de cuong on tap NGUYEN LY THONG KE

12 2.1K 2
de cuong on tap NGUYEN LY THONG KE

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

de cuong on tap thi cuoi ky mon nguyen ly thong ke

THUYẾT Câu 1. Trình bày tiêu thức thống kê, phân biệt các loại tiêu thức thống kê. Câu 2. Phân biệt các phạm trù lượng biến, tần suất, tần số thống qua ví dụ cụ thể. Câu 3. Thế nào là điều tra thống kê. Tổ chức một cuộc điều tra cần tiến hành những công việc gì? Thực hiện yêu cầu nào? Câu 4. Phân biệt giữa các hình thức điều tra thống và phạm vi ứng dụng. Câu 5. Phân biệt các loại điều tra thống và phương pháp ghi chép ứng dụng trong từng loại điều tra thống kê. Câu 6. Qui trình các bước công việc tổng hợp tài liệu điều tra thống kê. Ý nghĩa tác dụng của tổng hợp tài liệu điều tra? Câu 7. Trình bày các dãy số mức độ khối lượng tuyệt đối và các chỉ tiêu mức độ khối lượng tuyệt đối và phương pháp tính. Câu 8. Trình bày các chỉ tiêu mức độ bình quân và phương pháp tính toán. Câu 9. Vẽ sơ đồ trình bày các loại chỉ số và công thức biểu hiện. Câu 10. Phân biệt các chỉ số. Câu 11. Trình bày căn cư hình thành hệ thống chỉ số và nguyên tắc xây dựng chỉ số và hệ thống chỉ số. Câu 12. Trình bày các chỉ tiêu để phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng nghiên cứu qua thời gian. Câu 13. Trình bày ý nghĩa và viết công thức của giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng (giảm) liên hoàn BÀI TẬP Câu 1. Trong năm kế hoạch, doanh nghiệp Z giao cho hai phân xưởng của doanh nghiệp cùng sử dụng khối lượng nguyên liệu B như nhau để sản xuất thử một loại sản phẩm mới. Tình hình tiêu hao nguyên liệu B sản xuất một đơn vị sản phẩm mới của phân xưởng số 1 là 125kg, của phân xưởng 2 là 128kg. Yêu cầu: Tính mức tiêu hao nguyên liệu B bình quân cho một đơn vị sản phẩm mới chung cả 2 phân xưởng. Câu 2 Có số liệu thống về kết quả sử dụng lao động của doanh nghiệp X như sau: Chỉ tiêu Đơn vị tính Kỳ gốc Kế hoạch Thực tế Mức NSLĐ bình quân của một công nhân Số công nhân bình quân Chiếc Người 50 250 60 230 75 220 Yêu cầu: 1. Tính 2 chỉ số (chỉ số thực tế, chỉ số kế hoạch) về khối lượng sản phẩm sản xuất. 2. Tính hệ thống chỉ số biểu hiện mối quan hệ giữa 2 chỉ số trên theo số tương đối, số tuyệt đối. Câu 3 Có tài liệu thống sau đây về doanh nghiệp Y: - Tổng chi phí sản xuất toàn bộ sản phẩm trong năm thứ 1 là 5000 triệu đồng. Hàng năm khối lượng sản phẩm sản xuất ra đều tăng, dẫn đến tăng tổng chi phí sản xuất sản phẩm với tốc độ tăng liên hoàn như sau: - Năm thứ 2 so với năm thứ 1 tăng 4% - Năm thứ 3 tăng so với năm thứ 2 tăng 20%. - Năm thứ 4 so với năm thứ 3 tăng 25%. - Năm thứ 5 so với năm thứ 4 tăng 40%. Yêu cầu: Tính chi phí sản xuất từng năm. Câu 4 Năm báo cáo công ty thương mại điện tử giao cho 3 cửa hàng bán một loại sản phẩm điện tử D