1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM TOPO TRONG CÔNG TÁC VẼ ĐƯỜNG BÌNH ĐỘ, THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH VÀ MẶT CẮT ĐỊA HÌNH CHO DỰ ÁN CẤP NƯỚC KHU LÊ HỒNG PHONG, HUYỆN BẮC BÌNH, TỈNH BÌNH THUẬN.

96 333 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 2,41 MB

Nội dung

CHÂU MINH VŨ Tên đề tài: ỨNG DỤNG PHẦN MỀM TOPO TRONG CÔNG TÁC VẼ ĐƯỜNG BÌNH ĐỘ, THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH VÀ MẶT CẮT ĐỊA HÌNH CHO DỰ ÁN CẤP NƯỚC KHU LÊ HỒNG PHONG, HUYỆN BẮC BÌNH, TỈ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

TỈNH BÌNH THUẬN

SVTH MSSV LỚP KHÓA NGÀNH

: : : : :

CHÂU MINH VŨ

09124123 DH09QL

2009 - 2013 Quản Lý Đất Đai

Trang 2

CHÂU MINH VŨ

Tên đề tài:

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM TOPO TRONG CÔNG TÁC

VẼ ĐƯỜNG BÌNH ĐỘ, THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH VÀ MẶT CẮT ĐỊA HÌNH CHO DỰ ÁN CẤP NƯỚC KHU LÊ HỒNG PHONG, HUYỆN BẮC BÌNH,

TỈNH BÌNH THUẬN

Giáo viên hướng dẫn: Th.S Trần Đắc Phi Hùng

(Địa chỉ cơ quan: Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh)

( Kí tên:……… )

-Tháng 03 năm 2013-

Trang 3

TP Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2013

LỜI CẢM ƠN

Là một con người, lời đầu tiên con xin ghi nhớ công ơn cha mẹ

đã sinh thành, nuôi dưỡng con đến ngày hôm nay Con cảm ơn những người thân trong gia đình đã động viên giúp đỡ con trong suốt quá trình học tập

Và khi là một sinh viên, em xin kính gởi lòng biết ơn đến:

Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, khoa Quản lý Đất đai & Bất động sản đã truyền đạt cho em nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu làm hành trang để em bước vào đời

Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy Th.S TRẦN ĐẮC PHI HÙNG đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình em thực hiện

đề tài

Chân thành cảm ơn:

Ban giám đốc, phòng Kế hoạch Kỹ Thuật, đội Khảo sát địa hình của Công Ty TNHH Tư vấn-Kĩ thuật -Thương mại Thuận Bình, đã tạo điều kiện giúp em trong quá trình về tìm số liệu cũng như công tác đo đạc ngoại nghiệp đã tận tình hướng dẫn, cung cấp số liệu, bản đồ cho em trong quá trình thực hiện luận văn

Vì điều kiện thời gian thực hiện luận văn ngắn, điều kiện khó khăn khách quan và chủ quan cũng như trình độ của em có hạn chế nhất định nên không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong được sự đóng góp của quý Thầy – Cô, các anh chị, bạn bè để luận văn của

em đạt được kết quả tốt hơn

Sự giúp đỡ của bạn bè trong suốt thời gian học tập cũng như thực hiện làm đề tài

TP.HCM, tháng 03 năm 2013

Châu Minh Vũ

Trang 4

Sinh viên thực hiện: Châu Minh Vũ, Khoa Quản lý Đất đai & Bất động sản,

Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

Đề tài: “Ứng dụng phần mềm TOPO trong công tác vẽ đường bình độ, thành lập bản đồ địa hình và mặt cắt địa hình cho dự án cấp nước khu Lê Hồng Phong, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.”

Giáo viên hướng dẫn: Thầy Th.S Trần Đắc Phi Hùng, Bộ môn Công nghệ Địa

chính, Khoa Quản lý Đất đai & Bất động sản, Trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh

Như vậy bốn năm rưỡi thấm thoát học tập tại trường Đại học Nông Lâm trôi qua thật nhanh, giờ đây chúng em đã là những sinh viên năm cuối ngành Quản lý đất đai Trong suốt bốn năm rưỡi qua nhờ sự tận tình chỉ bảo của các thầy cô giáo trong trường đặc biệt là các thầy cô trong ngành Quản lý đất đai chúng em đã có được những kiến thức cơ bản trước khi trở thành người kỹ sư

Đồ án tốt nghiệp là kết quả của sự nỗ lực học tập và tìm hiểu kiến thức tại trường đại học, nó giúp cho sinh viên bước đầu làm quen với công của người kỹ sư, và vận dụng những kiến thức đã tìm hiểu trong sách vở vào điều kiện thực tế

Ngày nay việc ứng dụng công nghệ vào việc thành lập bản đồ địa hình bằng việc thay thế các máy móc thiết bị lạc hậu là một tất yếu nhằm nâng cao năng suất cũng như độ chính xác do vậy với đề tài này em xin trình bày cách thức ứng dụng công nghệ vào việc thành lập một bản đồ địa hình dạng số và mặt cắt địa hình theo quy trình

cụ thể

1 Quy trình đo đạc của máy toàn đạc điện tử PenTax đo điểm mia chi tiết

2 Ứng dụng phần mềm bình sai TOPO vào việc tính tọa độ đường chuyền điểm khống chế

3 Ứng dụng phần mềm Topo và Autocad trong công tác vẽ đường bình độ và mặt cắt địa hình khu vực nghiên cứu

4 Nội dung thực hiện được tiến hành theo các bước sau:

Phần I: Tổng quan

Phần II: Kết quả nghiên cứu

Phần III: Kết luận và kiến nghị

Đồ án tốt nghiệp này được hoàn thành tại trường đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh Có được kết quả này em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Th.S Trần Đắc Phi Hùng, anh Võ Ngọc Hoàng Phụng Lan là người đã trực tiếp hướng dẫn, đưa ra những gợi ý có giá trị về mặt khoa học và thực tiễn sản xuất, giúp em hoàn thành bản đồ án

Trang 5

ĐẶT VẤN ĐỀ 1 

PHẦN I TỔNG QUAN 2 

I.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu: 2 

I.1.1.Cơ sở khoa học 2 

I.1.2 Cơ sở pháp lý 5 

I.1.3 Cơ sở thực tiễn 7 

I.2 Quy trình thành lập bản đồ địa chính từ số liệu đo của máy toàn đạc điện tử và giới thiệu chung về phần mềm TOPO 7 

I.2.1 Thành lập bản đồ địa hình 7 

I.2.2 Giới thiệu chung về phần mềm thành lập bản đồ địa hình TOPO 11 

I.3 Khái quát địa bàn nghiên cứu 14 

I.4 Nội dung nghiên cứu và Phương pháp nghiên cứu 16 

PHẦN II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 17 

II.1 Thu thập tài liệu, số liệu gốc 17 

II.2 Khảo sát khu đo 17 

II.3 Xây dựng lưới khống chế mặt bằng và độ cao và đo vẽ chi tiết 18 

II.3.1 Thiết kế sơ bộ lưới khống chế lưới khống chế mặt bằng và độ cao 18 

II.3.2 Khống chế mặt bằng 19 

II.3.3 Khống chế độ cao: 19 

II.4 Truyền dữ liệu từ máy toàn đạc 22 

II.4.1 Cài đặt các thông số truyền trên máy toàn đạc PenTax-R300 22 

II.4.2 Ứng dụng truyền dữ liệu của khu vực dự án Lê Hồng Phong 23 

II.5 Bình sai đường chuyền khu đo Lê Hồng Phong 25 

II.5 Thành lập bản đồ địa hình bằng phần mềm TOPO 35 

II.6 Thành lập bản vẽ mặt cắt 44 

II.6.1 Xây dựng (vạch) tuyến trên bình đồ 44 

II.6.2 Thiết kế trắc dọc 47 

II.6.3 Thiết kế cắt ngang 48 

II.7 Biên tập bản đồ địa hình 49 

II.7.1 Trải ký hiệu cho bản đồ 49 

II.7.2 Tạo khung bản đồ địa hình 50 

II.8 In bản đồ 52 

II 9 Nhận xét: 52 

PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54 

III.1 Kết luận 54 

III.2 Kiến nghị 54 

TÀI LIỆU THAM KHẢO  

Trang 6

BĐĐH : Bản đồ địa hình

Trang 7

Trang

Bảng II.1: Hệ thống các mốc tọa độ độ cao của lưới khống chế hạng III nhà nước trong

