1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN cứu BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH đất NÔNG NGHIỆP tại TỈNH NAM ĐỊNH

45 237 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu Đề án được nghiên cứu nhằm đánh giá biến động về diện tích đất nôngnghiệp tại tỉnh Nam Định giai đoạn 2010-2015 gắn trong mối quan hệ với sự pháttriển kinh tế-xã hội

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA BẤT ĐỘNG SẢN & KINH TẾ TÀI NGUYÊN

NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI

TỈNH NAM ĐỊNH

Lớp chuyên ngành : Kinh tế Tài nguyên 56 Giảng viên hướng dẫn : Ts Nguyễn Hữu Dũng

Hà Nội, 2017

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1

3.1 Đối tượng nghiên cứu 1

3.2 Phạm vi nghiên cứu 1

4 Kết cấu nội dung đề án 2

5 Phương pháp nghiên cứu 2

5.1 Phương pháp điều tra, thu thập thông tin 2

5.2 Phương pháp xử lý số liệu 2

CHƯƠNG 1 4

CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH NAM ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2010 - 2015 4

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về biến động diện tích đất 4

1.1.1 Trên thế giới 4

1.1.2 Tại Việt Nam 4

1.1.3 Các công trình nghiên cứu về tỉnh Nam Định 5

1.2 Cơ sở lý luận đánh giá biến động diện tích đất nông nghiệp 6

1.2.1 Một số khái niệm 6

1.2.2 Những đặc trưng của biến động diện tích đất 8

1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến biến động diện tích đất 8

CHƯƠNG 2 10

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KT-XH VÀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH NAM ĐỊNH 10

2.1 Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội tỉnh Nam Định 10

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 10

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 12

2.1.3 Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội đối với phát triển nông nghiệp của tỉnh 15

2.2 Hiện trạng diện tích đất nông nghiệp tại tỉnh Nam Định năm 2015 16

Trang 3

2.2.1 Hiện trạng diện tích đất năm 2015 16

2.2.2 Hiện trạng diện tích đất nông nghiệp năm 2015 17

CHƯƠNG 3: 22

ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH NAM ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 22

3.1 Biến động diện tích đất nông nghiệp tại tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 - 2015 22

3.1.1 Biến động diện tích đất sản xuất nông nghiệp 26

3.1.2 Biến động diện tích đất lâm nghiệp 29

3.1.3 Biến động diện tích đất nuôi trồng thủy sản 30

3.1.4 Biến động đất làm muối 30

3.2 Một số nguyên nhân chính 31

CHƯƠNG 4 32

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM HIỆU QUẢ TRONG SỬ DỤNG VÀ CHUYỂN DỊCH QUỸ ĐẤT NÔNG NGHIỆP 32

4.1 Mục tiêu phát triển 32

4.1.1 Đối với ngành sản xuất nông nghiệp 32

4.1.2 Đối với ngành lâm nghiệp 32

4.1.3 Đối với ngành nuôi trồng thủy sản 33

4.2 Giải pháp bảo đảm hiệu quả trong sử dụng và chuyển dịch quỹ đất nông nghiệp 34

4.2.1 Giải pháp quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp 34

4.2.2 Giải pháp về chính sách nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 34

4.2.3 Giải pháp về khoa học công nghệ 35

4.2.4 Giải pháp về hạn chế ô nhiễm môi trường đất 35

KẾT LUẬN 36

TÀI LIỆU THAM KHẢO 36

Trang 4

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Dân số của tỉnh Nam Định giai đoạn 2010-2015 12 Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu kinh tế (2011-2015) 14 Bảng 2.3 Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp năm 2015 tỉnh Nam Định 17 Bảng 2.4 Đất nông nghiệp theo đơn vị hành chính năm 2015 tỉnh Nam Định (ha) 18 Bảng 2.5 Diện tích các vùng sản xuất lúa của tỉnh năm 2015 19 Bảng 3.1 Tình hình biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2010 –

2015 tỉnh Nam Định 23 Bảng 3.2 Biến động diện tích đất nông nghiệp theo đơn vị hành chính 25 Bảng 3.3 Biến động diện tích một số loại cây hàng năm 28

Trang 5

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Nam Định 10 Hình 2.2 Biểu đồ cơ cấu diện tích đất năm 2015 tỉnh Nam Định 16 Hình 3.1 Biểu đồ xu hướng biến động diện tích đất nông nghiệp tỉnh Nam Định giai đoạn 2010-2015 25

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Đất đai là yếu tố đầu vào không thể thiếu đối với tất cả các ngành sảnxuất, đặc biệt là tư liệu sản xuất chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp Trong bốicảnh nền kinh tế nước ta đang vận động theo hướng công nghiệp hóa, đô thị hóa

