1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SỔ TAY HỌC VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

82 614 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

Việc thay đổi môn thi tuyển sinh hoặc phương thức kiểm tra năng lực thí sinh do Hiệu trưởng quyết định theo đề nghị của Hội đồng khoa học và đào tạo của Trường và phải báo cáo Bộ Giáo dụ

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

-

SỔ TAY HỌC VIÊN

1

Trang 2

MỤC LỤC PHẦN I GIỚI THIỆU TỔNG QUAN

1 GIỚI THIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

2 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

3 GIỚI THIỆU CÁC ĐƠN VỊ THUỘC TRƯỜNG

3.1 BAN GIÁM HIỆU

3.2 CÁC PHÒNG, BAN CHỨC NĂNG và CÁC KHOA CHUYÊN MÔN

PHẦN II CÁC VĂN BẢN QUY ĐỊNH VÀ HƯỚNG DẪN CỦA TRƯỜNG

1 QUY ĐỊNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ

Trang 3

Ghi nhận những đóng góp của Nhà trường, Đảng và Nhà nước đã tặng thưởng các Huân chương Độc lập hạng Ba, Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba và được Chính phủ và các bộ, ban, ngành, địa phương trao tặng nhiều cờ, bằng khen, được nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước đến thăm và làm việc với Trường Với truyền thống hơn 35 năm đoàn kết, xây dựng và phát triển, bằng ý chí, nghị lực và hoài bão của đội ngũ giảng viên, viên chức và sinh viên, Trường Đại học Tài chính – Marketing đang hướng đến mục tiêu xây dựng Trường trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học khối ngành kinh tế – tài chính ngang tầm với các trường đại học lớn trong nước và khu vực

Tên tiếng Việt: Trường Đại học Tài chính – Marketing

Tên tiếng Anh: University of Finance – Marketing (UFM)

Mã trường: DMS

SỨ MẠNG CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

Trường Đại học Tài chính – Marketing là trường đại học công lập đào tạo nguồn nhân lực chất lượng hội nhập khu vực và thế giới về kinh doanh và quản lý; đồng thời chuyển giao những kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn, góp phần phục vụ công cuộc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu

TẦM NHÌN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

Đến năm 2030, Trường Đại học Tài chính – Marketing sẽ trở thành một trường đại học đa ngành, đa cấp độ, trung tâm nghiên cứu và tư vấn kinh doanh và quản lý ngang tầm với các cơ sở đào tạo trong khu vực Đông Nam Á Trường cung cấp cho người học môi trường giáo dục và nghiên cứu khoa học có tính chuyên môn cao; tạo điều kiện cho người học khi tốt nghiệp có đủ tri thức, bản lãnh, năng lực cạnh tranh, và thích ứng với hội nhập kinh tế toàn cầu và học tập nghiên cứu liên tục

CÁC GIÁ TRỊ CỐT LÕI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

Khuyến khích sáng tạo, nuôi dưỡng say mê

Trường Đại học Tài chính – Marketing là một môi trường sáng tạo, ủng hộ đổi mới,

và là nơi nuôi dưỡng niềm say mê của các thế hệ giảng viên, nhà khoa học, cán bộ, sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh Niềm say mê thúc đẩy sự sáng tạo, sáng tạo

3

Trang 4

mang lại những ý tưởng đổi mới, đổi mới sẽ tạo ra những đột phá để khẳng định vị thế và thương hiệu của Trường

Tôn trọng sự khác biệt, thúc đẩy hợp tác

Hợp tác chính là tôn trọng sự khác biệt Sự cộng hưởng của sức mạnh hợp tác với

sự khác biệt của mỗi thành viên trong cộng đồng Trường Đại học Tài chính – Marketing được gắn kết chí hướng và theo đuổi cùng một mục tiêu tạo nên sức mạnh tổng hợp của toàn Trường

Coi trọng chất lượng, hiệu quả

Chất lượng – hiệu quả là sự lựa chọn phù hợp với mục tiêu chiến lược hướng đến xếp hạng ngang tầm khu vực và quốc tế, được thể hiện trong mọi mặt hoạt động của mỗi đơn vị và thành viên trong Trường Đại học Tài chính – Marketing Đó vừa là động lực cho mọi hành động, vừa là mục tiêu phấn đấu của toàn thể giảng viên, nhà khoa học, cán bộ, sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh của Trường

Đảm bảo hài hòa, phát triển bền vững

Sự hài hòa trong mọi hoạt động, từ công việc chung cho tới sự hài hòa giữa lợi ích

cá nhân và tập thể, là động lực cho mỗi thành viên không ngừng phấn đấu để tự hoàn thiện,

và là nền tảng cho sự phát triển bền vững của Trường Đại học Tài chính – Marketing

GIỚI THIỆU VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

Tiền thân của Viện đào tạo Sau đại học là Khoa đào tạo Sau đại học, Khoa Đào tạo Sau đại học được thành lập theo Quyết định số 80/QĐ-ĐHTCM ngày 20/01/2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính-Marketing với mục tiêu đào tạo sau đại học

Năm 2011 là năm đầu tiên Khoa tuyển sinh bậc cao học với hai chuyên ngành Quản trị kinh doanh và Tài chính – Ngân hàng Tính đến năm 2017, Khoa đã tuyển sinh được 11 khóa tại TP.HCM và 04 khoá cho khu vực Tây Nguyên và Tây Nam Bộ với hơn 3.000 học viên, trong đó có gần 2.000 học viên đã tốt nghiệp Không chỉ đào tạo cho lực lượng lao động nói chung, Khoa còn đào tạo nhân lực cho các ngành như Hải quan, Kho bạc nhà nước

và Bảo hiểm xã hội, giúp cán bộ nhân viên của các ngành có cơ hội cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu của công việc trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới

Về hợp tác quốc tế, Khoa đã thực hiện công tác đào tạo 01 khoá cao học chuyên ngành Quản trị kinh doanh cho 70 học viên nước CHDCND Lào, với tỷ lệ tốt nghiệp 100%

Với uy tín đào tạo đối với xã hội và người lao động ngày càng tăng, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập nghiên cứu nâng cao của người học, năm 2015, Khoa xây dựng Đề án đào

Trang 5

Trong thời gian tới, sự phát triển của Khoa gắn liền với chiến lược phát triển Nhà trường đến năm 2025 và tầm nhìn 2030 Để làm được điều này, Khoa luôn ý thức vai trò và trách nhiệm trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, luôn hướng đến việc đào tạo nhân lực theo chuẩn hội nhập kinh tế, nghiên cứu, chuyển giao những thành tựu khoa học về kinh doanh, quản lý, tham gia hoạch định chiến lược và chính sách cho ngành Tài chính, cho các doanh nghiệp và tổ chức xã hội, góp phần phát triển đất nước, gắn đào tạo với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội

Để đẩy mạnh công tác đào tạo Sau đại học, Nhà Trường đã chuyển đổi mô hình hoạt động của Khoa sang Viện theo hướng tăng quyền tự chủ trong các lĩnh vực hoạt động Viện được chính thức thành lập theo quyết định số 1103/QĐ-ĐHTCM ngày 27 tháng 6 năm

2018

CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO CAO HỌC CỦA TRƯỜNG

1 Trụ sở chính: Số 2/4 Trần Xuân Soạn, P Tân Thuận Tây, Q.7, TP Hồ Chí Minh

2 Cơ sở 2 – Số 2C Phổ Quang, Phường 2, Q Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

4

Trang 6

SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

BAN GIÁM HIỆU

Trang 7

i

GIỚI THIỆU CÁC ĐƠN VỊ THUỘC TRƯỜNG

I- BAN GIÁM HIỆU

Trụ sở chính – Số 2/4 Trần Xuân Soạn, P Tân Thuận Tây, Q.7, TP Hồ Chí Minh

ĐT: 028 38726699 - 234

TS Lê Trung Đạo Phó Hiệu trưởng Phòng A304

ĐT: 028 38726699 -300 PGS.TS Phan Đình Nguyên Phó Hiệu trưởng Phòng A208

ĐT: 028 38726699 -200 ThS Nguyễn Vân Hà Phó Hiệu trưởng Phòng A108

TS Phạm Quốc Việt – Viện trưởng

TS Nguyễn Thanh Long – Phó Viện trưởng

TS Trần Nhân Phúc – Phó Viện trưởng

Địa chỉ: P.002A Số 2C Phổ Quang, Phường 2, Q Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

ĐT 02838.39974641

Chức năng: Tham mưu cho Hiệu trưởng chiến lược phát triển đào tạo sau đại học của Trường; Quản lý các hoạt động đào tạo sau đại học của Trường theo đúng quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Quy định của Trường; Liên kết đào tạo sau đại học bằng tiếng Việt; Nghiên cứu khoa học, ứng dụng và hợp tác khoa học

2 Phòng Tổ chức-Hành chính

Lãnh đạo

TS Nguyễn Tấn Hưng – Trưởng phòng

Thầy Lê Ngọc Dũng – Phó Trưởng phòng

Trang 8

Địa chỉ: A203 cơ sở 2/4 Trần Xuân Soạn, P Tân Thuận Tây, Q.7, Tp.HCM ĐT: 02837720401

Chức năng: Tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý, tổng hợp, đề

xuất ý kiến, tổ chức thực hiện các mảng công tác về tổ chức và cán bộ, hành chính – tổng hợp, văn thư – lưu trữ, lễ tân – khánh tiết, thi đua – khen thưởng, công tác chính trị tư tưởng, công tác phòng cháy, chữa cháy và công tác bảo vệ chính trị nội bộ

3 Phòng Quản trị Thiết bị

Lãnh đạo

ThS Nguyễn Hồng Thanh – Trưởng phòng

Thầy Diệp Trung Thịnh – Phó trưởng phòng

Địa chỉ: A201 cơ sở 2/4 Trần Xuân Soạn, P Tân Thuận Tây, Q.7, Tp.HCM ĐT: 028 38726699 - 202

Chức năng: Tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý, tổng hợp, đề xuất ý kiến, tổ chức thực hiện các mảng công tác về quy hoạch, xây dựng, sửa chữa, quản lý tài sản và quản trị cơ sở vật chất của Trường

4 Phòng Khảo thí – Quản lý chất lượng

Lãnh đạo

ThS Phạm Thế Vinh – Trưởng phòng

ThS Đàm Đức Tuyền – P Trưởng phòng

Cô Phạm Thị Ngọc Lan – P Trưởng phòng

Địa chỉ: B104 cơ sở 2/4 Trần Xuân Soạn, P Tân Thuận Tây, Q.7, Tp.HCM ĐT: 02837720582

Chức năng: Tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý, tổng hợp, đề

xuất ý kiến, tổ chức thực hiện công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục của trường

Là nơi liên hệ các vấn đề về: Lịch thi kết thúc học phần, lịch thi trả nợ; quản lý điểm; Cấp bảng điểm tổng hợp học kỳ, năm học, khóa học

5 Phòng Kế hoạch-Tài chính

Lãnh đạo

Cô Đinh Nam Bình – Quyền Trưởng phòng

Thầy Hoàng Thái Hưng – P Trưởng phòng

Thầy Nguyễn Duy Minh – P Trưởng phòng

Địa chỉ: A206 cơ sở 2/4 Trần Xuân Soạn, P Tân Thuận Tây, Q.7, Tp.HCM ĐT: 02837720579

Chức năng: Tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý, tổng hợp, đề

xuất ý kiến, tổ chức thực hiện công tác quản lý tài chính, tài sản và chế độ kế toán Thực hiện quản lý tập trung và sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính của trường theo các quy định của Nhà nước

Là nơi liên hệ các vấn đề về:Đóng học phí và các khoản lệ phí học tập;Hướng dẫn đóng học phí và các khoản lệ phí qua ngân hàng

6 Phòng Quản lý khoa học

Lãnh đạo:

TS Bảo Trung – Trưởng phòng

Trang 9

iii

TS Phan Thị Hằng Nga – P Trưởng phòng

Địa chỉ: B203 cơ sở cơ sở 2/4 Trần Xuân Soạn, P Tân Thuận Tây, Q.7, Tp.HCM ĐT: 028 38726699 -255

Chức năng: Tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý, tổng hợp, đề

xuất ý kiến, tổ chức thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của trường Tổ chức quản lý, xây dựng kế hoạch, định hướng phát triển khoa học công nghệ của trường, bao gồm các hoạt động: quản lý hoạt động khoa học công nghệ; chuyển giao tiến bộ khoa học và thực thi quyền sở hữu trí tuệ

Là nơi liên hệ các vấn đề về:Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học trong học viên: hội thảo, các lớp hướng dẫn nghiên cứu khoa học

7 Phòng Thanh tra giáo dục

Lãnh đạo

Thầy Châu Minh Quí – Trưởng phòng

Thầy Nguyễn Cộng Duy – p Trưởng phòng

Thầy Nguyễn Ngọc Tân – P Trưởng phòng

Địa chỉ:B201 cơ sở cơ sở 2/4 Trần Xuân Soạn, P Tân Thuận Tây, Q.7, Tp.HCM ĐT: 028 38726699 -251

Chức năng: Tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý, tổng hợp, đề

xuất ý kiến, tổ chức thực hiện công tác thanh tra, giám sát toàn bộ hoạt động trong trường

Là nơi liên hệ các vấn đề về: Tiếp nhận và giải quyết các đơn từ khiếu nại, tố

cáo về học tập, tu dưỡng rèn luyện, chế độ chính sách trong đào tạo

8 Khoa Tài chính-Ngân hàng

Lãnh đạo

PGS.TS Hồ Thủy Tiên – Trưởng khoa

PGS.TS Trần Huy Hoàng – P Trưởng khoa

TS Bùi Hữu Phước – P Trưởng khoa

Thầy Trần Phạm Trác – P Trưởng khoa

Cô Nguyễn Thị Diện – P Trưởng khoa

Địa chỉ: B403 cơ sở cơ sở 2/4 Trần Xuân Soạn, P Tân Thuận Tây, Q.7, Tp.HCM

ĐT: 028 38726699 -455

9 Khoa Thuế - Hải quan

Lãnh đạo

TS Nguyễn Văn Thuận – Trưởng khoa

Cô Nguyễn Thị Huyền – P Trưởng khoa

Địa chỉ: B310 cơ sở cơ sở 2/4 Trần Xuân Soạn, P Tân Thuận Tây, Q.7, Tp.HCM

ĐT: 028 38726699 -358

10 Khoa ngoại ngữ

Lãnh đạo

TS Nguyễn Ngọc Trân Châu – Trưởng khoa

Cô Phạm Thị Thùy Trang – P Trưởng khoa

Trang 10

Cô Nguyễn Thị Châu Ngân – P Trưởng khoa

Địa chỉ: B306 cơ sở cơ sở 2/4 Trần Xuân Soạn, P Tân Thuận Tây, Q.7, Tp.HCM

ĐT: 028 38726699 -356

11 Tiểu ban chuyên môn Quản trị kinh doanh

Lãnh đạo

PGS.TS Hà Nam Khánh Giao – Trưởng tiểu ban

Địa chỉ: B210 cơ sở 2/4 Trần Xuân Soạn, P Tân Thuận Tây, Q.7, Tp.HCM ĐT: 028 38726699 -356

12 Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học

Lãnh đạo

Thầy Cao Tấn Huy – Giám đốc

Địa chỉ: A107 cơ sở 2C Phổ Quang, P2, Q Tân Bình, Tp.HCM

ĐT: 028.37720408

Chức năng: Đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, cấp chứng chỉ ngoại ngữ B1

13 Thư viện

Lãnh đạo

Thầy Võ Khôi Thọ - Giám đốc

Địa chỉ: : A702 cơ sở 2/4 Trần Xuân Soạn, P Tân Thuận Tây, Q.7, Tp.HCM ĐT: 028 38726699 -704

Chức năng: Tham mưu và giúp Hiệu trưởng thực hiện công tác thư viện Tổ

chức thực hiện việc khai thác và sử dụng vốn tư liệu cung cấp thông tin phục

vụ cho công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng khoa học công nghệ và quản lý của nhà trường

Là nơi sinh viên liên hệ các vấn đề về: Mượn sách, tài liệu tham khảo, luận

văn,…

Trang 11

v

CÁC VĂN BẢN QUY ĐỊNH

VÀ HƯỚNG DẪN CỦA TRƯỜNG

Trang 12

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING

(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-ĐHTCM-SĐH ngày / /2018

của Hiệu trưởng trường Đại học Tài chính - Marketing)

Trang 13

Căn cứ Quyết định số 378/QĐ-TTg ngày 23 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Trường Đại học Tài chính - Marketing giai đoạn 2015 – 2017”;

Căn cứ Quyết định số 1138/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc sáp nhập Trường Cao đẳng Tài chính – Hải quan vào Trường Đại học Tài chính - Marketing”;

Căn cứ Thông tư số 09/2017/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành hoặc chuyên ngành đào tạo và đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành hoặc chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ;

Căn cứ Thông tư 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của Giáo dục đại học và quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ;

Căn cứ Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ;

Xét đề nghị của Trưởng Khoa Đào tạo sau đại học,

2.1 QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1 Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định đào tạo trình độ thạc sĩ

Điều 2 Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký Trưởng các đơn vị, tập

thể, và cá nhân liên quan trong Trường chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./

Trang 14

QUY ĐỊNH

ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ

(Ban hành kèm theo Quyết định số … /QĐ-ĐHTCM-SĐH ngày … tháng … năm

2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính - Marketing)

CHƯƠNG I:

QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1 Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1 Phạm vi điều chỉnh: Quy định này quy định về đào tạo trình độ thạc sĩ bao gồm: tuyển sinh, chương trình đào tạo, hoạt động đào tạo, nhiệm vụ và quyền hạn của Trường, giảng viên, học viên; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý

vi phạm trong đào tạo trình độ thạc sĩ

2 Đối tượng áp dụng: Quy định này áp dụng đối với các Phòng, Khoa, Tiểu ban, Bộ môn và các cán bộ, giảng viên cơ hữu của Trường Đại học Tài chính - Marketing tham gia vào quá trình đào tạo trình độ thạc sĩ; giảng viên, người hướng dẫn khoa học ở ngoài trường và các học viên cao học

Điều 2 Mục tiêu đào tạo

1 Đào tạo trình độ thạc sĩ để học viên có kiến thức khoa học nền tảng, có kỹ năng chuyên sâu cho nghiên cứu về một lĩnh vực khoa học hoặc hoạt động nghề nghiệp hiệu quả, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo1 Mục tiêu đào tạo trình độ thạc

sĩ được cụ thể hóa theo định hướng nghiên cứu và định hướng ứng dụng

2 Đào tạo theo định hướng nghiên cứu cung cấp cho người học kiến thức chuyên sâu của ngành, chuyên ngành và phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp

để có thể độc lập nghiên cứu, phát triển các quan điểm, luận thuyết khoa học, bước đầu

có thể hình thành ý tưởng khoa học, phát hiện, khám phá và thử nghiệm kiến thức mới;

có khả năng thực hiện công việc ở các vị trí nghiên cứu, giảng dạy, tư vấn và hoạch định chính sách hoặc các vị trí khác thuộc lĩnh vực ngành, chuyên ngành đào tạo; có

