Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
685,5 KB
Nội dung
I- Lý do chọn đề tài: Công nghệ thông tin (CNTT) là ngành ứngdụng công nghệ quản lý và xử lý thông tin. Tốc độ phát triển vũ bão của công nghệ làm cho việc luân chuyển thông tin trở nên cực kỳ nhanh chóng và vai trò của thông tin ngày càng trở nên quan trọng. Những khả năng mới mẻ và ưu việt này của CNTT đã nhanh chóng làm thay đổi cách sống, cách làm việc, cách học tập, cách tư duy và quan trọng hơn cả là cách ra quyết định của con người. Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, chúng ta đang thực hiện việc tuyên truyền, quảng bá khuyến khích giáo viên, học sinh học và sử dụng CNTT để nâng cao kỹ năng dạy và học, từ đó cải thiện chất lượng giáo dục. Mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng CNTT trong dạy học là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao.Với tác động của CNTT môi trường dạy học cũng thay đổi, nó tác động mạnh mẽ tới mọi thành tố của quá trình quản lý, giảng dạy, đào tạo và học tập dựa trên sự hỗ trợ của hệ thống các hạ tầng CNTT và các phần mềm ứngdụng đi kèm. Việc ứngdụng CNTT vào phương pháp giảng dạy đã thay đổi cả vai trò của học sinh và giáo viên.Nếu trước kia trong hệ thống giáo dục truyền thống người ta nhấn mạnh tới phương phápdạy sao cho học sinh nhớ lâu, dễ hiểu, giáo viên thường là nguồn tài liệu duy nhất cho học sinh học tập, “thầy đọc, trò chép” và học sinh phải đến trường để học. Thì ngày nay trong hệ thống giáo dục hiện đại, giáo viên đã phải dần dần trở thành người hướng dẫn học sinh biết dùng máy tính và Internet để tự tìm nội dung, hình thành và phát triển cho học sinh các phương pháp học chủ động, giáo viên đóng vai trò tạo điều kiện thuận lợi và tháo gỡ khó khăn cho học sinh, giúp học sinh xây dựng tư duy. Xuất phát từ vai trò, vị trí và tầm quan trọng của CNTT đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo, năm học 2008 – 2009 là năm học đầu tiên triển khai thực hiện Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứngdụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012. Năm học 2008 – 2009 được xác định chủ đề “Năm học đẩy mạnhứngdụng CNTT, đổi mới quản lý tài chính và xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Nhằm cụ thể hóa chủ trương chung và lựa chọn bước đi thích hợp, Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận cũng đã xây dựng Kế hoạch hành động số 3519/SGD&ĐT- VP ngày 26/9/2008 về công nghệ thông tin của Ngành từ nay đến 2010. Đơn vị trường Tiểu học Võ Xu 1 chúng tôi trong thời gian tuy có nhiều cố gắng tiếp cận và phát huy vai trò CNTT nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên trong điều kiện còn hạn chế năng lực và cơ sở vật chất nên chúng tôi không thể tránh khỏi những khó khăn lúng túng nhất định trong quản lý chỉ đạo. Trước thềm năm học mới, trước yêu cầu nhiệm vụ trọng tâm của năm học và thực tiễn của đơn vị chúng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “” II – Thực trạng: 1)Thuận lợi: Trong thời gian qua, trường Tiểu học Võ Xu 1 chúng tôi thường xuyên nhận được sự quan tâm kịp thời của lãnh đạo Sở Giáo dục Bình Thuận, Phòng Giáo dục Đức Linh về mọi mặt hoạt động nói chung và trên lĩnh vực ứngdụng công nghệ thông tin nói riêng. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của nhà trường là một tập thể sư phạm có tinh thần đoàn kết, nhất trí, có phẩm chất chính trị vững vàng, trình độ chuyên môn tay nghề đạt và vượt chuẩn sư phạm, có lòng yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình công tác, có chí cầu tiến ham học hỏi vươn lên hoàn thành nhiệm vụ được giao. Về cơ sở vật chất đang đầu tư xây dựng tương đối đầy đủ, có một phòng dạy Tin học với 18 máy vi tính. Đặc biệt, trong năm học 2007 – 2008, trường đã tổ chức mộtsố tiết dạy thí điểm bằng giáo án điện tử. Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, về phía nhà trường, dưới góc độ của người quản lý chúng tôi nhận thấy vẫn tồn tại mộtsố khó khăn cụ thể như sau: Về mặt nhận thức của đội ngũ, bước đầu đã có những chuyển biến tích cực song chưa đồng bộ và tính tự giác chưa cao. Bởi một lẽ cũng hết sức tự nhiên: cái mới tuy tốt đẹp nhưng cần có thời gian để “tự khẳng định mình” còn cái cũ lại tồn tại khá lâu trong mỗi người muốn “làm mới” nó không thể nóng vội trong “một sớm, một chiều” được. Ứngdụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực giáo dục là cái gì đó còn mới mẻ vì vậy chưa đủ sức “lan tỏa” trong giới phụ huynh học sinh. Thiết nghĩ cần tính đến việc chuyển biến “thị trường tiềm năng” đang còn “bỏ ngõ” này để phục vụ cho công tác đổi mới trong giáo dục. Về trình độ kỹ năng sử dụng vi tính và các phần mềm ứngdụng của đội ngũ giáo viên nhìn chung còn rất hạn chế. Toàn trường chỉ có một vài người trình độ tin học A còn lại hầu hết “tự học, tự mày mò” là chính nên khi bắt tay vào việc dù hết sức cố gắng vẫn không sao tránh khỏi có lúc “lực bất tòng tâm”. Hệ thống các văn bản chỉ đạo của các cấp, các ngành được ban hành chủ yếu mang tính chất định hướng chưa đi vào chiều sâu nên khi tổ chức thực hiện các cơ sở trường học còn gặp phải khá nhiều lúng túng chưa tháo gỡ được. III - Giải pháp thực hiện: 1) Thiết kế và giảng dạy bằng giáo án điện tử: Từ những bài học kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo thực hiện soạn giảng bằng GAĐT của năm học 2007 – 2008, ngay từ đầu năm học 2008 – 2009 – năm học với chủ đề đẩymạnhúngdụng CNTT của Ngành, chúng tôi đã tiến hành quán triệt các văn bản chỉ đạo như …một cách rộng rãi trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Bằng hệ thống văn bản chỉ đạo mang tính pháp quy cùng với thực tiễn hoạt động của năm học trước chúng tôi muốn hơn lúc nào hết, đội ngũ giáo viên phải có một nhận thức đầy đủ về thế mạnh của GAĐT và những tác động tích cực của nó trong công tác đổi mới phương phápdạy học hiện nay. Theo chúng tôi giảng dạy bằng GAĐT làm cho bài dạy sinh động, hấp dẫn hơn đối với học sinh đồng thời giáo viên có thể tiết kiệm thời gian để theo dõi, kèm cặp, giúp đỡ học sinh yếu kém. Sau khi “đả thông tư tưởng” trong đội ngũ thì khó khăn mới lại nảy sinh. Hầu hết giáo viên chỉ mới tập tành soạn thảo văn bản mà chưa hề biết làm thế nào để có một giáo án điện tử. Vậy là với một ít tài liệu của đợt tập huấn năm học trước chúng tôi lại một lần nữa làm “phổ cập” về Powerpoint cho đội ngũ. Những khái niệm “slide”, “hiệu ứng”, “trình chiếu”…quá mới mẽ dần dần trở nên quen thuộc hơn với mọi người. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn chúng tôi thường dành một khoảng thời gian nhất định cho việc tập soạn GAĐT. Trong quá trình chỉ đạo ban giám hiệu thường xuyên theo dõi tiến độ thực hiện, nắm bắt tình hình cụ thể nhằm đề ra những biệnpháp giải quyết thích hợp. Đảng viên và giáo viên nòng cốt ở các tổ chuyên môn luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm gương mẫu thực hiện nên đã động viên, khuyến khích không nhỏ đến đội ngũ giáo viên. Người biết hướng dẫn cho người chưa biết, người biết nhiều bổ sung cho người biết ít. Sử dụng phương pháp này nên cùng với sự tiến bộ về kỷ năng sử dụng phần mềm Powerpoint đội ngũ giáo viên ngày càng tự tin hơn trong việc thiết kế GAĐT. Bên cạnh đó, chúng tôi thường xuyên quan tâm “lắng nghe” và đáp ứng phần nào những băn khoăn, trăn trở của giáo viên trực tiếp soạn, giảng bằng phương pháp hiện đại và khá mới mẻ này. Lúc đầu vì trình độ tay nghề còn thấp nên nhiều giáo viên khá lúng túng và e ngại khi soạn bài. Nhưng càng về sau mọi người như đã tìm thấy được niềm vui và sự say mê nên hiệu quả công tác soạn giảng ngày càng được nâng cao. GAĐT đã trở thành chủ đề chung của nhiều “hội thảo” không chính thức trong chúng tôi. Khó khăn lại tiếp nối khó khăn, khi mà vấn đề kỷ năng vi tính không còn bức xúc như trước nữa thì việc tìm kiếm tư liệu cho giáo án lại làm “đau đầu” không ít giáo viên. Tìm tư liệu ở đâu và bằng cách nào bây giờ ??!! Mọi người lại đi tìm một lời giải đáp. Theo chúng tôi, mạng internet có thế mạnh rất lớn trên lĩnh vực này. Vì vậy, ngay trong tháng 9 năm 2008 dù với nguồn kinh phí hạn chế chúng tôi vẫn tiến hành nối mạng lan cho 3 máy tính sử dụng ADSL giúp giáo viên vừa truy cập Internet bổ sung kiến thức vừa tìm kiếm tư liệu phục vụ soạn, giảng bằng GAĐT. Bên cạnh đó, chúng tôi còn động viên cán bộ, giáo viên kết nối Internet tại gia đình để thuận lợi hơn trong cập nhật thông tin nói chung và tìm kiếm tư liệu phục vụ soạn GAĐT nói riêng. Tính đến thời điểm cuối học kỳ 1 năm học này, toàn trường có khoảng 10 cán bộ giáo viên kết nối internet và truy cập thường xuyên thông tin trên mạng. Những hoạt động bổ ích này đã giúp đội ngũ cán bộ, giáo viên chúng tôi rút ngắn khoảng cách đối với đồng nghiệp và mạnh dạn, tự tin hơn trong việc ứngdụng công nghệ thông tin vào dạy học. Thông qua sinh hoạt chi bộ, họp Ban giám hiệu, Hội đồng Liên tịch, Hội đồng sư phạm nhà trường chúng tôi đã bàn bạc, thống nhất đưa vào tiêu chí thi đua đối với giáo viên trực tiếp đứng lớp phải soạn từ 3 – 5 GAĐT trong học kỳ 1 và đến cuối năm phải có ít nhất 8 GAĐT/gv. Quả thật, lúc đầu có mộtsố giáo viên (nhất là các giáo viên lớn tuổi) không khỏi chùn chân ngán ngại. Tuy nhiên, đã quyết là làm. Chúng tôi chủ trương “mưa dầm thấm lâu” nên vừa động viên, khuyến khích chúng tôi vừa hỗ trợ, giúp đỡ giáo viên một cách hết sức nhiệt tình. Chỉ cần giáo viên nêu “ý tưởng” của mình thì chúng tôi – mộtsố cán bộ, giáo viên có kỹ năng thực hành – sẵn sàng cùng giáo viên thiết kế giáo án cho đến khi hoàn chỉnh. Lúc đầu chỉ thực hiện vì tinh thần, trách nhiệm lâu dần lại trở nèn làm việc một cách tự giác, say mê. Đã có không ít cô giáo thức đến 1, 2 giờ sáng để soạn bài mà vẫn thấy “mệt thì có mệt, nhưng vui”. Với phương châm “vừa học, vừa làm” chúng tôi đã tổ chức trình chiếu những GAĐT của giáo viên để lấy ý kiến nhận xét, góp ý chung và bổ sung hoàn thiện dần vào nguồn dự trữ của nhà trường. Trong việc tổ chức dạy bằng giáo án điện tử chúng tôi cũng hết sức quan tâm. Bằng khả năng tài chính còn hạn hẹp của nhà trường nhưng trên quan điểm “đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển” nên chúng tôi đã quyết định mua một laptop và một đèn chiếu với tổng giá trị là …trích từ nguồn hỗ trợ ngân sách. Vậy là đến thời điểm này chúng tôi có thể giảng dạy bằng GAĐT trên 2 màn hình tivi và một đèn chiếu. Tuy chưa phải là đủ song cũng đáp ứngmột cách cơ bản yêu cầu đặt ra, ít nhất là trong thời điểm hiện nay. Cùng với việc chỉ đạo soạn, giảng bằng GAĐT chúng tôi cũng thường xuyên quan tâm đến nhận xét, góp ý, rút kinh nghiệm lẫn nhau để thực hiện ngày càng tốt hơn. Những thắc mắc của giáo viên hoặc giải đáp ngay nếu được hoặc chúng tôi tìm hiểu trả lời thông qua các diễn đàn trên mạng Internet. Nhờ vậy, tổ chức soạn giảng bằng giáo án điện tử chúng tôi vừa chuyển biến nhận thức của giáo viên về vai trò của công nghệ thông tin vừa góp phần nâng cao kỹ năng thực hành vi tính của đội ngũ. Bên cạnh những giáo án tự soạn chúng tôi thường xuyên tham khảo, so sánh với giáo án tải về từ các website khác như: Tiểu học Cát Linh, Thư viện Bạch Kim…Vừa tích cực tìm tòi học hỏi vừa nhận được sự chia sẻ tận tình của bạn bè, đồng nghiệp nên “tay nghề” của giáo viên ngày càng được nâng cao hơn trước. Tháng 10 năm 2008, lãnh đạo Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục và mộtsố cán bộ quản lý các trường Tiểu học trong huyện đến trường dự 2 tiết dạy bằng GAĐT và đã đóng góp cho chúng tôi khá nhiều ý kiến quý báu. Chúng tôi nhận được ở đây sự đồng tình, ủng hộ, sự biểu dương khích lệ nhưng đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm để tiếp tục chỉ đạo có hiệu quả trong thời gian tới. Lao động là sáng tạo và chỉ có lao động con người ngày càng có điều kiện để hoàn thiện mình hơn. 2) Tiếp tục tổ chức dạy Tin học: Năm học 2008 – 2009, là năm thứ hai trường chúng tôi tổ chức dạy Tin học cho học sinh các lớp 3,4,5. Khác với năm học trước (phụ huynh học sinh tự nguyện đăng ký) chúng tôi mạnh dạn tổ chức “dạy đại trà” cho học sinh từ khối 3 đến khối 5. Bởi nếu học sinh không học ở năm trước mà năm nay lại đăng ký thì gặp phải khó khăn rất lớn trong việc tiếp thu bài của học sinh và công tác giảng dạy của giáo viên. Chúng tôi cũng xét miễn giảm phần đóng góp cho học sinh nghèo và chấp nhận “thất thu” nhưng bù lại học sinh có được nền tảng kiến thức tin học cần thiết. Học sinh được trang bị mộtsố kiến thức cơ bản về cấu tạo máy tính, sơ lược và phần cứng, phần mềm, về kỹ thuật soạn thảo văn bản, phần mềm học toán, phần mềm vẽ trang trí… Bài vẽ của học sinh Lâm Xuân Trường 4C Ngày 12/4/2009 vừa qua, trường chúng tôi có 10 em đại diện cho học sinh khối tiểu học huyện Đức Linh tham gia hội thi Tin học trẻ Bình Thuận và đạt một giải khuyến khích đồng đội, 1 giải khuyến khích cá nhân. Tuy chưa nhiều, song đây cũng là niềm khích lệ, động viên cả thầy và trò nổ lực, phấn đấu trong những năm học tới. 3) Xây dựng thư viện điện tử: Có thể nói phong trào soạn giảng bằng GAĐT ở trường chúng tôi đã thực sự trở thành khâu “đột phá” mạnh mẽ cho những ứngdụng công nghệ thông tin. Ngọn lửa nhiệt tình như được hâm nóng trong mỗi chúng tôi. Tháng … được Sở Giáo dục triệu tập tham gia tập huấn Xây dựng Thư viện điện tử.Thật tình mà nói, lúc đầu chúng tôi hơi bất ngờ. Vì rằng xây dựng website đối với những người có quá ít “vốn liếng” như chúng tôi đúng là một việc “quá tải”. Tuy nhiên, nhà trường vẫn cử một nhân viên thiết bị tham gia tập huấn. Chúng tôi đã bàn bạc, thống nhất và quyết định xây dựng “Website trường tiểu học Võ Xu 1” vào tháng…năm 2008 nhằm vào hai mục đích: vừa giới thiệu hoạt động chung của nhà trường vừa tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên giao lưu học hỏi và trao đổi kinh nghiệm dạy học với bạn bè đồng nghiệp trong và ngoài địa phương. Chúng tôi thống nhất phân công nhân viên tham gia tập huấn làm quản trị website. Quản trị viên có trách nhiệm về mặt hình thức và đăng tải nội dung trên website Tổ chức Đảng, Ban giám hiệu, Công đoàn và các tổ chuyên môn có trách nhiệm sưu chuẩn bị nội dung sẽ đăng tải trên website do tổ chức mà mình phụ trách. Trước hết phải viết bài giới thiệu về cơ cấu tổ chức, về thành tích, về hoạt động nổi bật … trong các năm qua của tổ chức mình. Với mộtsố kiến thức cơ bản được tập huấn trong những ngày đầu quả thật chúng tôi đã gặp phải không ít khó khăn. Chỉnh sửa giao diện như thế nào, biên tập và kiểm duyệt nội dung ra sao, do ai chịu trách nhiệm, làm sao để có thể đưa thông tin, tài liệu sẵn có lên trang web…và cứ như vậy hàng loạt các câu hỏi được đặt ra và tất nhiên cũng chừng ấy những khó khăn, thách thức. Tuy nhiên với quyết tâm rất cao chúng tôi đã tìm mọi cách để vượt qua: làm theo hướng dẫn của Thư viện trực tuyến Violet, trao đổi với mộtsố thành viên khác có kinh nghiệm như ban quản trị của website phòng Giáo dục Hàm Thuận Bắc, của các thầy cô giáo khác, thậm chí gọi điện để nhờ hướng dẫn trực tiếp… Nhờ vậy, vấn đề ngày càng sáng tỏ và chúng tôi có tự tin hơn trong việc biên tập và đăng tải nội dung. Thông qua thư điện tử, chúng tôi liên lạc với bạn bè, đồng nghiệp xa gần nhờ “ghé thăm và góp ý” cho website của trường. Những ý kiến đóng góp quý báu này vừa động viên, khuyến khích vừa giúp chúng tôi chỉnh sửa khá nhiều về nội dung và hình thức trang web. Nhằm huy động sức mạnh tập thể một cách hiệu quả, chúng tôi thường xuyên giới thiệu địa chỉ website nhà trường cho giáo viên, nhân viên để tiện tham khảo đồng thời yêu cầu các ban ngành, đoàn thể và cá nhân tham gia gửi bài viết, giáo án điện tử của mình lên làm phong phú thêm cho trang web. Đến nay, trang web của trường chúng tôi cũng đã được đăng tải 15 tư liệu tham khảo, 19 bài giảng điện tử, 4 giáo án, 4 sáng kiến kinh nghiệm và 1 kế hoạch tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường góp phần tạo nên tiếng nói riêng của Tiểu học Võ Xu 1 và làm phong phú hơn màu sắc của bức tranh giáo dục tại địa phương. Trang web này cũng đã kết nối tập thể sư phạm trường chúng tôi với bạn bè, đồng nghiệp, tạo điều kiện đội ngũ thầy cô giáo giao lưu, học hỏi nhằm phục vụ tốt hơn cho sự nghiệp chung của ngành. 4) Tham gia thi giải toán trên internet: Năm học 2008 – 2009, cùng với việc xác định chủ đề năm học là “đẩy mạnhứngdụng công nghệ thông tin” Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức giải toán qua mạng cho đối tượng là học sinh THCS và Tiểu học, ngay từ những ngày đầu đã thu hút sự qnan tâm không chỉ của đội ngũ thầy cô giáo và học sinh mà còn nhận được biết bao thái độ đồng tình ủng hộ của đông đảo quý vị phụ huynh. Cuộc thi vừa mang tính thời sự nóng bỏng về ứngdụng công nghệ thông tin lại vừa đáp ứng nguyện vọng được tham gia một sân chơi bổ ích, lý thú của những học sinh có đam mê học toán. Vì lẽ đó, ngay từ khi nhận được công văn hướng dẫn chúng tôi đã nhanh chóng tổ chức triển khai thực hiện và đạt được mộtsố kết quả đáng phấn khởi. Nắm bắt quan điểm chỉ đạo của Ngành nhằm tạo nên một sân chơi thu hút hầu hết các đối tượng học sinh tham gia: vừa ôn tập, bổ sung kiến thức (đối với học sinh đại trà) vừa phát huy tối đa năng lực giải toán của học sinh(đối với những em khá giỏi) nên chúng tôi đã tiến hành phân công giáo viên chịu trách nhiệm hướng dẫn các em đăng ký thành viên trên trang web Violympic.vn và ngay sau đó đã tiến hành tham gia cuộc thi một cách khá sôi động. Nếu có chứng kiến hình ảnh nhiều thầy và trò ở tất cả các khối lớp hào hứng tham gia hội thi (vào các tiết dạy chuyên như Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục…) mới thấy hết những thành công mà hội thi mạng lại cho chúng tôi. Tính đến thời điểm hiện nay (15/04/2009) theo thống kê của website thì toàn trường tiểu học Võ Xu 1 có 293/450 học sinh tiểu học huyện Đức Linh tham gia đăng ký thành viên. Không ít học sinh có nhiều tên đăng nhập để tham gia luyện tập thực hành giải toán trên mạng. Làm thế nào để thỏa mãn nhu cầu được giải toán của gần 300 học sinh trong khi chúng tôi chi có một đường truyền 1Mb với 4 máy tính tại văn phòng nhà trường. Chúng tôi đã tính toán đến phương án lên lịch tham gia dự thi cho từng khối, từng lớp một cách cụ thể. Song vẫn không thể đáp ứng giải quyết thỏa đáng nguyện vọng của các em. Vì vậy, một mặt nhà trường thay đổi hình thức sử dụng mạng Internet (từ trả theo dung lượng truy cập sang thuê bao trọn gói) đồng thời nâng cấp gói cước (từ 1MB lên đến 3MB) mặt khác thông qua giáo viên chủ nhiệm và học sinh các lớp chúng tôi sử dụng quyền “trợ giúp” từ phía phụ huynh học sinh (tận dụng mạng internet gia đình hoặc mạng dịch vụ để giải toán). Bài toán khó đã tìm được lời giải. Vì vậy, trong một khoảng thời gian hơn một tuần lễ, trường chúng tôi đã có nhiều học sinh vượt qua 9 vòng thi để tham gia thi giải toán vòng trường. Căn cứ thể lệ do ban tổ chức hội thi cấp quốc gia quy định, chúng tôi đã tuyển chọn được 24 em học sinh vượt qua vòng 10 và chính thức thi giải toán cấp huyện tổ chức vào ngày 03/04/2009 tại trường tiểu học Đức Tài 4. Kết quả thật trọn vẹn: trường TH Võ Xu 1 có 15/24 em tham gia dự thi đạt tất cả các giải nhất, nhì, ba của hội thi cấp huyện. Nhưng có lẽ, cái thành công hơn là hội thi đã giúp thầy trò chúng tôi có thêm kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng và thi giải toán qua mạng – một sân chơi còn khá mới mẽ nhưng không kém phần bổ ích và lý thú này. Hiện nay, chúng tôi đang tiếp tục bồi dưỡng cho đội tuyển chuẩn bị tham gia thi giải toán vòng tỉnh sẽ tổ chức vào cuối tháng 4/2009 tới đây. 5) Các hoạt động văn phòng: Ngoài những hoạt động chuyên môn nổi bật trên đây, nhằm tích cực hưởng ứng chủ đề năm học chúng tôi cũng quan tâm ứngdụng công nghệ thông tin trong công tác văn phòng. Hồ sơ chuyên môn được lưu trữ, cập nhật và bổ sung thường xuyên. Đặc biệt, đối với công tác ra đề thi hàng năm chúng tôi đã tham khảo đề thi ở website của những trường tiểu học có uy tín như Tiểu học Cát Linh(Hà Nội), tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (thành phố Hồ Chí Minh)…có điều chỉnh và vận dụng thích hợp với thực tế tại địa phương và đơn vị. Nhờ vậy, đã giảm thiểu rất nhiều thời gian và công sức đầu tư cho ngân hàng đề thi của nhà trường. Đồng thời, đây cũng là điều kiện thuận lợi cho hình thức thi trắc nghiệm khách quan – một hình thức kiểm tra mới được khuyến khích áp dụng trong thời gian gần đây. Công tác văn thư lưu trữ của trường chúng tôi cũng có những bước cải tiến đáng kể. Nhà trường đã bước đầu làm quen sử dụng phần mềm quản lý công văn đi và đến và nhận thấy đây là một làm thực sự có hiệu quả thiết thực. Với sự trợ giúp của phần mềm việc quản lý công văn trở nên bài bản hơn, chuyên nghiệp hơn vả lại còn tiết kiệm được thời gian và công sức. Khi cần tìm kiếm công văn, giấy tờ sẽ nhanh chóng và tiện lợi rất nhiều. Đối với hồ sơ quản lý chất lượng học sinh (Emis) nhà trường đã nhập số liệu và nộp báo cáo bằng email. Chúng tôi cho rằng, hệ thống phần mềm nếu được cung cấp và sử dụng hiệu quả sẽ góp phần tích cực nhằm cải cách thủ tục hành chính, giúp giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý các trường thực hiện tốt hơn chức năng quản lý hoạt động dạy và học trong nhà trường. Nhân viên văn thư đã tham gia tập huấn sử dụng phần mềm Pmis – phần mềm quản lý cán bộ, công nhân viên chức. Ngay sau đó, chúng tôi đã tiến hành khâu nhập liệu và đến nay đã hoàn tất và nộp báo cáo về Phòng Giáo dục – Đào tạo. Đồng thời, công tác lưu trữ hồ sơ giáo viên, nhân viên cũng cải thiện chất lượng một cách đáng kể. Công tác thư viện trường học cũng có những bước đầu “ứng dụng công nghệ thông tin”. Nhà trường cử nhân viên tham gia lớp tập huấn sử dụng phần mềm quản lý thư viện trường học do Sở Giáo dục triệu tập. Mặc dù, từ nay đến cuối năm học không còn nhiều thời gian triển khai áp dụng song chúng tôi cũng đã tiến hành phần nhập số liệu và lưu trữ. Dự kiến trong năm tới sẽ tiếp tục thực hiện quản lý tốt hơn và thư viện nhà trường quyết tâm “tự làm mới” bằng hình thức giới thiệu sách với giáo viên và học sinh thông qua trình chiếu điện tử. Trong năm học này, nhân viên kế toán nhà trường cũng đã sử dụng phần mềm …… để quản lý công tác thu – chi tài chính. Theo đánh giá của chúng tôi, nhờ ứngdụng phần mềm, công việc của nhàn viên kế toán được tiến hành thuận lợi hơn, chính xác hơn và đặc biệt là tiết kiệm đáng kể thời gian, công sức. IV- Kết quả thực hiện 1) Kết quả: - Chuyển biến đáng kể nhận thức của tập thể sư phạm nhà trường về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công nghệ thông tin đối với công tác giảng dạy cũng như quản lý trường học. Mặt khác, những ứngdụng công nghệ thông tin đã có sức lan tỏa mạnh mẽ đến phụ huynh học sinh và đạt được sự đồng tình của dư luận xã hội. Không ít trường hợp phụ huynh mua máy vi tính, kết nối ADSL nhằm tạo điều kiện cho con em sớm tiếp cận với công nghệ dạy học chất lượng cao nhất là ngay sau khi cuộc thi giải toán qua mạng internet của trường đạt kết quả đáng kể. - 100% giáo viên có kỹ năng tự thiết kế và giảng dạy bằng giáo án điện tử. Tính đến thời điểm hiện nay, toàn trường có … GAĐT tự soạn. Bên cạnh đó chúng tôi còn tham khảo, sử dụng khá nhiều giáo án điện tử của bạn bè, đồng nghiệp trong và ngoài địa phương. Thông qua giảng dạy bằng giáo án điện tử, người giáo viên được tiếp cận với công nghệ kỹ thuật hiện đại như đèn chiếu, máy tính…Nhờ vậy, cùng với việc soạn giảng bằng GAĐT trình độ, kỷ năng sử dụng vi tính của đội ngũ từng bước được cải thiện. Hầu hết các em học sinh các lớp 3,4,5 được giới thiệu tổng quan về máy tính, làm quen với việc sử dụng máy tính nhằm thực hành soạn thảo văn bản, sử dụng các phần mềm trò chơi mang tính giáo dục, phần mềm học toán, phần mềm đồ họa, phần mềm học nhạc…Phong trào tham gia thi giải toán trên internet đã thực sự thu hút đông đảo học sinh tham gia (292 học sinh đăng ký trong tổng số hơn 450 thành viên trên toàn huyện). Thông qua hội thi, một mặt củng cố kiến thức và kỹ năng giải toán bậc tiểu học, mặt khác giúp học sinh rèn luyện kỹ năng thực hành trên máy tính ngày một tốt hơn. Trong hội thi Tin học trẻ do tỉnh Đoàn Bình Thuận tổ chức ngày 12/4/2009, trường chúng tôi có 10 em tham gia dự thi. Kết quả đạt 1 giải khuyến khích cá nhân và 1 giải khuyến khích đồng đội. Về cơ sở vật chất, ngay từ đầu năm học sử dụng nguồn kinh đóng góp xây dựng cơ sở vật chất ban đầu của các lớp bán trú trong năm học nây trường chúng tôi đã mua 1 laptop và 1 đèn chiếu với trị giá hơn 30 triệu đồng nhằm phục vụ cho công tác soạn giảng bằng giáo án điện tử. Do vậy, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tập thể giáo viên áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Đến tháng 3 năm 2009, cân đối nguồn thu hỗ trợ ngân sách từ học phí bán trú và hai buổi chúng tôi tiếp tục mua thêm 5 máy vi tính trị giá 32 triệu 200 nghìn đồng để phục vụ công tác văn phòng. Ngoài ra, nhà trường tiến hành nối mạng nội bộ và kết nối internet cho 5 máy tính tại phòng hội đồng nhằm giúp anh chị em cán bộ, giáo viên truy cập thông tin phục vụ giảng dạy và nâng cao kiến thức cuộc sống nói chung. Nhà trường đã xây dựngmột website điện tử trên thư viện Violet nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường mở rộng giao lưu, học tập và trao đổi kinh nghiệm với bạn bè đồng nghiệp. Thông qua trang web giáo viên có thể trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm dạy học, giáo án điện tử, dữ liệu về hình ảnh, âm thanh… phục vụ soạn giảng và không chỉ có thế. Có thể nói website trường Tiểu học Võ Xu 1 đã kết nối chúng tôi với mọi người một cách hiệu quả. Các phần mềm quản lý hồ sơ công chức, quản lý hồ chất lượng học sinh, quản lý thư viện, quản lý công văn, quản lý kế toán… mặc dù mới được đưa vào sử dụng nhưng cũng phát huy hiệu quả khá tốt. Vừa tiết kiệm thời gian, công sức lại bảo đảm công tác lưu trữ và trích xuất dữ liệu khi cần rất nhanh chóng, tiện lợi. Mộtsố bài học kinh nghiệm: Từ thực tiễn công tác chỉ đạo phong trào ứngdụng công nghệ thông tin trong một năm qua chúng tôi rút ra mộtsố kinh nghiệm cụ thể như sau: - Phải chú ý đúng mức đến công tác tư tưởng của đội ngũ. Chủ trương cần được bàn bạc, thống nhất ý kiến từ cơ sở các tổ chuyên môn, hội đồng liên tịch, hội đồng sư phạm nhà trường. Trong điều kiện còn hạn chế về kinh phí không thể có đủ máy tính nối mạng để học sinh tham gia thi giải toán trên internet nếu nhà trường biết tranh thủ sự đồng tình của phụ huynh học sinh thì vẫn đảm bảo chất lượng các phong trào như mong muốn. Mặc khác nên vận động giáo viên, nhân viên mua máy tính, kết nối internet để có điều kiện thuận lợi nhằm truy cập thông tin bổ sung kiến thức và trao đổi chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau giữa bạn bè đồng nghiệp. - Công tác tổ chức thực hiện cần có phân công, phân cấp trách nhiệm rõ ràng, cụ thể tránh chồng chéo giữa các cá nhân tham gia. Ban giám hiệu nhà trường cần đi sâu kiểm tra, đôn đốc các khâu thực hiện. Xây dựng các chỉ tiêu thi đua gắn với từng phần việc cụ thể. [...]...- Có kế hoạch tập trung bồi dưỡng kỹ năng thực hành máy tính và các chương trình ứng dụng cho giáo viên, nhân viên Ngoài ra, thường xuyên động viên mọi người học tập, chia sẻ kinh nghiệm để cùng nhau tiến bộ Cần cung cấp địa chỉ một số trang web có uy tín để giáo viên tham khảo và cập nhật thông tin như: tiểu học Cát Linh, Thư viện trực tuyến Violet, website... về lĩnh vực công nghệ thông tin làm cơ sởpháp lý cho công tác tổ chức thực hiện Hiện nay, trình độ kỹ năng sử dụng máy tính của giáo viên, nhân viên còn hạn chế, chủ yếu thông qua con đường tự học và chia sẻ kinh nghiệm là chính Vì vậy, hàng năm Phòng Giáo dục cần có kế hoạch bồi dưỡng để nâng cao kỹ năng thực hành vi tính cho đội ngũ cán bộ, giáo viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ Các cấp lãnh đạo cần . tiện lợi. Một số bài học kinh nghiệm: Từ thực tiễn công tác chỉ đạo phong trào ứng dụng công nghệ thông tin trong một năm qua chúng tôi rút ra một số kinh. hỗ trợ của hệ thống các hạ tầng CNTT và các phần mềm ứng dụng đi kèm. Việc ứng dụng CNTT vào phương pháp giảng dạy đã thay đổi cả vai trò của học sinh và