Tuy nhiên, việc pháttriển dịch vụ này tại BIDV Đắk Nông chưa có sự hoạch định chiến lược rõràng, chưa biết tận dụng những cơ hội cũng như lợi thế cạnh tranh của mộttrong số những ngân hà
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN THỊ KIM DUNG
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐẮK NÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Đà Nẵng – Năm 2018
Trang 2ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN THỊ KIM DUNG
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐẮK NÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Mã số: 60.34.02.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Nguyễn Hòa Nhân
Đà Nẵng – Năm 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
NGUYỄN THỊ KIM DUNG
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1 1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4 Phương pháp nghiên cứu 4
5 Bố cục đề tài 5
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 6
7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 12
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 13
1.1 KHÁI QUÁT VỀ CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NHTM 13 1.1.1 Hoạt động cho vay của NHTM 13
1.1.2 Cho vay cá nhân kinh doanh của NHTM 17
1.1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến cho vay cá nhân kinh doanh 24
1.2 HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NHTM
31 1.2.1 Mục tiêu của hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh của NHTM 31 1.2.2 Công tác tổ chức thực hiện hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh của NHTM 33
1.2.3 Các hoạt động triển khai cho vay cá nhân kinh doanh của NHTM38 1.2.4 Các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh của ngân hàng thương mại 41
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 45
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG BIDV ÐẮK NÔNG 46
Trang 52.1 TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA NGÂN HÀNG BIDV ĐẮK NÔNG 46
Trang 62.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 46
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng BIDV chi nhánh Đắk Nông47 2.1.3 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng BIDV chi nhánh Đắk Nông 47
2.1.4 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng BIDV chi nhánh Đắk Nông thời gian qua 51
2.2 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG BIDV ĐẮK NÔNG 61
2.2.1 Thực trạng môi trường kinh doanh 61
2.2.2 Thực trạng về công tác tổ chức cho vay cá nhân kinh doanh 63
2.2.3 Thực trạng các hoạt động tiến hành cho vay cá nhân kinh doanh thời gian qua 67
2.2.4 Thực trạng kết quả cho vay cá nhân kinh doanh thời gian qua 74
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG BIDV ĐẮK NÔNG THỜI GIAN QUA 78
2.3.1 Những kết quả đạt được trong hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại BIDV Đắk Nông 78
2.3.2 Những hạn chế trong hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại BIDV Đắk Nông 80
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại BIDV Đắk Nông 83
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 88
CHƯƠNG 3: KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG BIDV ÐẮK NÔNG 89
3.1 CĂN CỨ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ 89
3.1.1 Dự báo sự thay đổi môi trường kinh doanh 89
3.1.2 Chiến lược phát triển của ngân hàng BIDV Đắk Nông 90
Trang 73.2 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO
VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI BIDV ĐẮK NÔNG
94 3.2.1 Tập trung vào thực thi các chính sách trọng điểm của ngân hàng nhằm gia tăng khách hàng cá nhân vay kinh doanh 94
3.2.2 Thực thi các chính sách cho vay phù hợp, cải tiến quy trình cho vay để nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay 97
3.2.3 Hoàn thiện công tác báo cáo rà soát và điều chỉnh hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh 98
3.2.4 Tăng cường công tác quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh 99
3.2.5 Một số khuyến nghị khác 102
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 104
3.3.1 Đối với ngân hàng Nhà nước Việt Nam 104
3.3.2 Đối với ngân hàng BIDV Việt Nam 107
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 111
KẾT LUẬN
112
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (BẢN SAO)
Trang 92.9. Chỉ tiêu về dư nợ cho vay với CNVKD của BIDV Đắk
2.10 Chỉ tiêu về rủi ro tín dụng CNVKD của BIDV Đắk Nông 75 2.11 Tăng trưởng thu lãi CNVKD của BIDV Đắk Nông 76 2.12 Đánh giá về CLDV cho vay CNKD của BIDV Đắk Nông 77
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng phổ biến tại các quốc gia,cùng với đó là chính sách mở cửa đầu tư của Nhà nước đã làm cho nền kinh tếnước ta chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ bên trong lẫn bên ngoài, trong đóngành ngân hàng cũng chịu sự cạnh tranh rất lớn Tính đến thời điểm hiệnnay, sự tham gia vào thị trường ngân hàng không chỉ có 05 ngân hàng thươngmại cổ phần có vốn Nhà nước mà còn có sự hiện diện của gần 30 ngân hàngthương mại cổ phần trong nước, 05 ngân hàng có 100% vốn nước ngoài, 04ngân hàng liên doanh, 16 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khoảng gần 50văn phòng đại diện của các ngân hàng nước ngoài
Sự đổi mới hướng đầu tư nhằm phù hợp với tình hình kinh tế của từngthời kỳ là bước đi cần thiết và quan trọng đối với mỗi ngân hàng thương mạihiện nay Thời gian qua, hoạt động cho vay vẫn là nguồn thu chính của cácngân hàng nhưng hiệu quả và tính hấp dẫn của nó không còn như trước đâybởi hiệu suất đầu tư rủi ro cao, nợ xấu gia tăng và tình trạng mất thanh khoảnxuất hiện liên tục làm cho các ngân hàng luôn áp lực về vốn
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Đắk Nông(BIDV Đắk Nông) trực thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển ViệtNam (BIDV Việt Nam) đã trải qua nhiều năm hình thành và phát triển Làmột trong những ngân hàng hàng đầu hiện nay tại tỉnh Đắk Nông, kinh doanh
đa năng, đa lĩnh vực luôn tiếp nhận và áp dụng phương thức quản trị ngânhàng hiện đại Ngân hàng đã tranh thủ kinh nghiệm và kỹ năng của các đối tácchiến lược nước ngoài, tập trung đầu tư cho công nghệ hiện đại và tăng cườngnăng lực tài chính năng lực quản trị điều hành đối với ngân hàng
Tỉnh Đắk Nông là một tỉnh mới được tách từ tỉnh Đắk Lắk của khu vực
Trang 12Tây Nguyên, do đó rất được Nhà nước chú trọng trong việc tạo điều kiện pháttriển và thu hút đầu tư Đây là lý do mà thời gian qua, khách hàng cá nhân vaykinh doanh là đối tượng rất cần nguồn vốn từ các NHTM để giúp cho các hoạtđộng sản xuất kinh doanh của họ, tỷ trọng cho vay cá nhân kinh doanh cácnăm qua khá lớn và có xu hướng tăng lên
Mặc dù BIDV Việt Nam nói chung, và BIDV Đắk Nông nói riêng cũng
đã chú trọng đối tượng khách hàng cá nhân kinh doanh Tuy nhiên, việc pháttriển dịch vụ này tại BIDV Đắk Nông chưa có sự hoạch định chiến lược rõràng, chưa biết tận dụng những cơ hội cũng như lợi thế cạnh tranh của mộttrong số những ngân hàng lớn có vốn Nhà nước, trình độ nhân lực còn hạnchế nên kết quả được được chưa như mong đợi, đặc biệt là công tác quản lýtrong hoạt động cho vay đối với đối tượng khách hàng cá nhân vay kinhdoanh còn lỏng lẻo chưa mang lại hiệu quả cao, trong khi thị trường tín dụngcho đối tượng này tại tỉnh Đắk Nông còn rất nhiều tiềm năng
Do đó, hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại BIDV Ðắk Nông cũng
là một hoạt động có vai trò quan trọng, đòi hỏi phải tiến hành phân tích cáckhía cạnh khác nhau, nhằm tiếp tục hoàn thiện hoạt động này, đạt được cácmục tiêu đề ra về quy mô, chất lượng và hiệu quả
Bên cạnh đó, trong khoảng thời gian 3 năm qua (từ 2015 – 2017) tạingân hàng chưa có nghiên cứu khoa học nào trùng lặp với vấn đề mà học viênlựa chọn để nghiên cứu được công bố rộng rãi Chính vì vậy tác giả nhận thấy
đề tài mà tác giả lựa chọn còn các khoảng trống nghiên cứu cả về học thuật vàthực tiễn để tác giả có thể tiếp tục nghiên cứu tại BIDV Đắk Nông
Xuất phát từ những lý do trên, học viên đã quyết định chọn đề tài:
“Phân tích hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đắk Nông” làm đề tài cho luận
văn tốt nghiệp thạc sỹ ngành Tài chính Ngân hàng
Trang 13b Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa lý luận cơ bản về hoạt động cho vay cá nhân kinh doanhtại ngân hàng thương mại
- Nghiên cứu thực trạng hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại BIDVViệt Nam - Chi nhánh Ðắk Nông, rút ra những ưu điểm, hạn chế và nguyênnhân trong hoạt động cho vay này
- Trên cơ sở đó nghiên cứu đề xuất những khuyến nghị nhằm hoàn thiệnhoạt động cho cá nhân kinh doanh tại BIDV Việt Nam - Chi nhánh Ðắk Nông
c Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn tập trung giải quyết các câu hỏinghiên cứu đặt ra như sau:
- Hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh của ngân hàng thương mại baohàm các nội dung gì? Có thể đánh giá kết quả hoạt động đó qua các tiêu chínào?
Thực tiễn hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh tại BIDV Việt Nam Chi nhánh Ðắk Nông các năm qua như thế nào? Có những kết quả, những hạnchế gì?
BIDV Việt Nam Chi nhánh Ðắk Nông cần có các khuyến nghị gì đểhoàn thiện hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh của mình?
Trang 143 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thực tiễn về hoạt động cho vay cánhân kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chinhánh Đắk Nông Tác giả tập trung vào nghiên cứu tại phòng khách hàng cánhân của BIDV Đắk Nông và dựa vào các báo cáo kết quả kinh doanh hàngnăm, căn cứ vào hồ sơ tín dụng cho vay, báo cáo tín dụng của ngân hàng, báocáo tổng kết hàng kỳ, tài liệu của các phòng khách hàng cá nhân, phòng tổnghợp, kế toán, và các phòng giao dịch của BIDV Ðắk Nông từ năm 2015 -2017
b Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn nghiên cứu hoạt động cho vay của ngân hàng
nhưng tập trung nghiên cứu về đối tượng là các cá nhân vay vì mục đích kinhdoanh, không bao gồm cho vay tiêu dùng tại BIDV Ðắk Nông
- Về không gian: Chỉ nghiên cứu các nội dung về hoạt động cho vay cá
nhân kinh doanh tại BIDV Ðắk Nông
- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu tình hình hoạt động cho vay cá nhân
kinh doanh tại tại BIDV Ðắk Nông trong giai đoạn 2015 -2017 và có nhữngkhuyến nghị cho 5 năm tới
4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu như trên đề tài sử dụng các phương pháp sau:
a Phương pháp thu thập dữ liệu
Phương pháp thu thập dữ liệu trong đề tài được áp dụng để thu thậpnguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp về các nội dung liên quan đến hoạt động chovay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng, cụ thể: Số liệu thứ cấp là các thông tinliên quan các dữ liệu trong và ngoài ngân hàng;
Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát lấy ý kiến khách hàng
Trang 15về hoạt động dịch vụ cho vay cá nhân kinh doanh: thiết kế mẫu phiếu điều tra
để thu thập thông tin làm cơ sở đánh giá về sự thỏa mãn của cá nhân kinhdoanh vay vốn ngân hàng Tác giả đã tiến hành điều tra thu thập 200 mẫu làkhách hàng cá nhân vay vốn kinh doanh của BIDV Đắk Nông
b Phương pháp xử lý dữ liệu và tổng hợp thống kê
Đối với tài liệu thứ cấp sau khi thu thập được xử lý để loại bỏ những tàiliệu kém tin cậy, tính toán lại các số liệu cần thiết để phục vụ quá trình nghiêncứu Số liệu sau khi được tổng hợp sẽ được xử lý bằng phần mềm xử lý sốliệu Excel trong phần mềm ứng dụng Microsoft Office 2016 Đây là cơ sở để
so sánh, phân tích và rút ra các kết luận cần thiết
Sử dụng phương pháp thống kê để tổng hợp các số liệu liên quan đếnhoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh nóiriêng tại BIDV Đắk Nông từ 2015 - 2017
c Phương pháp phân tích và đánh giá
Dựa trên cơ sở số liệu thứ cấp thu thập được từ các tài liệu của BIDVÐắk Nông như các báo cáo tín dụng hàng kỳ, báo cáo về khách hàng cá nhânkinh doanh, báo cáo kinh doanh hàng năm, luận văn so sánh việc thực hiện vàkết quả đạt được giữa các năm qua, từ đó thấy được việc phát triển hoạt độngcho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng trong thời gian từ năm 2015 - 2017.Bên cạnh đó, luận văn cũng thu thập các ý kiến của các chuyên gia là cán
bộ phụ trách hoạt động cho vay của BIDV Đắk Nông, nhất là các chuyên giatrong hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh để phân tích, đánh giá thực trạng
và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay cá nhân kinhdoanh tại BIDV Đắk Nông
5 Bố cục đề tài
Ngoài các nội dung như: Mở đầu, kết luận, phụ lục, thì nội dung chínhcủa luận văn thạc sỹ được chuyển tải thành 3 chương như sau:
Trang 166 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân kinh doanh có vai tròngày càng quan trọng trong hoạt động kinh doanh nói chung của ngân hàng,
do đó đây là đối tượng nghiên cứu mà tác giả tập trung trong luận văn này
Để đạt được mục đích nghiên cứu này, những tài liệu, đề tài được dùng
để tham khảo trong đề tài bao gồm những nghiên cứu khoa học đã được thựchiện từ trước tới nay trong khoảng thời gian từ năm 2015 – 2017 và có nộidung gần với nội dung mà tác giả nghiên cứu, bên cạnh đó là những đề tài đãđược thực hiện tại chính địa điểm nghiên cứu mà tác giả lựa chọn nghiên cứu
để từ đó chỉ ra được khoảng trống nghiên cứu của đề tài này
a Về việc tổng thuật các bài báo khoa học
Đối với vấn đề nghiên cứu mà tác giả lựa chọn, thì trên tạp chí Khoa họcKinh tế số 3 (04) năm 2015 có nghiên cứu của tác giả Nguyễn Trần Thuần với
đề tài “Nghiên cứu tác động của tín dụng phi chính thức đến hiệu quả hoạt động của hộ kinh doanh tại tỉnh Quảng Trị” Nội dung nghiên cứu tác động
của tín dụng phi chính thức (TDPCT) đến hoạt động của hộ kinh doanh(HKD) tại tỉnh Quảng Trị dựa trên dữ liệu thu thập được từ khảo sát 92 HKD.Kết quả nghiên cứu cho thấy TDPCT tác động tích cực đến tăng trưởng thunhập của các HKD Nghiên cứu cho thấy sử dụng cấu trúc đồng tài trợ (chínhthức và phi chính thức) đem lại nhiều lợi ích cho hộ kinh doanh
Ngoài ra, tạp chí Tài chính kỳ 2 tháng 4 năm 2016, tác giả Phạm Văn
Trang 17Hồng có bài phân tích với tiêu đề “Phát triển hộ kinh doanh cá thể: Phân tích
từ quản trị vốn và tài chính” Trong bài này, tác giả tập trung vào phân tích
những khó khăn của hộ kinh doanh cá thể, đặc biệt là trong vấn đề huy độngvốn từ các tổ chức tín dụng trong khi đây là đối tượng đang tăng trưởng mạnh
so với mức tăng tín dụng của toàn nền kinh tế Khuyến nghị đưa ra là cácNHTM cần phải áp dụng đồng bộ các giải pháp để tăng trưởng tín dụng nôngnghiệp, nông thôn, sử dụng vốn có hiệu quả
Ngoài ra, sau khi tham khảo trên các tạp chí khác như: Tạp chí Kinh tế
và phát triển; Tạp chí Khoa học Công nghệ; và Tạp chí Phát triển Kinh tế vớicác từ khóa có liên quan tới lĩnh vực nghiên cứu của tác giả như “cho vay”;
“tín dụng”; “cá nhân kinh doanh”, “cho vay hộ kinh doanh”; “cho vay doanhnghiệp tư nhân” trong khoảng thời gian 3 năm qua từ năm 2015 – 2017, tácgiả nhận thấy rằng không có các nghiên cứu nào có liên quan trực tiếp tới lĩnhvực mà tác giả lựa chọn nghiên cứu
b Về việc tổng thuật các Luận văn thạc sỹ
Những luận văn thạc sỹ đã được thực hiện thời gian vừa qua như sau:
Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Kiều Trang (2015) “Phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng TMCP HDBank - Chi nhánh Đắk Lắk” thực hiện tại Đại học Đà Nẵng.
Tác giả đã phân tích thực trạng cho vay hộ kinh doanh tại chi nhánh
Trang 18HDBank Đắk Lắk từ năm 2012 đến năm 2014 Từ đó, đề tài đã đưa ra đượcmột số giải pháp như sau: 1) Đổi mới cơ cấu cho vay theo ngành nghề vànâng cao tỷ trọng cho vay trung dài hạn, đa dạng hoá hình thức cho vay;2)Vận dụng chính sách lãi suất phù hợp với hộ kinh doanh, đảm bảo mức lãisuất cạnh tranh; và 3) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cổ động phù hợp vớiđặc thù từng nhóm khách hàng, mở rộng mạng lưới giao dịch
Luận văn thạc sỹ của tác giả Lê Thị Hồng Hạnh thực hiện năm 2017
“Phân tích hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh huyện Kbang, tỉnh Gia Lai” tại Đại học Đà
2014 – 2016 của ngân hàng Agirbank Kbang
Luận văn thạc sỹ của tác giả Sang Thiên Phúc năm 2017 “Phân tích hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đăk Nông - Phòng Giao dịch huyện Tuy Đức” thực hiện
tại Đại học Đà Nẵng
Tác giả đã phân tích, đánh giá những mặt đạt được và hạn chế của hoạtđộng cho vay hộ kinh doanh tại Agribank huyện Tuy Đức Giải pháp mà tácgiả đưa ra tập trung vào việc vận dụng chính sách cho vay phù hợp với đặcthù khách hàng hộ kinh doanh trên địa bàn đồng thời nâng cao chất lượngcông tác thẩm định tín dụng
Mặc dù nghiên cứu đã đạt được những thành tựu nhất định nhưng tác giảvẫn chỉ tập trung nghiên cứu vào phạm vi còn nhỏ, chỉ là một phòng giao dịch
Trang 19của chi nhánh ngân hàng, do đó mức độ áp dụng còn hạn chế
Luận văn thạc sỹ của tác giả Lương Thị Tuyết Nhung (2016) “Phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam phòng giao dịch Nhân Cơ - Chi nhánh tỉnh Đắk Nông”
thực hiện tại Đại học Đà Nẵng
Tác giả nghiên cứu về những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt độngcho vay đối với hộ kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nôngthôn Việt Nam phòng giao dịch Nhân Cơ - Chi nhánh Tỉnh Đắk Nông
Nghiên cứu đã chỉ ra được hạn chế như: Đánh giá tài sản cho vay theogiá thị trường theo cảm tính và đặc biệt là theo mức vay; ngoài ra, quy trìnhtín dụng cho vay hộ kinh doanh chưa thực sự hoàn thiện
Nguyễn Thị Ngọc Trà (2017) “Phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đà Nẵng chi nhánh Ngũ Hành Sơn” thực hiện tại Đại học Đà Nẵng.
Đề tài tập trung nghiên cứu về cho vay hộ kinh doanh của Agribank NgũHành Sơn và những vấn đề lý luận về cho vay hộ kinh doanh của NHTM vàthực tiễn cho vay hộ kinh doanh tại đây
Tuy nhiên giải pháp mà tác giả đưa ra còn chung chung, chưa tập trunggiải quyết vào những hạn chế cụ thể mà Agribank Ngũ Hành Sơn gặp phảithời gian qua
c Về việc tổng thuật những nghiên cứu đã thực hiện tại BIDV Đắk Nông
Ngoài ra, trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến nay đã có nhiều đề tàinghiên cứu được thực hiện tại BIDV Đắk Nông, cụ thể như sau:
Luận văn thạc sỹ của tác giả Phạm Quốc Việt năm 2014 “Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đắk Nông” thực hiện tại Đại học Đà Nẵng Đề tài tập trung
Trang 20nghiên cứu về tình hình cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư
và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đắk Nông
Tới năm 2016 có luận văn thạc sỹ của tác giả Phạm Văn Hùng với đề tài
“Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cô phần Đầu tư và Phát triển - Chi nhánh Đắk Nông” thực hiện Đại học Đà Nẵng Đề
tài đã thu thập dữ liệu, phân tích, đánh giá các mặt của hoạt động cho vay tiêudùng tại BIDV Đắk Nông
Cũng trong năm 2016 này còn có luận văn thạc sỹ “Phân tích tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển - Chi nhánh Đắk Nông” của tác giả Nguyễn Vĩnh Hiếu thực hiện tại Đại học Đà
Nẵng Tác giả tập trung nghiên cứu về tình hình huy động tiền gửi tiết kiệmtại BIDV Đắk Nông
Ngoài lĩnh vực tiền gửi tiết kiệm, tác giả Nguyễn Phi Hùng (2016) đã
hoàn thành luận văn thạc sỹ về “Phân tích tình hình kinh doanh dịch vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Thương mại Cô phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đắk Nông” thực hiện tại Đại học Đà Nẵng Tác giả tập trung nghiên
cứu các vấn đề liên quan tới dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng thời gian qua.Tác giả đã chỉ ra được ưu điểm cũng như nhược điểm của hoạt động kinhdoanh dịch vụ bảo lãnh tại BIDV Đắk Nông
Hay gần nhất là luận văn thạc sỹ của tác giả Phan Thị Thúy Hằng thực
hiện năm 2017 với đề tài: “Quản lý hoạt động ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cô phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đắk Nông” thự hiện tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Luận văn tập
trung đánh giá thực trạng quản lý hoạt động ngân hàng bán lẻ tại BIDV ĐắkNông và các yếu tố ảnh hưởng tới việc quản lý hoạt động ngân hàng bán lẻcủa BIDV Đắk Nông
Trang 21d Khoảng trống nghiên cứu của luận văn
Qua tổng quan tình hình nghiên cứu ở trên, tác giả nhận thấy các nghiêncứu trên phần nào đã giải quyết được những mục tiêu của những nghiên cứu
đó Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế nhất định như:
- Chưa làm rõ được vai trò quan trọng của cá nhân kinh doanh trong hoạtđộng tín dụng của ngân hàng, do đó chưa có sự quan tâm đúng mức của cácNHTM này trong việc áp dụng thực tế
- Tính ứng dụng của giải pháp đưa ra vẫn còn chưa cao, chỉ phù hợp vớiđối tượng nghiên cứu đó hoặc theo điều kiện của từng địa phương nhất định
do ảnh hưởng bởi yếu tố văn hóa – xã hội, hoặc các chính sách
- Một số nghiên cứu đưa ra giải pháp vẫn còn chung chung, chưa cụ thể,chưa làm tăng tính nối bật của việc phát triển hoạt động cho vay đối với cánhân kinh doanh sẽ mang lại hiệu quả gì cho các NHTM trong điều kiện hiệnnay
- Các tác giả vẫn tập trung chủ yếu vào điều kiện của địa bàn nghiên cứu
mà mình lựa chọn, do đó vấn đề xác lập các yếu tố cơ bản của hoạt động chovay với cá nhân kinh doanh ở các NHTM vẫn còn nhiều điều để khai thác,nghiên cứu sâu hơn
Do đó, hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh trong ngân hàng thươngmại còn nhiều nội dung chưa được đề cập tới và cần phải được nghiên cứusâu hơn cả về nội dung khoa học cũng như thực tiễn Bên cạnh đó, từ trướcđến nay tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh ĐắkNông chưa có công trình nghiên cứu nào viết về vấn đề hoạt động cho vay cánhân kinh doanh cũng như các vấn đề có liên quan
Chính vì vậy, nghiên cứu của tác giả về hoạt động cho vay cá nhân kinhdoanh tại BIDV Đắk Nông là không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào trước
đó Đồng thời cũng phù hợp với tình hình thực tiễn của ngân hàng nơi tác giả
Trang 22cá nhân nói riêng.
b Ý nghĩa thực tiễn
Phân tích thực trạng quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhânkinh doanh tại BIDV Đắk Nông, từ đó xây dựng các giải pháp nâng cao hiệuquả quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại BIDV ĐắkNông, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh trên địa bàn tỉnhĐắk Nông
Ngoài ra, kết quả này có thể dùng làm tài liệu tham khảo để bổ sungthêm kinh nghiệm trong quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinhdoanh cho các ngân hàng thương mại khác có các điều kiện hoạt động kinhdoanh tương tự như BIDV Đắk Nông
Trang 23CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ
NHÂN KINH DOANH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG
Theo điều 4 của Luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội XII thông qua
ngày 16 tháng 6 năm 2010, định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”.
Trong các nghiệp vụ của ngân hàng thì nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ
cơ bản hàng đầu của NHTM trong đó NHTM thoả thuận với khách hàng (quahợp đồng tín dụng) để khách hàng sử dụng một khoản tiền nhất định, có lãisuất và phải hoàn trả Nghiệp vụ tín dụng mang lại lợi tức nhiều nhất chongân hàng nhưng cũng đồng thời tiềm ẩn các rủi ro rất lớn cho NHTM nêncác NHTM cần có nhiều sản phẩm tín dụng khác nhau để cung ứng cho kháchhàng và phải sử dụng kết hợp nhiều biện pháp để ngăn ngừa rủi ro
Theo thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ngân
hàng Nhà nước, định nghĩa Cho vay như sau: “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó tô chức tín dụng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.”.
Chức năng cho vay là chức năng cốt lõi và lâu đời nhất của mọi ngânhàng thương mại, là hoạt động sinh lời lớn nhất song rủi ro cũng cao nhất, do
đó các NHTM muốn nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay thường đưa ra một
Trang 24quu trình phân tích khách hàng chặt chẽ
Rủi ro từ hoạt động cho vay có rất nhiều nguyên nhân đều có thể gây ratổn thất, làm giảm thu nhập của ngân hàng thương mại Có nhiều khoản chovay mà tổn thất có thể chiếm phần lớn vốn của chủ, đẩy ngân hàng đến phásản Do vậy các NHTM thường cân nhắc kĩ lưỡng, ước lượng khả năng rủi ro
và sinh lời trước khi đưa ra quyết định cho vay
b Phân loại
Hoạt động cho vay của NHTM được chia ra làm nhiều loại khác nhau,căn cứ vào các tiêu thức phân loại khác nhau
* Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay
Nếu căn cứ vào mục đích vay thì ta có cho vay cho vay tiêu dùng và chovay sản xuất kinh doanh
- Cho vay tiêu dùng: là khoản cho vay cấp cho cá nhân, hộ gia đình đểmua sắm những hàng hóa tiêu dùng đắt tiền như phương tiện đi lại, trang thiết
bị trong nhà, cho vay du học, chữa bệnh Tín dụng tiêu dùng được gọi là tíndụng bán lẻ vì những cá nhân thường vay với những khoản vay có giá trị nhỏnhằm vào mục đích tiêu dùng
- Cho vay sản xuất - kinh doanh: Mục đích của loại cho vay này là Ngânhàng cho các doanh nghiệp hoặc cá nhân kinh doanh vay để phục vụ hoạtđộng kinh doanh của mình, nhằm mở rộng sản xuất hay đáp ứng một nhu cầunào đó về tiền của doanh nghiệp
* Căn cứ vào thời hạn của khoản vay
- Theo Luật dành cho các Tổ chức tín dụng năm 2010 và thông tư39/2016-TT/NHNN thì căn cứ vào thời hạn vay ta có: Vay ngắn hạn, vaytrung hạn, vay dài hạn
+ Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay tối đa 01 (một) năm.
Trang 25Khoản vay này được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động phátsinh trong quá trình sản xuất kinh doanh và chi tiêu ngắn hạn của cá nhân”.Trong NHTM thì tín dụng ngắn hạn thường chiếm tỉ trọng cao nhất
+ Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 01 (một) năm và tối đa 05 (năm) năm.
Khoản vay trung hạn chủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cốđịnh, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh,xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời hạn thu hồi vốn nhanh
+ Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 05 (năm) năm.
Mục đích của loại vay là sử dụng vốn để sửa chữa, xây dựng cơ bản, đầu
tư bất động sản nên có thời hạn thu hồi vốn dài
Trong bối cảnh hiện nay các NHTM thường tập trung nâng cao tỷ trọngcho vay trung và dài hạn trong tổng số dư nợ của ngân hàng
* Căn cứ vào mức độ tín nhiệm
- Căn cứ vào Luật dân sự 2015 thì dựa vào mức độ tín nhiệm của kháchhàng thì ta có: Cho vay bảo đảm bằng tài sản và Cho vay bảo đảm khôngbằng tài sản
- Cho vay bảo đảm bằng tài sản: Là cho vay có tài sản cầm cố, thế chấp
hoặc có bảo lãnh của người thứ ba
Hình thức này áp dụng đối với những khách hàng không đủ uy tín, khivay vốn phải có tài sản bảo đảm hoặc có người bảo lãnh Tài sản bảo đảm haybảo lãnh của người thứ ba là căn cứ pháp lý để ngân hàng có thêm nguồn thu
dự phòng khi nguồn thu chính của khách hàng thiếu hụt
Các hình thức cho vay có bảo đảm gồm có:
+ Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay
+ Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba
Trang 26+ Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay.
