1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

KẾ HOẠCH đảm bảo vệ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM năm 2009

8 957 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 172,83 KB

Nội dung

Hoạt động huấn luyện, đào tạo, cung cấp thông tin cho người sản xuất kinh doanh thực phẩm ™ Tổ chức tập huấn, huấn luyện kỹ năng thực hành cho người sản xuất kinh doanh thực phẩm. Năm 2009, tập trung cho khu vực thức ăn đường phố (nhất là hàng rong) và khu vực bếp ăn trường học, bệnh viện, khu công nghiệp, khu chế xuất, quày sạp trong chợ (trước tiên là các chợ đầu mối). ™ Cung cấp thông tin, kiến thức cho doanh nghiệp bằng nhiều hình thức ¾ Nâng cấp website về VSATTP, từng bước thành Chính phủ điện tử để: cung cấp các văn bản quy phạm pháp luật về VSATTP, các thông tin mới về VSATTP; cung cấp các dịch vụ qua mạng…tiến tới đăng ký qua mạng. ¾ Phối hợp với các hội, câu lạc bộ tổ chức các buổi họp cung cấp thông tin, quy định về VSATTP cho các cơ sở.

1 Ủy ban nhân dân CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Thành Phố Hồ Chí Minh Độc lập – Tự do – Hạnh phúc SỞ Y TẾ Số: 1730 /SYT-QLVSATTP TP. Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 4 năm 2008 KẾ HOẠCH ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM NĂM 2009 1. MỤC TIÊU Năm 2009, các hoạt động đảm bảo VSATTP sẽ nhằm đạt các mục tiêu sau: 1.1. Nâng cao nhận thức, thực hành VSATTP của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng và người quản lý, lãnh đạo  Người sản xuất thực phẩm: 70%.  Người kinh doanh thực phẩm: 70%  Người tiêu dùng: 70 %.  Người quản lý, lãnh đạo: 80%. 1.2. Cải thiện tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm của thành phố, tăng tỷ lệ cơ sở được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP.  Các cơ sở kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống: 75 %.  Bếp ăn tập thể trường học: 100%  Căn tin trường học: 100%  Bếp ăn tập thể trong các khu chế xuất – khu công nghiệp: 100%  Các cơ sở cung cấp suất ăn công nghiệp: 100% 1.3. Bảo đảm VSATTP phục vụ người tiêu dùng, góp phần bảo vệ sức khỏe người dân, phát triển kinh tế xã hội và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế. 1.4. Giảm thiểu các ngộ độc thực phẩm tập thể ≥ 30 người mắc so với năm 2008, khống chế dịch bệnh lây qua thực phẩm trên địa bàn thành ph ố. 2. Đối tượng tập trung  Bếp ăn tập thể trường học, bệnh viện, khu chế xuất, khu công nghiệp.  Các cơ sở cung cấp suất ăn công nghiệp.  Các quày sạp kinh doanh thực phẩm tại các chợ, nhất là chợ đầu mối, chợ tự phát.  Các cơ sở thức ăn đường phố, hàng rong.  Các sản phẩm thực phẩm: Rau củ quả, thịt, trứng, thủy hải sản, sữa và các sản phẩm sữa, rượu nhất là rượu nội, rượu ngâm, pha. 3. GIẢI PHÁP 3.1. Tăng tỷ lệ người tiêu dùng có hiểu biết đúng và thực hành đúng về vệ sinh an toàn thực phẩm 3.1.1. Nâng cao kiến thức người tiêu dùng  Tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông trong Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2009. 2  Phối hợp với các cơ quan báo đài tổ chức các chiến dịch truyền thông trong từng thời điểm thích hợp về VSATTP.  Phối hợp với Liên đoàn lao động thành phố, Thành Đoàn, Hội Nông dân, Hội Phụ Nữ thực hiện truyền thông giáo dục VSATTP đến tận đoàn viên, hội viên ở cơ sở.  Phối hợp với các đơn vị, sở ngành tổ chức Hội chợ giới thiệu những doanh nghiệp đạt chuẩn, đảm bảo điều kiện VSATTP, có sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng.  UBND các Q/H tổ chức các hoạt động truyền thông, hướng dẫn thực hiện VSATTP trên địa bàn, đặc biệt tại các buổi sinh hoạt khu phố, tổ dân phố, sinh hoạt của các đoàn thể.  Thực hiện các băng catsette, đĩa CD hướng dẫn lựa chọn thực phẩm, thực hành vệ sinh cho nhiều đối tượng, cung cấp cho Q/H thực hiện các hoạt động truyền thông.  Giới thiệu trên web site các mô hình tốt, các cơ sở đạt chuẩn, không đạt chuẩn bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, cơ sở bị thanh tra xử phạt…  Tổ chức điều tra Kiến thức – Thái độ - Hành vi của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Î Tổ chức hội thảo “Đánh giá chung về Kiến thức – Thái độ - Hành vi của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố và bàn luận cách thức truyền thông phù hợp”. 3.1.2. Phát huy vai trò của Hội người tiêu dùng  Tiếp nhận các thông tin phản ảnh của người tiêu dùng về VSATTP qua Hội người tiêu dùng và cùng với Hội tổ chức giải quyết những phản ảnh 3.2. Hoạt động cải thiện điều kiện VSATTP của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và chất lượng sản phẩm thực phẩm 3.2.1. Hoạt động huấn luyện, đào tạo, cung c ấp thông tin cho người sản xuất kinh doanh thực phẩm  Tổ chức tập huấn, huấn luyện kỹ năng thực hành cho người sản xuất kinh doanh thực phẩm. Năm 2009, tập trung cho khu vực thức ăn đường phố (nhất là hàng rong) và khu vực bếp ăn trường học, bệnh viện, khu công nghiệp, khu chế xuất, quày sạp trong chợ (trước tiên là các chợ đầu mối).  Cung cấp thông tin, kiến thức cho doanh nghiệp bằng nhiều hình thức ¾ Nâng cấp website về VSATTP, từng bước thành Chính phủ điện tử để: cung cấp các văn bản quy phạm pháp luật về VSATTP, các thông tin mới về VSATTP; cung cấp các dịch vụ qua mạng…tiến tới đăng ký qua mạng. ¾ Phối hợp với các hội, câu lạc bộ tổ chức các buổi họp cung cấp thông tin, quy định về VSATTP cho các cơ sở. 3.2.2. Hoạt động khám sức khỏe cho người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm  Hướng dẫn thực hiện thống nhất việc thực hiện khám sức khỏe cho người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm. 3.2.3. Hỗ trợ ISO, HACCP, GMP  Tổ chức hội nghị, hội thảo hướng dẫn các thủ tục về ISO, HACCP cho doanh nghiệp.  Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc quá trình thực hiện ISO, HACCP, GMP và phát triển thương hiệu 3 3.2.4. Xây dựng chuỗi thực phẩm Chuỗi rau củ quả  Mục tiêu: 2 chuỗi hoàn thiện về rau an toàn của Công ty sản xuất rau mầm T&S, Hợp tác xã DV-NN-TH Phước Thành – Đà Lạt (rau được trồng theo Quy trình GAP của Bộ NN&PTNT, an toàn về dư lượng thuốc BVTV, an toàn về vi sinh, ký sinh trùng đường ruột).  Kế hoạch thực hiện: ¾ Tiếp tục thông báo, khuyến khích các doanh nghiệp đăng ký tham gia chuỗi. ¾ Đoàn kiểm tra liên ngành thành phố tiếp tục tổ chức thẩm định chuỗi, công nhận chuỗi: Quý 3/2009. ¾ Họp giới thiệu chuỗi cho người tiêu dùng: Quý 3/2009.  