Trước tiên chúng tôi phân tích những bài hát nói đủ khổ và xem đó như những thí dụ cụ thể làm sáng tỏ nhận định: “Cao Bá Quát luôn ý thức giữ gìn tính truyền thống trong sáng tác”. Qua khảo sát chúng tôi có 2 bài hát đủ khổ và tuân theo đúng luật gieo vần.
Trang 1SO SÁNH HÁT NÓI TRONG THƠ CAO BÁ QUÁT VÀ NGUYỄN CÔNG
19 tháng 12 năm 1778; người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh Cha
là Nguyễn Công Tấn, đậu cử nhân năm hai mươi bốn tuổi, làm giáo thụ phủ Anh Sơn, Nghệ An, sau thăng làm tri huyện Quỳnh Côi, rồi tri phủ Tiên Hưng, Thái Bình Khi quân đội Tây Sơn ra Bắc chiếm Thăng Long, Nguyễn Công Tấn xướng nghĩa cần vương chống lại, không thành, ông đưa gia đình về quê mở trường dạy học Nguyễn Huệ mấy lần mời ra làm quan, ông đều từ chối
Mẹ Nguyễn Công Trứ là con gái quan quản Nội thị Cảnh Nhạc bá, họ Nguyễn, người xã Phụng Dực, huyện Thượng Phúc, tỉnh Sơn Nam (nay thuộc Hà Nội)
Nguyễn Công Trứ từ bé đã sống trong cảnh nghèo khổ Khi nhà Nguyễn đang tích cực củng cố địa vị thống trị của mình, xã hội có vẻ ổn định, Nguyễn Công trứ hăm
hở đi học đi thi.Năm 1819, ông thi đậu Giải nguyên và được bổ đi làm quan.Bấy giờ ông đã bốn mươi mốt tuổi
Năm 1820 Nguyễn Công Trứ giữ chức Hành tẩu ở Quốc sử quán Sau đó ông liên tiếp giữ các chức Tri huyện Đường Hào, Hải Dương (1823), Tư nghiệp Quốc tử Giám (năm 1824), Phủ thừa phủ Thừa Thiên (1825), Tham tán quân vụ, rồi thăng Thị lang Bộ hình (năm 1826) Năm 1828, ông được thăng Hữu tham tri Bộ hình,
Trang 2sung chức Dinh điền sứ, chuyên coi việc khai khẩn đất hoang Năm 1832, ông được bổ chức Bố Chánh sứ Hải Dương, cùng năm thăng Tham tri Bộ binh, giữ chức Tổng đốc tỉnh Hải An Sau nhiều thăng giáng, năm 1845 Nguyễn Công Trứ làm Chủ sự Bộ hình, năm sau làm quyền Án sát Quảng Ngãi, rồi đổi ra làm Phủ thừa Phủ Thừa thiên, rồi năm 1847 ông thăng làm Phủ doãn phủ ấy Cũng năm này,ông tròn bảy mươi tuổi ta, Nguyễn Công Trứ xin về hưu, nhưng Thiệu Trị không cho Năm 1848, Tự Đức nguyên niên, ông được về hưu hẳn.Trong cuộc đời làm quan của mình, Nguyễn Công Trứ đã làm hai việc đáng chú ý hơn cả là khai hoang
và giúp triều đình “an dân”
Về “an dân”, Nguyễn Công Trứ có công làm yên những cuộc khởi nghĩa nông dân của Phan Bá Vành ở Nam Định, của Nùng Văn Vân ở Tuyên Quang, của Lê Duy Phương ở Thanh Hoá, hay cuộc tiễu phạt ở Quảng Yên Nguyễn Công Trứ hết sứcchăm lo cho cuộc sống đói nghèo của nông dân Ông đề nghị “đặt nhà học” cho con em nhân dân được học hành “đặt xã thương” ở các làng để quản lý thóc gạo Ông tố cáo “cái hại cường hào làm cho đến nỗi con mất cha, vợ mất chồng, tính mệnh phải thiệt hại, tài sản phải sạch không” và đề nghị triều đình “trị tội rất nặng”(Sớ nói về tệ cường hào; năm 1828), v.v Trong những việc ông làm, có ích lợi thiết thực và to lớn cho nhân dân hơn cả là công cuộc khẩn hoang.Nhân dân các vùng khai hoang rất biết ơn ông.Họ lập đền thờ ông ngay khi ông còn sống
Nguyễn Công Trứ là một ông quan rất thanh liêm, chính trực Thuở bé nghèo xác, lớn lên thi đỗ, làm quan, về già Nguyễn Công Trứ vẫn sống đạm bạc Năm 1858, khi nghe tin Pháp đánh Đà Nẵng, ông đã tám mươi tuổi, nhà thơ vẫn dâng sớ lên vua, tha thiết xin được tòng quân đánh giặc: “ Dù tôi như cái màn, cái lọng rách cũng không nỡ tự nản chí Còn chút hơi thở nào xin lên đường ngay”.Nguyễn Công Trứ mất ngày 14 tháng 11 năm Tự Đức thứ 12.Ông thọ 81 tuổi
Trang 3Suốt cuộc đời bốn phần năm thế kỷ của mình, Nguyễn Công Trứ đã làm nhiều việc, thâm tâm ông bao giờ cũng đinh ninh rằng việc mình làm là “vì dân vì nước”:
1.1.2 Sự nghiệp
Nguyễn Công Trứ là nhà thơ có một vị trí đáng kể trong văn học Việt Nam Thơvăn của ông mang màu sắc thời đại rõ rệt Nhìn tổng quát thơ văn Nguyễn CôngTrứ tập trung vào ba chủ đề chính:
1 Những bài thơ xoay quanh chí nam nhi
2 Những bài thơ xoay quanh cảnh nghèo và thế thái nhân tình
3 Những bài thơ xoay quanh triết lý hưởng lạc
Chí nam nhi:
Đây chính là lý tưởng sống của nhà thơ Nguyễn Công Trứ khi còn đầu xanh tuổi trẻ.Con người sinh ra là sự “ hữu ý” của trời đất Ông đặt vấn đề sống ở đời phải làm việc có ích:
“ Đã mang tiếng ở trong trời đất,
Phải có danh gì với núi sông”
Trang 4Nguyễn Công Trứ hay nói đến công danh:
“ Tang bồng hồ thỉ nam nhi trái,
Cái công danh là cái nợ lần”.
Quan niệm của ông sống trong xã hội phải chiếm lấy một địa vị để làm việc “trí quân trạch dân”; công danh trong Nguyễn Công Trứ thường gắn liền quan niệm trung hiếu, quân thân.Nguyễn Công Trứ cũng là một hồn thơ lạc quan, bay
bổng.Ưu điểm trong quan niệm chí nam nhi của Nguyễn Công Trứ là nó khẳng định một cách dứt khoát vai trò tích cực của con người trong xã hội Những vần thơ đầy lạc quan tin tưởng của nhà thơ vang lên trong không khí xã hội triều Nguyễn, cho dù có hạn chế như thế nào, nó vẫn có ý nghĩa
Cuộc sống nghèo khổ và thế thái nhân tình
Nguyễn Công Trứ là một người theo tinh thần Nho giáo tích cực, một ông quan thanh liêm, rất chú ý đến vấn đề nhân sinh và xã hội Văn Thơ Nguyễn Công Trứ
có ghi lại tình cảnh nghèo khổ của bản thân ông, cũng như của những nho sỹ đương thời:
“ Ngày ba bữa vỗ bụng rau bình bịch, quân tử ăn chẳng cần no,
Trang 5Đêm năm canh an giấc ngáy kho kho,
đời thái bình cổng thường bỏ ngỏ ”
Trong cái nhìn khỏe khoắn, Nguyễn Công Trứ không muốn nói nhiều đến cái xấu, cái tiêu cực Ông thấm thía tình cảnh của những người lép vế trong xã hội:
“ Ăn ở sao cho trải sự đời
Vừa lòng cũng khó há rằng chơi.
Nghe như chọc ruột tai làm điếc,
Giận đã căm gan miệng mỉm cười ”
Quan lại trong triều cũng bất tài, hại người:
“Tuổi tác càng già càng xốp xáp,
Ruột gan chẳng có có gai chông.”
Tiếng thơ của Nguyễn Công Trứ về đề tài này có yếu tố nhân dân, nhiều câu đến mộc mạc, nôm na mà vẫn gây xúc động “ Trong thơ văn Nguyễn Công Trứ có một cái gì chưa từng có trong văn chương Việt Nam - một nguồn cảm hứng mau lẹ,
Trang 6quả quyết như một đội cảm tử Cái thể ca trù nhờ phép thần của Nguyễn Công Trứ
đã trở nên một thể cách hoàn toàn Việt Nam, rất thích hợp với những sự diễn xuất hùng mạnh Tôi nhớ như có lần ông Huỳnh Thúc Kháng ví cái điệu thơ ấy với thuỷ triều, thật không phải là một lời nói vu vơ ” ( Lưu Trọng Lư)
Trong lịch sử văn học dân tộc, hiếm có một nhà thơ nào như Nguyễn Công Trứ vừaviết được những câu hát nói hào hùng:
“ Vòng trời đất dọc ngang, ngang dọc,
Nợ tang bồng vay trả trả vay.
Chí làm trai nam bắc đông tây
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể ”
Nhiều bài thơ của ông dường như được cấu tạo bằng thành ngữ, tục ngữ, và nhà thơ cũng tư duy theo cách tư duy của thành ngữ, tục ngữ:
“ Một lưng, một vốc, kém chi mô,
Mới biết chanh chua khế cũng chua;
Đã chắc bữa trưa chừa bữa tối,
Mà tham con diếc tiếc con rô ”
Đặc biệt trong bài Hàn Nho Phong vị Phú, những yếu tố ngôn ngữ nhân dân được
Trang 7nhà thơ sử dụng một cách tổng hợp hết sức linh hoạt.Nguyễn Công Trứ là nhân vật kiệt xuất của Việt Nam thời kỳ cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX.
1.2 Cao Bá Quát
1.2.1 Cuộc đời
Cao Bá Quát (1809? – 1855), tên tự là Chu Thần, hiệu là Cúc Đường, biệt hiệu là Mẫn Hiên Ông là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương (nay thuộc thị xã Sơn Tây,
Hà Nội), và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong văn học Việt Nam
Cao Bá Quát, người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh nay là xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội) Ông là con Cao Tửu Chiếu, tuy không
đỗ đạt nhưng là một nhà nho khá nổi danh; và là em song sinh với Cao Bá Đạt.Thuở nhỏ, Cao Bá Quát sống trong cảnh nghèo khó, nhưng nổi tiếng là trẻ thông minh, chăm chỉ và văn hay chữ tốt.Năm 14 tuổi, ông trúng tuyển kỳ thi khảo hạch
ở Bắc Ninh Năm Tân Mão (1831) đời vua Minh Mạng, ông thi hương đỗ Á
Nguyên tại trường thi Hà Nội, nhưng đến khi duyệt quyển, thì bị bộ Lễ kiếm cớxếpông xuống hạng cuối cùng trong số 20 người đỗ Cử nhân Sau đó trong chín năm,
cứ ba năm một lần, Cao Bá Quát vào kinh đô Huế dự thi Hội, nhưng lần nào cũng
bị đánh hỏng
Năm 1841, ông được quan tỉnh Bắc Ninh tiến cử lên triều đình, triệu vào Huế để nhận một chức tập sự ở bộ Lễ Tháng 8 năm đó, ông được cử làm sơ khảo trường thi Thừa Thiên, thấy một số bài thi hay nhưng có chỗ phạm trường quy, ông bàn với bạn đồng sự là Phan Nhạ rồi lấy son hòa muội đèn chữa giúp 24 quyển Việc bịphát giác, Giám trường thi là Hồ Trọng Tuấn đàn hặc, ông bị bắt giam, bị tra tấn rồi
bị kết vào tội chết.Nhưng khi án đưa lên, vua Thiệu Trị đã giảm cho ông từ tội trảmquyết xuống tội giảo giam hậu, tức được giam lại đợi lệnh
Sau gần ba năm bị giam cầm khổ sở, ông được triều đình tạm tha, nhưng phải đi
Trang 8xuất dương hiệu lực đi sang Batavia (Indonesia) và Campuchia với mục đích chính
là đem đường bán cho nước ngoài để mua về những hàng xa xỉ cho triều đình Vào tháng 8 năm 1844, đoàn thuyền của phái bộ về đến Việt Nam, và sau đó Cao
Bá Quát được gọi về bộ Lễ Ở đây không lâu, ông bị thải hồi về quê Sau ba năm bịthải về, Cao Bá Quát nhận được lệnh triệu vào kinh làm ở Viện Hàm lâm, lo việc sưu tầm và sắp xếp văn thơ Được hơn một tháng, ông nhận lệnh đi công cán ở Đà Nẵng, rồi trở về công việc cũ Thời gian ở kinh lần này, ông đã gia nhập Mạc Vân Thi xã
Năm 1851không được lòng một số quan lớn tại triều, Cao Bá Quát phải rời kinh đôHuế đi làm Giáo thụ ở phủ Quốc Oai (Sơn Tây cũ).Một lần nữa, ông lại trở về quê
để cùng khổ với dân, để suy nghĩ thêm về những chính sách hà khắc của triều đình,
để thêm quyết tâm đánh đổ nó
Giữa năm 1853, lấy cớ về nuôi mẹ già, ông xin thôi dạy học.Gặp lúc vùng Sơn Tây
bị hạn nặng, lại có nạn châu chấu làm cho mùa màng mất sạch, đời sống người dânhết sức đói khổ Phần thì phẫn chí, phần thì thương dân, khoảng cuối năm 1854, Cao Bá Quát tham gia lãnh đạo cuộc khởi nghĩa ở Mỹ Lương (Sơn Tây), do Lê Duy Cự làm “Minh chủ”
Đang trong quá trình chuẩn bị, thì việc bị bại lộ.Trước cục diện này, Cao Bá Quát đành phải phát lệnh tấn công vào cuối năm 1854.Cao Bá Quát bị Suất đội Đinh Thế Quang bắn chết tại trận, hơn trăm nghĩa quân bị chém chết và khoảng 80 nghĩaquân khác bị bắt
Nghe tin đại thắng, vua Tự Đức lệnh cho ban thưởng và cho đem thủ cấp của nghịch Quát bêu và rao khắp các tỉnh Bắc Kỳ rồi giã nhỏ quăng xuống sông
1.2.2 Sự nghiệp
Trang 9Ngay khi Cao Bá Quát tham gia cuộc khởi nghĩa ở Mỹ Lương (Sơn Tây), các tác phẩm của ông đã bị triều đình nhà Nguyễn cho thu đốt, cấm tàng trữ và lưu hành, nên đã bị thất lạc không ít Tuy vậy, trước 1984, nhóm biên soạn sách Thơ văn Cao
Bá Quát, đã tìm đến kho sách cổ của Thư viện Khoa học kĩ thuật trung ương (Hà Nội), và sau khi loại trừ những bài chắc chắn không phải của ông, thì số tác phẩm còn sót lại cũng còn được trên ngàn bài được viết bằng thứ chữ Nôm và chữ Hán
Cụ thể là hiện còn 1353 bài thơ và 21 bài văn xuôi, gồm 11 bài viết theo thể ký hoặc luận văn và 10 truyện ngắn viết theo thể truyền kỳ Trong số này về chữ Nôm,
có một số bài hát nói, thơ Đường luật và bài phú Tài tử đa cùng (Bậc tài tử lắm cảnh khốn cùng) Về chữ Hán, khối lượng thơ nhiều hơn, được tập hợp trong các tập:
-Cao Bá Quát thi tập
-Cao Chu Thần di thảo
-Cao Chu Thần thi tập
-Mẫn Hiên thi tập
Tuổi trẻ của Cao Bá Quát được ghi lại bằng hàng loạt bài thơ tràn đầy khí phách,
có thể kể đến là:
Ta muốn trèo lên đỉnh cao ngất
Hát vang lên để gửi tấm lòng vào mây nước
Nhưng rồi, mấy lần khăn gói vào Huế thi đều bị hỏng, nên mộng khoa cử đã tan Năm 32 tuổi, lần đầu ông được bộ làm một chức quan nhỏ (Hành tẩu bộ Lễ).Ở đây,ông bắt đầu cảm thấy nhục chí và bế tắc khi nhìn thấy cảnh thối nát, bất công và hèn yếu của nhà Nguyễn Đến khi bị tù, bị tra tấn vì chữa những quyển thi, ông càng đau khổ, uất ức và căm thù cái triều đình ấy:
Trang 10Gông dài!
