nguồn: Internet) (nguồn: Internet)
2.4.3 Đặc điểm chung vườn – công viên Anh
Đầu TK XVII đến cuối TK XVII, công viên tự nhiên có bố cục tự do: tiếp thu nghệ thuật vườn Trung Quốc kết hợp với cảnh quan đất nước của mình để hình thành nên phong cách riêng của vườn Anh
Công viên phong cảnh: bên trong những khối rừng tự nhiên, những đám cây rậm rạp có xem những bãi cỏ rộng Hồ và thác nước ở dạng tự nhiên thay cho vòi phun và mặt nước hình học của chủ nghĩa cổ điển, mặt nước có hình dạng sinh động, nhiều mũi vịnh nhỏ hẹp
2.4.4 Đặc điểm chung vườn – công viên Mỹ
Vườn tân cổ điển: cuối TK XIX, sử dụng các vườn parterre và các trang trí
Trang 19
đường lượn trong cải tạo vườn Vaux-le Vincomte và vườn Essonne
Vườn có 3 cấp độ không gian:
-Vườn dưới là các parterre hình học được trồng rau nhiều màu sắc
-Vườn giữa là một bản tình ca về các giá trị cũng như các cung bậc tình yêu còn gọi là Jardin d’Ornement Chủ đề trang trí của các parterre bao gồm: tình yêu dịu dàng (tender love), nông nổi (fickle love), đam mê mù quáng (blind pasion) và bi kịch tình yêu (tragic love)
-Từ vườn giữa, một lối thẳng tắp tới hàng cây lim ngăn cách vườn giữa và dẫn đến vườn trên Vườn nước, với những bãi cỏ xanh, hồ nước trang trí, hồ phun nước và các kênh dẫn nước
2.4.5 Đặc điểm chung vườn – công viên Ấn Độ
- Nổi bật với 2 đặc điểm chính:
Bố cục hình học chặt chẽ với
mặt nước ở giữa tòa nhà
Tôn giáo ảnh hưởng sâu sắc đến
nghệ thuật vườn Ấn Độ
- Đặc điểm vườn lăng mộ, đền
thờ Hồi Giáo:
Bố cục đối xứng qua hai trục
ngang và dọc, phân vườn thành 4 phần
bởi đường đi hoặc kênh nước chữ thập
có vòi phun trang trí
(nguồn: Internet)
Sử dụng cây trồng địa phương: Bách, Trăn,…
Sử dụng sự tương phản về màu sắc giữa cây và công trình
Trang 20
2.4.6 Đặc điểm chung vườn – công viên Trung Quốc
Vườn Trung Quốc được tạo
nên với những phong cảnh đẹp theo
chủ nghĩa hiện thực, đặc trưng cho
nền sáng tác phong cảnh theo chủ
nghĩa tượng trưng
Hai đặc điểm rất chú trọng
trong vườn cảnh Trung Quốc:
Tạo nên một cuộc dạo chơi
phong cảnh với sự biến đổi về mặt
không gian, cảm xúc, cảnh vật Hình 2.4 Dự viên, Thượng Hải
Chu kỳ và đặc tính thay đổi của khu (nguồn: Internet)
vườn theo từng mùa
2.4.7 Đặc điểm chung vườn – công viên Nhật
Không gian vườn chan hòa với
không gian bên trong nhà Bố cục vườn
chặt chẽ với sự hài hòa về tỷ lệ giữa mọi
yếu tố trong vườn Mối quan hệ giữa con
người và thiên nhiên không dựa trên sự
chế ngự của thiên nhiên mà thể hiện ước
muốn của con người vươn tới sự hài hòa
với thiên nhiên
Hình 2.5 Vườn thiền Ryoan-ji ở Nhật Bản
(nguồn: Internet)
Trang 21
2.4.8 Nghệ thuật vườn – công viên Việt Nam
2.4.8.1 Thời kỳ phong kiến
- Vườn thượng uyển: bố cục mô phỏng tự nhiên, thường nhấn mạnh những nét đặc
trưng của vườn nhiệt đới, vườn có cây cối um tùm trồng trên đồi nhỏ hoặc soi bóng xuống mặt hồ tự nhiên
- Vườn tôn giáo tín ngưỡng: 3 loại: vườn đình, vườn chùa, vườn đền
Bố cục theo khuynh hướng vườn – nội thất Nghĩa là, quan niệm vườn là một không gian tiếp tục của căn phòng
Bố cục thường có 3 không gian: cổng, sân, vườn
- Vườn nhà ở dân gian: vườn thường có 3 phần:
Vườn trước: bố cục không gian mở để hứng gió mát, thường trồng vài cây cau, khóm hoa có hương thơm, rau thơm, cây thuốc, cây ăn quả,…
Vườn bên: bố cục tự do với cây có tán lớn để che chắn đầu hồi (Mít, Tre,…)
Vườn sau: bố cục theo kiểu rừng tự nhiên, trồng cây ăn quả, lấy gỗ
Đôi khi vườn còn có dàn cây leo ở cầu ao trước bếp, ở sân, ao nước thả cá
-Vườn nhà ở thành thị và của giới thượng lưu nho sĩ: bố cục cân xứng hoặc tự do tùy thuộc vào ý muốn của gia chủ
-Vườn lăng: có 2 loại: