1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

quy trình họp phụ huynh theo lớp

6 279 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 68 KB

Nội dung

quy trình họp phụ huynh cấp Trung học phổ thông,.........................Lời nói đầu Yếu tốbút pháp tượng trưng, siêu thực đã tồn tại từ lâu trong lịch sử văn học nhân loại nhưng phải đến cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX mới phát triển thành trào lưu nghệ thuật ở phương Tây. Tuy tồn tại trong khoảng thời gian không dài nhưng chủ nghĩa tượng trưng và chủ nghĩa siêu thực có sức lan tỏa khá sâu rộng đến nhiều nền văn học trên thế giới, thâm nhập vào nhiều loại hình nghệ thuật, mở ra thời kỳ phát triển rực rỡ của chủ nghĩa hiện đại. Sự tiếp xúc sâu rộng với văn hóa phương Tây từ cuối thế kỷ XIX đã dần đưa văn học Việt Nam từ quỹ đạo văn học vùng Đông Á sang quỹ đạo văn học thế giới. Phong trào Thơ mới (1932 1945) là kết quả của quá trình vận động tất yếu của thơ ca dân tộc trong cuộc tiếp xúc văn hóa Đông Tây. Chỉ hơn mười năm, Thơ mới đã “đi qua” lãng mạn đến tượng trưng rồi bước chân vào lãnh địa của siêu thực để hội nhập với thơ ca thế giới. Mặc dù chưa phát triển thành những trào lưu văn học nhưng khá nhiều thi sĩ Thơ mới đã có ý thức thực hành sáng tạo theo những định hướng tư duy nghệ thuật và quan niệm thẩm mỹ của chủ nghĩa tượng trưng và chủ nghĩa siêu thực. Trong thời đại thi ca ấy, ý thức nghệ thuật đã được thể hiện qua những tuyên ngôn khá ồn ào, quyết liệt, qua những thi phẩm hiện đại mang màu sắc riêng. Đó là cơ sở để chúng tôi cho rằng đã hình thành khuynh hướng tượng trưng và siêu thực trong thơ Việt Nam hiện đại. Sau Cách mạng tháng Tám, ở phía Bắc, bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của loại hình văn học cách mạng nổi lên như dòng chủ lưu, khuynh hướng tượng trưng và siêu thực tồn tại một cách âm thầm, chìm khuất trong những nguồn lạch nhỏ lẻ, biểu hiện ở những thể nghiệm tìm tòi về bút pháp, những trò chơi ngôn từ, những trình hiện về vô thức và tâm linh. Những yếu tố đó biểu hiện đậm nhạt khác nhau trong thơ của Nguyễn Đình Thi, Hoàng Cầm, Lê Đạt, Trần Dần và một số thi phẩm khác, góp phần tạo nên tính đa dạng của nền thơ Việt Nam hiện đại. Trong giai đoạn 1954 1975, đất nước bị chia cắt đôi miền, văn học hai miền chịu sự chi phối của những ý thức hệ khác nhau và những giao lưu văn hóa khác nhau. Trong lúc văn học miền Bắc sáng tạo theo nguyên tắc tư tưởng thẩm mỹ của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa thì văn học miền Nam trong vùng tạm chiếm lại chịu ảnh hưởng của các trào lưu văn học hiện đại phương Tây và khuynh hướng tượng trưng, siêu thực vẫn tiếp nối trong thơ của Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Thanh Tâm Tuyền, Bùi Giáng, Tô Thùy Yên, Nguyên Sa… Sau năm 1975, miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất, văn học trở về trong mái nhà chung và từng bước tìm ra sự thống nhất trong tính đa dạng. Đặc biệt từ sau 1986, công cuộc đổi mới triệt để và toàn diện được Đảng khởi xướng đã mở ra một thời đại mới trong văn học Việt Nam. Đó là thời đại mà văn học nghệ thuật có điều kiện giao lưu hội nhập toàn cầu, được tự do tìm tòi sáng tạo, được chủ động tiếp nhận các giá trị nghệ thuật nhân loại và được thể nghiệm những phương pháp nghệ thuật khác nhau. Trong bối cảnh đó, thơ Việt Nam đương đại phát triển thật đa dạng, nhiều âm hưởng, lắm giọng điệu, nhiều khuynh hướng sáng tạo nhưng còn dang dở trong những thể nghiệm tìm tòi, chưa kết tinh được những thành tựu đỉnh cao…. Trong một thời gian khá dài ở miền Bắc, với sự độc tôn của phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa và sự chi phối của phản ánh luận, những thành tựu của chủ nghĩa tượng trưng và chủ nghĩa siêu thực không được nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan, thậm chí có những ý kiến phê phán, phủ nhận. Những thập niên gần đây, cách nhìn nhận các trào lưu hiện đại cởi mở hơn và có lẽ vì thế mà bút pháp, yếu tố tượng trưng, siêu thực hiện diện dày đặc hơn trong thơ Việt Nam đương đại. Điều đó là xu thế phù hợp với sự vận động của tư duy nghệ thuật nhân loại trong tiến trình hiện đại hóa. Sự thay đổi cách nhìn sự vật sẽ đưa lại những khám phá mới về thế giới. Nếu chủ nghĩa hiện thực khám phá sâu sắc mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh thì chủ nghĩa tượng trưng say mê khám phá thế giới bí ẩn, kỳ diệu, một thế giới tương giao hòa hợp, vừa bình dị vừa thiêng liêng, vừa rõ ràng vừa huyền ảo; còn chủ nghĩa siêu thực, bằng cơ chế tự động tâm linh, bằng giấc mơ vụt hiện, lại khám phá thêm một giới mới, thầm kín, bí mật sâu thẳm trong nội tâm con người thế giới của tiềm thức, vô thức. Mỗi trào lưu nghệ thuật đều góp thêm một cách nhìn con người và thế giới để thế giới nghệ thuật hiện lên đa diện, đa màu, đa dạng hơn và toàn nguyên hơn. Với tinh thần đó, chúng tôi tìm thấy hứng thú học thuật trong quá trình nghiên cứu khuynh hướng tượng trưng và siêu thực trong thơ Việt Nam hiện đại. Để có được một hệ quy chiếu, chuyên luận mở ra bằng hai chương tổng quan về chủ nghĩa tượng trưng và siêu thực trong nghệ thuật nhân loại và quá trình tiếp nhận quan niệm thẩm mỹ và nguyên tắc sáng tạo của hai thi phái này trong thơ Việt Nam hiện đại. Những chương viết tiếp theo làm sáng tỏ sự hiện diện của những khuynh hướng này trên nhiều cấp độ nghệ thuật, từ ý thức nghệ thuật đến sáng tạo thơ, từ nội dung biểu đạt đến phương thức biểu đạt, từ bút pháp đến yếu tố. Từ những phân tích các tác giả và tác phẩm có dấu ấn tượng trưng siêu thực, chuyên luận muốn khẳng định rằng, sự tiếp nhận sáng tạo các trào lưu văn học thế giới góp phần hiện đại hóa, đa dạng hóa thơ Việt Nam hiện đại. Chính quá trình giao lưu, tiếp biến ấy đã đánh thức tiềm năng sáng tạo của thi nhân, làm nổi rõ bản lĩnh, bản sắc văn hóa, sức sống ngôn ngữ dân tộc và góp phần tạo nên những thi phẩm có giá trị cho thơ ca nước nhà. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng có những giới hạn không dễ vượt qua, chắc chắn chuyên luận này có những thiếu sót, mong được bạn đọc chỉ giáo để cuốn sách hoàn thiện hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo những điều kiện thuận lợi để cuốn sách được ra mắt bạn đọc, cảm ơn các nhà khoa học, các đồng nghiệp đã góp ý cho chúng tôi trong quá trình biên soạn. Thay mặt các tác giả PGS.TS. Trần Khánh Thành Tin mới Một số ứng dụng học tiếng Anh trên điện thoại 13102016 06:35 Đồng dao trong đời sống văn hóa Vĩnh Long 31052016 12:31 Các tin khác Thông tin diễn đàn học tập 15122014 08:48 < Trang trước Trang sau > THÔNG BÁO Thông báo tăng cường các biện pháp đề phòng bị lây nhiễm virus máy tính WannaCry Lịch thi HK2 năm học 2016 2017 các lớp K11 Thông báo về việc đăng ký học hè năm học 2016 2017 Thông báo về việc ôn tập thi tốt nghiệp và đăng ký dự thi tốt nghiệp Lịch thi HK2 lần 1 K910 năm học 20162017 SINH VIÊN Diễn đàn học tập Điểm thi Thời khóa biểu Lịch thi Thông tin tốt nghiệp Biểu mẫu LIÊN KẾT CÁC KHOA Khoa Kỹ thuật công nghệ Khoa Dược Điều dưỡng Khoa Cơ bản Khoa Lý luận chính trị Khoa Sinh học ứng dụng ĐÓNG GÓP Ý KIẾN nhập vào tên của bạn nhập vào email của bạn nội dung đóng góp ý kiến Gửi

