Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 58 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
58
Dung lượng
0,93 MB
Nội dung
BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NGUYỄN THỊ HUYỀN KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH TRỨNG CÁ THÔNG THƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU HÀ NỘI LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I HÀ NỘI - 2013 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NGUYỄN THỊ HUYỀN KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH TRỨNG CÁ THÔNG THƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU HÀ NỘI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I Mã số : CK 62.73.05 Người hướng dẫn: GS.TS. Hoàng Thị Kim Huyền Nơi thực hiện: Trường Đại học Dược Hà nội HÀ NỘI - 2013 Mục lục Lời cảm ơn Trang Đặt vấn đề 1 CHƯƠNG I : TỔNG QUAN 3 1 - Bệnh trứng cá 3 1.1 - Cơ chế bệnh sinh 4 1.2 - Các thể trứng cá 7 2 - Điều trị bệnh trứng cá 9 2.1 - Nguyên tắc điều trị 9 2.2 - Phác đồ điều trị bệnh trứng cá 10 3 - Các thuốc điều trị bệnh trứng cá 11 3.1 - Kháng sinh và các chất kháng khuẩn 11 3.2 - Dẫn chất của vitamin A acid 15 3.3 - Hormon 17 3.4 - Thuốc phối hợp 19 CHƯƠNG II : ĐỐI TỰƠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 1 - Đối tượng 20 2 - Địa điểm và thời gian nghiên cứu 20 3 - Phương pháp nghiên cứu 21 3.1 – Cỡ mẫu và cách chọn mẫu 21 3.2 – Tiêu chuẩn đánh giá 21 4 - Nội dung nghiên cứu 22 4.1 – Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân trong mẫu NC 22 4.2 – Khảo sát sử dụng thuốc trong mẫu nghiên cứu 22 4.3 - Hiệu quả sử dụng thuốc ở bệnh nhân TCTT nặng 22 CHƯƠNG III : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 23 1 - Đặc điểm của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu 23 1.1 – Đặc điểm về tuổi và giới 23 1.2 – Các vị trí tổn thương 24 1.3 – Các loại tổn thương 25 1.4 – Phân loại theo mức độ nặng nhẹ của bệnh 26 2 - Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh TCTT 2.1 – Các nhóm thuốc đã sử dụng 2.2 – Danh mục nhóm thuốc kháng sinh 2.3 - Danh mục nhóm thuốc vitamin A acid 2.4 - Danh mục nhóm thuốc Hormon 27 27 28 29 30 3 - Khảo sát hiệu quả sử dụng thuốc ở bệnh nhân TCTT nặng 31 3.1 – Các phác đồ điều trị 31 3.2 - Hiệu quả của từng phác đồ sau 3 tháng điều trị 32 3.3 - ADR đã gặp trong các phác đồ điều trị 35 4 - Bàn luận 37 1 - Về đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu 37 1.1 – Giới tính 37 1.2 – Tuổi 37 1.3 – Vị trí của tổn thương 37 1.4 – Các loại tổn thương 38 1.5 – Mức độ nặng nhẹ của bệnh 38 2 - Tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh TCTT 2.1 - Các nhóm thuốc đã sử dụng 39 39 2.2 - Danh mục nhóm thuốc kháng sinh 39 2.3 - Danh mục nhóm thuốc vitamin A acid 40 2.4 - Danh mục nhóm thuốc hormon 40 3 - Tình hình sử dụng thuốc ở 396 bệnh nhân TCTT nặng 3.1 - Các phác đồ điều trị 41 41 3.2 - Hiệu quả của từng phác đồ sau 3 tháng điều trị 3.3 - Các ADR đã gặp trong các phác đồ 41 44 CHƯƠNG IV – KẾT LUẬN 45 1 - Kết luận 45 2 - Đề xuất 48 Tài liệu tham khảo Mẫu phiếu thu thập thông tin Lời cảm ơn Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, Bộ môn Dược lâm sàng, Phòng Thí Nghiệm Trung tâm trường Đại học Dược Hà nội đã hết lòng quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và làm luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, Phòng khám bệnh, khoa Dược cùng toàn thể cán bộ, tập thể y bác sỹ Bệnh viện Da liễu Hà nội đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn kính trọng sâu sắc tới GS.TS. Hoàng Thị Kim Huyền, nguyên Chủ nhiệm bộ môn Dược lâm sàng trường Đại học Dược Hà nội, là cô giáo đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo cho tôi những kiến thức, phương pháp luận quý báu trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã hết lòng giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn./. Hà nội, ngày 2 tháng 4 năm 2012 Nguyễn Thị Huyền 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trứng cá là bệnh ngoài da tương đối phổ biến. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất là ở lứa tuổi thanh thiếu niên từ 13 đến 25 [2]. Căn nguyên gây ra bệnh trứng cá rất phức tạp, đến nay hầu hết mọi người đều cho rằng nguyên nhân gây ra bệnh trứng cá là do hiện tượng tăng tiết chất bã kèm theo viêm nhiễm ở hệ thống nang lông tuyến bã với sự hiện diện của một số vi khuẩn như: Propionibacterium acne, vi khuẩn Staphylococus blance, Staphylococus albus…, một số chủng nấm như: Pityrosporium ovale, P. orbiculare hoặc một số yếu tố như: gia đình, môi trường và vệ sinh cá nhân cũng ảnh hưởng đến sự phát sinh bệnh trứng cá [2], [7],[8]. Mụn trứng cá thường xuất hiện ở những vị trí như: mặt, lưng, ngực tiến triển từng đợt dai dẳng, bệnh không gây biến chứng nguy hiểm nhưng do vị trí tổn thương ở mặt nên gây trở ngại lớn về mặt thẩm mỹ, tâm lý, kém tự tin trong giao tiếp, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và năng suất lao động. Chuẩn đoán bệnh trứng cá trên lâm sàng không khó, nhưng việc điều trị còn gặp nhiều khó khăn do rất nhiều bệnh nhân đã tự điều trị và điều trị không đúng, dẫn đến kết quả bệnh nặng lên. Do đó tỷ lệ mắc bệnh trứng cá mức độ nặng tại bệnh viện tăng cao, đòi hỏi người bệnh và thầy thuốc phải kiên trì điều trị lâu dài. Bệnh viện Da liễu Hà nội là cơ sở điều trị bệnh da liễu lớn của Thủ đô và khu vực. Hàng năm số lượng bệnh nhân được chuẩn đoán và điều trị bệnh trứng cá thông thường mức độ nặng chiếm tỷ lệ khá cao so với tổng số các bệnh nhân vào đây điều trị. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị bệnh trứng cá thông thường khác nhau: thuốc điều trị tại chỗ, thuốc điều trị toàn thân, vật lý trị liệu, xoa bóp mát xa. Các biện pháp trên đều nhằm mục đích : chống tăng tiết chất bã của da và chống nhiễm khuẩn. Việc lựa chọn 2 thuốc điều trị là vấn đề hết sức quan trọng đối với hiệu quả điều trị. Làm thế nào để sử dụng thuốc điều trị bệnh trứng cá an toàn, hiệu quả và kinh tế là một trong những điều mà dược sĩ, bác sĩ cũng như người bệnh quan tâm. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh trứng cá thông thường tại Bệnh viện Da liễu Hà nội”. Mục tiêu nghiên cứu : 1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng của bệnh trứng cá thông thường ở bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Da liễu Hà nội từ tháng 3/2011 đến tháng 3/2012 2. Khảo sát việc sử dụng thuốc điều trị bệnh trứng cá thông thường tại Bệnh viện Da liễu Hà nội. 3. Khảo sát hiệu quả sử dụng thuốc trên bệnh nhân trứng cá thông thường thể nặng tại Bệnh viện da liễu Hà nội. Từ đó nêu ra những đề xuất nhằm góp phần vào việc nâng cao tính an toàn hiệu quả trong điều trị bệnh trứng cá thông thường mức độ nặng. 3 CHƯƠNG I : TỔNG QUAN 1 – BỆNH TRỨNG CÁ Bệnh trứng cá là một bệnh của nang lông tuyến bã, sự sừng hóa ở cổ nang lông làm hẹp đường thoát chất bã lên mặt da, làm chất bã bị ứ đọng tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển gây viêm, hình thành trứng cá sẩn, mụn mủ, cục và nang. Quá trình sừng hóa cổ nang lông chịu tác động của một số yếu tố như hormon androgen, tăng acid béo tự do ở tuyến bã, thiếu hụt acid linoleic … - Androgen có tác dụng tạo ra đặc tính chung sau: tăng đồng hóa, tác động nam hóa, rậm lông, mụn trứng cá Trong đó gây mụn trứng cá do nội tiết tố này tác động trên tế bào sừng cổ nang lông làm tăng quá trình sừng hóa. Mặt khác, androgen gây tăng kích thước và chức năng tuyến bã, từ đó tăng tiết chất bã ở nang lông. Androgen có ở cả nam và nữ, trong đó ở nữ có một lượng nhỏ, nhưng có thể tăng trong một số trường hợp do tác động của yếu tố ngoại cảnh, chế độ sinh hoạt làm việc gây mụn trứng cá. Nếu tăng nhiều hơn nữa sẽ gây chứng nam hóa ở nữ [6]. - Chất bã tiết ra thông thường là các acid béo dưới dạng este hỗn hợp, không có acid béo tự do vì chất bã được este hóa ngay từ trong tế bào trước khi bài xuất ra ngoài. Khi bị bệnh trứng cá, acid béo tự do ở chất bã tăng vì nhiều yếu tố. Acid béo tự do tăng càng cao thì nguy cơ bị trứng cá càng lớn. - Lượng acid linoleic trong chất bã của bệnh nhân trứng cá giảm đáng kể có thể gây hiện tượng sừng hóa dẫn đến tắc nghẽn chất bã trong cổ nang lông và lượng acid linoleic trở về mức bình thường sau khi được điều trị bằng Isotretinoin. Một nguyên nhân nữa gây bệnh trứng cá là do tăng tiết chất bã, bình thường chất bã được tiết ra để giữ độ ẩm cho da và làm lông tóc mền mại, 4 trong bệnh trứng cá, chất bã được bài tiết quá nhiều. Hoạt động bài tiết của tuyến bã có liên quan chặt chẽ với các hormon, trong đó quan trọng nhất là hormon sinh dục nam, đặc biệt là testosteron. Các hormon này làm phát triển, giãn rộng, tăng thể tích tuyến bã, kích thích tế bào tuyến bã hoạt động mạnh, dẫn đến sự bài tiết chất bã tăng lên rất nhiều so với bình thường. Bên cạnh đó sự bài tiết chất bã còn chịu tác động của một số yếu tố : di truyền, các stress, thời tiết …Người ta đã nghiên cứu tính chỉ số chất bã, trung bình ở người bình thường tiết ra 1mg chất bã/10cm 2 /3h, trứng cá nhẹ: 2,2mg/10cm 2 /3h; trứng cá vừa: 3mg/10cm 2 /3h, vùng trứng cá nặng: 3,28mg/10cm 2 /3h. Hoạt động của tuyến bã theo nhịp ngày đêm, tuyến bã hoạt động mạnh và bài tiết nhiều chất bã nhất là cuối giờ sáng và đầu giờ chiều, giảm tiết chất bã vào cuối giờ chiều và tối [3],[12]. 