với chi phí lưu thông tiêu thụ phân bổ cho từng cửa hàng đều bằng nhau: 300 triệu đồng. Tình hình sử dụng chi phí lưu thông tiêu thụ tính bình quân cho một sản phẩm của từng cửa hàng như nhau: cửa hàng số 1 là 15000 đồng, cửa hàng số 2 là 12.500 đồng và cửa hàng số 3 là 12.000 đồng. Yêu cầu: Vận dụng 2 dạng công thức của phương pháp số bình quân phù hợp, tính mức chi phí lưu thông tiêu thụ bình quân 1 sản phẩm điện tử D chung của 3 cửa hàng. Câu 5 Có số liệu vể doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty TM qua 6 năm: • Năm thứ 1, doanh thu đạt 30 tỷ. • Năm thứ 2, đạt tốc độ phát triển liên hoàn về doanh thu 105%. • Năm thứ 3, đạt mức tăng liên hoàn về doanh thu 2.5 tỷ đồng. • Năm thứ 4, đạt tốc độ tăng định gốc về doanh thu 27,5%. • Năm thứ 5, đạt mức doanh thu tăng liên hoàn 4.25 tỷ đồng và mức doanh thu tương ứng với 1% tốc độ tăng liên hoàn 0.3825 tỷ đồng. • Năm thứ 6, mức doanh thu định gốc 20 tỷ đồng. Yều cầu: Tính doanh thu tiêu thụ sản phẩm từng năm thời kỳ 6 năm. Câu 6 Trong kỳ báo cáo, 2 phân xưởng của xí nghiệp Z cùng đạt khối lượng sản phẩm A như nhau 19.800kg. Tình hình hoàn thành kế hoạch sản xuất sản phẩm A của từng phân xưởng như sau: phân xưởng 1 hoàn thành kế hoạch vượt mức 25%, phân xưởng 2 vượt mức 60%. Yêu cầu: Tính tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản xuất sản phẩm A bình quân chung cả 2 phân xưởng theo các phương pháp bình quân số học thích hợp (theo số tương đối và số tuyệt đối). Câu 7 Có số liệu thống về chi phí sản xuất sản phẩm A của 2 phân xưởng thuộc xí nghiệp X: Phân xưởng Chi phí sản xuất kỳ gốc (Z 0 q 0 ), (tr.đ) Chỉ số cá thể khối lượng sản phẩm (i q ), (%) PX.1 PX.2 1.500 1.700 110 90 Tổng chi phí sản xuất sản phẩm của 2 phân xưởng 3.021 triệu đồng kỳ báo cáo. Yêu cầu tính: 1. Chỉ số chung khối lượng sản phẩm; chỉ số chung giá thành đơn vị sản phẩm và chỉ số tổng chi phí sản xuất . 2. Hệ thống chỉ số phân tích nhân tố khối lượng sản phẩm ảnh hưởng đến tổng chi phí sản xuất. (Chú ý: Tính số tuyệt đối và số tương đối). Câu 8 Có số liệu thống sản lượng sản phẩm của xí nghiệp Z qua 5 năm: • Năm thứ 1: sản lượng sản phẩm kế hoạch 400 tấn, thực hiện kế hoạch vượt mức 25%. • Năm thứ 2: tốc độ tăng liên hoàn 30%. • Năm thứ 3: sản lượng sản phẩm tăng liên hoàn 50 tấn. • Năm thứ 4: sản lượng sản phẩm tương ứng với 1% tốc độ tăng liên hoàn 7,6 tấn. • Năm thứ 5: tốc độ tăng định gốc đạt 96%. Yêu cầu: Tính sản lượng sản phẩm thực tế từng năm và bình quân 1 năm thời kỳ 5 năm. Câu 9. Năm báo cáo xí nghiệp Y giao cho hai phân xưởng thử nghiệm sản xuất một loại sản phẩm mới với chi phí sản xuất đều bằng 800 triệu đồng. Tình hình sử dụng chi phí sản xuất 1 đơn vị sản phẩm của phân xưởng A là 6,4 triệu đồng, của phân xưởng B là 5,12 triệu đồng. Yêu cầu: Vận dụng các công thức