Trang 8

Trang

Hình I.1: Các phương pháp thành lập bản đồ địa hình 4 

Hình I.2: Quy trình thành lập bản đồ địa hình từ dữ liệu máy toàn đạc điện tử 9 

Hình I.3: Sơ đồ thuật toán của máy toàn đạc điện tử 10 

Hình I.4: Mối quan hệ giữa Topo với NovaTDN 2005 12 

Hình I.5: Mối quan hệ giữa Topo với NovaTDN 2005 12 

Hình I.6: Mối quan hệ giữa Topo với RoadPlan 2005 12 

Hình I.7: Mô hình địa hình số trên Topo 13 

Hình I.8: Topo cung cấp dữ liệu mô phỏng địa hình cho 3D NovaPoint Virtual Map 13 

Hình I.9: Sơ đồ vị trí huyện Bắc Bình 14 

Hình II.1: Kí hiệu mốc thể hiện trên bản đồ 18 

Hình II.2: Đồ hình lưới khống chế mặt bằng 20 

Hình II.3: Đồ hình lưới khống chế độ cao 21 

Hình II.4: Hộp thoại TRANSEFR 22 

Hình II.5: Hộp thoại COMM SETTING SELECTION 22 

Hình II.6: Hộp thoại DataLink DL01 V.20 23 

Hình II.7: Hộp thoại Choose a protocol 23 

Hình II.8: Hộp thoại Receive File 24 

Hình II.9: Hộp thoại FORMAT SELECTION 24 

Hình II.10: Hộp thoại DATA SEND COFNIRMATION 24 

Hình II.11: Hộp thoại DataLink DL01 v2.0 24 

Hình II.12: Mia tọa độ khu vực Lê Hồng Phong 25 

Hình II.13: Hộp thoại Lựa chọn chạy chương trình 26 

Hình II.14: Hộp thoại Danh sách các modul 26 

Hình II.15: Hộp thoại Soạn thảo dữ liệu bình sai 27 

Hình II.16: Quy cách nhập liệu phương vị của Topo 28 

Hình II.17: Quy cách nhập khoảng cách của Topo 28 

Hình II.18: Quy cách nhập góc đo của Topo 28 

Hình II.19: Hộp thoại tạo Tuyến kiểm tra 29 

Hình II.20: Hộp thoại Kết quả tính toán tuyến 29 

Hình II.21: Kết quả bình sai lưới mặt bằng 30 

Hình II.22: Hộp thoại Soạn thảo dữ liệu bình sai lưới độ cao 31 

Hình II.23: Quy cách nhập liệu chênh cao của Topo 31 

Hình II.24: Hộp thoại kiểm tra tuyến đường chuyền độ cao 32 

Hình II.25: Giao diện phần mềm APNET 2012 33 

Hình II.26: Giao diện phần mềm Topo trên nền AutoCAD 36 

Hình II.27: Hộp thoại Chuyển đổi tệp tọa độ 36 

Hình II.28: Tọa độ điểm đo sau khi đưa lên bằng Topo 37 

Trang 9

Hình II.30: Hộp thoại Quản lý tập điểm 38 

Hình II.31: Thao tác Tạo mô hình tam giác 39 

Hình II.32: Hộp thoại Tạo mô hình TIN 39 

Hình II.33: Mô hình TIN chưa hoàn chỉnh 40 

Hình II.34: Mô hình TIN khi tạo đường bao 41 

Hình II.35: Mô hình TIN hoàn chỉnh 42 

Hình II.36: Hộp thoại Vẽ đường đồng mức 43 

Hình II.37: Mô hình đường đồng mức hoàn chỉnh 43 

Hình II.38: Thao tác Tạo tuyến 44 

Hình II.39: Hộp thoại Tạo tuyến 45 

Hình II.40: Thao tác Phát sinh cọc 45 

Hình II.41: Hộp thoại Phát sinh cọc- CEN_LINE 46 

Hình II.42: Hộp thoại Nhập dữ liệu theo tuyến 46 

Hình II.43: Thao tác Tạo trắc dọc 47 

Hình II.44: Hộp thoại Trắc dọc của tuyến 47 

Hình II.45: Trắc dọc của tuyến 47 

Hình II.46: Hộp thoại Tùy chọn mặt cắt 48 

Hình II.47: Thao tác Tạo trắc ngang 48 

Hình II.48: Hộp thoại Tạo trắc ngang 49 

Hình II.49: Một số hình ảnh về trắc ngang tuyến 49 

Hình II.50: Hộp thoại thư viện kí hiệu Topo 49 

Hình II.51 Hình ảnh của địa vật trên bản đồ 50 

Hình II.52: Bản đồ địa hình được đóng khung 51 

Trang 10

ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Tính cấp thiết của đề tài

Bản đồ là tài liệu qua trọng và là tài liệu cơ bản không thể thiếu trong nghiên cứu khoa học, trong các ngành kinh tế quốc dân và quốc phòng Nó là cơ sở, là công

cụ, là kết quả trong việc thiết kế, quy hoạch các lĩnh vực của đất nước

Trong giai đoạn hiện nay việc thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước của Đảng và nhà nước ngày càng được đẩy mạnh Bản đồ địa hình là tài liệu không thể thiếu, nhất là tại cácvùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp, thủy lợi, thủy điện,…để phục vụ khảo sát thiết kế và quy hoạch Vì vậy công tác thành lập bản đồ địa hình là công việc mang tính cấp bách hiện nay

Có nhiều phương pháp để thành lập bản đồ địa hình như: đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa, đo vẽ bằng phương pháp đo ảnh, biên tập bản đồ từ bản đồ có tỉ lệ lớn hơn Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau Phương pháp đo

vẽ trực tiếp ngoài thực địa có độ chính xác cao, nhưng lại vất vả Phương pháp đo ảnh

là phương pháp mới, có độ chính xác khá cao và công việc lại không vất vả như đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa Phương pháp thành lập bản đồ từ bản từ bản đồ có độ chính xác lớn hơn có độ chính xác không cao

Khi thành lập bản đồ địa hình bằng phương pháp đo vẽ ngoài thực địa, có ba phương pháp: phương pháp bàn đạc, phương pháp toàn đạc, phương pháp đo GPS động Ngày nay, các ứng dụng của công nghệ điện tử - tin học cũng đang được sử dụng rộng rãi trong cả công tác ngoại nghiệp lẫn nội nghiệp bằng cách thay thế các công cụ đo vẽ cũ bằng các thiết bị mới với công nghệ tiên tiến như: các máy toàn đạc điện tử có độ chính xác cao, máy vi tính và các phần mềm tiện ích, công nghệ GPS,…Các máy móc và phần mềm tiện ích đó đã và đang dần thay thế các loại máy quang học cũ và các phương pháp đo đạc cổ truyền với độ chính xác không cao mà năng suất lao động thấp Trong công tác thành lập bản đồ địa hình, số liệu đo đạc ngoài nghiệp sau khi đo xong được trút vào máy tính bằng "cáp chuyên dụng", sau đó

xử lý và chạy trên các phần mềm chuyên dụng Để nghiên cứu một trong những cách

để thành lập bản đồ địa hình em thực hiện đề tài:

“ Ứng dụng phần mềm TOPO trong công tác vẽ đường bình độ, thành lập

bản đồ địa hình và mặt cắt địa hình cho dự án cấp nước khu Lê Hồng Phong, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận”

2 Mục tiêu nghiên cứu

Ứng dụng phần mềm TOPO trong công tác vẽ đường bình độ, thành lập bản đồ

huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận

3 Đối tượng nghiên cứu

Quy trình vẽ đường bình độ, thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 2000 và mặt cắt

địa hình cho dự án cấp nước khu Lê Hồng Phong, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận

Trang 11

PHẦN I TỔNG QUAN

I.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu:

I.1.1.Cơ sở khoa học

1 Định nghĩa bản đồ địa hình

Bản đồ địa hình cho ta khả năng nhận thức bề mặt địa lý một cách tổng quát, dựa vào bản đồ địa hình có thể nhanh chóng xác định được toạ độ và độ cao của bất kỳ một điểm nào trên mặt đất khoảng cách và phương hướng giữa hai điểm… Trên bản

đồ còn thể hiện các mặt định tính, định lượng, hình dạng và trạng thái của các yếu tố địa lý, ghi chú địa danh của chúng Như vậy bản đồ địa hình có thể được định nghĩa như sau:

Bản đồ địa hình là bản đồ thể hiện một khu vực trên bề mặt của trái đất, trên đó bản đồ thể hiện những thành phần của thiên nhiên và kết quả hoạt động thực tiễn của con người mà mắt ta có thể cảm nhận được, chúng được xây dựng theo một quy luật toán học nhất định bằng một hệ thống ký hiệu quy ước và các yếu tố nội dung đã được tổng quát hoá

2 Tỷ lệ của bản đồ địa hình

Theo qui phạm bản đồ địa hình nước ta cũng dùng dãy tỉ lệ như hầu hết các nước khác trên thế giới gồm các tỉ lệ sau: 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000, 1:10000, 1:20000, 1:25000, 1:50000, 1:100000, …

3 Phép chiếu và lưới tọa độ

- X, Y là tọa độ phẳng của 1 điểm trên mặt phẳng

- φ , λ là tọa độ địa lý của 1 điểm bất kì trên bề mặt trái đất

Ở nước ta, do điều kiện kinh tế xã hội và lịch sử nên các bản đồ địa hình thể hiện lãnh thổ Vịêt nam được thành lập bằng 2 phép chiếu chủ yếu: phép chiếu Gauss

và phép chiếu UTM

Nước ta có lãnh thổ trải dài theo vĩ độ nên sử dụng phép chiếu Gauss là hợp lý Tuy nhiên với ưu điểm độ biến dạng phân bố đều hơn và để thuận tiện cho việc sử dụng hệ tọa độ chung trong khu vực và thế giới, trong hệ tọa độ mới VN-2000 ta sử dụng phép chiếu UTM thay cho phép chiếu Gauss trong hệ HN-72

Trang 12

b Lưới tọa độ

Lưới tọa độ địa lý (φ, λ): Nó còn được gọi là lưới kinh vĩ tuyến: dùng để xác định tọa độ địa lý của điểm trên bản đồ, hình dáng của nó phụ thuộc vào đặc điểm của phép chiếu

Lưới tọa độ vuông góc (Đê-cac): Dùng để xác định tọa độ (x,y) của các điểm Lưới của nó là những đường thẳng song song vuông góc với nhau Kinh tuyến chính của múi là trục x, xích đạo là trục y, gốc tọa độ là điểm giao nhau của hai trục trên Gốc này có giá trị khởi đầu là (0, 500)

4 Phân loại bản đồ địa hình

a Phân loại theo tỷ lệ

Theo tỷ lệ bản độ địa hình được phân làm ba nhóm chính:

thổ và vùng lãnh thổ toàn quốc để tìm hiểu các đặc trưng về địa lý tổng hợp các quy luật địa lý lớn, hoặc nhằm giải quyết các vấn đề để tính toán chiến lược

Bản đồ địa hình tỷ lệ trung bình và vừa (1:10000, 1:25000, 1:50000)

thết kế những công trình cụ thể

b Phân loại theo mục đích sử dụng

Bản đồ địa hình cơ bản: Là loại bản đồ phản ánh các yếu tố địa hình địa vật trên

bề mặt lãnh thổ ở thời điểm đo vẽ với độ chính xác, độ tin cậy cao, với mức độ chi tiết

và tương đối đồng đều

Bản đồ địa hình chuyên dụng: Là loại bản đồ thành lập để giải quyết mục đích

cụ thể của một hay nhiều ngành Trên bản đồ ưu tiên phản ánh các đối tượng cần thiết cho mục đích chuyên dụng và ngược lại phản ánh sơ sài hơn những phân tử ít có tác dụng sử dụng, có thể kể đến là các loại:

+ Bản đồ tỷ lệ 1: 10000, 1: 25000 phục vụ điều tra quy hoạch rừng

+ Bản đồ địa hình phục vụ quy hoạch đồng ruộng tỷ lệ 1: 2000, 1: 5000

+ Bản đồ địa hình xí nghiệp nông lâm nghiệp tỷ lệ 1: 5000, 1: 10000, 1: 25000 Bản đồ nền địa hình: Là loại bản đồ đã được lược bớt đi một số đặc điểm tính chất của các yếu tố địa hình, địa vật nhằm làm giảm nhẹ trọng tải của bản đồ, có thể coi là bản đồ địa hình đã được đơn giản hoá.Về hình thức trình bày bản đồ nền địa hình vẫn giữ nguyên hệ thống ký hiệu của bản đồ địa hình cơ bản, nhưng có giảm bớt

số lượng mầu in Bản đồ này dùng làm cơ sở địa hình để có thể hiện các yếu tố của bản đồ chuyên môn, chuyên đề

Trang 13

Các phương pháp thành lập bản đồ:

Hình I.1: Các phương pháp thành lập bản đồ địa hình

6 Bình đồ

phép chiếu thẳng góc và thu nhỏ lại theo một tỉ lệ nhất định Trên bình đồ kích thước các vùng đất không bị biến dạng và trong quá trình thành lập bình đồ người ta không tính đến ảnh hưởng độ cong quả đất vì trong phạm vi hẹp bề mặt trái đất có thể xem như mặt phẳng

Nếu trên bình đồ chỉ thể hiện các đường biên địa vật thì có tên gọi là bình đồ địa vật

Nếu trên bình đồ biểu thị cả đường biên địa vật và cả dáng đất thể hiện mức độ lồi lõm của mặt đất thì có tên gọi là bình đồ địa hình

Nếu bình đồ địa hình thể hiện vùng đất dọc theo tuyến của công trình thì có tên gọi là bình đồ lộ tuyến

Nếu bình đồ địa hình thể hiện vùng đất tại vị trí xây dựng công trình thì có tên gọi là bình đồ vị trí

7 Bản vẽ mặt cắt địa hình

Khi khảo sát các tuyến đường, mương máng ngoài bình đồ hoặc bản đồ còn phải lập mặt cắt dọc và ngang tuyến Mặt cắt phục vụ cho việc thiết kế và tính toán khố lượng đào đắp…khác với bình đồ bản đồ biểu diễn mặt đất trên mặt phẳng ngang, còn mặt cắt địa hình là hình chiếu của mặt cắt dọc hoặc ngang của một tuyến địa hình

lên mặt phẳng thẳng đứng

Cắt mặt đất bằng lát cắt thẳng đứng theo một hướng nào đó và biểu thị nó trên giấy dưới dạng thu gọn, đồng dạng ta được bản vẽ mặt cắt địa hình

Trang 14

Bản vẽ mặt cắt địa hình vuông góc với đường tim của công trình gọi là mặt cắt ngang địa hình

I.1.2 Cơ sở pháp lý

- Tiêu chuẩn ngành 14 TCN 22:2002 Quy phạm khống chế mặt bằng cơ sở

trong công trình thủy lợi

- Tiêu chuẩn ngành 14 TCN 102:2002 Quy phạm khống chế cao độ cơ sở trong

công trình thủy lợi

- Tiêu chuẩn ngành 14 TCN 141:2005 Quy phạm đo vẽ mặt cắt, bình đồ địa

hình công trìnhthủy lợi

- Tiêu chuẩn ngành 14 TCN 40: 2002 Quy phạm đo kênh và xác định tim công

trình trên kênh

- Tiêu chuẩn ngành TCN 43-90 Quy phạm đo vẽ bản đồ địa hỡnh tỷ lệ 1:500,

1:1000, 1:2000, 1:5000 (Phần ngoài trời ) Cục đo đạc bản đồ nhà nước năm 1990

- K ý hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 –Tổng cục địa

chính năm 1995

- Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng

- Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản

lý đầu tư xây dựng công trình

- Căn cứ định mức dự toán xây dựng công trình phần khảo sát xây dựng ban hành ngày 16/08/2007 của Bộ Xây Dựng

- Căn cứ thông tư 03/2008/TT-BXD ngày 25/01/2008 V/v hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình

- Đơn giá khảo sát xây dựng tỉnh Bình Thuận

- Căn cứ Văn bản số 3663/UBND–XDCB ngày 22 tháng 9 năm 2004 của UBND tỉnh Bình Thuận V/v thực hiện đề án chuyển nước từ Sông Lũy lên khu Lê Hồng Phong huyện Bắc Bình

- Tiêu chuẩn ngành 14 TCN 115-2000: “ Thành phần, nội dung và khối lượng khảo sát địa chất trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế công trình thủy lợi “ của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

- Tiêu chuẩn ngành 22 TCN 259-2000: Quy trình khoan thăm dò địa chất công trình

Trang 15

- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2683-1991: Đất xây dựng, lấy, bao gói, vận

chuyển, bảo quản mẫu

- Tiêu chuẩn Việt nam TCVN ( 4195-4202)-1995: Đất xây dựng, phương pháp

thí nghiệm cơ lý đất

- Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 309:2004: Công tác trắc địa trong

xây dựng công trình

- Quy trình ộp nước, đổ nước, theo Tiêu chuẩn Ngành 14 TCN 83-91: Quy trình

xác định dộ thấm nước của đất đá bằng phương pháp thí nghiệm ép nước vào hố

khoan

- Căn cứ Quyết định số 84/2006/QĐ-UBND ngày 02/11/2006 của UBND tỉnh

Bình Thuận về việc thống nhất áp dụng Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ quốc gia Việt nam

khu vực Bình Thuận cho việc thành lập và sử dụng bản đồ trên địa bàn toàn tỉnh

- Thông tư 973/2001/TT-TCĐC: Hướng dẫn áp dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ

quốc gia VN-2000

- Ngoài ra cũng áp dụng các tiêu chuẩn tính toán sau:

Bảng I.1: Danh mục các văn bản liên quan đến thiết kế tuyến

4 Kết cấu bờ tụng và bờ tụng cốt thộp thủy công - Tiêu chuẩn

* Những quy định về độ chính xác cần đạt được trong dự án này:

- Quy phạm đo vẽ bản đồ tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 (phần ngoài trời)

Tiêu chuẩn ngành 96 TCN 43-90 của Cục đo đạc và Bản Đồ Nhà nước

- Ký hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:200, 1:5000 của Tổng cục Địa

Chính

- Tiêu chuẩn ngành: 14TCN 141-2005 (Quy phạm đo vẽ mặt cắt, bình đồ địa

Trang 16

- Tiêu chuẩn ngành: 14TCN 22-2002 (Quy phạm khống chế mặt bằng cơ sở trong công trình thủy lợi)

- Thông tư 973/2001/TT-TCĐC (Hướng dẫn áp dụng Hệ quy chiếu và Hệ toạ

độ quốc gia VN-2000)

I.1.3 Cơ sở thực tiễn

Từ một số công trình lớn tại tỉnh Bình Thuận đã ứng dụng phần mềm Topo, Nova trong công tác khảo sát, thiết kế có hiệu quả cao về mặt thời gian và kinh tế Ví

dụ như: Một số đơn vị đã ứng dụng phần mềm Topo vẽ bản đồ và kết hợp phần mềm Nova thiết kế tuyến đường quốc lộ 55 đoạn qua tỉnh Bình Thuận Hay ứng dụng phần mềm Topo trong công tác đo đạc “làm phần nội nghiệp” cho hồ chứa nước Sông Khán

xã Thuận Hòa, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận Từ một số công trình tại địa phương ứng dụng những phần mềm chuyên ngành trên có hiệu quả Nay em xin làm

đề tài “Ứng dụng phần mềm Topo trong công tác vẽ đường bình độ, thành lập bản đồ địa hình và mặt cắt địa hình cho dự án cấp nước khu Lê Hồng Phong, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận”

I.2 Quy trình thành lập bản đồ địa chính từ số liệu đo của máy toàn đạc điện tử

và giới thiệu chung về phần mềm TOPO

I.2.1 Thành lập bản đồ địa hình

A Thành lập BĐĐH theo phương pháp truyền thống

Trước đây để đo vẽ bản đồ, thông thường thực hiện theo phương pháp toàn đạc, trong đó sử dụng thiết bị đo là máy kinh vĩ quang học, kết hợp ghi sổ và biên vẽ bản

đồ bằng tay kết hợp sử dụng các loại thước chuyên dụng Quy trình được thực hiện theo các bước sau:

1 Chuẩn bị bản vẽ

Để chuẩn bị đo vẽ bản đồ địa hình ta cần chọn giấy loại tốt, sau đó chuyển lên giấy hệ thống lưới ô vuông để chuyển các điểm khống chế lên bản vẽ Giấy vẽ được gián lên một tấm ván gỗ mỏng có kích thước 50x50cm hoặc lên tấm kẽm để chống co dãn của giấy

2 Dựng luới ô vuông

Lưới ô vuông là một hệ thống các đường thẳng cách đều nhau, song song với hệ trục tọa độ phẳng vuông góc OX và OY Để thực hiện ta có thể dùng các dụng cụ

compa và thước tỷ lệ hoặc thước Drobusev hoặc máy triển toạ độ Sai số dựng lưới ô

vuông không vượt quá +0.1mm

Phương pháp dùng thước Drobusev

Thước Drobusev được làm bằng hợp kim đặc biệt có hệ số dãn nở nhiệt nhỏ, trên có 6 lỗ, cạnh vát Lỗ đầu tiên (điểm) là đoạn thẳng còn các cạnh vất còn lại là cung tròn tâm O với bán kính lần lượt là các giá trị 10cm, 20cm, 30cm, 40cm, 50cm, cạnh vát cuối cùng của thước là một cung cách vạch 0 một đoạn là:

D= (502cm + 502cm) 1/2

Trình tự dựng lưới ô vuông bằng thước như sau:

Bước 1: Đặt cạnh vát của thước song song với mép dưới của bản vẽ, dùng bút

chì đánh dấu điểm O và vạch các đoạn cung của lỗ trên thước Kẻ một đường thẳng qua 5 cung

Trang 17

Bước 2: Đặt thước vuông goc với đường thẳng vừa dựng sao cho vạch 0 trùng

với vạch thứ 6 của bước 1 Tương tự vạch được 6 vạch

Bước 3: Đặt thước nằm trên đường chéo của hình vuông sao cho vạch 0 trùng

với vạch 0 ở bước1và mép cuối cùng của thước cắt cung thứ 5 ở bước 2 Nối giao điểm này với điểm đầu của bước 2 ta nhận được đường thẳng phía bên phải

Bước 4 và 5: làm tương tự như trên

Bước 6: Nỗi các điểm tương tự trên 2 cạch đối diện ta sẽ nhân được lưới ô

vuông

3 Triển điểm khống chế trắc địa lên bản vẽ

Sau khi dựng xong lưới ô vuông tiến hành đưa vị trí của các điểm không ché trắc địa lên bản vẽ Công việc này gọi là triển điểm Dựa vào toạ độ số liệu sau bình sai của tất cả các điểm khống chế cấp nhà nước, cấp cơ sở và lưới đo vẽ có trong khu

đo, ta chọn toạ độ điểm góc khung Tây Nam có các giá trị số X va Y nhỏ nhất để sao cho tất cả các điểm khống chế nằm gọc và cân đối trong bản vẽ, sai số triển điểm khống chế không vượt quá 0.2mm

Việc triển điểm khống chế ta chỉ có thể dùng máy triển toạ độ hoặc compa và thước tỉ lệ để triển điểm khống chế Nếu dùng compa và thước tỉ lệ thì ta phải tính số gia toạ độ Δx và Δy giữa điểm khống chế và điểm góc khung Tây Nam

Sau khi triển xong các điểm khống chế ta tiến hành kiểm tra bằng cách đo khoảng cách giữa các điểm khống chế,tính chiều dài thực tế của nó theo tỉ lệ bản đồ

Chênh lệch giữa hai trị số này không được quá sai số triển điểm

d< 0.2mm x M bd

Trước khi chuyển các điểm chi tiết lên bản đồ, ta phải kiểm tra lại sổ đo

Nếu sai sót phải bổ sung kịp thời, sau đó tính toán các đại lượng sau:

Bước 2 : Tính độ cao H của điểm chi tiết

Tính chênh cao giữa điểm trạm máy và điểm chi tiết theo công thức:

H = S.tgv + i – l

V: là góc đứng i: là chiều cao máy l: là chiều cao điểm ngắm

Có chênh cao h giữa trạm đo và điểm chi tiết, ta tính được độ cao của điểm chi tiết

Trang 18

B Thành lập BĐĐH từ số liệu đo của máy toàn đạc điện tử

1 Quy trình thành lập bản đồ số địa hình từ dữ liệu máy toàn đạc điện tử

Hình I.2: Quy trình thành lập bản đồ địa hình từ dữ liệu máy toàn đạc điện tử

2 Sơ đồ thuật toán của các máy toàn đạc điện tử

Để thực hiện việc tự động thành lập bản đồ địa hình bằng phương pháp số từ dữ liệu đo được của các máy toàn đạc điện tử, chúng ta cần phải chuyển về một khuôn dạng nhất định Các khuôn dạng chính của dữ liệu đo chi tiết là toạ độ vuông góc x,

Chuyển đổi trị đo về tọa độ vuông góc (*.xyz) Chuyển đổi số liệu *.xyh vào phần mềm đồ họa *dwf

Hoàn thiện bản vẽ và biên tập bản đồ

Lưu trữ và in ấn bản đồ

End

Trang 19

Đối với dữ liệu toạ độ cực, khuôn dạng dữ liệu trong tệp tin sau khi chuyển đổi được thống nhất như sau: Thứ tự, Kh_cách_nghiêng, Góc_bằng, Chênh_cao, Cao_mia, Ghi_chú

Đối với dữ liệu toạ độ vuông góc, khuôn dạng dữ liệu trong tệp tin sau khi chuyển đổi trực tiếp từ dữ liệu đo ngoài thực địa hoặc từ tệp dữ liệu toạ độ cực được thống nhất như sau: Thứ tự, Toạ độ_X, Toạ_độ_Y, Độ_Cao_H, Ghi_chú

Để có cơ sở cho việc xây dựng các modul chương trình, phải thực hiện việc phân tích các khuôn dạng dữ liệu cụ thể đối với từng máy toàn đạc điện tử

Sơ đồ thuật toán

Hình I.3: Sơ đồ thuật toán của máy toàn đạc điện tử

Begin

Nhập file *.gsi, *.idxNhận dạng dữ liệu

Dạng dữ liệu

Đọc: Tên điểm, cạnh nghiêng, góc bằng, góc đứng, cao gương

Ghi lại: Tên điểm, cạnh nghiêng, góc bằng, chênh cao

Trang 20

I.2.2 Giới thiệu chung về phần mềm thành lập bản đồ địa hình TOPO

Phầm mềm Topo là một chương trình phần mềm trợ giúp quá trình khảo sát và lập bản đồ địa hình số Các bản đồ địa hình do Topo lập ra chứa đựng đầy đủ các thông tin về địa hình, trên cơ sở đó, người thiết kế tiến hành được công việc của mình luôn, bỏ qua giai đoạn nhập dữ liệu trung gian, tiết kiệm thời gian, công sức và đảm bảo tính chính xác, thống nhất của dữ liệu

Để tự động hoá việc giao tiếp giữa hai quá trình khảo sát và thiết kế, công ty Hài Hoà đã nghiên cứu thiết kế và cho ra đời phầm mềm Topo là một chương trình phần mềm trợ giúp quá trình khảo sát và lập bản đồ địa hình số Các bản đồ địa hình

do Topo lập ra chứa đựng đầy đủ các thông tin về địa hình, trên cơ sở đó, người thiết

kế tiến hành được công việc của mình luôn, bỏ qua giai đoạn nhập dữ liệu trung gian, tiết kiệm thời gian, công sức và đảm bảo tính chính xác, thống nhất của dữ liệu

Phầm mềm Topo chạy trong môi trường AutoCAD 14 cho đến AutoCAD 2006 với hệ thống menu, hộp thoại bằng tiếng Việt, có hệ thống trợ giúp trực tuyến rất thuận tiện cho người sử dụng khi cần tra cứu cách sử dụng

* Đặc tính của phần mềm Topo 2005

1 Topo 2005 là phần mềm chuyên dụng biên vẽ bản đồ địa hình số 3D, trợ giúp hiệu quả trong công tác biên tập địa hình các khu đô thị, các vùng quy hoạch, các tuyến giao thông, thuỷ lợi và khai thác mỏ

Là công cụ thể hiện toàn bộ các điểm mia lên màn hình AutoCAD 2005 từ các máy toàn đạc Leica, Sokia Set, TOPCON, NIKON đã kết xuất vào máy tính

2 Có chức năng nhập dữ liệu từ sổ đo, dữ liệu theo dạng tuyến và hỗ trợ xây dựng địa hình từ các bản đồ giấy

Với tính năng xây dựng mô hình lưới tam giác cho phép người dùng cập nhập, hiệu chỉnh, định nghĩa và thêm các đường đứt gẫy địa hình Mô phỏng trực tiếp không gian vùng địa hình

Cho phép người dùng vạch nhiều mặt cắt, hệ thống nhiều tuyến sơ bộ trên mô hình địa hình số Từ đó kết xuất ra trắc dọc, trắc ngang tương ứng với hệ thống tuyến

3 Tự động vẽ đường đồng mức, gắn địa vật lên mô hình và tạo tờ bản đồ phục

vụ trong công tác in ấn bản vẽ

Topo 2005 thực sự là phần mềm xây dựng toàn cảnh mô hình địa hình từ số liệu của cán bộ khảo sát và cung cấp các thông tin xác thực, hữu ích đối với người thiết kế các công trình

* Mối quan hệ giữa phần mềm Topo với các phần mềm ứng dụng khác

1 Topo2005 cung cấp dữ liệu trắc dọc, trắc ngang tự nhiên thông qua file

*.NTD cho chương trình thiết kế đường NovaTDN 2005, chương trình thiết kế kênh TKK Pro2005

Trang 21

Hình I.4: Mối quan hệ giữa Topo với NovaTDN 2005

2 Topo2005 cung cấp mô hình địa hình số tự nhiên khu đo cho chương trình thiết kế san lắp mặt bằng HS 2005

Hình I.5: Mối quan hệ giữa Topo với NovaTDN 2005

3 Topo2005 cung cấp mô hình địa hình số 3D và file *.NTD cho phần mềm thiết kế đường nhiều làn RoadPlan2005

Trang 22

4 Topo2005 cung cấp mô hình địa hình số khu khai thác mỏ cho phần mềm tính toán khối lượng khai thác

Hình I.7: Mô hình địa hình số trên Topo

5 Topo2005 cung cấp dữ liệu cho phần mềm mô phỏng thực tại ảo 3D NovaPoint Virtual Map

Hình I.8: Topo cung cấp dữ liệu mô phỏng địa hình cho 3D NovaPoint Virtual Map

Trang 23

I.3 Khái quát địa bàn nghiên cứu

a Khái quát về huyện Bắc Bình của tỉnh Bình Thuận

Hình I.9: Sơ đồ vị trí huyện Bắc Bình

- Bắc Bình là một huyện của tỉnh Bình Thuận, nằm ở phía Bắc của tỉnh Bình

Thuận

Bắc Bình - mảnh đất giàu truyền thống lịch sử và văn hóa đã đi được một chặng đường 300 năm có lẻ Trải qua nhiều đời xây dựng và đấu tranh gìn giữ bản sắc dân tộc, nhân dân địa phương đã để lại cho thế hệ hôm nay những di sản tinh thần vô cùng quý giá Xét về góc độ văn hóa, Bắc Bình là nơi hội tụ của 16 dân tộc anh em, mỗi dân tộc có ngôn ngữ, văn hóa khác nhau tạo nên sự sinh động, đa dạng Xét về góc độ lịch

sử, toàn huyện có 18 xã, thị trấn thì đã có 5 xã được phong tặng danh hiệu lực lượng anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Sự tôn vinh và truyền bá những giá trị tinh thần của cha anh đi trước đã tạo cho Bắc Bình một khí thế mới trong công cuộc xây dựng

và phát triển kinh tế - xã hội

- Văn hoá

1997 Dòng văn hoá Chăm có những giá trị nghệ thuật đỉnh cao trong đó điển hình nhất là nghệ thuật múa vẫn còn lưu giữ và phát huy Tiến sĩ nghệ thuật múa Đặng Hùng là người đã sống nhiều năm tại đây và nghiên cứu bảo tồn, phát huy nền nghệ thuật múa Chăm, các thể loại múa quạt, múa đội nước, múa Siva (cung đình) và nhiều thể loại khác đã từ lâu xứng tầm nghệ thuật bác học

- Hành chính

Bắc Bình bao gồm 2 thị trấn: Chợ Lầu và Lương Sơn và 16 xã: Phan Lâm, Phan Sơn, Phan Điền, Bình An, Phan Hoà, Hải Ninh, Phan Rí Thành, Phan Thanh, Hồng Thái, Sông Bình, Sông Luỹ, Phan Tiến, Bình Tân, Hoà Thắng, Phan Hiệp và Hồng Phong

- Du lịch

Cảnh đẹp độc đáo của Bình Thuận và Bắc Bình là những ốc đảo xanh tươi chạy

Trang 24

có ngọn hải đăng đẹp nhất và cổ nhất Việt Nam; đến thành phố Phan Thiết hiền hoà nơi lưu giữ những di sản văn hoá 300 năm mở cõi của người Việt và những di sản truyền thống của người Hoa; tâm điểm du lịch hiện nay là dải hàng trăm Resort kéo dài ra đến Mũi Né, tạo thành một chuỗi bờ biển du lịch nối ra đến khu vực Suối Nước cách Phan Thiết 40 km, tại đây hàng loạt dự án tầm cỡ đang mọc lên tạo ra một quần thể du lịch cao cấp mới kéo dài thành phố Phan thiết trên một dải bờ biển gần 50 km thật xứng với danh hiệu "Thủ đô Resort của Việt Nam" Cảnh đẹp này tương phản bằng nhiều sắc thái, nhiều cung bậc cảnh sắc Từ những khu rừng nguyên sinh trong vùng giáp ranh với Lâm Đồng với những cảnh đẹp hồ thuỷ điện Hàm Thuận, Đa Mi, Thác Sương Mù, Thủy Điện Đại Ninh dọc theo con đường mòn mà xưa kia Bác sĩ Yersin đã lần tìm ra cao nguyên Liang Biang, Đà Lạt ngày nay; cảnh sắc xuôi về những đồng bằng xanh ngát qua những thị trấn nhỏ thanh bình, xanh ngắt vườn thanh long; xuôi về hướng biển là cung đường du lịch ấn tượng nhất và đẹp nhất Việt Nam, con đường này nối từ thị trấn Lương Sơn về Mũi Né ngược về Hàm Tiến và Phan Thiết, đây là cung đường nối từ đồng bằng, vắt ngang lên những dải đồi cát hoang sơ nơi lưu dấu chiến khu Lê Hồng Phong oai hùng (nay thuộc xã Hồng Phong và Hoà Thắng); phóng tầm mắt nhìn hàng chục cây số mêmh mông thanh vắng, rồi bất ngờ chiêm ngưỡng một dãi cát trắng tinh khôi và gợi cảm như nàng Trinh Nữ nằm vắt mình bên hồ nước xanh trong với dải hoa sen đỏ thắm mọc ven bờ; con đường lại bất ngờ mang chúng ta đến với biển xanh và nắng vàng trải dọc thêm hàng chục cây số mêng mang, cảnh sắc sánh ngang với con đường Malibu miền Cali nước Mỹ

Đi dọc Quốc lộ 1A ra hướng Nha Trang, con đường mang ta đến với suối nước khoáng nóng Vĩnh Hảo lừng danh đã từng được gắn thương hiệu Vichy (Pháp), thêm

10 cây số nữa là bờ biển dọc theo vách đá đứng đứng của Cà Ná Nơi đây cũng có hàng chục điểm du lịch cao cấp và các điểm dừng cho du khách, ngắm nhìn biển xanh bao la hay hoà mình với sóng biển xanh

b Khái quát chung về dự án: Dự án cấp nước Khu Lê Hồng Phong nằm trên

địa bàn thuộc thị trấn Lương Sơn, xã Hồng Phong và Hòa Thắng, thuộc huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận Vùng dự án nằm cách cách Thị trấn Lương Sơn khoảng 15km

về phía Bắc, cách thành phố Phan Thiết khoảng 60 km về phía Nam

Hồng Phong, Hòa Thắng là các xã vùng sâu của huyện Bắc Bình Đây là vùng căn cứ cách mạng “Chiến Khu Lê Hồng Phong” của tỉnh Bình Thuận Sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của lãnh đạo Đảng bộ và Chính quyền các cấp, nhân dân Khu Lê Hồng Phong đã bắt tay vào để phát triển sản xuất, nhằm sớm khôi phục kinh tế

để ổn định đời sống và xây dựng quê hương

Tuy nhiên, do bởi chịu nhiều yếu tố bất lợi về địa hình và thời tiết; đặc biệt địa hình nơi đây rất phức tạp, đa số là các cồn cát ven biển xen kẽ nhau và chạy dài tạo thành dãy chắn tách biệt, lượng mưa rất thấp, đất đai bạt màu hoang hóa và chủ yếu là đất trống đồi trọc Bởi do tình trạng thiếu nguồn nước nên điều kiện phát triển sản xuất còn nhiều hạn chế, phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên Hàng năm trong mùa khô, vùng này không chỉ thiếu nước để sản xuất mà thiếu ngay cả nước dùng trong sinh hoạt và chăn nuôi gia súc… Vì vậy, đời sống người dân nơi đây gặp muôn vàn khó khăn

Xuất phát từ những vấn đề khó khăn nêu trên, việc nghiên cứu giải pháp cấp nước để “Phát triển kinh tế xã hội cho vùng căn cứ cách mạng Khu Lê Hồng Phong, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận” là hết sức cấp bách Để từng bước góp phần ổn

Trang 25

định và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nơi đây; đồng thời tạo điều kiện cho các Ngành Nông - Lâm - Thủy sản và Du lịch sớm được phát triển

c Tên công trình

Cấp nước khu Lê Hồng Phong, huyện Bắc Bình

d Mục tiêu dự án

- Cấp nước sản xuất cho 1.000 ha đất canh tác; đồng thời cấp nước phục vụ sinh

thác tiềm năng tuyến du lịch Hồng Phong - Hòa Thắng

- Cải tạo môi trường sinh thái và hạn chế tình hình sa mạc hóa đang diễn ra

- Tạo tiền đề phát triển kinh tế - xã hội cho vùng Chiến Khu Lê Hồng Phong

I.4 Nội dung nghiên cứu và Phương pháp nghiên cứu

a Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu quy trình thành lập lưới không chế mặt bằng và độ cao

- Nghiên cứu quy trình đo chi tiết bản đồ địa hình: lưới thiết kế đã đạt tiêu chuẩn thì tiến hành đo chi tiết bản đồ địa hình

- Thành lập mô hình số DTM, vẽ đường bình độ, mặt cắt bằng phần mềm Topo

- Biên tập bản đồ địa hình, chỉnh sửa và xuất bản đồ địa hình

b Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thống kê: Sử dụng trong quá trình thu thập, tổng hợp các số liệu

về tự nhiên, kinh tế, xã hội của khu Lê Hồng Phong huyện Bắc Bình

Phương pháp bản đồ: Thành lập các loại bản đồ trung gian và bản đồ thành

quả mà các dự án khác đã đo đạc

Phương pháp chuyên gia: Thu thập những ý kiến của những chuyên gia trong

lĩnh vực trắc địa bản đồ

Phương pháp kế thừa: Kế thừa các số liệu một số tài liệu địa chính đã có như:

Các mốc hạng III lấy tên mốc GPS đo bằng công nghệ GPS do Bộ Tài nguyên và môi trường thực hiện, mốc địa chính cơ sở hiện có và các loại bản đồ địa hình tỷ lệ nhỏ hiện có trong vùng dự án

Phương pháp đo đạc trực tiếp: Bằng máy toàn đạc điện tử ngoài thực địa Phương pháp xây dựng phương án: Phải sử dụng phương pháp này để tính

toán được các bước cụ thể trong quy trình xây dựng và thành lập bản đồ địa hình Khi

sử dụng phương pháp này ta sẽ định hình quá trình nghiên cứu

Sử dụng phần mềm chuyên dùng để biến số liệu từ máy toàn đạc điện tử trở thành số liệu dạng tệp file *txt Sử dụng phần bình sai của phần mềm Topo sử lí số liệu đo lưới từ máy toàn đạc và biến điểm đo chi tiết thành sản phẩm cuối cùng là bản

đồ địa hình đúng tỉ lệ mình muốn

Trang 26

PHẦN II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

II.1 Thu thập tài liệu, số liệu gốc

Sau khi dự án phê duyệt, đơn vị khảo sát có 1 số tài liệu sau:

- Bản đồ nền dự án Lê Hồng Phong tỉ lệ 1: 25000

- Bình đồ cửa lấy nước trạm bơm Lê Hồng Phong tỉ lệ 1: 500

- Đề cương khảo sát địa hình dự án Lê Hồng Phong

- Hệ thống mốc cơ sở hạng III của Tổng cục địa chính và hệ thống mốc cao, tọa

độ điểm địa chính của Sở tài nguyên & Môi trường Bình Thuận lập

Trong tình hình thực tế tại khu vực xây dựng dự án đã có hệ thống lưới khống chế cơ sở hạng III nhà nước, đo bằng công nghệ GPS do Bộ Tài nguyên & Môi trường thực hiện:

Bảng II.1: Hệ thống các mốc tọa độ độ cao của lưới khống chế hạng III nhà nước

* Điểm khống chế cao độ: 34 điểm độ cao kỹ thuật

Được bình sai từ các điểm GPS ở trên (tính luôn các điểm GPS)

Kết luận: Hệ thống các điểm tọa độ, độ cao thu thập khu vực dự án đáp ứng yêu cầu về độ chính xác thành lập xây dựng lưới khống chế cũng như xây dựng bản đồ địa hình cho dự án

II.2 Khảo sát khu đo

Sau khi có số liệu bản đồ đơn vị đo đạc tiến hành khảo sát khu đo, chọn điểm chôn mốc Địa hình nơi đây rất phức tạp, đa số là các cồn cát ven biển xen kẽ nhau và chạy dài tạo thành dãy chắn tách biệt, lượng mưa rất thấp, đất đai bạt màu hoang hóa

và chủ yếu là đất trống đồi trọc

Trang 27

II.3 Xây dựng lưới khống chế mặt bằng và độ cao và đo vẽ chi tiết

II.3.1 Thiết kế sơ bộ lưới khống chế lưới khống chế mặt bằng và độ cao

* Hình ảnh các điểm mốc khống chế tọa độ và độ cao trên đồ hình lưới

Hình II.1: Kí hiệu mốc thể hiện trên bản đồ

Trong đó: GPS-HP2, DCII-1 là tên của các điểm khống chế

25.21, 25.71 là độ cao của điểm khống chế

Vì không tham gia quá trình thiết kế sơ bộ nên quá trình này chỉ được nói đơn giản về quá trình này

Ưu điểm: Thiết kế sơ bộ thì có thể xác định đồ hình lưới cũng như ước tính

được độ chính xác của lưới trước khi xây dựng một sơ đồ lưới hoàn chỉnh để triển điểm khống chế ra ngoài thực địa

* Phương pháp đo:

Dùng phương pháp đo đơn giản để đo góc bằng kết hợp máy toàn đạc điện tử

PenTax-R300 để đo đường chuyền cấp kinh vĩ I, II

* Đo vẽ chi tiết:

Sau khi tính toán xong tiến hành đo vẽ chi tiết các điểm, các địa vật, ranh giới, các đặc trưng của thửa đất, bờ rạch, kênh mương, hàng rào, dáng địa hình, địa vật Bản

đồ phải thể hiện tất cả các địa vật, địa hình, đường giao thông, các công trình thủy lợi trường học và các công trình khác trong khu vực đo vẽ có kèm theo sơ đồ

Các điểm chi tiết của địa hình được đo bằng máy toàn đạc điện tử R300 kết hợp với sào gương Máy được đặt ở các điểm khống chế được lập trước đó

Pen-Tax-và tiến hành đo, từ trạm đặt máy cố gắng đo hết các điểm mia có thể trong phạm vi cho phép, sau khi đo hết các điểm chi tiết của trạm máy phải quay lại kiểm tra các điểm định hướng nếu thấy kết quả kiểm tra sai dưới 3” là đạt yêu cầu không phải tiến hành đo lại Sau khi đo, số liệu từ máy toàn đặc truyền vào máy vi tính thông chương trình do hãng cung cấp Số liệu này sau khi được xử lý bằng chương trình sẽ được lưu

ở dạng file *.txt

Trang 28

II.3.2 Khống chế mặt bằng

a Yêu cầu kĩ thuật

Để đảm bảo mật độ điểm khống chế phục vụ công tác đo vẽ bình đồ địa hình tỷ

lệ 1:2000 trong giai đoạn này xây dựng hệ thống lưới khống chế mặt bằng đường chuyền cấp kinh vĩ

Xuất phát từ các mốc địa chính cơ sở bố trí tuyến đường chuyền cấp I và cấp II dạng phù hợp ven theo công trình và phân bố đều trong khu vực công trình

Góc và cạnh của đường chuyền cấp I và cấp II được đo bằng máy tòan đạc điện

tử PenTax-R300 Các mốc đường chuyền có số hiệu DCII-1 đến DCII-21, DCII-6-1 và

từ DCII-18-1 đến DCII-18-1 Số liệu tọa độ được tính tóan bình sai trên máy vi tính

b Kết quả thiết kế : thể hiện ở Hình II.2

II.3.3 Khống chế độ cao:

a Yêu cầu kĩ thuật:

Lưới khống chế cao độ được phát triển từ mốc cao độ hạng III, xây dựng hệ thống lưới độ cao dạng phù hợp dọc theo tuyến công trình và qua tất cả các mốc đường chuyền cấp II khép về mốc độ cao hạng II Số liệu cao độ được tính tóan bình sai trên máy vi tính

Phương pháp đo: Đọc 3 giây 1 lần đo

Thông số kỹ thuật

- L: chiều dài đường đo tính bằng km

b Kết quả thiết kế : thể hiện ở Hình II.3

Trang 29

179.03

181.76 179.37

177.19

GPS-HP1 GPS-HP2 DCII-1

DCII-2

DCII-3

DCII-4 DCII-5 DCII-6 GPS-HP3

DCII-7 DCII-8 DCII-9 DCII-10 DCII-11

GPS-HP5 DCII-12 DCII-13 DCII-14 DCII-15 DCII-16 DCII-17

DCII-18 GPS-HP6

DCII-19 DCII-20 DCII-21

GPS-HP8

GPS-HP3 DCII-6-1

GPS-HP4

GPS-HP6 DCII-18-1

DCII-18-2 DCII-18-3 DCII-18-4

483 483

000 000

484 484

000 000

485 485

000 000

486 486

332 332

486 486

Đo vẽ: Tháng năm 2012

Cơ quan đo vẽ : Công Ty TNHH MTV KTCT Thủy Lợi Bình Thuận

Người đo vẽ: Võ Ngọc Hoàng Phụng Lan Người kiểm tra : Lê Ngọc Công

Bản đồ được thành lập bằng phương pháp toàn đạc điện tử Hoàn Thành: Tháng năm 2012

tuyen 1

tuyen 2

tuyen 3

Trang 30

179.03

181.76 179.37

177.19

GPS-HP1 GPS-HP2 DCII-1

DCII-2

DCII-3

DCII-4 DCII-5 DCII-6 GPS-HP3

DCII-7 DCII-8 DCII-9 DCII-10 DCII-11 GPS-HP5 DCII-12 DCII-13 DCII-14 DCII-15 DCII-16 DCII-17

DCII-18 GPS-HP6

DCII-19 DCII-20 DCII-21

GPS-HP8

GPS-HP3 DCII-6-1

GPS-HP4

GPS-HP6 DCII-18-1

DCII-18-2 DCII-18-3 DCII-18-4

483 483

000 000

484 484

000 000

485 485

000 000

486 486

332 332

486 486

Đo vẽ: Tháng năm 2012

Cơ quan đo vẽ : Công Ty TNHH MTV KTCT Thủy Lợi Bình Thuận

Người đo vẽ: Võ Ngọc Hoàng Phụng Lan Người kiểm tra : Lê Ngọc Công

Bản đồ được thành lập bằng phương pháp toàn đạc điện tử Hoàn Thành: Tháng năm 2012

Trang 31

II.4 Truyền dữ liệu từ máy toàn đạc

II.4.1 Cài đặt các thông số truyền trên máy toàn đạc PenTax-R300

a Ý nghĩa: Xác định các thông số tương thích của phần mềm Power Topolite 3

với máy PenTax-R300 để dữ liệu được truyền từ cap chuyên dụng được chính xác

b Các bước thực hiện:

Tại màn hình “Power Topolite 3” nhấn phím F3 [I/O] xuất hiện màn hình:

Hình II.4: Hộp thoại TRANSEFR

Để cài đặt thông số ta di chuyển con trỏ tới mục Communication Setup và nhấn [ENT] xuất hiện màn hình:

Hình II.5: Hộp thoại COMM SETTING SELECTION

* Cài đặt thông số truyền dữ liệu tọa độ vuông góc từ máy đo qua máy vi tính

Thực hiện: Chọn mục Send Rect.Data xuất hiện màn hình cho phép cài đặt các

thông số

Bảng II.2: Thông số truyền dữ liệu tọa độ vuông góc

Trang 32

* Cài đặt thông số truyền dữ liệu tọa độ cực từ máy đo qua máy vi tính

Thực hiện: Chọn mục Send Polar.Data xuất hiện màn hình cho phép cài đặt các thông số Lựa chọn các thông số cài đặt giống như bảng (Bảng II.1)

c Nhận xét: Thao tác cài đặt các thông số truyền trên máy toàn đạc là bước cơ

sở cho quá trình đưa dự liệu từ máy toàn đạc lên máy tính

II.4.2 Ứng dụng truyền dữ liệu của khu vực dự án Lê Hồng Phong

a Ý nghĩa: Ứng dụng thao tác đã được trình bày ở trên vào thực tế dự án

b Các bước thực hiện:

Dùng máy PenTax R300 và gương để đo điểm chi tiết, sau khi do xong tiến

hành dùng phần mềm DataLink DL01 để trút dữ liệu đo từ máy toàn đạc sang máy

tính qua cổng COM của máy tính, thao tác như sau:

+ Khởi động phần mềm DataLink DL01 từ biểu tượng ở màn hình máy tính

Hình II.6: Hộp thoại DataLink DL01 V.20

Chọn FileReceive màn hình xuất hiện cửa sổ cho phép chọn đường dẫn để

lưu file truyền sang Sau khi chọn xong đường dẫn để lưu dữ liệu và đặt tên file sẽ

truyền sang Nhấn phím [SAVE] để lưu đồng thời xuất hiện cửa sổ cho phép chọn

dạng dữ liệu:

Hình II.7: Hộp thoại Choose a protocol

Chọn mục Non-protocol (for SDR, CSV and AUX) và nhấn [OK] sẽ xuất

hiện màn hình chờ:

Trang 33

Hình II.8: Hộp thoại Receive File

[Send Rect Data] hoặc [Send Polar Data] xuất hiện màn hình:

Hình II.9: Hộp thoại FORMAT SELECTION

Chọn mục Exit CSV và nhấn [ENT] xuất hiện màn hình:

Hình II.10: Hộp thoại DATA SEND COFNIRMATION

Nhấn chọn mục [Start Receiving] bên máy vi tính trước, sau đó nhấn phím

[ENT] bên máy đo để đẩy dữ liệu sang Khi nào trên máy vi tính xuất hiện là xong

phần truyền dữ liệu

Trang 34

Vì dữ liệu đo là tọa độ vuông góc, nên sau khi trút dữ liệu tọa độ vuông góc

dạng (*.txt) để chạy tiếp theo phần triển điểm mia ra màn hình AutoCad bằng tiện ích triển điểm của phần mềm Topo

Hình II.12: Mia tọa độ khu vực Lê Hồng Phong

c Nhận xét: áp dụng phương pháp truyền dữ liệu ở trên thì được kết quả truyền một cách hoàn tất và đảm bảo độ chính xác tuyệt đối

II.5 Bình sai đường chuyền khu đo Lê Hồng Phong

a Ý nghĩa: Xác định độ chính xác của lưới thông qua kết quả của phần mềm

xuất ra để có cơ sở đo chi tiết bản đồ địa hình

Trang 35

Hình II.13: Hộp thoại Lựa chọn chạy chương trình

Chọn Thiết lập

Một danh sách các module hiện ra, lựa chọn kích hoạt phần mềm Topo

Hình II.14: Hộp thoại Danh sách các modul

Trang 36

Click chuột vào Run Module và màn hình Topo xuất hiện

Sau khi màn hình chương trình hiện ra ta nhập số liệu đầu vào theo bảng sau:

Hình II.15: Hộp thoại Soạn thảo dữ liệu bình sai

* Bình sai lưới mặt bằng:

Lệnh: BSMB

Menu: Nhập dữ liệu  Bình sai lưới mặt bằng

Xuất hiện hộp thoại:

Chức năng: Nhập và tính bình sai theo phương pháp bình sai lưới mặt bằng

Nhập các điểm khởi tính

Trên ô “Nhập số liệu gốc” chọn vào nút “Nhập điểm gốc” Bảng nhập dữ liệu

chuyển về nhập các thông số điểm

Nhập lần lượt các thông số của điểm theo thứ tự

Các ký hiệu tên điểm không phân biệt chữ hoa và chữ thường

Lưu ý: Trong phần bình sai hệ trục toạ độ lấy theo hệ trục toạ độ địa lí

Nhập phương vị gốc

Trên ô “Nhập số liệu gốc” Chọn vào nút “Nhập điểm gốc” Bảng nhập dữ liệu

chuyển về nhập thông số phương vị

Mô tả lưới

Các số liệu cho trước Các số liệu đo đạc

Các số liệu lựa chọn

Các lựa chọn nhập góc đo

Bảng nhập

dữ lệu

Trang 37

Hình II.16: Quy cách nhập liệu phương vị của Topo Nhập các phép đo cạnh

Trên ô “Nhập số liệu ” Chọn vào nút “Nhập các cạnh đo” Bảng nhập dữ liệu

chuyển về nhập thông số đo cạnh, khoảng cách được nhập theo đơn vị mét

Hình II.17: Quy cách nhập khoảng cách của Topo Nhập các phép đo góc

Trên ô “Nhập số liệu ” Chọn vào nút “Nhập các góc đo” Bảng nhập dữ liệu

chuyển về nhập thông số đo góc

Hình II.18: Quy cách nhập góc đo của Topo

Góc đo trong chương trình bình sai lấy theo góc đo phải

Điểm gốc

Điểm cuối

Góc phương vị Bắc

Trang 38

Soạn thảo lưới đường truyền

- Menu: Tuyến kiểm tra  Nhập tuyến

Hình II.19: Hộp thoại tạo Tuyến kiểm tra

Nhập lưới đo vẽ của mình vào Sau đó chọn “Nhận”

Tiếp theo, ta kiểm tra lại tuyến Vào Tuyến kiểm tra  Kiểm tra

Hình II.20: Hộp thoại Kết quả tính toán tuyến Chức năng: Cho phép người sử dụng kiểm tra lại thông số của lưới số của lưới

đường chuyền

Trang 39

Tính bình sai

Sau khi nhập hết các thông số đầu vào ta chọn nút “Tính bình sai”

Các thông số được tính toán bình sai theo phương pháp gián tiếp

Ghi và mở tệp soạn thảo

- Chương trình bình sai cho phép đọc tệp và ghi tệp dữ liệu theo tệp văn bản

- Trên menu “Thao tác tệp” của hộp hội thoại ta chọn “Ghi tệp” nhập tên tệp

và chọn nút “Save” của hộp hội thoại ghi tệp

- Mở tệp dữ liệu cũ để soạn thảo tiếp

- Trên menu “Thao tác tệp” của hộp hội thoại ta chọn “Đọc dữ liệu” chọn tên tệp và chọn nút “Open” của hộp hội thoại mở tệp các dữ liệu được đọc vào bộ nhớ của

máy tính

Kết quả bình sai

In kết quả

Sau khi tính toán bình sai có hai lựa chọn

- In trực tiếp : Chọn “Xuất ra máy in” kết quả tính toán được chuyển ra máy in

hiện thời của windows

- Chọn “Xuất tệp kết quả” các kết quả tính toán được ghi ra tệp văn bản theo

các hàng và các cột người dùng có thể dùng EXCEL để biên tập lại

Hình II.21: Kết quả bình sai lưới mặt bằng

* Bình sai lưới độ cao

Vì TOPO bình sai độ cao từng tuyến 1 nên ở đây ta lần lượt bình sai các

Trang 40

- Menu: Nhập dữ liệu  Bình sai lưới độ cao

Xuất hiện hộp thoại:

Hình II.22: Hộp thoại Soạn thảo dữ liệu bình sai lưới độ cao

Chức năng: Nhập và tính bình sai theo phương pháp bình sai lưới cao độ Nhập các điểm khởi tính

- Trên ô “Nhập số liệu” Chọn vào nút “Nhập điểm gốc” Bảng nhập dữ liệu

chuyển về nhập các thông số điểm

- Nhập lần lượt các thông số của điểm theo thứ tự

- Các ký hiệu tên điểm không phân biệt chữ hoa và chữ thường khi nhập xong chúng sẽ tự động chuyển thành chữ hoa

Nhập các phép đo chênh cao

Trên ô “Nhập số liệu” Chọn vào nút “Nhập các cạnh đo” Bảng nhập dữ liệu

chuyển về nhập các thông số nhập các phép đo chênh cao

Hình II.23: Quy cách nhập liệu chênh cao của Topo

Điểm cuối

Khoảng cách S(Km)

Ngày đăng: 27/02/2019, 09:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w