1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh đắk lắk

107 107 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 1,6 MB

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu cuối cùng của đề tài là thông qua áp dụng khungphân tích hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh, rút ra các kết luận cần thiết để trên cơ sở đó đề x

Trang 1

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

Đà Nẵng – Năm 2018

I

Trang 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

Mã số: 60.34.02.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Lâm Chí Dũng

Đà Nẵng – Năm 2018

I

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tôi Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng

và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.

Tác giả

Lê Thanh Tùng

Trang 4

MỤC LỤC

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 4

6 Kết cấu luận văn 5

7 Tổng quan tình hình nghiên cứu 5

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH VÀ KHUNG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NHTM 10

1.1 CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 10

1.1.1 Tín dụng Ngân hàng 10

1.1.2 Tổng quan về cho vay cá nhân kinh doanh 13

1.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NHTM 21

1.2.1 Nhóm nhân tố nội tại ngân hàng 21

1.2.2 Nhóm nhân tố bên ngoài ngân hàng 25

1.3 KHUNG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NHTM 28

1.3.1 Mục tiêu phân tích hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh của NHTM 28

1.3.2 Nội dung phân tích hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh của NHTM 28

1.3.3 Tiêu chí sử dụng trong phân tích 29

Trang 5

1.3.4 Phương pháp phân tích 33

Kết luận chương 1 33

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐẮK LẮK 34

2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CN ĐẮK LẮK 34

2.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển 34

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của BIDV Đắk Lắk 37

2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý 37

2.1.4 Khái quát về kết quả hoạt động chủ yếu của BIDV Dak Lak trong thời gian qua 39

2.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CN ĐẮK LẮK (GIAI ĐOẠN 2015 – 2017) 41

2.2.1 Bối cảnh chung của hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh của BIDV Đắk Lắk trong những năm qua 41

2.2.2 Phân tích các hoạt động Chi nhánh đã thực hiện trong cho vay cá nhân kinh doanh thời gian qua 43

2.2.3 Phân tích kết quả của hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại BIDV Đắk Lắk 49

2.2.4 Những kết quả đạt được 57

2.2.5 Những hạn chế trong hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh 58

Kết luận chương 2 62

CHƯƠNG 3 KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐẮK LẮK 63

Trang 6

3.1 CĂN CỨ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ 63

3.1.1 Định hướng chung của BIDV trong thời gian tới 63

3.1.2 Bối cảnh thị trường 65

3.1.3 Định hướng chung của BIDV Đắk Lắk trong thời gian tới 66

3.2 KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI BIDV ĐẮK LẮK 67

3.2.1 Khuyến nghị với BIDV Đắk Lắk 67

3.2.2 Khuyến nghị với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt nam 83

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 85

KẾT LUẬN 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (BẢN SAO)

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

2.1 Tình hình huy động vốn giai đoạn 2015 - 2017 39

2.4 Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch dư nợ cho vay cá

2.5 Số lượng khách hàng và dư nợ bình quân /KH 51

2.6 Cơ cấu dư nợ cho vay cá nhân kinh doanh theo kỳ

Trang 8

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Số hiệu

Trang 9

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BIDV Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu Tư và Phát

Triển Việt NamTMCP Thương mại cổ phần

BIDV Đắk Lắk Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu Tư và Phát

Triển Việt Nam – Chi nhánh Đắk LắkNHTM Ngân hàng thương mại

CNKD Cá nhân kinh doanh

KHTC Kế hoạch tài chính

Trang 10

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sau cuộc đại khủng hoảng kinh tế năm 2008, hệ thống các ngân hàngtrên thế giới đã có sự dịch chuyển trong định hướng kinh doanh, chú trọngđến bán lẻ hơn, các ngân hàng đầu tư đơn thuần đã chuyển hướng sang môhình ngân hàng thương mai Ở Việt Nam, sau giai đoạn 2010-2011 với tốc độtăng trưởng “nóng” về tín dụng, hệ thống ngân hàng đã phát sinh nhiều nợxấu, nhiều khoản vay mất vốn hàng trăm tỷ, một số ngân hàng đã bị liệt vàodanh sách ngân hàng yếu kém Vì vậy, để chia sẻ rủi ro, tránh “để hết trứngvào một rổ”, các ngân hàng trong nước đã chú trọng hơn vào đối tượng cáckhách hàng là cá nhân đơn lẻ

Cùng với xu hướng chung đó, Ngân hàng TMCP Đầu Tư Và Phát TriểnViệt Nam (BIDV), tiền thân là Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Namsau khi chuyển đổi mô hình sang ngân hàng TMCP đã rất chú trọng phânkhúc khách hàng bán lẻ nói chung và khách hàng cá nhân nói riêng, tỷ lệ lợinhuận từ hoạt động cho vay cá nhân luôn ở mức cao Với định hướng củamình, BIDV luôn cung cấp các sản phẩm dịch vụ phong phú phục vụ đốitượng khách hàng cá nhân, đặc biệt là các sản phẩm về cho vay Vì vậy,BIDV đã được Tạp chí The Asian Banker bầu chọn là Ngân hàng bán lẻ tốtnhất Việt Nam ba năm liên tiếp 2015, 2016, 2017

Tuy nhiên, không chỉ có sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng trongnước, mà với xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, các Ngân hàng

có uy tín và tên tuổi lớn trên thế giới như HSBC, ANZ, CT bank đã có hiệndiện tại Việt Nam và đã tham gia vào cuộc tranh giành thị phần khách hàng cánhân tại Việt Nam

Là một chi nhánh có lịch sử hình thành trên 40 năm (1977-2018) Ngânhàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh Đắk Lắk (BIDVĐắk Lắk) cũng tuân theo xu hướng chung của hệ thống Ngân hàng Việt Nam

và định hướng của BIDV, từ năm 2012 đến nay BIDV Đắk Lắk đã có sự dịch

Trang 11

chuyển rõ rệt trong tỷ trọng dư nợ của mình, tập trung chủ yếu vào đối tượngkhách hàng cá nhân, mà trong đó quy mô lớn và mang lại lợi nhuận cao nhất

đó là đối tượng cá nhân kinh doanh

Tuy đã đạt được những kết quả tích cực trong thời gian qua nhưng hoạtđộng cho vay cá nhân kinh doanh vẫn còn tồn tại những hạn chế cần khắcphục nhằm làm cho hoạt động này ngày càng hoàn thiện, đạt được các mụctiêu mà ngân hàng đã hoạch định

Mặt khác, từ tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy việc lựa chọn đềtài của học viên đáp ứng nhu cầu nghiên cứu về các khoảng trống nghiên cứuđang tồn tại Mặt khác, tại BIDV – Chi nhánh Đắk Lắk trong khoảng thờigian 3 năm trở lại đây vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đã công bốtrùng lặp với đề tài mà học viên lựa chọn Xuất phát từ những lý do nói trên,

học viên chọn đề tài “Phân tích hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại

Ngân hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam – Chi Nhánh Đắk Lắk” làm luận văn tốt nghiệp cao học của mình.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu cuối cùng của đề tài là thông qua áp dụng khungphân tích hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh, rút ra các kết luận cần thiết

để trên cơ sở đó đề xuất các khuyến nghị có căn cứ khoa học và thực tiễnnhằm hoàn thiện hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng TMCPĐầu Tư Và Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh Đắk Lắk, theo định hướng vềchiến lược kinh doanh và các mục tiêu đã hoạch định

Để hoàn thành được mục tiêu nghiên cứu đó, đề tài phải giải quyết cáccâu hỏi nghiên cứu sau đây:

- Đặc điểm cho vay cá nhân kinh doanh là gì? Nội dung khung lý luậnphân tích hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh như thế nào?

- Kết quả và tình hình diễn biến của hoạt động cho vay cá nhân kinhdoanh tại BIDV Đắk Lắk thời gian qua ra sao? Những thành công đạt được?

