Phương pháp điều tra hình sự là hệ thống các luận điểm lý luận khoa học và những chỉ dẫn về cách thức tổ chức và tiến hành hoạt động thu thập tài liệu, chứng cứ của Cơ quan điều tra theo trình tự thủ tục tố tụng nhằm chứng minh sự thật của vụ án cũng như đề xuất các giải pháp phòng ngừa tội phạm.Đối với mỗi vụ án khác nhau, cơ quan điều tra sẽ áp dụng những chiến thuật và phương pháp điều tra khác nhau để phù hợp với đặc điểm của từng tội phạm. Trên cơ sở đó, đi sâu tìm hiểu phương pháp điều tra cụ thể với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và nghiên cứu áp dụng với tình huống cụ thể.
Trang 1A PHẦN MỞ ĐẦU
Phương pháp điều tra hình sự là hệ thống các luận điểm lý luận khoa học vànhững chỉ dẫn về cách thức tổ chức và tiến hành hoạt động thu thập tài liệu, chứng
cứ của Cơ quan điều tra theo trình tự thủ tục tố tụng nhằm chứng minh sự thật của
vụ án cũng như đề xuất các giải pháp phòng ngừa tội phạm
Đối với mỗi vụ án khác nhau, cơ quan điều tra sẽ áp dụng những chiến thuật vàphương pháp điều tra khác nhau để phù hợp với đặc điểm của từng tội phạm Trên
cơ sở đó, đi sâu tìm hiểu phương pháp điều tra cụ thể với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và nghiên cứu áp dụng với tình huống cụ thể.
Căn cứ Điều 174 BLHS 2015 SĐBS 2017: “Người nào bằng thủ đoạn gian dối
chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì
bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168,
169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
Trang 2d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người
bị hại.”
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có các dấu hiệu pháp lý đặc trưng sau đây:
+ Mặt khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi gian dối chiếmđoạt tài sản của Nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân có giá trị từ hai triệu đồng trở lênhoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hànhchính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa đượcxoá án tích mà còn vi phạm
+ Mặt chủ quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có lỗi cố ý trực tiếp
+ Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: là quan hệ sở hữu
+ Chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là chủ thể thường – bất cứ ngườinào từ đủ 16 tuổi trở lên và không trong tình trạng không có năng lực trách nhiệmhình sự khi thực hiện tội phạm
b) Đặc điểm nhân thân
* Đặc điểm nhân thân của bị can:
+ Đa phần là người trưởng thành có độ tuổi trung niên hoặc đã từng trải, cókinh nghiệm trong cuộc sống, có hiểu biết xã hội, có địa vị trong xã hội, nghệ thuậtgiao tiếp tốt và thủ đoạn tinh vi;
+ Đa phần có lối sống không trung thực, không có nghề nghiệp, thu nhập ổnđịnh
+ Các đối tượng liên quan đến vụ án lừa đảo về kinh tế hầu hết đều đã từng cótiền án tiền sự
Trang 3+ Các đối tượng thường lợi dụng mối quan hệ quen biết, tạo lòng tin với chủhoặc người quản lý tài sản, đưa ra những thông tin sai lệch, giả mạo giấy tờ…;+ Các đối tượng sử dụng công nghệ cao để phạm tội thường là những người cótrình độ, hiểu biết về xã hội, có kiến thức về công nghệ thông tin.
+ Các đối tượng này thường có tính chống đối cao, thường quanh co chối tộitrong quá trình điều tra, truy tố
* Đặc điểm nhân thân của bị hại: bị hại thường rất phong phú về độ tuổi, nghề
nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, tuy nhiên họ đều có các đặc điểm chung như sau:
+ Nhẹ dạ, cả tin, thiếu hiểu biết về đối tác trong làm ăn, sinh hoạt
+ Thiếu hiểu biết xã hội, pháp luật;
+ Hám lợi, chủ quan, thiếu thận trọng, muốn nhanh chóng làm giàu;
+ Kiến thức về chế độ, chính sách, quản lý tài sản yếu kém
c) Đặc điểm về thủ đoạn và che dấu tội phạm
Thủ đoạn của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thường rất tinh vi và luôn đổi mới
về phương thức thực hiện hành vi
- Quá trình chuẩn bị thực hiện tội phạm:
+ Đối tượng sẽ tìm kiếm, xác định mục tiêu gây án bằng cách tìm kiếm tiếp cậncác cá nhân, tổ chức, gia đình có tài sản Tùy theo điều kiện về tài sản mà đối tượng
sẽ thu thập những thông tin liên quan, sử dụng công cụ phương tiện để gây dựnglòng tin
+ Tìm hiểu về tính cách, thói quen, nhu cầu, sở thích hoàn cảnh sống của người
có tài sản để xây dựng phương thức tiếp cận, áp dụng công cụ phương tiện phùhợp
- Quá trình thực hiện hành vi:
+ Dùng lời nói, giao tiếp khéo léo phù hợp với lứa tuổi, tâm lí, giới tính, nghềnghiệp, nhu cầu và hi vọng,… để gây lòng tin
+ Dùng những lợi ích vật chất để đánh vào lòng hám lợi của người có tài sản.Lợi dụng những mối quan hệ, vị trí quen biết với người khác để tạo lòng tin với bịhại
Trang 4+ Giả làm người trong cơ quan nhà nước, người có chức quyền trong việc muabán hàng hóa, đưa người đi xuất khẩu lao động, mạo danh nhà mạng,
Sau khi lừa được bị hại tin tưởng, các đối tượng thường dùng các thủ đoạn đểchiếm đoạt tài sản: làm giả giấy tờ quản lí, giả danh cán bộ nhà nước để hứa hẹnthực hiện các yêu cầu như xin việc làm, xin đi học, đi xuất khẩu lao động, Sau đótìm cách chiếm đoạt tài sản
d) Đặc điểm về ý thức, thời gian, địa điểm gây án và tài sản bị chiếm đoạt
Ý thức chiếm đoạt tài sản: Ý thức chiếm đoạt phải có trước thủ đoạn gian dối
và hành vi chiếm đoạt tài sản Thủ đoạn gian dối bao giờ cũng phải có trước khitiến hành giao tài sản giữa người bị hại với người phạm tội
“Có ý thức chiếm đoạt tài sản =>Thủ đoạn gian dối => Chiếm đoạt tài sản.”
Đây cũng là điểm khác biệt mấu chốt để phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sảnvới tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Ý thức chiếm đoạt của tội lạm dụng là: Ý thức chiếm đoạt xuất hiện sau khi cógiao dịch hợp pháp, tức là sau khi có được tài sản người phạm tội mới xuất hiệnhành vi chiếm đoạt
“Giao dịch hợp pháp => Nảy sinh ý thức chiếm đoạt => Thực hiện hành vi gian dối => Chiếm đoạt tài sản.”
Thời gian: Bất kì lúc nào cũng có thể là thời gian gây án Thời gian để thực hiệnhoàn chỉnh một vụ án lừa đảo thường khá dài do cần tạo lòng tin đối với bị hại,nhưng thời điểm đối tượng nhận và chiếm đoạt tài sản lại diễn ra nhanh chóng.Địa điểm: Đa dạng, có thể là một hoặc nhiều nơi khác nhau như: Bến tàu, bến
xe, nhà ở, khách sạn, nhà ở, cơ quan, nơi vui chơi,…
Trang 5Tài sản bị chiếm đoạt: Đa dạng về chủng loại, kích cỡ, giá trị, thường là nhữngtài sản có giá trị như tiền mặt, vàng, kim khí, xe máy, ô tô,…
2 Những vấn đề phải chứng minh trong các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo Điều 85 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định về vấn đề cần chứngminh trong vụ án hình sự nói chung Cụ thể đối với vụ án lừa đảo chiếm đoạt tàisản thì những vấn đề cần chứng minh bao gồm:
Một là,có vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra không? Nội dung và diễn biến của vụ án?
Để chứng minh có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra hay không cầnphải tiến hành điều tra thu thập chứng cứ để xác minh:
- Có hành vi gian dối, gây lòng tin đối với người có tài sản hoặc quản lý tài sản haykhông?
Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hành vi dùng thủ đoạn gian dối là hành
vi đưa ra những thông tin không đúng sự thật bằng những thủ đoạn rất đa dạng nhưqua lời nói, sử dụng giấy tờ giả, giả danh người khác…để người có tài sản tin đó làthật và tự nguyện giao tài sản cho người có hành vi gian dối Hành vi gian dối trongtội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi lừa dối nhằm chiếm đoạt tài sản
- Thời gian và địa điểm xảy ra hành vi lừa đảo?
- Thủ đoạn diễn biến hành vi lừa đảo được đối tượng thực hiện thế nào?
Ví dụ: Ví dụ: A vay của B 20 lượng vàng 9999 có viết giấy biên nhận với lãisuất 1%/tháng, nhưng sau đó A đã tìm cách mượn lại giấy biên nhận và tẩy xoá sửalại thành 20 chỉ vàng ( 2 lượng) để chiếm đoạt 18 lượng vàng của B
- Công cụ phương tiện phạm tội?
- Có hay không việc giao tài sản giữa người bị hại và đối tượng thực hiện hành viphạm tội?
Giao nhận tài sản giữa người có tài sản (chủ sở hữu hoặc người quản lý hợppháp) với người phạm tội Trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tínnhiệm chiếm đoạt tài sản, người phạm tội nhận tài sản là đều do người có tài sản tựnguyện giao cho họ Song khác nhau ở chỗ trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thì
Trang 6người có tài sản tự giác giao tài sản cho người phạm tội đã có hành vi gian dối,dùng thủ đoạn gian dối để tạo dựng nên những điều giả tạo, không đúng sự thậtnhưng người có tài sản lại tin đó là thật mà tự giác giao tài sản cho họ Hay nóicách khác, là do người có tài sản đã bị người phạm tội lừa dối mà tự giác giao tàisản Còn đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, thì khi giao tài sản,người có tài sản hoàn toàn biết rõ về đối phương và tự nguyện cam kết thỏa thuậnbằng 1 giao dịch hợp phápkhông hề có sự gian dối tại thời điểm trước và trong khigiao dịch.
- Việc giao nhận tài sản được thực hiện như thế nào?
Đối với tài sản là tiền thì có thể giao tài sản thông qua việc chuyển khoản, giaonhận trực tiếp, thông qua người thứ ba
Đối với tài sản là vật, giấy tờ có giá thì có thể giao tài sản trực tiếp hoặc gửithông qua đường bưu điện, hoặc gửi thông qua người thứ ba
- Có giấy biên nhận, có ghi âm, ghi hình hoặc ai là người chứng kiến?
- Việc giao tài sản diễn ra trước hay sau hành vi gian dối của người thực hiện tộiphạm?
Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì hành vi gian dối bao giờ cũng cótrước hành vi nhận được tài sản từ người khác, có trước hành vi chiếm đoạt tài sảnhay nói cách khác, hành vi gian dối trong tội này là điều kiện để thực hiện việcchiếm đoạt, còn hành vi chiếm đoạt là mục đích của hành vi gian dối
Hành vi gian dối trong tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt chỉ xuất hiện sau khingười phạm tội đã nhận được tài sản bằng giao dịch hợp pháp
- Đặc điểm tài sản đó?
- Tài sản đó có phải là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ?
- Tài sản đó có ý nghĩa giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại haykhông?
Hai là, chứng minh về người phạm tội
Để làm rõ ai là người thực hiện hành vi phạm tội? Mục đích, động cơ phạm tội?Trách nhiệm hình sự phải chịu? cần thu thập, chứng cứ để làm rõ những nội dungsau:
- Căn cước lai lịch của người phạm tội
Trang 7- Đặc điểm nhân thân của người phạm tội
Đặc điểm nhân thân của người phạm tội bao gồm đặc điểm tự nhiên (giới tính,
độ tuổi, nơi cư trú, ), đặc điểm xã hội ( trình độ học vấn, nghề nghiệp, hoàn cảnhgia đình, và đặc điểm phạm tội (trạng thái tâm lý đối với hành vi phạm tội,…)
- Động cơ, mục đích phạm tội
Mục đích của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: chiếm đoạt tài sản Mục đíchchiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếmđoạt tài sản Tuy nhiên, ngoài mục đích chiếm đoạt, người phạm tội còn có thể cónhững mục đích khác cùng với mục đích chiếm đoạt hoặc chấp nhận mục đíchchiếm đoạt của người đồng phạm khác thì người phạm tội cũng bị truy cứu tráchnhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
- Người thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có đủ năng lực chịu tráchnhiệm hình sự hay không?
Người phạm tội đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự hay chưa?
- Hành vi phạm tội được diễn ra như thế nào? Có đồng phạm không? Vị trí, vai tròcủa từng tên đồng phạm?
- Công cụ, phương tiện thực hiện hành vi phạm tội?
- Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người phạm tội?Cócác tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thuộc điều 51, 52 BLHS 2015SĐBS 2017 không?
Ba là, chứng minh về người bị hại
Việc thu thập tài liệu chứng cứ để làm rõ về người bị hại là một trong nhữngvấn đề bắt buộc phải thực hiện khi điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhữngnội dung cần làm rõ về người bị hại đó là:
- Căn cước lai lịch của người bị hại;
- Mối quan hệ giữa người phạm tội và người bị hại?
- Nguyên nhân, lý do, mục đích giao tài sản?
