Bảo quản và sử dụng bộ sưu tập côn trùng

Một phần của tài liệu baove thuc vat (Trang 33)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.2. Bảo quản và sử dụng bộ sưu tập côn trùng

2.2.1. Bảo quản:

- Bộ sưu tập hình ảnh được lưu trữ trên đĩa CD hoặc USB

- Bộ sưu tập bằng mẫu vật được bảo quản trong hộp gỗ có nắp kính, lưu trữ tại phòng thí nghiệm Sinh học của trường CĐSP KonTum

2.2.2. Sử dụng bộ sưu tập:

a. Trong dạy và học ở trường CĐSP * Về phía các thầy cô giáo:

- Các thầy cô giáo có thể sử dụng bộ sưu tập bằng hình ảnh để xây dựng các bài giảng các bài có nội dung về Côn trùng, Các loài sâu hại cây trồng trong giảng dạy học phần Bảo vệ thực vật.

- Sử dụng bộ sưu tập bằng mẫu vật để hướng dẫn SV học các bài thực hành học phần Bảo vệ thực vật.

- Ngoài ra còn có thể sử dụng dạy học ở một số học phần Sinh học khác như: Sinh học đại cương, Động vật học, Kiến thức tự nhiên và xã hội ….

* Về phía sinh viên:

- SV có thể sử dụng bộ sưu tập bằng hình ảnh và bằng mẫu vật để học các bài có nội dung về Côn trùng và Sâu bọ hại cây trong học phần Bảo vệ thực vật, học phần Động vật học không xương sống, học phần Sinh học đại cương, học phần Một số kiến thức cơ bản về tự nhiên và xã hội.

- GV trường THCS có thể sử dụng bộ sưu tập để làm đồ dung trực quan trong dạy học các bài có nội dung về Côn trùng và Sâu hại cây trồng trong môn Sinh học lớp7 và môn Công nghệ lớp 7.

- HS có thể sử dụng để học các bài về Côn trùng và Sâu hại cây trồng trong môn Sinh học lớp7 và môn Công nghệ lớp 7.

PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận.

Thông qua việc nghiên cứu đề tài về một số loài sâu bọ và thiên địch sâu bọ hại cây trồng, chúng tôi đã làm được những việc sau:

...1. Tìm hiểu được một số nội dung về các loài loài sâu bọ và thiên địch sâu bọ hại cây trồng, giúp chúng tôi có kiến thức vững chắc về các loài sâu bọ và thiên địch sâu bọ hại cây trồng để từ đó học tốt học phần “Bảo vệ thực vật” ở trường Cao đẳng sư phạm.

. .2. Xây dựng được bộ sưu tập sâu bọ và thiên địch sâu bọ hại cây trồng bằng tranh và mẫu vật. Cụ thể là: 16 loài sâu bọ hại cây trồng và 12 loài thiên địch sâu bọ hại cây trồng bằng mẫu vật và bằng tranh ảnh.

....3. Thông qua việc xây dựng bộ sưu tập sâu bọ và thiên địch sâu bọ hại cây trồng giúp cho chúng tôi hình thành được kĩ năng làm đồ dùng dạy học, là hành trang vững chắc cho chúng tôi trong quá trình giảng dạy THCS sau này.

II. Kiến nghị.

Nhà trường cần trang bị cơ sở vật chất đầy đủ, giáo trình và tài liệu tham khảo đầy đủ cho các chuyên ngành, đặc biệt là máy tính nối mạng, giúp cho giáo viên và sinh viên có nhiều tài liệu để học tập và có thể tiếp cận được với công nghệ thông tin một cách dễ dàng tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa học của sinh viên.

Cần tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp xúc với thực tế nhiều hơn để từ những cơ sở lí luận có thể vận dụng vào trong thực tế một cách chính xác và khoa học. Từ đó dần hình thành cho sinh viên kĩ năng làm đồ dùng dạy học và nghiên cứu khoa học. Điều này càng trở nên cấp thiết hơn đối với sinh viên chuyên ngành công nghệ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Bảo vệ thực vật - Hà Huy Niên, Lê Dương Tề - Nhà xuất bản Đại học sư phạm. NXB ĐHSP, 2005 (giáo trình dành cho CĐSP)

2. Cẩm nang ngành lâm nghiệp - Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.

3. Giáo trình Động vật không xương sống – Thái Trần Bái (chủ biên), Nguyễn Văn Khang- NXB ĐHSP , 2005 (giáo trình dành cho CĐSP)

4. Giáo trình thực hành Động vật không xương sống

5. Sách giáo khoa môn Sinh học lớp 7 và môn Công nghệ lớp 7 6. http://www.vncreatures.net.

7. http://www.nongnghiep.vn.

8. http://www.khuyennongvn.gov.vn.

PHỤ LỤC HÌNH

Bọ hung xám (Adoretus compressus)

Sâu xám (Agrotis ypsilon)

Bọ cánh cam (Anomala cupripes Hope)

Châu chấu katydid

Sâu đục thân ngô (Opulentellus4)

Sâu cuốn lá loại lớn (Parnara guttata Bremer et Grey)

Sâu đục thân 2 chấm (scirpophaga incertellas)

Dế mèn (Gryllidae)

Dế dũi (Gryllotalpidae)

Bọ hung nâu nhỏ (Maladera sp)

Cào cào (Rice field grasshopper)

Bọ xít dài (Leptocorisa acuta)

MỘT SỐ LOÀI THIÊN ĐỊCH SÂU BỌ HẠI CÂY TRỒNG

Nhện Lùn (Atypena Formosana)

Nhện Lycosa (Lycosa pseudoannulata)

Bọ xít nước gọng vó (Limnogonus fossarum)

Chuồn chuồn (Odonata)

Chuồn chuồn kim (Zygoptera)

Bọ xít mù xanh (Crytohinus lividipennis)

Một phần của tài liệu baove thuc vat (Trang 33)