MỤC TIÊU: - Đọc rành mạch toàn bài, biết đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện - Hiểu ND : Truyện ca ngợi người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản tuổi nhỏ trí lớn, giàu lòng yêu nước, c
Trang 1GIÁO ÁN TIẾNG VIỆT LỚP 2
TẬP ĐỌC:
BÓP NÁT QUẢ CAM
I MỤC TIÊU:
- Đọc rành mạch toàn bài, biết đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện
- Hiểu ND : Truyện ca ngợi người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản tuổi nhỏ trí lớn, giàu lòng yêu nước, căm thù giặc ( Trả lời đđựơc các câu hỏi 1.2.4.5 ); HSKG trả lời câu 3
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ trong bài tập đọc Bảng phụ ghi từ, câu, đoạn cần luyện đọc
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
1 Khởi động
2 Bài cũ : Tiếng chổi tre
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Tiếng chổi
tre và trả lời các câu hỏi về nội dung bài
- Nhận xét, cho điểm
3 Bài mới
- Hát
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu,
cả lớp nghe và nhận xét
Trang 2Giới thiệu:
- Treo bức tranh và hỏi: Bức tranh vẽ ai?
Người đó đang làm gì?
- Đó chính là Trần Quốc Toản Bài tập đọc
Bóp nát quả cam sẽ cho các con hiểu thêm
về người anh hùng nhỏ tuổi này
Hoạt động 1: Luyện đọc
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu lần 1
+ Giọng người dẫn chuyện: nhanh, hồi hộp:
+ Giọng Trần Quốc Toản khi nói với lính
gác cản đường: giận dữ, khi nói với nhà
vua: dõng dạc:
+ Lời nhà vua: khoan thai, ôn tồn
b) Luyện phát âm
-Tổ chức cho HS luyện phát âm các từ ngữ
sau:
- Giả vờ mượn, ngang ngược, xâm chiếm,
đủ điều, quát lớn; : tạm nghỉ, cưỡi cổ,
nghiến răng, trở ra,…
-Yêu cầu HS đọc từng câu
- Vẽ một chàng thiếu niên đang đứng bên bờ sông tay cầm quả cam
- Theo dõi và đọc thầm theo
-7 đến 10 HS đọc cá nhân các từ này, cả lớp đọc đồng thanh
- Mỗi HS đọc một câu theo hình thức nối tiếp Đọc từ đầu cho đến hết bài
Trang 3c) Luyện đọc theo đoạn
-Nêu yêu cầu luyện đọc đoạn, sau đó hướng
dẫn HS chia bài thành 4 đoạn như SGK
- Hướng dẫn HS đọc từng đoạn Chú ý
hướng dẫn đọc các câu dài, khó ngắt giọng
-Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước
lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét
- Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo
nhóm
d) Thi đọc
- Chia bài thành 4 đoạn
-Đọc từng đoạn theo hướng dẫn của
GV Chú ý ngắt giọng các câu sau: Đợi từ sáng đến trưa./ vẫn không được gặp,/ cậu bèn liều chết/ xô mấy người lính gác ngã chúi,/ xăm xăm xuống bến.//
-Ta xuống xin bệ kiến Vua, không
kẻ nào được giữ ta lại (giọng giận dữ) Quốc Toản tạ ơn Vua,/ chân bước lên bờ mà lòng ấm ức:// “Vua ban cho cam quý/ nhưng xem ta như trẻ con,/ vẫn không cho dự bàn việc nước.”// Nghĩ đến quân giặc đang lăm le đè đầu cưỡi cổ dân mình,/ cậu nghiến răng,/ hai bàn tay bóp chặt.//
-Tiếp nối nhau đọc các đoạn 1, 2, 3,
4 (Đọc 2 vòng)
-Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau
Trang 4-Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh,
đọc cá nhân
- Nhận xét, cho điểm
e) Cả lớp đọc đồng thanh
Yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3,
4
-Các nhóm cử cá nhân thi đọc cá nhân, các nhóm thi đọc nối tiếp, đọc đồng thanh một đoạn trong bài
TIẾT 2
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
-GV đọc mẫu toàn bài lần 2, gọi 1 HS đọc
lại phần chú giải
-Giặc Nguyên có âm mưu gì đối với nước
ta?
-Thái độ của Trần Quốc Toản ntn?
-Trần Quốc Toản xin gặp vua để làm gì?
-Tìm những từ ngữ thể hiện Trần Quốc
Toản rất nóng lòng muốn gặp Vua
-Câu nói của Trần Quốc Toản thể hiện
điều gì?
-Trần Quốc Toản đã làm điều gì trái với
phép nước?
-Vì sao sau khi tâu Vua “xin đánh” Quốc
-Theo dõi bài đọc của GV Nghe và tìm hiểu nghĩa các từ mới
- Giặc giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta
-Trần Quốc Toản vô cùng căm giận -Trần Quốc Toản gặp Vua để nói hai tiếng: Xin đánh
-Đợi từ sáng đến trưa, liều chết xô lính gác, xăm xăm xuống bến
-Trần Quốc Toản rất yêu nước và vô cùng căm thù giặc
-Xô lính gác, tự ý xông xuống thuyền
-Vì cậu biết rằng phạm tội sẽ bị trị tội
Trang 5Toản lại tự đặt gươm lên gáy?
-Vì sao Vua không những thua tội mà còn
ban cho Trần Quốc Toản cam quý?
-Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam vì
điều gì?
-Con biết gì về Trần Quốc Toản?
* Luyện đọc lại:
- Gọi 3 HS đọc truyện theo hình thức phân
vai (người dẫn chuyện, vua, Trần Quốc
Toản)
4 Củng cố- Dặn dị:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà đọc bài và xem trước bài:
Lượm
theo phép nước
-Vì Vua thấy Trần Quốc Toản còn nhỏ mà đã biết lo việc nước
-Vì bị Vua xem như trẻ con và lòng căm giận khi nghĩ đến quân giặc khiến Trần Quốc Toản nghiến răng, hai bàn tay bóp chặt làm nát quả cam -Trần Quốc Toản là một thiếu niên nhỏ tuổi nhưng chí lớn./ Trần Quốc Toản còn nhỏ tuổi nhưng có chí lớn, biết lo cho dân, cho nước./
-3 HS đọc truyện