1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện phú xuyên, thành phố hà nội

98 31 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 2,33 MB

Nội dung

1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGÔ THANH LỘC NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHÚ XUYÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Thái Nguyên - 2020 2 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGÔ THANH LỘC NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHÚ XUYÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã ngành: 8 62 01 15 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Minh Thọ Thái Nguyên - 2020 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, khách quan cũng như chưa dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc Tác giả luận văn Ngô Thanh Lộc ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc TS Nguyễn Thị Minh Thọ đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám hiệu, Khoa sau đại học - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã luôn giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn Tôi xin chân thành cảm ơn UBND huyện Phú Xuyên và các phòng ban khác trong huyện cùng toàn thể cán bộ và nhân dân các xã được chọn nghiên cứu đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài Tôi xin trân trọng cảm ơn ! Tác giả luận văn Ngô Thanh Lộc 3 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT v DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU vi TRÍCH YẾU LUẬN VĂN vii MỞ 1 ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài .1 2 Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1 Mục tiêu chung 2 2.2 Mục tiêu cụ thể 2 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .3 3.1 Đối tượng nghiên cứu 3 3.2 Phạm vi nghiên cứu .3 4 Những đóng góp mới, ý nghĩa lý luận và thực tiễn .3 4.1 Ý nghĩa lý luận 3 4.2 Ý nghĩa thực tiễn 3 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 4 1.1 Cơ sở lý luận .4 1.1.1 Khái niệm về đất đai, đất nông nghiệp, hiệu quả sử dụng đất 4 1.1.2 Vai trò của đất nông nghiệp 6 1.1.3 Quan điểm về sử dụng đất nông nghiệp .7 1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp .8 1.2 Cơ sở thực tiễn về sử dụng đất và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 12 1.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 12 1.2.2 Kinh nghiệm sử dụng đất nông nghiệp một số địa phương trong nước 12 1.2.3 Bài học kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở Phú Xuyên 19 Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .20 2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 20 2.1.1 Điều kiện tự nhiên 20 2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 23 2.2 Nội dung nghiên cứu .24 2.3 Phương pháp nghiên cứu 25 2.3.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 25 2.3.2 Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp 25 4 2.3.3 Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp .25 2.3.4 Phương pháp xử lý số liệu 26 2.3.5 Phương pháp phân tích thông tin 26 2.3.6 Phương pháp phân tích SWOT .26 2.3.7 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 27 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30 3.1 Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Phú Xuyên 30 3.1.1 Hiện trạng sử dụng đất huyện Phú Xuyên 30 3.1.2 Các vùng sản suất nông nghiệp huyện Phú Xuyên 32 3.1.3 Hiện trạng các loại cây trồng chính trên đất nông nghiệp 33 3.2 Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Phú Xuyên 34 3.2.1 Thông tin chung các hộ điều tra .34 3.2.2 Hiệu quả sử dụng đất tại Phú Xuyên về mặt kinh tế 36 3.2.3 Hiệu quả sử dụng đất tại Phú Xuyên về mặt xã hội 52 3.2.4 Hiệu quả sử dụng đất tại Phú Xuyên về mặt môi trường 55 3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất tại Phú Xuyên 59 3.3.1 Các yếu tố về điều kiện tự nhiên 59 3.3.2 Các yếu tố nguồn lực cho sản xuất nông nghiệp 59 3.3.3 Kết cấu hạ tầng nông thôn 62 3.3.4 Nhân tố thị trường 62 3.4 Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Phú Xuyên .62 3.5 Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Phú Xuyên 64 3.5.1 Định hướng sử dụng đất nông nghiệp của huyện 64 3.5.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Phú Xuyên 66 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 76 1 Kết luận 76 2 Khuyến nghị .77 TÀI LIỆU THAM KHẢO 78 PHỤ LỤC 80 5 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT T ừ B V B Đ C C H Q L H L U N S N T N N Q L U B X D Ng hĩa Bả o Bi ến C y Hi ệu Lo ại Ki ểu Ng ân Nô ng Nô ng Qu ản Ủ ba X y 6 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1 Phân cấp mức độ đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất 28 Bảng 3.1: Cơ cấu sử dụng đất huyện Phú Xuyên .30 Bảng 3.2 Thống kê diện tích và cơ cấu đất nông nghiệp 31 Bảng 3.3 Đặc điểm của chủ hộ điều tra 34 Bảng 3.4 Tình hình đất đai của các hộ điều tra 35 Bảng 3.5 Một số tư liệu chủ yếu sử dụng bình quân của các hộ 35 Bảng 3.6 Hiệu quả kinh tế loại hình sử dụng đất 2 vụ lúa .38 Bảng 3.7 Hiệu quả kinh tế loại hình sử dụng đất 2 lúa - màu 39 Bảng 3.8 Hiệu quả kinh tế trên loại hình sử dụng đất 2 mùa - 1 lúa 40 Bảng 3.9 Hiệu quả kinh tế trên loại hình sử dụng đất Chuyên màu và CCNNN 1 Bảng 3.10 Hiệu quả kinh tế trên loại hình sử dụng đất cây ăn quả 49 Bảng 3.11 Hiệu quả kinh tế trên loại hình sử dụng đất hoa, cây cảnh 50 Bảng 3.12 Hiệu quả kinh tế trên loại hình sử dụng đất lúa - cá .51 Bảng 3.13 Hiệu quả xã hội sử dụng đất tại Phú Xuyên 53 Bảng 3.14 Hiện trạng bón phân một số cây trồng chính tại Phú Xuyên 58 Bảng 3.15 Ảnh hưởng của vốn đến hiệu quả sử dụng đất .60 Bảng 3.16 Ảnh hưởng của trình độ kỹ thuật đến hiệu quả kinh tế 61 Bảng 3.17 Kết quả phân tích SWOT 63 Bảng 3.18 Diện tích đề xuất các loại hình sử dụng đất theo đơn vị hành chính cấp xã 68 vii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN 1 Tên tác giả: Ngô Thanh Lộc 2 Tên luận văn: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội” 3 Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 8.62.01.15 4 Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Với mục tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả trên địa bàn huyện Phú Xuyên - thành phố Hà Nội Đồng thời góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, trong để tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: thu thập số liệu thông qua các phòng ban của huyện, điều tra phỏng vấn trực tiếp người dân sản xuất nông nghiệp, cán bộ địa phương, cán bộ khuyến nông, xử lý số liệu bằng Excel, số liệu được phân tích bằng phương pháp thông kê mô tả, thống kê so sánh, phân tích SWOT để đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Phú Xuyên cũng như phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đó Đề tài đã thu được những kết quả sau: - Phú Xuyên có tổng số diện tích tự nhiên 17.110,46 ha; diện tích đất nông nghiệp có sự thay đổi theo các năm, năm 2018 đạt 11.238,66 ha; chiếm tỷ lệ lớn nhất với 65,68% DTTN Nhóm đất phi nông nghiệp có 5.807,51 ha chiếm 33,94% DTTN, còn lại đất chưa sử dụng có 64,29 ha Địa hình huyện Phú Xuyên được chia làm 2 tiểu vùng sinh thái theo tiêu chí về địa hình và các điều kiện sản xuất nông nghiệp Đất canh tác tại Phú Xuyên bao gồm nhóm đất cát và nhóm đất phù sa - Đề tài tiến hành đánh giá theo 3 tiêu chí về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường Trong đó, kết quả đánh giá hiệu sử dụng đất về mặt kinh tế cho thấy, toàn huyện có 7 loại hình sử dụng đất chính với 61 kiểu sử dụng đất Phần lớn các kiểu sử dụng đất đều cho hiệu quả ở mức cao - Đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất tại phú xuyên: Yếu tố về điều kiện tự nhiên; Yếu tố về nguồn lực lao động, đất đai, vốn, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, trang thiết bị và phương tiên sản xuất; Kết cấu hạ tầng; thị trường viii - Từ kết quả nghiên cứu về hiện trạng sản xuất và hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp, đã tiến hành đề xuất được các định hướng và giải pháp nhằm ổn định và nâng cao hiệu quả sử dụng đất tại Phú Xuyên về mặt kinh tế, môi trường và xã hội, trong đó chú trọng đến nhóm giải pháp về xác định cơ cấu cây trồng hợp lý, phát triển thị trường, thương hiệu cho các sản phẩm đầu ra 72 độ xốp, cải tạo độ phì nhiêu đất Tại Phú Xuyên có 2 nhóm đất chính là Nhóm đất cát và Nhóm đất phù sa, trên các nhóm đất này cần áp dụng các biện pháp cụ thể như sau: (1) Đối với nhóm đất cát Đất cát được hình thành từ sản phẩm bồi tích của sông Hồng Loại đất này thường phân bố thành những dải nhỏ, hẹp, nằm sát bờ sông, hoặc là những bãi cát ven sông hay nằm giữa lòng sông, trên các địa hình bằng phẳng hoặc tương đối thấp, phân bố nhiều ở xã Khai Thái Để cải tạo loại đất này cần có nhiều biện pháp tổng hợp Bón phân đúng kỹ thuật là một trong những biện pháp cải tạo đất nhanh, rẻ, dễ làm cho hiệu quả ngay trong một vụ sản xuất Cần chú ý một số vấn đề sau: - Ưu tiên bón nhiều phân hữu cơ hoai mục 5 - 10 tạ/sào/vụ Nếu có điều kiện bón thêm phù sa, lầm ao phơi ải đập nhỏ 1 - 2 tấn/sào/năm hoặc đất sét phơi khô đập nhỏ 5 - 10tạ/năm Phân hữu cơ hoai mục có tác dụng làm tăng lượng mùn, vi sinh vật đất, làm xốp đất gia tăng độ màu mỡ cho đất lúa Đất sét, bùn ải làm tăng lượng keo đất Keo đất có tác dụng giữ phân, giữ nước, làm cho đất có kết cấu viên tảng tơi xốp giàu dưỡng khí - Chú ý bón phân hỗn hợp NPK đa yếu tố thay cho bón phân khoáng đơn cho loại đất này Phân NPK của các nhà máy sản xuất phân bón lớn có uy tín nhiều năm như: Hữu Nghị, Bình Điền, Văn Điển, Sông Danh… Ngoài thành phần đa lượng (đạm, lân, kali) còn có nhiều nguyên tố trung (S; Mg; Ca), vi lượng (Mo; Cu; Co; Bo) và hàm lượng mùn cao bổ sung sự thiếu hụt dinh dưỡng cho đất bạc màu hiệu quả - Bố trí hệ thống cây trồng phù hợp, chọn nhóm cây các tác dụng cải tạo đất: Cây họ đậu, lạc Bố trí nhóm cây lấy củ yêu cầu đất có thành phần cơ giới nhẹ - Đối với vùng ven sông Hồng, bố trí các mô hình trang trại trên đất không có hiệu quả trồng trọt, đất trũng cần chuyển đổi sang mô hình thủy sản (2) Đối với Nhóm đất phù sa Đây là loại đất được hình thành từ các sản phẩm bồi tụ của các con sông, có địa hình khá bằng phẳng, độ mầu mỡ khá, phù hợp với nhiều loại cây trồng như: Lúa, ngô, khoai lang, khoai tây, mía, các loại cây rau mầu, cây công nghiệp ngắn và dài ngày Đây là nhóm đất chiếm tỷ trọng lớn nhất trong quỹ đất nông nghiệp của Phú Xuyên Nhóm đất này có diện tích trên 10.000 ha đất nông nghiệp, phân bố ở tất cả các xã, thị trấn Sự suy giảm độ phì trên nhóm đất này chủ yếu do vấn đề bón phân mất cân đối và tập quán canh tác thiếu phân hữu cơ của người dân Vì vậy, cần có các biện pháp nâng cao nhận biết của người dân về tác dụng của phân hữu cơ và nhu cầu N, P, K của từng loại cây 73 trồng, từ đó khuyến cáo các biện pháp bón phân cân đối và hợp lý Ngoài ra cần quan tâm đến chế độ tưới và chế độ tiêu - Cần có những biện pháp nâng cao hệ số sử dụng đất, tạo cơ cấu cây trồng đa dạng trên nhóm đất này - Xây dựng các vùng chuyên canh cây trồng, đối các vùng chuyên canh, tận dụng lợi thế đất đai giàu dinh dưỡng bố trí hệ thống cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao - Có các biện pháp bảo vệ đất, tránh bị hiện tượng thoái hóa và bóc lột đất xảy ra d Giải pháp về môi trường Theo dự báo chất lượng môi trường Phú Xuyên trong những năm tới có xu hướng xấu đi do sự gia tăng tốc độ phát triển của các ngành kinh tế, đồng thời với việc khai thác tài nguyên và lượng chất thải ngày càng gia tăng Các khu vực định hướng phát triển công nghiệp và đô thị sẽ là nơi có ảnh hưởng về chất lượng môi trường Vì vậy, để giảm thiểu ô nhiễm, để có môi trường tốt có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng sản phẩm nông nghiệp hàng hóa, chúng tôi đề xuất một số giải pháp sau: - Quy hoạch chi tiết và dự án xây dựng các khu, cụm công nghiệp làng nghề; các khu chăn nuôi tập trung ngoài khu dân cư; các khu vực giết mổ gia súc gia cầm tập trung nhất thiết phải có phương án bảo vệ môi trường và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước khi phê duyệt phương án quy hoạch hoặc dự án đầu tư - Vì là vùng trũng, đối với các khu công nghiệp, làng nghề cần phải được đầu tư xây dựng các khu xử lý nước thải - Nâng cấp và xây dựng các bãi xử lý rác thải theo quy hoạch - Tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức và trách nhiệm của nguời dân trong việc bảo vệ môi trường - Các cấp chính quyền, nhất là chính quyền xã, thị trấn và các cơ quan quản lý chuyên môn phải có sự phối hợp chặt chẽ để tăng cường công tác quản lý nhà nước về các hoạt động sản xuất, kinh doanh, buôn bán, sử dụng thuốc BVTV, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, phân bón, giống cây trồng, vật nuôi để sớm phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm như: bán thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục, thuốc kém chất lượng, sử dụng thuốc không đúng liều lượng, thời gian cách ly không đảm bảo; vứt vỏ bao bì nhãn mác bừa bãi ra môi trường xung quanh; SXKD giống không đảm bảo chất lượng, đưa giống vào sản xuất không qua kiểm dịch thực vật và kiểm dịch động vật e Giải pháp về thị trường tiêu thụ nông sản 74 Có thể nói, nhiều năm qua vấn đề luôn được quan tâm trong nông nghiệp đó là tình trạng thiếu ổn định về đầu ra cho nông sản và hay xảy ra tình trạng được mùa mất giá và ngược lại Đối với sản xuất nông nghiệp thì thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản đóng vai trò hết sức quan trọng là động lực góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển Để mở rộng được thị trường tiêu thụ nông sản góp phần giúp cho người dân không phải khó khăn trong việc tiêu thụ những sản phẩm do mình tạo ra tôi xin đưa ra hướng giải quyết như sau Tiếp tục triển khai mạnh mẽ cơ cấu lại ngành nông nghiệp, lựa chọn nhóm sản phẩm là đặc sản của địa phương Tiếp tục đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung; đẩy mạnh liên kết phát triển tổ hợp tác, HTX; thu hút đầu tư doanh nghiệp tư nhân; xây dựng các mô hình chuỗi; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện ích, các chợ… để thúc dẩy tiêu thụ trong nước Nâng cao năng lực chế biến nông sản, bảo quản, đóng gói, bao bì, nhãn mác để nâng cao giá trị sản phẩm Thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng KHCN; triển khai các giải pháp tận dụng tối đa cơ hội của cách mạng công nghiệp 4.0; phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ Đưa các giống mới có năng suất và chất lương cao vào sản xuất, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường Đồng thời, khuyến khích người sản xuất ứng dụng các thành tựu mới của khoa học kỹ thuật nông nghiệp f Giải pháp về xây dựng thương hiệu Tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, quảng bá các sản phẩm nông sản mũi nhọn của huyện vào các thị trường tiềm năng Khuyến khích và tạo môi trường thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế tham gia tìm kiếm thị trường, giới thiệu sản phẩm và tham gia vào việc xuất khẩu nông sản Liên doanh, liên kết tạo sản phẩm hàng hóa theo vùng, địa phương để tạo lợi thế trong tiêu thụ và xuất khẩu Khuyến khích xây dựng các chợ trung tâm cụm xã, chợ đầu mối nông sản theo quy hoạch đã được phê duyệt ở các vùng sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi hàng hóa tập trung để tổ chức thu mua nông, tạo điều kiện cho các hộ gia đình phát triển sản xuất ổn định Xây dựng các trang thông tin điện tử để dự báo cung cấp thường xuyên các thông tin cần thiết về giá cả và nhu cầu thị trường cho người sản xuất 75 Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu sản phẩm đã được đăng ký; hình thành các liên kết ổn định giữa các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ rau với các HTX, nông dân vùng sản xuất rau chế biến, rau an toàn tập trung; phát triển mạng lưới tiêu thụ qua siêu thị, đại lý, cửa hàng bán lẻ gắn chứng nhận rau an toàn với sử dụng thương hiệu nhà sản xuất Có các chính sách hỗ trợ, cơ chế ưu đãi, động viên khuyến khích nông dân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia liên doanh, liên kết đầu tư trong sản xuất bảo quản, chế biến, xây dựng thương hiệu, tiêu thụ nông sản hàng hóa 76 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận 1 Phú Xuyên có tổng số diện tích tự nhiên 17.110,46 ha; diện tích đất nông nghiệp có sự thay đổi theo các năm, năm 2018 đạt 11.238,66 ha; chiếm tỷ lệ lớn nhất với 65,68% DTTN Nhóm đất phi nông nghiệp có 5.807,51 ha chiếm 33,94% DTTN, còn lại đất chưa sử dụng có 64,29 ha Địa hình huyện Phú Xuyên được chia làm 2 tiểu vùng sinh thái theo tiêu chí về địa hình và các điều kiện sản xuất nông nghiệp Đất canh tác tại Phú Xuyên bao gồm nhóm đất cát và nhóm đất phù sa 2 Đã nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện Phú Xuyên về mặt kinh tế, xã hội và môi trường Trong đó, kết quả đánh giá hiệu sử dụng đất về mặt kinh tế cho thấy, toàn huyện có 7 loại hình sử dụng đất chính với 61 kiểu sử dụng đất: - Loại hình sử dụng đất 2 vụ lúa: Hiệu quả kinh tế ở mức thấp đến rất thấp - Loại hình sử dụng đất 2 lúa - 1 màu: Có 15 kiểu sử dụng đất, hiệu quả kinh tế ở mức cao đến rất cao - Loại hình sử dụng đất 2 màu - 1 lúa: Có 11 kiểu sử dụng đất, phần lớn hiệu quả kinh tế ở mức cao - Loại hình sử dụng đất Chuyên màu và CCNNN: Có 22 kiểu sử dụng đất, phần lớn hiệu quả kinh tế ở mức cao đến rất cao Riêng 2 kiểu sử dụng đất Lạc xuân - Lạc mùa, Ngô xuân - Ngô mùa cho hiệu quả kinh tế ở mức thấp - Loại hình sử dụng cây ăn quả với các cây trồng chính như: bưởi, cam, táo, chuối, hiệu quả kinh tế ở mức cao - Loại hình sử dụng cây hoa với các cây trồng chính như: hoa hồng, hoa cúc, hoa ly, cây quất, cây đào, hiệu quả kinh tế ở mức cao đến rất cao - Loại hình sử dụng đất cây tổng hợp với kiểu sử dụng đất chính là lúa - cá hiệu quả kinh tế ở mức cao cao 3 Đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất tại phú xuyên: Yếu tố về điều kiện tự nhiên; Yếu tố về nguồn lực lao động, đất đai, vốn, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, trang thiết bị và phương tiên sản xuất; Kết cấu hạ tầng; thị trường 4 Từ kết quả nghiên cứu về hiện trạng sản xuất và hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp, đã tiến hành đề xuất được các định hướng và giải pháp nhằm ổn định và nâng cao hiệu quả sử dụng đất tại Phú Xuyên về mặt kinh tế, môi trường và xã hội, 77 trong đó chú trọng đến nhóm giải pháp về xác định cơ cấu cây trồng hợp lý, phát triển thị trường cho các sản phẩm đầu ra 2 Khuyến nghị 2.1 Đối với UBND và các phòng, ban Tăng cường hỗ trợ, đầu tư cho công tác nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ KHKT giống, cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái của huyện, nâng cấp, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, chế biến nông sản, ngành nghề nông thôn, Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung, bền vững, ứng dụng công nghệ cao, tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng cao Tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư vào nông nghiệp, chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp từ trồng lúa kém hiệu quả sang sản xuất rau an toàn, hoa, cây ăn quả Đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất tập trung, sản xuất hàng hóa quy mô lớn Tăng cường xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm để hỗ trợ doanh nghiệp, hộ nông dân tiêu thụ sản phẩm 2 Đối với người dân Áp dụng đúng các biện pháp kỹ thuật, thực hiện bón phân cân đối trong quá trình canh tác, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo khuyến cáo Bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý, chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả, mang lại hiệu quả kinh tế thấp trên cơ sở các đề xuất, giải pháp đã đưa ra 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1 Bùi Nữ Hoàng Anh (2013), Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp tại Yên Bái giai đoạn 2012 - 2020, Luận án tiến sỹ, Đại học Thái Nguyên 2 Lê Huy Bá, Vũ Chí Hiếu, Võ Đình Long (2009), Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững 3 Nguyễn Văn Bình (2017), Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận án tiến sỹ, Đại học Huế 4 Trần Quyết Chiến (2020), Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ, Luận án tiến sỹ, Hà Nội 5 Chi cục Thống kê huyện Phú Xuyên (2019), Niên giám thống kê Phú Xuyên 2018, Phú Xuyên 6 Phạm Tiến Dũng (2009), Bài giảng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 7 Mai Huê (2019), Hà Nam phát triển cánh đồng mẫu, https://nongnghiep.vn, ngày 18/2/2019 8 Đặng Hiếu (2019), Thái Bình nỗ lực cởi trói cho nông nghiệp phát triển, http://dangcongsan.vn/, ngày 03/11/2019 9 Trần Thị Thanh Hoa, 2018, Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội 10 Huyện ủy Phú Xuyên, Chương trình số 04-CTr/HU ngày 08/01/2016 về Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2015 - 2020 11 Hoàng Mai (2019), Từ chủ trương đến hiệu quả phát triển nôn nghiệp biền vững, http://baobacninh.com.vn, ngày 23/8/2019 12 Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Luật đất đai 2013, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 13 UBND huyện Phú Xuyên, (2018), Báo cáo Kết quả phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2018, phương hướng nhiệm vụ năm 2018, Phú Xuyên 14 UBND huyện Phú Xuyên (2013), Báo cáo quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 2020 79 15 Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, (2015),Báo cáo Điều tra, đánh giá thoái hóa đất phục vụ quy hoạch phát triển bền vững Thành phố Hà Nội, Hà Nội 16 Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, (2015), Báo cáo Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học phục vụ thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và quản lý sử dụng bền vững tài nguyên đất nông nghiệp huyện Phú Xuyên TP Hà Nội, Hà Nội 17 Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, (2018), Chương trình Đánh giá thực trạng chất lượng và giải pháp sửa dụng bền vững đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, Hà Nội 18 Nguyễn Hữu Thịnh, (2018), Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh An Giang để ứng phó với biến đổi khí hậu, Luận án tiến sỹ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Tiếng Anh 19 FAO FAO-UNESCO Soil Map of the World Revised Legend World Soil Resources Report No 60 Rome 1988 Reprinted 1990 20 FAO A Framework for Land Evaluation Soil Bul No32 Rome 1976 21 A.J.Smith, Julian Dumaski (1993) FESLM An International framme - work for Evaluating sustainable and management, World soil report No 22 Costatynova M, Xocolinsky V (1984) Economic efficiency of social production, the Hanoi Statistics 23 Garry A.Smith (1998) The technology to diversify agriculture, Seminar on Strategies for agricultural development and rural Vietnam (3/1997) 24 Purnomo and Sugeng Widodo (1995) The management of sloping lands for sustainable agriculture in Indonesia p 53-86 25 Samuelson P.A và Nordhouse W (1989) Economics, Institute of International Relations, Hanoi 80 PHỤ LỤC Phụ lục 1: PHIẾU ĐIỀU TRA Thuộc đề tài “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội” Phiếu số: Ngày điều tra: I TÌNH HÌNH CHUNG CỦA HỘ 1 Họ và tên chủ hộ: Tuổi: Nam/Nữ 2 Nghề nghiệp: Dân tộc:……….… Trình độ học vấn: 3 Địa chỉ: Thôn: Xã: 4 Số nhân khẩu: Số lao động: LĐ Chính: LĐ phụ: 5 Kinh tế gia đình thuộc: Nông nghiệp ; Phi nông nghiệp ; Khác  6 TP Kinh tế hộ: Khá ; Giàu ; Trung bình ; Nghèo, đói  7 Quỹ đất sản xuất nông nghiệp của hộ: … (ha); Tổng số thửa của hộ … (thửa) 8 Các nguồn thu nhập chính của hộ: M T T Các ứ ỷ T hoạt c 1 Tr 2 ồC 3 hă T 4 hu Dị 5 ch Đi 6 là T 7 hH oạ sản nông nghiệp: 9 Tài II C S G Các ác ố i t lo á ại l 5 6 7 8 9 1 01 1 81 II TÌNH HÌNH SẢN XUẤT 2.1 Các loại hình sử dụng đất và điều kiện canh tác Đ ị a Lo L ạ o i ạ c i â đ h Thời Độ Di gian Ng ng ện (th u ập tíc án y sâ h g) ê u (h n (m a) 2.2 Hình thức tiêu thụ sản phẩm Lo T ổ ạ n i g n s Trong đó (%) sản phẩm dùng Đ G ố i i á t b á 2.3 Khó khăn trong sản xuất Đ G K T L C ó C óC óC óC ó K - C h ó K - C hK - óC hK - óC hK - óC h ó K h K hK hK hK h Điều kiện tưới Tưới 82 2.3 Mức độ thu hút M Mức độ ứ chấp L U C c T T CnhậnT T R T a B h a B h ất II Hiệu quả sử dụng đất Đ Hạơ n n A T Di N Gi B T Sả Sả C C I V Gi Ph Ur Lâ K N D Ph V Ph H óa 1 0 1 0 1 0 1 0 t ạ ấ K g t ạ K g K g K g K g K g K g K g Loại sử L o ạ L o ạ T h TịT Bh 83 Đ Hạơ t n í - 1 T 0 - 1 N 0 - 1 V 0 … II C C La ô C La ô1 Gi đ0 th uê / II I 1 K 0 ha - 1 Là 0 - 1 T 0 - 1 V 0 - 1 T 0 - 1 Q 0 - 1 … 0 IV - 1 T - 0 1 Lã i- 01 … 0 - 1 … 0 Loại sử Lo ạid ụ Lo ạid ụ 84 C ( N ( K y t ê n ) 85 Phụ lục 2 Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính của huyện Phú Xuyên T L Kiểu T1 C o Ld h úa L úa L úa L úa L úa L úa L úa L 2 2 lú a 1 m àu úa L úa L úa L úa L úa L úa L úa L úa L úa Bí xa C àD ưa L úa L L 3 2 úa m úa L àu úa - N 1 gô N lú gô N a gô R au C hu D Đ C ưa 4 h ậu Đ u ậu yê Đ n ậu Kh m oai 86 T L Kiểu T o Ld ạc L ạc N gô N gô N gô N gô N gô N gô M ăn R au R au R au R au R au R au R au B ư C aC 5 C hu Đ ây uN ăn hã q Ổi uả T áo Đ ào H 6 C oa h H u oa Q yê 7 C uấ L an úa ... nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu thực trạng đề xuất giải pháp nâng cao hiệu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội" Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Đánh giá trạng sử dụng. .. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGÔ THANH LỘC NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHÚ XUYÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã ngành:... hướng giải pháp nâng cao hiệu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phú Xuyên 64 3.5.1 Định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện 64 3.5.2 Các giải pháp nâng cao hiệu sử dụng đất nông nghiệp

Ngày đăng: 28/10/2020, 01:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w