Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của tập thể cán bộ tại Chi cục Thủy sản Khánh Hòa, cán bộ quản lý các cảng cá trong địa phương cảng cá Đá Bạc, cảng cá Hòn Rớ, cảng cá Vĩnh Lương, cản
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHAI THÁC THỦY SẢN
TRẦN THÁI HOA
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỘI TÀU CÓ CÔNG SUẤT TỪ 90 CV TRỞ LÊN TẠI TỈNH KHÁNH HÒA
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (Ngành: Quản lý thủy sản)
Khánh Hòa – 2018
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHAI THÁC THỦY SẢN
TRẦN THÁI HOA
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỘI TÀU CÓ CÔNG SUẤT TỪ 90 CV TRỞ LÊN TẠI TỈNH KHÁNH HÒA
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (Ngành: Quản lý thủy sản)
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: Th.S Nguyễn Văn Nhuận
Khánh Hòa – 2018
Trang 3Em xin cam đoan rằng các số liệu trong Đồ án này là trung thực và tin cậy, có nguồn trích dẫn cụ thể, rõ ràng Kết quả nghiên cứu là căn cứ vào tình hình thực tế, nghiên cứu tài liệu, thực hiện các nội dung khảo sát, phỏng vấn điều tra tại các cơ quan quản lý nghề cá của tỉnh Khánh Hòa, không có sự sao chép, trùng lặp với bất cứ công trình khoa học nào đã được công bố Nội dung Đồ án tìm hiểu về thực trạng công tác quản lý đội tàu có công suất từ 90 CV trở lên tại tỉnh Khánh Hòa
Em xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện bài báo cáo này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Đồ án đã được chỉ rõ nguồn gốc
Khánh Hòa, ngày 18 tháng 06 năm 2018
Người cam đoan
Trần Thái Hoa
Trang 4Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS Nguyễn Văn Nhuận là người trực tiếp hướng dẫn, định hướng và tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn em trong suốt quá trình thực hiện Đồ án tốt nghiệp này
Lời cám ơn xin được gửi tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Nha Trang; Ban lãnh đạo Viện Khoa học và Công nghệ Khai thác Thủy sản và các phòng ban chức năng đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực hiện Đồ án
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của tập thể cán bộ tại Chi cục Thủy sản Khánh Hòa, cán bộ quản lý các cảng cá trong địa phương (cảng cá Đá Bạc, cảng cá Hòn Rớ, cảng cá Vĩnh Lương, cảng cá Đại Lãnh), cán bộ trong Trạm Thủy sản trực thuộc Chi cục (Trạm Thủy sản Cam Ranh – Khánh Sơn – Trường Sa, Trạm Thủy sản Ninh Hòa, Trạm Thủy sản Vạn Ninh) đã nhiệt tình giúp đỡ em trong việc cung cấp số liệu nghề cá, các văn bản pháp quy và thực tế hoạt động quản lý đối với đội tàu có công suất ≥ 90 CV trong tỉnh
Cuối cùng em xin gửi lời cám ơn đến những ngư dân trong địa phương đã tạo điều kiện cho em phỏng vấn
Em xin chân thành cảm ơn!
Khánh Hòa, ngày 18 tháng 06 năm 2018
Sinh viên thực hiện Trần Thái Hoa
Trang 5Đề mục Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU vi
DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ vii
DANH MỤC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT viii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1 Khái quát về vị trí địa lý, địa hình và khí hậu tỉnh Khánh Hòa 4
1.1.1 Vị trí địa lý 4
1.1.2 Địa hình 4
1.1.3 Khí hậu, thủy văn 5
1.2 Vai trò và vị trí ngành thủy sản tỉnh Khánh Hòa 5
1.3 Tình hình công tác quản lý tàu cá trên thế giới 6
1.3.1 Áp dụng biện pháp kĩ thuật nhằm quản lý đầu ra (sản lượng khai thác) 6
1.3.2 Biện pháp quản lý đầu vào (điều chỉnh cường lực khai thác) 8
1.3.3 Sử dụng hệ thống giám sát tàu (VMS - Vessel Monitoring Systems) 9
1.4 Tình hình công tác quản lý tàu cá tại Việt Nam 9
1.4.1 Các văn bản pháp luật về quản lý tàu cá tại Việt Nam 9
1.4.2 Một số công trình nghiên cứu về lĩnh vực quản lý tàu cá 11
1.5 Đánh giá chung về công tác quản lý tàu cá trên thế giới và Việt Nam 15
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
Trang 62.2 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 18
2.3 Phương pháp nghiên cứu 19
2.3.1 Thu thập số liệu thứ cấp 19
2.3.2.Thu thập số liệu sơ cấp 19
2.4 Phương pháp xử lý, phân tích, đánh giá số liệu 20
2.4.1 Phương pháp xử lý số liệu 20
2.4.2 Phương pháp phân tích, đánh giá 21
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22
3.1 Thực trạng về tàu thuyền khai thác thủy sản có công suât ≥ 90 CV tại Khánh Hòa 22
3.1.1 Cơ cấu tàu thuyền theo nhóm công suất 22
3.1.2 Số lượng tàu cá theo địa phương 23
3.1.3 Cơ cấu nghề khai thác 24
3.1.4 Sản lượng khai thác 26
3.1.5 Lao động khai thác 27
3.1.6 Ngư trường khai thác 28
3.2 Thực trạng công tác quản lý đội tàu có công suất ≥ 90 CV tại Khánh Hòa 28
3.2.1 Công tác quản lý trên biển 28
3.2.1.1 Thanh tra, kiểm tra, kiểm soát tàu thuyền trên biển 28
3.2.1.2 Các mô hình quản lý hoạt động tàu cá trên biển đã triển khai 30
3.2.2 Công tác quản lý trên bờ 34
3.2.2.1 Kiểm tra tàu thuyền trước khi xuất/cập bến 34
3.2.2.2 Công tác đăng kí, đăng kiểm, gia hạn giấy phép khai thác tàu cá 37
3.2.2.3 Công tác đào tạo lao động tàu cá 39
Trang 73.2.3 Công tác tuyên truyền phục vụ quản lý tàu cá 41
3.2.3.1 Tuyên truyền về hoạt động khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định 41
3.2.3.2 Tuyên truyền về bảo vệ nguồn lợi thủy sản 43
3.2.3.3 Tuyên truyền về phòng, chống lụt bão trên biển 45
3.2.4 Công tác hỗ trợ phát triển hoạt động khai thác 51
3.2.4.1 Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đã triển khai 51
3.2.4.2 Bảo vệ ngư dân đối với thông báo "cấm biển" của Trung Quốc 56
3.2.4.3 Công tác dự báo ngư trường khai thác 56
3.2.4.4 Công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ 57
3.2.4.5 Công tác bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản 58
3.2.4.6 Công tác hỗ trợ đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên biển60 3.3 Phản hồi của ngư dân đối với công tác quản lý của cơ quan Nhà nước tại địa phương 61
3.4 Đề xuất giải pháp quản lý đội tàu công suất từ 90 CV trở lên tại Khánh Hòa 64 3.4.1 Giải pháp về chính sách đầu tư vốn 64
3.4.1.1 Căn cứ đề xuất 64
3.4.1.2 Biện pháp triển khai giải pháp 65
3.4.2 Giải pháp về đào tạo, giáo dục và phát triển nguồn nhân lực 65
3.4.2.1 Căn cứ đề xuất 65
3.4.2.2 Biện pháp triển khai giải pháp 66
3.4.3 Giải pháp về khoa học công nghệ 67
3.4.3.1 Căn cứ đề xuất 66
3.4.3.2 Biện pháp triển khai giải pháp 67
3.4.4 Tăng cường công tác thực thi pháp luật 68
Trang 83.4.4.2 Biện pháp triển khai giải pháp 69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO 72 PHỤ LỤC
Trang 9Bảng 2.1 Phân bổ phiếu điều tra theo địa phương và công suất tàu 18
Bảng 3.1 Cơ cấu tàu thuyền theo nhóm công suất tỉnh Khánh Hòa 22
Bảng 3.2 Tổng số lượng tàu thuyền theo địa phương 23
Bảng 3.3 Cơ cấu tàu thuyền có công suất ≥ 90 CV theo địa phương năm 2017 24
Bảng 3.4 Tổng số lượng tàu thuyền theo nghề 24
Bảng 3.5 Cơ cấu nghề theo nhóm công suất ≥ 90 CV năm 2017 26
Bảng 3.6 Ngư trường khai thác chính của các tàu nghề cá hoạt động xa bờ trong tỉnh Khánh Hòa 28
Bảng 3.7 Đánh giá của ngư dân về máy VX – 1700 32
Bảng 3.8 Mức độ hiểu biết của ngư dân về Văn phòng đại diện tại các cảng cá 36
Bảng 3.9 Kết quả thực hiện đăng kiểm đối với tàu cá có công suất từ ≥ 90 CV 38
Bảng 3.10 Tình hình vi phạm vùng biển nước ngoài của ngư dân Khánh Hòa 41
Bảng 3.11 Các thông tin phổ biến đến ngư dân về khai thác, bảo vê ̣ NLTS 47
Bảng 3.12 Thực trạng kích thước mắt lưới của các ngư cụ mà ngư dân sử dụng 49
Bảng 3.13 Tình hình triển khai Nghị định 67/2014/NĐ-CP của tỉnh Khánh Hòa 52
Bảng 3.14 Phê duyệt danh sách và kinh phí tham gia quyết định số 48/2010/QĐ-TTg đợt IV năm 2017 của tỉnh Khánh Hòa 55
Bảng 3.15 Địa chỉ liên lạc khi ngư dân gặp sự cố trên biển 61
Bảng 3.16 Ý kiến của ngư dân đối với cán bộ địa phương trong công tác quản lý đội tàu công suất ≥ 90 CV tại tỉnh Khánh Hòa 62
Trang 10Hình 2.1 Sơ đồ khối nghiên cứu 17
Hình 3.1 Cơ cấu tàu thuyền theo nhóm công suất ≥ 90 CV của tỉnh Khánh Hòa 23
Hình 3.2 Sản lượng khai thác biển theo loài 27
Hình 3.3 Phương tiện sử dụng cho công tác tuần tra trên biển 29
Hình 3.4 Máy VX – 1700 31
Hình 3.5 Hệ thống Movimar lắp đặt trên tàu cá 34
Hình 3.6 Văn phòng đại diện thanh tra, kiểm soát nghề cá 35
Hình 3.7 Tỉ lệ chứng chỉ của lao động nghề cá trên tàu công suất ≥ 90 CV 40
Hình 3.8 Buổi tuyên truyền, tập huấn ngư dân 42
Hình 3.9 Sổ tay tuyên truyền cho ngư dân 42
Hình 3.10 Bảng “Sơ đồ phạm vi các vùng biển và một số điểm lưu ý cho ngư dân đánh bắt xa bờ” 43
Hình 3.11 Tờ rơi về bảo vệ cá heo 44
Hình 3.12 Pa nô tuyên truyền 45
Hình 3.13 Mức độ tiếp thu của ngư dân trong công tác tuyên truyền 50
Trang 11Stt Chữ viết tắt Ý nghĩa từ viết tắt
3 CCTS Chi cục Thủy sản
5 CV (Chevel Vapeur) đơn vị tính công suất
6 EU (European Union) Liên minh Châu Âu
7 GIS (Geographic Information Systems) hệ thống thông tin địa lý
8 GPS (Global Positioning System) hệ thống Định vị Toàn cầu
10 NLTS Nguồn lợi thủy sản
11 PTNT Phát triển nông thôn
20 UBND Ủy ban nhân dân
21 VMS (Vessel Monitoring Systems) hệ thống giám sát
Trang 12
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Khánh Hoà là một tỉnh thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, có vùng biển đảo rộng lớn với hơn 200 hòn đảo lớn nhỏ cùng đường bờ biển dài 200 km (kể cả chu
vi các đảo là 385 km) với bờ biển khúc khuỷu tạo ra nhiều vũng, vịnh sâu đã đem lại thuận lợi rất lớn thúc đẩy cho sự phát triển nghề cá, đặc biệt là nghề khai thác cá biển Ngành thủy sản có vị trí, vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế của Khánh Hòa Hiện nay toàn tỉnh Khánh Hòa có hơn 9.800 tàu cá, trong đó tàu khai thác xa bờ có 1.376 tàu, sản lượng thủy sản hàng năm đạt khoảng 100.000 tấn; kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt trên dưới 0,5 tỷ USD mỗi năm Thủy sản là một trong những mặt hàng có đóng góp lớn vào mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Theo thống kê của Cục Thống kê Khánh Hòa, năm 2017 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên toàn tỉnh ước được 1.220 triệu USD, trong đó mặt hàng xuất khẩu chủ yếu nhất là thủy sản với 510 triệu USD, chiếm 41,80% tổng kim ngạch xuất khẩu Giá trị sản xuất thủy sản luôn chiếm từ 50 – 60% trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông – lâm – thủy sản của tỉnh Hoạt động khai thác thủy sản của địa phương có đã có những bước phát triển nhanh, mạnh mẽ, số lượng tàu khai thác thủy sản xa bờ tăng qua các năm Các chính sách liên quan đến phát triển thủy sản, hỗ trợ ngư dân khai thác xa bờ đã được tỉnh Khánh Hòa triển khai kịp thời nên đã khuyến khích được ngư dân vươn khơi bám biển
Tại địa phương còn thực hiện công tác quản lý tàu cá dựa vào công nghệ như: Dự án
Hệ thống quan sát tàu cá, vùng đánh bắt và nguồn lợi thủy sản (NLTS) bằng công nghệ vệ tinh (gọi tắt là Dự án Movimar) từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức do Cộng hòa Pháp tài trợ; hỗ trợ lắp đặt máy thông tin liên lạc tích hợp thiết bị kết nối vệ tinh Định vị Toàn cầu (GPS) Vertex Standard VX-1700 (gọi tắt là máy VX-1700) Việc sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại vào quản lý hoạt động nghề cá không
những đem lại hiệu quả cho công tác quản lý tàu thuyền nghề cá mà còn bảo vệ, hỗ
trợ, khuyến khích ngư dân yên tâm hoạt động trên các vùng biển xa Tuy nhiên việc lắp đặt các thiết bị hiện đại này vẫn còn gặp nhiều khó khăn và vướng mắc Thiết bị vệ tinh Movimar sử dụng phức tạp, chập chờn, sử dụng khá tốn điện lại không có tác dụng nhắn tin định vị như thiết bị vô tuyến bộ đàm khác, … khiến nhiều ngư dân không mặn mà với việc sử dụng các loại máy móc này
Trang 13Thêm vào đó, mặc dù đã có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển xa bờ nhưng sức
ép cường lực khai thác lên vùng nước ven bờ vẫn đang ở mức báo động ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển bền vững của nghề cá Trong khi số tàu thuyền khai thác thủy sản
ở vùng ven bờ và vùng lộng khá nhiều thì lượng tàu khai thác ở vùng khơi và vùng biển cả lại hạn chế Hiện nay, tàu cá dưới 90 CV có 8.438 tàu nhưng số tàu từ 90 CV trở lên khai thác ở vùng khơi và vùng biển cả chỉ có 1.376 tàu, chiếm tỉ lệ 14,02% trong tổng số tàu toàn tỉnh Hơn nữa các hoạt động khai thác mang tính tận thu, tận diệt, sử dụng phương tiện cấm, nghề cấm để khai thác vẫn đang diễn ra nhưng chưa có biện pháp hữu hiệu để xử lý triệt để Ngoài ra vừa qua việc Liên minh Châu Âu (EU) chính thức phạt “thẻ vàng” đối với mặt hàng hải sản Việt Nam đang là một thách thức lớn cần phải giải quyết Trong khi đó hệ thống quản lý của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh phối hợp chưa chặt chẽ, chức năng nhiệm vụ còn chồng chéo Nguồn nhân lực
và thiết bị hỗ trợ thanh tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển còn hạn chế về số lượng và chất lượng Ngư dân địa phương trình độ học vấn chưa cao nên việc tìm hiểu, tiếp thu, thực thi các quy định của pháp luật về thủy sản cũng gặp nhiều khó khăn
Hiện nay xu thế phát triển nghề cá tỉnh Khánh Hòa theo hướng đẩy mạnh phát triển đánh bắt hải sản xa bờ theo hướng hiện đại, khai thác gắn kết với bảo vệ nguồn lợi và đa dạng sinh học biển, phát triển kinh tế biển đi đôi với bảo vệ chủ quyền an ninh vùng biển đảo của Tổ quốc “Chủ trương đánh bắt xa bờ thể hiện ý chí khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” Chính vì vậy vấn đề cấp bách cần giải quyết là đưa ra được những giải pháp phù hợp cho công tác quản lý đội tàu khai
thác thủy sản ngoài khơi xa của tỉnh Do đó, em quyết định chọn đề tài nghiên cứu
“Thực trạng công tác quản lý đội tàu công suất từ 90 CV trở lên tại tỉnh Khánh Hòa” nhằm tìm hiểu thực trạng công tác quản lý đội tàu khai thác thủy sản có công suất ≥
90 CV tại các cơ quan quản lý nghề cá để từ đó đưa ra những giải pháp và khuyến nghị kịp thời góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, đưa ngành thủy sản tỉnh Khánh Hòa nói riêng cũng như của nước ta nói chung ngày càng phát triển bền vững
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài nhằm đánh giá thực trạng công tác quản lý đối với đội tàu có công suất ≥ 90 CV tại tỉnh Khánh Hòa từ đó đề xuất những giải pháp quản lý đội tàu hợp lý hơn trong tương lai
Trang 143 Đối tượng nghiên cứu
Đội tàu có công suất ≥ 90 CV tại tỉnh Khánh Hòa
4 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tại các cơ quan quản lý nghề cá trong địa bàn tỉnh Khánh Hòa gồm: chi cục Thủy sản Khánh Hòa tại Khu liên cơ I, số 1242 đường 2/4, phường Vạn Thắng, TP Nha Trang; 3 Trạm Thủy sản trực thuộc Chi cục gồm: trạm Thủy sản Cam Ranh – Khánh Sơn – Trường Sa, Trạm Thủy sản Ninh Hòa; Trạm Thủy sản Vạn Ninh
và 4 cảng cá lớn trong địa phương (cảng cá Đá Bạc, cảng cá Hòn Rớ, cảng cá Vĩnh Lương, cảng cá Đại Lãnh)
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Về ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học quan trọng và tài liệu tham khảo để các cơ quan quản lý nghề cá hoạch định và hoàn thiện những chính sách hỗ trợ phát triển nghề cá xa bờ nhằm góp phần thúc đẩy nghề cá phát triển bền vững tại tỉnh Khánh Hòa
- Ý nghĩa thực tiễn: Về mặt thực tiễn, đề tài cung cấp một bức tranh toàn cảnh về thực trạng công tác quản lý đối với đội tàu có công suất ≥ 90 CV của các cơ quan nhà nước có liên quan đến nghề cá trong tỉnh Khánh Hòa qua đó thấy được những ưu điểm
và hạn chế trong công tác quản lý Từ đó giải quyết được những vấn đề bất cập về thực tiễn và phát huy những ưu điểm, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan Nhà nước trong công tác quản lý đội tàu khai thác có công suất ≥ 90 CV của địa phương