số bình quân thích hợp tính phí sản xuất bình quân 1 đơn vị sản phẩm chung của cả 2 phân xưởng. Câu 10. Có số liệu trong bảng thống sau đây của xí nghiệp Y: Chỉ tiêu Năm gốc Năm báo cáo Kế hoạch Thực tế Tổng mức nguyên liệu sản xuất SP (M); kg Khối lượng sản phẩm sản xuất (q); (cái) 12.500 50 13.800 60 16.500 75 Yêu cầu: 1. Tính chỉ số nhiệm vụ kế hoạch, chỉ số hoàn thành kế hoạch, chỉ số động thái về mức nguyên liệu bình quân 1 đơn vị sản phẩm. 2. Hình thành hệ thống chỉ số trên cơ sở 3 chỉ số trên. Câu 11 Ngày 03 tháng 12 năm 2002, báo Lao động thông tin về sản lượng than khai thác từ năm 1998-2002 của ngành than Việt Nam như sau: (đơn vị tính: triệu tấn), (năm 2002 dự kiến) Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 2002 Sản lượng than khai thác 2,9 3,2 3,1 4,2 5,5 Yêu cầu: 1. Tính sản lượng than khai thác bình quân 1 năm. 2. Tính sản lượng than khai thác tăng liên hoàn năm 1999, tăng định gốc 2001; tốc độ phát triển liên hoàn năm 1999, tốc độ phát triển định gốc 2001. 3. Tính sản lượng than khai thác của 1% tốc độ tăng liên hoàn. 4. Thử tính mức đạt về sản lượng than khai thác năm 2004 theo phương pháp tốc độ phát triển bình quân. Câu 12 Có số liệu thống tình hình sản xuất sản phẩm B của doanh nghiệp X qua 6 năm như sau: • Năm thứ 1: khối lượng sản phẩm B theo kế hoạch 500 tấn và hoàn thành vượt mức kế hoạch 10%. • Năm thứ 2: đạt tốc độ tăng liên hoàn 12%. • Năm thứ 3: đạt tốc độ tăng định gốc 20%. • Năm thứ 4: đạt lượng tăng tuyệt đối liên hoàn khối lượng sản phẩm B 50 tấn. • Năm thứ 5: đạt lượng tăng tuyệt đối định gốc khối lượng sản phẩm B 220 tấn. • Năm thứ 7: đạt khối lượng sản phẩm B tương ứng 1% tốc độ tăng liên hoàn 8,24 tấn và lượng tăng tuyệt đối liên hoàn 86 tấn sản phẩm B so với năm thứ 6. Yêu cầu tính: 1. Khối lượng sản phẩm B thực tế từng năm. 2. Khối lượng sản phẩm B thực tế tăng bình quân 1 năm. Câu 13 Có số liệu về kết quả kiểm tra phân loại sản phẩm sản xuất của phân xưởng thuộc doanh nghiệp X trong năm kế hoạch: Phân xưởng Quí 1/năm kế hoạch Quí 2/năm kế hoạch Tỷ lệ kết cấu SP tốt(%) Khối lượng SP sx (kg) Khối lượng SP hỏng Tỷ lệ kết cấu SP tốt(%) Số 1 Số 2 98,25 97,50 4.800 3.200 75 150 98,5 98,0 Yêu cầu tính: 1. Tỷ lệ kết cấu sản phẩm hỏng chung 2 phân xưởng ở quý 1, quý 2 năm kế hoạch. 2. Tỷ lệ kết cấu sản phẩm hỏng chung 2 quý (6 tháng đầu năm) năm kế hoạch riêng từng phân xưởng và chung cả 2 phân xưởng (cả DN). Câu 14 Có số liệu về chi phí sản xuất sản phẩm B của doanh nghiệp X quý 1 và quý 2 năm kế hoạch: Khối lượng sản phẩm B quý 2 so với quý 1 tăng 10% làm cho tổng chi phí sản xuất sản phẩm B của 2 phân xưởng tăng 400 tấn. Yêu cầu tính: 1. Chỉ số chung giá thành bình quân đơn vị sản phẩm B, chỉ số chung tổng chi phí sản xuất, chỉ số chung khối lượng sản phẩm B của 2 phân xưởng. 