Tiếp tục lấy mẫu giám sát rau củ quả về dư lượng thuốc BVTV, ký sinh trùng và vi trùng đường ruột, đặc biệt là ký sinh trùng đối với các cơ sở mà rau sống đã để lên bàn ăn. Tiếp tục huấn luyện cho các siêu thị, bếp ăn tập thể, cơ sở chế biến suất ăn sẵn cách sử dụng các test nhanh để tự thực hiện kiểm tra.  Tiếp tục mở rộng vùng sản xuất rau an toàn, đẩy mạnh công tác xây dựng các vùng rau an toàn, tiếp tục hình thành các tổ sản xuất, xây dựng một số Hợp tác xã sản xuất rau an toàn. Phối hợp xây dựng chính sách hỗ trợ cho nông dân sản xuất rau an toàn.  Mở rộng liên kết với 9 tỉnh trong việc việc kiểm soát VSATTP đối với rau củ quả. Vận động nhà trồng rau, cơ sở kinh doanh rau về TP. HCM tham gia chuỗi rau an toàn của thành phố.  Thực hiện các hội nghị, hội thảo để đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại giúp mở rộng khả năng tiêu thụ rau an toàn. Chuỗi thịt gia cầm  Mục tiêu: 2 chuỗi thịt gà an toàn của Công ty CP, Công ty Phú An Sinh.  Kế hoạch thực hiện: ¾ Tiếp tục thông báo, khuyến khích các doanh nghiệp đăng ký tham gia chuỗi. ¾ Đoàn kiểm tra liên ngành thành phố tiếp tục tổ chức thẩm định chuỗi, công nhận chuỗi: Quý 2/2009. ¾ Họp giới thiệu chuỗi, giới thiệu chuỗi cho người tiêu dùng: Quý 2/2009. Chuỗi trứng gia cầm  Mục tiêu: 2 chuỗi trứng gia cầm an toàn của Công ty CP, Công ty Ba Huân.  Kế hoạch thực hiện: ¾ Tiếp tục thông báo, khuyến khích các doanh nghiệp đăng ký tham gia chuỗi. ¾ Đoàn kiểm tra liên ngành thành phố tiếp tục tổ chức thẩm định chuỗi, công nhận chuỗi: Quý 2/2009. ¾ Họp giới thiệu chuỗi, giới thiệu chuỗi cho người tiêu dùng: Quý 2/2009. ¾ Kiểm tra và quy hoạch lại các cơ sở kinh doanh trứng trên địa bàn; Ban hành tiêu chuẩn vựa trứng. 4 Chuỗi Thịt gia súc  Mục tiêu: 2 chuỗi hoàn thiện về Thịt heo an toàn của Tổng công ty nông nghiệp Sài Gòn, Công ty CP (đạt tiêu chuẩn vi sinh, dư lượng kháng sinh).  Kế hoạch thực hiện: ¾ Thực hiện các thủ tục công nhận chuỗi Thịt gia súc an toàn của Tổng công ty nông nghiệp Sài Gòn và công ty CP: Quý 2 - 3/2009. ¾ Họp giới thiệu chuỗi cho người tiêu dùng: Quý 3/2009. Các biện pháp hỗ trợ chuỗi  Có cơ chế ưu đãi về hệ thống cửa hàng, siêu thị bán sản phẩm của chuỗi. Các hệ thống siêu thị như Metro, COOP – Mart,… sẽ có khu vực riêng kinh doanh các sản phẩm của chuỗi, kinh doanh với số lượng đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, không hạn chế và phát triển thêm các cửa hiệu bán lẻ, khuyến khích phát triển hệ thống siêu thị mini.  Kiên quyết xử lý các cơ sở xử lý, kinh doanh trứng gia cầm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, kinh doanh gia cầm sống, thịt gia súc không rõ nguồn gốc.  Khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm mua sản phẩm của chuỗi. Xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh không mua, sử dụng sản phẩm được cung ứng bởi các cơ sở đã có Giấy chứng nhận đủ điều kiện, sản phẩm đã công bố tiêu chuẩn. 3.2.5. Biện pháp hỗ trợ đặc biệt đối với một số lo ại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm 3.2.5.1. Tăng cường công tác đảm bảo VSATTP tại trường học - Xây dựng các bếp ăn an toàn cung cấp suất ăn cho trường học  Tổ chức báo cáo tổng kết rút kinh nghiệm mô hình bếp ăn tập thể và cơ sở cung cấp suất ăn sẵn trên địa bàn Quận Bình Thạnh.  