Đàn ông da đen càng quý..." Không thể coi là ngây thơ thái độ của bà dành cho Sơn, từ việc hứa gả con gái, rồi thầm mong Quế yêu Sơn, ao ước được là Quế - "má không ngờ nó lại lớn mau v
Trang 1Chiến tranh, tình yêu, tình dục trong văn học VN đương đại [2/2]
Đoàn Cầm Thi
Sau Nguyễn Minh Châu, Dương Hướng là nhà văn phân tích thành công những tình cảm tế nhị do chiến tranh nảy sinh Truyện ngắn "Hương hoa gạo" (1992)[6] kể về mối tình thầm kín, mơ hồ - hai chữ "tình yêu" không bao giờ được tác giả dùng một cách trực tiếp - của một người đàn bà góa - má Sâm - với Sơn - một người trong đám lính trẻ tình cờ ghé qua làng
Để thấy tính phức tạp của nó, chỉ cần xem Dương Hương cho người đàn bà đó nói về Sơn -
"mạnh mẽ như hổ, trán cao thông minh (…) đôi mắt sáng như ngọc, da hơi đen Đàn ông da đen càng quý " Không thể coi là ngây thơ thái độ của bà dành cho Sơn, từ việc hứa gả con gái, rồi
thầm mong Quế yêu Sơn, ao ước được là Quế - "má không ngờ nó lại lớn mau và xinh xẻo đến vậy
(…) Đêm má nằm bên, mùi da thịt nó thơm phức như hương nếp đầu mùa ”, đến sự chờ đợi bồn
chồn, tuyệt vọng - "chúng nó vẫn chưa về!" Nhưng chính trong Bến không chồng, thứ tâm lý đặc
biệt đó được Dương Hướng đẩy đến tận cùng: ở đây, loạn luân [7] không chỉ là ý nghĩ mà biến thành hành động Vạn, một chiến sĩ Điện biên, trở về làng và nhận nuôi bé Hạnh, con gái của một đồng đội đã hy sinh, và Nhân, người đàn bà mà anh yêu nhưng không dám cưới Hai mươi năm sau, khi chồng Hạnh trở về từ chiến trường chống Mỹ, vinh quang nhưng bất lực, Hạnh đến với
Vạn trong một đêm thác loạn: "Da thịt đàn bà nần nẫn trong vòng tay và hơi thở đầy dục vọng
phả vào mặt Vạn (…) Vạn buông thả cho thân xác tự do gây tội lỗi, tự do rên xiết trên thân thể rừng rực của người đàn bà Lần đầu tiên trong đời Vạn thấy sung sướng cực độ và quên hẳn mình”[8] Hạnh bỏ làng rồi nhiều năm sau trở về với đứa con đã có với Vạn và ngay sau đó chứng
kiến một bi kịch mới: xấu hổ, nhục nhã, Vạn đã tìm cho mình cái chết Trong Bến không chồng và
Cỏ lau, những người đàn ông tham gia chiến tranh thường khắc khổ, cô đơn, bất lực, mất khả
năng đem lại hạnh phúc cho người mình yêu, không có con hoặc chạy trốn trách nhiệm làm cha
Trong Nỗi buồn chiến tranh[9], chiến tranh, tình yêu, tình dục sẽ được Bảo Ninh khai thác trong mối liên quan trực tiếp với văn học, thông qua mối ràng buộc tay ba giữa Kiên, Phương và cha Kiên, trong khung cảnh những ngày đầu chống Mỹ Với Kiên, Phương là tất cả: tình bạn, tình yêu
tuổi trẻ, tình mẫu tử - “Kiên gối đầu lên tay cô, áp chặt mình vào cô Như một cậu bé con (…) cô
như một người chị, một người mẹ trẻ, cô lùa tay vào tóc anh vuốt nhè nhẹ ” và sau này là nàng thơ của anh - “tất cả những nhân vật nữ mà anh say mê trong sáng tác của mình rút cuộc vẫn chỉ
là những giấc mơ về Phương” Nhưng đồng thời, với Kiên, Phương mãi mãi là người đàn bà xa