đã làm gia tăng nhu cầu về đất ở, đất xây dựng cơ sở hạ tầng, đất sản xuất kinhdoanh phi nông nghiệp Do đặc tính giới hạn của đất đai dẫn tới xu hướngchuyển đổi mục đích sử dụng đất diễn ra trên diện rộng Diện tích đất nôngnghiệp ngày càng bị thu hẹp chuyển dần sang các mục đích phi nông nghiệp

Các công trình nghiên cứu về biến động sử dụng đất còn rất hạn chế Cóthể kể đến các Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sửdụng đất được tiến hành 5 năm một lần theo kỳ kế hoạch sử dụng đất của UBNDtỉnh Tại tỉnh Nam Định những nghiên cứu có tính định lượng về biến động diệntích đất, đặc biệt là biến động diện tích đất nông nghiệp nhằm phân tích đượcnguyên nhân gây biến động còn chưa đầy đủ

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề án được nghiên cứu nhằm đánh giá biến động về diện tích đất nôngnghiệp tại tỉnh Nam Định giai đoạn 2010-2015 gắn trong mối quan hệ với sự pháttriển kinh tế-xã hội của đất nước nói chung và tỉnh Nam Định nói riêng; từ đóxác định, phân tích nguyên nhân gây biến động diện tích đất nông nghiệp Kếtquả đánh giá sẽ là căn cứ để đề xuất những quan điểm, định hướng nhằm tối ưuhóa tiềm năng đất nông nghiệp của tỉnh Nam Định; giúp chính quyền địa phương

có cái nhìn thấu đáo trong việc đề xuất bố trí, quy hoạch đất nông nghiệp, pháttriển kinh tế - xã hội một cách hiệu quả và bền vững trong giai đoạn tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các loại hình sử dụng đất nông nghiệptại tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 – 2015, bao gồm: đất trồng lúa; đất trồng câyhàng năm; đất trồng cây lâu năm; đất lâm nghiệp; đất nuôi trồng thủy sản; đấtlàm muối và đất nông nghiệp khác

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian nghiên cứu: Tổng diện tích đất nông nghiệp tỉnh Nam Định

Trang 7

- Về nội dung và thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu, phân tích số liệu diệntích và biến động diện tích đất nông nghiệp giai đoạn 2010 - 2015.

4 Kết cấu nội dung đề án

Chương 1: Cơ sở lý luận, phương pháp luận nghiên cứu, đánh giá biến động diệntích đất nông nghiệp tại tỉnh nam định giai đoạn 2010 - 2015

Chương 2: Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và thực trạng sử dụng đất nôngnghiệp tại tỉnh nam định

Chương 3: Đánh giá biến động diện tích đất nông nghiệp tại tỉnh Nam Định giaiđoạn 2010 – 2015

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp điều tra, thu thập thông tin

- Thu thập số liệu thứ cấp

Là phương pháp khá phổ biến và mang lại hiệu quả cao trong quá trìnhnghiên cứu Trong phương pháp này, thông qua các cơ quan quản lý chuyênngành, các cơ quan nghiên cứu và những cá nhân, đơn vị có liên quan như Tổngcục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Nam Định, SởTài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định; Sở Nông nghiệp và phát triển nôngthôn tỉnh Nam Định… thu thập các loại bản đồ, ảnh vệ tinh, các số liệu thống kê

về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình sử dụng đất, các báo cáo, các dự

án nhằm kế thừa các tư liệu đã có qua các năm trong kỳ nghiên cứu

- Phương pháp chuyên gia

Lấy các ý kiến của chuyên gia thông qua các cuộc trao đổi với các nhàquản lý ở các cấp, các ngành của địa phương về vấn đề sử dụng đất nông nghiệp,các nguyên nhân dẫn đến việc thay đổi mục đích sử dụng đất, đặc biệt là biếnđộng diện tích đất nông nghiệp

5.2 Phương pháp xử lý số liệu

- Phương pháp phân tích, so sánh

Đây là phương pháp có tính khoa học cao, đã được áp dụng thiết thực vàoquá trình nghiên cứu các vấn đề về địa lý tự nhiên và kinh tế- xã hội của một địaphương cụ thể Phương pháp này thì sẽ tìm thấy mối quan hệ cũng như sự khácbiệt của các yếu tố tác động đến tài nguyên đất, những nguyên nhân làm biến đổi

Trang 8

mục đích sử dụng đất, bởi thế không thể có được kết luận đúng bản chất vấn đềtrong mối quan hệ tổng hợp.

