Người tham gia trực tiếp bảo vệ rừng trước đây 2008 trở về trước được hưởng mức chi trả thấp theo chính sách ví dụ: Quyết định 327/CT năm 1992, dự án 5 triệu ha rừng, nguồn ngân sách tỉn
Trang 1***********************
PHẠM TRỌNG HIẾU
ĐÁNH GIÁ SỰ TÁC ĐỘNG HIỆU QUẢ CỦA CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG TẠI XÃ PHÚ SƠN –
HUYỆN LÂM HÀ – TỈNH LÂM ĐỒNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Ngành Lâm nghiệp
TP Hồ Chí Minh
Trang 2Khóa luận tốt nghiệp là kết quả của quá trình nghiên cứu và thu thập số liệu trong thời gian thực hiện khóa luận Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài
sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
Ban Giám hiệu cùng các giảng viên của trường Đại học Nông lâm thành phố
Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, không chỉ truyền thụ cho tôi những kiến thức nền tảng mà còn là tấm gương sáng để tôi noi theo, có trách nhiệm với công việc và giữ vững đạo đức nghề nghiệp
TS Bùi Việt Hải, giảng viên khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và làm khóa luận tốt nghiệp
Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Ban, Ban Quản lý rừng phòng hộ Tà Nung,
Ủy ban Nhân dân xã Phú Sơn, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng cùng cán bộ quản lý thôn buôn và bà con thôn Prteng II- xã Phú Sơn đã tận tình quan tâm, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tôi nghiên cứu và làm đề tài
Xin chân thành cảm ơn!
Lâm Hà, ngày 16 tháng 06 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Phạm Trọng Hiếu
Trang 3MỤC LỤC iii
BẢNG DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH SÁCH CÁC BẢNG vi
DANH SÁCH CÁC HÌNH vii
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Lời mở đầu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Giới hạn các vấn đề nghiên cứu 3
Chương 2 TỔNG QUAN VỀ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG 4
2.1 Chính sách của nhà nuớc về chi trả dịch vụ môi trường rừng 4
2.2 Khả năng thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng ở tỉnh Lâm Đồng 7
Chương 3 ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
3.1 Địa điểm nghiên cứu 11
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên của khu vực nghiên cứu 11
3.1.1.1 Vị trí địa lý 11
3.1.1.2 Địa hình, địa mạo 11
3.1.1.3 Khí hậu 11
3.1.1.4 Thủy văn 12
3.1.1.5 Thổ nhưỡng 12
3.1.2 Hiện trạng rừng tự nhiên tại xã Phú sơn 12
3.1.3 Tình hình kinh tế xã hội của địa phương trong khu vực nghiên cứu 14
Trang 43.2 Nội dung nghiên cứu 18
3.3 Phương pháp nghiên cứu 19
3.3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 19
3.3.2 Phương pháp nghiên cứu 20
3.3.3 Phương pháp thu thập thông tin 21
3.4 Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình nghiên cứu 22
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 24
4.1 Đánh giá hiệu quả của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Phú Sơn về mặt kinh tế 24
4.2 Đánh giá hiệu quả của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Phú Sơn về mặt môi trường rừng 30
4.3 Đánh giá hiệu quả của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Phú Sơn về mặt xã hội 37
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 40
5.1 Kết luận 40
5.2 Mặt hạn chế của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và kiến nghị 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
PHỤ LỤC 45
Phụ lục 1 Bảng câu hỏi phỏng vấn cán bộ BQL, xã, thôn 45
Phụ lục 2 Bảng câu hỏi phỏng vấn các hộ gia đình 50
Phụ lục 3 Các bảng tổng hợp kết quả phóng vấn 70 hộ gia đình tại xã Phú Sơn- huyện Lâm Hà- tỉnh Lâm Đồng 58
Trang 5UN- REDD (United National -
Reduced Emission from
Deforestation in Developing
Countries)
Giảm phát khí thải nhà kính do phá rừng và suy thoái rừng
7 IUCN (International Union for Conservation of Nature) Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế
10 WWF (World Wide Fund) Quỹ Bảo vệ thiên nhiên quốc tế
Trang 63 Bảng 3.3 : Diện tích dất nông nghiệp đang sử dụng năm 2011 15
4 Bảng 3.4 : Một số vật nuôi tại xã Phú Sơn năm 2011 16
5 Bảng 4.1 : Bảng tổng số liệu thu nhập và chi tiêu của 70 hộ
6 Bảng 4.2 : Bảng so sánh một số chỉ tiêu kinh tế của 70 hộ tại
xã Phú Sơn trước và sau khi áp dụng chính sách CTDVMTR 25
7 Bảng 4.3 : Bảng khảo sát sử dụng tài nguyên rừng của 70 hộ
8 Bảng 4.4 : Bảng số liệu quy hoạch đất lâm nghiệp xã Phú
9 Bảng 4.5 : Bảng phân tích sự thay đổi diện tích đất quy hoạch
lâm nghiệp xã Phú Sơn từ năm 2009 đến năm 2012 31
10 Bảng 4.6 : Bảng phân tích sự thay đổi diện tích đất nông
11 Bảng 4.7 : Bảng thống kê các vi phạm và các trường hợp làm
giảm diện tích rừng tại xã Phú Sơn qua các năm 36
Trang 7DANH SÁCH CÁC HÌNH
1 Hình 2.1: Mối quan hệ giữa các thành phần của hệ
2 Hình 3.1: Bảng hiệu chi trả dịch vụ môi trường rừng tại
3 Hình 4.1: Hiện trạng rừng tại xã Phú Sơn năm 2013 32
4 Hình 4.2: Rừng tự nhiên ở xã Phú Sơn năm 2013 35
6
Biểu đồ 4.1: Biểu đồ so sánh tổng thu nhập và tích lũy của 70 hộ gia đình xã Phú Sơn trước và sau khi áp dụng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
Trang 8Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Lời mở đầu
Con người vừa là chủ thể quản lý và sử dụng các nguồn tài nguyên rừng, vừa
