TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu “Tình trạng việc làm của thanh niên nhập cư trên địa bàn quận Tân Phú - Thành phố Hồ Chí Minh” thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu, xác định, đánh giá mức độ tác đ
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, Luận văn “Tình trạng việc làm của thanh niên nhập
cư trên địa bàn Quận Tân Phú - Thành phố Hồ Chí Minh” là bài nghiên cứu của
chính Tôi dựa trên các kiến thức đã được học và trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu,
lý thuyết có liên quan
Không có nghiên cứu, luận văn, tài liệu nào của người khác được sử dụng
trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác
Luận văn được chính Tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn
Thuấn, không sao chép của tác giả khác Tôi xin cam kết những điều trên là đúng sự
thật và chịu trách nhiệm về nội dung luận văn này
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 10 năm 2016
Học viên
Nguyễn Thị Ngọc Trang
Trang 2
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành sâu sắc nhất đến người hướng dẫn khoa học của tôi PGS.TS Nguyễn Thuấn đã nhiệt tình hướng dẫn và chỉ bảo Tôi trong quá trình thực hiện luận văn này
Cảm ơn quý Thầy, Cô Khoa đào tạo Sau đại học trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt những thông tin, kiến thức quan trọng, bổ ích về ngành Kinh tế học mà tôi đã theo đuổi
Cảm ơn sự hỗ trợ, giúp đỡ về tư liệu, số liệu của các cơ quan, ban ngành của UBND Quận Tân Phú, sự tham gia trả lời phỏng vấn của các nhà lãnh đạo địa phương và cá nhân thanh niên nhập cư trên địa bàn quận
Và cuối cùng, Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã cho tôi lời khuyên chân thành, tận tình hỗ trợ, góp ý
và động viên Tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu
Một lần nữa xin gửi lời tri ân và lời chúc sức khỏe, hạnh phúc, thành công đến toàn thể quý Thầy, Cô, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè
Trân trọng!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 10 năm 2016
Học viên
Nguyễn Thị Ngọc Trang
Trang 3TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Tình trạng việc làm của thanh niên nhập cư trên địa bàn quận Tân Phú - Thành phố Hồ Chí Minh” thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu, xác định, đánh giá mức độ tác động của một số yếu tố đến tình trạng việc làm của thanh niên nhập cư trên địa bàn quận
Cụ thể, nghiên cứu được thực hiện dựa trên mẫu khảo sát với kích thước mẫu
là 350 quan sát, tình trạng mẫu là thanh niên nhập cư đang sống trên địa bàn quận Tân Phú - Thành phố Hồ Chí Minh, có độ tuổi từ 15 - 30 tuổi, tình trạng cư trú là có
hộ khẩu thường trú hoặc không có, thanh niên nhập cư từ các tỉnh/thành phố khác đến quận Tân Phú trong vòng 5 năm tính từ thời điểm điều tra trở về trước Với dữ liệu thu về sau khi hoàn tất việc chọn lọc, kiểm tra, tổng hợp, mã hóa, làm sạch, sẽ tiến hành xử lý, phân tích thống kê mô tả mẫu, thực hiện các phép kiểm định cần thiết nhằm chứng minh mô hình vừa xây dựng phù hợp và có ý nghĩa thống kê, sau
đó giải thích kết quả ước lượng hồi quy của mô hình bằng phần mềm SPSS IBM 22.0 và đánh giá chất lượng mô hình thông qua khả năng dự báo độ chính xác
Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy thứ bậc Ordinal logistic với biến phụ thuộc là biến định tính thể hiện mức độ tình trạng việc làm của thanh niên nhập cư trên địa bàn quận, nhận các giá trị theo các thứ bậc tương ứng: Yi = 0 nếu Y* < 1 giờ/tuần: Không có việc làm; Yi = 1 nếu 1 giờ/tuần ≤ Y* < 16 giờ/tuần: Rất thiếu việc làm; Yi = 2 nếu 16 giờ/tuần ≤ Y* < 35 giờ/tuần: Thiếu việc làm và Yi = 3 nếu Y* ≥ 35 giờ/tuần: Đầy đủ việc làm
Kết quả nghiên cứu đã chứng minh được nhiều vấn đề, một số các yếu tố về nhân khẩu học, số năm cư trú, địa phương xuất cư, tình trạng cư trú, ngành nghề làm việc và sự hỗ trợ về việc làm có tác động đến tình trạng việc làm của thanh niên nhập cư Kết quả nghiên cứu sẽ là căn cứ khoa học nhận diện vấn đề nghiên cứu, đưa ra một số đề xuất khuyến nghị để những nhà hoạch định chính sách tham khảo, hình thành giải pháp trong công tác quản lý dân nhập cư cũng như hỗ trợ tìm kiếm việc làm và tạo việc làm cho thanh niên nhập cư trên địa bàn quận hiện nay
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC HÌNH viii
DANH MỤC BẢNG ix
DANH MỤC VIẾT TẮT xi
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1 Mục tiêu tổng quát 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 4
1.4 Đối tượng, phạm vi và dữ liệu nghiên cứu 4
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 4
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 4
1.4.3 Dữ liệu nghiên cứu 5
1.5 Phương pháp nghiên cứu 5
1.5.1 Định tính 5
1.5.2 Định lượng 5
1.6 Ý nghĩa nghiên cứu 5
1.7 Kết cấu đề tài 6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 8
2.1 Khái niệm 8
2.1.1 Khái niệm việc làm 8
2.1.2 Khái niệm về tình trạng việc làm 10
2.1.2.1 Tình trạng hoạt động 10
2.1.2.2 Tình trạng việc làm 11
Trang 52.1.3 Sơ đồ việc làm 13
2.1.4 Khái niệm thanh niên 14
2.1.4.1 Khái niệm thanh niên 14
2.1.4.2 Đặc điểm thanh niên 15
2.1.5 Khái niệm di cư 17
2.1.5.1 Khái niệm di cư 17
2.1.5.2 Các loại hình di cư 18
2.2 Một số lý thuyết 22
2.2.1 Các lý thuyết về việc làm 22
2.2.1.1 Lý thuyết tạo việc làm của John Maynard Keynes 22
2.2.1.2 Lý thuyết của Harry Toshima 23
2.2.1.3 Lý thuyết tạo việc làm bằng chuyển giao lao động giữa hai khu vực của nền kinh tế 24
2.2.1.4 Lý thuyết tạo việc làm bằng di chuyển lao động của Harris Todaro 24
2.2.2 Một số lý thuyết liên quan đến di cư việc làm 27
2.2.2.1 Lý thuyết cấu trúc của Lee 27
2.2.2.2 Quy luật di dân của EG Ravenstein 27
2.2.2.3 Các yếu tố hút và đẩy liên quan đến di cư việc làm 28
2.2.2.4 Mô hình kinh tế của di cư việc làm 29
2.3 Các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài 30
2.3.1 Nghiên cứu nước ngoài 30
2.3.2 Nghiên cứu trong nước 33
2.3.3 Tổng hợp các nghiên cứu trước về các yếu tố tác động đến tình trạng việc làm của thanh niên nhập cư 39
2.3.4 Mô hình nghiên cứu đề nghị 41
Kết luận Chương 2 42
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43
3.1 Quy trình nghiên cứu 43
3.2 Phương pháp nghiên cứu 44
3.2.1 Phương pháp định tính 44
3.2.2 Phương pháp định lượng 44
Trang 63.2.3 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết đề nghị 45
3.2.3.1 Mô hình nghiên cứu 45
3.2.3.2 Giải thích các biến trong mô hình 47
3.2.4 Dữ liệu nghiên cứu 53
3.2.5 Công cụ phân tích 54
3.2.6 Tổng thể nghiên cứu và kích thước mẫu 54
3.2.7 Phân tích dữ liệu 55
3.2.7.1 Phân tích thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu 56
3.2.7.2 Các kiểm định trong mô hình nghiên cứu 56
Kết luận Chương 3 58
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 59
4.1 Mô tả mẫu khảo sát 59
4.1.1 Tình trạng việc làm của thanh niên nhập cư 59
4.1.2 Đặc điểm thanh niên nhập cư 61
4.1.2.1 Nhóm tuổi 61
4.1.2.2 Số năm cư trú 62
4.1.2.3 Địa phương xuất cư 63
4.1.2.4 Tình trạng cư trú 64
4.1.2.5 Giới tính 64
4.1.2.6 Dân tộc 65
4.1.2.7 Số năm đi học 66
4.1.2.8 Ngành nghề làm việc 67
4.1.2.9 Sự hỗ trợ về việc làm 68
4.1.3 Phân tích sự tác động của các yếu tố đến tình trạng việc làm của thanh niên nhập cư trên địa bàn quận 69
4.1.3.1 Nhóm tuổi 69
4.1.3.2 Số năm cư trú 70
4.1.3.3 Địa phương xuất cư 71
4.1.3.4 Tình trạng cư trú 72
4.1.3.5 Giới tính 73
4.1.3.6 Dân tộc 74
Trang 74.1.3.7 Số năm đi học 75
4.1.3.8 Ngành nghề làm việc 77
4.1.3.9 Sự hỗ trợ về việc làm 78
4.1.4 Tóm tắt thống kê mô tả các biến độc lập 80
4.2 Kết quả ước lượng mô hình 82
4.2.1 Kiểm định mô hình 82
4.2.2 Thảo luận kết quả 84
4.2.3 Kết quả dự báo của mô hình 89
Kết luận Chương 4 90
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 91
5.1 Kết luận 91
5.2 Nhận diện và khuyến nghị chính sách 92
5.2.1 Đối với vấn đề khác biệt tình trạng việc làm theo độ tuổi 92
5.2.2 Đối với vấn đề khác biệt tình trạng việc làm theo địa phương xuất cư 93
5.2.3 Đối với vấn đề khác biệt tình trạng việc làm theo giới tính 93
5.2.4 Đối với vấn đề khác biệt tình trạng việc làm theo dân tộc 94
5.2.5 Đối với vấn đề khác biệt tình trạng việc làm theo tình trạng cư trú 94
5.2.6 Đối với vấn đề khác biệt trong tình trạng việc làm theo số năm đi học 95