- Phương pháp thống kê

Dựa vào các số liệu thu thập được, thống kê tạo thành các bảng biểu, tínhtoán các chỉ số về diện tích, cơ cấu các loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp sovới tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Nam Định qua các năm của kỳ nghiêncứu

Trang 9

Trước tiên phải đề cập đến dự án quốc tế về “Nghiên cứu biến động lớp phủ mặt đất” (land cover change) được thực hiện và điều hành bởi nhiều trường

đại học và các viện nghiên cứu như Đại học Clark, Mỹ (1994-1996), ViệnCartografic de Catalunya, Tây Ban Nha (1997-1999) và Trường Đại học Cônggiáo Leuven, Bỉ (2000 - 2005) Mục tiêu của dự án là tăng cường sự hiểu biết vềnhững tác động của con người và động thái của biến động đất đai đến những thayđổi về độ che phủ đất Dự án cũng nghiên cứu phát triển các mô hình toàn cầu đểcải thiện năng lực dự đoán biến động sử dụng đất và lớp phủ ở những khu vựcnhạy cảm

Đáng chú ý còn có công trình “Nghiên cứu về hiện tại, xu hướng và tương lai của biến động sử dụng đất dưới tác động của chính sách” được thực hiện bởi

các tác giả thuộc Trung tâm thí nghiệm trọng điểm về sử dụng đất, Cục Điều tra

và Quy hoạch đất đai, Bộ Tài nguyên và Đất đai Trung Quốc Nghiên cứu đã chỉ

ra rằng, không thể giữ được mục tiêu 0,12 tỷ ha đất canh tác trong tương lai nếu

sử dụng các phương thức phát triển kinh tế trong giai đoạn 1996 – 2008 Kết quảnghiên cứu cũng khẳng định việc thực hiện pháp luật và các quy định về bảo tồnđất canh tác ảnh hưởng đáng kể đến biến động sử dụng đất (Wang et al., 2012)

1.1.2 Tại Việt Nam

Năm 2003, tác giả Muller thuộc chương trình Hỗ trợ Sinh thái Nhiệt đớicủa Tổ chức Phát triển Cộng hòa Liên bang Đức đã nghiên cứu nhằm đánh giáảnh hưởng của các yếu tố địa vật lý, sinh thái nông nghiệp và kinh tế xã hội biếnđộng sử dụng đất từ năm 1975 đến năm 2000 tại hai huyện của tỉnh Đắc Lắc Kếtquả nghiên cứu cho thấy nguyên nhân biến động đất đai ở khu vực Tây Nguyên

Trang 10

giai đoạn đầu từ 1975 đến 1992 được đặc trưng bởi sự mở rộng đất nông nghiệp

và chuyển đổi đất rừng sang đất nông nghiệp Trong giai đoạn thứ hai, từ 1992đến 2000, sự đầu tư vào nguồn lao động và vốn, cải thiện về công nghệ, giaothông nông thôn, thị trường và hệ thống thủy lợi đã thúc đẩy phát triển nôngnghiệp Độ che phủ rừng trong giai đoạn thứ hai tăng mà chủ yếu là do sự tái sinhcủa các khu vực canh tác nương rẫy trước đây

Luận án tiến sĩ địa lý - Học viện Khoa học và Công nghệ của Phạm Vũ

Chung (2017) với đề tài“Nghiên cứu, đánh giá biến động sử dụng đất trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại tỉnh Hà Tĩnh” đã phân tích, đánh giá được thực trạng,

nguyên nhân gây biến động diện tích đất nông nghiệp giai đoạn 2005 – 2015 tạitỉnh Hà Tĩnh đồng thời đề xuất các giải pháp sử dụng đất nông nghiệp hợp lý,đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội bền vững trong bối cảnh biến đổi khíhậu tại Hà Tĩnh

Tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền trong luận án Tiến sĩ năm 2015 (chuyên

ngành Quản lý đất đai - Học viện Nông nghiệp Việt Nam)“Nghiên cứu biến động và đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh” đã đánh giá biến động sử dụng đất và xác định ảnh hưởng của các

yếu tố tự nhiên, xã hội đến biến động sử dụng đất huyện Tiên Yên tỉnh QuảngNinh Cùng với đó, tác giả đã đưa ra các giải pháp nhằm quản lý sử dụng đất hợp

lý trên địa bàn huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh

1.1.3 Các công trình nghiên cứu về tỉnh Nam Định

Các công trình nghiên cứu về biến động sử dụng đất trên địa bàn tỉnh NamĐịnh còn rất hạn chế Có thể kể đến các Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai và xâydựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất được tiến hành 5 năm một lần theo kỳ kếhoạch sử dụng đất của Ủy ban nhân dân tỉnh Một số nghiên cứu về tỉnh NamĐịnh có liên quan như:

Tác giả Phạm Thị Phin đã “Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện Nghĩa Hưng - tỉnh Nam Định” (Luận án tiến sĩ nông nghiệp chuyên

ngành quy hoạch và sử dụng đất nông nghiệp năm 2012, Học viện Nông nghiệpViệt Nam) Nghiên cứu đã góp phần làm rõ đặc tính và tính chất đất đai ở huyệnNghĩa Hưng, bổ sung và hoàn thiện cơ sở lý luận khoa học cho việc sử dụng đấtnông nghiệp bền vững khu vực ven biển Trên cơ sở luận cứ khoa học đã xâydựng, đề xuất được các loại hình sử dụng đất nông nghiệp bền vững cho huyệnNghĩa Hưng,

