1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo DTM dự án : Xây dựng bến phà du lịch Gia Luận, xã Gia Luận, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng

80 405 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 1,28 MB

Nội dung

Địa hình núi đá vôi của đảo Cát Bà cũng như các đảolân cận trên biển tạo nên một cảnh quan vô cùng hấp dẫn, đồng thời ở đây vườnquốc gia Cát Bà có nhiều loài động thực vật quý hiếm tạo c

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 : MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 6

1 1 Tên dự án 6

1 2 Chủ dự án 6

1 3 Vị trí địa lý của dự án 6

1 4 Nội dung chủ yếu của dự án 6

1.4.1 Tổng mức đầu tư của dự án 7

1.4.2 Qui mô và giải pháp kỹ thuật 7

1.4.3 Khối lượng xây dựng công trình 14

1.4.4 Trình tự và biện pháp thi công chủ yếu 18

CHƯƠNG 2 : ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ -XÃ HỘI 21

2 1 Điều kiện tự nhiên và môi trường 21

2.1.1 Điều kiện địa lý, địa chất 21

2.1.2 Điều kiện khí hậu 24

2.1.3 Đặc điểm thủy văn 27

2.1.4 Hiện trạng chất lượng không khí 28

2.1.5 Hiện trạng tiếng ồn 31

2.1.6 Hiện trạng môi trường nước mặt 31

2.1.7 Hiện trạng môi trường đất 33

2.1.8 Tài nguyên thiên nhiên 35

2 2 Điều kiện kinh tế - xã hội 43

2.2.1 Điều kiện kinh tế - xã hội đảo Cát Bà 43

2.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội xã Gia Luận 46

CHƯƠNG 3 : ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 50

3 1 Nguồn gây tác động 50

3 2 Đối tượng, quy mô bị tác động 53

3 3 Đánh giá tác động 56

3.3.1 Tác động tới môi trường không khí 56

3.3.2 Tác động do ồn, rung 58

3.3.3 Tác động tới môi trường nước biển 59

3.3.4 Tác động tới môi trường đất và trầm tích 65

3.3.5 Tác động đến môi trường sinh vật 66

3.3.6 Tác động đến hoạt động giao thông thủy 68

3.3.7 Tác động do sự cố môi trường trong cả hai giai đoạn 68

CHƯƠNG 4 : CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 70

4 1 Biện pháp giảm thiểu tác động tới môi trường không khí 70

4.1.1 Trong giai đoạn xây dựng 70

4.1.2 Trong giai đoạn vận hành 70

4 2 Biện pháp giảm thiểu tác động tới môi trường nước biển 71

4.2.1 Trong giai đoạn xây dựng 71

4.2.2 Trong giai đoạn vận hành 72

4 3 Biện pháp giảm thiểu tác động tới môi trường đất 74

4.3.1 Các biện pháp đối với chất thải thông thường 74

4.3.2 Biện pháp đối với chất thải rắn nguy hại 74

Trang 2

4 4 Biện pháp bảo vệ môi trường sinh vật và khu DTSQ 74

4 5 Biện pháp an toàn giao thông thủy 75

4 6 Biện pháp phòng chống, ứng phó các sự cố môi trường 75

4 7 Biện pháp an toàn lao động 76

CHƯƠNG 5 : CAM KẾT THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 78

5 1 Cam kết bảo vệ môi trường không khí 78

5.1.1 Trong giai đoạn xây dựng 78

5.1.2 Trong giai đoạn vận hành 78

5 2 Cam kết bảo vệ môi trường nước biển 79

5.2.1 Trong giai đoạn xây dựng 79

5.2.2 Trong giai đoạn vận hành 79

5 3 Cam kết bảo vệ môi trường đất và trầm tích 79

5 4 Cam kết bảo vệ vệ môi trường sinh vật và khu DTSQ 79

5 5 Cam kết bảo vệ an toàn giao thông thủy 79

5 6 Cam kết phòng chống, ứng phó các sự cố môi trường 79

5 7 Cam kết sử dụng biện pháp an toàn lao động 80

5 8 Cam kết thực hiện các tiêu chuẩn môi trường 81

CHƯƠNG 6 : CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG, CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 82

6 1 Danh mục các công trình xử lý môi trường 82

6.1.1 Các công trình xử lý liên quan đến chất thải 82

6.1.2 Các công trình khác 82

6 2 Chương trình quản lý và giám sát môi trường 82

6.2.1 Chương trình quản lý môi trường 83

6.2.2 Chương trình giám sát môi trường 87

CHƯƠNG 7 : DỰ TOÁN CHI PHÍ CHO CÁC CÔNG TRÌNH MÔI TRƯỜNG 93

CHƯƠNG 8 : THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 96

CHƯƠNG 9 : CHỈ DẪN NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ 98

9 1 Nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu 98

9.1.1 Nguồn tài liệu tham khảo 98

9.1.2 Nguồn tài liệu, dữ liệu thực hiện 98

9 2 Phương pháp áp dụng trong quá trình nghiên cứu, lập báo cáo 100

9.2.1 Phương pháp luận 100

9.2.2 Phương pháp đánh giá 100

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 101

TÀI LIỆU THAM KHẢO 102

PHỤ LỤC 104

Trang 3

MỤC LỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Khối lượng các hạng mục xây dựng công trình 14

Bảng 2.1: Các chỉ tiêu cơ lý chủ yếu của lớp 1 21

Bảng 2.2: Các chỉ tiêu cơ lý chủ yếu của lớp 2 22

Bảng 2.3: Các chỉ tiêu cơ lý chủ yếu của lớp 3 23

Bảng 2.4: Nhiệt độ trung bình tại khu vực nghiên cứu (0C) 24

Bảng 2.5: Lượng mưa hàng tháng tại khu vực nghiên cứu (mm) 25

Bảng 2.6: Độ bốc hơi hàng tháng tại khu vực nghiên cứu (mm) 25

Bảng 2.7: Độ ẩm tương đối trung bình tháng tại khu vực nghiên cứu (%) 26

Bảng 2.8: Mực nước ứng với tần suất tại Hòn Gai 27

Bảng 2.9: Vị trí các điểm đo chất lượng không khí và ồn 28

Bảng 2.10: Tổng hợp kết quả phân tích mẫu không khí 30

Bảng 2.11: Tổng hợp kết quả đo đạc tiếng ồn 31

Bảng 2.12: Kết quả phân tích mẫu nước mặt 32

Bảng 2.13: Kết quả phân tích chất lượng đất 33

Bảng 2.14: Cấu trúc thành phần loài ĐVĐ vùng biển Cát Bà 39

Bảng 2.15: Phân bố số loài ĐVĐ ở các khu vực thuộc vùng biển Cát Bà 40

Bảng 2.16: Diện tích phân bố của rong biển ở một số vùng 40

Bảng 2.17: Cấu trúc loài trong các giống, họ điển hình của HST đáy mềm 42

Bảng 2.18: Biến động số lượng của động vật phù du trên mặt rộng và theo mùa 43

Bảng 2.19: Số hộ nghèo theo xã, thị trấn 46

Bảng 3.1: Nguồn tác động đến môi trường trong giai đoạn xây dựng và vận hành 52

Bảng 3.2: Khối lượng bùn đất và cát trong quá trình xây dựng 53

Bảng 3.3: Đối tượng và quy mô tác động trong giai đoạn xây dựng 54

Bảng 3.4: Đối tượng và quy mô tác động trong giai đoạn vận hành 55

Bảng 3.5: Nồng độ các chất ô nhiễm không khí dự báo trong giai đoạn vận hành 57

Bảng 3.6: Mức độ ồn tối đa của một số phương tiện và thiết bị 58

Bảng 3.7: Mức độ ồn tối đa tại khu dân cư gần nhất trong trường hợp có nhiều thiết bị hoạt động đồng thời 59

