ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ HIỆN ĐẠI – LEAN – TAYLORVÀO QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP HIỆU QUẢ Sản xuất là một quá trình biến chuyển hóa các yếu tố đầu vào, biến chúng thành sản phẩm hoặc dịch v
Trang 1ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ HIỆN ĐẠI – LEAN – TAYLOR
VÀO QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP HIỆU QUẢ
Sản xuất là một quá trình biến chuyển hóa các yếu tố đầu vào, biến chúng thành sản phẩm hoặc dịch vụ ở đầu ra Việc quản lý sản xuất bao gồm rất nhiều yếu tố cần quan tâm Để việc quản lý sản xuất có hiệu quả cao nhất, rất nhiều các học giả đã đưa ra các lý thuyết để vận dụng vào việc quản lý sản xuất Nổi bật lên trong đó có 4 lý thuyết sau hình thành và phát triển trong thế kỉ 19 và 20
- Lý thuyết Quản trị khoa học cua Taylor
- Lý thuyết Quản trị hành chính cua Fayol
- Lý thuyết hành vi
- Lý thuyết Lean
Những lý thuyết này đã được ứng dụng và chứng tỏ được những ưu điểm của nó thông qua việc nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất Sau đây ta sẽ tìm hiểu
về những lý thuyết trên
a Lý thuyết quản trị khoa học của Taylor
Frederick W.Taylor được coi là cha đẻ của phương pháp quản trị khoa học Các nghiên cứu của ông chú trọng đến tính hiệu quả với mong muốn đạt được kết quả về việc tiết kiệm thời gian, năng lực và nguyên vật liệu
Hệ thống hoạt động của Taylor như sau:
Trang 2+ Kỹ năng, sức lực và khả năng học tập được xác định cho từng công nhân
để họ có thể được ấn định vào các công việc mà họ thích hợp nhất
+ Các nghiên cứu về theo dõi ngưng làm việc được tiến hành nhằm đưa ra kết quả chuẩn cho từng công nhân ở từng nhiệm vụ Kết quả mong muốn đối với từng công nhân sẽ được sử dụng cho việc hoạch định và lập thời gian biểu, so sánh với phương pháp khác để thực thi nhiệm vụ
+ Các phiếu hướng dẫn, các kết quả thực hiện và đặc điểm riêng biệt của từng nguyên vật liệu sẽ được sử dụng để phối hợp và tổ chức công việc, phương pháp làm việc và tiến trình công việc cũng như kết quả lao động có thể được chuẩn hóa
+ Công việc giám sát được cả tiến thông qua việc lựa chọn và huấn luyện cẩn thận Taylor thường xuyên chỉ ra rằng quản trị thì không quan tâm đến việc đổi mới chức năng của nó Ông tin rằng quản trị phải chấp nhận việc hoạch định, tổ chức, quản lý và những phương pháp xác định trách nhiệm hơn là để những chức năng quan trọng này cho chính công nhân
+ Hệ thống trả thưởng khuyến khích được sử dụng để gia tăng hiệu quả và làm giảm đi trách nhiệm truyền thống của những người quản lý là đôn đốc công nhân
b Thuyết quản lý hành chính của Fayol
Fayol đã tiếp cận vấn đề quản lý ở tầm rộng hơn và xem xét dưới góc độ tổ chức hành chính Với thuyết này, ông đã được coi là người đặt nền móng cho
lý luận quản lý cổ điển, là “một Taylor của châu Âu” và là “người cha thực
sự của lý thuyết quản lý hiện đại” (trong xã hội công nghiệp) Tư tưởng chủ
Trang 3yếu của thuyết Fayol là nhìn vấn đề quản lý ở cả tổng thể tổ chức quản lý xí nghiệp, xem xét hoạt động quản lý từ trên xuống, tập trung