Trang 11

Luận án tiến sỹ - Học viện Nông nghiệp Việt Nam của tác giả Trần Thị

Giang Hương (2015) với đề tài“Thực trạng quản lý sử dụng đất tỉnh Nam Định trong điều kiện biến đổi khí hậu” đã xác định được một số ảnh hưởng chính do

biến đổi khí hậu đến sử dụng đất tỉnh Nam Định Qua đó đánh giá và lựa chọnđược các mô hình sử dụng đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp theo mức độ

sử dụng đất thích ứng với biến đổi khí hậu; xây dựng được cơ sở dữ liệu về khuvực đất có nguy cơ ngập và mặn hóa trên địa bàn tỉnh Nam Định, từ đó đề xuất

sử dụng đất có tính đến tác động của biến đổi khí hậu

Trên địa bàn huyện Giao Thủy – tỉnh Nam Định tác giả Lê Thị Thu Hà với “Nghiên cứu biến động sử dụng đất trong mối quan hệ với một số yếu tố nhân khẩu học thuộc khu vực huyện Giao Thủy, Tỉnh Nam Định” đã chỉ ra mối

tương quan giữa các yếu tố nhân khẩu học và nhu cầu về các loại đất

Như vậy, có thể thấy tại các khu vực khác nhau, dưới tác động của cácđiều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội khác nhau thì nguyên nhân và ảnh hưởng củabiến động diện tích đất đều có những khác biệt nhất định Ở Việt Nam, nhữngnghiên cứu về biến động diện tích đất hầu hết là các nghiên cứu ứng dụng tư liệuviễn thám và GIS xác định biến động theo thời gian và không gian Còn nhữngnghiên cứu trên khía cạnh kinh tế nhằm xác định nguyên nhân cũng như ảnhhưởng của biến động diện tích đất trong giai đoạn nhất định còn rất hạn chế

1.2 Cơ sở lý luận đánh giá biến động diện tích đất nông nghiệp

1.2.1 Một số khái niệm

1.2.1.1 Đất

V.V.Dokuchaev(1846 – 1903), nhà khoa học người Nga cho rằng: “Đấtnhư là một thực thể tự nhiên có nguồn gốc và lịch sử phát triển riêng, là thực thểvới những quá trình phức tạp và đa dạng diễn ra trong nó Đất được coi là khácbiệt với đá Đá trở thành đất dưới ảnh hưởng của một loạt các yếu tố tạo thànhđất như khí hậu, cây cỏ, khu vực, địa hình và tuổi”

Theo FAO: “Đất đai là một vùng đất xác định về mặt địa lý, là một thuộctính tương đối ổn định hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đoán được củasinh quyển bên trên, bên trong và bên dưới nó như là: không khí, đất, điều kiệnđịa chất, thủy văn, thực vật cư trú, những hoạt động trước đây của con người, ởchừng mực mà những thuộc tính này ảnh hưởng có ý nghĩa tới việc sử dụng vùngđất đó của con người hiện tại và trong tương lai”

Viện Nghiên cứu phổ biến trí thức Bách Khoa, 1998 “Đất đai có vị trí cốđịnh, tính chất hữu hạn về diện tích, tính năng bền lâu, chất lượng khác nhau”

Trang 12

Nói cách khác, đất đai là một vùng đất có ranh giới, vị trí cụ thể và các thuộc tínhtổng hợp của các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội như: thổ nhưỡng, khí hậu, địahình, địa mạo, địa chất, thủy văn, động vật, thực vật và hoạt động sản xuất củacon người.

Hiến pháp Việt Nam năm 2013 đã khẳng định: “Đất đai là tài nguyên đặcbiệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theopháp luật”

Nông nghiệp sản xuất chủ yếu dựa trên đất đai và hầu hết sản phẩm nôngnghiệp đều hình thành từ đất đai nên đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt trongnông nghiệp

1.2.1.2 Biến động diện tích đất

Được hiểu là xem xét quá trình thay đổi của diện tích đất thông qua thôngtin thu thập được theo thời gian để tìm ra quy luật và những nguyên nhân thayđổi từ đó có biện pháp sử dụng đúng đắn với nguồn tài nguyên này

1.2.1.3 Đất nông nghiệp

Tại Việt Nam, đất nông nghiệp được định nghĩa là đất sử dụng vào mụcđích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồngthuỷ sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng Đất nông nghiệp baogồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làmmuối và đất nông nghiệp khác

Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất nông nghiệp gồm:

Đất sản xuất nông nghiệp: Là đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích sản xuất

nông nghiệp Bao gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm

Đất lâm nghiệp: Là đất có rừng tự nhiên hoặc có rừng trồng, đất khoanh nuôi

phục hồi rừng (đất đã giao, cho thuê để khoanh nuôi, bảo vệ nhằm phục hồi rừngbằng hình thức tự nhiên là chính), đất để trồng rừng mới (đất đã giao, cho thuê đểtrồng rừng và đất có cây rừng mới trồng chưa đạt tiêu chuẩn rừng) Theo loạirừng lâm nghiệp bao gồm: đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặcdụng

Đất nuôi trồng thuỷ sản: Là đất được sử dụng chuyên vào mục đích nuôi, trồng

thuỷ sản, bao gồm đất nuôi trồng nước lợ, mặn và đất chuyên nuôi trồng nướcngọt

Đất làm muối: Là đất các ruộng để sử dụng vào mục đích sản xuất muối.

