MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, ngành Hàng không trên thế giới đang phát triển hết sức nhanh chóng và mạnh mẽ. So với các loại hình vận tải khác, vận tải hàng không là một trong những loại hình được ưa chuộng nhất. Báo cáo thường niên của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA, 2018) cho thấy số lượng hành khách có thể sẽ tăng vọt trong hai thập kỷ tới. IATA dự đoán năm 2035 sẽ có khoảng 7,2 tỉ hành khách di chuyển bằng đường hàng không, gần gấp đôi mức 3,8 tỉ hành khách ở thời điểm hiện tại. Thống kê 2017 của Hội đồng Cảng hàng không quốc tế (ACI, 2017) cũng cho biết lưu lượng hành khách toàn cầu tại các sân bay lớn trên thế giới tăng gần 6% mỗi năm. Ở Việt Nam, ngành Hàng không bắt đầu có bước chuyển mình tăng trưởng khi chính phủ M gỡ bỏ lệnh cấm vận và tăng trưởng nhanh hơn khi Việt Nam gia nhập WTO. Hơn thế nữa, ngành hàng không được hưởng lợi nhờ nền kinh tế tăng trưởng nhanh cũng như việc Việt Nam đẩy mạnh hội nhập kinh tế giới bằng các hiệp định FTA. Số liệu của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA, 2018) cho thấy sự gia nhập của các hãng hàng không giá rẻ đã đưa ngành hàng không Việt Nam tăng trưởng cao nhất nhì thế giới từ năm 2010 đến nay (không tính các quốc gia có lượt hành khách hàng không nhỏ hơn 6 triệu lượt/năm). Việt Nam được đánh giá tiếp tục là quốc gia nằm trong nhóm có ngành hàng không tăng trưởng nhanh nhất thế giới . Dự báo đến năm 2034 và ngành hàng không Việt Nam sẽ phục vụ 340 triệu lượt khách, tương đương với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2018 - 2034 là 7,97% (IATA, 2018). Sự mở cửa giao thông với các nền kinh tế, sự hợp tác về mọi mặt cũng đã thúc đẩy ngành hàng không dân dụng Việt Nam nói chung và các cảng hàng không nói riêng không ngừng phát triển nhưng cũng tạo ra không ít áp lực cạnh tranh đối với các cảng hàng không trong khu vực. Hiện tại, hệ thống cảng hàng không Việt Nam gồm 21 cảng hàng không dân dụng trải rộng trên khắp cả nước, được quản lý, điều hành và khai thác bởi một đơn vị duy nhất là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) trong đó 9 cảng hàng không quốc tế và 12 cảng hàng không nội địa. Trong đó ba cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Nội Bài và Đà Nẵng chiếm 76% tổng lượt khách toàn quốc. Tuy nhiên, sự phát triển giữa các cảng hàng không quốc tế ở Việt Nam lại chưa thực sự đồng đều. Theo đánh giá của tổ chức Sleepingairports, năm 2014 cảng hàng không quốc tế Nội Bài bị nằm trong danh sách là 10 sân bay tệ nhất châu Á. Đến năm 2016, cảng hàng không quốc tế Nội Bài với sự ra đời của nhà ga T2 đã có sự bứt phá tăng 136 bậc so với năm 2015. Báo cáo của Sleepingairports cũng cho thấy năm 2016 cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng lọt top 30 sân bay tốt nhất châu Á. Điều này chứng tỏ, cảng hàng không quốc tế ở Việt Nam không phải không thể nâng cao thứ bậc cạnh tranh. Các cảng hàng không Việt Nam còn nhiều tiềm năng để khai thác và nâng cao năng lực cạnh tranh khu vực và quốc tế. Các cảng hàng không quốc tế Việt Nam đã thay đổi, nâng cấp chất lượng dịch vụ để tiến lên những thứ hạng cao hơn so với các cảng hàng không quốc tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên, các cảng hàng không quốc tế Việt Nam vẫn tồn tại nhiều yếu kém về năng lực cạnh tranh, quy mô hoạt động. Ví dụ, cảng hàng không quốc tế Nội Bài bị các hãng hãng hàng không và hành khách đánh giá yếu kém về cơ sở hạ tầng và số lượng đường bay. Tuy được đặt tại vị trí quan trọng là Thủ đô Hà Nội nhưng sân bay quốc tế Nội Bài hiện tại chỉ đón máy bay có đường bay thẳng từ các quốc gia châu Á và một vài điểm ở Châu Âu. Ngoài ra, lưu lượng khách tại sân bay Nội Bài còn rất nhỏ so với các sân bay quốc tế khác trong khu vực. Cảng hàng không quốc tế Nội Bài vẫn chưa phát huy được hết các năng lực cạnh tranh vốn có, các tài nguyên hiện tại của sân bay đang trong tình trạng dư thừa và cần được tận dụng phát huy các công dụng của một cảng hàng không quốc tế. Trái ngược với tình trạng hoạt động tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (TSA) là nơi có lưu lượng khách lớn nhất Việt Nam với vị trí địa lý thuận lợi. Tuy nhiên, các quy hoạch dành cho phát triển sân bay này chưa được thực hiện tốt và đồng bộ dẫn đến tình trạng quá tải cả về hành khách và số lượng chuyến bay liên tục diễn ra. Hệ quả, cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất bị đánh giá là một trong những sân bay có chất lượng kém. Việc phục vụ một lượng khách khổng lồ hàng năm mang lại lợi nhuận rất lớn cho cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất nhưng hành khách không hài lòng với những gì họ được phục vụ tại cảng hàng không quốc tế này (Báo cáo thường niên ACV, 2017). Nhận thấy được đều này, chính phủ và Bộ Giao thông vận tải đã có những động thái quan tâm phát triển cảng hàng không Tân Sơn Nhất với các dự án mở rộng, cải tạo cảng. Tuy nhiên, các dự án cải tạo đều bị đình trệ khiến cho hoạt động của cảng không được cải thiện, không cạnh tranh được với các cảng hàng không khác trong khu vực. Đứng trước áp lực cạnh tranh từ các đối thủ trong khu vực và dư địa phát triển của các cảng hàng không tư nhân trong thời gian tới, bài toán đặt ra cho các cảng hàng không quốc tế Việt Nam là phải làm gì để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm giữ được vị trí hiện tại cũng như rút ngắn khoảng cách với các cảng hàng không quốc tế khác trong khu vực và thế giới? Với mục tiêu này, các cảng hàng không quốc tế Việt Nam không chỉ cần tổng kết kinh nghiệm trong nước, mà còn phải học hỏi kinh nghiệm của các cảng hàng không khu vực và thế giới. Việc lựa chọn Châu Á với 3 quốc gia đại diện gồm Singapore, Nhật và Ấn độ, để đưa vào nghiên cứu bởi sự thay đổi tích cực của các cảng hàng không
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN TIẾN ĐỨC
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ: KINH NGHIỆM MỘT SỐ QUỐC GIA CHÂU Á
VÀ HÀM Ý CHO VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2018
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 11
1.1 Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài 11
1.1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 11
1.1.2 Các nghiên cứu liên quan đến năng lực cạnh tranh của các cảng hàng không thế giới 17
1.1.3 Các nghiên cứu liên quan đến năng lực cạnh tranh của các cảng hàng không Việt Nam 23
1.2 Khoảng trống nghiên cứu 23
Chương 2: CƠ SỞ L LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC CẢNG HÀNG KH NG QUỐC TẾ 27
2.1 Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của các cảng hàng không quốc tế 27
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 27
2.1.2 Các mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh 31
2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của CHK quốc tế 39
2.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh CHKQT 45
2.2 Yêu cầu và tính tất yếu phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các cảng hàng không quốc tế 53
2.2.1 Yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh của các cảng hàng không quốc tế: 53
2.2.2 Tính tất yếu để nâng cao năng lực cạnh của các cảng hàng không quốc tế: 55
Chương 3: NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MỘT SỐ CẢNG HÀNG KH NG QUỐC TẾ Ở CHÂU Á VÀ NHỮNG ĐỐI SÁNH VỚI VIỆT NAM 58
Trang 33.1 Năng lực cạnh tranh của các cảng hàng không quốc tế ở Châu Á 59
3.1.1 Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Cảng hàng không quốc tế Singapore 59
3.1.2 Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của các cảng hàng không quốc tế Nhật Bản 73
3.1.3 Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của các cảng hàng không quốc tế Ấn Độ 83
3.2 Năng lực cạnh tranh của các cảng hàng không Việt Nam trong đối sánh với một số cảng hàng không ở Châu Á 94
3.2.1 Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của cảng hàng không quốc tế Việt Nam 94
3.2.2 Năng lực cạnh tranh của một số CHK ở Việt Nam 102
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC CẢNG HÀNG KH NG QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TRÊN CƠ SỞ CÁC BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA QUỐC TẾ 112
4.1 Tổng kết kinh nghiệm của các cảng hàng không quốc tế Châu Á và bài học cho Việt Nam 112
4.1.1 So sánh năng lực cạnh tranh của các CHK Việt Nam và ba CHK quốc tế nổi tiếng ở Châu Á 112
4.1.2 Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các CHK Châu Á 115
4.1.3 Bài học cho Việt Nam 122
4.2 Định hướng phát triển các cảng hàng không quốc tế ở Việt Nam 124
4.2.1 Mục tiêu phát triển các cảng hàng không Việt Nam 124
4.2.2 Chiến lược phát triển các cảng hàng không Việt Nam 125
4.3 Một số quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh của các cảng hàng không quốc tế của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 129
Trang 44.4 Chính sách và giải pháp đối với Chính phủ 134
4.5 Giải pháp đối với các cảng hàng không quốc tế của Việt Nam 136
4.5.1 Nhóm giải pháp cải thiện nguồn lực, môi trường cảng hàng không 136
4.5.2 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực quản lý của ACV 140
4.6 Kiến nghị đối với Cục hàng không Việt Nam 143
KẾT LUẬN 146
DANH MỤC C NG TRÌNH C NG BỐ CỦA TÁC GIẢ 148
TÀI LIỆU THAM KHẢO 149
PHỤ LỤC 159
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Viết tắt Nguyên nghĩa
tiếng Anh
Nghĩa tiếng việt
1 ACI Airports Council International Hội đồng Cảng hàng không
quốc tế
2 ACV Airports Corporation of Viet
Nam