là nạn nhân của sự sử dụng quá mức và không hợp lý, làm cho tài nguyên rừng khó tái tạo được, làm mất cân bằng sinh thái, khí hậu thời tiết thay đổi bất lợi, hạn hán bão lụt xảy ra đe dọa cuộc sống con người
Người tham gia trực tiếp bảo vệ rừng trước đây (2008 trở về trước) được hưởng mức chi trả thấp theo chính sách (ví dụ: Quyết định 327/CT năm 1992, dự án
5 triệu ha rừng, nguồn ngân sách tỉnh ), người dân bỏ nhiều công sức nhưng chưa đáp ứng nhu cầu cơ bản cuộc sống nên việc bảo vệ rừng còn hạn chế, chính vì lý do
đó nhà nước đưa chính sách chi trả dich vụ môi trường vào thí điểm qua Quyết định
số 380/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10 tháng 04 năm 2008 về
“Chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng” và Nghị định
99/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29 tháng 04 năm 2010 về “Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng” được áp dụng trên cả nước
Tỉnh Lâm Ðồng là một tỉnh miền núi ở phía Nam Tây Nguyên, giáp ranh với các tỉnh: Đăk Lăk, Đăk Nông, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Thuận, Ninh Thuận và Khánh Hoà; là đầu nguồn của 4 hệ thống sông lớn: sông Đồng Nai, sông SêRêPók, sông Luỹ và sông Cái Lâm Đồng có diện tích tự nhiên là 977.219 ha, trong đó diện tích rừng là 601.477 ha, độ che phủ của rừng chiếm 61,5% đứng thứ ba cả nước sau tỉnh Kon Tum (65,1%) và Quảng Bình (63,6%).[4]
Tuy nhiên, thu nhập bình quân của người dân sống gần rừng thấp hơn các vùng khác Đây là tình trạng chung của cả nước ta, tại tỉnh Lâm Đồng những người tham quản lý bảo vệ và tái tạo rừng chỉ được hưởng một phần giá trị sử dụng trực tiếp hoặc hưởng tiền công do nhà nước chi trả, còn giá trị sử dụng gián tiếp của
Trang 9rừng mang lại lợi ích cho cộng đồng, xã hội và các tổ chức, cá nhân kinh doanh lại không được quan tâm đến Tại Lâm Đồng, người dân trực tiếp tham gia giữ rừng là đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm 22% dân số toàn tỉnh), họ cần được cải thiện về sinh kế và tài chính để góp phần giảm nghèo.[4]
Xã Phú Sơn-huyện Lâm Hà-tỉnh Lâm Đồng là một trong những địa phương
có diện tích rừng nhiều (11.732 ha), cộng đồng đã tham gia bảo vệ rừng thông qua các chính sách trước đây như Quyết định 327/CT năm 1992 và dự án 5 triệu ha rừng
Năm 2011, Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Ban và Hạt kiểm lâm Huyện Lâm Hà đã khảo xát và áp dụng thí điểm chính sách chi trả dich vụ môi trường tài
xã Phú Sơn theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP về chi trả dịch vụ môi trường, bước đầu cho thấy sự phù hợp với xu hướng bảo vệ rừng hiện nay (xã hội hóa nghề rừng) Phần tài chính được lấy từ việc hưởng lợi giá trị gián tiếp của rừng thông qua một tổ chức và cơ chế chi trả thống nhất trong toàn vùng, gọi là Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Đó chính là cơ sở của việc thực hiện chính sách “Chi trả dịch vụ môi trường” (PES), trong đó có môi trường rừng
Với mong muốn cho thấy hiệu quả của chính sách “Chi trả dịch vụ môi trường” (PES) tới sự phát triển của đời sống con người, đề tài tập trung “Đánh giá tác động hiệu quả của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Phú Sơn-
huyện lâm Hà – tỉnh Lâm Đồng” nhằm mục đích là vừa bảo tồn được tài nguyên
rừng phục vụ cho các lợi ích gián tiếp là môi trường rừng, vừa trực tiếp nâng cao đời sống của cộng đồng người dân địa phương vốn phụ thuộc vào tài nguyên rừng
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá sự tác động của chính sách “chi trả dịch vụ môi trường “ (PES) tại xã Phú Sơn thuộc tỉnh Lâm Đồng về các mặt: kinh
tế, xã hội, môi trường Trong đó nhấn mặt đến tác động về mặt xã hội, từ đó thấy được hiệu quả của chính sách chi trả dịch vụ môi trường tới đời sống người dân vùng có rừng, để tiếp tục hoàn thiện chính sách CTDVMTR
Trang 10Mục tiêu cụ thể của đề tài:
+ Đánh giá hiệu quả của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng về mặt kinh tế, những thay đổi trong chi trả giúp tăng thu nhập của người dân địa phương tham gia quản lý bảo vệ và tái tạo rừng, khi chính sách được đưa vào thực hiện
+ Đánh giá hiệu quả của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng về mặt môi trường, so sánh hiện trạng rừng trước và sau khi chính sách CTDVMTR được thực hiện tại địa phương
+ Tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng về mặt xã hội,
những ảnh hưởng của chính sách tới ý thức của người dân tham gia bảo vệ tài nguyên rừng và người dân hay vào rừng kiếm sống
1.3 Giới hạn các vấn đề nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường về các mặt: kinh tế,
xã hội, môi trường mà không đi sâu vào nghiên cứu chính sách “chi trả dịch vụ môi trường” (PES)
Các vấn đề liên quan đến phương pháp tiếp cận có sự tham gia để xem xét các vấn đề của cộng đồng, coi sự tham gia của người dân là mấu chốt đi đến các quyết định liên quan đến hiệu quả chi trả dịch vụ môi trường
Trang 11Chương 2 TỔNG QUAN VỀ CHI TRẢ DỊCH VỤ
MÔI TRƯỜNG RỪNG
2.1 Chính sách của nhà nuớc về chi trả dịch vụ môi trường rừng
Ngày 10 tháng 04 năm 2008, Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định số: 380/QĐ-TTg về “Chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng” Những vấn
đề chính của quyết định này liên quan đến đề tài là như sau:
Đối tượng áp dụng