1.1 – Cơ chế bệnh sinh Căn sinh bệnh học của bệnh trứng cá được xác định liên quan đến 3 yếu tố chính sau: đó là dày sừng hóa cổ nang lông, tăng sản xuất chất bã và vi khuẩn Propionibacterium acnes trên da . Nang lông nằm rải rác trên toàn bộ da của cơ thể trừ lòng bàn tay, bàn chân. Nang lông bao gồm nang lông tơ và nang lông dài, nang lông tơ có kích thước nhỏ, nhưng tế bào tuyến bã ở nang lông tơ có thể tích lớn hơn tế bào tuyến bã ở nang lông dài, do đó tuyến bã ở mặt phát triển gấp nhiều lần so với những nơi khác do ở mặt có nhiều lông tơ và đó là lý do tại sao trứng cá hay có ở mặt. 5 Hình 1.1: Cấu trúc của nang lông tuyến bã ở da bình thường Hoạt động của tuyến bã chịu tác động rất lớn của các hormon (nhất là hormon sinh dục nam), ngoài ra còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như di truyền, kích thích. Tuyến bã hoạt động mạnh lúc mới sinh do angdrogen của mẹ truyền qua rau thai hoạt hóa, sau đó gần như bất hoạt ở trẻ từ 2 đến 6 tuổi. Tuyến bã hoạt động trở lại từ 9-10 tuổi, phát triển mạnh ở tuổi dậy thì, giảm tiết ở tuổi 45 đối với nữ và 55 đối với nam. Trên cơ sở hoạt động của các yếu tố tạo ra khối sừng ở cổ nang lông làm hẹp đường thoát chất bã lên bề mặt da. Chất bã bị ứ đọng làm tuyến bã bị giãn rộng để chứa chất bã dẫn tới tạo thành nhân trứng cá [3], [13]. Trong nang lông của bệnh nhân bị bệnh trứng cá có Propionibacterium acnes (P.acnes) một loại trực khuẩn kị khí. Bằng xét nghiệm sinh hóa ta thấy [...]... điều trị toàn thân bệnh trứng cá thông thường thì chỉ dùng 1 biệt dược duy nhất là Diane 35 - 2mg của Pháp sản xuất 30 3 - KHẢO SÁT SỬ DỤNG THUỐC Ở 396 BỆNH NHÂN TCTT MỨC ĐỘ NẶNG TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU HÀ NỘI 3.1 - Các phác đồ điều trị Trong 396 bệnh án trứng cá thông thường mức độ nặng chúng tôi khảo sát, các bác sỹ thường dùng các phác đồ điều trị sau: Bảng 9 : Các phác đồ điều trị bệnh trứng cá thông. .. Tiến hành nghiên cứu 608 bệnh án của bệnh nhân mắc bệnh trứng cá thông thường, ta thấy phần lớn bệnh nhân đã mắc bệnh ở mức độ nặng chiếm (65,1%), loại trung bình chiếm (23,7%), loại nhẹ chiếm (11,2%) 26 2 – KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH TRỨNG CÁ THÔNG THƯỜNG 2.1 - Các nhóm thuốc đã sử dụng Bảng 5 : Tỷ lệ các nhóm thuốc đã sử dụng trong điều trị (n = 608) Các nhóm thuốc đã sử dụng. .. và điều trị tại bệnh viện Da liễu Hà nội từ tháng 3/2011 đến tháng 3/2012: Có tất cả 608 bệnh án trong đó lọc riêng ra 396 bệnh án của bệnh nhân mắc bệnh trứng cá thông thường mức độ nặng Tiêu chuẩn lựa chọn: + Tất cả bệnh án của bệnh nhân được chuẩn đoán mắc bệnh trứng cá thông thường đến khám tại bệnh viện da liễu Hà nội từ tháng 3/2011 đến tháng 3/2012 + Được kê đơn điều trị ngoại trú tại Bệnh viện. .. – Danh mục thuốc hormon Hormon hay được sử dụng trong điều trị bệnh trứng cá thông thường tại bệnh viện Da liễu Hà nội được trình bày tại bảng 8: Bảng 8 - Danh mục hormon dùng điều trị bệnh TCTT (n = 32) Tên quốc tế Biệt dược, H.lượng Nước SX Số BN Tỷ lệ Pháp 32 100% Hormon điều trị toàn thân Cyproterone acetate Diane 35 - 2mg Nhận xét : Tại Bệnh viện Da liễu Hà nội các bác sỹ khi chỉ định cho 32 bệnh. .. được sử dụng trong điều trị bệnh trứng cá thông thường tại