So sánh kết quả này với một số tác giã khác thì không có sự khác biệt nhiều, theo Mai Đình Yên, 1992 mô tả số lượng các tia vây của cá hô như sau: P.. Ở Việt Nam, đoạn sông tiếp giáp giữ
Trang 1ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ SẢN XUẤT GIỐNG CÁ HÔ
(Catlocarpio siamensis, Boulenger 1898)
Huỳnh Hữu Ngãi, Lê Trung Đỉnh – Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II
I Đặc điểm sinh học
1.1 Đặc điểm hình thái, phân loại và phân bố cá hô (Catlocarpio siamensis)
- Đặc điểm hình thái
Số lượng mẫu cá phân tích phân tích tổng cộng là 47 có khối lượng từ 26,1 đến 21.800 gam, tương ứng với chiều dài từ 14 – 107 cm
Vây ngực: P I, 11 – 16; vây bụng: V II, 7; vây lưng: D III – IV, 9 – 10; vây hậu môn: A III, 5 – 6; vây đuôi: C IV – VI, 18 – 22; số vẩy đường bên: 38 – 40
So sánh kết quả này với một số tác giã khác thì không có sự khác biệt nhiều, theo (Mai Đình Yên, 1992) mô tả số lượng các tia vây của cá hô như sau: P I, 11; V: II, 7; D IV, 9;
A, III, 5, còn kết quả phân tích của (Trương Thủ Khoa, 1993) cũng không có sự khác biệt nhiều: P 15 – 16; V II, 8; D III, 7; A III, 5
-Đặc điểm phân loại và phân bố
Theo A,F Poulsen, 2005 Ví trí phân loại của cá hô như sau:
Họ Cyprinidae
Giống Catlocarpio
Loài Catlocarpio siamensis
Cá hô phân bố ở sông Mê Kông, gặp ở mọi nơi thuộc hạ lưu của sông này, nhưng rất hiếm đoạn từ trên thác Khôn trở lên, là cá phổ thông ở Campuchia và Việt Nam Những nơi này thường đánh được cá giống ở các vùng ngập, nhưng cá cỡ lớn hiện nay rất hiếm (A F Poulsen, 2005) Theo (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993) cho rằng
cá hô sống ở nước ngọt, phân bố ở Thái Lan, Lào, Campuchia và đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam Cá này là loài cá kinh tế quan trọng của vùng hạ lưu sông Mê Kông
Trang 2cá hô Nguồn cá giống chủ yếu theo mùa lũ vào hoặc mua của ngư dân đánh bằng lưới vét, lưới rê Hiện nay do bị đánh bắt quá mức không kiểm soát được nên trong tự nhiên
cá các cỡ ngày càng rất ít gặp Ở Việt Nam, đoạn sông tiếp giáp giữa sông Tiền và sông Hậu (vùng Vàm Nao) hiếm khi gặp được cá cỡ lớn trên 100 kg và người dân vùng này
cũng đã bỏ nghề đánh bắt cá hô tự nhiên Trong mùa khô Catlocarpio siamensis tìm nơi
ẩn náu ở các vực sâu trên dòng chính của sông Đoạn sông từ Kra-chê cho đến Stung Treng là nơi rất quan trọng đối với chúng
Hình 1 Cá hô (Catlocarpio siamensis)
1.2 Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng
Cá hô là loài cá nước ngọt có kích thước rất lớn, thịt ngon, giá trị thực phẩm cao, được nhân dân ưa thích Cá hô chủ yếu ăn thực vật tảo Trong mùa lũ ăn quả và cây cỏ trên cạn, thỉnh thoảng cũng ăn cá con (A, F Poulsen, 2005) (Theo MRC, 2008) cho rằng cá
hô là loài cá ăn thực vật, thực vật thượng đẳng, tảo, mùn bã hữu cơ và động vật phù du Kết quả phân tích thức ăn trong ruột cá hô giống lớn được trình bày như sau:
Trang 3Bảng 1: Kết quả phân tích các loại thức ăn trong ruột cá hô với n = 30, cỡ cá từ 16 –
20 gam, chiều dài từ 9,1 – 11,9 cm.
Loại thức ăn Mức độ bắt gặp Tần số bắt gặp Tỷ lệ %
Kết quả phân tích ở bảng 1 cho thấy thức ăn trong ruột phần lớn là thực vật phù du phù hợp với nhận định của các tác giã trước
Trong điều kiện nuôi cá thường được nuôi hổn hợp với cá tra, cá chép và mè vinh Thức
ăn chính là cám gạo nấu chín (Nguyễn Văn Hảo, 1993) Cá hô nuôi ghép trong ao với một số loài cá khác như: cá tra, mè vinh, cá chép… với nguồn giống chủ yếu được đánh bắt từ tự nhiên rất hiếm nên tỷ lệ cá hô ghép rất thấp, do đó các tăng trưởng rất nhanh một năm có thể đạt từ 2 – 3 kg/con Cá lớn nhất được tìm thấy ở hồ chứa Lam pao có chiều dài 59 cm (Jaiyen, 1976; trích dẫn bởi Leelapatra và ctv, 2.000) Ở hồ chứa Ubonlaratana, kích cỡ lớn nhất 63,3 cm nặng 4,35 kg (Murada và Benjakarn, 1987; trích dẫn bởi Leelapatra và ctv, 2.000) Một năm đạt trọng lượng từ 100 – 200 g/con, nếu có thức ăn phù hợp có thể đạt 400 – 500 g/con (Phạm Văn Khánh, 1994) Ngoài tự nhiên bắt được
cá có chiều dài tới 300 cm, nhưng thông thường chỉ đến 100 – 200 cm (A, F Poulsen, 2005) Cở cá ngư dân thường đánh bắt được có khôi lượng từ 80 – 150 kg Đây là một trong các loài cá nước ngọt có kích thước lớn, thịt cá ngon có giá trị thương phẩm (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993) Trong mùa lũ cá con và cá non kiếm
ăn ở các vùng ngập và bãi ngập ven sông chính Cá lớn sống ở sông chính quanh năm nên không biết được tính ăn của nó
1.3 Đặc điểm sinh sản
Ngoài tự nhiên cá hô thành thục khi đạt 5 tuổi với chiều dài 60 – 70 cm nặng 50 – 60 kg (Nguyễn Văn Hảo, 1993) Cá thể cái 60 kg có thể đẻ 400.000 trứng Trong điều kiện tự nhiên người ta đã bắt được cá thể khá lớn, nặng tới 158 kg, trong đó buồng trứng cân được 24 kg gần 6 triệu trứng Đến mùa sinh sản cá di cư lên phần trung lưu sông để đẻ
Trang 4để kiếm ăn Mùa vụ sinh sản của cá hô ngoài tự nhiện từ tháng 5 đến tháng 7 (Bộ Thủy Sản, 1996) Hiện hiểu biết rất ít về tập tính sinh sản và nơi sinh sản của loài cá này Đã có giả thiết cho rằng đẻ trứng diễn ra gần nơi cư trú vùng ngập Tuy nhiên, một như dân ở Kra-chê của Camouchia nói đã tìm thấy cá thể cỡ lớn cá này bơi trên bề mặt một vực sâu gần Kra-chê giống như đang đẻ Cho dù không thể dựa vào thông tin như vậy để khẳng định nơi đẻ trứng của cá, nhưng đối với loài cá cỡ lớn như thế này thì những vùng sâu của sông đương nhiên có khả năng là nơi đẻ trứng hơn nhiều so với các vùng ngập Do một số cá thê lớn cũng thường đánh được ở Biển Hồ và sông Tông – lê Sap ở một thời điểm nhất định trong năm cho nên cũng có thể có bãi đẻ của chúng ở những vùng nước sâu của hồ này (A, F Poulsen, 2005) Loài này có vòng đời gần giống với một số loài cá
di cư khác ở sông Mê Kông, tức là chúng đẻ trứng ở dòng chính, trứng và ấu trùng trôi xuôi dòng đến nơi kiếm mồi và sinh trưởng ở đó trong suốt mùa lũ Khi mức nước bắt đầu xuống chúng di chuyển ngươc lại ra sông chính, di cư đến nơi ẩn náu mùa khô Tuy nhiên, nếu so sánh với nhiều loài khác thì loài này phải trải qua nhiều năm mới thành thục Số liệu điều tra ngư dân chỉ ra rằng cá non có thể quay trở lại vùng ngập liên tục vài năn, nhưng khi đã đạt đến kích thước nhất định thì có thể chỉ sống ở sông mà thôi Cá con bắt được thường xuyên khắp vùng ngập ở Campuchia và Việt Nam Nghề đáy ở Tonle Sap cũng thường bắt được cá non cỡ lớn nhưng số lượng không nhiều Cá trưởng thành thỉnh thoảng cũng đánh được dọc theo lưu vực nhưng ngày càng hiếm Cá này giữ địa vị quan trọng đối với nghề đánh cá ở Thái Lan, nó đã được sinh sản nhân tạo và thả giống vào hồ (A, F Poulsen, 2005)
II Kỹ thuật sinh sản nhân tạo
2.1 Nuôi vỗ cá bố mẹ
Cá hô sau khi được thuần dưỡng trong điều kiện nước tĩnh thì nuôi vỗ được trong ao không cần nước chảy, chỉ cần hàm lượng ôxy hòa tan đảm bảo đủ cho nhu cầu sự sống của cá
-Vị trí ao
Trang 5Ao nuôi vỗ cá bố mẹ nên chọn những nơi gần nhà để dễ chăm sóc bảo vệ tuy nhiên phải
ít rậm rạp bởi bóng cây Do đây là loài cá có kích thước rất lớn nên ao phải có diện tích tương ứng từ 2.000 m2 trở lên, độ sâu từ 1,2 – 2 mét Ao rộng thoáng để các yếu tố môi trường ổn định
Ao phải gần nguồn nước nước sạch, để dễ dàng và chủ động cất thoát nước cho ao Bờ ao phải chắc chắn, không rò rỉ và cao hơn mực nước cao nhất trong năm Đáy ao bằng phẳng
và hơi nghiêng về phía cống thoát
-Chuẩn bị ao trước khi thả cá bố mẹ
Trước khi thả cá bố mẹ phải cải tạo lại ao: tát cạn ao, bắt hết cá tạp, vét bớt bùn đáy, đắp lại chỗ sạt lỡ, dùng vôi bột rải đều đáy và mái bờ ao (7 – 10 kg/100 m2) Phơi nắng đáy ao
1 – 2 ngày và cho nước vào ao qua lưới chắn lọc, khi mức nước đạt từ 1,2 – 1,5 mét từ 3 – 5 sau thì tiến hành thả cá
-Chọn cá bố mẹ nuôi vỗ
Chọn cá khỏe mạnh, ngoại hình cân đối, không bị dịnh hình, khối lượng từ 15 kg đến 30
kg, mật độ nuôi cá bố mẹ là 20 kg/100 m2 Có thể nuôi chung cá đực, cá cái với tỷ lệ 1:1 Đánh số thứ tự cho cá bố mẹ, dùng que nhọn đầu để đánh số lên đầu của cá (số La mã dùng cho cá đực, số Ả Rập cho cá cái) để dễ dàng theo dõi sự thành thục của cá trong quá trình kiểm tra Mùa vụ nuôi vỗ cá hô bắt đầu từ tháng 12 năm trước, thời gian cá thành thục và bước vào sinh sản từ tháng 3, mùa cá đẻ có thể kéo dài tới tháng 10 Trong mùa
vụ nuôi vỗ nhiệt độ thích hợp cho cá từ 28 – 30 0C, nhiệt độ nước thích hợp cho cá đẻ và
ấp trứng từ 28 – 30 0C
-Thức ăn cho cá bố mẹ
Dùng thức ăn viên công nghiệp chứa hàm lượng đạm từ 26 – 30 %, khẩu phần ăn hàng ngày từ 2 – 3% khối lượng thân Ngoài ra còn bổ sung thêm 0,5% vitamin E,C, 0,2% trái
ổi Cho ăn mỗi ngày 2 lần vào lức 8 – 9 giờ sáng và 16 – 17 giờ chiều, bằng cách rải nổi thức ăn trên mặt nước
Hàng ngày dựa vào mức ăn của cá để điều chỉnh tăng giảm lượng thức ăn cho hợp lý Thông thương cá ăn nhiều khi mới bắt đầu đưa vào nuôi vỗ và khẩu phần ăn cao hơn giai
Trang 6đoạn sau Khi cá thành thục và sắp đẻ thì cá ăn ít, khầu phần ăn nên giảm đi có thể cho ăn
từ 1,5 – 2% khối lượng thân
-Quản lý ao
Định kỳ thay nước một tháng 2 lần theo thủy triều, mỗi lần thay từ 20 – 30% lượng nước trong ao Khi nước ao bị xấu phải thay nhiều nước hơn lượng nước thay định kỳ Khi xảy
ra hiện tượng cá nổi đầu phải nhanh chống cấp nước mới, sạch hoặc bơm phun mưa cho
ao nhằm tăng thêm lượng ôxy hòa tan trong nước giúp cho cá khỏe lại
2.2 Cho cá sinh sản nhân tạo
- Kiểm tra cá bố mẹ
Trong quá trình nuôi vỗ cá bố mẹ, định kỳ kiểm tra tình trạng phát dục và sức khỏe của
cá để điểu chỉnh thức ăn và chế độ nuôi vỗ cho hợp lý Dùng que thăm trứng để thu trứng
cá cái và vuốt bụng cá đực xem tinh dịch, đồng thời thu trứng cá cái cố định trong dung dịch bouin để phân tích các giai đoạn phát triển của tế bào trứng bằng phương pháp mô học
- Giai đoạn I: chỉ gặp cá thành thục lần đầu và chỉ trải qua giai đoạn I một lần trong đời,
về hình thái ở giai đoạn này toàn bộ buồng trứng dẹp và mỏng nằm sát hai bên xương sống, màu trắng trong, hống nhạt hơi xám, trên bề mặt của nó mạch máu và mô liên kết kém phát triển, về mặt tổ chức học tế bào trứng là các noãn nguyên bào, có hình tròn, kích thước khoảng 40 – 80 µ, chưa phân biệt cá đực, cá cái bằng mắt thường, chưa thể hiện ra bên ngoài các dấu hiệu sinh dục phụ, trừ một số loài (cá trê, tai tượng) có cơ quan sinh dục đực khác cơ quan sinh dục cái (Nguyễn Văn Kiểm, 2005) Thực tế quan sát tuyến sinh dục của cá hô trong giai đoạn này còn rất nhỏ, có dạng sợi mảnh và trong rất khó phân biệt tinh sào hay noãn hoàng
- Giai đoạn II: Buồng trứng có kích thước to hơn giai đoạn I nên có thể nhìn thấy và phân biệt đực cái bằng mắt thường Quan sát trên tiêu bản mô học thấy nhân to nằm ở trung tâm, kích thước trung bình của hạt trứng = 0,22 ± 0,04 mm
Trang 7
Hình 2: trứng cá hô giai đoạn 2 độ phóng đại x 40
- Giai đoạn III: Hình dạng ngoài buồng trứng đã lớn, bằng mắt thường quan sát thấy hạt trứng có màu vàng nhạt, hay màu xám, kích thước trứng nhỏ không đồng đều dính lại với nhau bằng mô liên kết rất khó tách rời, trên tiêu bản mô học nhân hơi lệch tâm ở cuối phase, xuất nhiện những hạt không bào và hình thành vỏ phóng xạ Kích thước trung bình của trứng = 0,53 ± 0,17 mm
Hình 3: Trứng cá hô giai đoạn III, độ phóng đại x 40
- Giai đoạn IV: Buồng trứng rất lớn chiếm gần đầy xoang bụng Kích thước trứng tương đối đồng đều và đạt kích thước tối đa trung bình = 0,92 ± 0,08 mm Trứng đã hoàn chỉnh cấu tạo bắt đầu chuyển sang giai đoạn chin Quan sát trên tiêu bản mô học thấy nhân dịch hẳn về cực động vật, có sự trộn lẫn từng phần hoặc toàn bộ noãn hoàng và mỡ Đến cuối giai đoạn IV trứng chín và được giải phóng khỏi mô liên kết Trứng bắt đầu rụng chuẩn bị cho thụ tinh Khi kiểm tra để cá có thể sinh sản được thì hạt trứng phải căng, màu sắc đồng đều, các hạt trứng dễ tách rời nhau, hơi khô
Trang 8
Hình 4: Trứng cá hô giai đoạn độ phóng đại x 40
-Giai đoạn V: Buồng trứng sau khi đẻ xẹp và nhảo, hạt trứng bị nhầy, màu sắc nhạt hơn Trên tiêu bản mô học có nhiều hạt trứng vỡ, rách hình dạng không ổn định
Hình 5: Trứng cá hô giai đoạn V độ phóng đại x 40
Vào những tháng chính vụ sinh sản cứ 2 tuần kiểm tra 1 lần, đánh dấu để theo dõi những
cá phát triển tốt và dự định ngày cho sinh sản
Các trang thiết bị chủ yếu phục vụ cho cá sinh sản nhân tạo gồm có:
+ Bể sinh sản nhân tạo: Do cá hô có kích thước lớn nên thường được cho sinh sản trong
