Khái quát và phân định rõ 6 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nướcđối với hoạt động xuất bản: Các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý; các yếu tố thuộc về đối tượng quản lý; các yếu tố v
Trang 1NGUYỄN THỊ TRANG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG XUẤT BẢN - NGHIÊN CỨU TRƯỜNG
HỢP TẠI NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC THÁI
NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2018
Trang 2Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Nhung
THÁI NGUYÊN - 2018
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướngdẫn của PGS TS Nguyễn Thị Hồng Nhung Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn
là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Tôi xincam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Trang
Trang 4Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn PGS.
TS Nguyễn Thị Hồng Nhung
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của cố vấnchuyên môn PGS TS Trần Thị Việt Trung - Nguyên Giám đốc - Tổng biên tậpNhà xuất bản ĐHTN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các phòng chức năng của Nhà xuấtbản Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài
Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè và gia đình đã giúp tôi thựchiện luận văn này
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Trang
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC BIỂU viii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Những đóng góp của đề tài 3
5 Bố cục của luận văn 4
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN 5
1.1 Cơ sở lý luận về quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất bản 5
1.1.1 Khái niệm 5
1.1.2 Mục tiêu và vai trò của quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất bản
12 1.1.3 Nội dung của quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất bản 16
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất bản 27
1.2 Cơ sở thực tiễn việc quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất bản 30
1.2.1 Kinh nghiệm của một số Nhà xuất bản, các cơ sở in và phát hành trong việc quản lý hoạt động xuất bản phẩm 30
1.2.2 Kinh nghiệm của Nhà xuất bản Đại Giáo dục Việt Nam 31
1.2.3 Kinh nghiệm của Công ty cổ phần sách Việt Nam
32 1.2.4 Bài học kinh nghiệm cho Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên 34
Trang 6Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.1 Câu hỏi nghiên cứu 35
2.2 Phương pháp nghiên cứu 35
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 36
2.2.2 Phương pháp phân tích thông tin 38
2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu: 39
2.3.1 Chỉ tiêu đánh giá hiệu lực quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất bản 39
2.3.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản 40
2.3.3 Chỉ tiêu đánh giá theo tính phù hợp của quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất bản 41
Chương 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN TẠI NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN 44
3.1 Thực trạng về quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất bản ở Việt Nam 44
3.1.1 Chiến lược, chính sách và quy hoạch đối với hoạt động xuất bản 44
3.1.2 Xây dựng chính sách, quy định và quy trình quản lý 48
3.1.3 Tổ chức thực hiện 55
3.1.4 Thanh tra và kiểm soát 60
3.1.5 Sự hình thành và quá trình phát triển Nhà xuất bản ĐHTN 61
3.2 Tình hình thực thi quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất bản tại Nhà xuất bản ĐHTN 64
3.2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý của Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên 66
3.2.2 Trong công tác xuất bản 67
3.2.3 Trong công tác in 69
3.2.4 Trong công tác phát hành 70
3.2.5 Về giá sách 70
3.2.6 Thực thi pháp luật tại NXB ĐHTN 71
Trang 73.3 Đánh giá công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất bản tại
Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên 71
3.3.1 Những thành tựu cơ bản 71
3.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 76
Chương 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN VÀ KHẢ NĂNG THỰC THI TẠI NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN 83
4.1 Định hướng quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất bản của Việt Nam trong thời gian tới 83
4.1.1 Quan điểm 83
4.1.2 Phương hướng 84
4.2 Một số giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất bản và khả năng thực thi tại Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên 86
4.2.1 Một số giải pháp tăng cường QLNN đối với hoạt động xuất bản 86
4.2.2 Một số giải pháp tăng cường quản lý hoạt động xuất bản tại Nhà xuất bản ĐHTN 89
4.3 Kiến nghị 95
4.3.1 Kiến nghị đối với Ban Tuyên giáo Trung ương 95
4.3.2 Kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông 95
4.3.3 Kiến nghị đối với UBND tỉnh, Sở Thông Tin Truyền Thông 96
4.3.4 Kiến nghị đối với cơ quan chủ quản Đại học Thái Nguyên 96
4.3.5 Kiến nghị với Ban Giám đốc 97
KẾT LUẬN 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
PHỤ LỤC 102
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIÊT TẮT
2 Bộ TT&TT Bộ Thông tin và Truyền thông
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thang trung bình và đánh giá Likert 37 Bảng 2.2: Tổng hợp số lượng XBP lưu chiểu dưới dạng sách giấy
năm 2015 -2017 42 Bảng 3.1: So sánh sự giống và khác giữa Chỉ thị số 20/CT-TW và
Chỉ thị số 42/CT-TW của Ban Bí thư trong HĐXB 51 Bảng 3.2: Cơ cấu nhân sự Phòng Nghiệp vụ Nhà xuất bản ĐHTN 68 Bảng 3.3: Thống kê số lượng sách xuất bản từ năm 2015 - 2017 72
Trang 10DANH MỤC CÁC BIỂU, SƠ ĐỒ, HỘP
DANH MỤC CÁC BIỂU
Biểu đồ 2.1: Số lượng XBP vi phạm năm 2015 - 2017 39 Biểu đồ 2.2: Kết quả sản xuất kinh doanh ngành xuất bản năm 2015 -2017 40
Biểu đồ 3.1: Tổng hợp số lượng XBP phát hành trong nước năm 2015 - 2017 46
Biểu đồ 3.2: Khảo sát về giá sách tại NXB ĐHTN 70 Biểu đồ 3.3: Khảo sát đánh giá chất lượng XBP nói chung tại Nhà
xuất bản ĐHTN 73 Biểu đồ 3.4: Khảo sát chất lượng in ấn tại Nhà xuất bản ĐHTN 74 Biểu đồ 3.5: Khảo sát thái độ phục vụ của cán bộ Nhà xuất bản ĐHTN 75 Biểu đồ 3.6: Phân loại lao động của Nhà xuất bản Đại học Thái
Nguyên theo trình độ chuyên môn năm 2015 - 2017 75 Biểu đồ 3.7: Số lượng cán bộ biên tập viên trực tiếp đọc bản thảo năm
2015 - 2017 76DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Mô hình tác động quản lý trong hoạt động xuất bản 24
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động
xuất bản 55
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ tổ chức quản lý của Nhà xuất bản ĐHTN 66DANH MỤC CÁC HỘP
Hộp 3.1: Ý kiến góp ý tác giả Đinh Đức Hợi - Giảng viên Trường
Đại học Sư phạm - ĐHTN về công tác hoạt động xuất bản tại NXB ĐHTN 69 Hộp 3.2: Phỏng vấn cố vấn chuyên môn PGS TS Trần Thị Việt
Trung về đánh giá công tác xuất bản những năm gần đây 77
Trang 11Hộp 3.3: Phỏng vấn PGS TS Nguyễn Đức Hạnh Giám đốc
-Tổng biên tập về đánh giá tính thực thi trong hoạt động xuất bản tại NXB ĐHTN 77 Hộp 3.4: Phỏng vấn Th.S Lê Thị Như Nguyệt - Trưởng phòng
Nghiệp vụ về đánh giá cán bộ phòng Nghiệp vụ 78 Hộp 3.5: Phỏng vấn TS Phạm Quốc Tuấn - Phó Giám đốc về đánh
giá các cán bộ phòng Nghiệp vụ và phòng In ấn 78 Hộp 3.6: Phỏng vấn Th.S Trịnh Thanh Điệp - Phụ trách phòng
Kinh doanh Phát hành về đánh giá cán bộ trong công tác chăm sóc khách hàng 79 Hộp 3.7: Phỏng vấn TS Đỗ Thùy Ninh - Trưởng phòng In ấn xuất
bản về máy móc thiết bị tại xưởng in 79 Hộp 3.8: Phỏng vấn TS Đỗ Thùy Ninh - Trưởng phòng In ấn xuất bản
về tình trạng in lậu đã ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh tại NXB ĐHTN 81
Hộp 3.9: Phỏng vấn Bà: Nguyễn Thị Hoài Minh - Giám đốc
Doanh nghiệp tư nhân Mặt Trời Vàng về tình trạng in lậu trên địa bàn 81 Hộp 3.10: Phỏng vấn Ông: Bùi Thế Đạt - Giám đốc Công ty TNHH
in Tiến Dậu tình trạng in lậu trên địa bàn 81
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Xuất bản là hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, tư tưởng nhằm phổ biến, giớithiệu tri thức thuộc các lĩnh vực đời sống xã hội, giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoavăn hóa nhân loại, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân, nâng cao dântrí, xây dựng đạo đức và lối sống tốt đẹp của con người Tuy nhiên, hoạt động xuấtbản có những đặc thù riêng, vừa phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, tư tưởng, đáp ứngnhu cầu đọc của nhân dân, đồng thời phải thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh
Hiện nay, trên cả nước có gần 60 Nhà xuất bản đang hoạt động với nhiều môhình khác nhau như: Đơn vị sự nghiệp, Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty TNHHmột thành viên, Nhưng các nhà xuất bản đang gặp nhiều khó khăn, hạn chế donhiều nguyên nhân khác nhau tạo nên Một trong số đó là năng lực quản lý Nhànước nói chung và năng lực quản lý của các nhà xuất bản nói riêng
Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên (NXB ĐHTN) là đơn vị sự nghiệp cóthu, chịu sự quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản của Bộ Thông tin và Truyềnthông (trực tiếp là Cục xuất bản, In và Phát hành), Bộ Giáo dục & Đào tạo và cơquan chủ quản của Nhà xuất bản ĐHTN là Đại học Thái Nguyên (ĐHTN) Nhà xuấtbản ĐHTN là tổ chức xuất bản hoạt động trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, xuất bảncác xuất bản phẩm phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giaocông nghệ của ĐHTN và nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội củacác tỉnh trung du, miền núi phía Bắc
Trong xu thế chung hiện nay, hoạt động xuất bản phải được quản lý bằngpháp luật và định hướng phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đấtnước Bên cạnh đó, các nhà xuất bản là các doanh nghiệp, chịu sự chi phối của nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà chính phủ Việt Nam đang theođuổi Vấn đề đặt ra là làm thế nào để cân bằng giữa nhiệm vụ chính trị và kinhdoanh của các nhà xuất bản Đây là bài toán mà mỗi nhà xuất bản cần đi tìm lời giải
Thực trạng QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động xuất bản của ViệtNam trong những năm vừa qua đã phát triển mạnh cả về lượng và chất, phục vụtốt các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước đề ra, nâng cao đời sống văn
Trang 13hóa, tinh thần của nhân dân, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội Tuynhiên, trong lĩnh vực này vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém, hạn chế: Hệ thống cácvăn bản pháp quy thiếu đồng bộ, chậm được sửa đổi, bổ sung Nhiều quy địnhtrong các văn bản đó đã lạc hậu so với thực tiễn hoặc còn quá chung chung, khi
xử lý cụ thể khó thực hiện, gây nên tình trạng thực thi luật và các văn bản dướiluật thiếu nghiêm minh
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất bản - nghiên cứu trường hợp tại Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên” có ý nghĩa
quan trọng trong giai đoạn phát triển hiện nay và cũng như trong tương lai
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát:
Nghiên cứu thực trạng thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động xuấtbản tại NXB ĐHTN, từ đó đưa ra các đề xuất hoàn thiện QLNN đối với hoạt động
này, đồng thời nâng cao năng lực thực thi cho NXB ĐHTN trong thời gian tới.
Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất bản
- Nghiên cứu thực trạng việc QLNN đối với hoạt động xuất bản tại Việt Namnói chung và Nhà xuất bản ĐHTN nói riêng qua đó chỉ ra các thành tựu và hạn chế
- Định hướng và một số giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạtđộng xuất bản và khả năng thực hiện tại NXB ĐHTN
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất bản
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý Nhànước đối với hoạt động xuất bản - nghiên cứu trường hợp tại Nhà xuất bản Đạihọc Thái Nguyên
- Phạm vi không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại Nhà xuất bản Đạihọc Thái Nguyên
- Phạm vi thời gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu trong phạm vi thờigian từ năm 2015 đến 2017 và thời gian tiến hành khảo sát tháng 10/2017
Trang 144 Những đóng góp của đề tài
4.1 Đóng góp về lý luận
Luận văn đã đưa ra 4 mục tiêu của QLNN đối với hoạt động xuất bản, bao gồm:
- Phát triển đúng định hướng của Đảng
- Nâng cao dân trí và đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân
- Bảo vệ lợi ích hợp pháp của những người sáng tạo ra các tác phẩm văn học,nghệ thuật và khoa học
- Nâng cao hiệu quả kinh tế
Dựa trên lý thuyết về khoa học quản lý, luận văn đã đưa ra nội dung củaQLNN đối với hoạt động xuất bản theo quy trình quản lý, bao gồm: Chiến lược, quyhoạch, chính sách và quy định pháp luật đối với hoạt động xuất bản; Tổ chức thựchiện chính sách và quy định pháp luật đối với hoạt động xuất bản; Giám sát, thanhtra, kiểm tra hoạt động xuất bản
Khái quát và phân định rõ 6 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nướcđối với hoạt động xuất bản: Các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý; các yếu tố thuộc
về đối tượng quản lý; các yếu tố về môi trường kinh tế - văn hóa - xã hội; tác độngcủa sản phẩm nghe - nhìn đối với hoạt động xuất bản; tác động của khoa học - côngnghệ vào hoạt động xuất bản - in - phát hành; sự hội nhập và giao lưu quốc tế
4.2 Đóng góp về thực tiễn
Đề tài được thực hiện tại NXB ĐHTN là NXB duy nhất của cả khu vực trung
du và miền núi phía Bắc Tác giả chỉ ra việc QLNN đối với hoạt động xuất bảntrong đó nhấn mạnh quan điểm có cơ chế hoạt động xuất bản Tác giả cho rằng đãđến lúc cần phải nâng cấp vai trò của tư nhân đối với hoạt động xuất bản và rút rakinh nghiệm
1, 2 đơn vị nhằm tìm hướng giải quyết cho hoạt động xuất bản tại NXB ĐHTN
4.3 Những đóng góp mới của đề tài
Luận văn đưa ra 4 nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN đối vớihoạt động xuất bản trong thời gian tới Trong các giải pháp, tác giả nhấn mạnh vàoviệc nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việcphòng chống sách giả sách lậu là yêu cầu cấp bách hiện nay đối với sự phát triểnlành mạnh của hoạt động xuất bản hiện nay
Trang 15Bên cạnh những kết quả của luận văn, tác giả nhận thấy còn một số nội dungcần được tiếp tục nghiên cứu Đây cũng là nội dung nghiên cứu của tác giả trongthời gian tới Các nội dung đó bao gồm:
- Thứ nhất, đi sâu vào nghiên cứu mô hình và phương thức hoạt động củamột số NXB cụ thể Ví dụ nhóm NXB thuộc các trường đại học
- Thứ hai, nghiên cứu sâu về QLNN đối với hoạt động xã hội hóa lĩnh vựcxuất bản, góp phần đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực này trong khi vẫn đảm bảo yêucầu của QLNN trong tình hình mới
5 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo nội dungcủa Luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý Nhà nước đối với hoạt động
xuất bản
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Phân tích thực trạng về quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất
bản tại Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên
Chương 4: Một số giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động
xuất bản và khả năng thực thi của Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên
Trang 16Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN 1.1 Cơ sở lý luận về quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất bản
1.1.1 Khái niệm
1.1.1.1 Khái niệm Xuất bản
Hiện nay, ở Việt Nam xuất bản đã phát triển và đạt trình độ mới Các nhàxuất bản lo việc tổ chức, hoàn thiện bản thảo, đưa in Các nhà in lo việc tiếp nhậncông nghệ hiện đại nhằm đem lại nhu cầu tác giả có những sản phẩm chất lượng và
số lượng Còn phát hành là cầu nối đưa những tác phẩm đến tay người sử dụng,thông qua việc thỏa thuận
Vậy xuất bản là gì?
Theo nghĩa rộng, xuất bản là hoạt động bao gồm các lĩnh vực xuất bản, in vàphát hành Hoạt động xuất bản là quá trình tổ chức các nguồn lực xã hội trong việcsáng tạo tác phẩm, in nhân bản các tác phẩm, phổ biến đến nhiều người nhằm đạthiệu quả kinh tế, chính trị và xã hội
Theo nghĩa hẹp, xuất bản là quá trình tổ chức việc sáng tạo, tác động và quátrình sáng tạo của tác giả để có bản thảo, xử lý và hoàn thiện bản thảo, bản mẫu, inthành các xuất bản phẩm nhằm phục vụ nhiều người
Hoạt động xuất bản được nghiên cứu trong luận này được hiểu theo nghĩahẹp.[19]
1.1.1.2 Khái niệm hoạt động xuất bản
Hoạt động xuất bản là hoạt động thuộc lĩnh vực văn hóa, tư tưởng thôngqua việc sản xuất, phổ biến những xuất bản phẩm bao gồm những tác phẩm về:chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật; giớithiệu những di sản văn hoá dân tộc, tinh hoa văn hoá thế giới; nâng cao dân trí,đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân, mở rộng giao lưu văn hoá vớicác nước, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hộichủ nghĩa [12]
Trang 17Trong nền kinh tế thị trường, xuất bản là một hoạt động thuộc lĩnh vực vănhóa tư tưởng nhưng vẫn chịu sự chi phối mạnh mẽ của các qui luật kinh tế Đó là
một hoạt động kinh doanh đặc thù Việc sản xuất kinh doanh XBP phải tuân thủ
nghiêm ngặt các qui luật kinh tế khách quan như cung - cầu, giá trị và cạnh tranh.Hoạt động xuất bản cũng phải hướng tới lợi nhuận và lợi nhuận cũng trở thành độnglực, mục tiêu của sản xuất kinh doanh Hiệu quả kinh tế là cơ sở, phương tiện đểhoạt động xuất bản đạt được mục tiêu xã hội to lớn
1.1.1.3 Đặc trưng của hoạt động xuất bản
* Kinh doanh loại hàng hoá đặc thù
XBP là một loại hàng hóa nhưng là hàng hóa đặc biệt có những đặc điểmriêng mà hàng hóa thông thường không có XBP là hàng hóa bởi nó có đầy đủ haithuộc tính giá trị và giá trị sử dụng Để có được một XBP phải trải qua một quá trìnhlao động với nhiều công đoạn sản xuất khác nhau: sáng tác, in ấn xuất bản và pháthành Tất cả những công đoạn đó đã hình thành nên giá trị của XBP trên thị trường.Giá trị này được thể hiện thông qua giá cả Ở Việt Nam, giá cả XBP cao hay thấpphụ thuộc không chỉ bởi giá trị của chúng hay qui luật của thị trường mà còn phụthuộc chủ yếu vào chính sách, định hướng của Đảng, Nhà nước trong mỗi giai đoạnnhất định Mỗi một loại XBP cụ thể chứa đựng một nội dung tri thức nhất định nhằmđáp ứng nhu cầu của một hoặc vài nhóm đối tượng khách hàng nhất định Đó là giátrị sử dụng của XBP
XBP là loại hàng hóa đặc biệt, nó cũng mang những yếu tố vật chất, cũng cónguồn gốc từ các ngành sản xuất vật chất, cũng có thể cân đo, đong, đếm được.Song giá trị chủ yếu trong loại hàng hóa này không phải là giá trị vật chất mà lànhững giá trị tinh thần tư tưởng Giá trị tinh thần này được kết tinh từ lao động lâudài, gian khổ và đầy tính sáng tạo của tác giả và những người tham gia làm ra cuốnsách, phổ biến chúng trên thị trường Giá trị vật chất của XBP chỉ là bỏ bao bọc bềngoài, là phương tiện để chuyển tải giá trị tinh thần tư tưởng cốt lõi bên trong
So với các loại hàng hóa khác, giá trị sử dụng của nó thường lớn hơn rấtnhiều giá trị Giá trị sử dụng của XBP có tính lâu bền, có sự lan tỏa trong không gian
và theo thời gian Muốn khẳng định giá trị của một cuốn sách cần phải có đủ thờigian để người sử dụng thẩm định và phát huy những giá trị đó vào các hoạt độngthực tiễn
Trang 18Việc định giá cho một đơn vị hàng hóa XBP trên thị trường cũng là một việclàm rất khó, rất đặc biệt đối với các NXB và các cơ sở kinh doanh Trên thị trường
có những cuốn sách bán chạy tiêu thụ nhanh với số lượng lớn, song chưa chắc đã làcuốn sách có giá trị cao về mặt khoa học, nghệ thuật hoặc tư tưởng Cũng có nhữngcuốn sách được thẩm định là có giá trị đích thực về mặt này, mặt kia và thực sự làloại sách rất cần để phục vụ cho nhiều lĩnh vực của cuộc sống xã hội song lại rấtkhó tiêu thụ và là loại cần phải trợ giá Như vậy, thị hiếu bạn đọc và nhu cầu thịtrường không thể là tiêu chí cao nhất để đánh giá giá trị của XBP
Trên thực tế, mỗi một loại XBP chỉ có thể phù hợp với một vài nhóm đốitượng khách hàng nhất định Để có nhu cầu về XBP ng ười ta phải trải qua mộtquá trình nhận thức nhất định Trình độ nhận thức và học vấn càng cao thì nhucầu về XBP càng lớn và ngược lại Vì vậy có một hiện thực là: khách hàng sửdụng XBP ở mỗi khu vực, tỉnh thành, mỗi vùng lãnh thổ, mỗi quốc gia có những
sự khác biệt Ở các thành phố lớn - nơi tập trung dân cư trình độ dân trí cao thìnhu cầu về XBP rất cao, đa dạng và phong phú Ở nông thôn, miền núi, vùngsâu, vùng xa đời sống kinh tế nghèo nàn, trình độ dân trí thấp nên nhu cầu vềXBP thấp và bị xếp vào nhu cầu thứ yếu
XBP là hàng hóa đặc biệt nhằm thỏa mãn nhu cầu văn hóa tinh thần và trítuệ Vì thế nó tác động mạnh mẽ đến tâm tư tình cảm con người và góp phần tíchcực vào việc hình thành nhân cách con người XBP có ý nghĩa giáo dục rất lớnđối với xã hội
* Thực hiện chức năng chính trị tư tưởng
Mục tiêu lâu dài của hoạt động xuất bản hướng tới là nhằm đạt tới hiệu quả
xã hội Bên cạnh mảng sách thuần túy kinh doanh đáp ứng nhu cầu của khách hàng,của thị trường theo định hướng của nhà nước, hoạt động này còn phải hoàn thànhtrọng trách lớn trong việc sản xuất và phổ biến một khối lượng lớn xuất bản phẩmtheo chương trình XBP tài trợ của Chính Phủ đến mọi miền của đất nước Trên thực
tế, nhà nước đã quan tâm đặc biệt đến lĩnh vực này và có sự đầu tư tài trợ thíchđáng Những chương trình sách tài trợ trị giá hàng tỷ đồng cho các đối tượng chínhsách, vùng sâu, vùng xa, miền núi hải đảo hàng năm vẫn thường xuyên được tổ
Trang 19chức Trong đó có sự đóng góp công sức và tiền của rất lớn của đông đảo các thànhphần, lực lượng NXB và đơn vị phát hành sách tham gia Hàng triệu bản sách cácloại thuộc nhiều lĩnh vực tri thức khác nhau của đời sống xã hội đã nhanh chóngđược phổ biến sâu rộng trong xã hội Bằng nhiều hình thức, kênh chuyền tải khácnhau, các XBP được đưa đến khách hàng, các thư viện, trường học, các điểm vănhóa cơ sở (thông qua câu lạc bộ, nhà văn hóa của tổ, thôn, xóm ) đáp ứng nhu cầuđọc cho công chúng, nâng cao dân trí và đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.
* Thực hiện chức năng kinh doanh
Xuất bản đồng thời cũng là một hoạt động kinh tế Hoạt động đó gồm bakhâu xuất bản - in ấn - phát hành Mục tiêu của hoạt động xuất bản nhằm hướngtới đáp ứng nhu cầu của người sử dụng XBP trong xã hội Quá trình vận động liêntục và xuyên suốt giữa các khâu sáng tác - tổ chức bản thảo (biên tập, chế bản vitính, giấy phép ) - in ấn - phát hành đến khách hàng đã tạo nên một chu trìnhkinh tế khép kín sản xuất - lưu thông - tiêu dùng Đó là một quá trình kinh tế màcác NXB, các cơ sở kinh doanh đầu tư các nguồn lực sẵn có để thực hiện việc sảnxuất ra các XBP và sử dụng các hình thức, biện pháp nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụhàng hóa xuất bản phẩm trên thị trường Quá trình chuyển giao giá trị XBP trênthị trường diễn ra khi các NXB, các cơ sở kinh doanh và người mua có thể chấpnhận các thương lượng của nhau về giá cả, sản phẩm và dịch vụ mua bán hànghóa Trong đó, các NXB và các cơ sở kinh doanh thu được một khoản tiền khôngnhững bù đắp được tất cả những chi phí đã bỏ ra mà còn có thêm lợi nhuận để tiếptục tái đầu tư tiếp theo Khách hàng mua được hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu đọccủa bản thân và khai thác tối đa giá trị sử dụng của XBP Trong nền kinh tế thịtrường, hoạt động xuất bản chịu sự chi phối mạnh mẽ của các qui luật kinh tế.Việc xuất bản các XBP trên thị trường phải tuân thủ nghiêm ngặt các q ui luật cung
- cầu, giá trị và cạnh tranh Hoạt động xuất bản cũng phải hướng tới lợi nhuận vàlợi nhuận cũng trở thành động lực, mục tiêu của sản xuất kinh doanh Bởi hiệu quảkinh tế chính là nền tảng vững chắc để duy trì sự tồn tại và phát triển của hoạ tđộng xuất bản Đồng thời, hiệu quả kinh tế cũng là cơ sở để hoạt động xuất bảnđạt được hiệu quả xã hội to lớn
Trang 20Như vậy, ở nước ta, xuất bản là một hoạt động đặc thù - hoạt động kinh tếtrong lĩnh vực văn hóa tư tưởng Hoạt động sản xuất kinh doanh loại hàng hóa đặcbiệt nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần cho xã hội theo định hướng của Đảng
và Nhà nước; Hoạt động xuất bản phải vận hành trong nền kinh tế thị trường vàtuân thủ các qui luật kinh tế, lấy hiệu quả kinh doanh làm mục tiêu trước mắt nhằmthực hiện tốt chiến lược lâu dài là hiệu quả xã hội
1.1.1.4 Khái niệm cơ chế quản lý
Nhà nước với vai trò quản lý vĩ mô nền kinh tế thông qua các công cụ phápluật, kế hoạch hóa và công cụ kinh tế tài chính nhằm định hướng và chỉ đạo sự pháttriển của toàn bộ nền kinh tế - xã hội; tạo môi trường kinh tế và khuôn khổ pháp lýcho hoạt động sản xuất kinh doanh, phát huy mặt tích cực, khống chế những tácđộng tiêu cực, khắc phục những hạn chế vốn có của cơ chế thị trường tạo hành lang
và môi trường phát triển kinh tế bền vững
Quá trình quản lý kinh tế là quá trình chủ thể quản lý nhận thức và vận dụngcác qui luật khách quan vào điều kiện cụ thể của nền kinh tế, từ đó đưa ra các quiđịnh, sử dụng các cách thức và phương tiện nhằm định hướng, kích thích, kiểm tra,giám sát các đối tượng quản lý để đạt mục tiêu Hệ thống các qui định, cách thức vàphương tiện quản lý được xây dựng và sử dụng trong quá trình quản lý chính là cơchế quản lý kinh tế
Cơ chế quản lý kinh tế là sản phẩm chủ quan của chủ thể quản lý, nhưng lạixuất phát từ cơ sở khách quan đó là hệ thống các qui luật kinh tế, thực tiễn kinh tế
xã hội của đất nước trong từng thời kỳ nhất định Mỗi một thời kỳ kinh tế khác nhautương ứng với một cơ chế quản lý kinh tế nhất định
Các qui định mà chủ thể quản lý kinh tế đưa ra chính là các văn bản về phápluật kinh tế Đây là công cụ để chủ thể định hướng, ràng buộc, điều tiết các hoạtđộng kinh tế từ phạm vi vĩ mô nền kinh tế đến các hoạt động vi mô của các đơn vịdoanh nghiệp Các cách thức và phương tiện quản lý được chủ thể sử dụng chính là
kế hoạch, chính sách kinh tế, chế độ hạch toán kinh tế … nhằm hướng dẫn, điềutiết, kiểm tra giám sát và kích thích các đối tượng quản lý trong nền kinh tế hoạtđộng có hiệu quả hướng tới mục tiêu đã xác định
Trang 211.1.1.5 Cơ chế quản lý hoạt động xuất bản
Xuất bản là hoạt động kinh tế trong lĩnh vực văn hóa tư tưởng, từ cách hiểu
về cơ chế quản lý kinh tế trên đây, cho thấy cơ chế quản lý hoạt động xuất bản cũngkhông nằm ngoài sự vận động trên, cơ chế này được hiểu như sau: “Cơ chế quản lýhoạt động xuất bản là tổng thể các văn bản pháp luật, các phương thức và biệnpháp, các phương tiện quản lý do Nhà nước đề ra nhằm định hướng, điều tiết kíchthích, kiểm tra giám sát các chủ thể kinh tế tham gia hoạt động xuất bản để đạt được
mục tiêu quản lý”.[26]
Phương tiện và biện pháp quản lý: Nhà nước sử dụng trong quản lý hoạtđộng xuất bản bao gồm kế hoạch hóa, chính sách kinh tế, chế độ hạch toán, thôngtin kinh tế … Trong quá trình quản lý, Nhà nước không chỉ sử dụng công cụ phápluật để điều tiết hoạt động xuất bản trong cơ chế thị trường, tạo điều kiện cho cơ chếthị trường phát huy tác dụng Trong cả những trường hợp nền kinh tế nói chung, thịtrường XBP nói riêng có sự biến động lớn do các tác động khách quan, Nhà nướcvừa sử dụng cơ chế tự điều tiết của cơ chế thị trường theo các qui luật kinh tế kháchquan như cung cầu, giá trị và cạnh tranh và sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước thôngqua các công cụ luật pháp, và kinh tế tài chính khác của các hình thức kinh tế, lậplại trật tự cho các hoạt động xuất bản theo yêu cầu của các qui luật kinh tế kháchquan Ngoài ra, Nhà nước còn kiểm soát hoạt động xuất bản theo cơ chế thị trườngbằng chế độ hạch toán kinh tế, cung cấp thông tin thị trường …Đồng thời Nhà nước
