Vật liệu và dụng cụ

Một phần của tài liệu baove thuc vat (Trang 26)

6. Phương pháp nghiên cứu

1.4.1.2. Vật liệu và dụng cụ

a) Vật liệu:

+ Xốp + Đinh ghim

+ Hộp gỗ + Hoá chất (cồn) b) Dụng cụ + Vợt bắt côn trùng: + Hộp đựng côn trùng sống: + Túi nylon: + Kim tiêm: + Hộp gây độc làm côn trùng chết: + Giấy bìa: 1.4.1.3. Phương pháp làm bộ sưu tập. Bước 1: Bắt côn trùng.

- Với vợt bắt côn trùng có thể bắt được các côn trùng bám trên cành cây hay đang bay.

- Sau khi chao vợt bắt được côn trùng thì phải xoay cán vợt nửa vòng để khép kín miệng vợt, sau đó một tay túm túi vợt, một tay dùng kẹp bắt mẫu vật, nếu con vật không có nộc độc có thể dùng tay bắt trực tiếp.

- Sau khi sơ bộ phân loại côn trùng, cho côn trùng bắt được vào hộp hoặc túi nylon đã chuẩn bị sẵn.

Bước 2: Cách xử lí côn trùng làm mẫu.

- Đối với bướm và chuồn chuồn: Bóp nhẹ vào phần ngực để bướm và chuồn chuồn chết từ từ.

- Đối với côn trùng khác thì ngâm côn trùng vào cồn cho côn trùng chết. - Sau khi làm côn trùng chết thì cố định mẫu vào giá bằng ghim.

.+ Với bướm và chuồn chuồn: cắm ghim qua phần giữa đốt sống ngực xuyên từ lưng xuống bụng, sau đó ghim vào giá, cắt hai dải bìa phủ đè trên cánh bướm dùng ghim nhọn cố định sửa lại tư thế của cánh bướm.

+ Với các côn trùng còn lại cũng dùng ghim để ghim côn trùng, tuy nhiên đối với mỗi loại côn trùng có vị trí ghim khác nhau. Với các sâu bọ quá nhỏ ta nên dùng keo dán chúng lên tấm bìa..

- Sau khi ghim cố định côn trùng chúng ta tiến hành phơi khô, hoặc sấy khô.

Bảng định loại côn trùng.

Bước 4:Trình bày mẫu.

- Sau khi xử lý xong côn trùng, tiến hành trình bày mẫu vào hộp gỗ đã chuẩn bị, ghim côn trùng vào nền xốp, dán tên đúng từng loài côn trùng.

1.4.2.Xây dựng bộ sưu tập bằng tranh ảnh

....Bằng công nghệ thông tin chúng ta dể dàng sưu tầm, tìm kiếm các thông tin cần thiết, với bộ sưu tầm bằng tranh ảnh sẽ hổ trợ đắc lực cho dạy học. Tuy nhiên, thông tin trên Internet rất phong phú và đa dạng. Chính vì vậy mà chất lượng và độ tin cậy của chúng cũng phong phú và đa dạng không kém. Xác định các nguồn tài liệu tin cậy sẽ giúp chúng ta loại ra những tài liệu vô bổ, không cần thiết, từ đó tiết kiệm công sức và thời gian. Vì vậy để nâng cao hiệu quả khi tìm kiếm thông tin cần phải thực hiện theo một số bước nhất định.

Đầu tiên, chúng ta cần xác định các từ khóa cần tìm: (Từ khóa là một từ hoặc cụm từ được rút trong tên chủ đề hoặc chính văn tài liệu, nó phản ánh một phần nội dung hoặc toàn bộ nội dung của chủ đề hoặc tài liệu đó). Bước xác định từ khóa và tạo lập chiến thuật tìm tin rất quan trọng. Nếu người sử dụng bỏ qua giai đoạn này trong quá trình tìm kiếm sẽ mất rất nhiều thời gian, cuối cùng không thu được kết quả như ý muốn. Để tìm từ khóa cần tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Xác định từ chủ đạo để tìm kiếm thông tin cho lần đầu tiên.

Bước 2: Chọn từ có nghĩa, tránh chọn từ đa nghĩa, loại bỏ các phụ từ (liên từ, giới từ, mạo từ như và, với, the, a …).

Bước 3: Xác định từ đồng nghĩa, từ có nghĩa liên quan (từ có nghĩa rộng hơn hoặc hẹp hơn).

