Để góp phần vào xây dựng cơ chế tổ chức quản lý kinh tế sao cho phù hợp với điều kiện của nước ta và phù hợp với xu thế của thế giới là nguyên nhân để em chọn đề tài: Vai trò kinh tế của
Trang 1PHẦN I: MỞ ĐẦU
Lịch sử phát triển của xã hội loài người từ trước đến nay đã trải qua nhiều hình thái kinh tế xã hội khác nhau Mỗi hình thái kinh tế xã hội ở mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử đều có tính logic của nó, vì vậy nên nó đem lại được khá nhiều thành công tốt song nó cũng chưa thật được mỹ mãn vì nó có nhiều thiếu sót cần phải khắc phục Chúng ta hiện nay đang ở giai đoạn đầu của thời kỳ quá
độ lê chủ nghĩa xã hội vì vậy điều tất yếu của chúng ta là phải nghiên cứu con đường mà Đảng và Nhà nước ta đã lựa chọn Để góp phần vào xây dựng cơ chế
tổ chức quản lý kinh tế sao cho phù hợp với điều kiện của nước ta và phù hợp với xu thế của thế giới là nguyên nhân để em chọn đề tài:
Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
Việt Nam chúng ta vừa mới bắt đầu công cuộc đổi mới từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường nên có nhiều vấn đề được đặt ra Bởi thực tế đã cho thấy ở các nước đi trước, khi họ để nền kinh tế vận dụng theo
cơ chế thị trường không có sự quản lý của Nhà nước thì không đạt được mục tiêu kinh tế mà còn hơn thế nữa nó còn đẩy lùi nền kinh tế, điển hình là cuộc khủng hoảng 1929 1933 Song nếu có sự can thiệp của Nhà nước và có chiến lược đúng đắn thì nó lại là động cơ thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế Vì vậy chúng ta cần phải có sự can thiệp của Nhà nước ở tầm vĩ mô để đưa nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay đang còn nhiều tranh cãi mà chúng ta cần phải làm sáng tỏ, mặc dù có sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo cùng với những
nỗ lực của cá nhân em, song do lượng kiến thức còn hạn chế nên trong đề án này
em chỉ trình bày được một số quan điểm
Trang 2PHẦN II: NỘI DUNG
I VAI TRÒ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước bắt nguồn từ sự cần thiết phải phối hợp hoạt động chng và do tính chất xã hội hoá của sản xuất quy định Lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, trình độ xã hội hoá càng cao thì phạm trù thực hiện vai trò này ngày càng rộng và mức độ đổi mới càng cao
Vai trò cnn trong nền kinh tế thị trường được thực hiện qua các chức năng
cơ bản sau
a Định hướng:
Có thể nói vận mệnh của nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào sự định hướng của Nhà nước Nếu Nhà nước ta đi chệch hướng thì dù chúng ta có làm tốt đến đâu thì kết quả cũng chỉ là con số không và còn tệ hơn nữa Vì vậy đòi hỏi Nhà nước chúng ta phải nắm bắt các quy luật vận động và phát triển của nền sản xuất
xã hội và chỉ bảo được các biến động có thể xảy ra, từ đó đưa ra những ưu sách nhằm tác động, khống chế, điều tiết các sự việc xấu có thể xảy ra Và cũng qua
đó đem ra những quyết định đúng đắn về con đường mà chúng ta sẽ đi sao cho
nó phù hợp với quy luật nhưng lại hạn chế những sự việc xấu có thể xảy ra ở mức tối thiểu nhằm mục đích đẩy mạnh sự phát triển nền kinh tế
b Thiết lập khuôn khổ pháp luật:
Chức năng này có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế Ở đây Nhà nước đề ra các quy tắc, trò chơi kinh tế mà các doanh nghiệp, người tiêu dùng và cả bản thân Chính phủ đều phải tuân thủ Nó bao gồm quy định về tài sản, các quy tắc về hợp đồng và hoạt động kinh doanh, các trách nhiệm tương hỗ của các liên đoàn lao động, ban quản lý và nhiều luật lệ để xác định môi trường kinh tế
Trang 3Về nhiều mặt, các quyết định của khuôn khổ pháp luật xuất phát từ những mối quan hệ vượt ra ngoài lĩnh vực kinh tế đơn thuần Các luật lệ đưa ra nhằm đáp ứng những giá trị và quan điểm được đồng tính rộng rãi về sự công bằng hơn là qua một sự phân tích kinh tế được mài dũa rất cẩn thận về chi phí và lợi lộc Những khuôn khổ pháp luật có thể tác động sâu sắc tới các ứng xử kinh tế của con người
c Điều phối, điều tiết:
Nhà nước cần sửa chữa những khiếm khuyết của thị trường để thị trường hoạt động có hiệu quả bằng hình thức điều phối, điều tiết mọi hoạt động cũng như vật chất một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện địa lý và môi trường sống
để hạn chế những sự lãng phí không cần thiết từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế
d Đảm bảo sự công bằng:
Mục đích của chức năng này là để vừa đảm bảo ổn định xã hội, vừa không làm triệt tiêu tính tích cực sản xuất kinh doanh của các thành viên trong xã hội
Để thực hiện chức năng này, một mặt Nhà nước phải tạo ra những cơ sở về tổ chức để mọi người có cơ hội ngay nhau và đều được hưởng phần tương xứng với kết quả lao động và phần đóng góp của mình Mặt khác trong điều kiện hoạt động hoàn hảo nhất, lý tưởng nhất của cơ chế thị trường, vẫn phải thấy rằng sự phân hoá, bất bình đẳng sinh ra từ kinh tế thị trường là tất yếu Một hệ thống thị trường có hiệu quả vẫn có thể xảy ra sự bất bình đẳng lớn Vì vậy Chính phủ cần thiết phải thông qua những chính sách để phân phối lại thu nhập lớn hơn người nghèo mà điển hình là giá điện loại hai
Bên cạnh đó còn phải có hệ thống hỗ trợ thu nhập để giúp đỡ cho người già, người tàn tật, người không nơi nương tựa…
Trang 4e Kiểm soát ổn định kinh tế vĩ mô:
Từ khi ra đời CNTB từng gặp những thăng trầm chu kỳ lạm phát (giá cả tăng) và suy thoái (nạn thất nghiệp rất cao) Đôi khi những hiện tượng này rất dữ dội, như thời kỳ siêu lạm phát ở Đức những năm 3
Nhờ học thuyết của John Meynar Keynes và những người theo học thuyết ông mà chúng ta hiểu được làm thế nào để kiểm soát những thăng trầm của chu
kỳ kinh doanh Nhà nước cần phải sử dụng quyền lực của mình một cách thận trọng gián tiếp thông qua luật pháp để kiểm soát nền kinh tế một cách có hiệu quả nhằm ổn định nền kinh tế Vì một nền kinh tế phát triển thì trước hết mức độ dao động của nó phải thấp, đều và hiện có xu hướng phát triển
Tóm lại: Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN đòi hỏi phải phát hiện ra những khuyết tật của kinh tế thị trường TBCN
để tìm ra những định chế có khả năng xoá bỏ được những khuyết tật đó và tạo ra một kinh tế thị trường XHCN
Vai trò này cũng đòi hỏi phải thay thế dần phương thức phân phối tư bản bằng phương thức phân phối thông qua phúc lợi xã hội Nói rộng ra là sáng tạo
ra những cách quản lý mới để hướng tới XHCN
Tuy nhiên để thực hiện vai trò của Nhà nước trong kinh tế thị trường theo định hướng XHCN là cực kỳ khó khăn vì không thể chia tách thị trường nước ta
ra khỏi thị trường thế giới bao gồm cả thị trường các nước tư bản Bởi lẽ học thuyết Ken – dơ đã chỉ rõ XHCN có hai khuyết tật là khủng hoảng kinh tế chu
kỳ và thất nghiệp Bây giờ khuyết tật thứ ba đã xuất hiện đó là dung túng cho đầu cơ ở thị trường chứng khoán phát triển đến mức cực kỳ nguy hiểm từ thập niên 7 với sự lợi dụng những công cụ tài chính và biến chúng những công cụ bán không vì vậy nên chúng ta phải thực hiện bằng hai cách
Đối thoại với các nước tư bản để họ thấy được các khuyết tật và tự điều chỉnh
Trang 5Khéo léo dùng những giải pháp đặc biệt để ngăn chặn tác động xấu của liên Ngân hàng như việc cấm bán khống trong Nghị định 48/1998/NĐ-CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán của ta
II ĐẶC TRƯNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG THEO ĐỊNH HƯỚNG
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM VÀ THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ NƯỚC TA.
1 Đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Nhìn lại thực tiễn những năm đối với cùng với những bước đi có tính quy luật của bước chuyển từ nền kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường có sự quản
lý của Nhà nước cùng với kinh nghiệm tổng kết được của những bước đã và đang tìm kiếm con đường tương tự
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII thông qua các năm 1991 đã nêu lên bảng đặc trưng bản chất của xã hội chủ nghĩa và những phương hướng quan điểm tổng quát và phát triển kinh tế – xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
Thứ nhất, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN mà nước ta sẽ xây
dựng là nền kinh tế thị trường hiện đại với tính chất xã hội (xã hội chủ nghĩa) Mặc dù nền kinh tế nước ta đang nằm trong tình trạng lạc hậu và kém phát triển nhưng khi nước ta chuyển sang phát triển kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường thì thế giới đã chuyển sang giai đoạn kinh tế thị trường hiện đại Bởi vậy chúng ta không thể và không nhất thiết phải trải qua giai đoạn kinh tế hàng hoá giản đơn
và giai đoạn kinh tế thị trường tự do mà đi thẳng vào phát triển kinh tế thị trường hiện đại Đây là nội dung và yêu cầu của sự phát triển rút ngắn Mặt khác, thế giới đang nằm trong thời đại quá độ từ CNTB lên chủ nghĩa xã hội, cho nên sự phát triển kinh tế – xã hội nước ta phải theo định hướng xã hội chủ nghĩa là cần thiết, khách quan và cũng là nội dung, yêu cầu của sự phát triển rút ngắn Sự nghiệp “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, và văn minh” vừa là mục tiêu
Trang 6vừa là nội dung nhiệm vụ cả việc phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta Đảng và Nhà nước khuyến khích mọi người dân trong xã hội làm giàu một cách hợp pháp Dân có giàu thì nước với mạnh, nhưng dân giàu phải làm cho nước mạnh bảo đảm độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia
Thứ hai, nền kinh tế của nước ta là nền kinh tế hỗn hợp nhiều thành phần
với vai trò chủ đạo của nền kinh tế Nhà nước trong một số lĩnh vực, một số khâu quan trọng có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước Nền kinh tế hàng hoá, nền kinh tế thị trường phải là một nền kinh tế đa thành phần, đa hình thức sở hữu Thế nhưng nền kinh tế thị trường mà chúng ta sẽ xây dựng là nền kinh tế thị trường hiện đại, cho nên cần có sự tham gia bởi “bàn tay hữu hình” của Nhà nước trong việc điều tiết, quản lý nền kinh tế đó Đồng thời chính nó sẽ bảo đảm sự quản lý, điều tiết, định hướng phát triển nền kinh tế thị trường của Nhà nước thông qua các công cụ chính sách kinh tế vĩ mô và vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế Nhà nước
Kinh tế Nhà nước phải nắm giữ vai trò chủ đạo ở một số lĩnh vực then chốt,
có ý nghĩa là “đài chỉ huy”, là “mạch máu” của nền kinh tế Cùng với việc nhấn mạnh vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước, cần coi trọng vai trò của khu vực kinh tế tư nhân và kinh tế hỗn hợp, đặt chúng trong mối quan hệ gắn bó, hữu cơ, thống nhất, không tách rời, biệt lập
Thứ ba, Nhà nước quản lý nền kinh tế thị trường theo đinh hướng XHCN ở
nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN, là Nhà nước của dân, do dân và vì dân Thành tố quan trọng mang tính quyết định trong nền kinh tế thị trường hiện đại
là Nhà nước tham gia vào các quá trình kinh tế Và khác với Nhà nước của nhiều nền kinh tế thị trường trên thế giới Nhà nước ta là Nhà nước “của dân, do dân,
vì dân”, Nhà nước công nông, Nhà nước của đại đa số nhân dân lao động, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam Nó có đủ bản lĩnh, khả năng và đang tự đổi mới đã bảo đảm giữ vững định hướng XHCN trong việc phát triển
Trang 7kinh tế thị trường hiện đại ở nước ta Sự khác biệt về bản chất Nhà nước là một nội dung và là một điều kiện, một tiền đề cho sự khác biệt về bản chất của mô hình kinh tế thị trường ở nước ta so với nhiều mô hình kinh tế thị trường khác hiện có trên thế giới
Thứ tư, cơ chế vận hành của nền kinh tế được thực hiện thông qua cơ chế
thị trường với sự tham gia quản lý, điều tiết của Nhà nước Mọi hoạt động sản xuất – kinh doanh trong nền kinh tế được thực hiện thông qua thị trường Các quy luật của kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường (quy luật giá trị, quy luật giá trị, quy luật cung – cầu, quy luật cạnh tranh – hợp tác ….) sẽ chi phối các hoạt động kinh tế Quy luật giá trị quy định mục đích theo đuổi trong hoạt động kinh tế và lợi nhuận (là giá trị không ngừng tăng lên), quy định phân bổ các nguồn lực vào các lĩnh vực kinh tế trong một cuộc cạnh tranh quyết liệt Thông qua các công
cụ, chính sách kinh tế vĩ mô, cùng với việc sử dụng các lực lượng kinh tế của mình (kinh tế Nhà nước ), Nhà nước tác động lên mối quan hệ tổng cung – cầu thực hiện sự điều tiết nền kinh tế thị trường Như vậy cơ chế thị trường hoạt động của nền kinh tế là: thị trường điều tiết nền kinh tế, Nhà nước điều tiết thị trường và mối quan hệ Nhà nước – thị trường – các chủ thể kinh tế là mối quan
hệ hữu cơ, thống nhất
Thứ năm, mở cửa, hội nhập nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới,
trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia là nội dung quan trọng của nền kinh tế thị trường ở nước ta Quá trình phát triển của kinh tế thị trường đi liền với xã hội hoá nền sản xuất xã hội Tiến trình xã hội hoá trên
cơ sở phát triển của nền kinh tế thị trường là không có biên giới quốc gia về phương diện kinh tế Một trong những đặc trưng quan trọng của nền kinh tế thị trường hiện đại là mở rộng giao lưu kinh tế với nước ngoài Xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế với những khu vực hoá và toàn cầu hoá đang ngày càng phát triển và trở thành xu thế tất yếu trong thời đại của cách mạng khoa học công nghệ hiện nay Tất cả các nước trên thế giới, dù muốn hay không muốn, ít
Trang 8nhiều đều bị lội cuốn, thu hút vào các quan hệ kinh tế quốc tế Tranh thủ thuận lợi và cơ hội, tránh nguy cơ tụt hậu xa hơn và vượt quá thách thức là yêu cầu nhất thiết phải thực hiện Để phát triển trong điều kiện của kinh tế thị trường hiện đại, Việt Nam không thể đóng cửa, khép kín nền kinh tế trong trạng thái tự cung tự cấp, mà phải mở cửa, hội nhập với nền kinh tế thế giới Sự mở cửa, hội nhập được thực hiện trên ba nội dung chính là: thương mại, đầu tư và chuyển giao khoa học – công nghệ Tuy nhiên sự mở cửa hội nhập không có nghĩa là sự hoà tan, đánh mất mình, mà phải trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh và không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, giữ vững độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia
Thứ sáu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời với việc đảm bảo công
bằng xã hội cũng là một nội dung rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường ở nước ta phát triển trong công bằng và phát triển bền vững là những thuật ngữ phổ biến và là xu thế của thời đại ngày nay Phát triển trong công bằng được hiểu là những chính sách phát triển phải đảm bảo sự công bằng xã hội, là tạo cho mọi tầng lớp nhân dân đều có cơ hội tham gia vào quá trình phát triển và được hưởng những thành quả tương xứng với sức lực, khả năng và trí tuệ của họ bỏ
ra, làm giảm khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư và giữa các vùng Khác với nhiều nước chúng ta phát triển kinh tế thị trường nhưng chủ trương bảo đảm công bằng xã hội trong tất cả các giai đoạn của sự phát triển kinh tế ở nước ta Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh rằng sự bảo đảm công bằng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hoàn toàn xa lạ và khác hẳn về chất đối với chủ nghĩa bình quân, mức độ bảo đảm công bằng xã hội phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển, khả năng và sực mạnh kinh tế của quốc gia Vì vậy nếu quá nhấn mạnh tới công bằng xã hội trong điều kiện nền kinh tế còn kém phát triển, ngân sách còn eo hẹp, thì chắc chắn sẽ làm triệt tiêu động lực phát triển kinh tế – xã hội của đất nước
Trang 9Thứ bẩy, giải quyết mối quan hệ giữa lao động và tư bản (vốn), thông qua
phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta, được thực hiện theo kết quả lao động là chủ yếu kết hợp với một phần theo vốn
và tài sản Đây là điểm khác biệt giữa nền kinh tế thị trường trong CNTB, với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta Trong mối quan hệ giữa lao động và tư bản (vốn), giữa lao động sống và lao động quá khứ (lao động đã được vật hoá), CNTB nhấn mạnh đến yếu tố tư bản (vốn ) hơn là nhân tố lao động (lao động sống), nhấn mạnh đến yếu tố tích luỹ – đầu tư hơn là yếu tố tiền lương – thu nhập của người lao động Ngược lại chủ nghĩa xã hội đặt con người
ở vị trí trung tâm của sự phát triển, cho nên trong phân phối thu nhập và thành quả lao động của xí nghiệp, XHCN nhấn mạnh đến nhân tố lao động (lao động sống) và yếu tố tl – thu nhập của người lao động Tuy nhiên, trong khi nhấn mạnh đến vai trò chủ yếu của lao động, chúng ta không thể coi trọng đến vai trò chủ yếu của yếu tố vốn, đến tăng cường tích luỹ đầu tư (cả Nhà nước và tư nhân) và đến mối quan hệ biện chứng giữa tư bản (vốn) và điều bình thường Chỉ có trên cơ sở đó mới tăng số người giàu có trong xã hội Tăng số người có thu nhập cao đồng thời giảm số người có thu nhập cao đồng thời giảm số người
có thu nhập thấp trong xã hội và thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch giàu nghèo, vừa là mục tiêu vừa là nội dung quan trọng của chính sách thu nhập và chính sách điều tiết thu nhập của Nhà nước trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta
Tóm lại, quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta phải là “quá trình thực hiện dân giàu nước mạnh, tiến lên hiện đại trong một xã hội nhân dân làm chủ, nhân ái có văn hoá, có kỷ cương, xoá bỏ áp bức, bất công, tạo điều kiện cho mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc” Việc phát triển nền kinh tế gắn liền với việc giải quyết các vấn đề xã hội, phát triển kinh tế ở nước ta phải là phát triển bền vững Chúng ta cần phải biết kế thừa và phát triển những thành tựu của loài người Trước hết phải sử dụng văn minh của kinh tế thị trường (KTTT), loại bỏ những khuyết tật vốn có của nó để
Trang 10xây dựng XHCN có kết quả Ở nước ta nếu biết sử dụng KTTT với động lực cạnh tranh làm cho của cải dồi dài cộng thêm yếu tố chính trị một Nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân vì ý tưởng về kinh tế thị trường định hướng XHCN sẽ được thực hiện
2 Thực trạng nền kinh tế nước ta.
Sau hơn 10 năm đổi mới nền kinh tế nước ta đã có nhiều khởi sắc vượt qua khủng hoảng triền miên kéo dài hàng chục năm, từ năm 1991 đến nay nền kinh
tế bắt đầu có sự tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước, thời kỳ sau cao hơn thời kỳ trước Tuy nhiên khó khăn và thách thức vẫn đang còn lớn, điển hình là nền kinh tế nước ta vẫn mang tính chất nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp còn nhỏ bé,kết cấu hạ tầng còn kém phát triển, năng suất, chất lượng và hiệu quả còn rất thấp Cụ thể trong nông nghiệp còn lạc hậu, chủ yếu bằng công cụ thô sơ nên năng suất thấp Trong khi đó công nghiệp chủ yếu nhập máy móc, thiết bị từ nước ngoài và phải phụ thuộc vào họ Công nghiệp chưa phục vụ tích cực cho nông nghiệp, điều này làm cho kinh tế nước ta mang tính chất nông nghiệp lạc hậu
Đầu tư khoa học công nghệ tuy có tăng nhưng còn thấp so với nhu cầu sử dụng Chúng ta còn thiếu những chính sách cụ thể để tạo môi trường thuận lợi cho việc ứng dụng rộng rãi hơn nữa các thành tựu khoa học công nghệ Việc sử dụng đãi ngộ đối với cán bộ khoa học kỹ thuật còn chậm, thêm vào đó là cơ sở
hạ tầng còn thấp kém gây ra lãng phí nguồn chất xám quý giá
Khả năng kiềm chế lạm phát chưa được triệt để Ngân sách thu và chi chưa được cân đối Nợ nước ngoài còn nhiều và chưa có khả năng thanh toán trong khi đó nhiều ngành, nhiều cơ sở, nhiều cán bộ quản lý chưa có ý thức tiết kiệm làm thất thoát, lãng phí rất lớn Tình trạng tham nhũng, buôn bán lậu còn phổ biến như vụ Minh Phụng và Vũ Xuân Trường là điển hình và đây cũng là vấn đề
mà cả xã hội quan tâm Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những tệ nạn này, trong
đó phải kể đến sự tác động của kinh tế thị trường