Trang 13

Đất nông nghiệp khác: Là đất tại nông thôn sử dụng để xây dựng nhà kính (vườn

ươm) và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồngtrọt không trực tiếp trên đất, xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm vàcác loại động vật khác được pháp luật cho phép, đất để xây dựng trạm, trạinghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, xâydựng cơ sở ươm tạo cây giống, con giống, xây dựng nhà kho, nhà của hộ giađình, cá nhân để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công

cụ sản xuất nông nghiệp

1.2.2 Những đặc trưng của biến động diện tích đất

Từ trước đến nay chưa có khái niệm chính xác về đánh giá biến động.Nhưng đánh giá biến động có thể được hiểu là việc theo dõi, giám sát và quản lýđối tượng nghiên cứu để từ đó thấy được sự thay đổi về đặc điểm, tính chất củađối tượng nghiên cứu, sự thay đổi có thể định lượng được

Biến động diện tích đất có các đặc trưng cơ bản:

- Quy mô biến động:

Biến động về diện tích sử dụng đất đai nói chung

Biến động về diện tích của từng loại hình sử dụng đất

- Mức độ biến động:

Mức độ biến động thể hiện qua số lượng diện tích tăng hoặc giảm của các loạihình sử dụng đất giữa đầu thời kỳ và cuối thời kỳ nghiên cứu Mức độ biến độngđược xác định thông qua việc xác định diện tích tăng, giảm và số phần trăm tănggiảm của từng loại hình sử dụng đất giữ cuối và đầu thời kỳ nghiên cứu

- Xu hướng biến động:

Xu hướng biến động thể hiện theo hướng tăng hoặc giảm của các loại hình sửdụng đất

Xu hướng biến động theo hướng có lợi hay không có lợi cho việc sử dụng

1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến biến động diện tích đất

Đất đai vừa mang tính tự nhiên vừa mang tính lịch sử luôn tham gia vàocác mối quan hệ xã hội Do vậy, quá trình sử dụng đất bao gồm phạm vi, cơ cấu

và phương thức sử dụng đất luôn chịu sự chi phối của các điều kiện tự nhiên,trình độ phát triển kinh tế - xã hội Những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụngđất bao gồm:

Trang 14

- Nhân tố tự nhiên:

Các yếu tố tự nhiên như nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa, độ ẩm không khí,địa hình, nguồn nước luôn chi phối sự biến động diện tích đất Do vậy, khi sửdụng đất ngoài bề mặt không gian cần chú ý đến việc thích ứng với điều kiện tựnhiên, quy luật sinh thái của đất cũng như các yếu tố bao quanh mặt đất

Trong điều kiện tự nhiên, khí hậu là nhân tố hạn chế hàng đầu của việc sửdụng đất đai, sau đó đến điều kiện đất đai (chủ yếu là địa hình, thổ nhưỡng) vàcác nhân tố khác

- Nhân tố kinh tế - xã hội:

Các yếu tố kinh tế - xã hội có tác động lớn đến sự thay đổi diện tích cácloại hình sử dụng đất đai bao gồm các yếu tố sau:

 Sự phát triển các ngành kinh tế như: Dịch vụ, xây dựng, giao thông và cácngành kinh tế khác

 Các dự án đầu tư phát triển kinh tế

 Thị trường tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa

- Nhân tố không gian:

Trong thực tế, mọi ngành sản xuất vật chất hay phi vật chất đều cần đếnđất đai như điều kiện không gian (bao gồm cả vị trí và mặt bằng) để hoạt động.Đặc tính cung cấp không gian của đất đai là yếu tố vĩnh hằng của tự nhiên banphát cho con người Vì vậy, không gian trở thành một trong những nhân tố hạnchế cơ bản nhất của việc sử dụng đất

Trang 15

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KT-XH VÀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH NAM ĐỊNH 2.1 Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội tỉnh Nam Định

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Nam Định thuộc phía Nam vùng đồng bằng sông Hồng, nằm ở tọa độ

19°54’ đến 20°40’ vĩ độ Bắc và từ 105°55’ đến 106°45’ kinh độ Đông;

Phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam;

Phía Đông giáp tỉnh Thái Bình với ranh giới là sông Hồng;

Phía Tây giáp tỉnh Ninh Bình lấy sông Đáy làm ranh giới;

Phía Nam giáp biển Đông;

Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Nam Định

Trang 16

2.1.1.2 Địa hình

Địa hình tỉnh Nam Định chủ yếu là đồng bằng với độ chênh cao thấp từkhoảng 0,8-2,5 (m) so với mực nước biển, hướng dốc dần về phía Nam, ĐôngNam;

Tỉnh Nam Định tồn tại hai dạng địa hình khá khác biệt là vùng đồng bằngthấp trũng và vùng ven biển:

Vùng đồng bằng thấp trũng gồm 06 huyện: Vụ Bản, Ý Yên, Mỹ Lộc, Nam Trực,Trực Ninh, Xuân Trường và thành phố Nam Định với địa hình khá bằng phẳng.Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, chỗ cao nhất từ đỉnh núi Gôicao 122m, chỗ thấp nhất -3m (so với mặt biển) ở vùng đồng bằng trũng huyện ÝYên, Vụ Bản Đây là vùng có nhiều khả năng thâm canh phát triển nông nghiệp,công nghiệp và các ngành nghề truyền thống

Vùng ven biển có bờ biển có dạng hình cung lõm và chia cắt bởi các cửa sông BaLạt, Hà Lạn, Ninh Cơ, Cửa Đáy dài 72 km gồm 03 huyện Giao Thủy, Hải Hậu vàNghĩa Hưng, địa hình khá bằng phẳng Do sự bồi lắng phù sa ở các vùng cửasông ven biển và chế độ hải văn đã hình thành các vùng cồn bãi không đồngnhất Đây là vùng thâm canh lúa và phát triển mạnh nuôi trồng thủy hải sản

2.1.1.3 Khí hậu

Nhiệt độ: trung bình năm khoảng 23°- 24°C Mùa đông nhiệt độ trung bình

là 18,9°C, tháng lạnh nhất là vào tháng 1 và tháng 2 Mùa hạ, có nhiệt độ trungbình là 27°C, tháng nóng nhất là tháng 7 với nhiệt độ trung bình là 29,4°C (nhiệt

độ nóng nhất có thể lên tới hơn 40°C);

Độ ẩm: trung bình trên các tháng đều vượt trên 80% Độ ẩm không khítrung bình tháng nhiều năm tại Nam Định vào khoảng 82- 90% Độ ẩm giữa cáctháng biến đổi rất ít

Mưa: Tổng lượng mưa bình quân nhiều năm ở Nam Định vào khoảng1.600mm – 1.800mm Trong đó mùa hè lượng mưa tương đối dồi dào và tậptrung chủ yếu vào các tháng 6, 7, 8 chiếm 70% lượng mưa cả năm;

Gió, bão: Nam Định là một tỉnh ven biển, hàng năm luôn phải chịu ảnhhưởng lớn của bão Theo số liệu thống kê của Tổng cục Khí tượng-Thủy văn,trung bình mỗi năm ở đây có 2 cơn bão đổ bộ vào và thường xuất hiện từ tháng 5đến tháng 11, nhiều nhất vào tháng 6 đến tháng 9 gây thiệt hại về người và củacho các huyện ven biển

Trang 17

2.1.1.4 Đặc điểm thổ nhưỡng

Nguồn gốc từ đất Nam Định chủ yếu là đất phù sa của lưu vực sông Hồng,

kể cả diện tích mới bồi lắng ven biển Nhóm đất có diện tích lớn nhất là nhóm đấtphù sa trẻ, tiếp đến là nhóm đất mặn, đất cát, đất phèn,

Theo Tổng cục Quản lý đất đai (2015), đất Nam Định gồm 5 nhóm:

Nhóm đất phù sa: phân bố ở tất cả các huyện trong tỉnh, đây là nhóm đất có diệntích lớn nhất trong các nhóm đất của tỉnh Nam Định;

Nhóm đất mặn: phân bố ở vùng ven biển, cửa sông xen kẽ với đất phèn vào sâutrong đất liền từ 25 - 30 km thuộc các huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hưng;Nhóm đất phèn: phân bố ở hầu hết tất cả các huyện, thành phố, riêng huyệnNghĩa Hưng không có diện tích nhóm đất này;

Nhóm đất bãi cát, cồn cát và đất cát: phân bố vùng cồn cát, bãi cát thuộc ven biểncác huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Nam Trực, Xuân Trường;

Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá: phân bố tập trung ở huyện Vụ Bản và Ý Yên

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

đề xã hội Cơ cấu dân số Nam Định thuộc loại trẻ: nhóm 0-14 tuổi chiếm22,88%, nhóm 15-59 tuổi chiếm khoảng 64,16% Dân số nữ chiếm 51,0% tổngdân số toàn tỉnh, cao hơn so với tỷ lệ tương ứng của cả nước (50,0%) Số ngườisống ở vùng nông thôn chiếm 81,7% dân số