Trang 12

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Thực tiễn hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng TMCPĐầu Tư Và Phát Triển Việt Nam - Chi nhánh Đắk Lắk

Về đối tượng nghiên cứu cụ thể:

+ Phòng Khách hàng cá nhân và các Phòng giao dịch trực thuộc, PhòngQuản trị tín dụng

+ Khách hàng cá nhân kinh doanh vay vốn tại BIDV Đắk Lắk

+ Các cán bộ quản lý khách hàng phụ trách cho vay đối tượng kháchhàng cá nhân kinh doanh tại BIDV Đắk Lắk

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung:

Đề tài xác định phạm vi nghiên cứu là hoạt động cho vay khách hàng

cá nhân kinh doanh theo tính thần của các quy định pháp lý mới

- Về không gian: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về thực tiễn hoạt độngcho vay cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển ViệtNam - Chi nhánh Đắk Lắk

- Về thời gian: các dữ liệu được sử dụng để phân tích, đánh giá thựctrạng hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh chỉ tập trung trong giai đoạn 3năm từ năm 2015 - 2017 Các khuyến nghị được đề xuất cho giai đoạn từ năm

2018 đến năm 2020

4 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đó là:

Trang 13

a Để hệ thống hóa và bổ sung, phát triển cơ sở lý luận, đề tài sử dụngcác phương pháp phân tích và tổng hợp, diễn dịch và quy nạp, so sánh, đốichiếu, khái quát hóa và hệ thống hóa Các phương pháp này cũng được vậndụng trong phân tích thực trạng và xây dựng các khuyến nghị

b Phương pháp quan sát, tham vấn ý kiến

Quan sát thực tế quá trình hoạt động của các bộ phận và nhân viên liênquan đến quá trình hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh

Đống thời tham vấn ý kiến của các cán bộ phụ trách về các kết luậnphân tích

c Phương pháp thống kê

Các phương pháp thống kê được sử dụng bao gồm : số bình quân, sốtương đối, phân tích sự biến động theo thời gian; phân tích kết quả hoạt độngcho vay cá nhân kinh doanh của BIDV Đắk Lắk trong thời gian qua để phântích thực trạng hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh của BIDV Đắk Lắktrong thời gian qua

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

5.1 Về mặt học thuật

Đề tài đã góp phần hệ thống hóa và phân tích làm rõ các vấn đề lý luận

về hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh Với cách tiếp cận này,đề tài cũng

đã có những bổ sung cần thiết về cơ sở lý luận

Các phân tích thực trạng về cho vay cá nhân kinh doanh cũng như các

đề xuất khuyến nghị áp dụng tại một Chi nhánh Ngân hàng có tính đặc thù(hoạt động tại Vùng Tây Nguyên) cũng sẽ là trường hợp nghiên cứu điển hình

về phương diện học thuật

5.2 Về thực tiễn

Đề tài sẽ có những phân tích thực trạng cũng như đề xuất các khuyếnnghị có cơ sở khoa học và thực tiễn phù hợp với bối cảnh cụ thể của Ngânhàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh Đắk Lắk Các

Trang 14

khuyến nghị này nếu được áp dụng sẽ góp phần hoàn thiện hoạt động cho vay

cá nhân kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Chi nhánh Đắk Lắk

-Mặt khác, các khuyến nghị đề xuất cũng có thể được các Chi nhánh cócùng điều kiện tương tự tham khảo

6 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được bố cục thành ba chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về cho vay cá nhân kinh doanh và khung lýluận về phân tích hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh của NHTM

- Chương 2: Phân tích hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại Ngânhàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam - Chi nhánh Đắk Lắk

- Chương 3: Khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay cá nhânkinh doanh tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam - Chinhánh Đắk Lắk

7 Tổng quan tình hình nghiên cứu

7.1 Các bài báo khoa học

(1) Tô Ngọc Hưng và Nguyễn Đức Trung, “Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả tín dụng đối với hộ gia đình nông thôn: Từ lý thuyết đến thực tiễn tại Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng số 21 - 2017.

Bài báo xây dựng khung lý thuyết về hệ thống tiêu chí đánh giá hiệuquả tín dụng đối với hộ gia đình nông thôn Qua đó, thu thập dữ liệu, vậndụng hệ tiêu chí đó để đánh giá thực trạng hiệu quả tín dụng hộ gia đình nôngthon ở ba khía cạnh: tính kinh tế; hiệu suất; hiệu quả

Dữ liệu được thu thập tại 8 tỉnh, thành phố của Việt Nam ở cả ba miềnBắc, Trung, Nam từ tháng 2 đến tháng 6/2016

Bài báo cũng cho thấy kết quả phân tích ở các điểm cơ bản sau:

- Mức cấp tín dụng hiện tại chưa bảo đảm nhu cầu vốn của các hộ giađình

Trang 15

- Hiệu quả tài trợ kênh tín dụng chính thức cao hơn kênh tín dụng phichính thức

- Quy mô tín dụng và mức tiếp cận tín dụng ngày càng tăng

- Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn và theo khu vực địa lý là khá hợp lý

- Các hổ trợ kỹ thuật đi kèm là nền tảng quan trọng tạo nên sự khác biệttrong thành công của hoạt động cấp tín dụng hộ gia đình

(2) Lê Thị Tuấn Nghĩa, Phạm Đức Anh “Đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình nông thôn và một số khuyến nghị”, Tạp chí

Ngân hàng số 1 và 2 năm 2017

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu định lượng về ảnh hưởng của cácnhân tố đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ gia đình tạivùng nông thôn

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấycác nhân tố như: trình độ họcvấn; thu nhập; tình trạng sở hữu đất ở và đặc trưng vùng, miền có tác động rõnét đến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ nông thôn

(3) Bùi Đức Giang (2017), “Bàn về chủ thể giao kết hợp đồng tài chính theo quy định mới”, Tạp chí Ngân hàng, số 22

Một trong các điều kiện để một hợp đồng có hiệu lực là chủ thể hợpđồng phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp vớihợp đồng được xác lập Các quy định pháp luật về việc xác định chủ thể giaokết hợp đồng vẫn còn chưa thực sự rõ ràng và vẫn đặt ra không ít khó khăntrong thực tế, bao gồm cả trong quan hệ tín dụng Bài viết tập trung phân tíchcách tiếp cận của Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015 (Bộ luậtdân sự) và một số văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành liên quanđến vấn đề này

Bài báo này phân tích một số vấn đề đặt ra sau Thông tư NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về

Trang 16

hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đốivới khách hàng quy định khách hàng vay vốn tại tổ chức tín dụng là phápnhân, cá nhân Theo đó, tác giả phân tích một số điểm cần được làm rõ thêm,đặc biệt là vấn đề Doanh nghiệp tư nhân tham gia giao kết hợp đồng tín dụngnhư thế nào?

Các tạp chí: Kinh tế phát triển, Phát triển Kinh tế, Khoa học và Côngnghệ, Khoa học kinh tế, trong 3 năm từ 2015 đến 2017 không tìm thấy bàiviết liên quan trực tiếp đến đến đề tài nghiên cứu

7.2 Các đề tài luận văn thạc sỹ bảo vệ tại Đại học Đà Nẵng trong 3 năm gần đây

Trước thời điểm có Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 củaNgân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chứctín dụng, phần lớn các đề tài luận văn thạc sỹ đều đề cập đến hoạt động chovay hộ kinh doanh bởi vì hộ kinh doanh là một chủ thể vay vốn và chiếm tỷtrọng lớn

(1) Phan thị Bích Phượng (2015), “Mở rộng cho vay hộ kinh doanh tại NHTMCP Đại chúng Việt Nam – CN Bình Định”, Luận văn Thạc sỹ, Đại học

Đà Nẵng

Cách tiếp cận của đề tài là đề xuất các giải pháp nhằm tăng quy mô chovay hộ kinh doanh của một Chi nhánh Mặt khác, phạm vi nghiên cứu củaLuận văn có một điểm đáng chú ý là nghiên cứu ở một ngân hàng thương mại

cổ phần

Phù hợp với cách tiếp cận đó, luận văn xem mục tiêu mở rộng hoạtđộng cho vay hộ kinh doanh là một mục tiêu mặc định và trên cơ sở phân tíchthực trạng, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm đạt mục tiêu đó song songvới việc hạn chế rủi ro tín dụng

