Trầm hương và loài cây tạo ra trầm hương

15 335 4
Trầm hương và loài cây tạo ra trầm hương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRẦM HƯƠNG VÀ CÔNG DỤNG 1. Trầm hương Trầm hương là phần gỗ của cây dó nhiễm dầu. Một số lòai dó (tên khoa học Aquilaria), trong quá trình sinh trưởng, do những tác động nào đó, gây ra những "tổn thương/nhiễm bệnh", lâu ngày cây tích tụ một chất dạng nhựa (dầu), rồi lan dần ra, làm biến đổi các phân tử gỗ, tạo nên nhiều màu sắc (đen, nâu, chàm, xám, … ), nhiều tính chất (cứng, mềm, dẻo, dòn …), nhiều mùi vị (đắng, cay, chua, ngọt, … ), nhiều hình dáng (tròn, xoắn, nhọn, dài, … ), ở nhiều vị trí (thân, cành, rễ) trong cây dó. Đó chính là trầm hương, có tên giao dịch thương mại Quốc tế Agarwood hay Eaglewood. Đặc điểm nổi bật của trầm hương là tỏa mùi thơm đặc biệt lúc đốt hoặc chưa đốt.

Trầm hương loài cây tạo ra trầm hương I. TRẦM HƯƠNG CÔNG DỤNG 1. Trầm hương Trầm hương là phần gỗ của cây dó nhiễm dầu. Một số lòai dó (tên khoa học Aquilaria), trong quá trình sinh trưởng, do những tác động nào đó, gây ra những "tổn thương/nhiễm bệnh", lâu ngày cây tích tụ một chất dạng nhựa (dầu), rồi lan dần ra, làm biến đổi các phân tử gỗ, tạo nên nhiều màu sắc (đen, nâu, chàm, xám, … ), nhiều tính chất (cứng, mềm, dẻo, dòn …), nhiều mùi vị (đắng, cay, chua, ngọt, … ), nhiều hình dáng (tròn, xoắn, nhọn, dài, … ), ở nhiều vị trí (thân, cành, rễ) trong cây dó. Đó chính là trầm hương, có tên giao dịch thương mại Quốc tế Agarwood hay Eaglewood. Đặc điểm nổi bật của trầm hương là tỏa mùi thơm đặc biệt lúc đốt hoặc chưa đốt. Khi hàm lượng dầu lớn hơn 25%, trầm hương có thể chìm trong nước. Lọai trầm hương cao cấp có thể đạt hàm lượng dầu 60-80%. Căn cứ mức độ nhiễm dầu, màu sắc, hương vị, hình dáng, trọng lượng, xuất xứ … mà trầm hương có các tên gọi khác nhau như: Trầm mắt tử, trầm mắt đảo, trầm bọ sánh, trầm bông, trầm da báo, trầm điệp lá, trầm điệp trai, trầm kiến xanh, trầm kiến lọn, trầm rục, trầm sanh … Theo phẩm cấp, trầm hương được xếp thành 3 hạng mỗi hạng chia thành nhiều lọai, như sau: - Hạng nhất là kỳ nam hay còn gọi là kỳ Là loại trầm hương có phẩm cấp cao nhất, cho nhiều dầu, nhẹ, mềm, dẻo, nhuyễn, khi nếm có đủ vị chua, cay, đắng, ngọt; tỏa mùi thơm tự nhiên, khi đốt hương thơm đặc biệt, khói xanh, bay thẳng dài lên không trung. Kỳ nam được chia thành 4 loại: + Bạch kỳ: Sắc trắng ngà, xám nhạt, vô cùng qúy hiếm, ít khi có, đắt giá nhất. + Thanh kỳ: Sắc xanh xám, ánh lục, rất qúy hiếm, đắt giá sau bạch kỳ. + Huỳnh kỳ: Sắc vàng sẩm, vàng nâu, qúy hiếm đắt giá sau thanh kỳ. + Hắc kỳ: Sắc đen chàm, hắc ín, qúy đắt giá sau huỳnh kỳ. Sách xưa xếp loại kỳ nam: nhất Bạch, nhì Thanh, tam Huỳnh, tứ Hắc. - Hạng hai là trầmlọai trầm hương ít dầu, nặng, vị đắng, hầu hết khi đốt mới tỏa mùi thơm, khói màu trắng, bay quanh rồi tan ngay. Theo phẩm cấp, trầm được xếp thành 6 loại : + Loại 1, sắc sáp trắng, giá trị cao nhất trong 6 loại trầm; + Loại 2, sắc xanh đầu vịt , giá trị sau lọai 1; + Loại 3, sắc sáp xanh , gía trị sau lọai 2; + Loại 4, sắc sáp vàng, giá trị sau lọai 3; + Loại 5, sắc vằn lông hổ, giá trị sau lọai 4 ; + Loại 6, sắc vàng đốm dầu, giá trị thấp nhất trong 6 loại trầm. Sách xưa chia trầm hương thành 5 loại: Hoàng lạp trầm, Hoàng trầm, Giác trầm, Tiến hương, Kê cốt hương, trong đó Hoàng lạp trầm là tốt nhất. - Hạng ba là tốc Phần lớn tốc có mức nhiễm dầu ít hơn trầm, chủ yếu là từ bên ngòai dài theo thớ gỗ. Có khỏang vài chục lọai tốc, với các tên gọi như: Tốc kiến, tốc đá, tốc cá ngừ, tốc hương, tốc lọn, tốc dây, tốc đỉa… Tuy nhiên, có thể xếp các dạng tốc thành 4 nhóm như sau: + Tốc đỉa, là nhóm tốc có mức độ nhiễm dầu nhiều trong các thớ gỗ, dạng nhỏ, cở ngón tay, đầu đũa con hoặc như con đỉa. + Tốc dây, là nhóm tốc có mức độ nhiễm dầu xen, tạo nhiều vòng giữa các thớ gỗ, thường có dạng tròn, dài, dáng rễ cây. + Tốc hương, là nhóm tốc có mức độ nhiễm dầu dạng mảnh, mùi thơm nổi trội hơn các lọai tốc khác. + Tốc pi, là nhóm tốc có mức độ nhiễm dầu mỏng, bao quanh bên ngòai các thớ gỗ theo dạng hình tháp, hình ống lớn. Trong 4 nhóm tốc thì tốc đỉa được đánh giá cao hơn về chất lượng. Tuy nhiên, việc xếp nhóm tốc không nhất thiết theo thứ bật phẩm cấp. Hiện nay chưa có quy định của Nhà nước hoặc của tổ chức phi Chính phủ về tiêu chuẩn phân lọai, đánh giá phẩm cấp trầm hương. Theo TS Lê Công Kiệt, tiêu chuẩn đánh giá trầm hương thường đựa vào : Nguyên xứ, cường độ, loại hương, hình thù, kích cở, màu sắc, trọng lượng, tỷ trọng, độ tinh khiết loài câytạo ra trầm hương. Trong giao dịch mua bán, việc phân loại trầm hương phần lớn dựa vào cảm nhận, kinh nghiệm, đồng thuận, thông qua hành vi trực tiếp của con người như nhìn, sờ, gọt, bấm, đốt, nếm, ngửi … 2. Công dụng của trầm hương Trầm hương được biết từ hơn 2.000 năm trước, có rất nhiều công dụng: Trầm hương là dược liệu quý - Theo Đông y, trầm hương là vị thuốc quý hiếm, có vị cay, tính ôn, vào ba kinh: tì, vị, thận; có tác dụng dáng khí, nạp thận, bình can tráng nguyên dương, chữa các bệnh đau bụng, đau ngực, nôn mửa, hen suyển, lợi tiểu, giảm đau, trấn tĩnh, hạ sốt, cấm khẩu, thổ huyết, khó thở, kích dục … Theo Lê Trần Đức trong cuốn " Thân thế sự nghiệp y học của Hải Thượng Lãn Ông " (1971) thì từ thế kỷ thứ II trước Công nguyên nhân dân ta đã dùng trầm hương để phòng bệnh, chữa bệnh Vào thế ký thứ XIV, trong Nam dược thần hiệu, Tuệ Tĩnh đã viết về trầm hương: " Vị cay, khí rất thơm, tính ấm, thông quan, trị phong độc, trúng độc, trừ tà, ấm dạ dày, bổ nguyên dương, tiêu hoá ". Trong tác phẩm Lĩnh Nam bản thảo (quyển thượng quyển hạ) thuộc bộ sách Hải thượng y tông tâm lĩnh của Hai Thượng Lãn Ông cũng như trong cuốn " Tủ thuốc nhân dân " (1953 - 1954) của Võ Văn Hưng ; " Việt Nam dược vật thực dụng " (1957) của Đỗ Phong Thuần; " Đông y gia truyền " (1957) của Lê Văn Khuyên; " Dược liệu Việt Nam " (1978); " Y học Cổ truyền dân tộc " ( tập II - 1985) của Trường Đại học Y dược Hà Nội ; " Hiểu biết cơ bản về phương dược theo Y học cổ truyền " (1983) của Nguyễn Trung Hoà; " Những cây thuốc vị thuốc Việt Nam " (tái bản năm 2004) của Đỗ Tất Lợi nhiều tài liệu khác về dược liệu, đông y, đều cho trầm hương là dược liệu qúy, sử dụng trong hàng trăm bài thuốc y học cổ truyền, chữa bịnh rất hiệu nghiệm. - Theo Tây y, trầm hương có tính kháng sinh, tạo kháng thể mạnh (diệt khuẩn, làm lành vết thương), có tác dụng chữa một số bệnh như bệnh về tim mạch (suy tim, đau ngực), bệnh về hô hấp (hen suyễn), bệnh về thần kinh (an thần, mất ngủ, giảm đau, trấn tĩnh …), bệnh về tiêu hoá (đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy), bệnh về tiết niệu (bí tiểu tiện). Đặc biệt có thể dùng trầm hương để chữa trị ung thư tuyến giáp. Tính chất đặc biệt của tinh dầu trầm hương Tinh dầu được chiết suất từ trầm hương hoặc từ gỗ cây dó đã tạo trầm hương, là chất lỏng sánh, nhớt, dẻo, màu vàng hoặc màu hổ phách, có mùi thơm đặc trưng. Tinh dầu tốt được chiết suất từ trầm hương lọai tốt ngược lại. Tuy nhiên, những cây dó bầu sinh trưởng lâu năm (hơn 10 măm trở lên) có thể cho tinh dầu, nhưng chất lượng thấp. Tinh dầu có giá trị đặc biệt là dùng làm chất định hương (giữ cho hương thơm lâu đậm mùi), được sử dụng cho sản xuất các loại chất thơm, các loại nước hoa, mỹ phẩm cao cấp, đắt tiền có tính chất huyền bí, linh thiêng đối với một số tôn giáo, nhất là đối với Hồi giáo. Mùi thơm của tinh dầu trầm hương vừa phảng phất mùi của đinh hương, vừa có mùi thơm của hoa hồng. Nhờ có tinh dầu trầm mà các hoá mỹ phẩm toát ra mùi thơm êm dịu quyến rũ bậc nhất. Các loại phấn sáp, các loại kem, các loại nước hoa có tinh dầu trầm là một hợp chất rất huyền dịu, có khả năng làm biến đổi những đặc tính bên ngoài bên trong của làn da như xoá vết nám, vết mụn, vết tàn nhang … làm cho lổ chân lông mở ra hay hẹp lại theo sự thay đổi của khí chất mà không tạo ra những phản ứng phụ cho da. Sử dụng hoá mỹ phẩm có tinh dầu trầm làm cho da dẻ mát dịu, con người thêm tươi tắn, hưng phấn, vì thế chúng được xem như là người bạn vĩnh hằng của sắc đẹp. Tính hấp dẫn của hương trầm Trầm hương có tính chất cháy cao, khi đốt tỏa mùi rất thơm được cho là hương thơm hữu ích bật nhất. Nhiều nước phương Đông có tập quán đốt trầm hương hoặc nhang sản xuất từ trầm hương trong dịp cúng lễ tổ tiên, đất trời, thần thánh; đốt trầm hương để chữa bệnh, trừ tà, tạo sự may mắn, hưng phấn. Một số tôn giáo đốt trầm hương trong các nghi lễ được xem là vật giao lưu truyền cảm giữa con người của thế giới thực tại với thế giới thần linh. Từ thời cổ xưa đến thế giới ngày nay, trong các cung điện, đền đài nguy nga tráng lệ, các chùa chiềng, thánh thất, đình miếu … đốt trầm hương được coi là hình thức dâng cúng linh thiêng cao quý nhất. Ở Nhật Bản ngày xưa cũng như ngày nay, sử dụng trầm hương là thể hiện nét thẩm mỹ, quyền lực kinh tế chính trị. Thế kỷ thứ II sau công nguyên, người xưa dùng trầm hương lót ở đáy giếng (giếng vuông) khi xây kinh đô Champa ở Trà Kiệu, (Quảng Nam), đến khi giới khảo cổ phát hiện vẫn còn mùi thơm. Trầm hương còn sử dụng vào các mục đích khác như: Làm vật cất giữ có giá trị, làm quà biếu bang giao, làm vật trang trí đặc biệt nơi ở của vua chúa, của các vị chức sắc tôn giáo cấp cao; mang theo bên mình hoặc cất giữ trong nhà để phòng gió độc, tạo sự may mắn. Trầm hương còn dùng để ướp xác, để chế tác đồ thủ công mỹ nghệ một số vật dụng khác … 3. Nhu cầu thị trường mua bán trầm hương Trầm hương có nhiều công dụng đặc biệt, khó có sản phẩm thay thế. Nhu cầu trầm hương vào mục đích làm thuốc chữa bệnh, làm hương liệu sản xuất hoá mỹ phẩm dùng vào mục đích tín ngưỡng ngày càng gia tăng. Theo CITES, khối lượng mua bán trầm hương trên thị trường thế giới thời kỳ 1995 - 1997 khoảng 1.350 tấn (số liệu của Đài Loan trong khoảng thời gian này hơn 2.050 tấn). Theo thống kê của TRP, khoảng 5 năm gần đây khu vực Đạo giáo Hồi giáo sử dụng hơn 2.500 tấn trầm các loại. Ngành hoá mỹ phẩm mỗi năm nhu cầu khoảng 5.000 lít tinh dầu trầm hương loại tốt, nhưng mới đáp ứng được khoảng 100 lít. Trầm hương mua bán trên thị trường hầu hết là khai thác từ thiên nhiên. Các nước có nguồn trầm hương cung cấp cho thế giới tập trung chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á vài nước Nam Á như Ấn Độ, Bangladesh, Bhutan. Tuy nhiên, nạn khai thác trầm hương vào những thập niên cuối của thế kỷ XX có tính chất hủy diệt cây dó, làm cho nguồn cung cấp trầm hương trên thị trường ngày càng cạn kiệt. Chẳng hạng năm 1993, Indonesia khai thác xuất khẩu hơn 661 tấn thì năm 1997 chỉ còn 302 tấn; tương tự như Indonesia, Malaysia từ 43,6 tấn còn 21,6 tấn; Campuchia năm 1995 khai thác xuất khẩu 133,8 tấn thì 3 năm sau chỉ còn 13,2 tấn; Ấn Độ năm 1995 xuất khẩu 15,1 tấn thì năm 1997 chỉ còn 1,4 tấn. Ở Việt Nam, theo thống kê của ngành Thương mại từ năm 1986-1990, khai thác xuất khẩu khoảng 1.163,9 tấn trầm hương. Nhưng cũng giống như các nước là số lượng ngày càng giảm sút. Chẳng hạn năm 1985 khai thác xuất khẩu 216,1 tấn thì năm 1990 chỉ còn 73,4 tấn. Trầm hương được mua bán dưới nhiều hình thái khác nhau, nhưng các nước có nguồn trầm hương, phần nhiều là xuất khẩu dạng mảnh, miếng chiếm 95%, dạng gỗ chiếm 3%, dạng bột chiếm hơn 1% tinh dầu dưới 1%. Vừa qua, hiện nay những năm tiếp theo khối lượng trầm hương mua bán trên thị trường sẽ giảm sút nghiêm trọng do nguồn cung cấp từ thiên nhiên đã cạn kiệt bị ràng buộc bởi sự kiểm soát của Chính phủ các nước Công ước Quốc tế cấm mua bán các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES), nên cung cách xa cầu, làm cho giá cả ngày càng tăng lên. Chẳng hạng, một kg kỳ nam, thập niêm 80 giá từ 1.500 - 5.000 USD, nay tăng lên 15.000 - 50.000 USD (theo lọai); trầm hương loại 1 từ 800 - 1.200 USD, lên 7.000 - 8.000 USD; các loại khác cũng có mức tăng từ 10 đến 15 lần. Tinh dầu trầm hương hiện nay tùy theo chất lượng, xuất xứ công nghệ sản xuất, có mức chào bán từ 5.000 đến 80.000 USD/lít. Thị trường mua bán trầm hương các sản phẩm trầm hương chủ yếu là Đài Loan, Thái Lan, Hồng Kông, Singapore (70% tái xuất)); thị trường tiêu thụ trực tiếp là các nước ?rập, Nhật Bản (lọai trầm hương tốt), khu vực Hồi giáo, Phật giáo các ngành hương liệu mỹ phẩm, đông y, dược phẩm. 7. Trồng cây dó, tạo trầm hương Trồng cây dó Những năm cuối thập niên 80 của thề kỷ XX, một số người chuyên khai thác trầm hương (dân điệu) ở Tiên Phước (Quảng Nam), Hoài Ân (Bình Định) .đã đưa cây dó bầu từ rừng tự nhiên về trồng ở vườn nhà . Sau đó vài ba người đã mày mò tạo trầm hương trên cây dó, bước đầu có kết quả. Từ đây cây dó được trồng rãi rác ở các tỉnh miền Trung một số dự án, đề tài nghiên cứu về cây trầm hương được khởi động, trong đó một số đề tài nghiên cứu đáng lưu ý như: Biện pháp gây tạo giống cây dó; các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành trần hương trên cây dó; kỹ thuật tạo trầm hương trên cây dó (1987 - 2000) của Trung tâm nghiên cứu lâm đặc sản thuộc Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam dự án sản xuất cây giống, tạo trầm trên cây dó (2001 - 2006) của Tổ chức rừng mưa nhiệt đới (TRP). Từ kết quả nghiên cứu thực tiễn trồng cây dó bầu tạo trầm hương, khỏang ba bốn năm lại đây, qua thông tin từ các cuộc hội thảo, từ các báo, đài, từ các tổ chức cá nhân, đã tác động đến nhiều người (nghe hiệu quả kinh tế cao), làm dấy lên phong trào trồng cây dó bầu khắp các miền trong cả nước, tập trung chủ yếu là khu vực miền Trung, miền Đông Nam bộ Tây Nguyên. Theo ghi nhận của Hội trầm hương Việt Nam, diện tích trồng cây dó bầu cả nước hiện nay khoảng 15.000-18.000 ha (tương ứng với 15 - 18 triệu cây dó từ 1 măm tuổi trở lên). Nơi có diện tích trồng cây dó bầu nhiều nhất là Hà Tĩnh khoảng 3.000 ha, Bình Phước khoảng 1.000 ha. Tính pháp lý của việc trồng cây dó bầu đã được Bộ NN & PTNT xác lập tại quyết định số 16/QĐ.BNN, ngày 15/3/2005 (cây dó bầu - Aquilaria crassna thuộc danh mục cây trồng rừng sản xuất ở 6/9 vùng sinh thái lâm nghiệp). Những mô hình phương thức trồng cây dó bầu phổ biến hiện nay là trồng phân tán, trồng xen trong với các lọai cây khác (phần lớn thuộc hộ gia đình, quy mô rất nhỏ); trồng tập trung thuần lọai (phần lớn thuộc các Cty tư nhân, chủ các trang trại, quy mô từ 2ha trở lên). Các mô hình khác như trồng làm giàu rừng (phòng hộ, sản xuất), hợp tác trồng giữa hộ gia đình với doanh nghiệp… có, nhưng chưa nhiều. Đã có một vài dự án trồng cây dó bầu, tạo trầm, chế biến xuất khẩu được triển khai gần đây, nhưng quy mô không lớn. Thực tiễn cho thấy, phương thức trồng xen cây dó bầu với cây lấy quả, cây lấy gỗ là phù hợp nhất; trồng tập trung thuần lọai chỉ nên áp dụng đối với những nơi có điều kiện về nguồn nước tưới vốn đầu tư nhiều. Lòai cây trồng phổ biến hiện nay là dó bầu dó me (chủ yếu là dó bầu), được tạo bằng phương pháp gieo hạt. Nguồn cung cấp hạt giống là những cây dó bố mẹ còn lại trong rừng tự nhiên từ một số cây trồng vào thập niêm 80, 90 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, phần lớn các cơ sở sản xuất giống cây là của tư nhân, hạt giống thu hái từ những cây chưa tuyển chọn đầu dòng hoặc cây chưa thành thục sinh dục, kỹ thuật gieo ươm hạn chế, làm cho chất lượng giống cây còn những điều đáng lo ngại. Cây dó trồng đã xuất hiện một số lòai sâu gây hại, chủ yếu là sâu ăn lá, thường diễn ra vào mùa khô, trên những cây vài năm tuổi trở lên. Một số bệnh như nấm trắng, nhất là bệnh thối vỏ quanh gốc cây thường diễn ra vào cuối mùa mưa, gây héo lá, chết cây từ 3-4 năm tuổi trở lên bệnh này có hiện tượng lây lan. Sâu ăn lá nấm trắng đã có thuốc chữa trị, nhưng bệnh thối vỏ quanh gốc cây, hiện nay chưa tìm ra tác nhân gây bệnh chưa có thuốc đặc trị. Biện pháp tốt nhất để phòng bệnh cho cây là chọn đất, giống chế độ canh tác thích hợp. Tạo trầm trên cây dó trồng Đã có thành công bước đầu về tạo trầmcây dó trên cả hai phương diện nghiên cứu thực tiễn. Những cây dó đủ điều kiện để tạo trầm thường có thời gian sinh trưởng 5 năm tuổi trở lên, đường kính thân 15-18cm, cây sinh trưởng bình thường. Các phương pháp tạo trầm đang áp dụng hiện nay là: + Phương pháp gây tổn thương: đục khoét hoặc đóng sắt vào thân cây. Cách này dễ làm, ít tốn kém, nhưng lâu cho trầm chất lượng thấp. + Phương pháp sinh học: Tạo nem (vi sinh) rồi cấy vào thân cây. Cách này khó làm, ít người biết, giá thành cao, nhưng an toàn về mặt sử dụng sản phẩm. + Phương pháp hoá chất: Tạo hỗn hợp hóa chất rồi cấy vào thân cây. Cách này phức tạp, nhanh cho trầm, nhưng có thể lưu lại một phần hoá chất có hại. + Một số cách tạo trầm khác như kết hợp một số phương pháp trên với nhau. Hiện đã có sáng chế tạo trầm của các ông: Balnchette; Robert A (Shoreview, MN); Van Beek; Henry Heuveling (Amsterdam, NL) trong dự án TRP ở nước ta. Tuy nhiên, việc chuyển giao công nghệ này cho người dân, còn phải chờ. Mỗi phương pháp tạo trầm hương cho kết quả không giống nhau về số lượng, chất lượng, thời gian phí tổn, nhưng có thể khẳng định con người đã tạo được trầm hương trên cây dó là rõ ràng (sau 2 năm tạo có thể thu được trầm hương lọai 5, lọai 6 từ 1 đến vài ba kg/cây). Hiện nay những tổ chức cá nhân nắm được kỹ thuật tạo trầm chưa nhiều, họ thường giữ bí mật, coi đó là bí quyết riêng. Đã có một số doanh nghiệp, cá nhân chuyên lo dịch vụ tạo trầm hương trên cây dó trồng (trong đó có phương pháp tạo trầm bằng vi sinh du nhập từ Thái Lan), nhưng chưa có cơ sở chắc chắn cho sự thành công của các dịch vụ này về mặt khoa học pháp lý. Chế biến trầm hương nhân tạo thị trường Trầm hương nhân tạo chưa nhiều chất lượng còn thấp, thường dùng làm nguyên liệu chế tác trầm cảnh, làm bột sản xuất nhang thơm để chưng cất tinh dầu. Công đọan chế tác trầm hương đầu tiên là tách phần gỗ nhiễm dầu (trầm hương) ra khỏi phần gỗ chưa nhiễm dầu bằng những công cụ thô sơ (rìu, đục, dũm…) với lao động thủ công có tay nghề (xỉa trầm). Sản phẩm thu được là trầm hương có dạng miếng, mảnh, thanh … Chiết xuất tinh dầu trầm hương có thể dùng phương pháp tẩm trích, lôi cuốn bằng khí CO2 hoặc hơi nước… Việc sản xuất tinh dầu TH của ta hiện nay chủ yếu bằng phương pháp chưng cất thủ công truyền thống. Các công đọan chưng cất theo phương pháp này gồm: Băm, nghiền trầm hương hoặc cây dó đã tạo trầm hương thành bột, sau đó ngâm nước rồi cho vào nồi chưng cất. Sản phẩm chính thu được là tinh dâu sản phẩm phụ là bột dùng cho sản xuất nhang. Các cơ sở sản xuất tinh dầu trầm hương hiện nay có ở Hà Tĩnh, Huế, Quảng Nam, Bình Định TTp Hồ Chí Minh…, nhưng sản lượng chưa nhiều (khỏang vài chục lít/năm) do khan hiếm nguyên liệu (phải có 4-5 tấn cây dó mới tạo trầm hoặc 2-3 tấn đầu ngông, xát trầm mới thu được 1 lít dầu), chất lượng dầu chưa cao, do nguyên liệu chưa chuẩn (cây dó tạo trầm hương không đồng lọat, thu gom nhiều nơi không đồng lọai…) công nghệ chế biến thủ công, nên giá bán chỉ trong khỏang 5.000 - 9.000 USD/lít FOB. Chưa có văn bản nào của cấp có thẩm quyền quy định hay xác nhận về tiêu chuẩn chất lượng tinh dầu trầm hương Việt Nam theo thông lệ Quốc tế. Việc đánh giá chất lượng tinh dầu chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, xem mùi, màu sắc, thời gian lưu mùi. . Trầm hương và loài cây tạo ra trầm hương I. TRẦM HƯƠNG VÀ CÔNG DỤNG 1. Trầm hương Trầm hương là phần gỗ của cây dó nhiễm dầu. Một. xứ … mà trầm hương có các tên gọi khác nhau như: Trầm mắt tử, trầm mắt đảo, trầm bọ sánh, trầm bông, trầm da báo, trầm điệp lá, trầm điệp trai, trầm kiến

Ngày đăng: 21/08/2013, 09:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan