1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

MÔ HÌNH: LĂNG CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH PHỤC VỤ CHO BÀI THƠ VIẾNG LĂNG BÁC VÀ NHỮNG VĂN BẢN LIÊN QUAN ĐẾN BÁC HỒ (BẰNG TĂM TRE)

14 776 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 1,35 MB

Nội dung

Từ nhận thức về lợi ích và sự cần thiết của mô hình minh hoạ nội dung bài học cũng như tình trạng thiếu tranh để giảng dạy, tôi đã tiến hành làm mô hình để ĐDDH mà sử dụng.. Sử dụng phươ

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THOẠI SƠN

TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN PHÚ HOÀ

ĐỀ TÀI:

NĂM HỌC : 2016 – 2017 GV: VÕ THỊ CẨM NHUNG

Trang 2

PHÒNG GD – ĐT THOẠI SƠN

TRƯỜNG THCS TT PHÚ HOÀ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Phú Hoà, ngày 08 tháng 03 năm 2017

BẢN THUYẾT MINH CHI TIẾT Kết quả làm đồ dùng dạy học

I- Sơ lược lý lịch tác giả:

- Họ và tên: Võ Thị Cẩm Nhung Nam, nữ: Nữ

- Ngày tháng năm sinh: 07/08/1977

- Nơi thường trú: Ấp Phú Thiện – TT Phú Hoà – Thoại Sơn – An Giang

- Đơn vị công tác: Trường THCS TT Phú Hoà – Thoại Sơn – An Giang

- Chức vụ hiện nay: Giáo viên

- Lĩnh vực công tác: Giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn

II Tên đồ dùng:

MÔ HÌNH:

LĂNG CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH PHỤC VỤ CHO BÀI

THƠ VIẾNG LĂNG BÁC VÀ NHỮNG VĂN BẢN LIÊN

QUAN ĐẾN BÁC HỒ (BẰNG TĂM TRE)

- Môn: Ngữ Văn Lớp: 9 Phục vụ tiết dạy: 115 – 116

- Thiết bị dạy học tự làm được dùng để phục vụ cho “Bài thơ Viếng lăng Bác và

những văn bản liên quan đến Bác Hồ” – Ngữ Văn 9

- Thời gian thực hiện: 2016 - 2017

- Đưa vào sử dụng từ năm học: 2015 – 2016, 2016 - 2017

- Nguyên vật liệu để làm thiết bị dạy học : mô hình tự làm bằng tay từ những tăm

tre

- Nguồn gốc tài liệu, dữ liệu trích chọn, tên tác giả nguồn tư liệu:

+ Một số hình ảnh minh họa cho bài học như : phần nội dung bài thơ Viếng lăng Bác của tác giả Viễn Phương

+ Cụ thể : Giới thiệu tổng thể về tác phẩm Viếng lăng Bác của Viễn Phương (Hoàn cảnh lịch sử khi lăng Bác từ khi xây dựng cho đến hoàn thành)

Đi sâu vào nội dung bài thơ qua từng câu thơ

Tình cảm của tác giả và nhân dân Việt Nam đối với Bác Hồ kính yêu

III Lĩnh vực: Giải pháp kĩ thuật

Trang 3

IV- Mục đích yêu cầu của đồ dùng:

1/ TÍNH MỚI, TÍNH SÁNG TẠO:

Theo xu thế đổi mới về phương pháp dạy học hiện nay là phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập Như vậy, trực quan là vấn đề rất cần thiết vì đặc trưng của

bộ môn Ngữ Văn là tư duy trừu tượng Đối với các môn khoa học tự nhiên thì trực quan là những mẫu vật, thí nghiệm … Còn đối với bộ môn Ngữ Văn thì trực quan là những thước phim, nhạc, mô hình, tranh ảnh … Nhưng trong điều kiện hiện nay, để có những thước phim phục vụ cho việc giảng dạy là vấn đề khó khăn Còn việc làm mô hình hay vẽ tranh ảnh để minh họa cho tiết dạy là việc đơn giản, ít tốn kém và dễ thực hiện

Khi đọc một tác phẩm nếu trong đó có hình ảnh minh họa thì dù ở độ tuổi nào, trình

độ nào cũng thích thú nhất là ở lứa tuổi học sinh

Với đặc điểm tâm lý ở độ tuổi bậc THCS, thực tế cho thấy các em rất say mê với các cuốn truyện tranh (dù nội dung có thể chưa hay) Điều đó giúp chúng ta nhận ra rằng: nếu dạy học có hình ảnh minh họa kèm theo thì sẽ gợi cho các em sự hứng thú, kích thích khả năng tưởng tượng và suy nghĩ của các em Như vậy, chắc chắn tiết học sẽ đạt kết quả tốt Chúng ta thấy rằng, bằng cách kế thừa và phát triển những ưu điểm của sách giáo khoa cũ, bộ sách Ngữ Văn bậc THCS hiện nay có những ưu điểm hơn về nội dung và hình thức Trong một số bài học, các hình ảnh minh họa tốt, rõ nét hơn song vẫn còn một số hình ảnh minh hoạ cũng chưa rõ nét mà qua quá trình giảng dạy chúng tôi thấy được

Từ nhận thức về lợi ích và sự cần thiết của mô hình minh hoạ nội dung bài học cũng như tình trạng thiếu tranh để giảng dạy, tôi đã tiến hành làm mô hình để ĐDDH mà sử dụng

- Ngoài việc tận dụng các tranh đã có sẵn ở phòng thiết bị, sách giáo khoa nhưng do hạn chế như đã nói trên (là màu đen - trắng nên thiếu sinh động, số lượng hạn chế, …), nên tôi tiến hành làm mô hình to hơn, đẹp hơn

Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học giúp học sinh quan sát với các mục đích sau:

- Tiếp thu các kiến thức mới thông qua các hình ảnh và mô hình mà GV đưa ra

- Vận dụng các kiến thức đã học cũng như kiến thức vừa tiếp thu để áp dụng vào bài học một cách hiệu quả

- Quan sát để khắc sâu kiến thức

Ttính sáng tạo: hể hiện ở sự lựa chọn nguyên vật liệu phù hợp, giá thành hạ, phù hợp tâm sinh lý của giáo viên và học sinh, nói chung tính sáng tạo là sự hợp thành của các tính chất đã nêu trên

a/ Cách làm thiết bị dạy học, hướng dẫn vận hành, sử dụng: giáo viên và học sinh

cùng nhau làm

Giáo viên và học sinh chuẩn bị hình ảnh, vật liệu, tư liệu:

Chọn hình ảnh, tư liệu:

- Sưu tầm tư liệu về quá trình và kiến trúc xây lăng Bác:

Bác mất để lại bao sự tiếc thương cho dân tộc Việt Nam Bộ Chính trị quyết định chọn vườn hoa Ba Đình giữa lòng Thủ đô Hà Nội để lưu giữ thi hài Bác, vì thế lăng Bác được chính thức khởi công ngày 2 tháng 9 năm 1973, tại vị trí của lễ đài cũ giữa Quảng

trường Ba Đình, nơi Bác đã từng chủ trì các cuộc mít tinh lớn

Lăng được khánh thành vào ngày 29 tháng 8 năm 1975 Lăng gồm 3 lớp với chiều cao 21,6 mét, lớp dưới tạo dáng bậc thềm tam cấp, lớp giữa là kết cấu trung tâm của lăng gồm phòng thi hài và những hành lang, những cầu thang lên xuống Quanh bốn mặt là những hàng cột vuông bằng đá hoa cương, lớp trên cùng là mái lăng hình tam cấp Ở mặt chính có

Trang 4

dòng chữ: "Chủ tịch Hồ Chí Minh" bằng đá hồng màu mận chín Trong di chúc, Hồ Chí

Minh muốn được hỏa táng và đặt tro tại ba miền đất nước Tuy nhiên, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III, với lý do tuân theo nguyện vọng

và tình cảm của nhân dân, quyết định giữ gìn lâu dài thi hài Hồ Chí Minh để sau này người dân cả nước, nhất là người dân miền Nam, khách quốc tế có thể tới viếng

Lăng có hình vuông, mỗi cạnh 30 m, cửa quay sang phía Đông, hai phía Nam và Bắc có hai lễ đài dài 65 m dành cho khách trong những dịp lễ lớn Trước lăng là Quảng trường Ba Đình với một đường dành cho lễ diễu binh, duyệt binh, và một thảm cỏ dài xanh tươi suốt bốn mùa Trước mặt lăng là cột cờ, Tận cùng đường Bắc Sơn là đài Liệt sĩ Bên phía tây của quảng trường là khu lưu niệm Hồ Chí Minh Tại đây có Viện bảo tàng Hồ Chí

Minh, ngôi nhà sàn Hồ Chí Minh

Trang 5

Chuẩn bị nguyên vật liệu:

- Trong tiết học trước, ở bước dặn dò chuẩn bị bài mới, tôi ngoài việc hướng dẫn soạn bài mới còn chỉ định và hướng dẫn cho mỗi nhóm (thường 3 nhóm hoặc 3 tổ) tìm hình ảnh, tre, giấy bìa lịch cũ đã qua sử dụng ở nhà mình và các dụng cụ như: dao, kéo, keo, thước

- Tận dụng những cây tre sẵn có quanh nhà, chọn những cây tre già, đốt tre thẳng, dài,

có độ bền lâu

- Về nội dung: tôi đã nghiên cứu văn bản, lựa chọn những chi tiết điển hình, có ý nghĩa nhất và phác họa bằng những nét chính hoặc nêu lên một số ý tưởng để hướng dẫn học sinh làm mô hình

b Làm mô hình:

- Theo sự định hướng hoặc gợi ý, tôi và học sinh sẽ tiến hành làm ở nhà vào những thời gian rảnh rỗi

+ Chọn tre tốt Cưa những đốt tre già, thẳng, dài, có độ bền

+ Chẻ tre thành nhiều cây nhỏ

+ Vót những cây tre đã chẻ thành những tăm tre hình tròn, nhỏ, thẳng, dài

+ Đem phơi nắng những tăm tre đã vót xong để đảm bảo độ bền chắc

+ Tiến hành dán nhũng tăm tre thành từng mảnh, cưa theo độ dài, cao, thấp đã đo định sẵn của mô hình và tiến hành lắp ráp mô hình

- Sau khi làm xong, tôi giới thiệu trước lớp để minh hoạ cho bài học

- Dạy xong, tôi đưa vào phòng thiết bị để bảo quản để sử dụng cho những năm học sau

- Riêng những học sinh tham gia làm việc tích cực, tôi tuyên dương có thể khuyến khích bằng cách cho điểm vào cột kiểm tra miệng xem đây như là một bài tập thực hành tại nhà (vì cảm thụ một tác phẩm văn học, ngoài nghệ thuật của ngôn từ, học sinh có thể liên tưởng, tưởng tượng và ghi lại bằng đường nét, hình ảnh….hình thức cũng đáng được khuyến khích )

Trang 6

- Với cách này, tôi đã làm được một số ĐDDH minh họa tương đối có chất lựơng để phục vụ cho nhiều bài dạy

- Ngoài việc làm mô hình, tôi có thể hướng dẫn học sinh sưu tầm những tranh ảnh đã

có sẵn để phục vụ cho bài học

Ví dụ: Một số tờ lịch có phong cảnh rất đẹp phù hợp với bài học: những tấm bưu ảnh hoặc những tranh ảnh tải từ mạng Internet

2 TÍNH SƯ PHẠM – THẨM MỸ:

Sử dụng mô hình minh họa trong quá trình giảng dạy:

- Làm mô hình để dạy - đó là việc làm cần thiết có nhiều lợi ích Tuy nhiên, sử dụng như thế nào và vào lúc nào để phát huy hiệu quả đó là điều chúng ta cần lưu ý Mô hình minh họa thể hiện những chi tiết tiêu biểu nó vừa theo sát từng phần kiến thức cụ thể nhưng đồng thời nó cũng gợi mở không gian liên tưởng Vì vậy, thời điểm sử dụng mô hình minh họa cũng rất quan trọng Nếu sử dụng không đúng lúc thì đôi khi sẽ hạn chế hiệu quả tiết dạy, còn nếu lạm dụng mà khai thác quá đáng cũng sẽ làm lệch ý tưởng trọng tâm bài học

- Có mô hình minh họa sử dụng ngay từ đầu tiết học để tạo sự khởi động hứng thú trong việc theo dõi bài học hoặc các chi tiết ở phần tìm hiểu bài hay dùng để khái quát các kiến thức

Thể hiện mô hình minh họa trong tiết học:

Tuần 23 - tiết 115 – 116, Ngữ văn Lớp 9

(Lược trích giáo án)

* Hoạt động 1: Giới thiệu mục tiêu bài học, tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm (GV bày mô hình trên bàn, chính giữa lớp học để HS dễ nhìn và quan sát)

Trang 7

* Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc- hiểu văn bản

Trong tiết học này, tôi sử dụng mô hình minh họa chủ yếu cho các chi tiết ở phần tìm hiểu văn bản như sau:

- Ở khổ thơ thứ nhất: Vị trí quan sát của tác giả từ xa nhìn thấy hàng tre bát ngát

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng

- Ở khổ thơ thứ hai: Vị trí quan sát của tác giả khi đứng trước lăng nhìn thấy dòng người xếp háng nghiêm trang, thành kính vào viếng lăng Bác

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Trang 8

- Ở khổ thơ thứ ba: Vị trí quan sát của tác giả khi vào trong lăng tận mắt tháy hình hài Bác Hồ như một người đang nằm ngủ và cảm xúc dâng trào

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Mà sao nghe nhói ở trong tim

- Ở khổ thơ cuối: Vị trí quan sát của tác giả khi rời lăng Bác cảm xúc lưu luyến muốn được gần bên Bác

Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này

Trang 9

 Đồ dùng dạy học phải có tính sư phạm:

Tính sư phạm thể hiện ở chỗ :

- Bảo đảm cho học sinh tiếp thu được kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp tương ứng với yêu cầu của chương trình học

- Giúp cho giáo viên truyền đạt một cách thuận lợi các kiến thức phức tạp, các kĩ năng, kỹ xảo, làm cho học sinh phát triển khả năng nhận thức và tư duy logic

 Đồ dùng dạy học phải có tính thẩm mỹ:

- Phương tiện dạy học dùng để biểu diễn trước học sinh, phải được nhìn rõ ở khoảng cách 8m Các phương tiện dạy học dùng cho cá nhân học sinh không được chiếm nhiều chỗ trên bàn học

- Đồ dùng dạy học phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh

- Màu sắc phải sáng sủa, hài hòa và giống với màu sắc của vật thật (nếu là mô hình, tranh vẽ)

- Đồ dùng dạy học phải bảo đảm tỉ lệ cân xứng, hài hòa về đường nét và hình khối giống như các công trình nghệ thuật

- Đồ dùng dạy học phải làm cho thầy trò thích thú khi sử dụng, kích thích tình yêu nghề, làm cho học sinh nâng cao cảm thụ chân, thiện, mỹ

3/ TÍNH THỰC TIỄN VÀ TÍNH KHOA HỌC:

 Đồ dùng dạy học phải có tính kinh tế:

Tính kinh tế là một chỉ tiêu quan trọng khi lập luận chứng chế tạo mới hay đưa vào sử dụng các thiết bị dạy học mẫu

- Nội dung và đặc tính kết cấu của đồ dùng dạy học phải được tính toán để với một số lượng vừa đủ, chi phí thấp nhưng vẫn bảo đảm hiệu quả cao nhất

- Đồ dùng dạy học phải có tuổi thọ cao và chi phí bảo quản thấp, phù hợp với yêu cầu của chương trình, ít tiêu hao sức lực của giáo viên và học sinh

- Hiệu quả kinh tế, phù hợp với điều kiện thực tế: Giá thành của thiết bị dạy học

tự làm: rẻ, dễ sử dụng

Tận dụng các cây tre quah nhà và phế phẩm (như tăm tre, bìa lịch cũ) đã qua sử dụng sẵn có nên tốn kém không nhiều Chỉ tốn kém cho việc mua keo dán (50.000 đồng), cỏ nhân tạo (50.000 đồng) và 1 tấm lót dùng để trưng bày mô hình (50.000 đồng) Tổng cộng là 150.000 đồng cho một mô hình

- Tính an toàn cao, lắp đặt đơn giản, dễ sử dụng

Để phát huy hiệu quả của ĐDDH cần phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Bảo đảm các nguyên tắc sử dụng: Đồ dùng dạy học phải có tác dụng làm tăng hiệu quả của quá trình nhận thức của học sinh, giúp cho học sinh thu nhận được kiến thức về đối tượng thực tiễn khách quan Phải sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, đúng cường độ Nếu sử dụng không đúng với những yêu cầu sư phạm cụ thể, phương tiện dạy học sẽ có tác dụng theo chiều tiêu cực, làm cho học sinh hoang mang, hiệu quả tiếp thu kém

- Để phát huy hết hiệu quả và nâng cao vai trò của phương tiện dạy học khi sử dụng phương tiện, người giáo viên phải nắm vững ưu, nhược điểm và các khả năng cũng như yêu cầu của phương tiện để việc sử dụng phương tiện dạy học đạt được mục đích dạy học và góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học

Ở lứa tuổi THCS, các em luôn muốn khám phá những điều mới lạ, muốn tự mình tìm

ra những điều mình còn thắc mắc trong quá trình nhận thức Các em có khả năng điều chỉnh các hoạt động của mình trong đó có hoạt động học tập, sẵn sàng tham gia các hoạt động khác nhau nhưng cần phải có sự hướng dẫn, điều chỉnh một cách khoa học và nghệ thuật của mỗi một giáo viên chúng ta

Trang 10

Việc sử dụng một cách hợp lý mô hình minh hoạ sẽ hỗ trợ có hiệu quả cho tiết dạy, giúp học sinh hiểu sâu sắc và nằm vững kiến thức bài học Thu hút sự hứng thú tham gia của học sinh, tạo được không khí sôi nổi trong học tập Rèn đựơc tính chủ động, sáng tạo và khả năng tư duy cho học sinh Sử dụng đồ dùng dạy học tốt giúp giáo viên và học sinh mất ít thời gian và công sức, dành nhiều thời gian cho các hoạt động dạy và học, thực hiện có hiệu quả bài học

Sử dụng phương pháp trực quan giúp cho học sinh quan sát, chiếm lĩnh các kiến thức

từ đó hình thành và phát triển tư duy tích cực, độc lập sáng tạo cho học sinh

Từ thực tế giảng dạy đã áp dụng đề tài, tôi thấy chất lượng dạy và học của thầy trò

chúng tôi đã tăng lên rõ rệt, đây là một niềm vui lớn

+ Nhằm góp phần đổi mới PPDH môn ngữ Văn bằng cách đưa hình ảnh trực quan vào bài học để gây hứng thú học tập cho các em

+ Giúp HS thấy được quá trình quá trình chọn nơi để xây lăng Bác gian khổ thời chống Mĩ, tình cảm của nhân dân ta đối với vị lãnh tụ vĩ đại ủa dân tộc ta để các em biết tri

ân, không thờ ơ với quá khứ đầy gian khổ của dân tộc khi giành lại độc lập cho đất nước

+ HS yếu, kém có thể tiếp thu được bài học dễ dàng thông qua hình ảnh trực quan

để các em biết đào sâu suy nghĩ, tìm tòi, phát hiện và hứng học tập

+ Nhờ có mô hình minh hoạ mà học sinh trung bình, thậm chí học sinh yếu cũng

có thể hoạt động tốt trong môi trường học tập

+ Giúp các em không có điều kiện đến tham quan lăng Bác ở Hà Nội cũng thấy được lăng Bác nơi chính mình học tập

* Đối với bản thân:

- Tận dụng được các phế phẩm như cây tre quanh nhà, tăm tre, lịch cũ, báo, hình ảnh quảng cáo trên các phương tiện hiện đại hoặc trên các trang mạng,…

- Học hỏi, tìm tòi thêm về kiến thức hội hoạ, áp dụng một cách khéo léo, sáng tạo

- Tiết kiệm thời gian và công sức

- Lựa chọn ĐDDH phù hợp với kiến thức bài dạy và trình độ tiếp thu của HS và HS

có thể tư duy qua các hình ảnh minh hoạ

- Trình độ chuyên môn của tôi ngày được nâng cao hơn

- Đây là những kết quả đạt được khi tôi áp dụng bằng các biện pháp trên Nhờ vậy, tôi tranh thủ thời gian hoàn thành tốt nhiều công tác khác

* Đối với học sinh:

- Trình độ nhận thức được nâng cao, ý thức và thích thú học môn Ngữ văn do tôi đảm nhiệm nhiều hơn

- Phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập

- Biết chuẩn bị hoặc tự làm những ĐDDH đơn giản để phục vụ cho bài học của mình

- Sưu tầm, tìm kiếm hình ảnh qua các trang mạng, sự hợp tác giữa các nhóm để hùng biện cho đồ dùng tự làm của nhóm

- Cái được phải kể đến đó chính là học sinh đã có sự chuyển đổi về nhận thức, từ qui định (mang tính áp đặt) lúc ban đầu sang tâm thế thích thú với bài giảng Từ yêu thích đến chủ động học hỏi cho nên kỹ năng giao tiếp trong các tiết có sử dụng tranh minh hoạ, chất lượng bài dạy cũng tốt hơn, hấp dẫn với học sinh hơn Nếu các em vừa được nghe, vừa được nhìn thông qua hình ảnh, kết hợp với các hoạt động (tức là huy động cùng một lúc nhiều giác quan) thì kết quả ghi nhớ kiến thức của các em đạt hơn 90%

- Tạo sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ

- Giúp xây dựng tổ chuyên môn vững về chất lượng, qua các hoạt động bộ môn rất tiện lợi và nhanh chóng

Ngày đăng: 26/02/2019, 23:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w