Trang 15CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Khái quát về vị trí địa lý, địa hình và khí hậu tỉnh Khánh Hòa
1.1.1 Vị trí địa lý
Khánh Hòa là một tỉnh ven biển thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, với
200 km bờ biển ở phía Đông, liền kề với Tây Nguyên ở phía Tây, phía bắc giáp tỉnh Phú Yên, phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận Tỉnh có phạm vi lãnh thổ từ 110 41’ 53’’ đến 120 52’ 35’’ vĩ độ Bắc và từ 1080 40’ đến 1090 23’ 24’’ kinh độ Đông Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 5.197 km2 Tỉnh có bờ biển dài trên 385 km, trong đó gần 100 km là bãi cát trắng, 3 bán đảo và vịnh lớn là Vịnh Vân Phong, Vịnh Nha Trang, Vịnh Cam Ranh Đặc biệt Vịnh Nha Trang với nhiều đảo ven bờ được công nhận là một trong những vịnh đẹp nhất thế giới
Khánh Hòa nằm giữa hai thành phố lớn là TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, là các trọng điểm phát triển kinh tế của cả nước Trung tâm tỉnh là Nha Trang cách TP Hồ Chí Minh 400 km
Vị trí địa lý đã tạo cho Khánh Hòa điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất hàng hóa và mở rộng giao lưu kinh tế, xã hội với các tỉnh trong cả nước và quốc tế Tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng và ngành thủy sản nói chung
19 đảo ốc diện tích lớn hơn 0,05 km2 là nơi cư trú của cộng đồng dân cư nghề cá ven biển Có 10 bán đảo với diện tích 400 km2 rất thuận lợi cho phân bố dân cư sản xuất thủy sản Dọc bờ biển có những vũng, vịnh, bãi triều thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản; trong đó phải kể đến là ba vịnh lớn Cam Ranh, Nha Trang, Vân Phong rất thuận tiện cho xây dựng cảng biển nước sâu và nuôi trồng thủy sản trên biển Ngoài ra trên biển Khánh Hòa có các đầm nhỏ độ sâu không lớn như Thủy Triều – Cam Ranh, Nha Phu – Ninh Hòa thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản
Trang 161.1.3 Khí hậu, thủy văn
Về khí hậu: Khí hậu Khánh Hòa vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu đại dương nên tương đối ôn hòa Nhiệt độ trung bình khoảng 25℃, đặc biệt nhiệt độ chênh lệch ngày không quá lớn từ 5 – 8℃ rất phù hợp cho nuôi trồng thủy sản và ra khơi khai thác thủy sản Thời tiết được chia ra làm hai mùa rõ rệt đó là mùa mưa kéo dài từ tháng 9 – 12 và mùa khô kéo dài từ tháng 1 –
8, vào mùa mưa thường có gió mùa đông bắc thổi, nhưng cũng ảnh hưởng ít
Về thủy văn: Chế độ thủy triều của Khánh Hòa ảnh hưởng sâu sắc của đại dương
do ở vị trí cực đông của Việt Nam, nước biển có độ mặn cao, độ trong lớn nên thường
có những đàn cá lớn di cư vào sát bờ rất thuận tiện cho lĩnh vực khai thác Chế độ thủy văn còn chịu ảnh hưởng của dòng nước tầng mặt biển theo mùa, mùa đông chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, mùa hè theo hướng ngược lại với tốc độ 50 – 70 cm/s tạo ra dòng nước trồi thu hút nhiều loài cá từ phía Bắc cũng như phía Nam tới các khu vực khai thác của tỉnh Khánh Hòa Nước biển có độ mặn cao, trong xanh rất tốt cho nuôi trên biển cũng như sản xuất giống các loài thủy sản
1.2 Vai trò và vị trí ngành thủy sản tỉnh Khánh Hòa
Khánh Hòa có 6 huyện và TP ven biển (huyện Vạn Ninh, Cam Lâm, Trường Sa,
TX Ninh Hòa, TP Nha Trang và TP Cam Ranh) Ngành thủy sản có vị trí, vai trò quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh, đóng góp tỉ trọng lớn trong ngành cơ cấu nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế quốc dân Khánh Hòa nói chung, giải quyết nhiều việc làm cho lao động và nâng cao đáng kể thu nhập cho người dân
Trong những năm qua giá trị sản xuất thủy sản của tỉnh tăng cao là kết quả của chất lượng các mặt hàng thủy sản ngày càng được nâng cao, các đối tượng thủy sản từ nuôi trồng đến khai thác ngày càng được tăng nhanh về chất hơn là tăng cao về lượng Giá trị này ngày càng có đóng góp lớn vào sự tăng trưởng chung cho kinh tế và giải quyết việc làm cho người dân của tỉnh Thực tế cho thấy, ngành thủy sản không những giải quyết công ăn việc làm cho lao động và nâng cao đáng kể thu nhập của người dân
mà còn đóng góp tỉ trọng lớn trong cơ cấu ngành nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế Khánh Hòa nói chung Cơ cấu sản xuất nông - lâm - thủy sản chuyển dịch theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, giá trị gắn với thị trường Năm 2017 Khánh Hòa có đội tàu cá lên đến hơn 9.000 tàu, trong đó tàu khai thác xa bờ có 1.376 tàu;
Trang 17diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh hơn 5.200 ha Giai đoạn 2010 – 2015 sản lượng thủy sản của tỉnh tăng bình quân 2,7%/năm (tăng từ 88,9 nghìn tấn lên 98,1 nghìn tấn) Đến cuối năm 2016 đạt 5.645,2 tỷ đồng, tăng 3,21% so với năm 2015, chủ yếu do tăng giá trị đánh bắt thủy sản
Không những đóng góp về kinh tế, phát triển thủy sản còn có ý nghĩa quan trọng
về an ninh, quốc phòng Theo Chiến lược quy hoạch phát triển kinh tế thủy sản Việt Nam đến năm 2020, Khánh Hòa được xác định là 1 trong 5 trung tâm nghề cá lớn của
cả nước Đây chính là đầu tàu kéo kinh tế thủy sản của toàn vùng Nam Trung Bộ phát triển, gắn liền với bảo vệ an ninh quốc phòng, chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc Đặc biệt là đối với khu vực biển rộng lớn có ý nghĩa quan trọng về an ninh quốc phòng trên biển Hoàng Sa, Trường Sa - ngư trường truyền thống mà ngư dân Khánh Hòa lâu nay vẫn hoạt động đánh bắt
1.3 Tình hình về công tác quản lý tàu cá trên thế giới
Với tình trạng NLTS đang có dấu hiệu suy giảm nhanh chóng đã dẫn đến những tác động không nhỏ đến kế hoạch phát triển đất nước cũng như nguồn sinh kế của cộng đồng ngư dân ven biển Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này chính là do sức ép cường lực quá lớn lên NLTS, đặc biệt là các khu vực ven bờ Nhằm khôi phục NLTS, phát triển ngành theo hướng bền vững, đã có nhiều biện pháp quản lý hiệu quả các hoạt động khai thác thủy sản được các nước trên thế giới áp dụng:
1.3.1 Áp dụng biện pháp kĩ thuật nhằm quản lý đầu ra (sản lượng khai thác)
Biện pháp này còn gọi là quản lý hạn ngạch, hiện đang được sử dụng với các nước có quy mô lớn và ngày càng được mở rộng phạm vi áp dụng Hạn ngạch khai thác thường được quy định cho từng tàu cá, từng địa phương, từng vùng biển có thể theo tổng sản lượng hoặc theo sản lượng của từng đối tượng chủ yếu Hạn ngạch khai thác còn được quy định theo mùa vụ trong năm tùy theo điều kiện cụ thể về thời gian sinh sản và thời gian đàn cá trưởng thành di cư đến ngư trường khai thác [22] Một số
ví dụ thực tiễn của các quốc gia như sau:
- Nước Bỉ là một thành viên của EU và chính sách đánh bắt cá của nước này do
EU điều chỉnh Bỉ áp dụng các biện pháp kĩ thuật và hạn ngạch, và có một số nghĩa vụ hành chính Các biện pháp kĩ thuật bao gồm các quy định về quy mô tối thiểu, giới hạn chuyến đi duy nhất, và các hạn chế của ngư cụ Bỉ phân bổ TAC các cổ phiếu của
Trang 18EU Việc cấp phép tàu cá là bắt buộc và đã được sử dụng để hạn chế việc mở rộng đội tàu Chính phủ Bỉ kể từ năm 1986 không những hạn chế số ngày ở biển đối với tàu thuyền để giảm bớt công sức mà còn áp đặt giới hạn đánh bắt theo mùa để lan truyền đánh bắt trong suốt năm Hạn ngạch cá nhân cũng đã được sử dụng từ năm 1992 [22]
- Các công cụ chính sách quản lý nghề cá sử dụng ở Hàn Quốc là giấy phép và TAC Trong khi hệ thống cấp phép đã được các công cụ quản lý chính trong 50 năm qua, một hệ thống TAC đã được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1999 Hệ thống cấp phép hạn chế nhập cảnh vào thủy sản Các hệ thống cấp phép được phân loại vào nội địa, ven biển, ngoài khơi và biển cả Bộ Hàng hải và Thủy sản chịu trách nhiệm giấy phép khai thác thủy sản ở vùng biển khơi và các tàu đánh cá nước ngoài đánh bắt trong vùng đặc quyền kinh tế của Hàn Quốc Để đảm bảo quản lý hiệu quả và sản xuất bền vững NLTS, số lượng giấy phép tối đa do cơ quan có thẩm quyền quyết định Hệ thống TAC đã được xác định dựa trên các kết quả sinh học, kinh tế và xã hội thông qua vào năm 1999 trên cơ sở thử nghiệm cho bốn loài cá có giá trị kinh tế lớn trong nghề khai thác thủy sản xa bờ Hệ thống TAC nhằm đảm bảo quản lý tối ưu cho nghề
cá bền vững và để kiểm soát năng lực đánh bắt [22]
- Tại Nhật Bản được coi là một quốc gia khá thành công trong việc quản lý đội tàu cá hoạt động vùng biển khơi Nghề cá khai thác biển khơi được Nhật Bản quản lý bởi 3 biện pháp: Kiểm soát đầu vào, kiểm soát đầu ra và kiểm soát các yếu tố kĩ thuật Trong việc kiểm soát đầu ra - kiểm soát tổng sản lượng khai thác cho phép được áp dụng với 7 loài chính có giá trị kinh tế cao, được đánh bắt với khối lượng lớn và đặc biệt đang trong tình trạng xấu cần bảo tồn: cá ngừ Alaska, cá thu, cá mòi, cá thu, cá chồi, mực và cua tuyết Tổng sản lượng đánh bắt cho phép (TAC) phân bổ TAC cho từng nghề cá một cách riêng biệt, chứ không phải cho ngư dân cá nhân Mọi sự kiểm soát đều có các luật kèm theo khung pháp lý về nghề cá của Nhật Bản [1], [22]
- Ngành đánh bắt hải sản tại Hà Lan hoạt động trong khuôn khổ Chính sách Thuỷ sản Chung của EU Đánh bắt cá ven bờ là một mối quan ngại lớn của đất nước cần phải có các chính sách quốc gia về quy hoạch, quản lý vùng biển và thiên nhiên Bộ Nông nghiệp (BNN), Quản lý Thiên nhiên và Thủy sản chịu trách nhiệm về chính sách quốc gia về thuỷ sản, được đưa vào Tài liệu Chính sách về Biển và Nghề cá ven biển Mục tiêu chung của chính sách đánh cá của Hà Lan là thúc đẩy việc đánh bắt có
Trang 19trách nhiệm các nỗ lực và sự khai thác cân bằng NLTS Một loạt các biện pháp quản lý được sử dụng để đạt được mục tiêu này bao gồm cấp phép, ngừng hoạt động để giảm đội tàu, nỗ lực hạn chế và hạn chế truy cập Chính phủ Hà Lan phân chia hạn ngạch quốc gia thành quyền khai thác cá nhân Đây là hạn ngạch cá nhân có thể trao đổi (Individual transferable quota - ITQ) Một loại quyền để thực hiện việc thu hoạch một lượng tài nguyên đặc thù mà có thể chuyển nhượng, ví dụ như là bằng cách bán, cho thuê hay để lại thừa kế Một loại hạn ngạch được phân bổ cho cá nhân người đánh bắt thủy sản hay người sở hữu tàu đánh bắt thủy sản và có thể bán lại cho người khác [22]
- Cộng hòa Ireland tuân theo Chính sách Thuỷ sản của Châu Âu, phân bổ hạn ngạch cho mỗi quốc gia thành viên Các cơ quan chức năng quản lý nghề cá thực hiện các quy định quản lý khác nhau để tối đa hoá việc bắt, bán và chế biến cá Phần lớn các nghề khai thác hạn ngạch được quản lý bằng việc thực hiện mở và đóng cửa theo mùa vụ Các cổ phiếu áp lực phải chịu các biện pháp bổ sung như giấy phép, kiểm soát không gian và theo mùa, và thông báo ban đầu về ý định thủy sản Các cổ phiếu áp lực bao gồm cá thu và cá trích (tàu tuần hạn ngạch), cá mè và cá chẽm (hạn ngạch hàng tháng), cá ngừ và cá mập thường hoạt động như một phụ bắt đánh cá cả năm [22]
1.3.2 Biện pháp quản lý đầu vào (điều chỉnh cường lực khai thác)
Đây là việc quản lý các yếu tố tham gia vào hoạt động nghề cá (nỗ lực đánh bắt,
áp lực khai thác, mức độ sử dụng nguồn lợi) bao gồm các yếu tố: số lượng và kích thước các loại tàu; thời gian được phép khai thác, số lượng ngư cụ khai thác, … [23] Biện pháp này mang lại hiệu quả nhanh chóng và được nhiều nước áp dụng rộng rãi Một số ví dụ điển hình của nhiều quốc gia như sau:
- Một số quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan tuyên bố cấm tàu khai thác bằng nghề lưới kéo đáy ven bờ
- Tại Nhật Bản, quản lý tàu thuyền rất được chú trọng và thực hiện nghiêm ngặt Sau khi ngư dân nhận được giấy phép khai thác do cơ quan chức năng cấp thì mới được cấp phép đóng tàu Ngoài các yếu tố kĩ thuật được thông qua thì chủ tàu phải có được giấy phép khai thác để các cơ quan quản lý nắm được những thông tin về loài và vùng khai thác mà ngư dân đăng kí nhằm giúp các cơ quan quản lý chủ động trong việc cấp phép đóng tàu dựa trên sự cân bằng về loài và vùng khai thác [1]
Trang 20- Một số nước quy định rõ về cấu trúc ngư cụ: kích thước ngư cụ, kích thước mắt lưới nơi tập trung cá, số lượng ngư cụ phải được tính toán và đưa vào quy chuẩn, ví dụ như: lưới rê trôi khai thác ở Nam Thái Bình Dương không được dài hơn 2,5 km, số lưỡi câu không quá 300 (Nauy), lưới kéo không dài quá 210 m (Nauy), bẫy không quá
20 chiếc (Nauy),
1.3.3 Sử dụng hệ thống giám sát tàu (VMS - Vessel Monitoring Systems)
Các quốc gia thuộc EU là những nước tiên phong trong việc sử dụng hệ thống VMS - công cụ tiêu chuẩn về giám sát và kiểm soát hoạt động khai thác thủy sản trên toàn thế giới Khối Liên Âu sẽ hỗ trợ cho các nước thành viên sử dụng thiết bị VMS và yêu cầu tất cả tàu thuyền khai thác thủy sản biển khơi của các nước này bắt buộc lắp đặt và sử dụng hệ thống giám sát tàu cá nhằm hỗ trợ cho các nhà quản lý thủy sản để khai thác theo hướng bền vững, phục vụ cho phương thức quản lý hoạt động theo dõi, kiểm soát và giám sát (Monitoring, Control, Surveillance: MCS) Công nghệ VMS dường như đáp ứng được các nhu cầu và hỗ trợ hiệu quả cho cơ quan quản lý nghề cá Hiện nay nhiều quốc gia đang áp dụng chương trình VMS như: Maroco, Achentina, Panama, Trung Quốc và Pêru [24]
1.4 Tình hình về công tác quản lý tàu cá tại Việt Nam
1.4.1 Các văn bản pháp luật về quản lý tàu cá tại Việt Nam
Ngày 21/4/2008, BNN và Phát triển nông thôn (PTNT) ra chỉ thị số BNN về tăng cường công tác quản lý tàu cá, khắc phục tình trạng tàu cá không đăng kí hoạt động trên các vùng nước
54/2008/CT-Nghị định số 33/2010/NĐ-CP về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng
6 năm 2010 và thay thế cho Nghị định số 123/2006/NĐ-CP ngày 27/10/2006 của Chính phủ Nghị định này phân chia vùng khai thác và quy định cỡ tàu được phép hoạt động tại các phân vùng khai thác thủy sản theo thứ tự gồm: vùng biển ven bờ, vùng lộng, vùng khơi và biển cả Theo văn bản này, vùng khơi là vùng biển được giới hạn bởi tuyến lộng và ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền kinh tế của vùng biển Việt Nam và là vùng hoạt động của tàu lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90 CV trở lên Tàu ≥ 90 CV không được khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ và vùng lộng
Trang 21Năm 2013, BNN và PTNT ban hành Thông tư số 25/2013/TT-BNNPTNT về quy định chi tiết, bổ sung một số điều của Nghị định số 33/2010/NĐ-CP Thông tư quy định chi tiết cách đánh dấu tàu theo vùng đánh bắt, những quy định về trang bị trang thiết bị an toàn cho quản lý tàu cá ở Việt Nam tàu khi đánh bắt ngoài vùng biển Việt Nam, thủ tục cấp giấy phép tàu khai thác ngoài vùng biển Việt Nam, quản lý hoạt động khai thác thủy sản như ghi nhật kí khai thác, …
Ngày 6/3/2014, BNN – TCTS ra chỉ thị số 805/CT-BNN-TCTS về tăng cường công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động khai thác Mục đích của chỉ thị nhằm đưa ra các nhiệm vụ khắc phục tình trạng nhiều tàu cá ra khơi vẫn chưa đảm bảo trang thiết bị an toàn như thiếu phao cứu sinh, đèn tín hiệu, … và chưa kẻ biển số đăng kí, dẫn đến một số vụ tai nạn nghiêm trọng vẫn xảy ra nhất là ở vùng biển xa bờ
Ngày 21/11/2017, Quốc hội đã thông qua Luật số 18/2017/QH14 quy định về hoạt động thủy sản; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động thủy sản hoặc