Trang 2lạ, cô sẽ bỏ anh ra đi sau khi đã đợi anh rất lâu Có nhiều lý do để giải thích khoảng trống giữa hai người, nhưng điều đầu tiên không thể quên là mối quan hệ giữa Phương và cha Kiên Giữa họ,
ngoài tình gần gũi cha con - “ông cũng rất thương cô bé, một tình thương trầm mặc, buồn bã và
không lời”, hơn nữa Phương mồ côi cha - còn là tình cảm giữa hai người khác giới :”mỗi lần Phương lên chơi, cha Kiên vui hẳn (…) Cháu rất đẹp! - Ông khen, làm cô kinh hãi và bứt rứt”
Chính Phương đã không ngần ngại gọi đó là tình yêu: “Nếu cha anh là người cùng thời, là anh thì
em sẽ yêu cha anh chứ không phải yêu anh (…) Em yêu anh! Như yêu cha anh” (NBCT, 149-151)
Còn Kiên, rất sớm, anh cảm nhận được tính bất thường đó, và dường như nó là nguyên nhân dẫn
đến sự hờn giận của anh với cha và Phương: “Không biết từ bao giờ (…) giữa cô và cha Kiên đã
thầm lặng hình thành một thứ tình cảm khó hiểu, không hẳn ra tình cha con, bác cháu, cũng không phải là thứ tình bạn vong niên, nó mập mờ chạng vạng, như ánh chiều, vô hình mà nặng
trĩu ”(NBCT, 141) Chính nghệ thuật là điểm nối giữa Phương - "một thiên tài âm nhạc" - và cha
Kiên - một hoạ sĩ: "Phương (…) ngồi lặng ngắm ông vẽ, nghe ông lầm bầm độc thoại Cô như thể
bị thu mất hồn" Trước khi qua đời, ông muốn rằng Phương, chứ không phải Kiên - anh không
hiểu gì về hội họa của cha - là người làm chứng cho vụ "hỏa táng", cuộc "tự hành xác" những bức tranh của mình Vì vậy, con đường đi đến văn học của Kiên có thể được đọc như hành trình trong
đó Kiên đi tìm những thiếu vắng, những khao khát, những hàn gắn cho đời anh: dĩ vãng chiến tranh, người cha, Phương, nghệ thuật[10]
Vấn đề này được các nhà văn nữ nhìn nhận như thế nào? Trong Đàn sẻ ri bay ngang rừng (1993)
[11], Võ Thị Xuân Hà mô tả tình yêu của Diễm - một thiếu phụ trẻ - với Nẫm - người anh chồng đã chết ngoài chiến trường mà cô chưa bao giờ gặp mặt Tình cảm đó gần như độc chiếm tâm can
Diễm Ngay từ ngày đầu yêu Thản, khi "săm soi" cái vỏ đạn, kỷ vật của Nẫm, Diễm thấy “bóng
dáng người anh chồng lấp ló" Khi yêu Thản, Diễm thường nghĩ đến Nẫm: “Hai chúng tôi nằm trên đồi lau (…) Ecmơlin của anh! - Thản thầm thì gọi Nẫm vẫn biệt vô âm tín, mặc tôi phụ Thản" Đêm trở dạ sinh con đầu lòng, Diễm thấy Nẫm trở về: “một người đàn ông (…) ngó tôi từ trên trần nhà Hắn nhìn khuôn mặt võ vàng của tôi, rồi nhìn lướt xuống bụng, nơi cái cuống rau vừa bị cắt còn lòng thòng thò ra chỗ sinh nở (…) Tôi nhận ra Nẫm (…) Tôi thèm nhìn thấy người đàn ông đã rờ vào cuống rau thò ra ở chỗ sinh nở của tôi Trong giây phút, tôi quên hết, quên Thản (…) Tôi đắm đuối với hình ảnh người đàn ông kia đang mân mê cái cuống rau, như thể anh
ta đã thò vào sờ nắm những mạch máu ly ti chảy trong cơ thể tôi mà tình yêu của Thản chỉ chạm tới chứ không nắm được" Trước mắt Diễm, Nẫm hiện lên cụ thể, chính xác: “đeo một phù hiệu ở
Trang 3ve áo, đỏ nhờ, khuy áo vỡ hai cái, một cái sứt chỉ sắp tuột“ Dường như Nẫm có mặt trong cuộc
sống hàng ngày của Diễm: “Anh ngồi trên cao, mắt cười u buồn ngó mông lung ra cửa, ra vườn"
Tác phẩm của Võ Thị Xuân Hà đặc biệt mới vì tính phức tạp của nó: tình yêu của Diễm với Nẫm
là sự chồng chéo của hoang tưởng, hành xác, loạn luân, gian thi chứng - chứng thích giao cấu với
người chết Trong Đàn sẻ ri bay ngang rừng, ái ân hay lâm bồn, dù trong thời bình, đều là những trận hành lạc nhuộm màu chết chóc và sực mùi súng đạn: “Khẩu súng trong tay Thản run lên (…)
Tôi thèm khát được nhìn thấy, sờ thấy từng tế bào máu li ti chảy rần rật trong từng mao mạch, tưới khắp cơ thể người đàn ông nằm cùng tôi (…) Mặt trời ngả màu đỏ bầm, màu máu chúng tôi trộn lẫn máu sẻ”.
Giống như Thai của Cỏ Lau, qua những đứa con, Diễm muốn thực hiện giấc mơ hàn gắn: nối
chiến tranh và hoà bình, quá khứ với hiện tại, người chết với người sống Không phải tình cờ khi
Võ Thị Xuân Hà để cho Nẫm hiện về trong mỗi lúc Diễm sinh con Cũng không phải ngẫu nhiên
mà sau lần đi tìm xác Nẫm không thành, Diễm có thai để cho ra đời “hai thằng cu kháu khỉnh (…)
hai đứa con trai, hai cuống rốn lòng thòng”
Quay lại với Cỏ Lau Các nhân nhật chính đều có một cuộc sống tình dục không hề đơn giản,
ngay cả Quảng, người chồng mới của Thai Đau khổ vì ghen tuông, cái nhìn của Quảng đặt lên Thai là cái nhìn yêu thương nhưng dò xét Không thế không đọc thấy ở Quảng những thoả mãn
đến từ thống khổ Quảng hả hê vì bị hành hạ – “Tôi càng âu yếm, chiều chuộng lại càng bị ghét
Thậm chí đôi khi (Thai) còn có vẻ căm thù tôi”(NMC,595), khoan khoái vì được thổ lộ điều đó với
chính tình địch của mình – “Nó là cả một nỗi khổ tâm của riêng tôi, mà nhục nhã ! Bởi vì tôi cứ
suốt đời phải ghen với ông (…) ghen với một người đã chết”(NMC 594) Trong một cuộc đối mặt,
hai người đàn ông đã tình cờ để lộ những huyễn hoặc của họ về Thai, đúng hơn là huyễn hoặc làm chủ Thai – một bên là cơ thể, một bên là con tim Có lẽ chính vì thế mà Nguyễn Minh Châu
đã dùng từ “đàm phán” để chỉ cuộc nói chuyện giữa Lực và Quảng: mỗi người đều muốn làm chủ Thai ở lĩnh vực mà mình chưa có
2 Chiến tranh và cơ thể người nữ
Năm 1971, Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê ra đời, từng làm say mê bao thế hệ độc giả
miền Bắc Ba cô gái thanh niên xung phong chiến đấu trên một cao điểm Trường Sơn Công việc
Trang 4của họ là “khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu
cần thì phá bom".Giữa tiếng gào rú của máy bay và tiếng bom rơi, các cô hát, thêu thùa và chép
nhạc vào sổ tay Chưa hết, sống giữa niềm ngưỡng mộ của những người lính trẻ, lòng họ đầy ắp những ước mơ về tương lai tươi đẹp Truyện ngắn của Lê Minh Khuê khép lại với lời của nhân
vật chính - một trong ba cô gái: “Tôi yêu tất cả mọi người, một tình yêu nồng nàn, khó nói (…)
Chúng tôi hiểu nhau và cảm thấy hạnh phúc".[12]
Đúng hai chục năm sau, Người sót lại của Rừng Cười - cùng một đề tài nhưng với cách khai thác khác - gây xôn xao dư luận Nó làm nổi bật cái nhìn giản dị, giản lược thì đúng hơn, của Những
ngôi sao xa xôi Với truyện ngắn của Võ Thị Hảo, lần đầu tiên văn học Việt đặt câu hỏi trực tiếp
về cuộc sống tâm lý và tình dục của các nữ thanh niên xung phong Trường Sơn trong và sau chiến tranh Đâu là những đòi hỏi nhục dục của họ? Ở họ ham muốn, dồn nén, cuồng loạn được thể hiện như thế nào?[13]
Người sót lại của Rừng Cười bắt đầu bằng cuộc sống của năm nữ thanh niên xung phong coi giữ
một kho quân nhu cô lập tại Trường Sơn Thời gian và thiên nhiên huỷ hoại sắc đẹp và tuổi trẻ của họ Để làm vui đồng đội, Thảo, cô gái trẻ nhất và duy nhất có người yêu, kể cho họ nghe chuyện tình của cô với Thành, một sinh viên văn khoa Hà Nội Qua trí tưởng tượng của Thảo, qua
lòng “si mê” của bốn người bạn, Thành hiện lên “như một chàng hoàng tử hào hiệp thủy chung”
(VTH, 78) Một hôm, ba người lính ghé qua kho, nghe thấy "một tiếng cười man dại" Trừ Thảo,
các cô gái khác đều đã hóa điên: “Gần đến chòi canh kho, bỗng ‘soạt’ rồi ‘huỵch’ – hình như có
con vượn trắng vừa nhảy từ chòi canh xuống và lẩn vào đám lá Ba người tản ra, một người chui vào bụi đuổi theo con vượn Anh ta đang ngơ ngác nhìn ngược nhìn xuôi thì "phốc" - một đôi tay
từ đâu đã ghì chặt lấy cổ và sau gáy anh vang lên tiếng cười man dại lúc nãy ” Sau vài khoảnh
khắc lo sợ, Hiên – một người lính từng trải và nhạy cảm, chợt hiểu rằng các nữ chiến binh đã mặc
“bệnh cười”, thứ bệnh tâm lý vì thiếu vắng đàn ông Quay lại với cuộc sống thường ngày, các cô gái sống trong tủi hổ và từ đó, nơi các cô sống mang tên “Rừng cười” Vài tháng sau, bị địch tấn công, gần như tất cả các cô gái - Thảo lại một lần nữa thoát hiểm - đã “dành viên đạn cuối cùng cho mình để tránh ô nhục”
Trở về Hà Nội, Thảo vào đại học, gặp lại người yêu xưa nhưng đắm chìm trong quá khứ và kỷ niệm Trường Sơn Khi đoán Thành đã yêu một người con gái khác, trẻ đẹp hơn mình, nhưng vẫn
Trang 5gặp cô vì "nghĩa vụ", Thảo muốn giải thoát cho anh bằng cách bịa ra những bức thư của một
người tình mới gặp: “Cứ mỗi chiều thứ bảy, Thảo lại lên văn phòng khoa nhận về một phong thư
dày cộm với dòng chữ nắn nót đề ngoài "Thương yêu gửi em Mạc Thị Thảo" Thành dần tin là thật” Đêm tân hôn của Thành, Thảo bỏ những bức thư ra đọc và nghĩ đến anh Trong Thảo, bên
cạnh nỗi điên loạn, là hờn ghen, cay đắng và nuối tiếc: cô nuối tiếc đã không nếm được hạnh phúc xác thịt… Tiếng cười “khanh khách” của Thảo làm các cô gái cùng phòng cho rằng Thảo bị điên Mang cô đi trạm xá cấp cứu, họ về đọc những “bức thư” nằm vung vãi trên giường và khám
phá ra sự thật – trong một bức thư Thảo viết: “Từ nay, tôi sẽ viết cho tôi (…) Vô duyên quá !
Nhưng không thế, Thành sẽ không yên tâm từ bỏ tôi (…) Các đồng đội của em ! Cứ yên nghỉ ở Rừng Cười (…) Em sẽ khiến cho Thành mãi mãi là chàng hoàng tử hào hiệp của chúng ta” Đọc
thư, Thành chạy đến trạm xá, tìm kiếm khắp nơi nhưng không gặp, cuối cùng ở lại Hà Nội sống với người vợ trẻ Năm năm sau, Thành tiếp tục chìm đắm trong hối hận và mong chờ
Ở Võ Thị Hảo, dấu ấn của chiến tranh thường được hình tượng hoá qua nụ cười "méo mó, man dại" Đánh mất cái cười tự nhiên, con người đánh mất chính bản thân mình Trong truyện ngắn
Hồn trinh nữ, một chinh phụ cay đắng phát hiện ra rằng người nàng yêu, quá say sưa với máu và
chém giết, không còn biết cười: “Nàng van vỉ: ‘Hãy mỉm cười đi anh! Em van anh đấy! Hãy cười
lên để em thấy anh của ngày xưa (…) Người chống cố hết sức để mỉm cười Đã lâu lắm rồi anh không làm cử chỉ đó nên bây giờ anh không biết bắt đầu một nụ cười như thế nào (…) cố gắng để mỉm cười, trông anh lại thêm vẻ dữ dằn đe dọa của một con sói Ngay lập tức, vợ anh co rúm lại ”[14]
Trong Người sót lại của Rừng cười, dưới con mắt các chiến binh nam, những nữ thanh niên xung
phong hiện lên trần truồng, điên dại, không còn nữ tính Mặt khác, Võ Thị Hảo thường để cho các nhân vật nữ của mình diễn đạt trực tiếp nhu cầu nhục thể, và đó chính là cái mới trong tác phẩm
của chị Cho đến rất gần đây ở Việt nam, tình dục vẫn là một đề tài "kỵ húy": trong Những ngôi
sao xa xôi, một con người "lành mạnh" không bao giờ biết đến những khát thèm thể xác
Nhưng thành công của Người sót lại của Rừng cười, theo tôi, là ở chỗ đã đưa được bi kịch của
Thảo đến điểm đỉnh của nó Trong khi các cô gái khác bộc lộ, Thảo đè nén, cất giấu tình cảm của mình Hơn nữa, cô luôn tỏ ra đạo đức, một thứ đạo đức thái quá, bệnh hoạn Chỉ xem cô phản ứng
trước cái nhìn của Thành “lướt qua thân hình gầy gò trong bộ quân phục lạc lõng, qua làn môi
Trang 6nhợt nhạt, mái tóc xơ xác của cô”, đủ thấy ở cô có nhiều mặc cảm - mặc cảm tự ti của một người
đàn bà đã mất đi sắc đẹp và tuổi trẻ, mặc cảm tự tôn của kẻ đã tham gia chiến đấu, đã hy sinh:
“Thảo cảm thấy như vừa có cơn sóng lạnh buốt tràn qua ngực Thoắt chốc, mắt cô đong đầy nước tủi hờn (…) Cô nhìn sâu vào đáy mắt Thành:
"Anh không nghĩ rằng em sẽ như thế này, phải không?
"Anh không quan tâm đến hình thức Chỉ cần em trở về.
"Không đúng Em biết mình Hôm nay, anh thật lòng mừng vì em đã trở về, nhưng ngày mai, anh
sẽ thấy rằng yêu một người như em là hy sinh quá lớn.
"Đừng nói thế em Anh đã chờ em ròng rã mấy năm!
"Đúng thế, nhưng giờ đây em giải thoát cho anh khỏi lòng chung thủy của anh”.
Rõ ràng ở người đàn ông, tình yêu trước hết là ao ước và hưởng thụ, nhưng ở người đàn bà, nó đồng nghĩa với lòng kiêu ngạo Khi Thảo cảm thấy tự ái bị tổn thương, cô từ chối Thành nhưng vẫn ngầm ngầm khát khao anh, tưởng tượng ra những "mê đắm" của anh cùng người vợ trẻ Giấc
mơ của cô không nói gì khác ngoài những ám ảnh nhục dục: “đung đưa trước mắt cô một quả cà
chua chín đỏ lịm hình trái tim chập chờn, chập chờn Thảo đưa tay bắt, hình như nước cà chua vỡ
ra, chạy dọc theo cánh tay, vào tận ngực Thứ nước đỏ nhờn nhợt như máu loãng ”
Ra khỏi chiến tranh, Thảo không còn khả năng yêu và được yêu Dường như thẳm sâu trong vô thức của Thảo là lòng thù hận Thành và sự ham muốn trả thù, cả hai luôn bị Thảo xua đuổi, che giấu, vì nó trái ngược với đạo đức và nhiệm vụ cô đặt ra: phải hy sinh cho danh dự của Thành và hạnh phúc của anh Tuy nhiên trước khi bỏ đi, Thảo để lại những lá thư của người tình bịa đặt, và
do đó người ta biết lòng "cao thượng" của cô và sự "vô đạo đức" của Thành Không nghi ngờ gì nữa, hành động này là kết quả của mối xung đột trong Thảo, giữa vô thức và ý thức, bùng lên trước thực tế mất Thành vĩnh viễn
Trang 7Hơn thế nữa, ở Thảo có nhiều dấu hiệu tự hành xác Dường như cô chỉ tồn tại vì những nỗi đau – thể xác và tinh thần: cô bình tĩnh chịu đựng cái nhìn "dè bỉu" của tất cả mọi người vì đã "phụ
tình" Thành Thành đã không nhầm khi so sánh cô với “loài yến huyết ngoài biển khơi nhả từng
hạt máu để dệt nên chiếc tổ màu hồng quí giá Rồi khi sức tàn lực kiệt, chim yến bay vút lên không trung, lao mình vào vách đá nhọn hoắt cho ngực vỡ nát” Ở Thảo, yêu thương và căm hờn, đau
đớn và khoái lạc, thèm khát và dồn nén không tách rời nhau
Khi nghiên cứu tâm lý của Thảo, tôi không có ý định đánh giá nó theo những chuẩn mực đạo đức như nhiều nhà phê bình đã làm [15], dù là để ngợi ca Việc Thảo không yêu Thành nữa, nhưng muốn "hy sinh" cho anh, có là một hành động "cao thượng" hay không, không là mối quan tâm của tôi Tôi chỉ muốn nhấn mạnh đến bi kịch của Thảo, bi kịch của một người phụ nữ đã ra khỏi cuộc chiến nhưng không bao giờ có thể hoà nhập với đời thường Qua những mất mát của cô, người đọc thấm thía nỗi kinh hoàng của chiến tranh Dưới ngòi bút của Võ Thị Hảo, chiến tranh giết chết những người lính trẻ, nhưng khủng khiếp hơn, nó phá huỷ thân thể người nữ, tượng trưng của nguồn sống và tương lai loài người Tác phẩm của Võ Thị Hảo tràn ngập những cơ thể phụ nữ trần truồng, thương tật, "chết trong những tư thế rất khác nhau Một lưỡi lê cay cú đã đâm
nát một bên ngực", thậm chí vô sinh, bẩn thỉu, điên dại Trong Trận gió màu xanh rêu[16], Võ Thị Hảo tả cảnh làng Đẽo gồm toàn những bà goá của chiến tranh Thay vì yêu đương và sinh nở, họ đẽo những tảng đá mộ "khum khum hình người", trở nên "khô héo" và xấu xí Người đàn ông duy nhất trên đảo, nực cười thay, lại là một "anh lính bằng xi măng cốt thép trong tượng đài Chiến
Thắng", mà người goá phụ điên – nhân vật chính của truyện - tưởng nhầm là chồng Trong Hồn
trinh nữ, thất vọng vì người chồng không biết cười, người vợ trẻ chết, biến thành một "loài cây
thấp loà xoà mang hình tròn tim tím buồn man mác" Trong thế giới hậu chiến của Võ Thị Hảo, người nữ không có khả năng sinh con, từ chối chức năng làm mẹ Chính ở điểm này, Võ Thị Hảo bộc lộ một cái nhìn bi quan hơn Nguyễn Minh Châu, Dương Hướng hay Võ Thị Xuân Hà Tuy nhiên, các tác giả đều tập trung phân tích những tổn thất do chiến tranh gây ra về mặt tình yêu và tình dục
Như vậy, văn học Việt "érotique" hơn người ta thường tưởng! Trong các tác phẩm vừa nêu, các nhân vật, ngay cả những chiến binh, không chỉ có một tâm hồn mà còn có một cuộc sống tình dục muôn hình vạn trạng Rất nhiều khi tôi tự hỏi: ở thời điểm đó, các tác giả Việt Nam[17] đã đọc Freud, thuyết phân tâm học và "mặc cảm Oedipe" của ông chưa? Khi Võ Thị Hảo nói đến “vô
Trang 8thức” và “Esteris” (hystérie), khi Nguyễn Quang Thiều mô tả những giấc mộng của Mật và An –
“Trong mơ, An lại thấy con gà trống tía với chiếc mào đỏ rực, cái ức rộng, và đôi cựa bóng như ngà mổ mổ vào ngón tay út mình”, khi Dương Hướng cho Hạnh lẫn lộn tình cha con và tình yêu
nam nữ sau khi cùng cha nuôi là Vạn nếm trải hương vị xác thịt – “Hạnh sẽ chăm chút cho tuổi
già của chú Vạn bằng tình cảm sâu nặng của một người con đối với người cha, người vợ đối với người chồng”, có phải là dưới ảnh hưởng của Freud?
Tuy nhiên, dù câu trả lời là thế nào chăng nữa, phải thừa nhận rằng khi viết về bi kịch cá nhân trong và sau chiến tranh, các nhà văn Việt đã linh cảm được vai trò thiết yếu của vô thức, của giấc mộng, của ám ảnh nhục dục trong tâm lý con người
Paris, tháng ba 2004
Kỳ 1
-Chú thích:
[6] Xem Truyện ngắn Dương Hướng, NXB Văn Học, 1995.
[7] Tôi dùng chữ loạn luân không bao hàm ý nghĩa đạo đức, mà để chỉ tình cảm hay hành động nhục dục của hai người có quan hệ máu mủ (thực sự hoặc được coi như vậy)
[8] Xem Dương Hướng, Bến không chồng, tái bản, NXB Hội nhà văn, 1998.
[9] Nỗi buồn chiến tranh, NXB Hội nhà văn, 1990.
[10] Một số ý kiến về Nỗi buồn chiến tranh đã được tôi đề cập đến, ở những khía cạnh khác nhau, trong "Về nhân vật Phương, người phụ nữ Hà Nội trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh",
Hợp Lưu, số 15, 1994 ; "Du sujet dans Le chagrin de la guerre, roman vietnamien de 1990
Genèse d"un contre-discours", Cahiers Marcel Granet II (François Jullien chủ biên), NXB Presses
Universités de France, 5/2004
Trang 9[11] Đăng lần đầu trên Văn nghệ quân đội, 1993.
[12] Truyện ngắn Lê Minh Khuê, NXB Văn Học, 1994, tr.40.
[13] Một số ý kiến về tác phẩm của Võ Thị Hảo đã được tôi trình bày trong "Femme, fantasme,
guerre Genèses d’une parole libre dans La survivante de la Forêt qui rit, nouvelle vietnamienne
de 1991", in Genèses du roman: Balzac et Sand, (Lucienne Frappier-Mazur chủ biên), 2004,
Editions Rodopi, Amsterdam
[14] Xem Truyện ngắn chọn lọc Võ Thị Hảo, NXB Hội nhà văn, 1995
[15] Xem Ngô Thị Kim Cúc, "Những trái tim mắc nợ (đọc Truyện ngắn chọn lọc Võ Thị Hảo)",
Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh, 29/11/1995.
[16] Xem Truyện ngắn chọn lọc Võ Thị Hảo, NXB Hội nhà văn, 1995.
[17] Ở đây tôi không bàn đến các tác giả miền Nam trước 1975