1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tình hình khai thác và sử dụng đất nông nghiệp huyện phổ yên tỉnh thái nguyên giai đoạn 1997 2012

132 170 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 4,45 MB

Nội dung

Các báo cáo tổng kết của cácphòng, ban thuộc huyện Phổ Yên đưa ra một số giải pháp, phương hướng để tối ưuhoá vốn đất nông nghiệp của Huyện, tận dụng hết vốn đất hiện có cho phát triển n

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HOÀNG THỊ THU HỒI

TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHỔ YÊN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI

ĐOẠN 1997-2012

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

Thái Nguyên, năm 2014

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HOÀNG THỊ THU HỒI

TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHỔ YÊN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI

ĐOẠN 1997-2012

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

M ã n g à n h : 6 0 2 2 0

3 1 3

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Ngọc Cơ

Thái Nguyên, năm 2014

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu trong luận văn là trung thực, chưa từng được công bố ở bất cứ công trình khoa học nào

Tác giả luận văn

Hoàng Thị Thu Hồi

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước hết tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáotrong tổ Lịch sử Việt Nam, khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm Đại học TháiNguyên Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới thầy giáo hướng dẫn khoa học:Giáo sư – Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Cơ đã chỉ bảo tận tình, ân cần, động viên khích lệ tácgiả trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự giúp đỡnhiệt tình của Huyện ủy, UBND huyện Phổ Yên cùng toàn thể các ban ngành, đoànthể trong huyện đã cung cấp các tư liệu để tác giả hoàn thành luận văn Tác giả xinchân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó

Cuối cùng tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và đồngnghiệp đã động viên, giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn

Thái Nguyên, tháng 08 năm 2014

Người thực hiện

Hoàng Thị Thu Hồi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu ii ht t p : / / www lr c - tnu.edu v n/

Trang 5

Trang phụ bìa

MỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục các ký hiệu viết tắt iv

Danh mục các bảng v

ơ MỞ ĐẦU .1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề .3

3 Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài .5

4 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu .5

5 Đóng góp của luận văn 6

6 Bố cục nội dung luận văn 6

Chương 1 VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN PHỔ YÊN 7

1.1 Vị trí địa lý, điều kiện địa lý tự nhiên .7

1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội .13

1.2.1 Về kinh tế .13

1.2.2 Về xã hội .16

1.3 Khái quát tình hình khai thác và sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Phổ Yên trước năm 1997 23

Chương 2 TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHỔ YÊN GIAI ĐOẠN 1997-2012 30

2.1 Một số vấn đề lý luận về đất nông nghiệp, tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam 30

2.1.1 Khái niệm đất nông nghiệp .30

Trang 6

2.1.2 Vấn đề sử dụng đất và những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất nôngnghiệp 33

2.1.3 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam 362.2 Tình hình khai thác và sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Phổ Yên giai đoạn1997-2012 44

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu iii ht t p : / / www lr c - tnu.edu v n/

Trang 7

2.2.1 Tình hình chung 44

2.2.2 Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phổ Yên .53

2.2.3 Tình hình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phổ Yên hiện nay .62

Chương 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ ĐẶC ĐIỂM VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN PHỔ YÊN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 1997-2012 72

3.1 Một số nhận xét về đặc điểm sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Phổ Yên 72

3.1.1 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Phổ Yên có sự khác nhau giữa các vùng .72

3.1.2 Cơ cấu cây trồng trên đất nông nghiệp có sự thay đổi theo hướng sản xuất hàng hoá 76

3.1.3 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Phổ Yên đã tạo tiềm năng cho thâm canh tăng vụ và chuyển dịch cơ cấu cây trồng 80

3.2 Nhận xét về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Phổ Yên giai đoạn 1997-2012 81

3.2.1 Hiệu quả kinh tế 82

3.2.2 Hiệu quả xã hội 86

3.2.3 Hiệu quả môi trường 88

KẾT LUẬN 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO 97

PHỤ LỤC 100

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu ht t p : / / www lr c - tnu.edu v n/

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

UBDP Ủy ban điều phối

CHLB Đức Nước Cộng hoà Liên bang Đức

QĐ-TTg Quyết định-Thủ tướng

VAC Mô hình kinh tế Vườn-Ao-Chuồng

KCN Khu công nghiệp

TTg-KTN Thủ Tướng-Kinh tế nhà nước

CTy-CP Công ty cổ phần

UBND Ủy ban nhân dân

NXB Nhà xuất bản

NQ/TU Nghị quyết/Trung ương

BC/HU Ban chấp hành/Huyện ủy

GO Gía trị sản xuất

IC Chi phí trung gian

VA Gía trị gia tăng

LĐ Công lao động

MI Thu nhập hỗn hợp

GO/IC Gía trị sản xuất/Chi phí trung gian

GO/LĐ Gía trị sản xuất/Công lao động

VA/IC Gía trị gia tăng/Chi phí trung gian

VA/LĐ Gía trị gia tăng/Công lao động

MI/LĐ Thu nhập hỗn hợp/ Công lao động

Cây NNNN Cây nông nghiệp ngắn ngày

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu iv ht t p : / / www lr c - tnu.edu v n/

Trang 9

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu v ht t p : / / www lr c - tnu.edu v n/

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang

Bảng 1.1: Số lượng và cơ cấu dân số Phổ Yên năm 2008 17

Bảng 1.2: Diện tích, Dân số, Mật độ dân số năm 2012 phân theo xã 18

Bảng 1.3: Đặc điểm sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phổ Yên năm 1997 26

Bảng 2.1: Tài nguyên đất Việt Nam và những biến động về dân số 39

Bảng 2.2: Biến động đất nông nghiệp của cả nước (Đơn vị: ha) 40

Bảng 2.3 Biến động về diện tích đất sản xuất nông nghiệp và diện tích đất trồng cây hàng năm ở Việt Nam 42

Bảng 2.4.Biễn động quỹ đất chưa sử dụng ở Việt Nam 1994-2001 43

Bảng 2.5: Diện tích đất chưa sử dụng và sông suối núi đá huyện Phổ Yên so sánh với các huyện khác trong tỉnh Thái Nguyên 45

Bảng 2.6: Diên tích đất sản xuất nông nghiệp huyện Phổ Yên so với các huyện thị trong tỉnh qua các năm .47

Bảng 2.7: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Phổ yên 1997-2005 51

Bảng 2.8: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Phổ yên 2006-2012 52

Bảng 2.9: Tổng diện tích cây ăn quả qua các năm (Đơn vị: ha) 60

Bảng 2.10: Diện tích và sản lượng chè huyện Phổ Yên qua các năm 61

Bảng 2.11: Diện tích đất ở của huyện Phổ Yên qua các năm 63

Bảng 2.12: Nhu cầu sử dụng gạch đất nung của huyện Phổ Yên qua các năm và trong những năm tới 69

Bảng 2.13: Phân tích nguyên nhân tăng giảm diện tích đất nông nghiệp huyện Phổ Yên qua số liệu thống kê từ năm 1997-2000 .70

Bảng 3.1: Hiệu quả kinh tế của mô hình 1 73

Bảng 3.2: Hiệu quả kinh tế của mô hình 2 74

Bảng 3.3: Hiệu quả kinh tế của mô hình 3 74

Bảng 3.4: Diện tích các loại cây trồng ở huyện Phổ Yên qua các năm 77

Bảng 3.5: Diện tích, sản lượng cây lương thực có hạt 78

Bảng 3.6: Diện tích, năng suất và sản lượng một số cây màu 79

Bảng 3.7: Diện tích và sản lượng một số cây công nghiệp hàng năm 80

Trang 10

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 1 ht t p : / / www lr c - tnu.edu v n/

1 Lý do chọn đề tài

MỞ ĐẦU

Đất đai đóng vai trò quyết định tới sự tồn tại và phát triển của xã hội loàingười, nó là cơ sở tự nhiên là tiền đề cho mọi quá trình sản xuất nhưng vai trò của đấtđối với mỗi ngành sản xuất có tầm quan trọng khác nhau Trong sản xuất nôngnghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng nhất, là loại tư liệu sản xuất đặc biệt,không gì có thể thay thế được Nhà kinh tế học thế kỉ XVII William Petty (1623-1687) đã đưa ra một luận điểm nổi tiếng về vai trò của đất như sau: “Lao động là cha,đất là mẹ của của cải vật chất” Sau này, C.Mác đã một lần nữa khẳng định điều nàyông nhấn mạnh “Lao động chỉ là cha của của cải vật chất, còn đất là mẹ”.[16;tr15]

Vấn đề ruộng đất là nội dung cơ bản trong chính sánh “Liên minh công nông”của Đảng của giai cấp công nhân trong cách mạng dân tộc dân chủ ở nước ta Ngaytrong “Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt” Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh đãnêu rõ đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam là “làm tư sản dân quyền cáchmạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản” Vấn đề ruộng đất cho nhândân được Hồ Chí Minh rất coi trọng Người đặt nó song hành cùng nhiệm vụ dân tộc,phải có ruộng đất thì nhân dân ta mới mở mang được nông nghiệp, công nghiệp tạo

cơ sở vật chất để đánh thắng kẻ thù giải phóng dân tộc

Đối với một nước nông nghiệp như Việt Nam đất nông nghiệp giữ một vai tròrất lớn, nó là nguồn tư liệu sản xuất quan trọng nhất bảo đảm cho ngành nông nghiệpphát triển ổn định, bền vững, và đảm bảo đời sống đầy đủ ấm no cho nhân dân Dướithời phong kiến các triều đại đã liên tục đưa ra các chính sách khai hoang mở rộng đấtđai khắc phục tình trạng kiêm tinh chiếm đoạt ruộng đất của địa chủ quan lại Tuyvậy, do tình trạng chiếm đoạt của địa, chủ quan lại đã vượt ra tầm kiểm soát của cácnhà nước phong kiến nên mới có cảnh nông dân nghèo phiêu tán khắp nơi, không cóđất đai cày cấy, đời sống nhân dân không được đảm bảo, ruộng đất hoang hoá khắpnơi…

Sang thời kì đấu tranh chống Pháp giải phóng dân tộc Đảng ta đã chỉ rõ mộttrong những nhiệm vụ của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam là “ruộng đất chodân cày”, có ruộng đất thì nhân dân mới có đất đai cày cấy đảm bảo đời sống và nhưvậy cách mạng Việt Nam mới thực sự thành công

Trang 11

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của nhân dân

ta, dưới ánh sáng của đường lối “trường kì kháng chiến”, “dựa vào sức mình làchính” đem sức ta mà tự giải phóng cho ta, Đảng ta luôn chú trọng vấn đề phát triểnsản xuất nông nghiệp vừa đảm bảo lương thực để nuôi quân vừa tạo cơ sở nền tảngcho nền kinh tế Việt Nam phát triển Cũng nhờ đó nhân dân ta dưới sự lãnh đạo củaĐảng đã đánh bại hai tên đế quốc sừng sỏ của thế giới giải phóng dân tộc đưa đấtnước vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội

Trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, kinh tế nông nghiệp vẫnđược Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư và phát triển, nông nghiệp được coi là nềntảng vững chắc để phát triển kinh tế Việt Nam Vì vậy Đảng ta đã nhanh chóng đưa racác chương trình đầu tư cho nông nghiệp điển hình là công nghiệp hoá, hiện đại hoánông nghiệp nông thôn Do đó, vai trò của đất đai trong sản xuất nông nghiệp càngđược nâng lên một bậc

Đất đai là yếu tố hết sức quan trọng và tích cực của quá trình sản xuất nôngnghiệp Thực tế cho thấy thông qua quá trình phát triển của xã hội loài người, sự hìnhthành và phát triển của mọi nền văn minh vật chất – văn minh tinh thần, các thành tựuvật chất, văn hoá khoa học đều được xây dựng trên nền tảng cơ bản đó là đất và sửdụng đất, đặc biệt là đất nông nghiệp Vì vậy, sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả là mộttrong những điều kiện quan trọng nhất cho nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững.Ngay từ xa xưa ông cha ta đã khẳng định:

Hơn nữa, do vị trí địa kinh tế thuận lợi, là cửa ngõ phía Nam của tỉnh TháiNguyên nói riêng của cả vùng trung du với thủ đô Hà Nội và vùng đồng bằng sông

Trang 12

Hồng, cơ sở hạ tầng, giao thông đi lại thuận lợi với các hệ thống đường liên tỉnh, liênhuyện đi qua và không ngừng được nâng cấp Do đó, trong quá trình công nghiệp hoá,hiện đại hoá của đất nước, Phổ Yên là huyện có sức hút lớn đối với các nhà đầu tưnước ngoài, các khu công nghiệp, khu đô thị mới không ngừng được hình thành và

mở rộng Điều đáng nói là các khu công nghiệp hầu hết được hình thành trên nền đấtnông nghiệp, trong khi đất được lấy bị bỏ hoang vì chưa thể lấp đầy thì cùng với đó cóbiết bao người nông dân bị rơi vào cảnh thiếu đất sản xuất Diện tích đất nông nghiệp

bị thu hẹp, các dự án phát triển đến đâu hộ nông dân mất đất đến đó, không còn đấtlàm ruộng phần lớn hộ nông dân không có trình độ phải lên thành phố bỏ làng đikiếm sống điều này làm gia tăng dân số và tệ nạn xã hội ở các đô thị và tràn về cảvùng nông thôn

Trước tình trạng đó cần có sự nghiên cứu để thấy rõ thực trạng chuyển đổi đấtnông nghiệp sang các mục đích khác, sự chuyển đổi đó có ảnh hưởng và tác động nhưthế nào đối với tình hình kinh tế, xã hội của huyện, đến việc đảm bảo nhu cầu lươngthực cho đời sống nhân dân…Không những vậy trên cơ sở nghiên cứu cụ thể có thểđưa ra những nhận xét, đánh giá cụ thể và đặc biệt là đưa ra được những biện pháp đểhạn chế vấn đề thu hẹp đất nông nghiệp của huyện hiện nay và đưa ra những giảipháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đất nông nghiệp hiện có, đồng thời có nhữngbiện pháp khai phá mở rộng them diện tích đất nông nghiệp Mặt khác, cần nghiên cứu

về các loại hình sử dụng đất nông nghiệp hiện có trên địa bàn huyện Phổ Yên để cócác biện pháp thâm canh tăng vụ phù hợp với điều kiện địa lý tự nhiên của địaphương

Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tôi xin chọn vấn đề “Tình hình khai thác và sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Phổ Yên, tỉnh Tháí Nguyên giai đoạn (1997-2012)” làm đề tài luận văn Thạc sĩ.

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Đối với một quốc gia nông nghiệp như Việt Nam đất đai luôn là vấn đề đượcquan tâm hàng đầu, đặc biệt là quỹ đất phục vụ cho nông nghiệp Do đó, vấn đề khaithác, sử dụng đất nông nghiệp trong cả nước luôn là vấn đề được Đảng, Nhà nước vàcác nhà nghiên cứu quan tâm, nhất là trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá

và đô thị hoá đang diễn ra với tốc độ nhanh như hiện nay Đặc biệt, với các huyện,

Trang 13

tỉnh nằm ở trung du và miền núi như huyện Phổ Yên vấn đề khai thác sử dụng hợp lýquỹ đất nông nghiệp hiện có lại càng được chú ý đến Hiện nay, đã có một số công

Trang 14

trình nghiên cứu thuộc nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau đề xuất phương hướng giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện như:

Luận văn thạc sĩ của Lê Thanh Minh, Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nôngnghiệp trong quá trình đô thị hoá huyện Phổ Yên

Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND Thái Nguyên (2009), Địa chí TháiNguyên, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội

Các tài liệu trên đã khái quát những nét chung nhất về tình hình nông nghiệp

và đất nông nghiệp của huyện Phổ Yên, về những điều kiện thuận lợi, khó khăn củahuyện trong khai thác và sử dụng đất nông nghiệp Các báo cáo tổng kết của cácphòng, ban thuộc huyện Phổ Yên đưa ra một số giải pháp, phương hướng để tối ưuhoá vốn đất nông nghiệp của Huyện, tận dụng hết vốn đất hiện có cho phát triển nôngnghiệp, đặc biệt là trồng các loại rau màu vì đất nông nghiệp của huyện rất phù hợp

để phát triển cây ngắn ngày mang lại hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu của huyện vàcung ứng cho các huyện khác trong tỉnh và đưa về miền suôi

Cũng có công trình nghiên cứu đã mô tả được tình hình sử dụng đất nôngnghiệp của huyện trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ngày nay Tuy nhiên,cho đến thời điểm hiện tại chưa có công trình nghiên cứu nào làm rõ và đầy đủ vềthực trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Phổ Yên, đặc biệt là quá trình chuyểnđổi mục đích sử dụng đất nông nghịêp đang diễn ra phổ biến trên địa bàn huyện, mộtnguyên nhân khiến quỹ đất nông nghiệp hiện có của huyện bị thu hẹp và các loại hình

sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Phổ Yên một cách hệ thống và khoa học Cũngchưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu quỹ đất chưa sử dụng trên địa bànhuyện để đưa ra những giải pháp khai thác sử dụng quỹ đất này cho sản xuất nôngnghiệp

Trong quá trình học tập và nghiên cứu tác giả luận văn muốn được góp phầncùng với các nhà nghiên cứu làm rõ hiện trạng khái thác và sử dụng đất nông nghiệpcủa huyện Phổ Yên dưới góc nhìn của một người học sử Trên cơ sở đó, đưa ra nhữngnhận xét sắc đáng, những kết luận khoa học có căn cứ thực tế tạo điều kiện cho cácnhà quy hoạch, hoạch định chính sách có thể đưa ra những giải pháp hợp lý khôngảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế, xã hội của huyện, đời sống của quầnchúng nhân dân khi triển khai các dự án cần sử dụng đất nông nghiệp làm mặt bằngxây dựng các khu đô thị, khu công nghiệp hay nâng cấp cơ sở hạ tầng của huyện

Trang 15

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 5 ht t p : / / www lr c - tnu.edu v n/

3 Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về tình hình khai thác và sử dụng đất nông nghiệp ở huyệnPhổ Yên tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2012

đề sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện

3.3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn đi sâu vào nghiên cứu về tình hình khai thác và sử dụng đất nôngnghiệp trên địa bàn huyện Phổ Yên

Phác họa rõ nét hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Phổ Yên Trên cơ

sở đó giúp các nhà hoạch định đưa ra những giải pháp tối ưu để nâng cao hiệu quả sửdụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện, và làm rõ hơn tầm quan trọng của kinh tếnông nghiệp và mối quan hệ giữa việc sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp và phát triểnkinh tế tổng thể ở huyện Phổ Yên trong xu thế công nghiệp hoá hiện đại hoá nôngnghiệp, nông thôn hiện nay

Làm rõ thực trạng thu hẹp quỹ đất nông nghiệp của huyện và quá trình chuyểnđổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, từ đó giúp các nhà quản lý đánh giá đúng hệquả và đưa ra hướng giải quyết hợp lý cho vấn đề này

4 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu

4.1 Nguồn tài liệu

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi khai thác triệt để nguồn tư liệu lịch

sử liên quan đến vấn đề đất nông nghiệp của huyện Phổ Yên: Các văn kiện của Đảng

bộ huyện trong thời kì từ năm 1997-2012; các bảng thống kê về tình hình sử dụng đấtnông nghiệp của phòng thống kê, phòng nông nghiệp và phòng tài nguyên môi trườnghuyện Phổ Yên và của tỉnh Thái Nguyên

Một số tác phẩm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác – Lênin và các lãnh tụcủa Nhà nước ta đề cập đến vấn đề ruộng đất, các văn kiện của Đảng làm cơ sở lýluận nghiên cứu đề tài

Trang 16

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 6 ht t p : / / www lr c - tnu.edu v n/

Các công trình nghiên cứu về tình hình phát triển kinh tế xã hội tại huyện Phổ Yên

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài cũng sử dụng phương pháp thống kê, đối chiếu, so sánh nhằm làm rõ sựthay đổi trong sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huỵên qua các thời điểm cũngnhư giữa địa bàn với các huyện khác trong tỉnh

Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp điền dã và phương pháp hệ thống hóa tưliệu Do các nguồn tư liệu báo cáo, số liệu thống kê còn nhiều chỗ cần làm rõ Vì

vậytôi đã tiến hành khảo sát thực địa tại một số nơi để sưu tầm, phát phiếu điều tra trong nhân dân mà các báo cáo, số liệu thống kê không phản ánh đầy đủ

