1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN CHUYÊN đề tự CHỌN

21 473 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 147,5 KB

Nội dung

Do đó, việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có đầy đủ phẩm chấtchính trị, đạo đức, lối sống và năng lực công tác ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụcủa thời kỳ đẩy mạnh côn

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

Mục lục…….……… ….……….…1

MỞ ĐẦU……….………… …….……… ….….……….2

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ… ……4

1.1 Quan điểm của Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác cán bộ….….…4 1.2 Quan điểm của Đảng ta về công tác cán bộ hiện nay………….………… 5

1.3 Nội dung và vai trò của công tác cán bộ……… ……….……….6

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỐ TRÍ, SỬ DỤNG HỢP LÝ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ HIỆN NAY Ở HUYỆN PHÚ HÒA…… ……….7

2.1 Công tác đánh giá; quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý …7

2.2 Kết quả công tác bố trí, sử dụng cán bộ lãnh đạo, quản lý…… … …….13

2.3 Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân……….………14

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CÔNG TÁC BỐ TRÍ, SỬ DỤNG HỢP LÝ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ Ở HUYỆN PHÚ HÒA TRONG THỜI GIAN ĐẾN……… ……… ….16

3.1 Phương hướng……… ……….…… …….….16

3.2 Giải pháp trong thời gian đến …… ……….….….………17

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……….………19

TÀI LIỆU THAM KHẢO……… … 21

Trang 2

MỞ ĐẦU

Tại nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa

VIII) đã khẳng định : “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và của chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng”[3, tr.66] và Kết luận của Hội nghị Trung ương 9 (khóa X) một lần nữa tiếp tục khẳng định : “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng” [4, tr.271].

Do đó, việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có đầy đủ phẩm chấtchính trị, đạo đức, lối sống và năng lực công tác ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụcủa thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã

hội chủ nghĩa, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”

là nhân tố cực kỳ quan trọng có ý nghĩa quyết định đến thành công hay thất bại của

mọi công việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”[2, tr.269] ; “Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”[2, tr.273].

Huyện Phú Hòa được thành lập theo Nghị định số 15/NĐ-CP, ngày31/01/2002 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính thị xã Tuy Hòa đểthành lập huyện Phú Hòa và thị xã Tuy Hòa tỉnh Phú Yên và chính thức đi vào hoạtđộng từ ngày 04/03/2004 Hiện nay, trước yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, độingũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của huyện còn có những hạn chế bất cập chưa đáp ứngđược yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra Cán bộ lãnh đạo, quản lý có trình độ đại học chiếm tỷ

lệ cao nhưng phần lớn chất lượng chuyên môn thực tế của một bộ phận cán bộ cònthấp, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn; cơ cấu ngành nghề và việc bố trí

vị trí, lĩnh vực công tác chuyên môn có nhiều trường hợp chưa phù hợp

Mặt khác, trong những năm đến khả năng hẫng hụt cán bộ kế thừa dễ xảy ra

vì độ tuổi bình quân hiện nay của cán bộ lãnh đạo, quản lý khá cao; nhiều cơ quan,đơn vị cán bộ cấp trưởng, phó có độ tuổi gần bằng nhau hoặc bằng nhau sẽ nghỉcông tác, nghỉ hưu cùng lúc sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc chỉ đạo, điều hành của

Trang 3

đơn vị khi cùng thay đổi cán bộ Tỷ lệ cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ chiếm tỷ lệthấp, không có cán bộ nữ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủyquản lý, cán bộ nữ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý chiếm tỷ lệ thấp

Từ thực trạng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong huyện hiện nay chothấy sự cần thiết phải tiếp tục đẩy mạnh thực hiện đồng bộ các giải pháp trong côngtác cán bộ mà trọng tâm là quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng gắn với luân chuyển, bốtrí, sắp xếp, kiện toàn, bổ sung hợp lý cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm xây dựng độingũ cán bộ đảm bảo về chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu độ tuổi, giớitính, lĩnh vực chuyên môn, bảo đảm tính kế thừa, phát triển và sự chuyển tiếp liêntục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ; có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chấtđạo đức tốt, có sức khỏe, năng lực và trình độ chuyên môn ngang tầm yêu cầu nhiệm

vụ trong tình hình mới; khắc phục sự hẫng hụt đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý,

Xuất phát từ lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Bố trí, sử dụng hợp lý

cán bộ lãnh đạo, quản lý của huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên”, để làm tiểu luận cho

chuyên đề tự chọn

Trang 4

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ 1.1 Quan điểm của Lênin và của Chủ tịch Hồ Chính Minh về công tác cán bộ

1.1.1 Quan điểm của Lênin về công tác cán bộ

Trong thời kỳ lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền, Lênin đã khẳng định:

“Trong lịch sử chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị Nếu nó không đào tạo ra được hàng ngũ của mình lãnh đạo chính trị lãnh đạo tiên phong

có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào”[1, tr.43].

Theo Lênin, muốn lật đổ chế độ Nga Hoàng và giành chính quyền, phải có đội

ngũ “Cán bộ chuyên nghiệp” Ngay từ đầu những ngày thành lập Đảng, Lê nin đã

rất coi trọng công tác cán bộ Người cho mở các trường, lớp đào tạo cán bộ và chínhNgười đã giảng bài ở các lớp trường đó Cách mạng tháng Mười không thể thànhcông nếu không có đội ngũ cán bộ được đào tạo như thế Sau khi giành chính quyền,nước Nga tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, Người lại khẳng định:

“Nghiên cứu con người, tìm những cán bộ có bản lĩnh hiện nay đó là then chốt; nếu không thế thì tất cả mọi mệnh lệnh và quyết định sẽ chỉ là mớ giấy lộn”[1, tr.499]

1.1.2 Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác cán bộ

Trong hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh luôn luôn chú trọng đến việc xâydựng đội ngũ cán bộ để có đủ sức mạnh hoàn thành sự nghiệp vẻ vang của Đảng Tưtưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp cách

mạng Việt Nam Hầu như mọi người đều thuộc lòng lời dạy của Bác Hồ: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”[2, tr.269] ; “Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”[2, tr.273] Đó là một chân lý; với ý nghĩa như vậy, chúng ta có

thể hiểu rằng, cán bộ là lực lượng tinh túy nhất của xã hội, có vị trí vừa tiên phong,vừa là trung tâm của xã hội và có vai trò cực kỳ quan trọng của hệ thống chính trịnước ta Thực tiễn lãnh đạo cách mạng Việt Nam của Đảng ta từ ngày thành lập tớinay đã chứng minh sức sống bất diệt của chân lý đó

Trang 5

Ở bất kỳ giai cấp nào trong lịch sử muốn trở thành giai cấp lãnh đạo xã hộicũng phải đào tạo được đội cán bộ tiêu biểu cho giai cấp mình Mỗi giai đoạn, mỗithời kỳ cách mạng đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ tiêu biểu đáp ứng được yêu cầucủa nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn đó Khi nào, nơi nào làm tốt công tác cán bộthì khi đó, nơi đó cách mạng sẽ có nhiều thuận lợi và giành được thắng lợi và ngượclại Với quan điểm đó, cả cuộc đời mình, Hồ Chí Minh luôn luôn chú trọng đến côngtác cán bộ, từ đánh giá, lựa chọn huấn luyện, thử thách rèn luyện, sử dụng, đãi ngộ.Như vậy, cán bộ là vấn đề quan trọng gắn liền với thành công hay thất bại của sự

nghiệp cách mạng Bởi vì theo Người: “Cán bộ là người đem chủ trương chính sách của Đảng, của Chính phủ giải trình cho dân chúng hiểu rõ và thi hành”[2, tr.269].

Trong giai đoạn Đảng cầm quyền vấn đề đó càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Để lãnh đạo cách mạng, Đảng phải mạnh, muốn Đảng mạnh thì các đảng viên phải tốt” và Người cũng đã mạnh dạn chỉ ra những

hạn chế của Đảng trong việc đánh giá cán bộ, đảng viên Trong tác phẩm “Sửa đổi lề

lối làm việc” (1947), Người đã viết: “Từ trước đến nay, Đảng ta chưa thực hành một cách thường xuyên xem xét cán bộ, đó là một khuyết điểm to” Là một nhà Mác-

xít mẫu mực, Bác rất hiểu con người và đòi hỏi công tác cán bộ phải xuất phát từquan điểm duy vật biện chứng: khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể Đòi hỏi côngtác cán bộ phải khắc phục những quan điểm duy tâm, siêu hình về con người, điều

mà từ xưa đến nay công tác cán bộ chưa khắc phục được

1.2 Quan điểm của Đảng ta về công tác cán bộ hiện nay

Một là: Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, là khâu then

chốt trong công tác xây dựng Đảng Phải thường xuyên chăm lo xây dựng đội ngũcán bộ, đổi mới công tác cán bộ gắn với đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng

Hai là: Phải xuất phát từ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ

quốc, từ yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, HĐH đất nước nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,văn minh, vững bước đi lên Chủ nghĩa xã hội

Trang 6

CNH-Ba là: Quán triệt quan điểm giai cấp công nhân của Đảng, phát huy sức mạnh

toàn dân tộc, truyền thống yêu nước, đại đoàn kết và gắn bó mật thiết với nhân dân,…

Bốn là: Gắn việc xây dựng đội ngũ cán bộ với xây dựng Tổ chức và đổi mới

cơ chế, chính sách; với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM

Năm là: Thông qua hoạt động thực tiễn và phong trào cách mạng nhân dân,

nâng cao trình độ dân trí, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để tuyển chọn,giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng cán bộ…

Sáu là: Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ

theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của các tổ chức

và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị

1.3 Nội dung và vai trò của công tác cán bộ

1.3.1 Nội dung công tác cán bộ

Đảng xác định quan điểm, chiến lược, đường lối, chủ trương, chính sách, tiêuchuẩn, quy chế, quy định, phân cấp quản lý cán bộ và công tác cán bộ

Các khâu trong công tác cán bộ: đánh giá cán bộ; quy hoạch cán bộ; đào tạo,bồi dưỡng cán bộ luân chuyển, điều động cán bộ; bố trí, sử dụng cán bộ; quản lý cán

bộ khen thưởng, kỷ luật cán bộ; thực hiện chính sách đãi ngộ cán bộ; kiểm tra, giámsát cán bộ; bảo vệ chính trị nội bộ; giải quyết khiếu nại, tố cáo cán bộ; kiện toàn tổchức, nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác cán bộ

Lãnh đạo và tổ chức các tổ chức trong hệ thống chính trị và nhân dân tham giaphát hiện, kiểm tra và giám sát cán bộ

Nghiên cứu khoa học, sơ kết, tổng kết, phát triển lý luận về công tác cán bộ

1.3.2 Vai trò của công tác cán bộ

Công tác cán bộ có vai trò quyết định đến việc xây dựng, nâng cao chất lượngđội ngũ cán bộ

Công tác cán bộ là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng tức là “khâu then chốt của nhiệm vụ then chốt” trong công cuộc đổi mới.

Công tác cán bộ là một nội dung quan trọng trong phương thức lãnh đạo của Đảng

Trang 7

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỐ TRÍ, SỬ DỤNG HỢP LÝ CÁN BỘ,

QUẢN LÝ HIỆN NAY Ở HUYỆN PHÚ HÒA 2.1 Công tác đánh giá; quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý

2.1.1 Công tác đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý

Đánh giá cán bộ là khâu quan trọng trong công tác cán bộ, qua đánh giá cán

bộ sẽ làm rõ ưu điểm, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu về phẩm chất chính trị, đạođức, lối sống, năng lực, hiệu quả công tác và triển vọng phát triển của cán bộ, côngchức; làm căn cứ để tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, điềuđộng, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và thực hiệnchế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức

* Nội dung đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý:

- Về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống: Nhận thức, tư tưởng chính trị; việc

chấp hành chủ trương, đường lối và quy chế, quy định của Đảng, chính sách, phápluật của Nhà nước; việc giữ gìn đạo đức, lối sống lành mạnh, chống quan liêu, thamnhũng, lãng phí và những biểu hiện tiêu cực; tinh thần học tập để nâng cao trình độ;tính trung thực, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tự phê bình và phê bình; đoàn kết,quan hệ trong công tác, mối quan hệ, tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân

- Về mức độ thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao: Mức độ hoàn thành

khối lượng công việc được giao, chất lượng, tiến độ, hiệu quả thực hiện công việctrong từng vị trí, từng thời gian; tác phong, lề lối làm việc, tinh thần trách nhiệmtrong công tác

- Về chiều hướng và triển vọng phát triển: Tốt hơn; giữ mức; giảm.

Công tác đánh giá cán bộ theo định kỳ hằng năm được các cấp ủy đảng từ tỉnhđến huyện chỉ đạo, thực hiện việc đánh giá đảm bảo chặt chẽ, đúng quy trình, quyđịnh, không làm lướt, qua loa, chiếu lệ Là cơ quan tham mưu cho Ban Thường vụHuyện ủy trong công tác đánh giá cán bộ, hằng năm Ban Tổ chức Huyện ủy làm tốt

Trang 8

công tác kiểm điểm, đánh giá cán bộ, công chức và thông báo kết quả đánh giá đúngquy định, quy trình của kết quả đánh giá Bên cạnh đó, Tham mưu Ban Thường vụHuyện ủy làm tốt công tác đánh giá cán bộ trước khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điềuđộng, luân chuyển theo đúng quy trình đánh giá cán bộ.

2.1.2 Công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý

Từ kết quả đánh giá chất lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý đã làm căn cứ choviệc lựa chọn cán bộ đưa vào quy hoạch hoặc đưa ra khỏi quy hoạch những cán bộkhông còn đủ điều kiện, tiêu chuẩn

Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý là công tác phát hiện sớm nguồn cán bộtrẻ có đức, có tài, có triển vọng về khả năng lãnh đạo, quản lý, đưa vào quy hoạch để

có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn các chức danh lãnh đạo, quản lý, đáp ứngnhiệm vụ chính trị trước mắt và lâu dài của địa phương Đề án quy hoạch cán bộ là

kế hoạch tổng thể, dài hạn về đội ngũ cán bộ có triển vọng đảm nhiệm các chức danhlãnh đạo, quản lý và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng sốcán bộ đó theo quy hoạch Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý phải xuất phát từ yêucầu nhiệm vụ chính trị và thực tế đội ngũ cán bộ; phải gắn với các khâu khác trongcông tác cán bộ, bảo đảm sự liên thông quy hoạch của cả đội ngũ cán bộ trong hệthống chính trị Để quy hoạch cán bộ sát với thực tiễn và có tính khả thi, phải căn cứvào yêu cầu nhiệm vụ chính trị của từng thời kỳ để xác định tiêu chuẩn, cơ cấu đội

ngũ cán bộ trong quy hoạch (trình độ, ngành nghề, lĩnh vực công tác, độ tuổi, nam,

nữ, dân tộc ); phải nắm chắc đội ngũ cán bộ hiện có, dự báo được nhu cầu cán bộ

trước mắt và lâu dài, trên cơ sở đó mới tiến hành lựa chọn, giới thiệu cán bộ vào quyhoạch, đồng thời xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụngcán bộ theo quy hoạch

* Phải đánh giá đúng cán bộ trước khi đưa vào quy hoạch:

- Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: Nhận thức, tư tưởng chính trị;

việc chấp hành chủ trương, đường lối, quy chế, quy định của Đảng, chính sách, phápluật của Nhà nước; việc giữ gìn đạo đức, lối sống, chống quan liêu, tham nhũng,lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác; tinh thần tự học tập nâng cao trình độ; tính

Trang 9

trung thực, công bằng, khách quan, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệmtrong công tác; việc chấp hành chính sách, pháp luật của vợ, chồng, con; mối quan

hệ với nhân dân

- Về năng lực thực tiễn: Thể hiện ở kết quả, hiệu quả công tác; tính chủ động,

sáng tạo; mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; khả năng đoàn kết, tậphợp, quy tụ cán bộ; năng lực điều hành, tổ chức thực hiện; khả năng dự báo tìnhhình, xử lý những tình huống phức tạp phát sinh trong ngành, lĩnh vực, địa phươngcông tác

- Về uy tín: Thể hiện thông qua việc lấy phiếu tín nhiệm hằng năm và kết quả

đánh giá cán bộ

- Về sức khoẻ: Bảo đảm sức khoẻ để hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của

chức danh quy hoạch

- Về chiều hướng, triển vọng phát triển: Khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

khi được bố trí vào chức vụ cao hơn

* Quy hoạch cán bộ phải bảo đảm phương châm "mở" và "động":

Quy hoạch "mở" là một chức danh cần quy hoạch một số người và một người

có thể quy hoạch vào một số chức danh; giới thiệu cán bộ vào quy hoạch khôngkhép kín trong từng cơ quan, đơn vị, không chỉ đưa vào quy hoạch những cán bộ tạichỗ mà cần xem xét, đưa vào quy hoạch cả các đồng chí có đủ tiêu chuẩn, điều kiện

và triển vọng đảm nhiệm chức danh quy hoạch ở cơ quan, đơn vị khác

Quy hoạch "động" là quy hoạch được định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh

theo sát sự phát triển của cán bộ; kịp thời đưa ra khỏi quy hoạch những cán bộkhông còn đủ tiêu chuẩn, điều kiện, không có triển vọng phát triển hoặc uy tín thấpqua lấy phiếu tín nhiệm hằng nă m; bổ sung vào quy hoạch những cán bộ có triểnvọng phát triển Kết quả quy hoạch cán bộ nhiệm kỳ 2010 - 2015 như sau:

* Ban Chấp hành Đảng bộ huyện: Tổng số: 94 đồng chí; trong đó:

+ Cơ cấu độ tuổi, nữ, dân tộc: Dưới 35 tuổi: 24 đồng chí; Từ 35 - 45 tuổi: 35

đồng chí; Từ 46- 50 tuổi: 25 đồng chí; Trên 50 tuổi: 10 đồng chí; Tuổi bình quân:

Trang 10

+ Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Trung cấp: 17 đồng chí; Cao đẳng: 03

đồng chí; Đại học: 43 đồng chí; Trên đại học: 01 đồng chí

+ Trình độ lý luận chính trị: Sơ cấp: 30 đồng chí; Trung cấp: 34 đồng chí; Cử

nhân, cao cấp: 23 đồng chí

+ Cơ cấu lĩnh vực công tác: Cán bộ cơ quan Đảng: 15 đồng chí; Cán bộ

chính quyền: 37 đồng chí; Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể : 12 đồng chí; Lựclượng vũ trang: 05 đồng chí; Xã, thị trấn: 25 đồng chí

* Ban Thường vụ Huyện ủy: Tổng số: 30 đồng chí; trong đó:

+ Cơ cấu độ tuổi, nữ, dân tộc: Dưới 35 tuổi: 01 đồng chí; Từ 35 - 45 tuổi: 09

đồng chí; Từ 46- 50 tuổi: 13 đồng chí; Trên 50 tuổi: 07 đồng chí; Tuổi bình quân:46,44 tuổi; Nữ: 03 đồng chí

+ Trình độ chuyên môn, Nghiệp vụ: Trung cấp: 03 đồng chí; Cao đẳng: 01

đồng chí; Đại học: 17 đồng chí; Trên đại học: 01 đồng chí

+ Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp: 13 đồng chí; Cử nhân, cao cấp: 17

đồng chí

+ Cơ cấu lĩnh vực công tác: Cán bộ cơ quan Đảng: 09 đồng chí; Cán bộ chính

quyền: 14 đồng chí; Mặt trần Tổ quốc và các đoàn thể : 03 đồng chí; Lực lượng vũtrang: 02 đồng chí; Xã, thị trấn: 02 đồng chí

* Bí thư Huyện uỷ: Tổng số: 04 đồng chí; trong đó:

+ Cơ cấu độ tuổi: Trên 50 tuổi: 04 đồng chí.

+ Trình độ chuyên môn, Nghiệp vụ: Đại học: 04 đồng chí.

+ Trình độ lý luận chính trị: Cử nhân, cao cấp: 04 đồng chí.

* Phó Bí thư Huyện uỷ: Tổng số: 05 đồng chí; trong đó:

+ Cơ cấu độ tuổi: Trên 50 tuổi: 05 đồng chí.

+ Trình độ chuyên môn, Nghiệp vụ: Đại học: 05 đồng chí.

+ Trình độ lý luận chính trị: Cử nhân, cao cấp: 05 đồng chí.

* Chủ tịch UBND huyện: Tổng số: 05 đồng chí; trong đó:

+ Cơ cấu độ tuổi: Từ 46- 50 tuổi: 01 đồng chí; Trên 50 tuổi: 04 đồng chí + Trình độ chuyên môn, Nghiệp vụ: Đại học: 05 đồng chí.

Ngày đăng: 03/02/2019, 10:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2- Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002 Khác
3- Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997 Khác
4- Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009 Khác
5- Giáo trình Cao cấp lý luận chính trị, khối kiến thức thứ 2, môn xây dựng Đảng Khác
6- Nghị quyết số 42-NQ/TW, ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Khác
7- Kết luận số 24-KL/TW, ngày 05/6/2012 của Bộ Chính trị (khóa XI) về đẩy mạnh công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ đến năm 2020 và những năm tiếp theo Khác
9- TS. Nguyễn Văn Hào: Chuyên đề tự chọn số 15, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong đề bạt, bổ nhiệm cán bộ ở Miền Trung và Tây Nguyên Khác
10- Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Phú Hòa khóa XIII trình Đại Hội đại biểu bộ huyện lần thứ XIV, nhiệm vụ 2010 - 2015 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w