2. Hệ thống chỉ số trên cơ sở 3 chỉ số trên. Câu 15. Có số liệu thống về mức năng suất lao động của xí nghiệp Y: • Năm 2000: kế hoạch đề ra 312,5 kg, thực tế vượt mức 60%. • Năm 2002: mức năng suất lao động tương ứng 1% tốc độ tăng liên hoàn là 6,5 kg và mức năng suất lao động tăng liên hoàn là 76 kg. • Năm thứ 2003: mức năng suất lao động đạt tốc độ tăng định gốc là 79,4%. • Năm 2004: mức năng suất lao động tăng định gốc 480kg. Yêu cầu: Tính mức năng suất lao động thực tế của xí nghiệp Y từng năm, bình quân 1 năm của thời kỳ 2000-2004. Câu 16 Có số liệu phân loại sản phẩm sản xuất của 2 phân xưởng thuộc doanh nghiệp X: Phân xưởng Kỳ gốc Kỳ báo cáo Tỷ lệ kết cấu SP tốt (%) Khối lượng SP sản xuất (kg) Tỷ lệ kết cấu SP tốt (%) Khối lượng SP hỏng (kg) PX.1 PX.2 98,25 97,50 4.800 3.200 98,5 98,0 75 150 Yêu cầu: Tính tỷ lệ kết cấu sản phẩm hỏng trong sản phẩm sản xuất bình quân chung của 2 phân xưởng kỳ gốc, kỳ báo cáo. Câu 17 Tại doanh nghiệp X, kỳ báo cáo so với kỳ gốc số lao động tăng 10% tương ứng tăng 20 người, khối lượng sản phẩm tăng 32% tương ứng tăng 1.920kg. Yêu cầu: 1. Tính số lượng lao động, khối lượng sản phẩm của doanh nghiệp kỳ báo cáo, kỳ gốc. 2. Lập hệ thống chỉ số phân tích nhân tố năng suất lao động bình quân(W) và số lượng lao động (T) ảnh hưởng đến biến động khối lượng sản phẩm (Q). (Tính cả số tuyệt đối và số tuơng đối). Câu 18 Tại doanh nghiệp Y kỳ báo cáo so với kỳ gốc, mức năng suất lao động bình quân tăng 15% và tăng được khối lượng sản phẩm là 300 kg. Khối lượng sản phẩm tăng 26,5%. Yêu cầu: 1. Tính mức năng suất lao động của doanh nghiệp kỳ gốc, kỳ báo cáo. 2. Tính tốc độ phát triển số lượng lao động của doanh nghiệp. Câu 19 Có số liệu về tình hình chi phí sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp X như sau: Tên sản phẩm Chi phí sản xuất sản phẩm kỳ báo cáo (triệu.đ) Chỉ số cá thể giá thành bình quân 1 đơn vị sản phẩm (%) A B C 1.720 1.548,4 526,6 0,98 0,95 1,04 Tổng chi phí sản xuất toàn bộ sản phẩm ở kỳ gốc 3.500 triệu đồng. Yêu cầu: 1. Tính chỉ số chung giá thành đơn vị sản phẩm, chỉ số chung khối lượng sản phẩm 3 loại sản phẩm. 2. Lập hệ thống chỉ số tổng chi phí sản xuất và nhân tố ảnh hưởng. Câu 20 Có số liệu tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Z: Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 1Năm 2Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Doanh thu tiêu thụ sản phẩm Tốc độ phát triển liên hoàn Số tuyệt đối tăng liên hoàn Tốc độ phát triển định gốc Mức doanh thu của 1% tăng Số tuyệt đối tăng định gốc Tỷ. đ % Tỷ. đ % Tỷ. đ Tỷ. đ 200 105 25 127,5 40 2,85 180 Yêu cầu: 1. Tính doanh thu tiêu thụ sản phẩm từng năm, bình quân 1 năm. 2. Dự báo mức doanh thu tiêu thụ sản phẩm năm thứ 10 theo phương pháp hàm xu thế phương trình hồi quy đường thẳng, điều kiện ∑t = 