bệnh viện Da liễu Hà nội được trình bày tại bảng 7: 29 Bảng 7 - Danh mục vitamin A acid dùng điều trị bệnh TCTT (n = 222) Tên quốc tế Số BN Tỷ lệ n=222 % Hàn Quốc Biệt dược, hàm lượng 170 76,6 Nước SX Các vitamin A acid điều trị toàn thân Isotretinoin Isotina 10, 20mg Các vitamin A acid điều trị tại chỗ Tretinoine Locacid 0,05% Pháp 18 8,1 Adapalene... lệ các nhóm thuốc đã sử dụng cho bệnh nhân mắc bệnh trứng cá thông thường Nhận xét : Kháng sinh và vitamin A acid là hai nhóm thuốc được sử dụng nhiều nhất trong điều trị bệnh trứng cá thông thường Có tới 58,2% bệnh nhân phải dùng kháng sinh, và 36,5% bệnh nhân dùng vitamin A acid, nhóm thuốc ít được sử dụng hơn cả là nhóm thuốc hormon chỉ có 5,3% bệnh nhân dùng … và phần lớn các bệnh nhân đều sử dụng. .. thường dùng đơn độc kháng sinh uống điều trị toàn thân, hoặc kháng sinh bôi điều trị tại chỗ Những thuốc kháng sinh hay được sử dụng trong điều trị bệnh trứng cá thông thường tại bệnh viện Da liễu Hà nội được trình bày tại bảng 6: Bảng 6 - Danh mục kháng sinh dùng điều trị bệnh TCTT (n = 354) Tên quốc tế Biệt dược, hàm lượng Nước SX Số BN Tỷ lệ n=354 % Các kháng sinh điều trị toàn thân Cefalexin Cefixime... cả bệnh án của bệnh nhân đạt tiêu chuẩn nghiên cứu - Thực tế thu được 608 bệnh án mắc trứng cá thông thường Số bệnh án này được sử dụng để nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và khảo sát việc sử dụng thuốc - Chúng tôi lấy dữ liệu trên máy tính chủ tại khoa Khám bệnh, phòng Kế hoạch tổng hợp bệnh viện da liễu Hà nội 3.2 - Tiêu chuẩn đánh giá 3.2.1 - Tiêu chuẩn chẩn đoán mắc bệnh trứng cá thông thường + Mụn trứng. .. bảng 7, tại bệnh viện Da liễu Hà nội trong số 222 bệnh nhân được dùng vitamin A acid điều trị bệnh trứng cá thông thường thì : - Vitamin A acid điều trị toàn thân có 170 bệnh nhân được sử dụng chiếm (76,6%) và chỉ có duy nhất 1 biệt dược đó là Isotina 10mg, 20mg của Hàn quốc sản xuất - Vitamin A acid điều trị tại chỗ có 18 bệnh nhân dùng Locacid 0,05% , 34 bệnh nhân dùng Differin Gel 0,1% điều trị tại. .. trứng cá là nhằm : giảm tiết và ứ đọng chất bã, giảm sừng hóa cổ nang lông tuyến bã, chống viêm và diệt khuẩn [7], [9] 9 Có nhiều nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh trứng cá Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà có các phác đồ điều trị khác nhau Thuốc điều trị trứng cá chủ yếu được chia ra theo các dạng thuốc điều trị tại chỗ và điều trị toàn thân Tuy nhiên, việc lựa chọn thuốc bôi hay thuốc . việc sử dụng thuốc điều trị bệnh trứng cá thông thường tại Bệnh viện Da liễu Hà nội. 3. Khảo sát hiệu quả sử dụng thuốc trên bệnh nhân trứng cá thông thường thể nặng tại Bệnh viện da liễu Hà nội. . HÀ NỘI - 2013 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NGUYỄN THỊ HUYỀN KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH TRỨNG CÁ THÔNG THƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU HÀ NỘI. TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NGUYỄN THỊ HUYỀN KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH TRỨNG CÁ THÔNG THƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU HÀ NỘI LUẬN VĂN