Chỉ đạo trường học kiểm soát chặt chẽ đối với các loại thực phẩm khuyến mãi cho học sinh.  Phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND Quận/Huyện kiểm tra giám sát các bếp ăn tập thể và các cơ sở cung cấp suất ăn cho trường học, đảm bảo đến hết quý 4/2009, 100% bếp ăn tự tổ chức trong trường học và 100% các cơ sở cung cấp suất ăn cho trường được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện. Đố i với các trường học có bếp ăn không đạt chuẩn, phải dứt khoát chọn lựa 1 trong 2 hình thức: đầu tư cải tạo bếp ăn đạt chuẩn hoặc chọn lựa mô hình cung cấp suất ăn công nghiệp đạt chuẩn để phục vụ học sinh.  Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tăng cường giám sát đối với căn tin trong trường học. Tổ chức triển khai, huấn luyện đảm bảo 100% căn tin đạt chuẩn. Kiên quyết đóng cửa các căn tin không đạt tiêu chuẩn. 3.2.5.2. Xây dựng bếp ăn tập thể an tòan trong khu chế xuất - khu công nghiệp  Thực hiện tuyên truyền kiến thức VSATTP, đảm bảo 100% người chế biến trong các bếp ăn thuộc khu công nghiệp và khu chế xuất được khám sức khỏe và tập huấn kiến thức VSATTP theo quy định.  Phối hợp cùng Hepza yêu cầu tất cả các bếp ăn trong khu công nghiệp – khu chế xuất nộp hồ sơ đăng ký Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện, đảm bảo đến cuối năm 2009, 100% bếp ăn được cấp Giấy CN. Đối với các công ty có bếp ăn không đạt chuẩn, phải dứt khoát chọn lựa 1 trong 2 hình thức: đầu tư cải tạo bếp ăn đạt chuẩn hoặc chọn lựa mô hình cung cấp 5 suất ăn công nghiệp đạt chuẩn để phục vụ công nhân (ưu tiên chọn lựa bếp ăn công nghiệp đạt chuẩn trong khu).  Tiếp tục phối hợp với Sài Gòn COOP, Lực lượng Thanh niên xung phong thành phố xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn từ “nông trại đến bàn ăn”, cơ sở cung cấp suất ăn công nghiệp đạt chuẩn cung cấp cho các khu chế xuất, khu công nghiệp, trường học.  Năm 2009, xây dựng được 2 – 3 mô hình cơ sở cung cấp suất ăn đạt chuẩn cung cấp cho các khu chế xuất, khu công nghiệp, trường học. 3.2.5.3. Hàng rong và khu thức ăn đường phố tập trung  Tổng kết mô hình thí điểm quản lý thức ăn đường phố tại Quận 6 và Huyện Hóc Môn. Rút kinh nghiệm xây dựng kế hoạch và quy định về quản lý hàng rong trên địa bàn thành phố  Triển khai đủ các test nhanh cho Q/H, P/X để kiểm tra tính an toàn của thực phẩm và xử lý nghiêm (tịch thu, tiêu hủy…) đối với thực phẩm không an toàn.  Tăng cường thẩm định và cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP.  UBND Q/H chọn ít nhất có 2 khu thức ăn đường phố tập trung, hiện có trên địa bàn để đầu tư cải thiện điều kiện VSATTP và quản lý tốt các cơ sở kinh doanh trong khu. Thí điểm vận động các hàng rong có sử dụng nước rửa thực phẩm, chén đũa… vào buôn bán trong khu. 3.2.5.4. Sắp xếp chợ đạt chuẩn VSATTP  Phối hợp với Sở Công thương xây dựng tiêu chuẩn chợ an toàn: Bao gồm tiêu chuẩn cho từng quày sạp (Biên bản thẩm định cho quày sạp, hướng dẫn tự kiểm tra nguồn thực phẩm đầu vào, kế hoạch cấp giấy chứng nhận cho từng quày sạp); Hướng dẫn phân khu, sắp xếp chợ, nâng cấp chợ truyền thống.  