5 Đóng góp của luận văn

Trên cơ sở các nguồn tư liệu, đề tài góp phần làm rõ những biến đổi về tình hình

sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Phổ Yên từ năm 1997-2012 trên các phương diệnhình thức sử dụng, mục đích sử dụng, hiệu quả sử dụng, thực tế tình hình chuyển đổimục đích sử dụng đất nông nghiệp đang diễn ra trên địa bàn huyện Phổ Yên…

Trên cơ sở đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Phổ Yên, đề tàiđưa ra góp phần giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra một số giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cho nông dân huyện Phổ Yên một cáchhợp lý - khoa học - bền vững Qua đó, mong muốn đóng góp thêm cơ sở khoa họcgiúp các nhà hoạch định đề ra được những chính sách phù hợp thúc đẩy nông nghiệpcủa huyện Phổ Yên phát triển phục vụ đắc lực cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn của huyện

6 Bố cục nội dung luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo luận văn được xây dựng thành

3 chương:

Chương 1 Khái quát về huyện Phổ Yên

Chương 2.Tình hình khai thác và sử dụng đất nộng nghiệp huyện Phổ Yên từ

năm 1997 đến năm 2012

Chương 3.Một số nhận xét về đặc điểm và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

ở huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1997-2012

Trang 17

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 7 ht t p : / / www lr c - tnu.edu v n/

Chương 1 VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN PHỔ YÊN

1.1 Vị trí địa lý, điều kiện địa lý tự nhiên

Phổ Yên là huyện nằm phía Nam tỉnh Thái Nguyên, dưới thời Trần huyện PhổYên được gọi là huyện An Định (là 1 trong 11 huyện của trấn Thái Nguyên) Thời Lê

Sơ, Phổ An (Phổ Yên) là là một trong số bẩy huyện của phủ Phú Bình, thuộc thừatuyên Ninh Sóc, huyện được chia làm 6 tổng gồm 24 xã, 1 trang (trang Tân Yênthuộc tổng Thống Thượng), 1 phường (phường Đại Hữu thuộc tổng Nhã Luật)

Dưới thời Pháp thuộc: Từ tháng 10/1890 đến tháng 9/1892, huyện Phổ Yênnằm trong phủ Phú Bình, thuộc tiểu Quân khu Thái Nguyên - Đạo quan binh Phả Lại

Từ tháng 10/1982, Phổ Yên là một huyện thuộc phủ Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.Những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp bỏ đơn vị hành chính cấpphủ, Phổ Yên là một huyện thuộc Tỉnh Thái Nguyên gồm 6 tổng với 24 làng Năm

1918, Phổ Yên là một phủ (trong số 2 phủ, 3 huyện, 3 châu của tỉnh Thái Nguyên)gồm có 8 tổng với 36 làng

Sau cách mạng tháng 8/1945 theo Sắc lệnh số 148/SL ngày 25/3/1948 của Chủtịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, phủ Phổ Yên được đổi thành huyện Phổ Yên.Năm 1956, Khu tự trị Việt Bắc được thành lập, theo Sắc lệnh số 268/SL ngày1/7/1956 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, huyện Phổ Yên tách khỏitỉnh Thái Nguyên, để trở thành một huyện của tỉnh Vĩnh Phúc Ngày 15/6/1957,huyện Phổ Yên được nhập lại về tỉnh Thái Nguyên

Sau nhiều lần chia tách và sáp nhập các xã trong huyện với các huyện giápgianh như Đồng Hỷ, Đại Từ, Thị xã Sông Công đến năm 2003 theo Theo quyết định

số 2869/QĐ-UB ngày 4/11/2003 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, huyện Phổyên có 18 đơn vị hành chính gồm 15 xã (Thuận Thành, Trung Thành, Đông Cao, TânHương, Tiên Phong, Tân Phú, Đồng Tiến, Hồng Tiến, Nam Tiến, Đắc Sơn, Vạn Phái,Thành Công, Minh Đức, Phúc Thuận, Phúc Tân), 3 thị trấn ( Ba Hàng, Bắc Sơn, BãiBông) với 309 xóm và 18 tổ dân phố [41]

Phổ Yên là huyện trung du nằm ở phía Nam tỉnh Thái Nguyên, phía Tây giáphuyện Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc); phía bắc, tây bắc giáp thành phố Thái Nguyên,

Trang 18

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 8 ht t p : / / www lr c - tnu.edu v n/

huyện Đại Từ và thị xã Sông Công (tỉnh Thái Nguyên); phía đông và đông bắc giápcác huyện Hiệp Hoà (tỉnh Bắc Giang) và Phú Bình (Thái Nguyên) Trụ sở Huyện PhổYên đặt tại thị trấn Ba Hàng cách thành phố Thái Nguyên 26km về phía Nam và cáchThủ đô Hà Nội 56km về phía Bắc [17] Xưa nay Phổ Yên đều giữ vị trí cửa ngõ phíaNam của tỉnh Thái Nguyên nói riêng và trung du miền núi phía Bắc nói chung, phêndậu quan trọng trong bảo vệ phía Bắc kinh thành Thăng Long xưa kia, nhất là trongnhững năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ

Với vị trí địa lý như vậy, huyện Phổ Yên gần với trung tâm tỉnh Thái Nguyên, BắcGiang, thủ đô Hà Nội và gần các khu công nghiệp lớn như khu công nghiệp Sông Công(Thái Nguyên), các khu công nghiệp của Hà Nội nên có điều kiện giao lưu hàng hóa dễdàng và có khả năng phát triển kinh tế của huyện theo hướng công nghiệp hóa và đô thịhóa

Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay, Phổ Yên càngthể hiện rõ tầm quan trọng của vị trí “cửa ngõ” phía Nam tỉnh Thái Nguyên Hàngloạt các dự án đầu tư trong và ngoài nước tập trung vào huyện làm cho bộ mặt huyệnthay đổi nhanh chóng, kinh tế, xã hội phát triển mạnh, đời sống của người dân ngàycàng nâng cao Tuy vậy, tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá nhanh đã gây ra nhữngvấn đề bất cập trong quản lý sử dụng đất đai, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hộitrên địa bàn huyện

Với hai dải đất nằm dọc Sông Cầu, Sông Công nhiều làng ven sông trên bến dướithuyền, Phổ Yên được coi là một trong những nơi có thắng cảnh đẹp từ ngàn xưa của

xứ Thái Nguyên, là cái nôi của nền văn hóa lâu đời trên đất Việt: Khu di tích lich sử

xã Tiên Phong , đền Lục Giáp (xã Đắc Sơn), đến Gía xã Đông Cao… được xây dựngvới kiến trúc nghệ thuật độc đáo đã tạo nên vẻ đẹp thanh bình cho vùng quê lấy gieotrồng lúa nước làm cơ sở sinh tồn và phát triển

Từ ngày căn cứ địa cách mạng Bắc Sơn – Võ Nhai ra đời, vùng quê này đã đi vàolịch sử như những “địa chỉ đỏ”, nơi nuôi dưỡng, đùm bọc, chở che cho nhiều cán bộcấp cao của Đảng trong những năm cách mạng còn trong bóng tối đầy gian nan tháchthức, là nơi được Đảng và Chính phủ trọn để xây dựng ATK II trong giai đoạn 1941-

1945 Qua hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, nhiều tên đất, tên làng đã trởthành di tích cách mạng, được nhà nước công nhận như điểm di tích tại nhà bà LưuThị Phận, ông Ngô Hải Long, cụm di tích xã Tiên Phong…

Trang 19

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 9 ht t p : / / www lr c - tnu.edu v n/

Huyện Phổ Yên có tổng diện tích đất tự nhiên 25187,27 ha trong đó đất nông nghiệp là 10647,61 ha, đất lâm nghiệp 1283,02 ha, đất thổ cư 4429,9 ha, đất khác5451,95 ha [18] Địa hình Phổ Yên thấp dần về phía nam và đông nam, vùng tây vàtây bắc huyện là vùng đồi núi, xen kẽ với những dải ruộng hẹp, thích hợp việc trồngcây công nghiệp và phát triển chăn nuôi Phía nam huyện là vùng đồng bằng được tạolập bởi sự bồi đắp lâu đời của hai con sông là sông Cầu và sông Công, ở đây thuận lợicho việc trồng lúa nước

Trên địa bàn huyện Phổ yên có 10 loại đất chính cụ thể là:

Một, đất phù sa được bồi, có diện tích là 2.348ha, phân bố chủ yếu ven hai hệ thống sông Cầu và sông Công, thuộc các xã Minh Đức, Đắc Sơn, Thành Công, NamTiến, Vạn Phái, Tiên Phong, Tân Phú, Thuận Thành, Trung Thành

Hai, đất phù sa không được bồi, có diện tích 1.148ha, chủ yếu phân bố ở các

xã vùng thấp như Đông Cao, Tân Phú, Đồng Tiến, Thuận Thành, Trung Thành

Ba, đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng, diện tích chiếm 273ha phân bố ở hai

Bẩy, đất vàng nhạt trên đá cát, có diện tích 3.619ha, phân bố ở phía Tây sôngCông, thuộc các xã Minh Đức, Thành Công, Vạn Phái

Tám, đất nâu vàng trên phù sa cổ, diện tích là 2.944ha, phân bố rải rác vùng đồi bát úp thuộc các xã Phúc Thuận, Đắc Sơn, Nam Tiến Loại đất này có độ dốc

Trang 20

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 10 ht t p : / / www lr c - tnu.edu v n/

Trong 10 loại đất trên, các loại đất phù sa, bạc màu, dốc tụ và đất đỏ vàng biếnđổi do trồng lúa thường có độ dốc thấp, tầng đất dày >100cm, rất thuận lợi cho sảnxuất nông nghiệp nhưng nó chỉ chiếm 35% diện tích tự nhiên của toàn huyện Mặtkhác trong những năm gần đây, loại đất này chuyển sang đất sản xuất cơ sở hạ tầng,khu công nghiệp, khu đô thị…rất lớn làm giảm nhanh chóng diện tích đất nôngnghiệp của toàn huyện Điều này, buộc ngành nông nghiệp Phổ Yên phải chuyểnhướng theo đầu tư chiều sâu, sản xuất sản phẩm hàng hoá chất lượng cao Đất đỏvàng trên phiến thạch sét, đất vàng nhạt trên đá cát, đất nâu vàng trên phù sa cổ códiện tích chiếm 61,6% diện tích đất toàn huyện, hầu hết có độ dốc trên 250 Đây làvốn đất mà trong quy hoạch cần lưu ý bố trí cây trồng và áp dụng các công nghệ sửdụng đất dốc để hạn chế xói mòn, rửa trôi

Như vậy, căn cứ vào các chỉ tiêu về loại đất, tầng dày và độ dốc của đất toànhuyện có 120,045 km2 đất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp và 50,39 km2 đất thíchhợp cho sản xuất lâm nghiệp.Trên 50% diện tích đất nông nghiệp ở huyện Phổ Yên làđất bạc màu, đất vàng nhạt trên đá cát, độ phì kém

Khí hậu Phổ Yên mang đậm tính chất nhiệt đới gió mùa với hai mùa nóng,lạnh rõ rệt Độ ẩm trung bình các tháng từ 79% đến 98,3% Lượng mưa trung bìnhhàng năm khoảng từ 2000mm đến 2500mm [41] Nhìn chung khí hậu Phổ Yên tươngđối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, có thể gieo trồng nhiều vụ trong năm Tuynhiên, do mưa tập trung vào mùa nóng, lượng mưa lớn, chế độ thuỷ văn không đềunên thường gây ngập úng lũ lụt đặc biệt là các xã dọc hai con sông lớn chảy qua địabàn huyện là sông Công và sông cầu Sông Cầu xuôi xuống phía Đông và Đông Namcủa huyện tạo gianh giới tự nhiên giữa huyện Phổ yên với huyện Hiệp Hoà (BắcGiang) Sông Công có dòng chảy từ Tây Bắc xuống Đông Nam, tạo ra gianh giới như

2 phần thành 2 vùng rõ nét, tả ngạn gần như đồng bằng còn hữu ngạn có nhiều đồinúi Hai con sông này hợp lại tại ngã ba Vát (thôn Phù Lôi, Thuận Thành) Với lưulượng nước lớn vào mùa mưa mang nhiều phù sa đem lại nguồn lợi tự nhiên chohuyện nhưng lịch sử cũng đã ghi nhận nhiều lần 2 con sông này đã đưa lũ về gây thiệthại cho nhân dân trong vùng Mới đây là đợt lũ cuối tháng 7 đầu tháng 8 năm 2013 đãlàm ngập úng toàn bộ lúa hè thu của các xã Thuận Thành, Trung Thành, Nam Tiến,Tiên Phong…

Trang 21

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 11 ht t p : / / www lr c - tnu.edu v n/

Bên cạnh hai con sông lớn này hệ thống ao hồ trên địa bàn huyện cũng gópphần quan trọng trong sinh hoạt và cung cấp nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp,nguồn lợi để nuôi trồng thuỷ sản Phần lớn ao hồ nằm rải rác trong các xóm xã có mật

độ dân số lớn thường có độ sâu từ 1-2m Điển hình là trên địa bàn huyện có hồ SuốiLạnh nằm trên địa bàn xã Thành Công, đây là hồ nhân tạo lớn nhất của huyện PhổYên Hồ Suối Lạnh cũng là nơi cung cấp một lượng nước tưới tiêu cho nông nghhiệptương đối lớn và hiện tại Hồ Suối Lạnh nằm trong dự án phát triển khu du lich SuốiLạnh của Huyện, tương lai sẽ là nơi thu hút khách du lịch lớn

Hai hệ thống sông Cầu và sông Công không chỉ thuận lợi cho tưới tiêu,cung cấp thuỷ sản cho nhân dân trong huyện mà còn là hệ thống giao thôngđường thuỷ hết sức quan trọng Trong đó, cảng Đa Phúc trên sông Công là cảngsông lớn nhất của tỉnh Thái Nguyên hiện nay Trong suốt chiều dài lịch sử sôngCầu không chỉ là biên giới tự nhiên bảo vệ phía Bắc kinh thành Thăng Long màcòn là tuyến đường huyết mạch giao lưu kinh tế nối đồng bằng Bắc Bộ với cáctỉnh miền núi phía Bắc Hơn nữa dọc sông Cầu đoạn qua Phổ Yên còn có bến ĐạiPhùng (nay là chợ Chã) là trung tâm giao lưu buôn bán trên bến dưới thuyền lớnnhất trong khu vực, từ đây hàng hoá ngược lên Bến Thượng (Thái Nguyên) vàxuôi đến tận Hải Phòng

Với vị trí cửa ngõ của tỉnh Thái Nguyên, bên cạnh những tuyến đường liênhuyện, liên xã được xây dựng và phát triển trong quá trình xây dựng về kinh tế xãhội, huyện Phổ Yên còn có các tuyến đường quốc gia đi qua Đó là đường quốc lộ số

3 từ Hà Nội đi Cao Bằng Song song với đường bộ này là đường sắt Hà Nội - TháiNguyên Đặc biệt, là tuyến đường Quốc lộ 3 mới Hà Nội – Thái Nguyên đã chínhthức đi vào hoạt động vào cuối năm 2013 Các tuyến đường quốc gia này cùng hệthống đường liên huyện, liên xã đã trở thành mạng lưới giao thông thuận tiện chophát triển kinh tế xã hội và việc đi lại của nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế vănhoá của Phổ Yên ngày càng phát triển mạnh

Hiện nay, Phổ yên là một trong những trung tâm công nghiệp của tỉnh TháiNguyên và được Đảng Nhà nước hết sức quan tâm, hàng loạt các khu công nghiệpđược xây dựng Ngoài các dự án công nghiệp như khu công nghiệp Nam Phổ yên,

Trang 22

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 12 ht t p : / / www lr c - tnu.edu v n/

khu công nghiệp Tây Phổ yên…còn có nhiều dự án về các lĩnh vực du lịch, phát triển

đô thị: khu du lịch đồi Trinh Nữ, Khu du lịch Hồ Suối lạnh, khu đô thị mới TháiThịnh…và nhiều dự án khác Điển hình là khu công nghiệp tổ hợp công nghệ cao củaTập đoàn Samsung được khởi công xây dựng vào tháng 3/2012 tại khu công nghiệpYên Binh Do đó một loạt các tuyến đường giao thông quốc gia được xây dựng mớinhư Đường cao tốc Hà Nội-Thái Nguyên (hay còn gọi là Quốc lộ 3 mới), đường Phổyên-Phú Bình.Tuyến đường Quốc lộ 3 cũ cũng đang được sửa chữa mở rộng tạothuận lợi cho giao lưu đi lại

Nhìn chung, điều kiện địa lý tự nhiên của huyện Phổ Yên rất thuận lợicho sản xuất nông, lâm nghiệp Nó đã góp phần đưa huyện Phổ Yên trở th ànhvựa thóc và cũng là nguồn cung cấp thực phẩm (trâu, bò, lợn, rau quả…) rấtquan trọng cho thành phố Thái Nguyên và các khu công nghiệp phía Nam củatỉnh Thái Nguyên Trong những năm tháng dựng nước giữ nước nơi đây đã trởthành vùng trung chuyển giữa miền xuôi với miền ngược là nơi thuận lợi choviệc “tiến, thoái, thủ”, hơn nữa lại có hệ thống giao thông thuỷ bộ phát triểncàng thuận lợi cho cách mạng phát triển đi lên Vì vậy, ta có thể khẳng định:

“mảnh đất và con người Phổ yên đã không tách khỏi nhữn g sự kiện lịch sử quantrọng trong các cuộc đấu tranh chống xâm lược, duy trì và bảo vệ nền độc lậpcủa đất nước Qúa trình lịch sử đó cũng là quá trình tạo lập trong nhân dân Phổyên truyền thống yêu nước, tinh thần bất khuất chống thù trong giặc ngoài” v àcùng nhân dân cả nước làm nên nhiều thắng lợi lơn: kháng chiến chống quânNam Hán, Cách mạng tháng 8/1945, Kháng chiến chống Pháp, Mỹ

Còn trong thời bình, cả nước đi lên Chủ nghã xã hội, thực hiện Công nghiệphoá - Hiện đại hóa với vị trí địa lý tự nhiên thuận lợi Phổ yên ngày càng khẳng địnhvai trò tầm quan trọng của mình trong sự phát triển của tỉnh, của vùng núi phía Bắc

và trong sự phát triển chung của cả nước

Tuy nhiên, với tốc độ phát triển kinh tế xã hội của huyện như hiện nay lại đặt

ra nhiều vấn đề cần giải quyết, điển hình là trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai,

do đó phương án quy hoạch và kế hoạch sử dụng phải lưu ý đặc thù này nhằm đápứng yêu cầu sử dụng đất hiệu quả đảm bảo về cảnh quan và môi trường sinh thái.Đồng thời phát triển một nền nông nghiệp bền vững

Trang 23

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 13 ht t p : / / www lr c - tnu.edu v n/

1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội

Dưới thời Pháp thuộc, Phổ yên là vùng đất được thực dân Pháp rất coi trọng vàđầu tư bởi nơi đây có tiềm lực lớn để phát triển các đồn điền trồng lúa và thầu dầu:đồn điền Chã, Thác Nhái, Sơn Cốt, Phúc Thuận…

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ nhân dân Phổ Yên đã vượt quamất mùa, thiên tai, gắng sức bám đất sản xuất phục vụ cho kháng chiến, đầu năm

1954 nhân dân Phổ Yên đã đóng góp cho Nhà nước 630 tấn thóc đưa ra chiếntrường nuôi bộ đội Năm 1967 là năm cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc M ỹdiễn ra trên địa bàn huyện Phổ Yên ác liệt nhất, nhưng quân và dân trong huyệnvẫn giữ vững và phát triển sản xuất nông nghiệp Từ năm 1986 thực hiện đườnglối đổi mới do Đại hội đại biểu biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng12/1986) đề ra, Phổ Yên đã tập trung thực hiện “Đổi mới cơ cấu kinh tế nôngnghiệp, cải tổ cơ cấu kinh tế nông thôn” do đó kinh tế nông nghiệp của huyện pháttriển mạnh cả về trồng trọt và chăn nuôi [41]

Đặc biệt, Phổ Yên là huyện có diện tích rau xanh lớn nhất trong các huyện,thành, thị của tỉnh Thái Nguyên Năm 2006 huyện có diện tích trồng rau xanh đạt

1375 ha, sản lượng đạt 17140 tấn (chiếm tỷ lệ 20,11% sản lượng rau xanh toàn tỉnh).Năm 2012 là 1627ha với sản lượng đạt 25264 tấn

Cùng với trồng lúa, các loại rau xanh nhân dân Phổ yên đã và đang đẩy mạnhphát triển kinh tế vườn, phát triển các loại cây công nghiệp: mía lạc, đậu tương, chè.Năm 2006, toàn huyện trồng được 17ha mía, 733ha lạc, 689ha đậu tương, diện tíchchè cùng tăng nhanh năm 1995 là hơn 400ha đến năm 2005 là 1008ha và đến năm

2012 tăng lên 1462ha Diện tích và sản lượng cây ăn quả cũng tăng nhanh qua các

Trang 24

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 14 ht t p : / / www lr c - tnu.edu v n/

năm Ví dụ năm 1998 là 636ha với 1034 tấn đến năm 2006 là 1839ha với 2131 tấn,năm 2009 là 2.814ha với sản lượng đạt 3.559 tấn [6]

Điểm nổi bật là ngành chăn nuôi của huyện không ngừng phát triển được chútrọng đầu tư và có những bước nhảy vọt về cả quy mô và chất lượng Nếu như dướithời Pháp thuộc ngành này phụ thuộc hoàn toàn vào trồng trọt kết hợp với trồng trọttrở thành một cơ cấu không thể tách rời Sau ngày đất nước độc lập, ngành chăn nuôi

đã được chú trọng Chăn nuôi gia súc, gia cầm của huyện tiếp tục được giữ vững vàphát triển trong thời gian gần đây Trên địa bàn huyện đã có nhiều mô hình trang trại

hộ gia đình chăn nuôi lợn ngoại, bò sữa, gà thịt…Đây là những tiền đề quan trọng đểchuyển dịch mạnh chăn nuôi của huyện theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với thịtrường Năm 2009 đàn trâu bò trong toàn huyện có 25481 con (tăng 12729 con so vớinăm 1985); đàn lợn 101432 con (tăng 58757 con so với năm 1985) Diện tích mặtnước nuôi trồng thuỷ sản năm 2009 toàn huyện có 828,48ha sản lượng thủy sản đạt

545 tấn (trong đó có 522 tấn cá) Kết thúc năm 2012, tổng đàn trâu của huyện có13.520 con, đạt 92,5% kế hoạch, tăng 5,9% so với năm 2011; Tổng đàn bò là 10.071con đạt 121% kế hoạch, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2011; Tổng đàn lợn 109.963con, đạt 100% kế hoạch, tăng 6,2% so cùng kỳ; Tổng đàn gia cầm 994.000 con, đạt95% kế hoạch, tăng 4% so với cùng kỳ [8]

Đạt được những kết quả trên là do huyện Phổ Yên đã tập trung chỉ đạo đẩymạnh công tác tuyên truyền phổ biến, tập huấn hướng dẫn nhân dân thực hiện gieotrồng đúng thời vụ, chăm sóc thâm canh theo quy trình kỹ thụât, chuẩn bị đủ vật tư,phân bón, giống phục vụ cho sản xuất, chi ngân sách huyện hỗ trợ tu sửa các trạmbơm, nạo vét kênh mương nội đồng, đảm bảo đủ nước tưới cho cây trồng, hỗ trợ giá

cả giống lúa lai, ngô lai và đầu tư xây dựng mô hình điểm về phát triển sản xuất Đặcbiệt, hàng năm huyện tổ chức thành công “Lễ hội mừng xuân xuống đồng vì nôngthôn mới tươi đẹp” và tết trồng cây mừng xuân để khuyến khích sản xuất trong nhândân

Với nguồn tài nguyên đất lâm nghiệp lớn trong những năm gần đây huyện PhổYên đã đẩy mạnh trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, đưa tổng diện tích trồng rừng lên

Trang 25

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 14 ht t p : / / www lr c - tnu.edu v n/

7717ha (2012) Kinh tế nông thôn Phổ Yên có bước phát triển mới theo hướng đadạng hoá ngành nghề, các làng nghề truyền thống đang được khôi phục phát triển nhưnghề mộc, mây tre đan…

Trang 26

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 15 ht t p : / / www lr c - tnu.edu v n/

Thực hiện luật hợp tác xã, toàn bộ huyện đã chuyển đổi và thành lập được

43 hợp tác xã dịch vụ, góp phần phục vụ tốt sản xuất và đời sống của nhân dân.Năm 2005 cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện: trồng trọt 63,49%, chăn nuôi34,99% và dịch vụ là 1,52% Đến năm 2008 cơ cấu trong ngành nông nghiệp PhổYên đã có sự thay đổi mạnh: trồng trọt chiếm 56,4%, chăn nuôi chiếm 39,9% vàdịch vụ chiếm 3,6% [3]

Trên cơ sở các ngành thủ công truyền thống: mây tre đan, đóng gạch ngói, làmchè, khai thác cát sỏi, làm đồ hàng mã…trong những năm qua ngành thủ công nghiệp

và tiểu thủ công nghiệp truyền thống của huyện có bước phát triển mới Bên cạnhnhững ngành thủ công củ đã xuất hiện một số ngành nghề mới du nhập và phát triểntrên địa bàn huyện: làm đồ thủ công mỹ nghệ, đóng đồ gỗ, gò hàn xì…Đặc biệt, cácnhà máy cơ khí như nhà máy cơ khí Phổ Yên đã cổ phần hoá, sản xuất đạt hiệu quảcao hơn Sản xuất gạch, ngói, cát, sỏi, đất nung, mây tre đan xuất khẩu không ngừngphát triển và từng bước thu lại kết quả cao đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hộicủa toàn huyện Đến năm 2005 toàn huyện đã quy hoạch 8 khu công nghịêp nhỏ, 3khu đô thị mới và 2 khu du lịch sinh thái, thu hút 12 dự án đầu tư với tổng số vốn 600

tỷ đồng Trong đó, các công ty trách nhiệm hữu hạn Chế biến thực phẩm đồ uốngVĩnh Phúc, Dụng cụ y tế Mani, Nhà máy gạch Tuynel, Nhà máy giấy Trường Xuân,Công ty che Bắc Sơn đã hoàn thành đầu tư và đi vào sản xuất Năm 2005, giá trị sảnxuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện đạt 300 tỷ đồng Trong

đó, giá trị công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp địa phương đạt 115 tỷ đồng tăng gấp21,7 lần so với năm 1986, tạo ra bước chuyển biến tích cực trong chuyển dịch cơ cấukinh tế theo hướng công nghiệp- dịch vụ

Kết thúc năm 2012, giá trị sản xuất công nghiệp - thủ công nghiệp tăng 15% sovơi cùng kỳ.một số sản phẩm chủ yếu đạt sản lượng khá như: Gạch Granit đạt 18,5triệu m2, gạch đất nung đạt 220 triệu viên, sản phẩm may mặc đạt 11,4 nghìn sảnphẩm, sữa các loại đạt 161 nghìn lít, dụng cụ y tế đạt 86,4 triệu sản phẩm Trong năm

2012, huyện Phổ Yên đã được UBND Tỉnh công nhận 3 làng nghề truyền thống, nângtổng số làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện lên 18 làng nghề, hiện nay huyện

đã hoàn tất hồ sơ đề nghị tỉnh công nhận thêm 7 làng nghề truyền thống trong năm

2013 [8]

Trang 27

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 16 ht t p : / / www lr c - tnu.edu v n/

Không chỉ công – nông nghiệp phát triển mà hệ thống thương nghiệp củahuyện Phổ Yên cũng khá phát triển Nếu như trước kia người đi buôn lấy công làmlãi, mua chỗ rẻ bán chỗ đắt Sự tồn tại và phát triển của hệ thống chợ làng họp theophiên, một tháng họp 3-4 lần Các mặt hàng chính của chợ làng chủ yếu là nông sản

và sản phẩm thủ công nghiệp do chính người dân làm ra mang trao đổi Thì trongnhững năm gần đây nhờ sự phát triển và hoàn thiện của hệ thống cơ sở hạ tầng, giaothông đi lại thuận lợi hơn nên trao đổi buôn bán trên địa bàn huỵên được đẩy mạnh,

đa dạng về hàng hoá, mẫu mã sản phẩm, đặc biệt chợ Ba Hàng (chợ Phổ Yên) đã trởthành chợ đầu mối lớn không chỉ của huyện Phổ Yên mà còn của tỉnh Thái Nguyên

về các mặt hàng nông sản, thực phẩm…

Nhìn chung, cơ cấu kinh tế của Phổ Yên được chuyển dịch tích cực theo hướng phát triển công nghiệp-dịch vụ Tỷ trọng kinh tế các ngành nông lâm nghiệp từ64,01% (năm 2000) giảm xuống còn 49,55% (năm 2005); công nghiệp từ 20,69%(năm 2000) tăng lên 29,44% (năm 2005); dịch vụ tăng từ 15,3% (năm 2000) lên21,02% (năm 2005) Đến năm 2012, cơ cấu kinh tế của huyện Phổ Yên đã có sự thayđổi mạnh công nghiệp-xây dựng chiếm 66,7%, dịch vụ 22%, nông – lâm thuỷ sảnchiếm 11,3% Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong năm 2012 toàn huyện đạt20,3%, GDP bình quân đấu người đạt 55 triệu đồng/người/năm; đời sống nhân dânđược cải thiện, góp phần ổn định chính trị và an ninh xã hội trong vùng

1.2.2 Về xã hội

Dân cư huyện Phổ Yên do nhiều bộ phận hợp thành Bên cạnh một bộ phậnlớn là dân bản địa định cư từ lâu đời là một bộ phận dân cư do bọn điền chủ ngườiPháp và người Việt mộ vào làm thuê cho chúng ở các đồn điền Một bộ phận khác làđồng bào ở các tỉnh vùng địch tạm chiếm lên tản cư kháng chiến, rồi ở lại định cư lâudài và một bộ phận là đồng bào các địa phương khác tự do di cư đến địa bàn huyệnsinh cơ, lập nghiệp Cụ thể, ngoài người Kinh chiếm 92,42% còn có người Sán Dìuchiếm 6,25%, người Tày chiếm 0,59%, người Dao và người Nùng đều chiếm 0,29%,người Mường chiếm 0,06%, còn lại 0,1% là người các dân tộc khác [41]