(2) Huỳnh Thị Thanh Thuỷ (2016) “Kiểm soát rủi ro tín dụng trong

Trang 17

(3) Phạm Gia Nam (2016), “Phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt nam – Chi nhánh Kontum”, Luận

văn Thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng

Chủ đề và cách tiếp cận của luận văn hoàn toàn phù hợp với chủ đề vàphạm vi nghiên cứu mà học viên lựa chọn Vì vậy, học viên có thể kế thừađược nhiều điểm của luận văn này

Trong chương 1, luận văn đã xây dựng khung lý luận về phân tích hoạtđộng cho vay hộ kinh doanh và dựa trên khung lý luận đó, trong chương 2,luận văn đã tiến hành phân tích thực trạng hoạt động cho vay Trong chương

3 căn cứ chủ yếu trên kết quả phân tích,, luận văn đề xuất một số giaỉ phápnhằm mục tiêu chủ yếu là khắc phục một số vấn đề mà quá trình phân tích đãrút ra được

(4) Vũ Ngọc Anh (2017), “Phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh

tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Buôn Hồ”, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng

Luận văn này có cách tiếp cận và chủ đề nghiên cứu tương tự nhưngthời điểm gần hơn với thời điểm hiện tại Mặt khác, phạm vi nghiên cứu của

Trang 18

tác giả là ở một Chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT trên địa bànĐắk Lắk, cùng địa bàn nghiên cứu của học viên

(5) Nguyễn Duy Ngọc (2017), “Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ kinh

doanh tại Ngân hàng TMCP Sacombank, Chi nhánh Đắk Lắk”, Luận văn

Thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng

Chủ đề nghiên cứu của luận văn là cho vay hộ kinh doanh Phạm vinghiên cứu là địa bàn Đắk Lắk Vì vậy có nhiều nét tương đồng với đề tài màhọc viên dự định nghiên cứu

Cách tiếp cận của đề tài là hoàn thiện hoạt động cho vay hộ kinh doanh.Theo đó, đề tài sẽ xuất phát từ bối cảnh kinh doanh bên ngoài và những đặcđiểm nội tại của chi nhánh ngân hàng, cùng với phân tích về những hạn chếnảy sinh để đề ra các giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay hộ kinh doanhphù hợp với mục tiêu mà ngân hàng đã hoạch định

Qua tổng quan tình hình nghiên cứu ở trên, có thể thấy khoảng trốngnghiên cứu mà đề tài của học viên sẽ đáp ứng là:

- Thông tư 39/TT-NHNN có quy định mới về chủ thể giao kết hợpđồng tín dụng Theo đó, cá nhân kinh doanh là chủ thể giao kết hợp đồng đốivới các trường hợp cá nhân, hộ và doanh nghiệp tư nhân Cho đến nay chưa

có những nghiên cứu đề cập đến cách tiếp cận này

- Về không gian nghiên cứu: Chưa có nghiên cứu về cùng chủ đề tạiBIDV – Chi nhánh Đắk Lắk

- Về thời gian: Các nghiên cứu vẫn chưa cập nhật dữ liệu đến thời điểmhiện nay

Trang 19

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH

VÀ KHUNG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ

NHÂN KINH DOANH CỦA NHTM

1.1 CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.1 Tín dụng Ngân hàng

a Khái niệm Tín dụng và Tín dụng Ngân hàng

Tín dụng là một phạm trù kinh tế khách quan, có quá trình ra đời, tồntại và phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hóa Nó phản ánh mốiquan hệ vay mượn giữa các chủ thể dựa trên nguyên tắc hoàn trả Theo đó,người cho vay sẽ chuyển giao quyền sử dụng của hàng hóa hoặc tiền tệ thuộc

sở hữu của mình sang người vay và người vay có nghĩa vụ hoàn trả lại ngườicho vay một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu đã nhận

Về phương diện lý luận, Tín dụng là một quan hệ kinh tế giữa ngườicho vay và người đi vay, là sự chuyển nhượng quyền sử dụng một lượng giátrị hay hiện vật theo những điều kiện mà hai bên thoả thuận

Từ khái niệm Tín dụng cho thấy bản chất tín dụng thể hiện qua các đặctrưng chủ yếu sau:

- Quan hệ tín dụng là giao dịch chỉ chuyển dịch quyền sử dụng tài sản.Thông thường tín dụng chủ yếu là cho vay bằng tiền Nhưng do nhu cầu củangười vay ngày càng đa dạng nên cần có sự đa dạng hoá trong hoạt động tíndụng của ngân hàng và đó cũng chính là cơ sở cho sự ra đời của các hình thứctín dụng như cho thuê vận hành, cho thuê tài chính bằng tài sản hữu hình nhưmáy móc, thiết bị, nhà xưởng, văn phòng làm việc

- Quan hệ tín dụng là quan hệ kinh tế dựa trên nguyên tắc hoàn trả cả

Trang 20

vốn lẫn lãi Nghĩa là, các chủ thể trong nền kinh tế được cấp tín dụng có tráchnhiệm hoàn trả vô điều kiện cả vốn và lãi cho bên cấp tín dụng khi đến hạnthanh toán

- Quan hệ tín dụng là quan hệ dựa trên niềm tin vào khả năng hoàn trảcủa người đi vay Khả năng trả nợ món vay một cách tốt nhất, được coi làthước đo mức độ tín nhiệm của người đi vay đối với người cho vay

Dựa vào chủ thể của quan hệ tín dụng, trong nền kinh tế - xã hội tồn tạicác hình thức tín dụng sau:

- Tín dụng thương mại

Là quan hệ tín dụng giữa các công ty, xí nghiệp, các tổ chức kinh tế vớinhau, được thực hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa cho nhau Đây làhình thức tín dụng ra đời sớm nhất và là cơ sở cho các hình thức tín dụngkhác Tín dụng thương mại ra đời thúc đẩy sự phát triển mạnh của nền kinh tếhàng hóa, đẩy nhanh quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, đảm bảo tiếntrình sản xuất kinh doanh được thực hiện liên tục

Tín dụng thương mại là tín dụng giữa những người có nhu cầu sản xuấtkinh doanh, có uy tín và mối quan hệ quen biết với nhau Hơn nữa, tín dụngthương mại còn chịu ảnh hưởng vào sự tồn tại và phát triển của nền sản xuấthàng hóa

- Tín dụng Ngân hàng

Là quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng với các tổ chức, cá nhân đượcthực hiện dưới hình thức: Ngân hàng đứng ra huy động vốn bằng tiền và chovay (cấp tín dụng) với các đối tượng trên

- Tín dụng nhà nước

Là quan hệ tín dụng giữa nhà nước với các đơn vị và cá nhân được thựchiện dưới hình thức: Nhà nước sẽ đứng ra huy động vốn của các tổ chức, cánhân bằng cách phát hành các trái phiếu, công trái để sử dụng vì mục đích và

Trang 21

lợi ích chung của toàn xã hội Tín dụng nhà nước có thể được thực hiện bằnghiện vật (như: thóc, gạo, trâu, bò,…) hoặc bằng hiện kim (tiền, vàng, bạc,…),nhưng bằng tiền là chủ yếu Tín dụng nhà nước phát triển ở những nước có thịtrường tài chính mạnh (đặc biệt là thị trường chứng khoán)

- Tín dụng quốc tế

Đây là quan hệ tín dụng giữa các chính phủ, giữa các tổ chức tài chínhtiền tệ được thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau nhằm trợ giúp lẫnnhau để phát triển kinh tế xã hội của một nước, như: việc vay mượn giữa cácquốc gia, giữa các Ngân hàng hay các tổ chức tài chính ở các nước khácnhau, Thời kỳ kinh tế mở, Việt Nam đã mở ra một kỷ nguyên mới: mối quan

hệ quốc tế giữa các nước được mở rộng về kinh tế lẫn chính trị Hiện nay, các

tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế, như: Tổ chức Liên Hiệp Quốc, Quỹ tiền tệQuốc tế, Ngân hàng Thế giới, đã cấp nhiều hạn mức tín dụng cho Việt Namvới thời gian và lãi suất ưu đãi, nhằm mục đích đầu tư vào các dự án có giá trịlớn, phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước, như xây dựng cầu - đường,công trình thủy điện, dự án khai thác dầu, Ngoài ra, hình thức tín dụngquốc tế còn bao gồm hình thức tín dụng giữa Ngân hàng nước ngoài cấp chocác tổ chức hay cá nhân trong nước, Quan hệ tín dụng quốc tế phát triển ởnhững nước có nền kinh tế mở, hội nhập cùng kinh tế thế giới, nhất là trong

xu thế kinh tế thế giới ngày nay, tín dụng quốc tế ngày càng trở nên phổ biến

b Bản chất Tín dụng Ngân hàng

Tín dụng ngân hàng là hoạt động mà ngân hàng cấp tín dụng cho kháchhàng dưới hình thức cho vay, bảo lãnh, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ cógiá, cho thuê tài chính và các hình thức khác

Bản chất của tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sửdụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một khoảng thời gian nhất địnhvới một khoản chi phí nhất định

Trang 22

Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, định nghĩa hoạt động Cấp

tín dụng là “việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”.

1.1.2 Tổng quan về cho vay cá nhân kinh doanh

a Khái niệm và phân loại hoạt động cho vay của ngân hàng thương

Trang 23

mại

Theo quy định pháp lý hiện hành của Việt nam, cho vay là hình thứccấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao hoặc cam kết giao cho khách hàngmột khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhấtđịnh theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi

Theo đó, các hình thức cấp tín dụng theo quy định của Luật Tổ chức tíndụng hiện hành bao gồm:

- Cho vay

- Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bênmua hàng thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phảithu hoặc các khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá, cung ứngdịch vụ theo hợp đồng mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ

- Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tíndụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiệnnghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặcthực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ vàhoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận

- Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòicác công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trướckhi đến hạn thanh toán

Trang 24

- Tái chiết khấu là việc chiết khấu các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ

có giá khác đã được chiết khấu trước khi đến hạn thanh toán

- Hoạt động cho thuê tài chính là việc cấp tín dụng trung hạn, dài hạntrên cơ sở hợp đồng cho thuê tài chính và phải có một trong các điều kiện sauđây:

+ Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được nhậnchuyển quyền sở hữu tài sản cho thuê hoặc tiếp tục thuê theo thỏa thuận củahai bên;

+ Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được quyền

ưu tiên mua tài sản cho thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế củatài sản cho thuê tại thời điểm mua lại;

+ Thời hạn cho thuê một tài sản phải ít nhất bằng 60% thời gian cầnthiết để khấu hao tài sản cho thuê đó;

+ Tổng số tiền thuê một tài sản quy định tại hợp đồng cho thuê tàichính ít nhất phải bằng giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng

Hoạt động cho vay của NHTM có thể được phân loại theo nhiều tiêuthức Sau đây là những cách phân loại cơ bản:

i Căn cứ vào phương thức cho vay

Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổchức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, cácphương thức cho vay gồm có:

(1) Cho vay từng lần: Mỗi lần cho vay, tổ chức tín dụng và khách hàngthực hiện thủ tục cho vay và ký kết thỏa thuận cho vay

(2) Cho vay hợp vốn: Là việc có từ hai tổ chức tín dụng trở lên cùngthực hiện cho vay đối với khách hàng để thực hiện một phương án, dự án vayvốn

(3) Cho vay lưu vụ: Là việc tổ chức tín dụng thực hiện cho vay đối với

Trang 25

khách hàng để nuôi trồng, chăm sóc các cây trồng, vật nuôi có tính chất mùa

vụ theo chu kỳ sản xuất liền kề trong năm hoặc các cây lưu gốc, cây côngnghiệp có thu hoạch hàng năm Theo đó, tổ chức tín dụng và khách hàng thỏathuận dư nợ gốc của chu kỳ trước tiếp tục được sử dụng cho chu kỳ sản xuấttiếp theo nhưng không vượt quá thời gian của 02 chu kỳ sản xuất liên tiếp

(4) Cho vay theo hạn mức: Tổ chức tín dụng xác định và thỏa thuận vớikhách hàng một mức dư nợ cho vay tối đa được duy trì trong một khoảng thờigian nhất định Trong hạn mức cho vay, tổ chức tín dụng thực hiện cho vaytừng lần Một năm ít nhất một lần, tổ chức tín dụng xem xét xác định lại mức

dư nợ cho vay tối đa và thời gian duy trì mức dư nợ này

(5) Cho vay theo hạn mức cho vay dự phòng: Tổ chức tín dụng cam kếtđảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi mức cho vay dựphòng đã thỏa thuận Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận thời hạnhiệu lực của hạn mức cho vay dự phòng nhưng không vượt quá 01 (một) năm.(6) Cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán: Tổ chứctín dụng chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanhtoán của khách hàng một mức thấu chi tối đa để thực hiện dịch vụ thanh toántrên tài khoản thanh toán Mức thấu chi tối đa được duy trì trong một khoảngthời gian tối đa 01 (một) năm

(7) Cho vay quay vòng: Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận ápdụng cho vay đối với nhu cầu vốn có chu kỳ hoạt động kinh doanh không quá

01 (một) tháng, khách hàng được sử dụng dư nợ gốc của chu kỳ hoạt độngkinh doanh trước cho chu kỳ kinh doanh tiếp theo nhưng thời hạn cho vaykhông vượt quá 03 (ba) tháng

(8) Cho vay tuần hoàn (rollover): Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏathuận áp dụng cho vay ngắn hạn đối với khách hàng với điều kiện:

+ Đến thời hạn trả nợ, khách hàng có quyền trả nợ hoặc kéo dài thời

Trang 26

hạn trả nợ thêm một khoảng thời gian nhất định đối với một phần hoặc toàn

bộ số dư nợ gốc của khoản vay;

+ Tổng thời hạn vay vốn không vượt quá 12 tháng kể từ ngày giải ngân ban đầu và không vượt quá một chu kỳ hoạt động kinh doanh;

+ Tại thời điểm xem xét cho vay, khách hàng không có nợ xấu tại các

tổ chức tín dụng;

+ Trong quá trình cho vay tuần hoàn, nếu khách hàng có nợ xấu tại các

tổ chức tín dụng thì không được thực hiện kéo dài thời hạn trả nợ theo thỏathuận

(9) Các phương thức cho vay khác phù hợp với điều kiện hoạt độngkinh doanh của tổ chức tín dụng và đặc điểm của khoản vay

ii Căn cứ vào thời hạn cho vay

- Cho vay ngắn hạn: Loại cho vay này có thời hạn đến 12 tháng vàđược sử dụng để bù đắp thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và cácnhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân

- Cho vay trung hạn: Có thời hạn cho vay trên 12 tháng đến 5 năm Tíndụng trung hạn dùng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mớithiết bị, mở rộng sản xuất…

- Cho vay dài hạn: Có thời hạn cho vay trên 5 năm và thời hạn tối đa cóthể lên đến 20 – 30 năm, cá biệt lên tới 40 năm Tín dụng dài hạn dùng để đápứng các nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà ở, phương tiện vận tải có quy môlớn

iii Căn cứ vào mục đích sử dụng tiền vay

- Cho vay tiêu dùng: là khoản cho vay cấp cho cá nhân, hộ gia đình đểmua sắm những hàng hóa tiêu dùng đắt tiền như phương tiện đi lại, trang thiết

bị trong nhà, cho vay du học, chữa bệnh Tín dụng tiêu dùng được gọi là tíndụng bán lẻ vì những cá nhân thường vay với những khoản vay có giá trị nhỏnhằm vào mục đích tiêu dùng

Trang 27

- Cho vay sản xuất - kinh doanh: Mục đích của loại cho vay này làNgân hàng cho các doanh nghiệp hoặc cá nhân kinh doanh vay để phục vụhoạt động kinh doanh của mình, nhằm mở rộng sản xuất hay đáp ứng một nhucầu nào đó về tiền của doanh nghiệp.

iv Căn cứ vào hình thức bảo đảm

- Cho vay có bảo đảm: là cho vay có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc cóbảo lãnh của người thứ ba Hình thức này áp dụng đối với những khách hàngkhông đủ uy tín, khi vay vốn phải có tài sản bảo đảm hoặc có người bảo lãnh.Tài sản bảo đảm hay bảo lãnh của người thứ ba là căn cứ pháp lý để ngân hàng

có thêm nguồn thu dự phòng khi nguồn thu chính của khách hàng thiếu hụt

Theo bộ luật dân sự 2015, các hình thức cho vay có bảo đảm gồm có:+ Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay

+ Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba

+ Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay

Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản (cho vay bảo đảm không bằngtài sản) : là cho vay không có tài sản cầm cố, thế chấp hay không có bảo lãnhcủa người thứ ba

Theo quy định hiện hành, cho vay bảo đảm không bằng tài sản đượcthực hiện trong các trường hợp sau:

+ Tổ chức tín dụng chủ động lựa chọn khách hàng vay để cho vaykhông có bảo đảm bằng tài sản

+ Tổ chức tín dụng nhà nước được cho vay không có bảo đảm bằng tàisản theo chỉ định của Chính phủ

+ Tổ chức tín dụng cho cá nhân hộ gia đình nghèo vay có bảo lãnhbằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị xã hội

v Căn cứ vào phương pháp hoàn trả

- Cho vay hoàn trả nhiều lần: Loại cho vay này áp dụng cho những

Trang 28

khoản vay lớn và có thời hạn dài Trong đó, cho vay trả góp là loại cho vay

mà khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và lãi vay định kỳ thành những khoảnbằng nhau

- Cho vay hoàn trả một lần: Loại cho vay này khách hàng chỉ hoàn trảvốn gốc và lãi vay một lần cho đến khi đến hạn Loại tín dụng này áp dụngcho những khoản vay nhỏ và có thời hạn ngắn

- Cho vay hoàn trả theo yêu cầu: là loại tín dụng mà khách hàng có thểhoàn trả nợ vay bất cứ khi nào Loại tín dụng này áp dụng cho những khoảnvay thấu chi, thẻ tín dụng

vi Căn cứ vào tính chất trực tiếp hay gián tiếp

- Cho vay trực tiếp: là hình thức cho vay trong đó ngân hàng cấp vốntrực tiếp cho khách hàng có nhu cầu vay vốn, đồng thời khách hàng hoàn trả

nợ vay trực tiếp cho ngân hàng

- Cho vay gián tiếp: là hình thức cấp tín dụng thông qua trung gian nhưtín dụng ủy thác, tín dụng thông qua các tổ chức đoàn thể

b Khái niệm và đặc điểm cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh

Khái niệm khách hàng cá nhân kinh doanh với tư cách là một chủ thểtrong giao kết hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng vay vốn làkhái niệm được định nghĩa lại theo Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nội dung của Thông tư nàyquy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàngnước ngoài đối với khách hàng xác định khách hàng vay vốn tại tổ chức tíndụng là pháp nhân, cá nhân

Theo tinh thần của Thông tư này, chủ thể giao kết hợp đồng tín dụngvới ngân hàng chỉ bao gồm hoặc là pháp nhân hoặc là cá nhân

Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015, một tổ chức được công nhận làpháp nhân khi có đủ các điều kiện như: được thành lập theo quy định của Bộ

Trang 29

luật dân sự và luật khác có liên quan; có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều

83 của Bộ luật dân sự; Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tựchịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; Nhân danh mình tham gia quan hệpháp luật một cách độc lập theo quy định pháp luật hiện hành, khách hàngvay vốn pháp nhân bao gồm: doanh nghiệp hoạt động theo quy định của Luậtdoanh nghiệp (Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợpdanh), Hợp tác xã theo quy định của Luật hợp tác xã và các tổ chức khác làpháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự

Khách hàng cá nhân theo quy định hiện hành của NHNN Việt Nam baogồm cá nhân có quốc tịch Việt Nam, cá nhân có quốc tịch nước ngoài Theo

đó, các đối tượng bao gồm hộ kinh doanh, hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chứckhác không có tư cách pháp nhân không đủ tư cách chủ thể vay vốn Thay vào

đó, hộ kinh doanh, hộ gia đình, tổ hợp tác sẽ giao dịch với tư cách của cánhân, chủ hộ không còn đương nhiên đại diện cho hộ như trước đây nữa

Cho vay cá nhân được chia thành hai loại:

+ Cho vay phục vụ nhu cầu đời sống đối với khách hàng là cá nhân đểthanh toán các chi phí cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân vay vốnhoặc gia đình của cá nhân vay vốn

+ Cho vay phục vụ hoạt động kinh doanh

Như vậy, theo tinh thần của Thông tư nói trên, cho vay cá nhân kinhdoanh được định nghĩa là hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhânnhằm đáp ứng nhu cầu vốn của cá nhân vay vốn hoặc nhu cầu vốn của hộkinh doanh, doanh nghiệp tư nhân mà cá nhân vay vốn là chủ hộ kinh doanh,chủ doanh nghiệp tư nhân

Hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh của NHTM có những đặc điểmnổi bật sau đây:

- Về mục đích vay vốn

Trang 30

Mục đích vay vốn của hộ kinh doanh khác với cho vay tiêu dùng nhưngkhá giống với cho vay doanh nghiệp Đặc điểm này dẫn dến rát nhiều điểmgiống nhau trong quy trình nghiệp vụ cho vay của NHTM giữa cho vay doanhnghiệp và cho vay cá nhân.

- Dư nợ vay bình quân đặc biệt là cho vay cá nhân và hộ kinh doanhnhỏ so với cho vay các pháp nhân kinh doanh nhưng số lượng các món vaynhiều Điều này là do quy mô kinh doanh của cá nhân thường không lớn, tậptrung ở các ngành nghề nhỏ lẻ, yêu cầu về trang thiết bị kỹ thuật thấp, vốn đầu

tư ban đầu không lớn Tuy nhiên, về số lượng món vay, hoạt động cho vay cánhân kinh doanh lại chiếm tỷ trọng lớn Điều này dẫn đến hai hệ quả quantrọng:

+ Khó khai thác lợi thế quy mô để tiết kiệm chi phí so với cho vay DN

Vì dư nợ bình quân nhỏ, nên so với cho vay pháp nhân kinh doanh, chiphí cho vay tính trên một đơn vị dư nợ thường cao hơn so với cho vay phápnhân kinh doanh dẫn đến đối với loại hình cho vay này, NH sẽ khó khăn hơntrong việc khai thác lợi thế quy mô để có lợi thế về tiết kiệm chi phí

- Độ phân tán cao: Độ phân tán trong cho vay cá nhân kinh doanh thểhiện ở các khía cạnh:

+ Phân tán về địa bàn cho vay

+ Phân tán về loại hình kinh doanh; ngành nghề kinh doanh

+ Phân tán về quy mô cho vay

+ Phân tán về chủ thể vay

Điều này là một điều kiện cần cho việc đa dạng hóa danh mục cho vay

cá nhân kinh doanh Tuy nhiên, điều kiện đủ lại phụ thuộc vào cơ cấu kinh tế

cụ thể của thị trường mục tiêu mà NH lựa chọn

- Thông tin về KH cá nhân kinh doanh thường không đầy đủ, thiếu hệthống và chuẩn xác, ít được kiểm toán nên so với cho vay khách hàng pháp

Trang 31

nhân kinh doanh, tình trạng thông tin bất đối xứng có khuynh hướng gia tăng

và do đó gia tăng nguy cơ rủi ro xuất phát từ hai hệquả của tình trạng thôngtin bất đối xứng: lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức

Tuy nhiên, do đặc điểm pháp lý, các cá nhân kinh doanh chịu tráchnhiệm vô hạn về tài sản trong quan hệ dân sự nên so với các Doanh nghiệpchỉ chịu trách nhiệm hữu hạn, điều này cũng góp phần hạn chế lựa chọn đốinghịchvà rủi ro đạo đức

- Chi phí vay vốn, nhất là đối vứoi cho vay cá nhân và hộ thường caotương đối so với cho vay DN

Lãi suất cho vay đối với cá nhân kinh doanh là hệ quả của những đặcđiểm nêu trên: dư nợ của các khoản vay thường nhỏ hơn DN, chi phí cho vaytrên một dơn vị vốn vay cao hơn nên thông thường lãi suất cho vay hộ kinhdoanh cao hơn lãi suất cho vay doanh nghiệp một cách tương đối

1.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NHTM

1.2.1 Nhóm nhân tố nội tại ngân hàng

a Chính sách và quy trình của ngân hàng trong cho vay cá nhân kinh doanh

Theo quan điểm của lý thuyết quản trị hiện đại, chính sách là hệ thốngnhững quy định được thực hiện một cách nhất quán trong toàn tổ chức nhằmđiều hành hoạt động của tổ chức

Theo đó, chính sách cho vay cá nhân kinh doanh của một ngân hàngđược hiểu là các biện pháp liên quan đến việc khuếch trương hay hạn chế quy

mô cho vay cá nhân kinh doanh để đạt được mục tiêu đã hoạch định và hạnchế rủi ro, bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng Chínhsách cho vay là một hướng dẫn có tính bắt buộc của ngân hàng đối với toàn

bộ hệ thống về các vấn đề sau: quy mô cấp tín dụng tối đa, các giới hạn tín

Trang 32

dụng; các loại hình mà ngân hàng có thể lựa chọn để cấp tín dụng; lĩnh vựccấp tín dụng; kỳ hạn cấp tín dụng; chính sách đảm bảo tín dụng; cách thức xácđịnh giá cả tín dụng (lãi suất).

Chính sách được xác định đúng đắn, phù hợp sẽ tạo điều kiện cho hoạtđộng cho vay cá nhân kinh doanh được phát triển lành mạnh, hiệu quả, tạokhuôn khổ cho việc lấy các quyết định và thực thi các quyết định về cho vay

cá nhân kinh doanh Ngược lại, nếu chính sách cho vay cá nhân kinh doanhcủa ngân hàng không được phù hợp với bối cảnh thị trường cũng như yêu cầuquản lý nội bộ của ngân hàng sẽ làm giảm chất lượng, hiệu quả của cho vay

cá nhân kinh doanh cũng như có thể gia tăng rủi ro trong hoạt động này

Quy trình cho vay là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàngtrong hoạt động cho vay hộ kinh doanh Trong đó xây dựng các bước đi cụthể theo một trình tự nhất định kể từ khi chuẩn bị hồ sơ để nghị vay vốn chođến khi chấm dứt quan hệ tín dụng Đây là một quá trình bao gồm nhiều giaiđoạn mang tính chất liên hoàn, theo một trật tự nhất định, đồng thời có quan

hệ chặt chẽ và gắn bó với nhau

Quy trình cho vay là biểu hiện cụ thể nhất của các hoạt động tác nghiệpcủa ngân hàng trong quá trình giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng cóquan hệ vay vốn Nó phải giải quyết được mâu thuẫn giữa yêu cầu về chấtlượng dịch vụ, sự hài lòng của khách hàng với yêu cầu an toàn tài sản, hạnchế rủi ro của ngân hàng Vì vậy, xây dựng quy trình cho vay phù hợp và tuânthủ triệt để quy trình cho vay sẽ thúc đẩy hoàn thiện hoạt động cho vay cánhân kinh doanh và ngược lại sẽ hạn chế hiệu quả của hoạt động này

b Đặc điểm nội tại của ngân hàng về các nguồn lực

Các nguồn lực của ngân hàng ảnh hưởng đến hoạt động cho vay cánhân kinh doanh được xem xét như một nhân tố thuộc về phía cung của hoạtđộng này

Trang 33

Đối với hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh, các nguồn lực chi phốihoạt động này cũng giống như mọi hoạt động cho vay khác của ngân hàng,bao gồm các nguồn lực sau đây:

- Quy mô vốn điều lệ và khả năng huy động vốn của ngân hàng

- Hệ thống cơ sở vật chất, mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch, cácđiểm giao dịch,

- Các đặc điểm về nguồn nhân lực của ngân hàng, như: Số lượng nhân

sự phụ trách hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh; trình độ được đào tạo,huấn luyện của nhân viên cho vay cá nhân kinh doanh; kỹ năng hoạt độngthực tế; thái độ trong quá trình phục vụ; đạo đức của cán bộ, nhân viên

- Hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động cho vay cá nhân kinhdoanh Hạ tầng công nghệ thông tin và các phần mềm quản lý, phần mềmhoạt động sẽ hổ trợ rất nhiều cho hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh Mộtđặc điểm nổi bật của cho vay cá nhân kinh doanh là số lượng khách hàngđông đảo, quy mô món vay nhỏ nên thông qua áp dụng công nghệ mà có thểkhắc phục nhược điểm về chi phí đồng thời có thể nâng cao năng lực phục vụ,tăng sự hài lòng của khách hàng cá nhân kinh doanh đối với chất lượng phục

vụ, nâng cao năng suất lao động của nhân viên

c Năng lực của ngân hàng trong tiếp cận thị trường cho vay cá nhân kinh doanh

Trong điều kiện hiện nay, các ngân hàng đang phải đối diện với áp lựccạnh tranh ngày càng gia tăng, năng lực tiếp cận thị trường, phát triển kháchhàng của ngân hàng sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với hoạt động cho vaykhách hàng cá nhân kinh doanh Đó là những kỹ năng tổng hợp của ngânhàng trong việc phát triển khách hàng cá nhân kinh doanh, giành và giữ kháchhàng, để chiếm ưu thế cạnh tranh trên thị trường, dành được thị phần ngàycàng cao trong lĩnh vực cho vay cá nhân kinh doanh

Trang 34

Năng lực này bao gồm năng lực hoạch định chiến lược cho vay cá nhânkinh doanh phù hợp với các thay đổi trong môi trường kinh doanh của ngânhàng, trên cơ sở phân tích đúng đắn các điểm mạnh và điểm yếu của ngânhàng trong lĩnh cực cho vay cá nhân kinh doanh Nó cũng bao gồm năng lựctiến hành các hoạt động Marketing phù hợp với các đặc điểm của khách hàng

cá nhân kinh doanh trên thị trường mục tiêu đã lựa chọn từ các hoạt độngnghiên cứu Marketing đến việc triển khai các chính sách Marketing nhằm bảođảm sự thích ứng các hoạt động của ngân hàng với thị trường Ngoài ra, cácnăng lực về hoạch định và thực thi chính sách khách hàng cũng là yếu tố quantrọng

d Khả năng quản trị hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh của ngân hàng

Điểm cốt lõi trong hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng là sựđánh đổi giữa rủi ro và sinh lời trong hoạt động này là rất chặt chẽ Vì vậy, cóthể nói năng lực cơ bản nhất của ngân hàng trong quản trị hoạt động cho vay

cá nhân kinh doanh là năng lực tối ưu hóa sự đánh đổi giữa rủi ro và sinh lờitrong hoạt động này Điều này cho phép ngân hàng vừa có thể đạt được mụctiêu tăng trưởng dư nợ cho vay cá nhân kinh doanh vừa bảo đảm kiểm soátđược rủi ro trong cho vay hộ kinh doanh một cách phù hợp Ngược lai, hoặcngân hàng vì sợ gia tăng rủi ro nên thu hẹp quy mô cho vay cá nhân kinhdoanh hoặc ngân hàng tăng trưởng dư nợ cho vay cá nhân kinh doanh vượtquá năng lực quản trị hoạt động cho vay nên làm gia tăng mức rủi ro Cả haitrường hợp nói trên, hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh sẽ bị hạn chế, chấtlượng và hiệu quả kinh doanh trong cho vay cá nhân kinh doanh sẽ sút giảm

e Uy tín, hình ảnh của ngân hàng trên thị trường tín dụng

Uy tín, hình ảnh của ngân hàng là một nhân tố quan trọng tạo nên sựhấp dẫn, tạo nên lực hút lựa chọn ngân hàng giao dịch đối với khách hàng cá

Trang 35

nhân kinh doanh Nói chung, các yếu tố này tạo nên thương hiệu của ngânhàng Một ngân hàng có sức mạnh về thương hiệu sẽ thuận lợi trong phát triểnthị phần tín dụng nói chung và thị phần cho vay cá nhân kinh doanh nói riêng.

Ngược lại, một ngân hàng có hình ảnh thương hiệu tiêu cực sẽ ảnhhưởng tiêu cực đến các quyết định lưạ chọn ngân hàng của khách hàng Đặcbiệt, do đặc điểm của khách hàng cá nhân, sự lựa chọn ngân hàng giao dịch bịảnh hưởng rất lớn bởi hình ảnh thương hiệu

1.2.2 Nhóm nhân tố bên ngoài ngân hàng

a Môi trường kinh tế vĩ mô

Cũng như mọi hoạt động tín dụng khác, các yếu tố cơ bản thuộc về môitrường kinh tế vĩ mô như: Tổng sản lượng nội địa (GDP) và tốc độ tăngtrưởng GDP; Chu kỳ kinh doanh; tỷ lệ lạm phát; cán cân thanh toán quốc tế;

tỷ giá hối đoái; biến dộng lãi suất sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ lên hoạt độngcho vay cá nhân kinh doanh

Ngoài ra, các chính sách của Nhà nước đối với nền kinh tế, bao gồmchính sách tài khoá, chính sách tiền tệ, chính sách kinh tế đối ngoại, chínhsách về cơ cấu kinh tế; chính sách kinh tế vùng, trong đó có ảnh hưởngmạnh mẽ nhất đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại là chínhsách tài khóa và chính sách tiền tệ

Những nhân tố trên đều có tác động đến hoạt động tín dụng của cácngân hàng thương mại Chẳng hạn, tăng trưởng tín dụng sẽ diễn biên cùngchiều với tăng trưởng GDP Trong giai đoạn tăng trưởng của chu kỳ kinhdoanh, khả năng tăng trưởng tín dụng sẽ dễ dàng hơn trong thời kỳ suy thoái

Tỷ lệ lạm phát cũng có tác động lớn đến quy mô tín dụng Đặc biệt, trong bốicảnh tỷ lệ lạm phát cao, các chính sách của Nhà nước thường hướng đến địnhhướng thắt chặt tín dụng Điều này dễ dẫn đến thu hẹp mức tăng trưởng tíndụng Tỷ lệ lạm phát cũng khiến các ngân hàng chịu thiệt hại nhiều hơn khi

Trang 36

cho vay nên các ngân hàng có xu hướng thắt chặt tín dụng hoặc tăng lãi suất

để bù vào mức giảm giá trị của đồng tiền

b Môi trường chính trị - xã hội và khuôn khổ pháp lý

Sự ổn định về chính trị - xã hội tạo tiền đề cho các hoạt động đầu tư vàtiêu dùng và qua đó ảnh hưởng lớn đến hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh.Mặt khác, mức độ ổn định về chính trị - xã hội là một nhân tố vĩ mô quantrọng ảnh hưởng đến mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng

Khuôn khổ pháp lý nói ở đây bao gồm các quy định về pháp lý thiết lậpnên một khuôn khổ cho toàn bô hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mạinói chung và cho vay cá nhân kinh doanh nói riêng Nếu có một khuôn khổpháp lý rõ ràng, nhất quán và đầy đủ thì sẽ tạo điều kiện thúc đẩy các hoạtđộng cho vay hộ kinh doanh phát triển lành manh Ngược lại, thiếu các quyđịnh pháp lý, hoặc các quy định pháp lý chồng chéo, thiếu rõ ràng và nhấtquán sẽ là một trở ngại lớn cho việc phát triển các hoạt động tín dụng củaNHTM nói chung và cho vay cá nhân kinh doanh nói riêng

c Bối cảnh thị trường mục tiêu của ngân hàng

Bối cảnh của thị trường mục tiêu chi phối mạnh mẽ hoạt động cho vay

cá nhân kinh doanh về quy mô, chất lượng và cơ cấu tín dụng, nhất là đốivứoi hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh của từng chi nhánh Những nhân

tố chủ yếu thuộc về bối cảnh của thị trường mục tiêu có ảnh hưởng lớn đếnhoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh bao gồm: điều kiện tựnhiên; điều kiện kinh tế - xã hội

Điều kiện tự nhiên bao gồm các yếu tố cơ bản như: khí hậu, thời tiết,địa hình, thổ nhưỡng, vị trí địa lý…có khả năng chi phối lớn đến quy mô, cơcấu cho vay, hiệu quả tín dụng cũng như chất lượng tín dụng trong hoạt độngcho vay cá nhân kinh doanh của ngân hàng

Về mặt kinh tế, những yếu tố cơ bản có ảnh hưởng lớn đến hoạt động

Trang 37

cho vay cá nhân kinh doanh của ngân hàng bao gồm:

- Trình độ phát triển kinh tế của thị trường mục tiêu thể hiện qua chỉtiêu tổng thu nhập trên địa bàn, thu nhập bình quân đầu người

- Cơ cấu kinh tế (tỷ trọng của các ngành, các lĩnh vực)

- Sự phát triển của các loại thị trường như: thị trường hàng hóa, dịchvụ; thị trường lao động; thị trường bất động sản;

Về phương diện xã hội, các yếu tố chủ yếu như: Trình độ dân trí ; hiểubiết về kinh tế ; nhận thức về hoạt động vay vốn ngân hàng ; các yếu tố tâm lýtrong kinh doanh và hoạt động đầu tư của dân cư trong vùng

d Môi trường cạnh tranh trong hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh

Cạnh tranh là một nhân tố tất yếu trong hoạt động kinh doanh tín dụngcủa ngân hàng nói chung và cho vay cá nhân kinh doanh nói riêng Nó vừatạo nên những trở ngại nhưng đồng thời cũng tạo động lực để các ngân hànggia tăng hiệu quả kinh doanh tín dụng

Xét riêng, đối với hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh, nhân tố cạnhtranh có ảnh hưởng rất lớn Nó tạo nên những rào cản, thách thức đối vớingân hàng trong việc gia tăng dư nợ, thu hẹp thị phần, tăng chi phí huy độngvốn và các chi phí tiếp thị, đồng thời làm giảm thu nhập từ lãi do phải thựchiện chính sách giá cạnh tranh Tuy nhiên, mặt tích cực của cạnh tranh là tạonên động lực cho việc đổi mới hoạt động cho vay cá nhânkinh doanh, thúcđẩy gia tăng hiệu quả Ngân hàng nào thích ứng được với môi trường cạnhtranh sẽ có khả năng tồn tại và phát triển, ngược lại sẽ gặp rất nhiều khó khăn.Mặt khác, trong bối cảnh của hệ thống ngân hàng Việt nam hiện nay, mức độ,cường độ cạnh tranh trong hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh ngày cànggia tăng

Trang 38

1.3 KHUNG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NHTM

1.3.1 Mục tiêu phân tích hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh của NHTM

Phân tích hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh của NHTM nhằmtrước hết cung cấp những nhận định, kết luận về thực trạng hoạt động cho vay

cá nhân kinh doanh của NHTM, thấy rõ những diễn biến, xu hướng, nêu lênđược ý nghĩa của những dữ kiện trong tài liệu phân tích, chỉ rõ những mặt tíchcực cũng như những mặt hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đótrong hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh của NHTM

Trên cơ sở những nhận định, kết luận rút ra từ kết quả phân tích, cácchủ thể quản lý các cấp, các đối tượng hữu quan của NHTM có thể có nhữnggiải pháp nhằm giúp NHTM khắc phục được những hạn chế, hoàn thiện hoạtđộng cho vay cá nhân kinh doanh nhằm đạt các mục tiêu trong hoạt động chovay cá nhân kinh doanh của NHTM trong từng thời kỳ

1.3.2 Nội dung phân tích hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh của NHTM

Về lý luận, phân tích hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh củaNHTM bao gồm một số nội dung cơ bản sau:

a Phân tích đặc điểm và bối cảnh môi trường bên ngoài và đặc điểmnội tại của Ngân hàng có ảnh hưởng chủ yếu đến hoạt động cho vay cá nhânkinh doanh của NH

b Phân tích về công tác tổ chức quản lý hoạt động cho vay cá nhânkinh doanh của NH

c Phân tích về các hoạt động NH đã thực hiện nhằm đạt các mục tiêucủa hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh, bao gồm:

- Hoạt động phát triển khách hàng, gia tăng dư nợ

Trang 39

- Hoạt động thực thi các chính sách cạnh tranh nhằm đạt mục tiêu thị phần

- Hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh

- Hoạt động nhằm nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ cho vay cánhân kinh doanh

d Phân tích kết quả hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh:

Phân tích kết quả hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tập trung vàocác thành phần cơ bản sau: quy mô cho vay; khả năng cạnh tranh trên thịtrường cho vay cá nhân kinh doanh; cơ cấu cho vay cá nhân kinh doanh; kiểmsoát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh; hiệu quả kinh doanh;chất lượng dịch vụ

1.3.3 Tiêu chí sử dụng trong phân tích

Đối với nội dung phân tích kết quả hoạt động cho vay cá nhân kinhdoanh, các chỉ tiêu sử dụng đối với từng thành phần phân tích như sau:

a Đối với phân tích về quy mô cho vay cá nhân kinh doanh, các chitiêu sử dụng bao gốm:

- Dư nợ cho vay cá nhân kinh doanh

- Số lượng khách hàng cá nhân kinh doanh vay vốn

- Dư nợ bình quân trên một khách hàng cá nhân kinh doanh

b Đối với thành phần phân tích năng lực cạnh tranh, chỉ tiêu sử dụng làthị phần cho vay cá nhân kinh doanh của ngân hàng trên thị trường mục tiêu

Thị phần cho vay cá nhân kinh doanh của Ngân hàng được đánh giáqua tỷ trọng dư nợ cho vay cá nhân kinh doanh của ngân hàng đó so với tổng

dư nợ cho vay cá nhân kinh doanh của tất cả các ngân hàng khác trên cùngđịa bàn /thị trường mục tiêu

c Đối với phân tích về cơ cấu cho vay cá nhân kinh doanh

Cơ cấu cho vay cá nhân kinh doanh có thể được phân tích qua các tiêuthức sau:

Trang 40

- Cơ cấu cho vay cá nhân kinh doanh theo kỳ hạn

- Cơ cấu cho vay cá nhân kinh doanh theo sản phẩm

- Cơ cấu cho vay cá nhân kinh doanh theo hình thức bảo đảm tiền vay

- Cơ cấu cho vay cá nhan kinh doanh theo ngành nghề

- Cơ cấu cho vay cá nhân kinh doanh theo quy mô

- Cơ cấu cho vay cá nhân kinh doanh theo địa bàn

- Cơ cấu cho vay cá nhân kinh doanh theo loại tiền tệ

d Đối với phân tích kết quả kiểm soát rùi ro tín dụng trong cho vay cánhân kinh doanh được tiến hành thông qua các chỉ tiêu cơ bản sau:

- Tỷ lệ dư nợ cho vay cá nhân kinh doanh từ nhóm 2 đến nhóm 5

Dư nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5

Tỷ lệ nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 = x 100%

Tổng dư nợ cho vayHiện nay, đối các NHTM Việt nam, việc phân loại nợ theo nhóm nợ thểhiện mức độ đánh giá rủi ro của khoản nợ Theo thông lệ và theo quy định củaNgân hàng nhà nước Việt nam, trừ nhóm 1 – nợ đủ tiêu chuẩn, các nhóm nợ

từ nhóm 2 trở lên (nhóm 2 - nợ cần chú ý, nhóm 3 - nợ dưới tiêu chuẩn, nhóm

4 - nợ nghi ngờ, nhóm 5 - nợ có khả năng mất vốn) được xem là các khoản dư

nợ có rủi ro tín dụng Vì vậy, tỷ lệ dư nợ từ nhóm 2 – nhóm 5 trên tổng dư nợtín dụng cho phép đánh giá toàn bộ các biểu hiện rủi ro tín dụng tại một NHnhất định

- Cơ cấu nhóm nợ của tổng dư nợ cho vay cá nhân kinh doanh

Chỉ tiêu tỷ lệ dư nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 đánh giá toàn bộ các cấp độkhác nhau của rủi ro tín dụng nhưng do tính không đồng nhất về mức rủi rocủa các nhóm nợ, nên chưa đánh giá chuấn xác được mức độ rủi ro tín dụngtổng thể của NH vì vây, cần phân tích thêm về cơ cấu các nhóm nợ

- Tỷ lệ nợ xấu cho vay cá nhân kinh doanh

Ngày đăng: 14/02/2019, 19:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Vũ Ngọc Anh (2017), “Phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Buôn Hồ”, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tạiNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chinhánh Buôn Hồ”
Tác giả: Vũ Ngọc Anh
Năm: 2017
[2] Tô Ngọc Hưng và Nguyễn Đức Trung, “Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả tín dụng đối với hộ gia đình nông thôn: Từ lý thuyết đến thực tiễn tại Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng số 21 - 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quảtín dụng đối với hộ gia đình nông thôn: Từ lý thuyết đến thực tiễntại Việt Nam”
[3] Bùi Đức Giang (2017), “Bàn về chủ thể giao kết hợp đồng tài chính theo quy định mới”, Tạp chí Ngân hàng, số 22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Bàn về chủ thể giao kết hợp đồng tài chính theoquy định mới”
Tác giả: Bùi Đức Giang
Năm: 2017
[4] Phạm Gia Nam (2016), “Phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt nam – Chi nhánh Kontum”, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tạingân hàng TMCP Ngoại thương Việt nam – Chi nhánh Kontum”
Tác giả: Phạm Gia Nam
Năm: 2016
[5] Lê Thị Tuấn Nghĩa, Phạm Đức Anh “Đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình nông thôn và một số khuyến nghị”, Tạp chí Ngân hàng số 1 và 2 năm 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đánh giá khả năng tiếp cận tíndụng của các hộ gia đình nông thôn và một số khuyến nghị”
[6] Nguyễn Duy Ngọc (2017), “Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Sacombank, Chi nhánh Đắk Lắk”, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ kinhdoanh tại Ngân hàng TMCP Sacombank, Chi nhánh Đắk Lắk”
Tác giả: Nguyễn Duy Ngọc
Năm: 2017
[7] Ngân hàng nhà nước (2016), Thông tư số 39/2016/TT-NHNN về quy định hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 39/2016/TT-NHNN về quyđịnh hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng
Tác giả: Ngân hàng nhà nước
Năm: 2016
[8] Phan thị Bích Phượng (2015), “Mở rộng cho vay hộ kinh doanh tại NHTMCP Đại chúng Việt Nam – CN Bình Định”, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Mở rộng cho vay hộ kinh doanh tạiNHTMCP Đại chúng Việt Nam – CN Bình Định”
Tác giả: Phan thị Bích Phượng
Năm: 2015
[10] Quốc hội khóa XII (2010), Luật số 47/2010/QH12 về Luật các Tổ chức tín dụng Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w