ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------ Li Dong Jin CẤU TRÚC VÀ NGỮ NGHĨA CỦA TỪ LÁY TRONG TIẾNG TRUNG LIÊN HỆ VỚI TIẾNG VIỆT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
- -
Li Dong Jin
CẤU TRÚC VÀ NGỮ NGHĨA CỦA TỪ LÁY TRONG TIẾNG TRUNG
(LIÊN HỆ VỚI TIẾNG VIỆT)
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
- -
Li Dong Jin
CẤU TRÚC VÀ NGỮ NGHĨA CỦA TỪ LÁY TRONG TIẾNG TRUNG (LIÊN
HỆ VỚI TIẾNG VIỆT)
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số : 60220240
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Nguyễn Hồng Cổn
Hà Nội – 2018
Trang 3Mục lục
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Ý nghĩa và nhiệm vụ của luận văn 2
3 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 3
Chương 1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
1.1 TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ TRONG TIẾNG TRUNG 4
1.1.1 Từ trong tiếng Trung 4
1.1.2 Cấu tạo từ trong tiếng Trung 7
1.2 TỪ LÁY TRONG TIẾNG TRUNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 14
1.2.1 Khái niệm từ láy 14
1.2.1.1 Khái niệm từ láy trong tiếng Việt 14
1.2.1.2 Khái niệm từ láy trong tiếng Trung 18
1.2.2 Nhận diện từ láy trong tiếng Trung 20
1.3 TIỂU KẾT 23
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CỦA TỪ LÁY TRONG TIẾNG TRUNG 24
2.1 DẪN NHẬP 24
2.2 ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CỦA TỪ LÁY TIẾNG TRUNG 25
2.2.1 Cấu trúc AA 25
2.2.2 Cấu trúc AAB 28
2.2.3 Cấu trúc ABB 32
2.2.4 Cấu trúc AABB 34
Trang 42.2.6 Cấu trúc AAA 36
2.2.7 Cấu trúc “A 里-lí AB” 37
2.3 ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CỦA TỪ LÁY TIẾNG VIỆT 38
2.3.1 Láy đơn âm tiết 39
2.3.2 Láy đa âm tiết 46
2.3.3 Cấu trúc ABB 50
2.4 SO SÁNH CẤU TRÚC TỪ LÁY TRONG TIẾNG TRUNG VÀ TIẾNG VIỆT 51
2.4.1 Về các thành tố cấu tạo 51
2.4.2 Về cấu trúc từ láy 52
2.5 TIỂU KẾT 54
Chương 3 NGỮ NGHĨA TỪ LÁY TRONG TIẾNG TRUNG 55
3.1 ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA TỪ LÁY TIẾNG TRUNG 55
3.1.1 Ngữ nghĩa của cấu trúc AA 55
3.1.2 Ngữ nghĩa của cấu trúc A AB 60
3.1.3 Ngữ nghĩa của cấu trúc ABB 61
3.1.4 Ngữ nghĩa của cấu trúc AABB 61
3.1.5 Ngữ nghĩa của cấu trúc ABAB 62
3.1.6 Ngữ nghĩa của cấu trúc A 里-líAB 65
3.2 ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA TỪ LÁY TIẾNG VIỆT 66
3.2.1 Láy đôi 66
3.2.2 Láy ba 71
3.2.3 Láy bốn 71
Trang 53.3 SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA TỪ LÁY TIẾNG TRUNG VÀ TIẾNG
VIỆT 73
3.3.1 Cấu trúc AA 74
3.3.2 Cấu trúc AABB 77
3.3.3 Cấu trúc ABAB trong tiếng Trung và cấu trúc ABA’B’ trong tiếng Việt 79
3.3.4 Cấu trúc “A 里-líAB” trong tiếng Trung và cấu trúc Aa/à/e/ơAB trong tiếng Việt 80
3.4 TIỂU KẾT 82
KẾT LUẬN 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
Tiếng Việt: 85
Tiếng Hán: 86
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Trong suốt hai năm học tập và rèn luyện tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội cũng như trong quá trình hoàn thành luận văn này, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, chỉ dạy và hướng dẫn nhiệt tình từ các thầy cô giáo trong khoa Ngôn ngữ học Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô trong khoa và đặc biệt hơn cả đó là lời cảm ơn chân thành nhất đến PGS TS Nguyễn Hồng Cổn – người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, dìu dắt chỉ bảo em trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn này
Vì vốn kiến thức và kinh nghiệm bản thân còn hạn hẹp nên luận văn khi hoàn thành khó tránh khỏi những sai sót, em mong sẽ nhận được sự góp ý, nhận xét và chỉ dạy của các thầy cô để luận văn của em được hoàn thiện tốt hơn
Cuối cùng em xin gửi lời chúc sức khỏe đến các thầy, các cô Chúc thầy, cô ngày càng thành công trong sự nghiệp trồng người!
Hà Nội, ngày 20 tháng 03 năm 2018
Lý Đông Tân
Trang 7
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trọng yếu nhất của con người, nó đóng vai
trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt của chúng ta Ngày nay, theo nhu cầu hội nhập kinh tế, phát triển kinh tế giữa các quốc gia cũng như sự phát triển kinh tế của hai nước Việt Nam và Trung Quốc, nhiều người Trung Quốc tìm đến Việt Nam để học tiếng Việt (và ngược lại) Họ hy vọng có thể trao đổi được những tâm tư tình cảm, những yêu cầu, mong muốn, và những kinh nghiệm nghiên cứu, học tập Đây chính
là một trong những lý do mà tôi tìm đến Việt Nam học tiếng Trong quá trình học tập và tìm hiểu tiếng Việt, tôi nhận thấy tiếng Việt rất phong phú, đa dạng và sinh động Giống như tiếng Trung mỗi câu bao gồm nhiều thành phần cấu thành, trong đó,
từ láy là một đơn vị có vai trò quan trọng trong câu Từ láy xuất hiện trong mọi mặt của đời sống ngôn ngữ, từ lời ăn tiếng nói hàng ngày cho đến những áng thơ bất hủ, ở nơi đâu chúng ta cũng thấy sự xuất hiện của từ láy Các phương thức láy ở các ngôn ngữ đã giúp cho từ láy có sức phát sinh cao và lực cấu tạo mạnh, chứa đựng những giá trị sâu sắc Láy cũng là một phương thức tạo từ đặc sắc trong tiếng Trung
Ví dụ: từ gốc là “小- xiǎo (nhỏ)” có những từ láy sau “小小- xiǎo xiǎo(nho nhỏ)”,“细小-xì xiǎo (nhỏ nhặt)”,“小巧- xiǎo qiǎo (nhỏ nhắn)”; từ gốc là “hấp tấp”
có từ láy “hấp ta hấp tấp”,“ngù ngờ” có từ láy “ngù ngà ngù ngờ”, “bồi hồi” có từ láy “bổi hổi bồi hồi”
Trang 8Đây là một phương thức tạo từ đóng vai trò lớn trong tiếng Trung cũng như tiếng Việt, góp phần làm phong phú thêm vốn từ vựng của chúng ta Nó còn có tác dụng làm cho người nghe nhận thấy được sự nhẹ nhàng và dễ thương trong câu nói
Họ dễ tiếp nhận và yêu miến Đó chính là khả năng kỳ diệu của từ láy
Trong cấu tạo từ của tiếng Trung, hiện tượng láy cũng được sử dụng hàng ngày trong cuộc sống và trong tác phẩm văn học Láy trong tiếng Trung cũng mang tất cả các nét đặc trưng chung của từ láy Có rất nhiều nhà nghiên cứu đã từ nhiều gốc độ khác nhau để nghiên cứu hiện tượng kỳ diệu của từ láy, và đa số họ là từ hình thức, ngữ âm, ngữ dụng, để nghiên cứu về từ láy
Trong luận văn này, chúng tôi nghiên cứu cấu tạo và ngữ nghĩa từ láy tiếng Trung có so sánh với tiếng Việt Từ láy trong tiếng Trung được chúng tôi phân chia thành 7 loại chính, mỗi loại đều có phân tích và so sánh với từ láy trong tiếng Việt
2 Ý nghĩa và nhiệm vụ của luận văn
Từ láy tiếng Trung và từ láy tiếng Việt đều được coi là một bộ phận quan trọng của vốn từ vựng tiếng Trung và tiếng Việt, và cũng được coi là một trong những phần khó đối với người học và người nghiên cứu tiếng Trung và tiếng Việt Việc nghiên cứu, so sánh cấu trúc và ngữ nghĩa của từ láy trong tiếng Trung và tiếng Việt sẽ giúp cho sinh viên Trung Quốc học tiếng Việt và sinh viên Việt Nam học tiếng Trung phân biệt rõ và hiểu biết sâu hơn về vai trò của từ láy Đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận văn cũng góp phần giúp cho người dạy và ngượi học thấy được sự tương đồng và khác biệt trong cấu trúc và ngữ nghĩa của từ láy trong tiếng Trung và từ láy trong tiếng Việt Ngoài ra,
Trang 9luận văn này có thể ncj dùng làm tài liệu tham khảo hỗ trợ, nâng cao khả năng nói, kỹ
năng viết, dịch của người học tiếng Trung và tiếng Việt, góp phần bổ sung tư liệu cho
việc biện soạn sách dạy tiếng Việt cho người Trung Quốc cũng như biện soạn sách dạy
tiếng Trung cho người Việt Nam về mảng từ láy
3 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu từ láy trong tiếng Trung, tập trung đi sâu vào
tìm hiểu cấu trúc của từ láy và phân loại chúng, đồng thời so sánh với từ láy trong
tiếng Việt
Trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử dụng hai phương
pháp nghiên cứu, đó là:
+ Phương pháp miêu tả được sử dụng để phân tích và phân loại cấu trúc và ngữ
nghĩa của từ láy trong tiếng Trung và tiếng Việt
+ Phương pháp phân tích so sánh để tìm ra sự giống và khác nhau giữa láy
trong tiếng Trung và tiếng Việt
Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng thủ pháp thống kê nhằm tạo cơ sở cho một số
nhận xét, nhận định
Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, nội dung cơ bản của luận văn được cấu tạo gồm ba chương:
Chương 1: Tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận Chương 2: Đặc điểm cấu trúc của từ láy trong tiếng Trung (Liên hệ với tiếng Việt)
Chương 3: Đặc điểm ngữ nghĩa của từ láy trong tiếng Trung (Liên hệ với tiếng Việt)
Trang 10Chương 1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ TRONG TIẾNG TRUNG
1.1.1 Từ trong tiếng Trung
Đơn vị ngữ pháp từ lớn đến nhỏ, lần lượt sắp xếp có câu, cụm từ, từ và từ tố Câu do từ kết hợp lại mà thành Từ do từ tố cấu thành Như vậy, có thể thấy, từ có vai trò rất quan trọng trong hệ thông ngữ pháp Vậy từ là gì? Quan niệm của Lưu Thúc Tân lý giải: “Từ là đơn vị vật liệu xây dựng ngôn ngữ nhỏ nhất định hình vẹn tròn” [16, tr 30] Chu Đức Hy cho rằng:“Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất, có thể vận dụng độc lập và có ý nghĩa” [18 tr 11] Ví dụ: Trong câu “Tôi là người Việt Nam” Xét về từ, câu này có bốn từ: “tôi”,“là”,“người”,“Việt Nam” “Tôi”, “là”,
“người”, và “Việt Nam” là những đơn vị đặt câu nhỏ nhất Trong đó,“Việt Nam” là một từ có hai âm tiết và không thể tiếp tục phân chúng thành những từ nhỏ hơn Từ
“Việt Nam” có khả năng đứng độc lập trong câu, ví dụ như: “Một Việt Nam mới được xây dựng lên” hay “diện mạo mới của Việt Nam”…, chúng ta có thể nhận thấy
từ “Việt Nam” có thể đứng độc lập, có ý nghĩa riêng của mình
Như vậy, từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có vỏ ngữ âm bền vững, có kết cấu hoàn chỉnh, có chức năng gọi tên, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để tạo câu
1.1.1.1 Từ tố
Ở phần trên, chúng tôi đã đưa ra từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa để tạo câu, từ được cấu tạo bằng các từ tố Vậy từ tố là gì ? Tề Hộ Dương quan niệm:“Từ tố có chứa ngữ âm
Trang 11và ngữ nghĩa, là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất” [34, tr.31] Lữ Thức Tương có nhận định: “Từ tố là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa, có chứa ngữ âm và ngữ nghĩa” [17, tr.402] Ví dụ: “Tôi là người Việt Nam” là một câu gồm 4 từ và 5 từ tố là: “tôi”, “là”,
“người”, “Việt ”, “Nam”, mỗi từ tố đều có cách đọc riêng và nghĩa âm riêng Từ tố có 1 điểm là không thể chia tiếp ra thành những phần nhỏ hơn nữa
Từ góc độ cấu tạo, từ có thể chia thành ba loại: từ đơn âm tiết, từ hai âm tiết và
từ đa âm tiết
Đa số từ của tiếng Hán hiện đại đều là đơn âm tiết, được biểu thị bằng một chữ Hán Ví dụ: “水-thủy (nước), 地- địa (đất), 渴-khát (khát)” … Từ hai âm tiết, được biểu thị bằng hai chữ Hán Ví dụ: “钥匙- thược thi (chìa khóa),娓娓- vĩ vĩ (rủ rỉ), 味精- vị tinh (mì chính)’, Vì “:钥- thược” “匙- thi”, “娓-vĩ” “娓-vĩ”, “味-vị” “精- tinh” là các từ tố không có ý nghĩa Từ đa âm tiết, được biểu thị bằng trên ba chữ Hán Ví dụ: “阿拉伯-a lạp bá (a rập), 阿司匹林-a tư phi lâm (thuốc Aspirin), 唉声叹气-ai thanh thán khí (thở than)” Vì “阿-a” “拉- lạp” “伯- bá”, “阿-a” “司- tư”
“匹-phi” “林- lâm”, “唉-ai” “声-thanh” “-thán” “气-khí” chia nhau cũng không có ý nghĩa
Cho nên, trong tiếng Hán, hai âm tiết không có nghĩa muốn tạo nên 1 từ thì cần phải có quan hệ ngữ âm; cũng như vậy, nhiều âm tiết không có nghĩa muốn tạo nên 1 từ thì cũng phải có quan hệ ngữ âm Vậy từ tố là đơn vị nhỏ nhất trong ngữ pháp, là thể kết hợp ngữ âm nhỏ nhất trong ngôn ngữ
Từ góc độ tạo từ, có thể chia từ tố thành từ tố thành từ và từ tố không thành từ
Trang 12Tề Hộ Dương cho rằng: “Từ tố có thể tạo thành từ là từ tố thành từ” [34, tr 31] Ví
dụ như từ “xấu”, “lên”, “về” có thể dùng một chữ hán để biểu đạt, cũng có thể kết hợp thêm với các từ tố khác để cấu thành từ Giống như từ “xấu” bản thân nó là 1 từ,
ví dụ như: nó rất xấu, “xấu” là 1 từ mang nghĩa tiêu cực, “xấu” kết hợp thêm từ tố khác tạo nên “người xấu”, “xấu xa” Như cái tên của nó, từ tố không thể cấu thành
từ là từ tố không thành từ Ví dụ như “chúng” không phải là một từ, phải kết hợp với cái từ tố khác mới thành từ “Chúng” và “dân” sẽ tạo nên “dân chúng”, mới tạo thành từ có nghĩa, “chúng” và “quần” cũng ghép lại với nhau mới thành từ có nghĩa
1.1.1.2 Quan hệ giữa từ tố và từ
Theo Tiền Ngọc Liên trong cuốn “Giảng nghĩa từ vựng Hán ngữ hiện đại” thì:
“Từ là đơn vị cấu tạo từ có ý nghĩa - đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất do từ tố cấu thành” [19, trang 49] Chu Đức Hy trong cuốn “Giảng nghĩa ngữ pháp” cho rằng: “Từ tố là đơn vị ngữ pháp cơ bản nhất Từ là đơn vị ngôn ngữ lớn hơn một bậc so với từ tố” [18, tr 11]
Từ các quan niệm trên đều có thể nhận định rằng: Từ chính là đơn vị ngôn ngữ dùng để đặt câu, từ tố là đơn vị ngôn ngữ dùng để tạo từ
Từ tố có thể là một từ, cũng có thể là một bộ phận của từ Về mặt cấu trúc, từ
có thể là gồm một từ tố, cũng có thể hơn một từ tố Vậy từ được cấu tạo bằng từ tố
Về ngữ âm, sau khi cấu thành ngữ tố, âm đọc của từ tố đôi khi có sự khác nhau, ví dụ: Như từ tố “数”, có thể đọc thành “shù”, với một từ tố khác “量” ghép thành “数量-shù liàng (số lượng)”, còn có thể đọc thành“shŭ”, với một từ tố khác
Trang 13“数”ghép thành “数数-shŭ shù (đếm số) Như từ tố “发”, với một từ tố khác “展” ghép thành“发展-fā zhăn (phát triển)”, với một từ tố “头”ghép thành “头发-tóu fà (tóc)”
Về ý nghĩa, mỗi từ tố đơn âm tiết có ý nghĩa độc lập, hai từ tố đơn âm tiết có thể cấu thành một từ Ý nghĩa của từ mới này không phải là ý nghĩa gộp lại của 2 từ tố đơn âm tiết mà là sự cộng hưởng của 2 ngữ tố đơn âm tiết tạo nên một ý nghĩa mới Ví
dụ như: “Hoa hồng” ý nghĩa của “Hoa hồng” không phải chỉ màu của hoa là hồng, mà là một loại hoa Sự khác biệt lớn nhất của từ và từ tố là từ có thể sử dụng độc lập, còn từ tố chỉ là yếu tố cấu thành từ
1.1.2 Cấu tạo từ trong tiếng Trung
Tiếng Trung có lịch sử lâu đời, phương thức cấu tạo từ đa dạng và phong
phú Trước năm 1950, sự nghiên cứu của cấu tạo từ còn ít Bước vào thập niên 90, cấu tạo từ mới được đi sâu vào nghiên cứu Ở Trung Quốc việc nghiên cứu cấu tạo
từ tiếng Trung bắt đầu từ cuối thế kỷ 19 trong công trình “Mã Thị Thông Văn” Từ đây các nhà nghiên cứu bắt đầu tiến hành phân loại phương thức kết cấu củatừ hai
âm tiết tiếng Trung Sự phát triển của cấu tạo từ tiếng Trung là theo hướng từ đơn
âm tiết đến từ đa âm tiết
Phương thức của từ tố cấu thành từ là phương thức kết cấu của từ, tức là cấu tạo từ Phân tích kết cấu của từ cụ thể, có thể chính xác nhận xét và nắm bắt được thành phần kết cấu của từvà ngữ nghĩa của từ
Trang 14âm tiết:大-đại (to, lớn), 书-thư (sách), 天-thiên (trời), 地-địa (đất), Chúng tôi biết được như “大-đại (to, lớn), 书-thư (sách), 天-thiên (trời), vừa là 成词语素, vừa là từ Từ đơn hai âm tiết: 仿佛-phản phật (dường như, hình như), 葡萄-bồ đào
(quả nho), … là từ đơn, do hai âm tiết cấu thành Từ đơn đa âm tiết:电话簿-điện hoại bộ (danh bạ điện thoại), 爱国主义-ái quốc chủ nghĩa (chủ nghĩa yêu nước), 益母草-ích mẫu thảo(cỏ ích mẫu), là do đa âm tiết cấu thành Tác dụng của âm tiết trong hai âm tiết và đơn âm tiết là ghi âm, các âm tiết đều không có ý nghĩa, chỉ khi lặp lại âm tiết đó 2 lần mới diễn đạt ra ý nghĩa
1.1.2.1.1 Phương thức điệp âm
Tề Hộ Dương quan niệm:“Hai âm tiết trùng điệp mà cấu thành từ gọi là phương thức điệp âm” [34, tr.42] Lý Kiến Đình thừa nhận: “Hai âm tiết trùng điệp
mà cấu thành từ gọi là từ điệp âm ” [35] Từ định nghĩa chúng ta có thể thấy được: điệp âm cần đáp ứng 2 điều kiện mới có thể là từ điệp âm: a) cần có 2 âm tiết, b) hai
âm tiết phải giống nhau Đa số đơn âm tiết của điệp âm đều không có ý nghĩa, ví dụ:
Trang 15như “粑粑-ba ba (bánh)” “呖呖-lịch lịch (véo von)” “涓涓-quyên quyên (nước chảy
lờ đờ)”, nhưng có trường hợp khác nhau, như “奶奶-nãi nãi (bà nội)”, từ “奶- nãi” trong “奶奶-nãi nãi” ý nghĩa là “sữa”, nhưng ý nghĩa của“奶奶-nãi nãi” lại là “bà nội” Ý nghĩa của hai từ là hoàn toàn khác nhau “奶奶-nãi nãi” là do từ đồng âm“奶-nãi” cấu tạo thành Đặc điểm của từ điệp âm là âm tiết giống nhau, chữ hán
giống nhau, hai chữ hán phải liên kết lại thì mới biểu đạt được ý nghĩa hoàn chỉnh, một chữ hán sẽ không có ý nghĩa
1.1.2.1.2 Từ phiên âm
Từ phiên âm là những từ tiếng nước ngoài được biến đổi cách đọc sao cho gần giống hoặc tương đồng với tiếng Hán nhằm mục đích biến chúng trở thành những từ đơn giản và được sử dụng nhiều trong cuộc sống Trong những công trình nghiên cứu
về ngôn ngữ học thì người ta thường gọi đó là những từ vay mượn Hạ Hành Tri trong bài “Cách nhìn nhận và ứng phó với sự thẩm thấu của từ ngoại lai trong tiếng Hán” nói: “Một loại ngôn ngữ có một số từ nhất định có xuất sứ từ ngôn ngữ khác được gọi
là từ vay mượn, hay là từ dịch âm” [21] Ví dụ: 网吧-võng ba (quán internet), 阿拉 伯人- a la bá nhân (người Ả Rập)… Phần lớn các từ phiên âm là được xuất phát từ
ngôn ngữ Ấn- Âu, nhưng cũng có một số từ xuất phát từ ngôn ngữ của các dân tộc
thiểu số Ví dụ: 呼和浩特-hô hòa hạo đặc (còn được gọi là Hồi Hột hay Hô Hòa
Hạo Đặc Thị là tên một thành phố tại Khu tự trị Nội Mông Cổ), Đặc điểm của nó là lấy âm đọc gần giống để dịch ngôn ngữ nước ngoài và một số từ được mượn từ ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Bởi vì ngoại ngữ và ngôn ngữ các dân tộc thiểu số khó hiểu
Trang 16vì vậy từ chuyển ngữ sẽ giải quyết được vấn đề khó khăn này, từ đó từ sẽ dễ hiểu, dễ nhớ và dễ phân biệt hơn
1.1.2.1.3 Phương thức luân phiên vần
Từ luân phiên vần là từ tố hai âm tiết đặt cạnh nhau để tạo thành một từ có
nghĩa Trong “Từ điển văn từ ngôn ngữ” của Vương Thiết Trụ có viết: “Từ luân phiên vần
là một loại từ đơn đặc biệt trong tiếng Hán Có hai âm tiết đặt cạnh nhau để tạo thành một
từ có nghĩa nhưng không thể tách riêng hai âm tiết đó để giải thích ý nghĩa của từng từ” [36] Trong giáo trình“Hán ngữ hiện đại”, Hoàng Bá Vinh, Liêu Tự Đông cho rằng: “Từ luân phiên vần là hai âm tiết đặt cạnh nhau để tạo thành một từ có nghĩa nhưng không thể tách riêng hai âm tiết đó để giải thích ý nghĩa của từng từ” [24, tr.258] Từ luân phiên vần
có thể chia thành hai loại như sau:
- Từ song thanh
Từ song thanh là chỉ âm đầu của hai âm tiết giống nhau, được gọi là từ song thanh Ví dụ: 滴答 di dá (tí tách), 叮当 ding dang (leng keng)… “滴答 di dá (tí tách)”, tiếng Trung đọc là “di dá”, âm đầu của hai âm tiết đó đều là “d”, “叮当 ding dang (leng keng)”, tiếng Trung đọc là “ding dang”
Từ định nghĩa, đặc điểm của từ song thanh là có hai chữ, nhưng chỉ có một từ tố
- Từ điệp vận
Từ điệp vận là chỉ phần vận của hai âm tiết giống nhau, được gọi là từ điệp vận Ví
dụ: 公共-công cộng (công cộng), 谜底-mê đề (đáp án), 苗条-miêu điều (thon thả),… Tiếng Trung 公共-công cộng đọc là “gōng gòng”, 谜底- mê đề đọc là “mídǐ”, 苗条-
Trang 17miêu điều đọc là “miáo tiáo”, phần vần của các từ đương ứng là “ong”, “i”, “iao” Từ
điệp vận giống từ song thanh đều cùng có hai chữ và chỉ có một từ tố
1.1.2.1.4 Từ luân phiên vần khác
Tề Hộ Dương định nghĩa từ luân phiên vần: “Từ luân phiên vần khác là từ luân phiên vần nhưng không thuộc từ song thanh và từ điệp vận” [34, tr.42]
Ví dụ: 垃圾-lạp cáp (rác), tiếng Trung đọc là “lā ji”, chúng không có âm đầu
giống nhau và cũng không có phần vần giống nhau Đặc điểm của hai từ tố này là: a) Nếu tách rời nhau, chúng sẽ không có ý nghĩa b) Âm đầu và phần vần của hai âm tiết không giống nhau
1.1.2.2 Từ phức
Trong phần trên chúng ta đã tìm hiểu sơ qua về từ đơn, tiếp theo đây chúng
ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về từ phức Thôi Nguy trong bài viết “Bàn về cách thức tổ hợp khái niệm của từ có 2 âm tiết có chữ “thủ” của Học báo Học viện Phan Chi Hoa trong tiếng Hán từ góc độ nhận biết” số 4/2007 đã đưa ra nhận định: “Từ phức trong tiếng Hán là do hai từ tố trở nên tạo thành gọi là từ phức” Ngoài ra, tác giả Tiền Ngọc Liên
lý giải: “ Từ phức là do hai từ tố trở nên cấu thành gọi là từ phức” [19, tr.73] Trong phương thức cấu tạo từ phức, có ba loại: phương thức ghép, phương thức phụ gia và phương thức láy
1.1.2.2.1 Phương thức ghép
Ghép là phương thức tác động vào hai hoặc hơn hai từ tố có ý nghĩa, kết hợp chúng với nhau để tạo ra một từ tố mới Dựa vào quan hệ giữa từ căn và từ tố kết
Trang 18hợp với nó, phương pháp tổ hợp có thể được phân thành các loại sau:
Quan hệ giữa hai từ tố tạo nên từ ghép là quan hệ bổ sung và được bổ sung, quan
hệ giải thích và được giải thích Ví dụ:, 扩大 kuo da(mở rộng), 缩小 suo xiao (thu nhỏ),推动 tui dong (thúc đẩy),
(4) Quan hệ động tân
Quan hệ giữa hai từ tố tạo nên từ ghép là quan hệ chi phối và bị chi phối Ví dụ: 说大话 shuo da hua (nói khoác), 关心 guan xin (quam tâm), 察问 cha wen (xét hỏi), 跳远 tiao yuan ( nhảy dài),
(5)Quan hệ chủ vị
Quan hệ giữa hai từ tố tạo nên từ ghép là quan hệ tường thuật và được
tường thuật Ví dụ:月食 yue shi (nguyệt thực), 头痛 tou tong (nhức óc),牙痛 ya tong ( nhức răng),耳痛 er tong( nhức tai),
Trang 191.1.2.2.2 Phương thức phụ gia
Phương thức phụ gia là phương thức tạo từ từ từ căn (gốc từ) và phụ tố
Từ ghép được cấu tạo từ phương thức này được phân thành ba loại:
Phương thức láy là các từ tố giống nhau trùng điệp mà cấu thành từ ghép Ví dụ:
Từ tố danh từ + từ tố danh từ: 哥哥-ca ca (anh trai), 姐姐- thư thư (chị gái) 妈妈- ma ma (mẹ), …
Từ tố tính từ + từ tố tính từ: 湿湿的-thấp thấp đích (ướt), 干干的-can can đích (khô), 长长的-trường trường đích (dài), …
Từ tố động từ + từ tố động từ: 试试-thí thí (thử), 学学- học học (học), 听听
- thính thính ( nghe), …
Từ tố phó từ + từ tố phó từ: 常常-thưởng thưởng (thường xuyên), 刚刚 -cương cương (vừa mới), 白白-bạch bạch (mất công), …
Trang 20Từ tố lượng từ + từ tố lượng từ: 个个-cá cá (mỗi thứ, mỗi cái), 本本-bản bản (từng quyển), 颗颗-khóa khóa (từng cái, từng chiếc), …
1.2 TỪ LÁY TRONG TIẾNG TRUNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 1.2.1 Khái niệm từ láy
1.2.1.1 Khái niệm từ láy trong tiếng Việt
“Từ láy” là một vấn đề khá nổi bật trong Việt ngữ học, với số lượng phong phú trong kho từ vựng, đã được các nhà nghiên cứu tìm hiểu và phân tích dưới nhiều góc độ Xuất phát từ quan điểm, cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau, tên gọi của khái niệm này cũng đã có nhiều khác biệt Nhà nghiên cứu Hà Quang Năng trong nghiên cứu của mình đã tổng hợp về các cách gọi từ láy: “từ phản điệp (Đỗ Hữu Châu, 1962), từ lắp láy (Hồ Lê, 1976), từ lấp láy (Nguyễn Nguyên Trứ, 1970), từ láy âm (Nguyễn Tài Cẩn, 1975; Nguyễn Văn Tu, 1976), từ láy (Hoàng Tuệ, 1978; Đào Thản, 1970; Hoàng Văn Hành, 1979, 1985; Nguyễn Thiện Giáp, 1985; Đỗ Hữu Châu, 1981, 1986; Diệp Quang Ban, 1989) v.v…” [12; tr.7] Cách gọi “từ láy” được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng và đến nay trong các sách giáo khoa phổ thông cũng áp dụng tên gọi này
Các định nghĩa khác nhau về từ láy cũng được nhiều nhà nghiên cứu đưa ra Nhìn chung có hai hướng quan điểm phổ biến được đưa ra:
- Hướng thứ nhất: Coi láy cũng là ghép
- Hướng thứ hai: Coi láy là sự hòa phối ngữ âm có giá trị biểu trưng hóa
Trang 21a Nhìn nhận theo hướng quan điểm thứ nhất có các nhà Việt ngữ học như Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Văn Tu, Nguyễn Tài Cẩn, Hồ Lê,…
- Trong “Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam” (1963), hai tác giả Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê có viết: “Chúng ta có nhiều từ hai âm, cũng có từ ba âm
và từ bốn âm Tiếng đôi, tiếng ba, tiếng tư ta gọi là từ kép Trong ngôn ngữ của ta,
từ kép hai âm nhiều nhất, từ kép ba, bốn âm ít hơn Dù hai, ba hay bốn âm, từ kép cũng chỉ diễn tả ý đơn giản như từ đơn” [4; tr 62]
- Theo cách nhìn của Nguyễn Tài Cẩn: “Từ láy âm là loại từ ghép trong đó, theo con mắt nhìn của người Việt hiện nay, các thành tố trực tiếp được kết hợp với nhau chủ yếu theo quan hệ ngữ âm Quan hệ ngữ âm được thể hiện ra ở chỗ là các thành
tố trực tiếp phải có tương ứng với nhau về hai mặt: mặt yếu tố siêu âm đoạn tính (thanh điệu) và mặt yếu tố âm đoạn tính (phụ âm đầu, âm chính giữa vần và âm cuối vần…)” [1, tr 109]
- Hồ Lê coi từ láy là “một loại từ ghép thực bộ phận gồm hai từ tố - một từ tố vốn là nguyên vị thực và một từ tố vốn không phải là nguyên vị thực có quan hệ lắp láy với nhau Có thể gọi nó là từ ghép thực bộ phận lắp láy, hoặc gọn hơn là từ ghép lắp láy” [11, tr 261]
- Nguyễn Văn Tu đã nêu: “Sở dĩ chúng tôi gọi chung những từ láy âm là những
từ ghép vì thực chất chúng được tạo ra bởi một số từ tố với bản thân nó không bị biến âm hoặc bị biến âm … Từ láy âm được tạo thành bằng việc ghép hai từ tố
Trang 22hoặc hai âm tiết có quan hệ về ngữ âm trên cơ sở láy âm, trên cơ sở láy lại bản thân cái âm tiết chính hoặc từ tố chính” [14, tr 68]
b Nhóm các nhà nghiên cứu chung hướng nhận định láy là sự hòa phối ngữ âm
có giá trị biểu trưng hóa, tiêu biểu là Hoàng Tuệ, Đỗ Hữu Châu, Hoàng Văn Hành, Nguyễn Thiện Giáp
- Với quan điểm coi láy và ghép là hai phương thức cơ bản để cấu tạo từ tiếng Việt, nhà nghiên cứu Hoàng Tuệ đưa ra ý kiến: ““Láy” có lẽ chớ nên xem là “có quan hệ ngữ âm” giữa các âm tiết một cách chung chung, mà nên hiểu là “láy” khi
có một sự hòa phối ngữ âm giữa những yếu tố tương ứng của các âm tiết, đó là một
sự hòa phối ngữ âm có tác dụng biểu trưng hóa” [15, tr 23] Theo đó, từ láy được xem xét ở về cả cấu trúc và cả cơ trình cấu tạo của nó nữa Tác giả có nói về mối tương quan âm nghĩa nhất định trong từ láy “Tương quan ấy có tính chất tự nhiên, trực tiếp trong trường hợp những từ như gâu gâu, cu cu… (…); đó là những tiếng vang thực sự Nhưng tương quan ấy tinh tế hơn nhiều, và có thể nói là đã được cách điệu hóa trong trường hợp những từ như lác đác, bâng khuâng, long lanh, mênh mông… Sự cách điệu hóa ấy chính là sự biểu trưng hóa ngữ âm (…) chính mối tương quan này tạo nên sắc thái biểu cảm hay gợi ý của từ - giá trị ấy của từ láy, người bản ngữ tỏ ra nhạy cảm so với người nước ngoài dùng tiếng Việt” [15, tr 23]
- Qua các công trình nghiên cứu có liên quan, Đỗ Hữu Châu định nghĩa: “Từ láy
là những từ được cấu tạo theo phương thức láy, đó là phương thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết (với những thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo
Trang 23quy tắc biến thanh, tức là quy tắc thanh điệu biến đổi theo hai nhóm, gồm nhóm cao: thanh hỏi, thanh sắc, thanh ngang và nhóm thấp: thanh huyền, thanh ngã, thanh nặng) của một hình vị hay đơn vị có nghĩa” [2; tr 40]
- Nguyễn Thiện Giáp, với cách gọi “ngữ láy âm” tương đương với “từ láy”, đã khái quát: “Ngữ láy âm là những đơn vị được hình thành do sự lặp lại hoàn toàn hay lặp lại có kèm theo sự biến đổi ngữ âm nào đó của từ đã có Chúng vừa có sự hài hòa về ngữ âm, vừa có giá trị gợi cảm, gợi tả.” [7; tr 86]
- Trong cuốn “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt”, các tác giả đưa ra quan điểm:
“Phương thức tổ hợp các tiếng trên cơ sở hòa phối ngữ âm cho ta các từ láy (còn gọi
là từ lấp láy, từ láy âm).[ ] Một từ sẽ được gọi là từ láy khi các thành tố cấu tạo nên chúng có thành phần ngữ âm được lặp lại, nhưng vừa có lặp (còn gọi là điệp) vừa có biến đổi (gọi là đối) Ví dụ: đỏ đắn: điệp phần âm đầu, đối ở phần vần.” [5; tr.146]
- Hoàng Văn Hành cho rằng: “Từ láy, nói chung, là từ được cấu tạo bằng cách nhân đôi tiếng gốc theo những quy tắc nhất định, sao cho quan hệ giữa các tiếng trong từ vừa điệp, vừa đối, vừa hài hòa với nhau về âm và về nghĩa, có giá trị biểu trưng hóa” [9; tr 354] Tác giả cũng cho rằng: “Khi thừa nhận láy là sự hòa phối ngữ âm có giá trị biểu trưng hóa, thì cũng có nghĩa là chúng ta đã coi láy là một cơ chế” [9; tr 466]
Qua tất cả các khái niệm về từ láy được đưa ra theo các điểm nhìn khác nhau trên đây, có thể thấy:
Trang 24Nói đến từ láy thì điểm nổi bật và quan trọng trước hết đó là mặt ngữ âm Các thành tố trong từ láy đều có quan hệ ngữ âm với nhau Đây cũng chính là điểm giống nhau được nêu ra trong các khái niệm từ láy trên Đặc biệt, đối với những khái niệm hướng theo quan điểm coi láy là ghép thì mặt ngữ âm là khía cạnh duy nhất – khía cạnh về cấu tạo, được tập trung để định nghĩa một từ láy trong tiếng Việt Trong khi đó, các ý kiến theo như quan điểm thứ hai cho rằng láy là sự hòa phối ngữ âm có giá trị biểu trưng hóa, ngoài việc nhắc đến mặt ngữ âm còn nhắc đến mặt ngữ nghĩa của từ láy Như vậy có thể thấy hướng quan điểm thứ hai đầy đủ và xác đáng hơn, do đó, chúng tôi cũng đồng tình với quan điểm này Ngoài ra, chúng tôi còn cho rằng, từ láy có mô hình cấu trúc đặc biệt mang chức năng biểu đạt, biểu cảm phong phú và với một số lượng không nhỏ trong kho từ vựng tiếng Việt (hơn
5000 từ - theo “Từ điển từ láy tiếng Việt” [10] do Hoàng Văn Hành chủ biên) nên việc tách riêng từ láy thành một kiểu loại giúp cho việc tìm hiểu, phân tích rõ ràng, chi tiết và hệ thống hơn
1.2.1.2 Khái niệm từ láy trong tiếng Trung
Từ láy xuất hiện ở nhiều ngôn ngữ trên thế giới, nhưng trong mỗi ngôn ngữ, hiện tượng này đều có các đặc điểm riêng Trong hệ thống từ ngữ của Trung Quốc, láy là một hiện tượng ngôn ngữ rất quan trọng, là trọng tâm nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học Tuy nhiên cho đến nay thì định nghĩa về từ láy vẫn chưa được giới học thuật đi đến thống nhất Trước năm 1954, Lục Tông Đạt, Du Mẫn cho rằng từ láy là một loại biến hóa hình thái quan trọng của tiếng Hán Chu Đức Hi thì lại cho
Trang 25rằng từ láy là một loại phương thức cấu tạo của từ Ông chia từ láy thành các dạng: phép láy động từ, phép láy danh từ, phép láy tính từ và phép láy phó từ….Đồng thời ông cũng cho rằng sự cấu thành của từ ghép dựa trên ba phương thức: lặp lại của âm
tiết(蝈蝈- quắc quắc (con dế), 蛐蛐- khúc khúc (con dế) ); lặp lại của từ tố (爷爷- gia gia (ông nội), 奶奶- nãi nãi (bà nội)); lặp lại của từ (干干净净-can can tịnh tịnh (sạch sẽ), 通红通红-thông hồng thông hồng (đỏ dần)
Hoàng Bá Vinh, Liêu Tự Đông trong cuốn “Hán ngữ hiện đại ” lại cho rằng:
“Phép trùng điệp do hai từ gốc tương đồng cấu thành, trước xảy ra lặp lại gọi là hình thức cơ bản, sau khi lặp lại gọi là hình thức trùng điệp” [24, tr15, 16] Hạ Quần trong
“Tóm tắt nghiên cứu lặp lại của động từ” viết rằng: “Lặp lại là một thủ pháp ngôn ngữ thường xảy ra khiến cho hình thức lặp của ngôn ngữ có tác dụng biểu đạt ý nghĩa và biểu đạt chức năng ngữ pháp, hình thức của nó rất phong phú” [25] Lý Vũ Minh, một nhà ngôn ngữ học Trung Quốc cho rằng: “Láy là một thủ pháp ngôn ngữ làm cho hình thức của một đơn vị ngôn ngữ nào đó xuất hiện trùng lặp, là hiện tượng thường gặp nhất trong các ngữ hệ khu vực Châu Á Thái Bình Dương như ngữ hệ Hán Tạng, ngữ hệ Nam Đảo, ngữ hệ Nam Á” [26 tr 79]
Từ tất cả các quan niệm trên ta có thể nhận thấy rằng: “Từ láy” là thuật ngữ chỉ
từ tố hay âm tiết giống nhau lặp lại, là phương thức cấu tạo từ thường hay gặp trong ngôn ngữ, đồng thời nó cũng là yếu tố có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo nên nghệ thuật tu từ
Trang 261.2.2 Nhận diện từ láy trong tiếng Trung
1.2.2.1.Tiêu chí nhận diện từ láy tiếng Trung
Với mỗi một ngôn ngữ, từ láy đều có những cách nhận diện riêng Đối với tiếng Trung, có thể đưa ra những tiêu chuẩn nhận diện từ láy như sau: dùng những
từ tương đồng tổ hợp thành những từ mới có thể thể hiện càng mãnh liệt ngữ khí so với từ gốc của nó
Để nhận dạng từ láy chúng tôi đưa ra hai yếu tố nhận diện sau:
- Yếu tố hình thức: từ láy có 2 âm tiết giống nhau, từ láy có 3 âm tiết giống nhau, từ láy có 4 âm tiết giống nhau Ví dụ: từ láy có 2 âm tiết giống nhau: “高高
-cao cao (cao)”,“快快-khoái khoái (nhanh)”, từ láy có 3 âm tiết giống nhau: “笑呵 呵-tiếu cáp cáp (cười ha hat)”,“白茫茫- bạch mang mang (trắng xóa)”,từ láy có 4
âm tiết giống nhau: “前前后后- tiền tiền hậu hậu (trước sau)”,“左左右右- tả tả hữu hữu (hai bên)”,
- Yếu tố ngữ nghĩa: ngữ nghĩa của từ láy được hình thành từ ý nghĩa của các
từ tố cơ sở Ví dụ: muốn biết được ý nghĩa của nho nhỏ thì chúng tôi phải đối chiếu
nó với ý nghĩa của từ tố “nhỏ”, tương tự khi muốn biết ý nghĩa của cao cao thì phải nhận biết ý nghĩa của cao Ngoài ra, giữa ý nghĩa của các từ láy và ý nghĩa của các
từ tố cơ sở không có sự liên hệ, tức là so với ý nghĩa của từ tố cơ sở thì ý nghĩa của các từ láy đã có một sự chuyển biến về nghĩa Ví dụ: ngữ nghĩa của các từ đẹp đẽ, xinh xắn, nhẹ nhàng…được coi là kết quả của quá trình chuyển biến ý nghĩa của
các từ tố gốc: đẹp, xinh, nhẹ…
Trang 271.2.2.2 Phân biệt từ láy và từ ghép
Theo quan niệm của Hoàng Bá Vinh trong “Hán ngữ hiện đại”: “Từ láy tiếng Hán là do một từ tố cấu tạo thành từ được gọi là từ láy; Từ ghép là do hai từ tố trở nên tạo thành gọi là từ ghép” [24, tr 257]
Tiền Ngọc Liên định nghĩa: “Trong tiếng Hán, một ngữ tố thường là một âm tiết, nên từ đơn đều là từ đơn âm tiết; Từ ghép trong tiếng Hán, đa số do hai từ tố
cấu thành” [19, tr 72,73]
Đằng Xuân Cầm, Lý Tiểu Vân trong bài “Sự khác biệt giữa từ láy và từ điệp âm” đã viết rằng: “Từ lặp lại là từ phức có 2 từ tố giống nhau lặp lại tạo thành” [29]
Từ những quan điểm trên, chúng tôi tổng hợp và phân biệt từ láy và từ ghép như sau:
- Phương thức ghép: đây là phương pháp cơ bản của sự cấu thành từ trong tiếng
Hán Dựa vào quan hệ giữa từ căn và từ căn, phương pháp ghép có thể được phân thành các loại sau:
(1) Quan hệ liên hợp: 朋友 peng you (bạn bè), 帮助 bang zhu(giúp đỡ), 姐妹 jie mei (chị em), 美丽 mei li (đẹp đẽ), 树木 shu mu (cây cối),
(2) Quan hệ chính phụ:火车 huo che(tàu hỏa), 汉语 han yu(tiếng Hán), 相爱xiang ai(yêu nhau),
(3) Quan hệ bổ sung:梅花 mei hua(hao mai), 柳树 liu shu (cây liễu), 扩大 kuo da(mở rộng),
Trang 28(4) Quan hệ động tân: 说大话 shuo da hua (nói khoác), 关心 guan xin (quam tâm), 察问 cha wen (xét hỏi), 跳远 tiao yuan ( nhảy dài),
(5) Quan hệ chủ vị: 月食 yue shi (nguyệt thực), 头痛 tou tong (nhức óc),牙痛
ya tong ( nhức răng),耳痛 er tong( nhức tai),
- Phương thức láy: do 2 từ tố có tính tương đồng kết cấu thành.
Ví dụ:
Danh từ +danh từ: 日日-nhật nhật (ngày ngày),
爷爷-gia gia (ông nội), … Động từ +động từ: 看看-khản khản (xem xem),
想想-tưởng tưởng (nghĩ nghĩ),…
Vậy chúng ta có thể thấy, từ ghép và từ láy là hai phương thức cấu tạo từ khác nhau, từ láy là do 2 từ tố, 3 từ tố hoặc 4 từ tố có tính tương đồng cấu thành, còn từ ghép là do những từ không có tính tương đồng cấu thành
Trang 291.3 TIỂU KẾT
Từ những quan điểm trên, chúng tôi tổng hợp và phân biệt từ láy và từ ghép như sau:
- Từ ghép bao gồm từ láy, hay có thể nói từ láy là một dạng đặc biệt của từ ghép
- Từ ghép do 2 hoặc hơn 2 từ tố tạo thành, từ láy do 1 từ tố tạo thành
- Từ láy phải có từ tố gốc tương đồng hoặc trùng lặp thì mới được tạo thành, còn từ ghép thì không
Những vấn đề được trình bày ở Chương 1, ta có thể tóm tắt lại như sau:
1) Từ do từ tố tạo thành Từ tố là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có cấu tạo ngữ
âm và ngữ nghĩa Về mặt cấu tạo, thì có từ đơn và từ phức
Từ đơn là từ do một từ tố cấu tạo nên, từ phức là từ do hai từ tố trở lên tạo thành Trong phương pháp cấu tạo từ đơn có bốn loại: từ đơn âm, từ phiên âm, từ luân phiên vần và từ luân phiên vần khác Trong đó, từ luân phiên vần thì bao gồm
từ song thanh và từ điệp vận
Trong phương pháp cấu tạo từ phức, có ba loại: phương pháp ghép, phương pháp láy, phương pháp phụ gia
Phương pháp ghép bao gồm quan hệ liên hợp, quan hệ chính phụ, quan hệ bổ sung, quan hệ động tân và quan hệ chủ vị
Phương pháp láy là các từ tố giống nhau trùng điệp mà cấu thành nên từ phức
Ví dụ: từ tố danh từ + từ tố danh từ, từ tố động từ + từ tố động từ, từ tố tính từ + từ
tố tính từ, từ tố phó từ + từ tố phó từ …
2) Đưa ra định nghĩavề từ láy, các tiêu chí đặc trưng nhất nhận diện từ láy là
từ định nghĩa, phân biệt được từ láy và từ ghép khác
Trang 30Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CỦA TỪ LÁY TRONG TIẾNG TRUNG
(Liên hệ với Tiếng Việt)
2.1 DẪN NHẬP
Ở chương 1, chúng ta đã đưa ra các khái niệm về từ và các đặc điểm để nhận diện từ láy Trong chương này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu từ láy về cả mặt cấu tạo cũng như ngữ nghĩa Thông qua cấu tạo, ngữ nghĩa của từ láy, chúng ta tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về bản chất của phương thức láy nói riêng và từ láy trong tiếng Trung nói chung
Trên cơ sở phân loại từ láy theo nhiều khía cạnh từ ngữ âm đến ngữ nghĩa có tính đến lượng yếu tố, chúng ta đã từng bước từng bước làm sáng tỏ được cấu trúc của từ láy Với cách làm như vậy, từ láy được nhận biết đồng thời trên cả hai mặt nội dung và hình thức cùng những mối quan hệ mật thiết đối giữa các thành tố cấu tạo Bên cạnh những loại từ láy mang tính chất phổ biến , còn có những loại mang đặc trưng riêng Những thay đổi về mặt ngữ âm của các loại từ láy đều kéo theo sự thay đổi cả về mặt ngữ nghĩa Nhờ thông qua ngữ nghĩa, ta vẫn thấy được mối quan
hệ gần gũi, tương tự giữa các kiểu loại từ láy với nhau
Ở chương này, chúng tôi dựa theo quan điểm của Hình Hòng Bình về phân loại
từ láy để nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc của từ láy trong tiếng Trung và so sánh chúng với từ láy trong tiếng Việt Phần lớn ví dụ dùng trong luận văn được lấy từ
“tính biểu đạt từ của 600 vạn chữ trong kho ngữ liệu và việc tổng kết toàn bộ những hình thức láy trong từ điển Hán ngữ hiện đại - Trương Ái Linh tinh phẩm ký”
Trang 312.2 ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CỦA TỪ LÁY TIẾNG TRUNG
Từ láy là một hiện tượng từ vựng đặc biệt trong tiếng Trung và được sử dụng tương đối phổ biến Có thể phân loại từ láy thành 7 loại như sơ đồ sau:
Sơ đồ 1 Sơ đồ cấu trúc từ láy tiếng Trung
2.2.1 Cấu trúc AA
Từ gốc là từ đơn âm tiết A, sau khi láy trở thành AA
Ví dụ:
想想- tưởng tưởng nghĩ
哗哗 -họa họa đinh đinh
高高 -cao cao cao cao
家家- gia gia nhà nhà
TỪ LÁY TIẾNG TRUNG
Cấu
trúc
AA
Cấu trúc AA
B
Cấu trúc AB
B
Cấu trúc AA
BB
Cấu trúc AB
AB
Cấu trúc
“AAA
”
Cấu trúc
“A 里(lí) AB”
Trang 32常常- thường thường thường xuyên
一 一-nhất nhất lần lượt
条条- điều điều mọi
天天-thiên thiên mỗi ngày
样样- dạng dạng từng loại, mỗi loại
本本- bản bản từng quyển, mỗi quyển
闷闷- muộn muộn buồn buồn
看看-khán khán xem thử
试试- thí thí thử
摸摸- mô mô sờ, chạm
…
Riêng đối với tính từ, trong văn nói, âm tiết thứ hai thường được đọc thành
thanh bằng và thêm “儿-nhi” vào sau
Ví dụ:
好好儿(的)- hảo hảo nhi (đích) tốt đẹp
小小儿(的)-tiểu tiểu nhi (đích) nho nhỏ
远远儿(的)-viễn viễn nhi (đích) xa xa
快快儿(的)-khoái khoái nhi (đích) nhanh nhanh
闷闷儿(的)-muộn muộn nhi (đích) buồn buồn
Từ những từ láy trên, chúng tôi cho rằng cấu trúc AA có đặc điểm nhƣ sau:
- Cấu trúc AA do từ loại như động từ, từ tượng thanh, tính từ, danh từ, phó từ,
Trang 33số từ và lượng từ cấu thành Ví dụ: động từ: 想想-tưởng tưởng (nghĩ), từ tường thanh: 哗哗-họa họa (đinh đinh), tính từ: 高高-cao cao (cao cao), danh từ: 家家
-gia gia (nhà nhà), phó từ: 常常-thường thường (thường xuyên), số từ: 一 一-nhất nhất (lần lượt), lượng từ: 条条-điều điều (mọi)
- Căn cứ vào ý nghĩa của từ tố, có thể chia từ tố thành từ tố có ý nghĩa động từ,
từ tố có ý nghĩa từ tượng thanh,từ tố có ý nghĩa tính từ, từ tố có ý nghĩa danh từ, từ
tố có ý nghĩa phó từ, từ tố có ý nghĩa số từ và từ tố có ý nghĩa lượng từ
Từ tố có ý nghĩa động từ biểu thị hành động của động tác,“想想-tưởng tưởng
(nghĩ)” do hai từ tố mang tính chất động từ cấu thành
Từ tố có ý nghĩa từ tượng thanh biểu thị, mô phỏng âm thanh sự vật, “哗哗
-họa họa (đinh đinh)” do hai từ tố mang tính chất từ tượng thanh cấu thành
Từ tố có ý nghĩa tính từ biểu thị trạng thái tính chất, có thể lấy những ví dụ
sau: “高高-cao cao (cao cao)” do hai từ tố có ý nghĩa tính từ cấu thành.“家家-gia gia (nhà nhà)” danh từ do hai từ tố có ý nghĩa danh từ cấu thành “常常- thường thường (thường xuyên)” phó từ do hai phó từ cấu thành “一一-nhất nhất (lần lượt)”
số từ do hai số từ cấu thành “条条- điều điều (mọi)” lượng từ do hai lượng từ cấu
thành
Chỉ có một số đơn âm tiết có thể lặp lại, những từ lặp lại này có thể đứng sau
số từ “一-nhất” Ví dụ từ láy danh từ thường đứng sau “一-nhất”:
一家家-nhất gia gia từng nhà
一户户-nhất hộ hộ từng hộ
Trang 34一村村-nhất thôn thôn từng thôn 一队队-nhất đội đội từng đội
Từ láy lượng từ thường có “一-nhất” đứng trước :
一句句-nhất câu câu từng câu
一条条-nhất điều điều từng mảnh
一片片-nhất phiến phiến từng chiếc
一颗颗- nhất khỏa khỏa từng giọt
Lượng từ như “一句句-nhất câu câu” “一条条-nhất điều điều” có thể thay bằng “一句一句地-nhất câu nhất câu địa” “一条一条地-nhất điều nhất điều địa”, tức là phải thêm vào số từ “一-nhất” và “地-địa” hư từ mới có thể thay thế
- Giữa cấu trúc AA không dùng bất cứ một hư từ nào để liên kết
- Trật tự có thể đảo ngược lại, nhưng ý nghĩa vốn có của nó không thay đổi Nhưng
sau tính từ có chữ “儿-nhi” thì không thể đảo ngược lại, nếu đảo ngược lại sẽ không có ý
nghĩa
Ví dụ:(的)儿好好-đích nhi hảo hảo, (的)儿小小-đích nhi tiểu tiểu,(的)
儿远远-đích nhi viễn viễn đều không có ý nghĩa
2.2.2 Cấu trúc AAB
Cấu trúc A AB chia thành ba loại: A AB1, A AB2, A AB3
Trang 352.2.2.1 AAB1
Từ gốc là AB, sau khi láy trở thành AAB Từ gốc thông thường là cụm động từ, khi láy động từ được láy lại biểu thị động tác, hành động đó được thực hiện trong khoảng thời gian nhanh và ngắn
Ví dụ:
洗洗手-tẩy tẩy thủ rửa tay
刷刷牙-loát loát nha đánh răng
写写字-tả tả tự viết chữ
聊聊天 -liêu liêu thiên nói chuyện
帮帮忙 -bang bang mang giúp đỡ
冰冰冷- băng băng lãnh lạnh giá
愤愤然-phẫn phẫn nhiên giận dữ
悠悠然 -du du nhiên khoan thai
Cấu trúc AAB1 có các đặc điểm nhƣ sau:
- Do từ loại như động từ và tính từ cấu thành
Trang 36dữ), 悠悠然-du du nhiên (khoan thai), …
- Trật từ thường cố định, khó thay đổi
Ví dụ: 洗洗手-tẩy tẩy thủ (rửa tay), trong đó “洗-tẩy (rửa)” trước, “洗手-tẩy thủ (rửa tay)” sau 刷刷牙-loát loát nha, trong đó “刷-loát (đánh)” trước, “刷牙 -loát nha (đánh răng)” sau
Tuy nhiên, chỉ có từ láy tính từ mới có thể thay đổi trật từ mà không mất đi ý nghĩa
của nó Ví dụ: 冷冰冰-lãnh băng băng = 冰冰冷-băng băng lãnh đều là chỉ “lạnh giá”
- Ý nghĩa của từ gốc không đổi sau khi láy
Ví dụ:
聊天-liêu thiên (nói chuyện)=聊聊天-liêu liêu thiên (nói chuyện),
帮忙-bang mang (giúp đỡ) = 帮帮忙-bang bang mang (giúp đỡ),
愤然-phẫn nhiên (giận dữ) = 愤愤然-phẫn phẫn nhiên (giận dữ ) ,
悠然-du nhiên (khoan thai) = 悠悠然-du du nhiên (khoan thai),
…
- Đa số quan hệ từ gốc AB là động tân
Cấu trúc ABB là do kết hợp động từ + danh từ cấu thành
Ví dụ: 洗手-tẩy thủ (rửa tay) và 刷牙-loát nha (đánh răng) đều là quan hệ động tân, trong đó 洗-tẩy (rửa) và 刷-loát là động từ; 手-thủ (tay) và 牙-nha
(răng) là danh từ
Do đó, cấu trúc của 洗洗手-tẩy tẩy thủ và 刷刷牙-loát loát nha là do động từ 洗-tẩy, 刷-loát + danh từ 手-thủ và 牙-nha cấu thành
Trang 372.2.2.2 AAB2
Do một từ kiểu A A hay từ láy kiểu A A kết hợp với B cấu thành
Ví dụ:
欣欣然- hân hân nhiên vui sướng
飘飘然- phiêu phiêu nhiên lâng lâng
懵懵然- mộng mộng nhiên lờ mờ
毛毛雨- mao mao vũ mưa bụi
Cấu trúc AAB 2 có các đặc điểm nhƣ sau:
- Do từ loại như tính từ và danh từ cấu thành
Ví dụ:
Tính từ: 欣欣然-hân hân nhiên (vui sướng),
飘飘然-phiêu phiêu nhiên (lâng lâng), 懵懵然-mộng mộng nhiên (lờ mờ),
…
Danh từ: 毛毛雨-mao mao vũ (mưa bụi)
-Tính từ trong AAB2 đều là do một từ kiểu AA cấu thành, trong đó “B” là một từ tố không có ý nghĩa thật,tức là phụ tố, có tác dụng để cấu thành tính từ trạng thái
Ví dụ: “然-nhiên” trong 欣欣然-hân hân nhiên, “然-nhiên” trong 飘飘然-phiêu phiêu nhiên và “然-nhiên” trong 懵懵然-mộng mộng nhiên đều là các phụ tố không
Trang 38có ý nghĩa thật
- Danh từ trong AAB2 có thể chia thành hai loại: một loại là do từ láy kiểu A A kết
hợp với B cấu thành; loại khác là do một từ kiểu A A kết hợp với B cấu thành
Ví dụ: “娃娃鱼-oa oa ngư (kỳ nhông)” là do từ láy 娃娃-oa oa kết hợp với danh từ “鱼-ngư (cá)” cấu thành; 毛毛雨-mao mao vũ (mưa bụi) và 毛毛虫-mao mao trùng (con sâu róm) là do hai từ kiểu 毛毛-mao mao (bụi) kết hợp với danh từ
“雨-vũ (mưa)”và “虫-trùng (con sâu)” cấu thành
2.2.2.3 AAB3
Do hai từ đơn âm tiết A và B kết hợp với B cấu thành
Ví dụ:
碰碰车- phanh phanh xa đụng xe
跷跷板- nghiêu nghiêu bản bập bênh
Cấu trúc AAB3 có đặc điểm là thường dùng trong khẩu ngữ, số lượng dạng này rất ít
Trang 39阴沉沉 -âm trầm trầm u ám
轰隆隆- oanh long long ầm ầm
空荡荡- không đãng đãng trống không
胖乎乎- bạng hồ hồ mập mạp
老太太- lão thái thái quý bà
少奶奶- thiếu nãi nãi thiếu phu nhân
Tính từ: 阴沉沉-âm trầm trầm; 轰隆隆-oanh long long
Danh từ: 老太太-lão thái thái; 少奶奶-thiếu nãi nãi
- Trong cấu trúc ABB, tính từ có thể chia thành hai loai: loại thứ nhất là từ gốc là
AB, ý nghĩa của AB và ABB giống nhau; loại thứ hai là tính từ đơn âm tiết A kết hợp với phụ tớ cấu thành ABB
Trang 40Ví dụ: 老太太 -lão thái thái, 少奶奶-thiếu nãi nãi đều là bổ sung giải thích tuổi của “太太-thái thái (vợ) ” rất lớn, đã được trên 50 tuổi, tuổi của “奶奶-nãi nãi (bà
nội)” rất là trẻ, tuy gọi bằng “bà nội”, song chỉ mới kết hôn trong thời gian ngắn
2.2.4 Cấu trúc AABB
Từ gốc là AB, sau khi láy trở thành AABB, từ gốc chủ yếu là tính từ
Ví dụ:
高高兴兴-cao cao hưng hưng vui vẻ
认认真真-nhận nhận chân chân chăm chỉ, cần cù
干干净净-can can tịnh tịnh sạch sẽ, sạch sành sanh
三三两两-tam tam lượng lượng lẻ tẻ
Cấu trúc AABB có những đặc điểm nhƣ sau:
- Do tính từ, động từ, danh từ, phó từ, số từ và từ tượng thanh cấu thành Ví dụ:
Tính từ: 高高兴兴-cao cao hưng hưng (vui vẻ), 认认真真-nhận nhận chân chân (chăm chỉ),
Động từ: 出出进进-xuất xuất tiến tiến (ra ra vào vào), 吃吃喝喝-cật cật hát hát (vui chơi giải trí),
Danh từ: 家家户户-gia gia hộ hộ (nhà nhà người người),祖祖辈辈-tổ bối (tổ