Trong suốt quá trình phát triển dân số của huyện Phổ Yên không ngừng tănglên qua các năm và theo từng thời kì ví như năm 1932 toàn huyện có 14.183 ngườiđến năm 2006 tăng lên 139.961 người, với 34.990 hộ gia đình (bình quân 4,35

Trang 28

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 17 ht t p : / / www lr c - tnu.edu v n/

người/hộ), dân số thành thị chiếm 9,35%, dân số nông thôn chiếm 90,47% Mật độdân số toàn huyện là 540 người/km2 Tuy nhiên dân cư phân bố không đều trên địabàn huyện Dân cư tập trung khá đông ở các thị trấn và ở những nơi thuận lợi giaothông đi lại Thị trấn Ba Hàng có mật độ dân số cao nhất huyện (3.681 người/km2),tiếp theo là thị trấn Bắc Sơn (2.056 người/km2) Trong khi đó các xã vùng cao có mật

độ dân cư thấp hơn như Phúc Tân (92 người/km2), Phúc Thuận (237 người/km2) [19]

Tốc độ tăng dân số bình quân trong 3 năm 2004-2006 là 1,82% mỗi năm bìnhquân tăng 1.350 người Như vậy, vấn đề việc làm và đất ở cần được lưu ý trongphương án quy hoạch của toàn huyện Tính đến năm 2008, toàn huyện có 91.230 laođộng trong độ tuổi (chiếm 66% tổng dân số toàn huyện), trong đó lao động đang làmviệc trong các ngành kinh tế là 86.000 người, tập trung trong ngành nông lâm nghiệp

là chủ yếu chiếm

86% Đến năm 2012 dân số Phổ Yên đã tăng lên 140.492 người với mật độ dân số

543 người/km2, trong đó dân số tập trung đông nhất ở thị trấn Ba Hàng với mật độ

3366 người/km2, xã Trung Thành (1192 người/km2), thị trấn Bãi Bông (1019người/km2) Còn nơi dân số tập trung ít nhất là xã Phúc Tân với diện tích là 33,85 km2nhưng dân số của xã là 2873 người, vì vậy mật độ dân số thâp 85 người/km2

Bảng 1.1: Số lượng và cơ cấu dân số Phổ Yên năm 2008

2 Dân số trong độ tuổi lao động 91.230 66

3 Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế 86.000 100

3.1.Lao động trong ngành nông lâm thuỷ sản 74.000 86

3.2 Lao động trong ngành công nghiệp, xây dựng 8.320 9,7

3.3 Lao động trong ngành thương mại dịch vụ 3.680 4,3

Trang 29

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 18 ht t p : / / www lr c - tnu.edu v n/

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Phổ yên)

Trang 30

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 19 ht t p : / / www lr c - tnu.edu v n/

Bảng 1.2: Diện tích, Dân số, Mật độ dân số năm 2012 phân theo xã

TT Địa phương Diện tích (Km 2

) Số thôn, ấp, bản

Tổng

số hộ

Dân số trung bình (người)

Mật độ dân số (người/km 2 )

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phổ Yên năm 2013)

Trước tình hình phát triển của dân số và lao động như trên trong những nămqua, huyện Phổ Yên đã không ngừng chú ý và giải quyết việc làm bằng nhiều hìnhthức khác nhau: tăng cường đào tạo đội ngũ lao động có trình độ đáp ứng nhu cầu thịtrường, đẩy mạnh phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp tạo việc làm góp phầngiải quyết 4.500 – 5000 việc làm/năm, năm 2012 huyện đã giải quyết việc làm mớicho 5.827 lao động; GDP đầu người tăng từ 24,6 triệu đồng năm 2010 lên đến 55triệu đồng năm 2012

Trang 31

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 20 ht t p : / / www lr c - tnu.edu v n/

Cùng với sự phát triển chung của cả nước và toàn tỉnh Thái Nguyên, đời sốngcủa nhân dân huyện Phổ Yên ngày càng được cải thiện Tuy nhiên mức thu nhập ở cácngành kinh tế rất khác nhau Những người hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp vàdịch vụ thường có thu nhập cao hơn (công nghiệp có thu nhập từ 1-1,4 triệuđồng/người/tháng, dịch vụ từ 0,7-1,0 triệu đồng/người/tháng) Trong khi đó thu nhậpcủa lao động trong ngành nông nghiệp thấp hơn nhiều chỉ khoảng 280-300 ngànđồng/người/tháng

Về giáo dục, ngay từ thời phong kiến Phổ Yên đã là một vùng đất giàu truyềnthống hiếu học với rất nhiều người đỗ đạt cao: tiến sĩ Nguyễn Cấu đỗ Tiến sĩ nămQuý Mùi (1463), Đỗ Cận đỗ tiến sĩ năm Mậu Tuất (1478) dưới thời vua Lê ThánhTông Cả 2 vị đều được nhà Lê Sơ trọng dụng và được giữ những trọng trách quantrọng của triều đình Ngoài ra còn nhiều nhân tài khác đã đỗ cử nhân: Phạm QuangVinh, Trần Mậu Khải và Phạm Xuân Sắc đỗ tú tài [17]

Dưới thời Pháp thuộc do chúng thực hiện chính sách ngu dân, nên chỉ mở ởPhổ Yên 1 trường tiểu học thu hút khoảng 100 người chủ yếu là con em của bon quanlại, địa chủ phong kiến và những gia đình giàu có vào học Hầu hết con em nhân dân

và người lao động Phổ Yên mù chữ Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, nhờ đẩymạnh phong trào diệt dốt, đến năm 1949, toàn huyện đã thanh toán xong nạn mù chữ.Hơn 10 năm sau ngày hoà bình lập lại ở miền Bắc, cuối năm 1965 Phổ Yên đã xâydựng hoàn chỉnh hệ thống giáo dục phổ thông từ cấp I đến cấp III với 8.976 học sinh.Bình quân cứ 10 người dân có 2 người được đi học phổ thông Sau năm 1986 tìnhhình giáo dục của toàn huyện có nhiều biến chuyển tích cực đến năm 2006, huyệnPhổ Yên có 23 trường mẫu giáo với 240 giáo viên và 4.600 học sinh; 48 trường phổthông (28 trường tiểu học, 17 trường trung học cơ sở và 3 trường trung học phổthông) với 1284 giáo viên và 25.927 học sinh các cấp

Năm 2012 Huyện uỷ Phổ Yên đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/HU về pháttriển giáo dục đào tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cả giáo dục toàn diện vàgiáo dục mũi nhọn, hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, duy trì vànâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 và giáo dụctrung học Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được đẩy mạnh, trên toàn huyện

đã có 65/70 trường đạt chuẩn chiếm 95%

Trang 32

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 21 ht t p : / / www lr c - tnu.edu v n/

Hệ thống các trường cao đẳng, trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và giáodục thường xuyên, các cơ sở liên kết phối hợp đào tạo nghề nghiệp tiếp tục hoànthiện đổi mới cả về nội dung, phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đàotạo, cơ bản đáp ứng nhu cầu tạo nguồn nhân lực cho huyện Điển hình là trườngCao đẳng công nghệ và kinh tế công nghiệp đã đẩy mạnh côn g tác đào tạo chohơn 5.200 học viên/năm; Trung tâm dạy nghề Nam Thái Nguyên đã đào tạo nghềcho 4.700 lao động, đưa tổng số lao động qua đào tạo nghề toàn huyện chiếm20% nguồn lao động của địa phương [9]

Cùng với giáo dục y tế huyện Phổ Yên đã có nhiều chuyển biến tích cực Nếunhư dưới thời Pháp thuộc, toàn huyện chỉ có một y tá chữa bệnh cho quan lại và binhlính, người dân Phổ Yên ốm đau bệnh tật chỉ biết cúng bái hoặc trông chờ vào sự mayrủi của số phận Trong kháng chiến chống Pháp công tác y tế, chăm lo sức khoẻ nhândân đã được các cấp bộ đảng, chính quyền trong huyện chăm lo phát triển Năm

1953, toàn huyện có trên 100 cán bộ y tế, mỗi xã có một tủ thuốc Năm 1955, huyệnPhổ Yên đã tiêu diệt được bệnh sốt rét Từ khi hoà bình lập lại (tháng 7/1954) đếnnăm 1960, huyện Phổ Yên xây dựng được một trung tâm khám chữa bệnh cấp huyện

và 16 trạm xá ở các xã Năm 1965 trung tâm khám chữa bệnh cấp huyện được nângcấp thành bệnh viện huyện Trong những năm kháng chiến chống Mỹ (1965-1975),ngành y tế huyện Phổ yên đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khám chữa bệnh cho nhândân, cứu chữa người bị thương do máy bay Mỹ đánh phá và khám tuyển quân xâydựng lực lượng vũ trang chi viện cho chiến trường [41]

Trong những năm gần đây hệ thống khám chữa bệnh cho cán bộ nhân dân từhuyện xuống cơ sở được các cấp quan tâm đầu tư cả về cơ sở vật chất và đội ngũ cán

bộ y tế Năm 2006, huyện Phổ Yên có 21 cơ sở y tế với 155 giường bệnh, 141 cán bộ

y tế…Hệ thống y tế Phổ Yên mỗi năm khám chữa bệnh cho khoảng 40.000 lượtngười Năm 2012, huyện Phổ Yên đạt 100% trạm y tế xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia

về Y tế Tổ chức khám chữa bệnh cho 62.611 lượt người, đạt 104,3%; điều trị nội trúđược 7.085 lượt người so với kế hoạch đạt 151% Sang năm 2012, công tác dân số, kếhoạch hoá gia đình được triển khai có hiệu quả giảm tỷ lệ sinh Đồng thời huyện cũngđẩy mạnh tăng cường quản lý nhà nước về hành nghề y-dược và vệ sinh an toàn thựcphẩm, kiểm tra các quầy thuốc, các bếp ăn…phát hiện 12 cơ sở vi phạm, xử phạt thu

Trang 33

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 22 ht t p : / / www lr c - tnu.edu v n/

nộp vào ngân sách nhà nước gần 40 triệu đồng Nhìn chung cơ sở y tế của huyện đãđược nâng cấp toàn diện đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân tronghuyện và các huyện lân cận Đặc biệt trong năm 2013, Bệnh viện đa khoa đã đượcđầu tư xây mới nâng cấp toàn diện và đi vào hoạt động vào tháng 1/2014 đã đáp ứngđược nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong toàn huyện và các huyện lân cận

kẻ xấu lợi dụng

Có thể nói, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở Phổ Yên trước cách mạngtháng Tám 1945 đã phản ánh đặc trưng của một xã hội thuộc địa nửa phong kiến,chứa chất đầy mâu thuẫn, sâu sắc nhất là mâu thuẫn giữa dân tộc ta với bọn thựcdân cướp nước

.C

Trang 34

Cùng với sự phát triển của hệ thống giáo dục, y tế thì hệ thống giao thông, thuỷ lợi trên địa bàn huyện Phổ yên từng bước được hoàn thiện nâng cấp phục vụ tích cựccho phát triển kinh tế của huyện.

