Nghề nuôi trồng thủy sản nói chung trong đó nghề nuôi cá nước ngọt đã và đang cung cấp cho thị trường hàng trăm tấn cá và lợi nhuận thu được ngày một cao góp phần giúp nhiều hộ nông ngư dân trên địa bàn Tỉnh xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế.
DÙNG THUỐC NAM TRỊ BỆNH CHO CÁ Nghề nuôi trồng thủy sản nói chung trong đó nghề nuôi cá nước ngọt đã và đang cung cấp cho thị trường hàng trăm tấn cá và lợi nhuận thu được ngày một cao góp phần giúp nhiều hộ nông ngư dân trên địa bàn Tỉnh xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế. Bên cạn đó, hàng năm người vẫn bị nuôi thiệt hại một số lượng lớn cá do bị dịch bệnh khiến một số người nuôi thua lỗ nặng nề. Dịch bênh thường xuất hiện trên một số loài cá nước ngọt như Mè, trắm, Trê, Rô phi tập trung từ tháng 2 đến tháng 4 âm lịch và các thời điểm giao mùa như mùa thu sang mùa đông . Để giúp cho người nuôi có thêm một số kinh nghiệm trong phòng trị bệnh cho cá bằng các loại cây thuốc nam rất có hiệu quả, dễ kiếm mà chi phí thấp. 1. Lá xoan ( sầu đông, thầu đâu): Dùng lá xoan để diệt kí sinh trùng ở cá đều mang lại hiệu quả cao. Cách dùng: - Lấy lá xoan non bó thành từng bó, ngâm trong ao cá đang bị bệnh trung mỏ neo và trùng bánh xe. Nên ngâm ở đầu nguồn nước hoặc 4 góc ao với lượng 150 – 200 kg cành, lá xoan/1000m2 ao đến khi thấy lá xoan bị hoai mục thì vớt cành ra khỏi ao. - Có thể dùng lá xoan để phòng bệnh cho cá bằng cách trong quá trình nuôi định kỳ 15 ngày ngâm lá xoan trong ao một lần với liều lượng 100kg cành lá xoan/ 1000m2 ao. 2. Lá đu đủ tía ( Thầu dầu tía): Lá có chất đắng, thường dùng để chữa bệnh loét mang, đốm đỏ ở cá. Cách dùng: - Lấy lá đu đủ tía bó thành từng bó ngâm dưới ao với lượng 25 – 30kg lá/1000m2, ao sâu 1,5 – 2m. Có thể dùng lá đu đủ tía để phòng bệnh cho cá bằng cách trong quá trình nuôi định kỳ 15 ngày ngâm lá đu đủ tía trong ao một lần với liều lượng 15kg cành lá đu dủ tía/ 1000m2 ao. 3. Rau sam: Là loại cây thấp, có nhiều nhánh, thân màu đỏ nhạt, lá hình bầu dục, hơi dày, hoa vàng, có thể dùng làm rau ăn. Rau sam thường dùng chữa bệnh viêm ruột do vi khuẩn cho cá trắm cỏ. Cách dùng : - Rửa rau bằng nước sạch rồi rửa lại bằng nước muối 3%, sau đó thả rau vào khung cho cá ăn, mỗi ngày cho ăn một lần, liên tục trong 5 – 7 ngày với 1,5 – 3 kg rau/100kg cá. Đối với cá giống, cần băm nhỏ rau rắc đều trên mặt ao.Chú ý để cá thật đói rồi cho ăn rau sam. - Có thể dùng rau sam để phòng bệnh cho cá bằng cách trong quá trình nuôi định kỳ 10 cho cá ăn một lần với liều lượng 1kg rau sam/ 100kg cá . 4. Tỏi : Dùng tỏi để chửa bệnh đường ruột cho cá. Cách dùng : - Nghiền nát tỏi, trộn với thức ăn tinh, liều lượng 0,5 – 1kg tỏi trộn với thức ăn/100kg cá, cho ăn liên tục trong 5 – 7 ngày. 5. Cây cỏ mực : Loại cây thường mọc ở ven bờ ruộng, xung quanh các nghỉa trang, có hao mau trắng, lá nhọn. Lá cỏ mực dùng để rà miệng cho trẻ sơ sinh, trừ đẹn, sạch miệng. Cây cỏ mực kết hợp với lá trầu dùng để trị bệnh ký sinh trùng cho cá. Cách dùng : - Thay nước mới cho ao sau đó dùng 10g cỏ mực, 10g lá trầu đem giả nát vắt lấy nước cho thêm 3g dầu mực trộn đều với 1 kg thức ăn, cho cá ăn từ 1 – 3 lần/ ngày. Có thể thấy các loại lá như lá sầu đông, cỏ mực, rau sam, .chúng nhường như ở xung quanh chúng ta và thường gặp hàng ngày nhưng nó lại có tác dụng rất tốt trong việc phòng và trị bệnh cho cá nuôi. . DÙNG THUỐC NAM TRỊ BỆNH CHO CÁ Nghề nuôi trồng thủy sản nói chung trong đó nghề nuôi cá nước ngọt đã và đang cung cấp cho thị trường hàng trăm tấn cá. mặt ao.Chú ý để cá thật đói rồi cho ăn rau sam. - Có thể dùng rau sam để phòng bệnh cho cá bằng cách trong quá trình nuôi định kỳ 10 cho cá ăn một lần với