Gông dài!
Mày biết ta chăng?
Ta chẳng có gì đáng hợp với mày cà!
Mày biết thế nào được ai phải ai trái!
Mày chẳng qua chỉ là cái máy làm nhục người đời mà thôi
Sau thời gian dương trình hiệu lực, Cao Bá Quát bị thảy về quê quán.Ông càng có nhiều dịp tiếp xúc với đời sống của nhân dân Những cảnh người dân vì túng thiếu đói rét, phải đi xin ăn hay những cảnh họ bị bắt phu bắt lính đều đã làm ông đau xót, day dứt Đứng trước những cảnh tình ấy, cộng thêm nỗi đau của bản thân, cuốicùng đã dẫn ông đến những ý nghĩ hành động Tuy nhiên, mãi đến lần Cao Bá Quát
bị đổi về làm Giáo thụ ở Quốc Oai, thì suy nghĩ mới trở thành quyết tâm đứng lên đánh đổ nhà Nguyễn:
Mặt trời đỏ lẩn đi đàng nào?
Để dân đen than thở mãi
Và:
Tài trai sống ở đời, đã không làm được việc phơi gan, bẻ gãy chấn song, giữ vững cương thường
Lại ngồi nhìn bọn cầm quyền sói lang hoành hành,
Đến lúc tuổi già thì mặc áo gấm ban ngày về bôi nhọ quê hương
Chỉ cúi đầu luồn xuống mái nhà thấp, nhục cả khí phách,
Đến lúc già thì gối đầu vào vợ con mà chết,
Giả sử hạng người ấy xuống suối vàng gặp hai cụ (Chu Văn An và Nguyễn Trãi), Thì cũng mặt dầy, trống ngực đánh, thần sắc rũ rượi ra mà thôi…
Theo đánh giả của từ điển văn học:
“Cao Bá Quát là một nhà thơ rất có bản lĩnh Từ những tác phẩm đầu tiên đã thấy
Trang 11lòng tin của nhà thơ vào ý chí và tài năng của mình Ông sống nghèo, nhưng khinh
bỉ những kẻ khom lưng uốn gối để được giàu sang, và tin rằng mình có thể tự thay đổi đời mình
Đến khi làm quan, muốn đem tài năng ra giúp đời, nhưng rồi Cao Bá Quát sớm nhận ra rằng vấn đề không hề đơn giản như ông tưởng
Có những lúc cảm thấy bất lực trong việc thay đổi, ông muốn hưởng nhàn, vào hưởng lạc như Nguyễn Công Trứ Thế nhưng mỗi khi nghĩ đến những người cùng khổ bị áp bức, ông lại thấy cách đó là không thể, mà phải tìm một con đường khác.Cuối cùng, con đường mà ông chọn là đến với phong trào nông dân khởi nghĩa chống lại triều đình
Ngoài những chủ đề nêu trên, ông còn viết về vợ con, bè bạn, học trò và quê
hương Bài nào cũng thắm thiết, xúc động Ông cũng có một số bài đề cao những anh hùng trong lịch sử, để qua đó thể hiện hoài bão của mình Ông cũng có một số bài thơ viết về chuyện học, chuyện thi mà ông cho rằng chỉ là chuyện "nhai văn nhá chữ" Trong dịp đi sang Indonesia, ông cũng có những bài thơ phản ảnh cảnh bất công giữa người da trắng với người da đen
Về mặt nghệ thuật, Cao Bá Quát là một nhà thơ trữ tình với một bút pháp đặc sắc Ông làm thơ nhanh, có lúc "ứng khẩu thành chương", nhưng vẫn thể hiện được cảm xúc vẫn dồi dào và sâu lắng Và mặc dù hình tượng trong thơ ông thường bay bổng, lãng mạn, nhưng trong những bài viết về quê hương thì ông lại sử dụng rất nhiều chi tiết hiện thực gợi cảm Ngoài ra, đối với thiên nhiên, ông cũng hay nhân cách hóa, coi đó như những người bạn tri kỷ tri âm ”
Và như GS Thanh Lãng nhận xét:
“Tư tưởng độc lập của Cao Bá Quát khác cái chí nam nhi của Nguyễn Công Trứ Ông Trứ lập nghiệp là để giúp vua, để chu toàn nghĩa quân thần; còn ông Quát mang cả cái mộng thay đổi thời cuộc và chuyển vần số mệnh Về mặt nghệ thuật,
sở trường của ông là thể phú và thể ca trù Hai thể này, với ông đã vươn tới một
Trang 12trình độ nghệ thuật tuyệt vời Có điều ông hay lạm dụng chữ nho và điển tích, vì vậy có thua kém Nguyễn Công Trứ về thể loại ca trù.”
2 So sánh hát nói trong thơ ca Nguyễn Công Trứ và Cao Bá Quát
2.1 Hát nói
Hát nói là một trong các lối hát ả-đào hay đào nương-ca Hát ả - đào gốm những lối
ca trù do đào-nương (hoặc cô đào) hát, đối với lối hát trai hay Hà-nam do công (hoặc kép) hát
giáp-Hát ả - đào kể có nhiều lối như dâng hương,giáo trống, gửi thư, thét nhạc… Nhưngchỉ có lối hát nói là thông dụng nhất là có văn chương lý-thú nhất Hát nói có thểcoi là một biến thể của hai thể lục bát và song thất
Hát nói xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ thứ 18 nhưng phải đợi đến đầu thế kỷ thứ
19 mới có những tác phẩm lưu truyền đến nay như các tác phẩm của Nguyễn CôngTrứ, Cao Bá Quát Nguồn gốc của thể Hát nói trong văn chương Việt Nam đượcgiải thích bằng những nguyên nhân và các sự việc sau đây :
Một là hát nói là sự phàm tục hoá những thể thánh ca Trước khi có Hát nói, nóirộng ra là trước khi có những bài hát ả đào hay ca trù, ở nước ta đã có những bàihát cửa đền, cửa chùa, những bài thét nhạc (bài hát có âm nhạc phụ hoạ) Nhữngthể ca trong các dịp tế lễ đó chuyển dần công dụng và được các tao nhân, mặckhách tổ chức ngay trong những cuộc giải trí riêng của họ Các bài hát ả đào bắtđầu từ đó
Hai là hát nói là sự cụ thể hoá ảnh hưởng của học thuyết Lão - Trang Xưa kia vănchương Việt Nam về nội dung phải gò bó trong những tư tưởng Khổng Mạnh, vềhình thức phải đem theo những qui luật khắt khe, những lối diễn tả nhất định Cuốithế kỷ thứ 18, do hoàn cảnh rối ren trong xã hội, học thuyết Lão - Trang có cơ hộibành trướng và Hát nói chính là sáng tạo của các nhà nho phóng khoáng, thích tự
do, ở đấy họ có thể gửi gấm những tư tưởng, cảm xúc vượt ra ngoài khuôn phépvới cách diễn đạt cởi mở, rộng rãi hơn
Trang 13Ba là hát nói là biến thể của song thất lục bát Các nhà viết sách thời xưa cho rằngHát nói là một hình thức biến đổi cu/a thể ngâm Song thất lục bát: Trong hát nói cóMưỡu là những câu thơ lục bát, nhiều câu 7 chữ có vần bằng, vần trắc, có cướcvận, yêu vận Nhưng khi đã phát triển, Hát nói là một thể tài hỗn hợp gồm: thơ,phú, lục bát, song thất, tứ tự, nói lối
Trong lối Hát ả đào có nhiều loại như: Dâng hương, Giáo trống, Gủi thư, Thét nhạcthì Hát nói là lối thông dụng và có tính văn chương lý thú nhất
Hát nói là thể thơ giàu nhạc điệu, có thể dùng để hát lên, biến thể của Lục bát vàSong thất lục bát, thuần tuý Việt Nam Luật Hát nói uyển chuyển chữ trong câu dàingắn, số khổ [ đoạn ] cũng rất du di Một bài hát nói đủ khổ gồm 11 câu chia làm
- Bài Hát nói thiếu khổ dưới 11 câu, thường là chỉ có 7 câu
-Bài Hát nói dôi khổ thì có khổ dôi ra thường chen vào giữa, số câu nhiều hơn 11 Trong bài Hát nói đủ khổ 11 câu được đặt tên như sau :
- Khổ đầu: Câu 1, 2 gọi là Lá đầu; câu 3,4 - Xuyên thưa
- Khổ giữa: Câu 5, 6 gọi là Thơ; câu 7,8 - Xuyên mau
- Khổ cuối: Câu 9 là Dồn, câu 10 là Xếp, câu 11 là Keo
b.Số chữ trong một câu
- Số chữ trong các câu của bài Hát nói là không nhất định , thường một câu có 7, 8chữ, câu ngắn có 4, 5 chữ, câu dài 12 tới 18 chữ Ví dụ:
Trang 14Quân bất kiến Hoàng Hà chi thuỷ thiên thượng lai, bôn lưu đáo hải bất phục hồi.Làm chi cho mệt cuộc đời.
Nhưng 2 câu 5, 6 gọi là Thơ thì phải theo thể ngũ ngôn hoặc thất ngôn
c.Vần
Trong bài Hát nói dùng cả 2 vần, vần bằng và vần trắc Nếu một câu Hát nói đổi từvần bằng sang vần trắc hoặc ngược lại thì có yêu vận và cước vận, những câumang yêu vận là những câu chẵn, trừ câu thứ sáu chỉ có cước vận mà thôi
Theo luật thì trong mỗi khổ, cước vận của câu đầu và câu cuối phải dùng tiếng trắc,cước vận 2 câu giữa phải dùng tiếng bằng Yêu vận câu thứ nhì dùng tiếng trắc,yêu vận câu thứ tư thì dùng tiếng bằng Yêu vận gieo vào chữ cuối đoạn thứ nhì
d.Luật bằng trắc :
Theo luật hiệp vận , cước vận của câu đầu trong mỗi khổ hợp với yêu vận của câuthứ hai, yêu vận của câu thứ hai hợp với yêu vận của câu thứ ba, cước vận của câuthứ ba hợp với yêu vận của câu thứ tư Hợp đây xin được hiểu là cùng tiếng bằnghay trắc chứ không phải hợp là cùng vần Những chữ thứ nhất, ba, năm trong mỗicâu Hát nói không cần theo đúng luật bằng trắc ( gọi là nhất tam ngũ bất luận) Tacó:
Trang 15sử dụng Những câu ít hơn 6 chữ thì chia làm 2 đoạn mà đoạn thiếu là đoạn đầukhông kể còn 2 đoạn sau thì phải theo đúng luật.
Ví dụ : Vịnh Kiều_ Nguyễn Công Trứ
(Chia câu làm 3 đoạn con bằng dấu / )
Đài tước / mở toang / cơn tạo hoá - t T b B 0 t T
Phím loan xe / trải mối / cương thường -0 b B t T b B
Ngán cho Kiều / khi lỡ bước / Sâm Thương -0 b B 0 t T b B
Cung đàn nguyệt / dây loan / còn mắc mãi -0 t T b B 0 t T
2.1.2.THƠ VÀ MƯỠU TRONG BÀI HÁT NÓI :
2.1.2.1.THƠ:
Trong bài Hát nói bao giờ cũng có 2 câu thơ hoặc bằng chữ Hán mượn của ngườixưa hoặc do chính tác giả làm ra viết theo thể ngũ ngôn hoặc thất ngôn Trong bàiVịnh Thuý Kiều ở trên, 2 câu Thơ chữ Hán lấy ở bài Đề Từ của Phạm Quý Thích
Vị trí thông thường của 2 câu Thơ là câu 5 và 6, tuy nhiên khi phá cách 2 câu Thơnày có thể đưa lên đầu bài hay đến 1 vị trí khác như trong bài Thuý Kiều lưu lạc ,thì 2 câu thơ ở vị trí câu 9 và 10 :
Đoạn tràng mông lý căn duyên liễu
Bạc mệnh cầm chung oán hận trường
Trang 16VỊNH KIỀU
1- Đài tước mở toang cơn Tạo hoá
2- Phím loan xe trái mối cương thường
3- Ngán cho Kiều khi lỡ bước Sâm Thương
4- Cung đàn nguyệt dây loan còn mắc mãi
(4 câu dôi khổ):
Đêm thanh vắng gọi Vân ngồi dậy
Bức khăn là phong mở nguồn cơn
Đem lời thệ hải minh sơn
Non nước ấy cậy em gánh vác
5-Thơ rằng : Vì hiếu để tình nên chếch mác
6- Chưa duyên mà nợ khéo đa mang
7- Mảnh gương thề soi với khách văn chương
8- Mùi hương ngát cũng nhờ em rơi đến chị
9- Này con tạo ghét ghen chi lắm bấy ?
10- Cái hồng nhan gẫm lại cũng buồn cười (câu xếp)(2 câu Mưỡu hậu đơn):
Ấy ai trâm quạt thề bồi
Thấu tình hay chẳng hỡi người Liêu Tây ?
11- Trăng già khéo quấy chi ai ? (câu keo)
Nguyễn Công Trứ
Trang 17CHÚ Ý : Những câu Mưỡu có thể làm sai lạc qui tắc về cước vận đã trình bày ởtrên , tuy nhiên, có điều bắt buộc phải theo là : Mưỡu hậu phải tiếp tục vần của câuxếp để chuyển vần sang câu keo ( cười, bồi, người, Tây, ai ở cuối bài)
2.2.Hát nói trong thơ ca Cao Bá Quát
Giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX, Cao Bá Quát là mộttrong số ít những thi nhân đã góp phần làm một bước cách tân trong thơ catiếng Việt và đưa thể hát nói trở thành một thể thơ hoàn chỉnh
So với những sáng tác bằng chữ Hán, số lượng tác phẩm quốc âm nói chung,hát nói nói riêng của Nguyễn Công Trứ không nhiều Tổng cộng hát nói chỉ
vọn vẹn gần hai mươi bài (dựa theo sách Việt Nam ca trù biên khảocủa Đỗ
Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề)
2.2.1.Hình thức trong thơ ca hát nói Cao Bá Quát
Hát nói là một thể quen thuộc trong thơ ca Việt Nam, nhất là dòng văn họcchữ Nôm Đặc biệt trong thơ các nhà văn như Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát.Tiếp sau hai vị tiền bối có công đầu trong lĩnh vực hát nói là Nguyễn BáXuyến và Nguyễn Công Trứ, Cao Ba quát thừa kết và phát huy sáng tạo thểloại này hơn
Làm thơ hay hát nói mấy ai có thể sánh bằng được Cao Bá Quát.Hát nói củaông mặc dầu hạn chế về số lượng nhưng nó đạt tới một trình độ một chuẩnmực nhất định, rất đáng khâm phục.Những tác phẩm do ông sáng tác có giá trị
ở hai mặt nội dung và hình thức Xét về hình thức ngoại trừ hai bài dôi khổ(thừa khổ)phần lớn các sáng tác của ông đều tuân thủ bố cục cơ bản về mặt hátnói ( tức là luôn cố định ở 6 khổ và 12 câu thơ ) Ông luôn ý thực được giữvững tính truyền thống trong khi sáng tác nhưng cũng đồng thời cũng có nhiềutìm tòi, phá cách Điều này giúp ta dễ dàng nhận ra sự sáng tạo của tác giả trêncon đường nghệ thuật Bằng hát nói và thơ ca nói chung, chúng ta mới hiểu
Trang 18được sự nghiệp văn chương của ông đến mức nào Thật không hổ danh là “Vănnhư Siêu, Quát vô tiền Hán”
Trước tiên chúng tôi phân tích những bài hát nói đủ khổ và xem đó nhưnhững thí dụ cụ thể làm sáng tỏ nhận định: “Cao Bá Quát luôn ý thức giữ gìntính truyền thống trong sáng tác” Qua khảo sát chúng tôi có 2 bài hát đủ khổ
và tuân theo đúng luật gieo vần
Khổ nhập đề : 1 Ba vạn sáu nghìn ngày là mấy
2.Cánh phù du trông thấy cũng nực cười
Khổ xuyên tâm: 3 Thôi công đâu chuốc lấy sự đời
4 Tiêu khiển một vàichung liếu láo
Khổ thơ: 5 Đoạn tống nhất sinh duy hữu tửu
6 Trầm tư bách kế bất như nhàn
Khổ xếp : 7 Bóng thiều quang thấp thoáng dưới Nam san
8.Ngoảnh mặt lại cửu hoàn coi cũng nhỏ
Khổ rài: 9 Khoảng trời đất cổ kim, kim cổ
10 Mảnh hình hài không có, có không
Khổ kết: 11.Lọ là thiên xứ vạn chung
(Chén rượu tiêu sầu)
Bài hát nói trên đây có đúng 6 khổ , 11 câu gọi là bài đủ khổ và hình thứcthông dụng nhất của thể hát nói Trong bài này cách gieo vần được đảm bảotheo 5 quy luật như chúng tôi đã giới thiệu ở phần văn thể hát nói, cụ thể là:
Chứ mấy trong câu thứ nhất của khổ nhập đề mở đầu cước vận trắc, vần trắc
ở cuối câu (đầu tiên) trong bài hát nói Bài hát nói bao giờ cũng bắt đầu bằngsmột cước vận trắc, nó trở thành một quy luật tất yếu và bất di bất dịch Haiccâu tiếp theo cước vận trắc (đầu tiên) bằng hai cước vận bằng, vần bằng gieo ở
Trang 19cuối câu, song song là cười và đời Nếu như ở câu trên có sử dụng cước vậntrắc mà câu dưới lại hoán đổi theo cước vận bằng, thì bắt buộc câu dưới phải
bổ sung thêm một yếu tố vận trắc( vần trắc gieo ở lưng chừng câu) Chẳng hạncâu 1 gieo vần trắc khi chuyển xuống vần bằng ở câu 2, 3, giữa câu 2 xuất hiệnthêm một yếu tố vận trắc “thấy” Ngược lại bắt đầu tù câu 3 khi chuyển xuốngvận trắc thì giữa câu 4 tồn tại yếu tố vận bằng “vài” Ngoại trừ 2 câu 5 6 củakhổ thơ chúng ta không xếp chúng vào luật gieo vần vì đây là hai câu thơ luậtnên không yêu cầu vận Bài hát nói bỏ quan câu 5 6 lại quay về quy luật cũ chođến hết bài
Về số chữ trong câu thơ không hạn định nhưng riêng khổ kết chỉ có 6 chữdùng để cô đúc ý cho toàn bài
Về cách gieo vần: Cao Bá Quát rất linh hoạt đan xe vần thông giữa nhữngcâu Chúng không hoàn toàn giống về mặt chữ viết nhưng về phát âm lại na nánhau nên được sử dụng phổ biến Những chữ có vần thông được đan xe : mấy-thấy, cười- đời… Cách gieo vần trên tạo nhịp điệu, đem lại lợi ích thẩm mĩcho cả văn chương và âm nhạc
Quy tắc gieo vần của hát nói yêu cầu kết thúc khổ kết bằng một cước vậnbằng , và ông đã tuân thủ được quy tắc này
Về ngôn ngữ: Ông xây dựng hát nói bằng vốn từ ngữ sắc xảo và lối dùng từkhéo léo, chọn lọc giúp ông không bị trộn lẫn vào ai Một nét đặc trưng nữa làngay cả ngôn ngữ cùng mang vóc dáng , khí chất con người tác giả Ẩn tronglớp ngôn ngư là khí chất của một nhà nho tài tử phong lưu,đa tài , tự phụ và bấtcần đời
Về nghệ thuật cú pháp: Trong khi hành văn nhà thơ đôi khi sử dụng thuậtđảo trang, nhưng có cai hay là đảo trang mà người đọc không nhận ra, vẫnrung cảm về sự nhẹ nhàng rung cảm
Trang 20Ví dụ: Mái tây hiên nguyệt gác chênh vênh
Rầu rĩ lắm xuân về oanh nhớ!
Nếu viết xuôi câu này sẽ trở thành:
Nguyệt gác chênh vênh trên mái Tây hiên
Xuân về, oanh nhớ rầu rĩ lắm!
Ngoài ra còn kĩ thuật đặt câu thuận trang, không gây khó hiểu mà vẫn tinh tếgọn gàng làm cho người đọc bịhấp dẫn lôi cuốn, không lối thoát
Tài từ với gia nhân sẳn nợ
Giải cấu nam là chữ làm sao
Trai xưa nay chừng đã biết bao
Kìa tan hợp, nọ khứ lưu đâu dám chắc.
2.2.2 Cảm hứng, nội dung tư tưởng trong thơ ca hát nói Cao Bá Quát
Cảm hứng nghệ thuật là thái độ, tự tưởng, tình cảm của nhà văn trước thựctại Tìm hiểu cảm hứng nghệ thuật của thơ hát nói là tìm hiểu cảm hứng về conngười, về không gian và thời gian của các tác giả Việc tìm hiểu những cảmhứng về con người và thế giới của các tác giả sẽ giúp chúng ta thấy đượcnhững điểm chung và riêng trong tư tưởng và phong cách thể hiện của họ 2.2.2.1.Con người thị tài
Văn học Việt Nam giai đoạn thế kỷ XVIII – XIX có những đổi thay to lớn vềmọi mặt Sự xuất hiện của mẫu nhà nho tài tử chẳng những làm thay đổi diệnmạo nền văn học nước nhà mà còn phá vỡ những chuẩn mực của xã hội truyềnthống Văn chương của người tài tử đã xác lập một hệ thống sáng tác theokhuynh hướng mới, mới về mọi mặt: quan niệm văn học, tư duy, thẩm mỹ, hệthống đề tài, hệ thống hình tượng, cá thể loại và ngôn ngữ Với nhà nho tài tử,văn học đã tiến một bước dài trên con đường giải phóng bản thân, giải phóng
Trang 21tư tưởng và tình cảm xã hội, trong đó có phần đóng góp to lớn của bộ phận vănchương hát nói.
Nhà nho tài tử xuất hiện trong văn học Việt Nam từ khoảng giữa thế kỷXVIII cùng với những biến động dữ dội của lịch sử và trong điều kiện nềnkinh tế đô thị bắt đầu phát triển Văn học viết Việt Nam định hình từ thế kỷ X,khi ấy nó chưa phải là nền văn học Nho giáo Trong quá trình từng bước củng
cố địa vi độc tôn của mình, Nho giáo hình thành cơ bản hai phương thức ứng
xử rõ rệt: nhà Nho hành đạo và nhà Nho ẩn dật Hai mẫu nhà Nho này được coi
là nhà Nho chính thống và độc chiếm văn đàn Nhưng ở giữa thế kỷ XVIII, vănđàn Việt Nam xuất hiện hang loạt những tên tuổi của một nhà Nho mới: NhàNho tài tử Người tài tử xuất hiện đồng nghĩa với việc hàng loạt những đứcmục của lễ giáo bị va chạm, bị xáo trộn Họ không quan tâm đến nghĩa vụ vàbổn phận như các nhà Nho truyền thống Cao Bá Quát là một trong số đó Vấn
đề ông quan tâm hàng đầu là làm thế nào để trổ tài, để khẳng định cái tài và
thảo mãn hoài bão cá nhân Người tài tử cậy tài, ông coi tài và tìnhmới là cái làm nên giá trị con người chứ không phải đứctheo tiêu chuẩn nho giáo chính
thống Cái tài được khẳng định như một chuẩn mực quan trọng trong việc đánhgiá con người Đề cao cái tài và ý thức cao độ về cái tài của mình, Cao Bá Quátcũng như những nhà nho tài tử khác đương nhiên đòi hỏi thẳng thắn về tự do,hạnh phúc và những lạc thú cá nhân Vì thế ông không muốn sống một cuộcsống âm thầm phẳng lặng, an bần lạc đạo mà ông muốn thể hiện mình, muốnvượt lên khỏi những ràng buộc, vượt lên những khuôn khổ để thỏa mãn sởthích bản thân
Các nhân vật có tài đã xuất hiện trong truyện Nôm, ngâm khúc trước đónhưng tự xưng là tài tử, tài tình,… một cách hãnh diện thì phải đến Nguyễn
Trang 22Công Trứ, Cao Bá Quát và được thể hiện ấn tượng nhất trong văn chương hátnói
Nếu Nguyễn Công Trứ xem tài kinh luân “xoay dọc xoay ngang” là cái dung
để vẫy vùng cho phỉ chí thì Cao Bá Quát nổi tiếng với tài văn chương “nhảngọc phun châu” Tài năng đó trác việt đến mức người ta tôn ông là thánhQuát Trong nhiều giai thoại cho thấy Cao Bá Quát nhiều lần chơi xỏ quan trên
và bỡn cợt vua nhưng vẫn vô sự nhờ tài năng văn chương của mình Cao BáQuát ý thứa rất rõ điều đó và cũng rất tự phụ về điều đó, trong bức chân dung
tự họa của mình, ông không ngần ngại vẽ mình bằng những đường nét thật cao
kỳ, từ dòng dõi đến dáng dấp tài năng đều lỗi lạc vượt bậc:
Có một người:
Khổ dạng trâm anh
Nết na chương phủ
Hôi miệng sửa tuổi còn giọt máu, nét hào hoa chừng ná Tân, Dương
Chòm tóc xanh vừa chấm ngang vai, lời khí khái hẹn hò Y, Phó.
(Tài tử đa cùng phú)
Nhưng trên con đường lập công danh của mình, vì một lý do nào đó ôngkhông đạt được sở nguyện Cho nên thơ ông mang âm hưởng trầm, buồn, biphẫn của người tài tử bất đắc chí Ngoài ra, những cụm từ có tính chất danhxưng như hào kiệt, anh hùng… xuất hiện trong hát nói Cao Bá Quát với tần sốthấp và nhịp điệu không dồn dập như ở hát nói Nguyễn Công Trứ
Cao Bá Quát từ thuở thiếu thời đã nuôi dưỡng trong long một hoài bão lớn
lao Khát vông của ông là muốn làm “chim hồng hộc bay tít tận mây xanh”,
muốn đi khắp năm châu bốn bể, khát khao được in dấu chân trên khắp nonsông muôn dặm Ở đây, ta không tìm thấy ở Cao Bá Quát dáng dấp của một
Trang 23hiền nhân quân tử theo lỳ tưởng nho gia mà thay vào đó là những con người cóhoài bão khát vọng, mang những giá trị đích thực của cuộc sống:
Trượng phu chống kiếm đi thì đi Đừng buồn rầu những lúc chia ly
Nhưng vì một lý do nào đó mà ông không có được cơ hội vẫy vùng nhưNguyễn Công Trứ Trái tim tài hoa chứa đựng nhiều khát vọng của Cao BáQuát cộng với bản tính thiên về tình cảm nhưng cuộc đời lại lắm phong trầnkhiến cho ông dễ xúc động, dễ cảm thông, hay buồn hay giận và hay chán nản.Thơ hát nói của ông do đó không có giọng điệu hào hùng, sôi nổi như Nguyễn
Công Trứ.
Người anh hùng với quyết tâm sắt đá là phải lập nên một sự nghiệp phithường, vì thế họ không chỉ biết nuôi dưỡng ước mơ, biết hành động mà còn
biết ẩn nhẫn chờ đợi khi thời cơ chưa đến Thực chất, tinh thần “anh hùng yên
sở ngộ” được nhắc đến dường như cũng chỉ là một cách để các nhà nho tự
nhắc nhở, an ủi mình, nó không hoàn toàn chi phối tnh thần của họ TRong thái
độ ẩn nhẫn chờ thời, “yên phận” có nghĩa là bền lòng bền chí, không bỏ cuộccũng không nên nóng vội mà phải bình tĩnh chờ đợi một thời cơ thích hợp, rồichắc chắn ắt sẽ có dịp để ta thi thố và thể hiện mình:
Duyên còn dài xuân hãy còn dài Hãy đủng đỉnh xem cơ tiền định
(Phận hồng nhan có mong manh)
Hãy bền lòng chớ chút oán vưu Thời chí hĩ, ngư long biến hóa.
Thôi đã biết cùng thông là mệnh cả Cũng đừng đem hình dịch lại cầu chi
Trang 24Hơn nhau cũng một chữ thì.
(Hơn nhau cũng một chữ thì)
2.2.2.2.Con người đa tình
Cùng với tinh thần thị tài, tinh thần trọng tình ái cũng được thể hiện đậm néttrong hát nói Cao Bá Quát Người tài tử đa tài và cũng rất đa tình, bởitài vàtình chính là hai yếu tố làm nên giá trị của con người
Tình yêu và hạnh phúc là khát vọng thường trực trong ý thức của con ngườimỗi thời đại Quan niệm về hạnh phúc ở mỗi cá nhân, mỗi thời đại khác nhautùy vào nhiều yếu tố chi phối
Ở thời kỳ đầu của giai đoạn này, trong truyện nôm và ngâm khúc, khát vọngtình yêu, hạnh phúc lứa đôi tuy được khẳng định là vấn đề trọng tâm nhưngvẫn là hạnh phúc lứa đôi của tầng lớp trên Thơ hát nói nói đến tình yêu ngoàihôn nhân, cụ thể là những mối tình dan díu của quan viên và ả đào Các nhànho khi viết về thân phận các ả đào ngoài tình yêu thương trân trọng, ngoàimối cảm thông còn là cách để họ nói về mình Do đó, tình yêu được nói đến ởđây không chỉ là tình cảm nam nữ thông thường mà còn là tình đồng điệu củanhững tri âm tri kỷ
Cao Bá Quát cũng nhiều lần nhắc đến chữ tình và cảm thông cho những ainếu trót vương vấn nợ tình:
Thương những kẻ giai nhân tài tử Trót đa mang vì một chữ tình Nghĩ nguồn cơn thẹn với trời xanh Tưởng nông nỗi giận cùng trăng bạc
(Tài hoa là nợ)
Trang 25Tình yêu của Cao Bá Quát còn là những nhớ thương hoài vọng:
Nước song Tương một dải nông sờ, Cho kẻ đấy người đây mong mỏi.
Bứt rứt nhẽ trăm đường nghìn nỗi, Chữ chung tình biết nói cùng ai?
Ước gì gắn bó một ai
(Tự tình) 2.2.2.3 Con người hưởng lạc và cầu nhàn
Trong quan niệm hành lạc, Cao Bá Quát ca ngợi lạc thú, đề cao con người tựnhiên, chống lại sự khắt khe của tư tưởng đề cao con người xã hội của nhogiáo Con người tự nhiên có khả năng tìm kiếm tự do và hạnh phúc, con người
ca ngợi lạc thú, tự do hưởng lạc và xem hưởng lạc là một trong những mụcđích cần đạt tới của cuộc đời Tinh thần tự do phóng khoàng thể hiện trong cáccuộc vui chơi của các tác giả hét nói cũng là thái độ chống lễ giáo, chống đốichuyên chế đòi quyền tự do cá nhân Khẳng định tự do, cá nhân con ngườitrong hát nói thể hiện khát vọng vượt ra ngoài khuôn khổ thông thường của đờisống
Xuất phát điểm của tư tưởng hành lạc là quan niệm nhân sinh quan ngắnngủi Đời người qua nhanh như gió vụt bay, thoắt một cái là đến tuổi gìa, chonên phải mau chóng vui chơi, nếu không thì thật đáng tiếc
Cao Bá Quát đã chiêm nghiệm sâu sắc kiếp nhân sinh ảo ảnh, cái lẽ sống phù
du Đời người sống được bao lâu, sao không vui chơi mà còn lắm lo âu, phiềnmuộn:
Ba vạn sáu nghìn ngày là mấy Cảnh phù du trông thấy cũng nực cười
Trang 26Thôi công đâu chuốc lấy sự đời Tiêu khiển một vài chung lếu láo
(Uống rượu tiêu sầu)
Một số ý kiến cho rằng, vì bất mãn với thời cuộc nên các nhà nho, trong đó
có Cao Bá Quát mới đi đến chỗ ngông cuồng phá phách Đó chỉ là một trongnhững nguyên nhân dẫn đến hành lạc của ông Thực chất, hành lạc và ca ngợilạc thú chính là sự tự khẳng định cá nhân và phản bác con người nghĩa vụ của
lễ giáo
Thơ hát nói của Cao Bá Quát cũng đề cập đến nhiều thú ăn chơi ở đời Nổibật trong số đó là thú ngao du sơn thủy – hòa nhập với thiên nhiên Thiên nhiênkhông chỉ là bạn tri âm của con người mà còn là tác nhân khiến lòng người xaođộng Cao Bá Quát có một tấm lòng yêu quý đặc biệt đối với thiên nhiên, vớicảnh đẹp của đất nước Những đêm trăng hiện lên trong trang thơ của ôngnhuốm màu huyền diệu và kì ảo:
Cao sơn nhất phiến nguyệt
Đã chơi trăng nên phải biết tình trăng
Sơn chi thọ đối nguyệt chi hằng
Sơn có nguyệt càng thêm cảnh sắc
(Núi cao trăng sáng)
Bên cạnh đó, suốt thế kỷ XIX, trí thức phong kiến Việt Nam luôn phải đốimặt với rất nhiều vấn đề lớn của thời cuộc Tư tưởng cầu nhàn do đó gần nhưthường trực trong con người nho sĩ, trong đó có Cao Bá Quát, nó xuất hiệntrong những bài hát nói của ông
Trang 27Nhàn là cảnh sống ung dung tự tại, vui hưởng lạc thú với gió mát trăngthanh Với Cao Bá Quát, làm quan sang cũng không quí bằng người thanhnhàn:
Đoạn tống nhất sinh duy hữu tửu
Trầm tư bách kể bất như nhàn
(Muốn dứt việc đời duy chỉ có rượu
Nghĩ thầm trầm chước không gì bằng nhàn)
(Chén rượu tiêu sầu)
Cao Bá Quát cũng từng bon chen vào vòng đua danh lợi, dne961 khi nếmtrải đủ mùi đời thì mới chịu nghĩ đến việc:
Tìm thủ cũ hỏi thăm sơn thủy
Chén hoàng hoa ngồi lắng ngọn thu phong
Thảnh thơi một giấc bắc song
(Thanh nhàn là lãi)
Mặc dù trong cái ung dung tự tại của thi nhân có phần nhằm để trốn chạythực tại nhưng con người tự do trong thơ hát nói vượt ra ngoài khuôn khổ củađạo đức phong kiến Nhu cầu cá nhân và tự do hạnh phúc là những vấn đề thiếtyếu của đời sống tinh thần của con người trong văn chương hát nói
2.2.2.4.Con người với những tâm sự ưu thời
Cao Bá Quát lớn lên khi triều đình đã củng cố vững chắc quyền thống trị củamình Hơn ai hết, Cao Bá Quát luôn có ước mơ được đem tài năng phục vụ chotriều đình, thế nhưng thực tế phũ phàng không cho ông được thực hiện ước mơ
ấy Có lẽ Cao Bá Quát là một trong số ít người thấy được sâu sắc thực chất vônghĩa của việc học, việc thi dưới thời đại triều Nguyễn Có dịp ra nước ngoài,được tiếp xúc với những điều mới lạ làm cho ông thấy được sự lạc hậu trì trệ
Trang 28của nước nhà và muốn canh tân đất nước Nhưng triều đình bảo thủ khôngnhận thấy điều đó Bất lực trước thời cuộc, con người tài hoa lỗi lạc chỉ biết
ôm chân bó gối ngồi nhìn ngày tháng trôi qua trong vô vọng
