1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích chuỗi giá trị ớt trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình

156 237 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 156
Dung lượng 3,12 MB

Nội dung

Tuy nhiên, tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần khắc phục như quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trư

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHI P Ệ VI T Ệ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Nguyên Cự

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP – 2016

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong đoạn văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã đượccảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng Thúy

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tốt luận văn thạc sĩ của mình, ngoài sự nỗ lực cố gắngnghiên cứu, thu thập số liệu điều tra của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡnhiệt tình của nhiều cá nhân và tập thể

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS.Nguyễn Nguyên Cự đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thựchiện luận văn

Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy cô giáo Học viện Nôngnghiệp Việt Nam, các thầy cô trong Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bômôn Kinh tê tai nguyên và Môi trương đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôihoàn thành luận văn này

Tôi xin được trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của đội ngũ côngchức, viên chức Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Công thương, Phòng Tàinguyên và môi trường, Chi cục Thống kê huyện Quỳnh Phụ đã tạo điều kiện giúp

đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài

Qua đây tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã giúp đỡ và độngviên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng Thúy

Trang 4

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn

ii Mục lục

iii Danh mục chữ viết tắt v Danh mục bảng vi Danh mục hình viii Danh mục sơ đồ ix Trích yếu luận văn x Thesis Abstract xii Phần 1 Mở đầu 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 2

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 3

1.5 Đóng góp mới của luận văn về lý luận và thực tiễn 4

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

5 2.1 Cơ sở lý luận về chuỗi giá trị ớt

5 2.1.1 Một số vấn đề cơ bản về chuỗi giá trị

5 2.1.2 Ý nghĩa của phân tích chuỗi giá trị 11

2.1.3 Các nội dung trong phân tích chuỗi giá trị 13

2.1.4 Đặc điểm chung về chuỗi giá trị ớt

18 2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới chuỗi giá trị ớt 20

2.2 Cơ sở thực tiễn về chuỗi giá trị ớt 23

2.2.1 Tình hình nghiên cứu về chuỗi giá trị nông san ơ môt sô nươc 23

Trang 5

2.2.2 Nghiên cứu về chuỗi giá trị nông san va ơt tại Việt Nam 25

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu 28

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 28

Trang 6

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 28

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 30

3.2 Phương pháp nghiên cứu 33

3.2.1 Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu 33

3.2.2 Phương pháp thu thập tài liệu 35

3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 36

3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu 37

3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 38

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 40

4.1 Thực trạng chuỗi giá trị ớt tại huyện Quỳnh Phụ 40

4.1.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt ở huyện Quỳnh Phụ 40

4.1.2 Sơ đồ chuỗi giá trị ớt tại huyện Quỳnh Phụ 47

4.1.3 Phân tích kêt qua, hiêu qua chuỗi giá trị ớt trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ 61

4.1.4 Mối liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị 83

4.2 Các yếu tố ảnh hưởng và đánh giá kết quả hoạt động chuỗi giá trị sản phẩm ớt trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ 84

4.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị ớt trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ

84 4.2.2 Đánh giá kết quả hoạt động chuỗi giá trị ớt trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ 91

4.3 Định hướng, muc tiêu và giải pháp hoàn thiện chuỗi giá trị ớt trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ 93

4.3.1 Đinh hương, mục tiêu 93

4.3.2 Giải pháp hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm ớt trên địa bàn huyên Quynh Phu 97

Phần 5 Kết luận và kiến nghị 108

5.1 Kết luận 108

5.2 Kiến nghị 110

5.2.1 Đối với cấp chính quyền 110

5.2.2 Đối với các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm ớt 111

Tài liệu tham khảo 112

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Diễn giải

ATTP An toàn thực phẩm BVTV Bảo vệ thực vật

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất tại huyện Quỳnh Phụ năm 2016 29

Bảng 3.2 Kết quả sản xuất và cơ cấu kinh tế huyện Quỳnh Phụ giai đoạn 2013-2016 31

Bảng 3.3 Phân bổ mẫu điều tra theo nhom hộ nông dân trồng ớt tại mỗi xã 34

Bảng 3.4 Bảng tổng hợp mẫu điều tra 35

Bảng 4.1 Thời gian gieo trồng và thu hoạch ớt tại các hộ điều tra 41

Bảng 4.2 Diện tích gieo trồng, năng suất và sản lượng ơt trên đia ban huyện Quỳnh Phụ qua 3 năm (2014-2016) 43

Bảng 4.3 Khối lượng tiêu thụ và giá bán ớt trên thị trường huyện Quỳnh Phụ năm 2016 46

Bảng 4.4 Đặc điểm cơ bản của hộ sản xuất ớt tại huyện Quỳnh Phụ 49

Bảng 4.5 Thông tin chung về tác nhân ngươi thu gom, ngươi ban buôn, ngươi ban le ơt tại huyện Quỳnh Phụ 51

Bảng 4.6 Đặc điểm chung của cơ sơ chế biến ớt, công ty xuât khâu ơt huyện Quỳnh Phụ năm 2016 56

Bảng 4.7 Diện tích, năng suất, sản lượng ớt của các hộ nông dân trồng ớt huyện Quỳnh Phụ 62

Bảng 4.8 Chi phí sản xuất thực tế của hộ sản xuất ớt huyện Quỳnh Phụ năm 2016 64

Bảng 4.9 Kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ trồng ớt huyện Quỳnh Phụ năm 2016 66

Bảng 4.10 Chi phí hoạt động thực tế của tác nhân hộ thu gom ớt huyện Quỳnh Phụ năm 2016 67

Bảng 4.11 Kết quả và hiệu quả hoạt động của các hộ thu gom ớt huyện Quỳnh Phụ năm 2016 68

Bảng 4.12 Chi phí hoạt động thực tế của người bán buôn ớt huyện Quỳnh Phụ năm 2016 69

Bảng 4.13 Kết quả và hiệu quả hoạt động của các hộ bán buôn ớt huyện Quỳnh Phụ năm 2016 70

Bảng 4.14 Chi phí hoạt động thực tế của người bán lẻ ớt huyện Quỳnh Phụ năm 2016 71

Trang 9

Bảng 4.15 Kết quả và hiệu quả hoạt động của các hộ bán lẻ ớt huyện Quỳnh Phụ

năm 2016 73Bảng 4.16 Chi phí hoạt động thực tế của cơ sở chế biến ớt huyện Quỳnh Phụ

năm 2016 74Bảng 4.17 Kết quả và hiệu quả hoạt động của các cơ sở chế biến ớt

huyện Quỳnh Phụ năm 2016 75Bảng 4.18 Chi phí hoạt động thực tế của công ty xuất khẩu ớt huyện Quỳnh Phụ

năm 2016 76Bảng 4.19 Kết quả và hiệu quả hoạt động của các công ty xuất khẩu

huyện Quỳnh Phụ năm 2016 77Bảng 4.20 Kêt qua, hiêu qua cua cac kênh tiêu thu 78Bảng 4.21 Phân tích tổng hợp kinh tế chuỗi giá trị ớt huyện Quỳnh Phụ năm 2016 81Bảng 4.22 Phân tích SWOT ngành hàng ớt trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ 94Bảng 4.23 Diên tich gieo trông, năng suât va san lương ơt tiêm năng

huyên Quynh Phu năm 2017 - 2018 99

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Quỳnh Phụ 28Hình 4.1 Tình hình biến động diện tích, sản lượng ớt trên địa bàn

huyên Quynh Phu qua các năm 2014 – 2016 43Hình 4.2 Tình hình phân bổ các giống ớt trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ 85Hình 4.3 Tình hình biến động giá ớt trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ qua cá c

năm 2014 – 2016 88

Trang 11

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1 Chuỗi theo phương pháp Filière 7

Sơ đồ 2.2 Chuỗi giá trị của Porter (1985) 8

Sơ đồ 2.3 Hệ thống giá trị của Porter (1985) 9

Sơ đồ 2.4 Chuỗi giá trị theo GTZ Eschborn (2007) 10

Sơ đô 4.1 Sơ đô chuôi gia tri ơt trên đia ban huyên Quynh Phu 60

Sơ đô 4.2 Sơ đô chuôi gia tri tiêm năng san phâm ơt trên đia ban huyên Quynh Phu năm 2018 103

Trang 12

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

1 Tên tác giả: Nguyễn Thị Hồng Thúy

2 Tên luận văn: “Phân tích chuỗi giá trị ớt trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái

Bình”

3 Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.04.10

4 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Toàn cầu hóa đang là xu hướng tất yếu và ngày càng được mở rộng, nông sản xuất khẩu phụ thuộc nhiều hơn vào các yếu tố kinh tế vĩ mô, để sản phẩm sản xuất ra đem lại giá trị thu nhập bền vững thì người sản xuất và các tác nhân không thể đứng ngoài chuỗi giá trị Trong những năm qua, tại Quỳnh Phụ cây ớt được coi là một trong những cây trồng chủ lực, đóng góp tỷ trọng lớn vào cơ cấu sản xuất ngành nông sản của địa phương Hằng năm, huyện Quỳnh Phụ có khoảng trên 1.100 ha diện tích đất nông nghiệp gieo trồng ớt, mang giá trị kinh tế cao cho người nông dân, thu nhập từ 7 – 9 triệu đồng/sào Tuy nhiên, tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần khắc phục như quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường xuất khẩu, người sản xuất thiếu thông tin về thị trường, mối liên kết giữa các tác nhân tham gia chuỗi giá trị ớt còn thiếu chặt chẽ, không thường xuyên Xuất phát từ điều kiện thực tiễn và những tồn tại hạn chế trên, trong nghiên cứu này chúng tôi hướng tới mục tiêu phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ ớt huyện Quỳnh Phụ, hoạt động của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị ớt, phát hiện những thuận lợi, khó khăn trong quá trình hoạt động của chuỗi, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi, mang lại lợi ích cho tất cả các tác nhân tham gia vào chuỗi Tương ứng với mục tiêu cụ thể, bao gồm: (1) Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận

và thực tiễn về phân tích chuỗi giá trị sản phẩm; (2) Phân tích thực trạng chuỗi giá trị sảnphẩm ớt trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ; (3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng và đánh giá kết quả hoạt động chuỗi giá trị ớt huyện Quỳnh Phụ; (4) Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm ớt trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ trong những năm tới

Phân tích chuỗi giá trị nông sản gồm 9 nội dung đó là (1) Lựa chọn chuỗi giá trị;(2) Lập sơ đồ chuỗi giá trị; (3) Phân tích kinh tế chuỗi; (4) Phân tích hậu cần chuỗi; (5)Phân tích rủi ro chuỗi cung ứng sản phẩm; (6) Phân tích các chính sách liên quan trongchuỗi giá trị; (7) Phân tích SWOT toàn chuỗi ngành hàng; (8) Nghiên cứu thị trường;(9) Hoàn thiện chuỗi giá trị Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng linh hoạt giữa sốliệu thứ cấp và sơ cấp để phân tích, đánh giá và nhận định Số liệu thứ cấp bao gồm cáctài liệu đã công bố liên quan đến chuỗi giá trị sản phẩm, tình hình sản xuất và tiêu thụ ớthuyện Quỳnh Phụ Các thông tin khác thu thập từ các loại báo chí, tạp chí khoa học,trên mạng internet, các báo cáo khoa học, các báo cáo liên quan của các phòng ban

Trang 13

huyện Quỳnh Phụ Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát có thảo luận nhómPARA (phỏng vấn bán cấu trúc) và sử dụng phiếu điều tra với câu hỏi cho trước Địađiểm nghiên cứu tại 3 xã có diện tích trồng ớt đạt bình quân 95 ha/năm, đó là: QuỳnhHải, Quỳnh Hội, An Ấp Đề tài chọn 120 mẫu điều tra đại diện cho 6 tác nhân tham giachuỗi giá trị ớt trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ Chúng tôi sử dụng các phương phápthống kê kinh tế gồm phân tổ thống kê, thống kê mô tả, thống kê so sánh, phương phápphân tích SWOT, phương pháp dự báo Đồng thời, đề tài sử dụng hệ thống chỉ tiêunghiên cứu bao gồm nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả, hiệu quả của sản xuất kinh doanh ớt(TR, IC, VA, MI, W, MI/IC, VA/IC, MI/TC, VA/TC, MI/W)

Nghiên cứu chuỗi giá trị ớt ở huyện Quỳnh Phụ cho thấy, có các tác nhân chínhtham gia chuỗi giá trị, bao gồm: Người sản xuất, người thu gom, người bán buôn, ngườibán lẻ, cơ sở chế biến, công ty xuất khẩu ớt Qua khảo sát, có 35% hộ nông dân có liênkết chặt chẽ với người thu gom, 16% có mối liên kết thường xuyên với người bán buôn,77,5% hoạt động mua bán ớt không thông qua hợp đồng kinh tế Sự thiếu liên kết chặtchẽ và thường xuyên giữa các tác nhân là điểm yếu của chuỗi Tổng giá trị gia tăng củachuỗi giá trị sản phẩm ớt huyện Quỳnh Phụ do các tác nhân tạo ra đạt 863,544 tỷ đồng/năm Trong đó, tác nhân sản xuất đóng góp 38,8% ,các công ty xuất khẩu ớt 34,6%; cơ

sở chế biến chiếm 10,5%, tác nhân người thu gom đóng góp 3,9% giá trị gia tăng Đề tàicũng nghiên cứu sự đóng góp giá trị gia tăng của các tác nhân của từng loại kênh tiêuthụ nội địa và xuất khẩu Phân tích tổng hợp kinh tế toàn chuỗi, giá trị thu nhập hỗnhợp/chủ thể/năm của người sản xuất đạt 78,41 triệu đồng/năm/chủ thể (chiếm 0,7%).Lợi ích toàn chuỗi tập trung chủ yếu vào tác nhân công ty xuất khẩu ớt do mức chênhlệch lợi ích giữa giá thu mua (23.500 đ/kg) và giá xuất khẩu lớn (60.000 đ/kg) Tiếp đó,các cơ sở chế biến có tỷ lệ giá trị thu nhập hỗn hợp/chủ thể/năm là 3.044 triệu đồng(chiếm 27% tỷ lệ giá trị thu nhập bình quân/chủ thể/năm)

Chuỗi giá trị ớt trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố,bao gồm: (1) Điều kiện tự nhiên; (2) Yếu tố kỹ thuật; (3) Yếu tố thị trường Trên cơ sởthực trạng chuỗi giá trị ớt trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ, chúng tôi đưa ra nhóm giảipháp chung nhằm hoàn thiện chuỗi giá trị ớt Quỳnh Phụ, đó là (1) Quy hoạch vùng sảnxuất chuyên canh ớt, mở rộng diện tích gieo trồng ớt; (2) Hoàn thiện chuỗi giá trị nhằmphát triển thị trường xuất khẩu, mở rộng thị trường nội địa; (3) Nâng cao vai trò của cáctác nhân trong chuỗi giá trị; (4) Xây dựng thương hiệu ớt của huyện Quỳnh Phụ; (5)Phát triển công nghệ chế biến, bảo quản ớt; (6) Tăng cường áp dụng tiến bộ KHCN vàosản xuất và các giải pháp cho từng tác nhân Đề tài cũng đưa ra các kiến nghị đối vớicác cấp chính quyền; với từng tác nhân tham gia chuỗi giá trị

Trang 14

ABSTRACT

Author: Nguyen Thi Hong Thuy

Title: Analysis of pepper value chain in Quynh Phu district, Thai Binh province

Major: Economic Management; Code: 60.34.04.10

University: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

Globalization is indispensably trending and increasingly expanding, the export

of agricultural products depend on more macroeconomic factors When products havebeen produced, they need get high value in long-term, therefore, producers and otheractors cannot stay out of the value chain Over the years, in Quynh Phu, the pepper isconsidered to be one of the main crops and contributed a large portion in the agriculturalstructure Annually, Quynh Phu district, there are about 1,100 hectares of agriculturalland planted peppers, bringing high economic value to farmer, around 7 – 9 millionVND/sao Though, the pepper production and consumption still exists problems,limitations that should be overcome, such as small-scale and fragmentary production,product quality failing to meet requirement for exports, producers lack of informationabout the market, the linkage between actors in chain is not close and infrequently.From the practical conditions and limitations, in this study, we aimed to analyze thesituation of pepper production and consumption in Quynh Phu district, the activities byactors in pepper value chain, investigated advantages and disadvantages during chainoperation, then proposed solutions to complete the chain in order to bring benefits to allactors in chain

There have specific objectives, including: (1) Contribution of systematizationabout theoretical basis and practical analysis on the product value chain; (2) Analysis onsituation of pepper value chain in Quynh Phu district; (3) Analysis of factors affectingand evaluation on activities in pepper value chain in Quynh Phu district; (4)Recommendation by some solutions in order to improve pepper value chain in QuynhPhu district in the next year

Analysis of agricultural value chain including 9 contents, that is (1) selection ofthe value chain; (2) mapping the value chain; (3) chain economic analysis; (4) Analysis

of the logistic chain; (5) Risk analysis for product supply chain; (6) Analysis of therelevant policies in the value chain; (7) SWOT analysis for whole chain; (8) Marketresearch; (9) Improvement on the value chain In this study, we use flexibly between theprimary and secondary data to analysis, evaluation and assessment Secondary dataincluded published material relating to the product value chain, pepper production andconsumption in Quynh Phu district Other information gathered from all kinds ofnewspapers, scientific journals, on the internet, scientific reports, relevant reports bydepartments in the Quynh Phu district Primary data was collected through a survey

Trang 15

with PRA group discussions (semi-structured interviews) and using the questionnairewith questions has been prepared Study site in three communes, where pepper areareached an average of 95 ha/year, that is: Quynh Hai, Quynh Hoi, An Ap Researchselected 120 representative samples for 6 actors in peppers value chain in Quynh Phudistrict We use methodologies: economic statistics, including disaggregation statistics,descriptive statistics, comparative statistics, SWOT analysis and forecasting methods.Simultaneously, the study used research indicator system, including indicators of resultand efficiency on pepper production (TR, IC, VA, MI, W, MI/IC, VA/IC, MI/TC,VA/TC, MI/W)

Research on pepper value chain in Quynh Phu district showed that, the mainactors participated in the value chain, including producers, collectors, wholesalers,retailers, processing agents, exported companies The survey show that, there are 35%

of farmers having close linkage with collectors, 16% of frequent linkage withwholesalers, 77.5% of trading activities not via economic contracts The lack of closeand frequent linkage between actors in chain is weak point The total added value inpepper value chain in Quynh Phu district generated by all actors reached 863.544 billionVND/year In particular, famers contributed 38.8%, export companies occupied 34.6%;processing actors accounted for 10.5%, collectors contributed of 3.9% added value Thestudy also researched on added-value contribution by channel type for domesticconsumption and export The economic analysis for entire chain, the value by mixedincome/actor/year from producers reached 78.41 million/year/actor (at 0.7%) Entirechain benefits focuses primarily on export companies because of the benefit differencebetween purchased price (23,500 VND/kg) and exported price (60,000 VND/kg) Next,the processing agents having mixed income value/actor/year was 3044 million(accounting for 27% portion of the average income value/actor/year) Pepper valuechain in Quynh Phu district was influenced by many factors, including: (1) naturalconditions; (2) technical factors; (3) the market factor

Based on the pepper value chain situation in Quynh Phu district, we proposedgeneral solutions in order to improve the Quynh Phu pepper value chain, that is (1)Planning on growing areas for pepper production, expanding the area planted pepper;(2) Improvement on the value chain in order to develop exported markets, expansion inthe domestic market; (3) Enhancement for the role by the actors in the value chain; (4)Brand creation for Quynh Phu pepper; (5) Development of processing and preservationtechnologies; (6) Strengthening application for scientific and technologicalachievements in production and solutions by each actors The research also gaverecommendations to the authorities, actors in value chain

Trang 16

PHẦN 1 MỞ ĐẦU1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Thái Bình là một tỉnh thuần nông, giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn đangđóng vai trò quan trọng trong thu nhập của người dân Tính đến nay, diện tíchsản xuất lúa của Thái Bình đạt hơn 81.000 ha, năng suất là 13 tấn/năm Để giatăng giá trị sản xuất trong nông nghiệp, tỉnh Thái Bình đã có nhiều chính sáchkhuyến khích nông dân tăng diện tích gieo trồng vụ Đông nhằm nâng cao thunhập cho người nông dân Theo số liệu thống kê năm 2015, tổng diện tích vụĐông của Thái Bình đạt hơn 36.000 ha, chủ yếu trồng các loại cây hoa màu baogồm: ngô, ớt, dưa bí, khoai tây, đậu tương, khoai lang, rau đậu các loại,…Trong

số các cây trồng vụ Đông, ớt là một trong những cây có giá trị hiệu quả kinh tếcao nhất, mỗi năm lợi nhuận thu được bình quân đạt khoảng 7,5 triệu đồng/sào.Trong những năm gần đây, diện tích sản xuất ớt ở Thái Bình mỗi năm đạt trungbình khoảng 1.300 ha, tập trung chủ yếu ở huyện Quỳnh Phụ trên 1.100 ha,chiếm gân 85% diện tích trồng ớt của cả tỉnh Thái Bình (Sở Nông nghiệp vàPTNT tỉnh Thái Bình, 2015)

Ớt ở Quỳnh Phụ được trồng chủ yếu ở các xã: Quỳnh Hải, Quỳnh Hội,Quỳnh Minh, An Ấp, An Ninh, Trong những năm qua, diện tích trồng ớt củahuyện Quỳnh Phụ không ngừng được tăng lên, với các giống ớt chủ lực, chonăng suất cao, thị trường ưa chuộng như: Ớt An Điền 101, ớt Hiểm Lai F1Demon, ớt Chỉ thiên GS 888, ớt Thái Lan, ớt Big Hot (P22) Điều kiện tự nhiên

và thổ nhưỡng ở Quỳnh Phụ rất thuận lợi cho trồng ớt Ớt ở Quỳnh Phụ có mặt ởnhiều thị trường trong và ngoài nước, được thu mua, sơ chế và xuất sang các thịtrường nước ngoài như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan

Mặc dù, ớt là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao và phát triển tốttại Quỳnh Phụ nhưng vẫn tồn tại nhiều vấn đề trong sản xuất và tiêu thụ ớt như:được mùa - rớt giá, mất mùa - được giá, thiếu thông tin về thị trường, giá bánkhông ổn định, ớt xuất bán chủ yếu phơi khô, sơ chế, chưa qua chế biến thànhphẩm, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Bên cạnh đó, quy mô sản xuấtcòn nhỏ lẻ, manh mún, kỹ thuật canh tác chưa cao, điều kiện khí hậu, sâu bệnhcũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị gia tăng của ớt trong những năm qua.Việc sản xuất ớt còn thiếu mối liên kết giữa người nông dân và các doanh nghiệpcung ứng dịch vụ hàng hóa đầu vào cũng như tiêu thụ sản phẩm Hay nói một

Trang 17

Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm ớt tại huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình

có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp cho các nhà quản lý đánh giá đúng thựctrạng sản xuất và tiêu thụ ớt, mối quan hệ, sự phân phối lợi ích của từng tác nhântham gia vào chuỗi Qua đó đề xuất những giải pháp tác động hợp lý nhằm hìnhthành và hoàn thiện chuỗi giá trị Các nghiên cứu trước đây mới tập trung làm rõthực trạng sản xuất, tiêu thụ ớt, tính đến thời điểm hiện tại rất ít đề tài nghiên cứu

về phân tích chuỗi giá trị ớt, đặc biệt ở huyện Quỳnh Phụ thì chưa có nghiên cứu

nào Xuất phát từ các lý do trên, tôi tiến hành chọn đề tài “Phân tích chuỗi giá

trị ớt trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình”.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ ớt huyện Quỳnh Phụ,hoạt động của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị ớt, phát hiện những thuận lợi,khó khăn trong quá trình hoạt động của chuỗi, từ đó đề xuất các giải pháp nhằmhoàn thiện chuỗi, mang lại lợi ích cho tất cả các tác nhân tham gia vào chuỗi

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm ớt trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ baogồm những nội dung nào?

Trang 18

1.4 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Đối tƣợng nghiên cứu

Các hoạt động sản xuất kinh doanh trong chuỗi sản phẩm ớt như: Cungứng, sản xuất, thu gom, chê biên, vân chuyên , bán buôn, bán lẻ, xuât khâu,…

Các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm ớt trên địa bàn huyệnQuỳnh Phụ gồm: Hộ nông dân, hộ thu gom, thương lái, người bán buôn, ngườibán lẻ, công ty xuất nhập khẩu, cơ sở chế biến, các nhà cung ứng đầu vào, ngườitiêu dùng,…

Các tổ chức kinh tế - xã hội như: Hội nông dân, Hội phụ nữ,…

Các cơ chế chính sách có liên quan đến sản xuất và kinh doanh ớt

Các yếu tố về kỹ thuật: Giống, công nghệ, thuốc BVTV,…

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

1.4.2.1 Phạm vi về nội dung

Thực trạng sản xuất và tiêu thụ ớt trên đia ban huyên Quynh Phu , các tácnhân tham gia và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinhdoanh của từng tác nhân và toàn bộ chuỗi giá trị sản phẩm ớt trên địa bàn huyệnQuỳnh Phụ, các giải pháp đề xuất sẽ được áp dụng đến năm 2020

1.4.2.2 Phạm vi về không gian

Đề tài nghiên cứu trên đia ban huyên Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình Một sốnội dung chuyên sâu sẽ thực hiện khảo sát các tác nhân tham gia chuỗi giá trị ớt ởmột số xã đại diện trên địa bàn huyện

1.4.2.3 Phạm vi về thời gian

Thời gian nghiên cứu của đề tài tập trung trong ba năm gần đây từ năm

2014 đến năm 2016

Trang 19

1.5 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Luận văn đã hệ thống hóa, làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn về phân tíchchuỗi giá trị sản phẩm ớt, ý nghĩa và nội dung trong phân tích chuỗi giá trị,tình hình nghiên cứu chuỗi giá trị nông sản ở Việt Nam và một s ố nước trongkhu vực

Luận văn đã phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ ớt trên địa bàn huyệnQuỳnh Phụ, lập sơ đồ chuỗi giá trị ớt trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ Phân tíchkết quả, hiệu quả chuỗi giá trị ớt, luận văn đã chỉ ra rằng: Lợi ích toàn chuỗi chủyếu tập trung vào công ty xuất khẩu ớt và cơ sở chế biến ớt Mối liên kết giữa cáctác nhân chưa thường xuyên, chặt chẽ, hoạt động mua bán chủ yếu là quan hệtrao đổi mua bán thỏa thuận bằng miệng, không thông qua hợp đồng kinh tế Sảnphẩm ớt tiêu thụ chủ yếu dưới dạng thô, sơ chế, quy cách bao bì, đóng gói sảnphẩm chưa đảm bảo quy chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, chưa xây dựng đượcthương hiệu sản phẩm ớt Quỳnh Phụ Các tác nhân tham gia chuỗi giá trị cònthiếu thông tin về thị trường tiêu thụ, đặc biệt là thị trường xuất khẩu, giá cả bấpbênh, phụ thuộc vào mùa vụ và thị trường xuất khẩu tiểu ngạch sang TrungQuốc, Đài Loan Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị ớt trên địa bànhuyện Quỳnh Phụ bao gồm: Điều kiện tự nhiên, yếu tố kỹ thuật, thị trường, hoạtđộng quản lý và các chính sách của chính quyền địa phương hỗ trợ các tác nhântham gia chuỗi giá trị ớt tại Quỳnh Phụ

Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi giá trị ớt trênđịa bàn huyện Quỳnh Phụ trong thời gian tới, xây dựng sơ đồ chuỗi giá trị tiềmnăng sản phẩm ớt huyện Quỳnh Phụ dự kiến năm 2018, trong đó hướng tới mởrộng thị trường xuất khẩu sang các nước: Hàn Quốc, Nhật Bản,…Đầu tư pháttriển các cơ sở chế biến, kho đông lạnh bảo quản ớt, tăng tỷ lệ xuất khẩu ớt tươiđông lạnh, xây dựng thương hiệu sản phẩm ớt Quỳnh Phụ

Trang 20

Chuỗi giá trị là một loạt những hoạt động cần thiết để mang một sản phẩmhoặc dịch vụ từ lúc còn là khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhauđến người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng Một chuỗi giá trị chỉtồn tại khi tất cả những người tham gia trong chuỗi đều hoạt động để tạo ra tối đagiá trị trong toàn chuỗi Như vậy, chuỗi giá trị có thể được định nghĩa theo nghĩarộng và nghĩa hẹp, nó gắn liền với các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường,

sự phát triển của chuỗi giá trị có thể ảnh hưởng đến các ràng buộc xã hội và tiêuchuẩn truyền thống

Theo khung khái niệm của M.Porter xác định chuỗi giá trị theo nghĩa hẹp

là một chuỗi các hoạt động được thực hiện trong phạm vi một công ty để sản xuất

ra một lượng sản phẩm nào đó Mục đích cuối cùng của chuỗi là nâng cao lợi thếcạnh tranh của công ty Các hoạt động này có thể bao gồm: lập kế hoạch, đưa rakhái niệm, ý tưởng, tiếp đó là mua vật tư đầu vào, sản xuất, tiếp thị, phân phối,tiêu thụ sản phẩm, các dịch vụ hậu mãi khác,…Tất cả các hoạt động này tạothành một “chuỗi” nhằm kết nối người sản xuất với người tiêu dùng, đồng thờigia tăng giá trị cho thành phẩm cuối cùng của “chuỗi”

Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng là một tập hợp những hoạt động do nhiềungười khác nhau tham gia thực hiện (nhà cung cấp đầu vào, người thu gom, nhàchế biến, công ty, người bán sỉ, người bán lẻ,…) để sản xuất ra một sản phẩm sau

Trang 21

đó bán cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu Nói cách khác, chuỗi giá trịđược hiểu là một chuỗi các quá trình sản xuất từ đầu vào đến đầu ra, một sự sắpxếp có tổ chức, kết nối và điều phối người sản xuất, nhóm sản xuất, doanh nghiệp

và nhà phân phối liên quan đến một sản phẩm cụ thể Trong đó, người sản xuất sẽlựa chọn sản phẩm và công nghệ thích hợp với cách thức tổ chức các tác nhânliên quan để tiếp cận thị trường

Cách tiếp cận theo nghĩa rộng không xem xét chuỗi giá trị do một doanhnghiệp duy nhất tiến hành mà nó tính đến cả các mối liên kết ngược, xuôi chođến khi nguyên liệu thô được sản xuất và đưa đến người tiêu dùng cuối cùng, chitiết hóa các hoạt động và các khâu của chuỗi giá trị giản đơn và sự tham gia củacác tác nhân thực hiện các chức năng của các “khâu” trong “chuỗi” Bên cạnh đó,còn có các “nhà hỗ trợ chuỗi giá trị” và nhiệm vụ của các nhà hỗ trợ chuỗi làgiúp phát triển, tạo điều kiện

2.1.1.2 Phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị

Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về chuỗi giá trị, tuy nhiên theo sự phânloại về khái niệm có ba cách tiếp cận chính về chuỗi giá trị đó là phương phápFilière (còn gọi là phương pháp chuỗi); khung phân tích của Porter (1985); cáchtiếp cận toàn cầu do Kaplinsky (1999), Kaplinsky and Morris (2001), Gereffi andKozeniewicz (1994) Trong khi áp dụng vào thực tiễn có thể sử dụng linh hoạtkết hợp cả ba phương pháp tiếp cận trên phù hợp với từng điều kiện cụ thể đểphân tích chuỗi giá trị

a Phương pháp Filière (phương phap chuôi)

Phương phap Filiere g ồm có nhiều trường phái tư duy và truyền thốngnghiên cứu khác nhau, phương pháp này dùng để phân tích hệ thống nông nghiệpcủa các nước đang phát triển trong hệ thống thuộc địa của Pháp (Browne, J.Harhen, J & Shivinan, J., 1996) Phân tích chuỗi chủ yếu làm công cụ để nghiêncứu cách thức tổ chức hệ thống sản xuất nông nghiệp của các nước đang pháttriển Trong bối cảnh này, khung Filière tập trung xây dựng mối liên kết giữa hệthống sản xuất địa phương với công nghiệp chế biến, thương mại, xuất khẩu vàngười tiêu dùng cuối cùng (Fearne, A and D.Hughes, 1998) Do đó, phươngpháp chuỗi Filière được nhận thức chủ yếu bằng kinh nghiệm thực tế và sử dụng

để lập sơ đồ dòng chuyển động của hàng hóa và xác định những người tham giavào các hoạt động của chuỗi Tuy nhiên, khái niệm chuỗi chủ yếu tập trung vào

Trang 22

Nhà phânphối

Ngườitiêudùng

Sơ đồ 2.1 Chuỗi theo phương pháp Filière

Nguồn: ValueLink (2007)Phương pháp chuỗi (Filière) có hai lĩnh vực và có một số điểm chung so

với phân tích chuỗi giá trị Một là, việc đánh giá chuỗi về mặt kinh tế và tài chính

chú trọng vào vấn đề tạo thu nhập và phân phối trong chuỗi hàng hóa, phân táchcác khoản chi phí, thu nhập giữa kinh doanh nội địa và quốc tế nhằm phân tích sựảnh hưởng của chuỗi đến nền kinh tế quốc dân, sự đóng góp của nó vào GDP

Hai là, phân tích tập trung vào chiến lược của phương pháp chuỗi, được sử dụng

nhiều nhất ở trường Đại học Paris – Nanterre, một số viện nghiên cứu như Việnnghiên cứu và phát triển của Pháp (CIRAD), các tổ chức phi chính phủ nhưIRAM về phát triển nông nghiệp, nghiên cứu có hệ thống sự tác động lẫn nhaucủa các mục tiêu, sự cản trở, kết quả của các tác nhân liên quan trong chuỗi Cácchiến lược cá nhân và tập thể cũng như các hình thái quy định mà Hugon (1985)

đã xác định thì có bốn loại liên quan đến chuỗi hàng hóa ở Châu Phi bao gồm:quy định trong nước, quy định về thị trường, quy định của Nhà nước, quy địnhkinh doanh nông nghiệp quốc tế Đồng thời, Moustier và Leplaideur (1989) đãđưa ra một khung phân tích về tổ chức chuỗi hàng hóa như: lập sơ đồ, các chiếnlược cá nhân và tập thể, hiệu suất về mặt giá cả và thu nhập, vấn đề chuyên mônhóa của nông dân, thương nhân ngành thực phẩm so với chiến lược đa dạng hóa

b Khung phân tích chuỗi giá trị của Michael Porter (1985)

Porter đã dùng khung phân tích chuỗi giá trị để đánh giá xem một công tynên tự xác định vị trí của mình như thế nào trên thị trường và mối quan hệ giữacông ty với các nhà cung cấp, khách hàng, các đối thủ cạnh tranh khác, đây chính

là cách tiếp cận chuỗi giá trị theo nghĩa hẹp Theo đó, Michael Porter cho rằngmột công ty có thể cung cấp cho khách hàng một mặt hàng hoặc một dịch vụ nào

đó có giá trị tương đương với đối thủ cạnh tranh của mình nhưng với một chi phíthấp hơn Hoặc doanh nghiệp cũng có thể sản xuất ra một mặt hàng mà khách

Trang 23

hàng chấp nhận mua với mức giá cao hơn nếu tạo ra được sự khác biệt so với cácsản phẩm khác Các doanh nghiệp có thể sử dụng khung phân tích chuỗi giá trị

để tìm ra các nguồn lợi thế cạnh tranh, tiềm năng của mình Nguồn lợi thế cạnhtranh này theo Porter không thể tìm ra nếu nhìn vào công ty như một tổng thể,cần phải phân tách thành một loạt các hoạt động và có thể tìm được lợi thế cạnhtranh của công ty trong một hoặc nhiều hơn ở các hoạt động đó Đồng thời,Michael Porter đã phân biệt các hoạt động sơ cấp, trực tiếp góp phần tăng thêmgiá trị cho sản xuất hàng hóa, dịch vụ và các hoạt động hỗ trợ có ảnh hưởng giántiếp đến giá trị cuối cùng của sản phẩm

Khái niệm chuỗi giá trị trong khung phân tích của Porter không trùng với

ý tưởng về chuyển đổi vật chất Theo đó, Porter cho rằng tính cạnh tranh của mộtcông ty không chỉ liên quan đến quy trình sản xuất mà còn có các yếu tố ảnhhưởng khác như thiết kế sản phẩm, mua vật tư đầu vào, hậu cần (bên trong vàbên ngoài), tiếp thị, bán hàng, các dịch vụ hậu mãi, dịch vụ hỗ trợ Trong đó, lậpchiến lược, quản lý nguồn nhân lực, hoạt động nghiên cứu sẽ hỗ trợ các doanhnghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh của mình Chuỗi giá trị theo quan điểm củaPorter chủ yếu nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong quản lý, điều hành, đưa racác quyết định kinh doanh mang tính chiến lược

Các

hoạt

động

hỗ trợ

Cơ sở hạ tầng cho doanh nghiệp

Quản trị nguồn nhân lựcPhát triển công nghệ

LỢI NHUẬN BIÊN

Hậucầnđến

Sản xuất

Thu mua

Hậu cầnngoài ra

Marketing

và bán hàng

Dịch vụkhách hàng

LỢI NHUẬN BIÊN

Các hoạt động chính

Sơ đồ 2.2 Chuỗi giá trị của Porter (1985)

Nguồn: Dẫn theo Dương Thị Thu (2013)Michael Porter cho rằng, thay vì phân tích lợi thế cạnh tranh của một công ty duy nhất, có thể xem các hoạt động của công ty như một phần của một

Trang 24

chuỗi các hoạt động rộng hơn mà Porter gọi là “hệ thống giá trị” Một hệ thống

giá trị bao gồm các hoạt động trong đó tất cả các công ty cùng tham gia vàoviệc sản xuất ra một sản phẩm hoặc một dịch vụ nào đó, từ lúc sản phẩm hoặcdịch vụ đó còn là nguyên liệu thô đến khi phân phối đến người tiêu dùng cuốicùng Do vậy, khái niệm “hệ thống giá trị” rộng hơn so với khái niệm chuỗi giátrị của doanh nghiệp

Chuỗi giátrị củanhàcung cấp

Chuỗi giátrị củacông ty

Chuỗi giátrị củangười mua

Sơ đồ 2.3 Hệ thống giá trị của Porter (1985)

Nguồn: Dẫn theo Nguyễn Phúc Hoàng (2010)

c Phương phap tiêp cân toan câu

Khái niệm chuỗi giá trị còn được áp dụng để phân tích vấn đề toàn cầu.Theo đó, phương pháp tiếp cận toàn cầu giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu cáchthức mà các công ty, các quốc gia hội nhập toàn cầu đánh giá về các yếu tố quyếtđịnh liên quan đến việc phân phối và thu nhập toàn cầu Vì vậy, phân tích chuỗigiá trị còn chứng minh được rằng việc các công ty, quốc gia và vùng lãnh thổđược kết nối với nền kinh tế toàn cầu là vì lợi ích của các bên tham gia vào chuỗi

có thể đạt được nếu họ liên kết theo chuỗi giá trị Tương tự, dựa trên quan điểm

về liên kết chuỗi giá trị (GTZ Eschborn, 2007) của GTZ (Deutsche Gesellschaftfur Technische Zusammenarbeit - Đức) thì chuỗi giá trị là một loạt các hoạt độngkinh doanh (hay chức năng) có quan hệ với nhau, từ việc cung cấp các giá trị đầuvào cụ thể cho một sản phẩm nào đó, đến sơ chế, chuyển đổi, marketing, cuốicùng là bán sản phẩm đó cho người tiêu dùng Hay nói cách khác, chuỗi giá trị làmột loạt quá trình mà các doanh nghiệp thực hiện các chức năng chủ yếu củamình để sản xuất, chế biến và phân phối một sản phẩm cụ thể nào đó Các mốiliên kết này sẽ bao gồm một loạt các giao dịch sản xuất và kinh doanh, trong đósản phẩm được chuyển từ tay nhà sản xuất, sơ chế ban đầu đến tay người tiêudùng cuối cùng, như vậy là các chức năng của chuỗi đã được vận hành

Trang 25

vào

Sảnxuất

Chuyểnđổi

Vậ

Nấ

Ngườiđóng gói

Nhà buôn bán Ngườitiêu

dùng

Sơ đồ 2.4 Chuỗi giá trị theo GTZ Eschborn (2007)

Nguồn: GTZ Eschborn (2007)Dưa vao cac phương phap tiêp cân chuôi gia tri trên , trong phạm vi nghiêncứu của đề tài , chúng tôi tiếp cận chuỗi giá trị ớt trên địa bàn huyện Quỳnh Phụtheo lý thuyết của Filière và phương pháp tiếp cận toàn cầu Vơi điêu kiên các tácnhân tham gia vào thị trường ớt đã phát triển ở cả thị trường trong nước và đượcxuất khẩu sang nước ngoài, đạt được yêu cầu toàn cầu hóa

2.1.1.3 Một số thuật ngữ sử dụng trong phân tích chuỗi giá trị

Khi phân tích chuỗi giá trị của một sản phẩm hoặc dịch vụ, cần chú ý đếnmột số thuật ngữ chuyên ngành được sử dụng như: tác nhân, sản phẩm, mạchhàng, luồng hàng, luồng vật chất, sơ đồ chuỗi giá trị

Tác nhân là một tế bào sơ cấp với các hoạt động kinh tế, là trung tâm hoạt

động độc lập và tự quyết định hành vi của mình Như vậy, tác nhân có thể lànhững hộ, những doanh nghiệp,…Tham gia trong ngành hàng trong hoạt độngkinh tế của họ Tác nhân có hai loại, bao gồm tác nhân là người thực (hộ nôngdân, hộ kinh doanh, người chế biên, người tiêu thụ,…) và tác nhân tinh thần(cácdoanh nghiệp, công ty, xí nghiệp, nhà máy,…) Trên thực tế có một số tác nhânchỉ tham gia vào một ngành hàng, một chuỗi nhất định và có nhiều tác nhân cómặt trong nhiều chuỗi giá trị, nhiều ngành hàng của nền kinh tế quốc dân Có thểphân loại các tác nhân thành một số nhóm tùy theo bản chất hoạt động chủ yếu

Trang 26

trong ngành hàng như sản xuất của cải, chế biến, tiêu thụ và dịch vụ, hoạt động tài chính và phân phối.

Sản phẩm: Trong chuỗi giá trị mỗi tác nhân đều tạo ra sản phẩm của riêng

mình Trừ những sản phẩm bán lẻ cuối cùng, sản phẩm của mọi tác nhân khácchưa phải là sản phẩm cuối cùng của chuỗi mà chỉ là kết quả của quá trình sảnxuất của từng tác nhân Chuỗi giá trị sản phẩm của tác nhân trước là chí phí trunggian của tác nhân liền kề sau nó Chỉ có sản phẩm của tác nhân cuối cùng đến tayngười tiêu dùng mới là sản phẩm của chuỗi giá trị

Mạch hàng là khoảng cách giữa hai tác nhân, nó chứa đựng quan hệ kinh

tế giữa hai tác nhân và những hoạt động chuyển dịch về sản phẩm Qua từngmạch hàng, giá trị của sản phẩm được tăng thêm và do đó giá cả của sản phẩmcũng được tăng thêm do khoản giá trị mới sáng tạo ra ở từng tác nhân

Luồng hàng là những mạch hàng liên tiếp được sắp xếp theo trật tự từ tác

nhân đầu tiên đến tác nhân cuối cùng Luồng hàng thể hiện sự di chuyển củanhững luồng vật chất do kết quả của hoạt động kinh tế của hệ thống các tác nhânkhác nhau ở từng công đoạn đến từng chủng loại của sản phẩm cuối cùng

Luồng vật chất bao gồm một tập hợp liên tiếp những sản phẩm do các tác

nhân tạo ra được lưu chuyển từ tác nhân này qua tác nhân khác liền kề nó trongtừng luồng hàng

Sơ đồ chuỗi giá trị là một hình thức trình bày bằng hình ảnh về những cấp

độ vi mô cấp trung của chuỗi giá trị Theo định nghĩa về chuỗi giá trị, sơ đồchuỗi giá trị thể hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh (khâu), các tác nhânchính trong chuỗi và những mối liên kết của họ Lập bản đồ chuỗi giá trị có ýnghĩa là vẽ một sơ đồ về hiện trạng của hệ thống chuỗi giá trị

2.1.2 Ý nghĩa của phân tích chuỗi giá trị

Phân tích chuỗi giá trị có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển bền vữngcủa sản phẩm, dịch vụ hay một ngành hàng bất kỳ, đặc biệt là đối với các sảnphẩm nông nghiệp Chuỗi giá trị giúp chúng ta nhắm đến thị trường tiêu thụ sảnphẩm trước khi sản xuất, xác định trước nhu cầu, yêu cầu của thị trường, thôngqua đó quản lý được sản xuất kinh doanh, xác định nhu cầu đầu tư hỗ trợ để nângcấp chuỗi Phân tích chuỗi giá trị có thể xác định những khó khăn của từng khâutrong chuỗi, từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục để sản phẩm đáp ứng được yêucầu của thị trường và phát triển bền vững Ngoài ra, phân tích chuỗi giá trị còn

Trang 27

giúp các “nhà hỗ trợ” xác định được các nút thắt cần hỗ trợ đối với các tác nhân trong các khâu của chuỗi và có những tác động nhằm nâng cấp chuỗi.

Xét ở mức độ cơ bản nhất, một phân tích chuỗi giá trị lập sơ đồ hệ thốngcác bên tham gia vào sản xuất, phân phối, tiếp thị, bán một hoặc nhiều sản phẩm

cụ thể Đánh giá các đặc điểm của những người tham gia, cơ cấu lãi, chi phí,dòng hàng hóa trong chuỗi, đặc điểm việc làm, khối lượng và điểm đến của hànghóa được bán trong và ngoài nước (Kaplinsky và Morris 2001) Để lập được sơ

đồ chi tiết này, có thể thu thập thông tin kết hợp điều tra thực địa, thảo luận nhómtập trung, PRA, phỏng vấn thông tin và số liệu thứ cấp

Phân tích chuỗi giá trị có ý nghĩa trong việc xác định phân phối lợi ích, chiphí của những người tham gia trong chuỗi, từ đó khuyến khích sự hợp tác giữacác khâu trong chuỗi để phân phối lợi ích đạt tới sự công bằng, tạo ra nhiều hơngiá trị tăng thêm và nâng cao lợi thế cạnh tranh Điều này đặc biệt quan trọngtrong bối cảnh của các nước đang phát triển và đặc biệt đối với các nước có nềnsản xuất nông nghiệp, với những lo ngại rằng người nghèo nói riêng dễ bị tổnthương trước quá trình toàn cầu hóa (Kaplinsky và Morris 2001)

Ngoài ra, phân tích chuỗi giá trị có thể xác định được vai trò của việc nângcấp chuỗi Quá trình nâng cấp chuỗi bao gồm đánh giá khả năng sinh lời của cácbên tham gia trong chuỗi cũng như thông tin về các cản trở đang tồn tại Vai tròcủa nhà quản trị được thể hiện rất rõ nét trong việc nâng cấp chuỗi giá trị Đểnâng cấp chuỗi giá trị cần phải có một tầm nhìn trong tương lai và câu hỏi đặt ralà: Chuỗi giá trị này sẽ như thế nào sau 5 hoặc 10 năm tới? Cần phải xem xét đếncác yếu tố tác động khác như cơ cấu của các quy định, rào cản thương mại, hạnchế gia nhập, các quy định về tiêu chuẩn có thể ảnh hưởng đến môi trường và cáchoạt động nâng cấp chuỗi

Bên cạnh đó, phân tích chuỗi giá trị được xem như một công cụ giúp chonhà quản trị kiểm soát được sự tương tác giữa những người tham gia khác nhautrong chuỗi Nhà quản trị sẽ phải xem xét các khía cạnh vi mô, vĩ mô trong hoạtđộng sản xuất, trao đổi, nhằm chỉ ra được năng lực cạnh tranh của mình có thể bịảnh hưởng đến đâu do tính không hiệu quả của một khâu bất kỳ trong chuỗi giátrị Từ đó, nhà quản trị sẽ đưa ra các chính sách nhằm sắp xếp về thể chế, đưa racác quyết định để nâng cao năng lực trong chuỗi giá trị, điều chỉnh các sai lệch

về phân phối, gia tăng giá trị trong ngành

Trang 28

2.1.3 Các nội dung trong phân tích chuỗi giá trị

2.1.3.1 Lựa chọn chuỗi giá trị để phân tích

Mục tiêu cuả công cụ là chọn ra sản phẩm phù hợp để phân tích chuỗi giátrị, phát triển kinh tế cộng đồng, nâng cao thu nhập và lợi nhuận toàn chuỗi, pháttriển sản phẩm bền vững Vì các nguồn lực để tiến hành phân tích lúc nào cũnghạn chế nên phải lựa chọn phương pháp phân tích hiệu quả nhất Khi sử dụngcông cụ này sẽ phải lập ra bộ tiêu chí chọn lựa và xác định chuỗi giá trị tiềmnăng có thể phân tích (Dương Thị Thu, 2013) Sau khi áp dụng những tiêu chítrên, những chuỗi giá trị nào là thích hợp nhất để phân tích thì sẽ được lựa chọn

Bộ tiêu chí chọn lựa bao gồm: tiềm năng tăng trưởng của sản phẩm, tỷ lệlao động cao, tiềm năng phát triển đầu tư và sử dụng công nghệ có hàm lượng laođộng cao, việc sử dụng các nguồn lực địa phương, tiềm năng phát triển các sảnphẩm giá trị gia tăng,…Thông thường, việc lựa chọn chuỗi giá trị để phân tíchdựa vào bộ tiêu chí, sau đó định lượng các tiêu chí cho mỗi sản phẩm rồi tổnghợp lại, sản phẩm được lựa chọn để phân tích sẽ có số điểm cao nhất sau khi đãđịnh lượng mức độ quan trọng của các tiêu chí

2.1.3.2 Lập sơ đồ chuỗi giá trị

Lập sơ đồ chuỗi giá trị là định dạng các hoạt động sản xuất, kinh doanhtrong chuỗi, thứ tự của các tác nhân tham gia chuỗi và những mối liên kết giữa

họ và các nhà hỗ trợ chuỗi giá trị (IMPP, 2016) Không có sơ đồ chuỗi giá trị nàohoàn toàn toàn diện và bao gồm tất cả mọi yếu tố Quá trình lập sơ đồ phụ thuộcnhiều vào nguồn lực hiện có, phạm vi, mục tiêu nghiên cứu, nhiệm vụ của tổchức Có rất nhiều khía cạnh trong một chuỗi giá trị như dòng sản phẩm thực tế,

số tác nhân tham gia, giá trị tích lũy được,…Vì vậy, việc lựa chọn những khíacạnh nào để đưa vào sơ đồ là rất quan trọng

Khi lập sơ đồ, yếu tố cần thiết là phải lượng hóa và mô tả chi tiết chuỗi giátrị, đưa ra các con số vào các tác nhân của sơ đồ chuỗi về chi phí, doanh thu, lợinhuận, giá trị tăng thêm của từng phân đoạn trong chuỗi Tùy theo mục đích tiếpcận mà việc phân tích chuỗi sẽ tập trung vào những vấn đề nào là chính, lựa chọntiêu chí phân tích sâu trong chuỗi giá trị Những giá trị cụ thể sẽ giúp nhà quản trịnhìn vào sơ đồ chuỗi để có thể hiểu, kiểm soát được quá trình vận hành, pháttriển của chuỗi như thế nào

Để mô tả được sơ đồ chuỗi cần phải đặt ra các câu hỏi sau đây: Có nhữngquy trình khác nhau căn bản nào trong chuỗi giá trị? Ai tham gia vào những quy

Trang 29

trình này và họ sẽ làm những gì? Có những dòng sản phẩm, thông tin, tri thứcnào trong chuỗi giá trị? Khối lượng sản phẩm, hàng hóa là bao nhiêu? Số côngviệc được tạo ra? Sản phẩm hoặc dịch vụ có xuất xứ từ đâu và được chuyển điđâu? Giá trị sẽ được thay đổi như thế nào trong toàn bộ chuỗi giá trị? (PARA,2016), Vì vậy, bước đầu tiên trong việc lập sơ đồ chuỗi là xác định thị trường

mà sản phẩm sẽ phục vụ, nó là nơi đến cuối cùng của sản phẩm và là điểm kếtthúc của sơ đồ CGT Nói cách khác, cần chỉ ra được đâu là sản phẩm hay dòngsản phẩm mà CGT đang hướng tới, từ đó xác định thị trường cuối cùng (nhómkhách hàng cuối cùng) Tiếp theo là mô tả quy trình sản xuất, chế biến, phân phốisản phẩm, mô tả các hoạt động kinh doanh, còn được gọi là chức năng chuỗi.Cuối cùng là sơ đồ cũng thể hiện các tổ chức hỗ trợ trong một khâu hay nhiềukhâu của CGT

2.1.3.3 Phân tích kinh tế chuỗi

Phân tích kinh tế chuỗi là phân tích các mối quan hệ giữa tác nhân thamgia trong chuỗi dưới góc độ kinh tế nhằm đánh giá năng lực, hiệu suất vận hànhcủa chuỗi Nó bao gồm việc xác định sản lượng, chi phí, giá bán, lợi nhuận và giátrị gia tăng của các tác nhân tại các khâu trong chuỗi và đưa ra nhận xét phù hợp(Võ Thị Thanh Lộc và cs., 2009) Các thông tin phân tích kinh tế của chuỗi giátrị là một yếu tố đầu vào quan trọng của tiến trình quyết định các mục tiêu pháttriển và chiến lược nâng cấp Trong đó, việc kiểm soát các chi phí sản xuất vàchất lượng sản phẩm là quan trọng nhất để khẳng định năng lực cạnh tranh

Xác định chi phí và lợi nhuận của những tác nhân tham gia chuỗi giá trịcho biết được các chi phí hoạt động và đầu tư đang được phân chia như thế nào

và người nghèo có thể tham gia được vào chuỗi hay không và họ có thể tăngđược lợi nhuận trong chuỗi giá trị hay không Hay nói cách khác, vị trí của ngườinghèo có thể được nâng cao bằng cách làm cho chuỗi hiệu quả hơn So sánh lợinhuận của chuỗi giá trị này với lợi nhuận của chuỗi giá trị khác giúp nhà quản trị

ra quyết định trong đầu tư

Câu hỏi đặt ra cho nhà nghiên cứu phải trả lời là chi phí (bao gồm cả chiphí cố định và chi phí biến đổi) của mỗi người tham gia vào chuỗi giá trị là baonhiêu? Vốn đầu tư, chi phí, thu nhập, lợi nhuận biên thay đổi theo thời gian nhưthế nào? Giá bán sản phẩm hoặc dịch vụ là bao nhiêu để có thể thu được lợinhuận? Phân phối thu nhập trong chuỗi giá trị như thế nào để đạt hiệu quả?Trong thực tế, để đảm bảo tính toán thống nhất giữa các khung trong chuỗi, khi

Trang 30

phân tích kinh tế phải quy đổi cùng một hình thái sản phẩm cho tất cả các khâutrong chuỗi đối với trường hợp hình thái sản phẩm giữa các khâu trong chuỗikhông giống nhau.

2.1.3.4 Phân tích hậu cần chuỗi

Mô tả và phân tích sự tham gia của công nghệ (máy móc, thiết bị, nhà kho,nhà xưởng), cơ sở hạ tầng (bến bãi, bến cảng, bến tàu, chợ đầu mối) và vậnchuyển của các khâu trong CGT sản phẩm Phân tích hậu cần chuỗi gồm hậu cầntrong khâu sản xuất và hậu cần trong khâu lưu thông (Kaplinsky and Morris,2001) Mục tiêu của công cụ là phân tích tính hiệu quả và hiệu lực, mức độ phùhợp của công nghệ được sử dụng trong chuỗi giá trị Đồng thời, phân tích các lựachọn nâng cao trong CGT cung cấp sản phẩm có chất lượng đảm bảo đầu ra.Phân tích các tác động của đầu tư bên ngoài trong kiến thức và công nghệ, nhậnbiết và xác định số lượng lỗ hổng kiến thức và công nghệ gây cản trở việc nângcao trong chuỗi thị trường Những câu hỏi được sử dụng khi phân tích hậu cầnchuỗi là: Các tác nhân tham gia trong chuỗi có đủ trình độ kiến thức cần thiết đểhiểu được công nghệ và thực hiện hoặc vận hành nó được hay không? Liệu đòihỏi đầu tư công nghệ có nằm trong khả năng tài chính của các tác nhân tham giachuỗi giá trị không?

2.1.3.5 Phân tích rủi ro chuỗi cung ứng sản phẩm

Công cụ được sử dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao chất lượng, sốlượng, giá trị gia tăng trong mỗi tác nhân và trong toàn chuỗi Chuỗi cung ứngsản phẩm bao gồm nhà cung cấp đầu vào (nguyên vật liệu sản xuất), nhà sản xuất(nông dân, tổ hợp tác sản xuất), nhà trung gian (thương lái, thu gom), nhà máyxay xát, chế biến, công ty và người tiêu dùng Tác nhân theo sau cung ứng sảnphẩm cho tác nhân đi trước Rủi ro được định nghĩa như là sự hiểu biết khônghoàn hảo mà khả năng xảy ra có thể biết được, còn sự không chắc chắn thì hoàntoàn không biết được nó xảy ra khi nào (Siegel, 2005) Chúng ta phải phân tíchrủi ro để hạn chế khả năng rủi ro có thể xảy ra vì nó tác động đến chi phí, hiệuquả sản xuất, chế biến và hoạt động tiếp thị Đặc biệt là những rủi ro xảy ra dọctheo chuỗi cung ứng

Một chuỗi cung ứng có thể tiềm ẩn rất nhiều rủi ro khác nhau trong cùngmột khâu hoặc giữa các khâu khác nhau Sản phẩm được sản xuất ra và phânphối dọc theo chuỗi cung ứng đến người tiêu dùng qua nhiều khâu và mỗi khâu

Trang 31

có những rủi ro riêng và rủi ro chung của toàn chuỗi Thông thường, có 7 loại rủi

ro trong chuỗi cung ứng sản phẩm đó là rủi ro do thời tiết, do thảm họa thiênnhiên, do ô nhiễm, do thị trường, do thể chế chính sách, do khâu hậu cần và doquản lý của các tác nhân tham gia Rủi ro và quản lý rủi ro của mỗi tác nhânđược đánh giá theo 3 mức độ: Cao, trung bình, thấp

2.1.3.6 Phân tích các chính sách có liên quan trong chuỗi giá trị

Mục tiêu nhằm đánh giá mức độ tác động của các chính sách hỗ trợ từtrung ương đến địa phương có liên quan đến sản phẩm hoặc ngành hàng đượcchọn để phân tích CGT và đề xuất các giải pháp cải tiến chính sách hoặc đề xuấtchính sách mới phù hợp hơn nhằm hỗ trợ tốt hơn CGT sản phẩm (Võ Thị ThanhLộc và Lê Nguyễn Doan Khôi, 2011) Ngoài ra, các quy định của quốc tế về chấtlượng sản phẩm (hàng rào kỹ thuật) cũng được đề cập trong phân tích này

Cách đánh giá dựa vào phỏng vấn trực tiếp đối với từng tác nhân tham giachuỗi với tỷ trọng tác động cao nhất của mỗi chính sách là 100% Bên cạnh đó,cần phải phỏng vấn chuyên gia am hiểu về chuỗi ngành hàng, các tác động để cóđược kết luận xa hơn về các chính sách đã và đang thực hiện, mức độ tác độngcũng như sự cần thiết phải bãi bỏ, cải tiến, đề xuất các chính sách mới

2.1.3.7 Phân tích SWOT toàn chuỗi ngành hàng

Phân tích SWOT để nhận ra thuận lợi (điểm mạnh) và khó khăn (điểmyếu) cũng như cơ hội và nguy cơ/thách thức của mỗi tác nhân tham gia chuỗicũng như của toàn ngành hàng hoặc sản phẩm, từ đó đề xuất các chiến lược phùhợp nhằm phát triển bền vững chuỗi ngành hàng hoặc sản phẩm đó (Humphrey,Albert, 2005) Đây là một công cụ được sử dụng phổ biến để đưa ra các giải phápchiến lược nhằm phát triển sản phẩm hoặc ngành hàng Trong phương pháp tiếpcận CGT thì phân tích SWOT là một trong ba cơ sở để xây dựng chiến lược nângcấp CGT sản phẩm Sau khi có được ma trận SWOT, các chiến lược nâng cấpphát triển có thể đề xuất dựa trên sự kết hợp giữa điểm mạnh và cơ hội, giữađiểm mạnh và thách thức, giữa điểm yếu và cơ hội, giữa điểm yếu và nguy cơ.Phân tích SWOT có thể phân tích riêng theo từng tác nhân tham gia chuỗi hoặcphân tích chung cho toàn ngành tùy theo mục đích nghiên cứu Tuy nhiên, để đưa

ra các chiến lược nâng cấp chuỗi tốt thì phân tích SWOT phải dựa trên các vấn

đề của toàn chuỗi, ngành hàng và mỗi nội dung của SWOT chỉ chọn lựa từ 3-5vấn đề chủ chốt

Trang 32

2.1.3.8 Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường nhằm xác định tiềm năng thị trường của sản phẩm.Qua nghiên cứu, ta biết được thị trường của sản phẩm đang tăng trưởng, ổn địnhhay đang giảm, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển thị trường, tăng giátrị gia tăng toàn chuỗi Nghiên cứu thị trường bao gồm xác định các cơ hội thịtrường và phỏng vấn người mua/người tiêu dùng Đồng thời, cần phải phân tíchlợi thế cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, Porter (1990) có đưa ra mô hình

5 lực lượng cạnh tranh bao gồm đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, đối thủ cạnh tranhtrong nội bộ ngành, áp lực cạnh tranh từ khách hàng, áp lực cạnh tranh từ nhàcung cấp, áp lực từ sản phẩm thay thế của các ngành khác Tóm lại, phân tích lợithế cạnh tranh của sản phẩm và nghiên cứu thị trường là cơ sở chính để đưa racác chiến lược, giải pháp nâng cấp CGT Trong chuỗi giá trị nông sản, tác nhânđầu tầu của chuỗi thường là các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp chế biến

và xuất khẩu nói riêng

2.1.3.9 Hoàn thiện chuỗi giá trị

Mục tiêu nâng cấp chuỗi giá trị là nhằm xác định tầm nhìn chiến lược, cácchiến lược nâng cấp, sự hỗ trợ và các giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trịmột sản phẩm hoặc ngành hàng (Valuelink, 2007) Câu hỏi đặt ra là: Ai là ngườitham gia và hỗ trợ nâng cấp chuỗi? Tại sao phải xác định tầm nhìn chiến lượccho sản phẩm? Cơ sở xây dựng chiến lược là gì? Các giải pháp thực hiện nângcấp chiến lược?

Một dự án nâng cấp chuỗi thành công khi được quan tâm bởi hai khíacạnh, đó là các chủ thể (tác nhân) CGT cần tác động để có năng lực cạnh tranhcao hơn và tạo ra nhiều giá trị gia tăng hơn, chúng ta gọi đây là chiến lược nângcấp chuỗi giá trị Tiếp đó là vai trò của các hỗ trợ viên, tức là các cơ quan chínhphủ và tổ chức phát triển đang thực hiện những dự án phát triển chuỗi và cung

cấp hỗ trợ, chúng ta gọi đây là hỗ trợ việc nâng cấp chuỗi hay “thúc đẩy chuỗi

giá trị” Nếu quá trình nâng cấp CGT một sản phẩm hay ngành hàng không có sự

hợp tác của các chủ thể hoặc không có sự hỗ trợ của các cấp chính quyền haymột tổ chức hỗ trợ thì rất khó có thể nâng cấp chuỗi Sự thống nhất và đồng lòngcủa các tác nhân tham gia chuỗi trong việc nâng cấp CGT là rất quan trọng và cótính chất quyết định sự thành công của các chiến lược nâng cấp chuỗi Chiếnlược nâng cấp chuỗi bao gồm nhiều giải pháp khác nhau, mỗi giải pháp có nhiều

Trang 33

hoạt động nâng cấp Tùy theo tình hình sản phẩm và năng lực của địa phương màchọn lĩnh vực nào cần nâng cấp và ai là người hỗ trợ việc nâng cấp, sau đó tậptrung nguồn lực để nâng cấp: tài chính, nhân lực, vật lực, khi các hoạt động chủchốt của chuỗi được giải quyết thì các hoạt động khác có thể được nâng cấp dễdàng hơn.

2.1.4 Đặc điểm chung về chuỗi giá trị ớt

Ớt là một loại cây trồng phổ biến và được ưa thích vì màu sắc , hương vi

và giá trị dinh dưỡng mà sản phẩm ớt mang lại Nó là loại cây trồng cho sản phâm sư dung lam gia vi , ăn tươi hoăc co thê chê biên thanh nhiêu loại sản phẩm khác nhau như ớt bột , muôi ơt , tương ơt , ớt dầm giấm ,…Vi vây , cây ơt

đa trơ thành một loại cây trồng có giá trị kinh tế cao , vưa phuc vu cho nhu câutiêu dùng nội địa vừa có giá trị xuất khẩu, đem lai lơi nhuân cao cho ngươi san xuât

Trong nhưng năm gân đây , diên tich trông ơt không ngưng đươc mơ rông

và được áp dụng và trồng phổ biến tại các địa phương như: Quỳnh Phụ (TháiBình), An Lao , Vĩnh Bảo (Hải Phòng), An Giang, Quảng Ngãi , Bình Định, Lâm Đồng, Quảng Ngãi , Đồng Tháp (Tổng cục thống kê, 2014), đây là cácđịa phương co diên tich đât bai bôi lơn , đât đai mau mơ , thuân lơi cho phat triên hoa màu, trong đo co cây ơt Ớt được trồng và thu hoach thanh 3 vụ chính : vụ xuân hè, vụ thu đông , vụ đông xuân , môi vu ơt chi khoang tư 80 – 100 ngày sẽ

có thể thu hoach qua tươi , trong đo thơi gian thu hoach khoang 1 tháng Hiên nay , các giông ơt đươc trông phô biên là: Ớt Sừng Trâu , Ớt Chỉ thiên , Ớt Hiểm Lai F 1

Demon, Ớt An Điền ,…Viêc trông va thu hoach ơt thương đươc tiên hanh băng phương phap canh tac thu công , do diên tich trông lơn va đăc điêm cua san phâm

ớt là loại gia vị nên không phai la măt hang lương thưc , hàng hóa thiết yếu , vìvây ngoai viêc tiêu thu ơt tươi , phân lơn ơt đươc phơi khô đê tiêu thu dân hoăc đươc chê biên thanh cac loai gia vi đê đap ưng nhu câu tiêu dung đa dang cua thi trương Do ky thuât bao quan , chê biên ơt tai nươc ta hiên nay con lac hâu ,phương phap phơi năng truyên thông la phương phap phô biên nhât dân đên chât lương ơt thương kem , màu đỏ chuyển sang màu nâu , mât vitamin C va A, sảnphâm không giư đươc mau săc va chât lương ban đâu Măt khac , hê thông khođông lanh bao quan , lò sấy chưa đủ công suất , sản xuất phụ thuộc vào thời tiết ,khí hậu, sản phẩm không đạt chất lượng và vệ sinh an toà n thưc phâm Bên canh

Trang 34

đo, sau khi thu hoach va sơ chê ban đâu , sản phẩm ớt thường được đóng gói trong cac loai bao không co nhan mac , bán ra thị trường và thương lái trộn lẫn

Trang 35

vơi cac loai ơt khac Phần lớn các hộ trồng ớt cả trong hợp tác xã và ngoài hợp tác xã đều bán cho các hô thu gom , thương lai nên giá bấp bênh và phụ thuộc vào thương lái Các hợp tác xã có hoạt động hô trơ , phô biên , hương dân kythuât gieo trông , phòng chống sâu bệnh nhưng chưa tạo điều kiên phat triên cây

ớt bền vững

Ớt chủ yếu được tiêu thụ bằng con đường xuất khẩu sang Trung Quốc ,Thái Lan , Hàn Quốc , Đai Loan , Ấn Độ , Malaysia nhưng hiên nay nhu câu cua các thị trường này đang có xu hướng giảm , dân đê n cung vươt qua câu , giá cảbâp bênh, có thời điể m gia ơt giam xuông con 12.000 đông/kg Hiện nay, các tácnhân tham gia vào chuỗi giá trị ớt bao gồm: Các hộ nông dân trồng ớt, hộ thu gom, cơ sở sơ chế, tổ hợp tác sản xuất, thương lái, người bán lẻ, người tiêu dùng Nhìn chung, hoạt động của các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị ớt tại nước tacòn đơn điệu, thiếu sự liên kết giữa các khâu, sản xuất vẫn ở quy mô nhỏ lẻ, chưa mang tính thị trường, các hình thức giao dịch chủ yếu là trao đổi trực tiếp, bằng miệng, không thông qua hợp đồng sản xuất, mua bán, giao dịch, chủ yếu là tự phát Môi liên kêt giưa cac tac nhân trong c huỗi giá trị ớt chưa thường xuyên ,chăt che, chủ yếu hoạt động theo từng thời vụ , thơi điêm thu hoach anh hương tơi lợi ích, giá trị gia tăng của toàn chuỗi Qúa trình mua bán ớt thường thông qua trao đôi băng miêng , tỷ lệ giao dịch thông qua hợp đồng kinh tế chiêm khoang

18% và chủ yếu là các hợp đồng thu mua giữa các công ty xuât khâu , cơ sơ chê biên vơi hô nông dân trông ơt tai cac đia phương

Thưc trang san xuât ơt cho thây , ớt được canh tac nhỏ lẻ, manh mún,không theo quy hoạch, ngươi nông dân khi thây gia ơt cao thì ồ ạt xuống giống dẫn đến tình trạng rớt giá khi nhu cầu đã bao hòa , tình trạng “được mùa , rơt gia”, “mât mua đươc gia” diên ra , sư tham gia cua cac công ty vao nganh chê biên ơt còn hạn chế, quy mô đâu tư vưa va nho , công nghê chê biên ap dung vao

s ản xuất và chế biến ớt còn lạc hậu , sản phẩm xuất khẩu chủ yếu ở dạng thô , phơi, sây khô, giá trị thương phẩm thấp (Như Ý, 2014) Viêc xây dưng thương hiêu , bảo quản, đong goi , nhãn mác của sản phẩm ớt chưa được các tá c nhân tham gia chuôi gia tri ơt quan tâm Chính vì vậy , yêu câu đăt ra la cân phai

x ây dưng va phát triển chuỗi giá trị ớt nhằm hỗ trợ và thúc đẩy thị trường tiêu thu, tạo mối liên kêt chăt che giưa cac tac nhân tham gia vao ch uôi gia tri, nâng cao gia tri gia tăng của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị ớt Đồng thời ,

Trang 36

phát triển thương hiệu hướng tới sản xuất bền vững cần xây dựng quy trình trồng ớt theo hướng sản

Trang 37

xuất an toàn để ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm cần chú ý đến từngkhâu: Từ quy hoạch vùng trồng, chọn giống, thời vụ, quy trình trồng, kỹ thuậtchăm sóc, quản lý sâu bệnh cho đến thu hoạch, sơ chế sau thu hoạch, bảo quảnsau thu hoạch và thị trường.

2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới chuỗi giá trị ớt

2.1.5.1 Yếu tố điều kiện tự nhiên

Cây ớt rất dễ tinh chế, kỹ thuật gieo trồng và đầu tư cho sản xuất ít tốnkém và phức tạp so với một số cây trồng khác, ớt được trồng trên nhiều chân đấtkhác nhau, nếu chăm sóc đúng kỹ thuật thì trên đất kém màu mỡ vẫn cho năngsuất, hiệu quả kinh tế lớn hơn một số cây màu, cây công nghiệp khác cùng trồngtrên đất ấy Vì vậy đẩy mạnh trồng ớt là điều kiện sử dụng có hiệu quả các loạiđất, góp phần cải tạo đất trong một chế độ luân canh thích hợp đồng thời tậndụng được sức lao động ở địa phương để phát triển nông nghiệp toàn diện Ớt cóthể được trồng cả vụ xuân hè và vụ đông (Lưu Ngần, 2015)

Ớt là cây có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nên yêu cầu ấm áp, nhiệt độ caotrong suốt quá trình sinh trưởng Khả năng chịu hạn, chịu nóng khá nhưng chịurét và úng kém Ớt là cây ưa cường độ ánh sáng mạnh và yêu cầu một lượngnước lớn, thiếu ánh sáng kết hợp nhiệt độ không khí thấp, cây con sinh trưởngkhó khăn, vươn dài, vóng, quá trình phân hóa mầm hoa cũng bị ảnh hưởng, đểtận dụng ánh sáng nên bố trí nơi trồng phải giải nắng, phải tưới nước, che tủluống giữ ẩm, chống úng cho ớt Ớt không kén đất nhưng tốt nhất là trồng trênđất cát pha, thịt nhẹ, đất phù sa ven sông suối (đất bãi hàng năm có ngập nước,được bồi phù sa hoặc đất có độ màu mỡ khá), đất thoát nước, giãi nắng, ớt ưa đấttơi xốp, nhẹ, tầng canh tác dày

2.1.5.2 Yếu tố kỹ thuật

Ớt là cây có năng suất cao, có thời gian sinh trưởng dài lại vừa ra hoa raquả, quả lớn cùng một lúc do vậy yêu cầu nhiều dinh dưỡng Ớt cần dinh dưỡngnhiều về số lượng và chất lượng, mẫn cảm với phân hữu cơ và phân chuồng Vìvậy sử dụng phân bón thích hợp sẽ nâng cao năng suất, chất lượng ớt Trong cácnguyên tố dinh dưỡng, ớt hút nhiều đạm, thứ đến là K và lân, Ca cũng rất cầnthiết cho quá trình sinh trưởng Đạm cần trong suốt quá trình sinh trưởng, nhưngcần thiết nhất ở thời kỳ phân cành đến ra hoa, ra quả, quyết định năng suất ớt,quả chín nhanh và tăng phẩm chất quả và chống chịu sâu bệnh

Trang 38

Tùy thuộc vào đất đai và giống mà có thể trồng mật độ trung bình khoảng

32 nghìn cây/ha, với lượng hạt gieo khoảng 1 ha trồng cần 1kg hạt giống trong

đó kể cả giống dự phòng Cây ớt không kén đất nhưng để ớt sinh trưởng thuận lợithì cần chọn đất thịt nhẹ, cát pha, cát nội đồng Khi thu hoạch ớt, nếu sản phẩmkhông được bảo quản tốt có thể sẽ bị hỏng, thối, chất lượng sản phẩm không đảmbảo, vì vậy bảo quản, sơ chế ớt cũng là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến chấtlượng, số lượng ớt được tiêu thụ và giá cả của ớt trên thị trường

2.1.5.3 Yếu tố thị trường

Hiên nay , ớt được trồng và phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa và thị trường xuât khâu, giá bán ớt dao động từ 25.000 đến 30.000 đông/kg Măc du gia ơt co lúc rớt xuống chỉ còn 12.000 - 15.000 đông/kg nhưng ngươi nông dân vâ n co lai hơn so vơi trông lua Nhìn chung , thị trường tiêu thụ nội địa chiếm từ 5 – 8%khôi lương ươt san xuât hăng năm , 80% sản lượng ớt xuất khẩu sang thị trường Trung Quôc , còn lại được xuất khẩu sang các thị trường : Đai Loan , Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc Tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt ở nước ta phụ thuộc lớn vào nhu cầu thị trường ngoài nước , chủ yế u xuât khâu qua đương tiêu ngach nêngiá cả bấp bênh Măt khac , hiên nay khi Viêt Nam hôi nhâp sâu rông vao nên kinh tê toan câu thi cac yêu câu khăt khe vê hang rao thuê quan , nguồn gốc sảnphâm, chât lương san phâm , yêu câu vê vê sinh an toan thưc phâm , những ràocản thương mại đa tac đông không nho đến thị trường ớt xuất khẩu Chính vì vậy,giá bán ớt không ôn đinh , đôi khi thụ động trước những diễn biến của thị trường,người nông dân dễ bị ép giá nếu ớt vào dịp thu hoạch đại trà hoăc cầu về ớt tại thịtrường Trung Quốc giảm

Ớt chỉ là môt loai gia vi , nhu câu tiêu dung khac nhau giưa cac vung miên, đia phương va môi quôc gia , không phai la măt hang lương thưc chu yêu ,

vì vậy ớt được sản xuất ra một phần để sử dụng trực tiếp , phân lơn dung đê ch ếbiên thanh cac san phâm co sư dung nguyên liêu tư ơt Giá cả không ổn định,ngươi san xuât bi thương lai ep gia , ảnh hưởng đến diện tích, sản lượng ớt được trồng qua các năm và tâm lý của người nông dân (Võ Thị Thanh Lộc, Nguyễn Phú Son, 2015) Các công ty đứng ra bao tiêu sản phẩm cho người sản xuất và thông qua hơp đông kinh tê , nhưng ngươc lai ngươi san xuât ơt thương nghi tơi lơi ich trươc măt , nêu gia cao ho pha vơ hơp đông thu mua , bán ra ngoài cho thương lai dân đên thiêt hai cho toan chuôi gia tri , ngươc lai khi gia thâp ngươi sản xuất gây cản trở , buôc công ty phai thu mua san phâm vơi gia cao hơn nhiêu

Trang 39

so vơi gia thi trương Quá trình tiêu thụ sản phẩm ớt còn g ặp nhiều khó khăn ,chưa thưc sư mang lai lơi nhuân cao , ổn định cho người trồng ớt, cân đâu tư, phát triên san xuât cây ơt theo chuôi gia tri , tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các khâu tiêu thu ơt, quảng bá thương hiệu sản phâm ơt băng cac hinh thưc , nâng cao chât lương san phâm đê duy tri va phat triên thương hiêu, đâu tư san xuât ơt

an toan, đa dạng các sản phẩm chế biến từ ớt, đap ưng nhu câu thi trương nôi đia

va xuât khâu, mơ rông thi trương xuât khâu sang cac thi trương lơn như Nh,âEt

U, Hoa Ky

2.1.5.4 Mối liên kết giữa các tác nhân

Với những gì đã và đang diễn ra trong ngành nông nghiệp, thì nhu cầuliên kết ngày càng trở nên đa đạng hơn Không chỉ có nông dân cần liên kết màngay cả các doanh nghiệp, tác nhân trong chuỗi sản xuất hàng hóa nô ng nghiệpcũng có nhu cầu này (Baratt and Oliveria, 2001) Nhưng tìm và phát huy "chấtkết dính" của các tác nhân trong mối liên kết không phải dễ Thời kỳ cạnh tranhkinh tế thị trường cần phải có sản phẩm khối lượng lớn, chất lượng cao, đạt tiêuchuẩn quốc tế; giao hàng đúng lúc, giá thành cạnh tranh Nông dân thườngxuyên trao đổi thông tin với nhau, thực hiện quy trình sản xuất chung theo từngcánh đồng lớn Quy trình sản xuất, thu hoạch, bảo quản và thương mại của nôngdân được thiết lập trên cơ sở yêu cầu của doanh nghiệp, thị trường về khốilượng cung ứng, chất lượng hàng hóa,… Nông dân liên kết lại bằng cách vào tổhợp tác, hợp tác xã (HTX), từ đó gắn kết giữa nông dân và thị trường sẽ đượcxích lại gần nhau Liên kết giữa nông dân với nhau để đáp ứng nhu cầu thịtrường tốt hơn, mới có thể cung cấp sản phẩm đủ lớn về số lượng, đồng đều vềchất lượng, kịp thời gian cho nhiều đối tác Nhờ vào liên kết, nông dân mới cókhả năng xây dựng và quản lý nhãn hiệu tập thể, tiến đến xây dựng thương hiệucho sản phẩm, quản lý về chất lượng sản phẩm để gia tăng giá trị, đáp ứng nhucầu ngày càng cao của thị trường đối với các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõràng, đảm bảo an toàn, chất lượng

Quan hệ mua bán, trong đó doanh nghiệp là người mua, nông dân là ngườibán sản phẩm, các quan hệ mua bán này không phải là giao dịch mang tính thời

vụ mà nó được thực hiện trên cơ sở các yếu tố liên kết hữu cơ giữa doanh nghiệp

và nông dân Trên cơ sở liên kết ngang, sẽ có một lượng nông dân nhất định cùng

tổ chức thực hiện sản xuất theo cánh đồng lớn, có sự hợp tác với doanh nghiệp làđộng lực để nông dân hành động tập thể trong xây dựng cánh đồng lớn Mộthướng dẫn đủ đo lường sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đã được chấp nhận đó là

Trang 40

sử dụng ba hướng gồm chia sẻ thông tin cụ thể, sự đồng bộ hóa trong các quyếtđịnh và khích lệ liên kết (Simatupang and Sridharan, 2004) Những yếu tố liênkết ngang của nông dân đều bắt nguồn từ yêu cầu thị trường, thực chất cũng là cơ

sở để hình thành các liên kết dọc với doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm, cungứng, quản trị chuỗi, quản lý thương hiệu sản phẩm

2.1.5.5 Hoạt động quản lý và các chính sách của Nhà nước

Hiện nay, huyện Quỳnh Phụ đã có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển hàngnông sản nói chung và hỗ trợ các hộ trồng ớt cây vụ đông nói riêng Các chínhsách hỗ trợ chủ yếu tập trung vào giống, phân bón, kỹ thuật canh tác để ngườinông dân có điều kiện thuận lợi trong trồng ớt Để duy trì và mở rộng diện tíchtrồng ớt, bên cạnh các biện pháp tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ 100% chiphí dịch vụ thủy nông cho xã viên Phòng nông nghiệp và PTNT huyện đã chủđộng phối hợp với một số xã có diện tích trồng ớt lớn để ký kết hợp đồng baotiêu sản phẩm với các công ty xuất nhập khẩu nông sản, doanh nghiệp chế biến ớtngoài tỉnh

2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ ỚT

2.2.1 Tình hình nghiên cứu về chuỗi giá trị nông san ơ môt sô nươc

Chuôi gia tri nông san co nhưng đăc th ù và tính chất riêng biêt khac vơicác loại sản phẩm khác do quy trình sản xuất hàng hóa từ khâu canh tác trênđông ruông tơi chê biên va tiêu thu Các mặt hàng nông sản chủ yếu là các cây trông, vât nuôi cua san xuât nông nghiêp mang tinh mùa vụ nên hàng hóa nông sản làm ra cũng mang tín h mùa vụ, chuôi gia tri san phâm nông san thương mangđăc điêm không liên tuc , có sự thay đổi rất nhanh về khối lượng , chât lương cung ứng ra thị trường

Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về chuỗi giá trị nói chung và cácchuỗi giá trị ngành hàng nông sản nói riêng Nghiên cưu vê chuôi gia tri nông san

đa đươc cac nươc trong khu vưc như Nhât Ban , Hàn Quốc , Thái Lan ,Philippin, Singapore, Ấn Độ , Inđônêxia tiêp cân tư nhưng năm đâu cua thâpniên 80, 90 Điên hinh la nghiên cưu vê chuỗi giá trị về nông nghiệp hữu cơ,gia cầm tại Ấn Độ; Nghiên cứu các chuỗi giá trị Hạt Cacao tại Indonesia;Nghiên cứu về chuỗi giá trị tảo biển, đồ thủ công mỹ nghệ, cừu non tạiPhilippin, Nghiên cưu chuôi giá trị thực phẩm tại Nhật Bản … Các quốc gia nhưThái Lan , Hàn Quốc , Nhât Bản đa đat đươc nhiêu thanh tưu trên linh vưc sanxuât nông nghiêp , xây dưng

Ngày đăng: 13/02/2019, 21:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Dự án “Hỗ trợ xuất khẩu trái cây tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long – Mô hình thí điểm tại tỉnh Tiền Giang”, 2013, Tài liệu cẩm nang phương pháp phân tích chuỗi giá trị hàng nông sản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hỗ trợ xuất khẩu trái cây tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long – Mô hìnhthí điểm tại tỉnh Tiền Giang
7. Dự án “Phát triển kinh tế xã hội có lồng ghép giới”, 2010, Tài liệu tập huấn về chuỗi giá trị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển kinh tế xã hội có lồng ghép giới
5. Chuyên trang về cây ớt (2016). Bản đồ trồng ớt Việt Nam, Ngày truy cập 20/6/2016 tại https://sites.google.com/site/trangottieu/trong-ot/ban-do-trong-ot-viet-nam Link
1. Cẩm nang ValueLinks (2007). Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị, GTZ Eschborn Khác
2. Chi cục thống kê huyện Quỳnh Phụ. Số liệu về tình hình kinh tế - xã hội huyện Quỳnh Phụ 5 năm 2010 – 2015 Khác
3. Chi cục thống kê huyện Quỳnh Phụ. Số liệu về tình hình sản xuất và tiêu thụ của cây trồng hàng năm trong 5 năm 2011-2016 Khác
4. Chu Tiến Quang (2009). Một số vấn đề về chuỗi giá trị nông sản toàn cầu. tr. 1-3 Khác
8. Dương Thị Thu (2013). Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm dưa hấu trên địa bàn huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương. Luận văn thạc sỹ. Học viện nông nghiệp Việt Nam. tr. 11-17 Khác
9. Fresh Studio Innovations asia Ltd (2014). Tài liệu chương trình tập huấn phân tích chuỗi giá trị rau Hưng Yên Khác
10. GTZ (2006), Phân tích chuỗi giá trị Bơ Daklak, báo cáo dự án Khác
11. Kaplinsky and Morris (2001). Sổ tay nghiên cứu chuỗi giá trị (Kim Chi biên dịch).tr. 1-2 Khác
12. Lê Thị Phương Loan (2008), Nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng rau cải bắp huyện Văn Lâm - Tỉnh Hưng Yên. tr. 9–12 Khác
13. Lưu Ngần (2015). Quỳnh Phụ được mùa ớt, Ngày truy cập 17/11/2015 tại htt p: / /baoth a ib i nh. c om. v n/49 / 42092/Q u y nh_ P hu_duo c _mua_ot.htm Khác
14. Michael E. Porter (1985). Lợi thế cạnh tranh (Nguyễn Phúc Hoàng biên dịch). Nhà xuất bản trẻ. tr. 1-3 Khác
15. Nguyễn Công Bình (2012). Mô hình phát triển Hợp tác xã nông nghiệp từ một số quốc gia, bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Khác
16. Nguyễn Hữu Tiến (1996), Tổ chức Hợp tác xã ở một số nước Châu A. Nhà xuất bản Nông nghiệp Khác
17. Nguyễn Khắc Thanh (2015). Phát triển cây vụ đông ở huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thai Bình. Luận văn Thạc sỹ. Học viện nông nghiệp Việt Nam. tr. 8-15 Khác
18. Phạm Thị Kim Hoàn (2013). Mô hình trồng ớt cho hiệu quả kinh tế cao tại Thái Bình, Ngày truy cập 05/10/2015 tại ht t p: / /vu s tath a ib i nh.vn/Ti n -Tuc/left41/1548_Mo-hinh-trong-ot-cho-hieu-qua-kinh-te-cao-tai-Thai-Binh Khác
19. Phạm Vân Đình (1999). Phương pháp phân tích ngành hàng nông nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. tr. 2-4 Khác
20. Phạm Văn Đức (2006). Những nhiệm vụ trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w