- Số lượng tài sản đã giao, bao gồm những tài sản gì? Đặc điểm và giá trị của nhữngtài sản đó?
- Đề nghị, quan điểm, yêu cầu của người bị hại Bị hại có đề nghị yêu cầu bồi thườngthiệt hại hay yêu cầu gì khác không? (VD: giảm nhẹ hình phạt cho người phạm tội,
…)
Trang 83 Phương pháp điều tra tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở giai đoạn tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm.
a Tiếp nhận thông tin
Nguồn tin về tội phạm được quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 4 Bộ luật tốtụng hình sự 2015: Nguồn tin về tội phạm gồm tố giác, tin báo về tội phạm, kiếnnghị khởi tố của cơ quan, tổ chức, cá nhân, lời khai của người phạm tội tự thú vàthông tin về tội phạm do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp pháthiện
Thông tin từ nguồn tố giác của công dân bao gồm: Người bị hại, người làmchứng, người có liên quan Hình thức tin báo của họ có thể là gọi điện thoại, nhắntin, gửi đơn trình báo hoặc trực tiếp đến Cơ quan điều tra trình báo; thông tin từ các
cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội khi các cơ quan, tổ chức này bị cá nhân hoặc
cơ quan tổ chức khác lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Khi tiếp nhận thông tin, tin báo tố giác về tội phạm nói chung và tội lừa đảochiếm đoạt tài sản nói riêng, cơ quan có thẩm quyền phải xử lý kịp thời, chặt chẽtheo đúng trình tự và tố tụng hình sự Phải ghi chép vào sổ tiếp nhận tin báo tố giáctội phạm nội dung tin báo, tố giác , lấy lời khai của người báo tin rồi báo cáo vớicấp trên rồi chuyển thông tin đó cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền tiếp tục giảiquyết Khi tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm cần làm rõ những vấn đề sau:
Thứ nhất, họ, tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp, nơi đăng kí hộ khẩu thường trúcủa người báo tin
Thứ hai, mối quan hệ của người báo tin với bị hại, người có quyền lợi và nghĩa
vụ liên quan đến vụ án; với người thực hiện hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạttài sản
Trang 9Thứ ba, thời gian, địa điểm xảy ra vụ án, ai là nhân chứng viết sự việc xảy ra; ai
là người bị hại, mức độ, thiệt hại thế nào; nguyên nhân, ngồn gốc phát sinh sự việc;Thứ tư, lý do phát hiện sự việc phạm tội, đặc điểm tài sản bị chiếm đoạt
Sau khi tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm, tiến hành cử cán bộ điều tra xuốngkiểm tra, xác minh tại nơi xảy ra vụ án để nắm tình hình, dư luận quần chúng nhằmthu thâp thêm người làm chứng Ngoài ra, yêu cầu bị hại cung cấp các tài liệu,chứng cứ có liên quan đến việc xác định hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tiếnhành rà soát những đối tượng nghi vấn liên quan tới vụ án để xác định thủ phạmhoặc truy tìm thủ phạm và tiến hành giám định phương tiện, vật chứng Khi đã có
đủ chứng cứ, tài liệu khẳng định được đặc điểm của tài sản bị chiếm đoạt, biết được
ai là người đã thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì tiến hành truy tìm tàisản và bắt tội phạm Đối với những đối tượng thực hiện hành vi phạm tội xong bỏtrốn, cần tiến hành thu thập những thông tin có liên quan đến đối tượng như: Họtên, tuổi, nơi cư trú; phạm vi và hướng bỏ trốn; dáng người, giới tính, trang phụccủa đối tượng và đồ vật, tài sản mà đối tượng mang theo khi bỏ trốn; xác định cácmối quan hệ như bạn bè, người thân, đồng bọn của đối tượng, những nơi mà đốitượng có thể đến ẩn náu, sinh sống khi bỏ trốn Việc truy bắt đối tượng trong một
số trường hợp phải huy động lực lượng như quần chúng nhân dân, tổ bảo vệ dânphố, người bị hại
b Lấy lời khai của bị hại, người làm chứng
Việc lấy lời khai của bị hại trong các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản mang ýnghĩa rất lớn trong việc điều tra vụ án, thu thập chứng cứ chứng minh làm sáng tỏ
sự thật khách quan vụ án Bị hại trong các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản là ngườibiết rất rõ các đối tượng thực hiện hành vi phạm tội vì họ trực tiếp tiếp xúc với đốitượng Ngoài ra, họ còn nắm bắt được diễn biến sự việc, các phương thức, thủ đoạn