Trang 1

QUY TRÌNH TIẾN HÀNH CUỘC HỌP

PHỤ HUYNH THEO LỚP

MỤC ĐÍCH: Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác giáo dục

MỤC TIÊU: Sau cuộc họp, phụ huynh cả lớp:

 Biết được kết quả học tập và rèn luyện của con mình và của cả lớp

 Phân tích được kết quả học tập rèn luyện của con mình và của cả lớp

 Xác định được các biện pháp thúc đẩy việc học tập và rèn luyện của học sinh lớp

 Thống nhất những khoản thu và chi quỹ lớp

 Phụ huynh vui vẻ, hài lòng sau cuộc họp

QUY TRÌNH TIẾN HÀNH HỌP

BƯỚC 1 MỞ ĐẦU CUỘC HỌP

Kết quả cần đạt:

 Phụ huynh thấy vui vẻ thoải mái khi gặp nhau trong cuộc họp

 Sẵn sàng tham gia cuộc họp, chờ đợi những điều bổ ích

Tiến trình và Phương pháp:

 Phụ huynh chào hỏi, trò chuyện với nhau

 Người điều hành chào đón, cảm ơn phụ huynh đễn dự họp

 Hỏi chuyện thân mật, kể một câu chuyện thú vị về một hoạt động của lớp trong thời gian vừa qua

Ví dụ: Xin kính chào các bác các anh chị, và xin cảm ơn các bác và các anh chị

đã giành thời gian đến dự cuộc họp hôm nay Trước khi vào những nội dung chính của cuộc họp, tôi muốn được chia sẻ với các bác và các anh chị một câu chuyện vui của lớp của các con chúng ta “Trong đợt thi đua chào mừng 20/11 lớp đã đạt thành tích…(GV sẽ kể một chuyện về thành công của lớp)”

BƯỚC 2 TÌM HIỂU SỰ QUAN TÂM CỦA PHỤ HUYNH

Kết quả cần đạt:

Trang 2

 Phụ huynh nêu được những điều mình muốn biết, muốn trao đổi bàn luận về việc học tập, rèn luyện của con em mình

 Các ý kiến được ghi chính xác, rõ ràng trên bảng lớp

Tiến trình và Phương pháp:

 GV đề nghị phụ huynh nêu những điều họ quan tâm về việc học tập và rèn luyện của con em mình GV nên nói vừa đủ để phụ huynh có hứng thú tham gia ý kiến Nếu chỉ nói quá ngắn, chỉ có một câu đề nghị phụ huynh cho ý kiến (ngay), họ sẽ cảm thấy ‘đột ngột’ và ‘hụt hẫng’; nếu nói dài quá, phụ huynh sẽ chán và không rõ ý đề nghị của GV Nói như trong ví dụ sau là vừa đủ (2 câu) Giữa hai câu nên có khoảng lặng 3-5 giây:

VD: ‘Khi đến với cuộc họp này, chắc hẳn các vị phụ huynh cũng có nhiều suy nghĩ, mong muốn muốn được trao đổi về các vấn đề liên quan đến việc học tập

và rèn luyện của các con em chúng ta (và) Để mở đầu cuộc họp, xin mời các vị phụ huynh cùng đưa ra những chủ đề mà chúng ta cần bàn luận trong cuộc họp này’

Chú ý: sau khi đưa ra lời hướng dẫn trên, cần có thời gian 1-2 phút để phụ

huynh tập hợp suy nghĩ của họ trước khi phát biểu GV không nên sốt ruột khi phụ huynh chưa phát biểu ngay GV nên quan sát phụ huynh xem ai sẵn sàng phát biểu trước thì mời họ trước Những người sẵn sàng phát biểu thường có biểu hiện như: họ nhìn vào GV, họ trao đổi với người bên cạnh, họ viết gì đó vào

sổ của mình, …

GV mời phụ huynh phát biểu và ghi lại các ý kiến phụ huynh đưa ra

VD: Kết quả học tập và rèn luyện của HS ở trường;

Thực tế việc học ở nhà của HS;

Cách dạy con học ở nhà;

Đồ dùng học tập cần chuẩn bị cho con;

Các khoản thu, chi của lớp

Trong trường hợp phụ huynh nói dài, hay kể cả một câu chuyện thì GV phải chú

ý lắng nghe, tóm tắt, làm rõ được ý mà phụ huynh cần quan tâm GV có thể giúp phụ huynh làm rõ ý của mình bằng cách hỏi lại, tóm tắt và khẳng định, tóm tắt và lựa chọn ý trong tâm Ví dụ:

VD: Vậy, điều bác quan tâm là gì? Điều bác đang nói đến ở đây là gì?

Trang 3

Có phải bác đang nói đến … (ví dụ: cách hướng dẫn con học ở nhà không?)

Trong câu chuyện của bác, tôi nghe thấy bác nói về … ví dụ (i) Các khoản đóng góp, (ii) Việc học ở nhà của các con, và (iii) GV mắng HS quá đáng khi các con mắc lỗi Đó có phải là những vấn đề bác quan tâm và muốn đưa vào danh sách các vấn đề cần bàn luận không?

BƯỚC 3 CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ LỚP

Kết quả cần đạt:

 Phụ huynh nắm được kết quả học tập và rèn luyện của HS lớp và các hoạt động của lớp

 Biết được việc thu chi của Ban đại diện phụ huynh HS lớp

Tiến trình và Phương pháp:

GV nói: Để có thêm thông tin giúp cho việc bàn luận những vấn đề trên có chất lượng, sau đây tôi xin được báo cáo với các vị phụ huynh về tình hình chung của lớp mình:

 GV báo cáo về tình hình học tập của HS theo từng nhóm học lực và các hoạt động của lớp Phần báo cáo của GV nên bám theo những chủ đề

mà phụ huynh đã nêu ở trên GV nên phôtô bảng điểm của cả lớp cho các phụ huynh tự xem Báo cáo của GV nên cung cấp thông tin ở cấp lớp (tỷ lệ chung của lớp, các thế mạnh của lớp, những khó khăn của lớp) và tránh đi quá sâu vào các trường hợp cá nhân, đặc biệt không chê trách các em HS trước tập thể phụ huynh Những việc thuộc cá nhân từng HS, GV nên trao đổi riêng với từng HS và phụ huynh

 Ban đại diện phụ huynh báo cáo việc thu chi và việc phối hợp giáo dục giữa hội phụ huynh và nhà trường

Sau khi đã báo cáo về tình hình lớp, GV hỏi lại để đảm bảo phụ huynh đã nghe

rõ và hiểu đúng những thông tin trong báo cáo GV có thể hỏi: Các vị phụ huynh thấy có điểm nào trong báo cáo chưa rõ cần giải thích thêm?

BƯỚC 4 TIẾP TỤC BÀN LUẬN SÂU VÀ TÌM GIẢI PHÁP

Kết quả cần đạt:

 Phụ huynh trao đổi, hiểu rõ về các vấn đề đã đưa ra

 Tìm ra được cách điều chỉnh hiệu quả và kế hoạch thúc đẩy

Tiến trình và Phương pháp:

Trang 4

GV quay trở lại danh sách các chủ đề mà phụ huynh quan tâm nêu ra ở bước 2

GV giúp phụ huynh đánh giá xem chủ đề nào đã được trả lời thảo đáng, chủ đề nào cần được tiếp tục bàn luận sâu

GV nói: Chúng ta quay trở lại các chủ đề phụ huynh quan tâm và đã nêu ra lúc trước Chúng ta đã nêu ra …(số lượng chủ đề) … bao gồm … (GV nêu lại tên các chủ đề)

GV hỏi: Sau khi nghe các báo cáo của GV và của ban phụ huynh, những chủ đề nào đã có câu trả lời?

GV đánh dấu những chủ đề đã được trả lời, và khẳng định lại các chủ đề cần tiếp tục bàn luận tiếp và khẳng định ‘Bây giờ chúng ta sẽ giành thời gian để bàn luận sâu về các chủ đề này’

VD: Cách dạy con học ở nhà

Chuẩn bị đồ dùng học tập cho con

Kết quả học tập, rèn luyện của từng cá nhân HS

GV đưa ra lời hưnứg dẫn thảo luận: Chúng ta sẽ thảo luận các chủ đề này theo nhóm Mỗi nhóm sẽ thảo luận một chủ đề sau đó báo cáo lại với toàn hội nghị Câu hỏi thảo luận là:

VD:

1 Về vấn đề này các vị thấy có gì khó?

2 Có những cách nào để làm tốt hơn?

GV nói: Bây giờ tôi xin phép được chí các vị thành các nhóm như sau: (GV chọn cách chia nhóm và chia phụ huynh thành nhóm) GV có thể đưa ra mẫu báo cáo Phụ huynh viết trên giấy to (A0) hoặc giấy nhỏ (A4) rồi trình bày với hội nghị

Nhóm 1

HS lớp lớn

bắt nạt lớp bé

Các con tự đi học, phụ huynh không đưa con đi

Các cháu bị bắt nạt không kể với phụ huynh và cô giáo

Nếu phụ huynh biết con mình bị bắt nạt thường có phản ứng quá mức

Hỏi chuyện con hàng ngày để biết tình hình Phụ huynh đón con đi học

về

GV gặp riêng các em HS hay bắt nạt các em bé

Trang 5

Nhóm 2

Dạy con học ở

nhà

Phụ huynh hay quát con

Không biết giúp con bằng cách nào, không biết cách kiểm tra bài của con.

Không giúp con có thói quen, có kỷ luật trong việc học ở nhà.

Quy định thời gian học rõ ràng, không quá nặng.

Tạo các điều kiện học tập (bàn ghế, đèn, tắt TV).

Giúp con tập đọc từng câu, đọc nhắc lại nhiều lần từ khó, câu khó, đoạn khó.

Phụ huynh đọc SGK toán và giúp con nhận dạng đúng bài toán, giúp con từng bước giải toán

Cư xử lịch sự, khuyến khích con cả khi con không làm được như mong muốn

GV mời từng nhóm phụ huynh trình bày kết quả thảo luận GV mời các nhóm khác bổ xung, thống nhất biện pháp GV có thể đặt câu hỏi làm rõ những ý kiến

mà các nhóm phụ huynh đưa ra

GV giúp phụ huynh đưa các giải pháp thành kế hoạch hầnh động cụ thể:

VD: Kế hoạch hành động

Nội dung Thời gian Người thực

hiện

Kết quả mong đợi

Dạy con học ở nhà:

Quy định thời gian học rõ ràng,

không quá nặng.

Tạo các điều kiện học tập (bàn ghế,

đèn, tắt TV).

Giúp con tập đọc từng câu, đọc nhắc

lại nhiều lần từ khó, câu khó, đoạn

khó.

Phụ huynh đọc SGK toán và giúp con

nhận dạng đúng bài toán, giúp con

từng bước giải toán

Cư xử lịch sự, khuyến khích con cả

khi con không làm được như mong

muốn

Bắt đầu ngay sau buổi họp Thực hiện hàng ngày

Mẹ hướng dẫn tập đọc

Bố hướng dẫn toán

Bố và giám sát lẫn nhau

về thái độ khi giúp con học

HS hết sợ bố

mẹ hướng dẫn học bài

Có kỷ luật hơn trong việc học ở nhà

Có tiến bộ rõ rệt trong học tập

GV hỏi để đảm bảo phụ huynh có cơ hội chia sẻ những băn khoăn cuối cùng Ngoài các vấn đề đã trao đổi các vị phụ huynh còn gì muốn chia sẻ nữa không?

Trang 6

BƯỚC 5 KẾT THÚC CUỘC HỌP:

Kết quả cần đạt:

 Đánh giá kết quả cuộc họp

 Phụ huynh vui vẻ hài lòng

Tiến trình và phương pháp:

 GV chốt lại các vấn đề đã thảo luận, thống nhất

 Cảm ơn phụ huynh đã tham gia nhiệt tình và trách nhiệm

 Thúc đẩy tinh thần thực hiện kế hoạch cuộc họp đã đề ra

VD: Kính thưa các bậc phụ huynh trong cuộc họp hôm nay các bậc phụ huynh

đã trao đổi nhiều vấn đề liên quan đến sự việc học tập và rèn luyện của con em chúng ta Đặc biệt chúng ta đã đề ra kế hoạch hành động về hai lĩnh vực quan trọng là: Dạy con học ở nhà và HS bắt nạt HS Tôi xin trân trọng cảm ơn và tin tưởng rằng các vị phụ huynh sẽ thực hiện thành công những kế hoạch đã đề ra Tôi mong nhanạ được những tin vui từ các vị

Cuộc họp kết thúc tại đây, xin kính chúc các bậc phụ huynh sức khỏe – Hạnh phúc và thành đạt

Ngày đăng: 08/02/2019, 17:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w