1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ NGOẠI CẢNH ĐẾN MẬT ĐỘ BỌ XÍT MUỖI (Helopeltis theivora Waterh) TRÊN CÂY CACAO (Theobroma cacao L.)

60 162 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 1,74 MB

Nội dung

Mật số thành trùng ít vào buổi sáng và trưa, vì giai đoạn này nhiệt độ cao và ẩm độ thấp là điều kiện bất lợi cho bọ xít muỗi hoạt động.. Mật số thành trùng tăng từ 18h-6h ngày hôm sau,

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ NGOẠI

CẢNH ĐẾN MẬT ĐỘ BỌ XÍT MUỖI (Helopeltis theivora Waterh) TRÊN CÂY CACAO (Theobroma cacao L.)

Họ và tên: HOÀNG ĐỨC KHANH Ngành: NÔNG HỌC

Niên khoá: 2009 – 2013

Tháng 08/2013

Trang 2

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ NGOẠI

CẢNH ĐẾN MẬT ĐỘ BỌ XÍT MUỖI (Helopeltis theivora Waterh) TRÊN CÂY CA CAO (Theobroma cacao L.)

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Con xin cảm ơn ba, mẹ, những người đã nuôi nấng và dìu dắt con trưởng thành như ngày hôm nay Ba, mẹ là nguồn động viên tinh thần, là chỗ dựa vững chắc mỗi khi con bị vấp ngã Ngàn lần biết ơn ba mẹ!

Tôi xin chân thành biết ơn quý Thầy cô khoa Nông học – Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, đã tận tình truyền đạt kiến thức để tôi hoàn thành tốt chương trình học trong thời gian học tập tại trường Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến hai người thầy hướng dẫn của tôi là thầy Phạm Hồng Đức Phước và thầy Lê Cao Lượng, quý thầy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cô, chú, anh, chị tại huyện Tân Phú và huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai, những người đã cung cấp cho tôi thông tin, kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi thực hiện đề tài tại hai nơi này

Cảm ơn bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện khóa luận này

Thủ Đức, ngày 16 tháng 08 năm 2013

Sinh viên thực hiện

Hoàng Đức Khanh

Trang 4

TÓM TẮT

Đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh đến mật độ bọ xít

muỗi (Helopeltis theivora Waterh) trên cây ca cao (Theobroma cacao L.)” Được

thực hiện từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2013, trên hai huyện Tân Phú và Trảng Bom tỉnh Đồng Nai

Kết quả điều tra:

Nội dung 1: Điều tra biến động mật số bọ xít muỗi H theivora ngày và đêm

trên vườn ca cao tại huyện Tân Phú - Đồng Nai

Xác định được bọ xít muỗi thường xuất hiện vào buổi sáng sớm (6h-8h) và chiều muộn (18h) của một ngày Mật số bọ xít muỗi xuất hiện nhiều nhất vào buổi chiều bắt đầu từ 18h đến 6h hôm sau

Trong suốt 24h điều tra, mật số ấu trùng ít có sự biến động, mật số thành trùng

có sự biến động lớn Mật số thành trùng ít vào buổi sáng và trưa, vì giai đoạn này nhiệt

độ cao và ẩm độ thấp là điều kiện bất lợi cho bọ xít muỗi hoạt động Mật số thành trùng tăng từ 18h-6h ngày hôm sau, vì đây là khoảng thời gian có nhiệt độ thấp, ẩm độ cao kéo dài , là điều kiện thuận lợi cho hoạt động phá hoại của bọ xít muỗi

Vậy sự xuất hiện của bọ xít muỗi có sự khác nhau giữa ngày và đêm, ban đêm

và sáng sớm (18h-6h ngày hôm sau) bọ xít muỗi xuất hiện nhiều hơn ban ngày 17h) Mật số bọ xít muỗi xuất hiện cao nhất vào khoảng 18h-6h ngày hôm sau

(7h-Nội dung 2: Điều tra sự phân bố của bọ xít muỗi H theivora bị ảnh hưởng bởi

các điều kiện ngoại cảnh trong vườn ca cao tại huyện Trảng Bom - Đồng Nai

Xác định được bọ xít muỗi phân bố không đều mà phân bố rải rác trong vườn, chỉ tập trung ở một số cụm nhất định trong vườn

Trang 5

Những cây có trái sẽ là sự ưu tiên xuất hiện của bọ xít muỗi, trong suốt quá trình điều tra, chỉ ghi nhận được sự xuất hiện của bọ xít muỗi trên trái, không ghi nhận được sự xuất hiện của bọ xít muỗi trên những cây không có trái

Sự biến động trong phân bố bọ xít muỗi trong vườn ca cao là do thành trùng gây ra

Nội dung 3: Xác định vòng đời bọ xít muỗi H theivora tại huyện Tân

Phú-Đồng Nai

Ghi nhận được vòng đời của bọ xít muỗi tại Tân Phú-Đồng Nai trung bình là (22,8 ± 2 ngày), so sánh với vòng đời bọ xít muỗi được nuôi ở Thủ Đức – Tp.Hồ Chí Minh (21,3 ± 1,84), của Nguyễn Thị Thuận, 2009, nhận thấy thời gian của hai vòng đời bọ xít muỗi tương đương nhau

Chứng tỏ vào mùa khô ở Thủ Đức – thành phố Hồ Chí Minh và Tân

Phú – Đồng Nai, vòng đời bọ xít muỗi giữa hai khu vực này có sự biến động

không lớn

Trang 6

MỤC LỤC

Trang tựa i

Lời cám ơn ii

Tóm tắt iii

Mục lục v

Danh sách các bảng viii

Danh sách các hình viii

Danh sách các chữ viết tắt ix

Chương 1: MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu 2

1.3 Yêu cầu 2

1.4 Giới hạn đề tài 2

Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Nguồn gốc 4

2.2 Đặc điểm thực vật học 5

2.2.1 Rễ 5

2.2.2 Thân, cành 5

2.2.3 Lá 6

2.2.4 Hoa 6

2.2.5 Quả và hạt 7

2.3 Đặc điểm sinh thái 8

2.3.1 Khí hậu 8

2.3.2 Đất đai 8

2.3.3 Nước 8

2.3.4 Gió 8

Trang 7

2.3.5 Bóng che 8

2.4 Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến côn trùng 9

2.4.1 Vai trò của một số yếu tố sinh thái 9

2.4.2 Nhiệt độ 9

2.4.3 Độ ẩm không khí 9

2.4.4 Ánh sáng 10

2.5 Đặc điểm hình thái, sinh học và triệu chứng gây hại của một số loài sâu hại chính 10

2.5.1 Rệp sáp giả ca cao (Planococcus lilacinus Ckll.) 10

2.5.2 Sâu đục thân mình hồng (Zeuzera coffeae Neitn.) 10

2.5.3 Sâu đục trái (Conogethes punctiferalis Guenee) 11

2.5.4 Sâu khoang (Spodoptera litura Fab.) 11

2.5.5 Bọ xít muỗi Helopeltis spp 12

2.5.5.1 Đặc điểm hình thái và sinh học 12

2.5.5.2 Biện pháp phòng trừ 13

2.5.6 Đặc điểm hình thái và sinh học của BXM H theivora 14

2.5.6.1 Đặc điểm hình thái và thời gian phát triển các pha cơ thể 14

2.5.6.2 Tập tính gây hại, triệu chứng gây hại và khả năng chích hại của bọ xít muỗi H theivora trên cây ca cao 15

Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 17

3.2 Nội dung nghiên cứu 17

3.3 Phương pháp nghiên cứu 17

3.3.1 Điều tra biến động mật số bọ xít muỗi ngày và đêm trên vườn ca cao tại Tân Phú, Đồng Nai 17

3.3.2 Điều tra phân bố mật số bọ xít muỗi bị ảnh hưởng bởi các điều kiện ngoại cảnh trong vườn ca cao tại huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai 19

3.3.3 Xác định vòng đời bọ xít muỗi tại vườn ca cao ở Tân Phú - Đồng Nai 21

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Điều tra biến động mật số bọ xít muỗi ngày và đêm trên vườn ca cao tại huyện Tân Phú - Đồng Nai 25

Trang 8

4.2 Phân bố mật số bọ xít muỗi bị ảnh hưởng bởi các điều kiện ngoại cảnh trong vườn

ca cao tại huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai 28

4.3 Xác định vòng đời bọ xít muỗi H theivora tại vườn ca cao ở Tân Phú - Đồng Nai 37

4.3.1 Đặc điểm hình thái và thời gian phát triển các pha cơ thể của bọ xít muỗi 37

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận 41

5.2 Đề nghị 41

Tài liệu tham khảo 43

Phụ lục 44

Trang 9

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Thể hiện số lần thực hiện điều tra 24h 18 Bảng 4.1 Thời gian phát triển các giai đoạn cơ thể của bọ xít muỗi 38

Trang 10

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 3.2 Vị trí đo nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng trên cây ca cao 19

Hình 3.1 Lux kế, nhiệt kế và ẩm kế 19

Hình 3.3 Thiết kế lồng lưới bao trái ca cao 22

Hình 3.5 Mặt trên và mặt dưới của thành trùng đực 23

Hình 3.4 Mặt trên và mặt dưới của thành trùng cái 23

Hình 4.1 Biến động mật số bọ xít muỗi trên 5 cây ca cao (giống M1) điều tra ngày 24/6 vào khoảng thời gian từ 6h – 6h (ngày hôm sau) tại Tân Phú-Đồng Nai 25

Hình 4.2 Biến động mật số bọ xít muỗi trên 5 cây ca cao (giống M1) điều tra ngày 25/6 vào khoảng thời gian từ 6h – 6h (ngày hôm sau) tại Tân Phú-Đồng Nai 26

Hình 4.3 Biến động mật số bọ xít muỗi trên 5 cây ca cao (giống TD8) điều tra ngày 4/7 vào khoảng thời gian từ 4h – 4h (ngày hôm sau) tại Tân Phú-Đồng Nai 27

Hình 4.4 Có ánh sáng rọi vào bọ xít muỗi vẫn không di chuyển Error! Bookmark not defined Hình 4.5 Giải thích các ký hiệu được thể hiện trong bảng kết quả 30

Hình 4.6 Phân bố bọ xít muỗi trong ngày 14/5 tại vườn ca cao Trảng Bom – Đồng Nai vào thời điểm 5h – 6h với t0 tb = 28,20C và A0 tb = 97,8% 31

Hình 4.7 Phân bố bọ xít muỗi trong ngày 14/5 tại vườn ca cao Trảng Bom-Đồng Nai vào thời điểm 12h-13h30 với t0 tb= 34,80C và A0 tb = 66,3% 32

Hình 4.8 Phân bố bọ xít muỗi trong ngày 4/6 tại vườn ca cao Trảng Bom – Đồng Nai vào thời điểm 5h – 6h với t0 tb =25,520C và A0 tb = 97,7% 34

Hình 4.9 Phân bố bọ xít muỗi trong ngày 4/6 tại vườn ca cao Trảng Bom-Đồng Nai vào thời điểm 12h-13h30 với t0 tb =32,650C và A0 tb =70,1% 36

Hình 4.10 Hình ảnh và vị trí đẻ của trứng bọ xít muỗi 38

Hình 4.10 Vị trí đẻ trứng và trứng 39

Hình 4.11 Vòng đời bọ xít muỗi 40

Trang 12

Việc phát triển cây ca cao tại Việt Nam còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết và rất cần các nhà chọn giống, bảo vệ thực vật cùng tham gia (Phạm Hồng Đức Phước, 2011) Theo Nguyễn Thị Chắt (2006), có rất nhiều loài côn trùng khác nhau đã được biết đến là côn trùng gây hại trên cây ca cao Côn trùng bộ cánh nửa cứng gây hại nghiêm trọng ở tất cả các vùng trồng ca cao trên thế giới, trong đó họ bọ xít mù

(Miridae) là loài sâu hại quan trọng nhất Ở Đông Nam Á, loài bọ xít muỗi Helopeltis

spp đã được báo cáo là loài gây hại nghiêm trọng Chỉ riêng bọ xít muỗi gây hại trong

3 năm liên tục có thể làm giảm tới 75% năng suất vườn ca cao Số lượng bọ xít muỗi

Trang 13

có sự thay đổi lớn trong năm, tìm hiểu tập tính gây hại của bọ xít muỗi là vấn đề quan trọng, góp phần vào việc lập kế hoạch để kiểm soát, phòng trừ bọ xít muỗi hiệu quả Trên thực tế, do các tác nhân của môi trường mà mật độ quần thể bọ xít muỗi có lúc tăng, lúc giảm Việc theo dõi mật độ bọ xít muỗi, xác định xem những điều kiện ngoại cảnh của vườn cây ca cao ảnh hưởng như thế nào đến quần thể bọ xít muỗi hiện diện trong vườn, góp phần xây dựng các biện pháp phòng trừ bọ xít muỗi một cách hiệu quả

Chính vì thế, đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh đến

mật độ bọ xít muỗi (Helopeltis theivora Waterh) trên cây ca cao (Theobroma cacao L.)” được thực hiện

Điều tra mật số bọ xít muỗi ngày và đêm, đo đạc các thông số về nhiệt độ, ẩm

độ, ánh sáng dưới tán cây ca cao và số trái ca cao trên cây ở chiều cao 1m6 trở xuống,

ở ngày và đêm

Tìm ra mối tương quan giữa sự biến động mật số bọ xít muỗi với điều kiện ngoại cảnh nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng dưới tán cây ca cao, giống ca cao, số trái ca cao trên cây ở chiều cao 1,6m trở xuống

Xác định vòng đời bọ xít muỗi ở huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai

1.4 Giới hạn đề tài

- Thời gian : Đề tài được thực hiện từ tháng 03 đến tháng 07/2013

- Địa điểm : vườn ca cao ở huyện Tân Phú và ở huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai

- Các điều kiện ngoại cảnh được xét đến trong thí nghiệm: nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng dưới tán cây ca cao, số trái ca cao, giống ca cao: TD2, TD3, TD5, TD6, TD7,

Trang 14

TD8, TD9, TD10, TD11, TD12, TD13 và một giống ca cao đang khảo nghiệm là giống M1