Fayol cho rằng, thành công của quản lý không chỉ nhờ phẩm chất của các nhà quản lý mà chủ yếu nhờ các nguyên tắc chỉ đạo hành động của họ và những phương pháp mà họ sử dụng Với các nhà quản lý cấp cao phải có khả năng bao quát, còn đối với cấp dưới thì khả năng chuyên môn là quan trọng nhất
Tư tưởng quản lý này phù hợp với hệ thống kinh doanh hiện đại
Đầu tiên, ông chia hoạt động của xí nghiệp thành 6 nhóm công việc chính: + Kỹ thuật: khai thác, chế tạo, chế biến
+ Thương mại: mua bán, trao đổi
+ Tài chính: huy động vốn, sử dụng vốn
+ An ninh: bảo vệ tài sản và nhân viên
+ Kế toán: Kiểm kê tài sản, theo dõi công nợ, hạch toán giá thành, thống kê
+ Quản lý – điều hành: kế hoạch, tổ chức, điều khiển, phối hợp, kiểm tra
Fayol cho rằng quản lý thì tác động đến con người Fayol cũng phân biệt giữa lãnh đạo và quản lý Cho rằng quản lý là công cụ của sự lãnh đạo nhằm đạt được mục đích của tổ chức Lãnh đạo thì bao hàm công tác quản lý và thông qua quản
lý để vận hành tổ chức hoạt động một cách đúng đắn
Trang 4Fayol lập ra hệ thống tam cấp thể hiện rõ sự phân chia quyền hạn và trách nhiệm trong đơn vị sản xuất gồm:
+ Hội đồng quản trị và giám đốc điều hành
+ Tham mưu và chỉ huy thực hiện từng phần công việc
+ Chỉ huy tác nghiệp ở từng khâu cụ thể
Fayol phân chia các chức năng quản lý bao gồm:
+ Chức năng kế hoạch: được coi là nội dung cơ bản nhất bao gồm công tác dự đoán và lập kế hoạch Công tác này được yêu cầu phải sáng tạo
+ Chức năng tổ chức: gồm tổ chức sản xuất(công đoạn, thao tác ) và tổ chức bộ máy quản lý (cơ cấu, các quan hệ chức năng )
+ Chức năng điều khiển: tác động vào hành vi cấp dưới để họ thực hiện quyết định quản lý; có tính kỷ luật cao, và vẫn phát huy được tính sáng tạo
+ Chức năng phối hợp: kết hợp, điều hòa các hoạt động để đảm bảo cho các hoạt động diễn ra hài hòa, gắn kết và tạo đươc sự cân đối trong tổ chức
+ Chức năng kiểm tra: theo dõi các hoạt động và phát hiện các vấn đề cần điều chỉnh và quy rõ các trách nhiệm
Fayol cũng đề ra 14 nguyên tắc về quản lý để vận dụng linh hoạt:
1 Phân công lao động phù hợp, rõ ràng, tạo được sự liên kết
2 Xác định quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng, đúng mức
3 Duy trì tốt kỷ luật trong đội ngũ, đảm bảo sự quy củ và tinh thần phục vụ
4 Đảm bảo sự thống nhất chỉ huy, chấp hành mệnh lệnh từ một trung tâm
Trang 55 Chỉ đạo nhất quán (theo một kế hoạch, một đầu mối).
6 Xử lý hài hòa lợi ích, đảm bảo lợi ích chung cao nhất
7 Trả công thỏa đáng, công bằng, sòng phẳng
8 Tập trung quyền lực trong hệ thống tổ chức quản lý
9 Xác định rõ và ổn định hệ thống cấp bậc với chức trách rõ ràng
10.Đảm bảo trật tự trong hệ thống với vị trí xác định
11.Thực hiện công bằng trong quan hệ đối xử
12.Ổn định đội ngũ nhân sự và được bổ sung kịp thời
13.Khuyến khích tính sáng tạo, chủ động của mọi người
14.Xây dựng bầu không khí tập thể đồng thuận, đoàn kết nội bộ
Trong 14 nguyên tắc đó, nguyên tắc 4 (thống nhất chỉ huy) và nguyên tắc 9 (hệ thống cấp bậc) được coi là hai nguyên tắc quyết định, phản ánh thực chất của thuyết quản lý Fayol.