Triển khai kế hoạch cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP cho các quày sạp tại các chợ tự phát. Hướng dẫn các điều kiện phù hợp với loại hình này, trình tự, thủ tục cấp Giấy. 3.2.5.5. Kinh doanh, sử dụng hóa chất, phụ gia  Xây dựng Quy định bắt buộc hóa chất phụ gia thực phẩm chỉ được bán ở các cửa hàng thực phẩm và buộc các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có sử dụng hóa chất, phụ gia phải mua hóa chất, phụ gia ở cửa hàng thực phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP để sản xuất, kinh doanh Î Trình Ủ y ban nhân dân thành phố ban hành: Quý 2/2008.  Tiếp tục Thực hiện tốt mô hình thí điểm quản lý kinh doanh hóa chất, phụ gia thực phẩm tại chợ Kim Biên (Quận 5), 100% hộ kinh doanh hóa chất, phụ gia thực phẩm tại chợ Kim Biên và khu vực quanh chợ được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.  Tổ chức các lớp huấn luyện, hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở kinh doanh hóa chất phụ gia thực phẩm đăng ký cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện. 3.2.5.6. Thiết lập trật tự thị trường rượu nội, rượu công nghiệp  Mục tiêu: Đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng, khuyến khích sự phát triển của các cơ sở sản xuất rượu công nghiệp đạt chuẩn, xây dựng thương hiệu rượu trong nước đạt chuẩn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.  Kế hoạch thực hiện: 6 ¾ Truyền thông về tác hại của rượu, rượu giả, vận động hạn chế uống rượu, nhất là rượu ngoại. ¾ Tổng điều tra các cơ sở sản xuất rượu trên địa bàn thành phố. ¾ Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các quy định về VSATTP của một số cơ sở sản xuất rượu với quy mô công nghiệp. ¾ Xây dựng Quy định công nhận thương hiệu rượu đạt chuẩn về VSATTP và tổ chức thẩm định, công nhận, tăng cường các biện pháp hỗ trợ phát trỉển thương hiệu rượu nội đạt chuẩn. 3.3. Tăng cường trách nhiệm của doanh nghiệp  Đối với bếp ăn tập thể trường học, khu chế xuất, khu công nghiệp, bếp ăn nhà hàng trên 200 suất phải thực hiện 3 bước tự kiểm tra về VSATTP.  Trình UBND TP ban hành quy định về chế độ tự kiểm đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm cho từng loại hình sản xuất, kinh doanh. Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải chịu trách nhiệm và thực hiện các bước tự kiểm tra từ nguyên liệu, phụ gia thực phẩm đầu vào, trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm, sản phẩm đầu ra. Thực hiện tự kiểm nghiệ m sản phẩm định kỳ và báo cáo cho Sở Y tế; thực hiện tự công bố và thu hồi sản phẩm (nếu sản phẩm không đạt tiêu chuẩn).  Tổ chức triển khai, huấn luyện, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các quy định về tự kiểm tra, công bố và báo cáo 4. Công tác thanh kiểm tra 4.1. Tăng cường hoạt động của các đoàn thanh tra liên ngành và chuyên ngành VSATTP  Tổng điều tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn thành phố. Tổ chức điều tra, phân loại các cơ sở sản xuất, kinh doanh theo từng loại hình cơ sở, theo từng cấp quản lý (theo Giấy phép kinh doanh).  Tổ chức tốt lực lượng Thanh tra chuyên ngành về VSATTP, có kế hoạch tổ chức thực hiện công tác thanh tra thường xuyên, chiến dịch, đột xuất.  Tăng cường thanh tra, xử phạt nghiêm theo quy định đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc 10 nhóm nguy cơ cao không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP.  Tập trung thanh tra, xử lý các vi phạm về VSATTP ít nhất 1 lần/năm đối với bếp ăn tập thể cơ quan, xí nghiệp, trường học, các cơ sở sản xuất nước đá, nước đóng bình, đóng chai, các cơ sở kinh doanh rượu, sữa và các sản phẩm từ sữa. Cương quyết xử lý, đình chỉ các cơ sở không đủ điều kiện.  Thanh kiểm tra tại 3 chợ đầu mối: Hàng quý tiến hành kiểm tra thịt từ tỉnh về (tồn dư kháng sinh, thuốc tăng trọng trong thịt).  Thanh kiểm tra gia cầm: Ngoài việc thanh kiểm tra các cơ sở giết mổ, kinh doanh gia cầm trên địa bàn. Các sở ngành, Ủy ban nhân dân quận huyện tăng cường quản lý, nghiêm cấm việc kinh doanh gia cầm sống trên địa bàn, tập trung tại các chợ, các điểm kinh doanh, nhà hàng, quán ăn.  Thanh kiểm tra trứng gia cầm: Trong quá trình thanh kiểm tra lấy mẫu giám sát xét nghiệm trứng đã qua xử lý và đóng hộp, kiên quyết xử lý những cơ sở không đạt (xử phạt, công bố cho người tiêu dùng). 7  Thanh kiểm tra hóa chất, phụ gia thực phẩm: Tăng cường công tác thanh kiểm tra, phát hiện sai phạm trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất, phụ gia thực phẩm. Tiến hành thanh tra, xử lý các vi phạm của các cơ sở kinh doanh hóa chất phụ gia xung quanh chợ Kim Biên và các Q/H khác, kiên quyết đình chỉ hoạt động những cơ sở không đảm bảo.  Thanh kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng theo thông báo của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm.  Thanh kiểm tra thịt chó, thịt rừng ¾ Tiếp tục kiểm soát chặt các cơ sở kinh doanh thịt chó, bắt buộc phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP, phải chứng minh được nguồn gốc đầu vào, bảo đảm điều kiện VSATTP trong giết mổ kinh doanh, phải xử lý các phế phẩm (lông, phân…) như rác y tế…. ¾ Đối với thịt rừng, động vật hoang dã: tịch thu tiêu hủy khi phát hiện kinh doanh sản phẩm cấm.  Sử dụng tiền phạt thanh tra để chi cho các hoạt động thanh tra theo quy định (tiền bồi dưỡng, mua mẫu, mua test nhanh, điều tra ngộ độc thực phẩm… 4.2. Xây dựng Quy chế thanh tra, tần suất thanh tra cho từng loại hình cơ sở  Có cơ chế quản lý phù hợp đối với các cơ sở sản xuất có quy mô công nghiệp, quy mô vừa và nhỏ. Tần suất thanh tra cao đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh quy mô nhỏ, nguy cơ cao. 5. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về VSATTP 5.1. Hoàn chỉnh cơ cấu tổ chức bộ máy Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm.  Tổ chức tuyển dụng, đào tạo cán bộ cho các bộ phận, phòng ban của Chi cục, mạng lưới cán bộ Q/H Î hoạt động đáp ứng chức năng nhiệm vụ được giao.  Xây dựng Quy chế hoạt động của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm.  Xây dựng Quy chế phối hợp giữa Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm và Ủy ban nhân dân Q/H. 5.2. Huấn luyện đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ  Tổ chức lực lượng giảng dạy về VSATTP của thành phố với sự tham gia của các chuyên gia về VSATTP, kiểm nghiệm thực phẩm.  Tổ chức nhiều lớp nâng cao kiến thức quản lý VSATTP như: quản lý chương trình, điều tra ngộ độc, giám sát thực phẩm, kiểm nghiệm nhanh cho cán bộ chuyên trách VSATTP cấp thành phố, quận huyện, phường xã.  Phối hợp với Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Thanh tra thành phố tổ chức nhiều lớp đào tạo Thanh tra chuyên ngành về VSATTP  Tổ chức tham quan nghiên cứu, đào tạo trong và ngoài nước. 5.3. Tăng cường hoạt động phối hợp liên ngành  Đoàn kiểm tra liên ngành VSATTP thành phố sẽ tiếp tục làm việc định kỳ 1 lần/tháng thực hiện kiểm tra công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm của UBND Q/H, sở ngành nhằm tăng cường sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo thực hiện tốt các chỉ thị, quy định của nhà nước về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩ m. 8  Tăng cường sự phối hợp xử lý các vấn đề về VSATTP giữa các sở ngành liên quan. 5.4. Nâng cao năng lực kiểm nghiệm  Khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng kinh phí của mình trong việc đầu tư xây dựng các labo, nhà máy đạt chuẩn. Khuyến khích các phòng kiểm nghiệm tư nhân được tham gia kiểm nghiệm phục vụ cho nhu cầu tự kiểm của doanh nghiệp, kiểm nghiệm phục vụ công tác thanh kiểm tra…  Tiếp tục thực hiện Đề án Xây dựng Trung tâm xét nghiệm y khoa thành phố. 5.5. Thiết lập hệ thống Thông tin giám sát VSATTP  Tiếp tục thực hiện đề tài nghiên cứu về Hệ thống thông tin giám sát VSATTP: ¾ Đây là hệ thống thông tin với sự tham gia của nhiều labo đạt chuẩn trên địa bàn thành phố (có cả labo nhà nước, labo tư nhân). ¾ Thiết lập danh mục thực phẩm lưu hành và tiêu chuẩn VSAT chủ yếu của từng loại thực phẩm lưu hành; ¾ Thu thập thông tin về kết quả kiểm nghiệm thực phẩm từ các labo để phân tích đánh giá tình hình vệ sinh an toàn của từng loại thực phẩm. ¾ Kết quả giám sát sẽ được thông tin cảnh báo rộng rãi cho người tiêu dùng biết để thực hiện chọn lựa sản phẩm sử dụng; thông tin cho các cơ quan quản lý nhà nước để có biện pháp kiểm soát, chấn chỉnh kịp thời. ¾ Dự báo và đánh giá rủi ro. Ban Chỉ đạo liên ngành VSATTP TP đề nghị các sở ngành, UBND Q/H, P/X; các đơn vị nghiêm túc, chủ động, sáng tạo thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra, gởi kết quả thực hiện về Sở Y tế theo quy định để tổng hợp báo cáo UBND TP, Bộ Y tế. KT. TRƯỞNG BAN Nơi nhận: PHÓ TRƯỞNG BAN THƯỜNG TRỰC - TT Thành Ủy, TT HĐND: để b/c. BCĐ LIÊN NGÀNH VỀ VSATTP TP - CT và các PCT UBND TP: để b/c. PHÓ GIÁM ĐỐC SYT - Bộ Y tế, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm. - UBND Q/H: để chỉ đạo thực hiện. - Các sở ngành TP: để chỉ đạo thực hiện. - Ban Giám đốc Sở. - Thanh tra SYT, TTYTDP TP, NVY. Đã ký - TTYTDP Q/H. - Medinet: để lên mạng. - Văn phòng Sở: Lưu và phát hành. - HLTH - M (100 bản). Lê Trường Giang . Chí Minh, ngày 13 tháng 4 năm 2008 KẾ HOẠCH ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM NĂM 2009 1. MỤC TIÊU Năm 2009, các hoạt động đảm bảo VSATTP sẽ nhằm đạt các. quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo thực hiện tốt các chỉ thị, quy định của nhà nước về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩ m. 8  Tăng

Ngày đăng: 20/08/2013, 08:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w