Trang 15

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Nguồn gốc cây ca cao

Cây ca cao có tên khoa học là Theobroma cacao L., thuộc họ Sterculiaceae, là

loài duy nhất trong số 22 loài của chi Theobroma được trồng sản xuất Ca cao có nguồn gốc từ lưu vực sông Amazon nằm ở Nam, Trung Mỹ và cũng đã được trồng rộng rãi ở đây từ hơn 500 năm trước (Phạm Hồng Đức Phước, 2009)

Hiện nay, ca cao được chia làm 3 nhóm chính bao gồm: Criollo, Forastero và

Trinitario

Criollo:

Các chủng loại bao gồm: Criollo Mexico, Criollo Nicaragua, Criollo Colombia,

Criollo Venezuela Dòng ca cao này có nguồn gốc từ vùng Trung Mỹ

Criollo cho chất lượng hương vị của các sản phẩm chế biến tốt nhất Tuy nhiên, Criollo rất khó trồng do khả năng kháng bệnh kém và năng suất thấp Hiện nay, ca cao

thuộc dòng này chỉ chiếm 5% tổng sản lượng ca cao của thế giới

Forastero:

Các chủng loại bao gồm: Amelonado, Angoleta, Cundeamor, Calabacillo Cây

ca cao này trước đây được trồng ở vùng Nam Mỹ và vùng hạ lưu sông Amazon

Ca cao Forastero chiếm 80% tổng sản lượng ca cao thế giới Ca cao thuộc dòng

Forastero cho năng suất cao, khả năng kháng bệnh cao nhưng chất lượng trung bình

Trinitario: Có nguồn gốc từ Trinidad là con lai của Criollo và Forastero

Giống hiện nay có ở Việt Nam là Forastero và con lai giữa Forastero và

Trinitario Giống ca cao trước đây trồng rải rác ở các địa phương là con cháu của sự

phối hợp giữa 3 nhóm trên

Trang 16

2.2 Đặc điểm thực vật học của ca cao

Rễ

Hạt ca cao sau khi nảy mầm, rễ mọc rất nhanh, có nhiều rễ ngang mọc xung quanh rễ trụ, tỏa đều ra xung quanh Để tránh rễ chính bị cong khi ươm cây, cần chọn túi ươm đủ dài để rễ phát triển được thuận lợi Bộ rễ ca cao gồm một rễ chính có thể dài tới 2m, kèm theo một hệ thống rễ phụ chủ yếu nằm ở tầng đất mặt có độ sâu khoảng 20 cm Bộ rễ phụ đan dày đặc giúp ca cao hút chất dinh dưỡng còn rễ trụ có nhiệm vụ hút nước và chất dinh dưỡng ở tầng sâu

Đối với sự phát triển rễ của cành giâm, lúc đầu khi cành giâm bén rễ, chỉ xuất hiện những rễ ngang Trong số các rễ ngang sẽ có một vài rễ phát triển theo hướng thẳng đứng hình thành một hay nhiều rễ trụ Sau khoảng 2 năm tuổi, cành giâm sẽ có

rễ trụ gần giống như bộ rễ của cây trồng từ hạt

Thân, cành

Sự phát triển của thân có thể chia làm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: hạt nảy mầm thượng địa (lá mầm nhô lên khỏi mặt đất), rễ mọc

ra trước, sau đó 2 lá mầm được đội lên khỏi mặt đất 3 – 4 cm Đoạn thân dưới lá mầm không có mầm bất định là nơi để ghép khi nhân giống vô tính

- Giai đoạn 2: lá mầm mở, 4 lá đầu tiên phát triển, đốt rất ngắn Lá tăng trưởng diện tích và đốt kéo dài Khi lá thuần thục, đợt sinh trưởng kế tiếp bắt đầu với sự xuất hiện lá non trên các đốt rất ngắn Mỗi đợt sinh trưởng kéo dài khoảng 6 tuần, đốt dài ra trong thời gian này Tùy theo điều kiện môi trường, trong giai đoạn này thân có thể cao lên từ 0,5 – 2,0 m

- Giai đoạn 3: cây tạm ngưng tăng trưởng về chiều cao Cành ngang trên đỉnh

ngọn phát triển (5 cành đối với nhóm Forastero và Trinitario; 3 cành đối với Criollo)

tạo tầng cành đầu tiên Cành ngang phát triển theo hướng nằm ngang hoặc nghiêng, lá đính trên cành ngang theo vị trí đối cách trong khi thân chính mọc thẳng đứng và lá đính hình xoắn ốc Nếu đỉnh ngọn bị tổn thương trước khi phát triển tầng cành, chồi bên ở nách lá tăng trưởng theo hướng thẳng đứng thành chồi vượt và sau đó cũng phân cành ngang như thân chính

Một thời gian sau khi tầng cành xuất hiện, chồi bên ở các nách lá phát triển và tăng trưởng thẳng đứng (đôi khi hàng năm sau khi tầng cành đầu tiên xuất hiện) sự

Trang 17

phát triển của chồi bên diễn tiến như giai đoạn 3 trên thân chính Sự phát triển lặp lại, cây có thể có 4 – 5 tầng cành và cao đến 20 m trong tự nhiên

Lá non phát triển theo từng đợt, mỗi đợt các chồi đỉnh phát triển nhanh tạo ra từ

3 đến 6 cặp lá mới Sau mỗi đợt ra lá, đỉnh cành vào trạng thái ngủ, thời gian ngủ tùy theo điều kiện môi trường nhưng thường khoảng 4 – 6 tuần Sự phát triển lá liên quan đến tình trạng nước của cây Ca cao trồng không che bóng các đợt ra lá nhanh hơn là trồng trong điều kiện có che bóng Điều này là do khi không có bóng che, sự biến động hàm lượng nước trong cây xảy ra thường xuyên và nhiệt độ môi trường bên ngoài cao kích thích chồi lá phát triển

Cây cần dinh dưỡng khi đợt lá mới phát triển Nếu cây thiếu dinh dưỡng sẽ có

sự chuyển vận dinh dưỡng từ lá già sang lá non mới ra và dẫn đến việc lá già bị rụng sớm Do đó, số lá già hiện diện trên thân giúp người trồng có thể hiểu được phần nào hiện trạng dinh dưỡng của cây ca cao

Màu sắc lá non thay đổi tùy theo giống từ màu xanh nhạt đến vàng, từ màu hồng đến đỏ đậm Khi trưởng thành lá có màu xanh thẫm, cứng cáp hơn và nằm ngang Khí khổng chỉ có mặt dưới phiến lá, khi phun phân bón lá nên phun từ dưới lên cho hiệu quả cao hơn Lá dưới bóng che có phiến rộng và xanh hơn ngoài nắng

Lá trên thân chính hoặc cành vượt có cuống dài từ 7 – 9 cm và mọc theo hình xoắn ốc Lá trên cành ngang có cuống ngắn từ 2 – 3 cm, mọc đối cách trên cành và chịu được cường độ ánh sáng cao hơn lá trên thân chính