Ưu điểm của thuyết quản lý của Fayol là tạo được tính kỷ luật trong tổ chức Song chưa chú trọng đầy đủ các mặt tâm lý và môi trường lao động và chưa đề cập đến mối quan hệ bên ngoài doanh nghiệp
c Nhóm lý thuyết hành vi
Nhóm các tác giả thiên về lý thuyết hành vi cho rằng, bên ngoài các yếu tố về vật chất thì để nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý sản xuất cần phải chú ý đến yếu tố tâm lý và hành vi của người lao động Họ cho rằng đây cũng là các yếu tố có thể tác động để tạo ra những sự thay đổi trong sản xuất
Trang 6Nhóm các tác giả này gồm một số đại diện tiêu biểu nhau
*** Lý thuyết các quan hệ con người trong tổ chức Mary Parker Pollet (1868
-1933), nữ tác giả này cho rằng, trong quá trình làm việc, người lao động có các mối quan hệ giữa họ với nhau và giữa họ với một thể chế tổ chức nhất định bao gồm:
- Quan hệ giữa công nhân với công nhân
- Quan hệ giữa công nhân với các nhà quản trị
Đồng thời tác giả cũng nhấn mạnh, hiệu quả của quản trị phụ thuộc vào việc giải quyết các mối quan hệ này
*** Những quan điểm về hành vi con người: các tác giả trong trường phái này
cho rằng hoạt động của con người phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tâm lý xã hội Chính các yếu tố này tạo nên các quan hệ tốt đẹp trong quá trình lao động, từ đó
mà có thể đạt hiệu quả cao trong quá trình làm việc Điển hình trong quan điểm này là các nghiên cứu về các tác động tâm lý vào quá trình lao động tại Western Electric's Hawthorne Plant Công trình nghiên cứu này gọi là những nghiên cứu Hawthorne Trong nghiên cứu đó, các tác giả đã sử dụng các biện pháp tạo cho công nhân cảm giác tâm lý là họ đang được các nhà quản trị chú ý đến như: -Thay đổi chế độ sáng (tăng và giảm độ sáng)
-Thay đổi về tiền lương
-Thay đổi thời gian làm việc
Sự thay đổi này đã dẫn đến các tác động tâm lý làm tăng năng suất lao động Tiếp cận các động cơ về hành vi của con người: các tác giả đã tập trung nghiên
Trang 7cứu vào các yếu tố tác động vào hành vi của con người trong quá trình làm việc với tư cách là động cơ làm việc của họ
Tư tưởng của trường phái tác phong nhấn mạnh nhu cầu xã hội, được quý trọng
và tự thể hiện mình của người lao động Lý thuyết này bổ sung cho lý thuyết quản trị cổ điển khi cho rằng năng suất không chỉ thuần túy là vấn đề kỹ thuật
Nó cũng giúp cải tiến cách thức và tác phong quản trị trong tổ chức, xác nhận mối liên hệ giữa năng suất và tác phong hoạt động Lý thuyết tác phong có sự đóng góp lớn trong lý thuyết và thực hành quản trị, giúp các nhà quản trị hiểu rõ hơn về sự động viên con người, về ảnh hưởng của tập thể đốivới tác phong cũng như các vấn đề tâm lý quản trị
d Lý thuyết quản trị hiện đại- Lý thuyết Lean
Không giống với các lý thuyết trước đó Để nâng cao năng suất lao động, lý thuyết sản xuất tinh gọn lean hay lý thuyết quản lý sản xuất hiện tại tập trung vào vấn đề khác đó là cắt giảm lãng phí, tối ưu các hoạt động
Đó là mục tiêu cơ bản của Lean Lý thuyết Lean phân định ra 8 loại lãng phí cơ bản như sau:
1 Sản xuất thừa: làm nhiều hơn, sớm hơn và nhanh hơn so với yêu cầu của quá
trình tiếp theo
2 Lãng phí về hàng tồn kho: Bất kỳ sự cung ứng thừa so với yêu cầu (làm đến
đâu dùng đến đó) trong quá trình sản xuất, cho dù nó là nguyên liệu thô, bán thành phẩm hoặc thành phẩm (điều này cực kỳ quan trọng khi công ty đang kinh doanh trong ngành thực phẩm)
Trang 83 Sản phẩm sai lệch: sản phẩm đòi hỏi phải kiểm tra, phân loại, loại bỏ, xếp
hạng kém so với tiêu chuẩn thành phẩm, thay thế hoặc sửa chửa đều là lãng phí cả