mà đối tượng sử dụng để gây lòng tin đối với bị hại và chiếm đoạt tài sản
Trang 10Cùng với việc lấy lời khai của bị hại, việc lấy lời khai của người làm chứngtrong các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng mang ý nghĩa quan trọng trong việcxác định đối tượng, phương thức, thủ đoạn đối tượng sử dụng Lời khai của ngườilàm chứng còn là một nguồn chứng cứ quan trọng để đối chiếu, kiểm tra tính kháchquan của các nguồn chứng cứ khác Khi lấy lời khai của người làm chứng, cần chú
ý vì đối tượng thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản luôn có thủ đoạn tinh vikhi thực hiện hành vi phạm tội nên người làm chứng hầu như không biết rõ bảnchất sự việc mà chỉ nhận biết được hình thức lừa đảo diễn ra Vì vậy, việc tiến hànhlấy lời khai người làm chứng cần phải được tiến hành một cách khách quan, tránhtình trạng dẫn dắt hoặc mớm lời khai
Việc lấy lời khai của bị hại, người làm chứng trong các vụ án lừa đảo chiếmđoạt tài sản phải được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật
c Khởi tố vụ án và khởi tố bị can
Việc xác định tội danh ở giai đoạn khởi tố vụ án, khởi tố bị can có ý nghĩa rấtquan trọng, xác định tội danh đúng sẽ tránh được sự oan sai, bỏ lọt tội phạm từngay thời điểm đầu của tố tụng hình sự Xác định tội danh chưa đúng, chưa chínhxác ở giai đoạn khởi tố vụ án sẽ dẫn đến thay đổi quyết định khởi tố vụ án, khởi tố
bị can thậm chí phải đình chỉ việc giải quyết vụ án và bị can.Giữa tội lừa đảo chiếmđoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tuy là hai tội đều thuộcnhóm tội có mục đích chiếm đoạt, người phạm tội đều có hành vi chiếm đoạt tàisản của người khác Nhưng để chiếm đoạt được tài sản của người khác thì giữa tộiLừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản lại có biểuhiện khác nhau về những dấu hiệu của mặt khách quan của tội phạm
Quá trình ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can phạm tội lừa đảo chiếmđoạt tài sản phải được tiến hành nghiêm chỉnh, theo đúng quy định của pháp luật.Điều tra viên cần phải xác minh, kiểm tra tin báo tố giác, thu thập tài liệu xác định
Trang 11đầy đủ các dấu hiệu của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản Ngoài ra, cần phảixem xét thủ đoạn thực hiện hành vi phạm tội, đặc điểm nhân thân của đối tượng,giá trị tài sản đã chiếm đoạt.
Để ra quyết định khởi tố bị can đối tượng đã thực hiện hành vi lừa đảo chiếmđoạt tài sản, Cơ quan điều tra cần phải tiến hành thu thập đầy đủ chứng cứ, xácđịnh đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quyđịnh trong Bộ luật tố tụng hình sự như: Có hành vi gian dối không? Giá trị tài sản
bị chiếm đoạt có đủ để cấu thành tội phạm hay không? Nhân thân của người thựchiện hành vi phạm tội? Năng lực chịu trách nhiệm hình sự?
Sau khi ra quyết định khởi tố bị can, Cơ quan điều tra phải gửi quyết định khởi
tố và các tài liệu liên quan đến việc khởi tố bị can cho Viện kiểm sát cùng cấp đểxét phê chuẩn việc khởi tố
II Giải quyết tình huống
Tình huống: “Vào hồi 10h ngày 12/7/2018 chị Nguyễn Thị A đến cơ quan
CSĐT công an quận C trình báo về việc chị bị Nguyễn Văn T lừa đảo chiếm đoạt
100 triệu của chị, đồng thời chị A đã trình báo giấy biên nhận T đã viết cam kếtnhận tiền của chị A Là điều tra viên được phân công thụ lý giải quyết tố giác, tinbáo Anh (chị) cần thực hiện những công việc gì?”
1 Tiếp nhận, xử lý và giải quyết tố giác của A về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Tin báo, tố giác về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xuất phát từ nhiều nguồn khácnhau Đối với tình huống trên, chị Nguyễn Thị A- người bị hại đã đến trực tiếp cơquan CSĐT Công an quận C để tố giác Nguyễn Văn T về tội lừa đảo chiếm đoạtsản Căn cứ theo Điều 145 BLTTHS 2015 quy định về trách nhiệm tiếp nhận vàthẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và Điều 6Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC quy