5.2.7 Đối với sự khác biệt trong tình trạng việc làm và lĩnh vực làm việc theo ngành 95
5.2.8 Đối với sự khác biệt trong tình trạng việc làm và lĩnh vực làm việc theo sự hỗ trợ về việc làm 96
5.3 Giới hạn nghiên cứu 96
KẾT LUẬN CHUNG 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
PHỤ LỤC 109
Trang 8DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Bảng phân loại lực lượng lao động 13
Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu đề nghị 41
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu 43
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Nơi thường trú tại thời điểm 5 năm trước thời điểm điều tra và loại hình
di cư 21
Bảng 2.2 Tổng hợp các yếu tố hút và đẩy liên quan đến di cư việc làm 29
Bảng 2.3 Tổng hợp các nghiên cứu trước về các yếu tố tác động đến tình trạng việc làm của thanh niên nhập cư 39
Bảng 3.1 Bảng tóm tắt kỳ vọng dấu của các biến độc lập trong mô hình 51
Bảng 4.1 Tình trạng việc làm của thanh niên nhập cư 59
Bảng 4.2 Nhóm tuổi của thanh niên nhập cư 61
Bảng 4.3 Số năm cư trú của thanh niên nhập cư 62
Bảng 4.4 Địa phương xuất cư của thanh niên nhập cư 63
Bảng 4.5 Tình trạng cư trú của thanh niên nhập cư 64
Bảng 4.6 Thống kê giới tính của thanh niên nhập cư 64
Bảng 4.7 Dân tộc của thanh niên nhập cư 65
Bảng 4.8 Số năm đi học của thanh niên nhập cư 66
Bảng 4.9 Thống kê số năm đi học 67
Bảng 4.10 Mô tả lĩnh vực làm việc theo ngành 67
Bảng 4.11 Thống kê mô tả biến sự hỗ trợ về việc làm 68
Bảng 4.12 Đặc điểm nhóm tuổi theo tình trạng việc làm của thanh niên 69
Bảng 4.13 Tình trạng việc làm của thanh niên nhập cư và số năm cư trú 70
Bảng 4.14 Tình trạng việc làm của thanh niên nhập cư và địa phương xuất cư 71
Bảng 4.15 Tình trạng việc làm của thanh niên và tình trạng cư trú 72
Bảng 4.16 Tình trạng việc làm của thanh niên nhập cư và giới tính 74
Bảng 4.17 Tình trạng việc làm của thanh niên nhập cư và dân tộc 75
Bảng 4.18 Tình trạng việc làm và số năm đi học 76
Trang 10Bảng 4.19 Tình trạng việc làm của thanh niên nhập cư và ngành nghề làm việc 78 Bảng 4.20 Tình trạng việc làm của thanh niên nhập cư và sự hỗ trợ về việc làm 79
Bảng 4.21 Bảng tổng hợp các biến định tính đưa vào mô hình 80
Bảng 4.22 Bảng tổng hợp các biến định lượng đưa vào mô hình 81
Bảng 4.23 Kết quả hồi quy thứ bậc Ordinal logistic của mô hình 85
Bảng 4.24 Độ chính xác của mô hình Ordinal logistic 89
Trang 11Nam
Trang 12CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
Chương này sẽ trình bày tổng quan chung về nghiên cứu, bao gồm: lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng phạm vi dữ liệu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa và kết cấu của đề tài
1.1 Lý do chọn đề tài
Việc làm và giải quyết việc làm là một trong những chính sách quan trọng đối với mỗi quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển có lực lượng lao động lớn như Việt Nam Trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) của Đảng đã nhấn mạnh “Giải quyết việc làm là nhân tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của Nhân dân” có thể thấy tạo việc làm cho người lao động trong sự phát triển của thị trường lao động là tiền đề quan trọng để
sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, góp phần tích cực vào việc hình thành thể chế kinh tế thị trường, đồng thời tận dụng lợi thế để phát triển, tiến kịp khu vực và thế giới
Thanh niên, lực lượng lao động trẻ chính là cơ cấu vàng của đất nước, là lực lượng hùng hậu, lực lượng tiên phong trong phát triển kinh tế, chính trị và xã hội có tiềm năng to lớn đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, đồng thời cũng là lực lượng mang lại sự thay đổi và đổi mới, lực lượng này luôn dành được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, gia đình và xã hội “Công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng
Vì vậy vấn đề thanh niên phải đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát huy nhân
tố và nguồn lực con người” (Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, 1991) Vì thế, trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) đã xác định đối với thế hệ trẻ cần phải “Chăm lo giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo, phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hóa, sức khỏe, nghề nghiệp giải quyết việc làm, phát triển tài năng và sức sáng tạo, phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
Trang 13Quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhộn nhịp tại đây đó là quy luật phát triển tất yếu, đem lại một cuộc sống văn minh, hiện đại và một nền kinh tế phát triển hơn Song đằng sau những biến đổi tích cực đó, còn có những vấn đề xã hội khác cần quan tâm giải quyết, điển hình là vấn đề việc làm của người lao động nói chung và việc làm cho thanh niên nhập cư nói riêng, thực hiện tốt công tác này sẽ tạo điều kiện và cơ sở khai thác tốt các chính sách như y tế, giáo dục, văn hóa… đảm bảo ổn định và phát triển xã hội
Quận Tân Phú - Thành phố Hồ Chí Minh là quận mới thành lập, được tách ra
từ quận Tân Bình theo Nghị định số 130/2003/NĐ - CP của Chính phủ ngày 05/11/2003 Trong những năm gần đây, dòng dân nhập cư liên tục đổ dồn vào địa phương này Trung bình tốc độ tăng dân số hàng năm giai đoạn 2010 - 2015 là 3,37%, trong đó tăng dân số cơ học là 2,2%, gần gấp đôi tốc độ tăng dân số tự nhiên
là 1,18% Đây là quận có tỷ lệ dân nhập cư rất cao trong cơ cấu dân số Tính đến năm 2015, có đến 40,7% dân số là người nhập cư, riêng thanh niên nhập cư chiếm hơn 60% trong tổng số thanh niên Chính điều này tạo ra áp lực rất lớn cho thành phố nói chung và quận Tân Phú nói riêng về chính sách quản lý dân nhập cư trên địa bàn, trong đó bao gồm chính sách về việc làm cho thanh niên nhập cư
Mặc khác, hiện nay vấn đề việc làm có rất nhiều đề tài nghiên cứu cả trong nước và ngoài nước Nghiên cứu trong nước như nghiên cứu của Hà Duy Hào (2010) về “Tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2015”, nghiên cứu của Nguyễn Dũng Anh (2011) “Việc làm cho nông dân bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở thành phố Đà Nẵng”, nghiên cứu của
Vũ Thị Thu (2010) về “Thực trạng và các yếu tố tác động đến công tác giải quyết việc làm ở tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2007 - 2009 Một số nghiên cứu ngoài nước: nghiên cứu của Brahim Boudarbat & Victor Chernoff (2009) “The Determinants of Education - Job Match among Canadian University Graduates”, nghiên cứu của John Robst (2007) “Education and job match: The relatedness of college major and work”, nghiên cứu của Steven J La Grow (2004) “Factors that Affect the
Trang 14Employment Status of Working - Age Adults with Visual Impairments in New Zealand”… đa phần các nghiên cứu chủ yếu nghiên cứu định tính về số lượng việc làm và thất nghiệp của người lao động, sử dụng mô hình hồi quy đa biến hay mô hình hồi quy Binary logistic để xác định, phân tích các yếu tố tác động và đưa ra các khuyến nghị về mặt chính sách Cho đến hiện nay chưa có một nghiên cứu nào về vấn đề tình trạng việc làm của thanh niên nhập cư tại quận Tân Phú Chính vì thế
mà tác giả đã lựa chọn nghiên cứu tình trạng việc làm và sử dụng mô hình hồi quy thứ bậc Ordinal logistic để giải quyết vấn đề nghiên cứu của mình
Việc lựa chọn đề tài “Tình trạng việc làm của thanh niên nhập cư trên địa bàn quận Tân Phú - Thành phố Hồ Chí Minh” làm chủ đề nghiên cứu nhằm nhận diện các yếu tố tác động đến tình trạng việc làm của thanh niên nhập cư trên địa bàn quận Qua đó đưa ra kết luận và khuyến nghị chính sách hỗ trợ nhằm nâng cao cơ hội có việc làm, khả năng tìm kiếm và tự tạo việc làm của thanh niên nhập cư góp phần kéo giảm tỷ lệ thất nghiệp tại địa phương
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của luận văn là xác định và phân tích các yếu tố tác động đến tình trạng việc làm của thanh niên nhập cư trên địa bàn quận Tân Phú - Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 15thanh niên nhập cư trên địa bàn quận Tân phú, góp phần vào sự phát triển kinh tế -
xã hội tại địa phương cũng như sự phát triển chung của đất nước
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên, cần trả lời các câu hỏi cụ thể sau: Những yếu tố nào tác động đến tình trạng việc làm của thanh niên nhập cư trên địa bàn quận?
Mức độ tác động của các yếu tố đó như thế nào đến tình trạng việc làm của thanh niên nhập cư trên địa bàn quận Tân Phú - Thành phố Hồ Chí Minh?
Nhận diện được vấn đề gì từ kết quả nghiên cứu để đưa ra những chính sách nâng cao cơ hội tìm kiếm và có việc làm đầy đủ cho thanh niên nhập cư trên địa bàn quận trong thời gian tới?
1.4 Đối tượng, phạm vi và dữ liệu nghiên cứu
1.4.1 Đối tƣợng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình trạng việc làm của thanh niên nhập
cư trên địa bàn quận Tân Phú - Thành phố Hồ Chí Minh
Đối tượng phỏng vấn: thanh niên nhập cư trên địa bàn quận Tân Phú
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: Tập trung nghiên cứu thanh niên nhập cư từ các
tỉnh/thành phố khác đến quận Tân Phú - Thành phố Hồ Chí Minh trong vòng 5 năm tính từ thời điểm điều tra tháng 6/2016 trở về trước (tháng 6/2011)
Phạm vi không gian: được thực hiện trên địa bàn 11 phường thuộc quận
Tân Phú - Thành phố Hồ Chí Minh: Phường Tân Sơn Nhì, Tây Thạnh, Sơn Kỳ, Tân Quý, Tân Thành, Phú Thọ Hòa, Phú Thạnh, Phú Trung, Hòa Thạnh, Hiệp Tân và Tân Thới Hòa
Trang 161.4.3 Dữ liệu nghiên cứu
Nguồn dữ liệu thứ cấp: Nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua
sách báo, niên giám thống kê, tạp chí chuyên ngành, nguồn thông tin của quận Đoàn Tân Phú, phòng Lao động Thương binh - xã hội, phòng Nội vụ, Công an quận Tân Phú, Chi cục thống kê quận Tân Phú, Niên giám thống kê của Thành phố Hồ Chí Minh, của quận Tân Phú và Internet
Nguồn dữ liệu sơ cấp: Đối với nguồn dữ liệu sơ cấp được tiến hành khảo
sát, điều tra thực tế dựa trên bảng câu hỏi khảo sát với kích cỡ mẫu là 350 quan sát
Phương pháp thu thập dữ liệu: phương pháp chọn mẫu xác suất với bước
nhảy là 5 trên danh sách thanh niên nhập cư
1.5 Phương pháp nghiên cứu
1.5.1 Định tính:
Phỏng vấn các chuyên gia về việc làm tại địa phương, dự kiến phỏng vấn 15 cán bộ lãnh đạo địa phương, lãnh đạo chuyên môn, Ban Thường vụ Quận đoàn, phòng Lao động - Thương binh xã hội quận, phòng Nội vụ, Giám đốc Trung tâm dạy nghề quận, Công an quận nhằm tìm hiểu về các yếu tố tác động đến tình trạng việc làm của thanh niên nhập cư trên địa bàn quận
1.5.2 Định lượng:
Sử dụng mô hình hồi quy thứ bậc Ordinal logistic để lượng hóa các yếu tố tác động đến tình trạng việc làm của thanh niên nhập cư trên địa bàn quận bằng phần mềm SPSS IBM 22.0
1.6 Ý nghĩa nghiên cứu
Đây là đề tài mang tính thiết thực và có giá trị thực tiễn cao Khác với các nghiên cứu về việc làm nói chung, nghiên cứu này tập trung nghiên cứu về tình trạng việc làm của thanh niên nhập cư với việc sử dụng mô hình hồi quy thứ bậc Ordinal logistic để xác định và đo lường có yếu tố tác động Chính vì thế mà thông
Trang 17qua nghiên cứu này có thể đánh giá được các yếu tố tác động đến mức độ tình trạng việc làm của thanh niên nhập cư: không có việc làm, rất thiếu việc làm, thiếu việc làm và đầy đủ việc làm
Mục tiêu của đề tài là nhận diện vấn đề, nhận diện tình trạng việc làm của thanh niên nhập cư hiện nay trên địa bàn quận, những vấn đề thực tế đó đã và đang đặt ra cho quận những nút thắt và chính quyền quận phải từng bước hoạch định ra những chính sách để tháo gỡ những nút thắt đó
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tiền đề, là cơ sở khoa học cho các nghiên cứu khác sâu hơn trong tương lai thông qua việc gia tăng kích thước mẫu nhằm giải thích tốt hơn cho mô hình nghiên cứu
1.7 Kết cấu đề tài
Đề tài có kết cấu gồm 5 chương:
Chương 1 Giới thiệu: Chương này sẽ trình bày tổng quan chung về nghiên
cứu, bao gồm: lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng phạm vi dữ liệu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa và kết cấu của
đề tài
Chương 2 Cơ sở lý thuyết: Trình bày cơ sở lý thuyết liên quan đến các
quan điểm và khái niệm về việc làm, tình trạng việc làm, thanh niên, đặc điểm của thanh niên, di cư, phân loại di cư, lý thuyết về việc làm, lý thuyết về di cư và nghiên cứu trước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
Chương 3 Phương pháp nghiên cứu: tác giả trình bày quy trình nghiên
cứu, phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu, nguồn dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu, công cụ phân tích, tổng thể nghiên cứu và kích thước mẫu Đề xuất mô hình nghiên cứu thể hiện mối quan hệ giữa các biến, đề cập đến các biến được đo lường trong mô hình
Chương 4 Kết quả nghiên cứu: mô tả mẫu khảo sát, trình bày kết quả phân
tích từ dữ liệu khảo sát, phỏng vấn từ đó giúp tác giả mô tả tác động và ý nghĩa thực
Trang 18tiễn của các yếu tố: tuổi, số năm cư trú, địa phương xuất cư, tình trạng cư trú, giới tính, dân tộc, số năm đi học, ngành nghề làm việc, sự hỗ trợ về việc làm ảnh hưởng đến tình trạng việc làm của thanh niên nhập cư trên địa bàn quận Tân Phú
Chương 5 Kết luận và khuyến nghị: Sau khi đã trình bày kết quả nghiên
cứu, phần này sẽ đưa ra kết luận, nhận định, đánh giá về kết quả nghiên cứu và những khuyến nghị về mặt chính sách
Trang 19CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết liên quan đến các quan điểm và khái niệm
về việc làm, tình trạng việc làm: thất nghiệp, rất thiếu việc làm, thiếu việc làm và đầy đủ việc làm; khái niệm thanh niên, đặc điểm của thanh niên, khái niệm di cư, phân loại di cư, lý thuyết về việc làm, di cư việc làm, các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài Từ đó, tác giả đưa ra mô hình lý thuyết cho nghiên cứu của mình
2.1 Khái niệm
2.1.1 Khái niệm việc làm
Tại Hội nghị Quốc tế lần thứ 13 năm 1983, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)
đã đưa ra khái niệm: “Người có việc làm là những người làm một việc gì đó, có được trả tiền công, lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện vật hoặc những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình, không nhận được tiền công hay hiện vật” Theo quan niệm này thì người
có việc làm là những người lao động ở tất cả các khu vực công và tư nhân, cá thể,
hộ gia đình đem lại nguồn thu nhập nuôi sống bản thân, gia đình và xã hội Do đó, khái niệm này khá hoàn chỉnh, phù hợp trong nền kinh tế hiện đại và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay Vì vậy, khái niệm này được các quốc gia thừa nhận và đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới
Quan niệm của Đại từ điển kinh tế thị trường (1998), “Việc làm là hành vi của nhân viên, có năng lực lao động, thông qua hình thức nhất định kết hợp với tư liệu sản xuất, để được thù lao hoặc thu nhập kinh doanh” Với quan niệm này, có rất nhiều hoạt động của người lao động sẽ không được xem là việc làm Ví dụ như những hoạt động bảo đảm sự ổn định phát triển của xã hội, hỗ trợ cho những người thân tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh, không được tính đến mà những hoạt động này chính là những điều kiện tạo nên sự ổn định, cần thiết cho các hoạt động sản xuất trực tiếp diễn ra suôn sẻ
Trang 20Theo Phạm Đức Thành và Mai Quốc Chánh (1998) “Việc làm là phạm trù dùng để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất và những điều kiện cần thiết sử dụng sức lao động đó” Quan điểm này có mặt tích cực là khái quát được bản chất của việc làm thừa nhận mọi hoạt động có ích đều là việc làm và chỉ ra được cách thức tạo việc làm Tuy nhiên, quan điểm này dễ làm người ta lẫn lộn giữa việc làm hợp pháp và không hợp pháp, nhất là trong bối cảnh nước ta hiện nay đang xuất hiện nhiều hoạt động mang lại lợi ích cho cá nhân hay một nhóm người nào đó nhưng gây nguy hại cho xã hội, không được xã hội thừa nhận
Mặc dù có nhiều cách hiểu khác nhau về việc làm, song đa số các tác giả đều thống nhất quan điểm mà Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012: Luật số 10/2012/QH13 ở Khoản 1, Điều 9, Chương II, Bộ luật Lao động (sửa đổi): “Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm Nhà nước, người sử dụng lao động và xã hội có trách nhiệm tham gia giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người
có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm” Như vậy, việc làm là lao động của con người nhằm tạo ra thu nhập hoặc lợi ích cho bản thân và gia đình và không bị pháp luật ngăn cấm, bao gồm:
Những người làm các công việc được trả công dưới dạng bằng tiền hoặc hiện vật (gọi là việc làm được trả công)
Những người làm các công việc tự làm hoặc các công việc gia đình để thu lợi nhuận cho bản thân hoặc tạo ra thu nhập cho gia đình nhưng không được trả công bằng tiền hoặc hiện vật cho các công việc đó (gọi là việc làm không được trả công)
Trong nghiên cứu của mình tác giả đưa ra khái niệm việc làm theo định nghĩa của Tổng cục Thống kê (2011) như sau:
Việc làm là mọi hoạt động lao động, trong tuần (7 ngày) có từ 01 giờ làm
việc trở lên tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật ngăn cấm
Trang 21Việc làm được trả công: bằng tiền, hoặc dưới các hình thức khác mà người nhận tiền lương, tiền công phải hoàn thành trong một thời gian nhất định với yêu cầu cụ thể về số lượng và chất lượng công việc do người hoặc nơi trả lương, trả công quy định, không phân biệt người đó hoặc nơi đó là cá thể hay cơ quan, doanh nghiệp Hợp đồng lao động (bằng giấy hoặc thỏa thuận miệng) cho phép họ nhận được tiền lương, tiền công cơ bản mà khoản thu nhập này không phụ thuộc trực tiếp vào kết quả hoạt động của cơ quan/đơn vị nơi họ làm việc
Việc tự làm: là các công việc mà thu nhập phụ thuộc trực tiếp vào lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ Việc tự làm gồm các công việc tự làm của bản thân để tạo thu nhập hoặc làm cho kinh tế hộ của gia đình mình không hưởng tiền lương, tiền công
2.1.2 Khái niệm về tình trạng việc làm
2.1.2.1 Tình trạng hoạt động
Dân số được phân thành 2 loại: dân số hoạt động kinh tế và dân số không hoạt động kinh tế (Tổng cục Thống kê, 2011)
Dân số hoạt động kinh tế (lực lƣợng lao động): Bao gồm những người
thỏa mãn các điều kiện làm việc (có việc làm) hoặc thất nghiệp trong tuần nghiên cứu với thời kỳ nghiên cứu là một tuần (hay 07 ngày)
Dân số không hoạt động kinh tế: Bao gồm những người không phải là
người có việc làm và cũng không phải là người thất nghiệp trong thời kỳ nghiên cứu Những người này có thể được phân loại vào các nhóm như học sinh, sinh viên, nội trợ gia đình mình, không thể làm việc do mất khả năng lao động, những người tàn tật, quá trẻ/quá già, và những người khác Nhóm “khác” bao gồm cả những người không cần hoặc không muốn đi làm do đã có nguồn tài trợ, trợ cấp của nhà nước hoặc tư nhân, hoặc những người tự nguyện tham gia các công việc của tôn giáo/từ thiện (nhân đạo) hoặc các tổ chức tương tự khác, và tất cả những người khác không thuộc bất kỳ nhóm nào ở trên
Trang 22Lao động thoái chí: Là những người không tham gia hoạt động kinh tế Tuy
mong muốn được làm việc nhưng không tìm việc vì họ cho rằng sẽ không thể tìm được việc, hoặc không biết tìm việc bằng cách nào, ở đâu hoặc không có công việc nào phù hợp với khả năng của họ
Trong nghiên cứu này tác giả chỉ đề cập đến dân số tham gia hoạt động kinh
tế (lực lượng lao động) tức là dân số có việc làm hay thất nghiệp trong tuần nghiên cứu, không xét đến dân số không hoạt động kinh tế
2.1.2.2 Tình trạng việc làm
Theo báo cáo điều tra Lao động và việc làm Việt Nam năm 2011 của Tổng cục Thống kê, định nghĩa như sau:
Số giờ đã làm: là thời gian trung bình của người lao động đã dành để làm
một công việc nào đó trong thời gian nghiên cứu Số giờ làm việc thực tế bao gồm
cả số giờ làm thêm nhưng không bao gồm số giờ tuy không làm việc nhưng vẫn được trả công/trả lương Đây cũng là khái niệm được tác giả sử dụng để nghiên cứu
số giờ làm việc của thanh niên nhập cư
Tình trạng thất nghiệp: Là tình trạng trong tuần nghiên cứu không làm việc,
đang tìm kiếm việc làm và sẵn sàng làm việc, hoặc trong tuần nghiên cứu làm việc
ít hơn 01 giờ để tạo ra nguồn thu nhập mà không bị pháp luật ngăn cấm
Tình trạng có việc làm: Tình trạng mà trong tuần nghiên cứu đã làm việc từ
01 giờ trở lên để tạo ra nguồn thu nhập mà không bị pháp luật ngăn cấm Bao gồm những người đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm dân số hoạt động kinh tế mà trong một
tuần lễ trước điều tra
Tình trạng thiếu việc làm (việc làm không đầy đủ): Là tình trạng mà trong
tuần nghiên cứu làm việc dưới 35 giờ/tuần, mong muốn và sẵn sàng làm thêm việc Trong nghiên cứu của mình tác giả chia tình trạng thiếu việc làm thành 2 mức độ là rất thiếu việc làm và thiếu việc làm Nếu số giờ làm việc từ 01 giờ/tuần đến dưới 16 giờ/tuần để tạo ra nguồn thu nhập mà không bị pháp luật cấm thì được xem là rất
Trang 23thiếu việc làm (01 giờ/tuần ≤ Rất thiếu việc làm < 16 giờ/tuần) Và thiếu việc làm nếu số giờ làm việc từ 16 giờ/tuần đến dưới 35 giờ/tuần để tạo ra nguồn thu nhập
mà không bị pháp luật cấm (16 giờ/tuần ≤ Thiếu việc làm < 35 giờ/tuần)
Tình trạng có việc làm đầy đủ: là tình trạng mà trong tuần nghiên cứu có số
giờ làm việc từ 35 giờ/tuần trở lên và nhỏ hơn 72 giờ/tuần (theo quy định số giờ làm việc tối đa của Luật lao động) để tạo ra nguồn thu nhập mà không bị pháp luật cấm
Trang 24Nhân khẩu từ 15 tuổi trở lên
Không làm việc trong 7 ngày qua
Không có việc làm
Có việc làm (đang nghỉ tạm thời)
Chưa từng làm việc
Làm việc < 35 giờ trong 7 ngày qua
- Tìm việc và sẵn sàng làm việc;
- Sẵn sàng làm việc nhưng không tìm việc do: Tạm nghỉ
do doanh nghiệp ngừng sản xuất; Đợi kết quả xin việc;
Chuẩn bị khai trương doanh nghiệp; Do thời tiết xấu, ốm đau, nghỉ việc riêng, thời vụ
Muốn làm việc nhưng không tìm được việc vì:
- Tin là không có việc;
- Không có việc thích hợp;
- Không biết tìm ở đâu/Bằng cách nào
Không tìm việc
trừ 1 số lý do:
- Tạm nghỉ do
doanh nghiệp ngừng sản xuất;
- Đợi kết quả xin việc;
- Chuẩn bị khai trương doanh nghiệp
Muốn
và sẵn sàng làm thêm giờ
Đã từng làm việc
Và/hoặc không sẵn sàng làm việc
Chưa từng làm việc
THẤT NGHIỆP THOÁI CHÍ
CÓ VIỆC LÀM
KHÔNG THUỘC LLLĐ LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG
THIẾU VIỆC LÀM
CÓ VIỆC
LÀM
ĐẦY ĐỦ
Trang 25Giải thích sơ đồ:
Trong phân loại lao động, cần có các ưu tiên cụ thể để có thể xác định được tình trạng hoạt động cho nhiều tình huống cùng xảy ra trong kỳ Theo cách này, các kết quả được phân loại thành ba nhóm có tính loại trừ nhau: có việc làm, thất nghiệp và hiện không hoạt động kinh tế
Ƣu tiên thứ nhất là dành cho hoạt động “làm việc” Nếu một người làm
việc để tạo thu nhập ít nhất 01 giờ trong tuần nghiên cứu thì được xếp vào nhóm
“làm việc” và được coi như là “có việc làm” mà không cần xét đến vị thế hiện tại của họ (sinh viên, nội trợ,…)
Ƣu tiên thứ hai là cho những người tuy đã có một công việc hoặc hoạt động
sản xuất/kinh doanh nhưng trong tuần nghiên cứu, hiện đang tạm nghỉ “nghỉ không làm việc” Những người này cũng được xếp vào nhóm “làm việc”
Ƣu tiên thứ ba là hoạt động “tìm việc làm” Nếu một người không làm việc
nhưng đã có những bước đi cụ thể để tìm việc làm và hiện đang sẵn sàng làm việc trong tuần nghiên cứu, thì coi là “thất nghiệp”
Ƣu tiên thứ tƣ là những người không làm việc, sẵn sàng làm việc nhưng
không tìm việc trong tuần tham chiếu vì một số lý do cụ thể như đau ốm tạm thời, thời tiết xấu, đang nghỉ lễ, đang đợi kết quả tìm việc trước đó hay đang đợi để bắt đầu công việc mới vào thời gian sau tuần tham chiếu (khoảng thời gian là 30 ngày, hay đang đợi bắt đầu công việc mới trong vòng 30 ngày tới), cũng được coi là “thất nghiệp”
2.1.4 Khái niệm về thanh niên
Theo Điều 1, Chương 1, Luật Thanh niên Việt Nam số 53/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội quy định “Thanh niên quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ mười sáu đến ba mươi tuổi”
Trang 26Thanh niên là lứa tuổi đang trong thời gian chuyển tiếp giữa thời thiếu niên
và trưởng thành Tuy nhiên, theo cơ cấu lứa tuổi của dân số các nước trên thế giới
có những quy định khác nhau về độ tuổi thanh niên, thông thường từ 15 - 24, 25,
29, hoặc 34 tuổi Theo Liên Hợp Quốc lứa tuổi từ 15 - 34 là thuộc cơ cấu lao động trẻ Còn theo Nguyễn Hữu Dũng (2005), lao động thanh niên được lấy theo nhóm tuổi từ 15 đến 29 Còn thanh niên thường chỉ tính trong độ tuổi 15 - 24 để hàm ý độ tuổi này thanh niên bao gồm những người rời ghế nhà trường sớm nhất từ 15 tuổi và kết thúc đào tạo nghề nghiệp ở cấp đại học lúc 24 tuổi Nhiều nước quy định ở độ tuổi từ 15 - 24, riêng Việt Nam quy định ở độ tuổi 16 - 30 tuổi còn sinh hoạt tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (Luật Thanh niên, 2005)
Trong dân số thanh niên bao gồm dân số hoạt động kinh tế (hay còn gọi là lực lượng lao động thanh niên) và dân số không hoạt động kinh tế (người đi học, nội trợ, người tàn tật…)
Theo Quy định tại Điều 6, Bộ Luật Lao động (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2007) người lao động là “Người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động”, tuy nhiên trong tình hình thực tế phổ biến của thị trường lao động, khái niệm về lực lượng lao động được hiểu là những người có khả năng làm việc và sẵn sàng làm việc trong thời điểm điều tra Do đó, lực lượng lao động thanh niên được tác giả sử dụng trong nghiên cứu là những người có độ tuổi từ 15 -
30 tuổi, có khả năng lao động và sẵn sàng làm việc, hiện đang có việc làm hoặc thất nghiệp trong tuần nghiên cứu
2.1.4.2 Đặc điểm của thanh niên
Theo Vũ Anh Tuấn (2012), những đặc trưng cơ bản của hình mẫu thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay:
Thanh niên là đội ngũ chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu dân số của Việt Nam, là nguồn nhân lực phát triển và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Trang 27Thanh niên tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, là lực lượng quan trọng trong sản xuất
Có tinh thần xung kích, tự nguyện tham gia các hoạt động Đoàn - Hội, tích cực tham gia và phát huy tốt ý thức chính trị, ý chí tự lực tự cường, khát vọng vươn lên thoát nghèo và làm giàu, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đề ra
Theo Hoàng Mai (2014), nhân cách thanh niên Việt Nam trong thời kỳ đổi mới:
Đặc điểm nhận thức của thanh niên
Khả năng nhận thức: sự tích lũy phong phú kinh nghiệm sống và tri thức, yêu cầu ngày càng cao của hoạt động học tập, lao động, hoạt động chính trị xã hội nên nhận thức của lứa tuổi thanh niên có sự thay đổi và nhiều nét mới
Thanh niên thể hiện rõ ý thức chính trị - xã hội thông qua tính cộng đồng, tinh thần xung kích, tình nguyện, tích cực tham gia xây dựng và phát triển đất nước
Đặc điểm về tính cách
Thanh niên có tính tình nguyện, tính tự giác trong mọi hoạt động Tính tự trọng và tính độc lập của thanh niên phát triển mạnh mẽ Thanh niên luôn tự chủ trong mọi hoạt động của mình: lao động, học tập và xã hội Họ luôn có tinh thần vượt khó, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ
Thanh niên có tính năng động, tính tích cực, thế hệ trẻ rất nhạy bén với sự biến động của xã hội Thanh niên có tinh thần đổi mới, nhạy cảm với cái mới, nhanh chóng tiếp thu cái mới, có tính tổ chức và kỷ luật cao
Trong đặc điểm về tính cách của thanh niên có những hạn chế:
Do tính tự trọng, tự chủ phát triển mạnh nên thanh niên dễ dàng có tính chủ quan, đánh giá quá cao về bản thân mình Ngoài ra, thanh niên còn có tính nóng vội, muốn đốt cháy giai đoạn, thiếu cặn kẽ từ đó dễ đưa đến thất bại
Trang 28Thanh niên có tính gan dạ, dũng cảm cao nhưng đôi khi lại hành động mạo hiểm, thường chán nản và dễ bi quan với những công việc không thành công từ đó
Đặc điểm xu hướng của thanh niên
Nhu cầu của thanh niên khá đa dạng và phong phú phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội Mối quan tâm lớn nhất của thanh niên là việc làm, nghề nghiệp, nhu cầu học tập, nâng cao nhận thức, phát triển tài năng, thanh niên có nhu cầu nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống Tuy nhiên cũng có những thanh niên
có nhu cầu lệch lạc, lười lao động, thích hưởng thụ nên có những biểu hiện lối sống không lành mạnh
Hứng thú của thanh niên có tính ổn định và bền vững, liên quan đến nhu cầu Hứng thú có tính phân hóa cao, đa dạng, ảnh hưởng đến khát vọng hành động và sáng tạo của thanh niên Nhìn chung thanh niên rất hứng thú với cái mới, cái lạ và cái đẹp
Lý tưởng của thanh niên: thanh niên là lứa tuổi có ước mơ, có hoài bão lớn lao, muốn cống hiến cho xã hội
2.1.5 Khái niệm về di cƣ
2.1.5.1 Khái niệm di cư
Liên Hiệp Quốc (1958) định nghĩa di cư là một hình thức di chuyển trong không gian của con người giữa một đơn vị hành chính này và một đơn vị hành chính khác nhằm thiết lập một nơi cư trú mới trong khoảng thời gian nhất định Sự thay đổi thể hiện ở hai khái niệm:
Trang 29+ Nơi xuất cư (hoặc nơi đi) là nơi người di cư di chuyển đi
+ Nơi nhập cư (hoặc nơi đến) là nơi người di cư di chuyển đến
Nơi đi và nơi đến cụ thể là vùng lãnh thổ hoặc một đơn vị hành chính xác định Khoảng cách giữa hai địa điểm này được gọi là độ dài di cư
Liên Hiệp Quốc (1970) định nghĩa di cư là một di chuyển từ một vùng lãnh thổ này sang một vùng lãnh thổ khác (hoặc một động thái di chuyển giữa một khoảng cách được quy định) được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định bao gồm cả sự thay đổi nơi cư trú Người di cư là người thay đổi nơi cư trú của họ tới một nơi cư trú khác ít nhất một lần trong khoảng thời gian di cư
Liên Hiệp Quốc (1973) lại đưa ra khái niệm di cư dài hạn và di cư ngắn hạn
Di cư dài hạn là người di cư đến nơi ở mới từ 12 tháng trở lên, ngược lại di cư ngắn hạn dưới 12 tháng Tuy nhiên theo một số tác giả thì khái niệm này cũng bộc lộ nhược điểm là: người di cư đến sau khi đến nơi ở mới do nhiều lý do khác nhau có thể thay đổi ý định và do đó không thể coi là di cư dài hạn
Nhưng nếu người di chuyển đến nơi ở mới với sự cư ngụ ở nơi đó trên 12 tháng có thể coi là di cư dài hạn, nếu người di chuyển đó có nhà cửa (nơi cư trú) cố định và công việc làm ổn định, có ý định ở lại nơi đó lâu dài
Tổng cục thống kê (2012), định nghĩa di cư là sự thay đổi nơi cư trú của con người, từ đơn vị lãnh thổ này tới một lãnh thổ khác trong một khoảng thời gian nhất định Hay nói cách khác là thay đổi nơi cư trú trong một khoảng thời gian nào đó
Theo Pháp lệnh dân số 06/2003/PL - UBTVQH11 ngày 09/01/2003 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội, định nghĩa di cư là sự di chuyển dân số từ quốc gia này đến cư trú ở quốc gia khác, từ đơn vị hành chính này đến cư trú ở đơn vị hành chính khác
2.1.5.2 Các loại hình di cư
Việc phân chia di dân thành các hình thức khác nhau tùy thuộc vào mục đích
di dân, phạm vi di dân theo lãnh thổ, mô hình tổ chức di cư và quyết định di
Trang 30cư…Trong thực tế các hình thức di dân có quan hệ và tác động lẫn nhau rất chặt chẽ biểu hiện khác nhau trong những điều kiện cụ thể Do vậy, sự phân loại di dân chỉ mang tính chất tương đối, sau đây là một số phân loại theo quan điểm của Liên Hiệp Quốc (2010):
Theo độ dài thời gian cư trú, có thể phân biệt các loại di cư: di cư lâu dài, di
cư tạm thời, và di cư chuyển tiếp
Di cư lâu dài: gồm các hình thức thay đổi nơi cư trú thường xuyên và nơi
làm việc đến nơi ở mới với mục đích sinh sống lâu dài, trong đó phần lớn những người di cư là do chuyển công tác đến nơi khác xa nơi ở cũ, những người tìm kiếm
cơ hội mới di chuyển đến những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội tốt hơn, có thể tìm kiếm việc làm và cuộc sống mới
Di cư tạm thời: là sự thay đổi nơi ở cũ lâu dài và đến một lúc nào đó sẽ quay
trở lại nơi ở cũ, di cư này thường là sự di chuyển theo mùa vụ hoặc theo thời gian
Di cư chuyển tiếp: là sự di cư mà đích đến sẽ là một nơi khác tiếp theo chứ
không phải là nơi vừa mới tới
Theo không gian: có thể hình thành các loại di cư trong một vùng hoặc gần
nhau giữa nơi đi và nơi đến, di dân giữa các nước thì gọi là di cư quốc tế, di cư trong nước hoặc nội vùng thì gọi là di cư nội địa
Theo hình thức tổ chức: bao gồm các loại hình di cư sau
Di dân có tổ chức (di dân theo kế hoạch của Nhà nước) sự di chuyển này
được thực hiện theo các chương trình, mục tiêu của Nhà nước vạch ra trực tiếp chỉ đạo, tổ chức thực hiện Hình thức này được hỗ trợ và giúp đỡ cần thiết từ Nhà nước
để ổn định đời sống, kinh tế - xã hội của cộng đồng di dân cả ở nơi đi và nơi đến, hình thức này thường là di dân đến vùng kinh tế mới, bảo vệ an ninh quốc phòng hoặc di dân để thực hiện các dự án của Nhà nước
Di dân không có tổ chức, được phân chia thành 2 loại di dân tự do và di dân
bất hợp pháp
Trang 31Di dân tự do: Theo quy định tại Thông tư số 05/NN/DCDC-KTM ngày
26/3/1996 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì “Di dân tự do (di cư tự do) là đồng bào chuyển cư ngoài kế hoạch di dân hàng năm của Nhà nước”, có nhiều quan niệm khác nhau về di dân tự do Quan điểm phổ biến được các nhà nghiên cứu công nhận: di dân tự do cũng có đủ các tiêu chí như di dân nhưng trong trường hợp này, một cá nhân, một gia đình, một nhóm người tự quyết định hành vi
đi hay ở mà không chịu sự tác động từ phía Nhà nước hoặc bên ngoài Có thể hiểu
di dân tự do là sự di chuyển đến nơi ở mới hoàn toàn do người dân tự quyết định, bao gồm việc lựa chọn nơi đến, họ tự tổ chức di chuyển, tự lo các khoản kinh phí, tự tạo cuộc sống mới tại nơi đến trên cơ sở thực hiện một số các thủ tục đối với chính quyền sở tại nơi họ chuyển đến Ngoài ra, nó còn thể hiện sức hút của nơi đến và lực đẩy của nơi đi
Di dân bất hợp pháp là sự di chuyển đến nơi cư trú mới có đặc điểm gần giống di dân tự do nhưng người đi bỏ qua sự kiểm soát và không trình diện với chính quyền địa phương nơi đến Hình thức này thường gây ra những tác động tiêu
cực đến đời sống kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và môi trường nơi đến
Theo ranh giới hành chính của lãnh thổ: Theo Tổng cục Thống kê (2011),
phân loại địa giới hành chính tại Việt Nam hiện nay được chia thành 6 vùng, dưới cấp vùng là 63 tỉnh, dưới cấp tỉnh có 690 đơn vị hành chính cấp huyện, và dưới cấp huyện có 11.066 đơn vị hành chính cấp xã; các nhóm người di cư và không di cư được xác định theo cách phân loại di cư theo cấp hành chính như sau:
Nhập cư quốc tế: bao gồm những người từ 5 tuổi trở lên hiện đang sống ở
Việt Nam và có nơi thường trú tại thời điểm 5 năm trước thời điểm điều tra là ở nước ngoài
Di cư giữa các vùng: bao gồm những người từ 5 tuổi trở lên hiện đang sống
ở Việt Nam và 5 năm trước thời điểm điều tra sống ở vùng khác với vùng hiện đang
cư trú
Trang 32Di cư giữa các tỉnh: bao gồm những người từ 5 tuổi trở lên hiện đang sống ở
Việt Nam và 5 năm trước thời điểm điều tra sống ở tỉnh khác so với tỉnh hiện đang
cư trú
Di cư giữa các huyện: bao gồm những người từ 5 tuổi trở lên và 5 năm trước
thời điểm điều tra sống trong cùng tỉnh nhưng khác quận huyện so với nơi thường trú hiện tại
Di cư trong huyện: bao gồm những người từ 5 tuổi trở lên và 5 năm trước
thời điểm điều tra sống trong cùng một quận/huyện nhưng khác xã/phường/thị trấn
so với nơi thường trú hiện tại
Mỗi nhóm người di cư có nhóm dân số không di cư tương ứng hay nói cách khác, người không di cư cũng được phân loại theo các cấp hành chính
Bảng 2.1: Nơi thường trú tại thời điểm 5 năm trước thời điểm điều tra và loại
các xã Không di cư giữa các huyện Không di cư giữa các tỉnh/Không di cư Không nhập cư quốc tế
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2011)
Trang 33Theo dòng di cư giữa nông thôn và thành thị, các dòng di cư sau được xác
định dựa trên đặc điểm nông thôn hay thành thị của nơi thường trú tại thời điểm 5 năm trước thời điểm điều tra và nơi thường trú hiện tại:
Di cư từ khu vực nông thôn đến nông thôn (NT - NT)
Di cư từ khu vực nông thôn đến thành thị (NT - TT)
Di cư từ khu vực thành thị đến nông thôn (TT - NT)
2.2.1.1 Lý thuyết tạo việc làm của John Maynard Keynes
J.M Keynes (1883 - 1946) là nhà kinh tế người Anh Tác phẩm nổi tiếng của ông là cuốn “Lý luận chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ” xuất bản năm 1936 Trong tác phẩm này, J.M Keynes xem xét việc làm trong mối quan hệ giữa sản lượng - thu nhập - tiêu dùng - đầu tư - tiết kiệm - việc làm Theo ông, trong một nền kinh tế khi sản lượng tăng, thu nhập tăng, đầu tư tăng thì việc làm tăng và ngược lại Tâm lý của quần chúng là khi tổng thu nhập tăng thì cũng tăng tiêu dùng, nhưng tốc
độ tăng tiêu dùng chậm hơn so với tăng thu nhập và có khuynh hương tiết kiệm một phần thu nhập, làm cho cầu tiêu dùng có hiệu quả hay cầu tiêu dùng thực tế giảm tương đối so với thu nhập dẫn đến một bộ phận hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng không có khả năng bán được Thừa hàng hóa là nguyên nhân gây ra khủng hoảng, ảnh hưởng tới quy mô sản xuất ở chu kỳ tiếp theo, nên việc làm giảm, thất nghiệp tăng Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường, khi quy mô đầu tư tư bản tăng thì hiệu quả giới hạn của tư bản đầu tư có xu hướng giảm sút tạo nên giới hạn chật hẹp về thu nhập của doanh nhân trong đầu tư tương lai Doanh nhân chỉ tích cực mở rộng
Trang 34đầu tư khi hiệu quả giới hạn của tư bản lớn hơn lãi suất Còn khi hiệu quả giới hạn của tư bản nhỏ hơn hoặc bằng lãi suất thì họ không tích cực đầu tư nên quy mô sản xuất bị thu hẹp, dẫn đến việc làm giảm, thất nghiệp tăng Theo Keynes, để tăng việc làm, giảm thất nghiệp, phải tăng tổng cầu của nền kinh tế Chính phủ có vai trò kích thích tiêu dùng (tiêu dùng sản xuất và phi sản xuất) để tăng tổng cầu thông qua tăng trực tiếp các khoản chi tiêu của Chính phủ, hoặc thông qua các chính sách của Chính phủ nhằm khuyến khích đầu tư của tư nhân, của các tổ chức kinh tế xã hội Keynes còn sử dụng các biện pháp: hạ lãi suất cho vay, giảm thuế, trợ giá đầu tư, in thêm tiền giấy để cấp phát cho ngân sách Nhà nước nhằm tăng đầu tư và bù đắp các khoản chi tiêu của Chính phủ Ông chủ trương tăng tổng cầu của nền kinh tế bằng mọi cách, kể cả khuyến khích đầu tư vào các hoạt động như: sản xuất vũ khí đạn dược, chạy đua vũ trang, quân sự hóa nền kinh tế
Lý thuyết về việc làm của J.M Keynes được xây dựng dựa trên các giả định đúng với các nước phát triển, nhưng không hoàn toàn phù hợp với các nước đang phát triển Bởi vì hầu hết các nước nghèo, nguyên nhân khó khăn cơ bản để gia tăng sản lượng, tạo việc làm không phải do tổng cầu không đủ cao Ở các nước đang phát triển, khi tổng cầu tăng sẽ kéo theo tăng giá cả, dẫn đến lạm phát Vì thế, biện pháp tăng tổng cầu để tăng quy mô sản xuất, tạo việc làm không đúng với mọi quốc gia, trong mọi thời kỳ Mặt khác, nếu tạo việc làm cho khu vực thành thị và một số trung tâm công nghiệp bằng cách tăng tổng cầu sẽ tạo ra làn sóng di dân từ nông thôn ra thành thị và tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị gia tăng Điều này có thể làm suy giảm việc làm và sản lượng quốc dân của cả nước
2.2.1.2 Lý thuyết của Harry Toshima
Theo Harry Toshima, nhà kinh tế học Nhật Bản, ông nghiên cứu mối quan hệ giữa hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp dựa trên những đặc điểm khác biệt của các nước đang phát triển Châu Á gió mùa Đó là nền nông nghiệp lúa nước có tính thời vụ cao Nền nông nghiệp lúa nước vẫn thiếu lao động lúc đỉnh cao của thời
vụ và chỉ dư thừa lao động trong mùa nhàn rỗi Vì vậy, ông cho rằng cần giữ lại lao
Trang 35động nông nghiệp và chỉ tạo thêm việc làm trong những tháng nhàn rỗi bằng cách tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi Đồng thời, sử dụng lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp vào các ngành sản xuất công nghiệp cần nhiều lao động Việc tạo thuận lợi hơn nữa để có việc làm đầy đủ cho mọi thành viên gia đình nông dân trong những tháng nhàn rỗi sẽ nâng cao mức thu nhập hàng năm của họ và sẽ mở rộng được thị trường trong nước cho các ngành công nghiệp và dịch vụ Như vậy, lực lượng lao động sẽ được sử dụng hết
2.2.1.3 Lý thuyết tạo việc làm bằng chuyển giao lao động giữa hai khu vực của nền kinh tế
Lý thuyết này do ông Athur Lewis - nhà kinh tế học Jamaica ra đời vào những năm 50 của thế kỷ XX, được giải thưởng Nobel 1979 đưa ra Tư tưởng cơ bản của lý thuyết này là chuyển số lao động dư thừa từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp hiện đại do hệ thống tư bản nước ngoài đầu tư vào các nước lạc hậu Quá trình này sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển bởi vì trong khu vực nông nghiệp đất đai chật hẹp, lao động lại quá dư thừa Ngoài số lao động cần
đủ cho sản xuất nông nghiệp, còn có lao động thừa làm các ngành nghề lặt vặt, buôn bán nhỏ, phục vụ trong gia đình và lao động nữ Số lao động dôi dư này không có công ăn việc làm Nói cách khác, họ không có tiền lương và thu nhập Vì vậy, việc
di chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp có hai tác dụng Một là, chuyển bớt lao động ra khỏi lĩnh vực nông nghiệp, chỉ để lại lượng lao động đủ để tạo ra sản lượng cố định Từ đó nâng cao sản lượng theo đầu người đồng thời tạo việc làm cho số lao động dôi dư trong nông nghiệp Mặt khác, việc di chuyển này sẽ làm tăng lợi nhuận trong lĩnh vực công nghiệp, tạo điều kiện nâng cao sức tăng trưởng và phát triển kinh tế nói chung
2.2.1.4 Lý thuyết tạo việc làm bằng di chuyển lao động của Harris Todaro
Lý thuyết của Todaro ra đời vào thập kỷ 60 - 70 của thế kỷ XX, nghiên cứu việc làm bằng sự di chuyển lao động trên cơ sở thực hiện điều tiết thu nhập, tiền
Trang 36lương giữa các khu vực kinh tế khác nhau Theo ông, những người lao động ở khu vực nông thôn có thu nhập trung bình thấp Họ lựa chọn quyết định di chuyển lao động từ vùng có thu nhập thấp sang khu vực thành thị có thu nhập cao hơn Như vậy, quá trình di chuyển lao động mang tính tự phát, phụ thuộc vào sự lựa chọn, quyết định của các cá nhân Điều này làm cho cung cầu về lao động ở từng vùng không ổn định, gây khó khăn cho Chính phủ trong việc quản lý lao động và nhân khẩu
Mô hình Harris Todaro cho phép giải thích được lý do tồn tại tình trạng thất nghiệp ở các đô thị tại các nước đang phát triển, và tại sao người dân lại chuyển tới các thành phố mặc dù đang tồn tại nan giải vấn đề thất nghiệp Để giải quyết vấn đề này, mô hình Harris - Todaro thừa nhận sự tồn tại của khu vực kinh tế phi chính thức Đó là khu vực kinh tế bao gồm các hoạt động, không hoàn toàn là bất hợp pháp, nhưng thường cũng không được sự thừa nhận chính thức của xã hội và hầu hết các hoạt động này đều không đăng ký với Nhà nước Chẳng hạn như lao động phục vụ gia đình, hành nghề tự do, xe ôm, bán hàng rong, mài dao kéo, dịch vụ ăn uống vỉa hè
Nhìn chung, các lý thuyết về việc làm này đều tập trung nghiên cứu, xác định mối quan hệ cung cầu lao động tác động đến việc làm Những lý luận đó tuy chưa làm rõ vai trò của Chính phủ thông qua hệ thống các chính sách kinh tế kết hợp với chính sách xã hội để tạo việc làm ổn định cho nền kinh tế
Chính vì vậy, tác giả cho rằng tạo việc làm không đơn thuần là sự kết hợp giữa tư liệu sản xuất với sức lao động, mà nó còn bao gồm cả yếu tố Nhà nước thông qua các chính sách và những yếu tố xã hội Muốn sự kết hợp đó diễn ra và không ngừng phát triển phải tạo ra được sự phù hợp cả về số lượng, chất lượng sức lao động với tư liệu sản xuất, trong môi trường kinh tế, chính trị, xã hội thuận lợi, đảm bảo cho hoạt động đó diễn ra Nói cách khác, tạo việc làm bao gồm những vấn