4 Sản xuất thừa tính năng: thêm nỗ lực mà không gia tăng giá trị cho sản
phẩm (hoặc dịch vụ) theo quan điểm của khách hàng
5 Chờ đợi: đó là thời gian chờ đợi những thứ nhu nguồn nhân lực, vất liệu, máy
mọc, đo lường hoặc thông tin
6 Con người: không sử dụng hết trí óc, các kỹ năng sáng tạo và kinh nhiệp của
nhân lực
7 Động cơ: bất kỳ hành động nào của con người, lắp đặt, thay đổi công cụ và
thiết bị không tăng giá trị cho sản phẩm hoặc dịch vụ
8 Lãng phí cho đi lại: các vật liệu hoặc phụ tùng đặt ở nơi không thích hợp,
cần phải đi lại để nhận nó
Dựa trên việc xác định rõ các lãnh phí, sử dụng các công cụ thống kê và tính toán sẽ giúp giảm thiểu chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất
Hệ thống các lý thuyết về quản trị sản xuất được trải qua một quá trình phát triển với rất nhiều các lý thuyết khác nhau Các lý thuyết đó ngày càng giúp cho quản
lý sản xuất trở nên rõ ràng và đầy đủ hơn
Theo tôi, ngày nay, các lý thuyết này vẫn có thể áp dụng được bởi vì một số nguyên nhân sau:
Trang 9+ Đặc điểm của quá trình sản xuất vẫn không thay đổi Đó vẫn là quá trình biến đổi từ các yếu tố đầu vào đẻ tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ Do vậy, việc hình thành các quy trình và phân chia sản xuất vẫn có tác dụng
+ Cơ cấu bộ máy của các tổ chức sản xuất càng ngày càng phình to Vì vậy, việc phân chia quản lý bộ máy cần chặt chẽ và rộng hơn Áp dụng các lý thuyết hành chính có thể giúp nhìn nhận rõ rệt và bố trí cơ cấu hoạt động hợp lý
+ Yếu tố hành vi càng ngày được coi trọng Ngày nay, yêu cầu về sản phẩm/dịch vụ ngày càng tăng cao và phức tạp Trình độ của người lao động cũng cao hơn Do đó, việc đáp ứng các điều kiện làm việc và chế độ phúc lợi cho người lao động có vai trò cao hơn trước rất nhiều Việc phát triển các hoạt động ứng dụng các lý thuyết về hành phi sẽ đảm bảo sự ổn định sản xuất
+ Tình hình kinh tế ngày càng có những diễn biến khó lường Các doanh nghiệp càng ngày gặp nhiều khó khăn Việc áp dụng LEAN để giảm chi phí sản xuất là một trong những yếu tố giúp cho doanh nghiệp có thể tăng được hiệu quả sản xuất của mình Áp dụng LEAN là một lựa chọn của khá nhiều các doanh nghiệp hiện nay
Tuy các phương pháp trên vẫn ứng dụng được vào hoạt động sản xuất ngày nay Nhưng bên cạnh đó cần phải triển khai áp dụng các phương pháp mới như phương pháp thống kê, phương pháp biểu diễn bằng đồ thị …
Tại nơi làm việc của chúng tôi, là một đơn vị chuyên môn về kỹ thuật quản trị mạng, việc áp dụng các biện pháp quản lý vào cũng đem lại nhiều hiệu quả
Trang 10+ Chế độ phúc lợi, lương, thưởng, điều kiện làm việc cho người lao động được đảm bảo một cách tốt nhất (ví dụ cần trang bị máy tính mới, không khó khăn để được chấp nhận) Người lao động có thể yên tâm công tác
+ Cơ chế phòng ban phân công chức năng rõ ràng Điều này giúp tăng tính hiệu quả của từng bộ phận riêng và công việc chung
+ Vì là đơn vị kỹ thuật Việc xây dựng các quy trình kỹ thuật là điều được tiến hành thường xuyên Việc này giúp cho kỹ thuật viên làm việc chính xác, hiệu quả Đảm bảo không bị trễ về thời gian, tránh gây lãng phí, tiêu tốn tài nguyên
+ Tiến trình kiểm tra công việc được thực hiện thường xuyên, giúp giám sát và quản lý công việc hiệu quả Để nếu có vướng mắc xảy ra, có thể sẽ khắc phục được sớm
+ Chế độ ca kíp được bố trí ngày 2 ca để đảm bảo việc hỗ trợ mạng lưới hiệu quả
Tài liệu tham khảo:
- http://www.htxdnqn.vn/newsdetail.aspx?
catid=210&newsid=6970&langid=vn
- Giáo trình môn Quản trị hoạt động