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam
7 IMF International Monetary Fund Qu tiền tệ thế giới
8 NAA Narita International Airport
Corporation
Tập đoàn cảng hàng không quốc tế Narita
9 NIA Noi Bai International Airport Cảng hàng không quốc tế Nội
Bài
10 SWOT Strengths, Weaknesses
Opportunities and Threats
Mô hình đánh giá năng lực của doanh nghiệp bao gồm điểm mạnh, yếu, có hội và thách thức
11 TSA Tan Son Nhat International
Airport
Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất
Trang 6DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Một số định nghĩa về ngành, cạnh tranh và năng lực cạnh
tranh cấp ngành 12
Bảng 2.1: Các nhân tố ảnh hưởng tới NLCT của CHKQT 44
Bảng 2.2: Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của CHKQT 46
Bảng 2.3: Phân loại năng lực cạnh tranh của CHK 52
Bảng 2.4: Chú thích các chỉ số viết tắt và nguồn thu thập dữ liệu 53
Bảng 3.1: Lợi nhuận sau thuế và tỷ suất lợi nhuận trên vốn của Changi Airport Group giai đoạn tháng 4/2011 – tháng 3/2017 72
Bảng 3.2: Lượng hành khách qua một số CHK Nhật Bản năm 2016-2017 82
Bảng 3.3: Chỉ tiêu tài chính của ACV giai đoạn tháng 4-12/2016 100
Bảng 4.1: Chỉ số năng lực cạnh tranh cảng hàng không năm 2016 112
Trang 7DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Mô hình kim cương của Michael Porter 32
Hình 2.2: Mô hình phân tích SWOT 34
Hình 2.3: Mô hình phân tích PEST 37
Hình 3.1: Lượng khách qua cảng Changi giai đoạn 2012-2017 71
Hình 3.2: Lượng hàng hóa vận chuyển tại sân bay Changi 71
giai đoạn 2012 - 2017 71
Hình 3.3: Lưu lượng hành khách tại cảng Indira Gandhi từ năm tài chính 2012/13 đến 2017/18 92
Hình 3.4: Lưu lượng hàng hóa qua Indira Gandhi từ năm tài chính 2012/13 đến 2017/18 92
Hình 3.5: Dự báo tốc độ tăng trưởng của ngành hàng không tại một số khu vực, 2014 – 2034 94
Hình 3.4: Mô hình SWOT của Tổng công ty CHK Việt Nam ACV 101 Hình 4.1: Tổng hợp các đánh giá về năng lực của các CHK quốc tế ở VN 132
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, ngành Hàng không trên thế giới đang phát triển hết sức nhanh chóng và mạnh mẽ So với các loại hình vận tải khác, vận tải hàng không là một trong những loại hình được
ưa chuộng nhất Báo cáo thường niên của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc
tế (IATA, 2018) cho thấy số lượng hành khách có thể sẽ tăng vọt trong hai thập kỷ tới IATA dự đoán năm 2035 sẽ có khoảng 7,2 tỉ hành khách di chuyển bằng đường hàng không, gần gấp đôi mức 3,8 tỉ hành khách ở thời điểm hiện tại Thống kê 2017 của Hội đồng Cảng hàng không quốc tế (ACI, 2017) cũng cho biết lưu lượng hành khách toàn cầu tại các sân bay lớn trên thế giới tăng gần 6% mỗi năm
Ở Việt Nam, ngành Hàng không bắt đầu có bước chuyển mình tăng trưởng khi chính phủ M gỡ bỏ lệnh cấm vận và tăng trưởng nhanh hơn khi Việt Nam gia nhập WTO Hơn thế nữa, ngành hàng không được hưởng lợi nhờ nền kinh tế tăng trưởng nhanh cũng như việc Việt Nam đẩy mạnh hội nhập kinh tế giới bằng các hiệp định FTA Số liệu của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA, 2018) cho thấy sự gia nhập của các hãng hàng không giá rẻ đã đưa ngành hàng không Việt Nam tăng trưởng cao nhất nhì thế giới
từ năm 2010 đến nay (không tính các quốc gia có lượt hành khách hàng
không nhỏ hơn 6 triệu lượt/năm) Việt Nam được đánh giá tiếp tục là quốc
gia nằm trong nhóm có ngành hàng không tăng trưởng nhanh nhất thế giới
Dự báo đến năm 2034 và ngành hàng không Việt Nam sẽ phục vụ 340 triệu lượt khách, tương đương với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2018 -
2034 là 7,97% (IATA, 2018)
Sự mở cửa giao thông với các nền kinh tế, sự hợp tác về mọi mặt cũng
đã thúc đẩy ngành hàng không dân dụng Việt Nam nói chung và các cảng
Trang 9hàng không nói riêng không ngừng phát triển nhưng cũng tạo ra không ít áp lực cạnh tranh đối với các cảng hàng không trong khu vực Hiện tại, hệ thống cảng hàng không Việt Nam gồm 21 cảng hàng không dân dụng trải rộng trên khắp cả nước, được quản lý, điều hành và khai thác bởi một đơn vị duy nhất
là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) trong đó 9 cảng hàng không quốc tế và 12 cảng hàng không nội địa Trong đó ba cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Nội Bài và Đà Nẵng chiếm 76% tổng lượt khách toàn quốc Tuy nhiên, sự phát triển giữa các cảng hàng không quốc tế ở Việt Nam lại chưa thực sự đồng đều Theo đánh giá của tổ chức Sleepingairports, năm
2014 cảng hàng không quốc tế Nội Bài bị nằm trong danh sách là 10 sân bay
tệ nhất châu Á Đến năm 2016, cảng hàng không quốc tế Nội Bài với sự ra đời của nhà ga T2 đã có sự bứt phá tăng 136 bậc so với năm 2015 Báo cáo của Sleepingairports cũng cho thấy năm 2016 cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng lọt top 30 sân bay tốt nhất châu Á Điều này chứng tỏ, cảng hàng không quốc tế ở Việt Nam không phải không thể nâng cao thứ bậc cạnh tranh Các cảng hàng không Việt Nam còn nhiều tiềm năng để khai thác và nâng cao năng lực cạnh tranh khu vực và quốc tế
Các cảng hàng không quốc tế Việt Nam đã thay đổi, nâng cấp chất lượng dịch vụ để tiến lên những thứ hạng cao hơn so với các cảng hàng không quốc tế khu vực và thế giới Tuy nhiên, các cảng hàng không quốc tế Việt Nam vẫn tồn tại nhiều yếu kém về năng lực cạnh tranh, quy mô hoạt động Ví dụ, cảng hàng không quốc tế Nội Bài bị các hãng hãng hàng không
và hành khách đánh giá yếu kém về cơ sở hạ tầng và số lượng đường bay Tuy được đặt tại vị trí quan trọng là Thủ đô Hà Nội nhưng sân bay quốc tế Nội Bài hiện tại chỉ đón máy bay có đường bay thẳng từ các quốc gia châu Á
và một vài điểm ở Châu Âu Ngoài ra, lưu lượng khách tại sân bay Nội Bài còn rất nhỏ so với các sân bay quốc tế khác trong khu vực Cảng hàng không
Trang 10quốc tế Nội Bài vẫn chưa phát huy được hết các năng lực cạnh tranh vốn có, các tài nguyên hiện tại của sân bay đang trong tình trạng dư thừa và cần được tận dụng phát huy các công dụng của một cảng hàng không quốc tế Trái ngược với tình trạng hoạt động tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (TSA) là nơi có lưu lượng khách lớn nhất Việt Nam với vị trí địa lý thuận lợi Tuy nhiên, các quy hoạch dành cho phát triển sân bay này chưa được thực hiện tốt và đồng bộ dẫn đến tình trạng quá tải
cả về hành khách và số lượng chuyến bay liên tục diễn ra Hệ quả, cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất bị đánh giá là một trong những sân bay có chất lượng kém Việc phục vụ một lượng khách khổng lồ hàng năm mang lại lợi nhuận rất lớn cho cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất nhưng hành khách không hài lòng với những gì họ được phục vụ tại cảng hàng không quốc tế này (Báo cáo thường niên ACV, 2017) Nhận thấy được đều này, chính phủ và Bộ Giao thông vận tải đã có những động thái quan tâm phát triển cảng hàng không Tân Sơn Nhất với các dự án mở rộng, cải tạo cảng Tuy nhiên, các dự án cải tạo đều bị đình trệ khiến cho hoạt động của cảng không được cải thiện, không cạnh tranh được với các cảng hàng không khác trong khu vực
Đứng trước áp lực cạnh tranh từ các đối thủ trong khu vực và dư địa phát triển của các cảng hàng không tư nhân trong thời gian tới, bài toán đặt ra cho các cảng hàng không quốc tế Việt Nam là phải làm gì để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm giữ được vị trí hiện tại cũng như rút ngắn khoảng cách với các cảng hàng không quốc tế khác trong khu vực và thế giới? Với mục tiêu này, các cảng hàng không quốc tế Việt Nam không chỉ cần tổng kết kinh nghiệm trong nước, mà còn phải học hỏi kinh nghiệm của các cảng hàng không khu vực và thế giới
Việc lựa chọn Châu Á với 3 quốc gia đại diện gồm Singapore, Nhật và
Ấn độ, để đưa vào nghiên cứu bởi sự thay đổi tích cực của các cảng hàng không
Trang 11quốc tế này trong thời gian gần đây, cũng như bởi những đặc điểm của các quốc gia này trong sự phát triển của các cảng hàng không quốc tế Việt Nam Về mặt địa lý, cảng hàng không quốc tế Singapore khá phù hợp với Việt Nam Về mặt thiết kế sân bay, các cảng hàng không quốc tế Việt Nam có nhiều điểm tương đồng so với các cảng hàng không Nhật Về nhu cầu đi lại và khả năng chi trả cho các dịch vụ hàng không của khách hàng, chúng ta lại khá giống với Ấn độ
Với tất cả những lý do nói trên, tác giả quyết định chọn đề tài: “Năng lực cạnh
tranh của các cảng hàng không quốc tế: Kinh nghiệm một số quốc gia châu
Á và hàm ý cho Việt Nam”
2 Mục đích và câu hỏi nghiên cứu của luận án
2.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích, nghiên cứu, đánh giá về năng lực cạnh tranh của một số cảng hàng không quốc tế đặc biệt kinh nghiệm ở một số quốc gia tiêu biểu ở Châu Á kết hợp những so sánh với các cảng hàng không ở Việt Nam, luận án từ đó đề xuất một số hàm ý chính sách và giải pháp toàn diện cho chính phủ, cục hàng không Việt Nam cũng như Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam nói chung và các cảng hàng không nói riêng để làm cơ sở giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của các cảng hàng không quốc tế ở Việt Nam cũng như bắt nhịp được với xu hướng và guồng quay phát triển của các cảng trong khu vực và trên thế giới Các hàm ý chính sách và giải pháp dự kiến cho giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn 2035
2.2 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đặt ra, nghiên cứu này hướng tới trả lời các câu hỏi sau:
(i) Nhận diện những nhân tố quan trọng nào góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các các hàng không quốc tế lớn ở ba nước Singapore, Nhật Bản, Ấn Độ?
Trang 12(ii) Năng lực cạnh tranh các cảng hàng không quốc tế tại Việt Nam hiện nay đang ở vị trí nào trong bản đồ cạnh tranh các cảng hàng không thế giới?
(iii) Giải pháp và hàm ý nào cho Việt Nam từ kinh nghiệm của các Cảng hàng không quốc tế Châu Á?
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là một số các cảng hàng không quốc
tế ở Châu Á, cụ thể là năng lực cạnh tranh của các cảng hàng không quốc tế Châu Á Trong luận án, đối tượng cụ thể là cảng hàng không quốc tế ở Singapore, cảng hàng không quốc tế ở Nhật Bản và cảng hàng không quốc tế
ở Ấn Độ Tại Việt Nam, các cảng hàng không quốc tế cũng được đưa vào đối tượng nghiên cứu Trong 9 cảng hàng không quốc tế ở Việt Nam, tác giả nghiên cứu 3 cảng hàng không quốc tế là Nội Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất Lý do lựa chọn này là 3 cảng này có khả năng đối sánh với các cảng hàng không quốc tế tiêu chuẩn từ sức chứa cho đến khả năng đón các máy bay dân sự cỡ lớn… Việc đưa các cảng hàng không Việt Nam vào đối sánh với một số các cảng hàng không quốc tế Châu Á giúp luận án có được những giải pháp khả thi, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của các cảng này trong bối cảnh Việt Nam hội nhập dịch vụ giao thông hàng không với thế giới
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi Không gian nghiên cứu: Các cảng hàng không quốc tế Châu
Á mà tiêu biểu là 3 trường hợp Singapore, Ấn Độ, Nhật Bản Các Cảng Hàng không Việt Nam, cụ thể là 3 cảng hàng không quốc tế: Nội Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất, sẽ được đưa vào đối sánh
Nội dung nghiên cứu: tác giả giới hạn phạm vi nghiên cứu ở các nội dung chủ yếu sau:
Trang 13(i) Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của cảng hàng không
quốc tế dựa trên các chỉ tiêu định lượng như sản lượng, doanh thu, thị phần,
tỷ suất lợi nhuận, … và các chỉ tiêu định tính như chất lượng hàng hoá - dịch
vụ, khả năng đáp ứng yêu cầu khách hàng, thương hiệu, uy tín, hình ảnh doanh nghiệp;
(ii) Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các cảng hàng
không Việt Nam và các cảng hàng không trong khu vực;
(iii) Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các cảng hàng
không Việt Nam
- Thời gian nghiên cứu: từ năm 2000 đến năm 2017 Các hàm ý chính sách và giải pháp dự kiến cho giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn 2035
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Ngoài các phương pháp nghiên cứu thông thường được sử dụng trong nghiên cứu kinh tế, luận án sử dụng môt số phương pháp cơ bản sau:
Kế thừa: Thu thập, tổng hợp, phân tích và đánh giá các tài liệu trong
nước cũng như ngoài nước có liên quan tới nội dung của luận án Sau đó kế thừa có chọn lọc các nội dung phù hợp Phương pháp nghiên cứu này giúp tác giả tổng quan được các nghiên cứu đi trước về năng lực cạnh tranh và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của một cảng hàng không quốc tế
Phân tích so sánh: phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu, kết hợp giữa
lý luận về năng lực cạnh tranh và thực tiễn khả năng cạnh tranh của các cảng hàng không quốc tế tại Việt Nam
Khảo sát: Trên cơ sở lý thuyết trình bày ở chương 2 và thực tiễn áp
dụng lý thuyết để phân tích các cảng hàng không quốc tế ở Châu Á ở chương
3, tác giả thực hiện một cuộc kháo sát chi tiết dựa trên các biến số có trong lý thuyết và các biến được sử dụng để phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh
Trang 14của các cảng hàng không quốc tế Châu Á Nội dung chi tiết các biến và bảng hỏi được trình bày chi tiết trong phụ lục
Nội dung điều tra khảo sát nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng năng lực cạnh tranh của các cảng hàng không quốc tế Việt Nam để có được sự so sánh với các cảng hàng không quốc tế Châu Á được nghiên cứu trong bài Cuộc khảo sát sẽ giúp nghiên cứu có những đánh giá khách quan trên cơ sở thu thập dữ liệu từ các mẫu có hiểu biết k về cảng hàng không quốc tế ở Việt Nam
Bảng khảo sát liên quan đến 10 tiêu chí chủ yếu có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của cảng hàng không quốc tế Mẫu khảo sát tập trung vào 3 nhóm đối tượng gồm: (i) nhân viên, những người làm việc tại các cảng hàng không quốc tế; (ii) nhân viên các công ty hàng không; và (iii) các hành khách sử dụng dịch vụ tại các cảng hàng không quốc tế ở Việt Nam
Bản khảo sát sẽ được gửi trực tuyến cho các đối tượng này theo 2 cách email và phát trực tiếp Quá trình gửi bản khảo sát được xác nhận trực tiếp từ người gừi và người nhận để xác thực kết quả khảo sát được thực hiện nghiêm túc Sau khi thu các phiếu khảo sát về, số liệu được lọc và làm sạch để có thể
sử dụng phân tích Số liệu sau khi điều tra được phân tích với phần mềm SPSS và xử lý trực tuyến trên chuyên trang hỗ trợ điều tra của googledocs
Chuyên gia: Một số kết quả phân tích của luận án được đánh giá
(phỏng vấn) đối với các nhóm đối tượng có liên quan bao gồm các hãng hàng không, các nhân viên làm tại cảng hàng không quốc tế và khách hàng Các nhận định của chuyên gia kết hợp với kết quả thống kê sẽ góp phần đưa ra những gợi ý quan trọng, củng cố hơn các giải pháp, đề xuất nhằm giúp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong ngành hàng không
Nghiên cứu trường hợp điển hình (Case study): phương pháp này được
sử dụng để chứng minh cho một số luận điểm trong luận án Để có được
Trang 15những căn cứ và cơ sở thực tế cho các luận điểm phân tích trong luận án, tác giả sẽ chọn và phân tích một số trường hợp thực tế điển hình đã tham gia thành công vào ngành hàng không và những nhân tố thực tế liên quan đến chủ đề nghiên cứu Những phân tích này sẽ cho thấy một cách rõ nhất những thành tựu cũng như thất bại khi tham gia vào ngành hàng không, qua đó đưa
ra những giải pháp phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh của các cảng
hàng không Việt Nam trong ngành hàng không
thu thập là nguồn thứ cấp từ các tài liệu có sẵn, nguồn sơ cấp thông qua điều tra, thực nghiệm, phi thực nghiệm bao gồm các nghiên cứu được công bố trên các tạp chí trong và ngoài nước, các báo cáo thường niên của các cảng hàng không quốc tế, của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế ITTA, Hội đồng cảng hàng không quốc tế ACI, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam trên các trang web trong và ngoài nước về các cảng hàng không quốc
tế (chương 2,3,4) Các dữ liệu được thu thập sau đó được phân tích bằng một
số phương pháp như: phương pháp thống kê mô tả, phân bố dữ liệu để thiết
kế các bảng thống kê, so sánh các chỉ số, từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá về năng lực cạnh tranh của các cảng hàng không quốc tế (chương 3 và chương 4) Ngoài ra, luận án cũng thu thập bổ sung dữ liệu sơ cấp thông qua điều tra khảo sát và kết quả được xử lý trên SPSS như đã trình bày ở trên
5 Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án có những đóng góp mới như sau:
Tổng quan các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của các cảng hàng không quốc tế, đặc biệt là những nghiên cứu về các cảng hàng không quốc tế
ở Châu Á
Khái quát hóa những vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của các cảng hàng không quốc tế
Trang 16Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của một số các cảng hàng không quốc tế ở một số nước Châu Á, cụ thể là Nhật bản, Singapore, Ấn Độ
Nhận diện năng lực cạnh tranh của một số cảng hàng không quốc tế ở Việt Nam (cụ thể là 3 cảng Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng) trong tương quan với các cảng hàng không quốc tế ở Châu Á
Cuối cùng, việc học tập kinh nghiệm thành công và thất bại trong hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh của một số cảng hàng không Châu Á, kết hợp với việc đánh giá định hướng phát triển các cảng hàng không quốc tế tại Việt Nam, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các cảng hàng không quốc tế ở Việt Nam
6 nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Về mặt lý luận, luận án là tài liệu tham khảo và cung cấp khung lý thuyết cho các nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên và các nhà hoạch định chính sách quan tâm đến chủ đề năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt tại các cảng hàng không quốc tế
Kết quả của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý và người khai thác cảng hàng không; cho Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam; và có khả năng ứng dụng cho các cán bộ nhân viên làm việc trong ngành hàng không nói chung và cảng hàng không nói riêng Những giải pháp luận án đưa ra có thể sử dụng trong tương lai làm cơ sở xây dựng bổ sung và nâng cao năng lực cạnh tranh của các cảng trong quá trình hội nhập quốc tế;
7 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, bài nghiên cứu gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trang 17Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của các cảng hàng không quốc tế
Chương 3: Năng lực cạnh tranh của một số cảng hàng không quốc tế ở Châu Á và những đối sánh với Việt Nam
Chương 4: Phương hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các cảng hàng không quốc tế của Việt Nam trên cơ sở bài học kinh nghiệm của quốc tế
Trang 18Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài
1.1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
Các công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh, có thể kể đến các nhà kinh tế người Anh Peter J Buckley, Christopher L Pass Kate Prescott (1988) trong nghiên cứu: “Measures of international competitiveness: A critical survey, Journal of Marketing Management” đã có định nghĩa về năng lực cạnh tranh và đo lường khả năng cạnh tranh quốc tế M E Porter (1990) trong nghiên cứu “The competitive advantage of nations” cho rằng năng lực cạnh tranh vẫn chưa được hiểu một cách đầy đủ và chưa có một định nghĩa nào được chấp nhận một cách thống nhất Tuy nhiên, năng lực canh tranh vẫn là một trong những khái niệm rộng và chưa được hiểu thiếu đầy đủ, phụ thuộc vào những ngành khác nhau mà nội hàm của khái niệm lại khác nhau Khái niệm năng lực canh tranh được các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh tế, các nhà báo, các học giả hiểu khác nhau Tổng quan các tài liệu nghiên cứu về năng lực cạnh tranh, có thể thấy Roger Flanagan, Weisheng
Lu, Liyin Shen Carol Jewell (2007), trong nghiên cứu có tên:
“Competitiveness in construction: a critical review of research, Construction Management and Economics”, đã chỉ ra lý thuyết về năng lực cạnh tranh trên thế giới bước vào thời k bùng nổ với số lượng công trình nghiên cứu được công bố rất lớn Các hướng nghiên cứu về năng lực cạnh tranh qua nghiên cứu của tác giả được chia thành 5 hướng chính:
Năng lực cạnh tranh tiếp cận theo quan điểm của lý thuyết cạnh tranh truyền thống;
Năng lực cạnh tranh tiếp cận theo chuỗi giá trị;
Trang 19Năng lực cạnh tranh tiếp cận theo định hướng thị trường;
Năng lực cạnh tranh tiếp cận theo lý thuyết nguồn lực DN;
Năng lực cạnh tranh tiếp cận theo lý thuyết năng lực
Có nhiều cách tiếp cận, nhận thức về ngành, cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, cấp ngành Trước tiên, có thế xem xét đến một số khái niệm liên quan đến các thuật ngữ này Bảng 1.1 tóm tắt một số định nghĩa liên quan đến ngành, cạnh tranh và năng lực cạnh tranh cấp ngành trong một vài nghiên cứu trên thế giới:
Bảng 1.1: Một số định nghĩa về ngành, cạnh tranh và năng lực
cạnh tranh cấp ngành
Thuật ngữ Định nghĩa
Ngành Theo Micheal Porter (1985), ngành là một nhóm các doanh
nghiệp sản xuất những sản phẩm thay thế gần gũi cho nhau
Cạnh tranh Theo K Marx: "Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay
gắt giữa các nhà tư bản nhằm dành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch
Theo Michael Porter (1985), cạnh tranh (kinh tế) tạo ra năng
suất nhằm giành lấy thị phần Năng suất là giá trị sản lượng
do một đơn vị lao động hoặc vốn sinh ra, nó phụ thuộc vào chất lượng và đặc điểm của sản phẩm (yếu tố quyết định giá của sản phẩm)
Theo từ điển kinh doanh (xuất bản năm 1992 ở Anh), cạnh
tranh trong cơ chế thị trường được định nghĩa là Sự ganh
đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm giành tài nguyên sản xuất cùng một loại hàng hoá về phía mình”
Theo P.A Samuelson và W.D.Nordhaus (1989), cạnh tranh
Trang 20(Competition) là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để dành khách hàng hoặc thị trường Hai tác
giả này cho cạnh tranh đồng nghĩa với cạnh tranh hoàn hảo
(Perfect Competition) Theo D.Begg, S Fischer và R
Dornbusch (2007), một cạnh tranh hoàn hảo là ngành mà
trong đó mọi người đều tin rằng hành động của họ không gây ảnh hưởng tới giá cả thị trường, phải có nhiều người bán và nhiều người mua
Năng lực
cạnh tranh
Theo OECD (1996), năng lực cạnh tranh là sức sản xuất ra
thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả cao làm cho doanh nghiệp, các ngành, các địa phương, các quốc gia và khu vực phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế
Theo Diễn đàn kinh tế thế giới (2006), “Năng lực cạnh tranh
là khả năng của một đất nước trong việc đạt được tỷ lệ thu nhập bình quân đầu người cao và bền vững”
Năng lực
cạnh tranh
cấp ngành
Theo Van Duren (1991), năng lực cạnh tranh cấp ngành là
năng lực duy trì được lợi nhuận trên thị trường trong nước và quốc tế
Theo OECD (1996), “Năng lực cạnh tranh của ngành là khả
năng của ngành trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”
Theo United Nations (2001), năng lực cạnh tranh của một
ngành là năng lực duy trì được lợi nhuận trên thị trường
trong nước và quốc tế
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Trang 21Như vậy, có thể hiểu rằng ngành là một hệ thống tập hợp các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sử dụng các yếu tố đầu vào, quy trình sản xuất, công nghệ để sản xuất và cung cấp những sản phẩm tương tự, thay thế cho nhau Nguyên tắc phân ngành dựa vào 3 yếu tố chính:
(1) Đặc trưng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ;
(2) Nguồn nguyên liệu đầu vào và quy trình công nghệ;
(3) Công dụng của sản phẩm hàng hóa và dịch vụ
Micheal Porter (1980), nghiên cứu sâu về cạnh tranh độc quyền Chamberlin (1933) bàn về cạnh đồng nhất nguồn lực với chiến lược kinh doanh Barney (1991) cho rằng khi môi trường kinh doanh thay đổi có tác động đến chiến lược kinh doanh Chamberlin (1933) nhấn mạnh trong điều kiện mất cân bằng của thị trường và nền kinh tế độc quyền với giả định DN
có lợi thế tuyệt đối về các tài sản, nguồn lực Do vậy, trong môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng thì các điều kiện về chí phí, công nghệ, quy mô, đã không còn là lợi thế của doanh nghiệp
Lý thuyết năng lực cạnh tranh có những quan điểm khác nhau gồm: quan điểm quyết định (Shapiro, 1988), quan điểm thông tin thị trường (Kohli Jaworski,1990), quan điểm hành vi văn hóa (Day, 1994; Deshpande ctg, 1993; Slater Narver, 1990), quan điểm trọng tâm chiến lược (Ruekert, 1992), quan điểm định hướng khách hàng (Deshpandé ctg, 1993.), quan điểm dựa trên hệ thống (Becker Homburg, 1999; Hunt Morgan, 1995), quan điểm tổ chức học tập dựa trên thị trường (Sinkula, 1994) và quan điểm quan hệ khách hàng (Baker Sinkula, 1999)
Ki-chun Ho (2005) trong cuốn “Corporate Govermance - An
Internatonal review” đã nghiên cứu mối quan hệ gi a các hoạt động quản trị trong oanh nghiệp và năng lực cạnh tranh Tác giả đưa ra mô hình đo
lường các hoạt động quản trị trong doanh nghiệp thông qua năm khía cạnh,
Trang 22(1) Cơ cấu hội đồng quản trị; (2) Cương vị quản lý; (3) Chiến lược lãnh đạo; (4) Sở hữu tập trung và các mối quan hệ vốn - thị trường; (5) Trách nhiệm xã hội có mối quan hệ với năng lực cạnh tranh Nghiên cứu đã cung cấp những bằng chứng cụ thể rằng hầu hết các công ty quốc tế đều tuân thủ các thực hành quản trị doanh nghiệp; mối quan hệ giữa quản trị doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mạnh hơn rất nhiều khi quản trị doanh nghiệp được đánh giá trên cơ sở toàn diện hơn; và cuối cùng, các thuộc tính quản trị doanh nghiệp liên quan đến nhau và thích hợp hơn để theo đuổi hoặc nghiên cứu chúng trên cơ sở tập thể
Thompson, Strickland Gamble (2007) trong cuốn “Crafting and Executing Strategy: The Quest for Competitive Advantage Concepts and