Bảng 3.8: Quan hệ giữa khả năng nguồn ô nhiễm và các dạng ô nhiễm môi trường nước trong giai đoạn xây dựng và vận hành 60

Bảng 3.9: Lượng tác nhân gây ô nhiễm /người/ ngày 62

Bảng 3.10: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 63

Bảng 3.11: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 63

Bảng 3.12: Tải lượng ô nhiễm trong giai đoạn vận hành 64

Bảng 6.1: Chương trình quản lý môi trường Dự án xây dựng bến phà du lịch Gia Luận 84

Bảng 6.2: Dự toán kinh phí giám sát môi trường dự án xây dựng bến phà Gia Luận 89

Bảng 7.1: Các công trình thu gom và xử lý chất thải 93

Bảng 7.2: Các công trình an toàn giao thông 93

Bảng 7.3: Các công trình thoát nước 94

Bảng 7.4: Các công trình khác 95

Bảng 9.1: Các chỉ tiêu và thiết bị sử dụng quan trắc, phân tích chất lượng không khí 98

Bảng 9.2: Thiết bị phân tích các thông số môi trường nước 99

Bảng 9.3: Các chỉ tiêu môi trường đất và phương pháp phân tích 99

Trang 4

MỤC LỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Sơ đồ mặt bằng khu vực Dự án 12

Hình 1.2: Sơ đồ hướng tuyến Dự án xây dựng bến phà du lịch Gia Luận 13

Hình 2.1: Sơ đồ lấy mẫu dự án xây dựng bến phà Gia Luận 34

Hình 4.1: Hình ảnh nhà vệ sinh di động 72

Hình 4.2: Cấu tạo chung bể tự hoại ba ngăn 73

Hình 6.1: Các bước trong cơ chế phản hồi, điều chỉnh sửa đổi 87

Hình 6.2: Sơ đồ các vị trí quan trắc môi trường tự nhiên 92

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BQLDA Ban quản lý dự án

BTCT Bê tông cốt thép

BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trường

DTSQ Dự trữ sinh quyển

ĐTM Đánh giá tác động môi trường

GTVT Giao thông vận tải

TCCP Tiêu chuẩn cho phép

TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

TCXDVN Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc

WHO Tổ chức y tế thế giới

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Xuất xứ của dự án

Quần đảo Cát Bà nằm ở vị trí cửa ngõ của vịnh Bắc Bộ và có nhiều nguồn tàinguyên thiên nhiên quý giá Địa hình núi đá vôi của đảo Cát Bà cũng như các đảolân cận trên biển tạo nên một cảnh quan vô cùng hấp dẫn, đồng thời ở đây vườnquốc gia Cát Bà có nhiều loài động thực vật quý hiếm tạo cho khu vực này có tiềmnăng du lịch lớn không chỉ cho du lịch sinh thái trên đảo mà cả du lịch trên biển

Do vị trí địa lý tự nhiên ưu đãi, đảo Cát Bà liền kề với vịnh Hạ Long – Di sảnthiên nhiên thế giới (nay đang được bình chọn để đề cử là kỳ quan thiên nhiên thếgiới) Đảo Cát Bà được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới, cótiềm năng du lịch rất lớn Tuy nhiên, đường đến với đảo Cát Bà chưa thuận lợi nênhàng năm số lượng khách du lịch đến với đảo còn rất khiêm tốn Số khách du lịchđến Cát bà năm 2004 khoảng 350 nghìn lượt người, trong đó khách quốc tế là 90nghìn lượt người Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010-2020 củahuyện Cát Hải thì phát triển du lịch được coi là then chốt, là ngành kinh tế mũi nhọn

có tác động quyết định đến việc thay đổi diện mạo của toàn huyện Theo quy hoạchthì tới năm 2020 số khách du lịch tới Cát Bà sẽ là 3500 nghìn lượt người, trong đókhách quốc tế sẽ là 1700 nghìn lượt người

Cùng góp sức trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đảo Cát Bà cũng nhưhuyện Cát Hải, Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh đã lập phương án xây dựngtuyến phà du lịch Tuần Châu – Cát Bà qua bến phà Gia Luận gọi là tuyến phà dulịch Tuần Châu – Gia Luận Sau khi thống nhất với lãnh đạo huyện Cát Hải, Công

ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh đã báo cáo với lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh và lãnh đạothành phố Hải Phòng về phương án xây dựng bến phà Gia Luận, lãnh đạo hai địaphương đã nhất trí và cho phép tổ chức thực hiện

2 Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

Trang 7

Cơ quan lập báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường (ĐTM):

Danh sách thành viên chính tham gia:

4 Nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường

Báo cáo gồm các chương mục:

Mở đầu

Chương 1: Mô tả tóm tắt dự án

Chương 2: Điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế xã hội

Chương 3: Đánh giá các tác động môi trường

Chương 4: Biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố

môi trườngChương 5: Cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường

Chương 6: Các công trình xử lý môi trường, chương trình quản lý giám sát

môi trườngChương 7: Dự toán kinh phí cho các công trình môi trường

Chương 8: Tham vấn ý kiến cộng đồng

Chương 9: Chỉ dẫn nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu và phương pháp đánh giá

Trang 8

Kết luận

Để hoàn thành báo cáo “Đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng bến phà dulịch Gia Luận”, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu toàn bộ những tài liệu về môitrường nền khu vực Dự án và tiến hành khảo sát thực địa bổ sung theo tuyến phàthiết kế của Dự án, lấy mẫu và phân tích các yếu tố môi trường cơ sở, xử lý số liệu,phân tích và lập báo cáo

Trang 9

CHƯƠNG 1 : MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN1.1 Tên dự án

Dự án: “Xây dựng bến phà du lịch Gia Luận” thuộc xã Gia Luận, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng.