0. Câu 21 Trong tháng 10 năm 2005, tại tổng đại gạo N bán sỉ và lẻ 4 loại gạo cao cấp: • Gạo Bắc Kinh xuất khẩu giá 10.000 đ/kg. • Gạo thơm giống mới đặc biệt giá 9.000 đ/kg. • Gạo thơm Nhật đặc biệt giá 8.00 đ/kg. • Gạo thơm Thái Lan xuất khẩu giá 7.500 đ/kg. Yêu cầu: Vận dụng các phương pháp số bình quân phù hợp, tính giá bình quân 1 kg chung 4 loại gạo. Câu 22 Có số liệu thống về khối lượng sản phẩm và giá thành đơn vị sản phẩm của doanh nghiệp X trong bảng dưới đây: Loại sản phẩm Khối lượng sản phẩm Giá thành đơn vị sản phẩm Kỳ gốc Kỳ báo cáo Kỳ gốc Kỳ báo cáo q 0 q 1 Z 0 Z 1 A B Cái kg 220 1.000 200 1.100 2.400 2.600 1.095 3.900 Yêu cầu: 1. Tính chỉ số chung giá thành đơn vị 2 loại sản phẩm 2. Tính chỉ số chung khối lượng 2 loại sản phẩm. 3. Tính chỉ số tổng chi phí sản xuất chung 2 loại sản phẩm. 4. Hình thành hệ thống chỉ số phân tích 2 nhân tố giá thành đơn vị sản phẩm và khối lượng sản phẩm ảnh hưởng đến biến động tổng chi phí sản xuất. Câu 23 Tại doanh nghiệp X, tình hình sử dụng nguyên liệu C sản xuất sản phẩm kỳ báo cáo so với kỳ gốc: • Mức tiêu hao nguyên liệu C bình quân 1 đơn vị sản phẩm giảm 12% do đó giảm khối lượng nguyên liệu C sản xuất sản phẩm trong kỳ ( ∑mq) là 75kg. • Khối lượng sản phẩm sản xuất tăng 25%. Yêu cầu tính: 1.Khối lượng nguyên liệu C (∑mq) sử dụng sản xuất sản phẩm kỳ gốc, kỳ báo cáo. 2.Chỉ số khối lượng nguyên liệu C và hệ thống chỉ số phân tích nhân tố (m) và (q) ảnh hưởng đến biến động khối lượng nguyên liệu C. Câu 24 Trong năm kế hoạch, doanh nghiệp Z giao cho 2 phân xưởng cùng sử dụng một khối lượng nguyên liệu B là 6.400 kg để sản xuất thử một loại sản phẩm mới. Tình hình sử dụng nguyên liệu B sản xuất một đơn vị sản phẩm mới của từng phân xưởng như sau: phân xưởng số 1 là 125 kg, phân xưởng số 2 là 156,25 kg. Yêu cầu: Sử dụng các phương pháp số bình quân thích hợp tính mức nguyên liệu B bình quân sản xuất một đơn vị sản phẩm mới chung của cả 2 phân xưởng. Câu 25 Có số liệu trong bảng thống dưới đây của doanh nghiệp X: Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm thư 1 Năm thứ 2 Năm thứ 3 Năm thứ 4 Năm thứ 5 Năm thứ 6 Giá trị sản xuất Tốc độ phát triển liên hoàn Tốc độ phát triển định gốc Lượng tăng tuyệt đối liên hoàn Lượng tăng tuyệt đối định gốc Giá trị SX ứng với 1% tốc độ tăng Tr. đ % % Tr. đ Tr. đ Tr. đ 4400 110 116 26 166 5,5 Yêu cầu: 1. Tính giá trị sản xuất từng năm. 2. Dự báo giá trị sản xuất của doanh nghiệp X đạt ở năm thứ 9 theo phương pháp phương trình hồi quy đường thẳng với điều kiện ∑t = 0. Câu 26 Quý III năm kế hoạch nhà máy M sản xuất được 1,782 triệu sản phẩm A với chi phí sản xuất 8.019 triệu đồng. Số công nhân bình quân trong quý là 198 người. Kế hoạch quý IV năm kế hoạch nhà máy phấn đấu đạt cao hơn quý III về chỉ tiêu số lượng sản phẩm A là 3%. Kết thúc