Cases” đã đề xuất các nhân tố ảnh hư ng đến năng lực cạnh tranh t ng
th của một DN dựa trên 10 yếu tố (Hình ảnh/uy tín, công nghệ, mạng lưới
phân phối, khả năng phát triển và đổi mới sản phẩm, chi phí sản xuất, dịch vụ khách hàng, nguồn nhân lực, tình hình tài chính và trình độ quảng cáo, khả năng quản lý thay đổi)
Arnis Sauka (2014) trong báo cáo “Measuring the competitiveness of
Latvian companies” được công bố tên tạp chí Baltic Journal of Economics số
14 năm 2014 Nghiên cứu dựa trên cuộc khảo sát chủ các doanh nghiệp để chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của các công ty ở Latvia Kết quả nghiên cứu đã xác định 7 nhân tố ảnh hưởng đến NLCT cấp công ty, bao gồm: (1) Năng lực tiếp cận các nguồn lực; (2) Năng lực làm việc của nhân viên; (3) Nguồn lực tài chính; (4) Chiến lược kinh doanh; (5) Tác động của môi trường; (6) Năng lực kinh doanh so với đối thủ; (7) Sử dụng các mạng lưới thông tin liên lạc Nghiên cứu này chỉ sử dụng phương pháp thống kê và đưa ra nhận xét dựa trên giá trị trung bình và xác định những yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp cũng như đo lường mức độ của chúng
Trang 23thông qua khảo sát nhưng không đề cập đến mối quan hệ với NLCT của doanh nghiệp
Lê Thị Hằng (2013) trong luận án Tiến s Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng ịch vụ thông tin i động của các công ty vi n thông Việt Nam , Đại học Kinh tế quốc dân Tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận về
năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ thông tin di động của DN, sự cần thiết phải nâng cao NLCT trong cung ứng dịch vụ thông tin di động của các công ty viễn thông; phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ di động của một số công ty viễn thông Việt Nam, so sánh điểm mạnh, điểm yếu cả việc cung ứng dịch vụ giữa các công ty này với nhau và tìm ra những vấn đề cần giải quyết để nâng cao NLCT của mình
Nguyễn Duy Hùng (2016) trong luận án Tiến s Nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán Việt Nam , Đại học Kinh tế quốc
dân Tác giả đã vận dụng mô hình đánh giá các yếu tố nội bộ của Thompson
và Strickland (2001) để xác định hệ thống 07 yếu tố bên trong tác động đến năng lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán Việt Nam, bao gồm yếu tố
về tiềm lực tài chính; vốn trí tuệ; chất lượng sản phẩm; trình độ công nghệ; chất lượng dịch vụ; thương hiêu, uy tín và hoạt động xúc tiến; mạng lưới hoạt động
Nguyễn Tú (2015) trong luận án Tiến s Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thư ng mại c ph n quốc tế trên thị trư ng Việt nam Đại
học Kinh tế quốc dân [21 Tác giả đã đã nghiên cứu hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam trên một số các chỉ tiêu chính và tổng hợp thành 4 nhóm tiêu chí để đo lường năng lực cạnh tranh, bao gồm: Sức mạnh nội tại; sản phẩm dịch vụ; khách hàng, thị phần và thương hiệu; lợi nhuận
Hoàng Nguyên Khai (2016) trong luận án Tiến s Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thư ng mại c ph n Ngoại thư ng , Đại học
Trang 24Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh Tác giả đã đưa ra quan điểm năng lực
cạnh tranh của ngân hàng là: “s”; đã xây dựng các chỉ tiêu đánh giá năng lực
cạnh tranh của NHTM cụ thể như: Năng lực tài chính; Năng lực về sản phẩm dịch vụ; Trình độ công nghệ ngân hàng; Nguồn nhân lực và năng lực quản trị điều hành; Thị phần và tốc độ tăng trưởng thị phần của ngân hàng thương mại
Hồ Trung Thành (2012) đã đề xuất các tiêu chí đánh giá N CT động của các DN ngành Công thư ng, bao gồm năng lực sáng tạo, định hướng
học hỏi, sự hội nhập toàn diện, năng lực Marketing, định hướng kinh doanh,
và kết quả kinh doanh
Bùi Đức Tuân (2011) trong luận án Tiến s “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành chế iến thủy sản Việt Nam”, Đại học Kinh tế quốc dân
Tác giả đã đánh giá được những yếu tố rào cản ảnh hưởng đến nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thủy sản Việt Nam
1.1.2 Các nghiên cứu liên quan đến năng lực cạnh tranh của các cảng hàng không thế giới
Yonghwa Park (2003) với bài báo cáo “An analysis for the competitive strength of Asian major airports” được đăng trên tạp chí “Journal of Air
Transport Management” số thứ 9, xuất bản tháng 11/2003, trang 353-360; bài viết này trình bày một phân tích về tình trạng cạnh tranh của các sân bay lớn trong khu vực Đông Á Phân tích đánh giá các sân bay này dựa trên năm yếu tố: chất lượng dịch vụ, nhu cầu, quản lý, cơ sở và không gian Để phân tích tình trạng cạnh tranh của các sân bay đã chọn, nghiên cứu này đã áp dụng phương pháp tiếp cận đa quyết định tiêu chuẩn và dựa trên so sánh dữ liệu định tính Tình trạng cạnh tranh của mỗi sân bay có thể được phân loại là một trong các mức sau: hầu hết, nhiều hơn, ít hơn hoặc ít cạnh tranh nhất
D.Starkie (2008) với cuốn “The airport industry in a competitive environment – the Unite king om Perspective” xuất bản ngày 1/7/2008
Trang 25Bài báo cung cấp một cái nhìn tổng quát về các sân bay ở Vưong quốc Anh từ quan điểm của một doanh nghiệp kinh doanh Trong trường hợp nước Anh, có thể bác bỏ đề xuất rằng chi phí cố định cao là rào cản đáng kể để tiến tới lợi nhuận dương, đặc biệt đối với các sân bay có sản lượng hạn chế Ngành công nghiệp này hoạt động chủ yếu trong khu vực tư nhân của nền kinh tế, mà ở đó,
sự cạnh tranh đã thúc đẩy sự năng động của ngành công nghiệp
Martin Grancay (2009) trong bài nghiên cứu mang tên gọi:
“Evaluating competitiveness of airports - Airport competitiveness
in ex”, đã tìm ra, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
của các cảng hàng không quốc tế, từ đó xây dựng các chỉ số và công thức cụ thể để tính toán và đánh giá năng lực cạnh tranh của 19 cảng hàng không quốc tế trên thế giới
E.Fernandes, R.R.Pacheco (2010) trong báo cáo “A quality approach
to airport management” được công bố trong cuốn “Quality Quantity”
xuất bản tháng 4/2010, số 44, trang 551-564, bài viết đã thảo luận về các khía cạnh của đánh giá chất lựong dịch vụ sân bay bằng cách sử dụng phân tích đa tiêu chuẩn ảo và khái niệm alpha-cut để phân tích một tập hợp các biến chất lượng phức tạp Phương pháp này phát triển từng bước các chỉ số cho phép người quản lý có cái nhìn toàn diện về chất lượng Nó giúp theo dõi các vấn
đề đang diễn ra và đo điểm chuẩn của chất lượng Từ khái niệm alpha-cut, bằng cách xác định giới hạn trên và dưới, phương pháp này tìm cách hỗ trợ các nhà quản lý đánh giá các tiêu chí chất lượng phức tạp và cho ra quyết định Phương pháp này đã được áp dụng cho sáu sân bay quốc tế tại Brazil
Anne Graham (2010) với bài viết “Airport Strategies to gain Competitive A vantage” được công bố trong sách “Airport Competition –
The European Experience”, chương 7, trang 14; bài viết đã chỉ ra rằng, việc thương mại hoá và tư nhân hoá các sân bay kết hợp với việc bãi bỏ quy định
Trang 26của nhiều thị trường hàng không đã mang đến các khả năng mới để cạnh tranh giữa các sân bay Điều này có nghĩa là có thể tăng cơ hội cho các sân bay để phát triển các chiến lược mới để đạt được lợi thế cạnh tranh Do đó, mục tiêu ở đây là điều tra các chiến lược mà các sân bay đã thực hiện Điều này được tiến hành bằng cách thực hiện một phân tích cạnh tranh của ngành công nghiệp và đánh giá mức độ ảnh hưởng mà một nhà điều hành sân bay
có dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của nó
P.S.Senguttuvan (2011) trong nghiên cứu “In ian Airport Competitiveness and its Efficiency: Key Strategy to Develop a Airport
Hu ”, đã phân tích thành công tầm quan trọng của các cảng hàng không đối
với nền kinh tế của một quốc gia, đồng thời chỉ ra lợi thế cạnh tranh của các cảng hàng không ở Ấn Độ, từ đó nhấn mạnh và khẳng định tính thiết thực của chiến lược phát triển cảng hàng không Ấn Độ trở thành nmột trung tâm trung chuyển hàng không
R.Lieshout, H.Matsumoto (2012) với bài viết New international services and the competitiveness of Tokyo International Airport được đăng
trên tạp chí Journal of Transport Geography số 22, xuất bản tháng 5/2012 trang 53 - 64 bài nghiên cứu đã chỉ ra Với việc hoàn thành sân bay quốc tế Narita (Narita) tại khu vực Greater Tokyo, sân bay quốc tế Tokyo (Haneda)
đã được hạ cấp xuống sân bay nội địa Nó bị mất vị thế là một trung tâm giao thông quan trọng cho vận chuyển hàng không quốc tế trong nước tại Nhật Bản Bây giờ chính phủ Nhật Bản đang cố gắng mở rộng vai trò quốc tế của mình một lần nữa bằng việc nối lại các dịch vụ hàng không quốc tế tại sân bay Mô hình xác suất lựa chọn tuyến đường được áp dụng để cho thấy vị trí cạnh tranh trung tâm của Haneda trong các thị trường kết nối từ Nhật Bản đã thay đổi như thế nào kể từ khi nối lại các dịch vụ này
QiangCui, Hai - bo Kuang, Chun - you Wu, YeLia (2013) với bài viết trên tạp chí Transportation Research Part A: Policy and Practice số 47, xuất
Trang 27bản tháng 1/2013, trang 10 - 18 "Dynamic formation mechanism of airport competitiveness: The case of China , nhóm tác giả đã xây dựng hệ thống chỉ
số cạnh tranh sân bay từ bốn khía cạnh: phát triển khu vực, các yếu tố sản xuất, điều kiện nhu cầu và công nghiệp phụ trợ cơ chế hình thành năng lực cạnh tranh sân bay được nghiên cứu thông qua mô hình phương trình cấu trúc cũng như hệ thống động với dữ liệu của 25 sân bay Trung Quốc từ 2006 đến 2010 Sau đó, cơ chế ảnh hưởng của một số yếu tố quan trọng được phân tích với sự trợ giúp của phần mềm Vensim Kết quả cho thấy đầu tư sân bay
và đầu vào R D của thành phố là hai yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất của khả năng cạnh tranh sân bay, có thể cung cấp hướng dẫn cho người ra quyết định về quy hoạch sân bay
Tae - won Chung, Jong - khil Han (2013) với bài viết trên tạp chí The Asian Journal of Shipping and Logistics số 29, xuất bản tháng 12/2013, trang
377 - 394, "Evaluating Competitiveness of Transhipment Cargo in Major Airport in Northeast Asia: Airport Branding nhằm mục đích cung cấp các
chiến lược để nâng cao khả năng cạnh tranh của các cảng hàng hoá trung chuyển trong khu vực Đông Bắc Á Bài viết xác định tầm quan trọng của thương hiệu như là một yếu tố cạnh tranh cho các cảng hàng không
Edgar Jimenez, João Claro, Jorge Pinho de Sousa (2014) với bài viết trên tạp chí khoa học Procedia - Social and Behavioral Sciences số 111
xuất bản ngày 5/12/2014, trang 947 - 954, "The airport business in a competitive environment đã chỉ ra rằng tự do hóa thị trường vận tải hàng
không trên toàn cầu đã giới thiệu động lực mới vào ngành công nghiệp sân bay Sự xuất hiện của cạnh tranh và quá trình chuyển đổi sở hữu (đối với tư nhân hóa hoặc thương mại hóa) đòi hỏi một quan điểm khác trong quản lý sân bay Bài viết này nhằm mục đích giải thích sự phức tạp của kinh doanh sân bay, đặc biệt là những gì liên quan đến vai trò của sân bay như một công
Trang 28ty hoạt động trong mạng lưới các bên liên quan, để sản xuất một tập hợp các gói dịch vụ nhắm vào một số loại khách hàng
Tổ chức OGA Punctuality League (2015) với nghiên cứu “Annual on
- time performance results for airline an airport” Nghiên cứu này phân
loại các cảng hàng không quốc tế theo quy mô từ nhỏ tới lớn và đánh giá theo tiêu chí phần trăm khởi hành đúng giờ của các chuyến bay ở các cảng
đó Đồng thời thống kê top đầu các hãng hàng không giá rẻ đi kèm với mức
độ đúng giờ của các chuyến bay Từ đó, đánh giá mức độ cải thiện của các cảng hàng không thế giới nói chung và đưa ra bảng xếp hạng top các cảng hàng không cải thiện nhất theo từng vùng miền nói riêng
Báo cảo của cảng hàng không quốc tế Singapore Changi Airport
(2015) vớ chủ đề Journey of Transformation, đã đưa ra bức tranh tổng quan
về các hoạt động vận hành, hoạt động kinh doanh của cảng hàng không quốc
tế Changi trong giai đoạn 2015 – 2016 Cụ thể là phân tích các con số thống
kê lượng vận tải hành khách, hàng hóa thương mại, phân tích chiến lược hoạt động để giữ vững vị trí cảng Changi luôn là một trung tâm trung chuyển hàng đầu thế giới Những trải nghiệm đặc biệt chỉ có ở cảng hàng không quốc tế Changi cũng được thể hiện rất sống động trong bài báo cáo này
World Economic Forum, với tên gọi “Glo al competitiveness report
2015 - 2016”, là bản báo cáo cụ thể và chi tiết về các chỉ số năng lực cạnh
tranh của các quốc gia trên thế giới, cung cấp thông tin về một số chỉ số để đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành hàng không
Báo cáo IATA (2016) với chủ đề “Air Passenger Market Analysis November”, đã phân tích sự tăng trưởng hành khách hàng không toàn cầu
theo từng thị trường và những phân tích về các chỉ số ảnh hưởng đến sự tăng trưởng này: lưu lượng hành khách, hệ số tải, chỗ ngồi có sẵn
Trang 29Nghiên cứu khác của IATA (2012) với tiêu đề “Strengthening Japan's Aviation Competitiveness - Re ucing Cost of Infrastructure”, đã phân tích các lợi ích kinh tế của Nhật Bản, từ đó đề xuất giải pháp khai thác
chúng vào vận tải hàng không: cải thiện khả năng cạnh tranh của ngành hàng không qua việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, cắt giảm chi phí
Báo cáo thường niên của sân bay Changi Airport Group (2016),“CAG Annual Report”, cho thấy việc tập đoàn cảng hàng không Changi Singapore
phân tích tổng quan nhất về cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý tập đoàn từ cao xuống thấp; thống kê sơ lược về sự phát triển trong các hoạt động vận tải ở cảng hàng không Changi giai đoạn 2015 – 2016, Những phân tích này nằm dưới góc độ tài chính, tập trung vào thể hiện sự tăng trưởng trong lợi nhuận Báo cáo cũng liệt kê những giải thưởng danh giá mà cảng hàng không quốc
tế Changi đã đạt được trong thời gian qua
Tae - won Chung, Hyun Mi Jang, Jong Joo Lee (2017) với bài báo cáo trên tạp chí The Asian Journal of Shipping and Logistics số 33 phát hành
tháng 12/2017, trang 237 – 244 có nghiên cứu mang tên "A Comparative Analysis of Three Major Transfer Airports in Northeast Asia Focusing on Incheon International Airport Using a Conjoint Analysis", Nghiên cứu này
nhằm mục đích điều tra khả năng cạnh tranh của sân bay quốc tế Icheon (IIA) với các sân bay lớn khác ở Đông Bắc Á trong việc vận chuyển hành khách giữa Đông Nam Á và Trung Quốc đến Bắc M Kết quả đã chỉ ra rằng thương hiệu sân bay là thuộc tính quan trong nhất cho khả năng cạnh tranh của sân bay, tiếp theo là chi phí, kết nối và cửa hàng miễn thuế Nhóm tác giả phân tích sâu hơn vào giá trị thương hiệu, dựa trên kết quả thu được để đề xuất tăng giá trị thương hiệu
Karla Straker, Cara Wrigley (2018) với bài đăng trên tạp chí Journal
of Hospitality and Tourism Management số 34, phát hành tháng 4/2018,
Trang 30trang 82 - 89, với tiêu đề "Engaging passengers across digital channels: An international study of 100 airports", đã tìm hiểu vai trò của việc sử dụng
kênh k thuật số và xếp hạng sân bay bằng trên cơ sở khám phá kênh k thuật số hàng đầu của 100 sân bay Những phát hiện cho thấy rằng việc sử dụng công nghệ sân bay không ảnh hưởng đến xếp hạng dịch vụ tổng thể Kết quả của nghiên cứu này cung cấp thông tin và đề xuất về sử dụng kênh
k thuật số hiện đại để nâng cao tính cạnh tranh cho các sân bay
1.1.3 Các nghiên cứu liên quan đến năng lực cạnh tranh của các cảng hàng không Việt Nam
Trong báo cáo thường niên, Lê Trung Bình (2006) với nghiên cứu
“Nâng cao khả năng cạnh tranh của cụm cảng hàng không miền Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế” đã hé mở nhiều kinh nghiệm cho các
cảng hàng không quốc tế Nghiên cứu này đưa ra cơ sở lý luận và thực tiễn
về năng lực cạnh tranh của các hoạt động dịch vụ hàng không, trình bày thực trạng hoạt động của các cụm cảng hàng không về cơ chế quản lý, lợi thế và bất lợi trong cạnh tranh Từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các cảng hàng không tại cụm cảng miền Nam
Công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và phát triển BSC, đã
có báo cáo chủ đề: “T ng công ty hàng không Việt Nam ACV - báo cáo phân tích c hội đ u tư” (2015) Nghiên cứu đã phân tích tình hình đầu tư
của ACV, giới thiệu về lĩnh vực hàng không của Việt Nam qua những phân tích về hoạt động kinh doanh vận tải, thống kê tài chính của ACV qua đó phân tích SWOT và rủi ro hoạt động kinh doanh của ACV Từ đó đưa ra dự báo kết quả kinh doanh 2015 – 2020 của ngành Hàng không Việt Nam
1.2 Khoảng trống nghiên cứu
