1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trung học cơ sở quận hải an, thành phố hải phòng

164 110 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 164
Dung lượng 6,38 MB

Nội dung

Nguyên nhân có nhiều nhưng có lẽ về phía chủ quan,giáo viên lên lớp dạy chưa có trách nhiệm cao, chưa thực sự tâm huyết vớinghề, chưa thực sự đổi mới phương pháp phù hợp với yêu cầu hiện

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

––––––––––––––––––––––––

NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN HẢI AN,

THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2014

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––––––

NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN HẢI AN,

THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Chuyên ngành: Quản lý giáo

dục

Mã số: 60.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS LÝ TIẾN HÙNG

THÁI NGUYÊN - 2014

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng nội dung của bản luận văn này chưa được nộp chobất kỳ một chương trình cấp bằng cao học nào cũng như bất kỳ một chươngtrình đào tạo cấp bằng nào khác

Tôi cũng xin cam kết thêm rằng bản Luận văn này là nỗ lực cá nhân tôi.Các kết quả, phân tích, kết luận trong luận văn này (ngoài các phần được tríchdẫn) đều là kết quả làm việc của cá nhân tôi

Người viết luận văn

Nguyễn Thị Mai Hương

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng tớiLãnh đạo trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên, các Thầy giáo Côgiáo đã tham gia giảng dạy và cung cấp những kiến thức cơ bản, sâu sắc,tạo

điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu tại nhà trường.Đặc biệt, với tấm lòng thành kính, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến

TS Lý Tiến Hùng, người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận tình giúp đỡ

em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn Phòng GD&ĐT, Cán bộ quản lý và giáoviên các trường THCS quận Hải An, thành phố Hải Phòng cùng bạn bè, ngườithân đã tạo điều kiện cả về thời gian, vật chất, tinh thần cho tác giả trong suốtquá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, mặc dù bảnthân em đã luôn cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những khiếmkhuyết Kính mong được sự góp ý, chỉ dẫn của các Thầy, các Cô và các bạnđồng nghiệp

Em xin trân trọng cảm ơn!

Hải Phòng, ngày 20 tháng 10 năm 2014

Tác giả

Nguyễn Thị Mai Hương

Trang 5

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu .2

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

5 Giả thuyết khoa học 3

6 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu 3

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Cấu trúc của luận văn 4

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI

DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ 5

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 5

1.1.1.Trên thế giới 51.1.2 Ở Việt Nam 71.2 Một số khái niệm .10

1.2.1 Quản lý, quản lý giáo dục 101.2.2 Quản lý trường học 13

Trang 6

1.2.3 Bồi dưỡng giáo viên, bồi dưỡng chuyên môn 151.2.4.Biện pháp, biện pháp quản lý .16

1.3 Giáo dục THCS 17

Trang 7

1.3.1 Vị trí, vai trò, mục tiêu, nội dung, phương pháp của giáo dục THCS 17

1.3.2 Vị trí, vai trò, nhiệm vụ và yêu cầu đối với giáo viên Trung học cơ sở

20 1.3.3 Nhiệm vụ của người giáo viên THCS 21

1.4 Định hướng mục têu đổi mới giáo dục và đào tạo ở bậc giáo dục phổ thông 22

1.5 Yêu cầu đối với bồi dưỡng chuyên môn GV THCS trong bối cảnh đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam 27

1.6 Nội dung cơ bản của quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên THCS 28

1.6.1 Nội hàm của quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên THCS 28

1.6.2.Xác định mục têu, nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên THCS

28 1.6.3 Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên 30

1.6.4.Tổ chức hoạt động bồi dưỡng 31

1.6.5.Chỉ đạo thực hiện 32

1.6.6.Đánh giá kết quả bồi dưỡng 33

1.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý bồi dưỡng chuyên môn giáo viên THCS 33

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG THCS QUẬN HẢI AN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 36

2.1 Khái quát về tình hình địa phương (quận Hải An, thành phố Hải Phòng)

36 2.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của thành phố Hải Phòng, quận Hải An 36

2.2 Khái quát về giáo dục THCS quận Hải An 38

2.2.1 Quy mô phát triển giáo dục và giáo dục THCS 38

2.2.2 Chất lượng giáo dục và giáo dục THCS 40

2.2.3 Đội ngũ giáo viên quận Hải An 44

Trang 8

2.2.4 Đánh giá ưu điểm và hạn chế của đội ngũ giáo viên THCS quận Hải

An thành phố Hải Phòng hiện nay 462.3 Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên cáctrường THCS quận Hải An 492.3.1 Thực trạng xác định nội dung, phương thức bồi dưỡng chuyên môncho giáo viên các trường THCS quận Hải An 492.3.2 Thực trạng thực hiện các chức năng quản lý bồi dưỡng chuyên môncho GV THCS của Hiệu trưởng 562.3.3 Đánh giá những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân 59

Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG

CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN THCS QUẬN HẢI AN, THÀNH PHỐ HẢI

3.1.5 Đảm bảo tính khả thi của các biện pháp 663.2 Một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viênTHCS quận Hải An, thành phố Hải Phòng 663.2.1 Biện pháp 1: Cụ thể hóa nội dung bồi dưỡng phù hợp với nhu cầugiáo viên và đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục 66

3.2.2 Biện pháp 2: Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn 71

3.2.3 Biện pháp 3: Đa dạng hóa phương thức bồi dưỡng chuyên môn cho

Trang 9

3.2.4 Biện pháp 4: Chú trọng khâu kiểm tra đánh gía kết quả bồi dưỡng chuyên môn 77

Trang 10

3.2.5 Biện pháp 5 Xây dựng nguồn lực cho công tác bồi dưỡng chuyên

môn giáo viên 80

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp

81 3.4 Điều kiện chung để thực hiện các biện pháp

83 3.5 Khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 84

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 88

2 Khuyến nghị 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

PHỤ LỤC

Trang 11

NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

BD : Bồi dưỡng

BDGV : Bồi dưỡng giáo viên BDTX : Bồi dưỡng thường xuyên CBQL : Cán bộ quản lý

CNH, HĐH : Công nghiệp hoá, hiện đại hoáCSVC : Cơ sở vật chất ĐNGV

: Đội ngũ giáo viên ĐT-BD :

Đào tạo - bồi dưỡng GD :

Trang 12

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Quy mô trường lớp cấp THCS quận Hải An 39Bảng 2.2:Bảng thống kê kết quả HSG cấp quận và cấp thành phố của quận

5 năm gần đây 42Bảng 2.3: Thống kê tỷ lệ học sinh đỗ vào lớp 10 THPT quốc lập trong 5

năm gần đây 43Bảng 2.4: Thống kê trình độ giáo viên THCS 44Bảng 2.5: Thống kê nhu cầu sử dụng giáo viên THCS trong toàn quận năm

học 2013 - 2014 44Bảng 2.6: Thống kê trình độ chính trị, tn học và ngoại ngữ của cán bộ,

giáo viên, công nhân viên trong toàn quận (tính đến

tháng

6/2014) 46Bảng 2.7: Kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên năm học 2013- 2014 46Bảng 2.8 Kết quả đánh giá, xếp loại BDTX giáo viên trong 3 năm học

gần đây 47Bảng 2.9: Kết quả thăm dò ý kiến của giáo viên các trường THCS về mức độ

cần thiết, phù hợp của các nội dung, phương thức bồi dưỡng

chuyên môn cho GV 55Bảng 2.10: Kết quả thăm dò thực trạng thực hiện các chức năng quản

lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên của Hiệu

Trang 13

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 3.1: Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng

chuyên môn cho giáo viên THCS 82

Trang 14

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; sựphát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, khoa học giáo dục và sựcạnh tranh quyết liệt trên nhiều lĩnh vực giữa các quốc gia; sự chuyển đổi môhình tăng trưởng theo chiều sâu và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng chấtlượng, hiệu quả đòi hỏi giáo dục phải đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng củangười dân, nhanh chóng góp phần tạo ra đội ngũ nhân lực chất lượng cao.Thực chất cạnh tranh giữa các quốc gia hiện nay là cạnh tranh về nguồn nhânlực và về khoa học công nghệ Xu thế chung của thế giới khi bước vào thế kỷXXI là các nước tiến hành đổi mới mạnh mẽ hay cải cách giáo dục Nếukhông đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo thì nhân lực sẽ làyếu tố cản trở sự phát triển của đất nước

Quá trình đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục theo hướngchuẩn hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đòi hỏi sự nỗ lực của toàn xã hội.Trong đó, đội ngũ nhà giáo có vai trò hết sức quan trọng bởi họ chính làlực lượng trực tiếp đóng góp vào sự đổi mới này

Trong những năm qua, đứng trước yêu cầu phát triển đất nước, yêu cầu

đổi mới giáo dục và yêu cầu hội nhập, ngành giáo dục và đào tạo đã cónhững

bước phát triển, song về quy mô và chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo cònbộc lộ những hạn chế, chưa đáp ứng kịp thời những đòi hỏi lớn và ngày càngcao về nhân lực của công cuộc đổi mới kinh tế xã hội “Đội ngũ nhà giáo vàcán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấ

chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dụ

" [4]

Trang 15

Ngành Giáo dục & Đào tạo thành phố Hải Phòng có nhiều tến bộ nhưngchất lượng đại trà của một số trường chưa cao, chất lượng mũi nhọn học sinh

Trang 16

giỏi có phần giảm sút Nguyên nhân có nhiều nhưng có lẽ về phía chủ quan,giáo viên lên lớp dạy chưa có trách nhiệm cao, chưa thực sự tâm huyết vớinghề, chưa thực sự đổi mới phương pháp phù hợp với yêu cầu hiện nay.

Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Namkhoá XI đã khẳng định một trong những nhiệm vụ trọng tâm để đổi mớicăn bản và toàn diện giáo dục là: “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộquản lý, xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo vàcán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm anninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế Thực hiện chuẩn hoá đội ngũ nhà giáotheo từng cấp học và trình độ đào tạo” “Đổi mới mạnh mẽ mục têu, nộidung, phương pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và đánh giá kết quả họctập, rèn luyện của nhà giáo theo yêu cầu nâng cao chất lượng, trách nhiệm,đạo đức và năng lực nghề nghiệp” [4]

Quán triệt tinh thần đó, các trường THCS quận Hải An đã chú trọng côngtác bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho giáo viên, nhưng nhìn chung chất lượngvẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển GD- ĐT ngày càng cao theo xu thếhiện đại Một bộ phận giáo viên hiện nay còn yếu về chuyên môn nghiệp

vụ, bất cập với yêu cầu đổi mới giáo dục quốc dân Chính vì vậy nâng cao trình

độ cho giáo viên là việc làm cần thiết, cấp bách hiện nay Trăn trở với suy nghĩ

đó tôi đã chọn hướng nghiên cứu với tên đề tài:

Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên THCS quận Hải An, thành phố Hải Phòng.

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đề xuất một số biệnpháp quản lý của Hiệu trưởng trong hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho

Trang 17

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở trong hệ thống giáo dụcquốc dân theo quy định hiện hành

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên các trườngTHCS quận Hải An, Thành phố Hải Phòng

3.3 Khách thể khảo sát

Lãnh đạo các trường THCS trong quận; một số giáo viên đang trực tếpgiảng dạy tại các trường THCS quận Hải An

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Nghiên cứu và xác định cơ sở lý luận của đề tài: các luận điểm vềquản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên, định hướng yêu cầu đổi mới giáo dục.4.2 Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt độngbồi dưỡng giáo viên các trường THCS trong toàn quận

4.3 Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên cáctrường THCS quận Hải An, Hải phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

5 Giả thuyết khoa học

Hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên THCS quận Hải An, Hải Phòng đãđạt được những thành công nhất định, song còn nhiều hạn chế Nếu đề xuất

và áp dụng những biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trong

đề tài này thì sẽ nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên THCS quận Hải An

đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo hiện nay.

6 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu

Hoạt động quản lý của Hiệu trưởng trường THCS trong quận Hải An, thành phố Hải Phòng về bồi dưỡng giáo viên THCS quận Hảỉ An(Từ năm học2009-2010 đến nay)

Trang 18

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

- Nghiên cứu, phân tch, tổng hợp các tài liệu liên quan đến vấn đề

nghiên cứu của luận văn

- Hệ thống hóa, xác định cơ sở lý luận, khung lý thuyết của luận văn

7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tễn

- Điều tra, khảo sát các hoạt động quản lý thực tễn, thống kê, phân tch số liệu;

- Tham vấn chuyên gia, nhà quản lý, đội ngũ giáo viên

- Quan sát, tổng kết kinh nghiệm

7.3 Các phương pháp bổ trợ: thống kê, phân tích số liệu.

8 Cấu trúc của luận văn

Luận văn gồm các phần: Mở đầu, 3 chương nội dung, danh mục tài liệutham khảo và phụ lục

3 chương nội dung bao gồm:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn

cho giáo viên trung học cơ sở

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo

viên THCS quận Hải An, thành phố Hải Phòng

Chương 3: Một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn

cho giáo viên THCS quận Hải An, thành phố Hải Phòng

Trang 19

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1.Trên thế giới

Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều coi hoạt động bồi dưỡng chuyênmôn giáo viên là vấn đề cơ bản trong phát triển giáo dục Việc tạo mọiđiều kiện để mọi người có cơ hội học tập, học tập thường xuyên, học tập suốtđời để kịp thời bổ sung kiến thức và đổi mới phương pháp giảng dạy để phùhợp với sự phát triển kinh tế - xã hội là phương châm hành động của các cấpquản lý giáo dục

Ở Ấn độ vào năm 1988 đã quyết định thành lập hàng loạt các trung tâmhọc tập trong cả nước nhằm tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi người.Việc bồi dưỡng giáo viên được tiến hành ở các trung tâm này đã mang lạihiệu quả rất thiết thực

Hội nghị UNESCO tổ chức tại NêPan vào năm 1998 về tổ chức quản lýnhà trường đã khẳng định: “Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là vấn đề

cơ bản trong phát triển giáo dục”

Đại đa số các trường sư phạm ở Úc, New Zeland, Canada … đã thành lậpcác cơ sở chuyên bồi dưỡng giáo viên để tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viêntham gia học tập nhằm không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Tại Pakistan, nhà nước đã xây dựng chương trình bồi dưỡng về sư phạmcho đội ngũ giáo viên và quy định trong thời gian 3 tháng cần bồi dưỡng nhữngnội dung gồm: giáo dục nghiệp vụ dạy học; Cơ sở tâm lý giáo viên; Phươngpháp nghiên cứu, đánh giá và nhận xét HS…đối với đội ngũ giáo viên mới vàonghề chưa quá 3 năm

Trang 20

Ở Philippin, công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên không tiếnhành tổ chức trong năm học mà tổ chức bồi dưỡng thành từng khóa họctrong

Trang 21

thời gian HS nghỉ hè Hè thứ nhất bao gồm các nội dung môn học, nguyên tắcdạy học, tâm lý học và đánh giá giáo dục; Hè thứ hai gồm các môn về quan hệcon người, triết học giáo dục, nội dung và phương pháp giáo dục; Hè thứ bagồm nghiên cứu giáo dục, viết tài liệu trong giáo dục và Hè thứ tư gồm kiếnthức nâng cao, kỹ năng nhận xét, lập kế hoạch giảng dạy, viết tài liệu giảngdạy, viết sách giáo khoa, viết sách tham khảo.

Tại Nhật Bản, việc bồi dưỡng và đào tạo lại cho đội ngũ giáo viên, cán

bộ quản lý giáo dục là nhiệm vụ bắt buộc đối với người lao động sư phạm Tùytheo thực tế của từng đơn vị, từng cá nhân mà cấp quản lý giáo dục đề ra cácphương thức bồi dưỡng khác nhau trong một phạm vi theo yêu cầu nhấtđịnh Cụ thể là mỗi cơ sở giáo dục cử từ 3 đến 5 giáo viên được đào tạo lại mộtlần theo chuyên môn mới và tập trung nhiều vào đổi mới phương pháp dạyhọc

Tại Thái Lan, từ năm 1998 việc bồi dưỡng giáo viên được tến hành ở cáctrung tâm học tập cộng đồng nhằm thực hiện giáo dục cơ bản, huấn luyện kỹnăng nghề nghiệp và thông tin tư vấn cho mọi người dân trong xã hội

Tại Triều Tiên một trong những nước có chính sách rất thiết thực vềbồi dưỡng và đào tạo lại cho đội ngũ giáo viên Tất cả giáo viên đều phải thamgia học tập đầy đủ các nội dung về chương trình về nâng cao trình độ chuyênmôn nghiệp vụ theo quy định Nhà nước đã đưa ra “Chương trình bồi dưỡnggiáo viên mới” để bồi dưỡng đội ngũ giáo viên được thực hiện trong 10 năm và

“Chương trình trao đổi” để đưa giáo viên đi tập huấn ở nước ngoài

Tại Liên Xô (cũ) các nhà nghiên cứu quản lý giáo dục như: M.I.Kônđacốp,P.V Khuđominxki…đã rất quan tâm tới việc nâng cao chất lượng dạy học thôngqua các biện pháp quản lý có hiệu quả Muốn nâng cao chất lượng dạy học phải

có đội ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn Họ cho rằng kết quả toàn bộ hoạt

Trang 22

động của nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức đúng đắn và hợp lýcông tác quản lý bồi dưỡng, phát triển đội ngũ.

Trang 23

1.1.2 Ở Việt Nam

Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định nguồn lực con người là nhân tốquyết định sự phát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đạihoá Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có Chỉ thị số 40CT/TW ngày 15/6/2004 về “Xây dựng, nâng cao chất lượng nhà giáo và độingũ cán bộ quản lý giáo dục”;

Vấn đề phát triển giáo dục và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đãđược Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra trong thư gửi các cán bộ, các thầy giáo, côgiáo, công nhân viên, HS, sinh viên nhân dịp bắt đầu năm học mới ngày 16tháng

10 năm 1968 rằng: “Giáo dục nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp

cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân, do đó các ngành các cấp Đảng, chính quyền địa phương phải thực sự quan tâm đến sự nghiệp này, phải chăm sóc nhà trường về mọi mặt, đẩy sự nghiệp giáo dục của ta những bước phát triển mới”[29], “Cán bộ và giáo dục phải tến bộ cho kịp thời đại mới làm được nhiệm vụ, chớ tự túc tự mãn cho là giỏi rồi thì dừng lại”[29,489].

Kể từ sau cách mạng tháng Tám thành công và các cuộc cải cách giáodục năm 1950, 1956, 1979 và trong những năm “Đổi mới” nhiều công trìnhnghiên cứu đã để lại những bài học quý giá về xây dựng và phát triển đội ngũ

GV như: Nguyễn Thị Phương Hoa (2002, Con đường nâng cao chất lượng cải

cách các cơ sở đào tạo giáo viên); Đinh Quang Báo (2005, Giải pháp đổi mới phương thức đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên);

Đặng Quốc Bảo, Đỗ Quốc Anh, Đinh Thị Kim Thoa (2007, Cẩm nang nâng

cao năng lực và phẩm chất đội ngũ giáo viên); Nguyễn Hữu Châu, Nguyễn Văn

Cường, Trần Bá Hoành, Nguyễn Bá Kim, Lâm Quang Thiệp (Đổi mới nội dung

đào tạo giáo viên THCS theo chương trình cao đẳng sư phạm mới); Bùi Văn

Quân, Nguyễn Ngọc Cầu (Một số cách tiếp cận trong nghiên cứu và phát triển

đội ngũ giảng viên) v.v…Các công trình này nghiên cứu phát triển đội ngũ theo

Trang 24

3 hướng: a) Nghiên cứu phát triển đội ngũ GV dưới góc độ phát triển nguồn

Trang 25

nhân lực; b) Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mớigiáo dục và c) Nghiên cứu đề xuất hệ thống các giải pháp xây dựng phát triểnđội ngũ giáo viên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Tuynhiên các công trình kể trên hầu hết vẫn còn để lại khoảng trống nghiên cứu

về quản lý đội ngũ giáo viên trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa, về chính sách tuyển dụng, sử dụng và về vai trò, vị trí mới của độingũ giáo viên trong tiến trình phát triển nhà trường Việt Nam trong thời kỳ hộinhập quốc tế và xu thế toàn cầu hóa

Bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực là các hoạt động để duytrì, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, là điều kiện quyết định đểnhà trường có thể đứng vững, thắng lợi trong môi trường cạnh tranh và hộinhập quốc tế Vì vậy, công tác bồi dưỡng và phát triển nhân sự cần phảithực hiện một cách có tổ chức, có kế hoạch và luôn đổi mới cho phù hợpvới yêu cầu thực tiễn Việc đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên

là toàn bộ những hoạt động học tập được tổ chức bởi nhà trường, ngành giáodục và các tổ chức khác… Các hoạt động đó có thể được cung cấp trong vàigiờ, vài ngày, vài tháng, thậm trí tới vài năm, suốt trong quá trình công tác ,tùy thuộc vào mục têu học tập nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi nghề nghiệptheo hướng đi lên, nhằm nâng cao khả năng làm việc nghề nghiệp của họ

Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên giúp nhàtrường không chỉ giải quyết những vấn đề hiện tại mà còn chuẩn bị để đáp ứngnhững yêu cầu tương lai

Trong những năm qua, giáo dục đã không ngừng phát triển cả về sốlượng và chất lượng Nước ta đang bước vào thế kỷ XXI với một nền giáo dụctểu học đã được phổ cập, đã và đang hoàn thành phổ cập THCS, tiến tớiphổ cập THPT Nhà trường đang từng bước đổi mới để vừa đáp ứng nhu cầutrước mắt phục vụ CNH, HĐH đất nước, vừa chuẩn bị những điều kiện cho mộtnhà trường hoàn thiện hơn, vươn tới ngang tầm các nước trong khu vực vàquốc tế trong một tương lai không xa

Trang 26

Những thành tựu mà giáo dục đạt được có nhiều nguyên nhân, mộttrong những nguyên nhân quan trọng hàng đầu là sự trưởng thành của độingũ giáo viên (ĐNGV) Đây là nhân tố nội sinh đã, đang và sẽ tạo nên nhữngkết quả, chất lượng của nền giáo dục Việt Nam.

Giáo dục nước ta đang bước vào giai đoạn hết sức quan trọng và mangtính quyết định – đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế Vấn đề đặt ra là: đểđáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục và hội nhập cần có những nhà giáo nhưthế nào? Những phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sưphạm của giáo viên như thế nào để đảm bảo cho đổi mới giáo dục và hội nhậpthành công? Với vai trò to lớn như vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng và pháttriển đội ngũ giáo viên hiện nay là công việc hết sức quan trọng Công việc nàykhông phải chỉ của riêng ngành giáo dục mà đang được sự quan tâm lớncủa Đảng, của nhà nước và của toàn xã hội

Đối với nhà trường, đơn vị trực tiếp quản lý và sử dụng đội ngũ giáoviên, thì công tác bồi dưỡng phải được nhận thức đầy đủ, sâu sắc và tổchức thực hiện tốt Chúng ta đặc biệt chú trọng đến hoạt động bồi dưỡng củanhà trường vì vai trò, ý nghĩa lớn lao của công việc này:

- Việc bồi dưỡng giáo viên mang tnh chiến lược, đây là công việc phảilàm thường xuyên, liên tục, lâu dài để xây dựng một đội ngũ giáo viên đủ về sốlượng, phù hợp về cơ cấu và có chất lượng cao, phục vụ cho chiến lược pháttriển lâu dài của nhà trường, của ngành Mặt khác, công tác bồi dưỡngcòn mang tính cấp bách bởi nhà trường phải thực hiện ngay những yêu cầu củanăm học, những chỉ đạo của ngành nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nhưđổi mới chương trình, SGK, phương pháp dạy học…

- Công tác bồi dưỡng sẽ đẩy mạnh sự phát triển về chuyên môn,nghiệp vụ của tất cả mọi giáo viên, nâng cao chất lượng hoạt động dạy vàhọc trong nhà trường

Trang 27

Sau nhiều năm đổi mới, các giải pháp nhằm xây dựng và phát triển độingũ giáo viên ở các cấp học, bậc học đã được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi.Đặc biệt từ khi có chủ trương của Đảng và Nghị quyết của Quốc hội về đổi mớichương trình giáo dục phổ thông thì một số dự án, công trình nghiên cứu khoahọc lớn liên quan đến đội ngũ GV ở tất cả các cấp học, bậc học đã được thựchiện.

Căn cứ Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư về việc “Xâydựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” vàthực hiện Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chínhphủ Phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020.Thành phố Hải Phòng đã cụ thể hoá các chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương,triển khai thực hiện trong toàn ngành giáo dục Công tác ĐTBD GV, CBQLGD đãđược ngành GD&ĐT Thành phố Hải Phòng tập trung đầu tư Nhiều CBQLGD, GV

đã được cử đi đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ ở trong vàngoài nước Tổ chức BDTX theo chu kỳ cho GV theo hình thức bồi dưỡng tậptrung hoặc tại chỗ Cử GV tập huấn theo chuyên đề của từng bộ môn theo dự

án THCS Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá và kiểm định chất lượng cácnhà trường

Thành phố tập trung chỉ đạo các chương trình mục tiêu, xây dựng đề ánđào tạo Thạc sỹ, Tiến sỹ, đào tạo Tin học và Ngoại ngữ cho CBQLGD, GV, nhânviên tạo nền tảng cho giáo dục hội nhập

1.2 Một số khái niệm

1.2.1 Quản lý, quản lý giáo dục

1.2.1.1 Khái niệm Quản lý

Quản lý: Trong từ điển tiếng Việt “quản lý” là tổ chức điều khiển hoạtđộng của một đơn vị, một cơ quan [42, 1363]

Trang 28

Lịch sử phát triển của xã hội loài người từ xưa cho đến nay, có 3 yếu

tố cơ bản là: nền tảng tri thức, sức lao động và quản lý Trong đó, quản lý

là sự kết hợp giữa tri thức với sức lao động Khái niệm quản lý đã xuất hiện

Trang 29

từ lâu và ngày càng hoàn thiện cùng với lịch sử hình thành và phát triển của

xã hội loài người

Có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm “quản lý” Dưới đây là một

số quan niệm chủ yếu

Theo Henri Fayol (1841-1925), người Pháp, ông là người đặt nền móngcho lý luận tổ chức cổ điển cho rằng: “Quản lý tức là lập kế hoạch, tổ chức, chỉhuy, phối hợp và kiểm tra” Đây là khái niệm mang tính khái quát về chức năngquản lý.[43]

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là những tác động có địnhhướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý trong tổchức

để vận hành tổ chức, nhằm đạt mục đích nhất định” [33,

10]

Xét với tư cách là một hành động, theo các tác giả Bùi Minh Hiền, VũNgọc Hải, Đặng Quốc Bảo: “Quản lý là tác động có tổ chức, có hướng đích củachủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra” [18, 12]

Rất nhiều tác giả với nhiều định nghĩa về quản lý tùy theo cách tiếp cậndưới các góc độ khác nhau như: góc độ tổ chức, quản lý, hành động…

Như vậy theo nghĩa rộng, quản lý là hoạt động có mục đích của conngười, có thể hiểu quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn cácquá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người, phát triển phù hợpvới quy luật, đạt tới mục đích đã đề ra

Cần phải hiểu khái niệm quản lý đầy đủ, bao hàm những khía cạnh sau:

- Đối tượng tác động của quản lý là một hệ thống hoàn chỉnh Hệ thống

đó được cấu tạo liên kết hữu cơ từ nhiều yếu tố, theo một quy luật nhấtđịnh; phù hợp với điều kiện khách quan

- Quản lý bao giờ cũng là hoạt động hướng đích, có mục tiêu xác định

- Hệ thống quản lý gồm có 2 phân hệ Đó là sự liên kết giữa chủ thể quản

lý và đối tượng quản lý, đây là quan hệ ra lệnh – phục tùng, không đồng cấp và

Trang 30

có tính bắt buộc Tuy nhiên, quản lý có khả năng thích nghi giữa chủ thể vớiđối tượng quản lý và ngược lại.

Trang 31

- Tác động của quản lý thường mang tnh chất tổng hợp, hệ thống tácđộng quản lý gồm nhiều giải pháp khác nhau nhằm đưa hệ thống tiếp cận mụctêu, và nếu xét về mặt công nghệ là sự vận động thông tin.

- Cơ sở của quản lý là các quy luật khách quan và điều kiện thực tiễn củamôi trường

- Mục tiêu cuối cùng của quản lý là tạo ra, tăng thêm và bảo vệ lợi íchcủa con người, bởi thực chất của quản lý là quản lý con người và vì lợi ích củacon người

1.2.1.2.Khái niệm Quản lý giáo dục

QLGD là một loại hình quản lý xã hội, tức là quản lý hoạt động giáo dụctrong xã hội Đã có một số định nghĩa tiêu biểu về QLGD như sau:

- P.V Khuđôminxky cho rằng: “Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống,

có kế hoạch, có mục đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cảcác khâu của hệ thống giáo dục nhằm mục đích đảm bảo việc giáo dục cộngsản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, đảm bảo sự phát triển toàn diện và hài hòa củahọ” [32,50]; còn M.I.Kônđakôp khẳng định: “Quản lý giáo dục là tập hợpnhững biện pháp tổ chức cán bộ, giáo dục, kế hoạch hoá, tài chính, cung tiêunhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáodục, bảo đảm sự tếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt sốlượng cũng như chất lượng” [28,17]

- Theo PGS TS Đặng Quốc Bảo “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổngquan là điều hành, phối hợp các lực lượng nhằm đẩy mạnh công tác đào tạothế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển của xã hội Ngày nay, với sứ mệnh phát triểngiáo dục thường xuyên, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ

mà cho mọi người Cho nên, QLGD được hiểu là sự điều hành hệ thống giáodục quốc dân” [2, 31]; còn theo cố GS TS Nguyễn Ngọc Quang thì: “Quản

lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật

Trang 32

của chủ thể quản lý (hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối

và nguyên

Trang 33

lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủnghĩa Việt Nam, mà têu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ,đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [34, 7].Như vậy, QLGD là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch,hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ thống giáo dục đượcquản lý, vận hành theo đúng đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng,thực hiện

được các mục têu giáo dục đề ra

1.2.2 Quản lý trường học

Trường học là tế bào cơ sở, chủ chốt của bất kỳ hệ thống giáo dục ở cấpnào (từ trung ương đến địa phương) Trường học là đối tượng cuối cùng và cơbản nhất của quản lý giáo dục Nó là tổ chức giáo dục cơ sở trực tiếp làm côngtác đào tạo, thực hiện việc giáo dục con người Trường học là thành tốkhách thể cơ bản của tất cả các cấp quản lý nói trên, lại vừa là một hệ thốngđộc lập tự quản của xã hội Các cấp quản lý giáo dục tồn tại không phải vìbản thân chúng, mà trước hết là phải vì chất lượng và hiệu quả hoạt độngcủa trường học Thành tích thực chất của trường học làm nên chất lượnggiáo dục Như vậy, chất lượng của giáo dục chủ yếu do chất lượng củatrường học tạo nên Chúng tôi thống nhất khái niệm quản lý trường học của

GS VS Phạm Minh Hạc như sau:“Quản lý trường học là tác động có ý thức, có

kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý (hiệu trưởng) đến khách thể quản

lý (tập thể giáo viên học sinh và các bộ phận khác), đến tất cả các mặt của đờisống nhà trường, nhằm đảm bảo sự vận hành tối ưu về các mặt KT-XH , tổchức sư phạm của quá trình dạy học và giáo dục thế hệ trẻ và thực hiện tốt sứmạng của nhà trường”[15, 35 ]

Ở cấp độ vi mô, quản lý giáo dục trong phạm vi nhà trường có thể xemđồng nghĩa với quản lý nhà trường: “Quản lý giáo dục được hiểu là hệ thốngnhững tác động có hướng đích của hiệu trưởng đến các hoạt động giáo dục,

Trang 34

đến con người (Cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh), đến các nguồn lực(cơ sở

Trang 35

vật chất, tài chính, thông tin v.v…), đến các ảnh hưởng ngoài nhà trường mộtcách hợp quy luật (quy luật quản lý, quy luật kinh tế, quy luật giáo dục, quyluật tâm lý, quy luật xã hội v.v…) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quảmục tiêu giáo dục của nhà trường [18, 102].

Trong các nhà trường nói chung, nhà trường THCS nói riêng, các hoạtđộng chủ yếu là: hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của HS, các hoạtđộng phục vụ hoạt động dạy – học như: tổ chức nhân sự, huy động, sử dụngcác nguồn lực và xây dựng các mối quan hệ Do đó, quản lý nhà trường nóichung và quản lý trường THCS nói riêng là quản lý một quá trình gồm các bộphận chủ yếu là: Dạy – Học, tổ chức các nguồn lực và các mối quan hệ; trong

đó lấy quá trình dạy – học là trọng tâm Quản lý nhà trường là thực hiệnđường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưanhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tến tới mục tiêu giáo dục,mục têu đào tạo đối với Ngành giáo dục, đối với thế hệ trẻ và với từng họcsinh Trọng tâm của việc quản lý nhà trường phổ thông là quản lý hoạt độngdạy và học tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng tháikhác để dần dần tiến tới mục têu giáo dục

Mục tiêu quản lý nhà trường thường được cụ thể hóa trong kế hoạchnăm học, những mục têu này là các nhiệm vụ chức năng mà tập thể nhàtrường thực hiện suốt năm học

Trên cơ sở hoạch định mục têu một cách cụ thể, quản lý nhà trườngphải cụ thể hóa cho từng mục têu Những nội dung này là sức sống cho mụctêu, là

điều kiện để mục tiêu trở thành hiện

thực

Tóm lại, quản lý trường học được thực hiện trong phạm vi xác định củamột đơn vị giáo dục nhà trường, thực hiện nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻtheo yêu cầu của xã hội Hiện nay các nhà quản lý trường học quan tâmnhiều đến các thành tố mục têu, nội dung, phương pháp, tổ chức quản lý và

Trang 36

kết quả; đó là các thành tố trung tâm của quá trình sư phạm, nếu quản lý vàtác động hợp quy luật sẽ đảm bảo cho một chất lượng tốt trong nhà trường.

Trang 37

Như vậy, công tác tổ chức giảng dạy, học tập có vị trí quan trọng trongnội dung của các nhiệm vụ của trường THCS Hiệu trưởng là người chịu tráchnhiệm tổ chức thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đã được qui định trong điều lệtrường trung học và các nhiệm vụ cụ thể của nhà trường.

1.2.3 Bồi dưỡng giáo viên, bồi dưỡng chuyên môn

Theo Từ điển Tiếng Việt [42], bồi dưỡng:

Nghĩa rộng : Quá trình giáo dục, đào tạo nhằm hình thành nhân cách và

những phẩm chất riêng biệt của nhân cách theo định hướng mục đích đã chọn.Thí dụ : bồi dưỡng cán bộ, bồi dưỡng chí khí chiến đấu, bồi dưỡng các đức tnhcần kiệm, liêm chính, v.v…

Nghĩa hẹp : Trang bị thêm các kiến thức, kỹ năng nhằm mục đích nâng

cao và hoàn thiện năng lực hoạt động trong các lĩnh vực cụ thể Thí dụ : bồidưỡng kiến thức, bồi dưỡng lý luận, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, v.v…

Như vậy, mục đích của bồi dưỡng là nhằm nâng cao năng lực phẩm chất

và năng lực chuyên môn để người lao động có cơ hội củng cố, mở rộng và nângcao hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn - nghiệp vụ đã có, từ

đó nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc đang làm Trong hoạt động bồi

Trang 38

dưỡng thì yếu tố quyết định đến chất lượng các hoạt động vẫn là vai trò chủthể của

Trang 39

người được bồi dưỡng thông qua con đường tự học, tự đào tạo, tự bồidưỡng nhằm phát huy nội lực cá nhân.

1.2.3.3 Bồi dưỡng chuyên

môn

Là bồi dưỡng kiến thức chuyên môn; kỹ năng tay nghề; kiến thức, kỹ năngthực tiễn Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên có thể coi là việc đào tạo lại,đổi mới, cập nhật kiến thức và kỹ năng chuyên môn, nâng cao trình độ chogiáo viên, là sự nối tiếp tnh thần đào tạo liên tục trước và trong khi làmviệc của

người giáo viên Hoạt động bồi dưỡng chuyên môn đối với mọi giáo viên làthường xuyên, liên tục Hoạt động bồi dưỡng nhằm tạo điều kiện chongười giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục có cơ hội củng cố và mở rộng mộtcách có hệ thống những tri thức, kĩ năng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạmhoặc quản lý giáo dục sẵn có để lao động nghề nghiệp một cách có hiệu quảhơn; mặt khác cũng qua bồi dưỡng người học biết chọn lọc, tiếp thu phát huycác mặt mạnh, khắc phục bổ sung những mặt còn hạn chế, bồi dưỡng kịpthời, động viên họ làm việc tự giác với tinh thần trách nhiệm đạt hiệu suấtcao

Đối với cấp THCS, bồi dưỡng chuyên môn là bồi dưỡng cho giáo viên nắmvững các kiến thức khoa học cơ bản liên quan đến các môn học trong chươngtrình THCS để dạy được tất cả các khối lớp của THCS đáp ứng các yêu cầu củađối tượng học sinh, yêu cầu đổi mới giáo dục và yêu cầu hội nhập

1.2.4.Biện pháp, biện pháp quản lý

* Biện pháp:

Theo từ điển Tiếng Việt “Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn

đề cụ thể” [42]

* Hoạt động:

Trang 40

Theo Từ điển Tiếng Việt: “Hoạt động là tiến hành những việc làm cóquan hệ chặt chẽ với nhau nhằm một mục đích nhất định trong đời sống

xã hội” [42]

Ngày đăng: 14/02/2019, 17:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý GD&ĐT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số khái niệm về quản lý giáo dục
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 1997
3.Đặng Quốc Bảo (2007), Cẩm nang nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ giáo viên, Nhà xuất bản lý luận chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũgiáo viên
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Nhà XB: Nhà xuất bản lý luận chính trị
Năm: 2007
4. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2008), Kỷ yếu hội thảo nguồn nhân lực quản lý giáo dục thế kỷ 21, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu hội thảo nguồn nhân lực quản lý giáodục thế kỷ 21
Tác giả: Bộ Giáo dục & Đào tạo
Năm: 2008
5.Bộ Giáo dục & Đào tạo (2009), Tài liệu bồi dưỡng Hiệu trưởng trường phổ thông theo hình thức liên kết Việt Nam – Singapore, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng Hiệu trưởng trường phổthông theo hình thức liên kết Việt Nam – Singapore
Tác giả: Bộ Giáo dục & Đào tạo
Năm: 2009
10. TS. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Tác giả: TS. Vũ Cao Đàm
Nhà XB: Nhàxuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội
Năm: 2005
1. Đặng Quốc Bảo, Phát triển giáo dục và quản lý nhà trường: Một số góc nhìn Khác
6. Nguyễn Quốc Chí. Những cơ sở lý luận quản lý giáo dục; Cơ sở khoa học quản lý; Sự phát triển các quan điểm giáo dục hiện đại Khác
7. Chỉ thị nhiệm vụ năm học 2009- 2010; 2010-2011; 2011-2012; 2012- 2013 Khác
8. Chiến lược phát triển Giáo dục giai đoạn 2011-2020 Khác
11.Đảng cộng sản Việt Nam (2004), Chỉ thị số 40 – CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban bí thư về Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w