1.2 Chủ dự án

Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh

Địa chỉ: Đảo Tuần Châu - Thành phố Hạ Long - Tỉnh Quảng Ninh

Người đại diện chủ dự án: Ông Đào Anh Tuấn

Chức vụ: Giám đốc công ty

Điện thoại liên hệ: 033.842.134

Đơn vị tư vấn thiết kế: Trung tâm tự động hóa thiết kế HAFICO GROUP

Địa chỉ: Đường Cái Lân, Tp Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh ĐT: 033.849089 –033.849088; Fax: 033.846338

+ Phía Bắc và phía Tây giáp biển (thuộc vùng đệm của Vịnh Hạ Long)

+ Phía Đông giáp với đường ra bến tàu du lịch Gia Luận

+ Phía Nam giáp núi đá

+ Bến phà Gia Luận cách bến phà Tuần Châu khoảng 7,32 km

+ Tổng diện tích mặt bằng xây dựng dự án: 18.190m2 (1,819ha)

1.4 Nội dung chủ yếu của dự án

Xây dựng bến phà du lịch Gia Luận với diện tích 1,819ha, tại xã Gia Luận, huyệnCát Hải, thành phố Hải Phòng và mở tuyến thông phà Gia Luận – Tuần Châu

1.4.1 Tổng mức đầu tư của dự án

Trang 10

Bằng chữ: Bốn mươi lăm tỷ, tám trăm bảy mươi lăm triệu, bốn trăm nghìn đồng.

Nguồn vốn đầu tư như sau:

- Vốn tự có của Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh chiếm tỷ lệ 30% tương ứng13.762.628.000 đồng

- Vốn vay tín dụng chiếm tỷ lệ 20% tương ứng 9.175.085.000 đồng

- Vốn huy động từ các nguồn hợp pháp khác chiếm tỷ lệ 50% tương ứng22.937.714.000 đồng

1.4.2 Qui mô và giải pháp kỹ thuật

- Vật liệu san nền: sử dụng cát hạt trung đầm chặt K90

(2) Bến phà:

- Thông số kỹ thuật phà tính toán:

Phà tự hành với thông số: (Chiều dài x chiều rộng x chiều cao x mớn nước)

L x B x H x T = 59 x 12,5 x 2,6 x 1,5 m

Trang 11

Phà lắp hai máy với công suất P = 300cv x 2; có sức chở 150 tấn.

Số lượng dự kiến: 3 phà, mỗi phà hoạt động 2ca/ngày

Tường bến: hệ dầm bản bê tông cốt thép trên nền cọc bê tông cốt thép

Tường mút bến và tường xung quanh phần dưới cao trình +1,0m: sử dụng hệ vánkhuôn thép kết hợp với hệ thống khung dầm bê tông cốt thép đúc sẵn lắp ghép đổ bêtông trong khoang dầm

Tường bến hai bên phần trên cao trình +1,0m sử dụng tường góc bê tông cốt thép đổtại chỗ trên nền cọc bê tông cốt thép

Phía sau tường bến xếp rọ đá, đắp đá hộc và làm tầng lọc ngược chắn đất Lòng bến

đổ cát đầm chặt trên nền đất yếu đã được xử lý bằng cọc cát

Mặt bến: Phần dưới cao trình +1,0m bằng bê tông cốt thép lắp ghép kích thước:

15 x 780 x 40 cm

(3) Đường xuống bến

Đường xuống bến kết hợp làm bãi đỗ xe chờ phà, đảm bảo cho mỗi bên 02 làn xelên, 02 làn xe xuống và kết hợp chờ xuống phà, hai bên có vỉa hè rộng 3m dành chongười đi bộ khi lên xuống phà

Chiều dài: 177,52 m

Quy mô cắt ngang Bm = 2 x 8 m; Bvỉa hè= 2 x 3 m

Kết cấu mặt đường bê tông xi măng M250 dày 18 cm trên lớp móng cát sạn dày 20

cm đầm chặt K98, nền là cát san lấp đầm chặt K95 phía dưới là nền đất đã được gia

cố cọc cát Vỉa hè lát gạch block dày 6 cm trên lớp đệm cát sạn dày 10 cm

(4) Kè bảo vệ khu đất

Trang 12

Xây dựng kè chắn bao quanh khu đất sử dụng kè tường góc bê tông cốt thép đổ tạichỗ trên nền cọc bê tông cốt thép Phía dưới tường góc là lăng thể đá hộc có tầnglọc ngược phía sau chống trôi đất.

(5) Luồng và hệ thống báo hiệu

- Tổng chiều dài tuyến (từ Bến phà Tuần Châu đến bến phà Gia Luận): 7,32 km

- Thông số tuyến luồng tính toán:

Mực nước tính toán: 0,0m (Hải đồ)

Chiều rộng luồng: 40 m

Cao trình đáy luồng chạy tàu: - 2,0 m (Hải đồ)

Vũng quay: đường kính D = 3L(phà) = 180m Cao độ vũng quay bằng cao độ đáyluồng (-2m)

- Hệ thống báo hiệu:

Trên tuyến luồng bố trí hệ thống báo hiệu theo tiêu chuẩn báo hiệu đường thủy nộiđịa Việt Nam 22TCN 269-2000 Dự kiến bố trí 11 phao báo hiệu và 11 cột báo hiệucho tuyến luồng; 02 phao báo hiệu giới hạn vùng nước vũng quay

Trang 13

Hệ thống cửa khung nhôm kính Đài Loan.

Tường sơn màu vàng kem

(8) Sân

Tổng diện tích sân lát gạch S = 4.478,5m2

Kết cấu mặt sân: sân khu vực dịch, khu bán đồ lưu niệm và khu văn phòng lát gạchcon sâu tự chèn Móng đệm cát sạn dày 10cm

(9) Bể nước sinh hoạt

Bể nước sinh hoạt 30m3

Thành bể xây gạch M50, trát vữa XM75, dày 20, trong đánh bóng nước XM nguyênchất

Đáy bể, hệ dầm, giằng BTCT đổ tại chỗ M200, đá 1x 2

Mặt trên bể đậy tấm đan BTCT, M200, đá 1x 2 lắp ghép

(10) Cổng, tường rào

Cổng dùng cổng sắt đẩy (dùng môtơ điện) Tường rào bao quanh khu vực vănphòng thiết kế tường rào hoa sắt Khu vực nhà chờ khách thiết kế lan can thép ốngD60-D80

(11) Điện chiếu sáng tổng thể

Bố trí 01 trạm biến áp công suất 125KVA

Trang 14

Nguồn cấp điện: dự kiến đấu nối từ nguồn cấp điện sinh hoạt và đều được đi ngầmdưới đất Tại các vị trí cắt qua đường giao thông, cáp được đi trong ống lồng bằngthép D80 Điện sinh hoạt cấp cho các khu dịch vụ được đấu nối từ các tủ phân phốiđiện (công tơ đặt tại các tủ).

Hệ thống đèn chiếu sáng dùng cột điện thép tròn côn liền cần đơn H = 8m, bóngNatri 250W, đèn sân vườn kí hiệu (ZT-2940), đèn hắt HPULICO

(12) Cấp nước sinh hoạt

Do khu vực lập dự án nằm cách xa trung tâm do đó nguồn cấp nước sinh hoạt chotoàn bộ khu bến sẽ được xe téc chuyên chở bằng phà từ Tuần Châu đến chứa trong

bể chứa có dung tích 30m3 bố trí tại khu đất xây dựng nhà văn phòng bến

Từ đó nước sẽ cấp đến các khu chức năng bằng đường ống HDPE 50 – HDPE 63.Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt theo TCXDVN 33: 2006 đối với khu du lịch nằm ởngoại ô

Nước sinh hoạt là 150 lít/người/ngày Nước phục vụ công cộng (tưới cây, rửađường, cứu hỏa,…) chiếm 10% nước sinh hoạt

(13) Bể chứa nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt tại khu vực bến phà được xử lý bằng bể tự hoại 4m3 gồm 3ngăn: Ngăn lắng phân huỷ kỵ khí, ngăn lắng tiếp và ngăn lọc

Trang 15

Hình 1.1: Sơ đồ mặt bằng khu vực Dự án

Trang 16

Hình 1.2: Sơ đồ hướng tuyến Dự án xây dựng bến phà du lịch Gia Luận

Bảng 1.1: Khối lượng các hạng mục xây dựng công trình

Trang 17

5 Cẩu lắp hệ khung dầm BTCT bằng cần trục nổi

6 Bê tông đài cọc đổ tại chỗ trong khoang dầm

Trang 18

Bê tông M300 đá 2x4 dày 18 cm m3 191,4

Trang 19

2 Tường góc bê tông cốt thép M300 đổ tại chỗ

VII Đường xuống bến

Trang 20

Nguồn: Báo cáo “Dự án đầu tư xây dựng bến phà du lịch Gia Luận”

Nguồn cung cấp vật liệu:

Tất cả các vật liệu phục vụ cho việc thi công bến phà đều được mua từ Quảng Ninh

và tập kết tại điểm thi công

1.4.4 Trình tự và biện pháp thi công chủ yếu

Dự kiến thi công xây dựng bến phà Gia Luận trong thời gian 4 - 5 tháng với trình tựnhư sau:

a Thi công bến phà, kè bờ:

- Chuẩn bị mặt bằng thi công Định vị công trình Thi công cọc cát gia cố nền

- Nạo vét, đào móng tường bến, móng kè đến cao độ thiết kế Dùng tàu hút bụngchở đi bằng xà lan và đổ tại Tuần Châu – Quảng Ninh

- Đúc và đóng cọc thử để xác định chính xác chiều dài cọc

- Thi công các cấu kiện đúc sẵn (cọc, hệ khung dầm, bản) Đóng cọc đại trà

- Dùng thợ lặn gông đầu cọc lắp dựng hệ thống cốp pha thép kết hợp với cần trụcnổi lắp ghép hệ khung dầm bê tông cốt thép Gia công lắp dựng cốt thép đổ bê tôngkhoang dầm

- Thả rọ đá, đắp đá hộc sau tường bến làm tầng lọc ngược Đắp cát lòng bến

- Lắp các khối móc neo phà, đổ bê tông mặt bến Lắp ghép bản mặt bến và đổ bêtông mối nối

b Thi công kè bờ

- Công tác định vị mặt bằng, đào móng, gia cố nền thực hiện cùng với thi công bếnphà

Trang 21

- Đúc và đóng cọc thử để xác định chính xác chiều dài cọc.

- Đúc và đóng cọc đại trà

- Gông đầu cọc, đạp bê tông đầu cọc bằng lao động thủ công kết hợp cần trục nổi

- Lắp dựng cốp pha, gia công lắp đặt cốt thép tường góc bằng lao động thủ công kếthợp cần trục nổi Đổ bê tông tường kè

- Thả đá hộc, làm tầng lọc ngược Đắp cát tôn nền sau tường kè

c Thi công cột báo hiệu

- Biển báo, lan can, cầu thang được gia công tại các xưởng cơ khí

- Biển báo, lan can sau khi gia công xong được đưa xuống các phương tiện nổi cùngcác vật tư, vật liệu, máy móc thi công và vận chuyển tới vị trí đặt các cột báo hiệutrên tuyến

- Xác định vị trí đặt cột báo hiệu, neo buộc phương tiện nổi phục vụ thi công

- Chuẩn bị mặt bằng thi công, phá đá đục lỗ làm cầu thang lên xuống từ phương tiệnđến móng cột đèn Phá đá tạo mặt bằng móng, khoan đá để cấy cốt thép móng

- Gia công lắp dựng cốt thép, cốp pha, đổ bê tông móng cột, thân cột

- Lắp đặt cầu thang, lan can bảo hiểm và biển báo hiệu

- Lắp đặt đèn báo hiệu

- Hoàn thiện, thu dọn và kết thúc thi công

d Thi công phao báo hiệu

- Phao báo hiệu được gia công chế tạo tại các xưởng cơ khí Trước khi chế tạo hàngloạt cần kiểm tra độ nổi, độ ổn định của phao

- Rùa neo bê tông cốt thép được đúc sẵn trên bờ

- Phao, rùa, xích và các phụ kiện sau khi gia công xong được đưa xuống các phươngtiện nổi cùng các vật tư, vật liệu, máy móc thi công và vận chuyển tới vị trí thả phaobáo hiệu trên tuyến

- Xác định vị trí thả phao báo hiệu, cắm sào định vị

- Thả phao

- Lắp đặt đèn, điều chỉnh phao

- Thu dọn, kết thúc công việc thả phao

Trang 22

e Thi công các công trình phụ trợ

- Trong quá trình thi công phải luôn tuân thủ các quy trình, quy phạm thi công, cácquy định về an toàn lao động

- Phải tiến hành nghiệm thu trước khi chuyển giai đoạn

- Xi măng đưa vào công trình phải đúng chủng loại theo yêu cầu thiết kế cho từngloại kết cấu và phải đảm bảo chất lượng, đủ điều kiện sử dụng (TCVN 2682-1992)

- Sắt thép các loại: Dùng thép mới chưa qua sử dụng, phải tròn đều, không khuyếttật, han rỉ Phải đảm bảo các chỉ tiêu kéo, nén của thép theo tiêu chuẩn của Bộ Xâydựng ban hành (TCVN 4116 -85)

Trang 23

CHƯƠNG 2 : ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ

KINH TẾ - XÃ HỘI2.1 Điều kiện tự nhiên và môi trường

2.1.1 Điều kiện địa lý, địa chất

Khu vực xây dựng bến phà Gia Luận nằm tại phía Bắc của đảo Cát Bà, cách trungtâm thị trấn Cát Bà khoảng 25 km, thuộc địa phận xã Gia Luận, huyện Cát Hải,thành phố Hải Phòng

Phía Bắc và phía Tây giáp biển, phía Đông giáp với đường ra bến tàu du lịch GiaLuận, phía Nam giáp núi đá (nằm ở ranh giới vùng đệm và vùng chuyển tiếp củakhu Dự trữ sinh quyển Cát Bà) Bến phà Gia Luận cách bến phà Tuần Châu khoảng7,32 km

Các thành tạo địa chất tại khu vực thi công bến phà nói riêng và đảo Cát Bà nóichung gồm có:

Trầm tích Đệ Tứ (Q): Cát bột, bột, sét.

Hệ Cacbon thống giữa – Pecmi - Hệ tầng Quang Hanh (C2 -Pqh): Đá vôi

dạng khối, phân lớp, đá vôi silic

Hệ Cacbon thống dưới - Điệp Cát Bà (C1cb): Đá vôi phân lớp mỏng đến dày,

màu đen, xám đen

Hệ Đevon thống trên - Cacbon thống dưới - Hệ tầng phố Hàn (D3-C1ph): Đávôi phân lớp đôi chỗ dạng khối, kẹp đá vôi silic

Theo tài liệu khảo sát tại khu vực xây dựng bến phà bằng hai hố khoan địa chấtcông trình, địa tầng khu vực gồm có các lớp đất sau:

Lớp 1: Sét màu xám lẫn vỏ sò, trạng thái dẻo chảy đến chảy Bề dày của lớp

dao động từ 9,2 đến 9,6m Các chỉ tiêu cơ lý của lớp đất được thống kê theobảng sau:

Bảng 2.2: Các chỉ tiêu cơ lý chủ yếu của lớp 1

T

Trang 24

4 Khối lượng riêng hạt  g/cm3 2,67

Nguồn: Báo cáo “Dự án Đầu tư xây dựng bến phà du lịch Gia Luận”

Lớp 2: Sét màu vàng vân trắng lẫn kết vón Laterit, trạng thái nửa cứng, bề

dày lớp là 1,3m Các chỉ tiêu cơ lý của lớp đất được thống kê theo bảng sau:

Bảng 2.3: Các chỉ tiêu cơ lý chủ yếu của lớp 2

T

Trang 25

Lớp 3: Sét màu vàng lẫn đá dăm, đá vôi phong hóa, trạng thái nửa cứng Bề

dày của lớp là 3,5m Chỉ tiêu cơ lý của lớp tổng hợp từ các mẫu thí nghiệm

có giá trị như bảng sau:

Bảng 2.4: Các chỉ tiêu cơ lý chủ yếu của lớp 3

Nguồn: Báo cáo “Dự án Đầu tư xây dựng bến phà du lịch Gia Luận”

Lớp 4: Thấu kính cát, bề dày 3m Thành phần thạch học của lớp là cát hạt

trung màu vàng nhạt, bão hòa nước, kết cấu chặt vừa Thí nghiệm xuyên tiêuchuẩn SPT trong lớp cho giá trị N = 25 búa

Lớp 5: Đá vôi màu xám chứa mạch can xít màu trắng Bề dày lớp quan sát

được trong phạm vi chiều sâu khoan khảo sát là 6m và 7,4m

2.1.2 Điều kiện khí hậu

Tuy là đảo nhưng Cát Bà nằm gần sát đất liền nên nó vẫn mang đặc tính khí hậuchung của vùng Hải Phòng - Quảng Ninh là nhiệt đới gió mùa Biển chỉ có tác dụngđiều chỉnh khí hậu không lớn, làm cho mùa đông thì ấm hơn còn mùa hè thì máthơn khu vực đất liền thuộc Hải Phòng Khu vực nghiên cứu cũng không nằm ngoàiquy luật đó

- Chế độ nhiệt: Ở vùng này, khí hậu hàng năm chia ra hai mùa rõ rệt Mùa khô kéo

Trang 26

dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình từ 15 - 240C, thấp nhất

90C Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, có nhiệt độ trung bình 25 - 300C,cao nhất 37 - 380C

Bảng 2.5: Nhiệt độ trung bình tại khu vực nghiên cứu (0C)

Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia

- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình tháng trong mùa mưa là 160-270 mm, cótháng lên tới 445 mm (tháng 9 năm 1997) Lượng mưa trung bình tháng về mùa khôchỉ đạt dưới 30 mm, có tháng chỉ có 0.2 mm (tháng 12 năm 2000) Lượng mưatrung bình năm là 1566 mm/năm (giai đoạn 1997-2006) Bảng dưới đây phản ánhlượng mưa phân phối trong các tháng của năm :

Bảng 2.6: Lượng mưa hàng tháng tại khu vực nghiên cứu (mm)

Trang 27

2003 11,2 12,7 28,9 84,8 168 247 142 179 276 152 54 82,0 1438

2004 22,7 6,5 46,4 104 140 236 248 214 324 225 135 57,5 1759

2005 12,8 15,9 93,5 75,3 98,3 180 166 285 291 130 61 34,8 1444

2006 18,8 27,6 36,0 41,6 115 209 300 340 227 168 36 42, 5 1562

Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia

- Lượng bốc hơi: Trong vùng nghiên cứu, độ bốc hơi thường lớn nhất vào tháng 10

và tháng 11 với lượng bốc hơi có thể đạt đến 91 mm.Vào tháng 3 và 4, lượng bốchơi chỉ còn 20-25 mm

Bảng 2.7: Độ bốc hơi hàng tháng tại khu vực nghiên cứu (mm)

Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia

- Chế độ ẩm: Độ ẩm tương đối bình quân tháng thường từ 80 đến 90% ; thấp nhất là70%, còn cao nhất là 95%

Bảng 2.8: Độ ẩm tương đối trung bình tháng tại khu vực nghiên cứu (%)

Trang 28

Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia

- Chế độ gió, giông, bão: Gió trong vùng thường thổi theo hướng Bắc hoặc ĐôngBắc nhưng về mùa hè, gió lại thổi theo hướng Nam hoặc Đông Nam Tốc độ giótrung bình hàng năm đạt 2,7 m/s Khu vực nghiên cứu được che chắn bằng các dãynúi đá nên tương đối kín gió, tuy nhiên thường có những cơn giông đột ngột gâymất an toàn cho các tàu du lịch có thượng tầng cao và kín, đỗ đậu tại các khu vựctrống trải như bến tàu du lịch hoặc các điểm thăm quan ngoài Vịnh

Vào các tháng 10 đến tháng 3 năm sau thường xuất hiện các đợt gió mùa Đông Bắcmạnh, gây ra biển động, sóng lớn thường kéo dài từ 5 đến 7 ngày làm cho tàuthuyền nhỏ không ra khơi được Các kỳ giao thời giữa 2 mùa gió, trên biển cũngthường xuất hiện giông tố cục bộ gây ra gió mạnh, gió xoáy cũng rất nguy hiểm chocác tàu thuyền

Vùng nghiên cứu chịu ảnh hưởng khá mạnh của bão và áp thấp nhiệt đới hình thành

từ biển Đông và Thái Bình Dương Trong 40 năm gần đây có khoảng 37 cơn bão đổ

bộ vào Hải Phòng, Quảng Ninh với thời gian xuất hiện thường từ trung tuần tháng 5đến tháng 10, tập trung vào các tháng 7,8,9 Hướng đi của bão và áp thấp nhiệt đớichủ yếu là hướng tây hoặc tây tây bắc

2.1.3 Đặc điểm thủy văn

Địa điểm xây dựng bến phà nằm phía Bắc đảo Cát Bà thuộc xã Gia Luận, huyện CátHải, thành phố Hải Phòng tuy nhiên xét về địa lý thì công trình nằm trong khu vựcphía tây nam vịnh Hạ Long, nên số liệu thuỷ văn được sử dụng theo đặc điểm thủyvăn của khu vực Hòn Gai

- Chế độ thủy triều và mực nước: Vùng biển Hạ Long có chế độ nhật triều thuầnnhất, thời gian nước lên và nước xuống xấp xỉ nhau Đây cũng là vùng biển hiếmthấy trên thế giới, điển hình cho chế độ nhật triều đều Trong 1 tháng, số ngày nhậttriều chiếm 26 - 28 ngày Biên độ dao động thủy triều vào khoảng 3m, cao nhất đến4,1m Thời gian triều cường thường xảy ra sau ngày mặt trăng có độ xích vĩ lớnnhất khoảng 2 - 3 ngày Triều mạnh trong năm thường xuất hiện vào các tháng 1, 6,

Trang 29

7 và 12; còn triều yếu vào các tháng 3, 4, 9 Kết quả quan trắc và tính toán tần suấtmực nước tại khu vực xây dựng như sau:

Bảng 2.9: Mực nước ứng với tần suất tại Hòn Gai

Hgiờ(m) 3,90 3,63 3,28 2,98 2,63 2,00 1,55 1,16 0,96 0,57Hđỉnh triều(m) 4,18 4,08 3,94 3,81 3,64 3,37 3,13 2,93 2,83 2,63Hchân triều(m) 2,09 1,91 1,65 1,44 1,21 0,84 0,60 0,43 0,36 0,23Htb ngày(m) 2,34 2,30 2,26 2,20 2,14 2,03 1,95 1,89 1,80 1,77

Nguồn: trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia – Trạm Hòn Dấu

- Chế độ dòng chảy và sóng: Ở trong vùng, khi thuỷ triều xuống, dòng chảy theo

hướng từ Bắc về Tây; khi thủy triều lên, dòng chảy ngược lại theo hướng Tây Bắc.Tốc độ dòng chảy khi triều xuống lớn hơn khi triều lên (0,4 m/s so với 0,2 m/s)

Vịnh Hạ Long có hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ che chắn nên khu vực Dự án gần nhưlặng sóng (90% thời gian lặng sóng hoặc sóng nhỏ) nên không gây trở ngại cho khaithác vận tải du lịch

2.1.4 Hiện trạng chất lượng không khí

Để đánh giá chất lượng hiện tại của môi trường không khí trong khu vực Dự án,cuối tháng 3 đầu tháng 4 năm 2008, chúng tôi đã tiến hành đo đạc chất lượng khôngkhí tại 3 điểm như sau:

Bảng 2.10: Vị trí các điểm đo chất lượng không khí và ồn

STT Vị trí các điểm đo chất lượng không khí và ồn

1 KK1: Cầu cảng Gia Luận, tại đầu giáp đất liền, gần bãi đỗ xe.

Trang 30

khí CO, NO2, SO2 và nồng độ bụi đều rất thấp, dưới ngưỡng TCVN 5937-2005nhiều lần.

Về nồng độ bụi thấp nhất là tại vị trí đầu ngoài cùng của cầu cảng - 0,017 mg/m3thấp hơn so với TCCP là 17,6 lần, nơi có nồng độ bụi cao nhất là vị trí đầu giáp đấtliền song ở đó cũng thấp hơn 15 lần so với TCCP Điều này cũng dễ hiểu bởi khuvực dự án ít xe cộ qua lại

Hàm lượng khí CO cũng rất thấp, vị trí giữa cầu tầu là nơi có hàm lượng khí COcao nhất – 2,05 mg/m3 chỉ bằng 0,068 lần so với TCCP; hàm lượng khí CO thấpnhất là ở khu vực ngoài cầu tầu – 1,87 mg/m3, thấp hơn 16,04 lần so với TCCP Hàm lượng khí SO2 đo được cao nhất là tại vị trí ngoài cầu tầu và giữa cầu, song giátrị đó cũng chỉ bằng 0,04 lần so với TCCP Giá trị đo được thấp nhất là tại vị trí gầnbãi đỗ xe, khí SO2 chỉ bằng 0,37 lần so với TCCP

Hàm lượng khí NO2 dưới ngưỡng TCCP rất nhiều lần, giá trị trung bình đều ở khoảng0,013 mg/m3, so với TCCP thì giá trị này chỉ bằng 0,065 lần

Kết quả trên phản ánh chất lượng môi trường không khí khu vực Dự án là rất tốt,chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm

Trang 31

Bảng 2.11: Tổng hợp kết quả phân tích mẫu không khí

Điểm đo Giá trị TSP (mg/

m 3 )

CO (mg/m 3 )

SO 2 (mg/m 3 )

NO 2 (mg/

m 3 )

Nhiệt độ ( 0 C)

Độ ẩm (%)

Tốc độ gió (m/s)

Hướng gió

Trang 32

Bảng 2.12: Tổng hợp kết quả đo đạc tiếng ồn

2.1.6 Hiện trạng môi trường nước mặt

Trong quá trình khảo sát, tiến hành đo trực tiếp các thông số về chất lượng môitrường nước bằng bộ KIT đo nhanh tại hiện trường do Viện Khoa học và Công nghệViệt Nam sản xuất Các chỉ tiêu dầu mỡ và sinh hóa được lấy mẫu và bảo quảntrong thùng mẫu được phân tích tại phòng phân tích của Viện Địa chất - Viện Khoahọc và Công nghệ Việt Nam

Kết quả phân tích 18 chỉ tiêu của 10 mẫu nước mặt lấy tại khu vực cầu cảng GiaLuận và dọc tuyến từ bến phà Gia Luận đến bến phà Tuần Châu cho thấy:

Tất cả các chỉ tiêu phân tích có giá trị thấp hơn giá trị cho phép của TCVN5943:1995 về tiêu chuẩn chất lượng nước biển ven bờ Tuy nhiên độ mặn trongnước và giá trị pH là khá cao do mẫu nước được lấy vào mùa khô (tháng 2-3/2008)