Trang 15

ix

thể tiếp tục tham gia chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ2

3 Đào tạo theo định hướng ứng dụng giúp cho người học nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng hoạt động nghề nghiệp; có năng lực làm việc độc lập, sáng tạo; có khả năng thiết kế sản phẩm, ứng dụng kết quả nghiên cứu, phát hiện và tổ chức thực hiện các công việc phức tạp trong hoạt động chuyên môn nghề nghiệp, phát huy

và sử dụng hiệu quả kiến thức chuyên ngành vào việc thực hiện các công việc cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế tại cơ quan, tổ chức, đơn vị kinh tế; có thể học bổ sung một số kiến thức cơ sở ngành và phương pháp nghiên cứu theo yêu cầu của chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ để tiếp tục tham gia chương trình đào tạo trình độ tiến

sĩ3

Điều 3 Hình thức, ngôn ngữ và thời gian đào tạo

1 Đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện theo hình thức giáo dục chính quy

2 Ngôn ngữ chính thức dùng trong đào tạo trình độ thạc sĩ là tiếng Việt

3 Thời gian đào tạo chính thức tối đa là 24 tháng Việc kéo dài thời gian đào tạo phù hợp với từng ngành, chuyên ngành đào tạo và không quá hai năm so với thời gian đào tạo chính thức

CHƯƠNG II:

TUYỂN SINH Điều 4 Thi tuyển sinh

1 Thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ được tổ chức từ một đến hai lần mỗi năm Hiệu trưởng chỉ đạo xác định chỉ tiêu tuyển sinh, xây dựng báo cáo xác định chỉ tiêu tuyển sinh và gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 30 tháng 01 hàng năm4

2 Các môn thi tuyển bao gồm:

a) Môn ngoại ngữ và trình độ ngoại ngữ của người dự tuyển đối với từng ngành, chuyên ngành đào tạo được xác định căn cứ vào yêu cầu của chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ và yêu cầu về trình độ ngoại ngữ của học viên trước khi bảo vệ luận văn theo quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 27, Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ GDĐT;

2 Khoản 1, Điều 19, Thông tư 15/2014/TT-BGDĐT

3 Khoản 2, Điều 19, Thông tư 15/2014/TT-BGDĐT

4 Điều 11, Thông tư 06/2018/TT-BGDĐT

Trang 16

b) Hai môn thi khác, trong đó có một môn chủ chốt của ngành, chuyên ngành đào tạo, được xác định theo yêu cầu của ngành, chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ Mỗi môn thi có thể kiểm tra kiến thức một học phần hoặc tích hợp kiểm tra kiến thức một số học phần của trình độ đại học, cụ thể là Toán kinh tế và Kinh tế học

c) Đối với ngành, chuyên ngành đặc thù, Hiệu trưởng có thể thay môn thi không chủ chốt quy định tại Điểm b Khoản này bằng phương thức kiểm tra năng lực khác phù hợp với yêu cầu của ngành, chuyên ngành, chương trình đào tạo Việc thay thế này (nếu có) phải được quy định cụ thể về yêu cầu kiểm tra, thang điểm và thực hiện đối với tất cả các thí sinh dự thi vào ngành, chuyên ngành đào tạo

3 Các môn thi tuyển sinh, phương thức kiểm tra năng lực thí sinh quy định tại Khoản 2 Điều này phải được xác định trong đề án mở ngành, chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ và trong khoản 1, khoản 2 Điều này Việc thay đổi môn thi tuyển sinh hoặc phương thức kiểm tra năng lực thí sinh do Hiệu trưởng quyết định theo đề nghị của Hội đồng khoa học và đào tạo của Trường và phải báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo trước khi thông báo tuyển sinh

4 Thí sinh có năng lực ngoại ngữ đúng với yêu cầu môn thi ngoại ngữ của Trường thuộc một trong các trường hợp sau được miễn thi môn ngoại ngữ:

a) Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành;

b) Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam hoặc bằng kỹ sư chất lượng cao (PFIEV) được ủy ban bằng cấp kỹ sư (CTI, Pháp) công nhận, có đối tác nước ngoài cùng cấp bằng;

c) Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài;

d) Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 27, Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm theo TT15/TT-BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ GDĐT hoặc tương đương (Phụ lục II- Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm theo TT15/TT-BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ GDĐT) trong thời hạn 2 năm từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày đăng ký dự thi, được cấp bởi một cơ sở được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép hoặc công nhận Hiệu trưởng phải thẩm định và chịu

Trang 17

xi

trách nhiệm về tính xác thực của chứng chỉ ngoại ngữ trước khi công nhận tương đương theo Phụ lục II

Điều 5 Điều kiện dự thi

1 Người dự thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ phải có điều kiện sau đây: a) Về văn bằng:

- Đã tốt nghiệp đại học ngành đúng hoặc phù hợp với ngành hoặc chuyên ngành đăng ký dự thi

- Người có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần hoặc ngành khác với chuyên ngành dự thi phải học bổ sung kiến thức trước khi dự thi Hiệu trưởng quyết định nội dung kiến thức học bổ sung cho từng đối tượng dự thi

b) Danh mục các ngành phù hợp và các ngành gần hoặc ngành khác được dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ đối với từng ngành hoặc chuyên ngành do Trường xác định trong hồ sơ đăng ký nhận nhiệm vụ hoặc hồ sơ mở ngành hoặc chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ Hiệu trưởng quy định cụ thể về điều kiện văn bằng cho từng ngành, chuyên ngành đào tạo của trường

2 Về thâm niên công tác chuyên môn:

Người có bằng tốt nghiệp đại học loại khá trở lên thuộc ngành đúng hoặc phù hợp với ngành, chuyên ngành đăng ký dự thi được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp Những đối tượng còn lại phải có ít nhất một năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp với ngành, chuyên ngành đăng ký dự thi Trường hợp người có bằng tốt nghiệp ngành khác đăng ký dự thi vào ngành, chuyên ngành thuộc lĩnh vực quản trị, quản lý thì phải có tối thiểu 2 (hai) năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đăng ký dự thi5

3 Có đủ sức khoẻ để học tập

4 Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định của Hội đồng tuyển sinh

Điều 6 Đối tượng và chính sách ưu tiên

1 Đối tượng ưu tiên:

a) Người có thời gian công tác hai năm liên tục trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các địa phương quy định là Khu vực 01 trong Quy chế

5 Khoản 2, Điều 8, Thông tư 15/2014/TT-BGDĐT

Trang 18

thi Trung học phổ thông quốc gia hiện hành;

b) Thương binh, bệnh binh người có giấy chứng nhận được hưởng chính sách như thương binh;

e) Con đẻ của nạn nhân chất độc màu da cam được UBND cấp tỉnh công nhận;

2 Các loại giấy tờ phải có để hưởng chính sách ưu tiên:

(Các đối tượng được ưu tiên theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này phải có quyết định tiếp nhận công tác hoặc biệt phái công tác của cấp có thẩm quyền)

a) Bản sao (có công chứng) thẻ thương/bệnh binh hoặc các loại giấy tờ liên quan (yêu cầu đối với đối tượng b, c, d, e)

b) Bản sao (có công chứng) chứng minh thư nhân dân, giấy khai sinh, hộ khẩu

và xác nhận của xã/phường nơi thí sinh cư trú (yêu cầu đối với đối tượng đ)

c) Hợp đồng lao động (có công chứng), quyết định tiếp nhận hoặc điều động đi công tác của cấp có thẩm quyền và xác nhận của UBND phường, xã về việc cơ quan

đó đóng tại địa bàn được ưu tiên (yêu cầu đối với đối tượng a)

3 Chính sách ưu tiên:

a) Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên được cộng 10 điểm cho môn ngoại ngữ (thang điểm 100) và cộng một điểm (thang điểm 10) vào kết quả thi cho một trong 2 môn thi còn lại;

b) Người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên chỉ được hưởng chế độ ưu tiên của một đối tượng

Điều 7 Đăng ký dự thi

1 Hồ sơ đăng ký dự thi bao gồm các loại giấy tờ sau:

a) 01 Phiếu đăng ký dự thi theo mẫu

b) 01 Bản sao có công chứng các giấy tờ sau:

Trang 19

xiii

- Bằng và bảng điểm tốt nghiệp đại học;

- Các loại giấy tờ về đối tượng ưu tiên (nếu có);

- Bằng và bảng điểm hoặc chứng chỉ ngoại ngữ (nếu có);

- Chứng chỉ bổ sung kiến thức (nếu thuộc đối tượng phải bổ sung kiến thức);

- Các văn bằng, chứng chỉ khác (nếu có)

c) 01 Công văn cử dự thi của Thủ trưởng cơ quan quản lý đối với thí sinh do cơ quan cử đi (không yêu cầu đối với thí sinh tự do);

d) 01 Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để học tập của bệnh viện hoặc phòng khám

đa khoa thời gian không quá 6 tháng;

đ) 02 Phong bì dán tem và đề sẵn địa chỉ nhận thư của thí sinh;

e) 02 Ảnh màu cỡ 3x4 (ghi rõ họ tên và ngày sinh của thí sinh dự thi);

g) Giấy chứng nhận của Cục khảo thí và Kiểm định CLGD – Bộ Giáo dục và Đào tạo về các văn bằng tốt nghiệp đại học do các trường đại học nước ngoài cấp

2 Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi cho Khoa Đào tạo sau đại học chậm nhất

là 30 ngày trước ngày thi môn đầu tiên

3 Khoa Đào tạo sau đại học lập danh sách thí sinh dự thi, danh sách ảnh, làm thẻ dự thi, gửi giấy báo thi cho thí sinh chậm nhất 15 ngày trước ngày thi môn đầu tiên

Điều 8 Hội đồng tuyển sinh

1 Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Hội đồng tuyển sinh, thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Uỷ viên thường trực và các Ủy viên

a) Chủ tịch Hội đồng: Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng được Hiệu trưởng uỷ quyền;

b) Phó Chủ tịch Hội đồng: Phó Hiệu trưởng;

c) Uỷ viên thường trực: Trưởng hoặc Phó trưởng Khoa Đào tạo sau đại học; d) Các Uỷ viên: một số Trưởng hoặc Phó trưởng (Phòng, Khoa, Bộ môn) liên quan trực tiếp đến kỳ thi;

e) Người có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh chị em ruột dự thi không được tham gia Hội đồng tuyển sinh và các Ban giúp việc cho Hội đồng

2 Trách nhiệm và quyền hạn của Hội đồng tuyển sinh:

Trang 20

Tiếp nhận hồ sơ dự tuyển; tổ chức thi tuyển và công nhận trúng tuyển; tổng kết công tác tuyển sinh; quyết định khen thưởng, kỷ luật; báo cáo kịp thời kết quả công tác tuyển sinh cho Bộ Giáo dục và Đào tạo

3 Trách nhiệm và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh:

a) Phổ biến, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các quy định về tuyển sinh;

b) Quyết định và chịu trách nhiệm toàn bộ các hoạt động liên quan đến công tác tuyển sinh theo Quy định này;

c) Quyết định thành lập bộ máy giúp việc cho Hội đồng tuyển sinh gồm: Ban Thư ký, Ban Đề thi, Ban Coi thi, Ban Chấm thi, và các Ban khác (nếu cần) Các Ban này làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh

Điều 9 Ban Thư ký Hội đồng tuyển sinh

1 Thành phần Ban Thư ký Hội đồng tuyển sinh (gọi tắt là Ban Thư ký) gồm: a) Trưởng ban là Trưởng hoặc Phó trưởng Khoa Đào tạo sau đại học;

b) Các thành viên (bao gồm các chuyên viên của Khoa Đào tạo sau đại học và các cán bộ, giảng viên của Trường được huy động tham gia vào kỳ tuyển sinh)

2 Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thư ký:

a) Thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh giao phó liên quan đến công tác tuyển sinh và tổ chức kỳ thi tuyển sinh: giải đáp thông tin tuyển sinh; tiếp nhận và xử lý hồ sơ của thí sinh, thu lệ phí đăng ký dự thi, gửi giấy báo thi, tổ chức kỳ thi tuyển sinh

b) Dự kiến phương án điểm trúng tuyển, trình Hội đồng tuyển sinh quyết định; c) In và gửi giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển, trong đó ghi rõ kết quả thi của thí sinh;

d) Công bố kết quả thi tại bảng tin, cổng thông tin của Trường và website của Khoa Đào tạo sau đại học

Điều 10 Ban Thư ký chấm thi

1 Thành phần Ban Thư ký chấm thi gồm:

a) Trưởng ban là Trưởng hoặc Phó Trưởng khoa Sau đại học;

b) Các thành viên (bao gồm các chuyên viên của Khoa Đào tạo sau đại học và các cán bộ, giảng viên của Trường được huy động tham gia vào kỳ tuyển sinh)

Trang 21

xv

2 Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thư ký chấm thi:

a) Nhận bài thi từ Ban Coi thi, bảo quản, kiểm kê bài thi;

b) Thực hiện việc dồn túi, đánh số phách bài thi theo quy định của Quy chế thi Trung học phổ thông quốc gia hiện hành hiện hành;

c) Bàn giao bài thi của thí sinh cho Ban Chấm thi và thực hiện các công tác nghiệp vụ theo quy định của Quy chế thi Trung học phổ thông quốc gia hiện hành;

d) Quản lý các giấy tờ, biên bản liên quan tới bài thi Lập biên bản xử lý điểm bài thi;

đ) Trình Chủ tịch hội đồng phê duyệt kết quả chấm thi;

e) Cán bộ thực hiện việc dồn túi, đánh số phách bài thi không được tham gia vào tổ thư kí chấm thi và ngược lại, Ban thư ký chấm thi chỉ được tiến hành công việc liên quan đến bài thi khi có mặt ít nhất từ 2 thành viên của Ban trở lên

Điều 11 Ban Đề thi

1 Thành phần Ban Đề thi gồm có:

a) Trưởng ban do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh kiêm nhiệm; b) Uỷ viên thường trực do Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh hoặc Trưởng ban Đề thi trường chỉ định;

c) Trưởng ban Đề thi chỉ định mỗi môn thi một Trưởng môn thi;

d) Giúp việc Ban Đề thi có một số cán bộ làm nhiệm vụ đánh máy, in, đóng gói

đề thi;

đ) Những người có người thân (vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) dự thi vào trường trong năm đó không được tham gia Ban Đề thi hoặc giúp việc Ban Đề thi;

e) Cán bộ ra đề thi được thay đổi hằng năm

2 Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Đề thi:

a) Giúp Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trường xác định yêu cầu xây dựng đề thi

và ra đề thi theo quy định tại Điều 16 của Quy định này;

b) In, đóng gói, bảo quản, phân phối và sử dụng đề thi theo quy định tại Điều

16 của Quy định này;

c) Bảo quản đáp án của đề thi đã sử dụng và các đề thi, đáp án chưa sử dụng theo quy định bảo mật;

Trang 22

d) Ban Đề thi làm việc theo nguyên tắc độc lập và trực tiếp giữa Trưởng ban Đề thi với từng Trưởng môn thi, không làm việc tập thể toàn Ban; từng uỷ viên Ban Đề thi làm việc độc lập trong phạm vi công việc được Trưởng ban phân công

3 Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng ban Đề thi:

a) Lựa chọn người tham gia làm đề thi Xác định yêu cầu biên soạn đề thi; b) Tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác đề thi theo đúng các quy trình làm đề thi do Bộ GD&ĐT ban hành;

c) Xét duyệt, bốc thăm quyết định chọn đề thi chính thức và đề thi dự bị, chỉ đạo xử lý các tình huống cấp bách, bất thường về đề thi trong kỳ thi tuyển sinh;

d) Chịu trách nhiệm cá nhân trước Hội đồng tuyển sinh trường về chất lượng chuyên môn và quy trình bảo mật đề thi cùng toàn bộ các khâu công tác liên quan đến

đề thi

Điều 12 Ban Coi thi

1 Thành phần Ban Coi thi gồm có:

a) Trưởng ban do Chủ tịch, Phó Chủ tịch hoặc Ủy viên thường trực Hội đồng tuyển sinh kiêm nhiệm;

b) Các Ủy viên bao gồm một số Trưởng phòng, một số Trưởng khoa, Chủ nhiệm bộ môn, cán bộ coi thi, cán bộ giám sát, trật tự viên, cán bộ y tế, công an

2 Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Coi thi:

Điều hành toàn bộ công tác coi thi từ việc bố trí lực lượng coi thi, bảo vệ phòng thi, tổ chức coi thi, thu và bàn giao bài thi, bảo đảm an toàn cho kỳ thi và bài thi của thí sinh

3 Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng ban Coi thi:

a) Chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ công tác coi thi theo quy định, quyết định danh sách thành viên Ban Coi thi, danh sách cán bộ coi thi, cán bộ giám sát, trật

tự viên, cán bộ y tế, công an, kiểm soát quân sự, nhân viên phục vụ tại các điểm thi;

b) Quyết định xử lý các tình huống xảy ra trong các buổi thi

Điều 13 Ban Chấm thi

1 Thành phần Ban Chấm thi bao gồm:

a) Trưởng ban do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trường kiêm

Trang 23

xvii

nhiệm;

b) Ủy viên thường trực do Trưởng ban Thư ký chấm thi kiêm nhiệm;

c) Các ủy viên gồm: các cán bộ phụ trách từng môn chấm thi (gọi là Trưởng môn chấm thi) và các cán bộ chấm thi

2 Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chấm thi: thực hiện các nội dung được quy định tại Điều 20 của Quy định này

3 Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng ban Chấm thi:

a) Lựa chọn và đề cử các thành viên Ban Chấm thi để Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh quyết định Đối với mỗi môn thi, tối thiểu phải có 3 cán bộ chấm thi;

b) Phân công nhiệm vụ và chỉ đạo hoạt động của các thành viên Ban Chấm thi

và Trưởng môn chấm thi;

c) Điều hành công tác chấm thi;

d) Chịu trách nhiệm trước Hội đồng tuyển sinh về chất lượng, thời gian và quy trình chấm thi

4 Nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ viên thường trực Ban Chấm thi:

Điều hành các uỷ viên Ban Thư ký chấm thi trường thực hiện các công tác nghiệp vụ

5 Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng môn chấm thi:

Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh và Trưởng ban Chấm thi

về việc chấm các bài thi thuộc môn mình phụ trách theo quy định tại Điều 20 của Quy định này và có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Quy chế thi Trung học phổ thông quốc gia hiện hành

6 Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ chấm thi:

a) Cán bộ chấm thi phải là giảng viên đang giảng dạy môn được phân công chấm, có trình độ chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm, trung thực, khách quan;

b) Những người có người thân (vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) dự thi tuyển cao học vào trường ở kỳ thi nào thì không được làm cán bộ chấm thi tại kỳ thi đó, kể

cả chấm phúc khảo Thành viên Ban Thư ký không được tham gia chấm thi;

c) Trường có thể mời giảng viên của các cơ sở đào tạo thạc sĩ khác hoặc giảng viên đã về hưu (nhưng phải được sự chuẩn y của Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trường)

Trang 24

và phải đáp ứng các điều kiện quy định tại mục a, khoản 6 của Điều này làm cán bộ chấm thi;

d) Cán bộ chấm thi phải thực hiện các quy định tại Điều 20 của Quy định này; e) Mọi cán bộ chấm thi, kể cả cán bộ ngoài trường tham gia chấm thi phải thực hiện các quy định của Quy chế tuyển sinh, nếu sai phạm đều bị xử lý theo Quy chế thi Trung học phổ thông quốc gia hiện hành

