Các thông tin, số liệuthứ cấp, sơ cấp về thực trạng quản lý nhà nước về công tác dân số được thu thập thôngqua tổng hợp, ghi chép, điều tra phỏng vấn các đối tượng là cán bộ cấp quận, cấ
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
TRẦN THỊ LÊ ANH
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC DÂN
SỐ-KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10
Người hướng dẫn khoa học: TS Phạm Thị Minh Nguyệt
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và kếtquả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng
để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn vàcác thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Trần Thị Lê Anh
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,đồng nghiệp và gia đình
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới cô giáo TS Phạm Thị Minh Nguyệt đã tận tình hướng dẫn, dành nhiềucông sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đềtài
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Kinh tế, Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp ViệtNam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luậnvăn
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức UBND quận Long
Biên đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điềukiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luậnvăn./
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Trần Thị Lê Anh
Trang 4MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn
ii Mục lục
iii Danh mục chữ viết tắt vi Danh mục bảng, sơ đồ vii Trích yếu luận văn ix Thesis abstract xi Phần 1 Mở đầu 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
2 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
1.4 Những đóng góp mới của luận văn 3
Phần 2 Tổng quan tài liệu 4
2.1 Cơ sở lý luận
4 2.1.1 Các khái niệm 4
2.1.2 Đặc điểm và nguyên tắc quản lý nhà nước về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình 6
2.1.3 Vai trò, ý nghĩa của QLNN về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình
9 2.1.4 Nội dung QLNN về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình
11 2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình 13
2.2 Cơ sở thực tiễn 14
2.2.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới 14
2.2.2 Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước
18 2.2.3 Một số bài học kinh nghiệm rút ra đối với quản lý nhà nước về công tác DS-KHHGĐ tại quận Long Biên 22
Phần 3 Phương pháp nghiên cứu 23
Trang 53.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 23 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 23 3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 23
Trang 63.1.3 Sơ lược về tổ chức bộ máy QLNN về công tác dân số - kế hoạch hóa gia
đình quận Long Biên 28
3.2 Phương pháp nghiên cứu 30
3.2.1 Phương pháp tiếp cận 30
3.2.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 31
3.2.3 Phương pháp thu thập số liệu 32
3.2.4 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 33
3.2.5 Phương pháp phân tích 33
3.2.6 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 34
Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 35
4.1 Thực trạng QLNN về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn quận Long Biên 35
4.1.1 Khái quát tình hình dân số quận Long Biên 35
4.1.2 Công tác xây dựng kế hoạch QLNN về công tác DS-KHHGĐ của quận Long Biên 38
4.1.3 Tình hình triển khai công tác truyền thông, giáo dục chuyển đổi hành vi 42
4.1.4 Tình hình bồi dưỡng trình độ cho cán bộ làm công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình 47
4.1.5 Tình hình thực hiện chương trình kế hoạch hóa gia đình 50
4.1.6 Tình hình thực hiện chương trình nâng cao chất lượng dân số 51
4.1.7 Tình hình thực hiện hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý chuyên ngành dân số 54
4.1.8 Tình hình kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm 55
4.1.9 Kết quả thực hiện quản lý nhà nước về công tác dân số-KHHGĐ trên địa bàn quận Long Biên 58
4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn quận Long Biên 62
4.2.1 Chủ trương, chính sách, quy định của Đảng và Nhà nước trong QLNN về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình 62
4.2.2 Năng lực của đội ngũ làm công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình 64
4.2.3 Sự hiểu biết và ý thức của người dân về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình 65
Trang 74.2.4 Sự phối kết hợp của các cấp, các ngành trong triển khai thực hiện QLNN
về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình 69
4.2.5 Kinh phí cho quản lý nhà nước về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình 72
4.2.6 Về cơ sở vật chất 74
4.3 Các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình 75
4.3.1 Phương hướng, nhiệm vụ của hoạt động quản lý nhà nước về công tác dân số-KHHGĐ trong thời gian tới 75
4.3.2 Đề xuất các giải pháp để thực hiện tốt quản lý nhà nước về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình trong thời gian tới 76
Phần 5 Kết luận và kiến nghị 85
5.1 Kết luận 85
5.2 Kiến nghị 86
Tài liệu tham khảo 89
Phụ lục 91
Trang 8CTMTQG Chương trình Mục tiêu quốc gia
DS – KHHGĐ Dân số - Kế hoạch hóa gia đìnhGTSX Giá trị sản xuất
Trang 9DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai quận Long Biên (2013 – 2015) 24
Bảng 3.2 Một số chỉ tiêu về dân số - xã hội quận Long Biên (2013-2015) 25
Bảng 3.3 Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của quận Long Biên trong 3 năm (2013-2015) 27
Bảng 4.1 Tình hình dân số quận Long Biên từ 2010 - 2015 36
Bảng 4.2 Một số chỉ tiêu về dân số - kế hoạch hóa gia đình từ năm 2004 – 2015 37
Bảng 4.3 Các chỉ tiêu pháp lệnh dân số của quận Long Biên (2013 – 2015) 39
Bảng 4.4 Tình hình thực hiện kế hoạch công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn quận Long Biên (2013 – 2015) 41
Bảng 4.5 Hoạt động tuyên truyền về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn quận Long Biên (2013 – 2015) 44
Bảng 4.6 Kết quả điều tra của người dân về khả năng tiếp thu các kiến thức về dân số - kế hoạch hóa gia đình 46
Bảng 4.7 Ý kiến đánh giá của cộng tác viên dân số về nội dung các chương trình tập huấn 48
Bảng 4.8 Chương trình tập huấn chuyên môn nghiệp vụ công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình quận Long Biên (2013 – 2015) 49
Bảng 4.9 Kết quả thực hiện chương trình Kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn quận Long Biên (2013 – 2015) 51
Bảng 4.10 Kết quả chương trình nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn quận Long Biên (2013 – 2015) 53
Bảng 4.11 Tình hình sinh con thứ 3 trở lên trên địa bàn quận Long Biên (2013 – 2015) 57
Bảng 4.12 Kết quả công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn quận Long Biên giai đoạn 2013 - 2015 59
Bảng 4.13 Thực trạng cán bộ làm công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn quận Long Biên 65
Bảng 4.14 Đánh giá của người dân về đội ngũ cán bộ làm công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn quận Long Biên 65
Trang 10Bảng 4.15 Sự hiểu biết của người dân về kiến thức dân số - kế hoạch hóa gia
đình trên địa bàn quận Long Biên 68Bảng 4.16 Đánh giá của cán bộ dân số - kế hoạch hóa gia đình về sự phối hợp
giữa các ban ngành, đoàn thể trong quận 72Bảng 4.17 Kinh phí cho hoạt động quản lý nhà nước về công tác dân số - kế
hoạch hóa gia đình trên địa bàn quận Long Biên (2013 – 2015) 73Bảng 4.18 Đánh giá của cán bộ về nguồn kinh phí cho hoạt động QLNN về công
tác dân số - kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn quận Long Biên 74Bảng 4.19 Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ về cơ sở vật chất 74
Sơ đồ 3.1 Bộ máy tổ chức của Trung tâm dân số - kế hoạch hóa gia đình quận
Long Biên 30
Trang 11TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trần Thị Lê Anh
Tên Luận văn: Quản lý Nhà nước về công tác Dân số-kế hoạch hóa gia đình trên địabàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội
Ngành: Quản lý Kinh tế Mã số: 60.34.04.10
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Nghiên cứu đề tài nhằm hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn liên quanđến quản lý Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn cấp quận Về thực tiễn,nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về công tác DS-KHHGĐ trênđịa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lýcông tác DS-KHHGĐ; từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lýcông tác DS-KHHGĐ trên địa bàn quận Long Biên trong thời gian tới
Nghiên cứu về nội dung quản lý nhà nước được tiếp cận dưới các góc độ: tiếp cậncộng đồng, tiếp cận liên ngành, tiếp cận theo hệ thống quản lý Chúng tôi lựa chọn cácphường Giang Biên, Phúc Đồng, Thạch Bàn để nghiên cứu điểm Các thông tin, số liệuthứ cấp, sơ cấp về thực trạng quản lý nhà nước về công tác dân số được thu thập thôngqua tổng hợp, ghi chép, điều tra phỏng vấn các đối tượng là cán bộ cấp quận, cấpphường và người dân; phương pháp thảo luận nhóm người dân được áp dụng để đánhgiá hiệu quả của các hoạt động về quản lý công tác DS-KHHGĐ Nghiên cứu sử dụngphương pháp thống kê mô tả, so sánh để phân tích các nội dung nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu cho thấy, công tác truyền thông được thực hiện thường xuyên,hình thức tuyên truyền phong phú, dễ hiểu và phù hợp với nhiều nhóm đối tượng Côngtác tập huấn hàng năm cho các cộng tác viên của trung tâm DS-KHHGĐ quận LongBiên bước đầu đã có kết quả khả quan Bên cạnh đó vẫn còn một số ý kiến cho rằng nộidung tập huấn mang tính hình thức, nhàm chán, không có ý nghĩa thực tiễn cao Chươngtrình kế hoạch hóa gia đình, chương trình nâng cao chất lượng dân số đã góp phần cảithiện chất lượng cuộc sống và nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn quận Đối vớicông tác quản lý hệ thống thông tin, đến nay các thông tin cơ bản, thông tin biến động
về dân số được cập nhật vào phần mềm quản lý chuyên ngành Công tác kiểm tra giámsát và xử lý vi phạm về dân số đã được quan tâm Số vụ vi phạm về pháp lệnh dân số đãgiảm xuống
Trang 12Bên cạnh những mặt đạt được, hiện nay việc sinh con thứ 3 trở lên đang là một thách thức lớn đối với công tác quản lý DS-KHHGĐ trên địa bàn quận.
Nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng quản lý nhà nước vềcông tác DS-KHHGĐ trên địa bàn quận Long Biên bao gồm: Chủ trương, chính sách,quy định của Đảng và Nhà nước đối với quản lý nhà nước về công tác DS-KHHGĐ;Năng lực của cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ; Sự hiểu biết và ý thức của người dân
về công tác DS-KHHGĐ; Sự phối kết hợp của các cấp, các ngành trong việc triển khaithực hiện công tác DS-KHHGĐ; Kinh phí cho quản lý công tác DS - KHHGĐ; Cơ sởvật chất phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về công tác DS-KHHGĐ
Để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác DS-KHHGĐ trên địa bànquận Long Biên Trong thời gian tới cần: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và Nhànước đối với công tác DS-KHHGĐ; Đổi mới hệ thống tổ chức công tác DS-KHHGĐ;Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục chuyển đổi hành vi; Nâng cao công tác tậphuấn, nâng cao trình độ cho cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ; Tăng cường hoạt độngchương trình kế hoạch hóa gia đình; Triển khai hiệu quả chương trình nâng cao chấtlượng dân số; Huy động nguồn lực cho công tác DS-KHHGĐ
Trang 13THESIS ABSTRACT
Author: Tran Thi Le Anh
Thesis name: State Management of Population and Family planning at Long BienDistrict, Hanoi City
Major: Economics Management Code: 60.34.04.10
Training Facility Name: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Scientifically, the study aimed to synthesized the theoretical basis and practicalproblems of state management of Population and Family planning at district level Inpractice, this thesis had assessing the real situation of State management of thePopulation and Family planning at Long Bien district, Hanoi city; addressing the factorsthat affect the outcome of the State management in that local; then proposed somerecommendation to strengthen management of population - family planning at LongBien district in the near future
The study approached the contents of the State management through differentways: community, multi – sectors, and systemize The author has selected 3 Wards inLong Bien District to conduct the survey: Giang Bien, Phuc Dong, Thach Ban Theinformation, secondary and primary data on real situation of state management ofpopulaiton and family planning at Long Bien district have been collected throughsynthesized, copy and interview the officers at district and ward levels, and citizens Thegroup discussion also has been organized to assess the outcome and efficiency of themain activities of the state management The research results have been presented usingstatistic discription and comparision
The study results showed that the communication had been done regularly withvariety of propaganda forms which were understandable and suitable for many targetgroups Besides, annual training for the collaborators of the Population - FP Center,Long Bien district had initially positive results However, training contents had beenassessed of too superficial, boring, and do not have high practical significance Theprograms of family planning has contributed to improving the quality of life andimprove the quality of the population in the district For the management of informationsystems, basic information has been up to date and been managed by managementsoftware The inspection supervision and handling of violations of the population hasbeen concerned The number of violations of ordinances has reduced However,currently the phenomenon of having the 3rd child or more is a major challenge for themanagement of population - family planning in the district
Trang 14Besides, the study also addressed the main factors that affected the real situation
of the management also have been addressed as: the policies; the capacity of staff; theunderstanding, awareness of the people; the coordination of the different organizationlevels and branches and funds for managing the population - family planning
The research also proposed that to improve the efficiency of managing the DS
-FP Long Bien District in the near future, listed solutions should be focused:Strengthening the leadership of the Communist Party and State Government to thepopulation and family planning programs; Organizing the management systems ofpopulation and family planning; Strengthening communication and behavior changeeducation; Improving the training for DS – FP staffs; Enhancing the family planningprogram activities; Effective implementation of programs to improve the populationquality; Mobilizing the resources for population - family planning
Trang 15PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Dân số là yếu tố quan trọng có tác động đến sự phát triển của cả ba mặtkinh tế, xã hội, môi trường của một quốc gia Chính vì vậy, công tác DS-KHHGĐ là một bộ phận quan trọng của Chiến lược phát triển đất nước, mộttrong những vấn đề kinh tế xã hội hàng đầu của quốc gia Thực hiện tốt công tácDS-KHHGĐ là giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từngngười, từng gia đình và của toàn xã hội Xác định tầm quan trọng của công tácDS-KHHGĐ là một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng cuộc sốngnhân dân
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến quản lýnhà nước về công tác DS-KHHGĐ, coi công tác Dân số là một bộ phận quantrọng của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; Để thống nhất trongquản lý nhà nước về công tác dân số, ngày 09/01/2003, Pháp lệnh Dân số được
Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XI thông qua và có hiệu lực ngày 01/5/2003.Đến nay, Pháp lệnh Dân số đã đi vào cuộc sống và tạo nên những chuyển biến rõnét về công tác DS-KHHGĐ của nước ta Ở Việt Nam, số liệu từ các cuộc điềutra về dân số cho thấy, mức sinh đã giảm một cách vững chắc và đã xuống dướimức sinh thay thế: 2,11% năm 2005; 2,03% năm 2009; 2,0% năm 2010 và 1,99%năm 2011; tuổi thọ bình quân của người dân tăng lên, từ 40 tuổi năm 1960 lên 73tuổi năm 2012; sức khỏe bà mẹ và trẻ em được cải thiện (PV/VOV online, 2013)
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đạt được, hiện nay công tác KHHGĐ ở Việt Nam còn đối mặt nhiều khó khăn, thách thức Với quy mô dân
DS-số hơn 90 triệu người, Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 13 trên thế giới và thứ
3 trong khu vực Đông Nam Á; chất lượng dân số ở mức trung bình; tốc độ giàhóa dân số nhanh, mất cân bằng giới tính khi sinh tiếp tục tăng cao, chăm sóc sứckhỏe sinh sản ở vùng sâu, vùng xa còn hạn chế, sự bất bình đẳng giới vẫn chưađược giải quyết một cách triệt để
Long Biên là quận nội thành thuộc thành phố Hà Nội được thành lập theoNghị định 132/2004/NĐ-CP ngày 06/11/2003 của Chính phủ Với lợi thế về vị tríđịa lý, điều kiện tự nhiên, quận Long Biên đã và đang có nhiều thuận lợi để pháttriển kinh tế - xã hội Là quận mới thành lập nên tốc độ gia tăng dân số, sự đô thị
Trang 16hoá diễn ra mạnh mẽ và sâu sắc đã tác động không nhỏ đến quản lý nhà nước
về công tác DS-KHHGĐ của quận Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiêncứu về công tác DS-KHHGĐ nhưng chưa có một công trình cụ thể nào nghiêncứu về quản lý nhà nước về công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn Quận LongBiên Câu hỏi đặt ra là: Nghiên cứu quản lý nhà nước về công tác DS-KHHGĐ được dựa trên cơ sở lý luận nào? Thực trạng quản lý nhà nước vềcông tác DS-KHHGĐ trên địa bàn Quận Long Biên hiện nay như thế nào? Cónhững bất cập gì cần giải quyết? Nhân tố nào ảnh hưởng tới việc quản lý nhànước về công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn quận Long Biên? Những giải phápnâng cao quản lý nhà nước về công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn Quận LongBiên là gì? Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Quản lý Nhà nước về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình trên địa bànquận Long Biên, thành phố Hà Nội”
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá tình hình quản lý nhà nước về công tác DS-KHHGĐ trên địa bànQuận Long Biên Từ đó, phân tích những thuận lợi khó khăn, các yếu tổ ảnhhưởng để đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn quận Long Biên, Thành phố Hà Nội
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý nhà nước vềcông tác DS-KHHGĐ trên địa bàn quận Long Biên trong thời gian tới
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến hoạt độngquản lý nhà nước về công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn quận Long Biên, thànhphố Hà Nội
Trang 171.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về công tác KHHGĐ và phân tích các yếu tố ảnh hưởng, từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếunhằm tăng cường quản lý nhà nước về công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn quậnLong Biên
Số liệu đã công bố được thu thập từ các tài liệu chủ yếu trong những năm
từ năm 2013 đến năm 2015, số liệu mới năm 2016 được thu thập từ điều tratrực tiếp
1.4 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
- Luận văn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn quản
lý nhà nước về công tác DS-KHHGĐ
- Luận văn làm rõ thực trạng quản lý nhà nước về công tác DS-KHHGĐtrên địa bàn quận Long Biên trong khoảng thời gian 2013 – 2015 về các mặt nhưtình hình xây dựng và thực hiện chỉ tiêu và kế hoạch về DS-KHHGĐ, kết quảthực hiện quản lý nhà nước về công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn quậnLong Biên