bể xi măng có kích thước lớn 24 m3 hình chủ nhật (6 x 4 x 1 mét)
+ Bể ấp: Trứng cá hô thuộc loại trứng bán trôi nổi nên được ấp trong bể composite có thể tích từ 700 – 1.000 m3 Chứa từ 300.000 – 500.000 trứng
-Mùa vụ sinh sản
Mùa vụ sinh sản của cá hô kéo dài từ tháng 3 đến tháng 10 dương lịch, nhưng tập trung từ tháng 5 đến tháng 8 Cá hô bố mẹ nuôi vỗ trong ao có khả năng tái phát dục Thời gian tái phát dục từ 30 – 60 ngày
-Chọn cá cho sinh sản
Trang 9+ Cá đực: Khỏe mạnh, vuốt nhẹ ở mặt bụng về hướng lỗ sinh có tinh màu trắng sữa chảy ra
+ Cá cái: Bụng tương đối to, mềm, dùng que thăm trứng thu trứng, tế bào trứng to, căng tròn, tương đối đồng đều, dễ tách rời nhau
+ Tỷ lệ đực : cái là 1:1
-Sử dụng kích thích tố
Cá hô không đẻ tự nhiên trong ao, do đó phải tiêm kích thích tố để kích thích cá rụng trứng, các kích thích tố đang được sử dụng cho cá hô gồm: Não thùy thể cá, HCG (Human Chorionic Gonadotropin), LH-Rha (Luteinizing Hormone Releasing Hormone analogue)
+ Phương pháp tiêm
Dùng phép tiêm 2 lần đối với cá cái, sơ bộ và quyết định Đối với cá đực thì tiêm một lần cùng lúc với lần tiêm quyết định của cá cái Thời gian giữa lần sơ bộ và quyết định là 6 giờ
Vị trí tiêm: tiêm vào gốc vây ngực của cá, nghiêng mũi kim một gốc 45 0 so với thân cá
Hình 6: tiêm kích thích tố
+ Liều lượng kích thích tố
Liều sơ bộ: dùng 2 mg nảo thùy + 500 UI (HCG)/kg
Trang 10Liều quyết định: dùng (4 mg não thùy + 180 – 200 microgam LH-Rha + 18 – 20 mg motilium)/kg hoặc 4 mg não thùy + 4.000 UI (HCG)/kg Cá đực tiêm bằng 1/2 liều cá cái Thời gian hiệu ứng kích thích tố từ 6 – 8 giờ
Vài chi tiêu về kết quả nuôi vỗ và kích thích sinh sản nhân tạo cá hô của chúng tôi như sau: Tỷ lệ thành thục đạt 87,6%, tỷ lệ cá sinh sản 79,4%, sức sinh sản thực tế đạt tới 38.878 trứng/kg Một cá cái 20 kg đẻ được 777.560 trứng, sức sinh sản này cao hơn so với cá ngoài tự nhiên của (Nguyễn Văn Hảo, 1993) cho rằng cá hô 60 kg đẻ được 400.000 trứng
-Thụ tinh nhân tạo
Dùng phương pháp thụ tinh khô, khi cá có dầu hiệu rụng trứng thì tiến hành vuốt tinh cá đực trước cho vào xyranh có chứa nước muối sinh lý 6 – 9%o Sau đó bảo quản ở nhiệt
độ lạnh tránh ánh sáng chiếu trực tiếp
Hình 7 Thu tinh cá đực Tiến hành vuốt trứng cá cái cho vào thau cho kịp thời, thường phải gây mê cá bố mẹ trước khi thụ tinh và vuốt trứng
Trang 11Hình 8 Vuốt trứng cá cái
Hình 9 Cho tinh dịch vào thau đựng trứng
Trang 12
Hình 10: Thụ tinh và rửa trứng cho vào ấp trong bể composite
Trứng cá hô thuộc loại bán trôi nổi sau khi trương nước trứng nổi lơ lững trong điều kiện
nước chảy, cho nên ấp được trong bể composite có sục khí và thay đổi nước liên tục, mật độ từ 300.000 – 500.000 trứng/ 700 m3 Điểu chỉnh lưu lượng nước ấp để trứng đảo đều, luôn đủ ôxy, nhiệt độ nước thích hợp cho phôi cá phát triển từ 28 –
30 0C ở nhiệt độ này trứng nở sau 12 đến 12 giờ 30 phút Tỷ lệ thụ tinh và nở đạt tương đối cao lần lượt là 79% và 82,5% Sau khi nở 2 ngày thi cá tiêu hết noãn hoàng
Kết quả theo dõi quá trình phát triển phôi của cá hô
Phôi nhô lên 2 tế bào 4 tế bào