Điều 14 Ban Phúc khảo

1 Thành phần của Ban Phúc khảo bao gồm:

a) Trưởng ban do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh đảm nhiệm Trong cùng một kỳ thi, người làm Trưởng ban Chấm thi không đồng thời làm Trưởng ban phúc khảo;

b) Các uỷ viên: Một số cán bộ giảng dạy chủ chốt của các bộ môn Danh sách các uỷ viên và lịch làm việc của Ban phải được giữ bí mật;

c) Cán bộ chấm thi phúc khảo phải đủ các tiêu chuẩn đã quy định tại mục a, khoản 6 Điều 13 của Quy định này Cán bộ tham gia chấm đợt đầu bài thi nào thì không được chấm phúc khảo bài thi đó

2 Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Phúc khảo:

Khi thí sinh có đơn đề nghị phúc khảo theo quy định tại Quy chế tuyển sinh, Ban Phúc khảo có nhiệm vụ:

a) Kiểm tra các sai sót cơ học như: cộng sai điểm, ghi nhầm điểm bài thi của người này sang người khác;

b) Phúc khảo các bài do thí sinh đề nghị;

c) Chấm bài thi thất lạc đã được tìm thấy;

d) Chấm bài mới thi bổ sung do sai sót của Hội đồng tuyển sinh;

đ) Trình Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trường quyết định điểm bài thi sau khi

đã chấm phúc khảo

3 Trách nhiệm và quyền hạn của Trưởng Ban phúc khảo:

Điều hành công tác chấm phúc khảo và chịu trách nhiệm trước Hội đồng tuyển sinh về chất lượng, tiến độ và quy trình chấm phúc khảo

4 Cán bộ chấm thi phúc khảo phải thực hiện các quy định tại Điều 21 của Quy

Trang 25

xix

định này

Điều 15 Một số các Ban giúp việc khác

Một số các Ban giúp việc khác như Ban cơ sở vật chất tài chính, Ban giao nhận

đề thi bài thi,… được thành lập khi cần thiết Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh quyết định thành phần và nhiệm vụ của từng Ban

Điều 16 Đề thi tuyển sinh

1 Yêu cầu và nội dung đề thi:

a) Đề thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ phải đạt được yêu cầu kiểm tra những kiến thức cơ bản, khả năng vận dụng và kỹ năng thực hành của thí sinh trong phạm vi chương trình đào tạo trình độ đại học

b) Nội dung đề thi phải đảm bảo tính khoa học, chính xác, chặt chẽ mang tính tổng hợp, bám sát và bao quát toàn bộ chương trình môn thi đã được công bố Lời văn, câu chữ, số liệu, công thức, phương trình phải chính xác, rõ ràng;

c) Đề thi phải đảm bảo yêu cầu đánh giá và phân loại được trình độ của thí sinh, phù hợp với thời gian quy định cho mỗi môn thi;

d) Dạng thức của đề thi môn ngoại ngữ thực hiện theo quy định ở Phụ lục III của quy định này;

đ) Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh chịu trách nhiệm về nội dung đề thi của Trường

2 Người ra đề thi:

a) Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trường chọn người ra đề thi có chuyên môn đúng môn thi, có tinh thần trách nhiệm, uy tín chuyên môn và có kinh nghiệm ra đề thi;

b) Người ra đề thi môn cơ sở phải có bằng tiến sĩ trở lên, người ra đề thi môn ngoại ngữ, môn cơ bản phải có bằng thạc sĩ trở lên

3 Việc ra đề thi có thể sử dụng ngân hàng đề thi hoặc cử từng người ra từng đề độc lập

a) Nếu sử dụng ngân hàng đề thi, thì ngân hàng phải có ít nhất 100 câu hỏi để xây dựng thành ít nhất 3 bộ đề thi cho mỗi môn thi; hoặc có ít nhất 30 bộ đề thi hoàn chỉnh để chọn ngẫu nhiên lấy ít nhất 3 đề thi;

Trang 26

b) Trong trường hợp ra từng đề độc lập, mỗi môn thi phải có ít nhất 3 đề do 3 người khác nhau thực hiện Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trực tiếp mời người ra đề độc lập, tiếp nhận đề thi và bí mật tên người ra đề thi Người ra đề thi không được phép tiết lộ về việc đã được giao nhiệm vụ làm đề thi Người ra đề không được là người đã hoặc đang phụ đạo, hướng dẫn ôn tập cho thí sinh

Khi nhận đề thi từ người ra đề thi độc lập, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh ký giáp lai vào phong bì đề thi, đóng dấu niêm phong trước sự chứng kiến của người nộp đề thi và cất giữ theo quy trình bảo mật

4 Nơi làm đề thi phải biệt lập, an toàn, bảo mật, kín đáo Người làm việc trong khu vực phải có phù hiệu và chỉ hoạt động trong phạm vi được phép

5 Quy trình ra đề thi, bảo mật đề thi và xử lý các sự cố bất thường của đề thi thực hiện theo quy định của Quy chế thi Trung học phổ thông quốc gia hiện hành hiện hành

6 Quy trình chọn và kiểm tra đề thi:

a) Trước khi chọn đề thi để in, mỗi môn thi phải có ít nhất 3 đề;

b) Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh hoặc Trưởng Ban Đề thi có trách nhiệm mã hoá các phong bì đựng đề thi;

c) Tổ chức chọn ngẫu nhiên lấy một đề thi chính thức cho kỳ thi Các đề thi còn lại làm đề dự bị 1 và dự bị 2 Bì đựng đáp án chỉ được mở khi chấm thi

d) Người tham gia làm đề thi phải cách ly với môi trường bên ngoài từ khi tiếp xúc với đề thi và chỉ được ra khỏi nơi làm đề thi khi đề thi đã mở tại phòng thi được

120 phút hoặc hết giờ thi đối với môn tiếng Anh Riêng Trưởng môn thi chỉ được ra khỏi nơi làm đề thi khi đã hết giờ làm bài của môn thi do mình phụ trách để trực giải đáp và xử lý các vấn đề liên quan đến đề thi

đ) Tổ chức kiểm tra đề thi:

- Sau khi đề thi chính thức được chọn, Trưởng Ban Đề thi và Trưởng môn thi

có trách nhiệm kiểm tra nội dung đề thi, độ khó, độ dài của đề thi Kết quả kiểm tra phải được ghi vào biên bản kiểm tra đề, cùng ký duyệt vào đề hoặc biên bản kiểm tra

đề trước khi in;

- Việc in, đóng gói, bảo quản, phân phối, sử dụng đề thi được tiến hành dưới sự

Trang 27

b) Sau khi đóng gói xong từng đề thi, Uỷ viên thường trực Ban Đề thi kiểm tra

và bàn giao cho Trưởng Ban Đề thi quản lý, kể cả các bản in thừa, in hỏng, xấu, rách, bẩn đã bị loại ra

8 Bảo quản và phân phối đề thi:

a) Đề thi, đáp án của từng môn thi khi chưa công bố và chưa hết giờ làm bài của từng môn thi thuộc danh mục bí mật nhà nước độ “Tối mật”, được bảo quản theo chế

độ bảo mật quốc gia;

b) Lịch phân phối đề thi từng buổi cho các điểm thi, phòng thi do Trưởng Ban

b) Đề thi dự bị chỉ sử dụng trong trường hợp đề thi chính thức bị lộ, hoặc có những sai sót nghiêm trọng với đủ bằng chứng xác thực và có kết luận chính thức của Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh

Điều 17 Tổ chức thi tuyển sinh

1 Thời gian làm bài thi theo hình thức tự luận là 180 phút; theo hình thức trắc nghiệm là 90 phút; theo hình thức vừa trắc nghiệm, vừa tự luận là 120 phút

2 Thời gian thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ được tổ chức liên tục trong các ngày theo quy định Lịch thi cụ thể từng môn do Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trường quyết định

3 Trước kỳ thi chậm nhất một tuần, Hội đồng tuyển sinh phải chuẩn bị xong địa điểm thi với đủ số phòng thi cần thiết, các phòng thi phải tập trung gần nhau, an

Trang 28

toàn, yên tĩnh Mỗi phòng thi bố trí tối đa 30 thí sinh Phòng thi phải đủ ánh sáng, đủ bàn ghế, đủ rộng để khoảng cách giữa hai thí sinh liền kề cách nhau ít nhất 1,2 m

4 Trước ngày thi, Ban Thư ký hoàn thành danh sách thí sinh của từng phòng thi

để dán trước mỗi phòng thi Mỗi phòng thi có một bản danh sách kèm theo ảnh của thí sinh để trao cho cán bộ coi thi đối chiếu, kiểm tra trong các buổi thi

5 Theo đúng lịch thi đã công bố, trong ngày đầu tiên của kỳ thi, Ban Coi thi phân công cán bộ phổ biến quy chế thi, hướng dẫn thí sinh đến phòng thi, bổ sung, điều chỉnh những sai sót về họ, tên, đối tượng, hộ khẩu thường trú, khu vực tuyển sinh, môn thi, khối thi, mã ngành của thí sinh Những bổ sung và điều chỉnh này, cán bộ tuyển sinh của trường phải ghi xác nhận vào phiếu Điều chỉnh thông tin và cập nhật ngay vào máy tính

6 Xử lý các sự cố bất thường của đề thi

6.1 Nếu thấy in và phát đề thi sai lịch thi đã công bố, hoặc không đúng mã số

đề thi quy định thì báo cáo ngay với Chủ tịch hội đồng tuyển sinh trường

6.2 Trường hợp đề thi còn có những sai sót (có thể từ đề thi gốc hoặc do sao chụp, in sao) hoặc đề thi bị lộ

a) Nếu phát hiện sai sót trong đề thi, các cán bộ coi thi phải báo cáo ngay với Hội đồng tuyển sinh và Hội đồng tuyển sinh báo cáo ngay với Bộ GD&ĐT để có phương án xử lý thích hợp

Tuỳ theo tính chất và mức độ sai sót nặng hay nhẹ, tuỳ theo sai sót xảy ra ở một câu hay nhiều câu của đề thi, tuỳ theo thời gian phát hiện sớm hay muộn, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh, sau khi xin ý kiến của Bộ GD&ĐT, phải cân nhắc và quyết định xử lý theo một trong các phương án:

- Chỉ đạo các điểm thi sửa chữa kịp thời các sai sót, thông báo cho thí sinh biết, nhưng không kéo dài thời gian làm bài;

- Chỉ đạo việc sửa chữa các sai sót, thông báo cho thí sinh biết và kéo dài thích đáng thời gian làm bài cho thí sinh;

- Không sửa chữa, cứ để thí sinh làm bài, nhưng phải xử lý khi chấm thi (có thể điều chỉnh đáp án và thang điểm cho thích hợp);

- Tổ chức thi lại môn đó vào ngay sau buổi thi cuối cùng bằng đề thi dự bị

Trang 29

xxiii

b) Chỉ có Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh mới có thẩm quyền kết luận về tình huống lộ đề thi Khi đề thi chính thức bị lộ, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh quyết định đình chỉ môn thi bị lộ, thông báo cho thí sinh biết Các buổi thi môn khác vẫn tiếp tục bình thường theo lịch Môn bị lộ sẽ được thi ngay sau buổi thi cuối cùng

Sau khi thi, Hội đồng tuyển sinh sẽ phối hợp với các ngành chức năng để kiểm tra, xác minh, kết luận nguyên nhân lộ đề thi, người làm lộ đề thi và những người liên quan, tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật và báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo

6.3 Trường hợp thiên tai xảy ra bất thường trong những ngày thi tuyển sinh Nếu thiên tai xảy ra Hội đồng tuyển sinh phải huy động sự hỗ trợ của các lực lượng trên địa bàn dưới sự chỉ đạo của cấp uỷ và chính quyền các địa phương, kể cả việc phải thay đổi địa điểm thi Nếu xảy ra tình huống bất khả kháng thì Hội đồng tuyển sinh cho phép lùi các môn thi bị ảnh hưởng vào ngay sau buổi thi cuối cùng với

đề thi dự bị; các môn thi còn lại vẫn thi theo lịch đã quy định

Điều 18 Trách nhiệm của cán bộ coi thi và các thành viên khác trong Ban Coi thi

Cán bộ coi thi và các thành viên khác trong Ban Coi thi có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Quy chế thi Trung học phổ thông quốc gia hiện hành

Điều 19 Trách nhiệm của thí sinh trong kỳ thi

Thí sinh có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Quy chế thi Trung học phổ thông quốc gia hiện hành và những quy định về kỳ thi của Quy định này

Điều 20 Chấm thi tuyển sinh

1 Khu vực chấm thi bao gồm nơi chấm thi và nơi bảo quản bài thi Nơi chấm thi và nơi bảo quản bài thi cần được bố trí gần nhau, liên tục có người bảo vệ suốt ngày đêm, có đủ phương tiện phòng cháy, chữa cháy, bảo mật và bảo quản bài thi

2 Cửa được khoá bằng 2 khoá khác nhau; Trưởng môn chấm thi giữ chìa của một khoá, uỷ viên Ban Thư ký chấm thi giữ chìa của một khoá Cửa chỉ được mở khi

có mặt cả hai người giữ chìa khoá

3 Tuyệt đối không được mang tài liệu, giấy tờ riêng và các loại bút không nằm trong quy định của Ban Chấm thi; điện thoại di động và các phương tiện thông tin liên lạc khi vào và ra khỏi khu vực chấm thi

Trang 30

4 Việc tổ chức chấm thi được thực hiện theo các quy định tại Quy chế thi Trung học phổ thông quốc gia hiện hành và những quy định về chấm thi của Quy định này

5 Thang điểm chấm thi và xử lý kết quả chấm thi

5.1 Thang điểm chấm thi:

a) Thang điểm chấm thi môn chủ chốt và môn không chủ chốt theo hình thức tự luận là thang điểm 10 Các ý nhỏ được chấm điểm lẻ đến 0,25 điểm; Thang điểm chấm thi môn chủ chốt và môn không chủ chốt theo hình thức trắc nghiệm có thể theo thang điểm khác, nhưng điểm toàn bài phải quy về thang điểm 10 Không thực hiện việc làm tròn điểm trong kỳ thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ

b) Cán bộ chấm bài thi theo thang điểm và đáp án chính thức đã được Trưởng ban Chấm thi phê duyệt

5.2 Xử lý kết quả chấm thi: Ban thư ký chấm thi so sánh kết quả hai lần chấm thi và xử lý kết quả chấm thi như sau:

a) Nếu kết quả hai lần chấm thi giống nhau thì giao túi bài thi cho hai cán bộ chấm thi ghi điểm vào bài thi rồi cùng ký tên xác nhận vào bài thi; trường hợp điểm toàn bài giống nhau nhưng điểm thành phần lệch nhau thì hai cán bộ chấm thi cùng kiểm tra và thống nhất lại điểm theo đáp án quy định;

b) Nếu kết quả hai lần chấm lệch nhau 0,5 điểm (theo thang điểm 10) thì rút bài thi đó cùng phiếu chấm lần thứ nhất rồi giao cho trưởng môn chấm thi quyết định điểm cuối cùng Trưởng môn chấm thi ghi điểm vào bài thi và ký tên xác nhận vào bài thi;

c) Nếu kết quả hai lần chấm lệch nhau từ 1 điểm trở lên (theo thang điểm 10) thì rút bài thi đó cùng phiếu chấm lần thứ nhất rồi giao cho trưởng môn chấm thi tổ chức chấm lần thứ ba trực tiếp vào bài làm của thí sinh bằng mực màu khác Trong trường hợp này, nếu kết quả của hai trong số ba lần chấm giống nhau thì lấy điểm giống nhau làm điểm chính thức Nếu kết quả của hai trong ba lần chấm vẫn lệch nhau thì Trưởng môn chấm thi lấy điểm trung bình cộng của ba lần chấm làm điểm cuối cùng Trưởng môn chấm thi ghi điểm vào bài thi và ký tên xác nhận;

d) Những bài thi cộng điểm sai phải sửa lại ngay

Trang 31

xxv

Điều 21 Tổ chức phúc khảo và giải quyết khiếu nại điểm bài thi

1 Việc tổ chức phúc khảo và giải quyết khiếu nại điểm bài thi được thực hiện theo quy định của Quy chế thi Trung học phổ thông quốc gia hiện hành

2 Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định thành lập Hội đồng kiểm tra kết quả phúc khảo Hội đồng kiểm tra kết quả phúc khảo

có thẩm quyền quyết định cuối cùng về điểm chính thức của bài thi Việc tổ chức đối thoại giữa Hội đồng kiểm tra kết quả phúc khảo với người chấm lần đầu, người chấm phúc khảo do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định

Điều 22 Thẩm định kết quả tuyển sinh

Việc tổ chức thẩm định kết quả tuyển sinh được thực hiện theo quy định của Quy chế thi Trung học phổ thông quốc gia hiện hành

Điều 23 Trúng tuyển

1 Thí sinh phải đạt 50% của thang điểm đối với mỗi môn thi sau khi đã cộng điểm ưu tiên nếu có

2 Căn cứ theo chỉ tiêu do Bộ Giáo dục và Đào tạo giao hàng năm, Hội đồng tuyển sinh xác định điểm trúng tuyển là tổng điểm hai môn thi (không tính môn ngoại ngữ)

3 Trường hợp có nhiều thí sinh cùng tổng điểm hai môn thi nêu trên (đã cộng cả điểm ưu tiên, nếu có) thì xác định người trúng tuyển theo thứ tự ưu tiên sau:

a) Thí sinh là nữ ưu tiên theo quy định tại Khoản 4, Điều 16 Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19/5/2009 về các biện pháp đảm bảo bình đẳng giới;

b) Người có điểm cao hơn của môn Kinh tế học;

c) Người được miễn thi ngoại ngữ hoặc người có điểm cao hơn của môn ngoại ngữ

4 Công dân nước ngoài có nguyện vọng học thạc sĩ tại Việt Nam được Hiệu trưởng căn cứ vào ngành đào tạo, kết quả học tập ở trình độ đại học; trình độ ngôn ngữ theo yêu cầu của chương trình đào tạo và trình độ tiếng Việt để xét tuyển; trường hợp

có điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam với chính phủ nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế về việc tiếp nhận công dân nước ngoài đến Việt Nam

Trang 32

học tập ở trình độ thạc sĩ thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận hợp tác đó

Điều 24 Công nhận trúng tuyển

1 Sau khi có kết quả thi tuyển, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh báo cáo Hiệu trưởng kết quả thi tuyển, phương án điểm trúng tuyển và danh sách trúng tuyển dự kiến Hiệu trưởng xác định điểm trúng tuyển, ký duyệt danh sách thí sinh trúng tuyển,

và đăng trên Website của Trường

2 Căn cứ danh sách trúng tuyển, Khoa Đào tạo sau đại học thừa lệnh Hiệu trưởng gửi giấy báo nhập học đến các thí sinh trúng tuyển trước ngày nhập học tối thiểu 15 ngày

3 Sau khi hết thời hạn nhập học, Hiệu trưởng ra quyết định công nhận học viên cao học theo danh sách những thí sinh nhập học, báo cáo Bộ GD&ĐT

CHƯƠNG III:

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ TỔ CHỨC ĐÀO TẠO

Điều 25 Chương trình đào tạo

1. Khối lượng học tập tối thiểu 60 tín chỉ theo quy định tại Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 của Thủ tướng chính phủ Quy trình và tổ chức xây dựng chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện theo quy định tại Thông tư 07/TT-BGDĐT ngày 16/04/2015 của Bộ GD&ĐT Trong những trường hợp cần thiết, phần kiến thức ở trình độ đại học được nhắc lại nhưng không quá 5% thời lượng quy định cho mỗi học phần

2 Chương trình đào tạo theo định hướng nghiên cứu cung cấp cho người học kiến thức chuyên sâu của ngành, chuyên ngành và phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp để có thể độc lập nghiên cứu, phát triển các quan điểm, luận thuyết khoa học, bước đầu có thể hình thành ý tưởng khoa học, phát hiện, khám phá và thử nghiệm kiến thức mới; có khả năng thực hiện công việc ở các vị trí nghiên cứu, giảng dạy, tư vấn

và hoạch định chính sách hoặc các vị trí khác thuộc lĩnh vực ngành, chuyên ngành đào tạo; có thể tiếp tục tham gia chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ

Trang 33

xxvii

3 Chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng giúp cho người học nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng hoạt động nghề nghiệp; có năng lực làm việc độc lập, sáng tạo; có khả năng thiết kế sản phẩm, ứng dụng kết quả nghiên cứu, phát hiện và tổ chức thực hiện các công việc phức tạp trong hoạt động chuyên môn nghề nghiệp, phát huy và sử dụng hiệu quả kiến thức chuyên ngành vào việc thực hiện các công việc cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế tại cơ quan, tổ chức, đơn vị kinh tế; có thể học bổ sung một số kiến thức cơ sở ngành và phương pháp nghiên cứu theo yêu cầu của chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ để tiếp tục tham gia chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ

Điều 26 Cấu trúc chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ gồm ba phần: kiến thức chung, kiến thức

cơ sở và chuyên ngành, luận văn thạc sĩ

1 Phần kiến thức chung: bao gồm học phần triết học và ngoại ngữ (nếu có): a) Học phần triết học có khối lượng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; b) Học phần ngoại ngữ: căn cứ trình độ ngoại ngữ của người trúng tuyển và yêu cầu về trình độ ngoại ngữ trước khi bảo vệ luận văn được quy định tại Quy chế đào tạo Thạc sĩ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng quy định khối lượng học tập học phần ngoại ngữ phù hợp

2 Phần kiến thức cơ sở và chuyên ngành: bao gồm các học phần bắt buộc và học phần tự chọn Trong đó, các học phần tự chọn chiếm tối thiểu 30% khối lượng chương trình đào tạo Hiệu trưởng tổ chức xây dựng số học phần tự chọn nhiều hơn số học phần mà học viên được chọn

3 Luận văn: có khối lượng tối thiểu 7 tín chỉ

Điều 27: Tổ chức đào tạo

1 Đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện theo học chế tín chỉ

2 Lập kế hoạch đào tạo:

a) Sau khi có quyết định trúng tuyển cao học, Khoa Đào tạo sau đại học gửi quyết định trúng tuyển và giấy báo nhập học cho những học viên trúng tuyển; phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức nhập học cho học viên và khai giảng

b) Khoa Đào tạo sau đại học chủ trì, phối hợp với Khoa, Tiểu ban chuyên môn

Trang 34

xây dựng lịch giảng theo học chế tín chỉ; lịch giảng cần cụ thể về thời gian học, khối lượng tín chỉ cần tích luỹ, nội dung chương trình các học phần cơ bản, cơ sở ngành và chuyên ngành; xác định điều kiện tiên quyết cho từng môn trình Ban Giám hiệu phê duyệt và công bố trên trên cổng thông tin của Trường và Khoa Đào tạo sau đại học

c) Khoa Đào tạo sau đại học lập danh sách lớp học và lịch giảng để phân công giảng viên giảng dạy theo lịch quy định ít nhất 2 tuần trước khi bắt đầu học tập

c) Trường hợp số lượng học viên lựa chọn học phần không đủ 30 nhưng vẫn muốn học học phần đó thì phải đóng kinh phí học tập bằng với lớp có quy mô 30 học viên

4 Đánh giá điểm quá trình, thi kết thúc học phần và công bố kết quả thi:

a) Khi kết thúc học phần, giảng viên giảng dạy lên danh sách điểm quá trình của lớp chuyển cho Phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục và chuyển đề thi kết thúc học phần cho Khoa và Tiểu ban chuyên môn xét duyệt ít nhất 10 ngày trước khi thi

b) Phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục chịu trách nhiệm về tổ chức thi kết thúc học phần, Phòng Thanh tra giáo dục chịu trách nhiệm thanh tra, kiểm tra công tác coi thi theo đúng quy chế thi

c) Công tác coi thi, chấm thi kết thúc học phần tuân thủ các quy định khác về coi thi, chấm thi của Trường Sau 15 ngày kể từ ngày thi, giảng viên phải trả kết quả thi về Phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục để công bố điểm

d) Học viên đủ điều kiện tham gia dự thi nhưng vắng thi có lý do chính đáng sẽ được dự thi lại 01 lần cùng với lớp thi sau đó (cùng khóa, hoặc khóa sau) Học viên thi không đạt học phần sẽ không được thi lại, học viên có thể đăng ký học lại, học ghép nếu kết quả học tập lần 01 không đạt yêu cầu, và phải đóng học phí cho học phần học

Trang 35

xxix

lại (Phụ lục IV)

đ) Điểm quá trình và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10, làm tròn đến một chữ số thập phân Điểm học phần là tổng của điểm quá trình và điểm thi kết thúc học phần nhân với trọng số tương ứng, làm tròn đến một chữ số thập phân Học phần đạt yêu cầu (học phần tích lũy) khi có điểm học phần từ 4,0 trở lên Nếu điểm học phần dưới 4,0 thì học viên phải học lại học phần đó hoặc có thể đổi sang học phần khác tương đương (nếu là học phần tự chọn)

e) Nếu điểm trung bình chung các học phần chưa đạt 5,5 trở lên thì học viên phải đăng ký học lại một hoặc một số học phần có điểm dưới 5,5 hoặc có thể đổi sang học phần khác tương đương (nếu là học phần tự chọn) Điểm được công nhận sau khi học lại là điểm học phần cao nhất trong 2 lần học

Điều 28 Luận văn thạc sĩ

1 Quy trình xét duyệt đề tài và Người hướng dẫn:

a) Tháng đầu tiên của học kỳ 3 của khóa học, Khoa Đào tạo sau đại học lập danh sách người hướng dẫn luận văn dự kiến trên cơ sở các giảng viên tham gia giảng dạy cao học trong và ngoài trường trình Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng phụ trách duyệt

b) Tuần đầu tiên tháng thứ 2 của học kỳ 3, Khoa Đào tạo sau đại học gửi danh sách người hướng dẫn luận văn của khóa học cho học viên kèm theo toàn bộ các biểu mẫu (Phụ lục V, VI, VII, VIII, IX), các quy định liên quan đến luận văn và việc thực hiện luận văn thông qua Ban cán sự lớp và thông báo trên website của Khoa Đào tạo sau đại học

c) Trong vòng 01 tháng kể từ khi được thông báo danh sách Người hướng dẫn, học viên phải nộp về Khoa Đào tạo sau đại học đơn đăng ký đề tài và Người hướng dẫn để Khoa tổng hợp

d) Trong vòng 02 tuần kể từ khi nhận được bản tổng hợp danh sách đề tài và người hướng dẫn luận văn của Khoa Đào tạo sau đại học, Khoa và Tiểu ban chuyên môn phải tiến hành họp để xét duyệt và gửi kết quả cho Khoa Đào tạo sau đại học tổng hợp trình Hiệu trưởng phê duyệt, sau đó thông báo cho học viên và người hướng dẫn

e) Việc thay đổi để tài trước khi tổ chức bảo vệ luận văn do Hiệu trưởng ra

Trang 36

quyết định, trên cơ sở đơn đề nghị của học viên, được người hướng dẫn và trưởng đơn

vị chuyên môn đồng ý

2 Yêu cầu đối với luận văn

a) Luận văn thạc sĩ phải là một công trình nghiên cứu khoa học độc lập của học viên Nội dung luận văn phải thể hiện được các kiến thức về lý thuyết và thực hành trong lĩnh vực chuyên môn, phương pháp giải quyết vấn đề đã đặt ra Các kết quả của luận văn phải chứng tỏ tác giả đã biết vận dụng phương pháp nghiên cứu và những kiến thức được trang bị trong quá trình học tập để xử lý đề tài Kết quả nghiên cứu trong luận văn phải là kết quả lao động của chính tác giả, chưa được công bố trong bất

cứ một công trình nghiên cứu nào

- Luận văn theo định hướng nghiên cứu là một báo cáo khoa học, có đóng góp mới về mặt lý luận, học thuật hoặc có kết quả mới trong nghiên cứu một vấn đề khoa học mang tính thời sự thuộc chuyên ngành đào tạo

- Luận văn theo định hướng ứng dụng là một báo cáo chuyên đề kết quả nghiên cứu giải quyết một vấn đề đặt ra trong thực tiễn hoặc báo cáo kết quả tổ chức, triển khai áp dụng một nghiên cứu lý thuyết, một mô hình mới trong lĩnh vực chuyên ngành vào thực tế;

b) Kết cấu luận văn thạc sĩ được thực hiện theo Phụ lục XI và Phụ lục XII c) Yêu cầu về hình thức đối với luận văn thạc sĩ:

Luận văn thạc sĩ theo định hướng nghiên cứu có khối lượng không quá 120 trang A4 và luận văn theo định hướng ứng dụng có khối lượng không quá 70 trang A4 (không bao gồm các phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo), trong đó có ít nhất 50%

là trình bày kết quả nghiên cứu và biện luận của học viên

Luận văn phải được trình bày rõ ràng, mạch lạc, đẹp, không được tẩy xóa, có đánh số trang, đánh số bảng biểu, hình vẽ, sơ đồ, đồ thị…

3 Những yêu cầu khác đối với luận văn thạc sĩ:

a) Luận văn thạc sĩ phải đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ

b) Nếu luận văn là công trình khoa học hoặc một phần công trình khoa học của một tập thể trong đó tác giả đóng góp phần chính thì phải xuất trình với Trường các

Trang 37

Điều 29 Hướng dẫn và điều kiện bảo vệ luận văn

1 Hướng dẫn luận văn

a) Mỗi luận văn có một hoặc hai người hướng dẫn Trường hợp có hai người hướng dẫn, trong quyết định giao đề tài và cử người hướng dẫn ghi rõ người hướng dẫn thứ nhất và người hướng dẫn thứ hai

b) Người có chức danh giáo sư được hướng dẫn tối đa 7 học viên; người có học

vị tiến sĩ khoa học hoặc có chức danh phó giáo sư được hướng dẫn tối đa 5 học viên; người có học vị tiến sĩ từ 1 năm trở lên được hướng dẫn tối đa 3 học viên trong cùng thời gian, kể cả học viên của cơ sở đào tạo khác

c) Luận văn thuộc chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng thì người hướng dẫn thứ hai có thể là người có học vị thạc sĩ từ 3 năm trở lên cùng ngành đào tạo và có tối thiểu 15 năm kinh nghiệm làm công tác thực tế thuộc lĩnh vực của đề tài; được hướng dẫn tối đa 2 học viên trong cùng thời gian, tính trong tất cả các cơ sở đào tạo có tham gia hướng dẫn

2 Điều kiện bảo vệ luận văn

Học viên được bảo vệ luận văn khi thỏa mãn các điều kiện sau đây:

a) Học viên hoàn thành chương trình đào tạo, có điểm trung bình chung các học phần trong chương trình đào tạo đạt từ 5,5 trở lên (theo thang điểm 10) hoặc điểm C trở lên (theo thang điểm chữ);

b) Đạt trình độ ngoại ngữ tối thiểu phải từ bậc 3/6 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương (Phụ lục II);

c) Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự và không trong thời gian bị kỷ luật đình chỉ học tập;

Trang 38

d) Không bị tố cáo theo quy định của pháp luật về nội dung khoa học trong luận văn

đ) Hoàn thiện hồ sơ đăng ký bảo vệ luận văn thạc sĩ và được Khoa Đào tạo sau đại học thông qua Hồ sơ bao gồm:

- Luận văn bìa mềm, in hai mặt (06 quyển)

- Lý lịch khoa học (Phụ lục IX)

- Văn bản đề nghị của người hướng dẫn khoa học cho phép học viên được bảo

vệ luận văn (Phụ lục X)

- Bảng điểm các học phần

- Phiếu chi tiết thu nộp học phí

+ Minh chứng về công trình khoa học (nếu có)

Điều 30 Hội đồng đánh giá luận văn

1 Thành lập Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ

a) Khi học viên có đủ điều kiện được bảo vệ luận văn chính thức, căn cứ đề xuất của Khoa, Tiểu ban chuyên môn, Khoa Đào tạo sau đại học trình Hiệu trưởng thành lập hội đồng đánh giá luận văn

b) Hội đồng gồm 5 thành viên; trong đó có tối thiểu hai thành viên ở ngoài Trường, thuộc hai đơn vị khác nhau; trong đó, ít nhất có một người là phản biện

2 Tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng:

a) Các thành viên hội đồng là những người có học vị tiến sĩ từ 2 năm trở lên hoặc

có chức danh phó giáo sư, giáo sư cùng ngành, chuyên ngành đào tạo với học viên, am hiểu lĩnh vực của đề tài luận văn

b) Chủ tịch Hội đồng phải là người có năng lực và uy tín chuyên môn, có kinh nghiệm trong tổ chức điều hành công việc của Hội đồng;

c) Người phản biện phải là người am hiểu đề tài luận văn Người phản biện không được là đồng tác giả với người bảo vệ trong các công trình công bố có liên quan đến đề tài luận văn (nếu có); Người phản biện phải có trách nhiệm cao trong đánh giá chất lượng của luận văn Không có quá 1 người phản biện là cán bộ, giảng viên cơ hữu của trường

d) Đối với luận văn định hướng ứng dụng, trong số các thành viên hội đồng

Trang 39

xxxiii

ngoài Trường phải có tối thiểu một người đang làm công tác thuộc lĩnh vực của đề tài Trường hợp không có người đang làm công tác thực tế đủ tiêu chuẩn thành viên hội đồng theo quy định trên thì có thể mời người có học vị thạc sĩ từ 3 năm trở lên cùng ngành đào tạo và có tối thiểu 15 năm kinh nghiệm làm công tác thực tế thuộc lĩnh vực của đề tài tham gia là ủy viên hội đồng;

đ) Các thành viên hội đồng là người không có quan hệ cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh chị em ruột;

e) Các thành viên trong hội đồng phải có lý lịch khoa học được quản lý tại Khoa Đào tạo sau đại học

3 Trách nhiệm của thành viên Hội đồng:

a) Các thành viên Hội đồng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của các nhận xét, đánh giá của mình về luận văn

b) Nếu thành viên trong Hội đồng không tham dự được buổi họp đánh giá luận văn thì phải thông báo cho Khoa Đào tạo sau đại học ngay khi nhận được quyết định, Hiệu trưởng sẽ quyết định người thay thế để các buổi họp đánh giá luận văn không bị hoãn vì lý do các thành viên vắng mặt

c) Nếu thành viên Hội đồng vắng mặt tại buổi họp đánh giá luận văn quá 3 lần hoặc vắng mặt nhưng không báo cáo lý do vắng ngay khi nhận được quyết định thì sẽ không được tham dự vào Hội đồng đánh giá luận văn trong vòng 1 năm tiếp theo

Điều 31 Đánh giá luận văn

1 Thời gian tổ chức buổi bảo vệ luận văn sớm nhất là 10 ngày, chậm nhất là 60 ngày kể từ ngày Hiệu trưởng ký quyết định thành lập Hội đồng đánh giá luận văn thạc

2 Tổ chức đánh giá luận văn:

a) Xếp lịch bảo vệ luận văn

- Trường tổ chức đánh giá luận văn cho từng học viên theo khóa học và theo từng chuyên ngành, mỗi ba tháng có một đợt bảo vệ Khi học viên đã có đủ điều kiện được bảo vệ luận văn, Trường xếp lịch để học viên bảo vệ vào thời gian xác định Các học viên cùng một chuyên ngành sẽ được xếp lịch để bảo vệ liên tục trong cùng một buổi

Trang 40

- Trên cơ sở danh sách các học viên đủ điều kiện bảo vệ, Khoa Đào tạo sau đại học xác định thời gian bảo vệ cho các học viên của cùng một chuyên ngành vào cùng một buổi, mỗi buổi nhiều nhất bốn luận văn

- Khoa Đào tạo sau đại học bố trí phòng họp cho các Hội đồng, ưu tiên các chuyên ngành đăng ký bảo vệ liên tục từ ba Hội đồng trở lên Những chuyên ngành có 1-2 Hội đồng sẽ được bố trí đan xen với các Hội đồng của chuyên ngành khác

b) Yêu cầu về việc tổ chức buổi đánh giá luận văn:

- Luận văn thạc sĩ được đánh giá công khai trước Hội đồng chấm luận văn, tại các phòng bảo vệ luận văn do Trường quy định

- Việc bảo vệ luận văn phải bảo đảm tính nguyên tắc và nêu cao đạo đức khoa học Mọi thành viên hội đồng phải có trách nhiệm tìm hiểu đầy đủ về nội dung luận văn trước khi đánh giá

- Phiên họp đánh giá luận văn phải được ghi thành biên bản và được toàn thể Hội đồng thông qua, có chữ ký của chủ tịch và thư ký hội đồng

- Học viên bảo vệ luận văn không đạt yêu cầu được sửa chữa để bảo vệ lần thứ hai trong thời hạn ba tháng kể từ ngày bảo vệ luận văn lần thứ nhất; không tổ chức bảo

vệ luận văn lần thứ ba

- Không tiến hành bảo vệ luận văn khi xảy ra một trong các trường hợp sau: Học viên không đủ sức khoẻ trong thời điểm bảo vệ; Vắng mặt chủ tịch Hội đồng hoặc thư ký Hội đồng; Vắng mặt phản biện có ý kiến không tán thành luận văn; Vắng mặt từ hai thành viên hội đồng trở lên

c) Những việc học viên chuẩn bị trước và sau khi bảo vệ luận văn:

- Hoàn thiện hồ sơ bảo vệ luận văn theo quy định tại mục đ, khoản 2 Điều 29 của Quy định này

- Sau khi bảo vệ thành công và đã sửa chữa theo yêu cầu của Hội đồng, học viên nộp 01 quyển luận văn bìa cứng màu xanh chữ nhũ vàng (đóng kèm bản photocopy kết luận của hội đồng đánh giá luận văn và nhận xét của các phản biện) và

01 đĩa CD sao lưu toàn văn nội dung luận văn cho Thư viện, và nộp 01 quyển luận văn bìa cứng màu xanh chữ nhũ vàng (đóng kèm bản photocopy kết luận của hội đồng đánh giá luận văn và nhận xét của các phản biện) kèm giấy biên nhận của Thư viện và

Ngày đăng: 19/02/2019, 09:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w