1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luân văn tốt nghiệp tài chính doanh nghiệp HVTC

136 1,1K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 136
Dung lượng 816,5 KB

Nội dung

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌCHỌC VIỆN TÀI CHÍNHMỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN APATIT VIỆT NAM.1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì trước hết phải có vốn. Vốn là điều kiện tiên quyết cho sự ra đời của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để phát triển thì doanh nghiệp không những phải bảo toàn được nguồn vốn đã bỏ ra mà phải phát triển được vốn đó. Thực tế cho thấy rằng không chỉ ở nước ta mà nhiều nước trên thế giới, tình trạng sử dụng vốn lãng phí, kém hiệu quả đang diễn ra rất phổ biến. Việc tổ chức là sử dụng vốn không hiệu quả sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy việc nâng cao hiệu quả tổ chức và sử dụng vón là vấn đề được tất cả các doanh nghiệp quan tâmNgày nay với sự tiến bộ không ngừng của khoa học công nghệ cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường, các doanh nghiệp muốn đứng vững trong nền kinh tế thì nhu cầu về vốn cho việc mở rộng quy mô hoạt động ngày càng lớn. Vì thế, đòi hỏi công tác tổ chức quản lì và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trước hết nó sẽ quyết định được sự tồn tại và sau đó là khẳng định vị thế cho doanh nghiệpNhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vốn lưu động và qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH một thành viên APATIT Việt Nam Em xin đi sâu nghiên cứu và hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH một thành viên APATIT Việt Nam”

Trang 1

MỤC LỤC 1

LỜI MỞ ĐẦU 3

Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 6

1.1 Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp 6

1.1.1 Vốn lưu động của doanh nghiệp 6

1.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của vốn lưu động 6

1.1.1.2 Phân loại vốn lưu động 8

1.1.2 Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp 10

1.2 Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 13

1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 13

1.2.1.1 Khái niệm quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 13

1.2.1.2 Mục tiêu quản trị vốn lưu động 14

1.2.2 Nội dung quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 14

1.2.2.1 Xác định nhu cầu vốn lưu động và tổ chức nguồn vốn lưu động 14

1.2.2.2 Phân bổ vốn lưu động 17

1.2.2.3 Quản trị vốn bằng tiền 20

1.2.2.4 Quản trị các khoản phải thu 22

1.2.2.5 Quản trị hàng tồn kho 26

Trang 2

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 34

Chương 2:THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG

TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN APATIT VIỆT NAM 37

2.1 Quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động của Công ty TNHH một thành viên APATIT Việt Nam 37

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty 37

2.1.1.1 Thông tin cơ bản 37

2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển 38

2.1.2 Đặc điểm hoạt động của công ty TNHH một thành viên APATIT Lào Cai 40

2.1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 40

2.1.2.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và bộ máy quản lý 41

2.1.3 Tình hình tài chính chủ yếu của công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam 45

2.1.3.1 Những thuận lợi, khó khăn và kết quả kinh doanh chủ yếu của công ty 45

2.1.3.2 Tình hình tài chính chủ yếu của công ty 46

2.2 Thực trạng quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH một thành viên APATIT Việt Nam trong thời gian qua 58

Trang 3

2.2.2 Thực trạng nguồn vốn lưu động và tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu

động 63

2.2.3 Thực trạng về xác định nhu cầu vốn lưu động 70

2.2.4 Thực trạng về quản trị vốn bằng tiền 72

2.2.5 Thực trạng về quản trị nợ phải thu 82

2.2.6 Thực trạng về quản trị vốn tồn kho dự trữ 93

2.2.7 Thực trạng về hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động 98

2.3 Đánh giá chung về công tác quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam 101

2.3.1 Những kết quả đã đạt được 101

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân chủ yếu 103

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN APATIT VIỆT NAM 106

3.1 Đinh hướng phát triển của công ty TNHH một thành viên APATIT Việt Nam trong thời gian tới 106

3.1.1 Bối cảnh kinh tế xã hội trong và ngoài nước 106

3.1.2 Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 108

3.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam 110

Trang 4

3.2.2 Chủ động huy động các nguồn tài trợ để đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu

cầu vốn lưu động một cách hợp lý và linh hoạt 112

3.2.3 Xác định và quản lý lưu lượng tiền mặt dự trữ 113

3.2.4 Tăng cường công tác quản trị nợ phải thu chặt chẽ và xác định chính sách bán chịu hợp lý 115

3.2.5 Cải thiện công tác quản trị hàng tồn kho 118

3.2.6 : Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 120

3.2.7 Một số giải pháp khác 122

3.3 Điều kiện thực hiện các giải pháp 123

3.3.1 Điều kiện về phía Nhà nước 123

3.3.2 Điều kiện về phía công ty 126

KẾT LUẬN 128

TÀI LIỆU THAM KHẢO 130

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Khái quát tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty 43

Bảng 2.2: Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 45

Bảng 2.3: Cơ cấu và biến động của vốn và nguồn vốn 46

Bảng 2.3: Tình hình nợ phải trả 48

Bảng 2.4: NVLĐ thường xuyên 52

Bảng 2.5: Nguồn VLĐ tạm thời 54

Bảng 2.6: Kết cấu VLĐ của công ty TNHH một thành viên APATIT Việt Nam.57 Bảng 2.7: Cơ cấu các khoản phải thu 59

Bảng 2.8: Phân tích công tác thu hồi nợ 60

Bảng 2.9: So sánh các khoản thu và phải trả năm 2014 62

Bảng 2.10: Tình hình quản lý hàng tồn kho 64

Bảng 2.11: Hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền 66

Bảng 2.12: Hệ số khả năng thanh toán 67

Bảng 2.13: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty 68

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:

Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì trước hết phải có vốn Vốn

là điều kiện tiên quyết cho sự ra đời của doanh nghiệp Tuy nhiên, để phát triểnthì doanh nghiệp không những phải bảo toàn được nguồn vốn đã bỏ ra mà phảiphát triển được vốn đó Thực tế cho thấy rằng không chỉ ở nước ta mà nhiềunước trên thế giới, tình trạng sử dụng vốn lãng phí, kém hiệu quả đang diễn ra rấtphổ biến Việc tổ chức là sử dụng vốn không hiệu quả sẽ ảnh hưởng lớn đến kếtquả hoạt động sản xuất kinh doanh Chính vì vậy việc nâng cao hiệu quả tổ chức

và sử dụng vón là vấn đề được tất cả các doanh nghiệp quan tâm

Ngày nay với sự tiến bộ không ngừng của khoa học công nghệ cùng với sựcạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường, các doanh nghiệp muốn đứng vữngtrong nền kinh tế thì nhu cầu về vốn cho việc mở rộng quy mô hoạt động ngàycàng lớn Vì thế, đòi hỏi công tác tổ chức quản lì và sử dụng vốn sao cho có hiệuquả có ý nghĩa vô cùng quan trọng Trước hết nó sẽ quyết định được sự tồn tại vàsau đó là khẳng định vị thế cho doanh nghiệp

Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụngvốn lưu động và qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH một thành viên

APATIT Việt Nam cùng với sự hướng dẫn tận tình của Ths Ngô Thị Kim Hòa

và tập thể cán bộ nhân viên của Công ty, vận dụng lý luận vào thực tiễn công tyđồng thời từ thực tiễn làm sáng tỏ lý luận, em xin đi sâu nghiên cứu và hoàn

thành đề tài luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH một thành viên APATIT Việt Nam”

Trang 7

2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu là Vốn lưu động và các giải pháp nâng cao hiệu quả sửdụng vốn lưu động tại Công ty TNHH một thành viên APATIT Việt Nam

Mục đích nghiên cứu của đề tài này là trên cơ sở thực tế tình hình tổ chức sửdụng vốn lưu động của công ty hiện nay để thấy được những mặt đã đạt đượccần phát huy đồng thời cũng thấy được những tồn tại cần khắc phục, từ đó đưa ranhững biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vốn lưu độngcủa Công ty

3. Phạm vi nghiên cứu:

- Về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Công ty TNHH một thành viênAPATIT Việt Nam

- Địa chỉ: Phường Pom Hán, Thành phố Lào Cai, Tỉnh Lào Cai - Việt Nam

- Về thời gian: số liệu chủ yếu được nghiên cứu trong ba năm2013,2014,2014

4. Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp thu thập dữ liệu

Thu thập dữ liệu từ các báo cáo của các phòng ban, bộ phận trong công ty,các thông tin về thị trường sản phẩm phân bón Apatit được phân phối của công

ty Sử dụng phương pháp này sẽ thu được nhiều thông tin có chọn lọc, phong phú

và đa dạng

- Phương pháp xử lý dữ liệu

Trang 8

Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được tính toán lại, chọn lọc và tổng hợp sau đóđưa vào bài nghiên cứu.

5. Kết cấu của luận văn tốt nghiệp:

Nội dung của luận văn này gồm 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về Vốn lưu động và quản trị Vốn lưu động củaDoanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng sử dụng và hiệu quả sử dụng Vốn lưu động tại Công

ty TNHH một thành viên APATIT Việt Nam thời gian qua

Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị Vốn lưu độngtại Công ty TNHH một thành viên APATIT Việt Nam

Ngày tháng năm 2015

Sinh viên

Trang 9

Chương 1:

LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN

LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp

1.1.1 Vốn lưu động của doanh nghiệp

1.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của vốn lưu động

Doanh nghiệp (DN) là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có trụ sở giao dịch,thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD), cung ứng hàng hóa, dịch

vụ cho người tiêu dùng qua thị trường nhằm mục đích sinh lời

Xét về mặt kinh tế, hoạt động SXKD của DN là quá trình kết hợp các yếu tốđầu vào tạo thành các yếu tố đầu ra là hàng hóa, dịch vụ và thông qua thị trườngbán những hàng hóa, dịch vụ đó để thu lợi nhuận Để đảm bảo cho quá trìnhSXKD diễn ra liên tục, tương ứng với một quy mô kinh doanh nhất định DNphải có lượng tài sản lưu động (TSLĐ) nhất định Trong các DN người ta thườngchia TSLĐ thành: TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông:

- TSLĐ sản xuất là những vật tư dự trữ để đảm bảo cho quá trình sản xuất

được liên tục như: nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, … vàmột số bộ phận là những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất như: sản phẩm

dở dang, bán thành phẩm, …

- TSLĐ lưu thông là những TSLĐ nằm trong quá trình lưu thông như: thành

phẩm trong kho chờ tiêu thụ, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán

Trang 10

Trong quá trình SXKD, TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông luôn thế chỗ chonhau, vận động không ngừng nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiếnhành liên tục và thuận lợi Để hình thành nên các TSLĐ này DN phải ứng ra một

số vốn tiền tệ nhất định để đầu tư vào các tài sản đó Số vốn này được gọi là vốnlưu động (VLĐ) của DN

Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên các tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục Vốn lưu động luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được thu hồi toàn bộ, hoàn thành một vòng chu chuyển khi kết thúc một chu kỳ kinh doanh.

VLĐ cũng không ngừng vận động qua các giai đoạn của chu trình kinhdoanh: dự trữ, sản xuất và lưu thông Quá trình này diễn ra thường xuyên, liêntục được lặp đi lặp lại theo chu kỳ và được gọi là quá trình tuần hoàn, chuchuyển của VLĐ

Sơ đồ chu chuyển VLĐ của DN sản xuất:

+ Giai đoạn 3 (H’ – T’): giai đoạn lưu thông VLĐ được chuyển từ hình tháithành phẩm, hàng hóa dự trữ chuyển về hình thái tiền tệ ban đầu với T’>T

Trang 11

Đối với DN thương mại, sự vận động của VLĐ nhanh hơn, từ hình thái vốnbằng tiền chuyển sang hình thái hàng hóa và cuối cùng chuyển về hình thái tiền.Trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, do bị chi phối bởi cácđặc điểm của TSLĐ nên VLĐ của DN có các đặc điểm sau:

+ VLĐ chỉ tham gia vào một chu kỳ SXKD và luôn thay đổi hình thái biểuhiện

+ VLĐ chu chuyển giá trị toàn bộ ngay trong một lần và được hoàn lại toàn

bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh

+ VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau mỗi chu kỳ kinh doanh

Qua đây có thể thấy, VLĐ là một trong những điều kiện tiên quyết của quátrình tái sản xuất, và thông qua quá trình tuần hoàn và chu chuyển của VLĐ giúpcho người quản lý DN kiểm tra và đánh giá một cách toàn diện các khâu của quátrình tái sản xuất, từ khâu mua sắm dự trữ vật tư tới khâu sản xuất và tiêu thụ sảnphẩm

1.1.1.2 Phân loại vốn lưu động

Để có thể quản lý VLĐ một cách có hiệu quả DN cần có những tiêu thứcphân biệt nhất định theo từng mục tiêu quản lý của mình Thông thường có một

số cách phân loại chủ yếu sau:

* Dựa vào hình thái biểu hiện, VLĐ được chia thành 2 loại:

- Vốn bằng tiền và các khoản phải thu

+ Vốn bằng tiền gồm: tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đangchuyển, các khoản đầu tư ngắn hạn

Trang 12

+ Các khoản phải thu (vốn trong thanh toán) gồm: phải thu của khách hàng,khoản ứng trước cho người bán, phải thu do tạm ứng, thuế giá trị gia tăng đượckhấu trừ, các khoản phải thu khác.

- Vốn vật tư hàng hóa: là các khoản VLĐ có hình thái vật chất biểu hiện bằnghiện vật Đối với DN sản xuất thì vốn vật tư hàng hóa là hàng tồn kho (HTK)như nguyên liệu, nhiên liệu, công cụ dụng cụ; sản phẩm sản xuất dở dang, bánthành phẩm; thành phẩm Đối với DN thương mại thì vốn vật tư hàng hóa chủyếu là hàng hóa dự trữ phục vụ cho việc bán ra

Việc phân loại VLĐ theo cách này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xem xétđánh giá mức tồn kho dự trữ và khả năng thanh toán của DN Mặt khác, thôngqua cách phân loại này có thể tìm các biện pháp phát huy chức năng các thànhphần vốn và biết được kết cấu VLĐ theo hình thái biểu hiện để định hướng điềuchỉnh hợp lý có hiệu quả

* Dựa theo vai trò của VLĐ đối với quá trình SXKD, VLĐ được chia thành 3 loại:

- VLĐ trong khâu dự trữ SXKD bao gồm: Vốn nguyên, nhiên, vật liệu, phutùng thay thế, các công cụ lao động nhỏ,…

- VLĐ trong khâu trực tiếp sản xuất bao gồm: các khoản giá trị sản phẩm dởdang, bán thành phẩm tự chế, các khoản chi phí trả trước

- VLĐ trong khâu lưu thông bao gồm: vốn thành phẩm, vốn bằng tiền, vốntrong thanh toán và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

Cách phân loại này giúp cho các nhà quản lý DN đánh giá được mức độ đầu

tư VLĐ vào các giai đoạn của quá trình sản xuất hợp lý hay không để có định

Trang 13

hướng điều chỉnh kịp thời Hơn nữa, nó còn giúp cho các nhà quản lý thấy đượcvai trò của từng thành phần vốn đối với quá trình SXKD của DN Trên cơ sở đó

đề ra các biện pháp tổ chức quản lý thích hợp nhằm tạo ra một kết cấu VLĐ hợp

lý, tăng được tốc độ luân chuyển VLĐ

1.1.2 Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp

Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn thì có thể chia nguồn vốn lưuđộng thành hai loại:

- Nguồn VLĐ thường xuyên: là nguồn có tính chất ổn định nhằm hình thành

nên TSLĐ thường xuyên cần thiết cho DN Nguồn vốn này bao gồm các khoảnvốn dài hạn và vốn chủ sở hữu

Cách xác định:

Nguồn VLĐ thường xuyên = Tổng nguồn VLĐ – Nguồn VLĐ tạm thời

- Nguồn VLĐ tạm thời: là nguồn vốn ngắn hạn dưới 1 năm chủ yếu để đáp

ứng các yêu cầu có tính chất tạm thời về VLĐ phát sinh trong quá trình SXKDcủa DN Nguồn vốn này bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng, vay củacác tổ chức tín dụng, các khoản nợ ngắn hạn khác…

Việc phân loại nguồn VLĐ trên giúp cho người quản lý xem xét huy độngcác nguồn VLĐ một cách phù hợp với thời gian sử dụng để nâng cao hiệu quả tổchức sử dụng VLĐ trong DN Ngoài ra nó còn giúp nhà quản lý lập kế hoạch tàichính hình thành nên những dự định về tổ cức sử dụng nguồn vốn trong tương laitrên cơ sở xác định quy mô, lượng VLĐ cần thiết để lựa chọn nguồn VLĐ manglại hiệu quả cao nhất cho DN

*Các mô hình chủ yếu để tài trợ cho vốn lưu động

Trang 14

Về cơ bản, nguồn vốn lưu động thường xuyên đảm bảo cho tài sản lưu độngthường xuyên và tạo ra mức độ an toàn cho doanh nghiệp trong kinh doanh, cònnguồn vốn lưu động tạm thời sẽ bảo đảm cho tài sản lưu động tạm thời, songkhông nhất thiết phải như vậy, doanh nghiệp có thể sử dụng linh hoạt các môhình tài trợ vốn sau:

- Mô hình 1: Toàn bộ tài sản cố định và tài sản lưu động thường xuyên đượcđảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên và toàn bộ tài sản lưu động tạm thờiđươc đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời

HÌNH 1.1: MÔ HÌNH TÀI TRỢ THỨ NHẤT+ Ưu điểm của mô hình này là : Giúp doanh nghiệp hạn chế được rủi rotrong thanh toán, mức độ an toàn cao hơn Giảm bớt được chi phí trong sử dụngvốn

+ Hạn chế: Chưa tạo ra sự linh hoạt trong việc tổ chức sử dụng vốn, thườngvốn nào nguồn vốn ấy, tính chắc chắn được đảm bảo hơn song kém linh hoạthơn

TSCĐTSLD thường xuyên

TSLD tạm thời

Nguồn vốn tạm thời

Nguồn vốn thường xuyên

Tiền

Thời gian

Trang 15

- Mô hình 2: Toàn bộ TSCĐ, TSLĐ thường xuyên và một phần TSLĐ tạmthời được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, phần còn lại TSLĐ tạm thờiđược đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời.

HÌNH 1.2: MÔ HÌNH TÀI TRỢ THỨ HAI

+ Ưu điểm của mô hình này là: Khả năng thanh toán và độ an toàn ở mứccao

+ Hạn chế: Chi phí sử dụng vốn cao vì phải sử dụng nhiều khoản vay dài hạn

và trung hạn

-Mô hình 3: Toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thường xuyên được đảm bảobằng nguồn vốn thường xuyên, một phần TSLĐ thường xuyên và TSLĐ tạm thờiđược đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời

TSCĐTSLD thường xuyên

TSLD tạm thời

Nguồn vốn tạm thời

Nguồn vốn thường xuyên

Tiền

Thời gian

Trang 16

HÌNH 1.3: MÔ HÌNH TÀI TRỢ THỨ BA.

+ Ưu điểm của mô hình này là việc sử dụng vốn linh hoạt, chi phí sử dụngvốn thấp hơn vì sử dụng nhiều hơn nguồn vốn tín dụng ngắn hạn

+ Nhược điểm: Khả năng gặp rủi ro cao hơn

1.2 Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp

1.2.1.1 Khái niệm quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp.

Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp được định nghĩa là việc hoạch định,

tổ chức thực hiện, kiểm soát và điều chỉnh quá trình tạo lập và sử dụng vốn lưuđộng phục vụ cho các hoạt động của doanh nghiệp, góp phần vào việc hoànthành các mục tiêu chung của doanh nghiệp

TSCĐTSLD thường xuyên

TSLD tạm thời

Nguồn vốn tạm thời

Nguồn vốn thường xuyên

Tiền

Thời gian

Trang 17

Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp bao gồm quản trị về vốn bằng tiền,quản trị hàng tồn kho, quản trị các khoản phải thu nhằm đảm bảo cho quá trìnhtái sản xuất được diễn ra thường xuyên, liên tục và hiệu quả.

1.2.1.2 Mục tiêu quản trị vốn lưu động.

Xuất phát từ tầm quan trọng của vốn lưu động, có thể thấy rằng vốn lưu động

là điều kiện vật chất không thể thiểu được của quá trình tái sản xuất Chính vìvậy, quản trị vốn lưu động là một mảng rất quan trọng trong quản trị tài chínhdoanh nghiệp

Vì vậy, công tác quản trị vốn lưu động là nhằm các mục tiêu chính sao đây:

- Huy động vốn đầy đủ, đáp ứng kịp thời nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp

- Đảm bảo tổ chức sử dụng VLĐ tiết kiệm, có hiệu quả nhằm tối đa hóa lợiích của chủ sở hữu doanh nghiệp

- Đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường và ổn định

Có thể nói ngắn gọn mục tiêu quản trị vốn lưu động là có thể giải quyết hàihòa mối quan hệ giữa sinh lời và rủi ro, để có thể tối đa hóa sinh lời và tối thiểuhóa rủi ro cho doanh nghiệp

1.2.2 Nội dung quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp.

1.2.2.1 Xác định nhu cầu vốn lưu động và tổ chức nguồn vốn lưu động.

Khái niệm nhu cầu vốn lưu động: là số vốn tiền tệ cần thiết mà doanh nghiệptrực tiếp ứng ra để hình thành một lượng dự trữ hàng tồn kho và khoản tiềnkhách hàng nợ sau khi đã sử dụng khoản tín dụng của nhà cung cấp, có thể xácđịnh theo công thức sau:

Trang 18

Nhu cầu vốn lưu

Nhu cầu VLĐ của DN là nhu cầu tối thiểu ở mức cần thiết nhất định, đảmbảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của DN diễn ra bình thường liên tục…Trong điều kiện các DN hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, mọi nhucầu về VLĐ cho SXKD của DN đều phải tự tài trợ thì điều này càng có ý nghĩaquan trọng tác động thiết thực vì:

- Tránh được tình trạng ứ đọng vốn, sử dụng vốn tiết kiệm và hợp lý, nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ.

- Đáp ứng yêu cầu SXKD của DN được tiến hành bình thường và liên tục.

- Không gây nên sự căng thẳng giả tạo về nhu cầu vốn kinh doanh của DN.

- Là căn cứ quan trọng cho việc xác định các nguồn tài trợ nhu cầu VLĐ của DN.

Nếu DN xác định nhu cầu VLĐ quá cao dẫn đến tình trạng thừa vốn gây ứđọng vật tư, hàng hóa, sử dụng vốn lãng phí, vốn chậm luân chuyển và phát sinhnhiều chi phí không hợp lý làm giảm lợi nhuận của DN

Ngược lại, nếu DN xác định nhu cầu VLĐ quá thấp thì sẽ gây khó khăn chohoạt động SXKD của DN DN sẽ thiếu vốn sẽ không đảm bảo sản xuất liên tục,gây nên những thiệt hại do ngừng sản xuất, không có khả năng thanh toán vàthực hiện hợp đồng đã kí kết với khách hàng

Xác định nhu cầu VLĐ là căn cứ kiểm tra tình hình sử dụng VLĐ của DNtrong quá trình kinh doanh và là cơ sở tạo điều kiện cho VLĐ được luân chuyển

Trang 19

thuận lợi Tuy nhiên VLĐ không phải là đại lượng cố định mà thường xuyênbiến động do chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: quy mô SXKD, sự biếnđộng giá cả vật tư hàng hóa, trình độ tổ chức quản lý vốn, mức tồn kho, phươngthức bán hàng, chính sách tiền lương đối với người lao động của DN… Xác địnhđúng đắn nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết để đảm bảo hoạt động SXKD của

DN được tiến hành thường xuyên liên tục, tiết kiệm và hiệu quả kinh tế cao làmột nội dung quan trọng trong quản trị tài chính DN

* Cách xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp

Có rất nhiều cách xác định nhu cầu VLĐ của DN nhưng gộp lại làm 2 nhómphương pháp và phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp

- Phương pháp trực tiếp:

Phương pháp này căn cứ vào những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lượngVLĐ ứng ra để xác định VLĐ thường xuyên cần thiết Trình tự tiến hành củaphương pháp này như sau:

+ Xác định lượng HTK cần thiết cho hoạt động SXKD của DN

+ Xác định chính xác lượng sản phẩm hàng hóa tiêu thụ và khoản tín dụngcung cấp cho khách hàng

+ Xác định khoản nợ phải trả cho người cung ứng

+ Tổng hợp nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết của DN

Trên cơ sở tính toán nhu cầu vốn dự trữ HTK, dự kiến khoản phải thu vàkhoản phải trả Có thể xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết năm kếhoạch của DN theo công thức:

Trang 20

Nhu cầu vốn

lưu động =

Mức dự trữhàng tồnkho

+

Khoản phảithu từkhách hàng

-Khoản phảitrả nhà cungcấp

Nhu cầu VLĐ xác định theo phương pháp này tương đối sát và phù hợp với

DN trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay Tuy vậy, nó vẫn còn bộc lộ nhiềuhạn chế như: việc tính toán tương đối phức tạp, khối lượng tính toán nhiều vàmất nhiều thời gian