có liên quan đến hoạt động thủy sản; quản lý nhà nước về thủy sản (gọi tắt là Luật thủy sản 2017) Theo BNN và PTNT, Luật Thuỷ sản 2017 có nhiều điểm mới so với Luật Thuỷ sản 2003 Trong luật có một số điểm mới được đưa vào về quản lý tàu cá như: Quy định về đồng quản lý trong bảo vệ NLTS (Điều 10) Sửa đổi mức xử phạt vi phạm hành chính tối đa trong lĩnh vực bảo vệ NLTS, hải sản quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 như sau: mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý nhà nước về thủy sản đối với cá nhân là 1 tỷ đồng Tại điều 49 trong luật đưa ra hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản trên biển Hạn ngạch giấy phép được công bố, điều chỉnh 60 tháng một lần Trong trường hợp có biến động
về nguồn lợi trên cơ sở kết quả điều tra, đánh giá NLTS theo chuyên đề, nghề cá thương phẩm hằng năm, BNN và PTNT, ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh điều chỉnh sản lượng cho phép khai thác theo loài
Quyết định số 27/QĐ-BNN-TCTS vào ngày 5/1/2018 về việc Ban hành Tài liệu hướng dẫn xây dựng Kế hoạch về thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá theo hướng dẫn của Ủy ban Châu Âu Văn bản đưa ra nội dung quy trình, yêu cầu về nguồn lực, cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, áp dụng các biện pháp quản lý tàu cá theo quy định của Việt Nam và quốc tế
Trang 22Nghị định 103/2013/NĐ-CP Quy định về xử phạt hành chính trong hoạt động thủy sản và Nghị định 41/2017/NĐ-CP là một văn bản mới có tính răn đe cao góp phần siết chặt việc quản lý tàu cá khai thác Ví dụ phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi đánh dấu nhận biết tàu cá sai quy định của pháp luật
và phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không đánh dấu nhận biết tàu cá theo quy định của pháp luật Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm các quy định về thời gian cấm khai thác, vùng cấm, nghề cấm khai thác theo quy định của pháp luật như sau: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tàu
cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90 CV đến dưới 250 CV; Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 250 CV đến dưới 400 CV; Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 400 CV trở lên
1.4.2 Một số công trình nghiên cứu về lĩnh vực quản lý tàu cá
Đề tài “Xác định số lượng và cơ cấu đội tàu khai thác hải sản hợp lý vùng biển Vịnh Bắc Bộ” (2017), Nguyễn Phi Toàn, Luận án tiến sĩ, Đại học Nha Trang Kết quả nghiên cứu của đề tài đánh giá được hiện trạng các hoạt động khai thác hải sản và điều kiện kinh tế - xã hội của cộng đồng ngư dân ven biển khu vực Vịnh Bắc Bộ Trong nghiên cứu này tác giả dựa vào mô hình Schaefer và Fox để xác định cường lực và sản lượng khai thác bền vững tối đa Kết quả nghiên cứu cho thấy cường lực khai thác ở vùng biển Vịnh Bắc Bộ hiện đã vượt ngưỡng cường lực khai thác cho phép bền vững tối đa khoảng 11,90%, tương ứng với 3.217 tàu Trong đó nhóm nghề lưới kéo có cường lực khai thác vượt ngưỡng cường lực khai thác bền vững khoảng 69,40% tương ứng với khoảng 1.701 tàu; Nhóm nghề khác có cường lực khai thác vượt ngưỡng cường lực khai thác bền vững khoảng 46,04% tương ứng với khoảng 2.142 tàu; Các nhóm nghề lưới vây, lưới rê và nghề câu chưa đạt đến ngưỡng cường lực khai thác tối
đa, cần điều chỉnh tăng cường lực tương ứng với từng nghề là: 61 tàu, 29 tàu và 536 tàu Từ đó, đề tài đề xuất các nhóm giải pháp nhằm quản lý cường lực khai thác, các giải pháp gồm: (1) Quản lý dựa trên cường lực khai thác bền vững tối đa; (2) Quản lý cường lực khai thác theo không gian và thời gian; (3) Mở rộng ngư trường khai thác; (4) Hỗ trợ chuyển đổi nghề, ngư cụ đánh bắt; (5) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục [8]
Trang 23Trong bài giảng Quản lý khai thác thủy sản của Nguyễn Trọng Lương, 2010, trường Đại học Nha Trang đã nêu ra được những đặc điểm cơ bản về nghề khai thác thủy sản ở Việt Nam Theo đó, tàu thuyền khai thác của nước ta hầu hết là tàu vỏ gỗ, kích thước và công suất nhỏ hoạt động chủ yếu ở vùng ven bờ, số lượng tàu cá hoạt động ngoài khơi và biển cá chiếm tỉ lệ rất ít Hơn nữa, nhìn chung trình độ sản xuất còn thấp, chủ yếu lao động thủ công là chính, trang thiết bị trên tàu cá còn lạc hậu; Trình độ tổ chức sản xuất, quản lý đội tàu, kĩ thuật khai thác hải sản còn yếu, các tàu còn hoạt động khai thác đơn lẻ, chưa tổ chức thành đoàn, tổ đội để hỗ trợ nhau khi sản xuất trên biển Trước những thách thức cần giải quyết này, tài liệu đã đưa ra các định hướng để phát triển đội tàu khai thác, đặc biệt là các tàu sản xuất trên vùng biển khơi nhằm phát triển nghề cá bền vững như sau:
- Hoàn chỉnh quy hoạch hệ thống thông tin quản lý nghề cá, sớm hoàn thành chiến lược khai thác thủy sản xa bờ [3]
- Đẩy mạnh hoạt động khoa học, công nghệ nhằm tiêu chuẩn hóa đội tàu khai thác theo từng nghề, đối tượng khai thác, rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực và quốc tế [3]
- Đào tạo cán bộ quản lý, nghiên cứu có chuyên môn sâu và những người tham gia khai thác hải sản, nhân viên hậu cần, … [3]
- Tăng cường mở rộng, từng bước đưa đội tàu khai thác xa bờ của Việt Nam đi khai thác; Tranh thủ hợp tác quốc tế nhằm trao đổi kinh nghiệm trong tổ chức khai thác hải sản xa bờ, đa dạng hóa vốn đầu tư hoạt động khai thác hải sản xa bờ [2]
- Phân cấp quản lý: Phân tuyến biển, phân cấp cho chính quyền địa phương, giao trách nhiệm cho cộng đồng ngư dân ven biển quản lý nguồn lợi ven bờ Áp dụng các quy định về đánh cá có trách nhiệm của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc và hướng dẫn của Trung tâm Phát triển Nghề cá Đông Nam Á vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta [3]
- Tổ chức lại sản xuất trên biển nhằm giúp ngư dân bám biển dài ngày góp phần phát triển đội tàu khai thác hải sản xa bờ [3]
- Hoàn thiện hệ thống thống kê dựa vào công nghệ thông tin để cung cấp số liệu nhanh và đáng tin cậy cho nhà quản lý [3]
Trang 24Nguyễn Thạch (2005) đã công bố kết quả nghiên cứu với đề tài “Ứng dụng GPS
và hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong quản lý đội tàu khai thác hải sản xa bờ”, tạp chí Khoa học – Công nghệ thủy sản số 1/2005 Kết quả nghiên cứu đã thử nghiệm việc
sử dụng những thông tin của GPS để liên kết với thông tin của GIS, thiết bị GPS được gắn trên tàu cá khai thác tại vùng biển và GIS được đặt tại trung tâm đất liền nhằm góp phần hỗ trợ công tác quản lý đội tàu cá nhằm mục đích cứu hộ, cảnh báo nguy hiểm, điều động tàu Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế trong kết quả như: kết quả truyền số liệu mới chỉ thực hiện được một tàu, khi truyền nhiều tàu chưa kiểm tra được sự tranh chấp đường truyền, khi có nhiều tàu cùng hoạt động, có thể gây nhiễu đường truyền; Chưa kiểm tra đầy đủ sự truyền số liệu trong thời tiết xấu và chưa có điều kiện thử nghiệm độ tin cậy của thiết bị chế tạo Ngoài ra, nghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc tiếp nhận dữ liệu một chiều từ tàu về bờ Kết quả nhận được cho thấy nếu nghiên cứu
bổ sung hoàn chỉnh các hạn chế thì đây là giải pháp kĩ thuật có những ưu điểm: xây dựng một hệ thống thông tin GIS có giá thành thấp, đáp ứng được yêu cầu kĩ thuật trong quản lý và tổ chức khai thác đội tàu đánh cá ngoài biển khơi của các Sở Thuỷ sản, hoặc các công ty [5]
1.4.3 Một số mô hình đã áp dụng tại các địa phương
Ninh Thuận
Ngày 02 - 03/11/2017, tại TP Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở nông nghiệp (SNN) và PTNN tỉnh Ninh Thuận tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp chủ đề “Ứng dụng tiến bộ kĩ thuật trong khai thác và bảo quản sản phẩm trên tàu đánh bắt xa bờ”
Ngành khai thác hải sản, đặc biệt là khai thác xa bờ hiện nay của địa phương cũng như cả nước còn mang nặng tính thủ công, năng suất lao động thấp, sản phẩm khai thác đưa vào bờ đạt chất lượng chưa cao, tổn thất sau thu hoạch lớn từ 20 – 30%