Những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về năng lực cạnh tranh của cảng hàng không quốc tế là những tài liệu có giá trị, giúp cho tác
Trang 31giả có những ý tưởng hiện thực hoá nội dung nghiên cứu Những công trình được tác giả đề cập ở trên đã đạt được những kết quả nhất định như: khái quát những vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh của cảng hàng không quốc
tế (khái niệm về năng lực cạnh tranh, các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh, các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh…) Tiêu biểu trong số
đó là nghiên cứu của Roger Flanagan, Weisheng Lu, Liyin Shen & Carol Jewell (2007) đã chỉ ra những điểm thiếu sót của khái niệm năng lực cạnh tranh trong những nghiên cứu trước đây; phân tích thực trạng, cả mặt yếu và mạnh của các cảng hàng không quốc tế Ngoài ra, những nguyên nhân dẫn đến những thành công và hạn chế trong hoạt động nâng cao năng lực cạnh
tranh được phân tích toàn diện trong nghiên cứu “An analysis for the
competitive strength of Asian major airports” của tác giả Yonghwa Park
(2003), hay qua các phân tích sắc nét của tác giả D.Starkie (2008) về môi trường tranh tranh tác động như thế nào đối với các cảng hàng không quốc tế
trên cơ sở phân tích trường hợp ở nước Anh trong nghiên cứu: “ The airport
industry in a competitive environment – the United kingdom Perspective”
Trong các công trình tác giả đã tổng quan, một số vấn đề vẫn còn dư địa thể khai thác như: các nghiên cứu trước đây bàn nhiều về cơ sở lý luận của việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh của cảng hàng không quốc tế, tuy nhiên trong từng nghiên cứu chưa thấy các nghiên cứu này hệ thống hóa, khái quát hóa những vấn đề lý luận liên quan đến năng lực cạnh tranh của các cảng hàng không quốc tế, hay trình bày toàn diện các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của các cảng hàng không quốc tế
Qua việc tổng quan các nghiên cứu ở trên, tác giả nhận thấy các nghiên cứu này thường tập trung phân tích những mặt mạnh của các cảng hàng không quốc tế ở các quốc gia nhưng còn thiếu những phân tích chuyên sâu các mặt tồn tại cũng như nguyên nhân dẫn đến những tồn tại đó từ góc độ
Trang 32năng lực cạnh tranh Ngoài ra, việc đưa ra các giải pháp phát triển các cảng hàng không quốc tế chủ yếu ứng dụng cho cảng hàng không quốc tế ở nơi đó, tại địa bàn nghiên cứu đó
Nhiều tài liệu tham khảo có nguồn số liệu tốt nhưng thường tập trung vào báo cáo hàng năm của các hãng hàng không, tiếp cận từ phía công ty nên chưa thể đưa ra những nhận định cụ thể về năng lực cạnh tranh từ những người đến sử dụng dịch vụ mặt đất, chưa rõ được sự phát triển của ngành hàng không, đặc biệt là về trường hợp Việt Nam còn thiếu nhiều với những nhận định cảm tínhm chung chung Các tài liệu ở Việt Nam thiếu đề cập những áp lực phải thay đổi để nâng cao năng lực cạnh tranh trong xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay
Tài liệu phần Việt Nam tác giả tổng quan mới dừng ở việc cung cấp một vài góc độ của năng lực cạnh tranh cũng như lợi thế về môi trường vĩ mô
ở Việt Nam, hay mới đề cập đến sự phát triển của từng cảng hàng không quốc tế mà chưa thể nêu lên đầy đủ những lợi thế cạnh tranh vốn có của các cảng hàng không quốc tế Vì vậy, còn thiếu các nghiên cứu toàn diện về
sự phát triển, về năng lực cạnh tranh hay các yếu tố kìm hãm sự phát triển cảng hàng không quốc tế tại Việt Nam Xuyên suốt các nghiên cứu, tác giả chưa thấy những nghiên cứu chuyên biệt về cảng hàng không quốc tế ở Việt Nam Ngoài ra, các phân tích thực trạng cũng giải pháp phát triển cho cảng hàng không quốc tế ở Việt Nam còn vắng bóng trong các nghiên cứu chính thức Các nghiên cứu về Việt Nam được tác giả tổng hợp chưa đưa ra được cái nhìn toàn diện về sự phát triển, về năng lực cạnh tranh hay các yếu tố kìm hãm sự phát triển cảng hàng không quốc tế tại Việt Nam nói riêng và ngành hàng không Việt Nam nói chung Nghiên cứu của Lê Trung Bình (2006) thiếu sự hình thành tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam ACV, do vậy
Trang 33khi phân tích, chưa khai thác được lợi thế nhờ quy mô của tổng công ty cảng sau khi được thành lập
Bên cạnh đó, các bài nghiên cứu ở nội dung Việt Nam mới chỉ đưa ra một số so sánh chung về ngành hàng không Việt Nam với một vài các quốc gia khác trong khu vực Châu Á, chưa phân tích được nội dung về cảng hàng không Các tài liệu tổng quan tác giả tìm được đều chưa rút ra được những thế mạnh riêng của cảng hàng không đang nghiên cứu có thể áp dụng hiệu quả tại Việt Nam hay những yếu tố tác động khiến cho các cảng hàng không quốc tế tại Việt Nam không thể phát triển toàn diện Về nột dung gợi ý giải pháp hay hàm ý chính sách có thể thấy các tác giả chỉ tối ưu hoá được một phần các vấn đề tồn tại như môi trường, thể chế Nhiều nghiên cứu chỉ giới hạn ở một vài góc độ của năng lực cạnh tranh nên vô hình chung các giải pháp đưa ra không thể áp dụng triệt để do các vấn đề tồn đọng còn mâu thuẫn với nhau
Chính vì vậy, để khai thác triệt để các nội dung liên quan tới năng lực cạnh tranh của các cảng hàng không quốc tế ở Việt Nam, tác giả luận án sẽ đi sâu khai thác và làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các cảng hàng không quốc tế Từ việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các cảng hàng không quốc tế, tác giả sẽ phân tích các trường hợp điển hình ở một số cảng hàng không Châu Á Không chỉ dừng lại ở việc phân tích một số cảng hàng không quốc tế Châu Á, tác giả sẽ phân tích 3 cảng hàng không quốc tế tốt nhất Việt Nam để thấy được những vấn đề cần khắc phục ở Việt Nam để từ đó tác giả có được những hàm ý chính sách và gợi ý giải pháp tốt nhất cho cả phía chính phủ, doanh nghiệp
và các bên có liên quan
Trang 34Trong khái niệm cảng hàng không, thuật ngữ “hàng không” được hiểu
là ngành sử dụng máy bay, máy móc do con người chế tạo ra có thể bay trong khí quyển Vận chuyển hàng không là việc vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi bằng đường hàng không “Cảng” được hiểu là nơi nằm ở sông, hồ, biển với các trang thiết bị phục vụ cho việc đưa đón hành khách đi lại hoặc bốc dỡ hàng hóa thường bằng đường thủy
Như vậy, “cảng hàng không” (hay một số nghiên cứu gọi là Không cảng) là n i cung cấp trang thiết ị phục vụ cho vận chuy n hàng không
Theo điều 47, chương 3 Luật hàng không dân dụng Việt Nam, cảng hàng
không được định nghĩa như sau: Cảng hàng không là khu vực xác định, ao gồm sân ay, nhà ga và trang ị, thiết ị, công trình c n thiết khác được sử ụng cho tàu ay đi, đến và thực hiện vận chuy n hàng không Sân bay là
khu vực xác định được xây dựng để bảo đảm cho tàu bay cất cánh, hạ cánh
và di chuyển Như vậy, cảng hàng không là một khái niệm rộng h n sân
ay, có th nói sân ay là một ph n của cảng hàng không
Khái niệm cảng hàng không có thể hiểu dưới 3 khía cạnh:
Về mặt địa lý: Cảng hàng không là phần mặt đất, bao gồm các công trình, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị k thuật phục vụ cho tàu bay, máy bay hạ/cất cánh
Trang 35Về mặt chức năng: Cảng hàng không là nơi chuyển tiếp từ loại hình giao thông khác sang loại hình giao thông đường hàng không và ngược lại
Về mặt kinh tế: Cảng hàng không được coi là một tổ hợp kinh tế - k thuật - dịch vụ liên quan đến hàng không và phi hàng không
Mỗi cảng hàng không đều được chia thành 2 khu vực:
- Khu bay (Airside) gồm: đường băng, đường lăn, sân đỗ máy bay, hệ thống thông tin tín hiệu (đèn tín hiệu, đài phát tín hiệu hệ thống biển báo chỉ dẫn…) Khu vực này phục vụ cho các tàu bay, máy bay đỗ và hạ/cất cánh
- Khu mặt đất (Landside): khu nhà ga là khu vực cung cấp dịch vụ hàng không để làm thủ tục cho hành khách, hành lý và hàng hóa Khu nhà ga bao gồm: ga hành khách, ga hàng hóa và nhà ga dùng chung cho cả hành khách
và hàng hóa
Vì vậy, có thể hiểu cảng hàng không là nơi đỗ cũng như cất hạ cánh của máy bay Máy bay chỉ có thể bay từ điểm này đến điểm kia khi có cảng hàng không, sân bay Đồng thời cảng hàng không là nơi cung cấp các điều kiện vật chất k thuật và các dịch vụ liên quan tới vận chuyển hàng không và phi hàng không
2.1.1.2 Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
Có nhiều cách tiếp cận về thuật ngữ “ngành”, “cạnh tranh”, “năng lực cạnh tranh của ngành” Ngành là một hệ thống tập hợp các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sử dụng các yếu tố đầu vào, quy trình sản xuất, công nghệ để sản xuất và cung cấp những sản phẩm tương tự, thay thế cho nhau Theo Tổng cục thống kê (2012), phân ngành kinh tế thực chất là phân loại hoạt động kinh tế xã hội có cùng đặc trưng hoạt động vào các ngành tương ứng (ví dụ như cùng quy trình sản xuất hay sản phẩm có cùng công dụng) Nguyên tắc phân ngành dựa vào 3 yếu tố chính:
Trang 36(1) Đặc trưng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ;
(2) Nguồn nguyên liệu đầu vào và quy trình công nghệ;
(3) Công dụng của sản phẩm hàng hóa và dịch vụ
Khái niệm cạnh tranh được sử dụng cho cả phạm vi ngành, phạm vi doanh nghiệp và phạm vi quốc gia Xét theo phạm vi ngành kinh tế, cạnh
tranh được chia làm 2 loại: cạnh tranh giữa các ngành và cạnh tranh trong nội
bộ ngành Để giành lợi thế trên thị trường, các doanh nghiệp phải nắm vững các loại cạnh tranh này để xác định đúng đối thủ cạnh tranh, từ đó lựa chọn chính xác vũ khí cạnh tranh phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp Xét ở góc độ doanh nghiệp, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp được Mac đề cập như sau: “Cạnh tranh tư bản chủ nghĩa là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất
và tiêu thụ hàng hoá để thu lợi nhuận siêu ngạch” Ở đây, Mac đã đề cập đến vấn đề cạnh tranh trong một không gian hẹp chủ nghĩa tư bản lúc này cạnh tranh được xem là sự lấn át, chèn ép lẫn nhau để tồn tại, quan niệm về cạnh tranh được nhìn nhận từ góc độ tiêu cực Ở phạm vi quốc gia, dưới các điều kiện thị trường tự do và công bằng, một quốc gia có thể sản xuất các hàng hoá và dịch vụ đáp ứng được các đòi hỏi của thị trường Quốc tế, đồng thời duy trì và mở rộng được thu nhập thực tế của người dân nước đó
Tại diễn đàn Liên hợp quốc trong báo cáo về cạnh tranh toàn cầu năm
2003, cạnh tranh đối với một quốc gia được định nghĩa là “Khả năng của nước đó đạt được những thành quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt đựơc các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao được xác định bằng các thay đổi của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tính trên đầu người theo thời gian” Theo Porter (1985), bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đó ganh đua, đấu tranh, tìm mọi biện pháp, phương thức và cách thức
Trang 37tiến hành để có thể tồn tại, khẳng định ưu thế, đạt được lợi thế, kết quả, lợi nhuận, địa vị hay những thứ khác mà các bên mong muốn đạt được
Năng lực cạnh tranh có thể hiểu là khả năng chủ thể (có thể là các
doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân) trong việc kiểm soát, làm chủ, sử dụng các lợi thế, nguồn lực một cách hiệu quả nhằm đạt kết quả cao hơn so với nội tại
và so với các đối thủ cạnh tranh Năng lực cạnh tranh cũng được hiểu theo nhiều phạm vi và cấp độ khác nhau Năng lực cạnh tranh cấp ngành được thể hiện qua các chỉ số như: tổng doanh thu, tốc độ tăng trưởng và phát triển, chất lượng hàng hóa và dịch vụ ngành đó cung cấp cho xã hội, … Đây là những chỉ số quan trọng quyết định đến sự hấp dẫn đầu tư hay không, hấp dẫn dòng tiền trong thị trường sẽ chảy về ngành đó nhiều hay ít, có năng lực cạnh tranh cao hay thấp Nếu không có nhiều doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tốt, sản phẩm có năng lực cạnh tranh tốt thì ngành cũng sẽ không có năng lực cạnh tranh cao Ở cấp độ doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh được thể hiện qua các kết quả kinh doanh tài chính (như doanh thu, tỷ suất lợi nhuận và doanh số bán hàng) hay các kết quả phi tài chính (như văn hóa doanh nghiệp, vị thế, thương hiệu, sự gắn bó đoàn kết và hình ảnh doanh nghiệp với xã hội) Một doanh nghiệp có những sản phẩm hàng hóa hay dịch
vụ có năng lực cạnh tranh tốt hơn so với đối thủ thì doanh nghiệp đó mới có năng lực cạnh tranh cao hơn các doanh nghiệp khác
Đối với năng lực cạnh tranh cấp quốc gia, năng lực cạnh tranh được thể hiện
ở khả năng sản xuất sản phẩm hàng hóa và dịch vụ phù hợp với thị trường quốc tế, có khả năng thâm nhập vào thị trường quốc tế đồng thời nâng cao thu nhập cho người dân quốc gia đó Một quốc gia muốn có năng lực cạnh tranh tốt thì cần phải có những sản phẩm, những doanh nghiệp và những ngành có năng lực cạnh tranh tốt
Trang 382.1.2 Các mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh
ý thuyết Micheal Porter
Lý thuyết cạnh tranh được Micheal Porter thể hiện thành công trong 3 tác phẩm: “Lợi thế cạnh tranh quốc gia” (Nguyên gốc tiếng Anh là “The competive advantage of Nations”), “Lợi thế cạnh tranh” (Nguyên gốc tiếng Anh là “The competive advantage”), “Chiến lược cạnh tranh” (Nguyên gốc tiếng Anh là “Competitive Strategy”)
Trong tác phẩm “Lợi thế cạnh tranh”, Porter (1985) đã đưa ra các chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp như chi phí thấp, khác biệt hóa, đa dạng hóa, chiến lược phòng thủ và chiến lược chiều ngang Đặc biệt, Porter đưa ra định nghĩa thế nào là một ngành, cấu trúc ngành và sự cân bằng cung cầu, cấu trúc ngành và nhu cầu người mua, ma trận phân khúc ngành, mối quan hệ giữa công nghệ và lợi thế cạnh tranh Đây là nền tảng lý luận quan trọng để luận án vận dụng vào phân tích ngành, cấu trúc ngành cũng như năng lực cạnh tranh trong ngành hàng không
Đối với tác phẩm “Chiến lược cạnh tranh”, Porter (1980) đã phân tích
cơ cấu của ngành, làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trong ngành (Khách hàng, sản phẩm dịch vụ thay thế, đối thủ tiềm năng, nhà cung cấp và đối thủ trong ngành), chu k sống của sản phẩm, khung phân tích dự báo sự vận động của ngành Tác phẩm đã đưa ra k thuật để phân tích ngành công nghiệp và đối thủ cạnh tranh Đây là cơ sở lý thuyết quan trọng
để luận án làm rõ lý luận về năng lực cạnh tranh ngành
Tác phẩm “Lợi thế cạnh tranh quốc gia” được Micheal Porter đưa ra năm 1990 Lý thuyết giải thích tại sao một quốc gia lại có vị trí dẫn đầu trong việc sản xuất một sản phẩm Porter xác định có 6 nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của một quốc gia:
1) Điều kiện về cầu;
Trang 392) Vai trò chính phủ;
3) Cơ hội (Sự ngẫu nhiên);
4) Điều kiện yếu tố sản xuất;
5) Các ngành công nghiệp có liên quan và các ngành công nghiệp
Hình 2.1: Mô hình kim cư ng của Michael Porter
Nguồn: Porter, M E "How Competitive Forces Shape Strategy." Harvard
Business Review 57, no 2 (March–April 1979): 137–145
Trang 40(1) Điều kiện các yếu tố sản xuất đầu vào: Bao gồm nhân lực, nguồn lực vật chất, kiến thức, nguồn vốn và cơ sở hạ tầng Điều kiện yếu tố đầu vào quan trọng đối với khả năng cạnh tranh, giúp ngành bù đắp lại các yếu
tố bất lợi
(2) Chiến lược, cơ cấu cạnh tranh nội bộ ngành: Cách thức quản lý, mục tiêu mà các công ty đặt ra Sự hiện diện của sự cạnh tranh khốc liệt trong nội bộ ngành tạo ra áp lực phải đổi mới để nâng cấp khả năng cạnh tranh
(3) Điều kiện về cầu: Bản chất của nhu cầu thị trường nội địa (liên quan đến chất lượng, giá cả sản phẩm và nhu cầu của khách hàng) Điều kiện cầu giúp các doanh nghiệp, tổ chức tạo ra một lợi thế cạnh tranh, đổi mới nhanh hơn và tạo ra các sản phẩm ưu thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh
(4) Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan: Sự hiện diện các tổ chức, đơn vị hổ trợ, cung ứng dịch vụ và các ngành liên quan khác nhằm tạo
ra năng lực cạnh tranh quốc tế cho các ngành sản xuất Đồng thời, các ngành công nghiệp cũng tham gia trong quá trình nâng cấp, kích thích các công ty khác trong chuỗi sáng tạo
(5) Chính phủ: Ảnh hưởng tới các điều kiện cung cấp các yếu tố đã kể trên Sự can thiệp của chính phủ có thể xảy ra tại địa phương, khu vực, cấp
độ quốc gia, siêu quốc gia
(6) Cơ hội: Xảy ra ngoài tầm kiểm soát của một công ty Cơ hội tạo ra
sự gián đoạn, trong đó một số vị trí tăng cạnh tranh và một số bị mất khả năng cạnh tranh
Tất cả những yếu tố này tương tác với nhau để tạo điều kiện đổi mới
và cải thiện khả năng cạnh tranh
Mô hình phân tích SWOT
Albert Humphrey và các cộng sự (2005) tại Viện nghiên cứu