Mục đích của nghiên cứu nàv là xét đến lịch sử HTTLVN, tức là sự khởi đầu của Hội qua cố gắng của Hội truyền giáo Phúc âm Liên hiệp HTGPÂLH với sự thiết lập những Hội thánh địa phương đầu tiên (19111945), sự tổ chức chính thức Hội thánh bản xứ cho đến năm 1941, cuộc tranh đấu để sinh tồn trong thời Đệ nhị thế chiến (19411945), chiến tranh giành độc lập (19451954), sự tiến bộ trong giai đoạn ngưng chiến ngắn ngủi (1955 1960), và những năm đầu tiên của cuộc chiến Việt Nam (19601965).Bởi đó, những mối quan tâm chính của nghiên cứu này là: (1) xem xét bối cảnh tôn giáo tại Việt Nam, trước và đang khi Tin lành được truyền bá trong xứ; (2) thiết lập những mục tiêu và chính sách của HTGPÂLH, trong việc vun trồng và trưởng dưỡng HTTL, giữa một xứ đối nghịch ít hay nhiều đối với Cơ Đốc giáo; (3) xét đến sự phát triển phong trào Hội thánh bản xứ trong sự tổ chức và điều hành HTTLVN từ sự hấp thụ, cuộc đâu tranh để sinh tồn và sự bành trướng của Hội, trong suốt kỳ Đệ nhị thế chiến, chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, 5 năm ngừng chiến và giai đoạn đầu của chiến tranh Đông Dương lần thứ hai; (4) phân biệt các chiều hướng lịch sử trong vấn đề phụ đã nêu ở điểm (3).
Trang 1I p a l U M l H M L l
LỊCH SỬ HỘI THÁNH TIN LÀNH VIỆT NAM (1911-1965)
Trang 2L|CH SỬ HỘI THÁNH TIN LÀNH VIỆT NAM (1911-1965)
LỊCH SỬ HỘI THÁNH TIN LÀNH VIỆT NAM (1911-1965)
Bản quyền của Nghiên cứu Phúc âm (TEE), 1996.
Thần học Phúc âm (T EẼ, 2010) hiệu đính.
NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO
53 Tràng Thi, Hà Nội
Chịu trách nhiệm xuất bđn:
NGUYỄN CÔNG OÁNH
Trình bày& sửa bản in:
DELTA PRESS
Lê, Hoàng Phu
Lịch sử Hội thánh Tin lành Việt Nam (1911-1965)/ Lê Hoàng Phu
1 Lịch sử Hội thánh 2 Lịch sử Hội thánh Việt Nam
Trang 3LỜI T ri  n
Chương trình Nghiền cứu Phúc âm (TEE, 1974)
vàChương trình Thần học Phúc âm (TEE, 2000)
chân thành tri ânGia đình cô" Mục sư Lê Hoàng Phu
đã tán thành việc ấn hành tác phẩm này
(California, 1/3/2010)
Trang 4LỊCH SỬ HỘI THÁNH TIN LÀNH VIỆT NAM (1911-1965)
Trang 6L|CH SỬ HỘI THÁNH TIN LÀNH VIỆT NAM (1911-1965)
CHƯƠNG III: BỐ I CẢNH TÔN GIÁO
CỦA DÂN TỘC V IỆ T NAM 33
Lão Tử Giáo lý
Sự thờ cúng
Đức Phật Sisshartha Giáo lý
Sự phát triển tại Việt Nam
Tổ chức
CHƯƠNG IV : ĐỨC TIN TIN LÀNH DU NHẬP:
CÔNG TÁC CỦA H ỘI TR U Y ỀN GIÁO PHÚC Â M LIÊN H IỆ P (1911-1927) 83
Hội truyền giáo Phúc âm Liên hiệp 87
Người sáng lập
vi
Trang 7NỘI DUNG
Sự tể chức Chính sáchHTGPÂLH tại Việt Nam từ 1911 đến 1927 95
Mở đường Chiếm đóng Những mục tiêu Chính sách Phương pháp Hội thánh phát triển Quan hệ với nhà nước và sự bắt bớ Kết quả
CHƯƠNG V: PHONG TRÀ O HỘI THÁNH BẢN x ứ
Hội đồng Tổng liên hội của HTTLVN năm 1927 148Điều lệ của Hội thánh năm 1928 149
Hội thánh địa phươrig Hội đồng Địa hạtHội đồng Tổng liên hội và quyền lãnh đạo của Hội thánh quốc gia
Quan hệ giữa Hội thánh với nhà nước 166Chính sách Hội thánh bản xứ của HTTLVN 179
Những chỉ thị và tuyên ngôn vềnhững nguyên lý Hội thánh bản xứ
Trang 8LỊCH SỬ HỘI THÁNH TIN LÀNH VIỆT NAM (1911-1965)
CHƯƠNG VI: HỘI THÁNH TIN LÀNH V IỆ T NAM
Sự quản thúc các giáo sĩ
Sự chia rẽ nội bộ Nạn đói 1944-1945HTTL trong chiến tranh giành độc lập (1945-1954) 231
Thời kỳ thoái trào và tan lạc (1945-1947)Thời kỳ củng cố và phục hồi (1948-1950)Thời kỳ đấu tranh cho sự bành trướng (1950-1954)
CHƯƠNG VII: HỘI THÁNH TIN LÀNH V IỆ T NAM
GIỮA HAI CUỘC CH IẾN
Tác dụng của Hiệp định Geneva 1954 265
Sự tự trị của Hội thánh Tin lành Việt Nam 270
Hội đồng Tổng liên hội 1955 Chương trình của HTTLVNliên quan đến tổ chức Hội thánh Điều lệ 1956
Thay đổi quyền lãnh đạo Hội thánh Những tổ chức mới của Hội thánh 292
Các ủ y ban quốc gia
Sự tổ chức địa hạt Đoàn Thanh niên Đoàn Sinh viên Các đoàn thể Thanh Thiếu nhi Các đoàn thể Phụ nữ
Trường Chúa nhật
Trang 9NỘI DUNG
Trường Kinh thánh Đà Nẵng
Thánh kinh Thần học viện Nha Trang
Trường Kinh thánh Đà Lạt và Buôn Ma Thuột Thánh kinh học đường đoản kỳ
Truyền giảng theo nhóm
Truyền giảng theo ngành nghề
Truyền giảng cho quân nhân
Truyền giảng trong khám đường
Truyền giảng cho giới trẻ
Truyền giảng cho thiếu nhi
Truyền giảng qua công tác y tế - xã hội
Truyền giảng bằng tàu thuyền
Truyền giảng cho các dinh điền
Truyền giảng cho dân tị nạn
Truyền giảng qua sách báo
Truyền giảng qua đài phát thanh
Các sắc tộc miền Bắc
Các sắc tộc miền Trung và miền Đông
Các sắc tộc miền Nam
Sự truyền bá và tăng trưởng của Hội thánh 358
Tăng trưởng về sô' lượng
Mở rộng về địa lý
Phát triển về tổ chức
Khuôn mẫu của sự phát triển Hội thánh
Vai trò của HTTL trong xã hội Việt Nam 365
ix
Trang 10LỊCH SỬ HỘI t h a n h tin l à n h v iệt n a m (1911-1965)
CHƯƠNG V III: TÓ M LƯỢC VÀ K Ế T l u ậ n 371
Trang 11District Assembly of the Central DistrictDemoncratic Republic of Viet NamThe Evangelical Church of Indochina(tên cũ của Hội thánh Tin lành Việt Nam)The Evangelical Church of Viet Nam Evangelical Youth Fellowship
Forty Years With the Vietnamese Church Hội truyền giáo
Hội truyền giáo Phúc âm Liên hiệp Hội thánh Tin lành
Hội thánh Tin lành Việt Nam The CMA Mission in Indochina The International Missionary Alliance
xi
Trang 12LỊCH SỮHỘI THÁNH TIN LÀNH VIỆT NAM {1911-1965]
JEC Joint Executive Committee
n.a no author's name
NCC National Church Conference
NCDEC North Central District Executive Committee
NEC National Executive Committee
NECYF National Executive Committee of Youth Fellowshipsn.pub no publisher
QNHĐTLH Quyết nghị Hội đồng Tôhg liên hội
RSV Revised Standard Version
RVN Republic of Viet Nam
SC Sau Chúa (Sau Công nguyên)
SCDEC South Central District Executive Committee
SDEC South District Executive Committee
TC Trước Chúa (Trước Công nguyên)
TCIC The Call o f Indochina
TKB Thánh Kinh Báo
THV Thần học viện
TSD The Smaller Dragon
TTVNS The Two Vietnams
VNM The Vietnam Mission of the CMA
VNADA Viet Nam: A Dragon Embattled
VNSL Việt Nam S ả Lược
VNTĐS Việt Nam Tranh Đấu sử
VNVHSC Việt Nam Văn Hóa sử Cương
VPA Viet Nam People's Army
VSTB Việt Sử Tần Biên
VSTT Việt Sử Toàn Thư
xii
Trang 13CHƯƠNG I:
V ẤN Đ Ề V À Ph ạ m Vi Kh ả o c ứ u
_L _Lơn một thập niên trước đây, giáo sư Claude A Bvtss đã viết
trong lời tựa cho cuốn sách của ông nhan đề Đông Nam Á và th ế giới
ngày nay, "Từ Canton đến Calcutta là khu phi chiến cho người Mỹ,
mới lạ và chưa ai biết, như Phi châu , Đông Nam Á là phần thuộc thế giới chúng ta, chúng ta phải khám phá ra h ọ."1
Các học giả người Mỹ hăng hái đáp ứng lời kêu gọi này, đặc biệt đối với Việt Nam, nơi có nhiều nhóm chuyên gia đã hoàn thành những khảo cứu uyên bác về hầu hết mọi phương diện của đời sông văn hóa Việt Nam.2 Những tác phẩm xã hội vô giá về dân tộc Việt Nam đã được xuất bản, và đời sống tôn giáo cùng những ảnh hưởng của nó trên cuộc tranh đấu hiên tại, đã trở thành đề tài phân tích say mê cho các nhà xã hội học lừng danh.3
Tuy nhiên cho đến nay, rất ít ai để tâm nghiên cứu một trong những bộ phận quan trọng nhất của xã hội Việt Nam, ấy là đoàn thể Tin lành quốc gia, dù thành phần của nó tương đối còn non trẻ, nhưng đã được xem là một trong các tôn giáo chính của xứ, từ thời
1 Claude A Buss, Southeast Asia and the World Today (Princeton: N.J.D Van Nostrand
Trang 14u m 9ỨHÕI THÁNH T*Jl>N H VỆT NAM (1911-1965J
Chủ tịch H ồ Chí Minh công bô" tuyên ngôn độc lập tháng 8 'năm
1945.4
Một cuộc nghiên cứu kỹ lưỡng về những nội dung của Thư
viện khảo cứu Truyền giáo tại New York, nơi sưu tập bao quát
những tài liệu về công cuộc truyền giáo khắp thế giới của giáo hội
Cơ Đốc, cho biết rằng dầu lịch sử đã ghi chép nhiều cơ sở truyền giáo ở khắp năm châu, nhvứig chưa hề có sự nghiên cứu về Hội
thánh Tin lành Việt Nam [HTTLVN]* * theo chiều sâu Trên phương diện sử ký Hội thánh, việc san bằng khoảng trông này dầu ở mức
độ khiêm nhường tối thiểu cũng thật quan trọng
Trong những đoàn thể truyền giáo Tin lành, nhâ"t là trong vòng 100 năm qua, phong trào nổi bật nhất đã lập thành mối quan tâm lớn lao hết cho cả những ủy ban truyền giáo lẫn các lãnh đạo Hội thánh là "phong trào Hội thánh bản xứ." ít nhât cũng trong phạm vi truyền giáo tại Á châu, HTTLVN đã được công nhận là một Hội thánh bản xứ vững mạnh ngay từ buổi ban đầu của tổ chức Theo báo cáo, Hội thánh trẻ ở Đông Nam Á này không phải được "thổ dân hóa" như trường hợp nhiều Hội thánh Tin lành [HTTL] ở Á châu và Phi châu Các Hội thánh Á Phi này, sau khi đã được kiểm soát lâu đời bởi các mẫu hội, tương đối bị buộc phải tiếp thu cả phần quản trị hành chánh lẫn chu cấp tài chánh cho những tổ chức riêng họ, ngay sau sự bùng nổ của Đệ nhị thế chiến hoặc sự thay đổi chính sách đột ngột do ủy ban truyền giáo hải ngoại định đoạt
HTTLVN đôi khi cũng tự định nghĩa trong ngôn từ đặc biệt
là "vươn tới," sánh vai với một Hội thánh thâm niên hơn trong tư tưởng thế giới Tây phương nghĩ về mình như một giáo hội truyền
4 Trong phiên khai m ạc kỳ họp của Quốc hội đầu tiên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 0 2 /3 /1 9 4 6 , ba ghế danh dự dành cho ba tôn giáo lớn là: Phật giáo, Công giáo La Mã và Hội thánh Tin lành.
* Những phần trong ngoặc vuông [ ] là của dịch giả.
Trang 15CHUDNGI: PHẠM VI CỦA VẰN ĐỀ
giáo, mặc dù trong trường hợp này các hoạt động bị hạn chế nhiều,
và chỉ quanh quẩn trong bờ cõi bán đảo Đông Dương
Thêm vào ý nghĩa của Hội về phương diện xã hội học và lịch
sử giáo hội, cuộc nghiên cứu này về HTTL cũng quan trọng vì cớ tin tức Hội thánh cung cấp về đất nước Việt Nam Ngày nay [đầu thập niên 1970], Việt Nam là xứ bị chiến tranh tàn phá, mà những biến cố chính trị và quân sự hầu như hằng ngày được phổ biến ngay trên trang đầu của hầu hết các nhật báo ở khắp thế giới
Trong tiến trình phục hồi lại quyền độc lập, Việt Nam là nước phải trải qua "m ột trong những cuộc chiến tranh dai dẳng, tàn khốc nhất về phương diện chính trị, lại là trận chiến rắc rối khó hiểu nhất trong các cuộc chiến tranh thuộc địa (và ý thức hệ)."5 Trong cuộc chiến đâu sinh tử kéo dài ngót 30 năm, các tổ chức tốn giáo đều phải chia sẻ phần trách nhiệm Có mây nhóm tôn giáo đã thật sự dự phần trong cuộc chiến với nhiều tiểu đoàn và dân quân
tự vệ riêng của họ, trong khi các nhóm khác lại tập trung vào các công tác xã hội và y tế mà họ thấy có những chức việc thích hợp hơn để hoàn tất Tuy nhiên, trong khi có những cuộc nghiên cứu rộng rãi được đảm trách về những vai trò của các tôn giáo chính tại Việt Nam trong lịch sử hiện tại, ít ai bận tâm đến cuộc đấu tranh của HTTLVN để sinh tồn và bành trướng trong những trận chiến tranh rất ác liệt, và sự đóng góp phúc lợi của Hội ấy cho đất nước cũng chẳng được đánh giá chút nào
Trong một phạm vi rộng hơn, cuộc nghiên cứu về HTTLVN
sẽ rọi ánh sáng trên cuộc đâu tranh không ngớt giữa các tôn giáo truyền thống Á châu và Cơ Đốc giáo và các tổ chức liên hệ Theo quan sát, những tôn giáo truyền thống chưa bao giờ có quyền lực như ngày hôm nay tại miền Nam và Đông Nam Á Cuộc chiến tranh giải phóng khỏi chủ nghĩa đế quốc và ách ngoại bang, cùng
sự độc lập do cuộc đấu tranh đó giành được, thường thêm sự thúc
5 Joseph Buttinger, The Smaller Dragon (NY: F A Praeger, 1958), p 24.
Trang 16đẩy cho mấy tôn giáo Đông phương hồi sinh Cho đến khi Đệ nhi thế chiến kết thúc, nhiều người Tây phương và một số không nhỏ người Đông phương thường coi Phật giáo, Ân giáo, Khổng giáo [Nho giáo] như là "thụ động" và "lỗi thời." Ngày nay, đa số các xứ
ở Đông Nam Á, kể cả giới trí thức, đang quay lại với tôn giáo của
tể tiên họ, nhất là Phật giáo, với một ý thức tự hào mới Trái với tình huống lịch sử cửa mình, Phật giáo đã trở nên một niềm tin chiến đấu, và tại nhiều xứ đã nghiễm nhiên trở thành quốc giáo
Thomas Ohm, toong cuốn sách nhan đề Á châu nhìn xem Cơ
Đốc giáo Tây phương đã ghi nhận rằng: "Người Âu châu đã đóng vai
trò đầy ý nghĩa trong khúc quanh lịch sử này nhiều người Âu châu đã quy y Phật giáo, Ấn giáo và Hồi giáo Điều này càng tăng thêm lòng tự hào của người Á châu, củng cố niềm tin của họ trong những tôn giáo riêng."6
Dù nhiều người không tán thành luật nhân quả của tác giả này, nhưng bất cứ quan sát viên nào chăm chú theo dõi đều phải công nhận rằng, hầu hết góc biển chân trời Đông Nam Á, sự đối kháng Cơ Đốc giáo đã trở nên cứng rắn hơlì Trong nhiều xứ và đặc biệt tại Việt Nam, có khuynh hướng đồng nhất sự gia nhập tôn giáo truyền thống với lòng ái quốc chân thành, nhất là toong thời kỳ đấu tranh giành độc lập Đã có một thời "nhiều người Á châu có cảm tưởng rằng Cơ Đốc giáo hơn hẳn các tôn giáo cổ truyền của họ, và
đã chấp nhận đủ thứ nào là ý niệm, giá trị mẫu mực, phương
p h áp "7 Ngày nay, họ gắng sức tự giải thoát chính họ và văn hóa
họ "khỏi ảnh hưởng ngấm ngầm của Cơ Đôc giáo,"8 và tất cả những yếu tố ngoại lai
Tại Việt Nam, tình trạng tôn giáo càng phức tạp hơn bởi sự
xuất hiện hai tôn giáo mới là Cao Đài và Hòa Hảo, vào thập niên
6 Thomas Ohm, Asm Looks at Western Christianity (Freiburg: Herder & Herder, 1959),
Trang 171930 và 1940, mỗi tôn giáo đều nhận mình có hai hiệu thuộc viên Ngoại trừ Việt Minh, từ giữa thập niên 1940, cả hai tôn giáo đều đã
có quân đội riêng, và trở thành những lực lượng chính trị lớn nhất ở Nam bộ Việt Nam Quân đội viễn chinh Pháp và tất cả các chính phủ quốc gia đều coi những đoàn thể tôn giáo này là đáng kể; thậm chí cũng giành ghế trong nội các chính phủ cho các lãnh đạo Cao Đài và Hòa Hảo
Thêm vào tình trạng hỗn tạp tôn giáo, quân sự, chính trị như
đã nói, vai trò chính trị do một số lãnh đạo Công giáo La Mã đảm trách; kể cả người ngoại quốc lẫn người bản xứ, từ khi quân đội Pháp chiếm Việt Nam cho đến ngày lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm, đã trở thành mục tiêu cho nhiều sự chỉ trích gay gắt của nhiều đoàn thể, đặc biệt là Phật giáo và cộng sản.9 10 Nhiều nhà ái quốc Việt Nam trước đây đã đồng nhất hóa Công giáo La Mã với chủ nghĩa thực dân Pháp, và một số không nhỏ, lẫn lộn Tin lành với Công giáo La Mã nữa Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong bài khái luận về tình trạng dân cày Việt Nam dưới chế độ thực dân Pháp năm 1924, đã ghi lời nhận xét cay đắng sau đây:
Nói chung, người An Nam (Việt Nam) bị nghiền nát bởi những phước lành của sự bảo hộ Pháp Đặc biệt dân quê An Nam
càng bị chà đạp thô bạo bởi sự bảo hộ này Ẩy là do họ thật sự
bị bóc lột tứ bề bằng đủ mọi cách bởi chính Cịuyền thực dân, bởi
phong kiến tiệm tiến và bởi giáo hội (nhà thờ) Người ta có thể
thấy đằng sau m ặt nạ dân chủ, chủ nghĩa đế quốc Pháp đã bứng trồng (tại Viêt Nam) toàn bộ chế độ đáng nguyền rủa
thời Trung cổ, gồm cả thuế muối, và dân quê An Nam bị đóng
đinh trên lưỡi lê của nền văn minh tư bản và trên thập tự giá của Cơ Đốc giáo điếm đàn g}0 (In nghiêng do nhà biên khảo).
Trang 18LỊCH SỬ HÔI THÁNH TIN LÀNH VIÊĨ NAM (1911-1965]
Chống lại bối cảnh ác nghiệt này, HTTLVN đã phát triển chừng mực và giữ vai trò quan trọng trong xứ, không phải trong đấu trường chính trị, nhưng trong các lãnh vực luân lý, tôn giáo, xã hội và an sinh Có điều thích thú mà nhận xét rằng: vào mùa Xuân
1949, khi Cựu hoàng Bảo Đại trở về Việt Nam để lập chính phủ quốc gia, đài phát thanh Sài Gòn nhiều lần loan báo ý định của vị quốc trưởng là lãnh đạo một chính phủ gồm có những đại diện các
"Gia đình tôn giáo lớn nhất" trong xứ, như Phật giáo, Công giáo La
Mã, Cao Đài, Hòa Hảo và Tin lành, c ố nhiên, lời đề nghị này, các nhà lãnh đạo HTTLVN đã khước từ để trung thành với tôn chỉ vạch sẵn là "không xen vào chính trị."
Vài năm trước, Linh mục Nguyễn Ngọc Lan, một học giả Công giáo uyên bác, đã viết về các giáo phái lớn liên quan đến nền chính trị Việt Nam vào giữa thập niên 1960 với những hệ lụy tai hại sau đó, đã nhận xét như sau: "Mỗi người phải công nhận từ Tin lành vẫn còn giữ nguyên vẹn ý nghĩa đơn thuần và an nhiên của n ó."11
Nghiên cứu này là một cố gắng để tìm hiểu HTTL, hầu xác định tính chất "bản xứ," đời sống tôn giáo, mối quan tâm xã hội, tôn chỉ, và giải pháp của Hội trước những khủng hoảng đang đe dọa tình trạng "bản xứ" của Hội, cùng những cố gắng liên tục để bành trướng, mặc dầu chiến tranh vẫn tiếp diễn
Những ý kiến tổng đoán của nghiên cứu này sẽ ích lợi cho
ủy ban truyền giáo và các lãnh đạo giáo hội, khi họ đánh giá chính sách và chiến lược truyền giáo; cũng như cho các nhà xã hội học, khi họ phân tích tác dụng hỗ tương những nhân tô' xã hội và tôn giáo, cùng cố gắng của họ để biến một xã hội trong một xứ chậm tiến, nơi sự đương đầu văn hóa giữa Đông và Tây phương đang hồi gay cấn nhất
11 Linh mục Nguyễn Ngọc Lan, 'Chính trị, tôn giáo hay ảo thuật' (1965), cited by
Nguyễn Sinh, Thánh Kinh Báo (9/1966), p 5; cf 'Những trái thủy ngư lôi ở đáy tách trà,'Bách khoa Thời đại (1 5 /1 1 /1 9 6 9 ), pp 11-20.
6
Trang 19CH LONG I: PHẠM VI CỦA VẦN ĐÊ
VẤN Đ Ề
Trình b ày vấn đ ề Mục đích của nghiên cứu nàv là xét đến
lịch sử HTTLVN, tức là sự khởi đầu của Hội qua cố gắng của Hội truyền giáo Phúc âm Liên hiệp [HTGPÂLH] với sự thiết lập những Hội thánh địa phương đầu tiên (1911-1945), sự tổ chức chính thức
"H ội thánh bản xứ" cho đến năm 1941, cuộc tranh đấu để sinh tồn trong thời Đệ nhị thế chiến (1941-1945), chiến tranh giành độc lập (1945-1954), sự tiến bộ trong giai đoạn ngưng chiến ngắn ngủi (1955- 1960), và những năm đầu tiên của cuộc chiến Việt Nam (1960-1965)
Các vấn đ ề phụ Bởi đó, những mối quan tâm chính của
nghiên cứu này là: (1) xem xét bối cảnh tôn giáo tại Việt Nam, trước
và đang khi Tin lành được truyền bá trong xứ; (2) thiết lập những mục tiêu và chính sách của HTGPÂLH, trong việc vun trồng và trưởng dưỡng HTTL, giữa một xứ đối nghịch ít hay nhiều đối với
Cơ Đốc giáo; (3) xét đến sự phát triển "phong trào Hội thánh bản xứ" trong sự tổ chức và điều hành HTTLVN từ sự hấp thụ, cuộc đâu tranh để sinh tồn và sự bành trướng của Hội, trong suốt kỳ Đệ nhị thế chiến, chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, 5 năm ngừng chiến và giai đoạn đầu của chiến tranh Đông Dương lần thứ hai; (4) phân biệt các chiều hướng lịch sử trong vấn đề phụ đã nêu ở điểm
"(3)."
G IỚ I HẠN VẤN Đ ỀNghiên cứu này định giới hạn cho sự thiết lập các HTTL địa phương từ năm 1911-1927, và sự phát triển các nhóm rải rác này thành một HTTL bản xứ toàn quốc, được mệnh danh là HTTLVN
Từ năm 1927-1965 khi CUỘC chiến tranh Việt Nam đã đến một giai đoạn mới trong đời sống tôn giáo của xứ Mặc dầu sẽ bàn đến các phương diện khác của Hội thánh, nhưng mục đích chính của nghiên cứu này là phong trào Hội thánh bản xứ, sự phát triển, những nan
đề và các đặc tính của Hội ấy
7
Trang 20LỊCH Sử HỘI THÁNH TIN LÀNH VIỆT NAM (1911-1965J
Lịch sử HTTLVN ở miền Bắc chỉ bao hàm cho đến năm 1955, khi đất nước tạm phân chia tại vĩ tuyến 17 Sự liên hệ giữa các Hội thánh miền Nam và miền Bắc đã hoàn toàn bị cắt đứt Các tin tức nhận được sau niên hiệu này rất hiếm hoi và không thể kiểm chứng được, vì một sô' lượng lớn tín hữu Tin lành đã di chuyển vào Nam trong cuộc di cư lớn vào những năm 1954-1955, đoàn thể Tin lành ở miền Bắc Việt Nam ngày nay chỉ vỏn vẹn chừng 2% tổng số thuộc viên của HTTLVN
Vì bối cảnh nhân chủng và ngôn ngữ phức tạp, Hội thánh sắc tộc được phát triển riêng rẽ khỏi HTTLVN ngay từ lúc đầu, vào năm 1929, Hội ây không gia nhập HTTLVN mãi cho đến năm 1959
Do đó, cần có một khảo cứu riêng biệt, nhưng trong tập khảo luận này chỉ viện dẫn đến sự liên hệ của Hội thánh sắc tộc với HTTLVN, trước hết như là một khu vực truyền giáo, và sau năm 1959 như là một trong các Địa hạt của HTTLVN
HTGPÂLH là cơ sở truyền giáo Tin lành chịu trách nhiệm về
sự vun trồng HTTLVN, được nghiên cứu rộng rãi từ năm 1911, khi các vị giáo sĩ đầu tiên đến Trung bộ Việt Nam, cho đến năm 1927, khi HTTLVN được chính thức tể chức Đoàn truyền giáo này sẽ được nói đến trong thời kỳ sau về vai trò truyền giáo trong các phương diện khác nhau của sự phát triển Hội thánh Mục đích của người khảo cứu không phải là dò tìm cô' gắng truyền giáo của các HTG Tin lành khác, mà hầu hết các Hội này mới đến Việt Nam và chỉ đại diện một bộ phận nhỏ của đoàn thể Tin lành
Trang 21CHUÔNG I: PHẠM VI CỦA VẰN ĐẾ
chính trị theo hiệp định Geneva năm 1954: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (miền Bắc), và Việt Nam Cộng hòa (miền Nam)
HTTLVN là một Hội thánh quốc gia được thành lập từ năm
1911 bởi các giáo sĩ của HTGPÂLH, và được chính thức công nhận
từ năm 1927 Hội tiêu biểu cho hầu hết toàn thể tín hữu Tin lành tại
Việt Nam, được mệnh danh là Hội thánh Tin lành Việt Nam hoặc đơn giản là Tin lành theo cách gọi của người Việt, cũng đã từng
được mệnh danh là HTTL Đông Dương hoặc HTTL Đông Pháp, ở dưới quyền đô hộ của người Pháp
Nói cho đúng, HTGPÂLH không phải một giáo phái, mà chỉ
là một hội đoàn truyền giáo gồm có 1.376 Hội thánh và 88.962 thuộc viên tại Mỹ và Canada,12 và 221.619 thuộc viên ở trong 24 khu vực địa lý của công trường truyền giáo tại 35 quốc gia.13 HTGPÂLH tại Đông Dương không những chỉ bao hàm 5 xứ Đông Dương thuộc Pháp, mà còn gồm cả 5 tỉnh miền Đông Thái Lan (HTG Liên hiệp ở Thái Lan được tổ chức như một đơn vị riêng biệt vào năm 1946) Đến tháng 1/1953, HTG Đông Dương to lớn đã phân chia thành bốn địa hạt tự trị ấy là: Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào, và các sắc tộc (dân tộc thiểu số) ở Việt Nam Mỗi địa hạt có "ban chấp hành" riêng, được bầu cử hằng năm bởi Hội đồng khu vực truyền giáo
HTTLVN là một Hội độc lập, được quản trị bởi Đại Hội đồng (Hội đồng toàn quốc), và BTS/TLH Hội đồng toàn quốc
được mệnh danh là Hội đồng Tổng liên hội là đoàn thể lập pháp của
HTTLVN, được triệu tập hằng năm để sắp đặt công việc và quyết định chính sách chung của Hội thánh Hội đồng gồm những Mục
sư, Truyền đạo và các đại biểu đại diện cho tất cả các Hội thánh
địa phương, Hội đồng bầu BTS/TLH để đảm trách việc quản trị Hội
thánh suốt thời gian Hội đồng chưa đến kỳ tể chức Ban Quản trị này gồm một Hội trưởng, một Phó Hội trưởng, một Tổng thư ký,
12 CMA, Minutes of the General Council, 1970 (NY: CMA, 1970), pp 157, 209.
13 The Editor, The Alliance Witness (2 6 /5 /1 9 7 1 ), p 24.
9
Trang 22LỊCH Sử HỘI THÁNH TIN LÀNH VIỆT NAM (1911-1965)
một Tự hóa, các Chủ nhiệm Địa hạt, cùng một số Nghị viên, mỗi Địa hạt một vị
Để hiểu rõ nghiên cứu này, chữ "địa hạt" chỉ về một khu vực lớn trong xứ, tương đương với "vùng" của danh từ chính trị, và
gồm những Hội thánh địa phương trong một s ố tỉnh Hội đồng
thường niên của các Mục sư và Truyền đạo các Hội thánh trong
một địa hạt, cũng được gọi 1 ầ Hội đồng Địa hạt, nhóm lại hằng năm
để thương lượng công việc và quyết định những luật lệ trong vùng,
cùng bầu cử một BTS Địa hạt, đứng đầu là Chủ nhiệm để thực hiện
chương trình của Hội đồng suốt nhiệm kỳ BTS Địa hạt gồm có Chủ nhiệm, một Phó Chủ nhiệm, một Thư ký, một Tư hóa và từ một đến ba Nghị viên BTS có đặc quyền giám sát sự điều hành đúng đắn của Hội thánh địa phương, sắp đặt dưới thẩm quyền của mình
M ột Chi hội HTTL là đơn vị nhỏ nhất trong Hội thánh toàn quốc,
gồm một nhóm tín hữu có tổ chức, điều hành hợp thức trong cả địa phương đã định (thành phố, thị trấn, xã hoặc làng)
Như một kết quả từ những nỗ lực của cả HTGPÂLH lẫn HTTLVN, một HTTL được thiết lập giữa vòng các nhóm sắc tộc tại
Việt Nam thường được gọi là ngitòi thwng HTTL Thtứỵng du lúc đầu
được tổ chức riêng biệt khỏi HTTLVN nhưng cuối cùng đã gia nhập HTTLVN như là một Địa hạt của đoàn thể quốc gia năm 1959
Mọi vấn đề thuộc sự liên hệ giữa Hội thánh và HTG được đặt dưới thẩm quyền của "BTS chung," bao gồm BTS/TLH của HTTLVN và Ban chấp hành của HTGPÂLH Cuối cùng, chữ "H ội thánh bản xứ" trong đoàn thể tôn giáo chỉ về Hội thánh tự trị, tự dưỡng và tự truyền bá
VĂN CHƯƠNG LIÊN H Ệ
"The Theology of Missions: 1928-1958" [Thần học của hội truyền giáo: 1928-1958] là một luận án tiến sĩ [Ph.D.] của Gerald Harry Anderson đệ trình lên Boston University Graduate School
10
Trang 23CHUÔNG I: PHẠM VI CỦA VẦN ĐỀ
vào năm 1960 Đây là một nghiên cứu lịch sử về sự phát triển thần học và những phương thức truyền giáo trong các HTTL khoảng từ năm 1928-1958 v ấn đề được khảo cứu và mô tả theo thứ tự niên đại Bản luận án khởi sự xem xét bối cảnh từ cuối thế kỷ 19 và phân tích các biến động lớn, cùng các sách báo xuất bản góp phần vào phát triển thần học truyền giáo Tin lành Luận án này phần lớn tập trung vào các cuộc hội thảo toàn cầu của Hội đồng Truyền giáo Quốc tế, và tác động của chúng trên công cuộc truyền giáo Tin lành trong thế kỷ 20: Edinburgh (1910), Jerusalem (1928), Tambaram (1938), Whitby (1947), và Ghana (1957-1958) Tuy nhiên, trọng điểm được đặt trên vai trò của mỗi hội nghị về việc làm sáng tỏ những
cớ tích, phương pháp, sứ điệp và mục đích của những HTG Tin lành
Giáo sư Kenneth s Latourette đã xuất bản một tác phẩm giá
trị nhan đề A History o f Christum Missions in China [Lịch sử các Hội
truyền giáo Cơ Đốc tại Trung Hoa] vào năm 1929 Tác phẩm đã tường
thuật đầy đủ những công trình truyền giáo của các giáo hội Cảnh giáo (Nestorian), Công giáo La Mã và Tin lành tại Trung Hoa cho đến giữa thập niên 1920, khởi đầu từ sự thành lập Hội thánh Cảnh giáo tại Trung Hoa dưới triều Mãn Thanh Quyển sách đã nhắm vào sự phát triển, tranh đấu và tăng trưởng của đức tin Cơ Đốc giữa một quốc gia cừu địch do Khổng giáo và Phật giáo thống trị, với một cảm xúc độc đáo của chủ nghĩa đế quốc chống Tây phương
Bộ sử ký của Latourette liên quan đến hai phương diện có ý nghĩa của các HTG hiện đại: sự tương phản của Cơ Đốc giáo với các tôn giáo Đông phương, và sự khác biệt giữa những mục tiêu và phương pháp của các HTG Tin lành và Công giáo La Mã
M artin Luther Dolbeer đã đệ trình H artford Sem inary Foundation năm 1957 m ột lu ận án nhan đề: "A H istory of Lutheranism in the Andhra Desa (the Telugu Territory of India) 1842- 1920" [Lịch sử giáo thuyết Luther tại Andhra Desa (lãnh thổ Telugu tại Ấn Độ) từ năm 1842 đến năm 1920] Đây là một cố gắng miêu tả
11
Trang 24LỊCH SỬ HỘI THÁNH TIN LÀNH VIỆT NAM (1911-1965J
các Hội thánh bản xứ lớn nhất tại Ấn Độ ngày nay Sau cuộc khảo sát kỹ lưỡng về đất đai, lịch sử và những cố gắng Cơ Đốc đầu tiên tại Andhra Desa, Dolbeer xét đến sự phát triển của bốn HTG Luther trong khu vực Đặc biệt chú ý đến sự liên hệ giữa các giáo sĩ và chính phủ, các lãnh đạo dân chính, các lãnh đạo tôn giáo, và thường dân Những chính sách truyền giáo, sự giáo dục tôn giáo, sự phát triển văn chương dân tộc, huân luyện dẫn đạo chỉ huy quốc dân đều được phân tích và đánh giá kỹ lưỡng
Giống như HTTLVN, Hội thánh Telegu bị cản trở sự tăng trưởng bởi những năm chiến tranh và kinh tế khủng hoảng Chương cuối viết về những năm giữa 1914-1920, đã khảo sát kỹ một thời kỳ bành trướng lớn lao; hiển nhiên là vẫn có những nan đề thông thường mà Hội thánh bản xứ non trẻ phải đương đầu
"A Study of the Recuiment, Trailing, Support, and Performance
of Church Leaders in Three Protestant Denominations in the Philippine Federation of Christian Churches" [Một nghiên cứu về sự tuyển mộ, huấn luyện, cấp dưỡng và thi hành giáo nghi của các lãnh đạo giáo hội trong ba giáo phái Túi lành của Liên đoàn Hội thánh Cơ Đốc tại Philippines], là một luận án tiến sĩ [Ph.D.] của Henry Welton Rotz trình lên Hội đồng giáo sư của Cornell University năm 1955 Đây là một khảo cứu về 651 lãnh đạo giáo hội, chiếm 80% tổng số các Mục
sư trong giáo hội Báp-tít, Giám lý và Hội thánh Đấng Christ thống nhất của Philippines Công trình nghiên cứu của Rotz có liên quan đến vài phương diện của đề tài này bởi những nguyên tắc và phương pháp tuyển mộ, huân luyện và ủng hộ lãnh đạo Hội thánh với các sở trường và sở đoản, thường thấy trên các xứ chậm tiến trong toàn cõi Á Châu
Trong luận án nhan đề "Indigenous Churches of the Christian and Missionary Alliance" [Những Hội thánh bản xứ của HTGPÂLH], trình lên Hội đồng giáo sư New York University năm 1966, tác giả John F Taylor đã xét đến phong trào Hội thánh bản xứ bằng cách
12
Trang 25CHUÔNG I: PHẠM VI CỦA VẰN ĐỀ
truy ngược lại thời kỳ các sứ đồ, và phân tích những nguyên tắc thiết lập Hội thánh bản xứ, như phát biểu bởi các lãnh đạo truyền giáo Tin lành và các hội nghị truyền giáo quan trọng trong thế kỷ
19 và 20 Tuy nhiên, sự nhấn mạnh chính là trên chính sách bản xứ của HTGPÂLH ở Đông Nam Á, các hiệu quả trên các Hội thánh quôc gia trước và trong thời kỳ Đệ nhị thế chiến, các cô' gắng mới
áp đặt trên và trước chính sách này càng nghiêm ngặt hơn sau kỳ thế chiến ấy, và những kết quả đến sau trong mười công trường truyền giáo Á châu cho đến năm 1962
PHƯƠNG THỨCNhững chức viên của HTGPÂLH rất thanh nhã trong việc
mở các hồ sơ và hầm lưu trữ cho các nhà khảo cứu mà không chút
lo ngại Những thư ký văn phòng HTGPÂLH tại New York cũng tích cực giúp đỡ, vài nhân viên cũng còn khiến cho công việc của nhà khảo cứu thu thập tài liệu dễ dàng hơn, bằng cách sao chụp hàng trăm trang tài liệu liên hệ đến công cuộc truyền giáo và Hội thánh Đông Dương từ hồ sơ Hải ngoại vụ Mặc dầu có nhiều sổ sách từ các cơ sở gởi đến Hải ngoại vụ của HTGPÂLH trước năm
1947, đã vô tình bị hủy đi hồi đầu thập niên 1950, may mắn cho nhà khảo cứu đã tìm đủ được tài liệu lịch sử về khu vực Đông Dương
để lấp kín khoảng trống đó
Sách của giáo sĩ E F Irwin nhan đề With Christ in Indochina
[Với Đấng Christ tại Đông Di&ng] gồm nhiều báo cáo chứng kiến tận
mắt về HTGPÂLH và HTTLVN giữa những năm 1911-1936 Giáo sĩ
G H Smith viết cuốn The Blood Hunters [NgUời săn huyết] và Missionary
and Anthropology [Truyền giáo và Nhân chủng học], cũng như cuốn Gongs in the Night [Tiếng cồ n g trong Đêm khuya] và Victory in Vietnam [Chiến thắng ở Việt Nam] của bà Smith, đã chiếu ánh sáng trên
những phương diện nhân chủng của công cuộc truyền giáo giữa các sắc tộc ở Trung bộ Việt Nam Nhiều bài do các giáo sĩ phục vụ
13
Trang 26LỊCH Sử HỘI THÁNH TIN LÀNH VIỆT NAM (1911-1965)
tại Việt Nam được đăng trên tuần san Alliance Weekly (hiện nay đổi thành Alliance Witness), The Call o f Indochina [Tiếng gọi Đông Dương],
The Call o f Vietnam [Tiếng gọi Việt Nam], Jungle Frontiers [Tiếng gọi Rừng rậm] và các tập san luận giải các dữ kiện Những tài liệu trên
được xem xét để quyết định những đặc tính của cánh đồng truyền giáo Việt Nam M ột hồi ký chưa xuất bản, "41 Năm với Hội thánh Việt N am /' do giáo sĩ I R Stebbins biên soạn, đề cập những việc riêng tư cũng như giữa dân chúng, mà một giáo sĩ non trẻ phải đối diện trong thời kỳ khó khăn dưới ách thực dân Pháp.*
M ặt khác, rất nhiều dữ liệu về HTTLVN qua những bản phúc trình của các lãnh đạo Hội thánh đã được ghi lại một cách trung thực và chính xác, hoặc xuất bản trên các tạp chí của Hội
thánh (Thánh Kinh Báo, Hừng Đông, Tạp chí Truyền giáo, Đuốc Thiêng,
Sức Thiêng, v.v ), đã giúp nhà khảo cứu có cái nhìn chính xác khi
đối chiếu với các nguồn tài liệu của các nhà truyền giáo Từ năm
1919 đến 1945 có biết bao nhiêu sự việc diễn ra, góp thành nguồn tài liệu phong phú cho người nghiên cứu bài này khi quan sát các hoạt động của các Hội thánh địa phương, các Hội đồng thường niên, các cơ quan truyền giáo, Trường Kinh thánh (TKT), Trường Chúa nhật, các ban ngành như thanh niên, chứng đạo, truyền đạo cho thiếu nhi, v.v Trong những nguồn tài liệu chính kể trên, có hai tác phẩm nổi bật do những nhà lãnh đạo giáo hội ghi lại, trước nhất là tập "H ồi ký" của Mục sư Lê Văn Thái, Hội trưởng HTTLVN suốt 19 năm, đã giúp cho người khảo cứu nhiều quan điểm về tình trạng cam go mà Hội thánh đã phát triển tại Nam kỳ và Bắc kỳ, đến cuối thập niên 1940 K ế đến là tài liệu "Lịch sử phổ biến Tin lành ở Việt Nam" của Mục sư Phan Đình Liệu, đã giải đáp những thắc mắc "thế nào, khi nào, tại đâu và bởi ai" về các vân đề liên quan đến sự thành ỉập cho đến về sau, trong sự điều hành thống nhất những cơ cấu
* Tài liệu đã được xuất bản thành sách vào năm 2004.
14
Trang 27CHUDNGI: PHẠM VI CỦA VẰN ĐÉ
Về nguồn phụ, người khảo cứu đã tham khảo những tài liệu
uyên bác liên quan đến HTTLVN, như "Phương pháp Truyền giáo của
Tin lành giáo tại Việt Nam," là luận án Thạc sĩ sử học đệ trình Viện
Đại học Sài Gòn năm 1968 do Đỗ Hữu Nghiêm thực hiện "A Model Bible School Program for Vietnam" cũng là luận án Thạc sĩ do giáo
sĩ Dale s Herendeen năm 1964 đệ trình Pasadena College Graduate School Về tiến g Pháp có tác phẩm "H istoire des M issions Protestantes en Indochine" do George Bois (chưa xuất bản), ghi lại thành quả của các HTG tại Đông Dương, với sự nhấn mạnh đặc biệt đến HTGPÂLH và Hội cải chánh Pháp tại Bắc kỳ vào giữa thập niên 1920
Các tài liệu thu thập từ các Đại Hội đồng của HTGPÂLH ở Hoa Kỳ và của các nhà lãnh đạo Hội thánh tại Việt Nam đã góp phần hữu hiệu Người khảo cứu chẳng những chứng kiến tận mắt những sự kiện từ những thập niên 1930 đến 1960, nhưng cũng còn
đề cập luôn cả những tài liệu nhận định khách quan của những nhân vật ở ngoài hàng lãnh đạo tối cao của giáo hội, hoặc có tham gia một phần nhỏ trong những năm 1960-1964
Cũng thật đáng tiếc là hầu như ba thập niên chiến tranh và những tai ương, đã khiến những tài liệu về thời gian này bị hủy phá, nhất là tài liệu về Hội thánh miền Bắc đã bị thất lạc Tuy nhiên, điều khá quan trọng là những dữ kiện về ngày tháng, đã được thu góp từ các tài liệu đã xuất bản cả trong tiếng Anh lẫn tiếng Việt
Thu th ậ p dữ liệu Những tài liệu như đã đề cập trên đây đã
được thẩm định để xác minh bản chất HTTLVN, chính sách, đường lối của Hội khi so sánh với HTGPÂLH, nhằm để xác định tính bản
xứ của Hội thánh Việt Nam Để tránh đi những cường điệu hoặc những sự quá đáng có thể xảy đến, nhà khảo cứu đã xem xét những nguồn tin từ nhiều quan điểm khác nhau, và đã so sánh các
dữ kiện, đắn đo các phong trào theo thời gian trôi qua
15
Trang 28LỊCH SỬ HỘI THÁNH TIN LÀNH VIỆT NAM (1911-1965)
Những nguồn chính lẫn nguồn phụ đều phải qua sự phê phán bên trong lẫn bên ngoài theo tiêu chuẩn do giáo sư Louis
Golfschalk ấn định trong sách Understanding History, A Primer o f
Historical M ethod [Tìm hiểu Lịch sử, sách căn bản của phUững pháp sử học] và quyển The Modern Researcher [Nhà Khảo cứu Hiện đại] của
giáo sư Jaques Barzun và Henri F Graft
1 Phê bình ngoại tại, xem xét sự đích thực của các văn kiện, những chứng cớ của tác giả, thì giờ biên soạn, hình thức nguyên thủy của bản văn
2 Phê bình nội tại, xem xét ý nghĩa của bản văn, sự đáng tin của nhân chứng, khả năng và sự chính xác cùng những chứng cớ độc lập
Nhà khảo cứu đã đánh giá các tài liệu, thừa nhận là rất có giá trị, dựa trên lời chứng độc lập của hai hay nhiều nguồn chứng đáng tin cậy Vì tình hình chiến tranh hiện tại ở Việt Nam và nguồn tin không thể kiểm chứng, như thế sẽ được nêu lên và sử dụng với một sự dè dặt tối đa lớn hơn để kết luận
Sau khi đã cẩn thận phân tích, kiểm chứng và đánh giá một cuộc tổng hợp các điều kiện được trình bày trong các trang kế tiếp theo một trật tự, theo tiền đề và niên đại học Tuy nhiên, đôi khi rất cần nhấn mạnh những sự biến đổi tùy theo mẫu mực địa lý
Tất cả những tài liêu nói trên được trình bày theo tiêu chuẩn một luận án như đã được phác họa bởi Kate L Turabian trong tài
liệu A Manual fo r Writers o f Term Papers, Thesis, and Dissertations.
Trang 29CHƯƠNG II:
BỐI CẢNH Lịc h s ử
V* Nam là một xứ nhỏ, nằm ở góc Đông Nam lục địa Á châu Miền Bắc tiếp giáp Trung Hoa, miền Tây giáp Lào và Cam-pu-chia, còn Đông và Nam được bao bọc bởi biển Nam Trung Hoa Hai miền đồng bằng phì nhiêu của sông Hồng ở miền Bắc và sông Cửu Long ở miền Nam được nối liền với nhau bởi một dải núi hẹp, trải
ra trên một ngàn dặm, và bên hông đều có những đồng bằng nhỏ
và các vịnh ngoạn mục Hình thể nước Việt Nam được ví sánh cách linh động như một đòn gánh nhún nhảy trên đôi vai thon đẹp của người phụ nữ Việt Nam, mỗi đầu mấu kẽo kẹt bởi trọng lượng của thúng gạo lớn
THÀNH PHẦN NHÂN CHỦNGTổng số dân ở Bắc lẫn Nam Việt Nam năm 1970 lên đến39.207.000 trong số đó có 21.40.000 sống ở miền Bắc và 17.867.000 ở miền Nam.1 Dân cư này bao gồm, phần chính là người Việt Nam pha trộn dòng giống Mông c ổ và Indonesia, chừng 3.600.000 người sắc tộc khác nhau, phần đông là thuộc ngữ hệ Thái, Môn Khmer và
1 Almanac, 1971, Atlas and Yearbook (NY: Dan Golenpaul Associates, 1970), pp 324-
325.
17
Trang 30LỊCH Sử HỘI THÁNH TIN LÀNH VIỆT NAM (1911-1965)
Mã Lai Đa đảo.2 Trong số 1.500.000 Hoa kiều di cư, chừng 1.200.000 trú ngụ tại Nam Việt Nam và hầu hết nhập quốc tịch Việt Nam hồi đầu thập niên I960.3
Nửa triệu người Khmer (Nam Cam-pu-chia) vẫn còn sống ở
đồng bằng sông Cửu Long, cấu thành một kỷ niệm sống của đế quốc Khmer hùng mạnh trước kia, mà lãnh thể đã mở rộng tới đầu mút đồng bằng miền Nam, cho đến thế kỷ 18.4
Nói chung, người Việt Nam, người Hoa và Khmer định cư tại các đồng bằng và thung lũng duyên hải, phần lớn hơn các núi non
và cao nguyên là nơi sinh sông của các sắc tộc, thường được gọi là người thượng Nhóm này đại diện cho sự phân bô" rộng lớn của các
bộ lạc Đông Nam Á, từ người Thể, Thái, Mường, mỗi dân tộc có trên 400.000, cho đến các dân tộc ít khi được biết là Raglaị, Rơ Năm, M'nong, với dân số chưa đầy 10.000.5 Ba mươi tám trong số năm mươi bốn dân tộc sống tại Việt Nam được tập trung ở miền Nam, mỗi dân tộc nói một thứ tiếng riêng.6 Người Chăm với dân số khoảng 60.000 thật ra là số dân sót của một dân tộc từng có nền văn minh cao, mà lãnh thổ đã dần dần bị sáp nhập bởi người Việt trên bước đường Nam tiến suốt nhiều thế kỷ.7
Thật ra, các nhà nhân chủng và khảo cổ học đã tìm thây trong vòng khu vực 128.400 dặm vuông ở Việt Nam, những tàn tích
ít nhát năm giống người tiền sử là người Melanesian, Indonesian, Negritos, Australoid, và Mongoloid.8 Quá trình pha trộn nhân chủng
2 Bernard B Fall, The Two Viet-Nams (NY: Frederick A Praeger, 1963), pp 6,151; Summer Institute of Linguistics, Viet Nam Minority Languages (Saigon: SIL, 1964),
Trang 31ẢNH HƯỞNG VĂN HÓA TRUNG HOA VÀ ẤN ĐỘ
Việt Nam cùng với các nước láng giềng, trong bán đảo Đông Dương đã chịu ảnh hưởng của Trung Hoa và Ân Độ đến mức độ hầu như ngang nhau Joseph Buttinger, một trong các người Mỹ có
uy tín trong vấn đề lịch sử Việt Nam, đã khéo nhận xét trong tác
phẩm The Smaller Dragon [Con Rồng Nhỏ Hơn] của ông:
Những thương gia và các tu sĩ Ân Độ đã góp phần vào sự khai sáng nền văn minh Đông Dương giống như các hiền triết đạo đức, các nhà chinh phục và các nhà chính khách cai trị Trung Hoa Tôn giáo, triết học, nghệ thuật và tể chức chính trị, chứng tỏ ưu thế văn hóa, hoặc của Ân Độ, hoặc của Trung Quốc trên lãnh thổ này trải qua gần 2.000 n ăm 10
Điều thật lạ kỳ là mãi cho đến cuộc xâm lược của người Pháp vào thế kỷ 19, lịch sử các dân tộc Đông Dương phần chính là
sử ký ghi chép cuộc đấu tranh lâu dài giữa các nền văn hóa Trung Hoa và Ân Độ, trong đó người Việt Nam học biết cách thâu góp và liên kết nền văn hóa trên; và lần hồi biến nó thành một lợi khí để
chiến đấu với cả người Trung Hoa ở miền Bắc và các đại diện của
nền văn hóa Ấn Độ ở miền biên giới Tây bộ và Nam bộ
Trung thành với những đặc sắc chủng tộc mà các quan sát viên thường mô tả như "cần cù," "thủ cựu" và "khôn khéo trong
9 Ibid.
10 Joseph Buttinger, op.cit., p 19.
19
Trang 32LICH Sứ HỘI THÁNH TIN LÀNH VỆT NAM (1911-1965)
nghệ thuật thích ứng," nhất là trong thờỉ kỳ gần đây, dân Việt Nam tiếp thu hầu hết các luồng tư tưởng lớn, kể cả những triết học tôn giáo; nhưng vẫn biết thích ứng chúng vào trong mạch sống xã hội
và văn hóa của riêng mình
Mặc dầu trải 22 thế kỷ có lịch sử ghi chép (nhiều nhà chép
sử vẫn tự quả quyết thời kỳ 18 thế kỷ phụ thêm thật ra thuộc kỷ nguyên huyền thoại), và cho đến chừng Đệ nhị thế chiến kết thúc, nước Việt Nam thật ra rất ít được các học giả Âu châu biết đến, chỉ
trừ một số ít nhà bác học Pháp, có lẽ vì lãnh thổ Việt Nam đã bị
những kẻ xâm lăng phân chia thành ba kỳ là Bắc kỳ, Trung kỳ và
Nam kỳ và được mệnh danh là Đông Dưững thuộc Pháp, cũng bao
gồm cả vương quốc Lào và Cam-pu-chia
TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ
Chính tên Việt Nam (hoặc đúng hơn Việt và Nam) có một lịch
sử lâu dài, và liên hệ mật thiết với sự tiến hóa chính trị của quốc gia, vì nó đã xuất hiện trong hình thức này hoặc hình thức khác với nhiều tên gọi khác nhau của xứ, từ thế kỷ thứ 3TC.n Vào năm 207
TC, Triệu Đà gọi vương quốc mình là Nam Việt.11 12 Người Trung Hoa xâm lược và cai trị từ 111TC đến năm 938 sc, trước hết đặt tên
là Giao Chỉ, sau là Giao Châu và cuối cùng là An Nam.13
Khi khôi phục được quyền độc lập, xứ lây ba tên hiệu dưới năm triều đại liên tiếp: Đại c ồ Việt dưới thời nhà Đinh và Tiền Lê (968-1009),14 Đại Việt dưới thời nhà Lý và Trần (1010-1400),15 Đại
11 Trần Trọng Kim, Việt Nam sửhiợc (Sài Gòn: Tân Việt, 1964), pp 28ff; Buttinger, op.cit., p 21.
Trang 33CHUÔNG II: BỄH CẨNH L|CH sử
Ngu dưới thời nhà Hồ (1400-1407).16 Tên hiệu An Nam lần nữa được nhà Minh bên Trung Hoa sử dụng, khi chiếm đóng xứ trong một thời gian ngắn từ 1407-1427.17 Lê Lợi giải phóng đất nước khỏi ách thống trị của nhà Minh, lập nên triều đại kéo dài từ năm 1428-
1788, lập lại quốc hiệu của nhà Lý và nhà Trần.18 Từ năm 1801-
1832, nhà Nguyễn lấy tên Việt Nam và từ năm 1932-1945 thì được gọi là Đại Nam.19
Ấy là trong triều đại này mà nước Việt Nam lần lần bị các kẻ
xâm lược Pháp chinh phục và gọi dân bản xứ là "Les Annamites,"
lãnh thổ gồm có "Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ." Người ta có thể chú ý rằng sự việc này giống hệt như những người Trung Hoa đến trước họ Theo các bản hiệp ước ký năm 1874 và 1884 đã xác định
sự bành trướng quyền bính của người Pháp tại Việt Nam, và Bắc
kỳ được "gián tiếp" cai trị bởi một vị Thông stí Pháp, mỗi tỉnh đều
có một Công stí giúp đỡ, là người điều hành chung với hệ thông
quan lại Việt Nam Trung kỳ còn giữ ngôi Hoàng đế và triều đình
cũng được giúp đỡ bởi m ột vị Khâm sứ, các quan Công sứ là người
thật sự cai quản cả mọi tầng lớp Chỉ riêng Nam kỳ, bị chiếm giữa năm 1859 và 1862, được xem là thuộc địa dưới quyền cai trị trực tiếp của người Pháp.20 Sự khác biệt giữa quyền cai trị trực tiếp lập thành một trong các huyền kỳ của chế độ thuộc địa, hiệu lực của
nó mang tính pháp lý hơn là thực tế, và quyền bính của người Pháp
21 Nguyễn Văn Thái & Nguyễn Văn Mừng, A Short History of Viet Nam (Saigon: The
Time Publishing Co., 1958), pp 265-271.
21
Trang 34LỊCH SỬ HỘI THÁNH TIN LÀNH VIỆT NAM (1911-1965)
Cùng với hai xứ bảo hộ là Cam-pu-chia và Lào, Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ thành lập liên bang Đông Pháp Toàn bộ được
cai trị bởi quan Toàn quyền, người trực tiếp chịu trách nhiệm với Bộ
Thuộc địa ở Paris Quan Toàn quyền khi ở Sài Gòn, lúc ở Hà Nội,
điều khiển chính phủ với các Tổng thanh tra, tương đương với các
tham vụ của các bộ khác nhau trong một chính phủ
Tại Trung kỳ, với sự hiện diện của Hoàng đế, người điều
hành một Hội đồng Cơ mật gồm 6 vị Thượng thư, trên hết có vị Khâm
sứ Tuy nhiên, ngay tại cấp này, người Pháp cũng can thiệp như
việc tôn phế vua Họ lập vua này và phế bỏ vua nào ngang ngạnh
và lưu đày thượng thư nào phản dộng tùy ý của họ.22 Tóm lại, tuy
bề ngoài chính quyền Việt Nam vẫn được duy trì tại Bắc kỳ và Trung kỳ, nhưng quyền bính của người Pháp thẩm thấu vào trong toàn bộ hệ thống hành chánh của ba kỳ dưới nhiều hình thức khác nhau
TÌNH TRẠNG KINH T Ế VÀ XÃ HỘI
Về m ặt kinh tế, Việt Nam là một xứ nông nghiệp với 85-90% dân số sống bằng nghề nông.23 Họ trồng bắp, đậu, ngô, khoai, sắn, trà, cà phê v v , nhưng cây trồng chính với năng suất cao nhất chính là lúa gạo Khắp nơi đều trồng lúa, nhưng các vựa lúa thật là miền đồng bằng sông Hồng - sông Thái Bình ở Bắc bộ trải dài khoảng 120 dặm, rộng chừng 70 dặm tại cửa sông Sở dĩ gọi là sông Hồng vì nước thật có mày đỏ nâu, nhập với Bắc Giang và các sông tỉnh Thái Bình để chở hàng ngàn tấn phù sa mỗi năm, bồi đắp cho miền đồng bằng là nơi có hơn 7 triệu dân cư ngụ.24
Trang 35CHLONG II: BỒI CÁNH L|CH sử
Cùng với sông Hồng, các sông nhánh luôn luôn là môi đe dọa cho dân chúng Những cơn lụt tàn khốc khiến người dân phải đắp đê dài chừng 1.600 dặm,25 và sự hộ đê trong các tháng hè (từ tháng 6-9) đã tạo nên một nan đề quốc gia Mật độ dân số tại miền đồng bằng này khoảng 1.256 người/dặm vuông, đã lên đến 3.800 người/dặm vuông tại tỉnh Nam Định.26
Miền đồng bằng Nam bộ rộng lớn và phì nhiêu hơn đồng bằng đối nhiệm ở miền Bắc Những cơn lụt hợp với thời tiết thường không xảy ra thình lình hoặc quá lớn, được xem là thuận lợi vì những lớp phù sa phì nhiêu chúng để lại trên những cánh đồng, nhờ có một hệ thống thủy lợi hữu hiệu do một kỹ sư Pháp sửa lại
và phát triển, diện tích đồng ruộng tại Nam kỳ tăng lên từ 1.175.000
ha vào năm 1900 đến 2.235.000 ha vào năm 1928.27 Đất đai miền Nam phì nhiêu đến độ từ năm 1928-1940, Nam kỳ đã có thể xuất khẩu từ một đến hai triệu tấn gạo mỗi năm Thêm vào đó, một số lượng đáng kể đã chở bằng tàu ra Bắc và Trung kỳ.28 Chẳng hạn như năm 1938, tổng số gạo thu hoạch tại miền Nam lên đến 5.300.000 tấn, trong số đó, 1.410.000 tấn được xuất khẩu.29
Cùng năm đó, cả nước Việt Nam sản xuất được 7.740.000 tấn gạo, 650.000 tân bắp, 20.000 tấn đậu phụng, 15.000 tấn đậu trắng,30.000 tấn cơm dừa khô, 15.000 tấn trà, 75.000 tấn đường cát trắng,15.000 tấn thuốc lá, 60.000 tấn cao su, v.v Trong khi tổng số dân
cư chỉ vỏn vẹn 16.600.000 người.30 Kinh tế ruộng đất cơ bản này dù lạc hậu đến đâu, cũng khiến cho ba kỳ Việt Nam có được thế quân bình thương mại thuận lợi, nhất là khi miền Bắc bước những bước
25 Buttinger, op.cit., p 50.
26 Newman, op.cit., p 12.
27 Phan Khoang, Việt Nam Pháp thuộc sử (Sài Gòn: Khai Trí, 1961), p 427.
28 Vũ Quốc Thúc, ƯEconomie Communaliste du Viet Nam (Hanoi: Presses Universitaires,
1951), p 198.
29 Ibid.
30 Fall, op.cit., p 293.
23
Trang 36LICH Sử HỘI THÁNH TIN LÀNH VIỆT NAM (1911-1965]
đầu tiên về công nghiệp hóa với mỏ than khổng 1.Ồ ở Hòn Gai, nhà máy xi măng ở Hải Phòng, các trung tâm dệt vải ở Nam Định, và các công xưởng khác gồm nhà máy diêm ở Vinh, Bến Thủy và tại miền Nam xây dựng nhà máy đường Hiệp Hòa, tại Chợ Lớn có nhà máy xay lúa và các xưởng thuốc lá.31
Những bản thống kê này có thể bị đánh lừa Trong khi hệ thống tư bản Pháp hưởng một sự thịnh vượng ngày càng tẳng do ở chỗ độc quyền thương mại mà họ chia sẻ nhỏ giọt cho các thương gia Hoa kiều, và một số nhỏ các điền chủ và kỹ sư người Việt; đại
đa số người dân Việt Nam sống từng ngày mà đôi khi phải đổ mồ hôi, sôi nước m ắt mới có miếng ăn Như những tá điền ở đồng bằng sông Cửu Long, cu-li [coolie, phu khuân vác] toong các đồn điền cao su, cà phê và các công nhân nơi cơ xưởng, hoặc thợ mỏ trong các khu vực đầy bệnh sốt rét Họ đã bị khai thác, đối xử tàn
tệ, chỉ cho tạm sống và cấp dưỡng gia đình họ Năm 1927, Hồ Chí Minh, bấy giờ lấy tên là Nguyễn Ái Quốc đã ghi nhận như sau:
Thời trước, chế độ An Nam, đất đai phân thành nhiều phạm trù tùy theo khả năng sản xuất Các sắc thuế căn cứ vào sự phân loại này để thu Dưới chế độ thuộc địa khi tiền bạc còn thiếu thốn, chính quyền Pháp chỉ đơn giản thay đổi cách phân loại đ ất; và người dân quê An Nam bắt buộc phải trả thuế ruộng đất cao hơn sô" lợi tức phát sinh từ ruộng đất.32
Roy Jumper và Marjorie w Normand đã xác chứng số phận của nông dân Việt Nam trong thời kỳ này:
Dầu tỷ lệ người nông dân thuê đất của các điền chủ vắng
mặt ở Nam kỳ cao hơn ở Bắc và Trung kỳ, số phận của nông
dân ở khắp cả ba miền đều khôn khổ Sưu cao, thuế nặng là
31 Phan Khoang, op.cit., pp 423ff.
32 Hồ Chí Minh, op.cit., pp 64ff.
24
Trang 37CHUÔNG II: BÔI CÁNH LỊCH sứ
nhân tố đã góp phần vào việc bắt buộc những tiểu tư sản phải bán hoặc cầm cố tài sản của họ, và sự cho vay nặng lãi,
đã sản sinh ra một hệ thông nợ ở nông thôn đầy nguy cơ
M ột sự nhũng lạm khác gây nên sự nghèo khó lớn ở miền quê là do chính phủ thiết lập sự độc quyền mua và phân phối rượu, thuốc phiện và muôi, như vậy đã tước đoạt khỏi nhiều làng các nguồn kinh tế phụ của họ.33
Tại Nam kỳ năm 1930, dân số lên đến 3.795.000 người, mà2.300.000 ha đồng ruộng được chia cho 29% dân sô" trong khi 94% sống tại nông thôn Trong sô" những điền chủ may mắn này, 2,5% chiếm hữu 48% ruộng đất, nhiều người chiếm hữu hơn 18.000 ha, trong khi 97,5% dân chúng chia sẻ với nhau số ruộng đất còn lại.34 Điều này có nghĩa là 71% dân chúng không có đất
Năm 1932, với 7 triệu dân sống ở Bắc kỳ nhưng ruộng đất chỉa được phân chia cho 23% dân số; tuy nhiên, 586.000 dân có ít hơn một ha/người, trong khi đó, có 238.000 người có từ 1-5 ha, 1.050 người chiếm hữu trên 50 ha.35 Điều này có nghĩa 85,7% số dân còn lại không có ruộng đất
M ột số thợ thủ công nghiệp sống sung túc trong xứ trước khi người Pháp đến, đã dần dần bị loại bỏ vì sự nhập cảng ồ ạt những mặt hàng từ ngoại quốc Tuy nhiên, một sô" thợ thủ công chỉnh đôn lại công việc, chẳng những để sống nhiửig cũng để phát triển nghề nghiệp của họ thành những cơ xưởng công nghiệp nhẹ, như nghề dệt chiếu tại Phát Diệm, Nam Định, dệt lụa và hàng tuýt so ở
33 Roy Jumper & Marjories w Normand, 'Vietnam: The Historical Background.'
Viet Nam, ed Marvin E Gettleman (NY: Fawcett World Library, 1966), p 23.
34 Phan Khoang, op.cit., pp 428.
35 Ibid.
25
Trang 38LỊCH SỬ HỘI THÁNH TIN LÀNH VIỆT NAM (1911-1965)
Quảng Nam, v.v Những nghề này trở thành nguồn ỉợi giàu có cho các khu vực đó.36
Nói chung, dưới quyền cai trị của người Pháp, những trung tâm đô thị đã trải qua nhiều thay đổi và được hiện đại hóa, vì cớ sự phát triển công nghiệp và thương mại theo đường lối tư bản Điều này khiến thực dân Pháp, các thương gia Hoa kiều và một số kỹ sư
và điền chủ Việt Nam hưởng lợi nhiều; riêng giai cấp tiểu tư sản đang gia tăng cũng được hưởng lợi nhưng ở mức độ kém hơn Đồng thời trong các vùng nông thôn, nơi trên 90% dân chúng sinh sống, hệ thống kinh tế cũ chẳng được ảnh hưởng bởi những chương trình công ích và phát triển kinh tế của chính quyền.37
Trước khi có sự can thiệp của người Pháp, theo một ý nghĩa, những làng Việt Nam là những đơn vị xã hội và kinh tế, có thể bảo đảm an ninh xã hội cho dân chúng Giáo sư Đại học luật Sài Gòn
Vũ Quốc Thúc đã mô tả cuộc sống hương thôn ở làng xã Việt Nam như là một toàn bộ phức hợp những đặc truhg của xã hội, tôn giáo
và chính trị: mỗi làng có Thành hoàng hoặc T hể thần mà mỗi người
dân phải thờ trong các lễ nghi công cộng, những người già nhất là thầy thượng tế cho cuộc thờ cúng, và cũng là chức sắc trong làng.38 Chính sự thờ cúng Thành hoàng cung ứng cho làng hình thức quản trị, và chính tổ chức tôn giáo này đã trở nên nòng cốt của xã hội Việt Nam.39
Giáo sư p Gourou, một trong những người có uy tín nhất về địa lý nhân văn ở miền Bắc Đông Dương trước Đệ nhị thế chiến, đã khéo nhận xét như sau: "Trong miền đồng bằng Bắc bộ, một người chỉ tồn tại như là một phần tử trong làng, vì không thể tưởng tượng được cảnh một người sông đơn độc chỉ có gia đình mình ở chung
Trang 39CHUÔNG II: BÔI CÁNH LỊCH sử
quanh."40 Điều này cũng đúng đối với dân cư ở Bắc Trung kỳ và với mức độ kém hơn, đối với dân ở Trung và Nam Trung bộ
Tuy nhiên tại Nam kỳ, xã hội Việt Nam lần lần được tái cấu trúc dưới quyền cai trị thực dân Càng ngày những viên chức người Việt được người Pháp huấn luyện đảm nhiệm sự kiểm soát địa hạt, trong lúc các ông chủ Pháp cầm quyền trên toàn tỉnh, những kỳ mục trong làng xã thấy quyền lực truyền thông trên các làng xã dần dần bị sụp đổ Đặc biệt ở miền Nam, nơi chính sách của người Pháp có khuynh hướng nhấn mạnh đến trách nhiệm cá nhân hơn trách nhiệm cộng đồng hương thôn.41 Nói chung, làng Việt Nam
"khăng khăng giữ địa vị nguyên thủy của đời sống nông thôn, nhưng nó đã m ất tánh kết hợp và tự trị khá nhiều,"42 ngay trước ngày có cuộc Cách mạng tháng 8 năm 1945, là biến cố mở đầu một
kỷ nguyên mới trong sự phát triển kinh tế của xứ
H Ệ THỐNG G IÁ O DỤCQuan Thái thú Sĩ Nhiếp đã chính thức du nhập nền giáo dục Trung Hoa cổ điển vào Việt Nam khoảng cuối thế kỷ thứ 2.43 Trải nhiều thế kỷ, các chùa là trung tâm chính của giáo dục, nơi các nhà
sư Phật giáo cũng là thầy giáo Chương trình học về ba nền triết học tôn giáo Đông phương, tức là Phật giáo, Khổng giáo và Đạo giáo [Lão giáo].44
Hệ thống này trải qua ít cải cách khi Việt Nam giành lại quyền độc lập từ tay Trung Hoa vào thế kỷ thứ 10, nhưng chương trình giáo dục phổ thông có hệ thống đầu tiên vẫn chưa được tổ
40 p Gourou, Les Pays Tropicaux (Paris: Presses Universitaires de France, 1947), cited
Trang 40L|CH Sử HỘI THÁNH TIN LÀNH VIỆT NAM (1911-1965)
chức cho đến đầu nhà Lý (1010-1125).45 Những sự thay đổi lần hồi xảy đến trong đời nhà Trần (1225-1400), các sách Phật giáo và Đạo giáo cuối cùng bị loại bỏ khỏi chương trình chính thức bởi vua Lê
Thái TỔ (1428-1433) Các sách Khổng giáo tức Ngũ kinh và Tứ thư
được giải thích bởi trường phái nhà Tống, trở nên những sách kinh điển duy nhất để dùng trong các trường học và trong các khoa thi chính thức Cứ ba năm, triều đình lại mở khoa thi để kén chọn nhân tài làm quan.46
Như vậy, Khổng giáo duy trì được ưu thế văn hóa giáo dục cho đến đầu thế kỷ 20, sau khi nước Việt Nam m ất quyền độc lập
về tay người Pháp.47
Song song với chương trình giáo dục cổ điển Trung Hoa, nền giáo dục phổ thông cũng được triển khai Những thi ca, dân ca và
ca dao tục ngữ được soạn bằng tiếng Việt và viết theo lối chữ
Nôm,4* truyền bá những quan điểm luân lý triết học, văn hóa và
lòng ái quốc giữa vòng dân chúng
M ột sự thay đổi đầy kịch tính xảy đến tại Nam kỳ sau khi được sáp nhập làm thuộc địa của Pháp từ năm 1867 Việc dạy Hán văn cổ điển được chính thức loại bỏ, các trường sơ học, trung học
được thiết lập trong các thành phố để dạy Quốc ngữ và Pháp văn.
Cuộc cải cách không được thực hiện tại Bắc kỳ và Trung kỳ cho đến năm 1908, khi một ủ y ban cải cách giáo dục được chỉ định
để soạn thảo một hệ thống giáo dục gồm ba cấp vẫn còn đặt trọng tâm vào Hán tự, nhưng cộng thêm Quốc ngữ là một môn bắt buộc,
và tiếng Pháp như là một môn tự chọn.49 Tuy nhiên, hệ thống chắp nối nghèo nàn này không kéo dài bao lâu, vì những khóa thi ba
45 Đào Duy Anh, loc.cit., p 255.