Vì vậy Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp nhằm giới thiệu, trao đổi các ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại như: ứng dụng thiết bị điện tử hàng hải, thiết bị hầm bảo quản sản phẩm, thiết bị phun foam, thiết bị làm sạch bề mặt phun sơn, sử dụng đèn led trên tàu đánh bắt xa bờ… góp phần nâng cao hiệu quả trong khai thác hải sản, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động khai thác trên biển [6]
Trang 25Tại địa phương, ngư dân Nguyễn Toàn là một điển hình trong việc đi đầu đầu tư đóng tàu đánh bắt công suất lớn, ứng dụng các thiết bị hiện đại trên tàu Ông Toàn có tất cả 3 tàu cá có công suất lớn hoạt động khai thác biển khơi với trang thiết bị hàng hải hiện đại, trong đó có máy dò ngang CH37 hãng Furuno Nhờ đó, doanh thu trung bình mỗi năm từ khai thác thủy sản của gia đình ông Toàn đạt khoảng 10 tỷ, năm 2017
có thể đạt doanh thu 15 tỷ và giải quyết việc làm cho 50 lao động [6]
Đà Nẵng
Từ thực tiễn công tác kiểm soát hành chính tại các đơn vị, nhóm đoàn viên thanh niên Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng TP Đà Nẵng đã xây dựng phần mềm “Quản lý tàu cá trên địa bàn TP Đà Nẵng” Sau một thời gian đưa vào thử nghiệm phần mềm đã đem lại những hiệu quả khả quan trong công tác quản lý tàu cá Phần mềm này có 6 chức năng chính gồm: Quản lý hồ sơ tàu thuyền (lưu trữ, quản lý chặt chẽ các thông tin liên quan đến tàu cá như: thông tin về tàu, chủ tàu, tàu bị tai nạn, bị trấn cướp, liên quan đến tàu nước ngoài, thông tin vi phạm của phương tiện, …), đăng kí xuất - nhập tàu cá khi qua các Trạm Kiểm soát biên phòng, thống kê báo cáo (tàu thuyền chưa về bến, chưa xuất bến, số lượt xuất - nhập, …), quản lý văn bản, in trực tiếp dữ liệu và chức năng quản trị [7]
Phần mềm có tính ứng dụng cao, có thể phát triển để ứng dụng kết nối dữ liệu và triển khai trên phạm vi toàn quốc Trong nhiều trường hợp bức bách, phần mềm này rất nhanh chóng có ngay những kết quả phục vụ công tác quản lý, điều tra, chỉ đạo xử
lý trong phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn và hỗ trợ phát triển ngành nghề khai thác hải sản, Thêm vào đó, trong thời gian tới phần mềm này tiếp tục được hoàn thiện và đưa vào ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn công tác của bộ đội biên phòng Còn trong tương lai, phần mềm sẽ tiếp tục phát triển đề tài nhằm quản lý chặt chẽ, toàn diện hơn về chủ tàu, người lao động cũng như các hoạt động, vi phạm của phương tiện; quản lý sâu hơn về phương tiện trong các trường hợp như: đổi chủ, hư hỏng, sửa chữa cải hoán, các chính sách hỗ trợ; quản lý tất cả các phương tiện khác xuất - nhập qua các Trạm Kiểm soát biên phòng và có thể sử dụng thống nhất trên toàn quốc; tích hợp với phát triển hải đồ điện tử, gắn chip định vị điện tử trên các tàu để quản lý, tìm kiếm chính xác vị trí tọa độ của tàu hoạt động trên biển nhằm xử lý kịp thời khi có sự
cố xảy ra (bão, áp thấp nhiệt đới, hỏng máy trên biển…) [7]
Trang 26Bình Định
Năm 2008, tỉnh bình Định đã đầu tư gần 1,5 tỷ đồng thiết lập hệ thống thông tin
và giám sát tàu cá trên biển Hệ thống gồm có 1 máy phát ICOM IC-M710; máy thu phát vô tuyến sóng ngắn và khuếch đại công suất 1.000W; thiết bị điều khiển gọi chọn số; hệ thống máy vi tính, phần mềm quản lý và các thiết bị lắp đặt trên tàu cá [7] Quy mô quản lý của hệ thống khoảng 1.000 tàu đánh bắt xa bờ, với phạm vi quản
lý trên 2.000 km Bằng nguồn kinh phí nói trên, ngành Nông nghiệp đã xây dựng hệ thống thông tin liên lạc quản lý tàu cá trên biển với 1 trạm trên bờ và 230 tàu cá của ngư dân đã được lắp đặt thiết bị [7]
Tuy nhiên, do ý thức của ngư dân còn kém nên công trình nói trên chưa phát huy hết hiệu quả Nhiều tàu cá của ngư dân không mở máy liên lạc ngay cả khi có bão, nên
bà con không thu nhận được thông tin tình hình mưa bão; Ban chỉ huy phòng chống lụt bão của ngành cũng không xác định được chính xác vị trí tàu thuyền cũng như tình hình tránh trú bão của ngư dân tại các ngư trường Do vậy công tác tìm kiếm, cứu hộ
và cứu nạn trên biển gặp rất nhiều khó khăn [7]
1.5 Đánh giá chung về công tác quản lý tàu cá trên thế giới và Việt Nam
Xuất phát từ thực tế là tình hình NLTS của các quốc gia đang bị cạn kiệt ở mức báo động, các nước trên thế giới đều lựa chọn những biện pháp quản lý nghề cá phù hợp cho mỗi quốc gia nhằm đảm bảo mục tiêu nghề khai thác cá biển phát triển bền vững Các quốc gia và các tổ chức nghề cá trên thế giới chủ yếu áp dụng các mô hình quản lý hoạt động khai thác theo 2 hướng: quản lý đầu vào (quản lý về cường lực khai thác) và quản lý đầu ra (quản lý về sản lượng khai thác) Tùy theo nghề cá của từng nước, từng khu vực mà áp dụng hình thức quản lý khác nhau cho phù hợp Đối với các nước có quy mô nghề cá lớn việc áp dụng quy định hạn ngạch khai thác kết hợp với biện pháp kiểm tra kĩ thuật ngư cụ được áp dụng phổ biến và đem lại nhiều hiệu quả Việt Nam cũng đang từng bước thực hiện việc quản lý hạn ngạch thủy sản qua quy định mới về cấp giấy phép khai thác thủy sản theo hạn ngạch nhằm kiểm soát NLTS tốt hơn trong Luật Thủy sản 2017
Ngoài ra, với sự bùng nổ của thời đại công nghệ hiện nay, việc sử dụng các thiết
bị công nghệ hiện đại vào công tác quản lý tàu cá là vô cùng hữu ích và cần thiết Đây
là hướng phát triển phù hợp với định hướng hiện đại hóa công tác quản lý nghề cá trên
Trang 27biển, hoàn thiện hệ thống thông tin tàu cá, hỗ trợ công tác tìm kiếm cứu hộ cứu nạn, hạn chế rủi ro cho người và tàu cá hoạt động trên biển Tuy nhiên, các mô hình quản lý tàu cá bằng thiết bị công nghệ ở Việt Nam còn gặp nhiều hạn chế, việc nắm bắt thông tin, vị trí tàu thuyền trên biển còn phụ thuộc vào chủ tàu nên thông tin nhận được có
độ chính xác chưa cao
Tại Việt Nam mặc dù định hướng phát triển lĩnh vực khai thác theo hướng nâng cao số lượng tàu thuyền công suất lớn, khai thác xa bờ và viễn dương nhưng hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào dành riêng cho quản lý đội tàu có công suất ≥ 90
CV khai thác thủy sản biển khơi Hơn nữa, theo chiến lược quy hoạch phát triển kinh
tế thủy sản Việt Nam đến năm 2020, Khánh Hòa được xác định là 1 trong 5 trung tâm nghề cá lớn của cả nước Do đó, cần thiết phải có những nghiên cứu sâu hơn đối với đội tàu khai thác xa bờ nhằm đưa ra được những cơ sở khoa học một cách chính xác phục vụ cho công tác quản lý đội tàu có công suất ≥ 90 CV từ đó góp phần thúc đẩy phát triển nghề cá của tỉnh Khánh Hòa nói riêng cũng như cả nước nói chung theo hướng bền vững
Trang 28CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Sơ đồ khối nghiên cứu
Hình 2.1 Sơ đồ khối nghiên cứu
Công tác quản lý đội tàu có công suất từ 90 CV trở lên tại tỉnh Khánh Hòa
Công tác quản lý của các cơ quan quản
lý nghề cá
Phản hồi của ngư dân đối với công tác quản lý của cơ quan Nhà nước tại địa phương
Đề xuất giải pháp quản lý đội tàu công suất ≥ 90 CV tại Khánh Hòa
Kết luận và kiến nghị
Cơ cấu nghề khai thác
Sản lượng khai thác
Lao động khai thác
Trang 292.2 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đội tàu có công suất từ 90 CV trở lên tại tỉnh Khánh Hòa Phân nhóm đội tàu khảo sát: Các tàu được phân thành 3 nhóm theo công suất máy chính dựa theo quy định tại Thông tư số 25/2013/TT-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện Nghị định số 33/2010/NĐ-CP về quản lý hoạt động thủy sản của các tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển
Thời gian nghiên cứu: từ ngày 20/3/2018 đến ngày 26/6/2018
Địa điểm: Tại tỉnh Khánh Hòa
Tổng số mẫu nghiên cứu là 93 mẫu, được phân theo địa phương và các nhóm công suất như bảng 2.1
Bảng 2.1 Phân bổ phiếu điều tra theo địa phương và công suất tàu
Stt Địa phương Nhóm công suất
(CV)
Tổng số tàu (tàu)
Số mẫu khảo sát (ngư dân)
Tỉ lệ (%)
Trang 302.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Thu thập số liệu thứ cấp