- Phương pháp gián tiếp:

Phương pháp này dựa vào thống kê kinh nghiệm để xác định nhu cầu vốn Ởđây có thể chia làm 2 trường hợp:

+ Trường hợp 1: Dựa vào hệ số VLĐ tính theo doanh thu được rút ra từ thực

tế hoạt động của các DN cùng loại trong ngành, trên cơ sở đó xem xét quy môkinh doanh dự kiến theo doanh thu của DN mình để rút ra nhu cầu VLĐ cầnthiết Phương pháp này tương đối đơn giản, tuy nhiên mức độ chính xác bị hạnchế Nó thích hợp với việc xác định nhu cầu VLĐ khi thành lập DN với quy mônhỏ

+ Trường hợp 2: Dựa vào mối quan hệ giữa các yếu tố hợp thành nhu cầu

VLĐ, bao gồm: HTK, nợ phải thu từ khách hàng và nợ phải trả nhà cung cấp (số

nợ phải trả phát sinh có tính chất tự động và có chu kỳ) với doanh thu thuần của

kỳ vừa qua để xác định tỷ lệ chuẩn nhu cầu VLĐ tính theo doanh thu và sử dụng

tỷ lệ này để xác định nhu cầu VLĐ cho các kỳ tiếp theo

1.2.2.2 Phân bổ vốn lưu động.

Trang 21

Để kinh doanh bất kì doanh nghiệp nào cũng cần có vốn, với mỗi doanhnghiệp khác nhau lại có cơ cấu vốn khác nhau nhất định Song việc phân bổ vốn

ấy như thế nào cho hợp lý lại có tính chất quyết định đến hiệu quả sử dụng vốnnói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng Nhiều nhà quả trị doanhnghiệp cho rằng, hiền nay việc huy động vốn không khó bằng quản lý và sử dụngvốn như thế nào cho hiệu quả và đem lại lợi nhuận

Phân bổ VLĐ là quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần vốn lưu động chiếm trongtổng số vốn lưu động của doanh nghiệp VLĐ là một bộ phận của vốn sản xuấtkinh doanh, vấn đề tổ chức quản lý, sử dụng vốn lưu động có hiệu quả sẽ quyếtđịnh đến sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp, nhất là trong điều kiệnnền kinh tế thị trường như hiện nay Doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động có hiệuquả, điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp tổ chức được tốt quá trình muasắm dự trữ vật tư, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phân bổ hợp lý vốn trên các giaiđoạn luân chuyển để vốn luân chuyển từ loại này thành loại khác, từ hình tháinày sang hình thái khác, rút ngắn vòng quay của vốn

Để quản lý vốn lưu động được tốt cần phải phân loại vốn lưu động Có nhiềucách phân loại vốn, mỗi cách phân loại có tác dụng riêng phù hợp với yêu cầucủa công tác quản lý Thông qua các phương pháp phân loại và sử dụng vốn củanhững kỳ trước, rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý kỳ này

để ngày càng sử dụng hiệu quả hơn vốn lưu động Cũng như từ các cách phânloại trên doanh nghiệp có thể xác định được kết cấu vốn lưu động của mình theonhững tiêu thức khác nhau

* Dựa theo hình thái biểu hiện và tính hoán tệ của vốn, vốn lưu động bao gồm: vốn bằng tiền, các khoản phải thu và vốn vật tư hàng hóa.

Trang 22

- Vốn bằng tiền gồm: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền đangchuyển.

- Các khoản phải thu: Chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng Ngoài

ra, với một số trường hợp mua sắm DN còn có thể phải ứng trước tiền mua hàngcho người cung ứng, cũng hình thành nên các khoản phải thu

- Vốn vật tư hàng hóa:

Trong doanh nghiệp sản xuất vốn vật tư hàng hóa bao gồm: vốn tồn khonguyên vật liệu, vốn sản phẩm dở dang, vốn bán thành phẩm, vốn thành phẩm.Trong doanh nghiệp thương mại vốn về hàng tồn kho chủ yếu là giá trị cácloại hàng hóa dự trữ

* Dựa theo vài trò của vốn lưu động đối với quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động bao gồm:

- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất gồm các khoản: Vốn nguyên vậtliệu chính, vốn nguyên vật liệu phụ, vốn nhiên liệu, vốn phụ tùng thay thế, vốnvật tư đóng gói, vốn công cụ dụng cụ nhỏ

- Vốn lưu động trong khâu trực tiếp sản xuất bao gồm: Vốn sản phẩm dởdang, bán thành phẩm, vốn về chi phí trả trước ngắn hạn

- Vốn lưu động trong khâu lưu thông bao gồm: Vốn thành phẩm,vốn bằngtiền, vốn trong thanh toán, các khoản vốn đầu tư ngắn hạn về chứng khoán, chovay ngắn hạn…

Trang 23

1.2.2.3 Quản trị vốn bằng tiền.

Vốn bằng tiền ( gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển ) là một

bộ phận cấu thành tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp Đây là loại tài sản có tínhthanh khoản cao nhất và quyết định khả năng thanh toán nhanh của doanhnghiệp Tuy nhiên đặc điểm của vốn bằng tiền là bản thân nó không tự sinh lời

nó chỉ sinh lời khi được đầu tư sử dụng vào một mục đích nhất định

Do đó, yêu cầu của quản trị vốn bằng tiền là vừa phải đảm bảo sự an toàntuyệt đối, đem lại khả năng sinh lời cao nhưng đồng thời cũng phải đáp ứng kịpthời các nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp

* Sự cần thiết quản trị tiền mặt

Bất kỳ doanh nghiệp nào khi lưu trữ tiền mặt cũng nhăm đến các mục đíchsau

- Thông suốt quá trình tạo ra các giao dịch kinh doanh ( động cơ hoạt độngsản xuất kinh doanh): mua sắm nguyên vật liệu, hàng hóa và thanh toán các chip

hí cần thiết cho doanh nghiệp hoạt động bình thường ( trả lương công nhân, nộpthuế…)

- Mục đích đầu cơ: doanh nghiệp lợi dụng các cơ hội tạm thời như sự sụt giátức thời về nguyên vật liệu, chiết khấu… để gia tăng lợi nhuận cho doanhnghiệp

-Mục đích dự phòng: trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,tiền mặt

có điểm luân chuyển không theo một quy luật nhất định nào Do vậy doanhnghiệp cần phải duy trì một vùng đệm an toàn để thỏa mãn các nhu cầu tiền mặtbất ngờ

Trang 24

* Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị tiền mặt.