quý IV nhà máy hoàn thành vượt mức kế hoạch 1,5%. Chi phí sản xuất sản phẩm A trong quý IV là 8.346,2 triệu đồng. Tình hình lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm A trong quý IV: • Ngày 1 thàng 10 nhà máy có 198 công nhân. • Ngày 10 tháng 10 nhận thêm 4 công nhân. • Ngày 1 tháng 11 có 2 công nhân nghỉ hưu. • Ngày 6 tháng 12 cử 1 người đi học dài hạn. Yêu cầu: 1.Tính số lượng sản phẩm thức tế sản xuất quý IV. 2.So sánh năng suất lao động bình quân 1 công nhân quý IV so với quý III. 3.So sánh giá thành đơn vị sản phẩm quý IV với quý III Câu 27 Có số liệu tiêu thụ sản phẩm A trong năm nghiên cứu của 2 doanh nghiệp: Doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 6 tháng cuối năm Khối lượng SP tiêu thụ (q tt ) (tấn) Tỷ lệ khối lượng SP tiêu thụ trong toàn bộ SPSX (d 0 ), (%) Tỷ lệ khối lượng SP tiêu thụ trong toàn bộ SPSX (d 1 ), (%) Toàn bộ khối lượng SPSX (q sx ), (tấn) Y Z 297,6 380 93 95 95 96 480 450 Yêu cầu: Tính tỷ lệ bình quân khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong toàn bộ sản phẩm sản xuất 6 tháng đầu năm, 6 tháng cuối năm, cả năm nghiên cứu của cả 2 doanh nghiệp. Câu 28 Có số liệu về quỹ tiền lương và số lao động có vào đầu năm (01/01) trong thời gian 6 năm của doanh nghiệp Z như sau: Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm thứ 1 Năm thứ 2 Năm thứ 3 Năm thứ 4 Năm thứ 5 Năm thứ 6 Tổng quỹ tiền lương Triệu đồng 777 830 893 940 1.000 1.080 Yêu cầu: 1. Tính tổng quỹ tiền lương bình quân 1 năm. 2. Tính mức tổng quỹ tiền lương tương ứng với 1% tốc độ tăng liên hoàn về tổng quỹ tiền lương năm thứ 4, năm thứ 6. Câu 39. Tại doanh nghiệp X năm báo cáo so với năm gốc tổng chi phí sản xuất tăng 5% tương ứng mức tăng chi phí sản xuất là 114 triệu đồng; khối lượng sản phẩm tăng 12%. Yêu cầu: 1. Tính tổng chi phí sản xuất năm gốc, năm báo cáo. 2. Hệ thống chỉ số phân tích biến động tổng chi phí sản xuất năm nghiên cứu so với năm gốc và các nhân tố ảnh hưởng có liên quan (số tuyệt đối và số tương đối). Câu 30 Có số liệu thống 3 phân xưởng của một đơn vị sản xuất trong 6 tháng đầu năm 2006 như sau: Phân xưởng Số sản phẩm sản xuất (cái) Giá thành đơn vị sản phẩm (1.000đ/cái) Quý I Quý II Quý I Quý II 1 2 3 4.000 6.000 5.000 2.800 7.200 6.500 100 150 160 110 180 160 1. Tính giá thánh bình quân 1 đơn vị sản phẩm của toàn doanh nghiệp trong từng quý. 2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới giá thành bình quân. 3. Phân tích tình hình biến động của tổng chi phí sản xuất do ảnh hưởng của hai nhân tố: giá thành đơn vị sản phẩm và khối lượng sản phẩm sản xuất. Câu 31 Có số liệu về tình hình sản xuất và sử dụng lao động của xí nghiệp X như sau: Chỉ tiêu Kỳ gốc Kỳ báo cáo 1. Giá trị sản xuất (triệu.