baove thuc vat

53 637 3
baove thuc vat

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN PHẦN A: MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 5 2. Mục đích nghiên cứu .6 3. Giả thuyết khoa học .6 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .6 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .6 6. Phương pháp nghiên cứu 6 PHẦN B: NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Đại cương về côn trùng .7 1.1.1. Khái niệm chung 7 1.1.2. Vòng đời: .8 1.1.3. Quá trình biến thái: 8 1.1.4. Khái niệm về tuổi sâu và lứa sâu: 9 1.1.5. Hiện tượng lột xác: 9 1.1.6. Xu tính của côn trùng: 10 1.1.7. Hiện tượng ngừng phát dục .10 1.2. Một số loài sâu hại cây trồng. 11 1.2.1. Sâu hại cây lương thực .11 1.2.1.1. Sâu hại cây lúa 11 1.2.1.2. Sâu bệnh hại ngô .15 1.2.2. Sâu hại cây công nghiệp .19 1.2.3. Sâu hại cây ăn quả 19 1.2.4. Sâu hại cây lâm nghiệp .21 1.2.4.1. Các loại sâu hại chủ yếu trong vườn ươm 21 1.2.4.2. Sâu hại trong các loại rừng trồng 23 1.3. Một số loài thiên địch sâu bọ hại cây trồng .24 1.3.1. Chuồn chuồn kim (Agriocnemis pymaea Agriocnemis femina femina) 24 1 1.3.2. Muồm muỗm (Conocephalus longgipennis) .24 1.3.3. Nhện lùn (Atypena Formosana) .25 1.3.4. Nhện chân dài (Tetragnatha maxillosa) 25 1.3.5. Nhện lưới (Argiope catenulata) 25 1.3.6. Nhện Lycosa (Lycosa pseudoannulata) 25 1.3.7. Bọ xít mù xanh (Crytohinus lividipennis) 26 1.3.8. Bọ xít nước gọng vó (Limnogonus fossarum) .26 1.4. Phương pháp xây dựng bộ sưu tập sâu bọ hại cây và thiên địch sâu bọ hại cây. 26 1.4.1. Xây dựng bộ sưu tập côn trùng bằng mẫu thật 26 1.4.1.1. Mục đích 26 1.4.1.2. Vật liệu và dụng cụ 27 1.4.1.3. Phương pháp làm bộ sưu tập 27 1.4.2. Xây dựng bộ sưu tập bằng tranh ảnh .28 1.5. Cơ sở của việc xây dựng bộ sưu tập sâu bọ hại cây và thiên địch sâu bọ hại cây. 29 Chương 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. Kết quả xây dựng bộ sưu tập sâu bọ hại cây trồng và thiên địch sâu bọ hại cây trồng 30 2.1.1. Kết quả xây dựng bộ sưu tập sâu bọ hại cây trồng và thiên địch sâu bọ hại cây trồng bằng hình ảnh .30 2.1.2. Kết quả xây dựng bộ sưu tập sâu bọ hại cây trồng và thiên địch sâu bọ hại cây trồng bằng mẫu vật 31 2.2. Bảo quản và sử dụng bộ sưu tập côn trùng 33 2.2.1. Bảo quản .33 2.2.2. Sử dụng bộ sưu tập 33 PHẦN C: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ I. Kết luận .35 II. Kiến nghị .35 TÀI LIỆU THAM KHẢO 36 2 PHỤ LỤC HÌNH 37 LỜI CAM ĐOAN Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng nhóm chúng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong đề tài là trung thực được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng công bố trong bất kì công trình nào khác. Các tác giả 3 LỜI CẢM ƠN Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa tự nhiên đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài này. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Thị Làn đã tận tâm giúp đỡ, hướng dẫn chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Chúng xin chân thành cảm ơn tập thể lớp K12 Công Nghệ A, các bạn đã động viên giúp đỡ, tạo điều kiện cho chúng tôi thực hiện đề tài này. Qua quá trình thực hiện đề tài do thời gian có hạn và sự hiểu biết còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót, vậy rất mong quý thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để đề tài ngày một hoàn thiện hơn. Các tác giả: 4 PHẦN A: MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Hàng năm, những người nông dân Việt Nam nói riêng và nông dân trên toàn thế giới nói chung phải luôn đối mặt với nào là thiên tai, dịch bệnh… làm cho mùa màng bị thất thu. Ngoài những yếu tố tác động từ thiên nhiên thì thế giới côn trùng cũng là một yếu tố tác động không nhỏ đến năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Thế giới côn trùng rất đa dạng và phong phú về chủng loại, chúng có những tập quán sinh sống và nguồn thức ăn khác nhau. Có những loài gây hại đến cây trồng và cả sức khoẻ của con người và chúng được xem là mối đe dọa lớn đến cuộc sống của toàn nhân loại và trở thành tiêu điểm cho các cấp, các ngành. Nhưng bên cạnh đó thế giới côn trùng cũng mang lại những lợi ích không nhỏ cho chúng ta, là một phần không thể thiếu đối với sự sống của toàn nhân loại trên thế giới. Tuy nhiên, hàng năm vẫn có những sự kiện đáng tiếc xảy ra do sự thiếu hiểu biết của bản thân mỗi chúng ta, vì lợi ích trước mắt đã có những tác động không đúng gây hậu quả nặng nề, gây mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường. Để góp phần tạo nên tính bền vững cho hệ sinh thái, có thể nắm bắt được một cách hệ thống những phương pháp điều tra, nghiên cứu về côn trùng, từ đó đưa ra những nguyên lí phòng trừ hợp lí. Bên cạnh đó cũng trang bị cho bản thân một số kiến thức cơ bản phục vụ cho việc học học phần “Bảo vệ thực vật”ở trường CĐSP và đó sẽ là hành trang phục vụ đắc lực vào công tác giảng dạy ở trường THCS sau này. Ngoài ra đề tài này còn giúp cho chúng tôi hiểu được sự đa dạng về loài trong hệ sinh thái nông nghiệp là rất cần thiết cho sự ổn định năng suất mùa màng, góp phần nâng cao được ý thức bảo vệ môi trường và các loài sinh vật trong giới tự nhiên, nó rất cần thiết để chúng tôi có thể tiếp cận với những thành tựu khoa học mà loài người đã đạt được trong lịch sử. Từ đó có thể truyền đạt lại cho thế hệ trẻ một cách tốt nhất sự hiểu biết về sự đa dạng và phong phú cũng như những lợi ích và tác hại 5 mà thế giới côn trùng mang lại. Đó là lí do mà chúng tôi chọn đề tài này để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu. - Xây dựng bộ sưu tập sâu bọ hại cây và thiên địch sâu bọ hại cây phục vụ cho việc học học phần “Bảo vệ thực vật” và bổ sung vào bộ sưu tập mẫu vật của phòng thí nghiệm thực hành Sinh học của trường CĐSP. - Khắc sâu kiến thức về sâu bọ hại cây và thiên địch sâu bọ hại cây đã được học ở phần lí thuyết. - Rèn luyện kĩ năng làm đồ dùng dạy học - Tập dượt nghiên cứu khoa học 3. Giả thuyết khoa học. - Nếu xây dựng thành công bộ sưu tập sâu bọ hại cây và thiên địch sâu bọ hại cây sẽ giúp cho chúng tôi học tốt học phần “Bảo vệ thực vật”, khắc sâu kiến thức của học phần và rèn kĩ năng làm ĐDDH ở trường THCS. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: Bộ sưu tập sâu bọ hại cây và thiên địch sâu bọ hại cây. - Khách thể nghiên cứu: Sâu bọ hại cây và thiên địch sâu bọ hại cây. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Nghiên cứu lí thuyết có liên quan đến sâu bọ hại cây và thiên địch sâu bọ hại cây. - Xây dựng bộ sưu tập sâu bọ hại cây và thiên địch sâu bọ hại cây. - Đề xuất một số biện pháp sử dụng bộ sưu tập sâu bọ hại cây và thiên địch sâu bọ hại cây. 6. Phương pháp nghiên cứu. - Nghiên cứu tài liệu, giáo trình có liên quan đến sâu bọ hại cây và thiên địch sâu bọ hại cây. - Nghiên cứu thực tế: Quan sát, bắt mẫu, ghi chép - Trong phòng thí nghiệm: xử lí mẫu, sắp xếp bộ sưu tập mẫu vật 6 PHẦN B: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Đại cương về côn trùng. 1.1.1. Khái niệm chung: a.Khái niệm về côn trùng: Côn trùng (còn gọi là sâu bọ) thuộc ngành Động vật chân đốt (Arthropoda), lớp côn trùng (Insecta) có những đặc điểm chung về hình thái như sau: - Cơ thể được bao bọc bằng một lớp da có cấu tạo phức tạp như một lớp vỏ cứng. - Cơ thể có nhiều và được chia ra làm ba phần rõ rệt: đầu, ngực và bụng. + Đầu mang một đôi râu, mắt kép và mắt đơn. Phần phụ miệng phân hóa theo chế độ ăn uống. + Ngực chia làm ba đốt (thường được gọi là ngực trước, ngực giữa và ngực sau) có mang theo ba đôi chân, mỗi đốt ngực có một đôi chân. Côn trùng trưởng thành có 2 đôi cánh (có loài chỉ có một đôi cánh hoặc bị thoái hoá hoàn toàn). Đây là điểm nổi bật của côn trùng và là lớp có cánh duy nhất trong Động vật không xương sống; và cũng nhờ đặc trưng hình thái này mà côn trùng có sự phân bố rất rộng lớn. + Bụng có nhiều đốt (không quá 11-12 đốt) không có chân. Đa số côn trùng sống ở cạn, hô hấp bằng hệ khí quản với các lỗ thở phân bố trên các đốt của cơ thể. Bụng có cơ quan bài tiết và cơ quan sinh sản. Côn trùng có một hệ tiêu hoá hoàn chỉnh, gồm một ống liên tục từ miệng tới hậu môn, khác với nhiều loài động vật chân khớp đơn giản khác có hệ tiêu hoá chưa hoàn chỉnh. Cơ quan bài tiết gồm các ống Manphigi (Malpighian), với chức năng thải các chất thải chứa nitơ, ruột sau làm nhiệm vụ điều hoà áp suất thẩm thấu, đoạn cuối ruột sau có khả năng tái hấp thu nước cùng với muối Natri và Kali. Vì vậy, côn trùng thường không bài tiết nước ra 7 cùng với phân, thực tế thì chúng cho phép dự trữ nước trong cơ thể. Quá trình tái hấp thu này giúp chúng có thể chịu đựng được với điều kiện môi trường khô và nóng. b.Phân bố: - Số loài côn trùng đã biết chiếm từ 2/3 đến 3/4 toàn bộ loài của giới động vật. Theo thống kê số lượng loài của côn trùng từ 60 vạn đến 150 vạn loài và số lượng côn trùng chưa xác định, chưa được phát hiện có thể vượt xa con số đã được thống kê. Côn trùng có khả năng thích nghi cao sống được ở khắp mọi nơi trên trái đất, từ dưới long đất, trong không trung, ngoài biển cả…Tuy số lượng nhiều như vậy nhưng thực tế tổng số loài gây hại nghiêm trọng không quá 1%. 1.1.2 Vòng đời: là thời gian sinh trưởng, phát dục của côn trùng kể từ khi xuất hiện trứng cho tới lúc hình thành côn trùng trưởng thành từ trứng đó bắt đầu để trứng. 1.1.3 Quá trình biến thái: gồm có biến thái hoàn và biến thái không hoàn toàn. + Biến thái hoàn toàn: là quá trình sinh trưởng , phát dục của côn trùng trải qua đầy đủ 4 giai đoạn : trứng – sâu non – nhộng – sâu trưởng thành. . Sâu non của loại hình biến thái hoàn toàn có hình thái rất khác biệt so với hình thái của sâu trưởng thành. Ở sâu non có những cơ quan mà sâu trưởng thành không có. Khi sâu non chuyển pha thì đầu, miệng, cánh, chân…, đều bị thay thế bởi các cấu tạo của sâu trưởng thành. Chính vì mà sâu non muốn chuyển pha phải trải qua pha nhộng để hoàn thành sự thay đổi từ sâu non sang sâu trưởng thành. Ngoài sự thay đổi về hình thái giữa sâu non và sâu trưởng thành thì tập quán sinh sống của chúng cũng khác nhau rõ rệt. Sâu non của dạng biến thái hoàn toàn phá hoại mạnh còn sâu trưởng thành chủ yếu làm nhiệm vụ sinh sản. Loại biến thái này thường gặp ở những sâu bọ thuộc bộ cánh cứng (Coleopteran), bộ cánh vảy (Lepidoptera), bộ cánh màng (Hymenoptera), bộ hai cánh (Diptera). + Biến thái không hoàn toàn (biến thái thiếu): Là quá trình phát dục của cá thể trải qua ba giai đoạn : trứng – sâu non – sâu trưởng thành. Ở loại biến thái này nhìn chung về hình thái bên ngoài của sâu non và sâu trưởng thành gần giống nhau chỉ khác về kích thước và mức độ phát dục của cơ quan sinh dục. Cánh của sâu non xuất hiện dưới dạng nếp gấp của da ở hai bện đốt ngực, sau vài lần lột xác ở pha sâu non nếp gấp đó phát triển dần lên và phát triển thành cánh. Tập tính sinh sống của sâu non và sâu trưởng thành của loại hình biến thái không 8 hoàn toàn đều giống nhau và sâu trưởng thành phá hoại mạnh hơn so với sâu non. Kiểu biến thái này thường gặp ở côn trùng bộ cánh thẳng (Orthoptera), bộ cánh nửa (Hemiptera). Trong nhóm biến thái không hoàn toàn còn có một số bộ biến thái một nửa. Đặc điểm của kiểu biến thái này thường gặp ở bộ chuồn chuồn (Odonata), bộ cánh úp (Plecoptera). . Ngoài ra trong nhóm biến thái này còn có kiểu biến thái quá độ. Đặc điểm của kiểu biến thái này là trước khi sâu non chuyển thành sâu trưởng thành có một giai đoạn “nhộng giả” (không ăn không hoạt động). Kiểu biến thái này thường gặp ở một số loại côn trùng họ rệp (Diaspidae aleurodidae), bộ cánh đều (Homoptera) và một số loài của bộ cánh tơ (Thysanoptera). 1.1.4. Khái niệm về tuổi sâu và lứa sâu: - Tuổi sâu: là một quá trình sinh trưởng, phát dục từ tuổi nhỏ sang tuổi lớn. Do cấu tạo da của côn trùng nên mỗi lần muốn thay đổi kích thước và khối lượng côn trùng phải lột bỏ lớp da chật hẹp cũ thay bằng một lớp da mới rộng rãi hơn (lột xác). Mỗi lần lột xác như vậy sâu lớn lên thêm một tuổi. Sâu mới nở được tính là một tuổi. Do vậy ta có công thức tính tuổi sâu: Tuổi sâu = số lần lột xác + 1 - Lứa sâu: Là một hệ sâu hình thànhở một thời gian nào đó trong năm. Một lứa sâu thường được tính từ lúc có trứng xuất hiện trải qua các pha phát dục đến khi tập thể con trưởng thành của đợt đó chết. 1.1.5. Hiện tượng lột xác: Sâu non sinh trưởng tới một mức độ nhất định thì sự hạn chế của da do đó cần phải lột bỏ lớp da cũ thay bằng một lớp da mới rộng rãi hơn phù hợp với sự tăng trưởng kích thước cà khối lượng cơ thể. - Hiện tượng lột xác bao gồm: Lột xác tăng trưởng và lột xác biến thái. + Lột xác tăng trưởng là hiện tượng lột xác trong một pha (Ở sâu non). Sâu non sinh trưởng tới một mức độ nhất định thì bị sự hạn chế của da do đó cần phải lột bỏ lớp da cũ thay bằng một lớp da mới rộng rãi hơn phù hợp với sự tăng trưởng kích thước và khối lượng cơ thể. 9 + Lột xác biến thái là hiện tượng lột xác chuyển pha. Là hiện tượng lột xác ở pha sâu non sang nhộng, nhộng sang trưởng thành (ở biến thái hoàn toàn) và ở pha sâu non sang pha trưởng thành (ở biến thái không hoàn toàn). 1.1.6. Xu tính của côn trùng: - Xu tính dương: Khi có một kích thích của môi trường, côn trùng có tính chọn lọc, nếu chuyển động của côn trùng lại gần với nguồn kích thích đó được gọi là xu tính dương. - Xu tính âm: Khi có một kích thich của môi trường bên ngoài nếu côn trùng chuyển động tránh xa nguồn kích thích đó gọi là xu tính âm. 1.1.7. Hiện tượng ngừng phát dục. - Trong quá trình sinh trưởng, phát dục của côn trùng, hàng năm cứ đến lúc thời tiết có nhiệt độ thấp dưới nhiệt độ khởi điểm phát dục hoặc khi nhiệt độ quá cao, khô hạn thì côn trùng có hiện tượng ngừng phát dục. Hiện tượng này nếu xảy ra vào mùa đông thì gọi là qua đông, nếu xảy ra vào mùa hè thì gọi là qua hè. - Hiện tượng ngừng phát dục bao gồm: + Ngừng phát dục tự do là trạng thái sâu bọ ngừng hoạt động có tính chất chu kì do sự biến đổi chu kì của thời tiết; hiện tượng này diễn ra trong những mùa nhất định dưới sự điều khiển của hệ thần kinh trung ương của sâu bọ. Khi điều kiện thời (nhiệt độ) trở lại bình thường thì côn trùng trở lại hoạt động bình thường. + Ngừng phát dục bắt buộc là trạng thái ngựng mọi hoạt đông sinh lí một cách sâu sắc hơn so với ngừng phát dục tự do. Nó không những được hình thành trong quá trình lịch sử sinh trưởng và phát dục mà còn là một đựt tính nội tại của côn trùng mang tính chất di truyền và tương đối bền vững. Trước thời kì ngừng phát dục bắt buộc, cơ thể côn trùng được tích lũy đầy đủ về mặt sinh lí như: tích lũy gluxit, lipit, lượng nước tự do giảm và lượng nước kết hợp tăng cao, cường độ hô hấp và lượng trao đổi chất giảm. Đến thời kì ngừng phát dục thì mọi sự sinh trưởng phát dục đều ngừng lại, côn trùng nằm im, mức độ trao đổi chất giảm xuống đến mức thấp nhất để côn trùng có thể tồn tại. Trong trường hợp này, cho dù điều kiện ngoại cảnh có quay trở lại thích hợp cho côn trùng sinh trưởng thì hiện tượng ngừng phát dục này vẫn tiếp diễn trong thời gian nhất định mới chấm dứt. 10

Ngày đăng: 20/08/2013, 03:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan