1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập sử dụng bền vững đất nông nghiệp

92 234 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 1,34 MB

Nội dung

Đánh giá tiềm năng đất đai là cơ sở cho hoạch địnhphát triển bền vững kinh tế xã hội, phát huy lợi thế so sánh theo đặc trưng vùng,miền đồng thời đây được xem là cơ sở khoa học cho công

Trang 1

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG BỀN VỮNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP

TẠI HUYỆN Ý YÊN, TỈNH NAM ĐỊNH

Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Trang

Lớp chuyên ngành : Kinh tế Tài nguyên K56

Giảng viên hướng dẫn : NCS Th.S Nguyễn Thị Hoàng Hoa

Hà Nội, Tháng 5 – 2018

Trang 2

Và em cũng xin chân thành cảm ơn Giảng viên hướng dẫn - NCS Th.S

Nguyễn Thị Hoàng Hoa đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành tốt Báo

cáo Chuyên đề tốt nghiệp

Trong thời gian thực tập tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định, em đãđược tiếp xúc với môi trường làm việc chuyên nghiệp, nghiêm túc và đã áp dụngđược rất nhiều kiến thức đã được trau dồi trong quá trình học tập Tuy trong quátrình làm bài báo cáo thực tập, khó tránh khỏi có sai sót, rất mong các thầy, cô cónhững góp ý sửa chữa Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thựctiễn còn nhiều hạn chế nên Báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót Em rấtmong nhận được ý kiến đóng góp thầy, cô để em học hỏi thêm được nhiều kiến thức

và kinh nghiệm

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ SỬ DỤNG BỀN VỮNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP 5

1.1 Cơ sở lý luận về đất nông nghiệp và sử dụng bền vững đất nông nghiệp 5

1.1.1 Khái niệm và phân loại đất nông nghiệp 5

1.1.2 Đặc điểm và vai trò của đất nông nghiệp 7

1.1.3 Tiềm năng đất đai và đánh giá tiềm năng đất đai 8

1.1.4 Các yếu tố liên quan trong sử dụng đất nông nghiệp 9

1.1.5 Khái niệm nông nghiệp bền vững và sử dụng bền vững đất nông nghiệp 11

1.1.6 Các tiêu chí đánh giá sử dụng bền vững đất nông nghiệp 14

1.2 Thực trạng đất nông nghiệp và sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam 15 1.2.1 Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam 15

1.2.2 Chính sách, pháp luật, thể chế quản lý nhằm sử dụng bền vững đất nông nghiệp ở Việt Nam 18

1.2.3 Một số nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp tại Việt Nam .19 1.2.4 Bài học kinh nghiệm về sử dụng bền vững đất nông nghiệp tại các nước trên Thế giới và Việt Nam 21

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN Ý YÊN 24

2.1 Khái quát đặc điểm tự nhiên, KT-XH huyện Ý Yên 24

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 24

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 29

2.1.3 Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên, KT- XH đối với phát triển nông nghiệp của huyện Ý Yên 36

2.2 Tiềm năng đất nông nghiệp của huyện Ý Yên 37

2.2.1 Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Ý Yên 37

2.2.2 Đặc điểm của các loại hình sử dụng đất 39

Trang 4

2.3 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định

42

2.3.1 Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Ý Yên 42

Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp năm 2015 tỉnh Nam Định 42

2.3.2 Công tác quản lý, sử dụng đất nông nghiệp của huyện Ý Yên trong thời gian qua 58

2.3.2.1 Quy hoạch sử dụng đất qua các năm 58

2.3.2.2 Quản lý việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp 59

2.3.2.3 Chính sách quản lý và bảo vệ đất nông nghiệp của địa phương 61

2.4 Kết quả đạt được và đánh giá công tác sử dụng đất theo quan điểm sử dụng bền vững tại huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định 62

2.4.1 Kết quả sử dụng đất nông nghiệp theo quan điểm sử dụng đất bền vững của huyện Ý Yên 62

2.4.2 Đánh giá công tác sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Ý Yên 64

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP SỬ DỤNG BỀN VỮNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN Ý YÊN, TỈNH NAM ĐỊNH 66

3.1 Mục tiêu phát triển nông nghiệp gắn với quy hoạch đất đai của huyện giai đoạn tới 66

3.1.1 Các quan điểm sử dụng đất trong thời gian tới 66

3.1.2 Đối với ngành sản xuất nông nghiệp 68

3.1.3 Đối với ngành lâm nghiệp 69

3.1.4 Đối với ngành nuôi trồng thủy sản 69

3.2 Những tồn tại trong sử dụng đất nông nghiệp của huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định 70

3.2.1 Tồn tại trong quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp 70

3.2.2 Tồn tại trong chính sách nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.71 3.2.3 Về khoa học công nghệ 72

3.2.4 Về khía cạnh tài chính 73

3.2.5 Về môi trường đất 73

3.3 Các giải pháp sử dụng bền vững đất nông nghiệp của huyện 74

3.3.1 Giải pháp quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp 74

Trang 5

3.3.2 Giải pháp về chính sách nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

76

3.3.3 Giải pháp về khoa học công nghệ 78

3.3.4 Giải pháp về tài chính 79

3.3.5 Giải pháp về hạn chế ô nhiễm môi trường đất 79

3.4 Kiến nghị và đề xuất 80

KẾT LUẬN 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Biến động diện tích đất nông nghiệp cả nước năm 2014 và năm 2015 17

Bảng 2.1 Thống kê dân số và lao động 35

Bảng 2.3 Các loại hình sử dụng đất chính tại huyện Ý Yên 40

Bảng 2.4 Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp năm 2015 tỉnh Nam Định 42

Bảng 2.5 Hiện trạng diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp huyện Ý Yên năm 2015 43

Bảng 2.6 Đất nông nghiệp theo đơn vị hành chính năm 2015 tỉnh Nam Định (ha) 45 Bảng 2.7 Biến động sử dụng đất nông nghiệp huyện Ý Yên năm 2010 – 2015 54

Bảng 2.8 Diện tích đất nông nghiệp chuyển đổi qua các năm 2010-2015 56

Bảng 2.9 Phân kỳ quy hoạch chuyển mục đích sử dụng đất 60

Bảng 2.10 Cây lương thực có hạt 62

Bảng 2.11 Diện tích và năng suất Lúa tại huyện Ý yên giai đoạn 2010 - 2016 62

Bảng 2.12 Diện tích, năng suất và sản lượng một số loại cây trồng tại huyện Ý Yên giai đoạn 2010 - 2016 63

Trang 8

DANH MỤC HÌ

Hình 1.1 Biểu đồ cơ cấu diện tích đất của cả nước (năm 2015) 16

Yên 25

Hình 2.2 Biểu đồ xu hướng biến động diện tích đất nông nghiệp huyện Ý Yên giaiđoạn 2010-2015 55

Trang 9

PH N M Đ U ẦN MỞ ĐẦU Ở ĐẦU ẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sản xuất nông nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển kinh

tế, xã hội của đất nước Mặc dù hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp so vớicác ngành khác còn chưa cao, nhưng đã giải quyết được việc làm cho phần lớn laođộng ở nông thôn; sản xuất lương thực, thực phẩm, đảm bảo an ninh lương thựcquốc gia

Tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa cùng với sức ép về dân số đã gây ra sựthu hẹp lớn về diện tích đất nông nghiệp Do vậy, sản xuất nông nghiệp hiện đạiđang phải đối mặt với vấn đề cấp bách là “sử dụng đất bền vững” Việc sử dụng đấtnông nghiệp không chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế trước mắt, mà còn phải đảmbảo hài hòa cả lợi ích xã hội và môi trường sinh thái Sử dụng đất nông nghiệpkhông chỉ đáp ứng yêu cầu của thế hệ hiện tại, mà còn không làm ảnh hưởng đếnyêu cầu và lợi ích của thế hệ mai sau

Hiện tại, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định đang trong quá trình chuyển đổi vậtnuôi, cơ cấu cây trồng đáp ứng nhu cầu phát triển Tuy vậy, việc sử dụng hợp lý quỹđất cho phát triển nông nghiệp vẫn vướng phải một số bất cập do sự chuyển đổi cònchưa hợp lý hay còn mang tính tự phát, chưa dựa trên cơ sở khoa học Các yếu tốtác động khác như hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng đủ nhu cầu hoặc tình trạng ônhiễm đất do thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học và chất thải nông nghiệp,… Vì

vậy, đề tài “Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp tại huyện Ý Yên” là

khá cần thiết trong giai đoạn này

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Chuyên đề tập trung nghiên cứu về các loại hình sử dụng đất nông nghiệpchủ yếu, các kiểu sử dụng đất và các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quanđến hoạt động & hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Ý Yên – tỉnhNam Định

2.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian nghiên cứu: địa bàn huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định

- Về nội dung & thời gian nghiên cứu:

Trang 10

Nghiên cứu mối quan hệ giữa các cây trồng, loại hình sử dụng đất với chấtlượng đất và làm rõ mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội đối vớicác cây trồng, loại hình sử dụng đất Nghiên cứu được tiến hành dựa trên số liệuthực tiễn một vài năm trở lại đây, từ đó đưa ra kiến nghị cho những năm tiếp theo,đặc biệt là đến năm 2020.