đ) 2. Số lượng lao động (người) 8.875 500 10.140 520 Phân tích sự biến động của GO do ảnh hưởng của 2 nhân tố: số lượng lao động hao phí và năng suất lao động. Câu 32 Có số liệu về 1 doanh nghiệp như sau: Sản phẩm Sản lượng sản phẩm (1.000 cái) Giá thành đơn vị (1.000đ/cái) Giá bán đơn vị (1.000đ/cái) KH TT KH TT KH TT A 40 38 20 20 30 30 B 80 80 16 15 25 26 C 120 128 10 9 16 15 Phân tích tình hình biến động của hiệu suất chi phí sản xuất giữa hai kỳ do ảnh hưởng của các nhân tố: giá thành đơn vị, giá bán đơn vị, khối lượng sản phẩm. Câu 33 Có số liệu thống của một doanh nghiệp như sau: Chỉ tiêu Kỳ gốc Kỳ báo cáo 1. Giá trị sản xuất (triệu .đ) 2. Số lao động bình quân trong năm (người) 3. Số ngày làm việc bình quân của một lao 8.000 100 250 10.000 110 225 động trong năm (ngày) 1. Tính các chỉ tiêu năng suất của từng kỳ. 2. Phân tích tình hình biến động của GO do ảnh hưởng của 3 nhân tố: năng suất lao động ngày, số ngày làm việc thực tế bình quân 1 công nhân trong kỳ và số công nhân trong danh sách bình quân. Câu 34 Có số liệu thống về lao động và thu nhập của người lao động tại một doanh nghiệp như sau: Phân xưởng Thu nhập bình quân 1 lao động (triệu.đ) Số lao động bình quân (người) Kỳ gốc Kỳ báo cáo Kỳ gốc Kỳ báo cáo A 10 8 50 10 B 11 10 40 40 C 12 13 10 80 1. Tính thu nhập bình quân 1 lao động của toàn doanh nghiệp kỳ gốc và kỳ báo cáo. 2. Phân tích tình hình biến động thu nhập bình quân 1 lao động kỳ báo cáo so với kỳ gốc do ảnh hưởng của thu nhập của từng bộ phận và kết cấu về lượng lao động hao phí. 3. Phân tích tình hình biến động của tổng thu nhập do ảnh hưởng của các nhân tố: thu nhập bình quân một lao động và số lượng lao động. Câu 35 Một sinh viên đi thực tập đx cung cấp số liệu về tình hình sản xuất của một công ty dệt qua 2 kỳ như sau: Phân xưởng Giá trị sản xuất (triệu đ) Số lao động bình quân (người) Kỳ gốc Kỳ báo cáo Kỳ gốc Kỳ báo cáo A 648.5 802 100 144 B 640 806 80 90 C 700 624 70 60 D 910 936 91 90 Cộng 2.898,5 3.168 341 384 1. Sinh viên trên kết luận rằng lao động đã giảm. Bạn hãy chứng minh và rút ra nhận xét về sự biến động của năng suất toàn công ty. 2. Hãy cùng với sinh viên trên sử dụng phương pháp chỉ số để phân tích tình hình biến động của GO do ảnh hưởng của 2 nhân tố: năng suất lao động và số lượng lao động. Câu 36 Tại doanh nghiệp X, kỳ báo cáo so với kỳ gốc số lao động tăng 10% tương ứng tăng 20 người, khối lượng sản phẩm tăng 32% tương ứng tăng 1.920kg. Yêu cầu: 1. Tính số lượng lao động, khối lượng sản phẩm của doanh nghiệp kỳ báo cáo, kỳ gốc. . 1,5%. Chi phí sản xuất sản phẩm A trong quý IV là 8.346,2 triệu đồng. Tình hình lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm A trong quý IV: • Ngày 1 thàng 10 nhà. (q tt ) (tấn) Tỷ lệ khối lượng SP tiêu thụ trong toàn bộ SPSX (d 0 ), (%) Tỷ lệ khối lượng SP tiêu thụ trong toàn bộ SPSX (d 1 ), (%) Toàn bộ khối lượng

Ngày đăng: 21/08/2013, 08:27

Hình ảnh liên quan

Có số liệu thống kê tình hình sản xuất sảnphẩm B của doanh nghiệp X qua 6 năm như sau: - de cuong on tap NGUYEN LY THONG KE

s.

ố liệu thống kê tình hình sản xuất sảnphẩm B của doanh nghiệp X qua 6 năm như sau: Xem tại trang 4 của tài liệu.
Có số liệu tình hình tiêu thụ sảnphẩm của doanh nghiệp Z: Chỉ tiêuĐơn vị  - de cuong on tap NGUYEN LY THONG KE

s.

ố liệu tình hình tiêu thụ sảnphẩm của doanh nghiệp Z: Chỉ tiêuĐơn vị Xem tại trang 6 của tài liệu.
4. Hình thành hệ thống chỉ số phân tích 2 nhân tố giá thành đơn vị sảnphẩm và khối lượng sản phẩm ảnh hưởng đến biến động tổng chi phí sản xuất. - de cuong on tap NGUYEN LY THONG KE

4..

Hình thành hệ thống chỉ số phân tích 2 nhân tố giá thành đơn vị sảnphẩm và khối lượng sản phẩm ảnh hưởng đến biến động tổng chi phí sản xuất Xem tại trang 7 của tài liệu.
Có số liệu về tình hình sản xuất và sử dụng lao động của xí nghiệp X như sau: - de cuong on tap NGUYEN LY THONG KE

s.

ố liệu về tình hình sản xuất và sử dụng lao động của xí nghiệp X như sau: Xem tại trang 9 của tài liệu.
3. Phân tích tình hình biến động của tổng chi phí sản xuất do ảnh hưởng của hai nhân tố: giá thành đơn vị sản phẩm và khối lượng sản phẩm sản xuất. - de cuong on tap NGUYEN LY THONG KE

3..

Phân tích tình hình biến động của tổng chi phí sản xuất do ảnh hưởng của hai nhân tố: giá thành đơn vị sản phẩm và khối lượng sản phẩm sản xuất Xem tại trang 9 của tài liệu.
2. Phân tích tình hình biến động của GO do ảnh hưởng của 3 nhân tố: năng suất lao động ngày, số ngày làm việc thực tế bình quân 1 công nhân trong kỳ và số công nhân trong danh sách  bình quân. - de cuong on tap NGUYEN LY THONG KE

2..

Phân tích tình hình biến động của GO do ảnh hưởng của 3 nhân tố: năng suất lao động ngày, số ngày làm việc thực tế bình quân 1 công nhân trong kỳ và số công nhân trong danh sách bình quân Xem tại trang 10 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan