6. Phương pháp nghiên cứu
2.2.2. Sử dụng bộ sưu tập
a. Trong dạy và học ở trường CĐSP * Về phía các thầy cô giáo:
- Các thầy cô giáo có thể sử dụng bộ sưu tập bằng hình ảnh để xây dựng các bài giảng các bài có nội dung về Côn trùng, Các loài sâu hại cây trồng trong giảng dạy học phần Bảo vệ thực vật.
- Sử dụng bộ sưu tập bằng mẫu vật để hướng dẫn SV học các bài thực hành học phần Bảo vệ thực vật.
- Ngoài ra còn có thể sử dụng dạy học ở một số học phần Sinh học khác như: Sinh học đại cương, Động vật học, Kiến thức tự nhiên và xã hội ….
* Về phía sinh viên:
- SV có thể sử dụng bộ sưu tập bằng hình ảnh và bằng mẫu vật để học các bài có nội dung về Côn trùng và Sâu bọ hại cây trong học phần Bảo vệ thực vật, học phần Động vật học không xương sống, học phần Sinh học đại cương, học phần Một số kiến thức cơ bản về tự nhiên và xã hội.
- GV trường THCS có thể sử dụng bộ sưu tập để làm đồ dung trực quan trong dạy học các bài có nội dung về Côn trùng và Sâu hại cây trồng trong môn Sinh học lớp7 và môn Công nghệ lớp 7.
- HS có thể sử dụng để học các bài về Côn trùng và Sâu hại cây trồng trong môn Sinh học lớp7 và môn Công nghệ lớp 7.
PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận.
Thông qua việc nghiên cứu đề tài về một số loài sâu bọ và thiên địch sâu bọ hại cây trồng, chúng tôi đã làm được những việc sau:
...1. Tìm hiểu được một số nội dung về các loài loài sâu bọ và thiên địch sâu bọ hại cây trồng, giúp chúng tôi có kiến thức vững chắc về các loài sâu bọ và thiên địch sâu bọ hại cây trồng để từ đó học tốt học phần “Bảo vệ thực vật” ở trường Cao đẳng sư phạm.
. .2. Xây dựng được bộ sưu tập sâu bọ và thiên địch sâu bọ hại cây trồng bằng tranh và mẫu vật. Cụ thể là: 16 loài sâu bọ hại cây trồng và 12 loài thiên địch sâu bọ hại cây trồng bằng mẫu vật và bằng tranh ảnh.
....3. Thông qua việc xây dựng bộ sưu tập sâu bọ và thiên địch sâu bọ hại cây trồng giúp cho chúng tôi hình thành được kĩ năng làm đồ dùng dạy học, là hành trang vững chắc cho chúng tôi trong quá trình giảng dạy THCS sau này.