3 Các phương pháp nghiên cứu

3.1 Phương pháp tổng hợp số liệu thứ cấp

Phương pháp tổng hợp số liệu thứ cấp khá phổ biến trong các nghiên cứu vàmang lại hiệu quả cao trong quá trình nghiên cứu Với phương pháp này, thông quacác cơ quan quản lý chuyên ngành, các cơ quan nghiên cứu và những cá nhân, đơn

vị có liên quan,… thu thập các loại bản đồ, ảnh vệ tinh, các số liệu thống kê về điềukiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình sử dụng đất, các báo cáo, các dự án nhằm kếthừa các tư liệu đã có qua các năm trong kỳ nghiên cứu

Các số liệu được đưa vào chuyên đề đều được thu thập từ Niên giám thống

kê qua các năm của tỉnh Nam Định, các tài liệu từ thư viện Đại học Kinh tế Quốcdân, các trang web của Bộ Tài nguyên Môi trường (Bộ TNMT), Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn, Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiệntại và giai đoạn tới được thu thập từ các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạnhiện nay và giai đoạn tới, Báo cáo Chính trị, Nghị quyết Đại hội về kế hoạch pháttriển kinh tế xã hội của tỉnh Nam Định và huyện Ý Yên

Chuyên đề cũng trích dẫn và kế thừa các tài liệu nghiên cứu của các tác giả

đã từng nghiên cứu về các đề tài liên quan đến sử dụng bền vững đất đai hoặc sửdụng bền vững đất nông nghiệp trên địa bàn các khu vực và các tỉnh trên cả nước vàkinh nghiệm về sử dụng bền vững đất nông nghiệp các nước trên thế giới

Trang 11

3.3 Phương pháp chuyên gia

Phương pháp này được áp dụng bằng việc thu thập ý kiến của chuyên giathông qua các cuộc khảo sát, trao đổi, các hội thảo khoa học với các nhà quản lý ởcác cấp, các ngành của địa phương về vấn đề sử dụng đất nông nghiệp Đây là mộttrong những hướng đi và phương pháp hiệu quả để thu được được các ý kiến có chấtlượng tốt nhất Ngoài ra, có thể tham khảo ý kiến đóng góp của người dân địaphương thông qua các phiếu khảo sát trực tiếp tại phạm vi không gian đang tiếnhành nghiên cứu

3.4 Phương pháp so sánh

Phương pháp phân tích, so sánh là phương pháp có tính khoa học cao, đãđược áp dụng thiết thực vào quá trình nghiên cứu các vấn đề về địa lý tự nhiên vàkinh tế - xã hội của một địa phương cụ thể Dựa vào các số liệu thu thập được,chúng ta sẽ tiến hành phân tích và đối chiếu theo các tiêu thức khác nhau Từ đó, sosánh giữa các chỉ số hoặc giữa các năm trong các giai đoạn với nhau và rút ra nhậnxét Như trong chuyên đề đã sử dụng phương pháp để so sánh quy mô và tỷ lệ diệntích từng loại đất giữa các năm và các khu vực khác nhau trong cả nước So sánh đểthấy được những mặt tốt để phát huy và tránh được những điểm tiêu cực cần khắcphục tối đa

3.4 Phương pháp thống kê

Dựa vào các số liệu đã thu thập được, thống kê tạo thành các bảng biểu, tínhtoán các chỉ số về diện tích, cơ cấu các loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp so vớitổng diện tích đất tự nhiên của huyện Ý Yên qua các năm của kỳ nghiên cứu Ngoài

ra, tính toán hiệu quả sử dụng đất qua các năm, thống kê được sự thay đổi trong nội

bộ các loại đất và giữa các loại đất với nhau nhằm tìm ra được sự tối ưu trong quátrình sử dụng đất nông nghiệp

4 Mục tiêu nghiên cứu

4.1 Mục tiêu chung

Đề tài được đề xuất và nghiên cứu với mục tiêu tổng quát là nghiên cứu đượcmối quan hệ giữa các cây trồng, loại hình sử dụng đất với chất lượng đất và làm rõmối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội đối với các cây trồng, loạihình sử dụng đất Qua đó, làm cơ sở khoa học cho việc bố trí hợp lý diện tích các

Trang 12

loại đất và các loại hình sử dụng đất trong quá trình xây dựng phương án quy hoạch

sử dụng đất nông nghiệp cho địa bàn cấp huyện trong thời gian tới

4.2 Mục tiêu cụ thể

Từ mục tiêu chung đó, có thể đề xuất được các loại hình sử dụng đất nôngnghiệp phù hợp nhất cho huyện Ý Yên trên quan điểm sử dụng đất bền vững Đồngthời có thể cung cấp cơ sở dữ liệu cho công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đấtnông nghiệp trong giai đoạn tiếp theo sao cho thỏa mãn điều kiện vừa đạt hiệu quảcao, vừa đảm bảo được yêu cầu sử dụng đất và phát triển nông nghiệp bền vững trênđịa bàn huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định Từ đó, có thể sẽ mở ra các hướng nghiên cứutiếp theo cho các huyện khác trong tỉnh và những vùng có điều kiện tương tự

5 Kết cấu nội dung đề tài

Đề tài được xem xét và nghiên cứu với kết cấu nội dung gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan tài liệu và cơ sở lý luận của đề tài

Chương 2: Điều kiện tự nhiên, KT-XH và thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Ý Yên

Chương 3: Đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững đất nông nghiệp tại huyện Ý Yên

Trang 13

1.1.1 Khái niệm và phân loại đất nông nghiệp

1.1.1.1 Khái niệm đất và đất đai

1.1.1.1.1 Đất

Đất trong thuật ngữ chung chỉ các vật chất nằm trên bề mặt của Trái Đất, cókhả năng hỗ trợ sự sinh trưởng và phát triển của thực vật và là môi trường sinh sốngcủa các dạng sự sống, động thực vật, từ các vi sinh vật tới các loài động vật nhỏ

Nhà khoa học người Nga – V.V.Dokuchaev(1846 – 1903) cho rằng: “Đất như là

một thực thể tự nhiên có nguồn gốc và lịch sử phát triển riêng, là thực thể với những quá trình phức tạp và đa dạng diễn ra trong nó Đất được coi là khác biệt với đá Đá trở thành đất dưới ảnh hưởng của một loạt các yếu tố tạo thành đất như khí hậu, cây cỏ, khu vực, địa hình và tuổi” Theo ông, đất có thể được gọi là các

tầng trên nhất của đá không phụ thuộc vào dạng Chúng bị thay đổi một cách tựnhiên bởi các tác động phổ biến của nước, không khí và một loạt các dạng hình củacác sinh vật sống hay chết

1.1.1.1.2 Đất đai

Theo FAO: “Đất đai là một vùng đất xác định về mặt địa lý, là một thuộc

tính tương đối ổn định hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đoán được của sinh quyển bên trên, bên trong và bên dưới nó như là: không khí, đất, điều kiện địa chất, thủy văn, thực vật cư trú, những hoạt động trước đây của con người, ở chừng mực mà những thuộc tính này ảnh hưởng có ý nghĩa tới việc sử dụng vùng đất đó của con người hiện tại và trong tương lai”.

Theo Viện Nghiên cứu phổ biến kiến thức Bách Khoa “Đất đai có vị trí cố

định, tính chất hữu hạn về diện tích, tính năng bền lâu, chất lượng khác nhau” Có

thể xem đất đai là một vùng đất có ranh giới, vị trí cụ thể và là sự kết hợp của cácyếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội như: thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, địa mạo, địachất, thủy văn, động, thực vật,… phục vụ cho hoạt động sản xuất của con người

Trang 14

Hiến pháp năm 2013 của nước ta đã khẳng định: “Đất đai là tài nguyên đặc

biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật”.

Trong phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, vai trò của đất đai là vôcùng lớn Đất đai đóng vai trò là yếu tố đầu vào không thể thiếu Nông nghiệp sảnxuất chủ yếu dựa trên đất đai và hầu hết sản phẩm nông nghiệp đều hình thành từđất đai Bởi vậy, đất đai được xem là tư liệu sản xuất chính trong lĩnh vực nôngnghiệp

1.1.1.2 Khái niệm đất nông nghiệp

Trích dẫn theo Từ điển Bách khoa toàn thư mở: “Tại Việt Nam, đất nông

nghiệp được định nghĩa là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối và mục đích bảo

vệ, phát triển rừng Đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác”.

Theo Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013: “Đất nông nghiệp

được định nghĩa là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng Đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác”.

1.1.1.3 Phân loại đất nông nghiệp

Căn cứ vào mục đích sử dụng đất, đất nông nghiệp được phân loại thành:

- Đất sản xuất nông nghiệp: bao gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng câylâu năm; sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp

- Đất lâm nghiệp: bao gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ và đất rừngđặc dụng

- Đất lâm nghiệp là đất có rừng tự nhiên hoặc rừng trồng; đất khoanh nuôiphục hồi rừng (đất đã giao, cho thuê để khoanh nuôi, bảo vệ nhằm phục hồirừng bằng hình thức tự nhiên là chính); đất để trồng rừng mới (đất đã giao,cho thuê để trồng rừng và đất có cây rừng mới trồng chưa đạt tiêu chuẩnrừng)

Trang 15

- Đất nuôi trồng thuỷ sản: bao gồm đất nuôi trồng nước lợ, mặn và đất chuyênnuôi trồng nước ngọt; được sử dụng chuyên vào mục đích nuôi, trồng thuỷsản.

- Đất làm muối: bao gồm đất ruộng được sử dụng vào mục đích sản xuất muối

- Đất nông nghiệp khác: đất tại nông thôn sử dụng để xây dựng nhà kính(vườn ươm) và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt; xây dựngchuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được phápluật cho phép; đất để xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp,lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản; đất xây dựng cơ sở ươm tạo cây giống,con giống; đất xây dựng nhà kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nôngsản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nôngnghiệp

1.1.2 Đặc điểm và vai trò của đất nông nghiệp

1.1.2.1 Đặc điểm của đất nông nghiệp

Diện tích đất nông nghiệp là có hạn do giới hạn của từng vùng, từng phạm vilãnh thổ của từng quốc gia Quỹ đất nông nghiệp có hạn và ngày càng trở nên khanhiếm do nhu cầu ngày càng lớn về đất canh tác Tuy nhiên, đường cầu về đất nôngnghiệp vẫn dốc thể hiện mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa giá cả và cung đất đai trên thịtrường Như vậy, càng cần phải quy hoạch, quản lý và sử dụng hợp lý nguồn tàinguyên đất nông nghiệp

Vị trí của đất là cố định Như vậy, chỉ có thể canh tác trên đất nông nghiệp cốđịnh, quy định được những lợi thế so sánh nhất là sản xuất trên đất nông nghiệp

Đất đai là sản phẩm của tự nhiên ban tặng cho con người Đất đai là tài sảnchung của toàn xã hội, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu Tuy nhiên, Luật đất đaicũng đã quy định đất nông nghiệp sẽ thuộc về người sản xuất Người nông dân sẽ

có quyền sử dụng, chuyển nhượng, thế chấp và thuê mướn đất

1.1.2.2 Vai trò của đất nông nghiệp

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là điều kiện cho sự sinh tồn và pháttriển của toàn xã hội, rất cần thiết cho quá trình sản xuất của thế hệ hiện tại và thế

hệ tương lai

Trong nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng, đất là tư liệu sảnxuất chủ yếu, không thể thay thế Có thể xem đất đai vừa là tư liệu lao động, vừa làđối tượng lao động Không có đất đai thì sẽ không có sản xuất nông nghiệp

Trang 16

Hướng quy hoạch sử dụng đất tác động đến sự phát triển của cây trồng, vậtnuôi Muốn tăng năng suất cây trồng cần phải sử dụng hợp lý đất nông nghiệp, đồngthời cải tạo đất ngay trong quá trình sử dụng.

1.1.3 Tiềm năng đất đai và đánh giá tiềm năng đất đai

1.1.3.1 Tiềm năng đất đai

Thuật ngữ “tiềm năng” hiện nay được sử dụng rất rộng rãi trên nhiều lĩnhvực khác nhau không chỉ riêng lĩnh vực nông nghiệp Tiềm năng có thể được hiểu lànhững khả năng tiềm ẩn, những thế mạnh còn chưa được khai thác, chưa được biếtđến hoặc chưa được sử dụng một cách hợp lý vào các hoạt động vì lợi ích cộngđồng và lợi ích của con người

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư BTNMT về “Điều tra, đánh giá đất đai” (ngày 30/6/2014) Khái niệm tiềm năng đấtđai là một trong những nội dung trọng tâm và được định nghĩa tại Khoản 2 Điều 3

35/2014/TT-Thông tư 35/2014/TT-BTNMT Cụ thể như sau: “Tiềm năng đất đai là khả năng về

số lượng, chất lượng đất cho mục đích sử dụng đất”.

1.1.3.2 Đánh giá tiềm năng đất đai

Đánh giá tiềm năng đất đai nhằm mục đích xác định số lượng, chất lượngđất, liên quan đến mục đích sử dụng đất Đánh giá tiềm năng đất đai là việc phânchia hay phân hạng đất đai thành các nhóm dựa trên các yếu tố như độ dốc, độ dàytầng đất, đá và tình trạng xói mòn, khô hạn, mặn hoá,… trên cơ sở đó có thể xácđịnh những thuận lợi hay hạn chế trong sử dụng đất Từ đó sẽ lựa chọn được nhữngloại hình sử dụng đất sao cho phù hợp

Đánh giá tiềm năng đất đai cung cấp các thông tin cần thiết về số lượng, chấtlượng đất mức độ thích hợp và thuận lợi gắn với từng mục đích sử dụng Dựa trên

cơ sở đó các nhà quản lý, hoạch định phân bổ và bố trí sử dụng và quản lý quỹ đấthợp lý theo hướng bền vững Đánh giá tiềm năng đất đai là cơ sở cho hoạch địnhphát triển bền vững kinh tế xã hội, phát huy lợi thế so sánh theo đặc trưng vùng,miền đồng thời đây được xem là cơ sở khoa học cho công tác lập quy hoạch tổngthể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển cácngành (nông – lâm nghiệp, xây dựng, giao thông, thương mại, dịch vụ,…)

1.1.3.3 Mục tiêu của việc đánh giá tiềm năng đất đai

Mục tiêu của việc đánh giá tiềm năng đất đai:

Trang 17

- Xem xét, đánh giá được sự thích hợp giữa vùng đất với các mục đích sửdụng đất khác nhau theo nhu cầu của con người Đây là quá trình xácđịnh mức độ thích hợp cao hay thấp của các kiểu sử dụng đất cho mộtđơn vị đất đai và tổng hợp cho toàn khu vực dựa trên so sánh các yêu cầukiểu sử dụng đất với đặc điểm từng đơn vị đất đai;

- Với các mục đích sử dụng khác nhau thì mức độ thích hợp và hiệu quả sửdụng đất như thế nào;

- Có những chỉ tiêu, yếu tố hạn chế gì đối với mục đích sử dụng đất đượclựa chọn;

- Đánh giá mức độ thích hợp đất đai

1.1.4 Các yếu tố liên quan trong sử dụng đất nông nghiệp

1.1.4.1 Đặc điểm sử dụng đất nông nghiệp

- Sử dụng đất nông nghiệp đặc biệt coi trọng bảo vệ độ phì của đất

Ngành trồng trọt gắn liền với việc sử dụng đất nông nghiệp Cây trồng trựctiếp hấp thụ nước và thức ăn trong đất để sinh trưởng và phát triển làm tiêu hao mộtlượng lớn chất hữu cơ trong đất, do vậy coi trọng việc duy trì độ phì nhiêu trong đất

là rất có lợi cho sản xuất Sức sản xuất của đất hay gọi là độ phì nhiêu của đất, baogồm cả các tính chất vật lý đất như: kết cấu thổ nhưỡng ảnh hưởng đến tính thoátnước và thông khí, tầng đất dày mỏng ảnh hưởng đến hàm lượng chất hữu cơ, tínhchất hoá học đất như: hàm lượng các chất chua, kiềm đều làm cho đất có độ phìcao, thấp khác nhau

Mặt khác, độ phì nhiêu của đất luôn thay đổi Nếu sử dụng quá nhiều phânhoá học sẽ làm cho chất đất đanh lại, độ phì nhiêu bị tổn thất, biến ruộng tốt thànhđất cằn Do đó, duy trì và làm tăng độ phì nhiêu của đất là nhiệm vụ cấp bách củanông nghiệp

- Sử dụng đất nông nghiệp khác nhau theo vùng

Do việc sử dụng đất nông nghiệp chịu sự chi phối của môi trường tự nhiên và

xu thế phát triển của kinh tế xã hội, nên sự khác biệt theo khu vực là rất rõ ràng Cóthể thấy rõ sự khác nhau giữa các khu vực về mức độ tác động của các yếu tố nhiệt

độ, lượng mưa, gió, địa hình, vị trí đối với việc sử dụng đất nông nghiệp ở mức độnào

- Hiệu quả kinh tế của quy mô sử dụng đất nông nghiệp không lớn

Trang 18

Nông nghiệp là ngành sản xuất bị hạn chế bởi các điều kiện tự nhiên, lợinhuận thấp Nếu đem so sánh với công nghiệp và dịch vụ thì kém xa về hiệu quảkinh tế.

1.1.4.2 Các yếu tố tác động đến sử dụng đất nông nghiệp

- Điều kiện tự nhiên của việc sử dụng đất nông nghiệp

Nói chung, trong một lượng đầu tư lao động và vốn nhất định, lượng sảnphẩm nông nghiệp nhiều hay ít là phụ thuộc vào môi trường tự nhiên, độ màu mỡcủa đất, địa hình, khí hậu có thuận lợi hay không

- Quy hoạch và quản lý quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp

Nghiên cứu mô hình phân vùng kinh tế sử dụng đất nông nghiệp có thể thấyrằng loại hình sử dụng đất quyết định địa tô nhiều hay ít Đối với sản phẩm có phívận chuyển cao, có trọng lượng lớn, thể tích rộng, dễ thối rữa thì phải sản xuất ở vịtrí gần với làng mạc mới thu được mức địa tô cao Trên thực tế việc cải thiện điềukiện giao thông vận tải (như xây dựng đường sắt, đường bộ ) sẽ có thể hạ giá thànhvận chuyển trong kinh doanh nông nghiệp của những vùng lân cận, mở rộng thêmkhu vực cung ứng nông phẩm, đồng thời, do phí vận chuyển giảm sẽ khuyến khíchnông dân đi sâu vào việc sử dụng tập trung ruộng đất Một khi hệ thống giao thôngđược cải thiện toàn diện sẽ tạo ra khả năng ở các vùng khác nhau, do phù hợp vềđiều kiện tự nhiên, về địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng hình thành vùng sản xuất nôngnghiệp chuyên môn

- Tiến bộ kỹ thuật đối với việc sử dụng đất nông nghiệp

Nói chung, sản xuất nông nghiệp phải sử dụng đến tiến bộ khoa học kỹ thuậtmới có thể cho ra sản phẩm mới hoặc nâng cao sản xuất "Tiến bộ kỹ thuật" nói ởđây là trong điều kiện không thay đổi loại hình sản phẩm và giá cả đầu vào mà sửdụng một phương thức sản xuất mới làm giảm giá thành bình quân của đơn vị sảnphẩm hoặc nâng cao sức sản xuất của một loại tư liệu sản xuất nào đó (như đất đai,lao động) Có thể gọi đó là "đổi mới quá trình sản xuất"

- Cơ chế chính sách

Chính sách đất đai luôn là cơ sở để Nhà nước quản lý, điều tiết và phân bổđất đai, đưa đất đai vào sử dụng hiệu quả, nhằm sử dụng hợp lý và khai thác hếtcông năng của đất đai Thực tế chính sách đất đai ở Việt Nam ngày càng quy củhơn, giúp việc quản lý và sử dụng đất đai hiệu quả hơn Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn

Trang 19

còn tồn tại nhiều điểm bất cập, lỏng lẻo và chồng chéo trong cơ chế và chính sách.Chính những điểm bất cập này đã làm hạn chế rất nhiều vai trò quản lý của Nhànước, gây lãng phí, thất thoát đất đai và nhiều bức xúc trong nhân dân

- Vai trò của cộng đồng

Tham vấn cộng đồng là việc một tổ chức cộng đồng được tham khảo về ýkiến, thái độ, và những mối quan tâm của họ về một kế hoạch phát triển nào đótrong tiến trình lập kế hoạch, triển khai chính sách Đây là cơ hội cho mọi người cóthể bày tỏ ý kiến của họ, bằng cách này họ có thể ảnh hưởng đến các việc ra quyếtđịnh Hiện nay đã có quy chế buộc phải có sự tham gia ý kiến của người dân trongtiến trình xây dựng chính sách, lập kế hoạch và ra quyết định Sự tham gia của cộngđồng giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng, đề cao vai trò cộng đồng khuyếnkhích các sáng kiến cộng đồng và việc tự khởi xướng các hoạt động cộng đồngtrong công tác quản lý đất đai Cung cấp các công cụ cho cộng đồng trong việctham gia với các hình thức, mức độ khác nhau vào công tác quản lý sử dụng đất đai

Sự tham vấn cộng đồng có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức như sựtham gia của lãnh đạo địa phương trong công tác quản lý sử dụng đất; vai trò củacác tổ chức khuyến nông, khuyến lâm; vai trò của các tổ chức xã hội và đặc biệt vaitrò của truyền thông thông tin trong việc phổ biến chính sách pháp luật và khoa học

ô nhiễm môi trường

Trang 20

Có ba điều kiện để tạo nông nghiệp bền vững đó là:

- Công nghệ bảo tồn tài nguyên;

- Vai trò tương tác của các các nhóm địa phương

- Những yếu tố tác động từ bên ngoài;

Ba điều kiện trên có quan hệ mật thiết với nhau và có ý nghĩa quan trọng đốivới mục tiêu phát triển bền vững trong sản xuất nông nghiệp Trong nhiều trườnghợp, đối với các khu vực còn đang có nhiều khó khăn về phát triển kinh tế, cơ sở hạtầng như ở những vùng miền núi - nơi dân cư có trình độ thấp, kỹ thuật canh tác lạchậu,… để đạt được lợi ích kinh tế thì đôi khi lợi ích về mặt xã hội và môi trường lâudài thường bị xem nhẹ hơn hiệu quả về kinh tế trước mắt Hậu quả của việc này là

sự mất cân bằng sinh thái cũng như nguồn tài nguyên đất đai bị thoái hóa, mùamàng cho năng suất thấp,… dẫn đến người nông dân ở những vùng đó vẫn bị rơivào cảnh nghèo đói Như vậy, vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói và phát triển khôngbền vững, duy trì hết thế hệ này qua thế hệ khác, tạo nguy cơ tụt hậu xa hơn về mọimặt với những bộ phận dân cư trong những vùng mà ở đó người dân thành côngtrong việc điều hòa cả lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội và lợi ích về môi trường trongquá trình phát triển

“Nông nghiệp bền vững không có nghĩa là từ bỏ những kinh nghiệm truyền thống mà là phối hợp, lồng ghép, áp dụng khoa học kỹ thuật, những sáng kiến mới

từ các nhà khoa học, từ nông dân hoặc cả hai” (Cao Liêm và Trần Đức Viên,

Sử dụng bền vững đất nông nghiệp

Sử dụng bền vững đất nông nghiệp là khái niệm động và tổng hợp, nó quan

hệ đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường và hiện tại, tương lai

Trang 21

Vấn đề sử dụng bền vững đất nông nghiệp cũng đã được nhiều nhà khoa họcnghiên cứu và đưa ra nhiều quan điểm dựa trên lĩnh vực sản xuất cụ thể Sự pháttriển bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp chính là sự bảo tồn đất, nước, các nguồnđộng, thực vật để không bị suy thoái môi trường, sử dụng kỹ thuật thích hợp, tạosinh lợi về kinh tế và chấp nhận được về mặt xã hội (Mankin, 1998)

1.1.5.2 Quan điểm và nguyên tắc sử dụng bền vững đất nông nghiệp

1.1.5.2.1 Quan điểm

- Sự cần thiết

Là một hệ sinh thái do con người xây dựng và áp dụng vào cuộc sống, hệsinh thái nông nghiệp cũng chịu những tác động rất mạnh mẽ do con người Do đó,dẫn tới tình trạng nhiều vùng đất đai bị suy thoái trầm trọng

Nếu không có sự nhận thức và cách nhìn nhận đúng đắn về tính hữu hạn củađất, dễ dẫn tới sự lãng phí trong quá trình canh tác và sử dụng đất đai, đặc biệt là tàinguyên đất nông nghiệp Thế hệ tương lai sẽ đối mặt với nguy cơ suy giảm tàinguyên đất đai nếu không có sự bền vững trong sử dụng và bảo vệ ngay từ bây giờ

- Định hướng

Việc tìm kiếm, nâng cao các giải pháp bảo vệ và sử dụng bền vững đất nôngnghiệp cần được chỉ đạo và triển khai thực hiện quyết liệt Có như vậy, đất đai mớicòn nguyên giá trị của nó sau quá trình sử dụng

1.1.5.2.2 Nguyên tắc

Đối với đất đai nói chung, sử dụng đất bền vững được xác định theo nămnguyên tắc:

- Duy trì và nâng cao các hoạt động sản xuất (năng suất);

- Giảm mức độ rủi ro đối với sản xuất (an toàn);

- Bảo vệ tiềm năng của các nguồn tài nguyên tự nhiên, chống lại sự thoái hóachất lượng đất và nước (bảo vệ);

- Khả thi về mặt kinh tế (tính khả thi);

- Được xã hội chấp nhận (sự chấp nhận)

Đây được coi là năm nguyên tắc chính trong sử dụng đất đai bền vững và lànhững mục tiêu cần phải đạt được Thực tế cho thấy để đạt được cả năm nguyên tắctrên là rất khó khăn cho hầu hết các vùng miền khi vừa đảm bảo phát triển kinh tế -

xã hội vừa giữ được các nguyên tắc này

Trang 22

1.1.6 Các tiêu chí đánh giá sử dụng bền vững đất nông nghiệp

Các tiêu chí đánh giá sử dụng đất bền vững là cơ sở để xem xét và đánh giácác loại hình sử dụng đất bền vững thời điểm hiện tại và tương lai Từ đó, xác địnhđược các loại hình sử dụng đất phù hợp, đánh giá tổng quát về tiềm năng đất đai vàđịnh hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững trong tương lai

1.1.6.1 Đảm bảo bền vững kinh tế

Một trong những thước đo về hiệu quả kinh tế đối với hệ thống sử dụng đất

là tổng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích Trong ngắn hạn (một giai đoạn) hay dàihạn (cả chu kỳ) thì tổng giá trị sản xuẩ trên đơn vị diện tích đều cần phải lớn hơnmức giá trị bình quân của vùng Nếu dưới mức giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích

đó thì người sử dụng sẽ không có lãi Như vậy, hiệu quả vốn đầu tư cần phải lớnhơn lãi suất tiền vay vốn ngân hàng để đảm bảo hiệu quả kinh tế

Trong quá trình đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất, còn

có các tiêu chí cơ bản như: tổng giá trị xuất khẩu, thu nhập hỗn hợp, hiệu quả đồngvốn và giá trị ngày công lao động, Các loại hình sử dụng đất đạt hiệu quả kinh tếcao đều cần phải mang lại những giá trị cao cho người sản xuất thông qua các tiêuchí đó

Ngoài ra, sử dụng đất đạt hiệu quả sẽ giúp giảm tối đa các rủi ro về sản xuất

và thị trường tiêu thụ sản phẩm Sản xuất nông nghiệp đối mặt với rất nhiều khókhăn, do vậy, chỉ tiêu này lại càng vô cùng quan trọng

1.1.6.2 Đảm bảo bền vững xã hội

Sử dụng đất nông nghiệp hợp lý phải thu hút được lực lượng lao động, đủkhả năng đảm bảo đời sống cho các cá nhân và rộng hơn nữa là phát triển xã hội.Đáp ứng nhu cầu cơ bản, thiết yếu của các nông hộ là mối quan tâm trước tiên, nếumuốn họ quan tâm đến lợi ích lâu dài như bảo vệ đất, môi trường, hệ sinh thái, Sản phẩm nông nghiệp tạo ra cần ít nhất thỏa mãn hoặc phải trên mức thỏa mãn cácnhu cầu của cuộc sống hàng ngày cho từng cá nhân và các hộ nông dân

Sử dụng đất phải trên chính diện tích đất nông nghiệp mà nông dân có quyềnthụ hưởng lâu dài, đất và rừng đã được giao khoán với thỏa thuận về lợi ích giữa cácbên có liên quan cụ thể Gắn với từng loại hình sử dụng đất khác nhau phải phù hợpvới năng lực của các hộ nông dân về các khía cạnh khác nhau như: chất đất, nguồn

Trang 23

nhân lực, vốn, kỹ năng, có khả năng cung cấp sản phẩm hàng hóa, phù hợp vớimục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, tại từng khu vực.

Hệ thống sử dụng đất, đặc biệt là đất nông nghiệp phải tuân thủ, phù hợp vớipháp luật hiện hành, phù hợp với nền văn hóa dân tộc và tập quán địa phương, tăngcường khả năng tham gia sản xuất của người dân, và rộng ra hơn nữa là đạt được sựđồng thuận của cả cộng đồng

1.1.6.3 Đảm bảo bền vững môi trường và sinh vật

Sử dụng đất nông nghiệp bền vững cần phải hạn chế được tình trạng ô nhiễmmôi trường đất, nước, không khí,

Sử dụng đất nông nghiệp bền vững phải đảm bảo hạn chế các quá trình thoáihóa đất nông nghiệp do các tác động của tự nhiên (xói mòn, rửa trôi, hoang mạchóa, mặn hóa, phèn hóa, lầy hóa, )

Sử dụng đất nông nghiệp bền vững phải phòng ngừa tối đa, đồng thời giảmnhẹ ảnh hưởng của thiên tai: bão lụt, xói lở, đất trượt, cháy rừng,…

Sử dụng đất nông nghiệp bền vững phải đảm bảo giảm mức độ ô nhiễm,nhiễm mặn, nhiễm phèn, hạn chế cát bay, giảm thiểu xói mòn, thoái hóa đến mứchoặc thấp hơn mức cho phép, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ và nâng cao đa dạng sinhhọc, tăng độ che phủ của rừng,

1.2 Thực trạng đất nông nghiệp và sử dụng đất nông nghiệp ở Việt

Nam

1.2.1 Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam

Phân theo nhóm đất sử dụng, tổng diện tích đất tự nhiên của cả nước năm

2015 là khoảng 33.123.077 ha, trong đó có 31.000.035 ha đất đã được sử dụng vàocác mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp, chiếm 93,59% tổng diện tích tựnhiên; còn 2.123.042 ha đất chưa được sử dụng vào các mục đích, chiếm 6,41%tổng diện tích tự nhiên Trong đó, nhóm đất nông nghiệp có diện tích là 27.302.206

ha, chiếm 82,43% tổng diện tích đất tự nhiên và chiếm 87,07% tổng diện tích đất đã

sử dụng; nhóm đất phi nông nghiệp có diện tích là 3.697.829 ha, chiếm 11,16%tổng diện tích tự nhiên và chiếm 11,93% tổng diện tích đất đã sử dụng; nhóm đấtchưa sử dụng có diện tích là 2.123.042 ha, chiếm 6,41 % tổng diện tích tự nhiên cảnước

Trang 24

11.16%

6.41%

Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng

Hình 1.1 Biểu đồ cơ cấu diện tích đất của cả nước (năm 2015)

Trang 25

Bảng 1.1 Biến động diện tích đất nông nghiệp cả nước năm 2014 và năm 2015

(Nguồn: Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai tỉnh Nam Định năm 2015)

Diện tích nhóm đất nông nghiệp của cả nước tăng 21.166 ha

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp tăng 24.725 ha, trong đó, diện tích đấttrồng cây lâu năm tăng 29.471 ha và diện tích đất trồng cây hàng năm giảm 4.746ha

Diện tích đất trồng cây lâu năm cả nước tăng 29.471 ha bởi nguyên nhân dohiện nay việc trồng các loại cây lâu năm đem lại nguồn thu nhập kinh tế cao, ổnđịnh nên người dân chuyển từ cây hàng năm hiệu quả thấp sang để trồng cây lâunăm

Đất trồng cây hàng năm có diện tích đất lúa giảm 3.230 ha và biến động ởhầu hết các tỉnh Diện tích đất trồng lúa giảm là do nhiều diện tích đất trồng lúa kémhiệu quả, năng suất thấp đã được chuyển qua đất trồng cây lâu năm, cây hàng năm.Mặt khác quá trình đô thị hóa, phát triển nhanh các công trình công cộng, trụ sở cơquan, các công trình sự nghiệp cũng làm giảm diện tích đất lúa chuyển sang loại đấtkhác Một số tỉnh có diện tích đất trồng lúa tăng là do chuyển từ đất trồng cây hàngnăm khác, đất trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp và đất nuôi trồng thủy sản sangtrồng lúa

Trang 26

Diện tích đất lâm nghiệp của cả nước giảm 4.027 ha, trong đó đất rừng sảnxuất giảm 6.023 ha, đất rừng phòng hộ tăng 46 ha, đất rừng đặc dụng tăng 1.949 ha.Giảm diện tích đất lâm nghiệp chủ yếu do đất lâm nghiệp chuyển sang các loại: đấttrồng cây lâu năm, đất sản xuất kinh doanh, đất có mục đích công cộng, đất giaothông,…Một số tỉnh tăng diện tích đất lâm nghiệp do việc trồng rừng đem lại giá trịkinh tế lớn nên các địa phuơng đẩy mạnh phong trào trồng rừng, phát triển kinh tếvườn.

1.2.2 Chính sách, pháp luật, thể chế quản lý nhằm sử dụng bền vững đất nông nghiệp ở Việt Nam

1.2.2.1 Chính sách giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng

ổn định lâu dài

Chính sách giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn địnhlâu dài tạo sự gắn bó giữa người nông dân với đất đai Họ được làm chủ thực sự đốivới đất nông nghiệp, trên cơ sở đó tạo động lực thúc đẩy sự sáng tạo, chủ động vàkhuyến khích đầu tư lâu dài vào đất nông nghiệp Chính sách giao đất nông nghiệpcho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài đã góp phần tạo nên những thànhtựu to lớn trong sản xuất nông nghiệp đưa nước ta trở thành nước xuất khẩu gạo lớnthứ 2 thế giới và là quốc gia đứng thứ nhất, thứ nhì về xuất khẩu cà phê, chè,

Chính sách giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn địnhlâu dài góp phần phát triển mô hình kinh tế trang trại, khai thác tiềm năng thế mạnh

về đất đai, sức lao động và tạo sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất, phân công lại laođộng trong nông nghiệp

1.2.2.2 Chính sách dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp

Chính sách này được thực hiện nhằm tránh tình trạng sử dụng đất nôngnghiệp bị phân tán, manh mún, cản trở thực hiện CNH – HĐH nông nghiệp; ngườinông dân phải tốn kém thời gian, công sức và chi phí tiền bạc trong quá trình sảnxuất nông nghiệp,

1.2.2.3 Chính sách giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào, dân tộc thiểu số

Đồng bào dân tộc thiểu số có khoảng 12,3 triệu người (chiếm 14,27% dân số

cả nước), cư trú xen kẽ và phân bố trên toàn đất nước Đây là những nơi có vị trí

Trang 27

chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và môitrường sinh thái; có nhiều tiềm năng và lợi thế về nông, lâm nghiệp, thủy điện,khoáng sản, du lịch, kinh tế cửa khẩu Tuy nhiên, vùng dân tộc thiểu số và miền núivẫn là vùng khó khăn nhất, địa hình hiểm trở, chia cắt phức tạp, thường xuyên bịảnh hưởng của thiên tai; dân cư phân tán, tỷ lệ đói nghèo cao gấp nhiều lần so vớibình quân chung của cả nước, sản xuất chưa phát triển, trình độ dân trí thấp; các thếlực thù địch vẫn thường xuyên lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để kích động, muachuộc, chia rẽ; tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ổn định chính trị, an ninh của đất nước.

Nhận thức được vấn đề này, thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã banhành, triển khai thực hiện nhiều chính sách, chương trình về đầu tư, hỗ trợ phát triểnvùng dân tộc thiểu số và miền núi mà một trong những chính sách đó là chính sáchgiải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số thiếu hoặc không có đất

1.2.3 Một số nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp tại Việt Nam

1.2.3.1 Tại Việt Nam

Tác giả Đào Đức Mẫn đã hoàn thành luận văn tiến sĩ với đề tài “Nghiên cứu

đề xuất sử dụng bền vững một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Tứ Kỳ, Tỉnh Hải Dương” Luận

văn đã chỉ ra được các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu, các kiểu sử dụng

đất và các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến sử dụng đất và hiệu quả

sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương Trên cơ sởnghiên cứu mối quan hệ giữa các cây trồng, loại hình sử dụng đất với chất lượng đất

và làm rõ mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội đối với các câytrồng, loại hình sử dụng đất, từ đó làm cơ sở khoa học cho việc bố trí hợp lý hệthống sử dụng đất và các loại hình sử dụng đất khi xây dựng phương án quy hoạch

sử dụng đất nông nghiệp cho địa bàn cấp huyện Cung cấp cơ sở dữ liệu cho côngtác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp vừa đạt hiệu quả cao vừa đảmbảo sử dụng đất và phát triển nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, tỉnhHải Dương và mở ra các hướng nghiên cứu tiếp theo cho các huyện khác trong tỉnh

và những vùng có điều kiện tương tự Luận án đã vận dụng thành công mô hình

Trang 28

toán học GAMS, kết hợp với kết quả đánh giá chất lượng đất, hiệu quả các loại hình

sử dụng đất để giải bài toán quy hoạch tuyến tính đa mục tiêu liên quan đến hiệuquả sử dụng đất để đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững cho mộthuyện điển hình của vùng đồng bằng sông Hồng, đất chật người đông, làm cơ sởcho quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiệu quả và bền vững Kếtquả nghiên cứu của đề tài đã chỉ ra lợi thế để phát triển sản xuất trồng trọt là lựclượng lao động dồi dào và trở ngại trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hộitrong sử dụng đất canh tác ở huyện Tứ Kỳ là thiếu vốn đầu tư cho sản xuất trồngtrọt

1.2.3.2 Tại Nam Định

Dự án “Điều tra khảo sát, xây dựng tài liệu và bản đồ thổ nhưỡng, tỷ lệ1/50.000 tỉnh Nam Định theo tiêu chuẩn quốc tế FAO - UNESCO” đã được TrạmNông hoá và Cải tạo đất thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh NamĐịnh tiến hành thực hiện từ năm 1995 – 2002 Công trình đó đã được nghiệm thuđưa vào sử dụng từ cuối năm 2002

Tháng 7 năm 2006 Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định đã hoàn

thành dự án “Xây dựng mô hình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, phục vụ công

nghiệp hoá – hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn tỉnh Nam Định” Trong dự án có

chuyên đề đánh giá thích hợp đất đai tỉnh Nam Định Phương pháp đánh giá đấtthực hiện theo hướng dẫn của FAO Kết quả đánh giá đất trong dự án là tài liệu địnhhướng sử dụng đất ở mức tổng quát cho tỉnh Nam Định Tuy nhiên, công tác ápdụng kết quả nghiên cứu trên cho địa bàn cấp huyện thì còn tồn tại nhiều điểm hạnchế Muốn sử dụng có hiệu quả và bền vững đất nông nghiệp cấp huyện cần có côngtrình nghiên cứu ở mức chi tiết, cụ thể hơn

Tác giả Phạm Thị Phin đã có đề tài luận văn tiến sĩ nông nghiệp “Nghiên cứu

sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định” Luận văn

đã làm rõ đặc tính và tính chất đất đai ở huyện Nghĩa Hưng và đề xuất được các loạihình sử dụng đất nông nghiệp đối với huyện Nghĩa Hưng trên quan điểm sử dụngđất bền vững, góp phần bổ sung và hoàn thiện cơ sở lý luận khoa học cho việc sửdụng đất nông nghiệp bền vững khu vực ven biển

1.2.4 Bài học kinh nghiệm về sử dụng bền vững đất nông nghiệp tại các nước trên Thế giới và Việt Nam

Trang 29

Đề tài sử dụng bền vững đất đai đã được đề cập từ xa xưa khi người Ấn Độ,người Ả Rập và người Mỹ đều xem rằng “đất đai là tài sản vay mượn của concháu” Vấn đề này được đặc biệt quan tâm rộng rãi trên thế giới từ sau những năm

80 của thế kỷ XX

Ngày nay, trong thế giới hiện đại, con người ngày càng nhận thức được tầmquan trọng của việc phát triển phải đi kèm với yếu tố bền vững Việc bảo vệ môitrường và phát triển bền vững không chỉ là trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chứchay của từng quốc gia mà đã và đang mang tính toàn cầu, cần được quan tâm

1.2.4.1 Tại Mỹ

Mỹ là nước có ngành nông nghiệp tiến bộ và hiện đại nhất thế giới Lao độngtrong ngành nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 1% trong tổng dân số 322 triệu người.Nếu tính dưới góc độ giá trị tuyệt đối về lực lượng lao động thì lao động trongngành nông nghiệp của Mỹ chỉ chiếm 0,7% tổng số lực lượng lao động của toànnước Mỹ tính đến thời điểm năm 2014 (với 155.421.000 người) Xét về khía cạnhxuất nhập khẩu nông sản, Mỹ là nước dẫn đầu thế giới, ước tính chiếm 18% thịphần thương mại nông sản của toàn cầu.Từ năm 1960 đến năm 2014, Mỹ luôn đạtlợi nhuận lớn về thương mai các sản phẩm nông nghiệp

Các chính sách ủng hộ việc phát triển nông nghiệp của chính phủ Mỹ đã làmnên sự thành công của ngành nông nghiệp Mỹ Ngay từ thời kỳ đầu, Chính phủ đãban hành luật đất đai vào năm 1862 quy định phát không đất đai cho những ngườiđến sống và làm việc trên các mảnh đất trống tại miền Tây nước Mỹ, tạo điều kiệncho một số nông dân được định cư, lập nghiệp dễ dàng

Hiện nay, chính phủ đang chú trọng đến xuất khẩu nông sản, và đặc biệtquan tâm đến tính vững bền của lực lượng lao động nông nghiệp Thượng viện vừathông qua dự luật di dân nhằm mục đích bảo đảm có đủ số công nhân cần thiết chonền nông nghiệp, đặc biệt là vào mùa gặt hái, chăn nuôi gia súc, và sản xuất nôngphẩm cần thiết cho xuất khẩu Đạo luật này cũng mở đường cho những người làmviệc trong ngành nông nghiệp Mỹ mà chưa có giấy tờ hợp lệ được phép nhập cư vào

Mỹ Chính nhờ các chính sách hỗ trợ một cách hiệu quả này đã mang lại cho ngànhnông nghiệp Mỹ một kết quả tốt đẹp như ngày hôm nay

Nông dân Mỹ sử dụng máy móc rất thành thạo, có trình độ hiểu biết cao vềnông nghiệp và kinh tế, nhiều người có bằng đại học Họ chú trọng vào việc cảithiện kỹ thuật trồng trọt, kỹ thuật chăn nuôi gia súc dẫn đến sản lượng nông nghiệp

Trang 30

tăng mạnh Nước Mỹ đặc biệt nhấn mạnh đến việc cơ giới hóa các phương tiện canhtác, sử dụng máy móc thay thế cho sức người và sức súc vật Chi phí máy mócchiếm một tỷ lệ rất lớn trong tổng chi phí đầu tư vào sản xuất nông nghiệp Việc cơgiới hóa máy móc không chỉ đơn thuần là tăng số lượng máy móc trên cánh đồng

mà còn chú ý đến thực hiện kết hợp các tính năng để tạo ra các máy liên hoàn, kếthợp máy kéo với máy cày, máy gieo trồng, máy gặt Hay các sáng kiến về các loạimáy móc có thể canh tác được ở những vùng đất cứng mà sức người khó có thể làmđược Hầu như mọi hoạt đông trong sản xuất nông nghiệp đều thực hiện bằng máymóc, từ làm đất, gieo trồng, bón phân, tưới tiêu đến gặt hái Nông dân còn dùngmáy bay để phun thuốc trừ sâu, dùng máy điện toán đề theo dõi kết quả thu hoạch.Ngày nay, không có gì lạ khi nhìn thấy những người nông dân lái máy kéo với các

ca bin lắp điều hòa nhiệt độ, gắn kèm theo những máy cày, máy xới và máy gặt cótốc độ nhanh và rất đắt tiền

1.2.4.2 Ấn Độ

Ấn Độ là một trong các quốc gia Nam Á đã có những biện pháp tập trungvào an ninh lương thực quốc gia để đảm bảo thu nhập an toàn cho người dân Cuộccách mạng xanh ở Ấn Độ được đặc trưng bởi việc sử dụng nhiều loại hạt giống vàphân bón có chất lượng cao, giúp gia tăng được đáng kể năng suất của đất đai.Ngoài ra, Chính phủ Ấn Độ đã thành lập Ban Hội thẩm để đề xuất các biện phápgiúp tăng gấp đôi thu nhập của người nông dân cho đến năm 2022

1.2.4.3 Nhật Bản

Một quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á đã có nền nông nghiệp trong đô thị nổibật bởi áp dụng công nghệ hiện đại đảm bảo tính bền vững và thân thiện với sinhthái đó là Nhật Bản Có thể nói sản lượng nông nghiệp ở khu vực đô thị Nhật Bảnchiếm một phần ba tổng sản lượng nông nghiệp của cả nước Nông dân đô thị chiếm25% số hộ nông dân của quốc gia này Ngay cả ở Tokyo, một trong những thànhphố lớn và luôn đông đúc nhất thế giới, nơi mạng lưới đường sắt, các tòa nhà, hệthống điện phức tạp, nông nghiệp đô thị vẫn có thể cung cấp lương thực cho gần700.000 cư dân ở thành phố này

Nông nghiệp trong đô thị Nhật Bản cung cấp nguồn sản phẩm tươi và antoàn bao gồm các loại cây hữu cơ, sử dụng ít hóa chất Hình thức nông nghiệp trong

đô thị đã mở ra cơ hội cho người dân đô thị tham gia vào các hoạt động nông

Trang 31

nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua trao đổi giữa các nhà sản xuất và ngườitiêu dùng Hình thức này còn mở rộng không gian cho việc quản lý thiên tai, baogồm phòng chống cháy lan trên diện rộng, mở không gian sơ tán cho người dân khiđộng đất xảy ra Không những vậy, nông nghiệp trong đô thị còn mở ra không gianxanh cho các hoạt động giải trí cá nhân Quan trọng nhất là người dân sẽ nhận được

sự giáo dục để nâng cao nhận thức và hiểu biết về vấn đề nông nghiệp bền vững

Ngoài các vấn đề trên, nông nghiệp trong đô thị còn đóng góp tích cực vào

sự bền vững và phúc lợi ở các thành phố của Nhật Bản Ví dụ, bằng cách tăng diệntích đất bề mặt có thể giúp tăng hiệu quả quản lý nước mưa, giảm hiệu ứng đảonhiệt Nông nghiệp trong đô thị cũng có thể đóng góp cho các dịch vụ hệ sinh thái

và đa dạng sinh học bằng cách cung cấp môi trường sống và quản lý các loài thựcvật ở địa phương Hơn nữa, nó còn có thể cung cấp nguồn năng lượng sinh học từviệc quản lý rừng

1.2.4.4 Rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Nhìn lại ngành nông nghiệp của Việt Nam cho đến thời điểm này, năng suấtlao động trong ngành nông nghiệp của Việt Nam luôn thấp nhất trong nhóm cácnước có mức thu nhập trung bình thấp và không thể bắt kịp được năng suất lao độngcủa các nước này kể từ năm 2005 Trong khi đó, năng suất lao động của ngành nôngnghiệp lại đang có xu hướng chững lại, hiện chỉ bằng 1/3 so với năng suất chungcủa cả nước

Do đó, sử dụng bền vững đất nông nghiệp cần được coi trọng nhiều hơn nữa

để tối đa hóa được năng lực tiềm tàng và hiện có của đất đai cũng như các yếu tốbên ngoài tác động tới hình thành và phát triển các mô hình, vùng chuyên canh đấtnông nghiệp. 

Trang 32

CH ƯƠNG 1 NG 2

TH C TR NG S D NG Đ T NÔNG NGHI P T I HUY N Ý ỰC TIỄN VỀ ĐẤT NÔNG ẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN Ý Ử DỤNG BỀN VỮNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP ỤNG BỀN VỮNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP ẤT NÔNG ỆP VÀ SỬ DỤNG BỀN VỮNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP ẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN Ý ỆP VÀ SỬ DỤNG BỀN VỮNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP

YÊN

2.1 Khái quát đặc điểm tự nhiên, KT-XH huyện Ý Yên

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

Phía Đông Nam giáp huyện Nghĩa Hưng;

Phía Nam giáp huyện Yên Khánh thuộc tỉnh Ninh Bình;

Phía Tây giáp thành phố Ninh Bình - tỉnh Ninh Bình, ngăn cách bởi con sôngĐáy;

Huyện Ý Yên có khoảng 34,2 km đường quốc lộ gồm đường cao tốc cầu GiẽNinh Bình, đường quốc lộ 10, đường 38b và 41,2 km đường tỉnh lộ chạy qua huyệntạo sự liên hoàn hệ thống giao thông, là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã

Diện tích tự nhiên của huyện là 24.129,74 ha Địa giới hành chính của huyệngồm 1 thị trấn (Thị trấn Lâm) và 31 xã (Yên Thọ, Yên Thành, Yên Trung, YênNghĩa, Yên Phương, Yên Tân, Yên Chính, Yên Phú, Yên Hưng, Yên Phong, YênBình, Yên Minh, Yên Dương, Yên Xá, Yên Hồng, Yên Quang, Yên Tiến, YênBằng, Yên Thắng, Yên Cường, Yên Đồng, Yên Mỹ, Yên Lợi, Yên Khánh, YênNinh, Yên Khang, Yên Lộc, Yên Phúc, Yên Trị, Yên Nhân, Yên Lương)

Huyện Ý Yên có đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đi qua các xã phía Tâycủa huyện, có đường sắt Bắc - Nam đi qua và có các tuyến quốc lộ như quốc lộ 10,quốc lộ 38B, quốc lộ 37B Trên tuyến quốc lộ 37B có phà Đống Cao nối liền haihuyện Nghĩa Hưng và Ý Yên Trong huyện còn có các tuyến tỉnh lộ như 484(Đường 64 cũ); tỉnh lộ 485 (Đường 57 cũ); tỉnh lộ 486 (Đường 12 cũ)

Trang 33

Huyện có 3 con sông chảy qua : sông Đáy, sông Đào (tên khác là sông NamĐịnh) và sông Chanh, tạo nên các tuyến giao thông thủy quan trọng.

Nhận thấy, Ý Yên đang nằm giữa hai trung tâm kinh tế chính trị của hai tỉnhNam Định và Ninh Bình Do đó, huyện Ý Yên đang hội tụ rất nhiều điều kiện thuậnlợi để thông thương và có thể thu hút các nguồn vốn đầu tư, phát triển kinh tế - xãhội của tỉnh

Hình 2.1 Bản đồ vệ tinh huyện Ý Yên

2.1.1.2 Địa hình

Là vùng đất hình thành sớm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, địahình huyện Ý Yên tương đối bằng phẳng tuy nhiên có những vùng cao thấp khôngđều tạo thành những vùng úng trũng cục bộ gây rất nhiều khó khăn trong việc sảnxuất nông nghiệp (Yên Trị, Yên Khánh, Yên Phong, Yên Bình, Yên Mỹ…) Đất đai

đa dạng nhưng chủ yếu là đất thịt nặng và thịt trung bình rất thích hợp với sự sinhtrưởng và phát triển của cây lúa nước Đất đai và địa hình của huyện tạo ra hệ sinhthái động, thực vật khá đa dạng, phong phú đồng thời thuận lợi cho việc xây dựng

Trang 34

cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế, xã hội trong những năm trước mắt và lâudài.

2.1.1.3 Khí hậu

Ý Yên là một phần của Đồng bằng Bắc Bộ, do vậy hội tụ đủ những đặc điểmcủa khí hậu nhiệt đới gió mùa: nóng ẩm, mưa nhiều

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 24 đến 24,4oC, có khoảng 6 đến

độ trung bình của huyện lên tới 29,8oC, tháng nóng nhất là tháng 6 và tháng 7

- Độ ẩm: Độ ẩm không khí tương đối cao Trung bình năm, độ ẩm không khí

dao động từ 84 đến 88% Như vậy, giữa tháng có độ ẩm lớn nhất và nhỏ nhất không

có sự chênh lệch nhiều, tháng có độ ẩm cao nhất là 88% (tháng 9) và thấp nhất là79% (tháng 11 và tháng 12)

- Chế độ mưa: Lượng mưa của huyện phân bố tương đối đồng đều trên toàn

bộ diện tích của huyện, trung bình năm dao động từ 1500 mm đến 1597 mm Mùamưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9, lượng mưa chiếm gần 80% lượng mưa cả năm.Các tháng mưa nhiều là tháng 7, 8, 9 Do lượng mưa nhiều, tập trung nên thườnggây ra hiện tượng ngập úng, gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp Từ tháng 10đến tháng 1 năm sau xảy ra hiện tượng khô hạn, lượng mưa chỉ chiếm rất thấp, chỉkhoảng 20% lượng mưa của cả năm Các tháng ít mưa nhất là tháng 11, tháng 12 vàtháng 1; có tháng hầu như không có mưa Tuy nhiên, có những năm mưa muộn sẽgây ra ảnh hưởng đến công tác gieo trồng cây vụ đông hoặc tình trạng mưa sớm sẽảnh hưởng lớn đến công tác thu hoạch vụ chiêm xuân

- Nắng: Hàng năm trung bình có tới 230 ngày nắng, tổng số giờ nắng từ

1.300 – 1.354 giờ Vụ hè thu có số giờ nắng cao khoảng 1100 - 1200 giờ, chiếm80% số giờ nắng trong năm

- Gió: Hướng gió thịnh hành tại huyện Ý Yên thay đổi theo mùa, tốc độ gió

trung bình cả năm là 2 - 2,3 m/s Mùa đông hướng gió chính là gió đông bắc với tầnsuất khoảng 60-70% Tốc độ gió trung bình trong mùa đông là khoảng 2,4 - 2,6 m/s.Vào những tháng cuối mùa đông, gió có xu hướng dịch chuyển dần về phía đông.Mùa hè hướng gió thịnh hành là gió đông nam, với tần suất 50 - 70%, tốc độ giótrung bình 1,9 - 2,2 m/s Tốc độ gió cực đại (khi có áp thấp nhiệt đới hoặc bão) lên

Trang 35

tới 40 m/s Đầu mùa hạ thường xuyên xuất hiện các đợt gió tây khô nóng gây ra cáctác động xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng

- Bão: Do huyện Ý Yên nằm gần vịnh Bắc Bộ, nên hàng năm thường chịu

ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới hoặc bão, bình quân từ 4 - 6 trận bão/năm

2.1.1.4 Thủy văn nguồn nước

Nguồn nước mặt: Do hệ thống các sông, hồ, mương máng và nguồn nướcmưa cung cấp

- Nguồn nước sông: Do các sông lớn như sông Đào, sông Đáy và mạng lướisông nội đồng cung cấp do vậy nguồn nước tưới cho cây trồng và sinh hoạt rấtphong phú

Sông ngòi trên địa bàn huyện đã mang lại cho nguồn lợi kinh tế của huyện,thuận lợi về nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, bồi đắp phù sa cho

Trang 36

vùng đất ngoài đê và một số vùng trong đê tăng thêm độ phì nhiêu của đất Ngoài ra

hệ thống sông ngòi còn là tuyến giao thông đường thủy thuận lợi, rẻ tiền và đâycũng là nơi sản xuất, cung cấp nguồn thủy sản dồi dào phong phú Mặt hạn chế củasông ngòi đó là hàng năm phải đầu tư cho tu bổ, gia cố đê điều, nạo vét kênh mươnglưu thông dòng chảy

- Nước mưa: Lượng mưa bình quân hàng năm lớn từ 1500 - 1597 mm, nhưngphân bố không đều trong năm, tập trung vào các tháng 7, 8, 9 lượng mưa chiếm gần80% lượng mưa cả năm Do vậy mùa mưa thường gây ngập úng, còn mùa khô thiếunước cho cây trồng và sinh hoạt

Nguồn nước ngầm:

Khai thác phổ biến ở độ sâu từ 40 - 120 m, ngoài ra còn phát hiện một sốtầng nước ngầm ở độ sâu từ 250 - 350 m, nước có trữ lượng lớn có thể khai thácphục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp

2.1.1.5 Tài nguyên khoáng sản

Nam Định nghèo khoáng sản cả về chủng loại và trữ lượng Tại địa bànhuyện Ý Yên chủ yếu là các nguyên liệu đất sét Các mỏ đất sét mới chỉ đượcnghiên cứu sơ bộ, chưa được đánh giá chính xác về quy mô, trữ lượng, chất lượng

để có phương án khai thác, sử dụng hợp lý Đất sét làm gốm sứ phân bố ở núiPhương Nhi, tuy nhiên trữ lượng không nhiều, chất lượng chỉ ở mức khá Đất sét sửdụng làm gạch, ngói được phân bố ở rải rác các xã trong huyện

Ngoài ra còn có cát trên sông Đào, Sông Đáy có thể khai thác

hộ cũng không được xem xét, chú trọng nhiều

Rừng trồng chủ yếu là các cây gỗ nhỏ, không có giá trị kinh tế cao, đa phần

là các cây bụi mọc gây xói mòn, lãng phí đất Ngoài ra, giá trị dinh dưỡng của đấtđồi cũng không cao

Trang 37

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

2.1.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế

a Kinh tế

Sản lượng lương thực hàng năm đều đạt từ 145.000 tấn trở lên Trong 11 xã,thị trấn xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015 đã có 7 xã, thị trấn đạt chuẩnnông thôn mới; đồng thời chỉ đạo 21 xã còn lại xây dựng đề án và triển khai chươngtrình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2015 - 2020

Năm 2015, giá trị sản nông nghiệp (giá so sánh 2010) đạt 2.562,1 tỷ đồng,tăng 16,8% so với năm 2010; giá trị sản xuất tăng bình quân 3,2%/năm; Giá trị sảnphẩm thu hoạch bình quân/ha canh tác đạt 93,7 triệu đồng; Lao động nông nghiệpcòn 72,5%, giảm 2,8% so với năm 2010

Tổng giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng năm 2014 (giá so sánh 2010) đạt5.532,3 tỷ đồng, năm 2015 ước đạt 6.817 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân23,5%/năm Tỷ lệ lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng chiếm19%, tăng 2,7% so với năm 2010

Tính đến hết năm 2015, có 3 cụm công nghiệp tập trung, hầu hết các xã đều quyhoạch, nhiều xã đã xây dựng được điểm công nghiệp Phát triển thêm các doanhnghiệp vừa và nhỏ Toàn huyện có 4.650 cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ côngnghiệp với 441 doanh nghiệp Toàn bộ hệ thống đường Quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ,đường liên xã đã được trải nhựa; 564 km đường giao thông thôn, xóm được bê tônghóa; 135 km đường nội đồng được cứng hóa

Giá trị sản xuất dịch vụ năm 2014 (giá so sánh 2010) đạt 1.170,4 tỷ đồng,năm 2015 ước đạt 1.323 tỷ đồng, tăng 40% so với năm 2010 Tốc độ tăng trưởngbình quân 14,2%/năm Lao động dịch vụ chiếm 8,7%, tăng 0,1% so với năm 2010.Giá trị xuất khẩu hàng hóa năm 2015 ước đạt 6,5 triệu USD

Năm 2015 tổng thu ngân sách ước đạt 126,87 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quânđạt 15,8%/năm Toàn huyện có 72 trường đạt chuẩn quốc gia

Trang 38

Đường bộ:

Huyện Ý Yên có hệ thống giao thông đường bộ thuận tiện cho việc vậnchuyển hàng hóa, giao lưu kinh tế và đi lại của nhân dân trong và ngoài huyện.Mạng lưới đường bộ toàn huyện có 1.492 km, bao gồm các loại đường như sau:

- Đường Quốc lộ

+ Đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình với QL1A xã Yên Trung đến xã YênHồng với chiều dài 16,2 km (còn lại 4,2 km đi trên địa bàn huyện Ý Yên thuộc xãYên Khang và xã Yên Bằng đang thi công)

+ Đường Quốc lộ 10 có chiều dài 10 km từ xã Yên Ninh đến xã Yên Bằng đãđược mở rộng nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng

+ Đường Quốc lộ 38B có chiều dài 8km;

- Đường tỉnh lộ: Tổng chiều dài 41,2 km, nền đường trung bình rộng 6,5 m,bao gồm:

+ Đường Tỉnh lộ - 486 đoạn từ xã Yên Mỹ đến xã Yên Phong dài 11,15 km,

- Đường huyện lộ: Tổng chiều dài 38 km, gồm 4 tuyến:

+ Đường 57B từ xã Yên Tiến đến xã Yên Phúc dài 9,7 km đã rải nhựa 6,3

+ Đường đê Tam Tổng từ xã Yên Bình đến xã Yên Thành dài 11 km đã rải

đá cấp phối 100 %, hiện đang xuống cấp và hư hỏng

Trang 39

- Đường trục xã, liên xã: Tổng chiều dài 354,07 km, đã rải nhựa 45,25 km đạt

16 %, đã nâng cấp 22,27 km (chương trình WB2)

- Đường nông thôn 32 xã – 1041,1 km nhựa 378,7 km, 490,7km, gạch đất127km và giao thông nội đồng 172 km

- Hệ thống bến xe của huyện Ý Yên gồm:

+ Bến xe phố Cháy thuộc thị trấn Lâm do huyện quản lý (phòng Côngthương) có diện tích 5000m2;

Với hệ thống bến xe trên đã phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân tronghuyện và các huyện, tỉnh lân cận

Đường thuỷ:

Huyện Ý Yên có 121,5 km sông lớn nhỏ, các tuyến lớn chảy qua huyện nhưsông Đáy 35 km, sông Đào 10 km, sông Sắt 20 km, sông Mỹ Đô 10 km, sôngChanh 2 km, sông Quỹ Độ 4 km, sông Kinh Thuỷ 4 km Ngoài ra trên địa bànhuyện còn có các tuyến sông nội đồng với tổng chiều dài 34 km, phân bố đều khắptrên địa bàn các xã theo hình xương cá, rất thuận lợi cho việc chủ động tưới tiêu,sinh hoạt dân sinh

- Ý Yên có sông Đáy chảy qua có khả năng cho các phương tiện thủy có tảitrọng 200-250 tấn

vụ chung chuyển hành khách, hàng hoá, vật liệu xây dựng như cát, đá từ các sônglên

- Vận tải bằng đường thuỷ có nhiều lợi thế, vận chuyển khối lượng lớn và giáthành rẻ Huyện có mạng lưới vận chuyển bằng đường sông tuy lớn nhưng chưakhai thác hết năng lực Do đó cần bố trí đất ở vị trí thuận lợi để xây dựng bến bãiphát triển vận tải đường thuỷ

- Hệ thống bến đò đường thủy của huyện Ý Yên gồm 13 bến đò ngang thuộcđịa phận của 8 xã, cụ thể như sau:

+ Bến đò ngang Uy Nam thuộc địa phận xã Yên Khang

+ Bến đò ngang Vĩnh thuộc địa phận xã Yên Trị

+ Bến đò ngang Ngọc Trấn thuộc địa phận xã Yên Trị

Trang 40

+ Bến đò ngang Thông thuộc địa phận xã Yên Trị

+ Bến đò ngang Bòng thuộc địa phận xã Yên Trị

+ Bến đò ngang Gián Khẩu thuộc địa phận xã Yên Hưng

+ Bến đò ngang Quỹ Độ thuộc địa phận xã Yên Phong

+ Bến đò ngang Vọng thuộc địa phận xã Yên Đồng

+ Bến đò ngang Độc Độ thuộc địa phận xã Yên Nhân

+ Bến đò ngang Đống Cao thuộc địa phận xã Yên Lộc + Yên Nhân

+ Bến đò ngang Hải Lạng thuộc địa phận xã Yên Phúc

+ Bến đò ngang Xành thuộc địa phận xã Yên Phúc

+ Bến đò ngang Lác thuộc địa phận xã Yên Phúc

Hệ thống thuỷ lợi của huyện Ý Yên nằm trong hệ thống thuỷ lợi của tỉnhNam Định Nước trong hệ thống phụ thuộc vào sông Đáy, sông Đào, lượng mưa và

sự vận hành của hệ thống thuỷ nông

Huyện Ý Yên có 121,5 km sông lớn nhỏ, các tuyến lớn chảy qua huyện baogồm mạng lưới sông chính thuộc Trung ương quản lý, hệ thống do tỉnh và huyệnquản lý trong đồng và hệ thống sông ngòi nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp

và dân sinh trên địa bàn huyện thông qua các trạm bơm

Một số trạm bơm chính như: Trạm bơm Cổ Đam, Quỹ Độ, Vĩnh Trị do CtyThủy nông Bắc Nam Hà quản lý; trạm bơm Quỹ Độ xã Yên Phong; trạm bơm VĩnhTrị xã Yên Trị; trạm bơm sông Chanh xã Yên Phúc , các trạm bơm này do Công tykhai thác công trình thủy lợi quản lý

Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có các hệ thống trạm bơm nhỏ, dã chiến docác HTXNN của các xã, thị trấn quản lý và khai thác tưới, tiêu nước phục vụ sảnxuất và sinh hoạt của nhân dân

Hệ thống điện của huyện gồm có 83 trạm biến thế, tiêu thụ với tổng côngsuất 22170 KVA, ngoài ra còn có 2 trạm chung chuyển Toàn huyện có 89,02 kmđường dây cao thế và mạng lưới đường dây trung thế, hạ thế tiếp điện về các trạm

Ngày đăng: 21/02/2019, 09:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w