1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề tài ô nhiễm môi trường thách thức đối với việc phát triển KT XH của TP HCM

33 339 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 1,56 MB

Nội dung

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 3R : dự án phân loại rác do Nhật Bản tài trợ AQI : chỉ số chất lượng không khí BVMT: bảo vệ môi trường BOD, COD: các giá trị đánh giá mức độ ô nhiễm nước Colifor

Trang 1

TRƯỜNG ĐAïI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

KHOA ĐỊA LÝ LỚP K34A

ĐỀ TÀI

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

Dương Quang Phú (34603068) Lý Thị Nương (34603063)

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2010

Trang 2

Như chúng ta đã biết một bài nghiên cứu khoa học hay một đề tài được thành công không thể không kể đến sự giúp đỡ tận tình của người Gvhd, các cán bộ công nhân viên thuộc ban nghành môi trường cùng các bạn trong tập thể K34a Chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Gvhd: T.s Đàm Nguyễn Thùy Dương là người đã trực tiếp giảng dạy bộ Môn Đlkt-Xh hướng dẫn tận tình cho chúng

em cách lựa chọn đề tài để chúng em có được hướng giải quyết tốt cho vấn đề đã được lựa chọn

Cảm ơn các Cán bộ công nhân viên đã cung cấp một số thông tin và một số số liệu cần thiết cho đề tài của chúng em, thân gửi lời cảm ơn đến các bạn trong tập thể K34A đã đóng góp một số ý kiến thiết thực cho chúng em trong thời gian vừa qua Chúng em hi vọng sẽ nhận được sự giúp đỡ cũng như sự đóng góp ý kiến từ cô và toàn thể mọi người nhiều hơn nữa trong các đề tài lần sau Kính chúc cô và các bạn lời chúc sức khỏe và thành công trong cuộc sống

Xin chân thành cảm oảm ơn !!!

Lời cám ơn !

Trang 3

Phần nhận xét của giáo viên

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Trang 4

Mục lục

LỜI CẢM ƠN 2

PHẦN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 6

DANH MỤC BẢNG 7

DANH MỤC BIỂU ĐỒ 7

DANH MỤC SƠ ĐỒ 7

DANH MỤC KHUNG 7

MỞ ĐẦU 8U 1 Lý do chọn đề tài 8

2 Mục tiêu – Nhiệm vụ – Phạm vi nghiên cứu của đề tài 8

2.1 Mục tiêu 8

2.2 Nhiệm vụ 9

2.3 Phạm vi nghiên cứu 9

2.3.1 Phạm vi về không gian 9

2.3.2 Phạm vi về thời gian 9

2.3.3 Phạm vi về nội dung 10

3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 10

4 Hệ quan điểm và Phương Pháp Nghiên Cứu 11

4.1 Hệ quan điểm 11

4.1.1 Quan điểm hệ thống 11

4.1.2 Quan điểm lịch sử viễn cảnh 11

4.2 Phương pháp nghiên cứu 11

Trang 5

4.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu: 11

4.2.2 Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu: 12

4.2.3 Phương pháp điều tra thực địa 12

4.2.4 Phương pháp bản đồ, biểu đồ 12

5 Cấu trúc của đề tài 12

NỘI DUNG 13

Chương 1 : HIỆN TRẠNG VÀ KẾT LUẬN VỀ TÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 13

1 Hiện trạng ô nhiễm môi trường 13

1.1 Ô nhiễm không khí 14

1.1.1 Khái niệm 14

1.1.2 Tiêu chuẩn đánh giá mức độ ô nhiễm không khí 14

1.1.3 Thực trạng 15

1.2 Ô nhiễm môi trường nước 17

1.3 Ô nhiễm chất thải rắn (CTR) 21

2 Kết luận 23

Chương 2: THÁCH THỨC CỦA “Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG” ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH CNH – HĐH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI TẠI TP HỒ CHÍ MINH 24

Chương 3: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ“Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG” TẠI TP HỒ CHÍ MINH 28

1 Kiến nghị 28

2 Giải pháp 28

2.1 Giải pháp trước mắt 28

2.2 Giải pháp bền vững, lâu dài 29

PHỤ LỤC 31

TÀI LIỆU THAM KHẢO 33

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

3R : dự án phân loại rác do Nhật Bản tài trợ

AQI : chỉ số chất lượng không khí

BVMT: bảo vệ môi trường

BOD, COD: các giá trị đánh giá mức độ ô nhiễm nước

Coliform: Mức độ ô nhiễm vi sinh

CNH - HĐH : công nghiệp hóa - hiện đại hóa

CN – TTCN : công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

CTR: chất thải rắn

DO: giá trị oxi hòa tan trong nước

GTCC: giao thông công cộng

GDP : tổng sản phẩm quốc dân

KT-XH: kinh tế – xã hội

MBT : dự án xử lý rác thải theo phương pháp cơ sinh học

ÔNKK: Ô nhiễm không khí

TCCP: tiêu chuẩn cho phép

TCVN: tiêu chuẩn Việt Nam

TCVN 5966 – 1995 : tên của iêu chuẩn đánh giá mức độ ô nhiễm không khí

TP HCM: thành phố Hồ Chí Minh

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Tiêu chuẩn đánh giá mức độ ô nhiễm không khí

Bảng 2: Các chỉ số môi trường ở một số nút giao thông

Bảng 3: Khối lượng chất thải rắn ở TP HCM từ 1993 – 2003

Bảng 4: Lượng phát sinh chất thải công nghiệp nguy hại

Bảng 5: Chất thải rắn y tế

Bảng 6: Ước tính tổng lượng nước thải từ các khu công nghiệp thuộc các tỉnh của

4 vùng kinh tế trọng điểm năm 2009

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Chỉ số chất lượng không khí (AQI) từ 26/9/2007 đến 17/10/2007 Biểu đồ 2: Diễn biến BOD5 ở các trạm trên sông Sài Gòn - khu vực TP HCM Biểu đồ 3: Diễn biến Coliform ở các trạm trên sông Sài Gòn - khu vực TP.HCM Biểu đồ 4: Mức độ ô nhiễm vi sinh - Coliform một vài kênh rạch ở TP.HCM Biểu đồ 5: Diễn biến BOD5 ở một số kênh rạch ở TP.HCM

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1: Nguyên tắc các mối quan hệ trong hệ thống quản lí môi trường KCN

DANH MỤC KHUNG

Khung 1: kết quả thanh tra 7 khu công nghiệp trên địa bàn tp Hồ Chí Minh

Trang 8

MỞ ĐẦU

1

2

Lý do chọn đề tài

Trong những năm gần đây, môi trường của thành phố Hồ Chí Minh luôn là vấn đề được sự quan tâm của nhiều nhà môi trường học và toàn thể người dân đang sinh sống tại địa bàn thành phố cũng như nhân dân cả nước Việc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố đã thúc đẩy nền kinh tế chung của nước ta ngày càng thay da đổi thịt với tốc độ nhanh chóng

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố hoạt động kinh tế năng động nhất, là tỉnh thành đi đầu trong cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế Nếu như năm

2001 tốc độ tăng GDP của thành phố là 7,4 % thì đến năm 2005 tăng lên 12,2% Phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao đã tạo ra mức đóng góp GDP lớn cho cả nước TP HCM chỉ chiếm 0,6% diện tích và 6,6 % dân số so với cả nước nhưng tỷ trọng GDP của thành phố chiếm gần 1/3 GDP của cả nước Với vai trò đầu tàu trong đa giác chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, TP HCM đã trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá – du lịch, giáo dục – khoa học kỹ thuật – y tế lớn

Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế trên cũng đã kéo theo nhiều hậu quả trầm trọng và thách thức lớn về vấn đề môi trường

Mục tiêu – Nhiệm vụ – Phạm vi nghiên cứu của đề tài

2.1 Mục tiêu

Bảo vệ môi trường là vấn đề mang tính toàn cầu Không chỉ ở các nước phát triển, mà các nước đang phát triển thì tình trạng ô nhiễm môi trường đã và đang ở mức đáng báo động

Trang 9

Cùng với quá trình CNH - HĐH đất nước, Việt Nam nói chung thành phố Hồ Chí Minh nói riêng cũng đang trải qua thời kỳ chịu ảnh hưởng của tình trạng

ô nhiễm môi trường

Đề tài của chúng tôi nhằm nghiên cứu và xác định tầm ảnh hưởng về vấn đề môi trường để qua đó góp phần đưa ra một số giải pháp, hướng tác động cho việc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hồ Chí Minh

2.2 Nhiệm vụ

Đề tài xin được làm rõ một số nội dung sau:

− Tìm hiểu một vài nguyên nhân gây nên hiện tượng ô nhiễm môi trường của thành phố

− Tình hình ô nhiễm môi trường và tác động của nó đối với phát triển kinh tế

- xã hội của thành phố

− Đưa ra một số phương hướng và giải pháp để giải quyết

2.3 Phạm vi nghiên cứu

2.3.1 Phạm vi về không gian

Địa bàn nghiên cứu của đề tài bao gồm các quận, khu vực diễn ra quá trình đô thị hóa, các huyện nằm trong ranh giới hành chính của thành phố Hồ Chí Minh

2.3.2 Phạm vi về thời gian

Đề tài chúng tôi nghiên cứu vấn đề Ô nhiễm môi trường và thách thức của nó đến việc phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh” trong đó các số liệu, dữ kiện được tìm hiểu nằm trong khoảng thời gian giới hạn từ thập kỷ 90 cho đến nay

Trang 10

2.3.3 Phạm vi về nội dung

− Sơ lược ảnh hưởng quá trình ô nhiễm môi trường đến một vài vấn đề xã hội (đời sống dân cư, sức khỏe, giáo dục,…)

− Nhận định ảnh hưởng và tác động của quá trình ô nhiễm môi trường đến việc phát triển kinh tế ở thành phố Hồ Chí Minh

3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Có bao giờ bạn tự hỏi môi trường mình đang sống ô nhiễm hay không hề

ô nhiễm hay không? Đôi lúc bạn cảm thấy bức xúc bởi những hậu quả từ Ô nhiễm môi trường nhưng bạn biết những tác nhân nào dẫn đến điều đó và nó tác động đến việc phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?

Bạn đã nghĩ đến phải hành động như thế nào để làm cho môi trường của mình trong lành, không còn ô nhiễm hay chưa?

Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra nhưng bài toán về vấn đề “ô nhiễm môi trường” vẫn còn là một cái gì đó “ẩn ý” chưa tìm ra đáp số sát thực Vấn đề ô nhiễm môi trường và tác động của nó đến việc phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh thực ra là vấn đề không phải là mới Đã và đang có rất nhiều dự án, chương trình nghiên cứu và hành động lớn như: Chương trình 3R do Nhật Bản tài trợ, dự án “Xanh Sony” do Sony tài trợ hay dự án xử lý rác thải theo phương pháp cơ sinh học (MBT)…

Tuy nhiên, việc xử lý vấn đề “ô nhiễm môi trường” chưa thực sự triệt để Trong phạm vi của đề tài, nhóm nghiên cứu sẽ tìm hiểu sâu hơn tác động của “ô nhiễm môi trường” vào đối tượng chính là việc phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Từ đó phải có trách nhiệm với vấn đề “ô nhiễm môi trường” bằng cách hành động thực tiễn tham gia vào việc giải quyết“ô nhiễm môi trường” Việc mỗi cá nhân giải quyết tốt “ô nhiễm môi trường” sẽ góp phần tạo ra một môi trường lành mạnh, sạch đẹp, thoải mái Hiệu quả học tập và làm việc chắc chắn sẽ tốt hơn rất nhiều Đó là một phạm vi nhỏ, nếu bạn có ý thức với môi trường của mình thì chính bạn đã và đang nâng cao ý thức môi trường xã hội và với việc phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố rồi đó Đây cũng là điều mà nhóm nghiên cứu đề tài hướng đến

Trang 11

4 Hệ quan điểm và Phương Pháp Nghiên Cứu

4.1 Hệ quan điểm

4.1.1 Quan điểm hệ thống

Coi Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế - văn hoá - chính trị, là đầu tàu của nền công nghiệp Việt Nam Tốc độ tăng trưởng kinh tế của TP HCM ổn định, nhanh vào loại cao nhất nước Thành phố cũng là một trong những địa phương đang ở trong tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất cả nước Vấn đề ô nhiễm môi trường đã gây ảnh hưởng rất lớn đến tình hình phát triển kinh tế và chất lượng cuộc sống dân cư thành phố

4.1.2 Quan điểm lịch sử viễn cảnh

Song song với sự phát triển của các trung tâm công nghiệp, các khu chế xuất, các nhà máy xí nghiệp… và các phương tiện giao thông vận tải, thì hiện nay

TP Hồ Chí Minh đang phải gánh chịu những hậu quả nặng nề từ những mặt trái của sự phát triển này như: thất nghiệp, thiếu việc làm, tệ nạn xã hội, đặc biệt ô nhiễm môi trường được mệnh danh là “sát thủ không cần dao”

Khi xã hội càng phát triển, các hoạt động mua bán gia tăng thì “Ô nhiễm môi trường” càng là vấn đề nổi cộm, luôn làm nhức nhối và đau đầu các giới chuyên môn và cả những người dân đang phải sống chung với nguồn ô nhiễm ấy

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Để đề tài được thực hiện tốt, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

4.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu:

Một số bài báo đăng tải những vấn đề môi trường liên quan, những đề tài nghiên cứu của một vài tác giả

Trang 12

4.2.2 Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu:

Thông qua các biểu đồ phân tích mức độ ô nhiễm và tác động của nó qua từng năm

4.2.3 Phương pháp điều tra thực địa

Sử dụng phương pháp nhằm kiểm định độ chính xác, độ tin cậy của nguồn

tư liệu, đồng thời có cái nhìn thực tế, tổng quát hơn

4.2.4 Phương pháp bản đồ, biểu đồ

Dùng một số biểu đồ của các điểm, bản đồ địa hình, kinh tế và một số biểu đồ khu vực của Tp Hồ Chí Minh để xác định mức độ chịu tác động trực tiếp của ô nhiễm môi trường

5 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài được chia làm 3 chương, trong đó:

Chương 1 : HIỆN TRẠNG VÀ KẾT LUẬN VỀ TÌNH HÌNH “Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG” TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chương 2: THÁCH THỨC CỦA “Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG” ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH CNH – HĐH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI TẠI TP HỒ CHÍ MINH

Chương 3: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ“Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG” TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Mặc dù đã cố gắng nhưng do những hạn chế về kiến thức, thời gian và nguồn tài liệu có hạn nên đề tài không thể tránh khỏi một số sai sót, hạn chế nhất định Chúng em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn đến những vấn đề đặt ra trong đề tài

Trang 13

NỘI DUNG

Chương 1 : HIỆN TRẠNG VÀ KẾT LUẬN VỀ TÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

1 Hiện trạng ô nhiễm môi trường

Môi trường TP trong thời gian qua đã bị biến đổi nhiều do hậu quả của quá trình phát triển thiếu quy hoạch Sự gia tăng dân số và quá trình đô thị hóa đã gây áp lực lên môi trường, gia tăng mức độ khai thác các nguồn tài nguyên và làm tăng mức độ ô nhiễm của nguồn nước, không khí, đất và tiếng ồn Việc bố trí bất hợp lý các xí nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất CN - TTCN xen lẫn với khu dân cư đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm trầm trọng về nước, đất, không khí và tiếng ồn, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của quần chúng

Chất lượng môi trường lại còn tệ hại thêm do chất lượng máy móc quá cũ kỹ và lỗi thời, vừa hao tốn năng lượng và nguyên nhiên liệu, vừa thải ra một lượng lớn các phế thải vào môi trường Các phương tiện giao thông tập trung và cũ kỹ cũng góp phần đáng kể vào lượng chất thải trong TP Hơn thế nữa, tình trạng tồn tại các khu nhà ổ chuột - hệ quả của quá trình đô thị hóa cộng thêm ý thức về bảo vệ môi trường còn thấp kém trong tầng lớp dân chúng đã góp phần không nhỏ trong việc làm giảm chất lượng môi trường

Với đặc điểm là một đô thị lớn nhất của cả nước có tốc độ đô thị hóa khá cao Ngoài ra theo xu hướng chung, các khu CN mới có khuynh hướng phân bố gần trung tâm TP, nơi có cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông khá phát triển Tùy theo loại CN, các chất thải lỏng, khí và rắn chắc chắn sẽ có ảnh hưởng đến chất lượng môi trường TP Việc phát triển các khu CN như vậy sẽ tạo ra nhu cầu về lao động vượt quá khả năng đáp ứng của địa phương, dẫn đến tình trạng di dân từ nông thôn về các khu vực này, bất kể đến khả năng không thể cung cấp

Trang 14

nhà ở Điều này sẽ dẫn đến việc gia tăng các khu nhà ở thiếu tiện nghi như các khu nhà ổ chuột nằm gần các kênh rạch, nơi không có đầy đủ hệ thống đường xá, thoát nước, cấp nước cũng như các dịch vụ thu gom rác Kết quả là sự xuống cấp về điều kiện sống của dân chúng, sự thoái hóa về mặt môi trường hiện đã và đang diễn ra tại TP.HCM

1.1 Ô nhiễm không khí

1.1.1 Khái niệm

Ô nhiễm không khí (ÔNKK) là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây

ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi)

Theo TCVN 5966 - 1995 thì ô nhiễm không khí là sự có mặt của các chất trong khí quyển sinh ra từ hoạt động của con người hoặc từ các quá trình tự nhiên, và nếu nồng độ đủ lớn và thời gian đủ lâu chúng sẽ ảnh hưởng đến sự thoải mái dễ chịu, sức khỏe và lợi ích của con người hoặc môi trường

1.1.2 Tiêu chuẩn đánh giá mức độ ô nhiễm không khí

Đây là tiêu

chuẩn được Bộ Tài

nguyên và Môi trường

đưa ra ngày

18/12/2006 Tiêu

chuẩn này quy định

giá trị giới hạn các

thông số cơ bản như

bảng bên:

Trang 15

1.1.3 Thực trạng

* Nguồn ÔNKK: có thể xếp vào ba nhóm là:

- Từ ống xả của các loại xe gồm xe máy, ô tô, xe tải, xe buýt…

- Từ gió bụi mang đến như cát bụi, rác, nilon…

- Từ nguồn khác: hoạt động buôn bán, nhà máy, xí nghiệp, sinh hoạt của dân cư khu vực…

Ô nhiễm môi trường không khí ở TP.HCM do 2 nguồn gây ô nhiễm chính là từ các cơ sở sản xuất và từ các phương tiện giao thông

Theo số liệu công bố năm 2007, trong các xí nghiệp vừa và nhỏ thuộc khu vực quốc doanh ở thành phố HCM thì số xí nghiệp đạt tiêu chuẩn công nghệ tiên tiến (có khả năng xử lí chất thải ở môi trường khá) chỉ 11.4% đạt tiêu chuẩn công nghệ ở mức trung bình là 53.1% và ở trình độ yếu kém là 35.5% Con số này ở khu vực kinh tế tư nhân còn thấp hơn Với những chỉ số như vậy chúng ta cũng thấy được tầm nguy hại tới môi trường mà các cơ sở này mang lại

Ở Tp HCM hằng năm các phương tiện vận tải trên địa bàn thành phố tiêu thụ khoảng 210.000 tấn xăng, 190.000 tấn dầu Diezen Như vậy đã thải vào không khí khoảng 1100 tấn bụi, 25 tấn chì, 4200 tấn CO2,4500 tấn NO2, 116000 tấn CO, 13200 tấn Hydrocacbon và 156 tấn Aldehyt Chính vì thế, tại nhiều khu vực có nồng độ các chất ô nhiễm lên khácao

Ước tính giao thông chiếm khoảng 70 – 80% nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường như hiện nay Mật độ xe, số lượng xe đều tăng cao trong khi cơ sở hạ tầng không đáp ứng nổi mức tăng này nên ô nhiễm là điều dễ hiểu

Theo báo cáo về “Hiện trạng ô nhiễm không khí tại TP HCM” của Chi cục Bảo vệ Môi trường mới đây cho thấy, nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí đang ở mức cao và ngày càng tăng, người dân TP HCM đang phải hít thở bầu không khí có quá nhiều chất độc hại

Trang 16

Môi trường không khí tại TP HCM đang bị đe dọa 1 cách nghiêm trọng được thể hiện bởi nồng độ các chất độc hại gia tăng nhanh, cụ thể :

- Nồng độ Benzen – chất có khả năng gây ung thư cao, có nơi lên đến 40μ/m3trong khi theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ ngưỡng cho phép là

30-10 μ/m3, nghĩa là gấp 4 lần TCCP

- Nồng độ NO2là 40 – 70 μ/m3gấp 1,75 lần so với TCVN là 40 μ/m3

- Nồng độ SO2qua kết quả quan trắc mặc dù chưa vượt TCVN nhưng có xu hướng tăng lên, có nơi lên đến 30 μ/m3

- Nồng độ bụi đặc trưng PM10 có khu vực lên đến 90 μ/m3gấp 1,8 lần so với TCVN là 50 μ/m3

Biểu đồ 1: chỉ số chất lượng không khí (AQI) từ 26/9/2007 đến 17/10/2007

Qua biểu đồ, ta thấy chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở khu vực ven đường thường ở mức cao hơn là do ảnh hưởng của giao thông Chỉ số AQI ở khu dân cư đạt chuẩn trung bình tốt, còn AQI khu vực giao thông thường xuyên ở mức kém Chúng ta cũng có thể theo dõi thêm bảng dưới đây để thấy ảnh hưởng của giao thông lên môi trường không khí ở TP HCM

Ngày đăng: 30/01/2019, 14:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w