- Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.
(Học sinh dựa vào gợi ý bên để viết kết bài. Có nhiều cách kết bài khác nhau, hướng dẫn bên chỉ có tính chất tham khảo).
BUỔI THỨ NĂM:
THỰC HÀNH: VIẾT BÀI TẠI LỚP.A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh: + Nắm vững cách thức làm bài phần đọc hiểu và phần làm văn (nghị luận xã hội và nghị luận văn học).
- Biết vận dụng những hiểu biết về thực tế cuộc sống, các tác phẩm và đoạn trích thơ đã học để viết bài.
* Rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm bài.
B. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:Tiến trình bài dạy. Tiến trình bài dạy.
ĐỀ SỐ 1:
PHẦN I. ĐỌC HIỂU ( 3.0 điểm).
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
NGƯỜI THỢ SĂN VÀ CON VƯỢN
Ngày xưa, có một người săn bắn rất tài. Nếu con thú rừng nào không may gặp phải bác ta, thì hôm đó coi như là ngày tận số của nó.
Một hôm, người đi săn xách nỏ vào rừng. Bác thấy một con vượn lông xám đang ngồi ôm con bên tảng đá. Bác nhẹ nhàng rút mũi tên bắn trúng tim vượn mẹ. Chiu…
Vượn mẹ giật mình hết nhìn mũi tên lại nhìn về phía người đi săn bằng đôi mắt căm giận, tay vẫn không rời con. Máu ở vết thương rỉ ra loang khắp ngực.
Trong khi đó, người đi săn vẫn đứng im quan sát. Ông chờ đợi vượn mẹ ngã xuống chết đi.
Bỗng vượn mẹ nhẹ nhàng đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi nó hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con. Sau đó, vượn mẹ nghiến răng, giật phắt mũi tên ra, hét lên một tiếng thật to: á á á…rồi từ từ gục xuống.
Người đi săn đứng lặng người chứng kiến cảnh tượng đó. Hai giọt nước mắt từ từ lăn trên má ông. Ông mắm môi, bẻ gãy chiếc nỏ và lẳng lặng quay gót ra về.
Từ đó về sau, ông không bao giờ đi săn nữa.
Câu 1. Văn bản trên thể hiện nội dung gì? Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần. ( 0.5 điểm)
Câu 2. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? Hãy chỉ ra những đặc sắc nghệ thuật của văn bản( 0.25 điểm)
Câu 3. Văn bản trên gửi gắm những thông điệp gì? Dựa vào nội dung, ý nghĩa câu chuyện hãy thử đặt một tựa đề khác cho văn bản.( 0.5 điểm) Câu 4.Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu mang nội dung: Hãy bảo vệ động vật trước sự săn bắn bừa bãi của con người ( 0.5 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa... Chiều nay con chạy về thăm Bác Ướt lạnh vườn cau, mấy gốc dừa!
Con lại lần theo lối sỏi quen
Đến bên thang gác, đứng nhìn lên Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa? Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!
(Trích Bác ơi! - Tố Hữu, Ngữ văn 12, tập Một, NXBGD, 2013, tr.167).
Câu 5. Xác định những phương thức biểu đạt sử dụng trong đoạn thơ. (0,25 điểm)
Câu 6. Cho biết hiệu quả cách ngắt nhịp trong hai câu thơ sau: Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa?
Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn! (0,5 điểm) Câu 7. Trình bày ngắn gọn cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của tác giả qua đoạn thơ trên. (0.5 điểm)
PHẦN II. LÀM VĂN.Câu 1 (3,0 điểm) Câu 1 (3,0 điểm)
Trong bài báo “Kiều bào với tình yêu biển đảo quê hương” đăng
trên trang báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam ngày 16/5/2014, ông
Nguyễn Bá Thuật, kiều bào ở Đan Mạch khẳng định: “Một tấc đất, một
tấc biển của ông cha để lại, không thể để cho người ngoại quốc kiểm soát!”.
Ý kiến trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về trách nhiệm bảo vệ đất nước của mỗi người trong hoàn cảnh hiện nay (bài viết khoảng 600 từ).
Câu 2 (4,0 điểm)
Đánh giá về nhân vật thị trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân
động nghèo, cùng đường và liều lĩnh. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: Thị là người giàu nữ tính và khát vọng.
Bằng cảm nhận của mình về nhân vật, anh/chị hãy bình luận các ý kiến trên.
HƯỚNG DẪN CHẤM, ĐÁP ÁN, THANG ĐIỂM
Câu Ý Nội dung Điểm