Thông qua việc lập thị trường buôn bán nô lệ từ Băng Cốc qua Atôpơ và Phnôm Pênh, một bộ phận phong kiến Thái Lan đã kíchđộng những cuộc chiến tranh đánh cướp nô lệ giữa các dân tộc, các
Trang 1LỜI GIỚI THIỆU CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY
Tỉnh Gia Lai ngày nay, đầu thế kỷ trước có tên gọi Pleiku Nằm phía Bắc TâyNguyên núi sông hùng vĩ, giữ một vị trí chiến lược quan trọng ở miền Trung đất nước,tỉnh Gia Lai có lịch sử lâu đời với nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc của đồng bàoJrai, Bahnar, Kinh và nhiều dân tộc thiểu số khác cùng chung sống đoàn kết
Trải qua lịch sử lâu dài chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt, chiến đấu vớinhiều kẻ thù xâm lược, ghi bao chiến công oanh liệt đã hun đúc cho nhân dân trong tỉnhtruyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam: lao động cần cù, sáng tạo trong dựng nước;yêu quê hương đất nước, anh dũng, kiên cường, bất khuất trong đấu tranh giữ nước
Từ những năm 30, 40 của thế kỷ trước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sảnViệt Nam quang vinh và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, nhân dân các dân tộc Gia Lai vớilòng yêu nước nồng nàn đã vùng dậy chống đế quốc xâm lược, cùng toàn dân tộc ViệtNam chớp thời cơ ngàn năm có một làm cuộc Cách mạng Tháng Tám (1945) thànhcông, giành độc lập dân tộc, lập Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á
Trong khí thế cách mạng hào hùng của kỷ nguyên độc lập, tự do và công cuộcchuẩn bị kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược, Đảng bộ Đảng Cộng sảnĐông Dương tỉnh Gia Lai ra đời ngày 10-12-1945, đảm nhận sứ mệnh và vai trò đội tiênphong lãnh đạo quân, dân trong tỉnh xây dựng chính quyền cách mạng, tiến hành cuộckháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1954), rồi tiếp đến cuộc khángchiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) Sau 30 năm chiến đấu liên tục, chịu đựngnhiều gian khổ, mất mát hy sinh, song hết sức hào hùng và rực rỡ chiến công, Đảng bộ,quân và dân tỉnh Gia Lai đã giành được thắng lợi quyết định, giải phóng tỉnh lỵ Pleiku(17-3-1975) và toàn tỉnh Gia Lai, góp phần vào thắng lợi chung của dân tộc, giải phóngmiền Nam, thống nhất đất nước Hòa bình lập lại, toàn thể cán bộ, đảng viên và nhândân trong tỉnh nhanh chóng bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới; xây dựng Đảng bộkhông ngừng lớn mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức Đó là quá trình Đảng bộ GiaLai lãnh đạo nhân dân trong tỉnh sát cánh cùng với các tỉnh Tây Nguyên và cả nướcbước đầu quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện công cuộc đổi mới xây dựng quêhương, đất nước hòa bình, giàu mạnh; nhân dân có cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúctheo mục tiêu con đường cách mạng của Đảng và Bác Hồ kính yêu đã lựa chọn
Lịch sử hoạt động và lãnh đạo các phong trào cách mạng trong tỉnh của Đảng bộGia Lai từ khi ra đời đến năm 2005 đã trải qua hơn 60 năm Trong chặng đường lịch sử vẻvang đó, đã xuất hiện biết bao tấm gương sáng chói về tinh thần tận trung với nước, tậnhiếu với dân, trung thành vô hạn đối với Đảng, với Bác Hồ của đồng bào, cán bộ, đảngviên nhiều thế hệ sinh sống, sản xuất, chiến đấu và xây dựng trên vùng đất Gia Lai thânyêu Ghi lại và phản ánh chân thực những chặng đường lịch sử của Đảng bộ và nhân dâncác dân tộc; tổng kết những bài học, kinh nghiệm lãnh đạo phong trào cách mạng củaĐảng bộ; biểu dương những tấm gương tiêu biểu trong chiến đấu, lao động sản xuất; gópphần giáo dục truyền thống cách mạng, bồi dưỡng và nâng cao lòng tự hào về Tổ quốc,quê hương đất nước, niềm tin yêu đối với Đảng; động viên cán bộ, đảng viên và nhân dân,nhất là thế hệ trẻ không ngừng phát huy truyền thống cách mạng anh hùng, đoàn kết, nhất
Trang 2trí, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ của công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủnghĩa là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện nay.
Nhận thức và quán triệt nhiệm vụ đó, thực hiện Chỉ thị 15 ngày 28-8-2002 củaBan Bí thư Trung ương Đảng (Khóa IX) về tăng cường và nâng cao chất lượng nghiêncứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai (Khóa
XII) ra Nghị quyết tổ chức biên soạn, xuất bản cuốn sách LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH GIA
LAI (1945 - 2005).
Cuốn lịch sử Đảng bộ biên soạn, xuất bản lần này dựa trên cơ sở bổ sung, chỉnh
lý, nâng cao chất lượng về nội dung và kết cấu từ hai tập sách: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Gia Lai, Tập I (1945 - 1975) và Lịch sử Đảng bộ tỉnh Gia Lai, Tập II (1975 - 1996); đồng
thời sưu tầm, khai thác tư liệu và nghiên cứu viết tiếp lịch sử của Đảng bộ giai đoạn 1996
- 2005
Dưới sự lãnh đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và sự giúp đỡ của Hội đồng Tưvấn, Ban biên soạn đã có nhiều cố gắng sưu tầm, bổ sung, đính chính một khối lượnglớn tư liệu lịch sử; phân tích đánh giá các sự kiện bảo đảm tính khách quan, toàn diện.Cuốn lịch sử Đảng bộ có nội dung, kết cấu gồm 3 phần, 12 chương và kết luận, đạtđược tính Đảng, tính khoa học Tuy nhiên, do quy mô công trình lịch sử Đảng bộ rộnglớn, thời gian nghiên cứu và biên soạn không nhiều, nên cuốn sách khó tránh khỏi thiếusót, hạn chế, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của đồng bào, đồng chí Ban Thường
vụ Tỉnh ủy sẽ tiếp thu mọi ý kiến và tiếp tục chỉ đạo để lần xuất bản sau, chất lượngcuốn sách được nâng cao hơn nữa
Ban Thường vụ Tỉnh ủy xin chân thành cảm ơn các đồng chí cách mạng lãothành, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt trong tỉnh trước đây và hiện nay, Viện Lịch sửĐảng thuộc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Cục Lưu trữ Vănphòng Trung ương Đảng, Trung tâm lưu trữ Quốc gia, cùng nhiều cán bộ, đảng viên vànhân dân trong tỉnh và tỉnh bạn, nhiều nhà khoa học ở Trung ương và địa phương đãđóng góp công sức, trí tuệ, ý kiến quý báu cho công trình này
Để thiết thực chào mừng kỷ niệm 34 năm ngày giải phóng tỉnh Gia Lai
(17-3-1975 – 17-3-2009) và 64 năm thành lập Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Gia Lai(10-12-1945 – 10-12-2009); chào mừng những thành tựu trong công cuộc đổi mới củaĐảng bộ và nhân dân Gia Lai, tạo đà vững bước cho những năm tới, Ban Thường vụTỉnh ủy Gia Lai trân trọng giới thiệu với đồng bào, đồng chí trong tỉnh và bạn đọc cả nước
cuốn sách LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH GIA LAI (1945 - 2005).
TM BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY
HÀ SƠN NHIN
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai
Trang 3THƯ GỬI ĐẠI HỘI CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
MIỀN NAM TẠI PLÂY CU1
Cùng các đồng bào dân tộc thiểu số,
Hôm nay đồng bào khai hội, sum họp một nhà thật là vui vẻ
Tiếc vì đường sá xa xôi, tôi không đến dự được Tôi tuy xa, nhưng lòng tôi vàChính phủ vẫn gần gũi đồng bào
Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba
Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt.Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau
Trước kia chúng ta xa cách nhau, một là vì thiếu giây liên lạc, hai là vì có kẻxui giục để chia rẽ chúng ta
Ngày nay nước Việt Nam là nước chung của chúng ta Trong Quốc hội có đủđại biểu các dân tộc Chính phủ thì có "NHA DÂN TỘC THIỂU SỐ" để săn sóc cho tất
cả các đồng bào
1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.4, tr.217-218.
Trang 4Giang sơn và Chính phủ là giang sơn và Chính phủ chung của chúng ta Vậynên tất cả dân tộc chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn nước non ta, để ủng hộChính phủ ta.
Chúng ta phải thương yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau đểmưu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta
Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không baogiờ giảm bớt Chúng ta quyết góp chung lực lượng lại để giữ vững quyền tự do, độc lậpcủa chúng ta
Xin chúc Đại hội thành công
Lời chào thân ái
Hà Nội, ngày 19 tháng 4 năm 1946
HỒ CHÍ MINH
Trang 5PHÁT BIỂU CỦA ĐỒNG CHÍ LÊ DUẨN TỔNG BÍ THƯ BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG DỊP THĂM
VÀ LÀM VIỆC TẠI TỈNH GIA LAI - KON TUM (4-1978)
Chính ý chí, tấm lòng và niềm tin ấy đã giúp đồng bào và chiến sĩ vượt quamuôn trùng khó khăn, gian khổ, lập nên những làng chiến đấu anh hùng, những căn cứ
du kích bất khả xâm phạm như Sơtơr, Sóap Dùi, Đak Uy, Xã Gào những pháo đài củalòng yêu nước mà không một vũ khí nào của Pháp, của Mỹ có thể đè bẹp
Ghi đậm chiến công trên mỗi con đường, mỗi ngọn núi, mỗi dòng suối, mỗibuôn làng Những đường chiến lược số 14, 19, số 7, những đỉnh đèo Mang Yang, AnKhê, những thung lũng Ia Drăng, Chư Prông, Sa Thầy, những cánh rừng Pleime, Đức
Cơ, và vùng đồi núi Đak Tô, Tân Cảnh, Phú Túc, Cheo Reo, biết bao tên đất, tên làngcủa tỉnh Gia Lai - Kon Tum đã hóa thành tên của những chiến công lừng lẫy
Trang 6PHẦN THỨ NHẤT
GIA LAI TRONG THỜI KỲ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN
TỘC, CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG
(1930 - 1945)
Chương I TỈNH GIA LAI - VỊ TRÍ CHIẾN LƯỢC QUAN TRỌNG
VÀ TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ, VĂN HÓA LÂU ĐỜI
I VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, NHỮNG BIẾN ĐỔI ĐỊA GIỚI
VÀ ĐỊA DANH HÀNH CHÍNH QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ
Trang 7Gia Lai thuộc khu vực Bắc Tây Nguyên, diện tích 15.536,92 km2, nằm trong tọa
độ từ 1205840 đến 1403700 vĩ độ Bắc và từ 107027’30 đến 108054’40 kinh độ Đông GiaLai là tỉnh rộng lớn nhất trong 5 tỉnh Tây Nguyên, phía Bắc tiếp giáp tỉnh Kon Tum,Nam giáp tỉnh Đăk Lăk, Đông giáp các tỉnh: Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Tâygiáp tỉnh Ratanakiri thuộc Campuchia trên chiều dài 90 km đường biên giới
Án ngữ trên đỉnh cao nguyên Pleiku hùng vĩ, Gia Lai như nóc nhà của đồng bằngBình Định, Phú Yên, Campuchia và là giao điểm của nhiều tuyến quốc lộ quan trọngtrong khu vực với tổng chiều dài 503 km
Quốc lộ 14, chạy theo hướng bắc - nam, là con đường huyết mạch của Tây
Nguyên và miền Đông Nam Bộ; đoạn qua tỉnh Gia Lai dài 112 km, nối Gia Lai với tỉnhKon Tum ra Đà Nẵng ở phía bắc và các tỉnh Nam Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, thànhphố Hồ Chí Minh ở phía nam
Quốc lộ 19 chạy theo hướng đông - tây, nối cảng biển Quy Nhơn với cửa khẩu Lệ
Thanh (Đức Cơ) để vào tỉnh Ratanakiri Phần đường thuộc quốc lộ 19 trên đất Gia Lai
có chiều dài 196 km, qua hai đô thị lớn của tỉnh là thị xã An Khê (Đông Trường Sơn) vàthành phố Pleiku (Tây Trường Sơn) Quốc lộ quan trọng này được hình thành trên cơ sởcon đường giao thương cổ nhất giữa bộ phận cư dân ở vùng đồng bằng ven biển NamTrung Bộ với các tỉnh Bắc Tây Nguyên từ trước thế kỷ XX
Quốc lộ 25 bắt đầu từ quốc lộ 1 (thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) để nối vào
quốc lộ 14 tại Mỹ Thạch (huyện Chư Sê) Đoạn quốc lộ 25 thuộc địa bàn tỉnh Gia Lai
có chiều dài 111 km, qua các huyện Đông Nam của tỉnh như Krông Pa, Ayun Pa, PhúThiện và phía Đông Chư Sê
Đến cuối năm 2007, sân bay Pleiku vẫn là cửa ngõ duy nhất nối khu vực BắcTây Nguyên với mạng lưới hàng không của cả nước
Cùng với hệ thống giao thông nối với các tỉnh bạn, Campuchia và các trung tâmkinh tế - chính trị của cả nước, Gia Lai còn có 11 tuyến tỉnh lộ quan trọng với tổngchiều dài 473 km
Tỉnh lộ 662 (dài 76 km), từ quốc lộ 19 tại Đá Chẻ, huyện Đak Pơ, đi về phía
nam, nối vào quốc lộ 25 tại phía tây thị xã Ayun Pa
Tỉnh lộ 663 (23 km) từ quốc lộ 19 nối dài (đoạn Bàu Cạn) chạy qua huyện Chư
Prông, nối vào tỉnh lộ 675 tại Phú Mỹ
Tỉnh lộ 664 (53 km) từ quốc lộ 14 - tại thành phố Pleiku qua huyện Ia Grai,
hướng về phía tây, nối vào quốc lộ 14C tại sông Sê San
Tỉnh lộ 668 (17 km), từ quốc lộ 25, đi về phía nam thị xã Ayun Pa, huyện Phú
Thiện sang tỉnh Đăk Lăk
Trang 8Tỉnh lộ 669 (90 km) từ quốc lộ 19 tại huyện An Khê, chạy về phía Bắc, dọc theo
huyện Kbang vào huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum)
Tỉnh lộ 670 (46 km) từ quốc lộ 19 tại Kon Dơng (Mang Yang) nối vào quốc lộ
14 đoạn qua xã Ia Khươl (huyện Chư Pah nơi tiếp giáp giữa tỉnh Gia Lai và tỉnh KonTum)
Tỉnh lộ 671 (24 km) từ quốc lộ 14, đoạn qua ngã tư Biển Hồ nối vào tỉnh lộ 670
tại xã Nam Yang, huyện Đak Đoa Tỉnh lộ 672 (dài 29 km) là vành đai thành phố Pleiku
Tỉnh lộ 673 (23 km) bắt đầu quốc lộ 14, tại thị trấn Hòa Phú, huyện Chư Pah vào
nhà máy thủy điện Ia Ly
Tỉnh lộ 674 (32 km) nối từ quốc lộ 19 tại trung tâm thị xã An Khê vào huyện
Kông Chro
Tỉnh lộ 675 (60 km) từ quốc lộ 14 tại Pleiku nối vào quốc lộ 14C tại Ia Men1
Vị trí địa lý cùng những lợi thế về giao thông đã tạo cho Gia Lai một vị thế đặcbiệt quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng đối với các tỉnh Tây Nguyên,vùng Duyên hải miền Nam Trung Bộ và cả nước
Vùng đất tỉnh Gia Lai ngày nay là địa bàn cư trú từ lâu đời của nhiều tộc ngườithuộc ngữ hệ Nam Á và Nam Đảo
Năm 1857, người Lào, người Khơme thiết lập quan hệ với pơtao Apui (vua Lửa)
và pơtao Ia (vua Nước) Sau hàng trăm năm thường xuyên uy hiếp, đến thế kỷ XIX, đếquốc Xiêm La cũng tràn vào chiếm đóng phần đất rộng lớn phía tây Cao nguyên gây ranhững xáo trộn lớn trong đời sống dân cư Thông qua việc lập thị trường buôn bán nô lệ
từ Băng Cốc qua Atôpơ và Phnôm Pênh, một bộ phận phong kiến Thái Lan đã kíchđộng những cuộc chiến tranh đánh cướp nô lệ giữa các dân tộc, các bộ phận dân cưtrong khu vực nhằm duy trì nguồn hàng thường xuyên cho những thị trường buônngười, gây nhiều tang tóc, buộc nhiều tộc người phải thiên di, phá vỡ các bộ lạc hoặcliên minh bộ lạc, tăng cường thêm tổ chức quân sự vốn có của xã hội thời mạt kỳ công
xã nguyên thủy, kéo dài triền miên những cuộc cướp phá giữa những làng đồng tộc haykhác tộc vào những cuộc chiến tranh giữa các nhóm người với nhau2
Tư những năm đầu của thập niên 40, thế kỷ XIX, qua con đường Trạm Gò (naythuộc xã Cửu An, Bắc thị xã An Khê), các giáo sĩ người Pháp đã thâm nhập khu vực cưtrú của người Bahnar ở Kon Mơhar (nay là các xã: Hà Tây ở phía Bắc huyện Chư Pah
và Hà Đông thuộc huyện Đak Đoa)3 Theo chân những giáo sĩ thừa sai, thực dân Pháp
1 Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai: Báo cáo tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đai tỉnh
Gia Lai đến năm 2010 Lưu tại Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai.
2 Xem Đặng Nghiêm Vạn (chủ biên): Các dân tộc tỉnh Gia Lai - Kon Tum, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội, 1981.
3 Xem Dourisboure: Dân làng Hồ, Sài Gòn, 1972.
Trang 9ngày càng tiến sâu vào Bắc Tây Nguyên tạo nên những xáo trộn mới bằng những chínhsách chia để trị, dựa vào nhóm này để chống nhóm khác, chia rẽ Kinh - Thượng, chia rẽcác dân tộc trong tỉnh, trong khu vực với nhau.
Từ cuối thế kỷ XIX đến những năm đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp đã từng bướcthiết lập bộ máy cai trị trên đất Gia Lai Năm 1877, nha kinh lý An Khê được thành lập,thuộc huyện Tuy Viễn tỉnh Bình Định Năm 1888, lập tổng An Khê thuộc huyện BìnhKhê (Bình Định) Ngày 30-10-1893, Hiệp ước Xiêm - Pháp được ký kết, Xiêm thừanhận quyền bảo hộ của Pháp trên tả ngạn sông Mê Kông và Tây Nguyên Theo văn bảnnày, Tây Nguyên được Pháp sáp nhập vào đất Hạ Lào
Ngày 16-10-1898, Khâm sứ Trung Kỳ là Bulôsơ (Boulloche) đưa yêu sách buộctriều đình Huế phải để cho người Pháp phụ trách vấn đề kinh tế và an ninh toàn vùngTây Nguyên Triều đình nhà Nguyễn phải nhượng bộ Từ đó, Tây Nguyên là vùng đấtthuộc quyền bảo hộ trực tiếp của thực dân Pháp Cũng trong năm này, tòa đại lý hànhchính Kon Tum (bao gồm cả địa phận tỉnh Gia Lai) được thành lập và giao cho linh mụcthừa sai Viallenton (cha Truyền) cai quản Việc chinh phục vùng đất Bắc Tây Nguyêncủa thực dân Pháp đến đây coi như hoàn tất
Theo Nghị định Toàn quyền Đông Dương ngày 4-7-1905, vùng núi phía tây tỉnhBình Định, Phú Yên bao gồm toàn bộ khu vực cư trú của đồng bào Xơ Đăng, Bahnar,Jrai được lập thành một tỉnh tự trị, lấy tên là Plei-Kou-Der Tỉnh lỵ của Plei-Kou-Derđược đặt tại một làng Jrai có tên là Pleiku
Sau gần hai năm tồn tại, Nghị định Toàn quyền ngày 25-4-1907 đã xóa tỉnh Kou-Der Đất đai của tỉnh này được chia làm 2 phần, một phần lập thành đại lý hànhchính Kon Tum, nhập vào tỉnh Bình Định; phần còn lại lập thành đại lý hành chínhCheo Reo nhập vào tỉnh Phú Yên
Plei-Theo Nghị định Toàn quyền Đông Dương ngày 9-2-1913 (số 214 và 215), thựcdân Pháp lập tỉnh Công Tum (từ đây viết là Kon Tum) trên cơ sở đất đai của tỉnh Plei-Kou-Der cũ gồm toàn bộ đại lý Kon Tum (tách ra từ tỉnh Bình Định), đại lý Cheo Reo(tách ra từ tỉnh Phú Yên) cộng thêm đại lý Đăk Lăk (nguyên là một tỉnh hạ xuống thànhđại lý)
Tháng 2-1917, sau khi lập thêm tổng Tân Phong ở hữu ngạn sông Ba, chínhquyền thực dân tổ chức huyện Tân An, phần đất này trước thuộc tỉnh Bình Định đến lúcnày được sáp nhập về tỉnh Kon Tum
Tháng 11-1917, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập đại lý hànhchính An Khê (thuộc tỉnh Kon Tum) Phạm vi đại lý An Khê gồm cả khu vực huyện Tân
An của người Việt và khu vực người Bahnar xung quanh
Ngày 2-7-1923, Toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định tách đại lý ĐăkLăk ra khỏi tỉnh Kon Tum để lập lại tỉnh Đăk Lăk
Theo Nghị định Toàn quyền ngày 24-5-1925, đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh
Trang 10Kon Tum được thành lập.
Ngày 3-12-1929, theo Nghị định Khâm sứ Trung Kỳ, thị xã Pleiku và thị xã KonTum được thành lập Ngày 24-5-1932, Nghị định Toàn quyền Đông Dương tách một phầnđất phía nam tỉnh Kon Tum (gồm đại lý Pleiku và đại lý Cheo Reo) để thành lập tỉnhPleiku Tòa Đại lý hành chính Pleiku theo đó cũng được đổi thành Tòa Công sứ1
Ngày 12-12-1932, trên địa bàn tỉnh Pleiku, vua Bảo Đại ra Chỉ dụ lập đạo Gia Lai(chủ yếu là đất đai của đại lý Pleiku cũ) và bổ nhiệm một Quản đạo, một Kinh lịch và baThừa phái2 để quản lý bộ phận người Kinh Như vậy, tòa Công sứ Pleiku lúc này gồm haikhu vực: đạo Gia Lai của người Kinh và khu vực Pleiku, Cheo Reo của người Jrai
Đại lý An Khê (gồm đất đai các huyện thị phía Đông Gia Lai ngày nay nhưKbang, An Khê, Đak Pơ, Mang Yang, Kông Chro) cho đến Nghị định ngày 9-8-1943mới tách khỏi tỉnh Kon Tum để nhập vào tỉnh Pleiku3
Đến trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, tỉnh Pleiku có: thị xã Pleiku,huyện An Khê, huyện Pleikli, huyện Chư Ty và huyện Cheo Reo
Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, tên tỉnh được chính quyền cáchmạng gọi là Gia Lai
Tháng 6-1946, thực dân Pháp chiếm lại vùng đất Gia Lai và gọi tên của tỉnh làPleiku Từ năm 1946-1954, tỉnh Pleiku nói riêng, Tây Nguyên nói chung trải qua nhiềulần thay đổi chủ thể cai quản theo các văn bản của chính quyền thực dân và chính phủ
bù nhìn
Ngày 27-5-1946, thực dân Pháp thành lập Ủy phủ Liên bang phụ trách các dântộc sơn cước miền Nam Đông Dương gồm các tỉnh Đăk Lăk, Đồng Nai Thượng, LâmViên, Pleiku và Kon Tum Trụ sở của Ủy phủ Liên bang này đặt tại Buôn Ma Thuột Ủyphủ Liên bang do một ủy viên Cộng hòa Pháp đứng đầu, trực thuộc Cao ủy Pháp ởĐông Dương Ngày 4-6-1947, thực dân Pháp đổi Tòa Ủy viên Liên bang sơn cước thànhTòa phụ trách các dân tộc sơn cước miền Nam Đông Dương
Năm 1949, thực dân Pháp trao trả độc lập giả hiệu cho Bảo Đại Ngày
15-4-1950, Bảo Đại ký đạo dụ số 6, đặt các tỉnh và các miền Thượng Nam và Bắc trực tiếpthuộc quyền Quốc trưởng Bảo Đại Ngày 25-7-1950, chính quyền bù nhìn Bảo Đại kýsắc lệnh số 3, đặt các tỉnh Đăk Lăk, Đồng Nai Thượng, Lâm Viên, Pleiku và Kon Tum
thành một địa phận hành chính riêng biệt gọi là Cao nguyên miền Nam thuộc Hoàng
triều cương thổ Ngày 21-5-1951, Bảo Đại với tư cách là Quốc trưởng đã ban hành đạo
dụ số 10, ấn định quy chế riêng biệt cho đồng bào các dân tộc ít người Tây Nguyên4
Về phía ta, trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, tên tỉnh vẫn giữ
1 Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai: Địa chí Gia Lai, Nxb Văn hóa Dân tộc, 1999, tr 45.
2 Theo Dương Trung Quốc: Việt Nam những sự kiện lịch sử (1919-1945).
3 Sđd, tr 214.
4 Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai: Địa chí Gia Lai, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 1999,
tr 45-46.
Trang 11là Gia Lai nhưng qua từng thời điểm khác nhau, tỉnh Gia Lai lại thuộc sự chỉ đạo trựctiếp của các cơ quan khác nhau trong khu vực, các huyện trong tỉnh cũng nhiều lần thayđổi về tên gọi và địa giới hành chính.
Tháng 3-1946, theo chỉ đạo của Ủy ban Hành chính các vùng của Tây Nguyên,Ban vận động quốc dân thiểu số Tây Nam Trung Bộ được thành lập dưới sự lãnh đạocủa Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Trung Bộ Tiếp đó, Phòng Quốc dân thiểu số
ở Gia Lai và Phòng Quốc dân thiểu số ở Kon Tum cũng được thành lập
Tháng 6-1946, Phân ban Quốc dân thiểu số Nam Trung Bộ được thành lập thaycho Ban vận động Quốc dân thiểu số của Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Trung
Bộ Phân ban Quốc dân thiểu số miền Nam chịu trách nhiệm chỉ đạo chung mọi mặtphong trào của các tỉnh miền núi, trong đó có Gia Lai và các huyện miền núi các tỉnhđồng bằng Nam Trung Bộ
Tháng 9-1947, theo Quyết định số 100 của Đặc phái viên Chính phủ Trung ương
và của đại diện Ủy ban Kháng chiến Hành chính Trung Bộ tại miền Nam Trung Bộ, khu
15 được thành lập để phụ trách 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Lâm Viên và ĐồngNai Thượng Đầu năm 1948, khu 15 và khu 6 giải thể để thống nhất với khu V thành Liênkhu V Ngày 15-4-1950, theo Nghị định số 7/NĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ta, haitỉnh Gia Lai và Kon Tum hợp nhất thành một tỉnh lấy tên là tỉnh Gia - Kon1 và chiavùng Đông đường 14 thành 8 khu (tương đương huyện), tên của các khu được gọi theocác số đếm từ 1 đến 8; vùng Tây đường 14 vẫn là vùng hoạt động của các đội vũ trangxây dựng cơ sở Địa bàn của 8 khu phía Đông đường 14 cụ thể là: khu 1 là vùng ĐakGlei; khu 2 là vùng Đak Tô; khu 3 là vùng Kon Plông (nay đều thuộc tỉnh Kon Tum);khu 4 là vùng đồng bào Bahnar Bắc đường 19; khu 5 kéo dài từ Tây sông Ba đến giápđường 14 (theo chiều đông - tây) và từ Nam đường 19 đến giáp Cheo Reo và đường số7; khu 6 kéo dài từ ranh giới tỉnh Bình Định đến Đông sông Ba (theo chiều đông - tây)
và từ Nam đường 19 đến giáp Cheo Reo; khu 7 là vùng người Kinh ở An Khê; khu 8(còn gọi là khu Trung) là vùng đất nằm giữa thị xã Pleiku và thị xã Kon Tum
Cuối năm 1950, tỉnh Gia - Kon quyết định sáp nhập một số khu thành cáchuyện, những khu còn lại không sáp nhập cũng được đổi tên: khu 4 và khu 7 nhập thànhhuyện An Khê; khu 5 và khu 6 nhập thành huyện Đak Bơt; khu 8 đổi tên thành huyệnPlei Kon; khu 1 đổi thành huyện Đak Glei; khu 2 đổi thành huyện Đak Tô; khu 3 đổithành huyện Kon Plông
Tháng 10-1951, theo quyết định của Liên khu ủy V, Mặt trận miền Tây đượcthành lập, hầu hết phần đất của tỉnh Kon Tum cũ và miền Tây tỉnh Quảng Ngãi được đặtdưới sự chỉ đạo của Ban cán sự miền Tây Tỉnh Gia - Kon từ lúc này thực tế chỉ còn lạicác huyện: Kon Plông, An Khê, Đak Bớt, Plei Kon và vùng Tây đường 14
Tháng 3-1952, 3 xã phía bắc huyện Kon Plông là xã Hiếu, Mang Kành, Đak Glongđược tách ra lập thành huyện Bắc Kon Plông và giao về cho tỉnh Kon Tum 4 xã còn lại là
1 Nguyễn Quang Ân: Những thay đổi địa danh và địa giới các đơn vị hành chính
1945 - 2002, Nxb Thông tấn, Hà Nội, 2003, tr 188.
Trang 12Krem (nay thuộc huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định), Hơnờng (Hơnờng), Đak Krong, ĐakPne được lập thành huyện Nam Kon Plông thuộc tỉnh Gia Lai.
Đầu năm 1953, tỉnh Gia - Kon nhận thêm huyện Vĩnh Thạnh của tỉnh Bình Định.Nhưng ngay sau đình chiến (7-1954), huyện này lại được giao về cho tỉnh Bình Định
Tháng 2-1954, trong kế hoạch chuẩn bị giải phóng An Khê, ta tách vùng ngườiKinh ở An Khê để lập thành đặc khu Tân An trực thuộc tỉnh
Riêng khu vực Cheo Reo, năm 1946 trực thuộc Ban vận động Quốc dân thiểu số
Tây Nam Trung Bộ1 Từ ngày 6-11-1947, Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Trung
Bộ đặt huyện Cheo Reo dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Phân ban Hành chính Tây Nguyên(trực thuộc khu 15) Tháng 8-1948, theo Quyết định số 203-ĐD/CP của Đại diện Chínhphủ tại miền Nam Trung Bộ, Cheo Reo được đặt dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Khángchiến Hành chính tỉnh Đăk Lăk Nghị định số 477-MN/TOC, ngày 30-5-1953 của Ủyban Kháng chiến Hành chính Nam Trung Bộ, chia huyện Cheo Reo thành hai huyệnthuộc tỉnh Đăk Lăk là: Đông Cheo Reo gồm các xã phía Đông và phía Bắc sông Ba;Tây Cheo Reo gồm các xã phía Tây sông Ba
Đối với chính quyền Sài Gòn, mặc dù từ năm 1954 cho đến ngày miền Nam
hoàn toàn giải phóng, tên tỉnh vẫn là Pleiku, nhưng diện mạo của tỉnh đã nhiều lần thayđổi
Ngay sau khi lên cầm quyền, Ngô Đình Diệm đã yêu cầu Quốc trưởng Bảo Đại hủy
bỏ Hoàng triều cương thổ Thực hiện yêu cầu này, ngày 11-3-1955, Quốc trưởng Bảo Đạiphê chuẩn Đạo dụ số 21, sáp nhập các vùng cao nguyên vào lãnh thổ Việt Nam
Ngày 13-3-1959, theo Sắc lệnh số 63-NV của Tổng thống Việt Nam cộng hòa,quận An Túc, thuộc tỉnh Bình Định được thành lập Quận lỵ An Túc đặt tại An Khê Đấtđai của quận này gồm: quận Tân An và các xã Kon Gol, Kon Pong, Kon Vong (nguyênthuộc tỉnh Kon Tum)2
Ngày 1-9-1962, theo Sắc lệnh số 186, chính quyền Sài Gòn tách một phần phíanam tỉnh Pleiku (thuộc Cheo Reo) và một phần phía Bắc tỉnh Đăk Lăk (huyện ThuầnMẫn) thành lập tỉnh Phú Bổn, gồm các quận Phú Túc (nay là huyện Krông Pa), PhúThiện (nay là huyện Ia Pa, Phú Thiện và thị xã Ayun Pa), huyện Thuần Mẫn (nay thuộctỉnh Đăk Lăk) và thị xã Hậu Bổn (thị trấn Cheo Reo cũ) Tỉnh lỵ đặt tại thị xã Hậu Bổn.Tỉnh Phú Bổn tồn tại cho đến khi miền Nam hoàn toàn giải phóng (1975) Sau khi chiamột phần diện tích và dân số về Phú Bổn, tỉnh Pleiku còn lại các quận Lệ Trung, LệThanh và Phú Nhơn
Giữa năm 1965, sau khi quận lỵ và chi khu Lệ Thanh bị lực lượng cách mạngtiêu diệt, chính quyền Sài Gòn dời quận lỵ về Thanh Giáo và lập quận mới Thanh An
1 Báo cáo Tây Nguyên, tư liệu lưu tại Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai, TL-TV số 14A, tập I, tr 59.
2 Nguyễn Quang Ân: Những thay đổi địa danh và địa giới các đơn vị hành chính
1945-2002, Nxb Thông tấn, Hà Nội, 2003, tr 316.
Trang 13thay quận Lệ Thanh.
Như vậy, cho đến tháng 3-1975, tỉnh Pleiku có 3 quận: Lệ Trung, Thanh An vàPhú Nhơn
Về phía chính quyền cách mạng, từ năm 1954-1975 vẫn giữ tên tỉnh là Gia Lai,nhưng địa giới hành chính của tỉnh có nhiều thay đổi qua các giai đoạn khác nhau củalịch sử
Sau Hiệp định Giơnevơ, tỉnh Gia - Kon lại được chia tách thành hai tỉnh Gia Lai
và Kon Tum Tỉnh Gia Lai chia thành 9 khu (tương đương huyện, thị) Các khu từ khu 1đến khu 7 là vùng đồng bào các dân tộc thiểu số; khu 8 là vùng người Kinh ở An Khê; khu
Tháng 4-1955, Liên khu ủy V lập Liên tỉnh 4 để chỉ đạo phong trào của Gia Lai,Kon Tum và Đăk Lăk
Đầu năm 1958, tỉnh cắt 3 xã phía nam khu 7 (nay thuộc huyện Kông Chro) đểlập thành khu 10 Đến gần cuối năm thì ta giải thể khu 10, đất đai và dân cư của khu 10lại được nhập vào khu 7
Tháng 7-1960, hai khu 4 và 5 ở phía tây đường 14 (khu vực các huyện Chư Pah,
Ia Grai, Đức Cơ và Chư Prông hiện nay) được sáp nhập thành khu 45 Giữa năm 1961,khu 45 lại giải thể và tách ra thành khu 4 (nay là huyện Chư Pah, Ia Grai, một phần phíaBắc huyện Đức Cơ), khu 5 (nay là huyện Chư Prông và một phần huyện Đức Cơ) vàTây Chư Sê
Đầu năm 1962, do yêu cầu thống nhất chỉ đạo công tác đinh điền ở khu vực phíatây, tỉnh quyết định thành lập khu 10, nhưng đến cuối năm 1964 thì giải thể Khu 10được thành lập giai đoạn này là một tổ chức chuyên lo công tác dinh điền của cả khu 4
và khu 5 chứ không có địa bàn riêng
Ngày 28-2-1962, để tăng cường xây dựng vùng căn cứ của tỉnh, tỉnh quyết địnhtách hai xã Krong, Kpier (của khu 2) và xã Lơpà (của khu 3) để lập khu căn cứ Năm
1964, khu căn cứ được đổi tên thành khu 10 Tuy tên gọi có thay đổi nhưng đây vẫn làvùng căn cứ của tỉnh
Năm 1972, ta sáp nhập khu 10 vào khu 2 ở vùng căn cứ Đông Bắc tỉnh thànhkhu 12 cho tới ngày giải phóng tỉnh nhà
Trang 14Riêng vùng Cheo Reo, trong những năm chống Mỹ, cứu nước thuộc tỉnh Đăk
Lăk Huyện Đông Cheo Reo được gọi dưới mật danh huyện H2, Tây Cheo Reo đượcgọi với mật danh huyện H3 Cuối năm 1960, theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ Itỉnh Đăk Lăk, huyện H2 được hợp nhất với huyện M'Drăk (A1) thành liên huyện A10.Đến cuối năm 1961, lại tách ra như cũ Năm 1962, tỉnh Đăk Lăk thành lập huyện 7 (H7)bao gồm thị xã Hậu Bổn và vùng ven thị xã Tháng 11-1971, tỉnh Gia Lai cắt một phầnphía nam huyện 7 (tức phần đất phía nam huyện Kông Chro ngày nay) giáp phía Bắcsông Ayun và vùng giáp H2, H3 (Đông Cheo Reo và Tây Cheo Reo của tỉnh Đăk Lăk)lập khu 11 Năm 1973, H7 được sáp nhập với H3 thành huyện 37 Tháng 12-1973, H2(Đông Cheo Reo) được đổi tên thành huyện Sông Ba
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (1975), ta tổ chức lại các huyện theohướng nhập nhiều khu trước giải phóng thành các huyện lớn: phía Đông Bắc của tỉnh,các khu 1, 2, 8, 7 sáp nhập thành huyện An Khê Phía Tây Trường Sơn, khu 9 được đổithành thị xã Pleiku; khu 4 được đổi tên thành huyện Chư Pah; khu 5 đổi tên thành huyệnChư Prông; khu 3 và khu 6 sáp nhập thành huyện Mang Yang
Tháng 7-1975, huyện Sông Ba (Đông Cheo Reo) và huyện 37 (thị xã Hậu Bổn vàTây Cheo Reo) được sáp nhập thành huyện Cheo Reo thuộc tỉnh Đăk Lăk
Ngày 20-9-1975, Bộ Chính trị có Nghị quyết số 245-NQ/TƯ về việc bỏ cấp khu,hợp tỉnh Theo Nghị quyết này, tỉnh Gia Lai và Kon Tum được hợp nhất thành một tỉnh.Tên của tỉnh mới là Gia Lai - Kon Tum Trên phần đất của tỉnh Gia Lai hiện nay, trongthời gian tồn tại tỉnh Gia Lai - Kon Tum, địa giới các huyện vẫn tiếp tục có sự tách nhậphoặc thành lập mới
Tháng 1-1976, theo Quyết định của Chính phủ, huyện Cheo Reo của tỉnh ĐăkLăk được chuyển giao về cho tỉnh Gia Lai -Kon Tum Ngày 15-1-1976, Hội nghị Tỉnh ủyGia Lai - Kon Tum ra Nghị quyết về kiện toàn, xây dựng huyện mạnh đã sáp nhập huyện
Cheo Reo và khu 11 thành huyện Ayun Pa.
Huyện Krông Pa được thành lập theo Quyết định số 178-CP ngày 23-4-1979 của
Hội đồng Chính phủ, trên cơ sở chia tách từ phần đất phía Đông của huyện Ayun Pa
Huyện Chư Sê được thành lập theo Quyết định số 34-HĐBT ngày 17-8-1981 của
Hội đồng Bộ trưởng trên cơ sở các xã Ia Tiêm, Bờ Ngong, Al Bă, Hbông và xã Dun củahuyện Mang Yang Các xã Ia Glai, Ia Hlốp, Ia Blang, Ia Hrú, Ia Ko, Ia Le và Nhơn Hòacủa huyện Chư Prông Đây là huyện án ngữ cửa ngõ phía nam của tỉnh1
Huyện Kbang được thành lập theo Quyết định số 181-HĐBT ngày 28-12-1984
của Hội đồng Bộ trưởng trên cơ sở chia tách từ phần đất phía Bắc huyện An Khê
Huyện Kông Chro được thành lập theo Quyết định số 96-HĐBT, ngày 30-5-1988
của Hội đồng Bộ trưởng trên cơ sở chia tách từ phần đất phía nam huyện An Khê
Ngày 1281991, theo Nghị quyết kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa VIII, Gia Lai
-1 Nguyễn Quang Ân: Sđd, tr 527 – 528, 595.
Trang 15Kon Tum tách thành hai tỉnh: Gia Lai và Kon Tum Sau lần chia tách này, tỉnh Gia Lai
có 10 đơn vị hành chính gồm: thị xã Pleiku và các huyện Chư Pah, Chư Prông, Chư Sê,Mang Yang, Kbang, An Khê, Kông Chro, Ayun Pa và Krông Pa Từ sau khi chia tỉnh,Gia Lai tiếp tục chia tách để thành lập thêm một số huyện mới
Huyện Đức Cơ được thành lập theo Quyết định số 315-HĐBT, ngày 15-10-1991,
của Hội đồng Bộ trưởng, trên cơ sở đất đai và dân số của 4 xã: Ia Krêl, Ia Dơk, Ia Kla,
Ia Dom (nguyên thuộc huyện Chư Pah) và 4 xã: Ia Pnôn, Ia Nan, Ia Lang, Ia Kriêng(nguyên thuộc huyện Chư Prông)
Huyện Ia Grai được thành lập theo Nghị định số 70/CP ngày 11-11-1996 của Chính
phủ, trên cơ sở chia tách từ phần đất phía tây Nam của huyện Chư Pah
Huyen Đak Đoa được thành lập theo Nghị định số 37/2000/NĐ-CP ngày
21-8-2000 của Chính phủ, trên cơ sở phần đất phía tây của huyện Mang Yang cũ (phía Đôngthành phố Pleiku)
Huyện Ia Pa được thành lập theo Nghị định số 104/2002/NĐ-CP ngay
18-12-2002 của Chính phủ, trên cơ sở diện tích và dân số của 9 xã phía Bắc sông Ayun Pahuyện Ayun Pa
Huyện Đak Pơ (Đak Bơ) được thành lập theo Nghị định số 155/2003/NĐ-CP
ngày 9-12-2003 của Chính phủ, trên cơ sở chia tách từ diện tích và dân số phía tâyhuyện An Khê Cũng theo Nghị định này, phần đất phía Đông huyện An Khê cũ được
lập thành Thị xã An Khê.
Theo Nghị định số 50/2007/NĐ-CP ngày 30-3-2007 của Chính phủ, huyện Ayun
Pa được chia tách để thành lập thị xã Ayun Pa (phía Đông) và huyện Phú Thiện (ở phíatây)1
Đến nay, tỉnh Gia Lai có 16 đơn vị hành chính gồm: thành phố Pleiku; thị xã AnKhê, thị xã Ayun Pa và 13 huyện: Chư Pah, Ia Grai, Chư Prông, Đức Cơ, Chư Sê, MangYang, Đak Đoa, Kbang, Kông Chro, Đak Pơ, Ia Pa, Phú Thiện và Krông Pa
Địa danh Gia Lai có từ năm 1932 Tên của tỉnh Gia Lai là biến âm từ tộc danhGia Rai (Jrai) mà thành Jrai là tộc người bản địa thuộc ngữ hệ Nam Đảo sinh sống tập
trung trên cao nguyên Pleiku và thung lũng Đông Nam của tỉnh Trong Kon Tum tỉnh
chí công bố trên tạp chí Nam Phong năm 1933, Võ Chuẩn (lúc đó là Quản đạo Kon
Tum) cho biết: "Ở phía nam tỉnh Kon Tum có người Già-rài (Djarai) nên lấy tên Già
rài đặt cho đạo Gia Lai" Trong Sổ tay địa danh Việt Nam, Đinh Xuân Vịnh cũng viết:
"Đạo Gia Lai ở Tây Nguyên thành lập năm 1932, tách từ tỉnh Kon Tum ra, đầu tiên gọi
là đạo Trà Cú, Pháp gọi là Pleiku, lấy tên lỵ sở đạo mà gọi, sau đổi tên là đạo Gia Lai, lấy tên dân tộc thượng Gia Rai".
II ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TIỀM NĂNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
1 Website Chính phủ, trang Hệ thống văn bản pháp quy.
Trang 16Gia Lai nằm trên một phần của nền đá cổ rộng lớn, dày trên dưới 4.000 m, thuộc
Địa khối Kon Tum Cuối kỷ Nêogen sang kỷ Đệ Tứ (cách ngày nay khoảng 1,6 triệu đến
0,7 triệu năm) các chuyển động tân kiến tạo làm vỏ trái đất nứt khá sâu, khiến các núilửa hoạt động mạnh, phun các lớp bazan phủ dày từ vài chục đến 500 m (tại khu vựcHdrung, thành phố Pleiku) Dung nham núi lửa đã lấp đầy các hố trũng của bề mặt địahình, tạo nên bề mặt cao nguyên rộng lớn và khá bằng phẳng
Đất đai của Gia Lai phần lớn nằm trên sườn Tây dãy Trường Sơn Độ cao trungbình của tỉnh từ 700 - 800 m, đỉnh cao nhất là kông Kah King (kông Ka Kinh) 1.761 mthuộc huyện Kbang Địa hình toàn tỉnh có hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, thoải dần
từ đỉnh (là trục đường 14) sang hai phía Đông và Tây với các đồi núi, cao nguyên và thunglũng xen kẽ nhau khá phức tạp
Núi ở Gia Lai phần lớn nằm ở phía Bắc Địa hình núi ở Gia Lai phân cách mạnh.
Trên những nét lớn, phương của núi và cao nguyên Gia Lai trùng với phương uốn congcủa bờ biển Từ kông Kah King (1761 m) thuộc địa bàn huyện Kbang, chạy về phía namnúi chia thành 2 hệ:
- Hệ thứ nhất (qua đèo An Khê – thuộc dãy An Khê): chạy dọc phía Đông tỉnhtạo thành dải phân cách tự nhiên giữa Gia Lai với các tỉnh tiếp giáp ven biển miềnTrung với các đỉnh kông (núi) Mroui (cao 1.251 m), kông Gbang (1.096 m), rồi thấpdần với các đỉnh dưới 1.000 m và bị đứt gẫy đột ngột tại đèo An Khê (500 m), rồi lạiđược nâng lên ở phía nam tại Đông huyện Kông Chro với các đỉnh kông Hde 1.017 m,kông Kdlong 1.029 m, kông Wang La Xiom 1.309 m và thấp dần khi vào vùng đồngbằng Ayun Pa, Krông Pa
- Hệ núi thứ hai (qua đèo Mang Yang): có những đỉnh cao như kông Lak (1.720m), kông Bôria (1.568 m), kông Yor Gauan (1.333 m) bị đứt gẫy tại đèo Mang Yang(830 m) và lại vút cao ở dãy kông Chiêng với các đỉnh trên dưới 1.500 m, chia Gia Laithành hai phần là Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn với những đặc điểm khí hậu,thổ nhưỡng, môi sinh khác biệt
Ngoài hai hệ núi trên, bề mặt các dạng địa hình khác của Gia Lai như các caonguyên, những thung lũng đồng bằng cũng đều rải rác có núi Trên cao nguyên Pleiku, ởphía Bắc tỉnh, khu vực tiếp giáp với tỉnh Kon Tum có những núi cao: Hreng (1.045 m),chư Nâm (1.484 m), chư Jôr (1.402 m) Phía Tây Bắc huyện Chư Pah, giáp sông SêSan và dọc biên giới Campuchia có các đỉnh chư Gol (1.465 m), chư Ia Kom (1.262 m)
và thấp dần về phía nam với các đỉnh dưới 1.000 m Ở vùng trũng Cheo Reo - Phú Túc,trên phần đất phía Đông Nam thuộc Krông Pa, Ayun Pa cũng có một số núi cao như chư
Jú (1.229 m), chư Tul (1.192 m) chư Pleiya (1.014 m)
Vùng núi của Gia Lai, thung lũng thường hẹp, rừng nhiều, đất trồng trọt ít vàphân tán, dân cư thưa thớt Tuy nhiên, đây lại là khu vực có độ che phủ lớn, là đầunguồn của nhiều sông suối có ảnh hưởng quan trọng đến môi trường sinh thái của TâyNguyên, các tỉnh duyên hải miền Trung, Campuchia và còn bảo lưu được nhiều loàiđộng, thực vật quý, hiếm
Trang 17Cao nguyên là dạng địa hình phổ biến và quan trọng của Gia Lai Toàn tỉnh có
hai cao nguyên:
- Cao nguyên Kon Hơnờng ở phía Đông Trường Sơn, có diện tích khoảng 1.250
km2, trải dài từ Nam huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) và chiếm gần trọn địa bàn huyệnKbang Cao nguyên này nằm trong đới kiến tạo chung của khối Kon Tum cổ với nềnmácma axit vững chắc, chủ yếu là granit riolit Toàn bộ bề mặt cao nguyên được phủbởi tổ hợp nham bazan màu xám xanh Đây là tổ hợp nham có ảnh hưởng quyết địnhđến việc tái tạo bề mặt địa hình, làm cho bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng vàđược nâng lên ở trung tâm, tạo thành kiểu địa hình bazan cổ, bị chia cắt vừa, với độcao tương đối từ 50-80 m, thấp dần từ bắc xuống nam với độ dốc trung bình từ 12 -
180
- Cao nguyên Pleiku có diện tích 4.550 km2 là một trong hai cao nguyên rộnglớn nhất Tây Nguyên Cao nguyên này kéo dài từ Nam thị xã Kon Tum xuống tận khốiChư Pah và từ đèo Mang Yang sang tận biên giới Việt Nam - Campuchia Cao nguyênPleiku có hình vòm, đỉnh ở Chư Hdrung (núi Hàm Rồng) cao 1.028 m, phía Bắc vàĐông Bắc cao từ 750 - 800 m, về phía nam độ cao chỉ còn 400 m Nền địa chất của caonguyên Pleiku tương đối đồng nhất, chủ yếu là đá bazan màu xám đen Do bazan ở đây
có cấu trúc dạng khối nên rất dễ bị phá hủy và thường tạo thành lớp vỏ phong hóa dàyhàng chục mét, hình thành trên đó những lớp đất dày, tơi xốp, màu mỡ Ngoài nhóm đábazan, trong vùng còn phân bố rải rác các đá thuộc nhóm macma axit nhưng không tácđộng nhiều đến diện mạo địa chất chung của vùng
Các miền trũng của Gia Lai là những vùng sớm được con người khai thác, có vị
trí rất quan trọng trong việc cung cấp lương thực cho cư dân địa phương Hầu hết cácvùng trũng này nằm ở phía Đông của tỉnh như: Cánh đồng An Khê, vùng trũng CheoReo - Phú Túc (nay thuộc các huyện Ayun Pa, Ia Pa và Krông Pa)
Vùng trũng An Khê có diện tích 1.312 km2, kéo dài theo hướng Đông Bắc - TâyNam Phía Bắc giáp cao nguyên Kon Hơnờng, Nam giáp vùng trũng Cheo Reo - PhúTúc và vùng núi thấp Chư Trian, ranh giới phía Đông và Tây của vùng là 2 hệ núi chạyqua đèo An Khê và đèo Mang Yang Toàn bộ vùng đặc trưng bởi kiểu địa hình bóc mòntích tụ với các đồi sót được tạo thành do hoạt động xâm thực của sông Ba và phụ lưu
Bề mặt địa hình có dạng đồi cao, tương đối bằng, thường cắt thành vách vào các bề mặtsan bằng cổ hơn với độ dốc trung bình từ 8 - 150 Đôi chỗ còn sót lại các bề mặt sanbằng cổ với lớp phủ bazan cổ
Vùng trũng Cheo Reo - Phú Túc nằm trọn trong địa hào sông Ba với diện tích1.474 km2, tiếp nối vùng trũng An Khê về phía Đông Nam tỉnh Vùng trũng này cấu tạo
đá khá phức tạp bao gồm hai nhóm đá chính là bồi tích, phù sa và trầm tích hỗn hợp.Địa hình của vùng là kiểu địa hình đồng bằng tích tụ - bóc mòn với các dạng địa hìnhbậc thềm và bãi bồi chiếm diện tích chủ yếu Toàn vùng có độ cao trung bình từ 180-
200 m, phần phía tây Bắc của vùng là phần chuyển tiếp từ cao nguyên xuống thung lũngnên có bề mặt cao hơn (trung bình từ 300-350 m) và từ đó, địa hình có chiều hướnggiảm dần về phía tây Nam (trung bình 170-180 m)
Trang 18Đất đai tỉnh Gia Lai có 26 loại đất, gồm 7 nhóm chính:
- Đất phù sa có diện tích 46.430 ha, chiếm 3% diện tích tự nhiên, phân bố ở nơi
có địa hình bằng, gần nguồn nước (sông hay suối lớn), tầng đất dày Khác với phù sa ởvùng đồng bằng, đất phù sa ở Gia Lai có nhiều dải hẹp ven suối, sông hoặc từng khuvực nhỏ Đây là loại đất tốt, thích hợp với việc trồng lúa, các loại rau, hoa màu lươngthực
- Nhóm đất xám có diện tích 364.806 ha, chiếm 23,55% tổng diện tích đất đaitoàn tỉnh, được hình thành trên phù sa cổ, đá macma axit và đá cát Đất có thành phần
cơ giới nhẹ, dễ thoát nước, khả năng giữ chất dinh dưỡng kém nên nghèo dinh dưỡng.Nhóm đất này thường phân bố ở nơi chuyển tiếp giữa đồi núi và vùng có địa hình bằnghoặc lượn sóng và tập trung thành vùng dọc theo sông Ba, sông Ayun ở Tây Nam huyệnChư Prông và các huyện, thị: An Khê, Đak Pơ, Ayun Pa, Ia Pa Loại đất này thích hợpvới những loại cây công nghiệp ngắn ngày như mía, vừng, sắn, thuốc lá, đậu đỗ các loại,hoặc trồng rừng để bảo vệ đất
- Nhóm đất đen trên sản phẩm của đá bazan có tổng diện tích 27.870 ha, chiếm1,8% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các huyện Mang Yang, Chư Prông, Chư Sê
và Đức Cơ Trên diện tích này cần trồng rừng, khôi phục thảm thực vật bề mặt để bảo
vệ đất
- Nhóm đất đỏ vàng chiếm diện tích lớn nhất trong các nhóm đất của tỉnh Với781.765 ha, đất đỏ vàng chiếm 50,44% tổng diện tích tự nhiên Trong nhóm đất này cónhiều loại đất có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặcbiệt là đất đỏ trên đá bazan Đất đỏ vàng tập trung ở các huyện trên cao nguyên Pleiku
và cao nguyên Kon Hơnờng Đây là nhóm đất rất thích hợp cho việc trồng các loại câycông nghiệp dài ngày, yêu cầu độ phì cao như cà phê, chè, cao su và cây công nghiệpngắn ngày, hoa màu, lương thực
- Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi có diện tích 175.582 ha chiếm 11,35% tổngdiện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố chủ yếu trong vùng núi cao phía Bắc và Đông Bắctỉnh, ở độ cao từ 1.000 m trở lên, địa hình dốc, chia cắt mạnh Loại đất này chủ yếudành cho phát triển lâm nghiệp
- Nhom đất thung lũng dốc tụ có diện tích 14.140 ha, chiếm 0,91% diện tích tựnhiên toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở độ cao từ 300-700 m, có độ dốc từ 3-80o, trên địabàn các huyện Mang Yang, Chư Sê, vùng Ayun Pa và thành phố Pleiku ở các hợp thủyhoặc thung lũng có địa hình thấp, trũng Trong nhóm đất này thì đất dốc tụ trên sảnphẩm bazan chiếm khoảng 80% Quanh Pleiku, cánh đồng Phú Thọ là nơi tập trungnhiều nhất loại đất này, thích hợp cho việc trồng lúa nước, hoa màu và rau các loại
- Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá có diện tích 113.423 ha, chiếm 7,32% diện tích tựnhiên toàn tỉnh, tập trung ở các huyện thị: An Khê, Ayun Pa, Phú Thiện, Krông Pa Dođất bị xói mòn nhiều nên tầng mặt bị trơ ra những lớp đá hoặc lớp kết vón Địa hình đồihoặc núi thấp nhưng lượn sóng mạnh và chia cắt sâu, ở độ cao từ 800m trở xuống.Nhóm đất này không có khả năng khai thác để phát triển nông nghiệp mà cần giữ và
Trang 19trồng rừng để bảo vệ đất.
Tài nguyên nước ở Gia Lai có tổng trữ lượng khoảng 23 tỉ m3, phân bố trên các
hệ thống sông chính là hệ thống sông Ba, hệ thống sông Sê San và hệ thống sông SrêPôk
- Hệ thống sông Ba chảy qua các vùng đất có các tộc người khác nhau sinh sống,
sông được gọi bằng những cái tên khác nhau Đak Krong (vùng người Bahnar); Krông
Pa, Ia Pa (vùng người Jrai); Đà Rằng là tên mà người Việt ở Phú Yên gọi dòng sôngnày
Là con sông dài thứ nhì (304 km) trên Tây Nguyên, bắt nguồn từ núi Ngok Rô ở
độ cao 1.240 m trên dãy Ngok Linh, sông Ba chảy theo sườn phía Đông của dãy TrườngSơn, qua các huyện Kbang, An Khê, Kông Chro, Ia Pa, Ayun Pa và Krông Pa của tỉnhGia Lai Các nhánh chính của sông Ba là Ayun (hợp lưu với sông Ba tại thị trấn AyunPa), Krông Năng (chảy vào sông Ba ở đoạn Đông Nam huyện Krông Pa) và sông Hinhđều nằm ở phía hữu ngạn Từ nguồn về xuôi, sông chảy theo hướng bắc - nam, chuyểndần theo hướng tây bắc - đông nam Ở phần thượng lưu của sông Ba, núi vây sát cácthung lũng, chỗ rộng, chỗ hẹp Xuống đến Nam huyện Kbang, núi đồi lùi xa về hai phíanhường chỗ cho những đồng bằng khá rộng kéo dài dọc sông Phù sa của dòng sông này
đã tạo nên vùng trũng Ayun Pa màu mỡ và nhiều cánh đồng nhỏ dọc theo sông ở cáchuyện An Khê, Ia Pa, Krông Pa Lưu vực sông chiếm diện tích 13.000 km2 và là lưu vựcsông rộng lớn nhất Tây Nguyên Riêng tỉnh Gia Lai, diện tích lưu vực của dòng sôngnày là 11.450km2 Đây là nguồn chính cung cấp nước tưới và sinh hoạt cho các huyệnphía Đông Gia Lai
- Hệ thống sông Sê San ở phía tây Bắc tỉnh, có một phần dòng chính Pôkô (Pô
Cô) là ranh giới giữa tỉnh Gia Lai và Kon Tum Sê San bắt nguồn từ những đỉnh caonhất của dãy Trường Sơn: núi Tiêu (1.988 m), Ngọk Linh (2.598 m) Thượng nguồnsông Sê San hoàn toàn chảy trong vùng núi và cao nguyên Tây Trường Sơn Sông SêSan có hai nhánh lớn là sông Đak Bla, Pôkô và một nhánh nhỏ đổ về phía hạ lưu là sông
Sa Thầy Các nhánh chính của sông Sê San đều phân bố bên hữu ngạn1 Trong đó có mộtnhánh bắt nguồn từ Đông Bắc Hdrung và Ia Kring, đổ qua cầu Hội Phú (Pleiku) đổ xuốngĐak Đoa Trên 80% diện tích lưu vực của sông nằm trên độ cao 450 m và gần một nửadiện tích có độ cao trên 600 m Qua tỉnh Gia Lai, lưu vực Sê San chiếm phần lớn phía tâycác huyện Chư Pah, Ia Grai, Đức Cơ và phía bắc huyện Đak Đoa Đây là dòng sông có tiềmnăng thủy điện rất lớn với nhiều công trình đã và đang được xây dựng như: Ia Ly, Sê San 3,
Sê San 4, Sê San 3A
- Các nhánh của sông Srê Pôk như Ia Đrăng, Ia Lốp ở phía tây Nam tỉnh đều bắt
nguồn từ phía tây Hdrung, lưu vực của nó chiếm toàn bộ diện tích huyện Chư Prông,một phần phía tây huyện Chư Sê và tạo nên vùng trũng Ia Lâu, Ia Mơr Do bắt nguồn từmột vùng đồi trọc nên lượng sinh thủy ít, nhưng vì nằm trong vùng mưa lớn của tỉnh
1 Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai: Địa chí Gia Lai, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1999,
tr.62-67.
Trang 20nên cũng là nguồn cung cấp nước quan trọng cho các huyện phía tây Nam của tỉnh nhưChư Prông, Chư Sê.
Ngoài hệ thống sông suối, Gia Lai còn có một số hồ tự nhiên và nhân tạo cungcấp nguồn nước quan trọng cho sinh hoạt và sản xuất: Ia Nueng (Biển Hồ - nằm trêncao nguyên Pleiku), Ia Hrung (ở huyện Ia Grai); Hoàng Ân (huyện Chư Prông); hồ IaBăng (La Sơn - Đak Đoa)… trong đó, Biển Hồ với diện tích mặt nước 240ha là nơi dựtrữ nước mặt lớn nhất trên cao nguyên Pleiku Tuy nhiên hiện nay, nguồn nước này cũngchỉ đủ cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Pleiku và vùng phụ cận
Ngoài việc cung cấp nước cho sinh hoạt của con người và nước tưới tiêu cho sảnxuất nông nghiệp, hệ thống sông suối chảy qua địa bàn còn tạo cho Gia Lai tiềm năng
về thủy năng có trữ năng lý thuyết khoảng 10,5-11tỷ kw; trữ năng kinh tế - kỹ thuật là7,1 tỉ kw với công suất lắp máy 1.502 MW Chỉ tính riêng 4 công trình thủy điện lớntrong tỉnh là An Khê, Ia Ly, Sê San 3, Sê San 4 đã có công suất lắp máy 1.422 MW vàcho sản lượng 6,768 tỉ kw/h Ngoài ra, 85 công trình thủy điện nhỏ cũng cho công suấtđảm bảo 27,7 nghìn kw, công suất lắp máy 80,2 nghìn kw, có thể cho sản lượng điện 395,6triệu kw/h
Cùng với tài nguyên nước mặt phong phú, tiềm năng nước ngầm của Gia Lai với
trữ lượng khá lớn, chất lượng tốt, phân bố chủ yếu trong phức hệ nước phun trào bazan
có tổng trữ lượng cấp A + B là 26.894m3/ngày, cấp C1 là 61.065 m3/ngày và cấp C2 là989.600 m3/ngày1, góp phần cùng các nguồn nước mặt cung cấp đủ nước cho nhu cầusản xuất và sinh hoạt của tỉnh
Do tính chất đặc thù, Khí hậu, thời tiết Gia Lai vừa có những yếu tố chung của
khí hậu vùng nhiệt đới, gió mùa của phía Nam Việt Nam, vừa mang tính chất của khíhậu cao nguyên
Tổng nhiệt độ ở Gia Lai là 8.000-9.0000C, ánh sáng dồi dào, nhiệt độ trung bìnhnăm từ 21-230C Tuy nhiên, nếu như chênh lệch giá trị trung bình của nhiệt độ các thángkhông lớn (giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất chừng trên dưới 50C), thì dao độngnhiệt độ ban ngày và ban đêm khá lớn (trung bình từ 9 - 100C) Đặc biệt trong nhữngtháng mùa đông biên độ nhiệt ngày có khi tới trên 150C
Lượng mưa trung bình ở Gia Lai năm từ 2.100-2.200 mm, cao hơn so với nhữngtỉnh lân cận nên có sự tương phản rất sâu sắc giữa hai mùa và có sự biến động, phân hóacao theo địa hình Đặc điểm nổi bật của khí hậu Gia Lai là mùa mưa ẩm ở Gia Lai hoàntoàn trùng với mùa gió mùa mùa hạ Hàng năm mùa mưa ở Gia Lai bắt đầu từ tháng 5
và kết thúc vào tháng 11, nhưng cũng có năm bắt đầu hoặc kết thúc sớm muộn hàng vàituần đến một tháng, riêng vùng Đông Trường Sơn, mùa mưa đến muộn và kết thúcmuộn hơn khoảng một tháng Với khoảng 114-115 ngày mưa, lượng mưa trong thờigian này chiếm từ 80-90% cả năm Mùa khô kéo dài 6 tháng (từ tháng 12 đến tháng 4năm sau), độ ẩm giảm, gió đông bắc thổi mạnh, lượng bốc hơi lớn, mực nước ngầm tụt
1 Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai: Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, lưu
trữ tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai, tr.15.
Trang 21sâu gây khô hạn nghiêm trọng.
Một đặc điểm quan trọng nữa của chế độ mưa là sự phân hóa rất phức tạp theođịa hình Nơi mưa nhiều, lượng mưa tháng có thể gấp 2, 3 lần nơi ít mưa trong khichúng chỉ cách nhau chưa đầy 100 km Vùng núi và cao nguyên phía Bắc tỉnh nóng, ẩm
và mát, nhiệt độ trung bình năm là 200C Ngay trong vùng này, khí hậu cũng có sự khácnhau giữa khu vực phía Đông và phía tây Khu vực phía Đông dãy kông Kah King vàcao nguyên Kon Hơnờng với khu vực phía tây dãy kông Kah King với phần lớn diệntích cao nguyên Pleiku Vùng khí hậu đồi thấp và thung lũng sông Ba nóng hơn, nhiệt
độ trung bình 250C Giữa khu vực đồi thấp An Khê - núi cao Đông Nam tỉnh với vùngtrũng thấp Nam Cao nguyên Pleiku và thung lũng sông Ba cũng có sự khác biệt
Hướng gió thịnh hành ở Gia Lai thay đổi theo mùa rất rõ Chế độ gió mang sắcthái gió mùa khu vực Đông Nam Á Mùa đông, hướng gió chiếm ưu thế là hướng đôngbắc với tần suất xấp xỉ 70% Mùa hè, thịnh hành gió có hướng gần như đối lập vớihướng gió mùa đông, trong đó, hướng tây và tây nam chiếm ưu thế tuyệt đối (xấp xỉ90%) Tốc độ gió trung bình là 3m/s và ít thay đổi qua các tháng, các mùa nhưng lại có
sự khác nhau giữa các vùng do ảnh hưởng của địa hình Những vùng thung lũng thấp vàkín gió, tốc độ gió nhỏ hơn ở các cao nguyên
Do địa hình bị chi phối nên khí hậu Gia Lai bị phân hóa khá rõ rệt Căn cứ vàonhiệt độ và lượng mưa, có thể chia toàn tỉnh thành hai tiểu vùng khí hậu: Tiểu vùng khíhậu núi – cao nguyên phía Bắc: mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm với tổng nhiệt độtrong năm từ 7.880oC - 8.000oC Nhiệt độ trung bình năm ở tiểu vùng này từ 21-230C.Tháng lạnh nhất ở tiểu vùng khí hậu này là tháng Giêng nhưng không dưới 18,60C,tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ đạt 250C Chính khí hậu trong tiểu vùng này cũng
có sự phân hóa do có dãy Mang Yang chia thành 2 vùng Đông và Tây Trường Sơn Tiểuvùng khí hậu thung lũng thấp phía nam: khí hậu khô hơn và có tổng nhiệt độ cao hơnvùng núi và cao nguyên phía Bắc tỉnh Tiểu vùng này bao gồm vùng trũng An Khê vàvùng trũng Cheo Reo - Phú Túc
Ở Gia Lai có một số hiện tượng về thời tiết không phổ biến Gió tây khô nóngthường xuất hiện vào những tháng đầu hè ở những vùng có độ cao từ 500m trở xuống.Sương mù là hiện tượng thời tiết thường xảy ra với bất kỳ thời giờ trong những ngàymùa hạ Trung bình, hàng năm Gia Lai có trên dưới 100 ngày có sương mù Dông vàmưa đá thường xuất hiện vào đầu mùa mưa Hàng năm, Gia Lai có khoảng trên 40 ngàydông, thường xuất hiện nhiều ở vùng Cheo Reo - Phú Túc, còn mưa đá lại thường xuất hiện
ở các huyện phía tây
Sự đa dạng của đặc điểm khí hậu cho phép Gia Lai bố trí một tập đoàn câytrồng, vật nuôi phong phú thuận lợi cho sự đa dạng hóa sinh học
Rừng và môi trường sinh thái Gia Lai có tiềm năng lớn Diện tích đất lâm
nghiệp là 1.112.452,8 ha, chiếm 72% tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, có độ chephủ rừng 47% và là tỉnh có độ che phủ rừng cao thứ hai trong cả nước Trong đó, diệntích đất lâm nghiệp cho rừng đặc dụng là 61.364,6 ha (chiếm 5,5% diện tích đất lâm
Trang 22nghiệp); diện tích đất lâm nghiệp cho rừng phòng hộ là 277.613,5ha (chiếm 23,5% sovới diện tích đất lâm nghiệp); diện tích đất lâm nghiệp cho rừng sản xuất là 773.447,7
ha (chiếm 69,5% so với diện tích đất lâm nghiệp)
Do trải rộng trên nhiều vùng khí hậu nên các hệ sinh thái rừng Gia Lai phongphú và đa dạng với các kiểu chính Rừng lá rộng thường xanh (chiếm 58% diện tíchrừng tự nhiên) được phân bố ở phía Bắc và phía Đông tỉnh, thuộc vùng khí hậu ĐôngTrường Sơn Rừng rụng lá theo mùa (chiếm 40,6% diện tích rừng tự nhiên), phân bố ởphía tây Nam của tỉnh, thuộc vùng khí hậu Tây Trường Sơn Ngoài ra còn có các kiểurừng khác phân bố trong phạm vi hẹp: Rừng hỗn hợp lá rộng, lá kim ở kông Kah King,rừng tre nứa, rừng ven suối, trảng cỏ ngập nước ở Chư Prông…
Rừng Gia Lai có nhiều loại gỗ quý rất nổi tiếng như: trắc, hương, cẩm lai, hoàngđàn…; nhiều lâm đặc sản dưới tán rừng cho nhiều công dụng và những giá trị kinh tế caogồm các loại cây thân gỗ, thân thảo, thân dây, thân ngầm như thổ phục linh, cốt toái, sanhân, mã tiền… và các loại cây cho dầu, nhựa…
Cùng với hệ thực vật, động vật rừng Gia Lai cũng rất phong phú và đa dạng cả
về giống, loài và số lượng cá thể rất có giá trị Đặc biệt, rừng Gia Lai còn có nhiều loàithú quý, hiếm như bò tót, hổ, voi, sói đỏ, mèo gấm, gấu ngựa, vượn đen, voọc ngũ sắc…Các loại chim hạc cổ trắng, công, trĩ sao, gà lôi vằn, gà tiền mặt đỏ Đặc biệt khướu taihung là loài mới được phát hiện trên địa bàn tỉnh (trong khu bảo tồn kông Kah King)
Gia Lai là tỉnh có độ che phủ của rừng cao thứ hai trong cả nước với tài nguyênđộng, thực vật và khoáng sản phong phú Những năm qua, các cấp lãnh đạo địa phương
và các ngành chức năng đã có nhiều biện pháp quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ tài nguyênthiên nhiên và môi trường sinh thái Song do nhu cầu của cuộc sống, dưới áp lực củaviệc gia tăng dân số và tác động của kinh tế thị trường mà con người thường xuyên sănbắn, hái lượm thực phẩm và khai thác tài nguyên thiên nhiên làm cho môi trường ngàycàng bị đe dọa Nhiều loại động thực vật đã bị suy giảm nhanh chóng, một số loài cạnkiệt và đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do hàng năm tỉnh bị mất khoảng 8.000 harừng, trạng thái rừng bị thay đổi hàng năm khoảng 1.200-1.300 ha do các hoạt độngphát rừng làm rẫy, lấn chiếm rừng để mở rộng đất nông nghiệp, khai thác gỗ và các lâmđặc sản quá mức cho phép, săn bắn và kinh doanh các loại động vật hoang dã, cháyrừng… Việc mất rừng còn là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến việc điều tiết nướctrên các hệ thống sông hồ của tỉnh1
Gia Lai có nhiều loại khoáng sản, nhưng trữ lượng nhiều hơn cả là nguyên vật
liệu xây dựng, bô-xít, vàng và đá quý
Quặng bôxít đã có hai mỏ được phát hiện là: Mỏ bôxit Kon Hơnờng đã đượcthăm dò, đánh giá trữ lượng cấp C2 là: 210,5 triệu tấn và mỏ bôxit Đức Cơ Ngoài ra,trên địa bàn Gia Lai còn có các điểm khoáng hóa bôxit ở Lệ Thanh, Lệ Cần, ThanhGiáo, Bàu Cạn và Plei Me
1 Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai: Chiến lược quản lý các khu bảo tồn tỉnh Gia Lai
2002-2010, lưu tại Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai.
Trang 23Trên địa bàn tỉnh đã phát hiện một số điểm có vàng ở các huyện Kông Chro,Kbang, Ayun Pa.
Các khoáng sản kim loại khác ngoài bôxit và vàng mà Gia Lai còn có là mỏ sắt
ở An Phú, thành phố Pleiku; kẽm ở An Trung, huyện Kông Chro; asen và vonfram ởPleiku
Khoáng sản phi kim loại có nhiều nhất ở Gia Lai là đá granit, đá vôi, đolomit
(đá hoa), đất sét, cát và sạn sỏi để sản xuất vật liệu xây dựng
Đá granit được phân bố ở 8 điểm trong tỉnh với trữ lượng lớn Trong đó, mỏ đáBắc Biển Hồ, thuộc địa bàn thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Pah) và mỏ đá Chư Sê nằm ở phíađèo Chư Sê có diện tích 10km2 là hai mỏ quan trọng nhất vì đây là những mỏ giàu về trữlượng, tốt về chất lượng, dễ khai thác và vận chuyển
Đá vôi đã phát hiện được 6 điểm, nhưng triển vọng nhất là mỏ đá vôi Chư Sê códiện tích 0,72 triệu km2 và mỏ Kan Nak
Đất sét ở Gia Lai có trữ lượng khá phong phú và phân bố ở hầu hết các huyệntrong tỉnh Khoáng sản làm vật liệu xây dựng, làm móng, rải đường có nhiều như đábazan xây dựng ở đèo Chư Sê, Pleiku, Chư Pah; đá granit có trữ lượng 90,1 triệu km3,phân bố chủ yếu ở Chư Sê, Bắc Biển Hồ, An Khê, Ia Khươl Đất sét làm gạch ngói phân
bố rộng rãi trong tỉnh Cát xây dựng phân bố dọc các sông, suối, có tới 40 mỏ thuộc loạinhỏ, chất lượng từ trung bình đến tốt
III ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI, DÂN TỘC VÀ CƠ CẤU GIAI CẤP
Dân số - dân tộc đến ngày 31-12- 2006, toàn tỉnh có 1.167.700 người, thuộc 31
dân tộc khác nhau Mật độ dân số toàn tỉnh là 74,32 người/km2 Địa bàn có số lượng dân
cư đông nhất là thành phố Pleiku với 195.235 người, mật độ dân số tại thành phố tỉnh lỵnày hiện gấp 10 lần mật độ dân số bình quân toàn tỉnh (745,20 người/km2) Kế đến làcác huyện nằm trên cao nguyên Pleiku: Chư Sê (142.350 người); Đak Đoa (89.328người); Chư Prông (82.024 người) Những huyện có mật độ dân số thấp nhất là vùngnúi phía Bắc tỉnh như Kbang có mật độ dân số thấp hơn một nửa mật độ dân số chungcủa tỉnh (dân số: 60.172 người, mật độ dân số: 32,67 người/km2)
Cư dân Gia Lai có thể chia làm hai bộ phận: Bộ phận cư dân đã sinh sống từ lâuđời ở Gia Lai (còn gọi là cư dân tại chỗ hay cư dân bản địa) gồm có dân tộc Jrai và dântộc Bahnar; Bộ phận cư dân mới đến gồm người Việt (Kinh) và các dân tộc ít ngườikhác
Hiện nay, 3 dân tộc có số lượng dân cư đông nhất trong tỉnh là: Việt, Jrai vàBahnar
Người Việt (Kinh) đầu tiên đã sinh sống tại khu vực phía Đông tỉnh Gia Lai,
trong khu vực An Khê từ cuối thế kỷ XVII Tuy nhiên cho đến đầu thế kỷ XIX, số lượngngười Việt lên định cư tại Gia Lai vẫn rất thưa thớt và cũng chỉ tập trung ở khu vực AnKhê Bộ phận cư dân này sinh sống chủ yếu bằng nghề nông và buôn bán, trao đổi hàng
Trang 24hóa với đồng bào các dân tộc tại chỗ.
Trong thời thuộc Pháp, cùng với chính sách khai thác thuộc địa, vào những năm
1923 - 1945, chính quyền thực dân đưa một bộ phận người Việt từ vùng đồng bằng venbiển miền Trung lên làm công nhân trong các đồn điền trồng chè, cà phê và các côngtrường làm đường dọc quốc lộ 19 và 14 Những người Việt lên Gia Lai trong giai đoạnnày và gia đình họ có vai trò to lớn trong giai đoạn đầu hướng phong trào cách mạng ởGia Lai chuyển từ tự phát lên tự giác
Từ năm 1954 trở về sau, dân số người Việt ở Gia Lai tăng nhanh do nhu cầutuyển dụng công chức, viên chức của chính quyền Sài Gòn, do việc định cư số cư dân di
cư từ miền Bắc vào năm 1954 và cưỡng ép đồng bào các tỉnh miền Trung lên các khudinh điền trong những năm 1957 - 1962 dưới thời Ngô Đình Diệm
Sau giải phóng (1975), Đảng và Nhà nước ta đã chuyển một số lớn đồng bàongười Kinh từ phía Bắc vào và từ các tỉnh ven biển miền Trung lên xây dựng kinh tế,quốc phòng, bổ sung cán bộ và nguồn nhân lực có chất lượng cao cho Tây Nguyên nóichung, Gia Lai nói riêng, làm cho số lượng người Kinh ở Gia Lai cũng như ở TâyNguyên tăng lên nhanh chóng
Đến cuối năm 2006, sinh sống ở Gia Lai có 645.038 người Việt, chiếm 55,24%dân số toàn tỉnh Trong số này có 172.065 người cư trú tại thành phố Pleiku; 68.095người tại huyện Chư Sê Huyện có số lượng người Việt ít nhất là Kông Chro với 6.283người, tiếp đến là Ia Pa với 12.185 người
Dân tộc Jrai (Jơrai, Jarai, Gia Rai) là một trong 5 tộc người Mã Lai - Đa Đảo
(Malayo - Polinesien) hiện đang sinh sống trên vùng đất Nam Trường Sơn - TâyNguyên và đồng bằng ven biển Trung Bộ nước ta1 Địa bàn cư trú của người Jrai là từNam Kon Tum đến Bắc tỉnh Đăk Lăk (theo chiều bắc - nam) và từ Tây Bắc tỉnh PhúYên đến vùng biên giới tiếp giáp với Campuchia (theo chiều đông - tây) Trong khu vực cưtrú này, Gia Lai là địa bàn người Jrai sinh sống tập trung nhất
Tại tỉnh Gia Lai, người Jrai có 354.236 người (chiếm 30,34%) tổng dân số toàntỉnh Khu vực cư trú chính của người Jrai là phía tây cao nguyên Pleiku (thuộc cáchuyện Chư Pah, Ia Grai, Đức Cơ, Chư Prông, Chư Sê, thành phố Pleiku) và vùng trũngCheo Reo - Phú Túc ở phía Đông Nam tỉnh (thuộc địa bàn thị xã Ayun Pa và các huyện
Ia Pa, Phú Thiện, Krông Pa) Những huyện có số người Jrai nhiều nhất trong tỉnh là Chư
Sê với 66.839 người; Ayun Pa (bao gồm cả huyện Phú Thiện mới chia tách) với 48.875người; Krông Pa với 45.676 người Người Jrai ở Gia Lai có 5 nhóm địa phương
- Nhóm Jrai Chor (còn gọi là Cheo Reo hay Phun) cư trú trong khu vực thung
lũng lòng chảo Cheo Reo (nay thuộc 2 huyện Ayun Pa và Ia Pa) Chor là thung lũnglòng chảo hay cánh đồng; Cheo Reo là phiên âm từ tên của hai tù trưởng Jrai nổi tiếng
cuối thế kỷ XIX Chu và Chreo; còn Phun có nghĩa là gốc vì đồng bào cho rằng nhóm
Jrai này còn mang nhiều đặc điểm điển hình của tộc người Jrai
1 5 dân tộc đó là: Jrai, Ê Đê, Chăm, Raglai và Chu Ru.
Trang 25- Nhóm Jrai Hdrung (gồm cả 2 nhóm nhỏ Chon và HơBau) cư trú ở khu vực từ
núi Hdrung đến Đông Bắc thị xã Pleiku, Nam tỉnh Kon Tum, huyện Chư Pah, nửa phíaĐông huyện Chư Prông và Tây huyện Đak Đoa Nhóm địa phương này mang tênHdrung vì họ tụ cư quanh ngọn núi cùng tên nằm ở ngã ba quốc lộ 14 và 19, cách trungtâm thành phố Pleiku 8 km về phía nam Đây là dấu tích của một núi lửa đã tắt màngười Việt gọi là Hàm Rồng
- Nhóm Jrai Aráp cư trú ở khu vực Tây Bắc thành phố Pleiku, Tây Nam tỉnh
Kon Tum, một phần huyện Chư Pah Aráp là tên con voi 4 ngà trong truyền thuyết củađồng bào Do cư trú gần người Bahnar nên nhóm Jrai này mang nhiều nét đặc trưng củangười Bahnar
- Nhóm Jrai Tbuăn (puôn) cư trú ở phía tây huyện Chư Prông, huyện Đức Cơ,
trên dải đất dọc biên giới Việt Nam - Campuchia
- Nhóm Jrai Mthur (Hroai) cư trú ở khu vực tiếp giáp giữa người Jrai, Ê Đê và
Chăm Ở Gia Lai, nhóm địa phương này sinh sống chủ yếu ở huyện Krông Pa1
Với số lượng dân cư chiếm ưu thế trong cộng đồng các dân tộc thiểu số; ý thức
về tộc người và vùng lãnh thổ tộc người khá rõ; lại sinh sống trên địa bàn án ngữ cáchuyết mạch giao thông nối khu vực Bắc Tây Nguyên với các tỉnh ven biển Nam Trung
Bộ nên người Jrai ở Gia Lai chiếm giữ một vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị
và an ninh - quốc phòng Đây là bộ phận dân cư đã có những đóng góp quan trọng tronglịch sử hình thành và phát triển của tỉnh Trong những năm chiến tranh giải phóng dântộc, cũng như trong thời kỳ xây dựng đất nước những tên người như: nhà giáo Nay Đer,anh hùng Kpa Ó, anh hùng Kpui Thu đã đi vào lòng đồng bào Tây Nguyên và cảnước
Dân tộc Bahnar (Bơhnar, Ba Na) là một trong những dân tộc thuộc ngữ hệ Môn
Khơme Họ là dân tộc có số dân đông nhất trong những dân tộc nói tiếng Môn Khơme miền Nam Trung Bộ Địa bàn cư trú chủ yếu của người Bahnar là Nam tỉnh KonTum, Bắc và Đông tỉnh Gia Lai Ngoài ra, còn có một bộ phận người Bahnar sống rảirác ở các huyện phía tây của tỉnh Bình Định, Phú Yên
-Trên địa bàn tỉnh Gia Lai, tính đến cuối năm 2006, người Bahnar có 144.656người (chiếm 12,39% dân số toàn tỉnh) Khu vực cư trú tập trung của người Bahnar làphía Đông cao nguyên Pleiku (thuộc địa bàn các huyện: Mang Yang, Đak Đoa và xã HàTây, Ia Khươl (phía Bắc huyện Chư Pah - trên phần đất tiếp giáp với tỉnh Kon Tum);trên cao nguyên Kon Hơnờng thuộc địa bàn huyện Kbang; vùng trũng An Khê thuộc cáchuyện Đak Pơ, Kông Chro và 3 làng ở xã Tú Thủy, phía Đông Bắc thị xã An Khê.Những huyện có người Bahnar tập trung đông nhất là Đak Đoa với 33.916 người; KôngChro với 29.795 người, Mang Yang với 27.747 người; Kbang với 23.975 người NgườiBahnar ở Gia Lai có 5 nhóm:
1 Đặng Nghiêm Vạn (Chủ biên): Các dân tộc tỉnh Gia Lai - Kon Tum, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội, 1981, tr.55-56.
Trang 26- Bahnar Gơlar (Roh - tức người ở lâu một địa phương - người trên núi), địa bàn
sinh sống của họ chủ yếu thuộc huyện Mang Yang và Đak Đoa ngày nay Đây là nhómBahnar có số lượng dân cư đông
- Bahnar Bơnâm sống ở vùng rừng già (phần lớn thuộc các xã Lơ Ku, Krong
huyện Kbang hiện nay) Họ canh tác chủ yếu trên những rẫy đốt Do sống trong vùngđịa lý có nhiều cách trở, đồng bào ít giao lưu với thế giới bên ngoài, nên cho đến giữathế kỷ XX họ còn bảo lưu nhiều yếu tố văn hóa cổ xưa Trong thời kỳ kháng chiếnchống Mỹ, khu vực này là trung tâm căn cứ của tỉnh Gia Lai nên đồng bào Bahnar ởđây ảnh hưởng nhiều lối sống, tập quán canh tác và văn hóa của người Việt thông quacác chính sách kinh tế, văn hóa - xã hội của ta trong những năm kháng chiến đối vớivùng căn cứ
- Bahnar Tơlô sống ven sông Ba (Pa), trên những vùng đất khá bằng và rộng
thuộc huyện Kông Chro Trước năm 1975, họ canh tác chủ yếu trên những rẫy cuốc.Nhóm này có số lượng dân cư đông và tự cho mình là nhóm Bahnar gốc
- Bahnar Kon Kơđeh (có nghĩa là người vùng thấp - Ala kông) có thể xem là
phân nhóm trung gian giữa nhóm Bahnar Bơnâm và Bahnar Tơlô, sinh sống chủ yếu ởĐak Pơ và phía nam huyện Kbang
- Bahnar Chăm (gần dân tộc Chăm) tiếp giáp vùng Vân Canh, tỉnh Bình Định),
địa bàn xã Đak Song, Sơró, phía Đông Nam khu 7, nay thuộc huyện Kông Chro
Người Bahnar ở Gia Lai có truyền thống cách mạng từ lâu đời Trong nhữngnăm chiến tranh giải phóng, Tỉnh ủy Gia Lai đều chọn khu vực cư trú của người Bahnar
để xây dựng thành vùng căn cứ của tỉnh, nên ảnh hưởng của cách mạng đến với ngườiBahnar khá sớm Anh hùng Núp, anh hùng Wừu của dân tộc Bahnar hiện không chỉ làniềm tự hào của đồng bào Tây Nguyên, mà còn là niềm kiêu hãnh của cả dân tộc ViệtNam Vun đắp tình cảm, niềm tin để người Bahnar luôn hướng về Đảng, Bác Hồ, đoànkết với các dân tộc anh em là nhiệm vụ luôn được các cấp đảng, chính quyền và các tổchức chính trị - xã hội quan tâm trong suốt những năm chiến tranh giải phóng cũng nhưtrong giai đoạn cách mạng hiện nay
Ngoài các dân tộc trên, tính đến năm 2005, Gia Lai có 915 người Hoa mà tổ tiêncủa họ có mặt ở Gia Lai từ những ngày đầu thành lập các thị xã, thị trấn, chủ yếu sốngbằng nghề buôn bán và sản xuất tiểu thủ công nghiệp
Từ năm 1954 đến nay, Gia Lai còn tiếp nhận một bộ phận đồng bào các dân tộc
ít người từ miền Bắc vào theo hai đợt chính Đợt thứ nhất vào năm 1954 và đợt thứ haitrong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc (cuối thập niên 70 của thế kỷ XX) Đến cuốinăm 2006, Gia Lai có 23.770 người là đồng bào các dân tộc ít người không thuộc bộphận cư dân tại chỗ, chiếm 2,04% dân số toàn tỉnh Trong các dân tộc thiểu số mới đếnGia Lai, tính đến cuối năm 2005, trừ người Tày có 6.596 người, người Nùng có 3.917người, những tộc người còn lại chỉ có số dân sống ở Gia Lai dưới 3.000, trong đó có
Trang 275 dân tộc chỉ có 1 người1.
Cơ cấu xã hội Gia Lai có thể phân thành hai vùng: Vùng đồng bào Jrai,
Bahnar và vùng đồng bào Việt
Cư dân bản địa Gia Lai có tập quán sống thành từng làng Theo ngôn ngữ địa
phương, làng được gọi là plơi hay bon, buôn với người Jrai; plei/pơlei, đe, kon với
người Bahnar
Trước khi người Pháp đặt được ách thống trị của họ lên Tây Nguyên, ở nhiều tộc
người, nhiều vùng trong khu vực đã hình thành những liên minh làng gọi là tring và những liên minh lớn hơn tring là char Những tổ chức xã hội này cũng là cơ sở hình thành
các tầng lớp trong xã hội Jrai, Bahnar cổ truyền
Họp thành làng là những nhóm thân thuộc gia đình2 Giữa các làng tồn tại nhưmột đơn vị tách biệt trong cùng khu vực, dù đồng tộc hay khác tộc thường liên minh vớinhau trong việc xác lập quan hệ hôn nhân, trao đổi hàng hóa, lương thực, đặc biệt là liênkết để chống lại kẻ thù trong những cuộc chiến tranh giữa các nhóm làng, các nhóm địaphương trong một tộc người, hay giữa các tộc người trong khu vực Đứng đầu mỗilàng thường có một tập thể già làng Tập thể già làng do một già làng có uy tín nhấttrong cộng đồng đứng đầu điều khiển công việc trong làng theo luật tục đã được xácđịnh từ xa xưa3 Dưới thời thuộc Pháp, bên cạnh các già làng do cộng đồng lựa chọn,chính quyền thực dân thường chỉ định một người có uy tín làm chủ làng để lo việc xâu,thuế phục vụ bộ máy đàn áp
Trước khi người Pháp đặt ách đô hộ lên Tây Nguyên, các dân tộc Gia Lai đang ởgiai đoạn cuối của xã hội nguyên thủy chuyển sang giai đoạn xã hội có giai cấp Tuytrong xã hội chưa có sự phân hóa giai cấp, nhưng đã có sự phân biệt giàu nghèo bằngnhững tài sản tích lũy ban đầu mang tính chất phi sản xuất Những loại tài sản này ở TâyNguyên thường là các loại chiêng, ché Những gia đình, dòng họ thuộc tầng lớp trênkhông chỉ có thật nhiều chiêng, ché mà thường có những bộ chiêng, ché quý, nhất lànhững loại ché được truyền tụng là có thần linh trú ngụ Trong xã hội mới chỉ có nhữnghình thức bóc lột manh nha: thuê mướn nhân công nhưng với giá cao; cho vay khônglấy lãi hay với mức lãi rất thấp; có nuôi đày tớ nhưng những đày tớ lại được coi nhưngười nhà; bắt nô lệ để bán nhưng nếu mua nô lệ lại đối xử với họ như con cháu Một
số nhóm địa phương trình độ phát triển xã hội cao hơn như Jrai, nhất là nhóm địaphương Jrai Chor thì những hình thức trên đã mất dần tính tương trợ mà thiên về bóclột: người không trả được nợ làm nô lệ, dân làng lệ thuộc, lao động cho chủ như dựngnhà, làm ruộng rẫy Đã có sự mua bán ruộng đất Có những tù trưởng quyền uy trongcộng đồng và ảnh hưởng lớn cả một vùng với hàng chục voi, hàng trăm trâu, bò
1 Ban chỉ đạo Tây Nguyên: Tây Nguyên trên đường phát triển bền vững, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.23.
2 Bế Viết Đẳng: Một số đặc điểm xã hội của các dân tộc Trường Sơn - Tây Nguyên
tr 13-15.
3 Đặng Nghiêm Vạn (Chủ biên): Các dân tộc tỉnh Gia Lai - Kon Tum, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội,1981, tr.42.
Trang 28Cuộc chinh phục Gia Lai của thực dân Pháp bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX cũngnhư cuộc xâm lược của đế quốc Mỹ sau này đã thúc đẩy sự cố kết dân tộc, làm cho cácdân tộc liên minh lại, nhất là liên minh với dân tộc Việt đấu tranh chống kẻ thù chung,đồng thời cũng phá vỡ uy thế của những tù trưởng giàu có, biến một số thành nhữngcông chức, những tay sai của chính quyền thực dân Từ thập niên 30 - 40 của thế kỷ
XX, ở các thị trấn, thị xã thuộc tỉnh Gia Lai đã hình thành một tầng lớp người buôn bán,tiểu công chức dân tộc; ở những đồn điền xuất hiện những người vô sản - những phuđồn điền địa phương Đối với những viên chức, giáo viên, học sinh người Jrai, Bahnar,quan hệ giữa họ với buôn làng, với những người đồng tộc rất gắn bó Nhiều người trong
số họ như: Nay Đer, Nay Phin, Rơchơm Briu, Ksor Ní, Ksor Krơn, Rơchơm Thép, SiuPơi đã sớm tiếp nhận được ánh sáng cách mạng và đưa về các buôn làng, ngược lại,những phong trào đấu tranh ở các làng quê cũng nhanh chóng tác động đến họ
Sau ngày đất nước thống nhất, đồng bào Jrai, Bahnar trong tỉnh cùng cả nướcbước vào thời kỳ xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Phần lớn nhữngngười Jrai, Bahnar sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt có thể coi là những nông dânvới việc sở hữu đất rừng đã được xác nhận Những người Jrai, Bahnar tham gia vàobuôn bán, hay làm công chức, viên chức ngày càng chiếm tỉ lệ lớn trong cơ cấu giaitầng Không ít người trong số họ giữ những cương vị quan trọng trong các mặt đời sống
xã hội từ địa phương đến Trung ương Ở những vùng gần các khu công nghiệp, các thịtrấn, các nông - lâm trường, ngày càng đông đồng bào dân tộc thiểu số - nhất là tầng lớpthanh niên - trở thành những công nhân thực thụ Đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu sốngày càng gia tăng
Trong khu vực người Việt, nông dân là lực lượng xã hội đông nhất ở Gia Lai.
Một bộ phận nông dân người Việt ở Gia Lai xuất thân xa xưa từ những tù binh, dân mộ
ở đồng bằng lên vùng An Khê, Cheo Reo, ven Pleiku nên cuộc sống vô cùng cơ cực.Nông dân là lực lượng đông đảo, luôn được Đảng quan tâm tập hợp trong tất cả các giaiđoạn cách mạng
Sau ngày đất nước thống nhất, những nông dân Gia Lai đã được tập hợp trong tổchức Hội Nông dân Việt Nam, được nâng cao hiểu biết về mọi mặt và kiến thức khoahọc kỹ thuật, tiếp tục liên minh với giai cấp công nhân và đội ngũ trí thức để cùng xâydựng Gia Lai trở thành vùng đất ổn định và giàu đẹp
Đội ngũ công nhân ở Gia Lai được hình thành trong những thập niên đầu thế kỷ
XX cùng với quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp Lúc đầu công nhân GiaLai chỉ là những người đi làm thuê như "cu-ly đồn điền", "phu lục lộ", "cu-ly xe" Lớpcông nhân có mặt trong vùng địch tạm chiếm ở Gia Lai trước năm 1975 hầu hết lànhững nông dân mất đất từ những tỉnh đồng bằng lên Họ căm thù chế độ thực dân cũcủa đế quốc Pháp, bọn phong kiến trước kia và chế độ thực dân mới của đế quốc Mỹcùng bọn tay sai của chúng Khi được tuyên truyền đường lối đấu tranh vì độc lập dântộc, họ đã sớm giác ngộ và đã trở thành những hạt giống gieo mầm cách mạng trong cácđồn điền, nhà máy, các công trường làm đường giao thông
Giai đoạn trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và trước 1975, lực lượng
Trang 29công nhân ở Gia Lai chiếm một số lượng rất ít ỏi trong tổng số dân cư địa phương,nhưng đã góp phần gây dựng, phát triển lực lượng cách mạng; đi đầu trong các phongtrào đấu tranh trực diện với kẻ thù trong cuộc chiến đấu giành độc lập dân tộc.
Đội ngũ công nhân Gia Lai ngày nay đã trưởng thành cả về số lượng và chấtlượng, xứng đáng với truyền thống của các thế hệ ông cha, là lực lượng tiên phongtrong sự nghiệp đổi mới, đưa Gia Lai vững bước trên con đường công nghiệp hóa, hiệnđại hóa
Tiểu tư sản người Việt ở Gia Lai gồm viên chức, giáo viên, học sinh, tiểu
thương, tiểu chủ và dân nghèo thành thị Trước giải phóng, các viên chức nhỏ và giáoviên người Kinh ở Gia Lai hầu hết là con em nông dân, gia đình lao động nên họ có mốiquan hệ gắn bó với tầng lớp xuất thân Nhiều người trong số họ đã từng tham gia cácphong trào yêu nước, cách mạng ở những địa phương khác trong tỉnh
Tiểu thương, tiểu chủ phần lớn xuất thân từ nông dân, thợ thủ công ở nông thôn,
ra mở xưởng sản xuất hoặc buôn bán nhỏ ở các thị xã, thị trấn nên họ cũng chính là đốitượng bị chèn ép, ngược đãi và bóc lột
Tầng lớp trên gồm phú nông, địa chủ, tư sản dân tộc người Kinh và người Hoa
lên khai phá, kinh doanh, nhưng do thị trường nhỏ bé nên số lượng không đông
Ở nông thôn, các địa chủ, phú nông hầu hết là con cháu của các "chủ mộ" cơ sởkinh tế không lớn Chính quyền phong kiến và đế quốc thường giao cho họ các "chứcviệc" trong làng, trong tổng như: chánh tổng, phó tổng, lý trưởng Nhiều người trong số
họ có tinh thần dân tộc, yêu nước, cảm tình với cách mạng, con em của họ có người đượcgiác ngộ đã tham gia lực lượng kháng chiến
Tư sản dân tộc người Kinh và người Hoa ở đây cũng là đối tượng bị bóc lột vớigánh nặng thuế khóa nên khi được thức tỉnh, tinh thần dân tộc trong họ trỗi dậy, nhiềungười đã ủng hộ hoặc trực tiếp tham gia cách mạng, kháng chiến bằng những phươngthức khác nhau
Sau ngày đất nước thống nhất, bên cạnh giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớptrí thức, tiểu thương, tiểu chủ, tư sản dân tộc Gia Lai ngày càng phát triển cả về sốlượng, chất lượng, có nhiều đóng góp có ý nghĩa cho tỉnh và đất nước, góp phần đưaGia Lai tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, được Đảng, chínhquyền các cấp và nhân dân đánh giá cao
IV TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ LÂU ĐỜI VÀ VĂN HÓA
PHONG PHÚ ĐẶC SẮCGia Lai được con người chọn làm địa bàn cư trú từ lâu đời Dấu vết của cư dântiền sử còn để lại trên đất Gia Lai đã được xác định ít nhất là từ cuối thời đại đá mới - sơ
kỳ thời đại kim khí (cách ngày nay từ 3.500 - 4.000 năm) trong gần 40 di chỉ khảo cổ học
đã được phát hiện từ nửa cuối thế kỷ XX đến nay
Năm 1956, lần đầu tiên người ta được biết tới những di vật xa xưa được phát
Trang 30hiện trên đất Gia Lai qua thông báo của B.F Lafont đăng trong tập san của trường ViễnĐông bác cổ về những hiện vật đá mà ông thu nhặt được tại Ia Puch, Biển Hồ trong đợtkhảo sát dân tộc học từ tháng 11-1953 đến tháng 6-1954 ở Tây Nguyên.
Trong những năm chống Mỹ, cứu nước, các chiến sĩ quân giải phóng thuộc Bộ
tư lệnh Tây Nguyên (B3) đã phát hiện được những dấu tích của người tiền sử ở Gia Laitrong những lần đào hầm trú ẩn Một số hiện vật được phát hiện như rìu đá, mảnh gốm
đã được trân trọng cất giữ và chuyển về Viện Khảo cổ học Việt Nam ở Hà Nội Tháng3-1974, Viện Khảo cổ học đã cử một đoàn cán bộ vào khảo sát trên dải đất từ Kon Tumđến Đăk Lăk Trên địa bàn Gia Lai, đã xác định có một số di tích thời tiền sử như SuốiĐôi, Plei Mok Đen
Từ sau giải phóng, hàng chục di tích khảo cổ học được tiếp tục phát hiện, thámsát trên khắp các huyện, thị, thành phố trong tỉnh Từ sau đợt khai quật khảo cổ họcđược tiến hành tại di chỉ Biển Hồ năm 1993, đến nay đã có 5 di tích trên đất Gia Laiđược khai quật: Di tích Biển Hồ (xã Biển Hồ, thành phố Pleiku), Trà Dôm (thành phốPleiku), Tai Pêr (xã Ia Ko, huyện Chư Sê), Làng Ngol (xã Glar, huyện Chư Sê) và Thôn 7(thị trấn Chư Prông, huyện Chư Prông)
Các di tích khảo cổ ở Gia Lai về cơ bản là giống nhau và ổn định trong một số
đặc trưng xác định sự tồn tại của một văn hóa khảo cổ - văn hóa Biển Hồ, tên di chỉ
được phát hiện và khai quật đầu tiên ở Tây Nguyên nằm trong khuôn viên một danhthắng nổi tiếng của Gia Lai
Dù các địa điểm tiền sử khá xa nhau, nhưng tổ hợp di vật đá và đồ gốm vẫn cơbản giống nhau ở cả sườn Đông và Tây Trường Sơn Trong mỗi di tích thường cùng tồntại vết tích cư trú và xưởng tái chế tác công cụ và mộ táng Cư dân tiền sử Gia Lai ởtrình độ kỹ thuật chế tác công cụ đá khá cao Họ hoàn toàn làm chủ kỹ thuật chế tác chấtliệu đá silic và phtanite để tạo ra những chiếc rìu, bôn có vai, rìu bôn hình "răng trâu" ổnđịnh về hình dáng và kích thước, được mài nhẵn bóng, với các rìa cạnh mềm mại, lưỡisắc bén Đặc biệt độ tinh xảo trong kỹ thuật chế tác đá còn được thể hiện trên nhữngchiếc vòng tay có mặt cắt hình tam giác, hình chữ "T" với kỹ thuật khoan tách lõi, cưatạo góc…
Cư dân tiền sử Gia Lai còn là những người thợ làm đồ gốm giỏi, không chỉ lànhững vật dụng thông thường mà còn gửi gắm vào đó tư duy và thẩm mỹ của cộng đồngtộc người, được thể hiện không chỉ qua kiểu dáng phong phú những mô típ hoa văntrang trí sinh động của đồ gốm: trổ ống tròn, trổ nửa ống tròn, in chấm đơn, in chấmkép, khắc vạch… và cách kết hợp nhiều mô típ hoa văn tạo thành những dải băng trangtrí trên gốm Có khả năng cư dân cổ Gia Lai đã biết đúc đồng mà bằng chứng là đã tìmthấy một mang khuôn đúc rìu đồng ở khu vực Kbang
Cư dân văn hóa Biển Hồ được coi là những cư dân tiền sử cư trú trên đất GiaLai Họ đã chiếm lĩnh và khai thác vùng cao nguyên đất đỏ bazan kéo dài từ phía namtỉnh Kon Tum đến phía nam tỉnh Gia Lai; từ chân đèo Mang Yang, Kbang đến Đak Pơ
và thị xã An Khê, đến vùng biên giới phía tây tiếp giáp với tỉnh Ratanakiri của
Trang 31Đạt tới trình độ cao trong kỹ thuật chế tác công cụ và đồ gốm, cư dân tiền sử GiaLai ngoài săn bắt, hái lượm và đánh cá còn là những người định cư nông nghiệp Vếttích canh tác, mà chủ yếu là canh tác nông nghiệp nương rẫy được nhận biết qua tổ hợpcông cụ những chiếc bôn hình "răng trâu" thân dài, những chiếc cuốc đá có kích thướclớn, những chiếc bôn nhỏ có chuôi tra cán… rất thích hợp cho việc đào xới trên nươngrẫy có hình dáng và kích thước khá gần gũi với những công cụ bằng sắt hiện nay củađồng bào dân tộc bản địa Gia Lai
Người cổ Gia Lai có một cuộc sống tinh thần phong phú, đã biết làm đẹp bằngnhững chiếc vòng đeo tay bằng đá, đã biết chế tác những chiếc khuyên tai có hình dángđẹp, biết dùng hai màu đỏ, đen trong tự nhiên để tô lên đồ gốm, đặc biệt là đã biết tạonên những hoa văn gợi lại thế giới quanh mình Họ cũng đã có ý thức đối với người đãchết bằng tục chia cho người chết những tài sản duy nhất lúc đó là công cụ sản xuấtbằng đá và đồ đựng bằng gốm Nhiều khả năng, họ là tổ tiên của một trong những tộcngười hiện là cư dân bản địa Gia Lai
Nhiều nhà nghiên cứu dân tộc học cho rằng, giữa tổ tiên của người Jrai và ngườiBahnar, những dân tộc đại diện cho hai ngữ hệ Nam Đảo và Nam Á hiện đang cư trútrên địa bàn tỉnh Gia Lai, thì những cư dân thuộc ngữ hệ Nam Á nói tiếng Môn-Khơme,
tổ tiên của người Bahnar có mặt trên đất Gia Lai sớm hơn, ít nhất cũng từ thời đồng đá.Cách đây ít nhất trên dưới ba ngàn năm, những người Nam Đảo là tổ tiên của người Jrai
từ vùng ven biển tiến lên xâm nhập địa bàn cư trú của người Bahnar và tách tộc ngườinày ra thành hai bộ phận cư trú ở phía Bắc và Đông cao nguyên Pleiku
Trong quá trình hình thành và phát triển, ý thức về khối cộng đồng tộc người vàlãnh thổ tộc người của người Jrai và Bahnar đã hình thành Tuy nhiên, do vị thế địachính trị, địa văn hóa là nơi qua lại của các quốc gia lớn trong khu vực nên cư dân bảnđịa Gia Lai nói riêng, Tây Nguyên nói chung phải hứng chịu hậu quả từ những cuộcchiến tranh triền miên giữa các quốc gia lớn trong khu vực cho đến khi hòa nhập vàoquốc gia dân tộc Việt Nam
Năm 1471 khi vua Lê Thánh Tông vào phương Nam đánh bại Champa, nhà vuađặt vùng đất Tây Nguyên là nước Nam Bàn, một phiên quốc của Đại Việt Tuy nhiêntrên thực tế, cho đến lúc ấy và cả nhiều thế kỷ sau đó vẫn chưa có sự lệ thuộc nào giữacác bộ phận dân cư trong khu vực Bắc Tây Nguyên với quốc gia Đại Việt
Năm 1540, Bùi Tá Hãn được bổ nhiệm vào trấn thủ Quảng Nam Sau khi dẹpđược loạn ''Đá vách'', ông đã đưa ra nhiều chính sách nhằm thắt chặt hơn nữa mối quan
hệ giữa Đại Việt với các tộc người trên vùng cao Đó là tổ chức dinh điền, đồn điền và
di dân lên lập ấp trên vùng cao; cho phép thương lái lên buôn bán với người Thượng;cho phép nông dân lên vùng Thượng làm ăn và lập nghiệp; tiến cử các vị tù trưởng, thânhào Thượng và xin triều đình nhà Lê phong vương cho hai vị thủ lĩnh người Jrai là Thủy
Xá và Hỏa Xá; khuyến khích người Thượng tham gia vào các hoạt động của quốc gia;đặt ra chức giao dịch người địa phương để đặc trách các công việc trên vùng núi
Trang 32Đến thế kỷ thứ XVII, để mở rộng phạm vi ảnh hưởng lên Tây Nguyên, chúaNguyễn đã đưa những tù binh bị bắt trong chiến tranh Trịnh - Nguyễn lên khai phá vùngđất này Khoảng niên hiệu Thịnh Đức nhà Lê (1653 - 1657), một số người Việt ở Nghệ
An (trong đó có ông tổ 4 đời của Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ) bị quân của chúaNguyễn bắt vào Đàng Trong cho ở ấp Nhất vùng Tây Sơn Vì đất Tây Sơn xưa bao gồm
cả những trại ấp ở hai phía Đông và Tây đèo Mang (tức đèo An Khê) nên để phân biệt,nhân dân trong vùng thường gọi vùng đất phía tây đèo là Thượng đạo, phía Đông đèo là
Hạ đạo Nhóm người Việt này đã khai phá lập ra ấp Tây Sơn Nhất tức thôn An Khê và
ấp Tây Sơn Nhì tức thôn Cửu An Đây là bộ phận người Việt đầu tiên lên sinh sống ởkhu vực Bắc Tây Nguyên
Ấp Tây Sơn Nhất tức thôn An Khê đã được xác định là ở thôn An Lũy (naythuộc thị xã An Khê) Còn ấp Tây Sơn Nhì tức Cửu An nằm cách trung tâm thị xã AnKhê (tức ấp Tây Sơn Nhất cũ) 12 km về phía Bắc Hiện nay xã Cửu An có 5 thôn là AnĐiền Bắc, An Điền Nam, Phước Bình, An Bình và Cửu Định Theo dân địa phương thì
An Điền Bắc và An Điền Nam là thôn gốc, còn các thôn Cửu Định, An Bình và PhướcBình thành lập muộn hơn
Tiếp theo lớp người Việt đầu tiên này, những người Việt từ vùng đồng bằng venbiển miền Trung lên khai phá đất đai và lập nghiệp ở An Khê ngày càng đông Nhữnglàng xóm người Việt mọc lên ngày càng nhiều bên cạnh những pơlei (làng) Bahnar Song chođến trước khi anh em Tây Sơn lên lập căn cứ khởi nghĩa ở vùng này (1771) thì cư dânThượng đạo chủ yếu vẫn là người Bahnar
Cuối thế kỷ XVIII, trong quá trình chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, anh
em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ đã chọn vùng đất Thượng đạo để xây dựng
cơ sở ban đầu của cuộc khởi nghĩa nông dân Sách Tây Sơn thủy mạt khảo chép: "Năm
Tân Mão thứ 32, niên hiệu Cảnh Hưng nhà Lê (1771) Nguyễn Văn Nhạc vào trong đámmiền Thượng đạo lập ra đồn trại"
Trong quá trình xây dựng căn cứ địa chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa, anh em TâySơn đã bỏ nhiều công sức vào việc vận động quần chúng, trong đó việc vận động đồngbào các dân tộc thiểu số được đặc biệt quan tâm Họ đã đi khắp các buôn làng kiên trìhướng quần chúng vào mục đích khởi nghĩa Nguyễn Nhạc đã được đồng bào Bahnar,Xơđăng rất mực tin yêu Một tù trưởng Bahnar ở đe Hmâu (nay thuộc xã Đông, huyệnKbang) đã gả con gái của mình cho Nguyễn Nhạc Người phụ nữ này được nhân dântrong vùng gọi là yă Đố (bà của Đố) Bà đã sống hết mình với phong trào Tây Sơn.Chứng tích về những đóng góp của bà cho phong trào hiện còn lưu lại trên vùngThượng đạo là một cánh đồng rộng khoảng 20 ha ở chân núi Cà Nong (thuộc xã Nghĩa
An, huyện Kbang) nay vẫn được nhân dân trong vùng canh tác và gọi là cánh đồng CôHầu1 Đồng bào Bahnar trong vùng cho rằng, cánh đồng này cùng Vườn Mít ở gần đó là
do yă Đố vận động đồng bào Bahnar cùng nghĩa quân khai phá để trồng trọt, cung cấplương thảo cho nghĩa quân Bok Su, một tù trưởng Bahnar ở khu vực phía tây sông Ba,cũng đã hết mình ủng hộ phong trào Dưới ngọn cờ Tây Sơn, đồng bào các dân tộc Tây
1 Có nghĩa là vợ bé - theo cách nói của người Việt ở miền Trung Trung Bộ.
Trang 33Nguyên đã cùng nghĩa quân người Việt chiến đấu kiên cường để thống nhất đất nước,đánh tan quân xâm lược Xiêm - Thanh, bảo vệ nền độc lập của nước nhà Đến nay trêncác huyện, thị phía Đông của tỉnh Gia Lai là Kbang, An Khê, Kông Chro vẫn còn khánhiều di tích là căn cứ địa buổi đầu vững chắc của nghĩa quân Tây Sơn Từ những dấutích về quá trình tập hợp lực lượng và xây dựng cơ sở hậu cần Vườn Mít, Cánh đồng CôHầu, Gò Kho, Xóm Ké, Sa khổng lồ - Hồ ông Nhạc ; về quá trình xây dựng đồn trại và
tổ chức lực lượng khởi nghĩa như Hon Bình - Hòn Nhược - Hòn Tào (các tên khác mànhân dân trong vùng gọi Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ), Bờ Lũy ; đếnnhững chứng tích đánh dấu bước phát triển của nghĩa quân Tây Sơn từ rừng núi xuốngđồng bằng như: Miếu Xà, Cây ké phất cờ- Cây cầy nổi trống
Sau khi đánh bại nhà Tây Sơn (1802), để mở rộng thế lực, nhà Nguyễn đã chothiết lập ở vùng Thượng đạo những nguồn sở để thu thuế như nguồn Cầu Bông, Phương
Kiệu Đại Nam nhất thống chí chép "Ở chỗ thôn An Khê, huyện Bình Khê là chỗ nha
kinh lý cũ, xứ Chợ Đồn, nguyên trước là ấp An Sơn, tên là sở nguồn Cầu Bông, nơi đây
có nhiều lam chướng nên năm Minh Mạng thứ 10 (1829) dời qua chỗ này (thôn An Khê)
và đổi tên là Phương Kiệu "
Người Việt lên An Khê lập nghiệp chủ yếu là những nông dân nghèo khổ ở vùngduyên hải miền Trung Đến năm 1933, vùng An Khê lúc ấy gọi là huyện Tân An đã có
29 làng người Việt, chia làm 3 tổng: Tổng An Khê có 12 làng, tổng Tân Phong có 13làng và tổng Mang Yang có 4 làng1
Khoảng những năm 1905-1907, ông Nguyễn Sĩ quê ở Xuân Yên, Cát Tường,Phù Cát, Bình Định mộ được gần 20 gia đình đưa lên lập làng Hội Phú (nay là trungtâm thành phố Pleiku) Dân số Hội Phú ngày càng đông nên sau tách ra lập thành làngHội Thương
Ở vùng phụ cận, nhóm dân Việt đầu tiên có mặt ở vùng Tiên Sơn do các ôngNguyễn Quỹ, Hồ Tiếp, Lê Đức, Lê Lý là dân gốc Bình Định lên ở làng Tân Hương(Kon Tum) sau theo giáo sĩ thừa sai sang truyền giáo ở vùng Hà Bầu rồi mộ thêm dânlập ra làng Tiên Sơn Trước năm 1945, làng Tiên Sơn có 50 gia đình với 250 người Saumột thời gian, dân Bình Định lên lập làng Ngô Sơn (gọi là làng Ba Hòa) cách Tiên Sơn
6 km Làng Hiển Sơn (còn gọi là làng Hà Bầu) ban đầu có 15 gia đình là những ngườigiúp việc cho các Linh mục thừa sai ở vùng người Jrai Hơbâu rồi lập ra làng vào năm
1890 Làng Phú Thọ do ông chủ mộ Nguyễn Miên (thường gọi là Câu Miên) mộ dân lậplàng vào năm 1901 lúc đầu có khoảng 30 gia đình Làng Nguyên Lợi ở phía nam nhà thờPhú Thọ do ông chủ mộ Nguyễn Giếng đứng ra lập, ban đầu chỉ có 12 gia đình
Từ năm 1920 đến đầu những năm 30 của thế kỷ XX, vùng Pleiku có thêm nhiềulàng Làng Quảng Định lúc đầu có 7 gia đình là dân nghèo ở Quảng Ngãi và Bình Địnhlên ở phía Đông cầu An Mỹ Làng An Mỹ lúc đầu có 10 gia đình ở phía tây cầu An Mỹ,chủ mộ là các ông Nguyễn Mai Luật (ở Phù Mỹ, Bình Định) và ông Trần Cư (ở An
1 Nguyễn Thị Kim Vân: Đến với Lịch sử - Văn hóa Bắc Tây Nguyên, Nxb Đà Nẵng,
2006, tr.91-93.
Trang 34Nhơn, Bình Định) Làng Trà Nhá lúc đầu có 8 gia đình ở phía Bắc làng Phú Thọ, chủ
mộ là ông Lê Hiếu Thuật (ở An Nhơn, Bình Định) Làng Trà Đa ở phía nam chợ Biển
Hồ ngày nay được lập vào năm 1922 lúc đầu có 15 gia đình, nguyên là một đồn điềnnhỏ của người Pháp sau bán lại cho Linh mục Hiển Làng Gia Tường ở phía Đông đồnđiền Bàu Cạn, lập khoảng năm 1926, có 40 gia đình Làng Trà Bá, chủ mộ là ôngNguyễn Tỵ (xã Tỵ) lập năm 1932, có 15 gia đình
Lưu dân người Việt từ miền đồng bằng lên khai phá vùng đất Gia Lai buổi đầu
đã gặp phải không ít khó khăn Những căn bệnh khó tránh của vùng rừng núi như sốtrét, kiết lỵ đã giết chết khá nhiều người "Trong các làng lập trước, nhiều chỗ nướcđộc địa lắm, người có chết mà không sinh ra thêm "1 Những con số thống kê số sinh,
tử ở tỉnh Kon Tum (gồm cả khu vực An Khê) các năm 1931, 1932 cho thấy rất rõ điềuđó: Năm 1931: sinh 196 người, tử 258 người; năm 1932: sinh: 200 người, tử 260người2
Dù phải đối mặt với những thách thức về khí hậu, thời tiết, dịch bệnh… nhưng
vì mưu sinh nên những nông dân người Việt ở đồng bằng vẫn tiếp tục lên vùng caonguyên phía tây lập nghiệp làm cho số lượng người Việt ở Gia Lai ngày một tăng Đếnđầu những năm 30 của thế kỷ XX, cả vùng Kon Tum và An Khê đã có khoảng 15.000người Việt sinh sống3 Đó là lực lượng quan trọng góp phần thắt chặt tình đoàn kết Kinh
- Thượng, cùng đồng bào các dân tộc bản địa bảo vệ vùng đất này và cùng chung taykhai phá dựng xây, làm cho vùng cao nguyên phía tây ngày càng giàu đẹp
Truyền thống văn hóa của Gia Lai đặc sắc và phong phú Gia Lai là địa bàn cư
trú từ lâu đời của các dân tộc Jrai, Bahnar Bộ phận người Việt có mặt ở Gia Lai muộn,lên vùng đất mới về cơ bản họ vẫn mang theo những nét văn hóa đặc trưng của quêhương Vì vậy nói đến bản sắc văn hóa Gia Lai là nói đến vốn văn hóa truyền thống đặcsắc của các dân tộc bản địa xét cả dưới góc độ giá trị vật thể và phi vật thể
Các dân tộc bản địa Gia Lai có tập quán sống thành từng làng Làng của người
Jrai, Bahnar thường ở cách biệt nhau Trước giải phóng, trung bình cứ 100 km2 có 7,2làng Jrai; 4,8 làng Bahnar Ngày nay, sau hơn 30 năm được sống trong hòa bình, dân sốcủa dân tộc Jrai và Bahnar ngày càng phát triển, nhiều làng có nhu cầu chia tách nênmật độ các làng ngày càng thay đổi theo chiều hướng dày hơn
Làng của Jrai và Bahnar thường ở gần nguồn nước, thuận tiện cho việc sinh hoạt
và sản xuất Quy mô của làng lớn hay nhỏ tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên và môitrường sống cụ thể gắn với cảnh quan địa hình và trình độ kinh tế Ở những vùng đất đaimàu mỡ, bằng phẳng như Ayun Pa, Krông Pa, cư dân canh tác lúa nước, quy mô cáclàng có tới trên dưới vài trăm nóc nhà Nhưng ở vùng triền núi, thung lũng hẹp, ít đấtcanh tác như các huyện biên giới phía tây, quy mô làng nhỏ hơn nhiều lần
Những ngôi nhà sàn trong một làng Jrai cổ truyền thường quây quần gần nhau
1 Võ Chuẩn: Kon Tum tỉnh chí, Tạp chí Nam Phong, số 192, 1934, tr.31.
2 Sđd, tr.31.
3 Nguyễn Kinh Chi - Nguyễn Đổng Chi: Mọi Kon Tum, Huế, 1937, tr.12.
Trang 35và bố trí theo định hướng bắc - nam Nhà trong làng được dựng theo một trật tự nhấtđịnh, dù là nhà mở cửa ở đầu hồi (như vùng người Jrai Mthur, Jrai Chor) hoặc nhà mởcửa bên hông (như nhà của người Jrai Aráp, Jrai H’drung) thì cửa chính cũng thường
mở về hướng bắc
Khác với người Jrai, làng người Bahnar lại không được sắp xếp theo một hìnhmẫu nhất định nào Nhà cửa trong làng được dựng tùy theo thế đất, dựa vào địa hình tạichỗ nhưng cũng theo một số quy định có thể xem như tập quán: nhà không mở cửa vềhướng tây; nếu ở lưu vực sông suối thì nhà cửa phân bố dọc theo dòng chảy; ở sườn dốcthì nhà bao giờ cũng ở ngang triền dốc, quay mặt xuống dưới; ở chỗ bằng thì những cănnhà ở rìa làng bao giờ cũng mở cửa hướng vào làng
Người Bahnar và những nhóm Jrai trên cao nguyên Pleiku ngay từ khi lập làng
đã chọn một khu đất dành riêng cho việc xây dựng ngôi nhà chung của làng mà đồngbào gọi là nhà Rông Nhà rông mỗi làng to hay nhỏ phản ánh điều kiện kinh tế của dân
cư trong làng Đây là nơi dân làng tổ chức những lễ hội, lễ nghi tín ngưỡng của cộngđồng Còn ở vùng người Jrai Chor và Jrai Mthur từ lâu đời đã không có ngôi nhà chungcủa làng nên mọi sinh hoạt, hội họp của cộng đồng thường được tiến hành ngay tại gian
amang (gian khách) trong ngôi nhà của chủ làng (khoa Plơi).
Ngoài khu vực đất cư trú, làng của người Jrai và Bahnar bắt buộc phải có khuđất - rừng dành cho sản xuất, đất nghĩa địa, đất chăn thả gia súc
Mỗi làng Jrai, Bahnar đều có tên riêng và mang một ý nghĩa nhất định Tên làngJrai thường được đặt theo tên nguồn nước trong khu vực, hoặc tên người lập làng, cũng
có khi tên của một làng Jrai được đặt dựa theo một truyền thuyết cụ thể như plơi Ku
Ở người Bahnar, rất phổ biến cách lấy tên loại cây có nhiều hoặc điển hình ởvùng được chọn lập làng để đặt tên làng Tên làng cũng có thể là từ chỉ hình thù hoặcmột đặc điểm tự nhiên của vùng đất mà làng cư trú Nhiều làng Bahnar có thành tố kèmtheo để chỉ sự chia tách từ một làng gốc Trong nhiều trường hợp, tên làng Bahnar làmột tên sông hoặc suối Việc dùng tên người làm tên làng thì ở người Bahnar lại khôngphổ biến như ở người Jrai
Làng Bahnar, Jrai cổ truyền thường có hàng rào bao quanh và có 2 cổng Cổngtrước để giao tiếp với thế giới của người sống (để dân làng ra ngoài làng và đón kháchvào làng), còn cửa phía sau để giao tiếp với thế giới người chết (cổng ra nghĩa địa)
Làng Bahnar và Jrai trên cao nguyên Pleiku đều có nhà Rông Nhà rông là công
trình điển hình thể hiện tài năng và nghệ thuật kiến trúc của đồng bào các dân tộc TâyNguyên với mái lá cao vút vươn lên giữa trời xanh và vô vàn họa tiết trang trí độc đáo
Về chức năng, nhà rông là nơi diễn ra hầu hết những hoạt động mang tính cộng đồng.Trong số 10 nhóm địa phương Jrai và Bahnar ở tỉnh Gia Lai, chỉ riêng 2 nhóm Jrai Chor
và Jrai Mthur ở khu vực Cheo Reo – Phú Túc là không có nhà rông
Sinh sống trên những địa hình khác nhau nên người Jrai, Bahnar có nhiều loạihình canh tác, nhưng phổ biến nhất hiện nay vẫn là canh tác rẫy và ruộng Trong nền
Trang 36kinh tế truyền thống, rẫy canh tác theo chu kỳ khép kín Mỗi hộ gia đình thường có mộtdiện tích đất rừng lớn đủ để họ quay vòng sản xuất Một đám rẫy thường chỉ sử dụngnhiều nhất là 3 vụ rồi bỏ hóa và chuyển sang canh tác trên đám đất mới, cứ như vậykhoảng từ 8-10 năm người ta mới quay lại canh tác trên đám rẫy ban đầu Khác với rẫy,ruộng khô là những đám đất bằng phẳng ven sông suối được khai thác và sử dụng theolối thâm canh Trên loại ruộng này công cụ được sử dụng chính là cuốc Ruộng nước làloại hình canh tác mới được du nhập vào khu vực người Jrai, Bahnar nửa cuối thế kỷXIX, khi các Linh mục thừa sai lập nên những làng Việt đầu tiên ở khu vực quanh KonTum và mua trâu, bò cho các giáo dân người Việt dạy người Bahnar cày bừa, nhưng nóchỉ thực sự được phổ biến từ nửa cuối thế kỷ XX do phong trào đưa kỹ thuật mới vàosản xuất trong vùng căn cứ cách mạng.
Kỹ thuật canh tác của người Jrai, Bahnar còn thấp, công cụ lao động cũng đơngiản Người Jrai, Bahnar vẫn chỉ dùng những chiếc rìu, rựa để phát, dọn rẫy; chọc lỗgieo hạt Việc thu hoạch lúa rẫy đến nay vẫn phổ biến cách suốt lúa bằng tay Năng suấtcây trồng phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên
Khu vực vùng trũng Cheo Reo - Phú Túc từ khi có công trình thủy lợi Ayun Hạ,người Jrai ở đây đã coi việc làm lúa nước là công việc chính đem lại nguồn lương thựccho cả năm Hiện nay, trong khu vực Ayun Pa, nhiều hộ gia đình người Jrai đã có máycày, máy suốt lúa Nhiều hộ gia đình đã sản xuất 3 vụ lúa một năm
Bên cạnh trồng trọt, người Jrai, Bahnar đã sớm biết chăn nuôi, trong đó chănnuôi gia đình là một trong những ngành kinh tế phát triển Người Jrai, Bahnar nuôinhiều loại gia súc khác nhau như trâu, bò, ngựa, voi, lợn, gà Trong đó, việc nuôi trâuchủ yếu để phục vụ các lễ nghi tôn giáo và sử dụng như vật ngang giá trong trao đổinhững đồ dùng được coi là quý giá trong cộng đồng cư dân bản địa Tây Nguyên nhưchiêng, ché chứ không phải để làm sức kéo Riêng nuôi bò ở vùng người Jrai Chor vàJrai Mthur đã được sử dụng làm sức kéo chứ không chỉ đơn thuần để phục vụ các lễthức tôn giáo
Trước kia, việc nuôi voi trong vùng người Jrai khá phổ biến, nhất là ở khu vựctiếp giáp với người Ê Đê Nhưng hiện nay, hầu như người Jrai ở Gia Lai không còn nuôivoi nữa Những con voi cuối cùng được nuôi ở xã Nhơn Hòa, huyện Chư Sê nay đãđược chuyển giao cho Công ty Thương mại – Du lịch tỉnh phục vụ hoạt động du lịch
Việc nuôi heo (lợn) khá phổ biến ở cả khu vực người Jrai và Bahnar Heo cũngthường được dùng làm vật hiến sinh trong các lễ thức tín ngưỡng Người Jrai hiện vẫnnuôi heo theo phương thức nửa chăm sóc, nửa thả rông
Dê và chó cũng được nuôi Dê để cúng và lấy thịt còn chó chủ yếu để giữ nhà và
đi săn Gà là loại vật nuôi phổ biến để làm vật hiến sinh trong các lễ thức tín ngưỡng.Nhưng hiện nay đã khá phổ biến việc đồng bào dùng gà để đổi lấy những vật dụng cầnthiết khác
Săn bắn, hái lượm để có thêm lương thực, thực phẩm là một việc làm rất phổ
biến trong khu vực cư dân bản địa Tây Nguyên Trước kia người Jrai, Bahnar có hai
Trang 37hình thức săn bắn khá phổ biến là săn tập thể và săn cá nhân Hiện nay, một phần dodiện tích rừng ngày càng thu hẹp, những con thú lớn cần huy động một số lượng ngườiđông đảo mới có thể săn bắn được không có nhiều Bên cạnh đó những vũ khí đi sănhiện đại không cần nhiều người vẫn có khả năng bắn được thú lớn nên hình thức săn tậpthể gần như không còn phổ biến nữa.
Việc săn cá nhân có nhiều hình thức nhưng phổ biến nhất là người đàn ông sửdụng ná (nỏ) để bắn chim, thú Các bé trai người Jrai, Bahnar thường được cha, anh tậpcho sử dụng nỏ từ khi còn ở tuổi thiếu niên Tùy theo lứa tuổi, sức khỏe mà nhữngngười đàn ông Jrai, Bahnar dùng những chiếc ná lớn nhỏ khác nhau Thú săn được nếu
là thú lớn hươu, nai, heo rừng thường được đem về chia đều cho dân làng Ngoài ra,đồng bào còn tự làm ra nhiều loại bẫy lớn, nhỏ khác nhau để bẫy thú Phụ nữ và trẻ emthường hái lượm, nhặt, bắt các loại rau quả, cá ốc và côn trùng làm thức ăn
Trong nền kinh tế tự cấp, tự túc tồn tại lâu đời, người Jrai, Bahnar có một sốnghề thủ công khá phổ biến như dệt, đan lát, mộc, rèn nhưng đều ở tình trạng rất sơkhai
Về tín ngưỡng dân gian, người Jrai và Bahnar tin rằng, trong thế giới tự nhiên
muôn hình muôn vẻ, có một lực lượng vô hình luôn tác động đến mọi mặt đời sốngcủa đồng bào Lực lượng vô hình ấy được gọi chung là yang (thần)
Đối với người Bahnar thì bok Kei Dei (thần nam) và yă Kung Keh (thần nữ) là 2
vị thần tối cao sáng tạo ra vũ trụ và muôn loài và rất được người Bahnar kính trọng Bok
Glăih (thần sấm sét) cũng là vị thần mà người Bahnar kính sợ Ngoài ra còn có yă Pôm
(nữ thần) là con bok Kei Dei và yă Kung Keh giàu lòng nhân ái, thường hay cứu giúp
những người nghèo khổ nên được người Bahnar rất yêu mến và thường khấn tên bà
trong những buổi tế lễ; Yang Hri (thần lúa) còn có tên là yang Dai (hay yang Pơdai) là
vị thần coi giữ lúa gạo và bếp núc; Yang Đak (thần nước); Yang Kông (thần núi).
Người Jrai có yang hma (thần ruộng rẫy), yang ktăn (thần sét), yang pin ia (thầnbến nước), yang chư (thần núi), yang phun bơnú (thần cây đa), yang plin (thần khổng lồhình người), yang sang (thần nhà), yang bôn (thần làng), yang kông (thần vòng tay hoặcvòng chân), yang blah (thần chiến tranh), yang hri (thần lúa), yang pơtao (tù trưởnglớn), yang prin tha (thần người sinh ra dòng họ)
Trong số những yang trên, người Jrai xem trọng hơn cả là yang sang (thần nhà),yang bôn và yang pin ia (thần làng và thần bến nước), yang Bhet tơngia và yang Pơtao(thần bản mệnh trẻ em và thần gọi mưa) Trong cuộc sống trước đây của người Jrai,những yang này luôn được nhắc đến trong tất cả các lễ cúng hàng năm hoặc nhiều nămtheo định kỳ
Ngoài những thần cao siêu, người Jrai và Bahnar còn quan niệm có những thần
là động vật, cây cối, đồ dùng mà con người có thể kết thân được Ngoài ra, đồng bàocũng tin rằng, xung quanh mình có cả ma (atâu) là hồn của những người đã chết
Trong đời sống cổ truyền, quan hệ giữa con người với các thần linh chi phối
Trang 38cuộc sống của từng người, từng nhóm người, từng làng buôn Jrai và Bahnar Đó là quan
hệ của kẻ yếu cần sự che chở, giúp đỡ Con người luôn phải tôn trọng những tập quán
mà họ cho rằng thần linh đã định
Về tôn giáo:
Trong thế kỷ XX, do những biến động về mặt xã hội đã làm cho Gia Lai có thêmnhiều tôn giáo mới trong cả bộ phận người Việt và đồng bào dân tộc thiểu số Trong đó
có bốn tôn giáo được hoạt động hợp pháp
- Đạo Phật: Từ những năm đầu Công nguyên, Phật giáo đã được truyền vào Việt
Nam Ở Gia Lai, Phật giáo có mặt cùng với sự hiện diện của người Kinh và có 3 hệphái: hệ phái Cổ Truyền, hệ phái Thống Nhất (hay còn gọi là hệ phái Ấn Quang) và hệphái Khất sĩ
Hệ phái Phật giáo cổ truyền có mặt sớm nhất ở Gia Lai Năm 1916, một số sưthầy thuộc hệ phái Ấn Quang từ Bình Định, Thừa Thiên - Huế đã lên khai mở Phật đạo,lập chùa Tân An ở An Khê Tại Pleiku, ngôi chùa khang trang đầu tiên được xây dựng(1938) là chùa Bửu Thắng ở đường Sư Vạn Hạnh
Năm 1963, Phật phái Du tăng khất sĩ mới có mặt ở Gia Lai và xây dựng tịnh xáNgọc Phúc ở đường Yên Đổ do Thượng tọa Thích Giác An khai sơn
Khi mới xuất hiện ở Tây Nguyên, lúc đầu đạo Phật cũng thu hút được một sốđồng bào là cư dân bản địa nhưng chỉ một thời gian ngắn thì họ bỏ Đến nay không cóngười Jrai, Bahnar nào theo đạo Phật Đến giữa năm 2003, toàn tỉnh có 65.750 ngườitheo đạo Phật Họ sống tập trung ở Pleiku, An Khê và Ayun Pa Cơ sở thờ tự của Phậtgiáo ở Gia Lai có 66 chùa, tịnh xá Nhiệm kỳ 2002-2007, tổ chức Giáo hội Phật giáo GiaLai có một Ban trị sự gồm 30 ủy viên
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, một số tăng ni
đã che giấu cán bộ cách mạng và vũ khí của ta ở các chùa trong lòng địch Bản thânnhiều tăng ni cũng tham gia vào phong trào đấu tranh chống Mỹ - ngụy Sau ngày miềnNam được giải phóng (1975), các tăng ni, Phật tử ở Gia Lai tiếp tục phát huy truyềnthống yêu nước, làm tốt nghĩa vụ công dân và hăng hái tham gia vào các phong trào, cáccuộc vận động của Mặt trận Tổ quốc theo phương châm hành động của Giáo hội Phậtgiáo Việt Nam
- Đạo Thiên Chúa (Công giáo): Ở Tây Nguyên, Đạo Thiên Chúa có mặt đầu tiên
ở vùng Kon Mơhar lúc đó thuộc tỉnh Kon Tum (xã Hà Đông, huyện Đak Đoa và xã HàTây huyện Chư Pah tỉnh Gia Lai) từ nửa cuối thế kỷ XIX rồi lan nhanh ra những vùnglân cận đến những năm đầu thế kỷ XX
Sau ngày đất nước thống nhất, với chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng và tự
do không tín ngưỡng của nhân dân, tổ chức đạo Thiên Chúa ở Gia Lai hoạt động trong
tổ chức giáo hội Thiên Chúa giáo Việt Nam Sau nhiều năm được Mặt trận Tổ quốc vàcác đoàn thể vận động, tuyên truyền, các tín đồ đạo Thiên Chúa ở Gia Lai chấp hành tốt
Trang 39đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, làm tốt nghĩa vụ công dân,sống "tốt đời đẹp đạo" và hành đạo theo đường hướng đồng hành cùng dân tộc Nhiềugiáo dân và linh mục đã tham gia tích cực vào công tác xã hội.
Ngoài hệ thống nhà thờ xây dựng và hoạt động trước năm 1975, chính quyền địaphương đã đồng ý cho giáo dân tiếp tục hoàn thiện và tu sửa một số cơ sở của ThiênChúa giáo đang được xây cất dang dở làm cho các cơ sở thờ tự của đạo Thiên Chúangày một khang trang, bà con tín đồ và đội ngũ chức sắc của đạo Thiên Chúa ngày càngphấn khởi và tin tưởng vào con đường cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnhđạo
Đến giữa năm 2003, Gia Lai có 75.708 người theo đạo Thiên Chúa, trong đó có25.325 đồng bào dân tộc thiểu số Hiện nay, giáo hạt Pleiku đang quản lý 50 cơ sở thờ tự
và tu viện, trong đó có 39 nhà thờ, nhà nguyện và 11 tu viện
- Đạo Tin Lành: Có mặt ở nước ta từ cuối thế kỷ XX do Hội liên hiệp Cơ đốc và
Truyền giáo (The Christian and Missionnary Alliance of America - CMA) truyền vàoViệt Nam và thâm nhập địa bàn Gia Lai từ sau năm 1954
Do tính tổ chức không chặt chẽ như đạo Công giáo, đơn giản hóa các luật lệ, lễnghi, được duy trì trong mọi điều kiện, thậm chí khi chưa có giáo sĩ, chưa có nhà thờ nên tôn giáo này được bộ phận cư dân bản địa tiếp nhận nhanh chóng Tuy nhiên, đồngbào Jrai, Bahnar theo đạo này dễ dàng thì bỏ đạo cũng nhanh chóng Có nhiều ngườikhông bỏ hẳn nhưng tình trạng nhạt đạo là phổ biến
Trước năm 1945, ở Gia Lai đã có một số cơ sở Tin Lành ở An Khê, Pleiku và làngLang (dân tộc Jrai) ở phía Đông Chư Ti Từ năm 1954 - 1975, nhất là từ khi Mỹ trực tiếpđưa quân xâm lược miền Nam Việt Nam (1965), đạo Tin Lành được Mỹ - ngụy hỗ trợ vàkhuyến khích phát triển Đến trước năm 1975, ở Gia Lai cũng chỉ có 8.500 tín đồ; tạiPleiku đã có nhà thờ Tin Lành do các mục sư là sĩ quan tuyên úy cai quản
Sau ngày giải phóng, do một số mục sư câu kết với bọn phản động FULRO,dùng nhà thờ Tin Lành làm hang ổ hoạt động chống đối cách mạng nên nhà thờ TinLành không được phép hành sự
Những thập niên gần đây, đạo Tin Lành phát triển nhanh trên địa bàn Gia Lai.Đến năm 1998 toàn tỉnh có 50.392 tín đồ theo đạo Tin Lành Giữa năm 2003, số tín đồtheo đạo Tin Lành là 70.946 người, trong đó chỉ có 1.177 người Kinh
Tín đồ theo đạo Tin Lành ở Gia Lai thuộc 5 hệ phái: Hội thánh Tin Lành ViệtNam (miền Nam), Liên hữu Cơ đốc, Cơ đốc phục lâm và Cơ đốc truyền giáo Trong đóHội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) có số tín đồ đông nhất (66.669 người) Đếnnay, đạo Tin Lành đã hoàn chỉnh pháp nhân tôn giáo, được hoạt động hợp pháp ở GiaLai
- Đạo Cao Đài: Ra đời vào những năm 20 của thế kỷ XX do một nhóm tư sản,
địa chủ, tiểu tư sản và công chức trong đó có nhiều người có tinh thần yêu nước đứng ra
Trang 40vận động thành lập với ý định tập hợp lực lượng quần chúng, chủ yếu là nông dânchống lại sự kỳ thị, chèn ép của thực dân Pháp Từ một trào lưu tư tưởng chính trị, đạoCao Đài nhanh chóng trở thành một tôn giáo lớn tồn tại ở miền Nam.
Giáo lý của đạo Cao Đài hình thành trên cơ sở tập hợp có lựa chọn các giáo lý,tín điều của các tôn giáo tín ngưỡng cổ, kim, đông, tây gồm những khái niệm về "Tambảo", "Ngũ chi", "Cao đài" trong đó tư tưởng "Tam giáo" (Phật, Lão, Nho) được xemnhư là trung tâm giáo lý của đạo Cao Đài
Hình thành ở Nam Bộ, đạo Cao Đài loang dần ra miền Trung và phát triển lênTây Nguyên, Gia Lai vào những năm 30 của thế kỷ XX cùng với quá trình di dân từ từđồng bằng lên cao nguyên Mục đích ban đầu của tín đồ Cao Đài lên Gia Lai là vì kinh
tế, sau do số lượng tín đồ ngày càng phát triển ở An Khê, Pleiku, Chư Sê và Ayun Pa
Họ đã xin chính quyền (Sài Gòn) để được xây dựng thánh thất làm nơi sinh hoạt tôngiáo ở Đồng Găng (An Khê), Hội Phú (Pleiku), Nhơn Hòa (Chư Sê)
Sau năm 1975, một số tín đồ Cao Đài trở về quê sinh sống, hiện toàn tỉnh GiaLai có 3.018 người theo đạo Cao Đài, thuộc 4 hệ phái: Cao Đài Truyền giáo Đà Nẵng,Cao Đài Cầu Kho - Tam Quan - Bình Định, Cao Đài Minh Chơn Lý Tiền Giang và CaoĐài Tây Ninh Tín đồ đạo Cao Đài chủ yếu tu tại gia
Ngoài ra, trong thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ, ở khu vực An Khê còn có một
số giáo dân theo đạo Bahai, sau năm 1975, số giáo dân này phần lớn đã chuyển đi nơikhác, những năm gần đây, số lượng tín đồ của tôn giáo Bahai tại Gia Lai đang có xuhướng gia tăng
Trong suốt quá trình cách mạng, Đảng ta lãnh đạo Mặt trận Dân tộc Thống nhấtViệt Nam tập hợp được đông đảo quần chúng lao động của các tôn giáo vào sự nghiệpgiải phóng dân tộc, thống nhất và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Ở Gia Lai, trong cuộckháng chiến chống đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai, nhiều chức sắc và tín đồ của cáctôn giáo, nhất là Phật giáo đã tham gia các cuộc biểu tình, đấu tranh đòi dân chủ, ủng hộMặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, tiêu biểu như Hòa thượng Thích TríThạnh, Thích Từ Hương, Thích Đổng Quang Có những ngôi chùa, những làng đồngbào Công giáo đã trở thành cơ sở của cách mạng như: chùa Minh Quang, chùa MinhNgọc , làng Công giáo toàn tòng Kon Sơnglốk (nay thuộc xã Hà Đông, huyện MangYang) Ngày nay, với lý tưởng sống "Tốt đời, đẹp đạo" giáo dân các tôn giáo đang sátcánh cùng đồng bào không tôn giáo thuộc các dân tộc trong tỉnh đang làm hết sức mình
để Gia Lai phát triển nhanh chóng hơn về mọi mặt Một bộ phận tăng ni, tu sĩ các tôngiáo đã tham gia tích cực các công tác xã hội ở địa phương và được bầu làm ủy viên cáccấp của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành viên Hội đồng nhân dân như: Thượng tọaThích Từ Hương, Thượng tọa Thích Trí Thạnh, Thượng tọa Thích Viên Quán, Hòathượng Thích Đổng Quang, Sư cô Thích Nữ Hạnh Nguyên các Linh mục Vũ KhắcMinh, Nguyễn Văn Đông
Lễ hội cổ truyền của cư dân bản địa Gia Lai có hai hệ thống chính: lễ hội trong
vòng đời người và lễ hội trong một chu kỳ canh tác nương rẫy (thường tính theo chu kỳ