- Các tổ chức sử dụng và phải CTDVMTR trong quyết định này, gồm các nhà máy thủy điện, các công ty cấp nước, các tổ chức, cá nhân kinh doanh các loại hình du lịch và sản phẩm du lịch trên địa bàn
- Toàn bộ chủ rừng nằm ở vùng đầu nguồn lưu vực sông Đồng Nai, Sông Đà trong phạm vi hành chính của tỉnh Lâm Đồng và Sơn La
- Cơ quan nhà nước có liên quan đến việc thu, nộp quản lý và sử dụng tiền thu được từ CTDVMTR
Loại dịch vụ môi trường rừng
- Dịch vụ về điều tiết và cung ứng nguồn nước
- Dịch vụ về bảo vệ đất, hạn chế xói mòn, chống bồi lắng lòng hồ
- Dịch vụ về du lịch
Hình thức chi trả dịch vụ môi trường rừng
- CTDVMTR trực tiếp: là việc người sử dụng dịch vụ môi trường rừng (người phải chi trả, người mua) trả tiền trực tiếp cho người cung ứng dịch vụ môi trường rừng (người được chi trả, người bán)
Trang 12- CTDVMTR gián tiếp: là việc người sử dụng dịch vụ môi trường rừng chi trả gián tiếp cho người cung ứng dịch vụ môi trường rừng thông qua một tổ chức và thực hiện theo quy định tại khoản 2, điều 10 của Quyết định này
Đối tượng được chi trả tiền dịch vụ MTR
- Chủ rừng được quy định tại khoản 2, điều 3 của Quyết định 380/QĐ-TTg
- Danh sách từng loại chủ rừng cụ thể là các tổ chức do UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định theo đề nghị của UBND cấp huyện sau khi được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định
- Danh sách các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn, bản do UBND cấp huyện xem xét, quyết định theo đề nghị của cơ quan chuyên môn
về lâm nghiệp thuộc huyện
- Xác định số tiền chi trả cho chủ rừng
Trong đó, hệ số k: phụ thuộc vào loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất); tình trạng rừng (rừng giàu, trung bình, rừng nghèo, rừng phục hồi), nguồn gốc hình thành rừng (rừng tự nhiên, rừng trồng) do UBND các tỉnh quyết định cụ thể trên cơ sở kết quả nghiệm thu rừng được cơ quan có trách nhiệm nghiệm thu xác nhận
Nghĩa vụ, quyền hạn của người được chi trả dịch vụ môi trường rừng
Phải đảm bảo rừng được bảo vệ về số lượng và chất lượng, phát triển rừng theo quy hoạch và kế hoạch Trong trường hợp gặp phải yếu tố khách quan có nguy
X
Diện tích rừng do người được CTDVMTR quản
lý, sử dụng (ha)
X Hệ số
k
Trang 13cơ ảnh hưởng đến việc cung ứng dịch vụ môi trường rừng, chủ rừng phải thông báo cho Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng và cơ quan chính quyền cấp huyện biết để chủ động có biện pháp phòng, chống thích hợp
Đối với chủ rừng có rừng trồng được hỗ trợ CTDVMTR, sau khi khai thác rừng trồng, trong vòng 12 tháng, phải tự tổ chức trồng lại rừng theo quy định của pháp luật.[4]
Để có giúp cho bạn đọc hiểu rõ được vai trò và trách nhiệm của các đối tượng tham gia trong việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, tôi
sẽ khái quát lại mối quan hệ của các bên tham gia theo sơ đồ dưới đây
Hình 2.1: Mối quan hệ giữa các thành phần của hệ thống dịch vụ môi trường rừng
Người nhận khoán (người dân tham gia bảo vệ rừng) ký kết hợp đồng với bên chủ rừng (Ban quản lý rừng) Trong hợp đồng nêu rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi mỗi bên tham gia
Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng là cơ quan quản lý hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng, ký hợp đồng với bên chủ rừng Theo đó bên chủ rừng phải có trách nhiệm giám sát, kiểm tra việc bảo vệ rừng của người nhận khoán, đồng thời
Tài nguyên
rừng
Người dân tham gia
BV rừng
Hoạt động CTDVMTR
Chủ rừng
Chính sách chi trả dịch vụ môi trường
Trang 14làm trung gian nhận vốn quản lý và bảo vệ rừng, chi trả tiền nhận khoán bảo vệ rừng cho bên nhận khoán Quỹ có trách nhiệm chi trả công tác phí cho cán bộ, nhân viên tham gia quản lý bên chủ rừng
2.2 Khả năng thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng ở tỉnh Lâm Đồng
Các chính sách của nhà nước liên quan đến phát triển lâm nghiệp xã hội
từ 2008 trở về trước
- Luật bảo vệ và phát triển rừng
- Chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên (theo quyết định 90/CT)
- Chương trình dự án 327/CT
- Chương trình 5 triệu ha rừng quyết định 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của thủ tướng chính phủ về việc xác định mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức tực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng
- Quyết định 662/QĐ-UB ngày 5/6/1996 của UBND Tỉnh Lâm Đồng về việc ban hành quy chế giao đất và khoán quản lý bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng
- Quyết định 1857/QĐ-UB ngày 6/12/1997 của UBND Tỉnh Lâm Đồng về việc ban hành đề án đổi mới tổ chức, cơ chế và chính sách quản lý ngành lâm nghiệp
- Quyết định 327/1998/QĐ-UB ngày 1/4/1998 của UBND Tỉnh Lâm Đồng
về việc ban hành đề án tổ chức trồng rừng và huy động vốn trồng rừng trên địa bàn
Tỉnh Lâm Đồng
- Ngày 10/4/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
380/QĐ-TTg, về Chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng Chính sách này được
áp dụng thí điểm trong thời gian 2 năm (năm 2009 và 2010)
Trang 15Các chương trình tiền đề cho PES tại tỉnh Lâm Đồng
Dự thảo Luật ĐDSH trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 4 ngày 18/10/2008 có quy định về tài chính cho bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học đề cập đến các nguồn thu từ PES Hiện tại, WWF đang thực hiện một số