Về giao thông bên cạnh các trục đường quan trọng như Quốc lộ 3, đường sắt HàNội- Thái Nguyên, hai tuyến giao thông đường thuỷ thuộc hai hệ thống sông Cầu (đoạnqua huyện dài 17km) và Sông Công (đoạn qua huyện dài 68km) Còn có các tuyếnđường liên huyện dài 27km bao gồm các tuyến Ba Hàng – Tiên Phong, đường 261 (BaHàng – Phúc Thuận); tư Quốc lộ 3 đi Chã và từ đường 261 đi Thành Công, các tuýênđường này đều đã được nâng cấp và dải nhựa Đường liên xã có khoảng 19km, liênthôn khoảng 30km

Trong những năm gần đây, dưới tác động của công cuộc xây dựng nông thônmới thì phong trào làm đường giao thông nông thôn đã mang lại những kết quả thiếtthực phục vụ phát triển kinh tế - dân sinh, cải thiện đời sống của nhân dân Tuy vậy,mạng lưới giao thông vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển cao trong thời giantới, nhất là các xã vùng cao, vùng xa Vì vậy, trong kế hoạch phát triển kinh tế - xãhội cần nguồn kinh phí lớn đầu tư giao thông nông thôn

Về thủy lợi: công trình thuỷ lợi đầu mối trên địa bàn huyện có 3 công trình lớn

là Hồ Suối Lạnh, Bình Sơn và trạm bơm Cống Táo Ngoài ra còn có trên 30 trạmbơm lớn nhỏ Kênh Hồ Núi Cốc cấp I với tổng chiều dài trên 18km đã được kiên cốhoá, kênh nhánh cấp 2 + 3 dài 240 km, kênh hồ đập dài 16 km kênh chính, 23 kmkênh nhánh tập trung tập trung ở các xã Phúc Thuận, Minh Đức, Thành Công, VạnPhái Đến năm 2012 đã bê tông hoá hơn 300 km kênh mương nội đồng, xây dựngthêm được một số trạm bơm dầu, bơm điện Nhờ đó, đã đưa đến kết quả tốt trong vụđông xuân huyện đã gieo cấy được 4.230 ha lúa, trong đó diện tích lúa lai là 963, 96

ha (chiếm 22,78%) Năng suất bình quân đạt 55,8 tạ/ha Diện tích các cây màu, raucác loại hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao [20]

Hệ thống điện-Bưu chính viễn thông: Tính đến năm 2012, 100% số xã, thị trấntrong huyện được sử dụng điện lưới quốc gia, số hộ dùng điện đạt 100% Trạm biến

áp trung gian 110 KV đặt tại xã Tân Hương đã được hoàn thành đưa vào sử dụng gópphần tăng thêm nguồn điện trung thế cho toàn huyện Phổ Yên Tuy nhiên, mạng lướiđiện của huyện hiện còn bộc lộ những bất cập, chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng caocủa sản xuất và sinh hoạt

Trang 35

Hệ thống thông tin liên lạc và viễn thông của huyện khá hoàn chỉnh Đến naymạng điện thoại cố định đã phủ 18/18 xã, thị trấn, sóng điện thoại di động phủ 15/15

xã Theo đó, số máy điện thoại cố định và di động tăng nhanh, đảm bảo nhu cầuthông tin liên lạc thuận lợi, phục vụ nhu cầu sản xuất và dân sinh của cộng đồng dân

cư trong huyện

Hệ thống cung cấp nước sạch: ngày càng được nâng cấp với hai nhà máy nướcsạch là nhà máy nước Sông Công và nhà máy nước sạch của huyện được đặt tại xãNam Tiến do Nhật Bản tài trợ Cuối năm 2012, huyện khởi công xây dựng nhà máynước sạch thứ 3 tại xã Tân Hương nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nước sạchcủa nhân dân trong huyện

1.3 Khái quát tình hình khai thác và sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Phổ Yên trước năm 1997

Tính đến năm 1997 tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Phổ Yên là25667,63ha, trong đó:

Đất nông nghiệp là 13.995,39ha chiếm 54,5%

Đất phi nông nghiệp là 9672,24ha chiếm 37,7%;

Đất chưa sử dụng là 2000ha chiếm 7,8%;

Từ khi giành được chính quyền sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay,cùng với việc thi hành các chính sách ruộng đất, sở hữu và sử dụng ruộng đất ởhuyện Phổ Yên đã có những thay đổi lớn lao Ruộng đất từ chỗ tập trung trong taythực dân Pháp, địa chủ, phú nông… người nông dân không có hoặc có rất ít ruộngđất tới chỗ ruộng đất thuộc quyền sở hữu tối cao của nhà nước, người nông dânlàm chủ trên mảnh ruộng được giao Những thay đổi đó đã tạo tiền đề cho việcnâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp củahuyện Phổ Yên có những bước tiến lớn Người nông dân từ chỗ chỉ áp dụng nhữngbiện pháp lạc hậu để khai thác ruộng đất tới chỗ đẩy mạnh sử dụng khoa học kĩthuật tiến bộ, đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi, đưa giống mới vào sảnxuất… tạo điều kiện thâm canh tăng vụ

Cũng như các huyện, tỉnh khác trong cả nước, đất nông nghiệp của huyện PhổYên được sử dụng vào bốn mục đích chính: Đất trồng cây hàng năm; Đất trồng câylâu năm; Đất đồng cỏ phục vụ chăn nuôi; Đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản và đất lâmnghiệp

Trang 36

Đất trồng cây hàng năm: Bao gồm phần diện tích đất nông nghiệp dành đểtrồng cây các loại cây ngắn ngày bao gồm: diện tích đất trồng lúa, diện tích đất trồnglúa cộng với trồng màu, diện tích đất gieo mạ, diện tích đất nương rẫy, diện tích đấttrồng cây hàng năm khác.

Đất trồng cây lâu năm: Là toàn bộ diện tích đất được dùng để trồng các cây dàingày, trồng một lần có thể cho thu hoạch nhiều lần và có chi phí kiến thiết cơ bảnđáng kể: như trồng, mía, chuối, vải, nhãn

Đất trồng cỏ phục vụ chăn nuôi: Là loại đất dùng chủ yếu cho chăn nuôi đó làdiện tích đất chuyên trồng có cho chăn nuôi, đất đồng cỏ tự nhiên đã được quy hoạch,cải tạo và chăm sóc nhằm mục đích nuôi gia súc

Đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: Là toàn bộ diện tích mặt nước sử dụng vàomục đích nuôi tôm có, nuôi trồng thuỷ sản khác như: ao, hồ, đầm Ngoài ra các loạiđất mặt nước có thể nuôi thuỷ sản nhưng không nhằm mục đích thuỷ sản như các hồsông phục vụ chủ yếu cho thuỷ lợi trong nông nghiệp

Phổ Yên là một trong những huyện có nhiều thế mạnh để phát triển các loại câytrồng hàng năm nhưng việc sử dụng các loại đất để phát triển các loại cây này cònchưa hợp lý dẫn đến tình trạng lãng phí tiềm năng đất đai Nhiều loại cây công nghiệpngắn ngày phù hợp với thổ nhưỡng của vùng và có khả năng mang lại giá trị kinh tếcao như lạc, đậu tương… nhưng chưa được quan tâm đúng mức Do đó, mặc dù sảnlượng cây trồng có tăng nhưng lại thất thường không ổn định, giá cả còn phụ thuộcnhiều vào thị trường nông sản Người nông dân vẫn đứng trước nỗi lo mất giá mỗi khihoa quả được mùa Nên vấn đề đặt ra là làm sao để xây dựng được những quy hoạchmang tính chất chiến lược, phải tính toán được đầu ra cho sản phẩm để tránh tìnhtrạng “đuợc mùa mất giá” và khai thác triệt để nguồn đất trồng cây hàng năm tránhlãng phí, hoang hoá đất

Đất lâm nghiệp: Trước năm 1997 lâm nghiệp và kinh tế lâm nghiệp của huyệnPhổ Yên vẫn chưa có điều kiện phát triển mạnh Diện tích đất sản xuất lâm nghiệp rấtlớn nhưng chưa có biện pháp khai thác hiệu quả vì vậy sản xuất lâm nghiệp chưa cóvai trò nhiều trong giá trị của ngành nông nghiệp nói chung Trong giai đoạn này

Trang 37

nhân dân vẫn chủ yếu dựa vào diện tích rừng tự nhiên hiện có khoảng 679,6ha vừakhai thác và vừa bảo vệ nguồn lợi từ rừng phòng hộ này Riêng đối với rừng sản xuấttrong giai đoạn này chưa có nhiều biện pháp khai thác hiệu quả do vậy đất có điềukiện trồng và phát triển rừng vẫn còn bỏ trống nhiều do đó mới có hiện tượng diệntích đất chưa sử dụng của huyện trước năm 1997 lên tới hơn 2000ha.

Với diện tích đất nông nghiệp chiếm hơn 54,5% tổng diện tích đất tự nhiên củatoàn huyện, Phổ Yên có nguồn đất tương đối lớn để phát triển kinh tế nông nghiệp.Trong những năm qua với hơn 13.000 ha đất sản xuất nông nghiệp nhân dân tronghuyện đã sử dụng quỹ đất này để phát triển các loại cây trồng hàng năm, trồng lúa,lúa màu; phát triển các cây trồng lâu năm và tận dụng diện tích mặt nước phục vụ chonuôi trồng thuỷ sản, ngành nuôi trồng thuỷ sản hiện vẫn là tiềm năng của huyện vàđang được chú trọng đầu tư phát triển

Trang 38

Bảng 1.3: Đặc điểm sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phổ Yên năm 1997

có tầng loang lổ; đất phù sa sông suối

Trồng lúa, rau màu thựcphẩm, đậu, lạc, ngô, khoai…

2lúa + 1 màu; 2 lúa; chuyên màu

nuôi trồng thuỷ sản 314,5 Chủ yếu là các đầm, hồ, các cánh đồng trũng

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phổ Yên)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 26 ht t p : / / www lr c - tnu.edu v n/

Trang 39

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 27 ht t p : / / www lr c - tnu.edu v n/

Phần lớn quỹ đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phổ Yên được khai thác vàđưa vào sử dụng với mục đích phát triển cây hàng năm chiếm 8.160,44 ha tổng quỹđất nông nghiệp toàn huyện Trong đó chủ yếu để phát triển các loại cây lương thực cóhạt và cây công nghiệp ngắn ngày như lúa, ngô, khoai sắn, đậu tương… Đất vườn tạp,

có diện tích lớn thứ hai trong tổng quỹ đất nông nghiệp của huyện nhưng chưa đượcđẩy mạnh khai thác, nguồn đất này chủ yếu sử dụng để phát triển cây rau màu, cây ănquả trong quy mô hộ gia đình Vì vậy, trong thời gian tới huyện Phổ Yên cần đưa ranhững biện pháp hợp lý để tối ưu hoá quỹ đất này phục vụ cho phát triển nông nghiệp

Ngành nuôi trồng thuỷ sản đang được coi là tiềm năng của huyên nhưng quỹđất sử dụng vào mục đích này chỉ có 314,5 ha, nó chưa tương xứng với định hướngphát triển ngành này trong những năm tới của toàn huyện Quỹ đất giành cho đồng cỏ

có diện tích thấp nhất 35,2 ha điều này ảnh hưởng khá lớn tới mục tiêu phát triểnngành nông nghiệp của huyện trong những năm tới là đẩy mạnh phát triển chăn nuôi,đưa tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng lên tương xứng với tiềm năng có được từ trồng trọt

Trước năm 1997, mặc dù đất chuyên dùng và đất ở chiếm tỉ lệ thấp nhưngtrong tương lai nhu cầu về các loại đất này sẽ tăng lên Nó sẽ trở thành nguyên nhângây sức ép trực tiếp cho đất nông nghiệp Vì vậy cần phải có biện pháp sử dụng đấttiết kiệm trên nguyên tắc hạn chế đến mức thấp nhất việc chuyển đất nông nghiệpsang mục đích phi nông nghiệp

Để có được nền kinh tế phát triển thì cơ sở hạ tầng cần thay đổi, nhiều hệ thốnggiao thông thuỷ lợi sẽ được cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới Sức ép lớn trong việcgiành quỹ đất để nâng cấp, cải tạo, mở rộng các tuyến đuờng hiện có và xây dựng cáctuyến đường từ trục lộ đến các đường trong khu dân cư, công trình thuỷ lợi, hệ thốngmương máng, hồ đập trong thời gian tới sẽ yêu cầu quỹ đất rất lớn và không tránhkhỏi lấy vào đất nông nghiệp Thực tế đó đòi hỏi các cấp chính quyền phải xây dựngnhững chính sách quy hoạch hợp lý để tránh tình trạng xâm lấn đất nông nghiệp mộtcách tự do, bất hợp lý và thiếu khoa học

Hiện tượng mua bán, tích tụ, tập trung ruộng đất một cách tự do đang có xuhướng gia tăng và ngày một phổ biến trên phạm vi huyện Phổ Yên nói riêng và cảnước nói chung Thực trạng đó một mặt phản ánh xu thế phát triển của nền kinh tế thịtrường, mặt khác cũng làm nảy sinh những vấn đề phức tạp Phần lớn quá trình

Trang 40

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 28 ht t p : / / www lr c - tnu.edu v n/

chuyển nhượng ruộng đất diễn ra dưới hình thức mua bán trao tay, không thực hiệnđúng quy định của pháp luật Phần lớn các gia đình vì có con cái thoát li, không cólao động mà phải bán hoặc cho thuê ruộng đất Trong quá trình trao đổi mua bánruộng đất, hầu hết người bán và người mua đã quen biết nhau nên chỉ trao đổi qua tay

mà không trên giấy tờ và có sự chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền Trong trườnghợp cho thuê thì sau mỗi vụ thu hoạch thường là người đi thuê ruộng sẽ trả một phầnthóc cho người chủ ruộng Ví dụ như gia đình ông Hoàng Văn Toàn ở xóm Đình, xãTân Hương, huyện Phổ Yên có tổng 12 sào ruộng, do con cái ông thoát ly làm côngchức nên toàn bộ gia đình chuyển lên thành phố Thái Nguyên sinh sống Tổng số 12sào ruộng của gia đình ông Toàn cho năm người thuê gồm: gia đình chị Nguyễn ThịThiết (hai sào), gia đình chị Dương Thị Tuyết (3 sào), gia đình chị Dương Thị Hải (3sào)… Theo ông Toàn, mỗi một sào thuê như vậy, người đi thuê trả cho người córuộng (cụ thể là ông Thành)

2,5 nồi trên một sào (mỗi nồi là 25 kg), tức là một sào người thuê phải trả 62,5 kg.Tuy nhiên, ông Toàn phải đóng các khoản thuế ruộng, các loại phí cho uỷ ban nhândân xã Tân Hương Tình trạng tập trung mua bán, tích tụ ruộng đất một cách tự dokéo dài sẽ gây nên khó khăn cho nhà nước trong lĩnh vực quản lý đất đai

Cũng như nhiều địa bàn khác trên tỉnh Thái Nguyên, trong những năm gầnđây, tại huyện Phổ Yên, phương thức khai thác và sử dụng ruộng đất còn tồn tại nhiềuvấn đề cần phải giải quyết Đó là tình trạng manh mún của ruộng đất dưới tác độngcủa chính sách khoán ruộng theo tinh thần Nghị quyết 10 của Bộ chính trị, đó là tìnhtrạng để lãng phí tiềm năng đất nông nghiệp, tình trạng tích tụ ruộng đất một cách tự

do đang có xu hướng gia tăng… Thực trạng này đã và đang đặt ra nhiều vấn đề phứctạp cần được xem xét và giải quyết kịp thời, nhằm đưa nền nông nghiệp của huyệnphát triển theo hướng kinh tế hàng hoá có tính chất bền vững

Hơn nữa trước năm 1997, tình hình khai thác nguồn đất chưa sử dụng củahuyện Phổ Yên vẫn chưa được đẩy mạnh và chưa thu được hiệu quả cao do trình độ

kĩ thuật, công nghệ còn yếu kém nên quỹ đất chưa sử dụng của toàn huyện vẫn cònhơn 2000ha Quỹ đất này có nhiều yếu tố rất thuận lợi để phát triển các trang trại chănnuôi lớn, phát triển cây lâu năm và khai thác phát triển du lịch Vì vậy trong thời giantới các cấp chính quyền địa phương cần đưa ra những chính sách ưu đãi khuyến khích

Ngày đăng: 12/02/2019, 22:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ tài nguyên và Môi trường (2009), Niên giám thống kê năm 2008, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê năm 2008
Tác giả: Bộ tài nguyên và Môi trường
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2009
2. Cục thống kê Thái Nguyên (2005), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2003, Nxb Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2003
Tác giả: Cục thống kê Thái Nguyên
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2005
3. Cục thống kê Thái Nguyên (2005), Niên giám thống kê tỉnh Tháí Nguyên năm 2004, Nxb Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê tỉnh Tháí Nguyên năm2004
Tác giả: Cục thống kê Thái Nguyên
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2005
6. Trần Thị Minh Châu (2007), Về chính sách đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về chính sách đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay
Tác giả: Trần Thị Minh Châu
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2007
8. Chi cục thống kê huyện Phổ Yên (2011), Niên giám thống kê huyện Phổ Yên năm 2010, Phòng thống kê Phổ Yên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê huyện Phổ Yên năm2010
Tác giả: Chi cục thống kê huyện Phổ Yên
Năm: 2011
9. Chi chục thống kê huyện Phổ Yên (2013), Niên giám thống kê năm 2012, Phòng thống kê Phổ Yên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê năm 2012
Tác giả: Chi chục thống kê huyện Phổ Yên
Năm: 2013
10. Lê Duẩn (1965), Giai cấp vô sản đối với vấn đề ruộng đất trong cách mạng Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giai cấp vô sản đối với vấn đề ruộng đất trong cách mạng ViệtNam
Tác giả: Lê Duẩn
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1965
11. Đường Hồng Dật (1994), Lịch sử nông nghiệp Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử nông nghiệp Việt Nam
Tác giả: Đường Hồng Dật
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1994
12. Nguyễn Hoàng Đan, Đỗ Đình Tài (2003), Khả nămg mở rộng đất nông nghiệp vùng Tây Nguyên, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, (10) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khả nămg mở rộng đất nông nghiệpvùng Tây Nguyên
Tác giả: Nguyễn Hoàng Đan, Đỗ Đình Tài
Năm: 2003
14. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X, XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X, XI
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
15. Đảng cộng sản Việt Nam (2012), Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội (1997-2010) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng toàn tập
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc giaHà Nội (1997-2010)
Năm: 2012
16. Lâm Quang Huyên (2007), Vấn đề ruộng đất ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề ruộng đất ở Việt Nam
Tác giả: Lâm Quang Huyên
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2007
4. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (8/2012), Kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên sau 15 năm tái lập tỉnh (1997-2011) Khác
5. Cục thống kê Thái Nguyên (2013), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2012 Khác
7. Chi cục thống kê huyện Phổ Yên (2004), Niên giám thống kê huyện Phổ Yên năm 2003 Khác
13. Đảng bộ huyện Phổ Yên (8/2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ lần 28, nhiệm kì 2010-2015 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w