-Tăng tốc độ thu hồi tiền mặt.

+Đẩy nhanh việc chuẩn bị và gởi hóa đơn bằng cách vi tính hóa hóađơn,gửi kèm theo hàng, gửi qua fax,yêu cầu thanh toán trước,cho phép ghi nợtrước

+Đem lại cho khách hàng những mối lợi để khuyến khích họ sớm trả nợbằng cách áp dụng chính sách chiết khấu đối với những khoản nợ thanh toántrước hạn

-Giảm tốc độ chi tiêu.

Doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận bằng cách thực hiện giảm tốc độchi tiêu tiền mặt để có thêm tiền mặt nhằm đầu tư sinh lợi bằng cách: thay vìdùng tiền thanh toán sớm các hóa đơn mua hàng, nhà quản trị tài chính nên trìhoãn việc thanh toán những chi tiêu trong phạm vi thời gian mà các chi phí tàichính, tiền phạt hay sự xói mòn vị thế tín dụng thâp hơn những lợi nhuận do việcchậm thanh toán đem lại

*Lập dự toán ngân sách tiền mặt.

Ngân sách tiền mặt là dự án lưu chuyển tiền tệ cho thấy thời điểm và sốlượng luồng tiền mặt vào và ra trong một thời kỳ, thường là hàng tháng Mụcđích lập dự toán này để các nhà quản trị tài chính có khả năng tốt hơn về xácđịnh nhu cầu tiền mặt tương lai, hoạch định để tài trợ cho các nhu cầu tái sảnxuất, thực hiện kiểm soát tiền mặt và khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Trang 25

*Một số công cụ sử dụng đánh giá tiền mặt.

Trong đó: Tiền mặt bình quân = (TMđầu kỳ + TM cuối Kỳ)/2

2 Chu kỳ vòng quay tiền mặt

Chu kì vòng quay tiền

Tiền mặtTiền bán hàng trung bình một ngày

1.2.2.4 Quản trị các khoản phải thu

* Khái niệm khoản phải thu và tầm quan trọng của quản lý khoản phải thu:

Nội dung của khoản phải thu của doanh nghiệp bao gồm phải thu của kháchhàng, phải thu tạm ứng và phải thu khác; trong đó khoản phải thu khách hàng làchủ yếu, là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hóa hoặc dịch

vụ, xuất phát từ việc doanh nghiệp áp dụng chính sách bán chịu cho khách hàngvới mục đích bán chịu là nhằm tăng sản lượng, tăng doanh thu Tuy nhiên, nếucác khoản phải thu quá lớn, tức số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng cao,hoặc không thể kiểm soát nổi sẽ ảnh hưởng xấu tới hoạt động SXKD của doanhnghiệp

Quản trị khoản phải thu cũng liên quan tới sự đánh đổi lợi nhuận và rủi rotrong bán chịu hàng hóa, dịch vụ

Trang 26

Vì vậy, yêu cầu đặt ra là cần duy trì các khoản phải thu ở mức độ thích hợp,vừa phát huy được tác động tích cực của chính sách bán chịu, vừa ngăn ngừa,hạn chế được tình trạng nợ phải thu tồn đọng, khó đòi.

* Nội dung các biện pháp quản trị nợ phải thu.

- Chính sách tín dụng (chính sách bán chịu)

Chính sách tín dụng là một yếu tố quyết định quan trọng liên quan đến mức

độ, chất lượng và rủi ro của doanh thu bán hàng

bị từ chối cấp tín dụng theo thể thức tín dụng thương mại

b Chiết khấu thương mại

Là phần tiền chiết khấu đối với những giao dịch mua hàng bằng tiền Chiếtkhấu thương mại tạo ra những khuyến khích thanh toán sớm hơn các hợp đồngmua hàng

c Thời hạn bán chịu

Trang 27

Là độ dài thời gian mà các khoản tín dụng được phép kéo dài

d Chính sách thu tiền

Là phương thức xử lý các khoản tín dụng thương mại quá hạn

+ Đánh giá những thay đổi trong chính sách tín dụng:

Xem xét ảnh hưởng của từng yếu tố trong số bốn biến số có thể kiểm soátđược của khoản phải thu đối với lợi nhuận của doanh nghiệp bằng cách lầnlượt phân tích từng chính sách và ảnh hưởng của chúng đến doanh thu, chi phí vàlợi nhuận ròng

a) Đánh giá tiêu chuẩn tín dụng

- Doanh số bán của doanh nghiệp có thể bị tác động khi tiêu chuẩn tín dụngthay đổi cụ thể:

+ Khi các tiêu chuẩn tăng lên mức cao hơn thì doanh số bán giảm

+ Ngược lại khi các tiêu chuẩn giảm thì doanh số bán sẽ tăng vì thôngthường nó sẽ thu hút nhiều khách hàng có tiềm lực tài chính yếu hơn

- Ngoài ra, khi kỳ thu tiền bình quân tăng lên thì khả năng gặp những món nợkhó đòi nhiều hơn hay khả năng thua lỗ tăng lên và chi phí thu tiền cũng caohơn

- Hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng thì phát sinh chi phí: chi phí quản lý và thu nợtăng do trả lương nhân viên thu nợ, chi phí văn phòng phẩm (điện thoại, chi phícông tác đòi nợ); chi phí chiết khấu tăng, nợ khó đòi tăng và chi phí cơ hội củavốn tăng

Trang 28

* Do đó về nguyên tắc khi quyết định thay đổi tiêu chuẩn tín dụng phảidựa trên cơ sở phân tích chi phí và lợi nhuận trước và sau khi thay đổi sao chođem lại lợi nhuận cao hơn

b) Phân tích thời hạn bán chịu

- Thời hạn bán chịu là độ dài thời gian từ ngày giao hàng đến ngày nhậnđược tiền bán hàng

- Nhà quản lý có thể tác động đến doanh thu bán hàng bằng cách thayđổi thời hạn tín dụng Nếu tăng thời hạn bán chịu đòi hỏi doanh nghiệpphải đầu tư nhiều hơn vào các khoản phải thu, nợ khó đòi sẽ cao hơn và chi phíthu tiền bán hàng cũng tăng lên Nhưng doanh nghiệp sẽ thu hút thêm đượcnhiều khách hàng mới và doanh thu tiêu thụ sẽ tăng lên

c) Chính sách chiết khấu

- Chiết khấu là sự khấu trừ làm giảm tổng giá trị mệnh giá của hóa đơn bánhàng được áp dụng đối với khách hàng nhằm khuyến khích họ thanh toántiền mua hàng trước thời hạn

- Khi tỉ lệ chiết khấu tăng thì doanh số bán tăng, vốn đầu tư vào khoản phảithu thay đổi và doanh nghiệp nhận được ít hơn trên mỗi đồng doanh số bán Cácchi phí thu tiền và nợ khó đòi giảm khi tỉ lệ chiết khấu mới đưa ra có tác dụngtích cực

d) Chính sách thu tiền

Là những biện pháp áp dụng để thu hồi những khoản nợ mua hàng quá hạnnhư: gửi thư, điện thoại, cử người đến gặp trực tiếp, ủy quyền cho người đạidiện, tiến hành các thủ tục pháp lý…Khi doanh nghiệp cố gắng đòi nợ bằng cách

Trang 29

áp dụng các biện pháp cứng rắn hơn thu hồi nợ càng lớn hơn nhưng chi phí thutiền càng tăng cao Đối với một số khách hàng khó chịu khi bị đòi tiền gắt gao vàcứng rắn làm cho doanh số tương lai có thể bị giảm xuống

+ Theo dõi các khoản phải thu

+Mục đích: Nhà quản trị tài chính theo dõi khoản này nhằm:

- Xác định đúng thực trạng của các khoản phải thu

- Đánh giá tính hữu hiệu của các chính sách thu tiền

+Một số công cụ theo dõi các khoản phải thu

a Kỳ thu tiền bình quân

Là công cụ được dùng để theo dõi các khoản phải thu

Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu

Doanh thu bán chịu bình quân một ngày trong kì

b Vòng quay khoản phải thu

Vòng quay khoản phải

Trang 30

*Khái niệm và phân loại

a) Khái niệm

Hàng tồn kho là những tài sản được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanhbình thường; đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang; nguyênliệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanhhoặc cung cấp dịch vụ

*Quản trị chi phí tồn kho

Để dự trữ hàng tồn kho, doanh nghiệp phải tốn kém chi phí Các chi phí liên quan đến việc dự trữ tồn kho là: Chi phí tồn trữ, chi phí đặt hàng, chi phí cơhội…

a) Chi phí tồn trữ

+ Khái niệm:

Chi phí tồn trữ là những chi phí liên quan đến việc tồn trữ hàng hoá hay những chi phí biến đổi tăng, giảm cùng với hàng tồn kho Tức là những chiphí tăng giảm phụ thuộc vào lượng hàng tồn kho nhiều hay ít

+ Phân loại:

Trang 31

- Chi phí hoạt động bao gồm: chi phí bốc xếp hàng hoá, chi phí bảo hiểmhàng tồn kho, chi phí hao hụt mất mát, mất giá trị do bị hư hỏng và chi phí bảoquản hàng hoá

- Chi phí tài chính bao gồm: chi phí sử dụng vốn, trả lãi vay cho nguồn kinhphí vay mượn để mua hàng dự trữ, chi phí về thuế, khấu hao …

b) Chi phí đặt hàng

Bao gồm chi phí quản lý, giao dịch và vận chuyển hàng như: chi phí giấy tờ,chi phí vận chuyển, chi phí nhận hàng Chi phí này thường ổn định, khối lượnghàng của mỗi lần đặt hàng nhỏ thì số lần đặt hàng tăng nên tổng chi phí đặt hàngcao và ngược lại

*Một số công cụ đánh giá hàng tồn kho.

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động.

*Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Trang 32

L : Số lần luân chuyển VLĐ trong kỳ ( số vòng quay của VLĐ ).

M : Tổng mức luân chuyển của VLĐ ở trong kỳ ( Hiện nay, tổng mức luânchuyển VLĐ được xác định bằng doanh thu thuần bán hàng của DN trong kỳ)

VLĐ : Số VLĐ bình quân sử dụng ở trong kỳ được xác định bằng phươngpháp bình quân số học

Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển VLĐ hay số vòng quay của VLĐthực hiện được trong một thời kỳ nhất định ( thường là một năm) Số vòng quayVLĐ càng lớn thì hiệu quả quản lý và sử dụng VLĐ càng cao, ngược lại nếu sốvòng quay thấp thì chứng tỏ DN đã gặp phải vấn đề khó khăn trong việc quản lý

và quay vòng vốn, khi đó DN cần xem xét lại vấn đề để tìm ra nguyên nhân vàgiải pháp phù hợp

+ Kỳ luân chuyển vốn lưu động:

Công thức tính:

Trang 33

- Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ luân chuyển VLĐ

Trang 34

- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động

*Chỉ tiêu về hệ số hoạt động kinh doanh

- Số vòng quay HTK

Công thức tính:

Số vòng quay hàng tồn kho = Tổng giá vốn hàng bán

Hàng tồn kho bình quânChỉ tiêu này phản ánh tốc độ quay vòng của vốn vật tư, hàng hóa Phải gắnvào đặc điểm kinh tế của ngành kinh doanh để nhận xét tính hợp lý của chỉ tiêu

Hàm lượngvốn lưu động =

Vốn lưu động bình quânDoanh thu thuần

Trang 35

này Thông thường, số vòng quay HTK cao so với các DN trong ngành chỉ rarằng: Việc tổ chức và quản lý dự trữ của DN là tốt, DN có thể rút ngắn được chu

kỳ kinh doanh và giảm được lượng vốn bỏ vào HTK và ngược lại

- Vòng quay các khoản phải thu:

Công thức tính:

Vòng quay các khoản

Doanh thu bán hàng (có thuế)

Số dư bình quân các khoản phải thuChỉ tiêu này phản ánh tốc độ thu hồi vốn trong thanh toán của DN

- Kỳ thu tiền trung bình:

Công thức tính:

Kỳ thu tiền trung bình = Số ngày trong kỳ (360)

Số vòng quay các khoản phải thuChỉ tiêu phản ánh độ dài thời gian thu tiền bán hàng của DN kể từ lúc xuấtgiao hàng cho đến khi thu được tiền bán hàng Chỉ tiêu này phụ thuộc chủ yếuvào chính sách bán chịu và việc tổ chức thanh toán của DN Do vậy, khi xem xét

kỳ thu tiền trung bình cần xem xét trong mối liên hệ với sự tăng trưởng doanhthu của DN Khi kỳ thu tiền trung bình quá dài so với các DN trong ngành thì dễdẫn đến tình trạng nợ khó đòi

Trang 36

*Chỉ tiêu về khả năng thanh toán

- Hệ số khả năng thanh toán hiện thời

Công thức tính:

Hệ số khả năng thanh

toán hiện thời =

Tổng tài sản lưu độngTổng nợ ngắn hạn

Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải cáckhoản nợ ngắn hạn, vì thế, hệ số này cũng thể hiện mức độ đảm bảo thanh toáncác khoản nợ ngắn hạn của DN Để đánh giá hệ số này cần dựa vào hệ số trungbình của các DN, hệ số này ở các ngành nghề kinh doanh khác nhau có sự khácnhau Một căn cứ quan trọng để đánh giá là so sánh với hệ số thanh toán ở cácthời kỳ trước đó của DN

- Hệ số khả năng thanh toán nhanh:

là thước đo về khả năng trả nợ của DN trong thời gian ngắn, không cần chờ thờigian HTK chuyển thành tiền

- Hệ số khả năng thanh toán tức thời :

Trang 37

Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của DN.Trong điều kiện kinh tế thị trường, khi mà sự cạnh tranh giữa các DN ngàycàng gay gắt, thì việc sử dụng VLĐ sao cho có hiệu quả cao nhất là một yêu cầuquan trọng đặt ra đối với các DN Hiệu quả sử dụng VLĐ được thể hiện thôngqua mối quan hệ giữa kết quả thu được so với VLĐ bình quân mà DN đã bỏ ra

để đạt được kết quả đó Việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ có nghĩa là trướchết, với số vốn hiện có, có thể sản xuất một số lượng sản phẩm có chất lượng tốt,giá thành hạ để tăng thêm lợi nhuận cho DN; thứ hai, đầu tư thêm một cách hợp

lý nhằm mở rộng quy mô sản xuất để tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm với yêucầu đảm bảo tốc độ tăng lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng vốn đầu tư

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp.

Quá trình tổ chức, quản lý và sử dụng VLĐ chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố,

ta có thể chia thành 2 nhóm nhân tố chính sau:

1.2.4.1 Nhóm nhân tố khách quan:

+ Rủi ro: Khi tham gia vào quá trình SXKD trong nền kinh tế thị trường, DN

khó có thể tránh khỏi những rủi ro bất thường như: thị trường tiêu thụ hàng hóabiến động, quan hệ bạn hàng không tốt,… Ngoài ra DN còn gặp phải các rủi ro

do thiên tai gây ra như lũ lụt, hỏa hoạn,…

+ Lạm phát: Đây là một rủi ro của thị trường làm giảm sức mua đồng tiền đặc

biệt gây khó khăn cho các DN Lạm phát làm cho giá nguyên vật liệu tăng lêntrong khi DN chưa thể tăng ngay giá bán sản phẩm, làm ảnh hưởng tới hiệu quảhoạt động của DN

+ Cạnh tranh: Sức ép cạnh tranh đòi hỏi DN phải nâng cao hiệu quả quản lý

và sử dụng VLĐ, hạ giá thành sản phẩm làm cơ sở hạ giá bán sản phẩm

Trang 38

+ Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật: Khi khoa học kỹ thuật phát triển sẽ tạo ra

những nguyên vật liệu thay thế nguyên vật liệu tự nhiên khan hiếm hoặc nhữngnguyên liệu cùng tính năng nhưng giá rẻ hơn,…Do đó DN phải nhanh chóng tiếpthu những công nghệ mới, phát huy tối đa hiệu quả của các nguồn lực, tăng lợinhuận và sức cạnh tranh trên thị trường

+ Chính sách, chế độ của Nhà nước: Hiện nay Nhà nước không còn can thiệp

vào hoạt động SXKD của DN, kể cả DN Nhà nước Nhưng những đổi mới trongchính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước và những thay đổi chế độ quản lý tàichính DN vẫn có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới hiệu quả quản lý, sử dụngVLĐ của DN

Ngoài ra còn nhiều nhân tố khác cũng ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả sử dụngVLĐ của DN như lãi suất, khủng hoảng kinh tế, các sự kiện quốc tế…

1.2.4.2 Nhóm nhân tố chủ quan:

+ Việc xác định nhu cầu vốn lưu động của DN: Đây là một yếu tố hết sức

quan trọng vì xác định thừa hay thiếu VLĐ có thể khiến DN lãng phí vốn hoặcrơi vào tình trạng bị động trong hoạt động của mình Đây chính là cơ sở để tìmnguồn trang trải cho nhu cầu VLĐ cần thiết

+ Việc lựa chọn phương án đầu tư: Nếu DN lựa chọn phương án đầu tư mà

sản phẩm sản xuất ra với chi phí thấp, giá thành rẻ, chất lượng tốt, phù hợp nhucầu thị trường thì có thể thúc đẩy việc tiêu thụ, đẩy nhanh việc bán hàng và thuhồi vốn

+ Trình độ quản lý của DN: VLĐ được phân bổ khắp các khâu của quá trình

luân chuyển, nếu quản lý không tốt sẽ dẫn đến việc thất thoát VLĐ Do đó, đòihỏi người quản lý phải có những biện pháp quản lý khoa học, hợp lý đưa lại hiệuquả sử dụng cao

Trang 39

+Cơ sở vật chất, kỹ thuật của DN, trình độ tay nghề của đội ngũ lao động:

cũng là những nhân tố gây ảnh hưởng làm thay đổi tốc độ luân chuyển của VLĐ.Việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng VLĐ có vai tròrất quan trọng Vì thế các DN cần tìm hiểu, đánh giá một cách kỹ lưỡng tác độngcủa từng nhân tố, tìm ra nguyên nhân, để có biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý

và sử dụng vốn trong DN

Trang 40

Chương 2:

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN APATIT VIỆT NAM 2.1 Quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động của Công ty TNHH một thành viên APATIT Việt Nam.

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty

2.1.1.1 Thông tin cơ bản

+ Tên công ty: Công ty TNHH một thành viên APATIT Việt Nam

+ Tên giao dịch đối ngoại: VIETNAM APATITE LIMITED COMPANY

+ Tên viết tắt: VINAAPACO

Ngày đăng: 30/01/2019, 13:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w