Điều tra, thu thập số liệu về cơ cấu đội tàu theo nhóm công suất, theo nghề khai thác hải sản và theo địa phương (TP., huyện, TX.) và tình hình kinh tế - xã hội nghề cá của Khánh Hòa tại các cơ quan quản lý nghề cá trong địa phương: Chi cục Thủy sản Khánh Hòa, Cục Thống kê tỉnh Khánh Hòa, SNN và PTNN Khánh Hòa
Thu thập số liệu từ tài liệu tham khảo: Sử dụng nguồn thông tin thu thập được từ những tài liệu tham khảo có sẵn như từ các bài báo trên Internet, sách trên thư viện điện tử của Trường Đại học Nha Trang, các văn bản quy phạm pháp luật về thủy sản,
… Tổng kết những kết quả nghiên cứu từ báo cáo của các cơ quan quản lý nghề cá của tỉnh Khánh Hòa
2.3.2.Thu thập số liệu sơ cấp
- Xây dựng mẫu điều tra
- Phương pháp xác định cỡ mẫu điều tra
+ Số lượng mẫu điều tra trong tổng thể (n) được xác đi ̣nh theo công thức tính
củ a Yamane (1967) Dựa trên tổng số mẫu của đội tàu có công suất ≥ 90 CV của tỉnh Khánh Hòa là 1.376 tàu năm 2017, với độ tin cậy 90% ta có:
2
*
N n
+
1,0
*376.11
376.1
2 =+
=
Trong đó: - N: Số lượng tàu cá công suất ≥ 90 CV tại Khánh Hòa;
- n: Số mẫu điều tra;
- e: Sai số chuẩn cho phép
- Cách điều tra: Điều tra ngẫu nhiên và đại diện với 2 hình thức phỏng vấn và khảo sát trực tiếp phù hợp với từng nội dung nghiên cứu
+ Phương pháp khảo sát trực tiếp (trực quan): Khảo sát thực tế công tác quản lý của các cơ quan quản lý nghề cá của tỉnh như Chi cục Thủy sản tỉnh Khánh Hòa, 3 Trạm Thủy sản (trạm Thủy sản Cam Ranh – Khánh Sơn – Trường Sa, Trạm Thủy sản Ninh Hòa, Trạm Thủy sản Vạn Ninh) trong địa phương để thấy được những mặt hạn chế cũng như tích cực trong công tác quản lý
Trang 31+ Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn các cán bộ trong cơ quan quản lý nghề cá của tỉnh Ngoài ra, phỏng vấn trực tiếp đối với các hộ ngư dân khai thác thủy sản khơi xa tỉnh Khánh Hòa Những thông tin chính thu thập gồm:
• Thực hiện phỏng vấn sâu đối với cán bộ quản lý (cán bộ Chi cục Thủy sản Khánh Hòa, cán bộ quản lý các cảng, cán bộ các Trạm, …) để thu thập thông tin
về những hoạt động, các biện pháp quản lý đã triển khai, những kết quả thu được, những thuận lợi và khó khăn gặp phải trong quá trình triển khai
• Phương pháp sử dụng bảng câu hỏi – trả lời đối với các chủ tàu hoặc thuyền trưởng tại các TP /huyện/TX , cảng/ bến cá trong tỉnh Khánh Hòa về thông số
kĩ thuật đội tàu, thông tin về ngư trường, chuyến biển và hoạt động thực tế việc triển khai, thực thi văn bản quản lý, chính sách hỗ trợ từ Nhà nước của cán bộ quản lý đến dân, những gì hài lòng cũng như chưa hài lòng của người dân đối với công tác quản lý của Nhà nước về nghề cá đồng thời tìm hiểu khó khăn gặp phải và những mong muốn, tâm tư, nguyện vọng của ngư dân đối với Nhà nước
2.4 Phương pháp xử lý, phân tích, đánh giá số liệu
2.4.1 Phương pháp xử lý số liệu
Sau khi thu thập thông tin ta sẽ có một khối lượng lớn thông tin và dữ liệu khác nhau cần xử lý nhằm đảm bảo độ tin cậy và chính xác cho bài báo cáo Các bước tiến hành xử lý số liệu được thực hiện như sau:
Tổng hợp kết quả sau khi thu thập nhiều nguồn tài liệu và trình bày một cách chính xác, đầy đủ và phù hợp với mục đích đề tài Các số liệu sau khi thu thập được xử
lý trên phần mềm Microsoft Excel 2013
Thống kê lại kết quả thu thập được sau khi phỏng vấn các cán bộ trong các cơ quan quản lý nghề cá để nắm được các hoạt động quản lý kết hợp phỏng vấn ngư dân
về thực tế công tác quản lý hoạt động đội tàu có công suất ≥ 90 CV của cán bộ nghề cá tại địa phương
Dùng phương pháp thống kê, tổng hợp các kết quả thu thập được từ đó phân tích
và đưa ra các nhận xét, đánh giá khách quan nhất đối với công tác quản lý hoạt động đội tàu có công suất ≥ 90 CV tại tỉnh Khánh Hòa
Trang 322.4.2 Phương pháp phân tích, đánh giá
Từ thực trạng công tác quản lý đã điều tra được qua các cơ quan quản lý nghề cá của tỉnh tiến hành đối chiếu, so sánh với các văn bản pháp quy các cấp cùng những ý kiến của ngư dân để đưa ra nhận xét, đánh giá xem cơ quan Nhà nước về nghề cá đã thực hiện công tác quản lý đúng theo quy định đề ra hay chưa, đã làm được những gì
và chưa làm được gì Qua đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quản công tác quản lý đối với đội tàu có công suất ≥ 90 CV tại địa phương nghiên cứu
Trang 33CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Thực trạng về tàu thuyền khai thác thủy sản có công suât ≥ 90 CV tại Khánh Hòa 3.1.1 Cơ cấu tàu thuyền theo nhóm công suất
Nghề khai thác thủy sản của tỉnh Khánh Hòa chủ yếu là các nghề truyền thống,
có từ lâu đời Tình trạng số lượng tàu khai thác của Khánh Hòa có xu hướng giảm nhẹ qua các năm Giai đoạn 2013 – 2016, tổng số tàu thuyền của tỉnh giảm chậm từ 9.818 tàu xuống còn 9.765 tàu Trong năm 2017 nhờ sự quan tâm, chỉ đạo của UBND tỉnh trong việc tạo điều kiện cho ngư dân tiếp cận với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước
và giá xăng dầu trong năm giảm đáng kể nên ngư dân phấn khởi bám biển khai thác,
số lượng tàu có tăng lên 49 tàu so với năm 2016 (tăng 0,5%)
Bảng 3.1 Cơ cấu tàu thuyền theo nhóm công suất tỉnh Khánh Hòa
Nguồn: SNN và PTNT, Chi cục Thủy sản Khánh Hòa [12], [20]
Bảng 3.1 cho thấy cơ cấu tàu thuyền theo nhóm công suất cũng có sự thay đổi, nhóm tàu công suất từ 90 CV trở lên có xu hướng tăng, tốc độ bình quân tăng 4%/năm Đến năm 2017, số lượng tàu có công suất ≥ 90 CV chiếm tỉ lệ 14,02% so với tổng số tàu toàn tỉnh Trong giai đoạn 2013 – 2017 số lượng tàu thuyền nhóm tàu công suất ≥
90 CV tại tỉnh Khánh Hòa biến đổi qua các năm Đối với tàu ở 2 nhóm công suất từ 90
CV đến < 250 CV và 250 CV đến < 400 CV có xu hướng giảm nhẹ Bên cạnh đó, số lượng tàu nhóm ≥ 400 CV tăng nhanh với tốc độ bình quân 27%/năm Sự chuyển dịch của các nhóm công suất là do nguồn lợi vùng bờ, lộng đang ngày một cạn kiệt, hiệu quả khai thác thấp, trong khi đó chính sách hỗ trợ của Nhà nước ban hành như Quyết định số 48/2010/QĐ–TTg, Nghị định 67/2014/NĐ–CP, Nghị định 17/2018/NĐ-CP: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách
Trang 34phát triển thủy sản đã thúc đẩy ngư dân phát triển đóng mới, cải hoán, lắp đặt máy tàu
có công suất ≥ 400 CV Điều này thể hiện xu hướng phát triển lĩnh vực khai thác theo hướng vươn khơi của tỉnh, phù hợp với chủ trương phát triển của Trung ương
Hình 3.1 Cơ cấu tàu thuyền theo nhóm công suất 90 CV của tỉnh Khánh Hòa Nguồn: SNN
và PTNT, Chi cục Thủy sản Khánh Hòa [12], [20]
3.1.2 Số lượng tàu cá theo địa phương
Bảng 3.2 Tổng số lượng tàu thuyền theo địa phương
Nguồn: SNN và PTNT, Chi cục Thủy sản Khánh Hòa [12], [20]
Từ bảng 3.2 cho thấy tàu cá của tỉnh tập trung tại các địa phương ven biển là TP Cam Ranh, TP Nha Trang, TX Ninh Hòa, huyện Vạn Ninh Đây là những địa phương gắn bó lâu đời với nghề khai thác thủy sản, trong đó TP Nha Trang là nơi có số tàu cá lớn nhất cả về số lượng tàu và công suất máy Tính đến cuối năm 2017, tại Nha Trang
Trang 35có 3.690 tàu, chiếm tỉ lệ 37,60% tổng số tàu toàn tỉnh Đây cũng là khu vực có số lượng lớn tàu cá khai thác vùng biển khơi nhiều nhất tỉnh với 1.019 tàu khai thác khơi
có công suất từ 90 CV trở lên, chiếm 74,06% tàu cá có công suất từ 90 CV trở lên toàn tỉnh (xem bảng 3.3)
Bảng 3.3 Cơ cấu tàu thuyền có công suất ≥ 90 CV theo địa phương năm 2017
tàu (tàu)
Tỉ lệ (%)
Nguồn: SNN và PTNT, Chi cục Thủy sản Khánh Hòa [12], [20]
3.1.3 Cơ cấu nghề khai thác
Bảng 3.4 Tổng số tàu thuyền theo nghề
Trang 36Cơ cấu nghề của tỉnh Khánh Hòa đa dạng và luôn thay đổi theo tình hình biến động của NLTS Theo thống kê các nghề khai thác thủy sản chính của Khánh Hòa gồm nghề lưới kéo, lưới rê, lưới vây, nghề câu Ngoài ra còn có một số nghề khác như mành vó, pha xúc, trủ, lưới cước, các tàu làm dịch vụ thủy sản, …
Qua bảng 3.4 thấy được rằng trong các nghề chính của tỉnh Khánh Hòa, nghề lưới rê luôn chiếm tỉ trọng cao nhất qua các năm Nghề lưới vây là nghề đem lại giá trị kinh tế cao nhưng chiếm tỉ trọng ít nhất trong tổng số nghề khai khác Năm 2017, tỉ trọng cơ cấu nghề nghiệp khai thác của các nhóm nghề như sau: nghề lưới rê chiếm tỉ trọng 29,51% tổng số tàu thuyền, nghề câu chiếm 14,46%, lưới kéo chiếm 8,81%, lưới vây có tỉ trọng 2,62% và nhóm nghề khác (pha xúc, mành, dịch vụ thủy sản, …) chiếm
tỉ trọng 44,60%
Cơ cấu nghề nghiệp khai thác thuỷ sản ngoài khơi xa của tỉnh Khánh Hòa phát triển khá đa dạng, với nhiều loại ngành nghề khác nhau Các nghề hoạt động tại vùng khơi, bám biển dài ngày gồm: Nghề lưới kéo (còn gọi là nghề giã cào), nghề lưới rê (còn gọi là nghề lưới cản), nghề lưới vây (còn gọi là vây rút chì), nghề câu, và họ nghề khác (pha xúc, chụp mực, …) (Xem bảng 3.5)
Nghề lưới rê khơi gồm 254 tàu khai thác biển xa Ngư trường khai thác tập trung chủ yếu ở vùng biển Trường Sa, DK1 Đối tượng khai thác chính của nghề lưới rê là
cá ngừ sọc dưa, cá thu, cá thu ngừ, cá cờ Hiệu quả kinh tế của nghề lưới rê tương đối cao so với các nghề khác trong tỉnh, trung bình sản lượng khai thác từ 9 – 15 tấn/chuyến biển, mùa vụ khai thác quanh năm
Nghề lưới kéo: Nghề lưới kéo là nghề chịu nhiều ảnh hưởng của giá xăng dầu do tiêu tốn nhiều nhiên liệu, đặc biệt là đối với nghề giã cào đôi khai thác ngoài khơi xa Ngư trường của nghề lưới kéo đôi tập trung chủ yếu vùng biển ngoài khơi từ Khánh Hòa đến Bà Rịa - Vũng Tàu, trong đó đối tượng khai thác chủ yếu là cá hố, cá mối, mực nang, mực ống,
Nghề câu cá ngừ đại dương: Năm 2017 trên toàn tỉnh Khánh Hòa có 368 tàu làm nghề câu, sản lượng khai thác trung bình từ 1,5 – 3,5 tấn/chuyến biển Hoạt động của nghề chủ yếu ở Hoàng Sa, Trường Sa, DK1
Nghề vây khơi có 80 tàu, sản lượng bình quân trên 10 tấn/chuyến biển
Trang 37Bảng 3.5 Cơ cấu nghề theo nhóm công suất ≥ 90 CV năm 2017
Stt Nhóm nghề Nhóm công suất (CV) Tổng số tàu
(tàu)
Tỉ lệ (%)
Sản lượng khai thác tỉnh Khánh Hòa tăng liên tục, năm 2013 đạt 82.300 tấn đến năm 2017 đạt 95.031 tấn, với tốc độ tăng trưởng 4%/năm Trong đó sản lượng cá biển khai thác tăng qua các năm Trong cơ cấu sản lượng khai thác, sản lượng cá chiếm khoảng 89,7% trong tổng sản lượng khai thác Đối với tôm biển từ năm 2013 – 2015 sản lượng tăng nhưng đến năm 2016 lại giảm 36,21% so với năm trước đó, đến năm
2017 sản lượng có tăng lên nhưng không nhiều (tăng 4,66% so với năm 2016) Trong
cơ cấu sản lượng khai thác, sản lượng tôm chiếm khoảng 1,32% Còn đối với các sản phẩm khác chiếm tỉ trọng 8,98% trong tổng sản lượng khai thác Trong 5 năm 2013 –
2017, sản lượng sản phẩm khác tăng từ 7.738 tấn lên 8.484 tấn (tăng 21,25%), tuy năm
2013 đến năm 2014 sản lượng có giảm nhưng không đáng kể (giảm 0,4%)
Trong năm 2017, sản lượng thủy sản khai thác đạt được 95.187,6 tấn, bằng 99,6% kế hoạch đề ra Trong đó sản lượng khai thác thủy sản biển 95.039 tấn So với năm 2016, sản lượng cá đạt 85.635 tấn, tăng 2,5%; tôm 920 tấn tăng 6,7%; thủy sản khác 8.484 tấn, tăng 3,8% Mặc dù đầu tháng 11/2017 Khánh Hòa phải chịu ảnh
Trang 38hưởng của bão Damrey nhưng sản lượng khai thác biển vẫn cao hơn so với các năm trước nhờ thời tiết những tháng trước bão trên các ngư trường tương đối thuận lợi, nhiều nghề khai thác biển ngoài khơi xa đạt hiệu quả cao như nghề câu, lưới rê, lưới vây, … cộng với các chính sách hỗ trợ ngư dân theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP và Quyết định 48/2010/QĐ-TTg tiếp tục được triển khai thực hiện có hiệu quả đã tạo động lực giúp ngư dân bám biển
Hình 3.2 Sản lượng khai thác biển theo loài Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Khánh Hòa (2017),
“Niên giám thống kê tỉnh Khánh Hòa”, Khánh Hòa [18]
3.1.5 Lao động khai thác
Theo thống kê của SNN và PTNT, năm 2017 số lượng lao động khai thác khoảng 30.000 người, trong đó số lao động khai thác xa bờ khoảng trên 10.000 người Hầu hết lực lượng lao động khai thác ở Khánh Hòa có trình độ văn hóa thấp, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp của ngư dân chủ yếu dựa vào kinh nghiệm Trình độ dân trí của ngư dân thấp sẽ dẫn đến hạn chế trong việc sử dụng máy móc hàng hải trên tàu, đặc biệt trong công tác quản lý về bảo vệ NLTS sẽ khó khăn để diễn đạt ngư dân nghe, hiểu, tiếp thu các kiến thức về những luật lệ, quy định trong hoạt động đánh bắt và bảo vệ
nguồn lợi từ đó gây khó khăn cho sự phát triển nghề cá
Hiện nay nhiều địa phương sống bằng nghề biển trên địa bàn tỉnh đang từng bước phát triển đội tàu cá đánh bắt xa bờ, với những con tàu lớn, được trang bị thiết bị đánh bắt hiện đại Thế nhưng thực tế trong khi số lượng tàu thuyền tăng, thì số lượng lao động trực tiếp đánh bắt thủy sản ngày càng giảm Thực trạng này làm cho các tàu cá
Trang 39thiếu lao động trầm trọng Cuộc sống ngư dân trên biển với nhiều vất vả, thu nhập bấp bênh nên nhiều người dân bỏ biển để làm những nghề khác thu nhập ổn định hơn Vì vậy lao động trực tiếp trên biển ngày càng ít, trong khi số lượng tàu thuyền ngày càng tăng, mỗi chuyến ra khơi, chủ tàu phải chạy đôn chạy đáo tìm "bạn" đi biển, đây là
một thực trạng đang xảy ra ở nhiều khu vực trong tỉnh
3.1.6 Ngư trường khai thác
Ngư trường khai thác chính của ngư dân tỉnh Khánh Hòa chủ yếu thuộc vùng biển Đông Nam Bộ Tại địa phương có nhiều nghề khai thác hải sản biển khơi đạt hiệu quả kinh tế cao như: lưới rê, vây rút chì, câu vàng cá ngừ đại dương với ngư trường rất rộng từ vùng biển quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đến giáp ranh vùng biển Malaixia, Indonexia, vịnh Thái Lan
Bảng 3.6 Ngư trường khai thác chính của các tàu nghề cá hoạt động xa bờ trong tỉnh Khánh Hoà
1 Lưới kéo Ninh Thuận đến Bà Rịa - Vũng Tàu độ sâu 50 – 160 m
2 Lưới rê Côn Đảo, Hoàng Sa, Trường Sa, DK1
3 Lưới vây Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận
4 Nghề câu Từ quần đảo Hoàng Sa đến quần đảo Trường Sa, từ 07000 N
– 17000 N và từ 110000 E – 115000 E
3.2 Thực trạng công tác quản lý đội tàu có công suất ≥ 90 CV tại tỉnh Khánh Hòa 3.2.1 Công tác quản lý trên biển
3.2.1.1 Thanh tra, kiểm tra, kiểm soát tàu thuyền trên biển
Công tác kiểm tra việc thực hiện quy chế vùng khai thác thủy sản dựa trên cơ sở Nghị định 33/2010/NĐ-CP về quản lý hoạt động vùng khai thác thủy sản của các tổ chức, cá nhân Việt Nam, Quyết định số: 05/2014/QĐ-UBND ban hành quy định quản
lý hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa Việc kiểm tra thực hiện vùng khai thác được tiến hành thực hiện thông qua các chuyến tuần tra đột xuất và theo kế hoạch Kế hoạch tuần tra, kiểm tra, kiểm soát của địa phương được xây dựng
và phê duyệt trên cơ sở kinh phí hiện có, từ những đánh giá tình hình tàu thuyền, nghề nghiệp, ngư trường; căn cứ vào mùa vụ, thời tiết và tình trạng vi phạm của đội tàu cá
Trang 40Hình 3.3 Phương tiện sử dụng cho công tác tuần tra trên biển
Đối với việc tuần tra vùng biển ven bờ, vùng lộng của Khánh Hòa nhằm ngăn chặn tàu đánh bắt sai vùng, sai tuyến, hoạt động khai thác thủy sản trái phép, … sẽ do SNN và PTNT chỉ đạo Chi cục Thủy sản Khánh Hòa xây dựng kế hoạch sử dụng phương tiện tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên các vùng biển được giao quản lý Chi cục sẽ chủ động phối hợp, trao đổi thông tin với các lực lượng Kiểm ngư, biên phòng, hải quân, cảnh sát biển để hỗ trợ tham gia tuần tra, kiểm tra, kiểm soát Tại Khánh Hòa hiện nay có 4 cano và 4 chiếc tàu Kiểm ngư có thể chịu được sức gió cấp 5, 6 và để thực hiện công tác tuần tra, thanh tra trên biển Trong năm 2017, có 8 đợt tuần tra trên biển của Thanh tra Sở và 73 đợt từ cán bộ Chi cục, tuy nhiên vẫn chưa phát hiện trường hợp tàu cá có công suất ≥ 90 CV nào vi phạm Còn đối với kiểm soát hoạt
Tàu Kiểm ngư
Ca nô Kiểm ngư