đề liên quan đến việc phát triển và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực (lao động, vốn, khoa học công nghệ, tài nguyên thiên nhiên và quản lý)
Trang 37Tạo việc làm chính là tạo ra các cơ hội để người lao động có việc làm và tăng thu nhập, phù hợp với lợi ích của bản thân người lao động, gia đình, cộng đồng và
xã hội
Tóm lại, tạo việc làm là quá trình:
Một là, tạo ra số lượng và chất lượng tư liệu sản xuất Số lượng và chất lượng
tư liệu sản xuất phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, vốn đầu tư, tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng trong sản xuất và khả năng khai thác, quản lý, sử dụng đối với các tư liệu sản xuất đó
Hai là, tạo ra số lượng và chất lượng sức lao động Số lượng sức lao động phụ thuộc vào quy mô, tốc độ tăng dân số, các quy định về độ tuổi lao động và sự di chuyển của lao động; chất lượng sức lao động phụ thuộc vào sự phát triển của giáo dục, đào tạo, phổ cập nghề nghiệp, văn hóa, y tế, thể dục thể thao và chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Ba là, tạo ra những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội như các chính sách của Nhà nước, các giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, thị trường hàng hóa sức lao động, các giải pháp để duy trì việc làm ổn định và đạt hiệu quả cao,
Bốn là, cần phải được xem xét cả từ ba phía: người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước
Vì vậy, tạo việc làm theo nghĩa rộng là tổng thể những mục tiêu, quan điểm,
cơ chế, chính sách, biện pháp kinh tế - xã hội của Nhà nước, cộng đồng và bản thân người lao động tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội tạo điều kiện thuận lợi để đảm bảo cho mọi người có khả năng lao động tạo việc làm
Tạo việc làm theo nghĩa hẹp là các biện pháp chủ yếu hướng vào đối tượng thất nghiệp, thiếu việc làm nhằm tạo ra việc làm cho người lao động, duy trì tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp đảm bảo an sinh xã hội
Trang 382.2.2 Một số lý thuyết liên quan đến di cƣ việc làm
2.2.2.1 Lý thuyết cấu trúc của Lee
Lee (1966) cho rằng các yếu tố liên quan đến việc di chuyển và quyết định di
cư của cá nhân gồm: các yếu tố gắn liền với gốc gác của người di cư; yếu tố liên quan nơi cá nhân di cư đến; yếu tố trở ngại thuộc cả nơi cá nhân đi và nơi cá nhân
sẽ di cư đến; yếu tố mang tính cá nhân, của riêng cá nhân đó Trong lý thuyết cấu trúc, Lee đã luận giải về bốn vấn đề cơ bản liên quan đến quyết định di chuyển:
Thứ nhất: nhóm nhân tố gắn liền với nơi xuất phát, nơi gốc của di cư có ảnh hưởng đến các quyết định di cư
Thứ hai: nhóm nhân tố gắn liền với nơi đến của di cư Có rất nhiều lý do để
di cư, những lý do này có thể diễn ra ở vùng gốc hoặc nơi đến hấp dẫn hơn so với nơi ở cũ, điều đó thu hút người dân chuyển cư đến Hoặc sự di cư xảy ra là do cả hai nơi gốc và nơi đến cùng gây ảnh hưởng
Thứ ba: những trở ngại, trở lực xuất hiện giữa hai nơi xuất phát và nơi đến
mà người di cư phải vượt qua, gọi là những trở ngại trung gian Trở ngại trung gian
có thể là chi phí trong quá trình di chuyển giữa nơi đi và nơi đến hoặc các chi phí về tinh thần như sự gián đoạn trong các mối quan hệ gia đình và cộng đồng
Thứ tư, những nhân tố mang tính cách cá nhân, tính cách riêng của di cư như tuổi tác, tình trạng sức khỏe bản thân, tình trạng gia đình, số con có thể mang theo hoặc gửi lại cho người thân
2.2.2.2 Quy luật di dân của EG Ravenstein
EG Ravenstein (1885) là người đầu tiên đưa ra học thuyết về di cư, ông đưa
ra thuyết “Thuyết quy luật” di cư Dựa vào dữ liệu nghiên cứu của tác giả, một số kết quả được đưa ra như sau:
Hầu hết các cuộc di chuyển của dân cư diễn ra trong khoảng cách ngắn, hiện tượng này được gọi là “di cư hiện tại” mà xu hướng di cư với khoảng cách ngắn
Trang 39Đối với những người di cư với khoảng cách xa có xu hướng hướng tới những trung tâm thương mại và công nghệ hấp thụ luồng di cư này
Nữ giới tham gia di chuyển nhiều hơn nam giới trong khoảng cách ngắn Điều này có thể gây ngạc nhiên vì thông thường phụ nữ thường có cuộc sống phụ thuộc, nhưng những số liệu lại ủng hộ kết luận này
Những người cư trú ở khu vực thị trấn có xu hướng di cư ít hơn những người thuộc khu vực nông thôn
Mỗi dòng di cư đều có dòng ngược lại ở những nơi có điều kiện lịch sử giống nhau nghĩa là có đồng thời cả dòng di cư đi và dòng di cư đến
Di cư từ nông thôn đến thành phố là chủ yếu và diễn ra theo từng giai đoạn
Động lực thúc đẩy chủ yếu của di cư là do kinh tế, người di cư có xu hướng đến những nơi có điều kiện kinh tế tốt hơn
2.2.2.3 Các yếu tố hút và đẩy liên quan đến di cư việc làm
Đa số các mô hình lý thuyết đều đề cập đến yếu tố kinh tế, cụ thể là sự khác biệt thu nhập giữa các vùng miền, được xem như là yếu tố chủ yếu quyết định đến
di cư nhưng trong nghiên cứu của Mansoor và Quillin (2006) về di cư giữa các quốc gia ở Đông Âu và Liên Xô cũ đã chỉ ra ngoài yếu tố thu nhập còn có nhiều yếu tố khác quyết định như yếu tố về chất lượng cuộc sống bao gồm sự khác biệt trong ổn định chính trị, độ tự do trong quyền con người, sự điều chỉnh và quy định của luật pháp có thể ảnh hưởng đến quyết định di cư
Nghiên cứu của Mansoor và Quillin (2006) tìm hiểu về di cư quốc tế, tuy nhiên trong phạm vi một quốc gia dù các vùng miền dù có khoảng cách địa lý nhỏ hơn (so với giữa các nước) nhưng do mỗi vùng, miền có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau nên vẫn tồn tại sự khác biệt trong chất lượng cuộc sống giữa các vùng miền Mansoor và Quillin đã phân loại các yếu tố tác động đến di cư thành yếu tố hút và đẩy như sau:
Trang 40Bảng 2.2: Tổng hợp các yếu tố hút và đẩy liên quan đến di cư việc làm
nghèo đói
Lương cao, cơ hội việc làm, cơ hội phát triển nghề nghiệp
bạo lực, tham nhũng
Ổn định, an toàn, tự do chính trị
Văn hóa - xã hội Giới tính, tôn giáo, nhân
Chất lượng cuộc sống tốt
Nguồn: Mansoor và Quillin, 2006
Các yếu tố hút và đẩy tác động đến quyết định di cư mang ý nghĩa tương đối, một số có thể vừa là yếu tố hút vừa là yếu tố đẩy tùy theo đánh giá của người di cư
2.2.2.4 Mô hình kinh tế của di cư việc làm
Đây là mô hình được giới thiệu bởi King (Lê Thủy dịch, 2006), một giáo sư giảng dạy kinh tế tại Đại học Regina (Canada), trong quá trình nghiên cứu tình trạng di cư tại các bang ở Canada ông đã chỉ ra nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng
di cư là kinh tế nhưng đây không phải là nguyên nhân duy nhất Ông cho rằng ngoài nguyên nhân kinh tế thì xác suất di cư còn phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Khác biệt về thu nhập giữa các khu vực, mọi người di chuyển chỗ ở khi độ thỏa dụng mong đợi của việc di chuyển đi cao hơn so với độ thỏa dụng mong đợi của việc ở lại Những vùng có thu nhập cao sẽ thu hút được người di cư tới sinh sống và làm việc
Khác biệt thất nghiệp giữa các vùng, những vùng có tỷ lệ thất nghiệp cao thì luồng di cư đến những nơi đó giảm do những lo ngại về khả năng tìm kiếm cơ hội việc làm ở đây