Trang 33

Bảng 2.13: Kết quả phân tích mẫu nước mặt

Các chỉ tiêu Đơn vị

5943 : 1995

NO3- mg/l 3,12 0,83 1,24 3,45 2,43 1,85 2,15 3,59 2,36 1,67

NH4 mg/l < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 0,5Tổng phốt

pho (PO43-) mg/l 0,14 0,08 0,095 0,27 0,18 0,28 0,26 0,25 0,16 0,08

Dầu mỡ mg/l 0,15 0,03 0,08 0,03 0,26 0,08 0,06 0,09 0,15 0,08 0,3Coliform MPN/100ml 230 114 185 227 126 233 148 213 208 175 1000

Trang 34

2.1.7 Hiện trạng môi trường đất

Kiểm tra chất lượng môi trường đất, đã tiến hành lấy 5 mẫu đất tại các vị trí trên cầucảng, khu vực đỗ xe và khu vực vụng Lẻ Nứa Các mẫu đất được phân tích với 9 chỉtiêu gồm 6 chỉ tiêu kim loại nặng (Hg, As, Cd, Pb, Zn, Cu), tổng phốt pho, tổng nitơ

Bảng 2.14: Kết quả phân tích chất lượng đất

Hình 2.3: Sơ đồ lấy mẫu dự án xây dựng bến phà Gia Luận

Trang 35

Hiện nay đã phát hiện được 745 loài thực vật bậc cao thuộc 495 chi và 149 họ thựcvật bao gồm:

+) Cây gỗ lớn: 145 loài

+) Cây gỗ nhỏ: 120 loài

+) Cây bụi: 81 loài

+) Cây nửa bụi, dây leo: 50 loài

+) Thân thảo đứng: 237 loài

+) Thân thảo leo: 56 loài

+) Quyết thực vật: 56 loài

Động vật trên cạn:

Theo kết quả điều tra, đến nay đã phát hiện được 115 loài động vật trên cạn, trong

đó lớp thú có 20 loài, lớp chim: 69 loài, lớp bò sát: 15 loài và lớp ếch nhái: 11 loài.Mặc dù tại đây số lượng động vật trên cạn không nhiều lắm nhưng lại có những loài

có tính đặc hữu như Vọoc đầu trắng Động vật trên cạn của khu DTSQ Cát Bà cócác đặc điểm nổi bật là:

Trang 36

+) Lớp thú tuy nghèo về số lượng loài nhưng có tính đặc trưng cho vùng núi đávôi với tính thích nghi cao như Khỉ vàng, Sơn dương.

+) Lớp chim có một số loài đặc trưng cho vùng đảo biển như Nhạn trắng, Choắt.+) Lớp bò sát đáng lưu ý nhất là Tắc kè, Kỳ đà

Ngoài các đặc điểm riêng của từng nhóm, điểm nổi bật nhất là sự phân bố củachúng không đồng đều chủ yếu tập trung ở các thung áng xa dân cư như Re Bờ Đá,Nước Lụt, Man đóp … Đặc biệt Vọoc đầu trắng tập trung chủ yếu ở các vách núibên cửa sông Việt Hải, Lạch Tàu, áng Ong Cam… với số lượng tổng cộng khoảng

Hệ sinh thái rừng ngập mặn (Mangrove)

Vùng cửa sông ven biển là môi trường thuận lợi cho thực vật ngập mặn (TVNM)phát triển, tạo thành hệ sinh thái rừng ngập mặn (HSTRNM), đặc thù cho khu vựccác nước nằm trong vùng nhiệt đới HSTRNM là nguồn tài nguyên quý giá củavùng ven biển nhiệt đới nói chung và vùng biển Cát Bà – Hải Phòng nói riêng.HSTRNM phát triển mạnh ở những khu vực vùng ven biển đã góp phần làm tăng sự

đa dạng về nguồn gen, làm tăng năng suất sinh học của vùng ven biển, đồng thờigiữ vững được thế cân bằng và ổn định của vùng Sự có mặt của TVNM ở vùng venbiển đã tạo nên một hệ sinh thái rừng ngập mặn đặc thù hấp dẫn đối với ngành dulịch sinh thái

Thành phần loài và phân bố TVNM

Đã xác định được 30 loài TVNM thuộc 24 họ, trong đó bao gồm 11 loài thuộcnhóm loài TVNM thực thụ (chiếm 36% tổng số loài), 11 loài có nguồn gốc chịu

Trang 37

mặn gia nhập RNM (chiếm 36% tổng số loài), và 8 loài thuộc nhóm có nguồn gốcnội địa chuyển ra (chiếm 28%).

- Phân bố của TVNM ở vùng Cát Bà – Hải Phòng

Địa hình và thể nền của vùng Cát Bà rất đa dạng và phức tạp, chúng đã quyết địnhđến sự phân bố của TVNM và đã tạo nên những cảnh quan rất đặc thù và hấp dẫncủa vùng biển Cát Bà

- Phân bố của TVNM trên bãi bùn lầy + vỏ sinh vật

Nền đáy bùn lầy là môi trường rất thuận lợi cho TVNM phân bố và phát triển,lượng phù sa được đưa vào vùng ven biển khá lớn tạo điều kiện thuận lợi cho thảmTVNM phát triển Ở thể nền bùn lầy, TVNM thường phát triển thành thảm lớn,chúng tạo thành các đới:

Đi từ mép nước triều vào là đới sú + mắm

Tiếp đến là đới trang + đước, vẹt tương đối thuần chủng

Đi từ phần cao của cao triều lên đới bờ là đới bao gồm nhiều loài hỗn hợp:

sú, trang, đước, cói, na biển, vạng hôi, sậy …

- Phân bố của TVNM ở trên đáy đá + cát, sỏi:

Nền đáy là đá + cát, sỏi là môi trường không thuận lợi cho TVNM phát triển,TVNM phân bố ở đây thưa thớt, diện tích phân bố của TVNM hẹp chỉ có khoảng 7loài TVNM sinh sống TVNM phân bố thưa thớt, cây bé, cằn cỗi, chúng không pháttriển thành thảm, không tạo thành các đới như khu vực có nền đáy là bùn lầy

Rong biển, cỏ biển:

Các loài rong, cỏ biển chỉ có một dạng sống duy nhất đó là dạng sống bám Chúngsống bám trên các mảnh vỏ sinh vật, bám trên các gốc cây ngập mặn Đó là nhữngloài trong ngành rong Lam như Lyngbya aestuarii; ngành rong Lục: Enteromorphaprolifera, Chaetomorpha linum; ngành rong Đỏ: Bostrychia, Caloglossa gigartina,Catenella

Động vật :

Đã góp phần làm tăng sự đa dạng sinh học trong thủy vực và chúng sống ở nhiềudạng khác nhau, bao gồm:

Trang 38

+ Nhóm sống trên cây: gồm hai loài ốc bám trên cây ngập mặn và trên cỏ,chúng là động vật cư trú thường xuyên trong thảm TVNM Các loài thuộc nhómnày ăn lá và biểu bì của cây.

+ Nhóm phân bố dạng khảm: bao gồm các loài hầu, hà Chúng bám chắc trênthân cây hoặc trên các tảng đá cục ở mép phía gốc của các thảm cây ngập mặn

+ Nhóm sống trên bề mặt nền đáy: bao gồm các loài sống bò trên mặt nềnđáy và ăn mùn bã hữu cơ bề mặt Đó là các loài ốc thuộc nhóm thân mềm chânbụng

+ Nhóm sống trong nền đáy: hầu hết các loài có giá trị kinh tế lớn đều phân

bố dưới nền đáy của các bãi triều có TVNM phân bố Điển hình như cua bùn(Scylla serrata), tôm gõ mõ (Alpheus), tôm tít (Squilla), sò (Arca), sâu đất(Sipunculidae), ngán (Dosinia laminata)

+ Nhóm sống trong thân cây: bao gồm các loài khoan đục trong thân câychết, chủ yếu họ Teredinidae Chúng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phânhủy vật chất hữu cơ từ thân cây ngập mặn thành mùn bã tạo nguồn thức ăn cho cácloài ăn cặn bã

+ Nhóm di cư tạm thời: bao gồm các con non, các cá thể trưởng thành củacác nhóm tôm, cua, tôm he (Penaeus), tôm rảo (Metapenaeus), cua bùn (Scyllaserrata) Chúng di cư theo thủy triều lên xuống để kiếm mồi

+ Nhóm cá: đã phát hiện khoảng 90 loài cá thuộc 55 họ có liên quan đến hệsinh thái RNM, trong đó có 51 họ thuộc cá nước lợ, 4 họ cá nước ngọt Trong số cánước lợ, cá đối thường chiếm tỷ lệ cao, ngoài ra còn có cá bống, cá sơn, cá căng, cáhói

+ Nhóm chim: thảm TVNM là nơi cư trú, làm tổ hoặc là nơi kiếm mồi củacác loài chim Trên thế giới đã phát hiện được 200 loài chim có đời sống liên quantới thảm TVNM Thảm TVNM ở Cát Bà - Phù Long đã phát hiện được nhữngnhóm loài chim bao gồm: nhóm chim biển (chim hải âu, cốc biển, mòng biển, vítbiển, nhạn; nhóm chim trên đảo (cò đen, ); nhóm chim ven bờ (choi choi biển, chắtbụng vàng, cà kheo); nhóm chim di cư (cò trắng, mòng biển)

Ngoài ra còn có bò sát, ong sống trong thảm TVNM

Hệ sinh thái vùng triều

Bao gồm các loài sinh vật sống trong khu vực từ cao triều đến vùng thấp triều Có 3dạng sinh cảnh chính trong hệ sinh thái vùng triều Cát Bà: Các bãi cát, vùng triều

Trang 39

rạn đá, vùng triều hỗn hợp Trên vùng triều có hai dạng sinh vật chiếm ưu thế làđộng vật đáy và rong, cỏ biển.

Động vật đáy

Thành phần loài:

Cho đến nay hiện biết 533 loài động vật không xương sống đáy (gọi tắt là động vậtđáy - ĐVĐ) thuộc 270 giống, 115 họ, 11 lớp của 4 ngành: Giun đốt (Annelida),Chân đốt (arthropoda), Thân mềm (Mollusca) và Da gai (Echonodermata)

+ Giun đốt: có 145 loài, 78 giống, 26 họ thuộc 3 lớp Lớp song kinh(Amphineura) chỉ mới tìm thấy 1 loài, thuộc 1 giống, 1 họ Lớp chân bụng(Gastropoda) 129 loài, 56 giống và 29 họ Lớp hai mảnh vỏ (Bivalvia) có số loàinhiều nhất - 131 loài, 67 giống và 27 họ

+ Giáp xác: thuộc ngành chân đốt (Arthropoda) có 113 loài thuộc 70 giống,

22 họ, trong đó bộ 10 chân (Decapoda) chiếm hầu hết số loài của giáp xác với 105loài, số lượng loài ít ỏi còn lại thuộc bộ (Stomatopoda) và phân lớp chân tơ(Crinoidea)

+ Da gai: có 13 loài, 13 giống, 9 họ, 6 bộ, 4 lớp trong đó lớp đuôi rắn(Ophiuroidea) có số loài phong phú hơn cả - 5 loài, sau đến cầu gai (Crinoidea) - 3loài

Bảng 2.15: Cấu trúc thành phần loài ĐVĐ vùng biển Cát BàNhóm sinh

27.321.249.12.4

787012312

2623579

2235

Phân bố số loài:

Phân tích sự phân bố thành phần loài ĐVĐ ở vùng biển Cát Bà cả trên vùng triều vàvùng dưới triều cho thấy có sự phân bố rất khác nhau của các nhóm loài ĐVĐ giữacác điểm khảo sát

+ Phân bố của ĐVĐ trên vùng triều cát + cát sỏi ven bờ vùng Áng Sỏi

Trang 40

+ Phân bố số loài ở các dạng bãi triều ở các đảo nhỏ khu vực xa bờ

Bảng 2.16: Phân bố số loài ĐVĐ ở các khu vực thuộc vùng biển Cát Bà

ÁngThả

CọcChèo

5431681

3430522

3637501

2518610

2025280

18201281

Rong biển

Cấu trúc thành phần loài:

Vùng biển đảo Cát Bà là một trong những nơi có đa dạng sinh học cao, nhiều loài

có giá trị kinh tế và quí hiếm, trong đó có nhiều loài rong biển phát triển Cácnghiên cứu trước đây đã xác định được 75 loài rong biển thuộc 27 họ và 4 ngànhrong biển khác nhau Trong đó ngành rong Lam có 2 họ, 2 loài (chiếm 2.6% tổng sốloài); ngành rong Nâu: 5 họ, 27 loài (36%); ngành rong Đỏ 13 họ, 31 loài (41.3%)

và ngành rong Lục: 7 họ, 15 loài (20.1%)

Phân bố rộng:

Sự phân bố theo mặt rộng của rong biển phụ thuộc vào các yếu tố địa hình, vật bám,dòng chảy, độ muối là quan trọng hơn cả Những tùng, vụng kín, áng kín không cósong, mặt nước hầu như yên lặng thường có ít loài (áng Vẹm: 6 loài, áng Thảm: 5loài) Các vụng nửa kín thường gặp một số loài như Caulerpa taxifolia, Gracilariafirma Những nơi gần thông với biển như Cống Kê, Cống Dùi, Vạn Bội, Bù Nâu …

có thành phần loài tương đối phong phú gồm đầy đủ đại diện của cả 4 ngành rongbiển Những chỗ thông với biển có sóng rất mạnh (Đầu Bê, Tùng Ngón, CátQuyển…) thường gặp các loài thuộc chi rong mơ, rong lông bao, rong loa kèn, rongchạc, rong quạt, rong bóng

Ngày đăng: 23/02/2019, 16:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w