1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong trường THPT ở đà nẵng

208 133 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 208
Dung lượng 6,53 MB

Nội dung

Chiến lược đã đề cập đến những tồn tại của công tác TDTT trường học: “Công tác GDTC trong nhà trường và các HĐTT ngoại khóa của HSSV chưa được coi trọng, chưa đáp ứng yêu cầu duy trì và

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO

VÕ VĂN VŨ

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC THỂ CHẤT VÀ HOẠT ĐỘNG THỂ

THAO TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Giáo dục thể chất

Mã số: 62.14.01.03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Cán bộ hướng dẫn khoa học:

1 PGS.TS Vũ Đức Thu

2 PGS.TS Đồng Văn Triệu

Hà Nội – Năm 2014

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài.

TDTT trường học, bao gồm GDTC và HĐTT, là một bộ phận quan trọngtrong việc thực hiện mục tiêu phát triển con người toàn diện, góp phần nâng cao dântrí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài để đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổquốc Sự cường tráng về thể chất là nhu cầu, là vốn quý của mọi gia đình; là mụctiêu của mỗi quốc gia trong đào tạo nguồn nhân lực để xây dựng và phát triển đấtnước Vì vậy, chăm lo thể chất cho HS là trách nhiệm của toàn xã hội, các cấp, cácngành, đặc biệt là ngành GD&ĐT Trong Chỉ thị 133/TTg, Thủ tướng đã yêu cầu:

"Bộ GD&ĐT cần đặc biệt coi trọng việc GDTC trong nhà trường, cải tiến nội dung giảng dạy TDTT nội khoá, ngoại khóa, quy định tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho

HS ở các cấp học" [108, tr.130] Trong Chỉ thị số 17-CT/TW về phát triển TDTT

đến năm 2010, Ban chấp hành Trung ương Đảng cũng chỉ đạo: "Đẩy mạnh hoạt

động TDTT trong trường học Tiến tới bảo đảm mỗi trường đều có GV chuyên trách

và lớp học TD đúng tiêu chuẩn, tạo điều kiện nâng cao chất lượng GDTC " [2, tr.3].

Từ các chủ trương, chính sách đã được thực hiện cho thấy Đảng và Nhà nướcluôn quan tâm đến TDTT trường học, coi đây là nhiệm vụ quan trọng góp phần tạo

ra con người mới, đóng góp tích cực trong công cuộc xây dựng và phát triển đấtnước Tuy nhiên trong thực tế, công tác TDTT trường học chưa được coi trọng,chưa đáp ứng yêu cầu duy trì, nâng cao sức khỏe người học; các trường học thiếunhiều sân bãi, phòng tập, dụng cụ phục vụ nhu cầu tập luyện, thi đấu và vui chơicủa HSSV; đội ngũ giáo viên TD thiếu và yếu; nội dung chương trình TD chínhkhóa và HĐTT ngoại khóa nghèo nàn, xơ cứng, không thu hút HS tham gia học tập

và rèn luyện [92]

Nằm ở trung điểm của đất nước, thành phố Đà Nẵng là trung tâm văn hoá,KHCN và giáo dục, là địa bàn chiến lược của miền Trung – Tây nguyên Đà Nẵngcòn là địa phương có phong trào TDTT phát triển khá mạnh mẽ, trong đó TDTTtrường học được các cấp uỷ đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể và xã hội quantâm Với hơn 170 trường phổ thông, trong đó có 20 trường THPT, công tác TDTT

Trang 3

trường học ở Đà Nẵng được duy trì khá tốt; có nhiều thành tích trong các giải thểthao học đường và HKPĐ toàn quốc Hoạt động học tập, rèn luyện và thi đấu thểthao đã trở thành nhu cầu của một bộ phận HSSV.

Tuy vậy, TDTT trường học ở Đà Nẵng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của

xã hội Nhận thức về công tác GDTC và HĐTT trong nhà trường của một bộ phậncán bộ quản lý, và các nhà GD chưa đầy đủ; nhiều HS và gia đình chưa đánh giáđúng mức vai trò, vị trí môn TD trong trường học nên vẫn có quan điểm xem môn

TD là môn học phụ Việc đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị TDTT trong nhà trường, bồidưỡng phát triển đội ngũ GV TD còn nhiều bất cập Hoạt động TDTT trong nhàtrường chưa gắn liền với phong trào TDTT quần chúng nên chưa huy động đượccác nguồn lực của xã hội cũng làm giảm hiệu quả công tác TDTT trường học

Thực tiễn đó đòi hỏi cần thiết có những nghiên cứu đầy đủ hiện trạng côngtác TDTT trường học ở Đà Nẵng một cách khoa học, làm rõ các yếu tố tác động đếnhiệu quả GDTC và HĐTT trong nhà trường để tìm kiếm các giải pháp nâng cao chấtlượng TDTT trường học phù hợp với tình hình, đặc điểm riêng của Đà Nẵng, giúpcác nhà quản lý GD và GV TD có những luận cứ khoa học, những giải pháp ứngdụng phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động TDTT trường học

Trong những năm qua, ở nước ta có nhiều công trình nghiên cứu liên quanđến TDTT trường học Các công trình thường đề cập các vấn đề lý luận chung hoặctừng lĩnh vực khác nhau như: hình thái và thể chất HSSV, các tiêu chuẩn – tiêu chí

về rèn luyện thân thể, phương pháp giảng dạy, huấn luyện, hoạt động CLB TDTTtrường học Những nghiên cứu liên quan ở bậc học phổ thông, có thể kể đến các

luận án của Hoàng Công Dân (2005) “Nghiên cứu phát triển thể chất cho HS các

trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực phía Bắc từ 15-17 tuổi”

(2008)

Trang 4

, (2011)

Phần lớn các đề tài thường nghiên cứu ở đối tượng HS tiểu học và THCS, hầu nhưchưa có công trình đi sâu, đánh giá toàn diện thực trạng cũng như nghiên cứu giảipháp nâng cao hiệu quả GDTC và HĐTT trong trường THPT ở phạm vi một tỉnh,

Trang 5

thành phố Đặc biệt ở các tỉnh duyên hải miền Trung và Tây nguyên hầu như chưa

có công trình khoa học nào đề cập đến vấn đề này

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tôi tiến hành nghiên cứu luận án với tên đề

tài “Đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất và

hoạt động thể thao trong trường trung học phổ thông ở Đà Nẵng”.

2 Mục đích nghiên cứu.

Mục đích nghiên cứu của luận án là trên cơ sở đánh giá thực trạng GDTC vàHĐTT của các trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, phân tích các cơ sở lýluận, thực tiễn, các yếu tố tác động để lựa chọn giải pháp phù hợp nhằm góp phầnnâng cao hiệu quả GDTC và HĐTT trong các trường THPT ở Đà Nẵng

3 Mục tiêu nghiên cứu.

Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án xác định các mục tiêu sau:

3.1 Các yếu tố đảm bảo hiệu quả GDTC và HĐTT trong các trường THPT ở

Đà Nẵng.

3.2 Đánh giá thực trạng GDTC và HĐTT trong các trường THPT ở Đà

Trang 6

3.3 Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng các giải pháp nâng cao hiệu quả GDTC và HĐTT trong các trường THPT ở Đà Nẵng.

4 Giả thiết khoa học.

Nếu đổi mới nội dung chương trình môn học TD theo chủ đề tự chọn đápứng nhu cầu người học và tổ chức mô hình CLB TDTT trường học phù hợp vớithực tiễn địa phương, sẽ có tác dụng nâng cao hiệu quả GDTC và HĐTT trong nhàtrường Kết quả nghiên cứu của luận án mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn, có thểứng dụng trên địa bàn Đà Nẵng, đồng thời góp phần bổ sung vào Đề án đổi mớichương trình và sách giáo khoa sau năm 2015 đối với môn học TD theo tinh thầnđổi mới căn bản và toàn diện giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, XHH

mà Nghị quyết Đại hội Đảng (khóa XI) đã xác định cho ngành GD&ĐT nước nhà

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1 Quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước về TDTT trường học trong thời kỳ mới.

Trang 7

Đảng lãnh đạo công tác TDTT nói chung và công tác TDTT trường học nóiriêng bằng việc hoạch định chủ trương, đường lối, quan điểm chỉ đạo và được thểhiện cụ thể qua các thời kỳ cách mạng Quan điểm chủ đạo xuyên suốt của Đảng là:

xã hội chủ nghĩa

"

[108, tr.14]

Bước vào thế kỷ 21, thực hiện Nghị quyết Đại hội IX, Ban Bí thư Trung

ương Đảng ban hành Chỉ thị số 17/CT-TW (23/10/2002) về phát triển TDTT đến

năm 2010, giao cho ngành TDTT và ngành GD&ĐT đẩy mạnh hoạt động TDTT

trường học [3] Chỉ thị 17/CT-TW đã ghi dấu cho sự phát triển mới của nền TDTTViệt Nam, nhiều nội dung của Chỉ thị đi vào cuộc sống, có tác động rất lớn đối với

sự nghiệp phát triển TDTT nước nhà nói chung và công tác TDTT trường học nóiriêng trong những năm đầu thế kỷ XXI, góp phần tích cực vào những thành tựuchung của công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội

Một trong những mục tiêu và phương hướng tổng quát của giai đoạn

2006-2010 được Đại hội Đảng (khóa X) xác định là: “GD&ĐT cùng với KHCN là quốc

sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” Đề cập đến vấn đề sức khỏe của nhân dân, Đại hội khẳng định cần phải:

“Xây dựng chiến lược quốc gia về nâng cao sức khỏe, tầm vóc con người Việt Nam, tăng tuổi thọ và cải thiện chất lượng giống nòi Tăng cường thể lực của thanh niên”

[4, tr.43]

Báo cáo chính trị tại Đại hội XI khẳng định phát triển, nâng cao chất lượngnguồn nhân lực là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vững

đất nước Vì vậy, Đại hội yêu cầu phải “Đổi mới căn bản, toàn diện nền GD theo

hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, XHH; đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học” [5, tr 41]

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (bổ

sung, phát triển năm 2011) nhấn mạnh “GD&ĐT có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát

triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước ” [5, tr.77] Theo đó, cần phải “Đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT theo

Trang 8

đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế”[5, tr.77].

Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 01/12/2011 của Bộ chính trị về tăng cường sự

lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về TDTT đến năm 2020; trong

phần đánh giá những tồn tại, hạn chế đã chỉ rõ: “GDTC và HĐTT trong HSSV

chưa thường xuyên và kém hiệu quả”[6, tr.1] Nghị quyết đã đề ra các giải pháp

nâng cao chất lượng GDTC và HĐTT trường học, một trong những giải pháp quantrọng là đổi mới chương trình và phương pháp GDTC, gắn GDTC với GD ý chí,đạo đức, quốc phòng, sức khỏe và kỹ năng sống của HSSV Đãi ngộ hợp lý vàphát huy năng lực đội ngũ GV TD, mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo, bồidưỡng đội ngũ GV TD cho trường học…[6]

Nghị quyết 29/NQ-TƯ (khóa XI) “về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT;

đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã đề ra quan điểm chỉ đạo:

“Chuyển mạnh quá trình GD từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn

diện năng lực và phẩm chất người học” và “Đổi mới hệ thống GD theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và phương thức đào tạo” [8, tr.78].

Có thể nói Nghị quyết 29/NQ-TƯ là sự tổng kết toàn diện Nghị quyết Trung ương

2 (khóa VIII) về phát triển GD&ĐT trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa,qua đó đề ra mục tiêu đổi mới toàn diện GD&ĐT từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạođến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện đảm bảo thựchiện… Mục tiêu của Nghị quyết đã tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chấtlượng, hiệu quả GD&ĐT, đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ

tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân Đồng thời mở ra cơ hội để ngànhGD&ĐT quyết tâm đổi mới toàn diện công tác GD, trong đó có đổi mới, cải tiếncông tác TDTT trường học ngày càng hiệu quả, chất lượng hơn

1.1.2 Chủ trương, chính sách của Nhà nước về TDTT trường học:

Năm 2000, Pháp lệnh TDTT được ban hành, hoạt động TDTT lần đầu tiênđược luật hóa Sau một thời gian chuẩn bị, Luật TDTT được Quốc hội thông quanăm 2006 ghi dấu ấn mới cho sự phát triển TDTT của nước nhà Luật TDTT đãdành riêng một mục gồm 6 điều để quy định về công tác GDTC và HĐTT trong nhà

Trang 9

trường, đây là cơ sở pháp lý để toàn xã hội tăng cường trách nhiệm đối với công tácTDTT trường học [110].

Không chỉ lãnh đạo bằng đường lối, chính sách, mà Nhà nước còn đề ranhững giải pháp chỉ đạo thực hiện sâu sát Một trong những giải pháp là đẩy mạnhcông tác XHH Với quan điểm GD và TDTT là sự nghiệp của toàn dân, Chính phủ

đã ban hành Nghị quyết số 05/NQ-CP về đẩy mạnh XHH các lĩnh vực GD vàTDTT (2005) và Nghị định số 69/NĐ-CP (2008) về chính sách XHH đối với cáchoạt động trong lĩnh vực GD, dạy nghề, văn hóa, thể thao nhằm huy động nguồn lựccủa toàn xã hội cho sự nghiệp GD và TDTT Các văn bản này đã tạo cơ sở pháp lý

để các ngành tăng cường công tác XHH, làm cho mọi thành phần trong xã hội đổimới quan điểm, nhận thức và giải pháp thực hiện XHH, tạo điều kiện để người dântham gia hoạt động và đầu tư các nguồn lực để phát triển GDTC trường học, phongtrào thể thao cho mọi người, nâng cao thành tích thể thao đỉnh cao và hội nhập quốc

tế [90],[91]

Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020 dành một phần quan

trọng cho GDTC và HĐTT trường học Chiến lược đã đề cập đến những tồn tại của

công tác TDTT trường học: “Công tác GDTC trong nhà trường và các HĐTT ngoại

khóa của HSSV chưa được coi trọng, chưa đáp ứng yêu cầu duy trì và nâng cao sức khỏe cho HS, là một trong số các nguyên nhân khiến cho thể lực và tầm vóc người Việt Nam thua kém rõ rệt so với một số nước trong khu vực… Chương trình chính khóa cũng như nội dung hoạt động ngoại khóa còn nghèo nàn, chưa hợp lý, không hấp dẫn HS tham gia các hoạt động TDTT ngoại khóa” [92, tr.5].

Chiến lược đã đề ra các chỉ tiêu đến năm 2015 có 100% số trường phổ thôngthực hiện đầy đủ chương trình GDTC nội khóa, 45% số trường phổ thông có CLBTDTT, có CSVC đủ phục vụ cho hoạt động TDTT, có đủ GV và hướng dẫn viênTDTT, thực hiện tốt HĐTT ngoại khóa, 75% số HS được đánh giá và phân loại thểlực theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể [23],[92]

Nhằm phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam để nâng cao chất lượngnguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, Thủ tướng đã phê duyệt Đề ántổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030; trong đó

có chương trình phát triển thể lực, tầm vóc bằng giải pháp tăng cường GDTC Một

Trang 10

trong những nội dung chủ yếu của chương trình này là: “Đảm bảo chất lượng dạy

và học TD chính khóa, các hoạt động TDTT ngoại khóa cho HS, xây dựng chương trình GDTC hợp lý ” và “Tận dụng các công trình TDTT trên địa bàn để phục vụ cho hoạt động GDTC trong trường học” [23, tr.162].

Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016 đã đề ra yêucầu nâng cao chất lượng GD&ĐT, trong đó có chất lượng GDTC Mục 5 của Nghị

quyết 06/NQ-CP (2012) ghi rõ: “Nâng cao chất lượng GD toàn diện, đặc biệt là

GDTC Đổi mới chương trình, nội dung, PPDH, gắn với việc đổi mới quy chế thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập HS” [93, tr.4].

Trên cơ sở phân tích và đánh giá hiện trạng tình hình GD Việt Nam, bốicảnh, thời cơ và thách thức đối với GD trong thập kỷ tới, Thủ tướng ra Quyết định

số 771/QĐ-TTg phê duyệt "Chiến lược phát triển GD 2011-2020", khẳng định quan

điểm chỉ đạo: "Đầu tư cho GD là đầu tư cho phát triển Đổi mới căn bản, toàn diện

nền GD theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, XHH, dân chủ hóa, hội nhập quốc tế, thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển GD gắn với phát triển KHCN, tập trung vào nâng cao chất lượng GD đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành… Chú trọng thỏa mãn nhu cầu phát triển của mỗi người học." [94, tr.8].

Để đạt được mục tiêu, Chiến lược đã đề ra 8 giải pháp, trong giải pháp đổi

mới nội dung và PPDH, Chiến lược đã đưa ra biện pháp: "Đổi mới chương trình và

sách giáo khoa từ sau năm 2015 theo định hướng phát triển năng lực HS, vừa đảm bảo tính thống nhất trong toàn quốc, vừa phù hợp với đặc thù của mỗi địa phương Chú trọng nội dung GD đạo đức, pháp luật, thể chất…" [94, tr.11].

Tóm lại, TDTT trường học luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm và đượcxác định là một nội dung chủ yếu trong nhiệm vụ cách mạng, là nhiệm vụ quantrọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước Theo đó, TDTT là một yêucầu khách quan của xã hội nhằm góp phần nâng cao sức khỏe, thể lực và chấtlượng cuộc sống nhân dân Đầu tư cho TDTT trường học là đầu tư cho con người,cho sự phát triển của đất nước Vì vậy, thường xuyên chăm lo công tác TDTTtrường học là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền, các đoàn thể

và toàn xã hội

Trang 11

1.1.3 Quy định của Bộ GD& ĐT về TDTT trường học.

Xác định tầm quan trọng của mục tiêu GDTC trong nhà trường phổ thông,

Bộ GD&ĐT rất quan tâm tạo điều kiện để các trường học tổ chức nghiên cứu, ứngdụng, phổ biến những tiến bộ khoa học về GDTC và HĐTT Bộ GD&ĐT đã chỉ đạoviệc giảng dạy TD chính khoá và tổ chức HĐTT ngoại khoá cùng với việc ban hànhcác văn bản quy định về công tác GDTC trong nhà trường Điều đó được thể hiện rõtrong Quy chế GDTC và Y tế trường học; theo đó giờ học nội khóa là giờ học môn

TD, sức khỏe theo chương trình quy định; còn hoạt động TDTT ngoại khóa đượcthực hiện theo kế hoạch của nhà trường và các cấp quản lý GD [10]

Đối với dạy học chính khóa, Bộ GD&ĐT đã ban hành CTGD phổ thông môn

TD Do đặc điểm dạy và học môn TD phụ thuộc nhiều vào sân bãi, dụng cụ TDTT

và khí hậu ở các vùng miền, Bộ đã giao cho các ngành GD&ĐT địa phương căn cứthực tiễn để xây dựng kế hoạch phân phối chương trình cụ thể ở địa phương mình.Với HS THPT, mỗi năm học có 2 tiết/tuần và dạy học trong 35 tuần, tương ứng 70tiết/năm [11]

Để giảm tải áp lực nặng nề cho HS trong hệ thống trường trung học, BộGD&ĐT đã ban hành quy chế đánh giá xếp loại THCS và THPT, trong đó môn TDđược thay đổi từ đánh giá bằng điểm sang đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập.Việc đánh giá này phần nào giúp cho HS yên tâm hơn trong học tập môn TD, đồngthời cũng giúp cho GV tự tin sáng tạo, đổi mới PPDH phù hợp với năng lực và điềukiện học tập của HS [19]

Để thay đổi tiêu chuẩn rèn luyện sức khỏe phù hợp thực tiễn và quá trình hội

nhập quốc tế, Bộ GD&ĐT đã ban hành quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực

HSSV, qui định về đối tượng thực hiện và các yêu cầu, độ tuổi, các nội dung đánh

giá cũng như tiêu chuẩn cụ thể của từng độ tuổi và giới tính của HS các cấp [16]

Trong thực tế, số giờ quy định của môn học TD không nhiều nên công tácTDTT trường học chỉ có thể đạt được hiệu quả khi tổ chức tốt các hoạt động ngoạikhoá cho HS Khoa học đã chứng minh muốn nâng cao thể chất thì phải tập luyệntích cực và thường xuyên Một trong những nguyên tắc của phương pháp GDTC cóliên quan đến tính thường xuyên trong tập luyện là hệ thống luân phiên lượng vậnđộng với nghỉ ngơi, cũng như tính tuần tự trong tập luyện và mối liên hệ lẫn nhau

Trang 12

giữa các mặt khác nhau trong nội dung tập luyện Tính liên tục của quá trình GDTC

và luân phiên hợp lý giữa lượng vận động với nghỉ ngơi, tập thường xuyên mang lạihiệu quả tất nhiên lớn hơn tập thất thường [96] Ý thức vấn đề đó, Bộ GD&ĐT đã

ban hành Quy định về tổ chức HĐTT ngoại khoá cho HSSV Văn bản này ra đời đã

tạo hành lang pháp lý thuận lợi để các cơ sở GD&ĐT tổ chức các hoạt động ngoạikhoá thể thao trong HSSV [17] Đồng thời, để thể chế hóa vai trò của GDTC và thểthao trong nhà trường, Bộ GD&ĐT đã tổ chức nhiều lần lấy ý kiến dự thảo Nghịđịnh về GDTC và thể thao trong nhà trường để trình Chính phủ ban hành [95]

Nhìn chung, từ cơ sở lý luận và thực tiễn chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về TDTTtrường học đã khẳng định vai trò của nó trong việc bảo vệ, tăng cường sức khoẻ, thểchất, giúp hình thành và bồi dưỡng nhân cách, đáp ứng yêu cầu GD toàn diện choHSSV Đây là mặt GD có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ và sự phát triển tầm vóc,thể trạng của thế hệ trẻ Việt Nam Chính vì vậy, trong những năm qua, Bộ GD&ĐT

đã quan tâm, tạo điều kiện để các trường học triển khai các nhiệm vụ GDTC vàHĐTT, đồng thời thông qua việc ban hành các văn bản, quy định liên quan đã tạo rahành lang pháp lý chặt chẽ để tổ chức quản lý công tác này

GDTC (physical education) theo nghĩa rộng là bộ phận của văn hóa thể chất(physical cultural), một bộ phận hữu cơ của GD toàn diện nhằm tác động sư phạm

có hệ thống những năng lực thể chất toàn diện của con người

GDTC trong trường học được quy định ở Luật TDTT và được định nghĩa: “là

môn học chính khóa thuộc CTGD nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho người học thông qua các bài tập và trò chơi vận động, góp phần thực hiện mục tiêu GD toàn diện” [110, tr 17].

Trang 13

Dự thảo Nghị định Quy định về GDTC và thể thao trong nhà trường (2014)đưa ra khái niệm GDTC là quá trình GD mà nội dung chuyên biệt là dạy học độngtác vận động, GD toàn diện các tố chất thể lực, lĩnh hội các tri thức chuyên môn vềTDTT và hình thành nhu cầu tập luyện tự giác ở người học [95].

GDTC là một loại hình GD nên nó là một quá trình giáo dục có tổ chức, cómục đích, có kế hoạch để truyền thụ những tri thức chuyên môn, kỹ năng kỹ xảovận động, tăng cường thể lực và hình thành thói quen rèn luyện thể chất suốt đời ởngười học Điều đó có nghĩa GDTC là một quá trình sư phạm với đầy đủ những dấuhiệu chung của nó, đó là vai trò chủ đạo của một nhà sư phạm trong dạy học, tổchức các hoạt động phù hợp với HS, với các nguyên tắc sư phạm

Giờ học TD trong nhà trường đóng vai trò chủ đạo trong thực hiện GDTCtrường học, nội dung GDTC có các giờ học lý thuyết và giờ học thực hành

- Giờ học lý thuyết là giờ học cơ bản nhằm trang bị kiến thức về TDTT và vệsinh, sức khoẻ cho HS Những kiến thức đó không chỉ cần thiết đối với HS mà còn

là yếu tố văn hoá, là một phần cấu thành của kết quả học tập môn TD của HS

- Giờ học thực hành là giờ học đặc trưng của dạy học TDTT, có những đặcđiểm chung của hình thức lớp – bài, trong đó GV giữ vai trò chủ đạo, điều khiển vàtrực tiếp tổ chức hoạt động dạy học Sự tác động giữa GV và HS tạo nên điều kiện

sư phạm tốt nhất cho quá trình GDTC Ưu thế của giờ học thực hành còn thể hiện ởchỗ có kế hoạch học tập chặt chẽ theo thời khoá biểu chung; lớp học có số lượng

HS ổn định, cùng lứa tuổi, hoạt động chung, đã liên kết thành tập thể [21],[55],[100]

1.2.1.2 Khái niệm HĐTT.

Luật TDTT định nghĩa “HĐTT trong nhà trường là hoạt động tự nguyện của

người học được tổ chức theo phương thức ngoại khoá phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thể thao” [110, tr.17].

Theo Dự thảo Nghị định GDTC và thể thao trường học, HĐTT trong nhàtrường là hoạt động tự nguyện của HSSV với các nội dung tập luyện TDTT ngoạikhóa và thi đấu các môn thể thao phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sứckhỏe theo các hình thức cá nhân, nhóm, CLB, nhằm nâng cao sức khỏe, thể lực đápứng yêu cầu môn học và phát triển năng khiếu, tài năng thể thao Hoạt động thể thao

Trang 14

trong nhà trường có 2 nội dung cơ bản là tập luyện TDTT ngoại khóa và thi đấu thểthao [95].

HĐTT ngoại khóa có vị trí rất quan trọng trong công tác TDTT trường học.Thể thao ngoại khóa kết hợp với dạy học TD cấu thành một cấu trúc TDTT trườnghọc hoàn chỉnh, góp phần hoàn thành mục tiêu GD Theo Lê Văn Lẫm, Phạm XuânThành và một số tác giả, HĐTT ngoại khóa có ý nghĩa: (1) Thỏa mãn nhu cầu thamgia hoạt động của HS, thúc đẩy sự sinh trưởng phát dục có hiệu quả, giúp tăngcường thể chất cho HS (2) Hình thành chế độ lao động – nghỉ ngơi khoa học, thỏamãn tính hiếu kỳ của người tập, giúp phát triển toàn diện (3) Làm phong phú sinhhoạt nghiệp dư của HS (4) Bồi dưỡng hứng thú và năng lực TDTT cho HS, qua đógóp phần bồi dưỡng cán bộ TDTT và nhân tài thể thao [55],[80]

Việc tổ chức HĐTT ngoại khóa nhằm động viên, khuyến khích HS tự giáctập luyện thể thao, hình thành thói quen rèn luyện thân thể thường xuyên Tổ chứchoạt động ngoại khóa phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản: Phù hợp với đường lốicủa Đảng, pháp luật của Nhà nước, điều kiện cụ thể của từng địa phương, trườnghọc, tránh lãng phí, hình thức Người tham gia phải tự nguyện, tự giác, phù hợp với

sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khỏe Có chương trình, kế hoạch và có thể đượclồng ghép với hoạt động có ý nghĩa của nhà trường

1.2.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của GDTC trong nhà trường phổ thông.

Mục tiêu GD và mục tiêu GDTC có các cấp độ cụ thể khác nhau của các tiêu

chí Mục tiêu chung của GD phổ thông được xác định trong Luật GD là: “…giúp HS

phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa…” [14, tr.20].

Từ mục tiêu chung dẫn đến xác định mục tiêu GDTC cụ thể cho từng cấphọc, bậc học; tiếp đó là sự cụ thể hơn trong các mục tiêu, tiêu chí của môn học, bàihọc Cấp độ sau là sự cụ thể hoá cấp độ trước, là thành phần cấu trúc, mục tiêu củacấp độ trước Việc xác định mục tiêu càng cụ thể, càng chi tiết đến đơn vị cuối cùng

để có thể mô tả, đo đếm được thì càng thuận lợi, chính xác cho việc xác định cácyếu tố như nội dung, chương trình, biên soạn sách giáo khoa, PPDH, đào tạo và sửdụng đội ngũ GV, quản lý quá trình giảng dạy và đánh giá chất lượng GD

Trang 15

Như vậy, giữa mục tiêu và các yếu tố cấu thành chất lượng GD nói chung vàchất lượng GDTC nói riêng do mục tiêu đặt ra có mối quan hệ tương hỗ, trong đómục tiêu với tư cách như bản thiết kế, có vai trò quy định các yếu tố còn lại; các yếu

tố còn lại với tư cách như vật liệu thi công theo thiết kế, vừa chịu sự chi phối củamục tiêu, vừa có tác động trở lại điều chỉnh, bổ sung, chính xác hoá mục tiêu Cáctiêu chí chất lượng càng cụ thể, mức độ tường minh của mục tiêu càng cao và khảnăng định hướng, xác định các yếu tố còn lại tạo thành chất lượng GD càng thuậnlợi thì việc đánh giá chất lượng GD chỉ còn là vấn đề kỹ thuật

Mục tiêu dạy học được xác định căn cứ vào mục tiêu GD Đề đạt được mụctiêu này, quá trình dạy học cần tác động lên 3 mặt đời sống tâm lý HS: mặt nhậnthức, mặt xúc cảm - tình cảm và mặt hành động Vì vậy, mục tiêu cơ bản ở trườngphổ thông được xác định bao gồm 3 nhóm hệ thống được sắp xếp theo thứ tự là:

- Những kiến thức HS cần biết;

- Những kỹ năng, kỹ xảo HS cần tập luyện, rèn luyện;

- Những thái độ ứng xử (giá trị) thích hợp HS cần được bồi dưỡng

Việc tổ chức, điều khiển HS nhằm nắm vững kiến thức; thực hiện thành thạonhững kỹ năng, kỹ xảo vận động cần thiết; những kinh nghiệm về thái độ sống cầnđược sắp xếp một cách khoa học, hợp lý [11],[14]

GDTC là một thành phần quan trọng cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơbản cho người học, góp phần thực hiện mục tiêu GD toàn diện nhằm giúp HS có sựtăng tiến về sức khỏe, thể lực; đạt tiêu chuẩn sức khỏe theo lứa tuổi và giới tính; cónhững kiến thức, kỹ năng cơ bản về TDTT và phương pháp tập luyện; các kỹ năngvận động cần thiết trong đời sống Hình thành thói quen tập luyện TDTT thườngxuyên và nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỷ luật, tinh thần tập thể vàcác phẩm chất đạo đức ý chí Biết vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học vàocác hoạt động ở nhà trường và trong đời sống [1],[10],[16],[21]

Khi xây dựng CTGD môn TD, Bộ GD&ĐT đã căn cứ mục tiêu để đưa ra các

quan điểm xây dựng và phát triển với các nội dung cụ thể: “(1) CTGD môn TD phải

góp phần thực hiện mục tiêu, kế hoạch dạy học chung và những đổi mới về PPDH, đánh giá ở từng cấp học (2) Lấy việc nâng cao sức khỏe, thể lực HS là mục tiêu quan trọng nhất, xuyên suốt (3) Đảm bảo tính sư phạm, khoa học, liên thông, kết

Trang 16

hợp truyền thống văn hóa dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những thành tựu khoa học GDTC hiện đại (4) Chương trình phải có tính khả thi, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi và giới tính, với sức khỏe, thể lực HS, đồng thời định hướng cho việc nâng cao trình độ của đội ngũ GV và tăng cường cơ sở vật chất cho việc dạy và học môn TD (5) Đảm bảo tính thống nhất của chương trình, đồng thời mở rộng quyền chủ động sáng tạo của địa phương trong quá trình thực hiện chương trình.” [11, tr.5,6].

Từ quan điểm xây dựng và phát triển chương trình cho thấy, giữa mục tiêu

và chương trình, nội dung, hình thức GD có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Chươngtrình, nội dung GD được xây dựng trên cơ sở mục tiêu GD, là sự thể hiện mục tiêu

GD và ngược lại, mục tiêu GD như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt, giúp chương trình,nội dung và hình thức GD được định hướng chính xác, tránh những lệch lạc trongquá trình GD Việc đổi mới chương trình, nội dung GD theo hướng bám sát mụctiêu là một trong những giải pháp phát triển GD

Trong GDTC trường học, môn TD được xác định là một môn học bắt buộc,

là hoạt động chủ yếu nhằm trang bị cho HS kiến thức và kỹ năng cơ bản để rènluyện sức khỏe, nâng cao thể lực, giúp HS giải tỏa những căng thẳng do thiếu vậnđộng Còn HĐTT là hoạt động tự nguyện được tổ chức theo phương thức ngoạikhoá phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi, sức khoẻ, góp phần thực hiện mụctiêu GD toàn diện [10],[16],[17]

Mục tiêu GD được cụ thể hóa thành các nhiệm vụ dạy học Các nhiệm vụdạy học trong nhà trường phổ thông bao gồm: (1) Tổ chức, điều khiển cho HS nắmvững hệ thống kiến thức (2) Phát triển trí tuệ, các kỹ năng vận động, kỹ năng sốngcho HS (3) Bồi dưỡng cho HS thế giới quan, nhân sinh quan khoa học và nhữngphẩm chất, năng lực cần thiết của con người mới [11]

GDTC trong nhà trường phổ thông có các nhiệm vụ:

- Trang bị cho HS kỹ năng phân tích, kỹ năng phản xạ, khả năng xây dựng,kiểm tra và thực hành kế hoạch tập luyện

- Xác định mục đích, nhiệm vụ, trang thiết bị cho hoạt động GDTC ở từngcấp học, tổ chức hoạt động GDTC theo hướng ưu tiên HS tự chọn môn thể thao yêuthích để rèn luyện

Trang 17

- Trang bị cho HS kiến thức cơ bản về giải phẩu học cơ thể người, sự thay đổi và thích ứng của cơ thể ở trạng thái hoạt động vận động tích cực.

- Hoàn thiện, phát triển khả năng vận động cho HS (tố chất, thể lực, tố chấtmềm dẻo, tố chất thăng bằng )

- Hình thành những kiến thức cần thiết, tối thiểu ở HS về vệ sinh sức khoẻ,tầm quan trọng của sức khoẻ, của lối sống lành mạnh, tích cực

- Hình thành, phát triển văn hoá thể chất, một trong những nền tảng văn hoáhiện đại [10],[11]

Tóm lại, mục đích của GDTC là góp phần hoàn thiện, phát triển hài hoà yếu

tố học đường và yếu tố xã hội của HS, lấy phương tiện chính là bài tập thể chất, đó

là tổ hợp các bài tập vận động, phản ánh một trong những nhiệm vụ chính của côngtác GDTC Việc hình thành, hoàn thiện, phát triển chức năng và thói quen vận độngcho HS là một nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu được của GDTC trường học

1.2.3 Nội dung dạy học và CTGD.

Nội dung dạy học là hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo về nhiều lĩnh vực ởtrình độ phổ thông mà HS cần nắm vững trong quá trình dạy học nhằm hình thànhcho các em thế giới quan, nhân sinh quan khoa học và các phẩm chất, nhân cách củacon người mới, chuẩn bị cho các em bước vào cuộc sống Nội dung dạy học trongkhái niệm này được hiểu là nội dung học tập của HS và nội dung dạy của GV

Nội dung học tập của HS là cái mà HS tiếp nhận và làm việc với nó trongquá trình học tập Nội dung học tập bao gồm hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà

HS phải nắm trong quá trình học tập Nội dung học tập của HS có cấu trúc trên cơ

sở tính mục tiêu chung của GD, mục tiêu và nhiệm vụ dạy học của các cấp học, cácloại trường học sao cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, đặc điểm lứa tuổi HS,đảm bảo cho HS có thể lĩnh hội được với hiệu quả tối ưu

Nội dung dạy của GV là các việc làm của GV trong quá trình dạy học, baogồm việc xác định mục đích dạy học, soạn thảo kế hoạch, xây dựng nội dung họctập cho HS, soạn tài liệu, tổ chức học tập và đánh giá kết quả học tập của HS Nóicách khác, với HS, tri thức, kỹ năng kỹ xảo là nội dung và đối tượng học tập; cònvới GV, nó là phương tiện của hoạt động giảng dạy [36],[57]

Trang 18

CTGD là văn bản quy định mục đích và các mục tiêu cụ thể đặt ra đối vớimột ngành đào tạo, các khối kiến thức và các môn học, tổng thời lượng cùng thờilượng dành cho mỗi môn mà nhà trường tổ chức giảng dạy để trang bị kiến thức, kỹnăng, thái độ cần thiết cho HSSV [20],[36].

Trong lịch sử phát triển của GD, có hai cách tiếp cận phổ biến về CTGD.Với quan niệm GD là quá trình truyền thụ nội dung kiến thức, cách tiếp cận nội dung

đưa ra định nghĩa: CTGD là bản phác thảo về nội dung GD, qua đó người dạy biết

mình cần phải dạy những gì và người học biết mình cần phải học những gì Theo

cách tiếp cận này: CTGD = nội dung

Với cách tiếp cận mục tiêu, quan niệm GD là công cụ để đào tạo nên các sảnphẩm với các tiêu chuẩn được xác định, CTGD là bản kế hoạch phản ánh các mụctiêu GD, nó cho biết nội dung cũng như phương pháp dạy và học cần thiết để đạtđược mục tiêu Theo cách tiếp cận này CTGD = nội dung + mục tiêu + phương pháp.Như vậy, tuỳ theo các cách tiếp cận khác nhau, CTGD có các khái niệm khác nhau

Ta có thể hiểu một cách tổng quát: CTGD là một tập hợp của các hoạt động gắn kết

với nhau nhằm đạt mục tiêu GD của nhà trường [20],[36],[57]

CTGD phổ thông ở nước ta do Bộ GD&ĐT ban hành, nội dung thực hiện

theo Điều 29 của Luật GD: “CTGD phổ thông thể hiện mục tiêu GD phổ thông; quy

định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung GD phổ thông, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động GD, cách thức đánh giá kết quả GD đối với các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học của GD phổ thông”[14, tr.23] Đây

là công cụ chủ yếu để Bộ GD&ĐT lãnh đạo và giám sát công tác dạy học của các

cơ sở đào tạo

1.2.4 Khái niệm giải pháp, hiệu quả và chất lượng GD.

1.2.4.1 Khái niệm giải pháp.

Từ điển Tiếng Việt định nghĩa “Giải pháp là phương pháp giải quyết một

vấn đề” [114, tr.373] Ở đây giải pháp được hiểu là cách thức, là một công cụ người

ta dùng để giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tiễn (như giải pháp kỹ thuật,giải pháp kinh tế…) Với cách hiểu này, đôi khi người ta dùng từ “biện pháp” để

thay thế Theo Từ điển Tiếng Việt, “biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn

đề cụ thể” [114, tr.62] Tuy trong thực tế, 2 khái niệm này có thể được dùng thay

Trang 19

thế cho nhau, nhưng về bản chất, khái niệm “giải pháp” có ý nghĩa và nội dung rộnglớn hơn, có tính chất vĩ mô hơn so với “biện pháp”, thường để chỉ cách thức giảiquyết một công việc cụ thể nào đó Theo nghĩa này, người ta còn xem biện pháp làcách thức, công cụ thực hiện giải pháp, như trong mỗi giải pháp thường đặt ra nhiềubiện pháp để thực hiện giải pháp đó.

Trong quản lý, giải pháp dùng để giải quyết một vấn đề thường được đặt ratrên nền tảng của việc phân tích các điểm mạnh (thành tựu), điểm yếu (hạn chế) củamột tổ chức, những cơ hội và thách thức đối với tổ chức đó trong bối cảnh chungcủa xã hội ở phạm vi quốc gia và quốc tế Giải pháp thực hiện đồng thời cũng đượcdựa trên các quan điểm, mục tiêu tổng quát và mục tiêu chung của vấn đề được đặt

ra và giải quyết ở tầm vĩ mô

Trong hoạt động GD, mọi vấn đề quan hệ về GD đều có tính quy luật Giảipháp GD là một hệ thống những quy luật Nhiệm vụ của các nhà khoa học, các nhàquản lý GD ở nước ta là phải tìm ra những quy luật đảm bảo cho sự thành công củacông tác GD Điều này đòi hỏi các nhà nghiên cứu phải phân tích được thực tiễn

GD của Việt Nam nói riêng và các nền GD tiên tiến của thế giới, từ đó khái quát,

hệ thống thành giải pháp cơ bản, đúng đắn, phù hợp cho nền GD nước nhà

Giải pháp thường được gắn liền với từ “đột phá” hoặc “then chốt” nhằmnhấn mạnh tầm quan trọng của giải pháp đó Có thể hiểu “giải pháp đột phá” là giảipháp mở đường cho các giải pháp khác, còn “giải pháp then chốt” là giải pháp quantrọng, có tác dụng quyết định đối với toàn bộ các vấn đề liên quan Như trong cácgiải pháp của Chiến lược phát triển GD 2011-2020, Thủ tướng chính phủ đã xác

định giải pháp “đổi mới quản lý GD là giải pháp đột phát”, còn “phát triển nhà

giáo và CBQL GD là giải pháp then chốt” [94, tr 9].

1.2.4.2 Hiệu quả giáo dục và chất lượng giáo dục.

Hiệu quả và chất lượng GD luôn là vấn đề được toàn xã hội quan tâm vì đây

là sự phản ánh giá trị đích thực của một nền GD và là cơ sở, tiền đề cho sự pháttriển của mỗi cá nhân và xã hội Tuy nhiên, khái niệm “chất lượng” nói chung và

“chất lượng GD” nói riêng là những khái niệm đa chiều, đa nghĩa bởi nội dung của

nó rất rộng, được xem xét từ nhiều góc độ khác nhau nên đến nay chưa được hiểumột cách thống nhất Vì vậy, có nhiều tác giả đề xuất các khái niệm chất lượng khác

Trang 20

nhau Theo từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, chất lượng được hiểu là

“Cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật, sự việc”[114,

tr.139] Theo Bộ tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế ISO 9001, chất lượng là tậphợp các đặc tính của một thực thể, tạo cho thực thể đó có những khả năng thỏa mãnnhững nhu cầu đã được công bố và tiềm ẩn [31] Còn trong quy định tiêu chuẩnđánh giá chất lượng giáo dục trường đại học, Bộ GD&ĐT định nghĩa chất lượng

GD là sự đáp ứng mục tiêu do nhà trường đề ra, đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu

GD của Luật GD, phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triểnkinh tế - xã hội của địa phương và cả nước [13]

Mặc dù có các tiêu chí khác nhau nhưng điểm chung của chất lượng là manglại những lợi ích và giá trị Từ đó có thể xem chất lượng GD là những lợi ích, giá trị

mà kết quả học tập mang lại cho cá nhân người học và xã hội, trước mắt và lâu dài

Hiệu quả, theo Từ điển tiếng Việt, là “kết quả như yêu cầu của việc làm

mang lại” [114, tr.424] Tính hiệu quả, theo quan niệm chung, đó là sự thể hiện mối

quan hệ chung nhất giữa đầu tư công sức, nhân lực, vật lực với kết quả đạt được saumột giai đoạn nhất định xét theo mục tiêu giáo dục trong những điều kiện cụ thể Vìvậy, việc đánh giá hiệu quả có thể thực hiện một cách định lượng thông qua quátrình thu thập và xử lý thông tin về trình độ, khả năng thực hiện của đối tượng đốivới mục tiêu đã đề ra

Trong công tác TDTT trường học, đánh giá hiệu quả GDTC và HĐTT là quátrình thu thập và xử lý thông tin nhằm mục đích tạo cơ sở cho những quyết định vềchương trình, mục tiêu, PPDH, những hoạt động khác có liên quan của nhà trường

và ngành GD&ĐT Đánh giá hiệu quả GDTC và HĐTT trường học là so sánh kếtquả của các hoạt động GDTC và thể thao trường học đã đạt được với mục tiêu đã đề

ra Mục tiêu của việc đánh giá hiệu quả GD cũng là mục tiêu của quá trình GD

Về phương diện kỹ thuật, đánh giá hiệu quả TDTT trong trường học cần xácđịnh các vấn đề như:

- Khẳng định tính xác thực của mục tiêu GDTC và HĐTT trường học

- Xác định mức độ đạt được của mục tiêu thể hiện trong sản phẩm GD

- Khẳng định tính nhân quả giữa quá trình GDTC và HĐTT đối với sảnphẩm được đào tạo, nói cách khác là chất lượng đầu ra của HS

Trang 21

Theo kết quả nghiên cứu của Hoàng Đức Nhuận và Lê Đức Phúc, hiệu quả

GD biểu hiện tập trung nhất ở sự phát triển về thể chất, trí tuệ, văn hóa, đạo đức,khả năng tự lập, thích ứng [70]

Tính hiệu quả của hoạt động TDTT trong trường học còn được thể hiện quakết quả học tập và rèn luyện của HS, đó là mức độ thành tích của HS đã đạt được,xem xét trong mối quan hệ với công sức, thời gian đã bỏ ra với mục tiêu đã xácđịnh Như vậy, kết quả học tập, rèn luyện của HS được hiểu là mức độ thực hiệnnhững mục tiêu đã định trước Vì vậy, đánh giá hiệu quả dạy học được thông quađánh giá kết quả học tập, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của HS, về nhữngyếu tố ảnh hưởng và nguyên nhân của tình hình học tập nhằm tạo cơ sở cho nhữngquyết định sư phạm của GV và nhà trường, cho bản thân HS để học tập ngày mộttiến bộ hơn [70]

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả GDTC và HĐTT trong trường THPT.

1.3.1 Đặc điểm tâm sinh lý của HS THPT

HS THPT bao gồm các em ở độ tuổi từ 15-18, ở lứa tuổi này cơ thể HS đãphát triển tương đối hoàn chỉnh, tuy còn tiếp tục phát triển nhưng tốc độ lớn chậmdần Chức năng sinh lý đã tương đối ổn định, khả năng hoạt động của các hệ thống,

cơ quan cơ thể cũng cao hơn HS phát triển theo chiều ngang nhiều hơn, chiều caovẫn phát triển nhưng chậm dần

Sự phát triển của nam và nữ đã có sự khác nhau đáng kể do khác về giớitính; sự khác nhau ấy càng rõ rệt về tầm vóc, khả năng hoạt động thể lực và tâm lý

Do đó trong quá trình GDTC, GV cần căn cứ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và giớitính để phân biệt về tính chất, cường độ, khối lượng tập luyện sao cho đảm bảo tínhhợp lý, tạo sự phát triển toàn diện

Về mặt tâm lý, lứa tuổi này thích chứng tỏ mình là người lớn, muốn để mọi

người tôn trọng; đã có một trình độ hiểu biết nhất định, có khả năng phân tích tổnghợp, muốn hiểu biết nhiều, có nhiều hoài bão, nhưng còn nhiều nhược điểm và thiếukinh nghiệm trong cuộc sống

Tuổi này chủ yếu là tuổi hình thành thế giới quan, tự ý thức, hình thành tínhcách và hướng về tương lai Đó là tuổi của nhiều ước mơ, đầy nhu cầu sáng tạo và

Trang 22

mong cho cuộc sống tốt đẹp hơn Đây cũng là tuổi nảy nở những tình cảm mới, thếgiới quan không phải là một niềm tin lạnh nhạt, khô khan mà là sự say mê, ướcvọng, nhiệt tình.

- Tình cảm: HS biểu lộ tình cảm rõ rệt hơn đối với những thầy cô dạy các

em Việc GV gây được thiện cảm và sự tôn trọng là một trong những sự thành công,giúp GV thuận lợi trong quá trình giảng dạy; thúc đẩy HS tự giác, tích cực tập luyện

và ham thích TD Do vậy, GV phải mẫu mực, công bằng, biết động viên kịp thời vàquan tâm đúng mức tới HS, tôn trọng kết quả học tập cũng như tình cảm của HS

- Trí nhớ: hầu như không còn tồn tại việc ghi nhớ máy móc do HS đã biếtcách ghi nhớ có hệ thống, đảm bảo tính logic, tư duy chặt chẽ hơn và lĩnh hội đượcbản chất của vấn đề học tập Do đặc điểm của trí nhớ ở lứa tuổi này khá tốt nên GV

có thể sử dụng phương pháp trực quan kết hợp với giảng giải, phân tích sâu các chitiết kỹ thuật động tác và vai trò, ý nghĩa cũng như cách sử dụng các phương tiện,phương pháp trong GDTC để các em có thể tự tập luyện độc lập

- Các phẩm chất ý chí đã rõ ràng hơn và mạnh mẽ hơn so với các lứa tuổitrước đó Các em có thể hoàn thành được bài tập khó và đòi hỏi sự khắc phục khókhăn lớn trong tập luyện [44],[100]

Về đặc điểm sinh lý, hệ thần kinh tiếp tục được phát triển đi đến hoàn thiện.

Khả năng tư duy, phân tích, tổng hợp và trừu tượng hoá được phát triển tạo thuậnlợi cho việc hình thành nhanh phản xạ có điều kiện Đây là đặc điểm thuận lợi để

HS nhanh chóng tiếp thu và hoàn thiện kỹ thuật Tuy nhiên, đối với một số bài tập

có tính đơn điệu, không hấp dẫn cũng làm cho các em chóng mệt mỏi Vì vậy, GVcần thay đổi hình thức tập luyện phong phú, đặc biệt là tăng cường các hình thức thiđấu, trò chơi để gây hứng thú và tạo điều kiện hoàn thành tốt các bài tập chính, nhất

là các bài tập về sức bền

Ngoài ra, do sự hoạt động mạnh của các tuyến làm cho tính hưng phấn của

hệ thần kinh chiếm ưu thế, giữa hưng phấn và ức chế không cân bằng đã ảnh hưởngđến hoạt động thể lực, nhất ở các em nữ tính nhịp điệu giảm sút nhanh, khả năngchịu đựng lượng vận động yếu Vì vậy, GV cần sử dụng các bài tập thích ứng vàthường xuyên quan sát phản ứng cơ thể của nữ HS để có biện pháp thích ứng

Trang 23

Hệ xương bắt đầu giảm tốc độ phát triển, mỗi năm nữ cao thêm 0,5-1cm,nam cao thêm 1-3cm Tập luyện TDTT thường xuyên liên tục làm cho bộ xươngthêm khoẻ mạnh hơn Ở lứa tuổi này, các xương nhỏ như xương cổ tay, bàn tay đãhoàn thiện nên các em có thể tập luyện một số động tác như treo, chống, mang vácnặng mà không làm tổn hại hoặc không tạo sự phát triển lệch lạc của cơ thể Cộtsống đã ổn định hình dáng, nhưng vẫn chưa được hoàn thiện, vẫn có thể bị congvẹo, nên việc tiếp tục bồi dưỡng tư thế chính xác thông qua hệ thống bài tập như đi,chạy, nhảy, TD cơ bản cho các em là rất cần thiết và không thể xem nhẹ.

Ở các em nữ, xương xốp hơn các em nam, ống tuỷ rỗng hơn, chiều dài ngắnhơn, bắp thịt nhỏ hơn và yếu hơn Đặc biệt là xương chậu của nữ to hơn và yếu Vìvậy trong quá trình GDTC, không thể sử dụng bài tập có khối lượng và cường độvận động như nam mà phải có sự phù hợp với đặc điểm giới tính

Các tổ chức cơ phát triển muộn hơn nên sức co cơ tương đối yếu, các bắp cơlớn phát triển nhanh hơn các cơ nhỏ, các cơ co phát triển sớm hơn các cơ duỗi, các

cơ duỗi của nữ lại càng yếu Đặc biệt vào tuổi 16, các tổ chức mỡ dưới da của nữphát triển mạnh, ảnh hưởng đến việc phát triển sức mạnh Nói chung ở đầu thời kỳTHPT là thời kỳ cơ bắp phát triển nhanh nhất, do vậy cần tập những bài tập pháttriển sức mạnh để góp phần thúc đẩy sự phát triển của các cơ Các bài tập phải đảmbảo nguyên tắc vừa sức và đảm bảo cho tất cả các loại cơ đều được phát triển,nhưng cần có yêu cầu riêng biệt đối với các em nữ, tính chất động tác của nữ cầntoàn diện, mang tính mềm dẻo, nhịp điệu và khéo léo

Hệ tuần hoàn của HS lứa tuổi này đang phát triển và hoàn thiện Buồng timphát triển tương đối hoàn chỉnh, phản ứng của hệ tuần hoàn trong vận động rõ rệt.Sau vận động, mạch đập và huyết áp phục hồi tương đối nhanh chóng Lứa tuổi này

có thể tập những bài tập có khối lượng, cường độ vận động và sức bền tương đốilớn Khi sử dụng các bài tập có khối lượng vận động lớn hoặc các bài tập phát triểnsức bền, cần phải thận trọng và thường xuyên theo dõi trạng thái sức khoẻ HS

Hệ hô hấp đã phát triển và tương đối hoàn thiện, vòng ngực trung bình củanam từ 67-72cm, của nữ từ 69-74cm Diện tích tiếp xúc của phổi khoảng 100 –201cm2, gần bằng tuổi trưởng thành Dung lượng phổi tăng lên nhanh chóng từ lúc

15 tuổi là 2-2,5lít đến 8 tuổi là khoảng 3-4 lít, tần số hô hấp gần giống người lớn

Trang 24

Tuy nhiên các cơ hô hấp vẫn còn yếu nên sự co giãn của lồng ngực nhỏ, chủyếu là co giãn cơ hoành Trong tập luyện cần thở sâu và tập trung chú ý thở bằngngực; các bài tập bơi, chạy cự ly trung bình, chạy việt dã có tác dụng tốt đến sự pháttriển của hệ hô hấp [30],[47],[100].

1.3.2 Động cơ và hứng thú học tập của HS.

Trong tâm lý học, động cơ là một vấn đề rất được các nhà khoa học quantâm Các nhà nghiên cứu tâm lý cho rằng động cơ đóng một vai trò quan trọng trongquá trình hoạt động của con người, nó chính là lực thúc đẩy để con người đạt đượcmục đích của mình Nói khác đi động cơ chính là yếu tố thôi thúc con người hànhđộng để thoả mãn nhu cầu của bản thân, con người không thể đạt được mục đíchcủa mình nếu thiếu vắng động cơ [44]

Vậy thì trong quá trình học tập, động cơ đóng vai trò như thế nào? Về thựcchất động cơ học tập là gì? Động cơ có ảnh hưởng đến kết quả học tập không?

Có nhiều quan niệm khác nhau về động cơ Quan niệm được nhiều ngườiđồng ý là: Động cơ là sự nỗ lực nội tại khuyến khích một người theo đuổi một tiếntrình hành động Nếu chúng ta nhận thấy được một mục tiêu nào đó và nếu mục tiêu

đó đủ sức hấp dẫn, chúng ta sẽ có động cơ thúc đẩy để đạt được mục tiêu đó [45]

Xét về động cơ của người học, thường có 2 động cơ chính: động cơ bênngoài và động cơ bên trong Động cơ bên ngoài liên quan đến các yếu tố bên ngoàilớp học như là sự lôi cuốn, hấp dẫn của nền văn hoá, môi trường bên ngoài lớp học;người học mong muốn tìm hiểu và hội nhập vào nền văn hoá đó Động cơ bên trong

là những yếu tố bên trong lớp học Động cơ này đóng một vai trò quan trọng trongviệc quyết định thái độ học tập của HS Một HS không có động cơ bên ngoài vẫn cóthể có một thái độ học tập tích cực và đạt kết quả tốt trong học tập Động cơ bêntrong bị ảnh hưởng bởi 4 yếu tố chính: Một là điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bịdạy học, môi trường học tập và quy mô lớp học; hai là phương pháp giảng dạy, mộtyếu tố quyết định đối với sự yêu thích môn học của HS; ba là tính cách, kiến thức,

sự nhiệt tình của GV; bốn là sự thành bại của bản thân HS trong học tập [44],[45]

Hứng thú, là thái độ đặc biệt của cá nhân với một đối tượng, được thể hiện ở

sự chú ý tới đối tượng, khao khát đi sâu nhận thức đối tượng và sự thích thú đượcthỏa mãn với đối tượng, có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân [45]

Trang 25

Hứng thú học tập là hứng thú gắn với một môn học cụ thể trong nhà trường,

nó là thái độ đặc biệt của HS với môn học mà HS thấy có ý nghĩa và có khả năngđem lại sự khoái cảm trong quá trình học tập môn học đó

Hứng thú của HS THPT rất năng động, các em sẵn sàng đi vào lĩnh vực màmình yêu thích Động cơ hứng thú đối với TDTT của HS THPT biểu hiện đơn giảndưới dạng hứng thú say mê TDTT, do đó chưa bền vững, mang tính nhất thời Dovậy đối với GDTC, việc dạy học môn TD đóng vai trò chủ yếu trong việc giúp HShiểu được ý nghĩa, vai trò của TDTT đối với cá nhân và xã hội, giúp HS tự giác,tích cực tập luyện Mặt khác, chất lượng giảng dạy và nhân cách GV cũng có ảnhhưởng mạnh đến sự nảy sinh và phát triển hứng thú của HS đối với môn học Mộtđặc điểm khác là sự sự hứng thú đối với môn học ngày càng phân hoá, thể hiện khi

HS ham mê một lĩnh vực tri thức nào đó thì coi thường giờ học, những môn học mà

HS không thích

HS ở lứa tuổi THPT thường ưa thích thể thao, động cơ chủ yếu khiến HSthích thể thao vì các em đã nhận thức được vai trò của TDTT trong tăng cường sứckhoẻ, phát triển cơ bắp, giúp rèn luyện sự dẻo dai, sức mạnh ý chí, tạo nên tư thế cơthể đẹp Do sự hứng thú phát triển rộng nên GV và cha mẹ phải hướng dẫn, điềuchỉnh hứng thú sao cho phù hợp để HS hoạt động thể thao có hiệu quả

1.3.3 Giờ học và cấu trúc nội dung CTMH TD ở bậc THPT.

1.3.3.1 Giờ học TD.

Đối với THPT, giờ học TD cần được tổ chức phù hợp với những nguyên tắc

sư phạm chung và những nguyên tắc GDTC; đồng thời việc tiến hành giờ học phảibảo đảm những yêu cầu sau: (1) Tác động của giờ học phải toàn diện về các mặtgiáo dưỡng, GD và sức khoẻ (2) Hoạt động dạy học và GD phải được thực hiệnxuyên suốt giờ học Xu hướng chỉ giải quyết nhiệm vụ giáo dưỡng trong phần cơbản thường thấy trong thực tế là không đúng Nếu phần chuẩn bị và phần kết thúckhông có nội dung giáo dưỡng thì vai trò chủ đạo của người thầy chỉ là hình thức.(3) Trong giờ học cần hết sức tránh khuôn mẫu phương pháp cứng nhắc (4) Đảmbảo bình đẳng trong học tập cho tất cả HS, đồng thời chú ý đặc điểm từng cá nhânngười tập, có như vậy tất cả HS mới đạt được yêu cầu chung và hạn chế số HS yếu

Trang 26

kém (5) Các nhiệm vụ đặt ra trong mỗi giờ học phải cụ thể, có thể được giải quyết ngay trong giờ học [9],[10],[21].

Căn cứ vào trình độ TDTT, sự yêu thích và trạng thái sức khoẻ của HS, giờhọc thực hành môn TD có thể chia ra:

* Giờ học bám sát: là hình thức phổ biến hiện nay, tiến hành với số đông HS

để nâng cao sức khoẻ và trình độ TDTT Nội dung giờ học này được tiến hành theoCTDH môn TD, vừa có tính thống nhất vừa có tính linh hoạt nhất định

* Giờ học nâng cao: thường áp dụng cho HS tương đối có năng khiếu, đã có

trình độ thể thao và cơ thể khoẻ mạnh Căn cứ vào sự yêu thích của HS và năng lựccủa GV để tiến hành HS sẽ tập luyện và nâng cao ở một môn thể thao nhất định

* Giờ học tự chọn: áp dụng cho tất cả HS, tạo hứng thú cho HS trong học

tập Ở đây HS sẽ tập luyện ở một vài môn thể thao yêu thích nhất định, trên cơ sởphát triển toàn diện và lấy đó làm phương tiện rèn luyện thân thể suốt đời [12],[85]

1.3.3.2 Cấu trúc nội dung CTMH TD ở bậc THPT.

Cấu trúc nội dung CTMH được xem như khung của toàn bộ quá trình GDTC.Phạm vi và cấu trúc nội dung CTMH TD đáp ứng mục tiêu GD của môn học vàhoạt động GD, theo sự phát triển tuần tự của các lớp học, cấp học Cấu trúc đượcxây dựng hợp lý cùng với sự sắp xếp nội dung CTDH kết hợp với quá trình giảngdạy sinh động là tiền đề quyết định đến thành công GDTC trong nhà trường

Nội dung dạy học TD ở bậc THPT được cụ thể hoá trong chương trình,sách TD và sách hướng dẫn dạy TD, là sản phẩm của quá trình đổi mới GD THPT

đã và đang được triển khai ở nước ta Phân phối chương trình và thời gian học môn

TD ở trường THPT do Bộ GD&ĐT ban hành và thống nhất quản lý, chỉ đạo thựchiện trong toàn quốc, được trình bày ở bảng 1.1

Trang 27

8 Cầu lông 6 6 7 19

9 Môn thể thao tự chọn (Bóng chuyền, Bóng đá, Bóng

10 Ôn tập, kiểm tra cuối kỳ, cuối năm và tiêu chuẩn rèn

Theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, trong quá trình thực hiện nội dung CTMH

TD cần lưu ý đặc điểm: Cấu trúc chương trình có 2 phần, phần “bắt buộc” và phần

“tự chọn”, đây là cấu trúc có tính khoa học và thực tiễn cao, được nhiều nước trongkhu vực và quốc tế áp dụng Phần chương trình tự chọn được xác định theo hướngphổ thông đa dạng, trong đó có các môn thể thao hiện đại như các môn bóng, đồngthời cũng chú trọng các môn thể thao truyền thống dân tộc như Đá cầu, Bơi, Võ cổtruyền và trò chơi dân gian Phần tự chọn dành cho các địa phương chủ động chọn

và nội dung đưa vào giảng dạy chỉ dừng ở mức phổ thông, phù hợp với lứa tuổi,giới tính, thực tiễn cơ sở vật chất và khả năng của GV [86]

Theo đánh giá chung, CTMH TD hiện nay còn nhiều bất cập Đối với bậcTHPH, mỗi năm HS phải học 8-9 nội dung TDTT (có 1-2 môn thể thao tự chọn), tất

cả chỉ gói gọn trong khoảng 62 tiết học, mỗi tiết 45 phút (không kể thời gian ôn tập,kiểm tra cuối kỳ, kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể và HS nghỉ học do ảnhhưởng thời tiết) Đồng thời, quy định mỗi tiết học GV phải dạy tối thiểu 2 nội dungvới số HS trung bình 45-50 em mỗi lớp, trong khi đó điều kiện sân bãi, dụng cụ tậpluyện chưa đảm bảo, vì vậy khả năng học tập kỹ thuật và rèn luyện, tăng cường thểlực của HS THPT rất hạn chế [21],[74],[84]

1.3.4 HĐTT ở trường THPT.

Theo dự thảo Nghị định của Bộ GD&ĐT trình Chính phủ ban hành, HĐTTtrường học bao gồm 02 nội dung cơ bản là tập luyện TDTT ngoại khóa và thi đấucác môn thể thao phù hợp [95]

1.3.4.1 Nội dung tập luyện ngoại khóa trường học:

Nội dung ngoại khóa rất đa dạng, tùy theo điều kiện, đặc điểm của cơ sở GD

có thể thực hiện các nội dung như: (1) Cho HS tập luyện các bài TD, TD nhịp điệu,khiêu vũ thể thao trong giờ nghỉ giải lao giữa các tiết học (2) Khuyến khích, độngviên HS tự tập luyện hằng ngày các môn thể thao theo sở thích (3) Tổ chức cho HStập luyện các môn thể thao dân tộc, trò chơi vận động theo điều kiện địa phương

Trang 28

(4) Thành lập, duy trì, tập luyện thường xuyên đội tuyển năng khiếu thể thao từngmôn để làm nòng cốt cho HĐTT nhà trường (5) Tổ chức các giải thi đấu thể thaothường xuyên trong trường và tham gia các hoạt động thi đấu thể thao các cấp (6)

Tổ chức các lớp học thể thao tự chọn ngoài giờ theo hướng XHH [10],[17]

Theo các tài liệu lý luận và phương pháp TDTT trường học, HĐTT ngoạikhóa có các đặc điểm:

- Về tính chất: thể hiện sự phối hợp giữa tham gia bắt buộc và tự nguyện,trong đó tự nguyện là chủ yếu

- Về nội dung và không gian hoạt động: đa dạng, vượt ra ngoài qui định củachương trình Hoạt động TDTT ngoại khoá có thể tiến hành trong và ngoài trường.Các buổi tập ngoại khóa thường có cấu trúc đơn giản và nội dung hẹp hơn so vớibuổi tập chính khoá Nhiệm vụ cụ thể và nội dung buổi tập chủ yếu phụ thuộc vào

sở thích và hứng thú cá nhân

- Về hình thức và thời gian hoạt động: đa dạng, linh hoạt, có thể tiến hànhdưới dạng tập thể đông hoặc theo nhóm, cá nhân nên có thể thoả mãn yêu cầu khácnhau của HS Thời gian hoạt động cũng không yêu cầu như giờ học nội khóa, có thểtiến hành bất kỳ khi nào, miễn là phù hợp với điều kiện của HS

- Về vai trò của GV: GV đóng vai trò tư vấn giúp HS phát huy vai trò chủthể, qua đó giúp HS phát huy được năng lực, tính tích cực, chủ động và sáng tạo củamình, bồi dưỡng lòng say mê, hứng thú TDTT và nhiều phẩm chất quý báu khác

- Về quy mô hoạt động: HS tham gia nhiều, người tham gia tổ chức đông Ởđây có sự tham gia của GV chủ nhiệm, GV TDTT, cán bộ Đoàn, Đội, Công đoàn,thậm chí cả phụ huynh HS

- Về quan hệ phổ cập và nâng cao: Hoạt động TDTT ngoại khoá có đặc điểm

là kết hợp mật thiết giữa phổ cập và nâng cao Với tất cả HS thì nó có tính phổ cập,còn với đội tuyển thể thao thì mang tính nâng cao Tất nhiên ở đây chỉ là tương đối

- Vừa có tính bổ sung vừa có tính độc lập: Do bị hạn chế về thời gian và nộidung, giờ học TD không thể thoả mãn mọi yêu cầu đối với vận động, yêu cầu điềutiết thăng bằng tâm lý của HS, nên hoạt động ngoại khoá có tính bổ sung cho giờhọc nội khoá Nhưng TDTT ngoại khoá lại có tính độc lập riêng, nó không phải là

sự kéo dài của TDTT nội khoá [38],[55],[100]

Trang 29

Nhiều quy tắc được GV sử dụng trong giờ học chính khoá có thể áp dụng ởđây Đồng thời do nội dung buổi tập ngoại khóa có nét khác biệt nên cách tổ chứctập luyện cũng có đặc trưng riêng Theo tính chất hướng dẫn, người ta phân chia cácbuổi tập ngoại khoá thành: các buổi tự tập, các buổi tập theo nhóm tự nguyện, cácbuổi tập theo nhóm có tổ chức (lớp học).

- Các buổi tự tập thể dục, thể lực cá nhân: thường được tổ chức dưới dạng

TD buổi sáng, TD vệ sinh, TD thể hình, thẩm mỹ Các hình thức tự tập thể lực cánhân có cấu trúc tương đối phức tạp Đặc điểm thể hiện ở tính hệ thống chặt chẽtrong xác định nhiệm vụ và lựa chọn bài tập, đòi hỏi nhiều thời gian, tuân thủ chế

độ sinh hoạt Cần phải xem các buổi tự tập thể lực cá nhân có cấu trúc như giờ họcchính khoá Lưu ý rằng, tự tập cá nhân chỉ có hiệu quả khi người tập có được cáckiến thức cần thiết về lý luận, phương pháp chung của GDTC

- Các buổi tập theo nhóm tự nguyện: như trò chơi, du lịch, dã ngoại, thi

đấu… Người tổ chức các buổi tập này được các thành viên của nhóm bầu hoặc chỉđịnh Hình thức tập theo nhóm tự nguyện phổ biến nhất là trò chơi vận động mangtính giải trí, thi đấu Thống nhất trước về nội dung và qui tắc là vấn đề rất quantrọng làm cho các buổi tập trở thành biện pháp GD quan trọng

- Các buổi tập theo nhóm tổ chức: được tiến hành dưới sự điều khiển của

những người làm công tác chuyên môn Tập luyện theo nhóm tổ chức thường là cáclớp thể dục tự chọn theo sở thích, các buổi tập nâng cao sức khoẻ trong các cơ quan,

xí nghiệp, các hoạt động hội thao…[17],[55]

1.3.4.2 Hoạt động thi đấu thể thao.

Thi đấu là một hiện tượng xã hội phổ biến, có ý nghĩa quan trọng như mộtphương thức tổ chức và kích thích hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau củađời sống như sản xuất, nghệ thuật, GD, TDTT… Tất nhiên, ý nghĩa cụ thể của thiđấu ở các lĩnh vực khác nhau cũng có sự khác biệt

Trong hoạt động thể thao trường học, phương pháp thi đấu được sử dụng nhưmột yếu tố phụ thuộc trong tổ chức chung của một buổi tập nhằm kích thích hứngthú và động viên tính tích cực trong việc thực hiện các bài tập riêng lẻ của buổi tập.Ngoài ra, thi đấu còn được sử dụng như một hình thức tương đối độc lập (như thiđấu kiểm tra, các cuộc thi đấu thể thao chính thức trong và ngoài nhà trường ) [72]

Trang 30

Đặc điểm cơ bản của phương thức thi đấu là so sánh sức lực trong điều kiệnđua tranh thứ bậc, vị trí vô địch để đạt thành tích cao của bản thân hoặc đồng đội.Đây là đặc điểm chi phối các đặc điểm khác của phương pháp này Yếu tố đua tranhtrong thi đấu sẽ tạo ra nền cảm xúc về sinh lý, đặc biệt làm tăng thêm tác dụng củabài tập thể lực và có thể động viên tối đa khả năng của cơ thể Mặt khác, trong thiđấu đồng đội còn đòi hỏi phát huy tinh thần đồng đội hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau, đềcao tinh thần trước tập thể, có ý nghĩa giáo dục cao.

Phương pháp thi đấu còn có đặc điểm chuẩn hóa đối tượng thi, quy tắc thi vàphương thức đánh giá thành tích Trong thi đấu thể thao, sự chuẩn hóa được củng cốbằng luật thi đấu thống nhất Việc chuẩn hóa trong phương pháp thi đấu không địnhmức chi tiết hoạt động của người thi Vì vậy phương pháp thi đấu hạn chế việc địnhmức lượng vận động chính xác và trực tiếp điều khiển hoạt động của người tập.Trong HĐTT trường học, thi đấu thể thao được sử dụng để giải quyết nhiềunhiệm vụ sư phạm khác nhau như giáo dục các tố chất vận động, các phẩm chất đạođức, ý chí, hoàn thiện kỹ năng kỹ xảo vận động và năng lực sử dụng hợp lý chúngtrong trong những hoàn cảnh phức tạp So với các phương pháp GDTC khác thìphương pháp thi đấu có yêu cầu cao nhất đối với khả năng chức phận của con người

và do vậy sẽ thúc đẩy cơ thể phát triển mạnh mẽ nhất Phương pháp thi đấu còn có ýnghĩa đặc biệt trong giáo dục các phẩm chất đạo đức, ý chí, lòng tự trọng, dũngcảm, tính đồng đội nhưng cũng có thể hình thành nên những nét tính cách tiêu cựcnhư hiếu thắng, ích kỷ, háo danh… Vì vậy, phương pháp thi đấu chỉ phát tuy tácdụng trong giáo dục đạo đức khi có sự hướng dẫn sư phạm ở trình độ cao và đúngđắn [38],[55],[72],[96],[100]

Tóm lại, HĐTT ngoại khóa tính chất bổ sung kiến thức thực hành cho giờ họcchính khóa, HĐTT ngoại khóa cùng với GDTC hình thành một thể thống nhất củaTDTT trường học, vừa bổ sung cho nhau, vừa phát huy đặc thù của riêng mình

1.3.5 PPDH của GV.

Theo cách hiểu thông thường, phương pháp là cách thức để thực hiện mục

tiêu, nhiệm vụ đặt ra Từ điển Tiếng Việt định nghĩa "Phương pháp là cách thức

nhận thức, nghiên cứu hiện tượng của tự nhiên và đời sống xã hội" [114, tr.766].

Phương pháp cũng có thể được hiểu là “hệ thống các nguyên tắc, các thao tác có thể

Trang 31

nhằm từ nhiều điều kiện nhất định ban đầu tới mục đích định trước ” Theo đó, dấuhiệu bản chất của phương pháp là tính hướng đích.

PPDH của GV có vai trò quan trọng, là yếu tố cần thiết để giúp HS tiếp thubài giảng một cách có hiệu quả Tổng hợp nhiều tài liệu của các tác giả trong nước,PPDH có thể tập hợp thành 3 nhóm tiếp cận sau:

- Tiếp cận hướng vào GV: phương pháp này lấy GV làm trung tâm, người

GV quyết định toàn bộ quá trình dạy học, cả mục đích, nội dung, hình thức màkhông quan tâm đến HS Hình thức dạy học theo kiểu chia lớp, lên lớp; bài học theokiểu làm mẫu, bắt chước, đọc – chép, học thuộc lòng, học trò chỉ bắt chước máymóc và ghi nhớ Phương pháp này thường được gọi là phương pháp truyền thống

- Tiếp cận hướng vào HS: là PPDH lấy HS làm trung tâm, coi HS là chủ thể

quyết định cả mục tiêu, nội dung và hình thức của quá trình dạy học Hiện nay, ởnước ta phương pháp này được xem là hiện đại, đổi mới, nhưng thực chất phươngpháp này có từ thế kỷ 18

- Tiếp cận cộng tác: GV thiết kế nội dung bài học phải đảm bảo chức năng tổ

chức, chỉ đạo và kiểm tra quá trình HS nắm tri thức HS tự điều khiển quá trìnhchiếm lĩnh tri thức, kỹ năng kỹ xảo từ các mệnh lệnh dưới sự điều khiển của GV.Hai hoạt động này thống nhất với nhau nhờ cộng tác [55],[57],[100],[118]

Trong các cách tiếp cận trên, tiếp cận cộng tác được xem là phù hợp với ýtưởng cải tiến, tiến tới đổi mới PPDH theo hướng quy trình hoá việc chuẩn bị vàtiến hành dạy học nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của HS Nói cách khác,PPDH là cách thức hoạt động của GV trong việc chỉ đạo, tổ chức các hoạt động họctập nhằm giúp HS chủ động đạ

học tập nhằm đạt được mục tiêu đã định

Ngoài các PPDH phổ biến trong GD như phương pháp sử dụng ngôn ngữ,phương pháp trực quan, phương pháp kiểm tra đánh giá ; trong GDTC còn sử dụngcác phương pháp có tính chất đặc thù, như:

- Phương pháp hoàn chỉnh và phương pháp phân giải Hoàn chỉnh là phương

pháp giảng dạy động tác không phân ra các phần các đoạn riêng lẻ mà thực hiện liên

Trang 32

tục từ đầu đên cuối Ngược lại phân giải là phương pháp dựa vào cấu trúc kỹ thuậtđộng tác, người ta chia động tác hoàn chỉnh để tiến hành dạy học theo đoạn hoặc bộphận, sau đó với học hoàn chỉnh Hai phương pháp này thực chất là 2 mặt của mộtphương pháp, bổ sung hoàn thiện cho nhau.

- Phương pháp phòng ngừa và sửa chữa sai sót Trong dạy học TDTT việc

phòng ngừa và sửa chữa sai sót động tác không những là nhu cầu để nắm tri thứcTDTT và kỹ thuật động tác, mà còn là điều kiện cần thiết để rèn luyện thân thể vàphòng tránh chấn thương Khi đề phòng và sửa chữa sai lỗi động tác, trước tiên nênphân tích nguyên nhân, sau đó mới nhìn thẳng vào nguyên nhân chủ yếu của sai sót

để có biện pháp sửa chữa thích hợp [55],[100]

1.4 Đổi mới GDTC trong nhà trường phổ thông.

1.4.1 Tình hình GDTC và HĐTT trường THPT hiện nay.

Công tác TDTT trường học tuy có những thành tựu nhưng vẫn còn bộc lộnhiều tồn tại Báo cáo tại Hội nghị tổng kết công tác GDTC giai đoạn 2008-2012

(7/8/2012) của Bộ GD&ĐT đã nêu những ưu điểm: "Nội dung chương trình được

thực hiện theo hướng trang bị những kiến thức về kỹ năng vận động, GD các tố chất thể lực, vận động rèn luyện thể lực và góp phần hình thành nhân cách cho HS CTMH đã có nhiều điểm mới như bổ sung theo hướng ưu tiên đưa 30% các nội dung tự chọn trong đó có cả các môn thể thao dân tộc [21, tr.2] Về thành tích trong

HĐTT ngoại khóa, Báo cáo cũng khẳng định: “nhiều trường đã có hoạt động ngoại

khoá thường xuyên, 80% số trường học có HKPĐ cấp trường, 90 % cấp quận, huyện và 100% cấp tỉnh thành phố tổ chức HKPĐ các cấp HKPĐ toàn quốc cùng với hàng chục giải thể thao của HS, sinh viên đã thu hút hàng chục triệu HS tham gia, góp phần tạo nguồn tài năng cho thể thao đỉnh cao quốc gia” [21, tr.6].

Bên cạnh những thành tích đạt được, GDTC trường học vẫn còn nhiều hạnchế như: CTMH TD xơ cứng; chất lượng giờ học thấp, đơn điệu, thiếu hứng thú,mật độ vận động ít do chương trình chưa thực sự phù hợp; nhiều địa phương GV

TD chưa đạt chuẩn Bên cạnh đó, cơ sở vật chất còn thiếu nhiều và chưa đáp ứngvới yêu cầu tối thiểu của một giờ lên lớp Vì vậy tác dụng rèn luyện thân thể vànâng cao thể lực cho HS bị hạn chế rất nhiều [21],[84]

Trang 33

Để nâng cao chất lượng GDTC và HĐTT trường học, Bộ GD&ĐT đã xác

định phương hướng giai đoạn 2012-2016 là: “Xây dựng chương trình, nội dung

GDTC đáp ứng yêu cầu đổi mới GD căn bản và toàn diện Nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng của HS trong rèn luyện thể chất Phối hợp rèn luyện kỹ năng hợp tác, làm việc chủ động tích cực, kỹ năng sống của HS thông qua hoạt động TDTT Nâng cao tỉ lệ HS đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể phù hợp với lứa tuổi và điều kiện địa phương” [21, tr.7].

Để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ này, cần phải nghiên cứu đổi mới nội dung,CTMH TD Đồng thời căn cứ vào điều kiện thực tế về địa lý, tập quán của địaphương; phân loại điều kiện sức khỏe HS để sử dụng các PPDH hợp lý; ưu tiên lựachọn môn các thể thao phù hợp với mục tiêu nâng cao sức khỏe và phát triển thểchất HS Mặt khác, cần phải đẩy mạnh HĐTT ngoại khóa theo hướng tự chọn phùhợp với ham thích và hứng thú của HS

Nhận xét chung, tình hình GDTC ở các trường THPT còn bộc lộ nhiều bấtcập, CTMH TD nhiều và nặng, chưa thiết thực khiến HS không thích học Ngoài ravới sự xem nhẹ, thiếu bình đẳng so với các nội dung dạy học khác ở nhiều nơi trongthực tiễn, môn TD trong trường THPT đang là gánh nặng của HS, khó làm cầu nốigiúp HS đến với thể thao, ham thích tập luyện thể thao HĐTT của HS THPT gặpnhiều hạn chế, nhất là sân bãi, công trình, thiết bị TDTT các trường THPT chỉ mớiđảm bảo được khoảng 40% nhu cầu tập luyện và thi đấu của HS Phần lớn sân bãi,công trình phục vụ việc dạy học môn TD và tổ chức các hoạt động ngoại khóa thểthao khá thô sơ, không đảm bảo cho việc tập luyện và thi đấu Hầu như các trườngTHPT chưa có hình thức hoạt động CLB TDTT đúng nghĩa Kinh phí hạn chế cũngkhiến các ban giám hiệu ít quan tâm đầu tư cho công tác tổ chức thi đấu thể thaorộng rãi trong nhà trường Đây đó vẫn còn hiện tượng chạy theo thành tích, ảnhhưởng đến chất lượng và phong trào thể thao trường học

Do vậy, việc nghiên cứu cải tiến chương trình, nội dung, PPDH, rèn luyệnnội và ngoại khoá nhằm nâng cao chất lượng GDTC cho HS phổ thông là một đòihỏi cấp thiết và có ý nghĩa rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay

1.4.2 Yêu cầu đổi mới nội dung chương trình GDTC.

Trang 34

Những năm qua, Bộ GD&ĐT và các trường đã thực hiện nhiều chủ trương,biện pháp giảm tải nội dung, cải tiến việc tổ chức dạy và học các môn, trong đó cómôn học TD Tuy nhiên, kết quả dạy học môn TD chưa đáp ứng được yêu cầu.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển (2012):“Việc bồi dưỡng kiến thức cho HS gặp

nhiều khó khăn vì chưa có sách giáo khoa Một số trường thiếu cơ sở vật chất, sân tập dẫn đến việc thực hiện một số phân môn còn mang tính hình thức, GV ngại sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học, không biết khai thác vả sử dụng hiệu quả các phương tiện sẵn có, thậm chí đã dạy “chay”” [46, tr.11] Ngoài ra, việc đổi mới nội

dung chương trình và PPDH môn TD chậm, chưa bắt kịp với những mục tiêu đổimới chung, vì vậy có thể nói đổi mới chương trình, nội dung, PPDH môn TD làkhâu quan trọng của công tác GDTC trong nhà trường hiện nay

Về nguyên tắc đổi mới, Bộ GD&ĐT đã xây dựng một Đề án thực hiện đồng

bộ từ những vấn đề tầm vĩ mô (quan điểm chỉ đạo, định hướng chiến lược) đếnnhững vấn đề cụ thể (mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện cùng các điềukiện khác) để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển xã hội Trong đó đã xác định cácnguyên tắc cơ bản: (1) Quán triệt quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng vàNhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện GD nói chung và GD phổ thông nói riêng.(2) Đảm bảo kế thừa những thành tựu của Việt Nam và vận dụng hợp lý kinhnghiệm quốc tế và phát triển CTGD phổ thông (3) Đảm bảo tính thống nhất trongtoàn quốc, linh hoạt vùng miền, phù hợp với đối tượng và tính khả thi của chươngtrình, sách giáo khoa, (4) Đảm bảo tính thống nhất giữa mục tiêu, nội dung, PPDH

và phương thức đánh giá kết quả học tập [35]

Nguyên tắc đổi mới chương trình GDTC phải bám sát những nguyên tắc cơbản trên, đồng thời trong định hướng đổi mới chương trình, nội dung, PPDH môn

TD cần bám sát các yêu cầu :

- Phát triển năng lực người học Năng lực là sự kết hợp một cách linh hoạt và

có tổ chức kiến thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm ý chí… của cá nhân nhằm đáp ứnghiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định [35].Chương trình GDTC môn TD được xây dựng trên cơ sở hướng tới phát triển cácnăng lực mà mọi HS cần có trong cuộc sống như năng lực nhận thức, năng lực hợptác, năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề

Trang 35

- Đảm bảo phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, thực hiện các mặt GDđạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, hình thành các năng lực cơ bản và giúp HS địnhhướng nghề nghiệp (trong lĩnh vực TDTT).

- Cấu trúc nội dung chương trình đảm bảo tính linh hoạt, thống nhất theohướng giảm nội dung bắt buộc, tăng thời lượng và các chủ đề tự chọn đáp ứng nhucầu, năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho HS

- Đẩy mạnh đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức GD nhằm phát triểnnăng lực cho HD theo các hướng: tăng cường, nâng cao hiệu quả các phương tiệndạy, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông để hỗ trợ đổi mới PPDH Chútrọng bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng hợp tác, kỹ năng vận dụng vào thựctiễn… nhằm hình thành và phát triển năng lực HS [35]

1.4.3 Dạy học tự chọn trong trường THPT.

1.4.3.1 Cơ sở xác định dạy học tự chọn trong trường THPT.

Cơ sở để xác định mục tiêu, nội dung và PPDH tự chọn là Quy định tạm thời

về mục tiêu và kế hoạch GD của trường THPT, trong đó xác định "đưa các tiết học

tự chọn, một phần giành cho việc bám sát, nâng cao kiến thức kỹ năng của các môn học, phần khác dành cho việc cung cấp một số nội dung mới theo nhu cầu của người học và theo yêu cầu của cộng đồng" [12, tr.8], và Đề án Đổi mới Chương

trình và sách giáo khoa giai đoạn sau năm 2015 của Bộ GD&ĐT, trong đó nhấn

mạnh việc: “Tăng các môn học, các chủ đề tự chọn đáp ứng nhu cầu, năng khiếu,

định hướng nghề nghiệp của HS” [35, tr.18].

Yêu cầu của dạy học tự chọn là để củng cố, hệ thống hóa, khắc sâu kiến thức,

kỹ năng các môn học, hoạt động GD nhằm giúp HS rèn luyện năng lực tự học, pháthuy tính tích cực, chủ động sáng tạo và năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn,góp phần hướng nghiệp cho HS; đồng thời nhằm thực hiện có hiệu quả hơn mụctiêu cấp học, đưa hoạt động dạy học phù hợp với đội ngũ GV, cơ sở vật chất củanhà trường, với thời lượng quy định và nội dung dạy học tự chọn thích hợp [13]

Nội dung dạy học tự chọn bao gồm các môn học tự chọn, hoạt động GD tựchọn và các chủ đề tự chọn Các chủ đề tự chọn gồm có các chủ đề bám sát, chủ đềnâng cao và chủ đề đáp ứng

Trang 36

Ở trường THPT quy định có phần dạy môn thể thao tự chọn trong chươngtrình với mục tiêu củng cố, bổ sung và khai thác sâu CTMH; đáp ứng nhu cầu vànguyện vọng của HS về học tập và tập luyện TDTT; rèn luyện tính tích cực, tự giác

và khả năng tự học của HS Ngoài ra, các trường được phép tự chọn các môn thểthao phổ biến, có thế mạnh hoặc các môn thể thao truyền thống của địa phương đểdạy học cho HS trên cơ sở vừa sức tiếp thu, phù hợp với tâm sinh lý và đảm bảo antoàn Việc vận dụng phương pháp dạy các chủ đề đáp ứng rất phù hợp đối với đốitượng HS THPT trong việc hướng vào nhu cầu tự học, sở thích hướng nghiệp, đồngthời giúp HS có thể tập luyện và chơi thành thạo 1-2 môn thể thao [11],[13]

tự chọn chủ yếu được áp dụng rộng rãi:

- Học ở nhà: HS có thể lựa chọn giữa việc học ở trường với việc tự học ở

nhà, bởi sự giúp đỡ của cha mẹ và các phương tiện thông tin hiện đại Hình thứchọc tập này đang trở thành một trào lưu, đầu tiên là ở Mỹ, sau đó lan rộng sang cácnước phát triển khác Ở Mỹ kiểu học tập này đã được hợp pháp hoá từ năm 1993 ở

50 bang, đến nay có hơn 1,5 triệu HS theo học Người ta dự báo xu thế “học ở nhà”

sẽ ngày càng phát triển không những ở Mỹ mà còn ở nhiều nước phát triển

- Trường học tự chọn: HS có thể lựa chọn từ nội dung, phương pháp, phân

phối thời gian các môn học đến tốc độ học tập phù hợp với năng lực và nguyệnvọng cá nhân Có thể nói mỗi HS được học tập theo một chương trình và kế hoạchhọc tập do mình lựa chọn Trường học tự chọn xuất hiện đầu tiên vào năm 1990 tạibang Virgina (Mỹ) Hiện nay, cùng với sự phát triển của các phương tiện thông tinhiện đại, đặc biệt của các máy tính và mạng internet, kiểu dạy học này đang được sửdụng tại nhiều nước, kể cả các nước phát triển và các nước đang phát triển

Trang 37

- Chương trình tự chọn: là chương trình mà ngoài các môn học, nội dung học

tập và hoạt động học tập bắt buộc, còn có các môn học, nội dung học tập tự chọncho các đối tượng HS khác nhau Chương trình tự chọn bao gồm các môn học, nộidung học tập và hoạt động học tập lựa chọn (còn gọi là tự chọn bắt buộc hay tựchọn có giới hạn) và các môn học, nội dung học tập và hoạt động học tập tuỳ chọn(tự chọn không bắt buộc hay tự chọn tuỳ ý) Hình thức học này đang được áp dụng

ở hầu hết các trường trung học phân ban ở các nước tiên tiến như Nga, Mỹ, Nhật vàcác nước chịu ảnh hưởng của GD Pháp và của GD Anh [36],[41],[45],[85]

Nhìn chung, dạy học tự chọn trên thế giới tuy có nhiều sự khác biệt, nhưng

xu thế chung là hình thức này được áp dụng từ những lớp cuối của trường tiểu học

và tỷ lệ thời gian dành cho các nội dung tự chọn so với thời gian cho các nội dungbắt buộc tăng dần theo bậc học, cấp học và lớp học Ở trường THPT của nhiềunước, sau khi kết thúc chương trình cơ bản vào cuối lớp 11, HS chỉ còn học tập theomột chương trình hoàn toàn tự chọn bao gồm nội dung tự chọn bắt buộc và tự chọntuỳ ý Đối với nước ta, dạy học tự chọn ở nước ta là vấn đề mới và đã được đưa vàotrường học Trong đó, CTGD môn TD THPT đã dành 20/70 tiết học tự chọn, chiếm

tỷ lệ 28,57%, tỷ lệ này khá thấp và hầu như do các trường quyết định, HS khôngđược tự chọn theo nhu cầu đúng như ý nghĩa của nó [87]

1.4.3.3 Dạy học tự chọn môn TD, giải pháp nâng cao hiệu quả GDTC.

dụng những cách thức, nội dung, phương pháp tiếp cận khác nhau Tuy không cómột khuôn mẫu cứng nhắc vì dạy học là sáng tạo, nhưng để có thể áp dụng dễ dàng

và hiệu quả thì cần có một “quy trình chung” linh hoạt để GV định hướng khi suynghĩ hoặc thao tác trong quá trình chuẩn bị và thực hiện giảng dạy, tạo sự phối hợpchặt chẽ giữa dạy và học

Đổi mới dạy học môn TD ở trường THPT, xuất phát từ đặc điểm mục tiêu,nhiệm vụ môn TD, đòi hỏi phải đổi mới nội dung chương trình, PPDH và hình thứcđánh giá

Về chương trình, cần phải thiết kế sao cho tăng thời lượng tự chọn để đápứng nhu cầu cá nhân và nhu cầu tự chọn môn thể thao của HS Về nội dung, cần lựa

Trang 38

chọn, giảm tải nội dung sao cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, nhu cầu hoạtđộng của HS Về phương pháp tổ chức, cần phối hợp các hình thức dạy học trên lớpvới các HĐTT ngoại khoá có tổ chức và giờ tự học để HS có thói quen rèn luyện.Không có HĐTT ngoại khoá thường xuyên sẽ khó cải thiện sức khoẻ, thể lực HStheo mục tiêu, yêu cầu môn học [41],[53].

Điểm nổi bật của đổi mới CTGD hiện nay là đổi mới PPDH nhằm phát huytính chủ động, tích cực của HS Trong quá trình dạy học phải tạo cơ hội để HS đượcrèn luyện kỹ năng tự học, biết cách kiến tạo nên kiến thức với sự hướng dẫn của

GV Do vậy trong dạy học tự chọn môn TD, sự hướng dẫn ban đầu của GV là quantrọng, tuy nhiên HS tự học là chính, khi biên soạn tài liệu hướng dẫn, GV cần cụ thểhóa PPDH đối với từng chủ đề và đối tượng HS, các bài giảng thiết kế sao cho HS

có thể tham khảo và tự học ở nhà (thông qua mạng)

PPDH theo chủ đề tự chọn môn TD được thể hiện dưới các hình thức khácnhau như GV có thể gợi ý và sử dụng rộng rãi các PPDH khác nhau; đổi mới PPDHtheo yêu cầu tự chọn kết hợp dạy học truyền thống, sử dụng công nghệ tin học vớicác công cụ, thiết bị hiện đại; sắp xếp các nội dung dạy học hợp lý tùy theo tính chấtmôn học tự chọn; áp dụng các hình thức lên lớp linh hoạt…[41],[54]

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo chủ đề tự chọn của HS là một khâuquan trọng của quá trình dạy học Trong thực tiễn, ta có thể đánh giá chất lượngGDTC một cách trực tiếp đối với sản phẩm GD (người học) hoặc đánh giá gián tiếpthông qua việc đánh giá các điều kiện bảo đảm chất lượng GDTC, cũng có thể kếthợp cả hai cách đánh giá này

Để kiểm tra đánh giá HS, có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau.Hiện nay, tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại HS THPT được thực hiện theo Thông tư

Trang 39

Ngoài ra,

việc

[19]

Trang 40

Tóm lại, với dạy học tự chọn, HS có nhiều thuận lợi như: được chọn chủ đề,được GV hướng dẫn, có nhiều cơ hội khẳng định mình thông qua nỗ lực cá nhân khihọc chủ đề mình yêu thích hoặc có nhu cầu tập luyện Đây là yếu tố thuận lợi để đổimới chương trình, nội dung, PPDH môn TD trong trường THPT ở Đà Nẵng.

1.5 Khái quát đặc điểm công tác TDTT trường học ở Đà Nẵng.

Năm 2010 thành phố Đà Nẵng có 887.609 người, đến năm 2012 tăng lên973.838 người, mật độ dân số thay đổi từ 691 người/km2 lên đến 757,60 người/km2.

Bình quân dân số tăng cơ học hơn 50.000 người/năm Hiện trạng phân bố dân cư ởcác quận, huyện của thành phố Đà Nẵng không đồng đều, tỷ lệ dân số thành thịchiếm gần 90%, trong đó quận có dân số đông nhất là Hải Châu với 202.271 người,quận Thanh Khê 184.340 người, ít nhất là Ngũ Hành Sơn chỉ có 72.664 người Vềmật độ dân số, các quận trung tâm thành phố, nơi tập trung nhiều cơ quan, doanhnghiệp, trường học có mật độ dân số rất cao như quận Thanh Khê 19.527 người/km2(năm 2010 là 17.126 người/km2), quận Hải Châu 8.688 người/km2 Trong khi đó,huyện Hoà Vang chiếm diện tích đất đến 50,74% toàn thành phố, có mật độ dân sốchỉ có169,88 người/km2, so với năm 2010 có mật độ là 211 người/km2, chỉ số nàycho thấy xu hướng dân cư tập trung về nội thành ngày càng cao [28],[29]

Bảng 1.2 Dân số, đất đai, con người và trường học ở Đà Nẵng

Dân số Mật độ

dân số /km 2

Đất cho TDTT

(ha)

Số trường THPT

Số HS THPT

-Lãnh đạo thành phố Đà Nẵng rất quan tâm đến công tác TDTT Năm 2003Thành ủy Đà Nẵng đã ban hành Chỉ thị số 13-CT/TƯ về Chương trình hành độngthực hiện Chỉ thị 17-CT/TW của Ban Bí thư (khoá VII) về phát triển TDTT đến

Ngày đăng: 18/02/2019, 12:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w