- Luận văn đã nghiên cứu và đề xuất các giải pháp mới để tăng cườngcông tác quản lý nhà nước về công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn quận Long Biênnhằm đạt được các mục tiêu về dân số mà chủ trương của Đảng và Nhà nước đã
đề ra
Trang 18PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Các khái niệm
2.1.1.1 Khái niệm về quản lý
Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả trong
và ngoài nước đã đưa ra giải thích không giống nhau về quản lý Các trường pháiquản lý học đã đưa ra những định nghĩa về quản lý như sau:
Theo F.W Taylor (1856 – 1915), là một trong những người đầu tiên khaisinh ra khoa học quản lý và là “ông tổ” của trường phái “quản lý theo khoa học”tiếp cận quản lý dưới góc độ kinh tế - kỹ thuật đã cho rằng: “Quản lý là hoànthành công việc của mình thông qua người khác và biết được một cách chính xác
họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”
Theo Henrry Fayol (1886 – 1925), là người đầu tiên tiếp cận quản lý theoquy trình và là người có tầm ảnh hưởng to lớn trong lịch sử tư tưởng quản lý từthời kỳ cận – hiện đại tới nay, quan niệm rằng: “ Quản lý là một tiến trình baogồm tất cả các khâu: lập kế hoạch, tổ chức, phân công, điều khiển và kiểm soátcác nỗ lực của cá nhân, bộ phận và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vật chấtkhác của tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra”
Từ những cách tiếp cận khác nhau, ta có thể hiểu quản lý như sau:
Quản lý là hoạt động của các cơ quan quản lý nhằm đưa ra các quyết định Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những cộng
Trang 19* Quy mô dân số: Là số người sống trong một quốc gia, khu vực, vùng địa
lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính tại thời điểm nhất định
* Cơ cấu dân số: Là tổng số dân được phân loại theo giới tính, độ tuổi, dântộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân và các đặc trưng khác
* Cơ cấu dân số già: Là dân số có người già chiếm tỷ lệ cao
* Phân bố dân cư: Là sự phân chia tổng số dân theo khu vực, vòng địa lýkinh tế hoặc một đơn vị hành chính
* Chất lượng dân số: Là sự phản ánh các đặc trưng về thể chất, trí tuệ vàtinh thần của toàn bộ dân số
* Di cư: Là sự di chuyển dân số từ quốc gia này đến cư trú ở quốc giakhác, từ đơn vị hành chính này tới cư trú ở đơn vị hành chính khác
* Sức khoẻ sinh sản: Là sự thể hiện các trạng thái về thể chất, tinh thần và
xã hội liên quan đến hoạt động và chức năng sinh sản của mỗi người
* Quản lý công tác DS-KHHGĐ: là Nhà nước thông qua hệ thống chínhsách, luật pháp và cơ chế tổ chức các cơ quan quản lý để điều khiển và tác độngvào các đối tượng của quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu về quy mô, cơ cấu,phân bố và chất lượng dân số nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của ngườidân và đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước
Chủ thể quản lý của Nhà nước về DS – KHHGĐ là nhà nước với hệ thốngcác cơ quan của nhà nước được phân chia thành các cấp và bao gồm cả 3 khu vực
là lập pháp, hành pháp và tư pháp Trong đó, quản lý hành chính (hành pháp) về
DS – KHHGĐ là cực kỳ quan trọng Trong lĩnh vực DS – KHHGĐ Nhà nước chỉtác động vào nhận thức và hành vi về DS – KHHGĐ
* Kế hoạch hóa gia đình: Là nỗ lực của Nhà nước, xã hội để mỗi cá nhân,cặp vợ chồng chủ động, tự nguyện quyết định số con, thời gian sinh con vàkhoảng cách giữa các lần sinh nhằm bảo vệ sức khỏe, nuôi dạy con có tráchnhiệm, phù hợp với chuẩn mực xã hội và điều kiện sống của gia đình
Trang 20* Công tác dân số: Là việc quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động tácđộng đến quy mô dân số cơ cấu dân số, phân bố dân cư và nâng cao chất lượngdân số.
* Chỉ số phát triển con người (HDI) là số liệu tổng hợp để đánh giá mức
độ phát triển con người, được xác định qua tuổi thọ trung bình, trình độ giáo dục
và thu nhập bình quân đầu người
* Mức sinh thay thế: Là mức sinh tính bình quân trong toàn xã hội thì mỗicặp vợ chồng có hai con
* Dịch vụ dân số: Là các hoạt động phục vụ công tác dân số, bao gồmcung cấp thông tin, tuyên truyền, giáo dục, vận động, hướng dẫn, tư vấn về dân
số (sau đây gọi chung là tuyên truyền, tư vấn); cung cấp biện pháp chăm sóc sứckhỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, nâng cao chất lượng dân số và các hoạtđộng khác theo quy định của pháp luật
* Đăng ký dân số: Là việc thu thập và cập nhật những thông tin cơ bản vềdân số của mỗi người dân theo từng thời gian
2.1.2 Đặc điểm và nguyên tắc quản lý nhà nước về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình
- Quản lý nhà nước về công tác DS-KHHGĐ phải dựa vào nhân dân thôngqua việc tác động làm chuyển đổi nhận thức và hành vi của từng người dân vàtoàn xã hội Từ đó, đi đến tự nguyện thực hiện chính sách, luật pháp của nhànước vì lợi ích của chính mình và vì sự nghiệp phát triển đất nước
- Quản lý nhà nước về công tác DS-KHHGĐ là một khoa học vì có đốitượng nghiên cứu riêng đó là các quan hệ quản lý Các mối quan hệ trong QLNN
về công tác DS-KHHGĐ chính là hình thức của quan hệ xã hội và quan hệ kinh
tế (gồm quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và quan hệ phân phối), thể hiện mối
Trang 21quan hệ giữa người với người trong quá trình tiến hành các hoạt động KHHGĐ, quan hệ giữa hệ thống các cơ quan cấp trên và cấp dưới, quan hệ giữangười quản lý thực hiện chương trình với đối tượng chương trình…
DS Quản lý nhà nước về công tác DSDS KHHGĐ là một nghệ thuật vì kết quả
và hiệu quả quản lý phụ thuộc rất lớn vào yếu tố tài năng, nhân cách, hình thứctiếp cận của người lãnh đạo, quản lý và cơ quan DS-KHHGĐ các cấp Nghệthuật QLNN về DS-KHHGĐ bao gồm nghệ thuật sử dụng các công cụ vàphương pháp quản lý, nghệ thuật tác động vào tư tưởng, tình cảm con người,nghệ thuật ứng xử, nghệ thuật dùng người
2.1.2.2 Nguyên tắc
Các nguyên tắc quản lý nhà nước về công tác DS-KHHGĐ là các quy tắcchỉ đạo, những tiêu chuẩn hành vi mà các cơ quan quản lý nhà nước phải tuân thủtrong quá trình quản lý lĩnh vực DS – KHHGĐ Để thực hiện tốt các chức năngquản lý nhà nước về công tác DS – KHHGĐ, đòi hỏi trong quá trình quản lý phảiđảm bảo đáp ứng các nguyên tắc sau:
(1) Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác DS-KHHGĐ
Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình tổ chức và hoạt động quản lý nhànước về công tác DS-KHHGĐ ở các cấp phải thừa nhận và chịu sự lãnh đạo củaĐảng Nội dung lãnh đạo của Đảng đối với quản lý nhà nước về công tác DS-KHHGĐ thể hiện ở những nội dung chủ yếu sau:
- Lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện cácchính sách, pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch về DS-KHHGĐ
- Lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước vềcông tác DS-KHHGĐ, bố trí cán bộ chủ trì các cơ quan quản lý này
- Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra thực hiện chínhsách, pháp luật, kiểm tra đánh giá việc thực hiện các mục tiêu DS-KHHGĐ
- Đảm bảo cán bộ, đảng viên gương mẫu thực hiện chính sách pháp luật vềDS-KHHGĐ đồng thời tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thựchiện tốt chính sách DS-KHHGĐ
(2) Tôn trọng quy luật khách quan
Mọi sự vật và hiện tượng trong tự nhiên và xã hội bao gồm cả các yếu tố
và quá trình dân số đều tồn tại và vận động theo các quy luật khách quan
Trang 22Các quy luật dân số là mối liên hệ bản chất,tất nhiên phổ biến, bền vững,lặp đi lặp lại của các hiện tượng dân số trong những điều kiện nhất định Ví dụ:quy luật quá độ dân số, quy luật “bùng nổ dân số” sau chiến tranh, quy luật hút –đẩy chi phối quá trình di dân…
Để có thể quản lý được các yếu tố quy mô, cơ cấu, phân bố và chất lượngdân số trên cơ sở tác động đến các hành vi của các cá nhân, đòi hỏi phải nhậnthức được các quy luật về dân số
(3) Nguyên tắc tập trung dân chủ
Tập trung dân chủ là nguyên tắc QLNN nói chung và QLNN về công tácDS-KHHGĐ nói riêng Nội dung của nguyên tắc là phải đảm bảo mối quan hệchặt chẽ và tối ưu giữa tập trung và dân chủ trong QLNN về công tác DS-KHHGĐ Tập trung phải trên cơ sở dân chủ, dân chủ phải thể hiện trong khuônkhổ tập trung
Biểu hiện của tập trung trong QLNN về công tác DS-KHHGĐ là:Thông qua hệ thống pháp luật, chính sách về DS-KHHGĐ; Thông qua côngtác kế hoạch hóa; Thực hiện chế độ một thủ trưởng ở cơ quan QLNN về côngtác DS-KHHGĐ ở tất cả các cấp
Biểu hiện của dân chủ: Mở rộng và quy rõ trách nhiệm, quyền hạn QLNN
về công tác DS-KHHGĐ ở các cấp; Kết hợp chặt chẽ quản lý theo ngành, quản lýtheo lãnh thổ và địa phương; Phát huy đầy đủ quyền chủ động của các địaphương, đơn vị; Tạo điều kiện để người dân tham gia tích cực vào quá trình xâydựng chính sách, pháp luật
(4) Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả
Trong điều kiện các nguồn lực đảm bảo cho QLNN về công tác KHHGĐ có hạn việc đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả trong triển khai thực hiện cáchoạt động quản lý có ý nghĩa hết sức quan trọng Để thực hiện nguyên tắc nàytrong quá trình QLNN về công tác DS-KHHGĐ cần chú ý một số điểm sau:
DS Lựa chọn các giải pháp với chi phí hợp lý, mang lại hiệu quả cao VD:chương trình KHHGĐ thực hiện chiến dịch truyền thông lồng ghép vào các hoạtđộng sinh hoạt văn hóa tại cộng đồng, đưa thông điệp vào các sản phẩm tiêu dùng
- Khuyến khích việc nghiên cứu, phát huy sáng kiến trong tổ chức cáchoạt động về DS-KHHGĐ
Trang 23- Thực hiện tốt các quy định về mua sắm và quản lý tài sản công.
- Thực hiện tốt công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí trong hệ thống
cơ quan QLNN về công tác DS-KHHGĐ các cấp
(5) Nguyên tắc kết hợp hài hòa các lợi ích
Kết hợp hài hòa các lợi ích của cá nhân, xã hội và Nhà nước nhằm tạo rađộng lực mạnh mẽ thúc đẩy phong trào nhân dân thực hiện công tác DS-KHHGĐ, đạt được mục tiêu nhanh chóng và bền vững
- Lợi ích của nhà nước: Kiểm soát được quy mô dân số, cơ cấu dân số,thực hiện phân bổ dân cư hợp lý, nâng cao chất lượng dân số, bảo đảm phát triểnKT-XH
- Lợi ích của các cá nhân và gia đình: Bảo đảm quyền và nghĩa vụ củangười dân để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mỗi cá nhân và gia đình
- Lợi ích của cộng đồng, xã hội: Đời sống vật chất và tinh thần của cácthành viên trong cộng đồng, tổ chức được nâng cao, đời sống và sinh hoạt củacộng đồng phát triển hài hòa
(6) Nguyên tắc đảm bảo nhân quyền
QLNN về công tác DS-KHHGĐ nghĩa là “đảm bảo việc chủ động, tựnguyện và bình đẳng của mỗi cá nhân trong việc kiểm soát sinh sản, chăm sócSKSS, lựa chọn nơi cư trú và thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng dânsố” Biện pháp chủ yếu được sử dụng trong QLNN về công tác DS-KHHGĐ làtiến hành các hoạt động tuyên truyền, vận động, giáo dục các gia đình, cá nhân
và cộng đồng nhằm làm chuyển biến về nhận thức và thái độ của họ, trên cơ sở
đó chủ động và tự nguyện thực hiện các hành vi về DS-KHHGĐ
Mặt khác, Nhà nước sử dụng quyền lực để chấn chỉnh các hành vi xâm hạiđến quyền chủ động, tự nguyện, bình đẳng của các cá nhân, gia đình trong kiểmsoát sinh sản, chăm sóc SKSS và thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượngdân số
2.1.3 Vai trò, ý nghĩa của QLNN về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình2.1.3.1 Điều tiết sự phát triển dân số hợp lý đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế
- xã hội
Quản lý nhà nước về công tác DS-KHHGĐ giúp chủ động điều chỉnh tốc
độ gia tăng dân số và duy trì mức sinh thấp hợp lý, tập trung nâng cao chất
Trang 24lượng dân số để có được quy mô và cơ cấu dân số hài hòa nhất, vì sự phát triểnbền vững của đất nước Hiện nay, việc giảm tỷ lệ sinh không còn áp lực Tuy đãđạt mức sinh thay thế, tốc độ gia tăng dân số đã được kiểm soát nhưng LiênHợp Quốc dự báo, trong thời gian tới, mức sinh của nước ta còn biến động khólường: Hoặc là tăng trở lại hoặc là tiếp tục giảm xuống mức rất thấp như một sốnước đã gặp phải Để khắc phục tình trạng nêu trên, cần phải có các biện phápquản lý chặt chẽ về công tác DS-KHHGĐ, chính sách để duy trì mức sinh thấphợp lý nhằm bảo đảm cho sự phát triển nhanh và bền vững kinh tế - xã hội của
cả nước và giữa các địa phương
2.1.3.2 Điều chỉnh quá trình di cư, nhập cư để phân bố lại lực lượng lao độngsản xuất, nâng cao năng suất lao động
Quản lý nhà nước về công tác DS-KHHGĐ bằng các chính sách về dân số
có tác động đến quá trình di cư, nhập cư Các chính sách có tác động điều chỉnhquá trình di cư, nhập cư từ đó ảnh hưởng đến lực lượng lao động di cư, nhập cưlàm phân bố lại lực lượng lao động sản xuất Từ đó nâng cao năng suất lao động.2.1.3.3 Góp phần quan tâm đầy đủ hơn đến bà mẹ trẻ em, người già, giảm tỷ lệ
tử vong và nâng cao tuổi thọ
Quản lý nhà nước về công tác DS-KHHGĐ là thực hiện các hoạt độngnhằm nâng cao chất lượng dân số Quan tâm đầy đủ hơn đến bà mẹ trẻ em bằngcác phương pháp, nghiệp vụ chuyên môn về DS-KHHGĐ từ đó chất lượng dân
số được nâng cao, giảm tỷ lệ tử vong ở tre sơ sinh, nâng cao tuổi thọ
2.1.3.4 Góp phần tác động đến việc nâng cao trình độ dân trí, chuyên môn,nghiệp vụ, tạo điều kiện cho việc phát triển con người toàn diện về cả thể chất
và tinh thần
Trình độ dân trí là hệ thống tri thức toàn vẹn về văn hóa, hàm chứa nhữnggiá trị tinh thần của dân tộc và thời đại Nâng cao trình độ dân trí là nâng cao cáckiến thức về khoa học – kỹ thuật, về toàn bộ thể chế chính trị, về hiến pháp vàpháp luật, về các chuẩn mực đạo đức mà luân lý, về quan điểm thẩm mỹ tiến bộtrong thưởng thức nghệ thuật và trong sinh hoạt đời thường Quản lý nhà nước vềcông tác DS-KHHGĐ luôn là những hoạt động ảnh hưởng trực tiếp tới chấtlượng Dân số, có tác dụng mở mang dân trí, tạo điều kiện cho việc phát triển conngười toàn diện về cả thể chất và tinh thần
Trang 252.1.3.5 Giải quyết tốt mối quan hệ dân số - tài nguyên môi trường, hạn chế tệ nạn xã hội
Dân số có tác động mạnh mẽ đến tài nguyên môi trường như: Đất, nước,không khí, các nguồn năng lượng…Sự đông dân bao gồm sự quá nhiều người và
sự quá nhiều tiêu thụ Sự quá nhiều người xảy ra ở những nơi mà số người nhiềuhơn thức ăn, nước uống và các tài nguyên khác Việc này thường xảy ra ở cácnước đang phát triển, làm suy thoái các tài nguyên tái tạo và là nguyên nhân của
sự nghèo đói Sự quá nhiều tiêu thụ xảy ra ở các nước công nghiệp, khi một số ítngười sử dụng một lượng tài nguyên lớn Đây là nguyên nhân chính làm cạn kiệtnguồn tài nguyên không thể phục hồi và ô nhiễm môi trường Quản lý nhà nước
về công tác DS- KHHGĐ để duy trì phát triển dân số hợp lý
Phát triển dân số hợp lí là điều kiện để phát triển bền vững của mỗi Quốcgia, tạo sự hài hòa giừa phát triển kinh tế - xã hội với sử dụng hợp lí tài nguyên,môi trường của đất nước
Phát triển dân số hợp lí là không dể dân số tăng quá nhanh dẫn tới thiếunơi ở, nguồn thức ãn, nước uống, ô nhiễm môi trường, tàn phá rừng và các tàinguyên khác
Phát triển dân số hợp lí là nhằm mục đích đảm bảo tốt chất lượng cuộcsống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội, mọi người trong xă hội đều đượcnuôi dưỡng, chăm sóc và có điều kiện phát triển tốt Từ đó hạn chế các tệ nạn xãhội chủ yếu xuất phát từ sự nghèo đói và không làm tốt QLNN về công tác DS-KHHGĐ
2.1.4 Nội dung QLNN về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình
Pháp lệnh số 03/2003/PL-UBTVQH11 của Ủy ban thường vụ Quốc hộingày 9/1/2003 về dân số quy định nội dung quản lý nhà nước về dân số bao gồmcác nội dung trọng tâm sau đây (theo Điều 33 của pháp lệnh):
- Xây dựng các chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch và các biệnpháp thực hiện công tác dân số Phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng cácvăn bản, quy định về DS-KHHGĐ để ban hành theo thẩm quyền qui định, Thông
tư, để hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện các quyết định của Nhà nước, qui chếquản lý của các chương trình dự án DS-KHHGĐ Tham gia xây dựng các côngtác có liên quan đến DS-KHHGĐ
Trang 26- Triển khai thực hiện các nội dung, cung cấp thông tin và dịch vụKHHGĐ đến tận người dân xây dựng các qui chế thực hiện chính sách DS-KHHGĐ của Nhà nước đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân thuộc các Bộ, cơquan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, đoàn thề, nhân dân và tổ chức xã hội.Tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân thực hiện pháp luật về dân số.
- Kiểm tra, giám sát, đôn đốc, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý viphạm pháp luật về dân số Quản lý công tác thu thập, xử lý khai thác, lưu trữthông tin, số liệu về dân số công tác đăng ký dân số và hệ cơ sở dữ liệu quốc gia
về dân cư; tổng điều tra dân số định kỳ
- Đánh giá tổng kết, rút kinh nghiệm hàng năm, khen thưởng kỷ luật nghỉhưu và thực hiện các chế độ khác của Nhà nước đối với viên chức do Uỷ ban trựctiếp quản lý
Với giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi lựa chọn những nộidung cụ thể sau:
(1) Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, kỹthuật và truyền thông giáo dục về DS-KHHGĐ
(2) Triển khai, phối hợp thực hiện các hoạt động truyền thông, giáo dục,vận động, phổ biến các sản phẩm truyền thông về DS-KHHGĐ
(3) Triển khai các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật, cung cấp dịch vụKHHGĐ Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động chuyênmôn nghiệp vụ của Ban DS-KHHGĐ cơ sở:
a - Quản lý và triển khai thực hiện các dự án thuộc Chương trình mục tiêuQuốc gia về DS-KHHGĐ
b - Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ chocán bộ làm công tác DS-KHHGĐ
c - Quản lý cán bộ, viên chức, cộng tác viên DS-KHHGĐ; quản lý về chế
độ chính sách, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, viên chức và quản lý tàichính, tài sản của Trung tâm DS-KHHGĐ quận
(4) Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hàngnăm theo quy định hiện hành
Trang 272.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác QLNN về dân số - kế hoạch hóagia đình
2.1.5.1 Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà Nhà nước về công tác KHHGĐ
DS-Chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, quy định của Nhà nước vềDS-KHHGĐ bao gồm các mục tiêu và cách làm để thực hiện được các mục tiêu
đó Về chủ trương, chính sách DS-KHHGĐ thì mục tiêu cần đạt được là duy trìmức sinh hợp lý, đảm bảo sự phát triển của dân số và cơ cấu dân số phù hợp vớiyêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của quốc gia Quan tâmđến sức khỏe của bà mẹ trẻ em, nâng cao chất lượng dân số, tăng tuổi thọ bìnhquân…Chính vì vậy, ngày 18/8/2010 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số31/NQ-CP về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Kết luận số 44-KL/TƯ ngày 01/4/2009 của Bộ chính trị trong đó xác định phải xây dựngChương trình mục tiêu quốc gia về DS-KHHGĐ giai đoạn 2011-2015 Một chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ đúng đắn sẽmang lại hiệu quả khi triển khai thực hiện công tác DS-KHHGĐ tại các địaphương
2.1.5.2 Năng lực của cán bộ làm QLNN về công tác DS-KHHGĐ
Năng lực đội ngũ cán bộ làm QLNN về công tác DS-KHHGĐ ảnh hưởngkhông nhỏ đến hiệu quả công tác DS-KHHGĐ Cán bộ DS-KHHGĐ là cầu nốigiữa chủ trương, chính sách, quy định của Đảng và Nhà nước với người dân Đòihỏi cần phải có chuyên môn, nghiệp vụ sâu rộng, sự nhiệt tình trách nhiệm đểtuyên truyền, phổ biến, vận động và hướng dẫn nhân dân thực hiện và chấp hànhtốt các chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ, nếu đội ngũcán bộ DS-KHHGĐ có năng lực chuyên môn tốt sẽ triển khai thực hiện hiệu quảcông tác DS-KHHGĐ và ngược lại Vì thế đây là yếu tố có ảnh hưởng đếnQLNN về công tác DS-KHHGĐ
2.1.5.3 Sự hiểu biết, ý thức của người dân về công tác DS-KHHGĐ
Các chính sách DS-KHHGĐ tác động trực tiếp đến đối tượng là ngườidân Sự hiểu biết và ý thức của người dân ảnh hưởng đến quá trình triển khai,thực thi chính sách, sự hiểu biết, ý thức của người dân về DS-KHHGĐ đượcnâng cao thì các chính sách sẽ dễ dàng thực hiện và đi vào cuộc sống sẽ đạt đượckết quả cao và ngược lại Chính vì vậy, sự hiểu biết, ý thức của người dân có ảnhhưởng quan trọng đến QLNN về công tác DS-KHHGĐ
Trang 282.1.5.4 Sự phối kết hợp của các cấp, các ngành trong triển khai thực hiệnQLNN về công tác DS-KHHGĐ
Công tác DS-KHHGĐ là hoạt động mang tính xã hội nên đòi hỏi phải có
sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị để triển khai thực hiện tốt công tác KHHGĐ Trong khối thống nhất đó, phải có sự phân công nhiệm vụ cụ thể giữacác cơ quan đơn vị và sự phối kết hợp của các cấp các ngành liên quan Yếu tốnày ảnh hưởng lớn đến QLNN về công tác DS- KHHGĐ
DS-2.1.5.5 Kinh phí cho QLNN về công tác DS - KHHGĐ
Nguồn kinh phí để đầu tư cho công tác dân số nhằm duy trì vững chắcmức sinh thay thế, từng bước nâng cao chất lượng dân số, kiểm soát tốt các biếnđộng dân số và cơ cấu dân số Đó là những yêu cầu bức thiết, nhiệm vụ quantrọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đòi hỏi phải cónguồn kinh phí lớn
Với sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước đối với công tác DS - KHHGĐnhững năm qua nguồn ngân sách đầu tư cho công tác này ngày càng tăng Hệthống cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ y tế phục vụ cho công tác Chăm sócsức khoẻ sinh sản và KHHGĐ đã được cải thiện đáng kể cơ bản đáp ứng nhu cầucủa nhân dân Các dịch vụ DS - KHHGĐ hầu hết được cung cấp miễn phí hoặc
hỗ trợ giá Điều này, góp phần đáng kể vào sự thành công của công tác DS KHHGĐ
-2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới
2.2.1.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc
- Chính sách một con:
Giữa thập niên 70 của thế kỷ XX, quy định quy mô gia đình tối đa ở thànhphố là 2 con, ở nông thôn là 3-4 con nhưng lo ngại trước “làn sóng” sinh đẻ nàyTrung Quốc đưa ra chính sách “một cặp vợ chồng chỉ sinh một con” Năm 1984Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc ra chỉ thị nêu rõ quan điểm “mở cửa nhỏ,đóng cửa lớn” Các cặp vợ chồng ở nông thôn nếu sinh con gái đầu lòng thì đượcsinh con thứ 2 Còn ở thành thị mỗi cặp vợ chồng chỉ được sinh duy nhất một con.Các dân tộc ít người được sinh thêm con thứ 2, thứ 3 theo quy định cụ thể (TrịnhCường, 2011)
Chính sách kiểm soát quy mô dân số ở Trung Quốc từ đó đến nay được
Trang 29thực hiện hết sức nghiêm ngặt với những quy định chặt chẽ và vận dụng linh hoạt
ở từng địa phương Hầu hết, dân cư đô thị thực hiện chính sách cặp vợ chồng chỉ
có một con duy nhất Các khu tự trị như Tân Cương được sinh 2-3 con RiêngTây Tạng không hạn chế số con, các dân tộc thiểu số có dân số dưới 10 triệungười mỗi cặp vợ chồng được sinh từ 2-3 con Mỗi tỉnh ở Trung Quốc đều cóđiều lệ riêng về sinh đẻ có kế hoạch Có tỉnh áp dụng nếu một trong hai người làcon một thì cặp vợ chồng đó được sinh con thứ 2 (Trịnh Cường, 2011)
Chính sách một con đã tác động đến mức sinh rõ rệt và đem lại hiệu quảthiết thực nhưng cũng để lại những hậu quả lớn
- Xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm chính sách dân số:
Tại Phúc Kiến, những gia đình vi phạm chính sách dân số sẽ nộp mộtkhoản tiền gọi là “Trưng thu xã hội phụ dưỡng phí” Mức trưng thu bằng 3 lầnthu nhập bình quân đầu người ở địa phương trong năm trước đó (trước khi xảy ra
vi phạm chính sách dân số) Mức thu tính cả hai vợ chồng Với những gia đìnhgiàu có sẽ phạt theo mức thu nhập thực tế (Trịnh Cường, 2011)
Ngoài việc phạt tiền, những người thực hiện hành vi giúp thai phụ siêu âmxác định giới tính còn bị tịch thu phương tiện Nếu là viên chức nhà nước sẽ bịcách chức, khai trừ Vi phạm quá 3 lần sẽ bị khởi tố hình sự Năm 2007, có 40bác sĩ bị phát giác Ngoài việc bị đuổi việc, phạt hành chính các bác sĩ này còn bịđăng tên, chụp ảnh công bố trên các phương tiện truyền thông Với biện pháp nàyTrung Quốc đang dần khắc phục việc phá thai khi biết là con gái
Với việc thực hiện 2 chính sách này đã gây áp lực rất lớn cho các cặp vợchồng chuẩn bị sinh con, bởi chỉ được sinh một con nên hầu hết các gia đình đềumuốn sinh con trai Trung Quốc là một nước Á đông nên không tránh khỏi tưtưởng ”Trọng nam, khinh nữ” Hậu quả trong những năm gần đây và hiện tạiTrung Quốc đang đối mặt với tình trạng thừa nam, thiếu nữ nghiêm trọng
- Đầu tư cho công tác DS-KHHGĐ: Tăng cường nguồn lực cho công tácDS- KHHGĐ, đưa nguồn lực cho công tác dân số tính theo đầu người là 30 nhândân tệ (gần 4 USD), trong đó 22 tệ do ngân sách TW, 8 tệ từ ngân sách địaphương (gấp hai lần mức kiến nghị của Hội nghị Dân số quốc tế tại Cai Rô 1994)
Để so sánh, kinh phí chi cho công tác DS-KHHGĐ Việt Nam, bao gồm cả việntrợ là khoảng
0,4-0,5 USD/người; Giai đoạn 1991-1997, khi đột phá đạt được những kết quảtốt, tạo tiền đề cho hiện nay chỉ khoảng 0,2-0,3 USD/người (Trịnh Cường, 2011)
Trang 30- Cải cách tổ chức, bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ: Trung Quốc đã quabốn lần cải cách bộ máy quản lý hành chính, cho đến hiện nay Trung Quốc có 23
bộ và cơ quan ngang bộ, trong đó vẫn có Uỷ ban nhà nước Trung Quốc về KHHGĐ, giải quyết toàn diện vấn đề dân số mà không chỉ giới hạn về KHHGĐ(trước đây chỉ là Uỷ ban nhà nước Trung quốc về KHHGĐ (Trịnh Cường, 2011)
DS-Trong đó ở Việt Nam Tổng cục DS-KHHGĐ là đơn vị sự nghiệp trựcthuộc Bộ y tế nên việc xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện nhiệm vụkhông được độc lập giải quyết phải thông qua Bộ y tế, nên ảnh hưởng không nhỏđến kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ(Trịnh Cường, 2011)
2.2.1.2 Kinh nghiệm của Thái Lan
Năm 1950, dân số nhóm 60 + của Thái Lan chiếm 5% tổng dân số, đứngthứ 7 các nước Đông Nam Á nhưng đến nay đã là quốc gia đứng thứ 2 ASEAN
về tỷ lệ người cao tuổi (NCT), chỉ sau Singapore Các nhà nhân khẩu học TháiLan cũng chỉ ra rằng, điều này có mối quan hệ mật thiết với mức sinh ngày cànggiảm và tuổi thọ trung bình ngày càng tăng tại đất nước chùa Vàng Nếu như giaiđoạn 1950-1955, trung bình mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ của Thái Lan sinh6,4 con thì sau hơn nửa thế kỷ (năm 2005), chỉ còn 1,7 con Số liệu Dân số Thếgiới năm 2013 của Văn phòng Tham chiếu Dân số Hoa Kỳ cho thấy, tổng tỷ suấtsinh hiện nay của Thái Lan là 1,6 con Các nhà nhân khẩu học cũng dự báo mứcsinh này còn tiếp tục giảm Tuổi thọ trung bình của Thái Lan cũng tăng từ 52tuổi, năm 1950-1955, lên 71 tuổi năm 2000-2005 Dự báo đến năm 2025-2030,tuổi thọ của Thái Lan là 76,8 tuổi và đến năm 2050 là 79,1 tuổi, trong đó tuổi thọcủa nữ cao hơn nam gần 9 tuổi Nhóm dân số 60+ của Thái Lan sẽ tăng lên 9 triệuvào năm 2015 và lên 12,9 triệu vào năm 2025 và đạt 20 triệu vào năm 2050.Tương ứng với đó, tỷ trọng của nhóm dân số này trong tổng dân số sẽ tăng từ14% năm 2015 lên 19,8% năm 2025 và đạt gần 30% vào năm 2050 Số lượng và
tỷ trọng dân số 60+ tăng cũng làm cho chỉ số già hóa của Thái Lan tăng lênnhanh chóng từ 45 người 60+/100 người dưới 15 tuổi hiện nay lên 100/100 vàonăm 2020 và đạt 140/100 vào năm 2050 Như vậy, 7 năm nữa, năm 2020, lần đầutiên, dân số
60+ của Thái Lan sẽ nhiều hơn dân số dưới 15 tuổi (Trần Văn Chiến, 2012)
Những biến đổi nhân khẩu học lớn lao này tất yếu tác động đến thu nhập,mức sống cũng như làm gia tăng các chi phí an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏeNCT Những biến đổi cấu trúc gia đình cũng làm giảm sự hỗ trợ từ gia đình cho
Trang 31NCT Nhóm dân số 80+ của Thái Lan hiện nay khoảng 590 ngàn người sẽ tănglên 1,3 triệu người vào năm 2015 và đạt 3,5 triệu người vào năm 2050 Điều đó
có nghĩa là những chi phí về an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe ốm đau bệnh tật,NCT nhất sẽ tăng lên (Trần Văn Chiến, 2012)
Cũng giống như các quốc gia khác, hiện tượng “nữ hóa NCT” cũng đượcquan sát thấy tại Thái Lan Tỷ số giới tính khi sinh hiện nay của Thái Lan là 103trẻ trai/100 trẻ gái Với tuổi thọ trung bình của nữ cao hơn nam dẫn đến tỷ trọngphụ nữ cao tuổi cũng lớn hơn nam giới cao tuổi Tuy nhiên, điều đó cũng đồngnghĩa với việc tỷ trọng phụ nữ sống đơn thân cao hơn nam giới Điều tra Quốcgia về NCT của Thái Lan năm 2002 cho thấy tỷ trọng là 45% nữ so với 15%nam Việc phụ nữ, nhất là phụ nữ lớn tuổi sống đơn thân sẽ phải đối mặt vớinhiều khó khăn trong cuộc sống Các mối quan hệ liên thế hệ giữa cha mẹ caotuổi và con cháu vẫn còn phổ biến tại Thái Lan Tuy nhiên, tỷ lệ NCT sống vớicon cháu đã giảm từ 72,8% năm 1994 xuống còn 59,4% năm 2007 Ngược lại thì
tỷ lệ NCT sống với vợ/chồng hoặc sống một mình cũng tăng lên từ 11,6% lên16,3% và từ 3,6% lên 7,6% vào các năm tương ứng Tuy nhiên, 1/3 số NCT sốngvới vợ/chồng hoặc một mình đó có ít nhất một người con sống bên cạnh nhà hoặcgần 20% sống cùng làng hoặc cùng thành phố Con cháu vẫn là những ngườichăm sóc chính khi cha mẹ già yếu Hành động mang tính quốc gia chính thứcđầu tiên của Thái Lan về các vấn đề của NCT được bắt đầu vào năm 1953 vớiviệc thiết lập Nhà dưỡng lão đầu tiên ở thủ đô Bangkok Tại thời điểm đó, dân số60+ của Thái Lan chưa đến 5% tổng dân số Sau Đại hội đồng thế giới đầu tiên
về NCT được tổ chức tại Vienna năm 1982, Kế hoạch hành động quốc tế về NCTđược phổ biến tới các quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc Chính phủ TháiLan đã thành lập Ủy ban quốc gia về NCT và xây dựng Kế hoạch quốc gia vềNCT Sau đó, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách về NCT Năm 1997,chương trình nghị sự về NCTđược đưa vào trong Hiến pháp mới của Thái Lan.Năm 2003, Thái Lan ban hành Luật NCT, thành lập Quỹ quốc gia dành cho NCT
để hỗ trợ tài chính cho các hoạt động kinh doanh/kiếm sống của NCT.Bộ Y tế là
cơ quan nhà nước chính hỗ trợ việc hình thành các câu lạc bộ NCT ở tất cả cáctiểu địa hạt Hiện có gần 20.000 câu lạc bộ Nghiên cứu quốc gia năm 2007 chothấy 25,6% trong tổng số NCT Thái Lan là thành viên các câu lạc bộ Các thànhviên được tiếp cận các hoạt động tăng cường sức khỏe hàng tháng như tập tháicực quyền, thể dục thẩm mỹ kiểu Thái, tham quan, các bài giảng về dinh dưỡng,
Trang 32chăm sóc sức khỏe thể chất và tâm thần, các hoạt động truyền thống, tôn giáo vàvăn hóa… Các câu lạc bộ đóng góp tích cực cho các hoạt động của chính quyềnđịa phương và cộng đồng Chính quyền địa phương ngày càng quan tâm và thamvấn ý kiến của NCT Ở Thái Lan, tuổi nghỉ lao động là 60 nhưng nhiều NCT vẫnđang tham gia lao động (nam: 50%; nữ: 28%) 90% số NCT tham gia vào khốilao động không chính thức, trong đó 70% thuộc lĩnh vực nông nghiệp Cácnghiên cứu cũng cho thấy, nguồn tài chính cung cấp cho họ chủ yếu là từ quátrình làm việc của bản thân (39,3%) và các thành viên trong gia đình (35,4%).Nguồn từ tiết kiệm/đầu tư là 18% và 7,3% là từ lương hưu và trợ cấp chínhphủ.Thái Lan tập trung đảm bảo thu nhập dành cho NCT qua Hệ thống Trợ giúptuổi già nay là Hệ thống lương hưu xã hội cho NCT không có lương hưu Năm
2011, chính phủ đã tăng mức trợ cấp theo các nhóm tuổi (600 Baht cho nhữngngười trong độ tuổi 60-69, 700 Baht cho độ tuổi 70-79, 800 Baht cho độ tuổi 80-
89 và 1.000 Baht cho độ tuổi 90+) (Trần Văn Chiến, 2012)
2.2.2 Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước
2.2.2.1 Kinh nghiệm của huyện Móng Cái
Nhìn lại chặng đường 5 năm qua, có thể nói rằng công tác DS-KHHGĐ ởMóng Cái đã đạt được những bước chuyển biến tích cực, rõ nét Móng Cái códân số trên 10 vạn người với 6 dân tộc anh em cùng sinh sống Là địa bàn thuậnlợi cho phát triển kinh tế - xã hội, Móng Cái thu hút số lượng lớn người dân từkhắp vùng, miền trong cả nước đến cư trú, làm ăn Điều này tác động rất lớn đếnbiến động dân số, gây khó khăn cho công tác quản lý dân cư, tuyên truyền và vậnđộng người dân thực hiện chính sách DS-KHHGĐ Giai đoạn 2010-2015, thànhphố triển khai công tác DS-KHHGĐ trong điều kiện kinh tế, xã hội cả nước nóichung và Móng Cái nói riêng gặp không ít khó khăn, thách thức Đối với MóngCái, chỉ tiêu giảm tỷ suất sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là một trong 2 chỉtiêu khó đạt so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXII đề ra.Trong khi đó, xuất phát điểm về các chỉ tiêu này của thành phố vào năm 2010đều cao hơn thực trạng chung của toàn tỉnh Cùng với đó, tổ chức bộ máy làmcông tác DS-KHHGĐ từ thành phố đến xã, phường có sự thay đổi nhiều…(Hoàng Anh, 2016)
Dù còn gặp nhiều thách thức, rào cản lớn, song đến nay, công tác KHHGĐ ở Móng Cái đã được triển khai đạt những kết quả đáng khích lệ Cụ thể,chất lượng dân số được nâng lên rõ rệt, quy mô gia đình ít con ngày càng được
Trang 33DS-chấp nhận rộng rãi, tình trạng sức khoẻ bà mẹ và trẻ em được cải thiện rõ rệt Tỷ
lệ sinh con thứ 3 trở lên bình quân hàng năm giảm 0,3%; tỷ số giới tính khi sinhgiảm dần Để có được những bước chuyển biến tích cực như vậy, những nămqua, Móng Cái đã đưa 4 chỉ tiêu DS-KHHGĐ vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộthành phố lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2010-2015 Đồng thời, thường xuyên rà soát,kiểm điểm tiến độ thực hiện để đánh giá kết quả, xây dựng giải pháp đạt chỉ tiêuDS-KHHGĐ theo Nghị quyết đề ra Hàng năm, Móng Cái đều ban hành quyếtđịnh giao chỉ tiêu kế hoạch công tác DS-KHHGĐ cho các địa phương gắn vớicác chỉ tiêu chương trình xây dựng nông thôn mới, nhất là tiêu chí số 15, 16 và
Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế Thành phố thành lập Ban Chỉ đạo triển khai chiếndịch truyền thông lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ; đưa cán bộ DS-KHHGĐ ở 17/17 xã, phường làm phó ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ của địaphương; tích cực triển khai các sự kiện về dân số Song song với đó, thành phốban hành Nghị quyết số 19/2011/NQ-HĐND của HĐND thành phố về việc nângmức hỗ trợ kinh phí cho cộng tác viên hoạt động công tác xã hội thôn, khu phốgiai đoạn 2011-2016 Trong 5 năm đã hỗ trợ cho 180 cộng tác viên thôn, khu phốvới số tiền trên 3 tỷ đồng (Hoàng Anh, 2016)
Một nét nổi bật thể hiện cách làm mới nâng cao hiệu quả trong công táctruyền thông, giáo dục về thực hiện chính sách DS-KHHGĐ đó là, Móng Cái đưachuyên đề về công tác DS-KHHGĐ vào chương trình bồi dưỡng công tác Đảng,đoàn thể và tập huấn công tác khoa giáo tại trung tâm bồi dưỡng chính trị củathành phố Đưa các chỉ tiêu dân số vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội của thành phố và từng xã, phường, từng ngành, từng lĩnh vực Đồng thời,đưa việc thực hiện chính sách DS-KHHGĐ là tiêu chí cứng trong việc bình xétdanh hiệu thi đua, là chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thiện nhiệm vụ của các cơquan, đơn vị Không những vậy, thành phố thường xuyên tổ chức các cuộc sơkết, tổng kết đánh giá nhiều nội dung quan trọng về công tác DS-KHHGĐ; trong
đó tập trung chủ yếu vào việc thực hiện các chính sách dân số, chế độ hỗ trợ cộngtác viên xã hội, tổ chức chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ, triển khai các đề án
và mô hình nâng cao chất lượng dân số… (Hoàng Anh, 2016)
2.2.2.2 Kinh nghiệm của huyện Hưng Hà
Huyện Hưng Hà có 33 xã và 2 thị trấn với số dân 270.824 người Cùngvới phát triển kinh tế, lãnh đạo các cấp uỷ Đảng, chính quyền và đoàn thể đãnhận thức được tầm quan trọng của công tác DS - KHHGĐ trong việc thực hiện
Trang 34mục tiêu kinh tế xã hội của địa phương, coi công tác DS – KHHGĐ là yếu tốquan trọng để nâng cao chất lượng cuộc sống mỗi người, mỗi gia đình và toàn xãhội Từ nhận thức đó, cấp ủy chính quyền các cấp đã xây dựng đề án, kế hoạch,chương trình hành động, mục tiêu, biện pháp cụ thể triển khai công tác DS -KHHGĐ Định kỳ hàng năm và từng giai đoạn các xã và thị trấn đã tổ chức khảosát, đánh giá sơ, tổng kết việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, chiến lược,chương trình hành động để rút kinh nghiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo (NguyễnMạnh Cường, 2012).
Các chỉ tiêu về dân số được đưa vào Nghị quyết của Đảng uỷ, Hội đồngNhân dân và được cụ thể hóa bằng các chính sách cụ thể của địa phương, đơn vị.Đây cũng là một trong các tiêu chí cứng để xét công nhận "Chi bộ trong sạch,chính quyền vững mạnh, khu dân cư tiên tiến, làng văn hóa và gia đình văn hoá,đơn vị văn hoá”
Năm 2012 ngân sách đầu tư cho công tác DS-KHHGĐ ở Hưng Hà đượclãnh đạo chính quyền từ huyện đến cơ sở đặc biệt quan tâm Nhiều địa phươngđầu tư kinh phí từ 5 triệu đến trên 20 triệu đồng cho chiến dịch (Thị trấn Hưng
Hà 20.450 triệu đồng, Thị trấn Hưng Nhân 7 triệu đồng, xã Tân Lễ 6 triệu đồng ,
xã Minh Khai 5 triệu đồng …) Tổng kinh phí 33 xã và 2 thị trấn trong toànhuyện cho đợt hoạt động mạnh và chiến dịch là 146.125.000 đồng, riêng kinh phíhuyện cho 20 xã triển khai đợt hoạt động mạnh và Trung tâm DS-KHHGĐ huyện
là 30 triệu đồng (Nguyễn Mạnh Cường, 2012)
Hàng tháng lãnh đạo và cán bộ Trung tâm DS-KHHGĐ huyện thườngxuyên về các xã để truyền thông cho người dân về các chủ trương chính sách củaĐảng, Nhà nước và của tỉnh về công tác dân số-KHHGĐ: Pháp lệnh dân số,Quyết định số 07 của UBND tỉnh về khen thưởng và xử lý vi phạm chính sáchdân số; Truyền thông về sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình, sức khỏesinh sản vị thành niên… để nâng cao nhận thức cho người dân Bên cạnh đó việcnâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ dân số cơ sở cũng được lãnh đạo huyệnquan tâm Năm 2011, Ủy ban nhân dân huyện đã hỗ trợ kinh phí cho Trung tâmdân số huyện tổ chức Liên hoan tuyên truyền viên dân số giỏi cho các cụm tronghuyện Hội thi thu hút đông đảo cán bộ dân số tham gia, là cơ hội để đội ngũcộng tác viên, tuyên truyền viên dân số cơ sở giao lưu, trao đổi, học hỏi kinhnghiệm với cán bộ dân số công tác lâu năm trong ngành và cán bộ mới về các kỹnăng tuyên truyền, vận động để nhân dân thực hiện tốt chính sách Dân số-
Trang 35KHHGĐ ở địa phương (Nguyễn Mạnh Cường, 2012).
Việc xây dựng hương ước, quy ước thôn làng trong đó có công tác dân sốcũng dần được hoàn thiện.Tính đến năm 2008 toàn huyện có 94,3% các xã xâydựng hương ước, quy ước Qua tổng hợp số liệu từ 35 xã, thị trấn trong toànhuyện, có 5.235 đối tượng vi phạm chính sách dân số, trong đó có 15% trườnghợp sinh con thứ 3 trở lên bị xử lý theo hương ước, quy ước thôn làng Mức đónggóp vào phúc lợi xã hội của địa phương từ 100.000 - 500.000đồng/trườnghợp.Đặc biệt là chính sách xoá đói giảm nghèo, xoá nhà dột nát, chính sách ưutiên, trợ giúp cho các đối tượng khó khăn; người khuyết tật, nạn nhân chất độc dacam được quan tâm hơn đã tác động đáng kể đến nâng cao chất lượng dân số
Từ sự quan tâm của cấp ủy đảng chính quyền các cấp, công tác dân số ởHưng Hà có nhiều chuyển biến:Nhận thức của nhân dân trong huyện về quy môgia đình ít con đã có bước chuyển biến rõ rệt Đa số các cặp vợ chồng, đặc biệt làcác cặp vợ chồng trẻ chấp nhận quy mô gia đình có một hoặc hai con Nếu nhưnăm 2005 tỷ lệ sinh con thứ 3 của huyện là 16,08% đến năm 2010 con số này đãgiảm xuống còn 11,86% Kết thúc năm 2011 tỷ lệ sinh con thứ 3 ở Hưng Hà chỉ
có 11,8% giảm 1,04% so với năm 2010 Toàn huyện có 68 thôn, làng, 20 xứ họđạo không có người sinh con thứ 3 trở lên Năm 2011, Hưng Hà được xếp là 1trong 3 đơn vị đứng đầu toàn tỉnh về công tác DS-KHHGĐ (Nguyễn MạnhCường, 2012)
Khó khăn trong công tác DS-KHHGĐ Hưng Hà những năm qua đó là tìnhtrạng cán bộ, đảng viên sinh con thứ 3 có chiều hướng gia tăng Năm 2011 số cán
bộ, đảng viên sinh con thứ 3 toàn huyện là 13 người, tăng 07 người so với năm
2010 Tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh cao 118 nam/100 nữ, một số xã tỷ lệchênh lệch giới tính khi sinh ở mức cao (Hòa Bình 183 nam/100 nữ, Độc Lập
193 nam/100 nữ, Duyên Hải 197 nam/100 nữ) Số người áp dụng biện pháp tránhthai (BPTT) hiện đại còn thấp, chưa đạt yêu cầu; Tỷ lệ nam giới chấp nhận ápdụng BPTT chỉ đạt 7% so với tổng số người áp dụng BPTT hiện đại Trong giaiđoạn 2011-2015, huyện Hưng Hà phấn đấu duy trì mức sinh thay thế hợp lý vớiquy mô dân số không vượt quá 275.000 người (năm 2015); Tỷ lệ phát triển dân
số tự nhiên 0,78% (năm 2015); Tổng tỷ suất sinh không vượt quá 1,5 con/1bàmẹ; Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên dưới 10%; Tỷ lệ giảm sinh 0,02%; Tỷ lệ áp dụngBPTT 80% (năm 2015); Giảm tỷ lệ nạo phá thai xuống 0,22/ca sinh Giải quyếtviệc làm cho 3.600 lao động/năm, lao động qua đào tạo đạt 50% trở lên Phấn
Trang 36đấu giảm tỷ lệ dị tật bẩm sinh xuống dưới 0,9% năm 2020; Tỷ lệ trẻ em suy dinhdưỡng dưới 5 tuổi <15%; Hạn chế số người bị nhiễm virus HIV/ADIS; Phấn đấugiảm tối đa tỷ lệ trẻ sinh ra bị dị tật do các bệnh di truyền và ảnh hưởng của chấtđộc da cam Thực hiện được các mục tiêu trên, ngoài sự cố gắng của nhữngngười làm công tác dân số rất cần sự quan tâm hơn nữa của cấp ủy đảng, chínhquyền các cấp, sự phối kết hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể để thực hiện tốtcông tác DS-KHHGĐ góp phần nâng cao chất lượng dân số, duy trì được mứcsinh thay thế, giảm tỷ lệ sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3 trong toàn huyện(NguyễnMạnh Cường, 2012).
2.2.3 Một số bài học kinh nghiệm rút ra đối với quản lý nhà nước về côngtác DS-KHHGĐ tại quận Long Biên
Qua nghiên cứu kinh nghiệm về công tác DS-KHHGĐ của một số nướctrên thế giới và kinh nghiệm của một số địa phương trong nước, chúng tôi rút ramột số kinh nghiệm để triển khai QLNN về công tác DS-KHHGĐ tại Quận LongBiên cụ thể như sau:
- Để thực hiện tốt QLNN về công tác DS-KHHGĐ cần phải đưa chỉ tiêucông tác DS–KHHGĐ vào Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ các cấp, vào quyhoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quận và từng phường, từng ngành,từng lĩnh vực
- Bên cạnh sự quan quan tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng uỷ và Chính quyềncác cấp, cùng với việc triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ QLNN về côngtác DS-KHHGĐ phải thường xuyên kiểm tra, giám sát chỉ ra các bất cập để đưa
Trang 37PHẦN 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
Quận Long Biên nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của Thủ đô Hà Nội với vịtrí như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Đông Anh, huyện Gia Lâm
- Phía Đông giáp huyện Gia Lâm
- Phía Nam giáp quận Hoàng Mai
- Phía Tây giáp quận Hoàn Kiếm
Quận nằm giữa hai con sông lớn là sông Hồng và sông Đuống, đồng thờitập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng với nhiều tuyến giao thông lớnnhư đường sắt, đường quốc lộ, đường thuỷ nối liền các tỉnh phía Bắc và các tỉnhphía Đông Bắc Những yếu tố trên là cơ sở quan trọng phát triển công nghiệpcảng sông hiện đại, đáp ứng yêu cầu của các cụm công nghiệp kỹ thuật cao trênđịa bàn cũng như quá trình phát triển đô thị hoá, đồng thời tạo được sự giao lưutrong hoạt động kinh tế Đây là điều kiện thuận lợi cho sự liên kết giữa quận vớicác tỉnh và thành phố lân cận, mở rộng thị trường, phát triển sản xuất kinh doanh(Văn kiện Đại hội Đảng bộ quận Long Biên, nhiệm kỳ 2010-2015)
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Trang 38Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai quận Long Biên (2013 – 2015)
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%)Chỉ
1
4 15/14 T
Trang 3913,
91,4
8
Điều này thể hiện qua việc diện tích phi nông nghiệp năm 2013 là4.340,74 ha chiếm 72,43% đến năm 2015 lên đến 4.459,67 ha, chiếm 74,41%bình quân tăng 1,36 %/năm
3.1.2.2 Tình hình dân số - xã hội
Theo thống kê của quận Long Biên, tính đến 31/12/2015 dân số trung bìnhquận Long Biên là 276.137 người trong đó nữ là 133.122 người (chiếm 48,2%)
và nam là 137.165 người (chiếm 51,8%)
Tính đến hết năm 2015 dân số của quận tăng thêm 5.850 người (tăng1,08%) so với năm 2013 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của quận Long Biên nhữngnăm gần đây có xu hướng giảm dần năm 2013 là 14,9o/oo và năm 2015 còn13,5o/oo, tuy nhiên con số này cũng còn khá cao Kéo theo đó làm cho mật độ dân
số tăng thêm 98 người/km2 năm 2015 so với năm 2013 và bình quân mật độ dân
số của quận tăng thêm 1,08%/năm Quận Long Biên là cửa ngõ phía đông củathủ đô, trong đó có các khu công nghiệp, các trung tâm thương mại và các vùngphát triển đô thị thuận lợi, đồng thời nằm trong vùng có dự án phát triển sinh thái
và bảo vệ môi trường Vì thế, tốc độ đô thị hóa của quận Long Biên diễn ra vớitốc độ khá nhanh Mặt khác, quận cũng là địa bàn gần với nhiều cơ sở nghiêncứu, trường đại học và các xí nghiệp nhà máy nên lượng người chuyển đến đâysinh sống ngày càng nhiều tạo sức ép lớn về dân số
Bảng 3.2 Một số chỉ tiêu về dân số - xã hội quận Long Biên (2013-2015)
Năm Năm Năm So sánh
Nguồn: UBND quận Long Biên (2015)
Trang 403.1.2.3 Thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng
Trên địa bàn Quận Long Biên có đầy đủ hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuậtnhư giao thông, cấp thoát nước, đáp ứng được những yêu cầu phát triển của cácngành, các lĩnh vực, đặc biệt cho sự phát triển của các khu công nghiệp, khuthương mại, dịch vụ Bên cạnh việc đầu tư xây dựng hạ tầng các cụm côngnghiệp nhỏ Phúc Lợi, Sài Đồng, quận đã và đang tập trung đầu tư xây dựng vàhoàn thiện một số chợ, trung tâm thương mại, giải trí, tuyến phố văn minh đôthị và khai thác du lịch với ẩm thực làng nghề Trên địa bàn quận có 3 tuyếnđường giao thông quan trọng đi qua: Đường quốc lộ số 1A, 1B và quốc lộ 5.Đây là ba tuyến đường huyết mạch đi qua các tỉnh phía Bắc và nối liền tam giáckinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Lạng Sơn Hệ thống giao thông của quận có hơn
323 km đường giao thông trong đó đường nhựa và đường bê tông có tổngchiều dài 243 km Hệ thống điện có 97 trạm biến áp với 66 km đường dây caothế, 324 km đường dây hạ thế, 100% hộ đã sử dụng điện lưới quốc gia Hệ thốngcấp thoát nước với trên
100 km đường ống cấp nước, 88 km đường ống dẫn truyền tải với trên 50% số hộdùng nước sạch, bình quân 106 lít/ngày đêm
Về giáo dục: Quận có 6 trường trung học phổ thông, bổ túc văn hoá, trungtâm giáo dục thường xuyên; 15 trường phổ thông cơ sở; 16 trường tiểu học; 32trường mẫu giáo Trong những năm qua, quận đã duy trì và nâng cao chất lượngdạy và học ở các cấp học, bậc học Mạng lưới giáo dục từ mẫu giáo đến phổthông trung học về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu và quy mô học sinh trên địabàn quận
Về y tế: Quận có 1 bệnh viện hạng I (Bệnh viện đa khoa Đức Giang), 1trung tâm y tế và 14 trạm y tế đạt chuẩn y tế quốc gia Cơ sở vật chất ở bệnhviện, trung tâm y tế và các trạm y tế phường đạt tiêu chuẩn quy định
Thể dục thể thao: Trên địa bàn quận có 01 trường Năng khiếu TDTT, 20sân tennis, 8 bãi bóng và tại mỗi phường được lắp đặt các dụng cụ luyện tập thểthao ngoài trời từ 1 đến 2 điểm Phong trào thể dục thể thao trên địa bàn quậnđược phát triển rộng rãi, thu hút mọi đối tượng tham gia
Về lĩnh vực văn hoá thông tin, vui chơi giải trí: Quận có 72 di tích lịch sửvăn hoá, hiện tại đã có di tích trở thành trở thành một điểm trong tua du lịch sôngHồng Với 50 nhà văn hoá cơ sở, 1 công viên vườn hoa đủ đáp ứng cho nhu cầusinh hoạt văn hoá, vui chơi giải trí trên địa bàn quận