dự án về các mô mô hình PES như: bảo vệ đầu nguồn, bảo tồn đa dạng sinh học và
du lịch sinh thái
Chương trình Bảo tồn ĐDSH khu vực Châu Á đánh giá cao tiềm năng và xây dựng mô hình thí điểm PES rừng ở 3 tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai và Bình Phước, những mô hình này được tổ chức thực hiện từ năm 2006-2009 do Bộ Nông Nghiệp
và Phát Triển Nông Thôn phối hợp với tổ chức Winrock Internationnal
Chương trình Môi trường Trọng điểm và Sáng kiến hành lang Bảo tồn Đa dạng sinh học do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tài trợ từ năm 2006-2010
Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng hỗ trợ một số họat động đánh giá và tìm cơ hội thị trường cho PES ở tỉnh Quảng Nam và Quảng Trị
Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN) thực hiện dự án chi trả dịch vụ môi trường ứng dụng tại khu vực ven biển Dự án xây dựng cơ chế cho chi trả hấp thụ CO2 trong lâm nghiệp thí điểm tại huyện Cao Phong tỉnh Hoà Bình do Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng thực hiện
Hiện tại, Viện Chiến lược chính sách Tài nguyên và Môi trường (thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường) đang đề xuất nghiên cứu đề tài khoa học công nghệ
“Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất cơ chế chi trả dịch vụ môi trường đất ngập nuớc ở Việt Nam”, với mục tiêu đề xuất cơ chế PES phù hợp với điều kiện Việt Nam, nhằm bảo tồn và phát triển bền vững các vùng ngập nước
Những chương trình nói trên đã có những kết quả bước đầu và cho thấy rằng, Việt Nam đã sẵn sàng sử dụng một số công cụ tài chính và kinh tế cần thiết để thực thi hoạt động chi trả dịch vụ hệ sinh thái, tạo cơ sở pháp lý và kinh nghiệm thực tiễn bước đầu để PES thực sự ứng dụng có hiệu quả rộng rãi ở Việt Nam.[10]
Trang 16Để thực hiện Quyết định số 380/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về
“Chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng”, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định số 1574/QĐ-UBND ngày 10/6/2008, về kế hoạch triển khai
Chính sách thí điểm dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Ngày 17/02/2009, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định số
333/QĐ-UBND, về việc thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng và
ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng
Ngày 19/8/2009, UBND tỉnh Lâm Đồng đã phê duyệt Kế hoạch thực hiện chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Lâm Đồng năm 2009 tại Quyết định số 2091/QĐ-UBND, trong đó:
- Đối tượng được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng: là các hộ gia đình, cộng đồng thôn buôn được các đơn vị chủ rừng Nhà nước giao khoán bảo vệ rừng
từ các chương trình 661, 304 và kế hoạch tỉnh
- Mức chi trả dịch vụ môi trường rừng:
+ Lưu vực hồ thuỷ điện Đa Nhim là 290.000 đồng/ha/năm và Lưu vực hồ thuỷ điện Đại Ninh là 270.000 đồng/ha/năm, tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng thay tiền giao khoán bảo vệ rừng của các chương trình 661, 304, kế hoạch tỉnh
+ Lưu vực sông Đồng Nai là 10.000 đồng/ha/năm và nhận thêm tiền giao khoán bảo vệ rừng từ chương trình 661 hoặc nguồn vốn ngân sách tỉnh là 100.000 đồng/ha/năm
Năm 2011, Luận Văn Thạc Sĩ của Võ Đình Thọ với nhan đề “Đánh giá kết quả thí điểm chi trả dịch vụ môi trường trên địa bàn ba xã thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim tỉnh Lâm Đồng”, đã nêu ra nhiều vấn đề đáng chú ý:
Đến thời điểm 2010 tổng diện tích nhận khoán của tổ chức và hộ gia đình đạt 36,201.6 ha, trong đó phần giao cho các hộ gia đình chiếm 75,8%, phần diện tích rừng được giao khoán lớn nhất là xã Đa Sar, sau đến xã Đa Nhim cuối cùng là xã
Trang 17Đa Chais Trên diện tích giao khoán đã có 5 tổ chức tập thể Nhà Nước và 869 hộ gia đình của 3 xã nghiên cứu nhận khoán Việc nhận khoán bảo vệ rừng đã giúp giảm khoảng cách giàu nghèo và số hộ nghèo năm 2009 giảm 38% so với năm
2008.[5]
Về tầm vĩ mô, Nhà Nước đang thí điểm qua quyết định Quyết định số
380/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10 tháng 04 năm 2008 về “Chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng” tại hai tỉnh Lâm Đồng và Sơn La Đến năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 09 năm
2010 về “Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng” được áp dụng trên cả nước năm 2011 xã Phú Sơn áp dụng thí điểm chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn nghiên cứu đánh giá hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Phú Sơn Phú Sơn- huyện Lâm Hà- tỉnh Lâm Đồng về các mặt kinh tế - xã hội và môi trường rừng
Trang 18Chương 3 ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Địa điểm nghiên cứu
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên của khu vực nghiên cứu
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Xã Phú Sơn nằm ở phía tây bắc huyện Lâm Hà , phía tây giáp huyện Đam Rông, phía nam giáp xã Đạ Đờn và xã Phi Tô, phía bắc và phía đông giáp huyện Lạc Dương Phú Sơn án ngữ khu vực phía bắc Lâm Hà và có quốc lộ 27 đi qua.[6]
3.1.1.2 Địa hình, địa mạo
Xã Phú Sơn có địa hình đồi núi, có cá dãy núi thấp dần từ bắc xuống nam, địa hình có độ dốc lớn, diện tích bằng phẳng chiếm 5%, chủ yếu tập trung các bồi tụ ven khe lớn.[6]
- Độ cao bình quân: 1100m
- Độ cao tuyệt đối cao nhất: 1500 - 1600m
- Độ cao tương đối: 250 – 300m
3.1.1.3 Khí hậu
- Nhiệt độ bình quân năm : 210C
- Nhiệt độ thấp nhất : 16.40C vào tháng 12
- Nhiệt độ cao nhất : 32.40C vào tháng 4
- Lượng mưa bình quân năm : 1650m/m
- Lượng mưa cao nhất : 1980m/m
Trang 19- Lượng mưa thấp nhất : 912m/m
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10
- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
- Độ ẩm bình quân năm: 85.5%
- Hướng gió chính là gió đông và gió tây
- Ánh sáng: số giờ nắng bình quân 6giờ/ngày
3.1.1.4 Thủy văn
Tại địa phận xã Phú Sơn chỉ có một nhánh sông Đa Dân chảy qua, nguồn nước từ nhánh sông được sử dụng phục vụ tưới tiêu cho ngành nông nghiệp, chủ yếu là cho cây cà phê
3.1.1.5 Thổ nhưỡng
Xã Phú Sơn có các loại đất sau:
- Đất phù sa sông suối
- Đất dốc tụ ven sông suối màu xám trắng
- Đất feralit màu vàng đỏ phát triển trên đá Grannit
- Đất feralit màu đỏ vàng phát triển trên đá Grannit
- Đất feralit màu đỏ vàng phát triển trên đá Phiến sét
- Đất feralit màu vàng đỏ phát triển trên đá Daxit
3.1.2 Hiện trạng rừng tự nhiên tại xã Phú sơn
Xã Phú Sơn tính đến cuối năm 2012, có tổng diện tích 17,523 ha, trong đó
đất quy hoạch cho lâm nghiệp chiếm 11,732 ha (tương đương với 66.95% tổng diện tích) Trong đó, đất lâm nghiệp có rừng 9,753 ha, đất lâm nghiệp không rừng 1,979
ha Diện tích chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Phú Sơn: 6,831.3 ha (bao gồm
cả diện tích của hai xã Băng Tiên và Đạ Nghịt – huyện Lạc Dương) chiếm khoảng 58.23% tổng diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp tại xã Phú Sơn.[6]
Trang 20Bảng 3.1: Bảng hiện trạng tài nguyên rừng tại xã Phú Sơn năm 2012
Diện tích (ha)
Trang 213.1.3 Tình hình kinh tế xã hội của địa phương trong khu vực nghiên cứu
Mường 3 10
(Nguồn: UBND xã Phú Sơn năm 2011)
Dân tộc kinh chiếm đa số trong tổng số dân xã Phú Sơn (chiếm 68.29%), dân tộc thiểu số chiếm 31.71% Dân cư phân bố không đồng đều, tập trung ở trung tâm
xã, còn lại phân tán, đan xen các dân tộc khác nhau Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên
Trang 22khá cao 2.6- 2.7%/năm, hàng năm có khoảng từ 20- 25 hộ (khoảng 80 nhân khẩu) đến lập nghiệp tại xã Phú Sơn, số hộ di dân có chiều hướng giảm Sự gia tăng dân
số gây áp lực đối với tài nguyên rừng
Tình hình kinh tế [6]
Xã Phú Sơn vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng an ninh của huyện
Là xã có diện tích lớn nhất huyện, đất đai ở đây khá màu mỡ rất thích hợp với việc trồng cà phê, chè, cây ăn quả và các loại cây lương thực, có diện tích rừng và đất rừng chiếm khoảng 90% diện tích đất tự nhiên là điều kiện thuận lợi để phát triển lâm nghiệp
+ Tình hình sử dụng đất nông nghiệp
Bảng 3.3: Diện tích dất nông nghiệp đang sử dụng năm 2011
Cây trồng Diện tích (ha)
- Hồ ao, sông suối 62.8
- Thổ cư và giao thông 202.6
Tổng diện tích 4,230
(Nguồn: UBND xã Phú Sơn năm 2011)
Trang 23Đất nông nghiệp tại xã Phú Sơn chủ yếu là sản xuất độc canh, cơ cấu cây trồng ít truyển đổi, chủ yếu chuyên canh cây cà phê, nhưng với trình độ thâm canh chưa cao nên năng suất trung bình cây cà phê còn quá thấp so với tiềm năng đất đai khu vực Diện tích đất nông nghiệp để sản xuất lương thực quá ít so với dân số của
xã Phú Sơn do đó đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn , nhất là bà con dân tộc bản địa và một số hộ di dân mới dến định cư
+ Chăn nuôi
Bảng 3.4: Một số vật nuôi tại xã Phú Sơn năm 2011
Vật nuôi Số lượng (con)
(nguồn: UBND xã Phú Sơn – 2011)
Sản xuất nông nghiệp-chăn nuôi còn thấp mang tính tự cung tự cấp, chỉ phục
vụ trong gia đình và ít có hướng chuyển đổi sang sản xuất thương phẩm cho thị trường
+ Tiểu thủ công nghiệp – công nghiệp: Hầu như chưa có cơ sơ gì đáng kể, chỉ có một vài máy móc nhỏ phục vụ nông nghiệp, các ngành nghề sản xuất theo hướng công nghiệp chưa được phát triển
+ Các hoạt động dịch vụ, buôn bán: Sản xuất hàng hóa chưa có điều kiện phát triển, nên việc trao đổi mua bán của người dân còn nhiều hạn chế Hiện tại chỉ
có vài hộ người kinh mở cửa hàng dịch vụ buôn bán các hàng hóa thiết yếu của gia đình và thu mua nông sản cho bà con và trao đổi phân bón, thuốc trừ sâu…
Trang 24+ Giao thông: Mạng lưới giao thông tại xã Phú Sơn đã được đầu tư nâng cấp tương đối thuận lợi cho giao lưu hàng hóa và đi lại, chỉ tập chung vào trung tâm xã, còn các vùng đường xá chủ yếu do dân tự mở hoặc Nhà nước và người dân cùng đầu tư, khó đi lại vào mùa mưa
+ Thủy lợi: Hầu như chưa có công trình thủy lợi nào, chỉ có một vài đập ngăn nước để tưới tiêu phục vụ nông nghiệp
+ Y tế: Xã có một trạm xá diện tích nhỏ khoảng 80m2, trang thiết bị y tế vẫn còn thô sơ, thuốc chữa bệnh chủ yếu các loại thông thường Dịch bệnh chủ yếu là bệnh sốt rét chiếm 80%, suy dinh dưỡng trẻ em chiếm 20%
+ Giáo dục: Toàn xã có một trường cấp II, có 5 nhà mẫu giáo, hầu hết trường học đều xây mới, tỉ lệ mù chữ xã Phú Sơn còn cao 19.53% [6] tập trung chủ yếu là nhóm dân tộc bản địa và một số dân tộc khác di cư đến Trình độ chuyên môn chiếm không đáng kể, hầu như không có cán bộ kỹ thuật nông– lâm nghiệp làm việc cho xã
+ Điện – điện thoại: Hệ thống thắp sáng cũng như điện thoại đang được nâng cấp và mở rộng với, việc phát triển của điện thoại di động thì đa số người dân đều
có điện thoại di động