sử dụng các biện pháp quản lý để quản lý thống nhất hoạt động xuất bản trên toànquốc như biện pháp hành chính, kinh tế và tâm lý giáo dục
1.1.1.6 Chức năng cơ chế quản lý hoạt động xuất bản
Trong quá trình quản lý của Nhà nước, chức năng cơ chế quản lý hoạt độngxuất bản thể hiện ở các mặt sau:
- Định hướng sự phát triển xuất bản: Nghĩa là cơ chế quản lý hoạt động xuấtbản góp phần xác định con đường và hướng sự vận động của sự nghiệp xuất bảnnhằm đạt đến một mục tiêu căn cứ vào đặc điểm kinh tế, xã hội của đất nước trongtừng thời kỳ nhất định Điều này sẽ tạo cho các NXB, các đơn vị in và phát hành dự
Trang 22đoán được sự biến đổi của thị trường, nhu cầu của xã hội, từ đó nắm lấy cơ hộitrong sản xuất kinh doanh cũng như lường trước những bất lợi, hạn chế những bấtlợi có thể xẩy ra trong cơ chế thị trường, khắc phục ngành phát triển tự phát khôngphù hợp với lợi ích xã hội, với mục tiêu quản lý đẩy mạnh những ngành mũi nhọn,xây dựng chế tài quản lý phù hợp cho những lĩnh vực, khâu trọng yếu then chốttrong toàn bộ hệ thống xuất bản.
- Điều tiết kích thích hoạt động xuất bản: Nhà nước sử dụng quyền năng chiphối của mình lên các hành vi kinh tế của các chủ thể tham gia hoạt động xuất bản,ngăn chặn các tác động tiêu cực đến quá trình hoạt động xuất bản, ràng buộc chúngphải tuân thủ các quy tắc hoạt động xuất bản đã định sẵn nhằm bảo đảm sự pháttriển bình thường của chúng
- Kiểm tra, giám sát hoạt động xuất bản: Nhà nước xem xét, đánh giá tìnhtrạng tốt xấu của các hoạt động xuất bản Theo dõi, xét xem sự hoạt động xuất bảnđược thực thi đúng hoặc sai đối với các quy định của pháp luật Kiểm tra, giám sáthoạt động xuất bản là một chức năng quản lý của Nhà nước Công tác này phảiđược thực thi thường xuyên và nghiêm túc
Mục tiêu quản lý bao gồm mục tiêu trước mắt và lâu dài Mục tiêu trước mắtnhằm đạt tới là tạo ra môi trường kinh doanh hấp dẫn, hành lang pháp lý an toàn,bình ổn thị trường và sức mạnh tăng trưởng kinh tế của các lực lượng SXKD Mụctiêu lâu dài nhằm đạt tới là mục tiêu kinh tế cho các tổ chức, doanh nghiệp, tăngtrưởng ngân sách quốc gia, thỏa mãn nhu cầu văn hóa tinh thần lành mạnh cho xãhội, nâng cao dân trí và năng lực thẩm mỹ cho công chúng xã hội
1.1.1.7 Khái niệm quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất bản
Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, con người muốn tồn tại vàphát triển đều phải nhờ vào sự hỗ trợ của một tổ chức, tổ chức vi mô hay vĩ mô hơntầm quốc gia, quốc tế chịu một sự quản lý nào đó
Để hiểu về khái niệm QLNN, chúng ta đi từ khái niệm quản lý Quản lý là sựtác động có mục đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý Quản lý xuất hiệnbất kỳ nơi nào có hoạt động chung của con người
Trang 23Nói đến QLNN đối với hoạt động xuất bản là nói đến hoạt động của bộ máynhà nước nhằm đảm bảo hoạt động xuất bản được ổn định và phù hợp với xu thếphát triển xã hội Với vai trò là trung tâm trong hệ thống chính trị, Nhà nước đạidiện cho cho nhân dân, đảm bảo công dân được thực hiện các quyền cơ bản củamình, trong đó quyền tự do ngôn luận Nhà nước có trách nhiệm điều tiết để đảmbảo hoạt động xuất bản phát triển đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân, đónggóp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Qua khái quát trên, QLNN đối với hoạt động xuất bản là sự tác động củaNhà nước lên các NXB, cơ sở in và phát hành thông qua quá trình xây dựng chiếnlược, chính sách pháp luật; tổ chức, chỉ đạo; kiểm soát hoạt động xuất bản, tạo ramôi trường thuận lợi nhất sao cho hoạt động xuất bản phát triển đúng định hướng,góp phần nâng cao dân trí, có hiệu quả cao một cách bền vững trong điều kiện biếnđộng của môi trường trong nước và quốc tế.[19]
1.1.2 Mục tiêu và vai trò của quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất bản
tổ chức thực hiện chúng trong thực tế bằng các hoạt động chuyên môn Mặt khác,các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ các quy định của pháp luật đó thôngqua các hoạt động thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo các hành vi viphạm pháp luật trong hoạt động xuất bản
Việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ mới, đặc biệt là tin học đã dẫnđến sự phát triển nhảy vọt trong ngành in và xuất bản với sự đa dạng của loại hìnhxuất bản phẩm, nhiều quan hệ xã hội mới được hình thành trong hoạt động xuất
Trang 24bản Sách xấu xuất hiện và lưu hành tràn lan trên thị trường, tình trạng thương mạihóa đã trở thành xu thế trong hoạt động xuất bản, gây tác hại không nhỏ tới nhậnthức, tư tưởng, tình cảm và đời sống tinh thần của nhân dân Trong khi đó, các cơquan nhà nước liên quan buông lỏng quản lý, thiếu những biện pháp hữu hiệu đểngăn chặn và lập lại trật tự Để thể chế hóa các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhànước đối với hoạt động xuất bản thể hiện trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốclần thứ IX, Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền vănhóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Nghị quyết TW 9 (khóa XI) về xâydựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bềnvững đất nước, Chỉ thị 22 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới và tăng cường sựlãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạtđộng xuất bản phát triển đúng định hướng chính trị của Đảng, pháp luật của Nhànước, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác quản lý xuất bản và chất lượng xuất bảnphẩm Bên cạnh đó, trong xu thế giao lưu và hội nhập quốc tế hiện nay, việc giaolưu văn hóa giữa các quốc gia, các dân tộc là rất cần thiết.
Triển khai thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng trong QLNN đối vớihoạt động xuất bản có vai trò rất quan trọng, làm tiền đề để thực hiện các vai tròkhác trong hoạt động QLNN đối với hoạt động xuất bản Vai trò này không đượcthực hiện tốt thì hoạt động QLNN đối với hoạt động xuất bản cũng không thể triểnkhai tốt các vai trò khác Để quản lý hoạt động xuất bản có hiệu quả, trước hết cácchủ trương, chính sách phải phản ánh được những đòi hỏi của thực tiễn khách quan,của xu thế phát triển
Thứ hai, góp phần nâng cao dân trí và đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.
Chuyển sang nền kinh tế thị trường, hoạt động xuất bản đã khởi sắc và cómột diện mạo mới, phục vụ tốt đời sống tinh thần của nhân dân với những xuất bảnphẩm phong phú về nội dung và hình thức Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế thịtrường đã thúc ép các chủ thể xuất bản chỉ chú ý tới các xuất bản phẩm có khả năngthanh toán, đẩy hoạt động xuất bản tìm kiếm các khả năng thanh toán có lợi nhuậncao, không lường đến hậu quả chính trị, xã hội có thể xảy ra Quản lý nhà nước đối
Trang 25với hoạt động xuất bản là phải hạn chế đến mức tối đa các hoạt động xuất bản chạytheo lợi nhuận kinh tế đơn thuần, đặc biệt là phải ngăn chặn xu hướng thương mạihóa hoạt động xuất bản Nếu chúng ta quản lý tốt hoạt động xuất bản, ngăn chặnđược xu hướng thương mại hóa sẽ bảo vệ được lợi ích của người tiêu dùng xuất bảnphẩm Họ được hưởng thụ các xuất bản phẩm có chất lượng cao trong nội dung vàhình thức Như vậy, pháp luật phải quy định cụ thể, rõ ràng các tiêu chuẩn về nộidung kỹ thuật, mỹ thuật của xuất bản phẩm Riêng nội dung, phải có những điềukhoản cấm đoán nhằm ngăn chặn những xuất bản phẩm độc hại, không có lợi vềkinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội
Thứ ba, bảo vệ lợi ích hợp pháp của những người sáng tạo ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học.
Hoạt động sáng tạo ra các sản phẩm văn hóa tinh thần được xã hội xếp vàoloại lao động đặc biệt Các quốc gia trên thế giới đều coi các sản phẩm của trí tuệ
là tài sản Vì vậy, các tác giả được bảo hộ quyền sở hữu Berne là công ước quốc
tế đầu tiên về quyền tác giả, dưới sự điều hành của Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thếgiới (WIPO) ra đời từ năm 1886 (là tổ chức của Liên hợp quốc từ 1974) để bảo vệquyền tác giả thuộc hơn 100 nước thành viên Ngày 7 tháng 6 năm 2004, Chủ tịchnước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã có Quyết định số 332/2004/QĐ -CTN về việc Việt Nam tham gia Công ước Berne, trở thành quốc gia thứ 156 thamgia Công ước và Công ước này có hiệu lực thi hành đối với Việt Nam từ ngày26/10/2004 Ở Việt Nam, pháp luật là phương tiện bảo vệ lợi ích hợp pháp củanhững người bằng lao động của mình đã sáng tạo ra tác phẩm Các quy định vềquyền của người sáng tạo, người quản lý và các nghĩa vụ tương ứng phát sinh từcác quyền đó, cùng với các quy định về cơ chế đảm bảo thực hiện, là cơ sở pháp
lý cho việc bảo hộ quyền sở hữu tác phẩm Các tác giả được Nhà nước tạo phươngtiện để đấu tranh bảo vệ lợi ích chính đáng của mình Cá c tranh chấp về quyền tácgiả, các hành vi xâm hại lợi ích vật chất và tinh thần của tác giả được xét xử tạiTòa án dân sự Như vậy, thông qua việc bảo hộ quyền tác giả, Nhà nước tiếp tụckhuyến khích năng lực sáng tạo của văn nghệ sĩ, trí thức để có nhiều sản phẩm vănhóa tinh thần có giá trị phục vụ xã hội
Trang 26Thứ tư, nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động xuất bản.
Xuất bản phải trở thành một ngành kinh tế tri thức mũi nhọn như các ngànhcông nghiệp không khói khác
* Vai trò:
Thứ nhất, QLNN về hoạt động xuất bản là tiền đề tạo dựng môi trường tự do sáng tác, đem lại sự bình đẳng cho các chủ thể trong hoạt động xuất bản.
Với đặc trưng của lao động sáng tạo nói chung, đặc biệt là lao động sáng tạo
ra tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học nói riêng thì nhu cầu về tự do sáng tạo,bình đẳng trong việc công bố và phổ biến tác phẩm là một đòi hỏi khách quan Vìvậy, tự do và bình đẳng trong hoạt động sáng tạo, công bố và phổ biến tác phẩm là
tự do trong khuôn khổ pháp luật Ở đó, các chủ thể tham gia hoạt động xuất bản sẽđược làm tất cả những gì pháp luật cho phép pháp luật cũng ấn định những gì đượcphép làm, đối với các cơ quan Nhà nước, nhằm ngăn chặn các hành vi lạm dụng,xâm hại đến quyền tự do, bình đẳng Đồng thời với các quyền, pháp luật còn đề racác nghĩa vụ tương ứng cho các chủ thể hoạt động sáng tạo và quản lý
Thứ hai, QLNN về hoạt động xuất bản là bảo vệ lợi ích hợp pháp của những người sáng tạo ra tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học.
Hoạt động sáng tạo ra các giá trị tinh thần, sản phẩm văn hoá tinh thần, được
xã hội đánh giá cao và xếp loại lao động đặc biệt Ở Việt Nam, pháp luật là phươngtiện tạo lập môi trường tự do và bình đẳng cho hoạt động sáng tạo, công bố và phổbiến tác phẩm, đồng thời pháp luật là phương tiện bảo vệ lợi ích hợp pháp củanhững người bằng lao động của mình đã sáng tạo ra tác phẩm Các quy định vềquyền của người sáng tạo, người quản lý và các nghĩa vụ tương ứng phát sinh từ cácquyền đó, cùng với các quy định về cơ chế đảm bảo thực hiện, là cơ sở pháp lý choviệc bảo hộ quyền sở hữu tác phẩm Các tác giả được Nhà nước tạo phương tiện đểđấu tranh bảo vệ lợi ích chính đáng của mình Các tranh chấp về quyền tác giả, cáchành vi xâm hại lợi ích vật chất và tinh thần của tác giả được tài phán tại toà án dân
sự Như vậy, thông qua việc bảo hộ quyền tác giả, Nhà nước tiếp tục khuyến khíchnăng lực sáng tạo của văn nghệ sĩ, trí thức để có nhiều sản phẩm văn hoá tinh thần
có giá trị phục vụ xã hội
Trang 27Thứ ba, QLNN về hoạt động xuất bản chống thương mại hóa xuất bản, bảo
vệ lợi ích người tiêu dùng.
Chuyển sang nền kinh tế thị trường, hoạt động xuất bản đã khởi sắc và cómột diện mạo mới, phục vụ tốt đời sống tinh thần của nhân dân với những xuất bảnphẩm phong phú về nội dung và hình thức Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế thịtrường đã thúc ép các chủ thể xuất bản chỉ chú ý tới các xuất bản phẩm có khả năngthanh toán có lợi nhuận cao, không lường đến hậu quả chính trị, xã hội có thể xảy
ra Quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất bản phải hạn chế đến mức tối đa cáchoạt động xuất bản chạy theo lợi nhuận kinh tế đơn thuần, đặc biệt phải ngăn chặn
xu hướng thương mại hóa hoạt động xuất bản
Thứ tư, QLNN về hoạt động xuất bản góp phần giữ vững ổn định chính trị và trật tự xã hội trong quá trình phát triển đất nước.
Hoạt động xuất bản là lĩnh vực rất nhạy cảm về mặt chính trị, xã hội làphương tiện lợi hại trong cuộc đấu tranh giai cấp Trong nền kinh tế thị trường hiệnnay, việc đảm bảo nội dung xuất bản phẩm lành mạnh, phù hợp với pháp luật, phùhợp với truyền thống văn hóa Việt Nam là rất cần thiết Các sản phẩm văn hóa, xuấtbản phẩm nói riêng là hàng hóa công cộng, được mọi tầng lớp nhân dân tiêu dùng,
nó tác động trực tiếp đến ý thức, tình cảm, suy nghĩ của từng người dân Vì vậy,bằng những xuất bản phẩm của mình, hoạt động xuất bản chuyền tải tới công chúng
về việc xây dựng một xã hội tương lai với bộ máy chính quyền vững mạnh, xã hộicông bằng dân chủ, văn minh Như vậy, hoạt động xuất bản đã góp phần ổn địnhchính trị và trật tự xã hội trong quá trình phát triển đất nước
1.1.3 Nội dung của quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất bản
Quản lý nhà nước đối với xuất bản là thể hiện quyền lực của nhà nước tronglĩnh vực này Nội dung của quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản bao gồmrất nhiều nội dung cụ thể trong quản lý từng khâu hoạt động xuất bản và các cấpquản lý nhà nước khác nhau Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản
được xác định trên các cơ sở khoa học sau: Thứ nhất, có nhiều cách tiếp cận quản
lý, trong phạm vi nghiên cứu của luận án này, tác giả chọn cách tiếp cận theo quy
trình quản lý để nghiên cứu các nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất
bản Thứ hai, hoạt động xuất bản không phải là hoạt động kinh tế kỹ thuật đơn
Trang 28thuần, nó vừa thuộc lĩnh vực kinh tế, vừa thuộc lĩnh vực văn hóa tư tưởng Do vậy,nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản có những đặc thù nhất địnhnhưng không nằm ngoài các nguyên tắc quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực kinh
tế xã hội khác Thứ ba, nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản phải
nhằm thực hiện mục tiêu của quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này Từ những căn
cứ trên, tác giả xác định nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản baogồm:
1.1.3.1 Hoạch định chính sách, quy định và quy trình quản lý đối với hoạt động xuất bản
Trong hệ thống công cụ quản lý, kế hoạch là một công cụ chủ yếu và đóngvai trò quan trọng, bởi nó hỗ trợ cho tổ chức sử dụng một cách có hiệu quả cácnguồn lực hạn chế và đối phó với tính không chắc chắn của môi trường [27] Chiếnlược hoạt động xuất bản là một loại kế hoạch đặc biệt quan trọng và có quy mô lớn,xác định các mục tiêu tổng thể và các giải pháp cơ bản và dài hạn của Nhà nước đốivới hoạt động xuất bản Đó là việc xác định sứ mệnh, tầm nhìn chiến lược, chiếnlược, quy hoạch, chính sách phát triển hoạt động xuất bản dựa trên phân tích cơ hội,thách thức từ môi trường, phân tích điểm mạnh, điểm yếu của hoạt động xuất bản.Việc xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển hoạt động xuất bản phải phù hợp vớiđịnh hướng của Đảng đối với hoạt động này, phản ánh ý đồ, mục tiêu của Nhà nước
và kế hoạch hành động dài hạn để đạt mục tiêu của Nhà nước đối với hoạt động xuấtbản
Nếu chiến lược là vạch ra các đường nét hướng đạo cho sự phát triển trongthời gian dài thì quy hoạch thể hiện tầm nhìn, sự bố trí chiến lược theo không gian
và thời gian nhằm bảo đảm hiệu lực, hiệu quả cao và phát triển bền vững Trên thực
tế, quy hoạch là sự cụ thể hóa chiến lược cả về mục tiêu và giải pháp Quy hoạchcũng như chiến lược, xét cho cùng vẫn là định hướng, là luận chứng về tính tấtyếu, hợp lý cho sự phát triển và tổ chức không gian kinh tế xã hội dài hạn dựa trên
sự bố trí hợp lý, bền vững kết cấu hạ tầng vật chất, kỹ thuật phù hợp với nhữngđiều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái,v.v Chiến lược, quyhoạch phát triển hoạt động xuất bản phải bao gồm các nội dung sau:
Trang 29- Hoạch định chiến lược phát triển hoạt động xuất bản:
Đây là nội dung quan trọng hàng đầu của quản lý nhà nước vì Nhà nước làngười đại diện cho lợi ích công cộng của xã hội, của toàn thể nhân dân và dân tộc.Tác động của quản lý Nhà nước là tác động ở tầm vĩ mô, trên phạm vi toàn xã hội.Chỉ có Nhà nước mới nắm được tình hình chung về kinh tế, chính trị, văn hóa củađất nước, nắm được nhu cầu và tiềm năng phát triển của các lĩnh vực
Do vậy, hoạch định chiến lược sự nghiệp hoạt động xuất bản để đảm bảo sựphát triển cân đối, nhịp nhàng của nó với kinh tế, chính trị và các lĩnh vực văn hóakhác là trách nhiệm và nội dung của quản lý nhà nước Chiến lược phát triển hoạtđộng xuất bản được xác định thông qua việc xây dựng các dự án quy hoạch, kếhoạch phát triển của ngành như: các dự án xây dựng cơ cấu tổ chức tổng thể củangành (chủ yếu là lực lượng xuất bản chuyên nghiệp); dự án phát triển cơ cấu cácloại sách nhằm đáp ứng các yêu cầu xây dựng phát triển kinh tế - xã hội của đấtnước trong từng giai đoạn Tổ chức mạng lưới xuất bản phải đảm bảo sự phát triểncân đối giữa xuất bản, in, phát hành, giữa hoạt động xuất bản với trình độ phát triểnkinh tế và văn hóa, giữa các vùng miền của đất nước, giữa phục vụ nhiệm vụ chínhtrị với việc xây dựng phát triển nền văn hóa dân tộc… Dự án phát triển các cơ cấuloại sách phải xây dựng trên cơ sở chiến lược phát triển văn hóa tinh thần của Đảng,đảm bảo cho hoạt động xuất bản phát triển đúng định hướng trên cơ sở tuân thủ cácquy luật kinh tế - văn hóa Xây dựng quy hoạch phát triển mạng lưới xuất bản hợp
lý còn phải bảo đảm tránh được sự chồng chéo giữa Trung ương và địa phương, sựmất cân đối giữa các khu vực, trong hoạt động xuất bản Ngoài ra, chiến lược pháttriển hoạt động xuất bản còn bao hàm cả việc xây dựng và chỉ đạo quy hoạch đàotạo và bồi dưỡng cán bộ của ngành, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện hợp tácquốc tế về xuất bản
- Mục tiêu của hoạt động xuất bản:
Trên cơ sở quan điểm lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động xuất bản, cầnxác định mục tiêu chiến lược của hoạt động xuất bản là gì? Khi xác định được mụctiêu thì xác định cụ thể điểm mốc cần đạt tới trong từng khoảng thời gian nhất định
Trang 30Mục tiêu chiến lược của hoạt động xuất bản phải phản ánh được các bước phát triểncủa hoạt động xuất bản Mục đích của việc xác định mục tiêu là chuyển hóa các kếhoạch chiến lược phát triển hoạt động xuất bản thành các kết quả mong muốn củahoạt động xuất bản có thể định lượng, đo lường được.
- Các giải pháp để thực hiện mục tiêu:
Chiến lược, quy hoạch phát triển hoạt động xuất bản phải đề ra các giải phápdài hạn để thực hiện mục tiêu đã xác định Giải pháp phải nêu rõ các nhiệm vụ cụthể và hành động thiết thực để thực hiện chiến lược, khi nào và ai là người chịutrách nhiệm thực hiện Kế hoạch hành động nhằm tổ chức thực thi chiến lược cần cótính khả thi trong điều kiện giới hạn về thời gian và nguồn lực
1.1.3.2 Xây dựng chính sách, quy định và quy trình quản lý đối với hoạt động xuất bả
- Quan điểm lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động xuất bản:
Ngày 10/10/1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 122/SL thành lậpNhà In quốc gia với nhiệm vụ thống nhất tổ chức và quản lý nhà in Chính phủ; điềuchỉnh và đảm bảo việc in sách báo, tài liệu của chính phủ và các đoàn thể nhân dân;phổ biến lưu thông sách báo tài liệu trong nhân dân, giúp đỡ và hướng dẫn việc in
và phát hành sách của các nhà xuất bản
Sắc lệnh 122/SL đánh dấu bước phát triển mới của ngành Xuất bản, In vàPhát hành sách cách mạng nước ta, thành lập cơ quan quản lý 3 khâu xuất bản - in -phát hành sách Từ đó, ngày 10/10 hàng năm trở thành Ngày truyền thống củangành Xuất bản - In và Phát hành sách Và kể từ ngày đó dưới sự lãnh đạo trực tiếpcủa Đảng cũng ban hành nhiều văn bản chỉ đạo hoạt động xuất bản như : Chỉ thị172-CT/TW ngày 23/11/1959, Chỉ thị 08-CT/TW ngày 31/2/1992, Chỉ thị 22-CT/TW ngày 17/10/1997 Đây đều là những văn bản quan trọng định hướng chotừng giai đoạn phát triển của ngành xuất bản trong tiến trình đổi mới Tuy nhiên,các chỉ thị, nghị quyết của Đảng thường gộp cả hai lĩnh vực báo chí - xuất bản (xuấtbản gồm ba lĩnh vực: xuất bản - in - phát hành) và nội dung các văn bản vẫn dànhriêng cho báo chí là chính Vì vậy chưa thật sự làm rõ được những đặc điểm riêng,tính đặc thù và chưa thật sát với thực tiễn của hoạt động xuất bản
Trang 31Ngày 25/8/2004, Chỉ thị số 42-CT/TW của Ban Bí thư về Nâng cao chấtlượng toàn diện của hoạt động xuất bản đã được ban hành, là chỉ thị đầu tiên củaBan Bí thư Trung ương ban hành, chỉ đạo một cách sâu sắc, toàn diện về công tácxuất bản, thể hiện sự quan tâm của Đảng đối với công tác xuất bản, trong đó khẳngđịnh một số quan điểm rất rõ ràng như sau:
+ Sự nghiệp xuất bản là một lĩnh vực hoạt động tư tưởng sắc bén của Đảng,Nhà nước và nhân dân, là một bộ phận quan trọng của nền văn hóa Việt Nam tiêntiến, đậm đà bản sắc dân tộc
+ Hoạt động xuất bản có nhiệm vụ tích lũy và truyền bá các giá trị tinh thần,góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa, xây dựng nền tảng tư tưởng, thế giớiquan, nhân sinh quan cách mạng và khoa học của xã hội; xây dựng đạo đức, lốisống và phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam; góp phần đào tạo nhânlực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành xã hội học tập
+ Hoạt động xuất bản phải chăm lo bảo vệ, khẳng định và phát huy các giátrị văn hóa dân tộc, đồng thời mở rộng giao lưu văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóanhân loại và đấu tranh không khoan nhượng với các quan điểm sai trái, lạc hậu
Đó là những quan điểm cơ bản nhất và cũng là định hướng chiến lược củaĐảng về phát triển ngành xuất bản Việt Nam trong bối cảnh đất nước thực hiệncông nghiệp hóa - hiện đại hóa và chủ động tích cực hội nhập quốc tế Các cơ quanchỉ đạo, quản lý, chủ quản, lãnh đạo các nhà xuất bản, cơ sở in và phát hành XBPcần quán triệt và thực hiện hai định hướng lớn của Đảng về hoạt động xuất bản,phải nhận thức đầy đủ vai trò và bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ lớn:
+ Tuyên truyền, bảo vệ, phát huy và góp phần khẳng định chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng cho toàn xã hội và tham gia phổbiến, đưa đường lối, quan điểm, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước vàođời sống xã hội
-+ Bảo đảm và không ngừng nâng cao tính tư tưởng, tính khoa học, chấtlượng giáo dục, văn hóa và sự đa dạng, hấp dẫn của XBP, đáp ứng dầy đủ các nhucầu ngày càng cao về XBP của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, của cáclĩnh vực trọng yếu của đời sống và của con người Việt Nam trong thời kỳ mới Xâydựng một cơ cấu sách hợp lý, phát triển toàn diện
Trang 32+ Trực tiếp tham gia xây dựng và phát triển nền tảng tri thức của dân tộc,nâng cao trình độ dân trí, xây dựng nguồn nhân lực và nhân tài, góp phần xây dựng
cả nước thành một xã hội học tập
+ Khẳng định, biểu dương cái mới, nhân tố mới, bản sắc và tinh hoa văn hóadân tộc, góp phần xây dựng nhân cách con người Việt Nam thời kỳ mới, đấu tranhvới các quan điểm sai trái, thù địch, phản động, chống tham nhũng, tham ô, lãngphí, sự xuống cấp về lối sống, đạo đức, các thói hư, tật xấu, tệ nạn xã hội…
+ Phát triển cả về quy mô, năng lực, tiềm lực, hiện đại hóa mô hình, chuyênnghiệp hóa và xã hội hóa hoạt động xuất bản, xây dựng ngành xuất bản thành ngànhkinh tế - công nghệ phát triển toàn diện và vững chắc
- Quy định xây dựng pháp luật xuất bản:
Xuất bản phẩm là sản phẩm của hoạt động xuất bản, có thuộc tính riêng và
có vai trò đặc biệt trong đời sống xã hội Vì vậy, pháp luật về xuất bản phải có quyphạm phù hợp để điều chỉnh, phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt trái, cũng nhưngăn ngừa sự độc hại từ nội dung của xuất bản phẩm
Thứ nhất, các quy định chung về xuất bản, gồm:
+ Khái niệm về xuất bản phẩm cần được định nghĩa rõ ràng Trong đó phảichứa đựng các đặc trưng cơ bản, là thuộc tính của xuất bản phẩm Việc làm này có
ý nghĩa đặc biệt, nhằm phân biệt xuất bản phẩm với một số loại hình gần gũi vớixuất bản như báo chí, điện ảnh, video, truyền hình Mặt khác, sự chuẩn xác trong kỹthuật lập pháp, đảm bảo cho quá trình hoạt động hành chính và tư pháp đạt hiệu quảcao trong việc thi hành pháp luật
+ Các chính sách của Nhà nước đối với hoạt động xuất bản gồm các quyđịnh về chính sách bảo đảm quyền phổ biến tác phẩm và bảo hộ quyền tác giả,chính sách phát triển sự nghiệp xuất bản Các quy định nà y được ghi nhậntrong Luật Xuất bản 2012 và một số văn bản hướng dẫn chi tiết và thi hànhLuật Xuất bản
Trang 33Thứ hai, các quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân, tổ chức đối với
hoạt động xuất bản, gồm:
+ Quyền phổ biến tác phẩm và quyền tác giả bao gồm các quyền của chủ thểtham gia quan hệ quyền tác giả với hai nhóm quyền cơ bản là quyền nhân thân vàquyền tài sản
+ Quyền phê bình XBP, quyền khiếu nại, tố cáo của công dân và tổ chứckhi xuất bản phẩm có nội dung sai sự thật, vu khống, xúc phạm danh dự, nhânphẩm và làm thiệt hại lợi ích của mình Các hành vi bị cấm trong hoạt độngxuất bản Đi cùng với các nhóm quyền trên là các nghĩa vụ Các quy định vềquyền và nghĩa vụ này chủ yếu được ghi nhận trong Hiến pháp, Luật Xuất bản,
Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự, Luật sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫnthực hiện các luật này
Thứ ba, các quy định về tổ chức và hoạt động xuất bản, gồm:
+ Điều kiện thành lập và hoạt động của nhà xuất bản, cơ sở in và phát hànhXBP gồm các quy định về đối tượng và điều kiện thành lập, thủ tục thành lập nhàxuất bản, cơ sở in và phát hành XBP; điều kiện hoạt động của NXB, điều kiện nhận
in XBP, cơ sở in và phát hành XBP, điều kiện được xuất nhập khẩu XBP, tổ chứccác hoạt động triển lãm, hội chợ và hợp tác với nước ngoài về phát hành XBP, điềukiện đặt văn phòng đại diện NXB nước ngoài tại Việt Nam
+ Quyền và nghĩa vụ của NXB, cơ sở in, cơ sở phát hành XBP gồm các quyđịnh về quyền và nghĩa vụ của NXB, của Giám đốc, tổng biên tập, biên tập viênNXB; quyền và nghĩa vụ của cơ sở in XBP, in gia công cho nước ngoài; quyền hạn
và nghĩa vụ của cơ sở phát hành XBP trong nhập khẩu XBP, tổ chức triển lãm, hộichợ và hợp tác với nước ngoài; quyền và nghĩa vụ của văn phòng đại diện NXBnước ngoài tại Việt Nam
Thứ tư, các quy định về sở hữu, mô hình tổ chức hoạt động và loại hình sản
xuất và quy định về thuế
Trang 34+ Kinh doanh của xuất bản, gồm: Là một ngành sản xuất - kinh doanhhoạt động trong nền kinh tế thị trường, để khai thác các nguồn lực xã hội, giảiphóng sức sản xuất, việc xác định rõ các hình thức sở hữu, mô hình tổ chức,quản lý, loại hình sản xuất.
+ Kinh doanh thích hợp là cần thiết để vừa giữ gìn ổn định chính trị vừa bảođảm sự phát triển của xuất bản Song bởi mỗi lĩnh vực trong hoạt động xuất bản cóđặc thù riêng, có tính chất và vai trò khác nhau nên pháp luật xuất bản cần xác định
rõ trách nhiệm pháp lý của chủ sở hữu, cơ chế đảm bảo quyền sở hữu và hạn chếquyền sở hữu, mô hình tổ chức, quản lý và loại hình sản xuất, kinh doanh cần thiếttrong mỗi lĩnh vực với những sự khác biệt Việc xác định đó được thực hiện thôngqua các quy định về:
+ Phạm vi và mức độ tham gia của các loại chủ thể hoạt động xuất bản trêntừng lĩnh vực xuất bản
+ Mô hình tổ chức, loại hình sản xuất kinh doanh và cơ chế quản lý của Nhànước đối với từng mô hình, loại hình trên các lĩnh vực của hoạt động xuất bản Cácquy định này được ghi nhận trong Hiến pháp, Luật Xuất bản, Luật doanh nghiệp vàcác văn bản pháp luật hành chính và một số văn bản dưới luật điều chỉnh tổ chức vàhoạt động của doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp có thu
+ Thuế vừa là nguồn thu bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, vừa là
công cụ để Nhà nước thực hiện điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế Đối với hoạtđộng xuất bản, do đặc thù vừa là hoạt động văn hóa - tư tưởng, vừa là hoạt động sảnxuất - kinh doanh nên Nhà nước đặt ra những chính sách thuế phù hợp, bao gồm cácloại thuế như: thuế đăng ký kinh doanh, thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp,thuế xuất nhập khẩu xuất bản phẩm và các sản phẩm phục vụ hoạt động xuất bản…
Trang 35XUẤT BẢN NHẤT THỜI CỦA CÁC CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG
XUẤT BẢN CHUYÊN NGHIỆP CỦA
ĐỊA PHƯƠNG
BỘ TTTTCỤC XBIPH
CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ
UBND TỈNH
SỞ TTTT
BẢO VỆ VĂN HÓA CÁC CƠ QUAN KẾ HOẠCHTÀI CHÍNH, NGÂN HÀNG
Sơ đồ 1.1 Mô hình tác động quản lý trong hoạt động xuất bản
Nguồn: [25]
Hệ thống tổ chức hoạt động xuất bản rất phức tạp, ngoài hệ thống tổ chứcquản lý của Bộ TT&TT, các Bộ ngành liên quan, Sở Thông tin và Truyền thông thì
cơ quan quản lý nhà nước còn có sự chỉ đạo quản lý của các cơ quan chủ quản
Về mặt quản lý, ai xin phép hoạt động, người đó chịu trách nhiệm trước phápluật về hoạt động của mình Vì vậy các quan hệ quản lý ở đây xuất phát từ hai bộphận chủ thể khác nhau Hoạt động quản lý cũng được phân ra làm hai dạng: quản lýcủa cơ quan quản lý nhà nước và quản lý của cơ quan chủ quản với các đơn vị trựcthuộc
Trang 36bản Các nội dung quy định bao gồm:
+ Các hành vi vi phạm và chế tài liên quan đến xử lý vi phạm
+ Thủ tục giải quyết tranh chấp, xét xử và hỗ trợ xét xử các hành vi vi phạmpháp luật trong hoạt động xuất bản Các quy định này được ghi nhận trong Bộ luậthình sự, Bộ luật dân sự, các Bộ luật tố tụng và một số văn bản hướng dẫn của các
cơ quan tư pháp
- Phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt độngxuất bản:
Ngoài một Bộ quản lý chuyên ngành chịu trách nhiệm quản lý hoạt độngxuất bản, sẽ có nhiều cơ quan nhà nước khác có liên quan đến hoạt động xuất bảnnhư: các cơ quan bảo vệ pháp luật (quản lý thị trường, công an, viện kiểm sát, tòaán); một số bộ chuyên ngành khác như: Bộ Tài chính, Bộ Văn hóa thông tin, ; các
cơ quan nhà nước ở địa phương Nếu không có sự thống nhất, phối hợp hành độnggiữa các cơ quan này thì sẽ không thể quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bảnmột các hiệu lực và hiệu quả Nếu các cơ quan bảo vệ pháp luật không giải quyếtcông bằng và nghiêm minh các hành vi sản xuất và buôn bán sách giả, sách lậu thìchắc chắn hoạt động xuất bản sẽ không thể phát triển được, các NXB sẽ không dámđầu tư vào các bản thảo có giá trị, các công ty phát hành sách không thể cạnh tranhđược với các cửa hàng nhỏ lẻ bán sách giả, sách lậu
1.1.3.4 Kiểm soát hoạt động xuất bản
Kiểm soát toàn bộ hoạt động xuất bản nhằm duy trì trật tự, kỷ cương theoluật định
- Bộ Thông tin và Truyền thông:
Bộ TT&TT là Bộ quản lý chuyên ngành, thay mặt Chính phủ thực hiện chứcnăng quản lý nhà nước đối với toàn bộ hoạt động xuất bản chuyên nghiệp và nhấtthời trong toàn quốc Để giúp Bộ trưởng thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước
có Cục Xuất bản, In và Phát hành của Bộ Cục Xuất bản, In và Phát hành là cơ quan
Trang 37theo nguyên tắc kết hợp giữa quản lý theo ngành và quản lý theo vùng lãnh thổ.
Chức năng kiểm soát hoạt động xuất bản của Bộ TT&TT thể hiện ở nhữngnội dung chính sau:
+ Kiểm tra, giám sát việc thực hiện tôn chỉ mục đích của các NXB theo quyđịnh của giấp phép hoạt động
+ Kiểm tra việc chấp hành pháp luật, các thủ tục, thể lệ chế độ chính sáchtrong hoạt động xuất bản
+ Kiểm tra việc thực hiện quy trình hoạt động xuất bản
+ Kiểm tra hoạt động nghiệp vụ của các NXB và các Sở TT&TT
- Bộ Giáo dục và Đào tạo:
Chức năng quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và đào tạo tới hoạt động xuấtbản gần tương đồng với Bộ TT&TT trong việc quản lý và xử lý các vi phạm tronghoạt động xuất bản Một số NXB cũng chịu sự quản lý của Bộ GD&ĐT như: NXBĐại học Quốc gia Hà Nội, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Đại học Sưphạm…Và NXB ĐHTN cũng nằm trong số NXB trực thuộc ĐHTN nhằm tổ chứcxuất bản, phát hành sách giáo trình, sách chuyên khảo, sách tham khảo, các tài liệu
có giá trị khoa học, đáp ứng mục tiêu đào tạo, nghiên cứu khoa học chất lượng caocủa Đại học Thái Nguyên
- Chức năng quản lý của cơ quan chủ quản
Cơ quan chủ quản của hoạt động xuất bản là cơ quan đứng tên xin phép tiếnhành hoạt động xuất bản Dù là xuất bản chuyên nghiệp hay nhất thời đều phải domột tổ chức, một cơ quan hay một cá nhân nhất định đứng ra xin phép hoạt động.Đối với xuất bản chuyên nghiệp chỉ có các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức ở Trungương và các Tỉnh uỷ, uỷ ban nhân dân tỉnh mới có đủ tư cách đứng ra xin phép thànhlập NXB
Cơ quan chủ quản có những chức năng sau đây:
+ Bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 13 của Luật Xuất bản
+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với chức danh lãnh đạo nhà xuấtbản quy định tại Điều 17 của Luật Xuất bản sau khi có văn bản chấp thuận của
Bộ TT&TT
Trang 38NXB; giám sát NXB thực hiện đúng giấy phép thành lập NXB.
+ Thanh tra, kiểm tra hoạt động của NXB theo thẩm quyền
+ Chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật của NXB trong hoạt động
XB theo nhiệm vụ, quyền hạn của mình
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất bản
Thứ nhất, các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý
- Quan điểm, đường lối lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động xuất bản Ở
Việt Nam, Đảng Cộng sản là Đảng cầm quyền, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước
Do vậy, cũng như các hoạt động khác, hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạtđộng xuất bản chịu sự ảnh hưởng trực tiếp bởi chủ trương, đường lối của Đản g đốivới hoạt động này
- Nhận thức của lãnh đạo các cấp về hoạt động xuất bản đóng vai trò quan
trọng, quyết định đến định hướng phát triển của hoạt động xuất bản Nếu lãnh đạocác cấp nhận thức đúng đắn về hoạt động xuất bản, coi hoạt động xuất bản là hoạtđộng văn hóa tư tưởng thì sẽ ủng hộ và tạo điều kiện vật chất, tinh thần cho hoạtđộng này phát triển Ngược lại, nếu lãnh đạo các cấp, đặc biệt là cơ quan chủ quảnNXB coi NXB đơn thuần là đơn vị kinh doanh sách thì sẽ buông lỏng, thậm chí bỏrơi NXB, buộc NXB phải tự thân vận động, tự lo kinh doanh đảm bảo có lãi, đónggóp trở lại cho cơ quan chủ quản Lúc đó hoạt động xuất bản sẽ rất dễ bị xa rời địnhhướng, mục tiêu chính trị, tư tưởng ban đầu
- Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản: đội ngũ cán
bộ quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượngcủa hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản Trình độ chuyên mônnghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước ảnh hưởng trực tiếp đến hiệulực, hiệu quả của quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản Số lượng cán bộquản lý cũng phải đủ đáp ứng các chức năng, nhiệm vụ được giao
Trang 39hiệu lực của quản lý nhà nước Nếu tình trạng tham nhũng xảy ra tại các cơ quanquản lý nhà nước, nó sẽ xảy ra hiện tượng không công bằng giữa các chủ thể củahoạt động xuất bản, tạo ra môi trường kinh doanh không lành mạnh, các NXB, cơ
sở in và phát hành chân chính sẽ không được bảo vệ, hiện tượng sách lậu hoànhhành, không được ngăn chặn sẽ làm xói mòn niềm tin của các nhà đầu tư và cácNXB, cơ sở in và phát hành
Thứ hai, các yếu tố thuộc về đối tượng quản lý
Năng lực của các đơn vị xuất bản là yếu tố thuộc về bản thân các NXB, cơ sở
in và phát hành, đối tượng bị quản lý, tuy nhiên nó ảnh hưởng trở lại đối với quản lýnhà nước Năng lực của các NXB, cơ sở in và phát hành tư nhân bao gồm tiềm lực
về vốn, nhân lực, uy tín, thương hiệu, văn hóa doanh nghiệp… Năng lực đó càngcao thì công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản càng có nhiều cơ hộithành công hơn NXB là đơn vị trực tiếp làm sách hoặc biên tập, thẩm định lần cuốinội dung bản thảo đã được đối tác liên kết biên tập sơ bộ Do vậy trình độ nhân lựcNXB đóng vai trò quyết định đến chất lượng sách xuất bản và hiệu lực của quản lýnhà nước Bên cạnh đó, sự phát triển các NXB, cơ sở in và phát hành tư nhân ngàycàng rõ nét, đặc biệt trong các khâu khai thác bản thảo, liên hệ bản quyền Nhân lựctại các khu vực này ngày càng lớn mạnh đòi hỏi sự chuyên nghiệp hơn của quản lýnhà nước đối với các đối tượng này
Thứ ba, các yếu tố về môi trường kinh tế - văn hóa - xã hội
- Sự phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế có những bước phát triển mới, hội
nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới, đời sống của nhân dân ngày một nângcao, nhu cầu đọc sách ngày càng cao và đa dạng hơn đòi hỏi quy mô hoạt động xuấtbản phải tăng lên để đáp ứng nhu cầu đó Quy hoạch, kế hoạch phát triển hoạt độngxuất bản phải phù hợp với kế hoạch phát triển nói chung của nền kinh tế quốc dân.Quy mô xuất bản bao gồm hệ thống các NXB, tổng số bản sách, cơ cấu chủng loạisách, giá sách phải phù hợp với quy mô và tốc độ phát triển của nền kinh tế Hộinhập kinh tế đòi hỏi chúng ta phải chơi chung với luật chơi của các nước đặc biệt
Trang 40giả, đặc biệt đối với các tác giả và tác phẩm nước ngoài.
- Sự phát triển của khoa học công nghệ trong đó đặc biệt là công nghệ in ấn
và công nghệ thông tin ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất bản cũng như côngtác quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản Công nghệ in ấn hiện nay chophép quá trình nhân bản xuất bản phẩm hết sức thuận lợi và nhanh chóng Theo đó,công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động in ngày càng phức tạp Đối với hoạtđộng xuất bản, xuất bản điện tử là một phương thức xuất bản mới và trở thành tháchthức mới đối với quản lý nhà nước Một cá nhân, sau vài thao tác đơn giản trên máytính, hoàn toàn có thể ngay lập tức công bố tác phẩm của mình trên mạng mà khôngcần thông qua bất kỳ NXB nào, mọi người đều có thể tiếp cận và đọc được tácphẩm ngay lập tức Nếu đó là tác phẩm có hại, Nhà nước cần phải có biện pháp xử
lý để giảm thiểu cũng như ngăn chặn tác phẩm độc hại đó đến với độc giả Sử dụngcác biện pháp kỹ thuật cũng như nâng cao nhận thức của người đọc là yêu cầu đặt rađối với quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản hiện nay
- Môi trường văn hóa xã hội ảnh hưởng đến hoạt động xuất bản bao gồm:trình độ dân trí, truyền thống văn hóa, tâm lý, thái độ tôn trọng pháp luật của độcgiả và các đơn vị làm sách Trình độ dân trí càng cao, nhu cầu đọc sách càng lớn vàngược lại Văn hóa đọc là một trong những biểu hiện văn hóa của xã hội cần phảiđược khuyến khích Đất nước có nền văn hóa đọc tốt, mọi thế hệ đều quan tâm đếnsách sẽ góp phần kích thích hoạt động xuất bản phát triển Tuy nhiên, văn hóa đọccao nhưng phải có hiểu biết và tôn trọng pháp luật liên quan đến quyền tác giả sách.Nếu như độc giả chỉ quan tâm đến sách mà không quan tâm đến quyền và lợi íchhợp pháp của tác giả sách cũng như của các đơn vị làm sách thì tác giả cũng nhưcác đơn vị làm sách cũng không thể tiếp tục phục vụ bạn đọc được [19]
Thứ tư, tác động của sản phẩm nghe - nhìn đối với hoạt động xuất bản:
Trong sự phát triển tích hợp và hội tụ về công nghệ thông tin-truyền thông, tất yếu
sẽ ra đời các loại hình, sản phẩm và phương thức xuất bản mới so với ấn phẩm in vàphát hành theo phương thức truyền thống Dự báo từ 5 đến 7 năm tới, sự phát triển