Bảng 2.1 Dân số của tỉnh Nam Định giai đoạn 2010-2015

Trang 18

Do chỉ cách thủ đô Hà Nội 60 km về phía Nam theo quốc lộ 1 và quốc lộ

21, cách cảng Hải Phòng 100 km nên Nam Định có cơ hội mở rộng thị trườngtiêu thụ, nhất là các mặt hàng nông sản thực phẩm Đường sắt xuyên Việt đi quatỉnh dài 41,2 km với 6 ga, rất thuận lợi cho việc vận chuyển hành khách và hànghoá Đường cao tốc bắc nam, Quốc lộ 10, quốc lộ 21, quốc lộ 37 b, quốc lộ 38 bqua tỉnh đã và đang tiếp tục được đầu tư, cải tạo nâng cấp Hệ thống sông Hồng,sông Đào, sông Đáy, sông Ninh Cơ chảy qua địa phận tỉnh với chiều dài trên 251

km, cùng với hệ thống cảng sông Nam Định và cảng biển Thịnh Long thuận tiệncho việc phát triển vận tải thuỷ; Bên cạnh đó, với 72 km đường bờ biển, tỉnhNam Định có điều kiện thuận lợi cho khai thác, nuôi trồng thuỷ, hải sản và pháttriển dịch vụ du lịch như khu du lịch Thịnh Long (huyện Hải Hậu) và khu du lịchQuất Lâm (huyện Giao Thuỷ) Khu bảo tồn thiên nhiên Vườn Quốc gia XuânThuỷ (huyện Giao Thuỷ) nằm ở vùng lõi Khu dự trữ sinh quyển đồng bằng NamSông Hồng đã được tổ chức UNESCO công nhận;

Thành phố Nam Định là đô thị loại I của tỉnh, cũng là trung tâm văn hóa,chính trị, kinh tế của tỉnh, gồm 9 huyện, bao gồm 20 phường, 15 thị trấn và 194

xã với tổng diện tích 1.653 km2-chiếm khoảng 0,5% diện tích tự nhiên toàn quốc(theo số liệu thống kê 2015)

- Kinh tế của tỉnh phát triển khá nhanh chóng, quy mô nền kinh tế đượcnâng lên Tốc độ tăng trưởng GRDP (giá so sánh 1994) bình quân đạt12,5%/năm, cao hơn mức bình quân thời kì 2006-2010; thu ngân sách từ kinh tếđịa phương năm 2015 đạt trên 3.000 tỷ đồng; vốn đầu tư toàn xã hội gấp 2,7 lần

- Sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá; một số sản phẩm công nghiệp đãtạo dựng được thương hiệu và uy tín trên thị trường Giá trị sản xuất công nghiệptăng bình quân 22,3%/năm Các ngành sản xuất chủ yếu tăng trưởng khá Toàntỉnh hiện có 3 khu công nghiệp đang hoạt động Tổng diện tích đất quy hoạch

590 ha, tỷ lệ lấp đầy 74%; giá trị sản xuất chiếm gần 17% giá trị sản xuất côngnghiệp toàn tỉnh

- Nông nghiệp phát tiển ổn định, là nền tảng quan trọng cho sự phát triểnchung của tỉnh Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân tăng 3,2%/năm Sảnlượng lương thực bình quân trên 1ha canh tác đạt 950,9 nghìn tấn Giá trị sảnxuất bình quân trên 1 ha canh tác đạt 100 triệu đồng năm 2015 Bước đầu hìnhthành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung theo mô hình”cánh đồng mẫulớn” Chăn nuôi phát triển theo hướng chăn nuôi trang trại, gia trại quy mô vừa

và nhỏ, đảm bảo an toàn dịch bệnh Giá trị sản xuất tăng bình quân 7,3%/năm

Trang 19

2 Cơ cấu kinh tế 2015

II Các chỉ tiêu không đạt

Trang 20

- Đất đai đa dạng, thích hợp cho nhiều loại cây trồng sinh trưởng và pháttriển;

- Quỹ đất chưa sử dụng có khả năng phát triển cho lâm nghiệp;

- Lực lượng lao động dồi dào, tay nghề chuyên môn ngày càng tăng cao, độingũ cán bộ được đào tạo chuyên sâu tạo điều kiện thuận lợi để bắt kịp xuthế và chuyển giao công nghệ, áp dụng vào sản xuất;

- Nông nghiệp và thủy sản đang được định hướng phát triển toàn diện, cóthế mạnh tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao để xuất khẩu;

- Nhiều chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, đô thị hóa nông nghiệpnông thôn được áp dụng giúp quy mô sản xuất từng bước chuyển từ nhỏ lẻmanh mún sang sản xuất tập trung, quy mô lớn

2.1.3.2 Khó khăn

- Nam Định không nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, do đó chưa thu hútđầu tư, nhất là nguồn vốn FDI

- Thị trường tiêu thụ nông sản không ổn định, thu nhập bấp bênh;

- Sức cạnh tranh hàng hóa thấp, nông sản xuất khẩu phần lớn ở dạng sơ chếhoặc xuất khẩu thô; chất lượng sản phẩm nông sản chưa cao hiệu quả kinh

- Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao để nâng cao năngsuất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm chủ lực còn hạnchế; nông sản xuất khẩu phần lớn ở dạng sơ chế hoặc xuất khẩu thô; hiệuquả kinh tế thấp

- Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật tuy đã được đầu tư nhưng vẫn chưa đápứng được yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh nhất là giao thôngvùng nông thôn gây khó khăn cho việc vận chuyển các sản phẩm nôngsản

Trang 21

2.2 Hiện trạng diện tích đất nông nghiệp tại tỉnh Nam Định năm

2015

2.2.1 Hiện trạng diện tích đất năm 2015

Theo số liệu Báo cáo hiện trạng sử dụng đất năm 2015 của Sở Tài nguyên

và Môi trường tỉnh Nam Định, tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 166.853,93 ha,trong đó có 163.692,85 ha đất đã được sử dụng vào các mục đích khác nhauchiếm hơn 98% diện tích tự nhiên Diện tích đất tự nhiên được phân bố trên địabàn 9 huyện và 1 thành phố Đơn vị có diện tích lớn nhất là huyện Nghĩa Hưng25.888,80 ha, chiếm 15,51% diện tích tự nhiên và đơn vị có diện tích nhỏ nhất là

TP Nam Định 4.641,40 ha, chiếm 2,78% diện tích tự nhiên

Cơ cấu sử dụng đất phân bổ như sau:

- Đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp: 113.001,88 ha, chiếm 67,73%diện tích tự nhiên

- Đất sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp: 50.690,97 ha, chiếm 30,38%diện tích tự nhiên

- Đất chưa sử dụng: 3.161,08 ha, chiếm 1,89% diện tích tự nhiên

67.73%

30.38%

1.89%

Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng

Hình 2.2 Biểu đồ cơ cấu diện tích đất năm 2015 tỉnh Nam Định

Trang 22

2.2.2 Hiện trạng diện tích đất nông nghiệp năm 2015

Bảng 2.3 Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp năm 2015 tỉnh Nam Định

Nguồn: Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai tỉnh Nam Định năm 2015

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, bình quân diện tích đất nông nghiệptheo nhân khẩu tự nhiên của tỉnh năm 2015 vào loại thấp 612 m2/khẩu, bằng 42%

theo khẩu nông nghiệp là 635 m2/khẩu, bằng 40% mức bình quân cả nước (1.580

m2/khẩu)

Ngày đăng: 21/02/2019, 09:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Cục Thống Kê Nam Định (2016), Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh 2015.Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội Khác
2. Dương Thị Thơm (2012). Nghiên cứu sự biến động đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Luận văn Th.S chuyên ngành Khoa học môi trường.Đại học Khoa học Tự nhiên Khác
3. Lê Thị Thu Hà (2016). Nghiên cứu biến động sử dụng đất trong mối quan hệ với một số yếu tố nhân khẩu học thuộc khu vực huyện Giao Thủy, Tỉnh Nam Định. Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai. Học viện Nông Nghiệp Việt Nam Khác
4. Nguyễn Đình Bồng (2013). Quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên đất đai.NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
5. Nguyễn Thị Thu Trang (2013). Nghiên cứu sử dụng đất bền vững vùng Cửa Ba Lạt, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Luận án Tiến sĩ nông nghiệp. Học viện Nông Nghiệp Việt Nam Khác
6. Nguyễn Thị Thu Hiền (2015), Nghiên cứu biến động và đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh, Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai. Học viện Nông Nghiệp Việt Nam Khác
7. Phạm Thị Phin (2012). Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Luận án Tiến sĩ nông nghiệp. Học viện Nông Nghiệp Việt Nam Khác
8. Phạm Anh Tuấn (2014). Đánh giá tiềm năng đất đai và đề xuất giải pháp sử dụng đất nông nghiệp bền vững huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Luận án Tiến sĩ nông nghiệp. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khác
9. Phạm Vũ Chung (2017). Nghiên cứu, đánh giá biến động sử dụng đất trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại tỉnh Hà Tĩnh. Luận án Tiến sĩ địa lý.Học viện Khoa học và Công nghệ Khác
10. Trần Thị Giang Hương (2015). Thực trạng quản lý sử dụng đất tỉnh Nam Định trong điều kiện biến đổi khí hậu. Luận án Tiến sỹ. Học viện Nông nghiệp Việt Nam Khác
11. Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định (2010). Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai năm 2010 Khác
12. Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định (2015). Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai năm 2015 Khác
13. Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định (2012). Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản và muối tỉnh Nam Định giai đoạn 2010-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 Khác
14. Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định (2012). Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) Khác
15. Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định (2015). Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w