Tóm lại do thành phần dân tộc xã Phú Sơn có 9 dân tộc anh em gồm: Kinh,
K ho, Chil, Mạ, Tày, Nùng….Điều kiện canh tác lạc hậu, sử dụng công cụ thô sơ Chưa nâng cao sản lượng nông sản, kinh tế xã Phú Sơn còn nhiều khó khăn, đa số người dân sống dựa vào tự nhiên,việc người dân khai thác tài nguyên rừng bừa bãi làm giảm độ che phủ rừng trầm trọng Vì những chính sách của nhà nước trước đây chưa giúp cải thiện tình trạng trên, nên nhà nước đã áp dụng thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Phú Sơn nói riêng và toàn tỉnh Lâm Đồng nói chung
Trang 253.1.4 Quá trình hình thành và thực thi thí điểm chính sách chi trả tại khu vực nghiên cứu
Chi trả dịch vụ môi trường rừng về bảo tồn và điều tiết nước của lưu vực là một trong 3 dịch vụ thực hiện thí điểm của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quyết định số 380/QĐ-TTg ngày 10/4/2008 Theo đó, những tổ chức và cá nhân kinh doanh các loại hình sử dụng nước trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng là đối tượng được chọn làm thí điểm CTDVMTR Nhằm triển khai cụ thể những quy định trên, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành kế hoạch chi tiết triển khai chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng tại quyết định số 1574/QĐ-UB Đối tượng, diện tích rừng được chi trả tiền DVMTR năm 2012 cho xã Phú Sơn cung ứng dịch vụ môi trường rừng lưu vực sông Đồng Nai:
- Diện tích CTDVMTR xã Phú Sơn năm 2012 là 6,831.3 ha
- Nằm trong 11 tiểu khu (232, 219, 231, 230, 221, 220, 229, 240, 246, 247, 241a) có thêm diện tích của Băng Tiên và Đạ Nghịt
- Năm 2011 diện tích nhận khoán 3504,8ha, có 189 hộ nhận và chia làm 9 tổ nhận khoán bảo vệ rừng
- Năm 2012 diện tích nhận khoán 4561,9ha, có 204 hộ nhận và chia làm 10
tổ nhận khoán bảo vệ rừng
- Năm 2013 diện tích nhận khoán 4581,7 ha, có 245 hộ nhận và chia làm 10
tổ nhận khoán bảo vệ rừng
- Rừng trồng diện tích : 184 ha được giao cho 4 hộ nhận khoán
3.2 Nội dung nghiên cứu
Để đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu và phù hợp với những điều kiện tự nhiên và xã hội cụ thể của địa phương, đề tài tiến hành một số nội dung sau:
Hiệu quả kinh tế của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại nơi nghiên cứu
Trang 26+ So sánh hiệu quả kinh tế của các chính sách quản lý bảo vệ rừng trước đây (Quyết định 327/CT năm 1992 và dự án 5 triệu ha rừng) với chính sách chi trả dịch
vụ môi trường rừng tại xã Phú Sơn
+ Nguồn thu từ chi trả dịch vụ môi trường rừng giúp người dân phát triển kinh tế gia đình (chăn nuôi, trồng trọt khai thác lâm sản ngoài gỗ )
+ Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng gián tiếp làm tăng nguồn thu cho ngân sách xã Phú Sơn
Hiệu quả về mặt môi trường của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại nơi nghiên cứu
+ So sánh và phân tích hiện trạng tài nguyên rừng của các chính sách quản lý bảo vệ rừng trước đây (Quyết định 327/CT năm 1992 và dự án 5 triệu ha rừng), với chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
+ Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng giúp bảo vệ diện tích rừng hiện
có và góp phần đảm bảo độ che phủ tại xã Phú Sơn
Tác động về mặt xã hội của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại nơi nghiên cứu
Phân tích những ảnh hưởng xã hội người tham gia bảo vệ rừng, cộng đồng thôn buôn tại xã Phú Sơn giữa chính sách trước đây (Quyết định 327/CT năm 1992
và dự án 5 triệu ha rừng) với chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Về phạm vi: Ảnh hưởng chính sách chi trả dịch vụ môi trường tại xã Phú
Sơn
Trang 27Hình 3.1: Bảng hiệu chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Phú Sơn + Đối tượng nghiên cứu: Người dân trực tiếp tham gia bảo vệ rừng thông qua
các chính sách nhà nước trước đây (Quyết định 327/CT năm 1992, dự án 5 triệu ha
rừng) và hiện nay là chính sách chi trả dịch vụ môi trường
3.3.2 Phương pháp nghiên cứu
Hoạt động CTDVMTR và ảnh hưởng của hoạt động tới tài nguyên rừng không chỉ ở một thời điểm hay một giai đoạn mà phải kéo dài rất nhiều năm, nghĩa là phải mang tính bền vững Do đó, nó phải nhận được sự thoả thuận của đôi bên (bên phải trả và bên được trả) và tiếp cận có sự tham gia của các bên liên quan, trong đó lấy sự thoả thuận về nguyên tắc giữa các bên được xem là trọng tâm của vấn đề nghiên cứu Ngoài ra, còn phải xem xét hoàn cảnh kinh tế xã hội chi phối các hoạt động quản lý
và sử dụng tài nguyên rừng cũng như tài chính cho việc chi trả
Đề tài sử dụng các biện pháp so sánh, phân tích, đánh giá các dữ liệu thu thập để làm phương pháp luận, đối tượng đề tài đề cập thông qua chính sách chi trả
Trang 28dịch vụ môi trường rừng Tác động tới chủ rừng (con người) và tài nguyên rừng nhưng trong đó trọng tâm của đề tài là đánh giá được hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường tới đời sống xã hội (kinh tế, xã hội, môi trường) của người dân tham gia bảo vệ rừng, địa điểm là tại xã Phú Sơn thuộc tỉnh Lâm Đồng
3.3.3 Phương pháp thu thập thông tin
Thông tin thứ cấp: Liên quan đến đề tài nghiên cứu được chúng tôi thu thập
và phân tích trước khi tiến hành điều tra ở thực địa, các tài liệu này đang được lưu trữ tại văn phòng Ủy ban Nhân dân xã Phú Sơn- huyện Lâm Hà, BQL rừng phòng
hộ Nam Ban
+ Những báo cáo hay kết quả nghiên cứu liên quan tới môi trường rừng,
những kết quả hoạt động sản xuất liên quan đến tình hình quản lý rừng ở địa phương (phạm vi đơn vị, huyện và tỉnh)
+ Những tài liệu khí hậu, thuỷ văn, thực vật, tài nguyên rừng, dân số và lao
động, chính sách kinh tế - xã hội, tài liệu về lịch sử làng xã, tài liệu liên quan đến sự
ra đời và quá trình hoạt động của BQL rừng phòng hộ,
+ Những tài liệu liên quan tới việc thực hiện chi trả dịch vụ môi trường (PES) ở địa phương(số hộ nhận khoán,diện tích nhận khoán…)
+ Những thông tin về ý kiến của người dân địa phương về tính hiệu quả của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng về đời sống kinh tế được thu thập qua các phiếu điều tra
Thông tin sơ cấp: Luôn kết hợp quan sát trực tiếp và phỏng vấn để thu thập
những thông tin liên quan của các nhóm dân tộc bản địa và nhóm di dân mức
sống,về bối cảnh nơi họ sinh sống, kế sinh nhai của nhóm người này
+ Phỏng vấn không chính thức: chuẩn bị một số câu hỏi định sẵn, tiến hành phỏng vấn bất chợt không chủ định trước
Trang 29Phỏng vấn người dân nhận khoán bảo vệ rừng từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường về mức chi trả của chính sách, mức sống, điều kiện sống khi nhận khoán.[7]
Phỏng vấn việc thực hiện bảo vệ rừng của người nhận khoán bảo vệ theo Quyết định số 380/QĐ-TTg và Nghị định 99/2010/NĐ-CP, thông tin hiện trạng rừng từ người nhận khoán bảo vệ rừng được xác thực để đánh giá chính xác nhất về công tác bảo vệ
+ Phỏng vấn bán cấu trúc:
Phỏng vấn các già làng ở các thôn, buôn, xóm về yếu tố lịch sử, các phong tục tập quán, phỏng vấn một số người hiểu biết về địa phương sớm nhất
Phỏng vấn trực tiếp cán bộ BQL rừng, cán bộ xã và cán bộ thôn, những người hiểu biết có uy tín trong cộng đồng, để phối kiểm những thông tin đã thu thập được liên quan tới việc thực hiện chi trả dịch vụ môi trường (PES) ở địa phương(số
Khó khăn
Người dân thường đi làm cả ngày ít gặp, địa hình lại phức tạp, địa bàn rộng,
sự phân bố dân cư rải rác Do bất đồng về ngôn ngữ với đồng bào dân tộc nên đôi
Trang 30khi phỏng vấn bị bỏ dở, gián đoạn, một số thông tin bị bỏ qua nhất là những đồng bào lớn tuổi và bị mù chữ bản thân là sinh viên nên còn nhiều thiếu xót kinh nghiệm điều tra còn yếu nên không thu thập được nhiều thông tin
Do chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng mới được áp dụng trên địa bàn xã Phú Sơn từ đầu năm 2011, nên chưa thấy rõ được tác động của chính sách đến đời sống xã hội người dân ở đây
Trang 31Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Đánh giá hiệu quả của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Phú
Sơn về mặt kinh tế
Dựa trên số liệu khảo sát 70 hộ gia đình trên địa bàn xã Phú Sơn và qua quá trình xử lý số liệu, ta rút ra bảng số liệu so sánh hiệu quả kinh tế của các chính sách
bảo vệ rừng trước đây với chính sách CTDVMTR Do hạn chế về mặt thời gian nên
chỉ thu thập được số liệu năm 2012 về mức thu nhập và chi tiêu của 70 hộ gia đình
Vì vậy, trong phần này, ta giả định các năm 2009 đến năm 2012, các hộ gia đình
đều có mức chi tiêu và thu nhập (không tính thu nhập từ bảo vệ rừng) tương tự như
năm 2012 và số nhân khẩu không đổi
Bảng 4.1: Bảng tổng số liệu thu nhập và chi tiêu của 70 hộ khảo sát
tại xã Phú Sơn năm 2012 Các loại thu nhập (triệu/năm) Nông
nghiệp
Gia
Lương lao động
Trang 32Bảng 4.2: Bảng so sánh một số chỉ tiêu kinh tế của 70 hộ tại xã Phú Sơn trước và
(Nguồn:Phỏng vấn 70 hộ nhận khoán tại xã Phú Sơn)
Ghi chú: Tổng số tiền nhận bảo vệ rừng của 70 hộ gia đình trước khi áp
dụng chính sách CTDVMTR của xã Phú Sơn là 153.74 triệu/năm, sau khi áp dụng
chính sách TRDVMTR là 307.48 triệu/năm Số nhân khẩu của 70 hộ là 368 người
Qua bảng số liệu ta thấy được thu nhập kinh tế của 70 trước và sau khi áp
dung chính sách CTDVMTR tại xã Phú Sơn có sự thay đổi tích cực, tích lũy tăng
lên (trước khi áp dụng chính sách CTDVMTR là 2.147 triệu/người/năm tăng lên
Trang 332.566 triệu/người/năm sau khi áp dụng chính sách CTDVMTR), người dân có của
ăn của để tăng gia sản xuất, tỷ lệ thu nhập từ bảo vệ rừng trên tổng thu nhập cũng tăng lên từ 6.02% đến 11.35% cho thấy thu nhập từ bảo vệ rừng ngày càng trở thành nguồn thu nhập ổn định của người dân
Biểu đồ 4.1: Biểu đồ so sánh tổng thu nhập và tích lũy của 70 hộ gia đình
xã Phú Sơn trước và sau khi áp dụng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
(Số liệu bảng 4.2, sử dụng tổng thu nhập bao gồm thu nhập từ BV rừng và tổng chi
phí của 70 hộ gia đình khảo sát tại xã Phú Sơn)
Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đang góp phần không nhỏ trong
sự ổn định thu nhập và phát triển kinh tế hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng tại xã Phú Sơn
Thu nhập từ quản lý bảo vệ rừng hiện nay giúp người dân tại xã Phú Sơn có nguồn vốn thực hiện một số mô hình canh tác sau:
- Hệ thống canh tác vườn hộ (VAC): bà con dân tộc được hưởng lợi từ các công trình dự án hoặc người dân tự học hỏi, áp dung khoa học kỹ thuật trong canh
Sau khi áp dụng chính sách CTDVMTR
Trang 34tác Đem lại sự ổn định cho người dân Các loại cây trồng trong hệ thống canh tác là
cà phê xen với các loại cây ăn quả : mít, bơ, xoài
- Hệ thống canh tác lúa nước : một số hộ đồng bào dân tộc khai phá đất vùng
ven suối, tạo ruộng bậc thang để trồng lúa nước đảm bảo lương thực cho gia đình
cũng như bán kiếm thu nhập
- Hệ thống canh tác độc canh: cây cà phê là cây phát triển chủ đạo tại địa
phương
Ngoài việc sử dung nguồn thu từ quản lý bảo vệ rừng để phát triển kinh tế
còn giúp hộ gia đình đầu tư phát triển giáo dục cho con cái, y tế
Từ lợi ích giúp người dân xã Phú Sơn ổn định thu nhập, cải tạo kinh tế, chính
sách CTDVMTR đã giúp người dân sống gần rừng không còn phụ thuộc vào các tài
nguyên rừng như trước đây nên cũng đã góp phần cải thiện hiện trạng rừng tại xã
4/70 (nuôi và trồng động- thực vật rừng)
(Nguồn: Phỏng vấn 70 hộ nhận khoán tại xã Phú Sơn)
Trang 35Việc sử dụng gỗ rừng của 70 hộ khảo sát giảm dần từ năm 2009 đến năm
2012 Năm 2009, số hộ sử dụng gỗ rừng là 52/70 hộ gia đình; đến năm 2012, số hộ giảm xuống còn 12/70 hộ; mức độ giảm mạnh nhất là năm 2011, năm 2010 số hộ sử dụng gỗ rừng là 43/70 hộ nhưng đến năm 2011 giảm xuống còn 23/70 hộ, giảm 20
hộ Tương tự, số hộ gia đình sử dụng động vật rừng cũng giảm dần qua các năm, năm 2009, số hộ sử dụng động vật rừng là 66/70 hộ, nhưng đến năm 2012, giảm xuống còn 32/70 hộ Bên cạnh việc giảm sử dụng gỗ và động vật rừng, việc sử dụng lâm sản ngoài gỗ và dược liệu tăng lên Năm 2009, số hộ sử dụng lâm sản ngoài gỗ
là 45/70 hộ, sử dụng dược liệu là 34/70 hộ, đến năm 2012, con số này tăng lên lần lượt là 69/70 hộ và 58/70 hộ
Ta biết được rằng tập quán truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số (K’ho, Chil, Mạ ) tại địa phương là xây dựng nhà kiểu nhà sàn để tránh thứ giữ và cách ẩm, kiểu nhà này đòi hỏi một khối lượng vật liệu lớn, đặc biệt là gỗ dùng trong làm nhà của người dân vùng cao Tuy nhiên, hiện nay nhờ các chính sách của nhà nước và trong đó có chính sách CTDVMTR mà người dân địa phương tham gia quản lý bảo vệ rừng, đặc biệt các hộ đồng bào dân tộc và các hộ nghèo trong địa phương được ưu tiên nhận khoán bảo vệ giúp cải thiện kinh tế hộ, từ đó giảm dần kiểu nhà sàn truyền thống được thay thế bằng kiểu nhà trệt Các vật liệu xây dựng khác như tôn, xi măng, gạch, sắt thép được sử dụng nhiều hơn giúp nâng tuổi thọ cho các công trình xây dựng và giảm mức phụ thuộc vào nguyên liệu gỗ từ rừng Lâm sản ngoài gỗ và các loại dược liệu đang là hướng phát triển giúp cải thiện kinh
tế người dân nhất là hộ nghèo và đồng bào dân tộc, chính những người đồng bào
dân tộc họ thường sử dụng các loại như: mây chỉ (Calamus dioicus), mây cát (Calamus viminalis), lồ ô (Bambusa procera), tre (Bambusa bambos), để chế tác
các sản phẩm đan lát thủ công như: gùi, nia, giỏ, đũa, ngoài ra còn các loại lâm sản ngoài gỗ khác, hạt dẻ, nấm cổ linh chi, hương bài làm nhang Vừa sử dụng trong cuộc sống vừa thu lượm, sản xuất để bán kiếm thêm thu nhập, đồng bào địa phương nhất là đồng bào dân tộc đều rất rõ khai thác từ rừng cây thuốc để chữa bệnh, sử dụng nhựa, vỏ, quả, rễ, hạt, lá của các cây rừng làm thuốc rất thành thạo và rất
Trang 36hiệu quả Có những bài thuốc gia truyền xem như bí mật cộng đồng Danh mục các loài làm thuốc khá phổ biến đáng chú ý :
- Gừng đỏ (Zingiber purpureum), thân thảo cao đến 2m, căn hành có màu
nâu – cam vàng, có vị đắng dùng để chữa đau bụng và đau mắt
- Riềng rừng (Alpinia conchifera) dùng trị ho và đau bụng
- Thiên niên kiện (Homalomena coculta), cây thân thảo sống lâu năm, thân rễ
mập bò dài, thơm, lá mọc từ rễ, phiến lá sáng bóng dài 30cm dùng để ngâm rượi uống rất bổ
- Hạt mã tiền (Strychnos nux-vomica) lấy hạt ngâm rượi bôi trị bệnh đau
Tuy việc áp dụng chính sách CTDVMTR tại xã Phú Sơn không trực tiếp làm tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương, nhưng thông qua việc thúc đẩy phát triển kinh tế của hộ gia đình, nhất là gia đình hộ dân tộc thiểu số và hộ nghèo tại địa phương làm tăng lên nguồn thu cho ngân sách xã Phú Sơn (từ các khoản thuế, phí
và lệ phí, các khoản đóng góp của các cá nhân, hộ gia đình, )
Bên cạnh đó, kinh tế hộ gia đình được cải thiện giúp cho kinh tế của địa phương cũng ngày càng đi lên từ đó thu hút thêm nhiều dự án đầu tư cho xã như các
dự án về du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn và thu hút nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức quốc tế về bảo vệ và phát triển rừng như IUCN về
đa dạng sinh học, chương trình UN-REDD về chi trả cacbon (khí thải hiệu ứng nhà kính), phát triển các khu nghỉ dưỡng du lịch sinh thái
Trang 374.2 Đánh giá hiệu quả của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Phú
Sơn về mặt môi trường rừng
Để thấy rõ được hiểu quả về mặt môi trường rừng của chính sách chi trả dịch
vụ môi trường rừng với các chính sách quản lý và bảo vệ rừng trước đây trên địa
bàn xã Phú Sơn và thuận tiện cho việc phân tích, chúng tôi đưa ra một số tiêu chí
đánh giá hiện trạng rừng xã Phú Sơn qua các năm Cụ thể, trong đề tài chúng tôi sử
dụng số liệu về hiện trạng rừng xã Phú Sơn từ năm 2009 đến năm 2012
Bảng 4.4: Bảng số liệu quy hoạch đất lâm nghiệp xã Phú Sơn (2009-2012)
Trang 38Bảng 4.5: Bảng phân tích sự thay đổi diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp
xã Phú Sơn từ năm 2009 đến năm 2012
Tiêu chí
Năm 2010 so với năm 2009
Năm 2011 so với năm 2010
Năm 2012 so với năm 2011 Mức
độ tăng (ha)
Tốc độ tăng (%)
Mức
độ tăng (ha)
Tốc độ tăng (%)
Mức
độ tăng (ha)
Tốc độ tăng (%)
Diện tích đất lâm nghiệp