1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện phù cừ, tỉnh hưng yên

134 190 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 134
Dung lượng 3,18 MB

Nội dung

Như vậy đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp cóhạn về diện tích nhưng lại có nguy cơ bị suy thoái dưới tác động của thiên nhiên và sự thiếu ý thức của con người trong quá trình sản xuất.

Trang 1

H C Ọ VI N Ệ NÔNG NGHIỆP VI T Ệ

NAM

NGUYỄN THÙY LIÊN

YÊN

Chuyên ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 60 85 01 03

Ngư iờ hướng dẫn khoa h cọ : PGS.TS Trần Văn Chính

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám

ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thùy Liên

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.

Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS TS Trần Văn Chính đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,

Bộ môn Trắc địa Bản đồ, Khoa Quản lý Đất đai - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tnh giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức tại UBND huyện Phù

Cừ đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thùy Liên

Trang 4

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục các chữ viết tắt v

Danh mục bảng vi

Danh mục hình vi Trích yếu luận văn .vii Thesis abstract xii Phần 1 Mở đầu 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.3 Phạm vi nghiên cứu 3

1.4 Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3

Phần 2 Tổng quan tài liệu 4

2.1 Đất nông nghiệp và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp 4

2.1.1 Khái quát về đất nông nghiệp 4

2.1.2 Vai trò của đất nông nghiệp 5

2.1.3 Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp 7

2.1.4 Quan điểm về sử dụng đất nông nghiệp

10 2.1.5 Sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam .

11 2.2 Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 14

2.2.1 Khái quát về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

14 2.2.2 Những công trình nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

18 2.2.3 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 23

Trang 5

2.3 Đánh giá chung về vấn đề nghiên cứu 24

Phần 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu

26 3.1 Địa điểm nghiên cứu 26

3.2 Thời gian nghiên cứu 26

3.3 Đối tượng nghiên cứu 26

3.4 Nội dung nghiên cứu 26

3.4.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có ảnh hưởng tới sử dụng đất nông nghiệp của huyện Phù Cừ 26

3.4.2 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Phù Cừ

26 3.4.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Phù Cừ 26

Trang 6

3.4.4 Đề xuất các loại hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Phù Cừ đến năm 2020

26 3.4.5 Đề xuất các loại hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Phù Cừ đến năm 2020

26 3.4.6 Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phù Cừ 26

3.5 Phương pháp nghiên cứu 26

3.5.1 Phương pháp thu thập số liệu 26

3.5.2 Phương pháp xử lý số liệu 27

3.5.3 Phương pháp chọn điểm để nghiên cứu 27

3.5.4 Các chỉ tiêu dung để đánh giá hiệu quả sử dụng đất 27

Phần 4 Kết quả và thảo luận

31 4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 31

4.1.1 Điều kiện tự nhiên 31

4.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 35

4.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường 39

4.2 Hiện trạng sử dụng đất huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên 40

4.2.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Phù Cừ năm 2015 40

4.2.2 Hiện trạng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp 42

4.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Phù Cừ 44

4.3.1 Hiệu quả kinh tế 44

4.3.2 Hiệu quả xã hội 49

4.3.3 Hiệu quả môi trường 53

4.3.4 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất tổng hợp của các tiểu vùng 61

4.4 Định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên 63

4.4.1 Cơ sở định hướng 63

4.4.2 Đề xuất các loại sử dụng đất nông nghiệp huyện Phù Cừ 64

4.5 Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 67

4.5.1 Giải pháp về kinh tế - kỹ thuật 67

4.5.2 Giải pháp về đất đai 67

4.5.3 Giải pháp về môi trường 68

4.5.4 Giải pháp về khác 68

Phần 5 Kết luận và kiến nghị 69

5.1 Kết luận 69

5.2 Kiến nghị 70

Tài liệu tham khảo 71

Trang 7

Phụ lục 73

Trang 8

GTGT Giá trị gia tăng GTNC

Giá trị ngày công GTSX Giá

trị sản xuất HQĐV Hiệu quả

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Diện tích, cơ cấu đất đai tỉnh Hưng Yên 23

Bảng 3.1 Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế 28

Bảng 3.2 Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội 29

Bảng 3.3 Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường 30

Bảng 3.4 Phân cấp đánh giá hiệu quả sử dụng đất 30

Bảng 4.1 Một số chỉ tiêu về khí hậu huyện Phù Cừ 2015 32

Bảng 4.2 Các loại đất chính huyện Phù Cừ 34

Bảng 4.3 Cơ cấu kinh tế huyện Phù Cừ 35

Bảng 4.4 Giá trị sản xuất các lĩnh vực trong kinh tế nông nghiệp 36

Bảng 4.5 Dân số huyện Phù Cừ qua các năm 38

Bảng 4.6 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Phù Cừ năm 2015 41

Bảng 4.7 Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính năm 2015 42

Bảng 4.8 Hiện trạng các LUT chính của huyện Phù Cừ năm 2015 43

Bảng 4.9 Hiệu quả kinh tế một số cây trồng chính tểu vùng 1 45

Bảng 4.10 Hiệu quả kinh tế của các LUT trên tểu vùng 1 46

Bảng 4.11 Hiệu quả kinh tế một số cây trồng chính tểu vùng 2 47

Bảng 4.12 Hiệu quả kinh tế các LUT trên tểu vùng 2 48

Bảng 4.13 Hiệu quả xã hội của các LUT ở tểu vùng 1 50

Bảng 4.14 Hiệu quả xã hội sử dụng đất trên tểu vùng 2 52

Bảng 4.15 Lượng phân bón của các loại cây ở Phù Cừ 54

Bảng 4.16 Đánh giá hiệu quả qua lượng phân bón sử dụng đối với các LUT 56

Bảng 4.17 Các loại thuốc BVTV được sử dụng thực tế tại Phù Cừ 58

Bảng 4.18 Đánh giá lượng sử dụng thuốc BVTV của các LUT 59

Bảng 4.19 Hiệu quả khả năng cải tạo đất của các LUT 60

Bảng 4.20 Hiệu quả môi trường của các LUT trên địa bàn huyện Phù Cừ 61

Bảng 4.21 Tổng hợp hiệu quả sử dụng đất của các LUT huyện Phừ Cừ 62 Bảng 4.22 Diện tích các loại hình sử dụng đất chính huyện Phù Cừ giai đoạn 2015-2020

65

DANH MỤC HÌNH

Trang 10

Hình 4.1 Hiện trạng sử dụng đất huyện Phù Cừ năm 2015 40

Trang 11

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tác giả: Nguyễn Thùy Liên

Tên luận văn: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Phù Cừ, tỉnh

Hưng Yên”.

Chuyên ngành: Quản lý đất đai Mã số: 60 85 01 03

Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng là: (1) Phương pháp điều tra thu thập số liệu: Phương pháp này sử dụng trong điều tra, thu thập các số liệu, tài liệu, thông tin cần thiết phục vụ cho mục đích nghiên cứu (2) Phương pháp xử lí số liệu:

sử dụng phần mềm Excel để tính toán số liệu đã thu thập được (3) Phương pháp chọn điểm để nghiên cứu: Dựa vào đặc điểm địa hình của địa bàn, chọn ra 2 xã trong hai tểu vùng có đặc điểm địa hình khác biệt nhau để điều tra.

Kết quả nghiên cứu

1 Phù Cừ là huyện có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế hiện chưa được khai thác triệt để Nằm ở vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nông nghiệp, huyện có nhiều điều kiện thuận lợi để hội nhập, cùng phát triển với các địa phương khác Tinh thần hiếu học, đức tính cần cù sang tạo của người dân Phù Cừ là nguồn lực quan trọng cho phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa.

2 Phù Cừ có diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 6474,81 ha, chiếm 69,55% diện tích đất nông nghiệp, có 4 loại sử dụng đất chính (LUT) với 13 kiểu sử dụng đất khác nhau Hệ thống cây trồng của huyện chủ yếu là cây hàng năm Trong đó, LUT chuyên lúa chỉ có 1 kiểu sử dụng đất, LUT 2 lúa – 1 màu có 6 kiểu sử dụng đất, LUT chuyên màu có 4 kiểu sử dụng đất, LUT cây ăn quả có 2 kiểu sử dụng đất Trên cơ sở các yếu tố

về địa lý, địa hình và tập quán canh tác đã xác định được 2 tểu vùng nghiên cứu.

Trang 12

3 Kết quả nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cho thấy:

- Hiệu quả kinh tế: LUT cho hiệu quả kinh tế cao nhất là cây ăn quả, đặc biệt là cây nhãn với giá trị sản xuất đạt 290,48 triệu đồng/ha, HQĐV đạt 2,19 lần LUT chuyên lúa cho hiệu quả kinh tế thấp nhất với GTSX 86,943 triệu đồng/ha, HQĐV là 1,89 lần.

- Hiệu quả xã hội: LUT cho hiệu quả xã hội cao nhất là LUT chuyên màu, đặc biệt là chuyên rau màu với 1092 công/ha, GTNC 196.000đ/công, tỉ lệ tiêu thụ nông sản đạt 85%, sự chấp nhận của người dân 80%.

- Hiệu quả môi trường: LUT chuyên màu cho hiệu quả môi trường cao nhất do sử dụng cây họ đậu trong công thức luân canh Chỉ có kiểu sử dụng đất chuyên rau màu là cho hiệu quả ở mức thấp do lượng sử dụng phân bón ít, lượng sử dụng thuốc BVTV không đúng khuyến cáo và hình thức chuyên canh mang lại hiệu quả cải tạo đất không cao.

+ Tiểu vùng 1: Hiệu quả kinh tế cao hơn tểu vùng 2

+ Tiểu vùng 2: Hiệu quả xã hội và môi trường cao hơn tiểu vùng 1

Trang 13

COMPENDIUM OF THEISIS

Author: Nguyen Thuy Lien

Thesis title: “Evaluating the effectveness of using agricultural land at Phu

Cu, Hung Yen”.

Major: Land management Code: 60 85 01 03

Educatonal organizaton: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

Research objectives:

Evaluatng the effectiveness of using agricultural land at Phu Cu, Hung Yen

Proposing the solutions to increase the effectveness of using agricultural land at Phu Cu, Hung Yen.

Research methods:

The methodologies were used are: (1) Data collecton methodology: This methodology was used in investgatng, collectng required data, information in order

to do the research (2) Executng data methodology: Executing collected data Using

Microsoft Exce (3) Region selectng methodology: Based on the features of the place,

selected 2 communes in 2 sub-regions which having different features of terrain for investgatng.

Major results:

1 Phu Cu district has potental for economic development has not been fully exploited Located in convenient locaton for economic development - social, especially agriculture, the district has many favorable conditons for integration, jointly developed with other localities Studious spirit, diligent creative people Phu Cu is an important resource for the development of agriculture commodities.

2 Phu Cu with area agricultural land is 6474.81 hectares, accountng for 69.55%

of agricultural land There are 4 land use type (LUT) with 13 different types of using Most of cropping systems of the district are annual crops In this, LUT (specialized rice) has only 1 type of land use, LUT (rice-subsidiary crop) has 6 types of land use, LUT (subsidiary crop) has 4 types of land use, LUT (fruit trees) has 2 types of land use The result of the research about the efectveness of using farmland shows 3 The study results efectvely use agricultural land showed.

3 The study results effectively use agricultural land showed that:

Trang 14

- Economic efficiency: LUT for highest economic efficiency is the fruit trees, especially trees labeled with production value reached 290.48 million /hectares , capital

Trang 15

1 0

efficiency is 2.19 tmes LUT (specialized rice) for economic efficiency with the lowest producton value 86.943 million /hectares, capital efficiency is 1.89 tmes.

- Social effect: LUT for highest eficiency is LUT (subsidiary crop), especially vegetable crops for workdays are 1092 /hectares , value workday is 196.000d /workday, agricultural consumpton rate was 85%, the acceptance 80% of people.

- Environmental Effectveness: LUT (subsidiary crop) for the highest environmental efficiency by use of legumes in cropping patterns Only specialized vegetables are effectve at low levels because of less use of fertilizer, pesticide use of incorrect warnings and intensive forms of efectve land reclamation is not high.

+ Subregion 1: The conomic eficiency of subregion 1 higher than subregion 2 + Subregion 2: Effective social and environmental subregion 2 are higher than subregion 1

4 Orientaton land use by 2020

- Subregion 1: Prioritze LUT (specialized rice) to ensure food security and LUT (fruit trees) for high economic eficiency

- Subregion 2: Prioritize LUT (specialized rice) to ensure food security, and LUT (subsidiary crop) bring high economic value.

5 The solutions improve the efficiency of use of agricultural land in the district: Solutions on natural conditions, socio-economic, land use solutions, environmental solutions, other solutions

Trang 16

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt,

là nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của đất nước, là thành phần quan trọngcủa môi trường sống, là địa bàn phân bố của các khu dân cư, xây dựng các cơ sởkinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng Chúng ta biết rằng không cóđất thì không thể sản xuất, cũng không có sự tồn tại của con người và đất là

vị trí đặc biệt quan trọng với sản xuất nông nghiệp

Nông nghiệp là một ngành sản xuất những sản phẩm thiết yếu nhưlương thực, thực phẩm, là hoạt động sản xuất cổ nhất và cơ bản nhất củaloài người Hầu hết các nước trên thế giới đều phải xây dựng nền kinh tế trên cơ

sở phát triển nông nghiệp, khai thác tềm năng của đất, lấy đó làm bàn đạp đểphát triển các ngành khác Mục đích của việc sử dụng đất đai là làm thế nào bắtnguồn tư liệu có hạn này mang lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và môitrường cao nhất, đảm bảo lợi ích trước mắt và lâu dài, đó chính là việc sử dụngđất theo hướng bền vững Phát triển nông nghiệp bền vững được định nghĩa như

là việc quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, định hướng các thay đổi về côngnghệ và thể chế nhằm thoả mãn các nhu cầu của con người cho thế hệ ngày nay

và mai sau (Đào Châu Thu và Nguyễn Khang, 1998)

Xã hội phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngàycàng tăng về lương thực thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa,

xã hội Con người đã tìm mọi cách để khai thác đất đai nhằm thỏa mãn nhữngnhu cầu ngày càng tăng đó Như vậy đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp cóhạn về diện tích nhưng lại có nguy cơ bị suy thoái dưới tác động của thiên nhiên

và sự thiếu ý thức của con người trong quá trình sản xuất Đó còn chưa kể đến sựsuy giảm về diện tích đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa đang diễn ramạnh mẽ, trong khi khả năng khai hoang đất mới lại rất hạn chế Do vậy, việcđánh giá hiệu quả sử dụng đất sản suất nông nghiệp từ đó lựa chọn các loạihình sử dụng đất có hiệu quả để sử dụng hợp lý theo quan điểm sinh thái vàphát triển bền vững đang trở thành vấn đề mang tính chất toàn cầu đang

Trang 17

được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm Đối với một nước có nềnnông nghiệp chủ yếu như Việt Nam,

Trang 18

nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

Khai thác tiềm năng đất đai sao cho đạt hiệu quả cao nhất là việc làmhết sức quan trọng và cần thiết, đảm bảo cho sự phát triển của sản xuất nôngnghiệp cũng như của sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước Cần phải cócác công trình nghiên cứu khoa học, đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụngđất nông nghiệp, nhằm phát hiện ra các yếu tố tích cực và hạn chế, từ đó làm cơ

sở để định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp, thiết lập các giải phápnhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Phù Cừ là huyện nông nghiệp nằm phía Đông Nam của tỉnh Hưng Yên, có

vị trí thuận lợi, gần những thành phố lớn năng động về phát triển kinh tế Trongnhững năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường quátrình đô thị hóa, công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ dẫn đến đất đai ngày càngthu hẹp, đất nông nghiệp bị chuyển dần sang các mục đích khác, mặc dù nôngnghiệp vẫn là ngành sản xuất chủ yếu của huyện Vì vậy đòi hỏi cần phải cóhướng sản xuất mới, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tănggiá trị thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác gắn với bảo vệ và cải tạo đất và tạo

ra các sản phẩm nông nghiệp đạt têu chuẩn cả về chất lượng và số lượng, đápứng được nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu

Nhìn chung, kinh tế nông nghiệp, nông thôn của huyện Phù Cừ trongnhững năm gần đây đã có những bước phát triển mới song vẫn còn nhỏ lẻ thiếuđồng bộ, công cụ sản xuất đa phần là thủ công, năng suất lao động và hiệuquả kinh tế chưa cao Nhận thức của nhân dân về sản xuất hàng hoá trong cơ chếthị trường còn rất hạn chế Trong khi đó, những chính sách về phát triểnnông nghiệp nông thôn, đặc biệt là những chính sách cụ thể để phát triển ngànhnông nghiệp chưa có hiệu quả Vì vậy, rất cần có định hướng chỉ đạo và có

cơ chế chính sách của các cấp, các ngành để có hướng đi đúng đắn trong pháttriển nền kinh tế nông nghiệp bền vững, giúp người dân lựa chọn đượcphương thức sản xuất phù hợp với điều kiện cụ thể của huyện, nâng cao hiệuquả sử dụng đất nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển nền nông nghiệp bềnvững là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết

Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi thực hiện nghiên cứu đề tài:

“Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên”.

Trang 19

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phù

Xác định được hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của một số loại hình

sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện Phù Cừ

Đề xuất được các loại hình sử dụng đất nông nghiệp và các giải pháp sửdụng đất nông nghiệp hợp lý, có hiệu quả trên địa bàn huyện Phù Cừ, tỉnh HưngYên đến năm 2020

- Ý nghĩa khoa học:

Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần hoàn thiện việc đề xuất các loạihình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cao trên địa bàn huyện PhùCừ

- Ý nghĩa thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp giải quyết được việc lựa chọn cácloại hình sử dụng đất hiệu quả cao, giải quyết nhu cầu đời sống, lao động, môitrường cho người dân trong huyện

Trang 20

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ QUAN ĐIỂM SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP

2.1.1 Khái quát về đất nông nghiệp

Đất đã có từ lâu nhưng khái niệm về đất mới có từ thế kỷ XVIII Trongtừng lĩnh vực khác nhau, các nhà khoa học khái niệm về đất khác nhau

Nhà bác học người Nga Đocutraiep (1846 – 1903) năm 1883 đưa ra địnhnghĩa: “Đất là một vật thể thiên nhiên được hình thành do tác động tổng hợpcủa

5 yếu tố hình thành đất: sinh vật, đá mẹ, khí hậu, địa hình và thời gian” Sau nàyngười ta bổ sung thêm yếu tố thứ 6 là con người, là yếu tố đóng vai tròquan trọng trong sự hình thành đất trồng trọt (Vũ Năng Dũng, 1997) Tuy vậy,khái niệm này chưa đề cập tới sự tác động của các yếu tố khác tồn tạitrong môi trường xung quanh, do đó sau này một số học giả khác đã bổ sung cácyếu tố như nước ngầm và đặc biệt là vai trò của con người để hoàn chỉnh kháiniệm nêu trên Học giả người Anh, Wiliam đã đưa thêm khái niệm về đất như đất

là lớp mặt tơi xốp của lục địa có khả năng tạo ra sản phẩm cho cây Bàn vềvấn đề này, Các Mác đã viết: “Đất là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến quýbáu nhất của sản xuất nông nghiệp”, “Điều kiện không thể thiếu được của sựtồn tại và sinh sống của hàng loạt thế hệ loài người kế tiếp nhau”, dẫn theo VũNăng Dũng (1997) Trong phạm vi nghiên cứu về sử dụng đất, đất đai được nhìnnhận là một nhân tố sinh thái, bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tựnhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng

sử dụng đất (FAO, 1976)

Theo quan niệm của các nhà thổ nhưỡng và quy hoạch Việt Nam cho rằng

“Đất là phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc được” và đấtđai được hiểu theo nghĩa rộng: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặttrái đất, bao gồm tất cả các yếu tố cấu thành của môi trường sinh thái ngaytrên và dưới bề mặt bao gồm: khí hậu, thời tết, thổ nhưỡng, địa hình, mặt nước,các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất,động thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con ngườitrong quá khứ và hiện tại để lại (Vũ Năng Dũng, 1997)

Trang 22

nghiệp người ta nói đất sử dụng chủ yếu vào sản xuất của các ngànhnông nghiệp, bởi vì thực tế có trường hợp đất đai được sử dụng vào mụcđích khác nhau của các ngành Trong trường hợp đó, đất đai được sử dụng chủyếu cho hoạt động sản xuất nông nghiệp mới được coi là đất nông nghiệp, nếukhông sẽ là các loại đất khác (tùy theo việc sử dụng vào mục đích nào là chính).Đất nông nghiệp: Là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thínghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối và mục đíchbảo vệ, phát triển rừng.

Theo Luật Đất đai năm 2003, đất nông nghiệp được chia ra làm các nhómđất chính sau: Đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản,đất làm muối và đất nông nghiệp khác

2.1.2 Vai trò của đất nông nghiệp

Đất đai đóng vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hộiloài người, nó là cơ sở tự nhiên, là tền đề cho mọi quá trình sản xuất C.Mac đãnhấn mạnh “Đất là mẹ, sức lao động là cha, sản sinh ra mọi của cải vật chất” Luật đất đai của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm

1993 cũng khẳng định “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tưliệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống,

là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở y tế, văn hoá, xã hội, anninh và quốc phòng” Trong sản xuất nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuấtquan trọng cơ bản và đặc biệt với những đặc điểm riêng như sau:

* Đất đai được coi là tư liệu sản xuất quan trọng cơ bản trong sảnxuất nông nghiệp bởi vì nó vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao độngtrong quá trình sản xuất Đất đai là đối tượng lao động bởi lẽ nó là nơi con ngườithực hiện các hoạt động của mình tác động vào cây trồng vật nuôi để tạo ra sảnphẩm Bên cạnh đó, đất đai còn là tư liệu lao động trong quá trình sản xuấtthông qua việc con người đã biết lợi dụng một cách có ý thức các đặc tính tựnhiên của đất như lý học, hoá học, sinh vật học và tính chất khác để tác động vàgiúp cây trồng tạo nên sản phẩm

* Đất đai, ngoài là tư liệu sản xuất quan trọng cơ bản trong sản xuất nôngnghiệp nó còn được coi như là tư liệu sản xuất đặc biệt so với các loại tư liệu sảnxuất khác bởi vì đất đai là sản phẩm của tự nhiên, đất đai có trước lao động và là

Trang 23

điều kiện tự nhiên của lao động, nó chỉ trở thành tư liệu sản xuất khi thamgia

Trang 24

vào sản xuất dưới sự tác động của lao động Đất đai vận động theo quy luật

tự nhiên của nó - nghĩa là độ màu mỡ của đất đai phụ thuộc vào người sử dụngđất, do vậy trong quá trình sử dụng đất phải đứng trên quan điểm bồi dưỡng,bảo vệ, làm giàu cho đất thông qua những hoạt động có ý nghĩa của con người

* Đất đai là tài nguyên bị hạn chế bởi ranh giới đất liền và bề mặt địa cầu.Đặc biệt là đất đai nông nghiệp, sự giới hạn về diện tích đất còn thể hiện ởkhả năng có hạn về khai hoang tăng vụ trong từng điều kiện cụ thể Do vậy trongquá trình sử dụng đất cần hết sức quý trọng và tiết kiệm thì mới có thể đáp ứngđược nhu cầu sử dụng đất đai ngày càng tăng của xã hội

* Đất đai có vị trí cố định và có chất lượng không đồng đều giữa cácvùng, các miền Mỗi vùng đất luôn gắn liền với các điều kiện tự nhiên như (thổnhưỡng, khí hậu, nước, thảm thực vật), điều kiện kinh tế xã hội như (dân số, laođộng, giao thông, thị trường.) Và có chất lượng đất khác nhau Do vậy, việc sửdụng đất đai phải gắn liền với việc xác định cơ cấu cây trồng vật nuôi cho phùhợp để nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao trên cơ sở nắm chắc điều kiện củatừng vùng lãnh thổ

* Đất đai là tư liệu sản xuất vĩnh cửu không thể thay thế trong sảnxuất nông nghiệp nếu biết sử dụng hợp lý thì sức sản xuất của đất đai ngàycàng tăng

lên

* Đất đai là yếu tố đầu vào của sản xuất nông nghiệp, sử dụng nó có ảnhhưởng đến kết quả đầu ra và khả năng sinh lợi Đặc biệt trong hệ thống sản xuấthàng hoá đất được coi như chi phí đầu vào trong sản xuất nông nghiệp,chất lượng đất và các lợi thế của đất sẽ quyết định đến khối lượng sản phẩmsản xuất ra và khả năng sinh lợi của đất

* Đất đai được coi là một loại tài sản, chủ tài sản đất có quyền nhấtđịnh do luật pháp của mỗi nước quy định Đây là điều kiện để chủ tài sán

có thể chuyển nhượng và phát huy được hiệu quả sử dụng đất

* Như vậy: đất đai đóng vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của

xã hội loài người, là cơ sở tự nhiên, tiền đề cho mọi quá trình sản xuất Trongnông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thếđược Nhưng diện tích đất tự nhiên nói chung, đất nông nghiệp nói riêng là hữu

Trang 25

1 0

hạn và không thể tự sinh sôi Trong khi đó, dân số tăng nhanh đất đai lại đượcdùng vào nhiều mục đích phi nông nghiệp như xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu

đô thị, khu

Trang 26

công nghiệp Bởi vậy đất đai nói chung, đất nông nghiệp nói riêng ngày càng trởnên khan hiếm và trở thành yếu tố giới hạn khả năng sản xuất Sử dụng đấtđai một cách hợp lý, có hiệu quả và bền vững, là một trong những điều kiệnquan trọng nhất để có thể phát triển nền kinh tế quốc dân một cách nhanhchóng và bền vững

2.1.3 Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp

Ngày nay, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, bởi vậy vấn đề

sử dụng đất bền vững, tiết kiệm và có hiệu quả đã trở thành chiến lượcquan trọng có tính toàn cầu Nó đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và pháttriển của nhân loại Những hiện tượng sa mạc hóa, lũ lụt, diện tích đất trống đồinúi trọc ngày càng gia tăng là nguyên nhân của việc sử dụng đất kém bền vững,làm cho môi trường tự nhiên ngày càng bị suy thoái

Ở cấp thực địa đồng ruộng, một hệ thống canh tác là bền vững khi nókhông ngừng thỏa mãn các nhu cầu của nông dân mà không làm thoái hóa nền dựtrữ cơ bản của họ Bền vững là một khái niệm động, bền vững ở nơi này nhưng cóthể không bền vững ở nơi khác; bền vững ở thời điểm này nhưng có thểkhông bền vững ở thời điểm khác Mặc dù đo lường trực tiếp tính bền vững làmột điều rất khó khăn, nhưng sự đánh giá nó có thể thực hiện được dựa vàonhững điều kiện và chiều hướng của các quá trình chi phối chức năng của một hệnhất định ở một địa phương cụ thể Điều này đòi hỏi ngày càng phải cụ thể hóa,định lượng hóa sự bền vững (và không bền vững), để có thể đánh giá được các hệcanh tác cụ thể

Dẫn theo Đào Châu Thu và Nguyễn Khang, (1998): Tại Hội thảo về

"Khung đánh giá quản lý đất bền vững" năm 1991 ở Nairobi, FAO cho rằng :Quản lý bền vững đất đai bao gồm tổ hợp các công nghệ, chính sách vàhoạt động nhằm liên hợp các nguyên lý kinh tế xã hội với các quan tâm môitrường để đồng thời:

- Duy trì và nâng cao sản lượng (năng suất);

- Giảm tối thiểu mức rủi ro trong sản xuất (an toàn);

- Bảo vệ tiềm năng các nguồn tài nguyên tự nhiên, ngăn chặn sự thoái hoáđối với chất lượng đất và nước (bảo vệ);

- Có thể tồn tại về mặt kinh tế (có tính khả thi);

Trang 27

1 2

- Có thể chấp nhận được về mặt xã hội (sự chấp nhận)

Trang 28

Từ những nguyên tắc chung trên, ở Việt Nam một loại hình sử dụng đấtđược xem là bền vững phải đạt được 3 yêu cầu sau:

- Bền vững về kinh tế: Cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, được thị trườngchấp nhận;

- Bền vững về môi trường: Loại hình sử dụng đất phải bảo vệ được độ màu

mỡ của đất, ngăn chặn sự thoái hóa đất, bảo vệ được môi trường sinh thái đất;

- Bền vững về xã hội: Thu hút được lao động, đảm bảo đời sống xã hộiphát triển (Đào Châu Thu và Nguyễn Khang, 1998)

Phát triển nông nghiệp bền vững sẽ vừa đáp ứng nhu cầu của hiện tại, vừađảm bảo được nhu cầu của các thế hệ tương lai Theo FAO, phát triểnnông nghiệp bền vững là sự quản lý và bảo tồn sự thay đổi về tổ chức và kỹthuật nhằm đảm bảo thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người cả chohiện tại và mai sau

*) Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp bền vững

- Đất nông nghiệp phải được sử dụng đầy đủ, hợp lý Điều này có nghĩa làtoàn bộ diện tích đất cần được sử dụng hết vào sản xuất, với việc bố trí cơ cấuvật nuôi, cây trồng cho phù hợp với đặc điểm của từng loại đất, điều kiện kinh

tế xã hội của từng vùng nhằm nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi đồng thờibảo vệ môi trường, nâng cao độ phì của đất

- Sử dụng đất nông nghiệp với mục têu nâng cao hiệu quả kinh tế xã hộitrên cơ sở đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, tăng cường nguyên liệu chocông nghiệp và hướng tới xuất khẩu Đây là kết quả của việc sử dụng đầy đủ,hợp lý đất đai, việc xác định hiệu quả sử dụng đất thông qua tính toán hàng loạtcác chỉ têu khác nhau như năng suất cây trồng, chi phí đầu tư, hệ số sửdụng đất, tỷ lệ che phủ đất

- Sử dụng đất nông nghiệp trong sản xuất trên cơ sở cân nhắc các mục têuphát triển kinh tế xã hội, tận dụng tối đa lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái và

Trang 29

1 4

không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường là những nguyên tắc cơ bản vàcần

Trang 30

thiết để đảm bảo cho khai thác sử dụng bền vững tài nguyên đất đai Bền vững ởđây là sự bền vững cả về số lượng và chất lượng, có nghĩa là đất đai phảiđược bảo tồn để đáp ứng nhu cầu của hiện tại và cả tương lai Sự bền vững củađất đai phải gắn liền với các điều kiện sinh thái, môi trường Vì vậy, các phươngthức sử dụng đất nông lâm nghiệp phải gắn liền với việc bảo vệ môi trường đất,đáp ứng được các lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài

- Sử dụng đất nông nghiệp theo nguyên tắc “Đầy đủ, hợp lý và hiệu quả” Yêu cầu sử dụng đất bền vững là sử dụng những tài nguyên có khả năngtái tạo không nhanh hơn khả năng tự tạo của chúng; Sử dụng những tàinguyên

không tái tạo không nhanh hơn quá trình tìm kiếm tài nguyên thay thế;Không thải những chất độc hại nhanh hơn quá trình hấp thu và đồng hóa của tráiđất

Nông nghiệp bền vững là một nền nông nghiệp: về kinh tế, đảm bảo đượchiệu quả cao và lâu bền; về xã hội không tạo khoảng cách lớn giữa giàu nghèo,không làm bần cùng hóa nông dân và gây ra những tệ nạn xã hội nghiêmtrọng; về tài nguyên môi trường, không làm cạn kiệt tài nguyên, không làm suythoái và hủy hoại môi trường; về văn hóa, quan tâm đến việc bảo tồn và phát huybản sắc nền văn hóa dân tộc

FAO cho rằng phát triển bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp chính là sựbảo tồn đất, nước, các nguồn động và thực vật không bị suy thoái, kỹ thuật thíchhợp, sinh lợi kinh tế và chấp nhận được về mặt xã hội (FAO, 1976) FAO đã đưa

ra các chỉ têu cụ thể trong nông nghiệp bền vững là:

- Thoả mãn nhu cầu lương thực cơ bản của các thế hệ hiện tại và tươnglai về số lượng và chất lượng và các sản phẩm nông nghiệp khác

- Cung cấp lâu dài việc làm, thu nhập và điều kiện sống, điều kiện làm việctốt cho mọi người trực tiếp làm nông nghiệp

- Duy trì và chỗ nào có thể, tăng cường khả năng sản xuất của tài nguyênthiên nhiên và khả năng tái sản xuất của các tài nguyên tái tạo được màkhông phá vỡ bản sắc văn hoá xã hội của các cộng đồng sống ở nông thôn, hoặckhông gây ô nhiễm môi trường

Trang 31

1 6

- Giảm thiểu khả năng bị tổn thương trong nông nghiệp, củng cố lòng tntrong nông dân

Trang 32

2.1.4 Quan điểm về sử dụng đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp phải được sử dụng đầy đủ, hợp lý Điều này có nghĩa

là toàn bộ diện tích đất cần được sử dụng hết vào sản xuất, với việc bố trí

cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với đặc điểm của từng loại đất nhằmnâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi đồng thời gìn giữ bảo vệ và nângcao độ phì của đất

Đất nông nghiệp phải được sử dụng đạt hiệu quả cao Đây là kết quả củaviệc sử dụng đầy đủ, hợp lý đất đai, việc xác định hiệu quả sử dụng đất thông quatính toán hàng loạt các chỉ tiêu khác nhau: Năng suất cây trồng, chi phí đầu tư, hệ

số sử dụng đất, giá cả sản phẩm, tỷ lệ che phủ đất Muốn nâng cao hiệu quả

sử dụng đất phải thực hiện tốt, đồng bộ các biện pháp kỹ thuật và chính sáchkinh tế

- xã hội trên cơ sở đảm bảo an toàn về lượng thực, thực phẩm, tăngcường nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và nông lâm sản cho xuất khẩu(Nguyễn Hoàng Đan và Đỗ Đình Đài, 2003)

Đất nông nghiệp cần phải được quản lý và sử dụng một cách bền vững Sựbền vững ở đây là sự bền vững cả về số lượng và chất lượng, có nghĩa là đấtđai phải được bảo tồn không chỉ đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại màcòn cho thế hệ tương lai Sự bền vững của đất đai gắn liền với điều kiện sinh thái,môi trường Vì vậy, các phương thức sử dụng đất nông lâm nghiệp phải gắnliền với việc bảo vệ môi trường đất, đáp ứng được lợi ích trước mắt và lâu dài

Như vậy, để sử dụng đất triệt để và có hiệu quả, đảm bảo cho quátrình sản xuất được liên tục thì việc tuân thủ những nguyên tắc trên là việclàm cần thiết và hết sức quan trọng với mỗi quốc gia

Tóm lại, hoạt động sản xuất nông nghiệp của con người diễn ra hết sức đa

dạng trên nhiều vùng đất khác vì vậy khái niệm sử dụng đất bền vững thể hiệntrong nhiều hoạt động sản xuất và quản lý đất đai trên từng vùng đất xácđịnh theo nhu cầu và mục đích sử dụng của con người Đất đai trong sản xuấtnông nghiệp chỉ được gọi là sử dụng bền vững trên cơ sở duy trì các chức năngchính của đất là đảm bảo khả năng sản xuất của cây trồng một cách ổn định,

Trang 33

không làm suy giảm về chất lượng tài nguyên đất theo thời gian và việc sửdụng đất không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của con người và sinhvật

Trang 34

2.1.5 Sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam

2.1.5.1 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới

Hiện nay trên thế giới, xu thế phát triển chung của các nước là hướng tớimột nền kinh tế mà sản xuất công nghiệp là chủ đạo Tuy nhiên, ngành sản xuấtnông nghiệp vẫn giữ một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của tất cả cácnước Do vậy sản xuất nông nghiệp luôn được duy trì và phát triển Sảnxuất nông nghiệp tạo ra lương thực, thực phẩm để nuôi sống con người và đồngthời cũng là nguồn thu nhập đáng kể của các nước đang phát triển và kém pháttriển Mức độ sử dụng đất có thể trồng trọt được ở các khu vực trên thế giớicũng rất khác nhau tùy thuộc vào điều kiện đất đai, khí hậu, điều kiện kinh tế -

xã hội ở mỗi khu vực (Phạm Văn Phê, 2001)

Từ những năm 1980, Hiệp hội quốc tế các tổ chức bảo vệ thiên nhiên

và tài nguyên môi trường (IUCN), tổ chức FAO và chương trình môi trườngLiên hợp quốc (UNEP) đã khởi xướng chương trình toàn cầu về bảo vệ môitrường nhằm mục têu duy trì các nguồn gien, bảo vệ sử dụng hợp lý và pháttriển bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo được Thế giớiđang trải qua “thập kỷ nhận thức về môi trường” (1971 - 1981) và “thập kỷ hànhđộng” (1981 -

1991) Bảo vệ môi trường trở thành chiến lược toàn cầu và chiến lược củamỗi quốc gia (Đoàn Công Quỳ, 2001) Mục tiêu của con người trong quátrình sử dụng đất là sử dụng khoa học và hợp lý (Nguyễn Viết Phổ và cs.,1996) Trong thực tế do quá trình sử dụng lâu dài, nhận thức về sử dụng đấtcòn hạn chế dẫn tới nhiều vùng đất đai đang bị thoái hóa, ảnh hưởng tới môitrường sống của con người Những diện tích đất đai thích hợp cho sản xuấtnông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, do đó con người phải mở mang thêm diệntích đất canh tác trên các vùng không thích hợp Hậu quả đã gây ra quá trìnhthoái hóa rửa trôi và phá hoại đất một cách nghiêm trọng

Trên thế giới tổng diện tích đất tự nhiên là 148 triệu km2 Những loạiđất tốt thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 12,6% Những loại đất quáxấu chiếm 40,5% Diện tích đất trồng trọt chỉ chiếm 10% tổng diện tích đất tựnhiên Đất đai thế giới phân bố không đều giữa các châu lục và các nước(châu Mỹ chiếm 35%, châu Á chiếm 26%, châu Âu chiếm 13%, châu Phi chiếm20%, châu Đại Dương chiếm 6%) Diện tích đất nông nghiệp giảm liên tục về số

Trang 35

lượng và chất lượng Ước tính có tới 15% tổng diện tích đất trên trái đất bị thoáihóa do những hoạt động của con người gây ra (Nguyễn Văn thông, 2002)

Trang 36

Báo cáo của Viện tài nguyên thế giới cho thấy gần 20% diện tích đất đaichâu Á bị suy thoái do những hoạt động của con người Hoạt động sản xuất nôngnghiệp là một nguyên nhân không nhỏ làm suy thoái đất thông qua quátrình thâm canh tăng vụ đã phá hủy cấu trúc đất, xói mòn và suy kiệt dinh dưỡng(ESCAP/FAO/UNIDO, 1993).

Tổng diện tích đất bị ảnh hưởng do quá trình hoang mạc hoá, ước tính từ

6 đến 12 triệu km2 (so với diện tích của các nước Brazil, Canada, TrungQuốc cộng lại là từ 8 đến 10 triệu km2) Đất khô hạn chiếm tới 43% diện tích đấtcanh tác của thế giới Suy thoái đất gây tổn thất cho sản xuất nông nghiệp ướctính 42 tỷ USD một năm Gần 1/3 diện tích đất trồng trọt của thế giới bị bỏhoang trong

40 năm qua, do xói mòn không thể sản xuất được, đe doạ an ninh lương thực,gây đói nghèo của hơn 1 tỷ dân của hơn 110 nước trên thế giới, bên cạnh đó lànhững căng thẳng về chính trị và tạo xung đột khiến người dân càng nghèo khóhơn và đất đai thêm suy thoái

Hàng năm có thêm 20 triệu ha đất nông nghiệp bị suy thoái quámức không thể sản xuất được hoặc bị lấy mất để mở mang đô thị ở mức độnào đó, hoang mạc hoá đang diễn ra trên 30% diện tích đất có tưới, 47% diệntích đất nông nghiệp nhờ nước trời và 73% diện tích đất chăn thả gia súc Hàngnăm ước tính có 1,5 đến 2,5 triệu ha đất có tưới, 3,5 đến 4 triệu ha đất nôngnghiệp nhờ nước trời và khoảng 35 triệu ha đất chăn thả gia súc mất toàn bộhay mất phần năng suất do suy thoái đất Dự án điều tra, đánh giá tốc độ thoáihóa đất ở một số nước vùng nhiệt đới châu Á cho phát triển nông nghiệp bềnvững trong chương trình môi trường của trung tâm Đông Tây và khối các trườngđại học Đông Nam châu Á đã tập trung nghiên cứu những thay đổi dinhdưỡng trong hệ sinh thái nông nghiệp Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng cácyếu tố dinh dưỡng NPK của hầu hết các hệ sinh thái đều bị giảm Nghiên cứucũng chỉ ra những nguyên nhân của sự thất thoát dinh dưỡng trong đất dothâm canh thiếu phân bón và đưa các sản phẩm của cây trồng, vật nuôi ra khỏi

Trang 37

công thức luân canh hợp lý cũng gây ra hiện tượng thoái hóa đất như vùng đấtdốc mà trồng cây lương thực, đất có dinh dưỡng kém lại không luân canh vớicây họ đậu Bên cạnh đó sự suy thoái đất còn liên quan đến điều kiện kinh tế

- xã hội của vùng

Trang 38

Trong điều kiện nền kinh tế kém phát triển, người dân đã tập trung chủ yếuvào trồng cây lương thực như vậy gây ra hiện tượng xói mòn, suy thoái đất Điềukiện kinh tế và sự hiểu biết của con người còn thấp dẫn đến việc sử dụng phânbón hạn chế và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều gây ảnh hưởng tới môitrường.

2.1.5.2 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam

Theo số liệu kiểm kê 2014, cả nước có tổng diện tích tự nhiên 33.097.200

ha bao gồm đất nông nghiệp 26.371.500 ha chiếm 79,68%, đất phi nôngnghiệp

3.777.400 ha chiếm 11,41% và đất chưa sử dụng 2.948.300 ha chiếm 8,91% diệntích tự nhiên, trong đó có 25.227.800 ha chiếm 76,22% là đã có chủ sửdụng (Niên giám thống kê, Tổng cục thống kê, 2014)

Theo Điều 13 Luật Đất đai năm 2013 thì tổng diện tích đất tự nhiên đượcchia thành 3 nhóm lớn là: nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nôngnghiệp, nhóm đất chưa sử dụng (Luật đất đai, 2013)

Nhóm đất nông nghiệp bao gồm: đất sản xuất nông nghiệp (đất trồng câyhàng năm, đất trồng cây lâu năm), đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản,đất làm muối, đất nông nghiệp khác

Theo Nguyễn Đình Bồng (2002), đất sản xuất nông nghiệp của chúng tachỉ chiếm 28,38% diên tích đất tự nhiên So với một số nước trên thế giới,nước ta có tỉ lệ đất dùng vào mục đích nông nghiệp rất thấp Là một nước có

đa phần dân số làm nghề nông thì bình quân diện tích đất canh tác trên đầungười nông dân rất thấp và manh mún là một trở ngại to lớn Để phát triểnmột nền nông nghiệp đủ sức cung cấp lương thực, thực phẩm cho toàn dân

và cung cấp xuất khẩu cần biết cách khai thác hợp lý đất đai, cần triệt để tiếtkiệm đất, sử dụng đất có hiệu quả cao trên cơ sở phát triển một nền nôngnghiệp bền vững

Ngoài ra, trên 50% diện tích đất (3,2 triệu ha) ở vùng đồng bằng và trên60% diện tích đất (13 triệu ha) ở vùng miền núi có những vấn đề liên quantới quá trình suy thoái hóa đất, ở miền núi, nguyên nhân suy thoái hóa đất cónhiều, song chủ yếu do phương thức canh tác nương rẫy còn thô sơ, lạc hậu củacác dân tộc thiểu số, tnh trạng chặt phá, đốt rừng bừa bãi, khai thác tài

Trang 39

nguyên khoáng sản không hợp lý, lạm dụng chất hóa học trong sản xuất, việctriển khai các công trình giao thông, nhà ở… Sự suy thoái môi trường đất kéotheo sự suy thoái các quần thể động, thực vật và chiều hướng giảm diện tích đấtnông nghiệp trên đầu người đã tới mức báo động (Lê Hải Đường, 2007)

Trang 40

Việt Nam đã xuất hiện hiện tượng sa mạc hoá cục bộ tại các dải đấthẹp dọc bờ biển miền Trung Có trên 5 triệu ha đất chưa sử dụng, khoảng 2triệu ha đất đang được sử dụng nhưng đã bị thoái hoá nặng và 2 triệu ha đang cónguy cơ thoái hóa cao.

Đây thực sự là những vấn đề đáng lo ngại và là thách thức lớn vớimột nước nông nghiệp như nước ta hiện nay, việc sử dụng đất nông nghiệp,đặc biệt là đất trồng lúa thiếu thận trọng vào bất cứ việc gì cũng đều gây lãng phí

và con cháu chúng ta sẽ gánh chịu những hậu quả khó lường

2.2 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP

2.2.1 Khái quát về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Sản xuất muốn phát triển phải quan tâm tới cả ba loại hiệu quả: hiệu quảkinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường Trong đó, hiệu quả kinh tế là trọngtâm, không có hiệu quả kinh tế không có điều kiện nguồn lực để thực thi hiệu quả

xã hội và môi trường, ngược lại, không có hiệu quả xã hội và môi trường thì hiệuquả kinh tế sẽ không vững chắc

*) Hiệu quả kinh tế

Quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là quy luật tiết kiệmthời gian và phân phối có kế hoạch thời gian lao động theo các ngành sảnxuất khác nhau (Phạm Văn Sinh, 2009)

Hiệu quả kinh tế là khâu trung tâm của tất cả các loại hiệu quả và nó cóvai trò quyết định đối với các loại hiệu quả khác Hiệu quả kinh tế là loại hiệuquả có khả năng lượng hóa, được tính toán tương đối chính xác và biểuhiện thông qua các chỉ têu

Hiệu quả kinh tế là phạm trù chung nhất, nó liên quan trực tếp tới nền sảnxuất hàng hoá với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác nhau Vì thếhiệu quả kinh tế phải đáp ứng được 3 vấn đề:

- Một là mọi hoạt động của con người đều phải quan tâm và tuân theoquy luật “tiết kiệm thời gian”;

- Hai là hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm của lýthuyết hệ thống;

Ngày đăng: 12/01/2019, 13:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bùi Huy Hiền, Nguyễn Văn Bộ (2001). Quy trình công nghệ và bảo vệ đất dốc nông-lâm nghiệp, Hội nghị đào tạo nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ cho phát triển bền vững trên đất dốc Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Khác
3. Đinh Duy Khánh, Đoàn Công Quỳ (2006). Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình, Tạp chí Khoa học và Phát triển, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, Số 4 và 5 - Năm 2006 Khác
4. Đỗ Nguyên Hải (1999). Xác định các chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường trong quản lý sử dụng đất đai bền vững cho sản xuất nông nghiệp, Khoa học đất, số 11, tr.120 Khác
5. Đoàn Công Quỳ (2001), Đánh giá đất đai phục vụ quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, tr. 5- 97 Khác
6. Đoàn Công Quỳ (2006). Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở các xã vùng đồng bằng huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây, Số 25, (vie) – ISSN 0868 – 3743, tr. 79 – 82, 93 Khác
8. Marsh S.P và các cộng sự trong dự án ACIAR (2007). Phát triển nông nghiệp và chính sách đất đai ở Việt Nam, NXB Lamb Printers Ltd Khác
9. Nguyễn Duy Tính (1995). Nghiên cứu hệ thống cây trồng vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc trung bộ, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội Khác
10. Nguyễn Đình Bồng (2002). Quỹ đất quốc gia - Hiện trạng và dự báo sử dụng đất, Tạp chí khoa học đất, 16/2002 Khác
11. Nguyễn Văn Thông (2002), Xác định loại hình sử dụng đất thích hợp phục vụ định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định. Luận án thạc sỹ nông nghiệp Khác
12. Nguyễn Quang Tin (2011). Nghiên cứu áp dụng các giải pháp kỹ thuật và thị trường nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất ngô và đậu tương hàng hóa tại một số tỉnh miền núi phía Bắc, Đề tài nghiên cứu Khoa học của Viện khoa học Việt Nam Khác
13. Phạm Văn Phê (2001); Giáo trình sinh thái nông nghiệp; NXB nông nghiệp; trang Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w