- Cho vay bảo đảm không bằng tài sản : Là cho vay không có tài sản
cầm cố, thế chấp hay không có bảo lãnh của người thứ ba
Theo quy định hiện hành, cho vay bảo đảm không bằng tài sản đượcthực hiện trong các trường hợp sau:
+ Tổ chức tín dụng chủ động lựa chọn khách hàng vay để cho vay không
* Căn cứ vào đối tượng khách hàng
Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài, tác giả tập trung vàocách phân loại theo đối tượng khách hàng Theo cách phân loại này thì chovay chia ra thành các trường hợp sau:
- Khách hàng cá nhân: Là cá nhân có năng lực pháp luật dân sự, năng
lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo qui định của pháp luật.Đối tượng vay vốn những khách hàng có nhu cầu vốn để mua nhà, sửa chữanhà, xây dựng nhà, mua ô tô, mua các thiết bị gia dụng, thực hiện các phương
án sản xuất kinh doanh và đáp ứng một số yêu cầu khác Các phương thứcvay vốn đa dạng như: cho vay từng lần, cho vay trả góp, cho vay cầm cố bằng
sổ tiết kiệm, cho vay theo hạn mức,
- Khách hàng doanh nghiệp: Là Doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã,
công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài, công ty hợp danh Những khách hàng này thường có nhu cầu vốnvới số lượng lớn và có thể là rất lớn Hình thức cho vay đối với khách hàngdoanh nghiệp rất đa dạng như cho vay ngắn hạn theo món, vay theo hạn mức
Trang 27tín dụng dự phòng, cho vay theo dự án đầu tư, cho vay hợp vốn,
1.1.2 Cho vay cá nhân kinh doanh của NHTM
a Khái niệm
Khách hàng cá nhân chia ra gồm hai nhóm đối tượng chính là: kháchhàng cá nhân vay cho mục đích kinh doanh và khách hàng cá nhân vay chomục đích tiêu dùng Trong đề tài này, đối tượng nghiên cứu chính của luậnvăn là khách hàng cá nhân kinh doanh
Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 và theo quy định tại Thông tư số39/2016-TT/NHNN do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành, khách hàng
cá nhân bao gồm cá nhân có quốc tịch Việt Nam, cá nhân có quốc tịch nướcngoài Theo đó, các đối tượng không có tư cách pháp nhân không đủ tư cáchchủ thể vay vốn Như vậy nghĩa là chủ thể bên vay sẽ không còn là hộ kinhdoanh nữa mà phải là một hay nhiều cá nhân đại diện cho hộ kinh doanh.Ngoài ra, theo điều 4 và 5 của Thông tư 39/2016/TT-NHNN thì cho vay
cá nhân gồm có: Cho vay phục vụ đời sống và cho vay phục vụ kinh doanh,được quy định cụ thể như sau:
- Cho vay phục vụ nhu cầu đời sống là việc tổ chức tín dụng cho vay đốivới khách hàng là cá nhân để thanh toán các chi phí cho mục đích tiêu dùng,sinh hoạt của cá nhân đó, gia đình của cá nhân đó
- Cho vay phục vụ hoạt động kinh doanh, hoạt động khác (sau đây gọi làhoạt động kinh doanh) là việc tổ chức tín dụng cho vay đối với khách hàng làpháp nhân, cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngoài quy định tại khoản 4Điều này, bao gồm nhu cầu vốn của pháp nhân, cá nhân đó và nhu cầu vốncủa hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân mà cá nhân đó là chủ hộ kinhdoanh, chủ doanh nghiệp tư nhân
Do đó, Cho vay cá nhân kinh doanh: “Là việc các tô chức tín dụng cho vay vốn đối với khách hàng cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của cá nhân,
Trang 28của hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân mà cá nhân vay vốn đó là chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân”.
Mục đích vay vốn cụ thể là để những đối tượng này thực hiện một hoặcmột số công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặckinh doanh dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận trong thờigian quy định
b Đặc điểm cho vay cá nhân kinh doanh
Khách hàng cá nhân kinh doanh (CNKD) vay vì mục đích phục vụ chocác hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nên có những đặc điểm khác biệtvới các đối tượng khách hàng khác Cụ thể như sau:
- Quy mô khoản vay nhỏ lẻ và có tính thời vụ: Hầu hết các khoản cho
vay cá nhân kinh doanh có quy mô nhỏ nhưng số lượng khoản vay lớn, docho vay CNKD đáp ứng nhu cầu của cá nhân và các hộ gia đình nhằm mụcđích sản xuất kinh doanh, nên quy mô của một khoản vay tương đối nhỏ sovới tài sản của ngân hàng, số lượng các khoản vay lại rất lớn do đối tượng củacho vay là các cá nhân và các hộ gia đình
- Mục đích vay không ổn định: Nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất kinh
doanh của cá nhân, hộ gia đình Do đó, nhu cầu vay vốn phụ thuộc vào tâm lýkhách hàng và chu kỳ kinh tế của người đi vay Khi nền kinh tế có sự tăngtrưởng cao và ổn định, CNKD sẽ có thái độ lạc quan hơn về tương lai, họ kỳvọng sẽ có khoản thu nhập nhiều hơn trong tương lai và do vậy sẽ thúc đẩyhoạt động sản xuất kinh doanh ở hiện tại Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoáingười dân thường có xu hướng giảm giảm đầu tư vào sản xuất kinh doanh,thay vào đó là sẽ tăng cường tiết kiệm và hạn chế vay mượn từ ngân hàng.Nhu cầu vay của khách hàng thường kém nhạy cảm với lãi suất, thông thườngngười đi vay quan tâm tới số tiền phải thanh toán hơn là lãi suất mà họ phảichịu Mức thu nhập và trình độ dân trí là hai nhân tố tác động rất lớn đến nhu
Trang 29cầu vay của khách hàng cá nhân kinh doanh.
- Rủi ro cho vay cao: Cho vay đối với cá nhân kinh doanh thường có rủi
ro cao, mức độ rủi ro lớn và được coi là tài sản rủi ro nhất trong danh mục tàisản của ngân hàng Nguyên nhân chính là vì tài sản đảm bảo có giá trị thấp vàkhó phát mại, đặc biệt ở nông thôn Bản thân khách hàng vay vốn có thể có sựbiến động về tình hình tài chính dẫn đến mất khả năng chi trả hay khi kháchhàng cố tình không chịu trả nợ, hoặc do sự biến động về tình trạng sức khoẻ,công việc
- Chi phí cho vay cá nhân kinh doanh cao: Chi phí cho hoạt động cho
vay cá nhân kinh doanh cao do số lượng khách hàng nhiều Việc thẩm định tàisản và khả năng trả nợ của các cá nhân hoặc hộ gia đình hết sức khó khăn.Ngoài ra, để có được khoản vay có nhiều khách hàng giấu các thông tin vềmình và hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai của mình nên các ngânhàng dễ gặp phải rủi ro đạo đức khi cho vay Do khoản cho vay khách hàng cánhân có rủi ro cao nhất nên các ngân hàng thường yêu cầu phải có tài sản đảmbảo khi vay và yêu cầu người vay phải mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểmhàng hoá
- Hạn mức cho vay bị giới hạn: Hạn mức cho vay CNKD được xác định
dựa trên các yếu tố như: nhu cầu vốn của khách hàng, số vốn tự có của kháchhàng, giá trị của tài sản đảm bảo Đối với các hình thức vay, các ngân hàngthường quy định các hạn mức khác nhau dựa trên giá trị tài sản đảm bảo hoặcnhu cầu vay hợp lý Thông thường, cho vay cầm cố có hạn mức cao nhất,chẳng hạn như nếu khách hàng cầm cố sổ tiết kiệm, trái phiếu hay chứng chỉtiền gửi có thể được cấp một hạn mức bằng 100% giá trị tài sản cầm cố Để cóthể xác định được hạn mức tín dụng dựa trên tài sản đảm bảo của khách hàng,các ngân hàng cần phải định giá chính xác tài sản đó Nếu định giá quá thấp
sẽ làm giảm số tiền vay của khách hàng, nếu định giá quá cao sẽ dẫn đến rủi
Trang 30ro cho ngân hàng.
- Việc kiểm tra, giám sát khoản vay gặp nhiều khó khăn: Với đặc thù
là kinh doanh nhỏ lẻ, các loại hình kinh doanh rất đa dạng, phức tạp, phân bốrộng khắp địa phương đồng thời sổ sách hoạt động của cá nhân kinh doanhkhông được thực hiện nghiêm túc hoặc không có; việc kiểm tra giám sátkhoản vay trước, trong và sau khi cho vay gặp rất nhiều khó khăn đối với cán
bộ quản lý khách hàngtrong công tác thẩm định, theo dõi tình hình hoạt độngkinh doanh cũng như những biến động bất thường của khách hàng
c Vai trò cho vay cá nhân kinh doanh
- Hoạt động chủ yếu của các ngân hàng thương mại trước đây chủ yếuchỉ quan tâm vào đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp lớn, các tổ chứckinh tế có những khoản vay lớn Trong khi lại ít chú trọng đến đối tượngkhách hàng là các cá nhân kinh doanh, dẫn đến những lãng phí trong khai tháctiềm năng cũng như lợi ích từ nhóm đối tượng khách hàng này Do đó, cChovay cá nhân kinh doanh đáp ứng nhu cầu vốn cho cá nhân để duy trì quá trìnhsản xuất liên tục và có cơ hội đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô, tăng hiệuquả kinh doanh, cải thiện đời sống;
Bên cạnh đó, cho vay cá nhân kinh doanh giúp cho ngân hàng phát triểnquy mô kinh doanh, mở rộng thị trường, phát triển quan hệ khách hàng, tăngthu nhập Chính vì thế, trong những năm trở lại đây, các NHTM cũng đã cónhững điều chỉnh trong hoạt động của mình, chú trọng nhiều hơn đếnđôí tượng khách hàng là các cá nhân kinh doanh, các sản phầm cho đối tượngCNKD ngày càng phong phú và đa dạng, đáp ứng được phần nào nhu cầu củakhách hàng CNKD
- Góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế: Đây là vai trò cuối
cùng của hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh trong NHTM Đối tượngkhách hàng cá nhân không chỉ là đối tượng có nhu cầu vay vốn Mà những
Trang 31đối tượng này còn là một lực lượng cung cấp cho các ngân hàng một lượngvốn tương đối lớn và ổn định Nguồn vốn này chủ yếu là các khoản tiết kiệmcủa các cá nhân, vì vậy tính ổn định của nó rất cao tạo thuận lợi cho việc đầu
tư vào các tài sản trung và dài hạn của ngân hàng Tạo dựng tốt mối quan hệvới nhóm đối tượng khách khách hàng này, các NHTM vừa tiếp cận được cácmón cho vay phát sinh từ nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh củacác khách hàng cá nhân
Bên cạnh đó khi có những khoản tiết kiệm hình thành từ nhóm kháchhàng này thì các ngân hàng đó cũng là nơi mà khách hàng thường sẽ lựa chọngửi tiền tiết kiệm và sử dụng các dịch vụ bán chéo của ngân hàng Kháchhàng cá nhân là nhóm khách hàng có một vị trí rất quan trọng trong hoạt độngcủa một NHTM Vị thế này không những được lý thuyết khẳng định mà cònđược thực tế hoạt động của ngân hàng
d Phân loại khách hàng cá nhân kinh doanh
Để có thể quản lý tốt cho vay CNKD cần thiết phải phân loại cho vay
Có nhiều cách để phân loại khách hàng cá nhân kinh doanh, căn cứ vào Luật
tổ chức tín dụng 2010, Luật dân sự 2015 và thông tư 39/2016-TT/NHNN thìtrong nghiên cứu này tác giả đề cập phân loại theo một số tiêu chí sau:
* Căn cứ vào vùng miền
Ta có hai đối tượng chính: Khách hàng CNVKD ở thành thị và kháchhàng CNVKD ở nông thôn
+ Khách hàng cá nhân vay kinh doanh ở thành thị thường vì mục đíchvay vốn cho các hoạt động kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ, lượng vốn cần vừaphải, tài sản thế chấp thường là bất động sản như nhà đất
+ Khách hàng cá nhân vay kinh doanh ở nông thôn thường vì mục đíchvay vốn cho các hoạt động sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp Đối tượngnày cần lượng vốn lớn, đôi khi cần vốn vay vượt quá khả năng của tài sản thế
Trang 32chấp, đây cũng là đối tượng mang lại rủi ro cao do tài sản thế chấp khó phát mãi vì ở nông thôn.
* Căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh
Căn cứ và lĩnh vực kinh doanh của khách hàng thì chia thành các đốitượng như:
- Vay vốn để sản xuất các sản phẩm tiểu thủ công hoặc sản xuất nôngsản;
- Vay vốn để buôn bán trong lĩnh vực thương mại;
- Vay vốn để kinh doanh các hoạt động nhà hàng, quán ăn…
* Căn cứ vào hình thức cho vay
Ta có cho vay gián tiếp và cho vay trực tiếp với cá nhân vay kinh doanh,
cụ thể:
- Cho vay gián tiếp: Là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua các
khoản nợ phát sinh của các cá nhân kinh doanh đã bán chịu hàng hoá hoặc đãcung cấp các dịch vụ cho CNKD của họ, theo hình thức này ngân hàng chovay thông qua các doanh nghiệp bán hàng hoặc làm các dịch vụ mà khôngtrực tiếp tiếp xúc với khách hàng
+ Ưu điểm: NHTM dễ dàng mở rộng và tăng doanh số cho vay, tiết kiệm
và giảm được các chi phí khi cho vay, mở rộng quan hệ với khách hàng và tạođiều kiện thuận lợi cho các hoạt động khác của ngân hàng
+ Hạn chế: Các ngân hàng thương mại khi cho vay không tiếp xúc
trực tiếp với khách hàng mà thông qua các doanh nghiệp đã bán chịu hànghoá, dịch vụ, nhất là trong việc lựa chọn khách hàng, tiêu chí lựa chọn củadoanh nghiệp và ngân hàng không giống nhau Thiếu sự kiểm soát của Ngânhàng cả trước, trong và sau khi vay vốn, khi doanh nghiệp thực hiện bán lẻhàng hoá và dịch vụ Kỹ thuật và quy trình nghiệp vụ của hình thức cho vaynày rất phức tạp
Trang 33- Cho vay trực tiếp: là hình thức cho vay mà ngân hàng và khách hàng
trực tiếp gặp nhau để tiến hành cho vay hoặc thu nợ
+ Ưu điểm: Việc cho vay tiến hành trực tiếp giữa ngân hàng với khách
hàng do vậy ngân hàng có thể sử dụng triệt để trình độ, kiến thức, kinhnghiệm, và kĩ năng của cán bộ tín dụng, do đó các khoản vay này thường cóchất lượng cao hơn so với cho vay gián tiếp thông qua các doanh nghiệp bán
lẻ Cán bộ tín dụng khi cho vay đặc biệt coi trọng đến chất lượng các khoảnvay, song doanh nghiệp bán lẻ hàng hoá, dịch vụ thường coi trọng nhiều đếnviệc tăng doanh số bán hàng hơn là chất lượng các khoản vay, hơn nữa cácdoanh nghiệp thường đưa ra quyết định cho vay một cách nhanh chóng, nêndẫn đến tình trạng có những khoản cho vay cấp ra không chính đáng, ngượclại có thể từ chối khách hàng tốt của mình, như vậy hình thức này đã khắcphục nhược điểm này nếu cho vay gián tiếp
Hình thức cho vay trực tiếp linh hoạt hơn hình thức cho vay gián tiếp, vìkhi quan hệ trực tiếp giữa ngân hàng với khách hàng sẽ xử lý tốt các phátsinh, hơn nữa có khả năng làm thoả mãn quyền lợi cho cả ngân hàng và kháchhàng Cho vay trực tiếp với đối tượng khách hàng là rất rộng do đó việc đưa
ra các dịch vụ, tiện ích mới là rất thuận lợi, đồng thời là hình thức để tăngcường và quảng bá hình ảnh của ngân hàng đến với kháchhàng
+ Hạn chế: Việc mở rộng và tăng doanh số cho vay không thuận lợi
bằng hình thức cho vay CNKD gián tiếp Do cán bộ ngân hàng phải làm việctrực tiếp với khách hàng nên ngân hàng tốn nhiều thời gian và chi phí so vớihình thức cho vay gián tiếp, nhất là khi lượng khách hàng đến đông cùng mộtthời gian sẽ gây khó khăn cho ngân hàng
* Phân loại theo thời hạn khoản vay
Ta chia thành hai nhóm chính là ngắn hạn và trung và dài hạn
- Ngắn hạn: cho vay ngắn hạn là các khoản cho vay có thời hạn từ 12
Trang 34tháng trở xuống.
Chủ yếu nhằm mục đích tài trợ cho tài sản lưu động hoặc nhu cầu sửdụng vốn ngắn hạn của cá nhân, hộ sản xuất Ngân hàng có thể áp dụng chovay trực tiếp hoặc cho vay gián tiếp, cho vay theo món hoặc theo hạn mức, cóhoặc không có đảm bảo, dưới hình thức chiết khấu, thấu chi hoặc luânchuyển
- Trung và dài hạn: cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm thì được xếp vào
danh mục khoản vay trung hạn và từ 5 năm trở nên là các khoản cho vay dàihạn
Các khoản vay này thường chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng dư nợcho vay của các NHTM, chiếm phần lớn lợi nhuận mà hoạt động cho vay đemlại Đây là hình thức các cá nhân kinh doanh rất ưa chuộng vì có thể giảm tảibớt được áp lực trong sản xuất kinh doanh, đề phòng khi hoạt động kinhdoanh khó khăn
1.1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến cho vay cá nhân kinh doanh
a Nhân tố bên trong ngân hàng
* Chính sách cho vay và quy trình cho vay:
Chính sách cho vay bao gồm các quy định về giới hạn cho vay đối vớitừng khách hàng, đối với nhóm khách hàng; quy định về thời hạn cho vay,TSĐB của khoản vay, các khoản phí dịch vụ, hình thức xử lý nợ có vấn đề, nợquá hạn, nợ xấu và những vấn đề khác có liên quan đến hoạt động cho vay
Quy trình cho vay là trình tự thực hiện việc cấp cho vay theo các nguyêntắc, thủ tục của Ngân hàng, phải tuân thủ các quy định của pháp luật và chínhsách cho vay của Ngân hàng nhà nước
Chính sách cho vay nếu như thể hiện được sự ưu tiên đối với cá nhânkinh doanh: ưu tiên về lãi suất hoặc phí cho vay, quy trình cho vay đơn giản,thuận tiện cho khách hàng thì sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến với ngân
Trang 35hàng hơn, qua đó khả năng mở rộng cho vay sẽ tăng lên, doanh số cho vay, dư
nợ cho vay gia tăng, hiệu suất cho vay của ngân hàng đối với CNKD và cácđối tượng khác cũng đồng thời được cải thiện
Bên cạnh đó trong quy trình cho vay, các cán bộ cho vay phải thu thậptốt thông tin về dự án (phương án) vay vốn, cơ chế, chính sách của ngành, củaNhà nước liên quan đến dự án (phương án) sản xuất kinh doanh, phải sàng lọc,
xử lý và tổng hợp tốt thông tin có được, từ đó có cơ sở đánh giá, phân tích, kếtluận chính xác về khách hàng Nếu quy trình cho vay chặt chẽ, thực hiện đúngchuẩn, nghiêm túc thì sẽ hạn chế được các rủi ro, hạn chế nợ xấu cho Ngânhàng, đồng thời nâng cao được hiệu quả cho vay
* Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng
Việc Ngân hàng huy động được bao nhiêu nguồn vốn từ bên ngoài sẽ cóảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cho vay cá nhân kinh doanh, và đến hiệuquả cho vay Nếu nguồn vốn của ngân hàng dồi dào, chi phí vay thấp, thủ tụccho vay không quá chặt chẽ, khó khăn, các CNKD sẽ có nhiều cơ hội để tiếpcận nguồn vốn của Ngân hàng
Ngân hàng cũng cần phải chứng minh với khách hàng về uy tín vàtrình độ phát triển của mình thông qua các sản phẩm bổ trợ cho hoạt động chovay như thanh toán, tài trợ thương mại, chuyển tiền…Bên cạnh đó cũng cầnphải nhấn mạnh đến hoạt động Marketing ngân hàng Thông qua hoạt độngnày, các Ngân hàng sẽ giới thiệu, quảng bá và đưa sản phẩm: thanh toán, thẻ,
sổ tiết kiệm, các hình thức khuyến mãi hấp dẫn đến tận tay với khách hàng.Hoạt động Marketing hiệu quả sẽ giúp Ngân hàng mở rộng thị phần, khả nănghuy động vốn tăng cao, đồng thời tăng uy tín của Ngân hàng
* Chất lượng cán bộ làm công tác thẩm định
Trong hoạt động cho vay của Ngân hàng, yếu tố con người đóng một vaitrò quan trọng, nó quyết định đến chất lượng dịch vụ,chất lượng cho vay, và
Trang 36hình ảnh của Ngân hàng, từ đó quyết định đến hiệu quả cho vay Chất lượngcán bộ cho vay thể hiện ở các điểm: bản lĩnh nghề nghiệp, trình độ học vấn,năng lực chuyên môn nghiệp vụ, khả năng giao tiếp, thu hút khách hàng.
Cán bộ cho vay nếu như không tự làm chủ được bản thân, không có bảnlĩnh chính trị vững vàng, rất dễ rơi vào vòng xoáy sa ngã, ảnh hưởng đến chấtlượng công việc, đến hình ảnh của ngân hàng Bên cạnh đó, việc nắm bắt đượccác chủ trương chính sách của Nhà nước, có năng lực chuyên môn nghiệp vụtốt sẽ giúp cho cán bộ cho vay đánh giá, phân tích tài chính khách hàng, thẩmđịnh dự án, phương án sản xuất kinh doanh một cách chính xác, cũng như xử lýtốt các khoản vay trước, trong và sau khi cho vay, qua đó nâng cao được hiệuquả cho vay của ngân hàng
* Hoạt động kiểm tra, kiểm soát của Ngân hàng
Thông qua hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ sẽ phát hiện được nhữngthiếu sót trong quá trình cho vay, mức độ nghiêm chỉnh của việc chấp hànhcác quy định, thể lệ cho vay của cán bộ cho vay để từ đó có biện pháp xử lýkịp thời, ngăn chặn những rủi ro có thể xảy đến với ngân hàng
Giúp ngân hàng chủ động kiểm soát được tình hình hoạt động kinhdoanh, đảm bảo khả năng thanh toánh của mình Theo dõi được các giới hạncho vay của từng khách hàng một cách chi tiết : giới hạn cho vay, giới hạnbảo lãnh, giới hạn ký quỹ… qua đó kiểm soát tốt hoạt động cho vay
* Hệ thống phân phối của ngân hàng:
Số lượng các chi nhánh, phòng giao dịch nói lên quy mô của một ngânhàng, để thuận lợi cho việc giao dịch giữa khách hàng với ngân hàng, đặc biệt
là các khách hàng cá nhân thì các ngân hàng thương mại thường mở rộng cácchi nhánh và các phòng giao dịch, nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàngđối với ngân hàng
Việc mở rộng cho vay đối với CNKD càng trở nên thuận lợi Ngân hàng
Trang 37dễ dàng đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng, đồng thời ngân hàngnắm bắt được thông tin từng khách hàng trên cơ sở đó tiến hành thẩm định,giải ngân và thu hồi nợ Do đó, việc mở rộng mạng lưới các chi nhánh, phònggiao dịch là nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay CNKD của NHTM.
* Yếu tố cơ sở vật chất của ngân hàng:
Một cơ sở vật chất hiện đại, đầy đủ và tiện nghi sẽ đem lại cái nhìn tíchcực, đầy thiện cảm từ khách hàng, thể hiện được uy tín và khả năng tài chínhcủa Ngân hàng Trong việc thực hiện thu thâp thông tin cho vay, xử lí và thựchiện quy trình cho vay, chính sách cho vay, thì yếu tố khoa học công nghệ cóvai trò quan trọng
Điều này giúp cho quá trình tìm kiếm thông tin được dễ dàng, nhanhchóng, thuận lợi hơn, giúp cho việc thực hiện các quy trình cho vay được chínhxác hơn, giảm thiểu các sai sót trong quá trình soạn thảo, thư tín Đảm bảođược sự liên lạc tốt với hệ thống liên ngân hàng và các chi nhánh ngân hàng
b Nhân tố bên ngoài ngân hàng
* Do khách hàng vay kinh doanh
- Sự hiểu biết của khách hàng: Khách hàng là người lựa chọn và ra
các quyết định vay vốn từ ngân hàng nên các yếu tố thuộc về bản thân kháchhàng có tác động rất lớn đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinhdoanh của ngân hàng thương mại
Tuy nhiên, đa phần các khách hàng cá nhân kinh doanh không hiểu vềcác cơ chế cho vay của NHTM, có tâm lý sợ tiếp xúc với ngân hàng, sợ làmcác thủ tục vay vốn, sợ rườm rà, phức tạp, sợ việc giải quyết cho vay củaNHTM khó khăn hay bị hạch sách
- Nhu cầu vốn của khách hàng: Là yếu tố quyết định các hình thức
cho vay CNKD, là căn cứ để xây dựng và phát triển sản phẩm cho vay CNKDcủa ngân hàng Vốn tự có của khách hàng ít, nhiều trường hợp không đáp ứng
Trang 38được điều kiện về vốn tự có khi sản xuất kinh doanh Tuy nhiên, tuỳ từng giaiđoạn, thời điểm mà xuất hiện các nhu cầu cần tài trợ, ngân hàng phải pháthiện những nhu cầu đó nhanh nhất để đáp ứng kịp thời.
Những khách hàng cá nhân vay kinh doanh chọn lĩnh vực kinh doanhkhác nhau, đồng thời tình trạng gia đình và hôn nhân, độ tuổi khác nhau sẽ cónhững nhu cầu được tài trợ khác nhau Tuy nhiên hiện nay nhiều khách hàngvẫn còn sự nhầm lẫn giữa vay vốn về để sản xuất kinh doanh với vay cho mụcđích tiêu dùng nên điều này gia tăng rủi ro cho ngân hàng Như vậy, xác địnhđược nhu cầu vốn của khách hàng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàngtrong việc nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh
- Khả năng đáp ứng các điều kiện khi vay của khách hàng: Đó là
các yếu tố về tài chính, thu nhập, đạo đức, tài sản đảm bảo, tình hình kinhdoanh của khách hàng để thoả mãn các điều kiện vay vốn của ngân hàng đảmbảo an toàn cho khoản cho vay, đem lại lợi nhuận cho ngân hàng Khách hàng
có trình độ văn hoá, sự hiểu biết về cho vay thì họ sẽ có trách nhiệm với cáckhoản nợ và có ý thức trả nợ đối với ngân hàng
Nếu khách hàng là người có đạo đức tốt, có ý thức với khoản nợ đối vớingân hàng, trả nợ đúng hạn và đầy đủ thì rủi ro của món vay là thấp, kháchhàng sẽ tạo được niềm tin với ngân hàng, do vậy ngân hàng sẽ có điều kiện để
mở rộng cho vay KHCN
Ngoài ra còn có các yếu tố khác như: quy mô gia đình, đặc điểm, tínhcách của khách hàng, khả năng đáp ứng các điều kiện vay của khách hàngnhư tài sản bảo đảm, các giấy tờ về quyền sở hữu cũng ảnh hưởng đến nhucầu vay vốn của khách hàng
* Do môi trường kinh doanh
Môi trường hoạt động của ngân hàng cũng gây ra các tác động lớn đến
mở rộng cho vay đối với khách hàng nói chung và đối với KHCN nói riêng
Trang 39Bao gồm: Môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, môitrường văn hoá – xã hội, sự phát triển của khoa học – công nghệ và đối thủcạnh tranh.
- Môi trường tự nhiên: Bên cạnh những điều kiện tự nhiên thuận lợi,
hay những đặc thù tự nhiên riêng tạo nên lợi thế cạnh tranh như đất đai, khíhậu là các yếu tố rủi ro do thiên nhiên gây ra như lũ lụt, hoả hoạn, động đất,dịch bệnh,… có thể gây ra những thiệt hại không lường trước được cho cảngười vay và ngân hàng
Điều này cực kỳ quan trọng với những cá nhân vay kinh doanh ở khuvực nông thôn, nơi kết quả sản xuất kinh doanh phụ thuộc phần lớn vào điềukiện thiên nhiên Mặc dù những rủi ro này là khó dự đoán nhưng bù lại nóchiếm tỷ lệ không lớn, mặt khác ngân hàng thường được chia sẻ thiệt hại vớicác công ty bảo hiểm hoặc được Nhà nước hỗ trợ
- Môi trường kinh tế: Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính
quan trọng nhất đối với nền kinh tế Vì vậy, bất kỳ sự biến động của nền kinh
tế đều ảnh hưởng đến cáchoạt động cho vay của ngân hàng trong đó có chovay CNKD Khi nền kinh tế ổn định và tăng trưởng cao, hoạt động cho vayCNKD có xu hướng tăng lên bởi vì thu nhập và mức sống của người dânđược cải thiện, hơn nữa sẽ có nhiều cá nhân vay vốn ngân hàng nhằm phục vụmục đích sản xuất kinh doanh, tiêu dùng của họ
Từ đó, sẽ tạo điều kiện mở rộng cho vay CNKD một cách có hiệu quả.Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, mất ổn định, khiến thunhập trong tương lai của người tiêu dùng trở nên bấp bênh, người dân sẽ lựachọn tiết kiệm hơn là vay tiêu dùng hay vay vốn để sản xuất kinh doanh, từ đó
sẽ hạn chế việc mở rộng cho vay CNKD của ngân hàng
- Môi trường pháp lý: Một trong những bộ phận của môi trường bên
ngoài ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của CNKD nói chung và
Trang 40các NHTM nói riêng là hệ thống pháp luật Hoạt động ngân hàng chịu sựkiểm soát chặt chẽ của luật pháp cũng như các cơ quan chức năng Điều nàykhông chỉ làm đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng, mà còn tạo sự tintưởng cho khách hàng đến thực hiện giao dịch Nếu các quy định đó đầy đủ,chặt chẽ, hợp lý, không rườm rà và chồng chéo sẽ tạo điều kiện cho hoạt độngcủa ngân hàng nói chung và hoạt động mở rộng cho vay CNKD nói riêng.
Hệ thống các văn bản, các quyết định, quy định, ảnh hưởng rất lớnđến hoạt động cho vay của ngân hàng nói chung, cho vay CNKD nói riêng
Hệ thống luật pháp ổn định, hoàn thiện sẽ thúc đẩy cho vay CNKD đồng thời
là cơ sở nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ tài chính chất lượng cao cho dân
cư, đảm bảo mối quan hệ hợp tác giữa ngân hàng với khách hàng
Với một môi trường pháp lý chưa hoàn chỉnh, thiếu tính đồng bộ, thốngnhất giữa các luật, văn bản dưới luật, đồng thời với nó là sự sách nhiễu củacác cơ quan hành chính có liên quan sẽ khiến cho khách hàng và các NHTMgặp phải những khó khăn, thiếu đi tính linh hoạt cần thiết, vốn đưa vào kinhdoanh dễ bị rủi ro
- Môi trường văn hoá –xã hội: Những yếu tố của môi trường văn hoá
xã hội như: lối sống, thói quen, tập quán xã hội, thị hiếu ảnh hưởng rất lớnđến việc đưa ra các hình thức cho vay đối với CNKD của ngân hàng
Ở những nơi mà có thói quen chi tiêu nhiều hơn tiết kiệm thì họ thường
có xu hướng vay tiêu dùng và vay phục vụ mục đích sản xuất kinh doanhnhiều hơn các nơi khác
- Sự phát triển của Khoa học - Công nghệ: Ngày nay, với sự phát triển
không ngừng của khoa học, công nghệ đã tạo điều kiện cho nhiều ngành, lĩnhvực khác phát triển với quy mô toàn cầu, trong đó có lĩnh vực ngân hàng
Với sự phát triển của khoa học, công nghệ việc xử lý giao dịch của cácngân hàng trở lên nhanh chóng, dễ dàng hơn, đồng thời các nghiệp vụ cũng