Triều đình nhà Nguyễn đầu hàng thực dân Pháp khiến cho các nhà Nho phảiđứng trước những ngã đường buộc phải lựa chọn và dĩ nhiên có nhiều phươngthức hành xử khác nhau Có người chọn cách “đầu hàng” để chấp nhận nỗioan khuất đời đời, có người quay về “ẩn dật” mà tâm sự cứ ngổn ngang, cóngười vẫn ở lại làm quan, một số khác lập căn cứ chống Pháp nhưng đều thấtbại Qủa thật đây là thời đại của những bi kịch
2.3 Hát nói trong thơ ca Nguyễn Công Trứ
Trong cuộc đời của mình, Nguyễn Công Trứ sáng tác rất nhiều thể loại khác nhau : Phú, các bài tuồng, thơ luật, hát nói,… và hát nói chính là thể loại chiếm số lượng
áp đảo trong sự nghiệp văn chương của ông với tất cả 63 bài
Hát nói của Nguyễn Công Trứ được Trần Đình Hượu khẳng định là “tiêu biểu cho một khuynh hương văn học của thời đại” là có cái lẽ riêng của nó khi chính ông là người có công “gieo mầm” và hoàn thiện thể loại văn học tao nhã, mang đậm nét đẹp dân tộc này, bên cạnh ông, nổi bật với thể loại Hát nói còn có những tác giả khác như Cao Bá Quát, Nguyễn Qúy Tân, Nguyễn Đức Qúy,…gắn liền lối sáng tác hát nói đầy phóng khoáng, phong lưu
Kết cấu của hát nói xen giữa yêu cầu “ngâm” và yêu cầu “nói” nên nó có
khả năng chuyển biến các thể thơ cổ điển sang “thơ điệu nói”,nửa hát nửa nói có
tính chất kể chuyện Điều này ta có thể nhận thấy qua những sáng tạo đặc sắc ở điệu nói- ngữ điệu văn bản trong các tác phẩm của Nguyễn Công Trứ
2.3.1.Hình thức thơ hát nói Nguyễn Công Trứ
Hát nói Nguyễn Công Trứ có cấu trúc nghệ thuật mới hoàn chỉnh, ổn định,
đã khu biệt hoá hình thức Hát nói với các thể thơ hiện có, nhờ các yếu tố nội tạinhư : khuôn khổ, số câu, số dòng, câu kết, vần luật… phạm vi đề tài được mở rộngbao gồm rất nhiều các khía cạnh trong đời sống, số câu số chữ tuy chưa phải là đặcthù, mà quan trọng là ở chỗ nhờ sự tổng hợp nơi ông đã tạo nên sức mạnh của sự
Trang 29dung hợp giữa thơ văn hành viện và thi ca bình dân, sự điều hoà giữa nhạc và văn
học, và đặc biệt nhất là nó có khả năng thoả mãn nhu cầu tự bạch rất lớn trong tư
tưởng của mình Vốn là một người có cá tính mạnh cùng tình cảm sôi sục,
có lý tưởng sống rõ ràng, lại muốn nói hết ra, nên hát nói Nguyễn Công Trứ phảngphất hơi hướng thơ ngôn chí, một đặc sản của các nhà nho Nhưng ông lại là người
có lối sống chủ động và ý thức dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, dù là lúc còn nắm giữcương vị cao hay khi chỉ giữ chức vụ dưới thấp, Nguyễn Công Trứ đã phá vỡ công
thức của thơ ngôn chí, khiến hát nói trở thành một thể loại mới, cũng có sự đổi mới
về tư duy Có thể nói, hát nói Nguyễn Công Trứ là sự gặp gỡ và hòa trộn giữa cátính và tài thơ đặc sắc riêng biệt, góp sức vào tiến trình đổi mới thơ ca dân tộckhông chỉ thể hiện qua âm hưởng hào hùng, tha thiết, hào hoa bằng điệu nói, ngữđiệu nói và điệu kể trong hầu hết các bài thơ mà còn có sự thay đổi, đột phá giữa sốchữ, số từ, cú pháp, cấu trúc cũng như biến đổi trong hình dạng
Tác phẩm của ông có đủ các thể như bài đủ khổ, thiếu khổ, bài dôi khổ,
có mưỡu hậu đơn Ví dụ như “Vịnh Thúy Kiều”:
“Đã biết má hồng thời phận bạc,
Trách Kiều nhi chưa vẹn tấm lòng vàng
Chiếc quạt, thoa đành phụ nghĩa Kim lang,
Nặng vì hiếu, nhẹ vì tình thì cũng phải
Từ Mã Giám Sinh cho đến chàng Từ Hải,
Cánh hoa tàn đem bán lại chốn thanh lâu,
Bấy giờ Kiều còn hiếu vào đâu,
Mà bướm chán ong chường cho đến thế!
Bạc mệnh chẳng lầm người tiết nghĩa,
Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm
Bán mình trong bấy nhiêu năm,
Đố đem chữ hiếu mà lầm được ai!
Trang 30Nghĩ đời mà ngán cho đời.”
Bài có mưỡu đầu:
“ Hôi tanh chẳng thú vị gì
Thế mà ai cũng kẻ vì người yêu
Tạo vật bất thị vô để sự
Bòn chài ra một thứ quấy chơi
Đủ vuông tròn tượng đất tượng trời
Khắm họa phúc, yên nguy, tử hoạt
Chốn kim môn, nơi tử thất
Mặc phao tuồng không kẻ phòng nhàn
Ông Tô Tử qua chơi Xích Bích
Một con thuyền với một túi thơ.
Gió hiu hiu mặt nước như tờ,
Trang 31Trăng chênh chếch đầu non mới ló
Thuyền một lá xông ngang ghềnh bạch lộ
Buông chèo hoa len lỏi giữa sơn cương.
Ca rằng : quế trạo hề lan tương,
Kích không minh hề tố lưu quang,
Diểu diểu hề dư hoài
Vọng mỹ nhân hề thiên nhất phương.
Người ỷ ca réo rắt khúc cung thương,
Tiếng tiêu lẫn tiếng ca vang mặt nước.
Sực nhớ kẻ cầm ngang giáo vịnh câu thơ thuở trước
Nghĩ sự đời thêm cảm nỗi phù du.
Đành hay trời đất dành cho
Hai kho phong nguyệt nghìn thu hãy còn.
Còn trời còn nước còn non.”
Có bài như bài “Vịnh Nam Xương liệt nữ” câu chót có đến tám
chữ( thường câu chót chỉ có sáu chữ)
“Dẫu tình ngay song lí cũng là gian.
Thực cùng chồng chi nỡ dối cùng con,
Gương nữ sắc trông vào chưa phải lẽ.
Đã có ngọn đèn chơi với trẻ,
Thời chi chiếc bóng gọi là chồng,
Tiếng phũ phàng chi nỡ trách đàn ông.”
Trang 32Cách gieo vần:
Cách gieo vần trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ có sự tuân theo quytắc, sử dụng vần bằng và vần trắc, theo nguyên tắc thì một câu đang vần bằng đổisang vần trắc hoặc trái lại thế, thì vừa có yêu vận và cước vận Cước vận của câuđầu và câu cuối dùng tiếng trắc, cước vận của hai câu giữa dùng tiếng bằng Yêuvận của câu thứ hai thì dùng tiếng trắc mà của câu thứ tư thì dùng tiếng bằng để cóthể chuyển vần trắc sang vần bằng hoặc vần bằng sang vần trắc, hay yêu vận gieovào chữ cuối đoạn thứ nhì
“Thú yên hà trời đất để riêng ta.
Nào ai, ai biết chăng là?”
(Thoát vòng danh lợi)
Cú pháp:
Câu thơ của Nguyễn Công Trứ rất linh hoạt và phóng túng với độ dài ngắn
và nhịp điệu khác nhau, ông đã sử dụng mưỡu là những câu mở đầu, phú và thơ cổ,câu hãm ở cuối bài, những đoạn thơ bằng chữ Hán hay chữ Nôm xen vào giữanhững câu hát ra như:
“Đô môn giải tổ chi niên
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng”
(Bìa ca ngất ngưởng)