Quan hệ pháp luật là hình thức pháp lý của quan hệ xã hội xuất hiện dưới sự tác động điều chỉnh của quy phạm pháp luật , trong đó các bên tham gia quan hệ có quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý được pháp luật ghi nhận và được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục , thuyết phục , tổ chức và có thể bằng cả biện pháp cưỡng chế .
Trang 1CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐẾN VỚI BÀI THUYẾT TRÌNH MÔN
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
NHÓM 4
Trang 2• 8.Nguyễn Thanh Thảo
• 9.Trương Thanh Văn
• 10.Trần Thị Thu Thảo
Trang 31.Khái niệm quan hệ pháp luật :
• Quan hệ pháp luật là hình thức pháp lý của
quan hệ xã hội xuất hiện dưới sự tác động
điều chỉnh của quy phạm pháp luật , trong
đó các bên tham gia quan hệ có quyền chủ
thể và nghĩa vụ pháp lý được pháp luật ghi
nhận và được Nhà nước đảm bảo thực
hiện bằng các biện pháp giáo dục , thuyết
phục , tổ chức và có thể bằng cả biện pháp
cưỡng chế
Trang 42 Đặc điểm của quan hệ pháp
luật :
• 2.1: Là quan hệ mang tính ý chí :phát sinh trên cơ sở quy phạm pháp luật (do phản ánh ý chí của Nhà nước ),phát sinh thay đổi và chấm dứt
do ý chí của các bên tham gia quan hệ pháp luật
• 2.2: Là một loại của quan hệ tư tưởng , quan hệ của kiến trúc thượng tầng
• 2.3: Xuất hiện trên cơ sở quy phạm pháp luật: quy phạm pháp luật quy định các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý Những quyền và nghĩa vụ này được thực hiện trong các quan hệ pháp luật của đời sống thực tế , trên cơ sở những điều kiện tương ứng của các quy phạm pháp luật đã được trù liệu trong phần giả định của các quy phạm pháp luật
Trang 52.4: Là quan hệ mà các bên tham gia (các chủ thể ) quan
hệ đó mang những quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý
Vd: Trong quan hệ pháp luật lao động về tiền lương thì việc trả lương là nghĩa vụ của người sử dụng lao động , còn được hưởng lương là quyền của người lao động
2.5:Sự thực hiện quan hệ pháp luật được đảm bảo bằng
sự cưỡng chế của Nhà nước , ngoài ra còn phụ thuộc vào
ý thức tự giác , tự nguyện của các bên tham gia
2.6: Có tính xác định : quan hệ pháp luật chỉ xuất hiện
khi có sự kiện pháp lý và khi có các chủ thể tham gia
Trang 63 Thành phần của quan hệ pháp luật :
• Chủ thể của quan hệ pháp luật là cá nhân , tổ
chức có khả năng trở thành các bên có khả
năng tham gia pháp luật có được các quyền chủ
thể và nghĩa vụ pháp lý trên cơ sở quy phạm
pháp luật Chủ thể quan hệ pháp luật có một
thuộc tính đặc biệt là năng lực chủ thể , tức là
khả năng trở thành chủ thể của pháp luật , chủ
thể của quan hệ pháp luật mà khả năng đó
được Nhà nước thừa nhận Năng lực của chủ
thể bao gồm hai yếu tố cấu thành là:năng lực
pháp luật và năng lực hành vi
Trang 7Năng lực pháp luật :
• Là khả năng của chủ thể có được các quyền chủ thể và những nghĩa
vụ pháp lý được Nhà nước thừa nhận
• Vd: Điều 14 Bộ luật dân sự năm 2005 định nghĩa :
• “1 Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền và nghĩa vụ dân sự
• 2 Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau
• 3 Năng lực pháp luật dân sự có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết ”
Trang 8Năng lực hành vi :
• Là khả năng của chủ thể được nhà nước thừa
nhận bằng hành vi của mình , thực hiện một cách độc lập và nhĩa vụ pháp lý tham gia vào các quan
hệ pháp luật
• Vd : Điều 14 Bộ luật dân sự năm 2005 định nghĩa :
• “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập , thực hiện quyền , nghĩa vụ dân sự ”
Trang 9Lưu ý: Điều 16 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định :
• “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không
bị hạn chế , trừ trường hợp do pháp luật quy
định ”
Vd: 15 tuổi có thể giao bán hợp đồng lao
động nếu có tài sản riêng
Mỗi kiểu nhà nước quy định năng lực pháp
luật cho các cá nhân, tổ chức không giống nhau
Đặc điểm các loại chủ thể:
Trang 103.1.1 Cá nhân: cá nhân là chủ thể của quan hệ pháp luật bao gồm: công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú, sinh sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam
• CÔNG DÂN
• NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
Trang 11-Công dân: năng lực chủ
thể của công dân xuất hiện
từ khi được sinh ra vì từ thời điểm đó họ được công nhận
là chủ thể pháp luật, được pháp luật đảm bảo Trong
hai yếu tố của năng lực chủ thể thò trong nhiều lĩnh vực năng lực pháp luật của
công dân xuất hiện từ khi
mới sinh ra ( ví dụ trong
lĩnh vực quan hệ pháp luật dân sự); còn năng lực hành
vi xuất hiện dần và cho đến khi công dân đủ 18 tuổi thì năng lực hành vi mới đầy
đủ Ngoài ra năng lực hành
vi còn phụ thuộc vào sức
khỏe, trình độ văn hóa
Trang 12-Người nước ngoài: gồm người có
quốc tịch nước ngoài và người
không có quốc tịch có thể trở thành chủ thể quan hệ pháp luật theo các điều kiện áp dụng cho công dân
Việt Nam Họ không có quyền bầu
cử, ứng cử vào các cơ quan nhà
nước, không có nghĩa vụ phải tham gia vào các lực lượng vũ trang
Trang 133.1.2.Tổ chức: đó là các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể nhân dân, các tổ chức kinh
doanh, dịch vụ, năng lực pháp luật và năng lực hành vi xuất hiện cùng lúc với việc thành lập tổ chức đó Các tổ chức với tư cách là chủ thể quan hệ pháp luật có những đặc điểm sau:
• Có cơ cấu tổ chức thống nhất được quy định trong quy chế, điều lệ
hoặc các văn bản nhà nước.
• Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi do nhà nước thừa nhận
đồng thời với việc chính thức thành lập tổ chức ấy và được ghi nhận
trong điều lệ, quy chế hoặc văn bản của nhà nước.
• Năng lực hành vi của tổ chức được thực hiện thông qua cơ quan hoặc
người đại diện.Ví dụ: Ban giám đốc xí nghiệp, Ban chủ nhiệm hợp tác
xã, thủ trưởng cơ quan, ; hoạt động của các tổ chức được gắn liền
với những lĩnh vực nhất định của đời sống nhà nước và xã hội.
Trang 14Một tổ chức được công nhận là pháp nhân phải có đủ các điều kiện sau
( Điều 84 Bộ luật dân sự năm 2005):
-Qũy xã hội, quỹ từ thiện
-Tổ chức khác có đủ các điều kiện quy định tại Điều 84 của Bộ luật dân sự
Trang 153.2.Nội dung của quan hệ pháp
luật:
• 3.2.1+ Quyền chủ thể:
• Quyền chủ thể trong quan hệ pháp luật là khả năng của các cá nhân, tổ
chức tham gia quan hệ đó được quy phạm pháp luật quy định trước và
được nhà nước bảo vệ bằng sự cưỡng chế Quyền chủ thể có các đặc điểm:
• Khả năng được hành động trong khuôn khổ do quy phạm pháp luật xác
định trước
• Khả năng yêu cầu bên kia ( chủ thể cùng tham gia quan hệ pháp luật ) thực hiện nghĩa vụ của họ( sự thực hiện có thể là bằng hành động hoặc không hành động)
• Khả năng yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện sự cưỡng chế cần thiết đối với bên kia để họ thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp
quyền chủ thể của mình bị bên kia vi phạm
Trang 163.2.2+ Nghĩa vụ pháp lý:
Nghĩa vụ pháp lý là cách xử sự bắt buộc được quy phạm pháp luật xác định trước mà một bên của quan hệ pháp luật đó phải tiến hành nhằm đáp ứng quyền chủ thể của bên kia Nghĩa vụ pháp lý không phải là khả năng xử sự
mà là sự cần thiết phải xử sự Nghĩa vụ pháp lý có các
Trang 173.3Khách thể của quan hệ pháp luật:
• Là những giá trị vật chất, tinh thần và giá trị xã hội khác mà cá nhân,
tổ chức mong muốn đạt được nhằm thỏa mãn các lợi ích, nhu cầu của mình khi tham gia vào các quan hệ pháp luật và thực hiện quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý Khách thể của quan hệ pháp luật có thể là
những giá trị vật chất cũng như những giá trị phi vật chất
Trang 183.4.Sự kiện pháp lý:
-Là những tình huống, hiện tượng, quá trình xảy ra trong đời sống có liên quan tới sự xuất hiện, thay đổi và chấm dứt các quan hệ pháp luật.
Các hiện tượng, tình huống, quá trình này được gọi là những sự kiện pháp lý vì:
-Thứ nhất, chúng đã được quy định rõ ràng trong phần giả định của các quy phạm pháp luật và làm cho các quy tắc về hành vi trong phần quy định của các quy phạm pháp luật có hiệu lực.
-Thứ hai, căn cứ vào những quy định của quy phạm pháp luật, những sự kiện này sẽ làm nảy sinh những hậu quả pháp lý nhất định Nói cách khác sự tồn tại của các sự kiện ấy gắn liền với sự xuất hiện, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật nhất định.
-Khi xây dựng pháp luật, yếu tố quan trọng là phải xác định sự kiện pháp lý Sự thừa nhận hay không thừa nhận ở chủ thể các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý cũng phụ thuộc vào vấn đề có tồn tại hay không tồn tại các sự kiện pháp lý Sự kiện pháp lý thường rất đa dạng và một sự kiện pháp lý có thể dẫn đến nhiều hậu quả pháp lý khác nhau
Trang 19( ví dụ: việc một người chết là sự kiện pháp lý làm chấm dứt
quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý của người đó, nhưng cũng
đồng thời làm phát sinh quyền thừa kế của những người thừa kế).
Trang 20Phân loại sự kiện pháp lý:
• Căn cứ vào hậu quả do sự kiện pháp lý gây ra, sự kiện pháp lý có thể được chia thành: sự kiện pháp lý làm xuất hiện, sự kiện pháp lý làm thay đổi và sự kiện pháp lý làm chấm dứt các quan hệ pháp luật
• Căn cứ vào số lượng, điều kiện hoàn cảnh làm nảy sinh hậu quả pháp
lý, sự kiện pháp lý có thể được chia thành: sự kiện pháp lý đơn
giản( ví dụ: một người chết), hoặc sự kiện pháp lý phức tạp( ví dụ:
một người nghỉ hưu)
• Căn cứ vào dấu hiệu ý chí( đây là cách phân loại phổ biến nhất), sự kiện pháp lý có thể được chia thành: sự biến và hành vi
Trang 21-Sự biến là các sự kiện pháp lý xảy ra không phụ thuộc vào ý chí của con người và sự xuất hiện của nó đưa
đến những hậu quả pháp lý nhất định cho chủ thể( ví dụ: thiên tai, chiến tranh, hỏa hoạn) Nếu trong sự
biến, việc gây ra các hậu quả pháp lý không phụ thuộc vào ý chí của con người, thì trong hành vi gây ra các hậu quả pháp lý lại phụ thuộc vào ý chí của con người -Hành vi là sự kiện pháp lý phụ thuộc vào ý chí của con người và có hậu quả pháp lý nhất định( ví dụ: hành vi
kí kết hợp đồng kinh tế, đăng kí kết hôn) Các hành vi
có thể là hợp pháp hoặc bất hợp pháp Trong hành vi hợp pháp, sự kiện pháp lý xuất hiện phù hợp với trật tự pháp luật, ngược lại hành vi bất hợp pháp( còn gọi là hành vi vi phạm pháp luật) là hành vi có lỗi, mang tính trái pháp luật, do người có năng lực chủ thể thực hiện, gây thiệt hại nhất định( ví dụ: hành vi tội phạm, hành
vi vi phạm hành chính, vi phạm kỉ luật)
Trang 23
THANKS FOR
WATCHING !!!
QTKD-2
Niên khóa 2017-2018