.Sau khi đã xác định được từ khoá, ta có thể tiến hành tìm kiếm trên các trang web hỗ trợ tìm kiếm như:

http://www.google.com

http://www.yahoo.com http://www.altavista.com

Từ những thông tin và hình ảnh đã tìm kiếm được ta tiến chọn lọc và sữa chữa cho phù hợp với mục đích sử dụng. Để sữa chữa hình ảnh ta có thể sử dụng một số chương trình đã được cài đặt sẵn trong máy tính như: paint, Microsoft Office Picture

Manager…Từ những hình ảnh đã được chọn lọc ta có thể xây dựng được bộ sưu tập hình ảnh trên Microsoft Office Word hay có thể trình chiếu trên Microsoft Office Powerpoint.

1.5. Cơ sở của việc xây dựng bộ sưu tập sâu bọ hại cây và thiên địch sâu bọ hạicây. cây.

- Nghiên cứu nội dung học phần "Bảo vệ thực vật" trong chương trình đào tạo giáo viên công nghệ ở trường CĐSP Kon Tum, cụ thể là: Chương 2: Côn trùng đại cương và Chương 7: Một số sâu hại cây trồng chủ yếu và biện pháp phòng trừ và một số tài liệu có liên quan .

- Tìm kiếm thông tin và hình ảnh của một số loài côn trùng trên các website để có sự so sánh giữa lý thuyết và thực tiễn, làm cơ sở để xây dựng bộ sưu tập mẫu vật sâu bọ hại cây và thiên địch sâu bọ hại cây.

- Thực tế thiên nhiên, đồng ruộng của khu vực thành phố KonTum.

Chương 2: KẾT QUẢ XÂY DỰNG BỘ SƯU TẬP

2.1. Kết quả xây dựng bộ sưu tập sâu bọ hại cây trồng và thiên địch sâu bọ hại cây trồng.

2.1.1. Kết quả xây dựng bộ sưu tập sâu bọ hại cây trồng và thiên địch sâu bọhại cây trồng bằng hình ảnh. hại cây trồng bằng hình ảnh.

Từ những hình ảnh đã qua sử lí, chúng tôi đã tiến hành xây dựng được bộ sưu tập bằng hình ảnh về sâu bọ hại cây trồng và thiên địch sâu bọ hại cây trồng bằng hình ảnh. Mỗi hình ảnh đều có chú thích tên tiếng Việt và tên khoa học bằng chữ La tinh để dễ dàng nhận biết cho người học.

a. 62 hình ảnh về một số loài sâu bọ hại cây trồng gồm: * Bọ hung xám (Adoretus compressus)

* Sâu xám (Agrotis ypsilon)

* Bọ cánh cam (Anomala cupripes Hope) * Châu chấu katydid

* Sâu đục thân ngô (Opulentellus4)

* Sâu cuốn lá loại lớn (Parnara guttata Bremer et Grey)

* Sâu hồng(Pectinophora gossypiella saunders)

* Sâu đục thân 2 chấm (scirpophaga incertellas) * Bọ xít hại nhãn (Tessaratoma papilosa) * Dế mèn (Gryllidae)

* Dế dũi (Gryllotalpidae)

Sâu đục thân mình đỏ (zeuzera cofeae)

* Bọ hung nâu nhỏ (Maladera sp) * Cào cào (Rice field grasshopper)

* Bọ xít dài (Leptocorisa acuta)

b. 54 hình ảnh về một số loài thiên địch sâu bọ hại cây trồng gồm:

* Bọ rùa đỏ (Micraspis sp)

* Nhện Lùn (Atypena Formosana) * Nhện Lưới (Argiope catenulate)

* Nhện Lycosa (Lycosa pseudoannulata) * Nhện chân dài (Tetragnatha maxillosa)

* Bọ xít nước gọng vó (Limnogonus fossarum)

* Ong mắt đỏ (Trichomalopsis )

* Chuồn chuồn (Odonata)

* Chuồn chuồn kim (Zygoptera)

* Muồm muỗm (Conocephalus longgipennis)

* Bọ xít mù xanh (Crytohinus lividipennis) * Bọ ngựa (Mantodea)

2.1.2. Kết quả xây dựng bộ sưu tập sâu bọ hại cây trồng và thiên địch sâu bọhại cây trồng bằng mẫu vật. hại cây trồng bằng mẫu vật.

..Từ những cơ sở lí thuyết, chúng tôi đã tiến hành sưu tập được bộ sưu tập sâu bọ hại cây trồng và thiên địch sâu bọ hại cây trồng bằng mẫu vật, cụ thể là:

a. Bộ sưu tập sâu bọ hại cây trồng:

* Sâu đục thân hai chấm (scirpophaga incertellas) Họ: Ngài sáng (Pyralodae)

Bộ: Cánh phấn (Lepidoptera)

* Sâu cuốn lá loại lớn (Parnara guttata Bremer et Grey). Họ: bướm nhảy (Hesperiidae)

Bộ: cánh vẩy (Lepidoptera)

* Bọ xít dài (Leptocorisa acuta) Họ: bọ xít mép (Coreidea)

Bộ: cánh nửa (Hemiptera)

* Sâu xám (Agrotis ypsilon) Họ Ngài đêm (Noctuidae). Bộ cánh vẩy (Lepidoptera).

* Sâu đục thân ngô (Ostrinia furnacalis) Họ ngài sáng (Pyralidae).

Bộ cánh vẩy (Lepidoptera).

* Sâu đục thân mình đỏ (Zeuzera coffeae Nietner) Họ: Ngài đục thân gỗ (Coccidae)

* Bọ xít hại nhãn, vải (Tessaratoma papilosa)

Bộ cánh nửa(Hemiptera)

* Các loài dế:

Dế hại cây lâm nghiệp thuộc hai họ: dế dũi (Gryllotalpidae) và dế mèn (Gryllidae) Bộ cánh thẳng (Orthoptera)

* Các loài bọ hung.

Họ bọ hung (Scarabasidae) Bộ cánh cứng (Coleopptera)

- Bọ hung nâu lớn (Holotrichia sauteri Mauser) - Bọ hung nâu nhỏ (Maladera sp)

- Bọ hung nâu xám (Adoretus compressus) - Bọ cánh cam (Anomala cupripes Hope)

* Sâu róm ăn lá thông (Dendrolimus punctatus waler)

Họ sâu róm (Lymantridae) Bộ cánh vảy (Lepidoptera)

b. Bộ sưu tập thiên địch sâu bọ hại cây trồng:

* Chuồn chuồn kim (Agriocnemis pymaea Agriocnemis femina femina) Họ: Coenagrionidae

Bộ: Odonata

*Muồm muỗm (Conocephalus longgipennis) Họ: Tethigoniidae

Bộ: Orthoptera

*Nhện lùn (Atypena Formosana)

Họ: Linyphiidae Bộ: Araneae

*Nhện chân dài (Tetragnatha maxillosa) Họ: Tetragnathidae

Bộ: Araneae

*Nhện lưới (Argiope catenulata) Họ: Araneidae

*Nhện Lycosa (Lycosa pseudoannulata) Họ: Lycosidae

Bộ: Araneae

*Bọ xít mù xanh (Crytohinus lividipennis)

Họ: Miridae Bộ: Hemiptera

*Bọ xít nước gọng vó (Limnogonus fossarum) Họ: Gerridae

Bộ: Hemiptera

2.2. Bảo quản và sử dụng bộ sưu tập côn trùng :2.2.1. Bảo quản: 2.2.1. Bảo quản:

- Bộ sưu tập hình ảnh được lưu trữ trên đĩa CD hoặc USB

- Bộ sưu tập bằng mẫu vật được bảo quản trong hộp gỗ có nắp kính, lưu trữ tại phòng thí nghiệm Sinh học của trường CĐSP KonTum

2.2.2. Sử dụng bộ sưu tập:

a. Trong dạy và học ở trường CĐSP * Về phía các thầy cô giáo:

- Các thầy cô giáo có thể sử dụng bộ sưu tập bằng hình ảnh để xây dựng các bài giảng các bài có nội dung về Côn trùng, Các loài sâu hại cây trồng trong giảng dạy học phần Bảo vệ thực vật.

- Sử dụng bộ sưu tập bằng mẫu vật để hướng dẫn SV học các bài thực hành học phần Bảo vệ thực vật.

- Ngoài ra còn có thể sử dụng dạy học ở một số học phần Sinh học khác như: Sinh học đại cương, Động vật học, Kiến thức tự nhiên và xã hội ….

* Về phía sinh viên:

- SV có thể sử dụng bộ sưu tập bằng hình ảnh và bằng mẫu vật để học các bài có nội dung về Côn trùng và Sâu bọ hại cây trong học phần Bảo vệ thực vật, học phần Động vật học không xương sống, học phần Sinh học đại cương, học phần Một số kiến thức cơ bản về tự nhiên và xã hội.

- GV trường THCS có thể sử dụng bộ sưu tập để làm đồ dung trực quan trong dạy học các bài có nội dung về Côn trùng và Sâu hại cây trồng trong môn Sinh học lớp7 và môn Công nghệ lớp 7.

- HS có thể sử dụng để học các bài về Côn trùng và Sâu hại cây trồng trong môn Sinh học lớp7 và môn Công nghệ lớp 7.

PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận.

Thông qua việc nghiên cứu đề tài về một số loài sâu bọ và thiên địch sâu bọ hại cây trồng, chúng tôi đã làm được những việc sau:

...1. Tìm hiểu được một số nội dung về các loài loài sâu bọ và thiên địch sâu bọ hại cây trồng, giúp chúng tôi có kiến thức vững chắc về các loài sâu bọ và thiên địch sâu bọ hại cây trồng để từ đó học tốt học phần “Bảo vệ thực vật” ở trường Cao đẳng sư phạm.

. .2. Xây dựng được bộ sưu tập sâu bọ và thiên địch sâu bọ hại cây trồng bằng tranh và mẫu vật. Cụ thể là: 16 loài sâu bọ hại cây trồng và 12 loài thiên địch sâu bọ hại cây trồng bằng mẫu vật và bằng tranh ảnh.

....3. Thông qua việc xây dựng bộ sưu tập sâu bọ và thiên địch sâu bọ hại cây trồng giúp cho chúng tôi hình thành được kĩ năng làm đồ dùng dạy học, là hành trang vững chắc cho chúng tôi trong quá trình giảng dạy THCS sau này.

II. Kiến nghị.

Nhà trường cần trang bị cơ sở vật chất đầy đủ, giáo trình và tài liệu tham khảo đầy đủ cho các chuyên ngành, đặc biệt là máy tính nối mạng, giúp cho giáo viên và sinh viên có nhiều tài liệu để học tập và có thể tiếp cận được với công nghệ thông tin một cách dễ dàng tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa học của sinh viên.

Cần tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp xúc với thực tế nhiều hơn để từ những cơ sở lí luận có thể vận dụng vào trong thực tế một cách chính xác và khoa học. Từ đó dần hình thành cho sinh viên kĩ năng làm đồ dùng dạy học và nghiên cứu khoa học. Điều này càng trở nên cấp thiết hơn đối với sinh viên chuyên ngành công nghệ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Bảo vệ thực vật - Hà Huy Niên, Lê Dương Tề - Nhà xuất bản Đại học sư phạm. NXB ĐHSP, 2005 (giáo trình dành cho CĐSP)

2. Cẩm nang ngành lâm nghiệp - Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.

3. Giáo trình Động vật không xương sống – Thái Trần Bái (chủ biên), Nguyễn Văn Khang- NXB ĐHSP , 2005 (giáo trình dành cho CĐSP)

4. Giáo trình thực hành Động vật không xương sống

5. Sách giáo khoa môn Sinh học lớp 7 và môn Công nghệ lớp 7 6. http://www.vncreatures.net.

7. http://www.nongnghiep.vn.

8. http://www.khuyennongvn.gov.vn.

PHỤ LỤC HÌNH

Bọ hung xám (Adoretus compressus)

Sâu xám (Agrotis ypsilon)

Bọ cánh cam (Anomala cupripes Hope)

Châu chấu katydid

Sâu đục thân ngô (Opulentellus4)

Sâu cuốn lá loại lớn (Parnara guttata Bremer et Grey)

Sâu đục thân 2 chấm (scirpophaga incertellas)

Dế mèn (Gryllidae)

Dế dũi (Gryllotalpidae)

Bọ hung nâu nhỏ (Maladera sp)

Cào cào (Rice field grasshopper)

Bọ xít dài (Leptocorisa acuta)

MỘT SỐ LOÀI THIÊN ĐỊCH SÂU BỌ HẠI CÂY TRỒNG

Nhện Lùn (Atypena Formosana)

Nhện Lycosa (Lycosa pseudoannulata)

Bọ xít nước gọng vó (Limnogonus fossarum)

Chuồn chuồn (Odonata)

Chuồn chuồn kim (Zygoptera)

Bọ xít mù xanh (Crytohinus lividipennis)

Một phần của tài liệu baove thuc vat (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w