Hoa

Hoa ca cao phát triển trực tiếp trên sẹo lá ở thân và cành Hoa nhỏ, màu hồng có

5 cánh, 5 đài hoa và bầu nhị có 5 ngăn Cánh hoa ở dưới thon lại, trên phình rộng ra, làm cho cánh hoa ca cao có hình thù khá đặc biệt Hoa ca cao có 10 nhị đực trong đó chỉ có 5 nhị đực nằm phía trong là có chức năng sinh sản Mỗi nhị đực này có 2 túi phấn

Khi một nụ hoa đã thành thục, các đài hoa tách vào buổi chiều, hoa tiếp tục nở qua đêm và sáng hôm sau là lúc các túi phấn tung phấn và thụ phấn xẩy ra trong ngày (hoa bắt đầu nở từ khoảng 3 giờ chiều hôm trước đến 9 giờ sáng ngày hôm sau)

Trang 18

Việc thụ phấn chủ yếu nhờ côn trùng thuộc họ Ceratopogonidae Loài Forcipomyia là loài phổ biến nhất tham gia thụ phấn Thuốc trừ sâu không ảnh hưởng nhiều đến dân số của loài côn trùng này Côn trùng này rất nhỏ thường cư trú trong điều kiện tối, ẩm nơi có các tàn dư thực vật quanh cây ca cao, do đó nếu vườn quá sạch hoặc quá khô sẽ không thuận lợi cho sự thụ phấn Vòng đời của loài côn trùng này khoảng 28 ngày và quần thể chúng tăng rõ rệt vào mùa mưa Cả côn trùng đực và cái đều làm nhiệm vụ thụ phấn nhưng những con cái tích cực hơn

Trên mỗi cây ca cao trưởng thành có thể có rất nhiều hoa được hình thành nhưng thông thường chỉ 1 - 5% số lượng hoa được thụ tinh và kết trái Phần lớn hoa nở

mà không được thụ phấn sẽ rụng sau 48 giờ (Phạm Hồng Đức Phước, 2009)

Quả và hạt

Sau khi thụ phấn trái tăng trưởng chậm trong khoảng 40 ngày đầu và đạt tốc độ tối đa sau 75 ngày Sau khi thụ phấn 85 ngày, sự tăng trưởng của trái chậm lại, trong khi hạt bên trong trái bắt đầu tăng trưởng nhanh, đây cũng là thời kỳ hạt tích luỹ chất béo

Lớp cơm nhầy hình thành khoảng 140 ngày sau khi thụ phấn Khi hạt tăng trưởng tối đa, trái vào giai đoạn chín Trái chín không nở bung ra và ít khi rụng khỏi cây Trái có cuống hóa gỗ nên rất dai Trái non có 5 ngăn trong đó hạt được phân chia đều, khi trái chín vách ngăn này biến mất chỉ còn lại một hốc chứa đầy hạt Từ khi thụ phấn đến trái chín kéo dài từ 5 – 6 tháng tùy theo giống

Hình dạng trái thay đổi nhiều từ hình cầu đến hình dài nhọn hay hình trứng, kích thước có thể từ 10 – 30 cm (chiều dài) Số lượng rãnh và độ sâu của khía trên trái cũng thay đổi từ 5 – 10 rãnh, rãnh có thể sâu nhiều, nông hoặc trơn nhẵn Màu sắc của trái khá đa dạng Trái chưa chín có màu xanh, đỏ tím hoặc xanh điểm đỏ tím Khi trái chín màu xanh chuyển sang màu vàng; màu đỏ tím chuyển sang màu da cam Vỏ trái

có thể dày từ 1 – 3 cm Trọng lượng trái thay đổi 0,2 – 1,0 kg

Mỗi trái chứa từ 30 – 40 hạt Mỗi hạt có lớp cơm nhầy bao quanh có vị chua, ngọt, thơm và xếp thành 5 dãy Hạt có vỏ mỏng màu hồng, nhiều đường gân Hạt rất

dễ mất sức nảy mầm sau khi tách khỏi trái nên thường phải gieo ngay Hạt sau khi tách lớp cơm nhầy và hong ráo, nếu giữ trong mùn cưa hoặc than có thể giữ được sức nảy mầm trong 3 – 4 tuần Lá mầm có màu tím (màu trắng ngà hoặc vàng nhạt đối với

Trang 19

Criollo và hóa nâu sau khi lên men) Kích thước hạt thay đổi tùy theo giống và mùa

C hoặc dưới 150C kéo dài Ẩm độ thích hợp cho cây phát triển khoảng 70 – 80%

Đất đai

Cây ca cao có thể phát triển trên nhiều địa hình và loại đất khác nhau, từ các vùng triền dốc, đất cát, đất phù sa ven sông, đất phù sa cổ bạc màu nếu có bóng che và đầy đủ nước tưới Ca cao chịu được trên vùng đất có pH từ 5 – 8 nhưng tối ưu khoảng 5,5 – 6,7 Do đó ca cao có thể trồng trên các vùng đất ở Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung, miền Đông Nam Bộ và một số tỉnh của miền Tây Nam Bộ

Nước

Ca cao không thích hợp các chân đất ngập úng, khó thoát nước Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản ca cao cần phải tưới nước đầy đủ trong mùa khô, nhất là những nơi bóng che còn thiếu Ca cao chủ yếu ra hoa và phát triển trái trong mùa mưa, nên khi ca cao đã định hình, mùa khô có thể cần ít nước tưới hơn Tuy nhiên, nếu được tưới nước trong mùa khô thì năng suất sẽ cao và ra trái quanh năm Khi trái phát triển nếu thiếu nước hạt sẽ nhỏ, hàm lượng bơ thấp và tỉ lệ vỏ nhiều Những hạt này có giá trị thương

Lá ca cao có cuốn dài, phiến lá rộng nên nếu bị gió lay liên tục sẽ bị tổn thương

cơ giới, nhất là lá non Nếu vùng nào gió mạnh và kéo dài, nhất thiết phải trồng cây chắn gió để ca cao phát triển được tốt

Bóng che

Cây ca cao sinh trưởng tốt dưới bóng râm nên có thể trồng ca cao trong vườn dừa, cau, điều, chuối, cây ăn trái có tán thưa, tán rừng thưa Ca cao thích hợp để cải tạo dần các vườn tạp Đối với các vườn cà phê, điều không hiệu quả có thể trồng xen ca cao trong hai năm đầu Cà phê, điều đóng vai trò như cây che bóng và được tỉa hợp lý khi tán lá ca cao phát triển

Trang 20

2.4 Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến côn trùng

 Vai trò của một số yếu tố sinh thái

Các yếu tố vô sinh như nhiệt độ, độ ẩm không khí, ánh sáng, bóng che,… tác động đến côn trùng không phụ thuộc vào mật độ của loài côn trùng đó

Nhiệt độ

Theo Nguyễn Đức Khiêm, 2005, côn trùng là loài có thân nhiệt biến đổi theo nhiệt độ môi trường (biến nhiệt) Khả năng thích ứng với nhiệt độ môi trường của côn trùng thay đổi tùy loài, nhưng nói chung thường giới hạn trong khoảng từ 50

C đến

450C Côn trùng chỉ có thể bắt đầu phát triển ở nhiệt độ nhất định được gọi là khởi điểm phát dục (t0) và dừng lại ở một điểm nhiệt độ cao được gọi là điểm nhiệt độ cao côn trùng không hoạt động (T) Vùng nhiệt độ giới hạn bởi hai điểm (t0) và (T) được gọi là khoảng nhiệt độ côn trùng hoạt động

Khi nhiệt độ môi trường hạ thấp dưới ngưỡng sinh học của một loài côn trùng nào đó, thì quá trình trao đổi chất trong cơ thể chúng sẽ bị đình trệ, côn trùng rơi vào trạng thái ngất lịm Nếu nhiệt độ môi trường hạ thấp dưới 00C nước tự do trong mô cơ thể sẽ đóng băng làm tổn thương cơ giới cho tế bào và gây nên những biến đổi sinh lý hoàn toàn không thể khôi phục, côn trùng sẽ chết

Khi nhiệt độ môi trường vượt quá giới hạn trên T, thần kinh côn trùng bị hưng phấn quá mức rồi nhanh chóng rơi vào trạng thái ngất lịm, vì hệ thống men bị rối loạn Nếu nhiệt độ tiếp tục tăng cao trên 540C, protein trong tế bào bị kết tủa, côn trùng bị chết

Độ ẩm không khí

Côn trùng có kích thước cơ thể nhỏ bé, nên bề mặt tiếp xúc với không khí tương ứng với một đơn vị khối lượng cơ thể rất lớn so với các động vật khác có kích thước cơ thể to lớn hơn Chính vì vậy, độ ẩm không khí có ảnh hưởng rất lớn đến việc giữ nước trong cơ thể côn trùng Mỗi loài côn trùng có một giới hạn độ ẩm thích hợp Người ta chia làm 3 nhóm chính sau đây:

- Nhóm ưa ẩm, ưa thích độ ẩm không khí 85-100%

- Nhóm ưa ẩm trung bình, ưa thích độ ẩm không khí 55-75%

- Nhóm ưa khô, ưa thích độ ẩm không khí dưới 45%

Trang 21

Độ ẩm không khí ảnh hưởng đến phân bố địa lý, đến tốc độ sinh trưởng phát dục, đến mức sinh sản, đến hành vi và các hoạt động sống khác của côn trùng Nhìn chung đa số các loài côn trùng thích độ ẩm không khí từ 80% trở lên

Yếu tố độ ẩm không khí và yếu tố nhiệt độ thường cùng tác động lên cơ thể côn trùng, có tính chất tổng hợp và bù trừ cho nhau

Ánh sáng

Ánh sáng ảnh hưởng đến côn trùng không có giới hạn, nên côn trùng có thể sống trong bóng tối và ngoài ánh sáng, không có hiện tượng côn trùng bị chết vì quá sáng hay quá tối Ánh sáng ảnh hưởng đến côn trùng gián tiếp qua các yếu tố nhiệt độ

và thực vật - là thức ăn của sâu hại - Ánh sáng ảnh hưởng đến hành vi của côn trùng thông qua thị giác Côn trùng có khả năng cảm thụ các tia sáng có bước sóng ngắn từ

6500 đến 2700 A0

(vàng, lục, lam, chàm và tia tử ngoại) Về cường độ ánh sáng, có nhóm loài chỉ nhìn được ánh sáng ban ngày, có nhóm loài chỉ nhìn được ánh sáng ban đêm… Tùy theo nhu cầu ánh sáng, mỗi loài côn trùng tự tìm nơi cư trú và vị trí trên cây thích hợp

2.5 Một số sâu hại chính trên ca cao

2.5.1 Rệp sáp giả ca cao (Planococcus lilacinus Ckll.)

Theo Nguyễn Thị Chắt (2006), rệp sáp giả ca cao có hình oval, cơ thể có màu vàng nhạt được phủ đầy bột sáp trắng, phía lưng hơi phồng lên, bụng phẳng Giữa lưng dọc cơ thể có một vệt rộng không phủ sáp hoặc phủ sáp rất ít để lộ ra màu vàng nhạt của cơ thể Xung quanh cơ thể có 17 cặp tua sáp ngắn và to, cắp thứ 17 hơi dài hơn các

cặp khác Rệp sáp giả ca cao rất giống rệp sáp giả cam (Planococcus citri R.), tuy

nhiên rệp sáp giả cam có những cặp tua sáp gần cuối bụng dài hơn các tua sáp phía hai bên sườn và phía đầu, đặc biệt là cặp tua thứ 17 hơi cong sang hai bên Giữa lưng rệp sáp giả cam cũng có vệt dọc, hẹp chạy từ đốt ngực đầu tiên đến giữa bụng Bên dưới lớp bột sáp, cơ thể rệp sáp giả cam có màu nâu hồng hoặc hồng vàng

2.5.2 Sâu đục thân mình hồng (Zeuzera coffeae Neitn.)

Theo Nguyễn Thị Chắt (2006), thành trùng sâu đục thân mình hồng Z.coffeae là

loài ngài đục lỗ màu xám lam, chiều dài thân từ 18-22mm, sải cánh từ 35-45mm Râu đầu con đực hình sợi chỉ, râu đầu con cái nửa gốc hình lông chim, nửa ngọn hình sợi chỉ Trên lưng ngực có 3 cặp chấm màu xanh lam hay xanh thẫm, phía lưng các đốt

Trang 22

bụng màu xanh lam Cánh trước hẹp và dài, trên cả hai cánh có nhiều chấm màu xanh lam xếp theo mạch dọc của cánh Chân màu xám đen Ống đẻ trứng của con cái dài

Thành trùng sau khi vũ hoá trải qua 1-2 ngày ăn đêm sau đó mới giao phối và

đẻ trứng, một con cái có thể đẻ được từ 400-2000 trứng Trứng có hình bầu dục hơi tròn màu nâu vàng có đường kính khoảng 1mm, giai đoạn ủ trứng kéo dài từ 10-16 ngày Giai đoạn ấu trùng trải qua 6 tuổi kéo dài từ 120-150 ngày Sâu non mới nở có màu trắng đục sau đó chuyển sang màu nâu nhạt Đầu, mảnh lưng ngực trước, mảnh mông cứng và có màu nâu đậm, phía lưng các đốt bụng có nhiều u lông cứng, sâu non mới nở đục cành tăm, sâu tuổi lớn đục cành cấp 1, cấp 2, bình thường trên một cành chỉ có 1 sâu non và 1 lỗ đục, lỗ đục thường có phân màu nâu kết dính bịt lại Đẫy sức, sâu non có thể dài từ 25-35mm Nhộng to và thô, dài từ 20-25mm, có màu nâu hồng hay nâu vàng, nhộng phát triển từ 14-18 ngày, có khi từ 30-35 ngày Vòng đời của sâu đục thân mình hồng kéo dài từ 5-7 tháng

2.5.3 Sâu đục trái (Conogethes punctiferalis Guenee)

Theo Nguyễn Thị Chắt (2006), thành trùng sâu đục trái là một loài ngài sáng màu vàng nâu, cơ thể dài từ 11-13mm, sải cánh từ 24-27mm Trên cánh trước và cánh sau có nhiều đốm màu nâu đen Thành trùng sau khi vũ hóa trải qua 2-3 ngày dinh dưỡng thêm sau đó mới bắt cặp giao phối và đẻ trứng Một con cái có thể đẻ được từ 20-30 trứng Trứng có màu trắng sữa, hình bầu dục, giai đoạn ủ trứng kéo dài từ 4-6 ngày, sâu đục trái gây hại ở giai đoạn ấu trùng bằng cách tấn công vào trái từ khi trái còn non cho đến khi trái chín, đục đến đâu thì để lại vệt phân khô kết dính che phủ Ấu trùng có màu nâu hơi xanh, trên lưng mỗi đốt có 4 đốm nâu nhạt, 2 đốm trên lớn hơn 2 đốm dưới, ấu trùng có 5 tuổi, kéo dài từ 14-16 ngày Đẫy sức, sâu nhả tơ làm kén mỏng và hóa nhộng tại vị trí gây hại, giai đoạn nhộng kéo dài từ 7-10 ngày Vòng đời của sâu đục trái kéo dài từ 29-32 ngày

2.5.4 Sâu khoang (Spodoptera litura Fab.)

Theo Nguyễn Thị Chắt (2006), thành trùng sâu khoang là một loài ngài đêm có màu nâu đậm, cơ thể dài từ 16-20mm, sải cánh từ 32-42mm Cánh trước có màu nâu đen, trên cánh có nhiều vân phức tạp, gần mép cánh trước có vân trắng chạy xiên đến giữa cánh, khi đậu cánh xếp hình mái nhà vân trắng thu lại giống hình chữ V, cánh sau màu trắng ngà có ánh tím Thành trùng mới vũ hóa có thể đẻ trứng ngay vào ngày hôm

Trang 23

sau Một con cái có thể đẻ được từ 900-2000 trứng Trứng có hình bán cầu, mặt ngoài trứng có nhiều đường gân nổi chạy từ đỉnh cánh xuống cắt những đường vân ngang tạo thành những ô nhỏ Trứng mới đẻ có màu vàng nhạt, gần nở có màu nâu nhạt hay xám tro Giai đoạn ủ trứng kéo dài từ 4-6 ngày Sâu khoang gây hại ở giai đoạn ấu trùng Sâu non trên lưng có 3 sọc chạy từ đốt bụng đầu tiên đến đốt bụng cuối cùng là một sọc lưng và hai sọc phụ lưng Trên sọc phụ lưng, mỗi đốt có hình bán nguyệt màu đen, hình bán nguyệt này ở đốt bụng thứ nhất và thứ 8 rất to kéo lại sát nhau tạo thành 2 khoang đen Đẫy sức, sâu non có thể dài từ 35-40mm Sâu non trải qua 6 tuổi kéo dài

từ 12-17 ngày Nhộng có màu nâu đậm hay hung nâu bóng, dài 18-20mm Giai đoạn nhộng kéo dài từ 8-10 ngày

2.5.5 Bọ xít muỗi Helopeltis spp

Đặc điểm hình thái và sinh học

Theo Hồ Khắc Tín (1982), Nguyễn Thị Chắt (2006), trên cây chè, bọ xít muỗi

(BXM) Helopeltis theivora Waterhouse trưởng thành dài từ 4-7mm, rất giống con

muỗi nhà, con cái có màu xanh lá mạ, con đực có màu xanh lá cây đậm hơn con cái Râu đầu 4 đốt, đốt cuống râu to và dài hơn đốt roi râu Đầu màu nâu, mắt màu đen,

cổ thắt lại có khoang vàng óng Bàn chân có 3 đốt, đốt chày có 2 hàng gai

Trứng BXM hình bầu dục màu trắng, phía đầu có 2 sợi lông dài không bằng nhau Trứng được đẻ trong mô cây chỉ để lộ 2 sợi lông ra ngoài

Ấu trùng BXM H theivora có 5 tuổi, con non có hình dạng giống thành trùng

nhưng kích thước nhỏ hơn, sang tuổi 3 BXM non mới xuất hiện mầm cánh, tuổi 5 mầm cánh có màu vàng xanh và phủ hết đốt bụng thứ 4

Con cái sau khi hóa trưởng thành trải qua 2-6 ngày ăn thêm sau đó mới bắt cặp, giao phối và đẻ trứng Một con cái có thể đẻ từ 12-75 quả trứng

Giai đoạn ủ trứng kéo dài từ 5-10 ngày

Ấu trùng trải qua 5 tuổi kéo dài từ 9-19 ngày

Con trưởng thành có thể sống được từ 2-3 tuần

Điều kiện thuận lợi cho BXM phát triển là: nhiệt độ từ 20-290

C, ẩm độ trên 90%, đặc biệt trong điều kiện bóng râm, ít ánh sáng Chính vì thế, BXM phát triển mạnh vào

mùa mưa, ẩm độ không khí cao, thời gian chiếu sáng ngắn và trời âm u Theo Entwistle (1972), mật số quần thể BXM giảm sau những trận mưa lớn

Trang 24

Theo Nguyễn Viết Tùng (2006), H theivora (H theobroma) đốt ngực thứ 2 có màu vàng, giữa lưng có một cái chùy màu đen H antonii thành trùng có màu nâu đỏ,

đầu đen, ngực đỏ, bụng đen và trắng

và Trichogramma spp (trích dẫn bởi Beatrice Padi)

Theo Anon (1970), ghi nhận được 2 loài nấm Hirsutella sp., Beauveria bassiana gây bệnh trên loài H theobroma ở Ghana và Nigeria Vi khuẩn Bt gây bệnh trên loài

H.begrothi ở Malaysia (trích dẫn Entwistle, 1972)

Theo Entwistle (1972), ong ký sinh phổ biến trên họ bọ xít mù bao gồm các loài:

Euphorus sahlbergellae Wlk., Euphorus helopeltides Ferr., và Encyrtus cotterrslli

Watson thuộc họ ong nhảy (Encyrtidae), ngoài ra bọ xít mù còn bị kí sinh bởi loài

Euphorus anates Nix và một loài khác thuộc giống Euphorus chưa được định danh

nhưng với tỉ lệ thấp Bọ xít mù thuộc giống Helopeltis ở châu Phi bị tuyến trùng thuộc

họ Mermithidae ký sinh ở trong bụng

Theo Phạm Hồng Đức Phước (2009), BXM có thể được phòng trừ rất hữu hiệu

bằng cách nuôi loài kiến đen Dolichoderus thoracicus trong vườn

Một số nước ở khu vực Đông Nam Á đã nghiên cứu và thấy rằng kiến

Dolichoderus thoracicus trên ca cao có thể làm giảm đáng kể BXM, sâu đục quả,

chuột gây hại trái ca cao và giảm tỉ lệ bệnh thối trái (Khoo, 1997)

Trang 25

Biện pháp hóa học

Theo Phạm Hồng Đức Phước (2009), để phòng trừ BXM có thể phun các loại thuốc hóa học gốc: Fenobucard, Diazinon, Dimethoate Phun thuốc vào sáng sớm lúc côn trùng di chuyển chậm chạp

Theo đề tài sinh viên Nguyễn Thị Thuận, 2009 để phòng trừ bọ xít muỗi có thể phun các loại thuốc hóa học gốc: Dimethoate, Emamectin benzoate

2.5.6 Các nghiên cứu về BXM H Theivora ở Việt Nam và trên thế giới

2.5.6.1 Nghiên cứu về BXM H Theivora ở Việt Nam

Đặc điểm hình thái và thời gian phát triển các pha cơ thể

BXM là loài côn trùng thuộc nhóm biến thái không hoàn toàn, quá trình phát triển qua 3 giai đoạn: Trứng, ấu trùng (có 5 tuổi) và thành trùng

Trứng

Theo Nguyễn Thị Thuận, 2009, trứng BXM mới đẻ có màu trắng sữa, bề mặt nhẵn bóng, dạng hình bầu dục, đầu trứng có 2 sợi lông nhỏ dài không bằng nhau, trứng dài

từ 1-1,2mm, trứng được đẻ tập trung hay rải rác, ở trong mô của trái, đọt non, chỉ để lộ

2 cái lông dài không đều nhau ra ngoài (có thể nhìn thấy bằng mắt thường) Giai đoạn

ủ trứng kéo dài từ 4-7 ngày ở điều kiện nhiệt độ 290

C, ẩm độ 76%

Ấu trùng

Thời gian phát triển của cả giai đoạn ấu trùng BXM kéo dài từ 7-14 ngày trải qua

5 tuổi Ấu trùng có hình dạng rất giống thành trùng chỉ khác nhau ở kích thước cơ thể

và kích thước cánh Ấu trùng mới nở có màu vàng cam, càng lớn màu sắc cơ thể ấu trùng càng chuyển sang màu xanh lá cây đậm dần

Ở điều kiện nhiệt độ 290

C, ẩm độ 76%, giai đoạn tuổi 1 kéo dài 1-2 ngày, cơ thể dài từ 1-1,5mm Tuổi 2 kéo dài từ 1-3 ngày, cơ thể dài từ 1,5-2mm Tuổi 3 dài từ 2-3 ngày, cơ thể dài từ 2-3mm Tuổi 4 dài từ 1-3 ngày, cơ thể dài từ 3-4mm Tuổi 5 dài từ 2-3 ngày, cơ thể dài từ 4-5,5mm

Thành trùng

Cơ thể mảnh mai, màu xanh lá cây, dài từ 4,5-6mm, con đực có kích thước nhỏ hơn con cái, bụng con cái to và tròn hơn bụng con đực Đầu màu nâu, mắt màu đen, râu đầu dài và gồm có 4 đốt, đốt cuống râu to hơn đốt roi râu Cổ thắt lại, trên cổ có

Trang 26

một vòng màu vàng óng Đốt ngực thứ 2 có màu vàng, giữa lưng có một cái chùy màu đen Chân dài và mảnh Sau khi trưởng thành 3-6 ngày, BXM cái bắt đầu đẻ trứng

Kết quả của Nguyễn Thị Chắt (2006) cũng cho kết quả tương tự về BXM H

Theivora trên cây chè

Vòng đời của BXM H theivora mất thời gian từ 14-27 ngày Như vậy, trong 1

tháng BXM có thể phát triển từ 1-2 lứa Tuy nhiên, ở ngoài thực tế các lứa BXM không tách biệt mà gối lên nhau rất phức tạp

Trong suốt thời gian sống, một con thành trùng cái có thể đẻ 27-147 trứng, lượng trứng được đẻ nhiều nhất vào giai đoạn khoảng 7-11 ngày sau khi hóa trưởng thành

Tập tính gây hại, triệu chứng gây hại và khả năng chích hại của bọ xít muỗi H

theivora trên cây ca cao

Tập tính gây hại và triệu chứng gây hại

Bọ xít muỗi thường xuất hiện và gây hại nhiều vào lúc sáng sớm và chiều tối, ở những vườn rậm rạp, ẩm thấp có thể thấy bọ xít muỗi gây hại cả ngày

Theo Nguyễn Thị Thuận, 2009, cả ấu trùng và thành trùng đều chích hút nhựa cây tại các vị tri: Đọt non, hoa và trái Vết chích ban đầu như bị mọng nước sau đó chuyển sang màu nâu, cuối cùng trở nên thâm đen Các tế bào nơi bị bọ xít muỗi chích bị chết tạo nên những vết có hình tròn, oval, đường kính khoảng 0,48-2,47mm Trên đọt ban đầu vết chích có hình bầu dục về sau có hình dạng bất định Bọ xít muỗi chích làm cho đọt bị chết khô Ở trên trái, các trái non bị chích nhiều thường bị héo khô, trái lớn bị chích có nhiều vết thâm, phát triển dị dạng Vết chích của ấu trùng tuổi nhỏ dày và có kích thước nhỏ hơn, càng lớn thì vết chích càng lớn và thưa dần Cả ấu trùng và thành trùng đều có tính giả chết

Khả năng chích hại của bọ xít muỗi trên trái ca cao

Bọ xít muỗi H theivora ở những độ tuổi khác nhau thì khả năng chích hại cũng

khác nhau Nghiên cứu khả năng chích hại ở các giai đoạn phát triển của bọ xít muỗi là điều kiện tiền đề để nghiên cứu ngưỡng phòng trừ bọ xít muỗi (BXM) đạt hiệu quả cao

Qua đề tài nghiên cứu của Nguyễn Thị Thuận (Ngành BVTV, niên khóa 2009) cho kết quả:

Trang 27

2005-Ở giai đoạn ấu trùng (dài 7-14 ngày, trải qua 5 tuổi), BXM ăn phá mạnh nhất ở giai đoạn ấu trùng tuổi 5 BXM càng lớn thì khoảng cách giữa các vết chích càng rộng, trải đều trên bề mặt trái, có thể do ấu trùng tuổi nhỏ ít di chuyển hơn ấu trùng tuổi lớn nên các vết chích của ấu trùng tuổi nhỏ thường tập trung hơn BXM càng lớn thì kích thước vết chích càng lớn, lớn nhất là kích thước vết chích của thành trùng

Một con thành trùng trong 1 ngày chích được số vết chích ít hơn số vết mà con ấu trùng giai đoạn tuổi 5 có thể chích được Nhưng, kích thước vết chích lớn, thời gian sống của thành trùng (20-24 ngày) dài hơn so với ấu trùng tuổi 5 nên số vết chích do thành trùng gây ra trong suốt thời gian sống nhiều hơn rất nhiều Vậy, giai đoạn thành trùng gây hại nhiều nhất

Mật số bọ xít muỗi, tỷ lệ trái và đọt ca cao bị hại có biến động nhưng không đều Mật số bọ xít muỗi biến động từ 0,02 - 0,31 con/trái, từ 0 - 0,01 con/ngọn, tỷ lệ trái bị hại biến động từ 66,06 - 93,91 %, tỷ lệ ngọn bị hại biến động từ 5,97 - 23,3 % Điều đó chứng tỏ bọ xít muỗi thích gây hại trên trái hơn trên ngọn cây ca cao

2.5.6.2 Nghiên cứu về BXM H Theivora trên thế giới

Sự gây hại của bọ xít muỗi

Theo R.Muhamad and M.J.Way (1995), ở Malaysia, bọ xít muỗi thích gây hại trên chồi và trái ca cao, điều này làm cho ca cao bị mất năng suất rất lớn Nếu trái và chồi càng bị chích hút nhiều thì sẽ càng dễ bị chết, chồi và trái càng lớn tuổi thì khả năng sống sót do bị bọ xít muỗi hại sẽ cao hơn so với chồi và trái tuổi nhỏ hơn

Trang 28

Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Đề tài được thực hiện từ 15/03/2013 đến 15/07/2013, tại vườn ca cao ở huyện Trảng Bom và vườn ca cao ở huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai

3.2 Nội dung nghiên cứu

Nội dung 1: Điều tra biến động mật số bọ xít muỗi H theivora ngày và đêm trên

vườn ca cao tại huyện Tân Phú - Đồng Nai

Nội dung 2: Điều tra sự phân bố của bọ xít muỗi H theivora bị ảnh hưởng bởi các

điều kiện ngoại cảnh trong vườn ca cao tại huyện Trảng Bom - Đồng Nai

Nội dung 3: Xác định vòng đời bọ xít muỗi H theivora tại huyện Tân Phú-Đồng

Nai

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Điều tra biến động mật số bọ xít muỗi ngày và đêm trên vườn ca cao

tại Tân Phú, Đồng Nai

Mục đích: xác định thời điểm nào trong ngày khả năng bọ xít muỗi xuất hiện nhiều nhất

Thời gian và địa điểm:

- Thí nghiệm được thực hiện 3 lần, vào các ngày 24/6, 25/6, 4/7/2013

- Địa điểm thực hiện: vườn ca cao Tân Phú – Đồng Nai

Vật liệu: vườn ca cao đang có trái, ẩm kế, nhiệt kế, lux kế, phiếu điều tra

Phương pháp điều tra

Khảo sát toàn bộ vườn ca cao, xác định giống ca cao bị bọ xít muỗi hại nhiều, chọn 5 cây ca cao cùng giống, đếm tất cả các trái ở chiều cao 1,6m trở xuống gốc cây, đếm số ấu trùng và thành trùng bọ xít muỗi hiện diện trên từng trái ở chiều cao 1,6m

Trang 29

trở xuống, tránh động vào trái, vào cây làm bọ xít muỗi di chuyển nơi khác Bọ xít muỗi trưởng thành đếm riêng, ấu trùng bọ xít muỗi tính riêng

Điều tra từ 6h, cứ cách 1 tiếng đếm lại một lần số bọ xít muỗi ở 5 cây được chọn cho đến 18h cùng ngày Từ 18h trở đi, cứ cách 2 tiếng đếm lại một lần số bọ xít muỗi trên 5 cây được chọn cho đến 6h ngày hôm sau

Trong quá trình đếm số bọ xít muỗi trên 5 cây ca cao, tiến hành đo nhiệt độ, ẩm

độ, ánh sáng dưới bóng che của 5 cây ca cao được chọn

Cách đo các thông số nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng dưới tán cây ca cao

- Đo nhiệt độ, ẩm độ: Sử dụng nhiệt kế và ẩm kế đặt vào khoảng không gian có nhiều trái nhất, đợi cho các số liệu trên máy ổn định, ghi nhận lại các thông số nhiệt

độ, ẩm độ mà máy đo hiển thị

- Đo ánh sáng: Tại khoảng không gian có nhiều trái nhất dùng máy đo ánh sáng,

đo cường độ ánh sáng bốn hướng của khoảng không gian đó rồi lấy giá trị cường độ ánh sáng trung bình

So sánh mật số của ấu trùng và thành trùng bọ xít muỗi giữa các lần điều tra với nhau Xác định xem sự biến động của bọ xít muỗi trong 24h giữa các thời điểm khác nhau có giống nhau hay không, có tuân theo một quy luật không

Bảng 3.1 Thể hiện số lần thực hiện điều tra 24h

Lần đo (buổi sáng) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Thời gian thực hiện 6h 7h 8h 9h 10h 11h 12h 13h 14h 15h 16h 17h Lần đo (buổi tối) 13 14 15 16 17 18 19

Thời gian thực hiện 18h 20h 22h 24h 2h 4h 6h

Trang 30

Chỉ tiêu theo dõi:

- Nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng dưới tán cây ca cao ở từng thời điểm điều tra

- Tổng số trái ca cao từ độ cao 1,6m trở xuống gốc của mỗi cây ca cao được chọn điều tra

- Tổng số ấu trùng và thành trùng bọ xít muỗi đếm được trên từng cây ca cao được chọn điều tra ở chiều cao 1,6m trở xuống

- Công thức tính mật số ấu trùng và thành trùng bọ xít muỗi

Mật số ấu trùng trên cây ca cao (con/tổng số trái điều tra/cây)

= Tổng số ấu trùng đếm đượcTổng số trái điều tra trên một câyMật số thành trùng trên cây ca cao (con/tổng số trái điều tra/cây)

= Tổng số thành trùng đếm đượcTổng số trái điều tra trên một cây

3.3.2 Điều tra phân bố mật số bọ xít muỗi bị ảnh hưởng bởi các điều kiện

ngoại cảnh trong vườn ca cao tại huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai

Ngày đăng: 27/02/2019, 09:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. HỒ KHẮC TÍN, 1982. Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Nhà xuất bản nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình côn trùng nông nghiệp
Nhà XB: Nhà xuất bản nông nghiệp
2. LÊ QUANG HƯNG, 2010. Phân tích thống kê, thí nghiệm khoa học cây trồng với SAS. Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Trang 152-156 Sách, tạp chí
Tiêu đề: LÊ QUANG HƯNG, 2010. "Phân tích thống kê, thí nghiệm khoa học cây trồng với SAS
3. NGUYỄN ĐỨC KHIÊM, 2005. Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 232 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình côn trùng nông nghiệp
4. NGUYỄN THỊ CHẮT, 2006. Giáo trình côn trùng chuyên khoa. Khoa Nông học trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: NGUYỄN THỊ CHẮT, 2006. "Giáo trình côn trùng chuyên khoa
6. NGUYỄN VĂN UYỂN và NGUYỄN TÀI SUM,1996. Cây ca cao trên thế giới và triển vọng của Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh, 183 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: NGUYỄN VĂN UYỂN và NGUYỄN TÀI SUM,1996. "Cây ca cao trên thế giới và triển vọng của Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh
7. NGUYỄN VIẾT TÙNG, 2005. Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 239 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình côn trùng nông nghiệp
8. PHẠM HỒNG ĐỨC PHƯỚC, 2009. Kỹ thuật trồng ca cao ở Việt Nam. Nhà xuất bản nông nghiệp, 189 trang.Tài liệu Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật trồng ca cao ở Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản nông nghiệp
1. Entwistle F.P.,1972. Insects and cocoa. Page 366-434. Cocoa (Wood R.A.G., Lass A.R.) Blackwell Science, 648 pages Sách, tạp chí
Tiêu đề: Insects and cocoa. "Page 366-434." Cocoa
2. R. Babin, D. H. B. Bisseleua, L. Dibog & J. P. Lumaret, 2007. Rearing method and life-table data for the cocoa mirid bug Sahlbergella singularis Haglund (Hemiptera: Miridae), CIRAD Regional Management, BP 2572, Yaounde´ , Cameroon, 9 pages Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rearing method and life-table data for the cocoa mirid bug Sahlbergella singularis Haglund (Hemiptera: Miridae)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w