ề tài luận án đã phân tích, làm rõ chủ trương của Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ năm 2004 đến năm 2015, trên các nội dung chủ yếu như: mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp; đồng thời, trình bày có hệ thống quá trình Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (2004 2015) trên các mặt: Công tác tuyên truyền, vận động; Quy hoạch khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Chuyển đổi cơ cấu giống và ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại đối với các loại cây trồng, vật nuôi chủ đạo; Thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Trang 1lập của riêng tác giả Các tài liệu, số liệu trong luận án là trung thực, chính xác và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không trùng lặp với các công trình khoa học đã được công bố.
Trang 2công bố và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết 23
Chương 2 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH
LÂM ĐỒNG VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO (2004 - 2010) 302.1 Những yếu tố tác động và chủ trương của Đảng bộ tỉnh
Lâm Đồng về phát triển nông nghiệp ứng dụng công
2.2 Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo phát triển nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao (2004 - 2010) 49
Chương 3 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH
LÂM ĐỒNG VỀ ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO (2010 - 2015) 843.1 Yêu cầu mới và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Lâm
Đồng về đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng
3.2 Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo đẩy mạnh phát triển
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (2010 - 2015) 98
4.1 Nhận xét quá trình Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lãnh đạo phát
triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (2004 - 2015) 1324.2 Những kinh nghiệm chủ yếu từ quá trình Đảng bộ tỉnh
Lâm Đồng lãnh đạo phát triển nông nghiệp ứng dụng
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ
Trang 3Số TT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt
07 Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NN&PTNT
Trang 4Nông nghiệp, nông dân và nông thôn đóng vai trò to lớn trong sự nghiệpđấu tranh giải phóng dân tộc và kiến thiết đất nước Đảng ta khẳng định:Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệpCNH,HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng
để phát triển KT-XH bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo anninh - quốc phòng, giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc và bảo vệ môi trườngsinh thái của đất nước Dưới ánh sáng đường lối đổi mới của Đảng, nềnnông nghiệp nước ta đã có sự chuyển biến sâu sắc và toàn diện từ sản xuấtđến chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa Việt Nam từ một nước thiếulương thực, phải nhập khẩu hàng năm trở thành quốc gia có nhiều mặt hàngnông sản xuất khẩu hàng đầu thế giới Nhờ đó, đời sống của người nông dântừng bước được ổn định và không ngừng được cải thiện, diện mạo nôngthôn từng bước được thay đổi theo hướng tích cực, góp phần quan trọngvào sự ổn định và phát triển đất nước Tuy vậy, nền nông nghiệp nước tavẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố chưa bền vững; năng suất, chất lượng nông sản
và hiệu quả sản xuất vẫn còn nhiều hạn chế; sản xuất manh mún với cách thức
tổ chức sản xuất lạc hậu vẫn là gam màu chủ đạo trong bức tranh nông nghiệpViệt Nam Vì thế, ngành nông nghiệp nước ta đang đứng trước những khókhăn, thách thức trong thời đại kinh tế tri thức và hội nhập kinh tế quốc tế sâurộng Điều đó đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với ngành nông nghiệp Việt Namcần phải điều chỉnh và lựa chọn hướng phát triển mới nhằm tăng khả năngcạnh tranh, đồng thời đáp ứng được yêu cầu của thị trường và phù hợp với xuthế phát triển của thời đại Đứng trước thực trạng trên, cùng với thường xuyênđổi mới cơ chế quản lý, Đảng ta đã chủ trương đẩy mạnh CNH,HĐH nôngnghiệp, nông thôn và tăng cường ứng dụng KH-CN, nhất là các công nghệ tiên
Trang 5Lâm Đồng là tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, nằm ở vị trí chiến lượcquan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng - an ninh của cả nước Điều kiện
tự nhiên đặc thù của Lâm Đồng rất thuận lợi cho phát triển kinh tế nôngnghiệp và du lịch nhưng không thuận lợi cho sự phát triển của ngành côngnghiệp Vì thế, con đường thoát nghèo của tỉnh Lâm Đồng chỉ có thể dựa vàophát huy tiềm năng nông nghiệp và du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, trong đó lấynông nghiệp làm ngành kinh tế chủ đạo Song, cách nào để tạo nên bước pháttriển đột phá mà vẫn đảm bảo yếu tố bền vững luôn là câu hỏi lớn đối vớiĐảng bộ và chính quyền tỉnh Lâm Đồng Vận dụng sáng tạo chủ trương củaĐảng và thực tiễn bước đầu từ những mô hình sản xuất nông nghiệp ở địaphương, Tỉnh ủy Lâm Đồng đã tìm ra được “đáp án” cho câu hỏi lớn trăn trởsuốt nhiều nhiệm kỳ là đưa ngành kinh tế nông nghiệp phát triển nông nghiệptheo hướng công nghệ cao, đồng thời xác định đó là chương trình trọng tâm,khâu then chốt tạo nên bước phát triển đột phá về KT-XH của địa phương Sau hơn 10 năm thực hiện phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệcao (2004 - 2015), nền nông nghiệp của tỉnh Lâm Đồng đã có bước phát triểnvượt bậc, năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất nôngnghiệp tăng gấp nhiều lần so với phương pháp canh tác truyền thống, đưaLâm Đồng trở thành một trong những địa phương dẫn đầu về nông nghiệpứng dụng công nghệ cao của cả nước Thành tựu từ quá trình phát triển nôngnghiệp ứng dụng công nghệ cao đã tạo nên bước “đột phá” trong phát triểnkinh tế, “lan tỏa” sâu rộng đến các lĩnh vực chính trị, xã hội, quốc phòng, anninh và làm thay đổi tập quán canh tác của người nông dân; là nhân tố cơ bảnđưa Lâm Đồng thoát nghèo và trở thành một tỉnh giàu mạnh ở khu vực TâyNguyên Tuy vậy, quá trình phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng côngnghệ cao ở Lâm Đồng vẫn còn nhiều hạn chế, thách thức đến tính bền vữngtrong phát triển kinh tế của địa phương
Trang 6cũng như những hạn chế trong hoạch định chủ trương và chỉ đạo thực tiễn củaĐảng bộ về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tìm ra nhữngnguyên nhân và đúc kết những kinh nghiệm để vận dụng vào hiện tại là rấtcần thiết, có ý nghĩa lý luận và mang tính thực tiễn sâu sắc.
Với những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lãnh đạo phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ năm 2004 đến năm
2015 làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Làm rõ những yếu tố tác động đến quá trình lãnh đạo phát triển nôngnghiệp ứng dụng công nghệ cao của Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng (2004 - 2015)
Hệ thống, luận giải chủ trương và quá trình Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng chỉ đạophát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ năm 2004 đến năm 2015.Rút ra những nhận xét khoa học và đúc kết những kinh nghiệm từ quátrình Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lãnh đạo phát triển nông nghiệp ứng dụngcông nghệ cao (2004 - 2015)
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng (qua hoạchđịnh chủ trương và chỉ đạo thực hiện) về phát triển nông nghiệp ứng dụngcông nghệ cao từ năm 2004 đến năm 2015
Trang 7Lâm Đồng chỉ đạo phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên cácmặt: Công tác tuyên truyền, vận động; công tác quy hoạch khu, vùng sản xuấtnông nghiệp; chuyển đổi cơ cấu giống và ứng dụng kỹ thuật - công nghệ hiệnđại đối với cây trồng, vật nuôi; thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triểnnông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Phạm vi không gian: Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng hiện nay
Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu từ năm 2004 đến năm 2015 Năm
2004 là năm bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2004 - 2010 Năm 2015 là năm sơ kết 5 năm lãnh đạo thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU, Về đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng Tuy nhiên, để đảm bảo tính hệ thống và đạt được mục đích nghiên cứu,
luận án có đề cập những vấn đề cơ bản liên quan đến quá trình ứng dụng
KH-CN vào sản xuất nông nghiệp trước năm 2004
4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển kinh tếnông nghiệp và ứng dụng KH-CN vào sản xuất nông nghiệp
Cơ sở thực tiễn
Luận án dựa vào thực tiễn hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh LâmĐồng về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và kết quả quan sát,khảo sát thực tế ở một số địa phương, cơ sở sản xuất nông nghiệp ứng dụngcông nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng Ngoài ra, luận án còn sử dụng kếtquả nghiên cứu thực tế của một số công trình, đề tài khoa học có liên quan ởtỉnh Lâm Đồng cũng như một số địa phương trên phạm vi cả nước
Trang 8ngoài ra còn sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp,khảo sát thực tế để làm rõ các nội dung của luận án
Phương pháp lịch sử được sử dụng trong toàn bộ luận án nhằm phân kỳthời gian, làm rõ bối cảnh lịch sử tác động, trình bày quá trình hoạch định chủtrương và chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng về phát triển nông nghiệp ứngdụng công nghệ cao theo diễn tiến thời gian
Trên cơ sở phương pháp lịch sử, luận án sử dụng kết hợp với phươngpháp logic để làm rõ bước phát triển tư duy trong nhận thức và chỉ đạothực tiễn của Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng về phát triển nông nghiệp ứng dụngcông nghệ cao trên cơ sở xâu chuỗi các sự kiện lịch sử và liên kết nộidung của các văn bản có tính chất lãnh đạo của Đảng bộ; đánh giá những
ưu điểm, hạn chế và đúc kết những kinh nghiệm từ thực tiễn quá trìnhlãnh đạo của Đảng bộ về vấn đề trên trong những năm 2004 - 2015
Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê được sử dụng nhằm phântích làm rõ chủ trương của Đảng và Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng về phát triểnnông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; phân tích, tổng hợp các mặt chỉ đạocủa Đảng bộ tỉnh về vấn đề trên qua hai giai đoạn 2004 - 2010 và 2010 - 2015.Phương pháp so sánh được sử dụng trong luận án nhằm so sánh kết quảtrên các mặt chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng về phát triển nông nghiệpứng dụng công nghệ cao giữa hai giai đoạn 2004 - 2010 và 2010 - 2015; sosánh kết quả phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnhLâm Đồng với bình quân chung của cả nước và các địa phương khác
5 Những đóng góp mới của luận án
Luận án hệ thống, khái quát hóa chủ trương của Đảng Cộng sản ViệtNam và quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng về phát triển nôngnghiệp ứng dụng công nghệ cao trong những năm 2004 - 2015
Trang 9Bước đầu dựng lại bức tranh chân thực về phát triển nông nghiệp ứngdụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong những năm 2004 - 2015.Đưa ra những nhận xét, đánh giá có cơ sở khoa học về quá trình Đảng bộtỉnh Lâm Đồng lãnh đạo phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từnăm 2004 đến năm 2015; làm rõ nguyên nhân và đúc kết những kinh nghiệm
để vận dụng vào hiện tại
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Ý nghĩa lý luận
Luận án góp phần tổng kết, làm sáng tỏ tính tất yếu và chủ trươngcủa Đảng về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (qua thực tế
ở tỉnh Lâm Đồng)
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp thêm luận cứ khoa học cho việc
bổ sung, phát triển chủ trương của Đảng về phát triển nông nghiệp ứng dụngcông nghệ cao trong thời kỳ mới
Ý nghĩa thực tiễn
Luận án cung cấp cho Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng những kinh nghiệm đối với quátrình đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong thời kỳ mới Góp thêm những kinh nghiệm từ thực tiễn phát triển nông nghiệp ứngdụng công nghệ cao ở Lâm Đồng - “điểm sáng” về nông nghiệp ứng dụngcông nghệ cao của cả nước để các địa phương tham khảo
Luận án là tài liệu tham khảo cho công tác tuyên truyền, nghiên cứu,giáo dục lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như lịch sử địa phương (tỉnhLâm Đồng) trong thời kỳ đổi mới
7 Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (8 tiết), kết luận, danh mục các côngtrình nghiên cứu của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục
Trang 10Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1 Các nghiên cứu về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
ở nước ngoài
1.1.1.1 Các nghiên cứu của tác giả nước ngoài về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở một số nước trên thế giới
Ngô Quý Tùng (2001), Kinh tế tri thức - xu thế mới của xã hội thế kỷ XXI
(La Phong dịch) [137] Trên cơ sở nghiên cứu nền kinh tế Trung Quốc và xuthế phát triển của nền kinh tế toàn cầu, tác giả cho rằng, trong tương lai “aichiếm được điểm cao về công nghệ sinh học thì có quyền phát ngôn lớnhơn trong việc giải quyết các vấn đề trọng đại của thế giới” [137, tr.111]
Vì vậy, phát triển CNSH trong nông nghiệp là xu thế và cũng là đòi hỏi cấpthiết nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực trước sự gia tăng của dân số thếgiới Với xu thế đó, tác giả dự đoán: đến năm 2008, ngành nông nghiệpdùng kỹ thuật gen để tạo ra cây trồng cho sản lượng cao, có khả năngkháng bệnh và giàu dinh dưỡng sẽ được ứng dụng ở các nước đang pháttriển và đến năm 2015, “kỹ thuật canh tác nông nghiệp bằng máy móc sẽthay thế kỹ thuật canh tác nông nghiệp truyền thống” [137, tr.112], các kỹthuật nông nghiệp như gieo mạ, tưới tiêu, bón phân và sát trùng được điềukhiển bằng máy vi tính, các phương pháp nuôi trồng cây không có đất đều
sẽ được áp dụng
Dan Senor và Saul Singer (2015), Quốc gia khởi nghiệp [17] Cuốn sách
mô tả về những câu chuyện thần kỳ, những thành tựu nổi bật trên nhiều lĩnhvực của đất nước Israel, trong đó thành tựu trên lĩnh vực nông nghiệp được coi
là hết sức kỳ diệu Diện tích hạn hẹp với 95% đất đai bị xếp vào nhóm bán khôhạn, khô hạn và rất khô hạn nhưng “Israel vẫn trở thành một trong những quốcgia dẫn đầu về nông nghiệp” [17, tr.12] Cốt lõi để làm nên những thành tựu
Trang 11“kỳ diệu” trên là do Israel đã chú trọng ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp.Một trong những thành tựu nổi bật là công nghệ tưới nhỏ giọt của SimchaBlass Nhờ công nghệ tưới nhỏ giọt và nhà lưới mà người Israel đã biến sa mạcNegev thành những cánh đồng và khu rừng xanh tươi Cùng với yếu tố côngnghệ, nông trang (kibbuzt) là yếu tố đặc thù và có vai trò quan trọng đối với sựphát triển của nông nghiệp Israel.
Danel Walker (2017), Phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Austraulia
và một số đề xuất cho Việt Nam [8] Tác giả làm rõ vai trò của việc ứng dụng
tiến bộ KH-CN đối với thúc đẩy tăng trưởng nền nông nghiệp Austraulia.Trong những thành tựu về KH-CN, tác giả đặc biệt phân tích về vai trò củaviệc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong sản xuất nông nghiệp
để dần hình thành nền “nông nghiệp kỹ thuật số” [8, tr.208]; vai trò của ứngdụng công nghệ di truyền trong tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi có khảnăng kháng bệnh cao Theo tác giả, để đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng,chuyển giao tiến bộ KHCN vào sản xuất nông nghiệp, cần phải có sự hợp tácgiữa Chính phủ, các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội dân sự trong đầu tưphát triển và chia sẻ chi phí
Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở các nước Đông Dương
có bài viết Tăng cường chính sách phát triển nông nghiệp ở Campuchia của tác giả Chou Chadary, bài viết Một số chính sách và biện pháp thúc đẩy phát triển nông thôn dựa vào nông nghiệp công nghệ cao ở Lào của tác giả Bounthong Bouahom được in trong cuốn Kỷ yếu Hội thảo quốc tế về đẩy mạnh phát triển nông thôn tại tiểu vùng Mê-Kông dựa trên nông nghiệp công nghệ cao và du lịch bền vững [201] do Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức tại tỉnh Lâm Đồng vào năm 2015 Các tác giả đã khẳng định, nông nghiệp có vai
trò “chủ đạo” trong quá trình phát triển KT-XH của Lào và Campuchia Trên cơ
sở nhận thức vai trò của ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, các tác giảđều nhấn mạnh tính tất yếu phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Trang 12nhằm đem lại hiệu quả KT-XH cho đất nước của họ Theo Chou Chadary, “đẩymạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp và sản xuất quy môlớn là con đường duy nhất để hiện đại hóa, tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả
Nông nghiệp Hà Lan: Mặc dù là nước có diện tích đất canh tác thuộc nhóm
thấp nhất của thế giới, lao động nông nghiệp ít (chỉ chiếm 3,6% lao động xã hội),nhưng nhờ ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp đã đưa Hà Lan trở thànhmột trong những nước có nền nông nghiệp phát triển bậc nhất thế giới, với nhiềumặt hàng xuất khẩu đứng đầu thế giới Nền nông nghiệp Hà Lan được ứng dụng
cơ giới hóa hoàn toàn các khâu canh tác cùng với công nghệ nhà kính hiện đại.Bên cạnh yếu tố ứng dụng công nghệ, sự phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở
Hà Lan còn nhờ vai trò của các doanh nghiệp trong việc chú trọng hoạt độngnghiên cứu Theo tác giả, đây là một yếu tố quan trọng để “công nghệ cao trongnông nghiệp của Hà Lan luôn đổi mới, sáng tạo không ngừng” [67, tr.81]
Nông nghiệp Bỉ: Nhờ chính sách phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao nên chỉ trong vòng 10 năm (2003 - 2013) giá trị sản phẩm nông nghiệp tăng20% trong khi số lượng nông dân giảm 30% Thành tựu về phát triển nông nghiệp
ở Bỉ có vai trò rất lớn các cơ quan và viện nghiên cứu nông nghiệp Đặc biệt, sảnxuất nông nghiệp của Bỉ có tính chuyên canh cao và chỉ tập trung sản xuất các loạicây trồng mang tính đặc trưng, có thế mạnh để hướng đến xuất khẩu như hoa thuhải đường, đỗ quyên, azaleas
Nông nghiệp Hàn Quốc và Đài Loan đã có bước phát triển vượt bậc nhờ
Chính phủ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, nhất là CNSH Chính phủ Hàn
Trang 13Quốc lựa chọn phát triển CNSH “làm khâu đột phá” [67, tr.84] Nét nổi bậtmang tính đặc thù trong tổ chức sản xuất nông nghiệp ở Hàn Quốc là chú trọngphát triển mô hình HTX đa mục tiêu Ngoài yếu tố công nghệ, thành công củanông nghiệp công nghệ cao Đài Loan có vai trò đặc biệt quan trọng của Nhànước thông qua công tác xây dựng và quản lý quy hoạch Nhà nước không chỉquy hoạch mang tầm chiến lược mà còn chú ý đến từng việc nhỏ như: nhà lướicao cấp trồng các loại hoa có giá trị cao thì dựng nhà kính màu đen, cây ăn tráithì màu xanh, rau thì nhà màng phủ ni lông màu trắng Thống nhất quy ước nhưtrên đã tạo nên sự dễ dàng trong điều tra, quy hoạch các loại cây trồng.
Nông nghiệp Nhật Bản: Mặc dù là một quốc gia có diện tích bình quân
đầu người thấp nhất thế giới (0,036 ha/người) nhưng Nhật Bản trở thành nước
có nền nông nghiệp phát triển cao với nhiều cây trồng, vật nuôi có giá trị Để
có kỳ tích trên, Nhật Bản đã chú trọng đầu tư, ứng dụng công nghệ cao trongnông nghiệp, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin Nhật Bản coi “côngnghệ thông tin là khâu đột phá ứng dụng công nghệ cao” [67, tr.92] và đã ápdụng nó trong rất nhiều các công đoạn của sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp Thái Lan: Nhờ chính sách của Chính phủ về khuyến khích
hỗ trợ thành lập các trung tâm nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ về KH-KT trongnông nghiệp và đầu tư CNSH trong chọn, tạo giống cây trồng vật nuôi có ưuthế, nông nghiệp Thái Lan đã cho ra đời nhiều nông sản có chất lượng cao,được thị trường thế giới ưa chuộng như gạo, hoa ôn đới và các giống cây ănquả có đặc tính trái ngược với bản chất giống (me ngọt, xoài ngọt, chômchôm tróc, sầu riêng hạt lép,…)
Nguyễn Văn Toàn (2016), Phát triển nông nghiệp công nghệ cao: Một số gợi ý cho Việt Nam [133] Tác giả đã chỉ ra các giải pháp công nghệ cũng như
chính sách cốt lõi của mỗi nước trong ứng dụng công nghệ cao để tạo ra nhữngthành tựu mang tính đột phá trong phát triển nông nghiệp như: phương thứcchìa khóa trao tay của chính phủ Isreal; sử dụng thiết bị tưới tiêu công nghệ
Trang 14cao, sử dụng máy kéo tự lái kết hợp với công nghệ GPS trong bón phân, thuhoạch của Mỹ; ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất nông nghiệp của
Ấn Độ; xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao với 3 đặc trưng cơ bản
và 5 chức năng chủ yếu của Trung Quốc Từ những thành tựu tiêu biểu của cácnước có nền nông nghiệp tiên tiến, tác giả đã rút ra một số bài học đối với ViệtNam trong định hướng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
1.1.2 Các công trình nghiên cứu về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở trong nước
1.1.2.1 Các công trình nghiên cứu về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên phạm vi cả nước
Nghiên cứu về lý luận nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có Nguyễn
Văn Bộ (2007), Phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam [203] Trên
cơ sở khẳng định: Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất là yêu cầu tất yếunhằm phát triển nông nghiệp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, tác giả đã đưa
ra khái niệm và những đặc trưng của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.Theo tác giả, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là “nền nông nghiệp mà ở
đó các loại hình công nghệ cao (cơ giới hóa, tự động hóa, công nghệ thông tin,vật liệu mới và công nghệ sinh học) được ứng dụng tổng hợp theo một quytrình khép kín, hoàn chỉnh, nhằm khai thác hiệu quả nhất tài nguyên tự nhiên(đất đai, khí hậu) và tiềm năng của giống để đạt năng suất và chất lượng sảnphẩm cao nhất một cách bền vững” [203, tr.111]
Nghiên cứu về thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao ở Việt Nam còn có Phạm Văn Hiển (2014), Phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam: Kết quả ban đầu và những khó khăn cần tháo gỡ [30]; Trần Thanh Quang (2016), Về phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở nước ta [64] Trên cơ sở đánh giá hiệu quả từ các mô hình sản xuất và vai trò “đầu tàu”
của khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao [64, tr.84], tác giả Trần ThanhQuang đã đề xuất các giải pháp về công tác quy hoạch, bồi dưỡng nguồn nhân lực,
Trang 15tăng cường đầu tư cho hoạt động KH-CN trong nông nghiệp, hoàn thiện cơ chế,
chính sách, đẩy mạnh cải cách hành chính, mở rộng liên kết hợp tác quốc tế, pháttriển thị trường và thực hiện chính sách “dồn điền, đổi thửa” nhằm thúc đẩy tích tụruộng đất, tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn
Bàn về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nôngnghiệp ứng dụng công nghệ cao có các công trình tiêu biểu của Đỗ Phú Hải
(2015), Đánh giá chính sách quốc gia nhằm thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao
và du lịch dựa vào nông nghiệp Việt Nam [201]; Đỗ Phú Hải (2016), Về chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở nước ta [29] Các công trình trên
đã khái quát chính sách của Nhà nước về phát triển nông nghiệp ứng dụng côngnghệ cao Đánh giá tổng thể chính sách quốc gia về nông nghiệp ứng dụngcông nghệ cao, tác giả cho rằng: quan điểm phát triển chưa khai thác lợi thế sosánh của từng vùng sinh thái; chưa xây dựng được các khu nông nghiệp ứngdụng công nghệ cao làm hạt nhân công nghệ để nhân rộng; chưa xã hội hóa tối
đa đầu tư xây dựng các khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; quyhoạch phát triển khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đang bị chi phối bởitính cục bộ địa phương Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các giải pháp về phânloại và xác định tiêu chuẩn kỹ thuật, xây dựng quy hoạch; phát triển nguồnnhân lực; thu hút đầu tư và đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư, nghiên cứu, ứngdụng công nghệ và tăng cường hợp tác quốc tế
1.1.2.2 Các công trình nghiên cứu về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các vùng, miền, địa phương
Nghiên cứu về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở các tỉnh
miền núi phía Bắc có Lê Quốc Doanh (2007), Bước đầu ứng dụng công nghệ cao trong xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp tại vùng miền núi phía Bắc [203].
Tác giả đã khái quát những kết quả bước đầu từ các mô hình ứng dụng công nghệcao vào sản xuất đối với một số cây trồng ở khu vực miền núi phía Bắc, đồng thờichỉ ra hạn chế về quy mô sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở đây khi
Trang 16“chỉ mới xây dựng mô hình thử nghiệm” [203, tr.61] Trên cơ sở đó, tác giả kiếnnghị 4 giải pháp gồm: ứng dụng CNSH trong chọn tạo, nhân giống; kết hợp ứngdụng công nghệ tiên tiến với kỹ thuật truyền thống; xây dựng các khu nôngnghiệp ứng dụng công nghệ cao và thu hút nguồn lực đầu tư.
Nghiên cứu về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở khu vực Đồng bằng
sông Cửu Long có đề tài khoa học cấp bộ của Nguyễn Thành Hưng (2017), Các giải pháp phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long [45] Công trình đã luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đánh giá những thành tựu, hạn chế về pháttriển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở vùng Đồng bằng sông Cửu Longtrên các mặt: xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát triển vùng,doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và sản phẩm nông nghiệp chủđạo của vùng như sản xuất lúa, rau màu, cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản Trong
đó, thành tựu nổi bật trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở vùngĐồng bằng sông Cửu Long là đã phát huy vai trò của các Viện, Trung tâm nghiêncứu, ứng dụng và chuyển giao KH-CN ở các địa phương trong vùng Nhờ thế, đã
thu hút ngày càng nhiều người nông dân và doanh nghiệp đầu tư phát triển nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao Tuy vậy, sản xuất nông nghiệp ứng dụng côngnghệ cao vẫn còn nhiều yếu tố hạn chế và chưa bền vững Từ thực trạng trên,công trình đã đề ra 8 giải pháp đồng bộ nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệpứng dụng công nghệ cao của vùng trong giai đoạn tiếp theo
Nghiên cứu về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn
Tây Nguyên có công trình của Phạm Đức Nghiệm (2011), Đổi mới phương thức chuyển giao công nghệ phát triển nông, lâm nghiệp vùng Tây Nguyên [57] Tác
giả đã làm rõ vị trí kinh tế mũi nhọn của ngành nông nghiệp, phác họa thực trạngviệc ứng dụng và chuyển giao KH-CN cũng như giá trị sản xuất các loại câytrồng, vật nuôi chủ yếu ở Tây Nguyên Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất nhữnggiải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình ứng dụng khoa học vào sản xuất nông nghiệp,
Trang 17trong đó đặc biệt nhấn mạnh giải pháp “từng bước hình thành các cụm, khu nôngnghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với các vùng chuyên canh” [57, tr.154] Tác
giả Nguyễn Duy Mậu (2016), Tiềm năng phát triển du lịch nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn Tây Nguyên - Việt Nam [54] đã đánh giá tiềm năng, thế
mạnh phát triển kinh tế du lịch nói chung, loại hình du lịch nông nghiệp côngnghệ cao nói riêng của khu vực Tây Nguyên, nhất là tỉnh Lâm Đồng Theo tác giả,trong điều kiện hội nhập “phát triển du lịch nông nghiệp công nghệ cao là hìnhthức xuất khẩu nông sản tại chỗ hiệu quả nhất, đồng thời quảng bá nông sản quacon đường du lịch là con đường ngắn nhất để vào thị trường thế giới” [54, tr.54] Nghiên cứu về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Hà Nội có
bài viết của tác giả Bùi Thanh Tuấn (2016), Phát triển nông nghiệp ngoại thành
Hà Nội hiện đại và bền vững [136]; Luận án tiến sĩ Lịch sử Đảng của Ngô Thị Lan Hương (2017), Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững từ năm 2001 đến năm 2013 [46] Các tác giả đã đánh giá
thành tựu đạt được từ thực hiện mô hình nông nghiệp công nghệ cao trên địa bànthành phố Hà Nội dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền Thành phố, đồngthời đúc rút một số kinh nghiệm nhằm phát triển nền nông nghiệp Thủ đô theohướng bền vững trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao Để phát triển nông nghiệpngoại thành Hà Nội theo hướng hiện đại và bền vững, tác giả Bùi Thanh Tuấn đã
đề xuất 5 giải pháp, trong đó nhấn mạnh giải pháp “chú trọng đầu tư vùng trọngđiểm sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, từng bước hình thành tổ hợp nôngnghiệp - công nghiệp - dịch vụ công nghệ cao theo lợi thế và đặc thù riêng củatừng khu vực ngoại thành Hà Nội” [136, tr.59]
Nghiên cứu về nông nghiệp công nghệ cao tại Thành phố Hồ Chí Minh,
có các công trình tiêu biểu của Phạm Hữu Nhượng (2007), Khu nông nghiệp công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh: Kết quả và những kiến nghị [203]; Trung Thành (2016), Bước phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Thành phố
Hồ Chí Minh [81] Các tác giả khẳng định sự cần thiết đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp và thành lập khu nông nghiệp công
Trang 18nghệ cao nhằm mở đường cho nông nghiệp Thành phố phát triển theo hướnghiện đại Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển nền nông nghiệp Thành phốgắn với vai trò “đầu tàu” của khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tác giảPhạm Hữu Nhượng đã kiến nghị 3 giải pháp đối với công tác quản lý nhà nướcnhằm phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nói chung và khu nôngnghiệp ứng dụng công nghệ cao nói riêng.
Nghiên cứu về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở tỉnh
Nghệ An có bài viết của Hồ Đức Phớc (2016), “Hướng đi mới cho nông nghiệp Nghệ An” [62] Tác giả đã đánh giá thực trạng việc ứng dụng KH-CN
vào sản xuất nông nghiệp và thực hiện đề án phát triển nông nghiệp côngnghệ cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An Đặc biệt, nhờ ứng dụng công nghệ caocủa Công ty TH, giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp đãtăng gấp 10 lần so với trước đây Tuy vậy, nền nông nghiệp Nghệ An vẫn cònlạc hậu Vì thế, theo tác giả, để phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đạihóa, Nghệ An cần tăng hàm lượng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp vàđẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài
Nghiên cứu về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở các tỉnh
thuộc khu vực Tây Nguyên có các tác giả Thanh Hường (2016), “Ứng dụng công nghệ cao để gia tăng giá trị ngành nông nghiệp” [47]; Đức Diệu (2014), “Liên kết hợp tác, xu thế tất yếu để phát triển nông nghiệp công nghệ cao” [19]; Dương Nương (2016), “Kon Tum: Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến” [59] Các tác giả đã khái quát những tiềm năng, lợi thế của các tỉnh
Đắc Lắc, Đắc Nông và Kon Tum, khẳng định sự cần thiết ứng dụng công nghệcao trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời đề ra các giải pháp nhằm phát triểnnông nghiệp ở các địa phương theo hướng công nghệ cao
1.1.2.3 Các công trình nghiên cứu về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở tỉnh Lâm Đồng
Nghiên cứu về chủ trương và thực trạng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có Huỳnh Phong Tranh (2009), Lâm
Trang 19Đồng ứng dụng công nghệ cao, phát triển nông nghiệp bền vững [134] Tác giả đã
phân tích làm rõ những thành tựu bước đầu và những yếu kém còn tồn tại sau
5 năm thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy Lâm Đồng về chương trình phát triểnnông nghiệp công nghệ cao Trên cơ sở đó, tác giả đúc rút 4 bài học kinh
nghiệm: một là, xác định chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị; hai là, lựa chọn, xây dựng mô
hình điểm sinh động, hiệu quả, đồng thời chú trọng việc nhân rộng mô hình,
chuyển giao công nghệ cho nông dân; ba là, quan tâm phát triển các hình thức liên kết, hợp tác trong nông dân và giữa nông dân với doanh nghiệp; bốn là,
ưu tiên đầu tư đúng mức cho công tác nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao
KH-CN cho nông dân Tác giả Minh Châu (2016), Lâm Đồng: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao là khâu đột phá trong nhiệm kỳ [14] đã khái lược
chủ trương của Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng về phát triển nông nghiệp ứng dụngcông nghệ cao, coi đó “là một trong những khâu đột phá nhằm phát huy lợithế các loại nông sản có giá trị kinh tế cao” trong hai nhiệm kỳ qua; đánh giánhững thành tựu nổi bật sau hơn 10 năm (2004 - 2015) thực hiện chương trìnhphát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở tỉnh Lâm Đồng Trên cơ sở
đó, tác giả nhấn mạnh: Thành tựu từ quá trình thực hiện chương trình đã đưaLâm Đồng trở thành một trong các tỉnh dẫn đầu và là “điểm sáng” về nôngnghiệp ứng dụng công nghệ cao của cả nước
Về sự tác động phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đối với thu hút FDI, tác giả Phạm S (2016), Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tạo bước đột phá thu hút FDI chủ động hội nhập quốc tế [135] đã tập trung
phân tích làm rõ những tiềm năng, lợi thế của Tỉnh và những thành tựu vềthu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệcao với nhiều dự án đã và đang triển khai Trên cơ sở đó, đề xuất nhữngkiến nghị, giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông
nghiệp ở địa phương Bên cạnh thu hút đầu tư, tác giả Phạm S (2015), Lâm
Trang 20Đồng là trung tâm phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và du lịch bền vững khu vực Mê Kông [201] còn chỉ rõ: sự phát triển của nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn Đà Lạt - Lâm Đồng đã tạo ra tiềm năngphát triển loại hình du lịch mới - du lịch canh nông Theo tác giả, với lợi thếtrung tâm du lịch nổi tiếng, lại là trung tâm sản xuất nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao đứng đầu cả nước nên Đà Lạt - Lâm Đồng có tiềm năng rất lớn
để phát triển “du lịch canh nông có tầm cỡ khu vực và quốc tế” [201, tr.253]
Về sự tác động của mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến thựchiện Chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới, tác giả Hạ Long (2016),
Năm cách làm mới, hiệu quả trong xây dựng nông thôn mới thực chất, vững chắc
ở tỉnh Lâm Đồng [50] đã phân tích làm rõ những điểm sáng tạo trong lãnh đạo,
chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở Lâm Đồng Nổi bậttrong những cách làm mới góp phần đưa Lâm Đồng “trở thành lá cờ đầu xây dựngnông thôn mới của Tây Nguyên” [50, tr.76] là nhờ địa phương đã không phát triểnnông nghiệp theo phương thức sản xuất truyền thống mà lựa chọn nông nghiệpsạch ứng dụng công nghệ cao theo hướng hàng hóa để phát triển Tác giả cònnhấn mạnh: “Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp thực sự khôngcòn là những mô hình trình diễn nhỏ lẻ mà đang dần trở thành một tập quán canhtác trên diện rộng của người nông dân Lâm Đồng” [50, tr.73]
Dưới góc độ luận giải tác động với ứng phó biến đổi khí hậu, tác giả Huy
Sơn (2016), Lâm Đồng: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao - giải pháp chống hạn hiệu quả [77] đã phân tích làm rõ nguyên nhân cơ bản nhất mà nền nông
nghiệp Lâm Đồng không chịu tác động bởi nạn hạn hán nghiêm trọng trên địa bànTây Nguyên năm 2015 là nhờ địa phương đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vàosản xuất, đặc biệt là công nghệ nhà kính và tưới nước tiết kiệm
Nghiên cứu về ứng dụng công nghệ cao đối với một số cây trồng vật nuôi có thế mạnh của Lâm Đồng có các công trình tiêu biểu như: Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng (2016), Hiện trạng và định hướng sản xuất rau, hoa ứng dụng công
Trang 21nghệ cao tại Lâm Đồng [135] Bài viết đã phân tích thực trạng diện tích, quy mô,
giá trị sản xuất rau, hoa ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Đặc biệt,với hiệu quả kinh tế từ sản xuất rau, hoa công nghệ cao mang lại, việc ápdụng công nghệ kỹ thuật theo hướng nông nghiệp công nghệ cao ở Lâm Đồng
đã “được thực hiện rộng rãi đến quy mô hộ gia đình” [135, tr.40] Bên cạnhnhững thành tựu nổi bật, sản xuất rau, hoa công nghệ cao ở Lâm Đồng vẫncòn đối diện với nhiều khó khăn về quy mô diện tích đất canh tác, nguồn vốnđầu tư, công nghệ ứng dụng và thị trường tiêu thụ Để khắc phục những tồntại trên, bài viết đã đề xuất các giải pháp về công tác quy hoạch, xúc tiến dulịch nông nghiệp, phát triển theo hướng tiếp cận đa ngành và đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng kỹ thuật Bài viết Phát triển đàn bò chất lượng cao ở Lâm Đồng của tác giả Đinh Văn Cải và Một số kết quả ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi bò tại Lâm Đồng và Tây Nguyên của tác giả Trương La trong Kỷ yếu hội thảo quốc tế về khoa học và công nghệ phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Lâm Đồng [175] do UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức
đã phân tích làm rõ những tiềm năng, lợi thế và thực trạng chăn nuôi bò, cũngnhư quá trình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi bò sữa, bò thịt trên địa
bàn tỉnh Lâm Đồng Bài viết của tác giả Võ Thế Dũng (2013), Nuôi cá nước lạnh tỉnh Lâm Đồng - Thành tựu và triển vọng [175] đã phân tích làm rõ những
thành tựu đạt được trong sản xuất cá thương phẩm, trong nghiên sản xuất giống
cá hồi, cá tầm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng Theo tác giả, những thành côngbước đầu trong nuôi cá nước lạnh là cơ sở để tỉnh Lâm Đồng đề ra mục tiêuđến năm 2020, sản lượng cá nước lạnh toàn tỉnh đạt khoảng 3.000 tấn, sản xuấtđược 40 - 45% giống cá hồi giống và 15 - 20% cá tầm giống
Nghiên cứu về các doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao ở Lâm Đồng có Nguyễn Đình Sơn (2016), Kết quả ứng dụng công nghệ cao tại Công ty
cổ phần công nghệ sinh học Rừng hoa Đà Lạt và định hướng phát triển công nghệ cao trong thời gian tới [135] Tác giả đã làm rõ những bước phát triển đột phá
Trang 22trong sản xuất cây giống và trồng hoa công nghệ cao trong nhà kính của doanhnghiệp, nhất là từ khi ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất Từ thành công củadoanh nghiệp, tác giả cho rằng: Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệpmang lại hiệu quả kinh tế rất lớn, là hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp.
Về HTX có bài viết của HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Anh Đào
(2016), Kinh nghiệm sản xuất rau công nghệ cao của hợp tác xã Anh Đào - Đà Lạt [135] Bài viết đã khái lược quá trình phát triển nhanh chóng của HTX Anh
Đào sau hơn 10 năm hoạt động Nhờ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sảnxuất và cơ chế quản lý hiệu quả nên chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuấtkinh doanh của HTX tăng trưởng cao (bình quân đạt 500 triệu đồng/ha/năm).Trên cơ sở đó, bài viết đã rút ra kinh nghiệm: sản xuất công nghệ cao là hướng đitích cực, song cần lựa chọn phù hợp về đối tượng cây trồng, công nghệ áp dụng,quy mô, khả năng đầu tư, điều kiện KT-XH của địa phương
1.2 Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã được công bố và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết
1.2.1 Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã được công bố
1.2.1.2 Về phương pháp tiếp cận
Các công trình nghiên cứu trong nước và thế giới đã được tiếp cận dướinhiều góc độ khác nhau như kinh tế, kỹ thuật, chính trị,… và sử dụng nhiều
Trang 23phương pháp nghiên cứu như phân tích, tổng hợp, so sánh, lịch sử, logic,v.v Sự đa dạng trong cách tiếp cận với nhiều mức độ và phạm vi nghiên cứu
đã cung cấp cho nghiên cứu sinh “phông” kiến thức khá đầy đủ về nôngnghiệp ứng dụng công nghệ cao; giúp nghiên cứu sinh có cách tiếp cận vấn
đề nghiên cứu đa diện hơn với sự phân tích, luận giải về phát triển nôngnghiệp ứng dụng công nghệ cao trong mối quan hệ biện chứng và tác độngtương hỗ với các lĩnh vực của đời sống xã hội Tuy vậy, hầu hết các côngtrình nghiên cứu về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được luận giảidưới góc độ nghiên cứu của kinh tế học và khoa học kỹ thuật nông nghiệp.Một số công trình có đề cập đến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sáchcủa Nhà nước về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, song còn
ít và chưa có tính hệ thống
1.2.1.3 Về nội dung nghiên cứu
Thứ nhất, đã luận giải khá đầy đủ những vấn đề lý luận về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Những công trình nghiên cứu trong nước đã luận giải khá đầy đủ về kháiniệm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệcao, chức năng của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các công nghệ caođược ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp và những yếu tố tác động đến quátrình hình thành, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Thứ hai, đã khái lược những thành tựu nổi bật về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở một số trên thế giới
Những công trình của tác giả nước ngoài và trong nước đã luận giải khá sâusắc về quá trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở các nước cónền nông nghiệp tiên tiến trên thế giới Các công trình đã tập trung phân tíchnhững thành tựu về năng suất, chất lượng, giá trị sản xuất và những sản phẩmmang tính “thương hiệu” của nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; làm nổibật tính đặc trưng trong lựa chọn công nghệ ứng dụng, sản phẩm, hình thức tổchức sản xuất và thực hiện liên kết trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công
Trang 24nghệ cao của mỗi nước Đặc biệt, nhờ ứng dụng công nghệ cao mà một số nước
có điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp đã trở thànhnhững cường quốc nông nghiệp hàng đầu của thế giới, tiêu biểu như Isreal, HàLan, Đài Loan, Nhật Bản
Thứ ba, đã làm rõ tính tất yếu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam
Nhiều công trình khoa học đã khẳng định tính tất yếu khách quan phải đẩymạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp Phát triển nôngnghiệp theo hướng công nghệ cao được coi là giải pháp căn bản để khắc phục tìnhtrạng hạn chế trong sản xuất nông nghiệp Việt Nam, nhằm đáp ứng nhu cầu thịtrường và tăng khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam trong bối cảnh hộinhập kinh tế quốc tế Đó còn là đòi hỏi cấp thiết, là định hướng quan trọng để thựchiện tái cơ cấu và phát triển nền nông nghiệp Việt Nam theo hướng hiện đại, bềnvững
Thứ tư, đã làm rõ thực trạng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên phạm vi cả nước và ở một số địa phương
Một số công trình bước đầu đã đề cập đến chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước ta thông qua khái lược nội dung và tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị
50 của Bộ Chính trị về phát triển CNSH; khái lược nội dung các văn kiện Đảng vànhững văn bản mang tính chất chỉ đạo của Chính phủ cũng như các bộ ngành liênquan về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp Tuy vậy, các côngtrình chỉ mới dừng lại ở góc độ khái lược văn kiện mà chưa đi sâu nghiên cứunhằm luận giải sâu sắc nội dung chủ trương và chỉ đạo thực hiện của Đảng về pháttriển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Việt Nam
Nhiều công trình đã làm rõ những thành tựu và cả những hạn chế, bất cậptrong quá trình đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở ViệtNam Dưới nhiều góc độ tiếp cận, các công trình đã làm nổi bật tác động tích cực
từ mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến sự phát triển KT-XH và hộinhập quốc tế của đất nước Bên cạnh thành tựu, hầu hết các công trình đều có
Trang 25điểm tương đồng trong đánh giá những “nút thắt” cản trở phát triển nông nghiệpứng dụng công nghệ cao ở nước ta là: tình trạng manh mún, phân tán diện tích đấtnông nghiệp, khó khăn về nguồn vốn đầu tư, thị trường tiêu thụ, sự yếu kém vềchất lượng nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng, sự liên kết “các nhà” và liên kếtchuỗi giá trị trong sản xuất kém hiệu quả Trên cơ sở đó, đề xuất nhiều giải phápmang tính đồng bộ, có tính khả thi cao nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệpứng dụng công nghệ cao trong thời gian tới.
Những công trình nghiên cứu về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệcao ở các địa phương đã khái lược chủ trương về phát triển nông nghiệp của một
số đảng bộ địa phương; phác họa bức tranh khá đa dạng về thực trạng phát triểnnông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với những định hướng, mô hình phát triển,lựa chọn ứng dụng công nghệ và đối tượng cây trồng, vật nuôi mang tính đặctrưng của từng địa phương
Thứ năm, đã khái quát một số vấn đề về tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở tỉnh Lâm Đồng
Dưới các góc độ tiếp cận khác nhau, nhiều công trình đã phân tích làm nổibật những yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội tạo ra những điều kiện thuận lợi và cảnhững khó khăn trong quá trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệcao ở tỉnh Lâm Đồng
Một số công trình đã khái lược chủ trương của Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng vềphát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; bước đầu tổng kết, đánh giá kếtquả thực hiện chủ trương trên của Đảng bộ; đề xuất những kinh nghiệm và giảipháp nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở LâmĐồng Tiêu biểu là các công trình của tác giả Phạm S, Huỳnh Phong Tranh, MinhChâu Kết quả nghiên cứu của các công trình đã cung cấp những thông tin khoahọc quan trọng để nghiên cứu sinh kế thừa và đưa vào nội dung phần chỉ đạo vàđúc rút bài học kinh nghiệm của đề tài luận án
Mặc dù có nhiều công trình phân tích về thực trạng nông nghiệp ứngdụng công nghệ cao ở Lâm Đồng dưới các khía cạnh khác nhau, trong đó
Trang 26có công trình bước đầu khái lược chủ trương của Đảng bộ tỉnh Lâm Đồngđối với vấn đề trên, tuy vậy, hiện chưa có công trình nào nghiên cứu mộtcách độc lập, có tính hệ thống về chủ trương và quá trình chỉ đạo của Đảng
bộ tỉnh Lâm Đồng về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trongnhững năm 2004 - 2015 Vì thế, vấn đề “Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lãnh đạophát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ năm 2004 đến năm2015” đang là “khoảng trống” khoa học trong nghiên cứu nên nghiên cứusinh lựa chọn làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộngsản Việt Nam
1.2.2 Những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết
Một là, làm rõ những yếu tố tác động và chủ trương của Đảng
bộ tỉnh Lâm Đồng về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ năm 2004 đến năm 2015
Để làm sáng tỏ nội dung trên, nghiên cứu sinh đi sâu phân tích những yếu tốtác động đến phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở tỉnh Lâm Đồng;tổng kết những kinh nghiệm từ quá trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao ởcác nước tiên tiến; khái quát chủ trương của Đảng và phân tích làm rõ chủ trươngcủa Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
rõ các nội dung chỉ đạo về công tác tuyên truyền, vận động đến toàn hệ thốngchính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người nông dân về ý nghĩa, vai trò củaphát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao; quy hoạch phát triển các
Trang 27khu, vùng và doanh nghiệp, mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;
về chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng và ứng dụng công nghệ hiện đại tronglĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi gắn với định hướng phát triển sản phẩm chủđạo của địa phương; về huy động vốn, xây dựng kết cấu hạ tầng, đào tạonguồn nhân lực và thực hiện chuỗi liên kết nhằm thúc đẩy nông nghiệp ứngdụng công nghệ cao phát triển
Ba là, nhận xét sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ năm 2004 đến năm 2015
Để có được những nhận xét bảo đảm tính khách quan, trung thực về quátrình Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lãnh đạo phát triển nông nghiệp ứng dụng côngnghệ cao từ năm 2004 đến năm 2015, nghiên cứu sinh dựa chắc vào kết quảnghiên cứu đã trình bày ở hai chương mô tả lịch sử, đồng thời bám sát các vănkiện, nghị quyết của Trung ương, các chương trình, đề án của Chính phủ, đốichiếu so sánh với các địa phương khác, từ đó làm rõ ưu điểm, hạn chế trong hoạchđịnh chủ trương và chỉ đạo thực hiện cũng như những kết quả đạt được trong thựctiễn về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở tỉnh Lâm Đồng
Bốn là, đúc kết những kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lãnh đạo phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (2004 - 2015) để vận dụng vào hiện tại
Từ thực tiễn nhận thức và hoạch định chủ trương, chỉ đạo và những kết quảđạt được về quá trình lãnh đạo phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ caocủa Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng, nghiên cứu sinh đúc kết những kinh nghiệm, phântích làm rõ và gợi mở những vấn đề để vận dụng vào hiện tại
Trang 28Kết luận chương 1
Phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao đã tạo nên bước phát triểnthần kỳ trong sản xuất nông nghiệp đối với nhiều nước trên thế giới, là hướng đimới cho phát triển nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâurộng Vì vậy, vấn đề trên đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhàkhoa học trong và ngoài nước Với số lượng công trình phong phú, được tiếp cậndưới các góc độ nghiên cứu và phạm vi không gian khác nhau, các công trìnhnghiên cứu đã bước đầu luận giải những vấn đề lý luận và khái lược thực trạng vềphát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Việt Nam và các nước tiên tiến.Các công trình nghiên cứu về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở tỉnhLâm Đồng đã bước đầu làm rõ yếu tố tác động và khái quát chủ trương, chínhsách của Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng về vấn đề trên, trong đó có công trình đi sâuphân tích thực trạng từng đối tượng cây trồng, vật nuôi cũng như các hình thức tổchức sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Lâm Đồng Tuy vậy, chưa
có công trình nào nghiên cứu một cách độc lập, có tính hệ thống về quá trìnhĐảng bộ tỉnh Lâm Đồng lãnh đạo phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ caotrong những năm 2004 - 2015
Thông qua tổng quan các công trình nghiên cứu, đã giúp nghiên cứu sinhnhận thấy “Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lãnh đạo phát triển nông nghiệp ứng dụngcông nghệ cao từ năm 2004 đến năm 2015” đang là “khoảng trống” khoa học cầnđược nghiên cứu, luận giải thấu đáo, đồng thời rút ra được những vấn đề chủ yếuluận án cần tập trung giải quyết Qua đó, gợi mở cho nghiên cứu sinh hướng tiếpcận, luận giải, phân tích sự lãnh đạo của Đảng về phát triển nông nghiệp ứng dụngcông nghệ cao ở địa phương, cung cấp thêm cứ liệu khoa học để đánh giá, nhận
Trang 29xét cũng như đúc kết những kinh nghiệm từ quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnhLâm Đồng đối với vấn đề trên
Chương 2 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ
TỈNH LÂM ĐỒNG VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO (2004 - 2010) 2.1 Những yếu tố tác động và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (2004 - 2010)
2.1.1 Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (2004 - 2010)
2.1.1.1 Một số vấn đề lý luận về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Khái niệm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao:
Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được đề cập và hiện thực hóa ởcác nước phát triển từ giữa thế kỷ XX Tuy vậy, thuật ngữ dùng để chỉ cáchthức sản xuất nông nghiệp dựa vào ứng dụng những kỹ thuật, công nghệ hiệnđại vẫn chưa có sự thống nhất Nội hàm khái niệm nông nghiệp ứng dụngcông nghệ cao vẫn còn có hai quan điểm chính là quan điểm dựa trên lýthuyết của J.H Von Thuner (phổ biến ở các nước phương Tây) và quan điểmkết hợp giá trị truyền thống và giá trị thực tiễn ở Trung Quốc
Ở Việt Nam, khái niệm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã đượcnhiều nhà khoa học, nhà quản lý nêu ra, song do sự khác nhau về góc độ tiếpcận nên nội hàm khái niệm vẫn còn nhiều điểm chưa thống nhất
Theo quan điểm của Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường (Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn): Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là nềnnông nghiệp được áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất, bao gồm: cơ giớihóa, tự động hóa, công nghệ thông tin, giống vật nuôi có năng suất và chất lượngcao nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích và phát triển bền vữngtrên cơ sở canh tác hữu cơ
Trang 30Quan điểm trên nhấn mạnh mục đích cơ bản là hiệu quả kinh tế cao và phát triểnbền vững; xác định các công nghệ được ứng dụng vào khâu xuất nông nghiệp nhưngchưa đề cập đến việc ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản, chế biến nông sản.Tác giả Cao Kỳ Sơn cho rằng, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao lànền nông nghiệp ứng dụng công nghệ hiện đại, trong đó tạo mọi điều kiệnthuận lợi để cây trồng phát triển tốt, tiến tới năng suất tiềm năng, đảm bảochất lượng sản phẩm; thêm vào đó là bảo quản nông sản tốt và tổ chức sảnxuất hợp lý để đạt hiệu quả kinh tế cao
Quan điểm trên cũng nhấn mạnh yếu tố công nghệ và hiệu quả của nôngnghiệp ứng dụng công nghệ cao, song chỉ đề cập đến việc ứng dụng trongnông nghiệp trồng trọt mà chưa đề cập đến chăn nuôi
Theo tác giả Hoàng Ngọc Hòa, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao lànền nông nghiệp được ứng dụng những thành tựu KH-CN tiên tiến vào cáchoạt động nhằm nâng cao hiệu quả, tạo ra bước phát triển đột phá về năngsuất, chất lượng nông sản, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêudùng trong và ngoài nước
Quan điểm trên đã bổ sung mục tiêu đáp ứng nhu cầu của người tiêudùng song chưa đề cập đến bảo vệ môi trường sinh thái
Tác giả Phạm S cho rằng: Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là nôngnghiệp ứng dụng tổng hợp các loại công nghệ phù hợp trong điều kiện không gian,thời gian cụ thể với tiềm lực cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến để đạt năng suất tối ưu,chất lượng tốt nhất, đảm bảo an toàn thực phẩm, giá thành hạ, tăng tính cạnh tranh,
có hiệu quả kinh tế cao trên cơ sở đảm bảo môi trường sinh thái bền vững
Quan điểm trên đã nhấn mạnh đến tính phù hợp của việc ứng dụng côngnghệ và hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, nhưng đề cập đến mục tiêu
an toàn thực phẩm theo các quy chuẩn và hướng đến thị trường của sản phẩm.Trên cơ sở khảo cứu và kế thừa quan điểm của các nhà khoa học, nghiên
cứu sinh đưa ra khái niệm như sau: Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là nền nông nghiệp được ứng dụng những công nghệ cao vào quá trình sản xuất
để đạt năng suất tối ưu, chất lượng tốt với quy trình sản xuất hiện đại, đảm
Trang 31bảo an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam và quốc
tế, đem lại hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ môi trường sinh thái và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường trong nước và thế giới.
Tiêu chí nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao:
Bộ NN&PTNT đã xác định 4 tiêu chí chung cho nông nghiệp ứng dụngcông nghệ cao, bao gồm: Tiêu chí về kỹ thuật, tiêu chí về kinh tế, tiêu chí về
xã hội và tiêu chí về môi trường [67, tr.48]
Đặc trưng của nông nghiệp nghiệp ứng dụng công nghệ cao:
So với nông nghiệp truyền thống, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
có 5 đặc trưng cơ bản sau: Thứ nhất, tích hợp được các thành tựu KH-CN mới
và tiên tiến nhất; Thứ hai, đầu tư lớn, lãi suất lớn, chóng thu hồi vốn nhưng độ rủi ro cao; Thứ ba, sản phẩm làm ra có hàm lượng khoa học cao, sử dụng ít nguyên liệu và năng lượng; Thứ tư, sản phẩm có tính đa dạng, phong phú, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng về chủng loại, thời gian (trái vụ); Thứ năm, công nghệ mang tính sinh thái vùng [203, tr.112].
Vị trí, vai trò của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập:
Một là, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là yêu cầu tất yếu, là khâu
then chốt đưa nền nông nghiệp nước ta phát triển trong thời đại kinh tế tri thừa
và hội nhập quốc tế sâu rộng
Hai là, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thúc đẩy quá trình phát triển
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH,HĐH; góp phần xóa đói giảmnghèo và bảo vệ môi trường sinh thái trên địa bàn nông thôn
Ba là, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao góp phần nâng cao trình độ
KH-CN và thay đổi tập quán canh tác của nông dân; thúc đẩy quá trình hợp tác quốc tế
Bốn là, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thúc đẩy kết nối các chủ
thể tham gia sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị nông phẩm đạt giá trị gia
tăng cao [8, tr.46].
Trang 322.1.1.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng
Điều kiện tự nhiên:
Về vị trí địa lý: Lâm Đồng là một tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên, có
tổng diện tích đất tự nhiên gần 1 triệu ha Tỉnh Lâm Đồng gồm có 12 đơn vịhành chính: 02 thành phố (Đà Lạt, Bảo Lộc) và 10 huyện Phía Đông của tỉnhgiáp các tỉnh Khánh Hoà và Ninh Thuận, phía Tây Nam giáp tỉnh Đồng Nai,Bình Phước, phía Nam - Đông Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Bắc giáp tỉnhĐắk Lắk, Đắk Nông Hệ thống giao thông đường bộ với các tuyến quốc lộ 20,
27, 28, 55 nối liền Lâm Đồng với vùng Đông Nam bộ, thành phố Hồ Chí Minh,các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ và Cảnghàng không quốc tế Liên Khương nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt 30 km
đã tạo điều kiện thuận lợi cho Lâm Đồng trong việc lưu thông hàng hóa, liênkết phát triển với các địa phương trong nước và hợp tác quốc tế
Về địa hình: Nằm ở độ cao từ 200m đến 2.200m so với mực nước biển,
đặc điểm nổi bật của địa hình tỉnh Lâm Đồng là cao nguyên tương đối phức tạp,chủ yếu là bình sơn nguyên, núi cao, đồng thời có sự phân bậc khá rõ ràng từ Bắcxuống Nam: vùng có độ cao từ 200 - 500m (chiếm 15% diện tích đất tự nhiên củaTỉnh) gồm các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên; vùng có độ cao từ 500 -800m (chiếm 33,7% diện tích tự nhiên) gồm các huyện Bảo Lâm, Di Linh vàthành phố Bảo Lộc; vùng có độ cao từ 800 - 1.000m (chiếm 33,9% diện tích tựnhiên) gồm các huyện Đức Trọng, Đơn Dương, Lâm Hà và Đam Rông; vùng có
độ cao trên 1.500m (chiếm 17,4% diện tích tự nhiên) gồm thành phố Đà Lạt vàhuyện Lạc Dương Sự đa dạng của các vùng sinh thái là điều kiện rất thuận lợitrong công tác quy hoạch sản xuất nông nghiệp theo những vùng chuyên canh,song lại gây khó khăn cho quá trình tích tụ ruộng đất theo “cánh đồng mẫu lớn”
Khí hậu: Lâm Đồng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt
đới gió mùa, trong năm chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Thời tiết ở Lâm Đồng quanh
Trang 33năm ôn hòa và mát mẻ với nhiệt độ trung bình khoảng 21 - 220C, lượng mưatrung bình 2.200mm và độ ẩm không khí khá cao với khoảng 81,5 - 85% đã tạođiều kiện thuận lợi cho sự phát triển ngành du lịch nghỉ dưỡng và sản xuấtnông nghiệp với các loại cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc ôn đới (nhất là rau,hoa) Khí hậu ở Lâm Đồng là điều kiện lý tưởng để tiết giảm chi phí sản xuấtnông nghiệp trong nhà kính Tuy vậy, với hơn 50% diện tích mặt đất có độ dốclớn hơn 250C, cùng với cường độ mưa rất lớn vào mùa mưa ở Lâm Đồng đãgây tác hại đến cây trồng và tiềm ẩn nguy cơ rửa trôi, xói mòn đất Vì thế, đểphát huy lợi thế và hạn chế tác hại của thời tiết đối với sản xuất nông nghiệp,việc chú trọng ứng dụng công nghệ cao, nhất là sản xuất trong nhà kính, nhàlưới được coi là giải pháp hữu hiệu nhất cho phát triển nông nghiệp của Tỉnh.
Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Lâm Đồng là 977.220
ha, trong số 278.882 ha đất sản xuất nông nghiệp Đất đai ở Lâm Đồng có chủngloại phong phú với 8 nhóm đất, bao gồm 45 loại đất và có độ phì khá Đặc biệt,trên địa bàn tỉnh có 21.309 ha đất bazan màu mỡ trên các cao nguyên Bảo Lộc -
Di Linh có địa hình tương đối bằng phẳng, rất thích hợp để phát triển các loại câycông nghiệp dài ngày như cà phê, chè Vì thế, Lâm Đồng rất thuận lợi để pháttriển sản xuất ngành nông nghiệp tập trung theo từng vùng chuyên canh Tuy vậy,đất ở Lâm Đồng có độ dốc khá lớn nên khả năng giữ nước và dinh dưỡng trongđất không cao, tiềm ẩn nguy cơ thoái hóa đất nếu không có biện pháp bảo vệ
Tài nguyên nước: Lâm Đồng là địa bàn đầu nguồn của các con sông chính
như sông Đa Nhim chảy về Ninh Thuận, sông Krông Nô chảy về Sêrêpook và
hệ thống sông Đồng Nai chảy về vùng Đông Nam Bộ Mạng lưới sông suốikhá dày đặc cùng với hơn 300 hồ chứa, đập dâng là nguồn thủy văn dồi đào đểđáp ứng nhu cầu tưới, tiêu trong sản xuất nông nghiệp của địa phương Tuyvậy, do địa hình bị chia cắt, mức chênh lệch giữa công trình dòng chảy và địabàn cần tưới thường rất lớn, gây thất thoát trên các tuyến kênh mương, cùngvới lượng mưa không đều trong năm đã dẫn đến nguy cơ thiếu nước cho sản
Trang 34xuất nông nghiệp vào thời điểm mùa khô Mặt khác, nằm ở vị trí thượng nguồnnên việc bảo vệ môi trường sinh thái và sử dụng nguồn nước ở Lâm Đồngkhông chỉ tác động đến sự phát triển của địa phương mà ảnh hưởng trực tiếpđến các tỉnh thuộc vùng Đông Nam bộ và Nam Trung bộ
Điều kiện kinh tế - xã hội:
Điều kiện kinh tế: Sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975, Đảng bộ và nhân dân
tỉnh Lâm Đồng bước vào thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với vôvàn khó khăn do hậu quả nặng nề của ba mươi năm chiến tranh để lại Ngoài khókhăn về chính trị với bọn Fulro phản động phá hoại, những tàn dư về văn hóa, xãhội do chế độ cũ để lại, Lâm Đồng còn đối diện với sự khó khăn nặng nề về kinh
tế với tình trạng nghèo nàn và hệ thống hạ tầng thấp kém, lạc hậu
Trải qua gần 30 năm thống nhất đất nước và gần 20 năm thực hiện đườnglối đổi mới của Đảng, nền kinh tế Lâm Đồng đạt tốc độ tăng trưởng khá cao.Tổng sản phẩm trên địa bàn tăng bình quân hàng năm gần 10% Cơ cấu kinh tếchuyển dịch theo hướng CNH,HĐH Tỷ trọng ngành công nghiệp tăng từ 9,4%năm 1990 lên 20,3% năm 2003, ngành dịch vụ tăng từ 31,9% năm 1990 lên33% năm 2003, ngành nông nghiệp giảm từ 58,8% năm 1990 xuống còn46,7% năm 2003 Hạ tầng kỹ thuật của nền kinh tế được đầu tư đồng bộ vàchuyển biến theo hướng hiện đại Tuy vậy, nền kinh tế Lâm Đồng có tốc độtăng trưởng còn chậm, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh củađịa phương Kinh tế công nghiệp phát triển chậm, qui mô nhỏ bé và công nghệcòn lạc hậu; vai trò của công nghiệp đối với nông nghiệp và giải quyết việc làmcòn hạn chế Ngành dịch vụ phát triển chưa tương xứng với lợi thế, tiềm năng;sản phẩm du lịch còn đơn điệu Ngành nông nghiệp còn chậm chuyển đổi cơcấu giống, năng suất chất lượng và hiệu quả còn thấp, chưa tạo ra sản phẩmchất lượng cao để cạnh tranh trên thị trường; chủ yếu tiêu thụ thô mà chưa gắnsản xuất với chế biến Đến năm 2003, Lâm Đồng vẫn còn là tỉnh nghèo, chậmphát triển, quá trình phát triển còn thiếu bền vững, hiệu quả và sức cạnh tranhnền kinh tế thấp, chưa phát huy được tiềm năng, thế mạnh của địa phương Vì
Trang 35thế, để phát huy tiềm năng, thế mạnh của Tỉnh, đưa Lâm Đồng phát triển nhanhhơn trong những năm tiếp theo, đòi hỏi Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng phải đề ranhững chủ trương, giải pháp phù hợp nhằm tạo ra sự đột phá trong phát triểnKT-XH của địa phương.
Văn hóa - xã hội: Đến năm 2003, dân số toàn tỉnh là 1.124.784 người,
trong đó dân số nông thôn là 689.287 người, chiếm 62,41% tổng số dân Mật
độ dân số 115 người/km2 Số người trong độ tuổi lao động là 643.875 người,chiếm 53,73% dân số toàn tỉnh Lâm Đồng là miền đất hội tụ của hơn 40 dântộc anh em từ nhiều vùng miền khác nhau Vì thế, người nông dân ở Lâm Đồng
đã kế thừa và phát huy kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp của nhiều vùng vớitrình độ canh tác khá cao, nhất là trong sản xuất rau, hoa
Giáo dục của tỉnh Lâm Đồng đạt mức trung bình của cả nước Từ năm
2005, Lâm Đồng đã hoàn thành xong phổ cập trung học cơ sở Hệ thống giáodục - đào tạo ở Lâm Đồng tương đối hoàn chỉnh Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có
2 trường đại học, 3 trường cao đẳng; nhiều trung tâm nghiên cứu của Trungương đóng trên địa bàn như Viện Nghiên cứu hạt nhân, Viện Nghiên cứu Khoahọc Tây Nguyên (Trực thuộc Viện Hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam),Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm nông - lâm nghiệp Lâm Đồng (Trực thuộcViện Khoa học kỹ thuật nông - lâm nghiệp Tây Nguyên), Viện Nghiên cứu vàứng dụng nông nghiệp công nghệ cao (Trực thuộc Đại học Đà Lạt) Hệ thốngcác cơ sở đào tạo, nghiên cứu đã góp phần đáng kể trong việc đào tạo nguồnnhân lực và thúc đẩy quá trình nghiên cứu, ứng dụng KH-KT vào sản xuất nôngnghiệp của tỉnh Lâm Đồng
Tóm lại, với điều kiện đất đai, khí hậu và nguồn nhân lực, tỉnh Lâm Đồng
có nhiều lợi thế để phát triển nền nông nghiệp hàng hóa và ứng dụng công nghệcao vào sản xuất đối với các loại cây trồng có nguồn gốc ôn đới và cây côngnghiệp lâu năm, chăn nuôi bò sữa, cá nước lạnh Mặt khác, điều kiện địa hìnhđồi dốc và chia cắt bởi hệ thống đèo, núi, cùng với điểm xuất phát thấp của nềnkinh tế là những thách thức không nhỏ trong quá trình đẩy mạnh phát triểnnông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của địa phương
Trang 362.1.1.3 Thực trạng ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Lâm Đồng trước năm 2004
Quán triệt và vận dụng chủ trương của Đảng về phát triển nông nghiệp vàứng dụng KH-KT vào sản xuất nông nghiệp, Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng đã cónhiều chủ trương, giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệpcủa tỉnh theo hướng sản xuất hàng hóa, ổn định vùng chuyên canh gắn vớicông nghiệp chế biến, từng bước ứng dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuấtnông nghiệp nhằm nâng cao năng suất và giá trị nông sản của Lâm Đồng.Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ VI (1996) đề ra chủ trương: tiếp tụcđẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hànghóa gắn với thị trường, từng bước thực hiện CNH,HĐH sản xuất nông, lâmnghiệp Đến Đại hội VII (2001), Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng nhấn mạnh, phải
“đưa nhanh các tiến bộ khoa học và công nghệ mới vào sản xuất, đặc biệt làcác giống mới, công nghệ sau thu hoạch và công nghệ chế biến, tập trungthâm canh, nâng cao chất lượng sản phẩm,… đáp ứng nhu cầu xuất khẩu vàtiêu dùng trong nước” [20, tr.83]
Qua gần 10 năm thực hiện đường lối CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôncủa Đảng, nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng phát triển theo hướng sản xuất hànghóa, từng bước ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng,chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu củatừng vùng Kinh tế nông thôn phát triển theo hướng chuyên môn hóa cây trồng,vật nuôi gắn với kinh doanh tổng hợp các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp vàdịch vụ nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng về đất đai, vốn, lao động, tri thức vàkinh nghiệm để phát triển sản xuất kinh doanh, tạo ra các mô hình mới có hiệuquả KT-XH ngày càng cao Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện một số môhình sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ kỹ thuật cao, sạch, an toàn,chất lượng cao Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài như Dalat Hasfarm đãnhập khẩu các giống hoa có nguồn gốc từ châu Âu, Mỹ, tiến hành sản xuấtbằng công nghệ nhà kính, nhà lưới và ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô trong
Trang 37sản xuất giống đã làm thay đổi cách nhìn về định hướng phát triển của ngànhhoa Đà Lạt Công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến nông nghiệp ở nôngthôn có bước phát triển Quan hệ sản xuất và mối quan hệ hợp tác giữa cácthành phần kinh tế với nông dân bước đầu được hình thành Nhờ thế, đời sốngcủa đa số nông dân đã được cải thiện, bộ mặt nông thôn không ngừng được đổimới, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm nhanh; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ởnông thôn được bảo đảm Thành tựu đó góp phần quan trọng trong việc tăngcường nguồn lực, ổn định và phát triển KT-XH, tạo tiền đề để Tỉnh đẩy nhanhCNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Tuy vậy, sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng phát triển chưa toàn diện và cònmang tính tự phát Sản xuất chưa gắn kết được với thị trường tiêu thụ sản phẩm,phần lớn sản phẩm nông sản chưa có biện pháp bảo đảm tiêu thụ đầu ra cho nôngdân Chất lượng hàng hoá còn thấp nên khả năng cạnh tranh kém, thị trường tiêuthụ nông sản không ổn định đã ảnh hưởng đến sản xuất và xuất khẩu Việc đưa cơkhí hóa vào nông thôn, chuyển giao tiến bộ KH-KT vào sản xuất nông nghiệp tiếntriển chậm Giá trị sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị diện tích còn thấp so vớitiềm năng và lợi thế của địa phương Vì thế, đời sống của một bộ phận nông dân,nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn
Những thành tựu và hạn chế của quá trình ứng dụng KH-CN vào sản xuấtnông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trước năm 2004 đặt ra những yêu cầuđòi hỏi Đảng bộ địa phương phải có chủ trương đẩy mạnh hơn nữa ứng dụngKH-KT hiện đại vào sản xuất nông nghiệp, đưa nền nông nghiệp tỉnh LâmĐồng phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ cao
2.1.1.4 Chủ trương của Đảng về tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ hiện đại vào sản xuất nông nghiệp
Bước vào thế XXI, KH-CN thế giới tiếp tục có những bước phát triểnnhảy vọt, nền kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn phát triển kinh tế trithức và toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng Kinh tế tri thức và toàn cầu
Trang 38hóa đã tác động bao trùm đến mọi quốc gia, trên tất cả các lĩnh vực của đờisống xã hội, tạo ra những cơ hội và đặt ra nhiều thách thức mới đối với sự pháttriển của đất nước Vì thế, để nâng cao hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranhtrong quá trình hội nhập, đòi hỏi nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngànhnông nghiệp nói riêng cần phải tăng hàm lượng tri thức kết tinh trong sảnphẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng nông sản bằng cách đẩy mạnhứng dụng KH-CN hiện đại vào quá trình sản xuất.
Sau 15 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 10 năm thực hiện chiến lượcphát triển KT-XH (1991 - 2000), Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn
và rất quan trọng Nền kinh tế tăng trưởng khá, trong đó ngành nông nghiệp có
sự “phát triển liên tục” [25, tr.69] Tuy vậy, năng suất lao động và chất lượngsản phẩm nông nghiệp còn thấp, sức cạnh tranh còn hạn chế Để đưa nước ta rakhỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng đến năm 2020, nước ta cơ bản trởthành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, Đại hội IX của Đảng (2001)
đã chủ trương chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng CNH,HĐH, đồngthời nhấn mạnh: phát triển kinh tế, CNH,HĐH là nhiệm vụ trung tâm Đối vớingành nông nghiệp, Đảng chủ trương: đẩy nhanh CNH,HĐH nông nghiệp vànông thôn theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hóa lớn, phù hợp vớinhu cầu của thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng; đưa nhanh tiến bộKH-CN trong sản xuất, thu hoạch và bảo quản nông sản, nhất là CNSH, côngnghệ sản xuất giống; chú trọng “ứng dụng công nghệ sạch trong nuôi, trồng vàchế biến rau quả, thực phẩm,… Xây dựng một số khu nông nghiệp công nghệcao” [25, tr.171] Quán triệt tinh thần Đại hội IX, ngày 15/3/2002, Hội nghị
Trung ương 5 (Khóa IX) đã ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TW, Về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010 Với quan điểm, CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm
vụ quan trọng hàng đầu của CNH,HĐH đất nước và mục tiêu hướng đến xâydựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn, hiệu quả và bền vững, Nghị
Trang 39quyết đã nhấn mạnh giải pháp: đẩy mạnh việc nghiên cứu ứng dụng và chuyểngiao KH-CN cho sản xuất, coi đây là khâu đột phá quan trọng nhất để thúc đẩyphát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn; trước mắt cần tập trung vàoCNSH, chương trình giống cây trồng, vật nuôi, công nghệ bảo quản và côngnghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản Từ thực tiễn sản xuất, ngày 04/3/2005,
Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 50-CT/TW, Về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Chỉ thị đã xác định mục tiêu, nhiệm vụ ứng dụng CNSH trong lĩnh
vực nông nghiệp bao gồm: tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi mới có năngsuất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao; tạo ra các công nghệ sản xuất, các chếphẩm bảo vệ cây trồng, vật nuôi; các công nghệ bảo quản và chế biến nông -lâm - thuỷ sản nhằm đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các sản phẩm xuấtkhẩu và phục vụ tiêu dùng trong nước
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW, lĩnh vực nông nghiệp tiếptục có bước phát triển khá, năng suất, sản lượng và hàm lượng KH-CN trongsản phẩm nông nghiệp đã tăng lên đáng kể Tuy vậy, “việc đưa tiến bộ khoahọc - công nghệ vào sản xuất còn chậm; công nghiệp hóa, hiện đại hóa nôngnghiệp và nông thôn vẫn còn lúng túng” [26, tr.164]
Để hướng đến “xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa lớn, đa dạng, pháttriển nhanh và bền vững” [26, tr.191], Đại hội X của Đảng (2006) chủ trương đẩymạnh nghiên cứu và chuyển giao KH-CN vào sản xuất để tạo ra đột phá về năngsuất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp Đại hội nhấn mạnh: “Chú ý
áp dụng công nghệ cao để sản xuất nông sản, thực phẩm sạch theo tiêu chuẩnquốc tế và xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao” [26, tr.193]
Đến năm 2008, Hội nghị Trung ương 7 (Khóa X) đã ban hành Nghị quyết
số 26-NQ/TW, Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Với mục tiêu “xây dựng
một nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sảnxuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh
Trang 40cao” [6, tr.3], Nghị quyết đã xác định các nhiệm vụ, giải pháp cơ bản, trong đónhấn mạnh giải pháp “phát triển nhanh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụngkhoa học - công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, tạo đột phá để hiện đại hóanông nghiệp, công nghiệp hóa nông thôn” [6, tr.9] Nghị quyết chỉ rõ: Tăngcường đầu tư ngân sách cho nghiên cứu, chuyển giao KH-CN để nông nghiệpsớm đạt trình độ tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực; ưu tiên đầu
tư ứng dụng CNSH để chọn, tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi và quy trìnhnuôi trồng, bảo quản, chế biến, tạo đột phá về năng suất, chất lượng và hiệuquả sản xuất Xây dựng các chính sách đãi ngộ thỏa đáng để khai thác, pháthuy tốt các nguồn lực KH-CN,… Tăng cường năng lực của hệ thống khuyếnnông, khuyến lâm, khuyến ngư, thú y, bảo vệ thực vật và các dịch vụ khác ởnông thôn; “xây dựng vùng sản xuất nông sản an toàn, công nghệ cao” [6, tr.9].Trên cơ sở chủ trương của Đảng, tại kỳ họp thứ 4, ngày 13/11/2008, Quốc hộikhóa XII đã thông qua Luật Công nghệ cao, trong đó đã xác định nhiệm vụ cụ thểphát triển công nghệ cao trong ngành nông nghiệp, đồng thời đưa ra những tiêu chíđối với doanh nghiệp và khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Có thể thấy rằng, chủ trương của Đảng trong 10 năm đầu thế kỷ XXI đốivới lĩnh vực nông nghiệp là tăng cường ứng dụng KH-CN tiên tiến, hiện đạivào lĩnh vực sản xuất, nhất là CNSH trong chọn, tạo giống vật nuôi, cây trồng
có năng suất chất lượng cao Mặc dù trong giai đoạn này, “sản xuất nôngnghiệp theo hướng công nghệ cao” chưa được đề cập trong các văn kiện củaĐảng, song hình thành các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ caolàm mô hình điểm để thúc đẩy quá trình ứng dụng công nghệ cao trong sảnxuất nông nghiệp đã được Đảng ta xác định
Định hướng tăng cường ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất để xâydựng một nền nông nghiệp hàng hóa lớn, hiệu quả, bền vững và theo hướnghiện đại của Đảng là cơ sở quan trọng để Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng vận dụngvào quá trình lãnh đạo phát triển nền nông nghiệp của địa phương